Các loại hình văn học Việt Nam

12 1.1K 5
Các loại hình văn học Việt Nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Các loại hình văn học Việt Nam 1- Bát cổ Một thể văn chữ Hán được dùng trong khoa cử. Ở Trung Quốc, văn bát cổ xuất hiện từ thời Minh, thịnh hành dưới triều Thanh. Ở Việt Nam, văn bát cổ được áp dụng vào khoa cử từ năm Bảo Thái thứ 9 (1728) đời Lê Dụ Tông, do sáng kiến của Nguyễn Công Hãng (1680 - 1732). Bát cổ (bát: tám, cổ: vế) tức là một đoạn văn gồm tám vế, không có vần nhưng có đối. Một bài "Kinh nghĩa" viết theo thể bát cổ gồm hai phần lớn: A - Phần đầu là "phát đoan" (mở đầu) gồm ba phần nhỏ: 1. Phá đề: gồm hai câu mở bài, nói về mặt chữ và nghĩa của đề. 2. Thừa đề: nối theo đoạn phá vài ba câu, nêu rõ ý đồ của phá đề. 3. Khởi giảng: nói khai mào đại ý của đề mục. Ở toàn bộ phận phát đoan, về thể văn: không có yêu cầu về vần và đối (tức là văn ở đây không phải là văn biền ngẫu), về ý: các phần phá đề và thừa đề được coi là lời người viết bài nói; các phần từ khởi giảng về sau, người viết phải thay lời người xưa ma nói. B - Phần sau là "nghị luận" gồm 4 phần nhỏ: 4. Khởi cổ (hoặc khai giảng - mở ý đề bài, cuối đoạn này có một câu hoàn đề nhắc lại câu đề bài) 5. Trung cổ (giải thích rõ nghĩa của đề bài) 6. Hậu cổ (bàn rộng về ý của đề bài) 7. Mạt cổ (hoặc kết cổ, kết tị - đóng lại ý của đề bài, cuối đoạn này có một vài câu thắt đầu bài lại, gọi là thúc đề hoặc thúc kết) Mỗi phần nhỏ (4-7) đều gồm hai vế đối nhau; toàn bộ phần nghị luận có 8 vế; bát cổ thực sự chỉ gồm phần nghị luận 8 vế này. Văn bát cổ được dùng trong khoa cử Trung Hoa từ giữa thế kỉ XV và được áp dụng vào khoa cử Việt Nam từ năm Bảo Thái thứ chín (1728) đời Lê Dụ Tông, do sáng kiến của Nguyễn Công Hãng (1680 - 1732) và chấm dứt cùng với việc bãi bỏ khoa cử Hán Nho, kể từ sau khoa thi chữ Hán cuối cùng (1919) dưới triều Nguyễn. 2 - Bia Một loại hình văn bản văn hóa, đồng thời cũng là một thể loại văn học phổ biến ở các nền văn học phương Đông thời cổ. Tập quán dựng bia và làm văn bia có nguồn gốc từ Trung Hoa và được tiếp nhận ở nước ta từ rất sớm. Văn bia dùng để ghi chép công đức, được khắc lên các chất liệu bền vững như đá, đồng với dụng ý rõ dàng là để truyền tụng lâu dài cho đời sau biết, nên thường ngắn gọn. Bia gắn với một con người cụ thể và thường là một phần của lăng mộ; tùy theo vị trí đặt bia mà có các loại: bia đề trên mộ (mộ bi, mộ biểu, .), bia để cạnh hành lang trước mộ (thần đạo bi), bia chôn cùng với quan tài (mộ chí, mộ chí minh, khoáng chí, khoáng minh, .). Về sau bia không chỉ để trên mộ mà còn dựng ở chùa, lầu, gác, thậm chí ở đầu đường. Nhưng dù dựng ở đâu, bia cũng nhằm ghi khắc hoặc ca tụng công đức một hoặc nhiều nhân vật có nghĩa cử tốt đẹp hoặc sự nghiệp liên quan đến địa điểm dựng bia. Văn bia chỉ ghi những nét lớn về phẩm cách, đức hạnh, những thành đạt về học vấn, công danh, không ghi những điều thiện nhỏ hoặc tâm sự sâu kín, càng không bao giờ ghi những nhược điểm, lầm lỗi của người được dựng bia. Bia như một loại văn bản vẫn còn được dùng trong đời sống hàng ngày, chủ yếu là loại bia mộ và một số bia công đức dựng ở các chùa, đền; ngoài ra còn thấy một số loại hình bảng đồng("bảng lưu niệm", gắn ở một số địa danh lịch sử, văn hóa, v.v .). Xét về ý nghĩa văn học, đáng chú ý nhất là những văn bản bia thời Lý - Trần, như "Ngưỡng Sơn Linh Xứng tự bi minh" (bài minh trên bia chùa Linh Xứng, 1126), và "Sùng Nghiêm Diên Thánh tự bi minh" (bài minh trên bia chùa Sùng Nghiêm,1118) do thiền sư Pháp Bảo ( thế kỉ XII) soạn, "Bảo Ninh Sùng Phúc tự bi" (Bia chùa Bảo Ninh Sùng Phúc, thế kỉ XII) do Lý Thừa Ân (thế kỉ XII) soạn, "Sùng Thiện Diên Linh tháp bi" (bia tháp Sùng Thiện Diên Linh,1121) do Nguyễn Công Bật (thế kỉ XII) soạn, "Lam Sơn Vĩnh Lăng thần đạo bi" (Bia Vĩnh Lăng Lam Sơn) do Nguyễn Trãi soạn, v.v . 3 - Biển ngẫu (Biển:hai con ngựa chạy sóng đôi, ngẫu: có hai nghĩa: tình cờ, hoặc từng cặp) Dạng thức câu văn( chữ Hán hoặc chữ Nôm) được tổ chức theo một số quy tắc tương đối chặt chẽ về số lượng từ (chữ), về nhịp, về tính cân đối trong ngữ nghĩa. "Biển văn", trong văn học chữ Hán ở Trung Hoa có từ thời Lục Triều với lối cổ thể, theo đó, chỉ cần những cặp câu đối nhau, không cần có sự hiệp vần, cũng không hạn chế số lượng từ (chữ) và cách đặt câu. Ví dụ: Hịch tướng sĩ văn (chữ Hán) của trần Quốc Tuấn (Việt Nam) là được viết theo lối này. Biền vănvăn học chữ Hán đến thời nhà Đường (Trung Quốc) đi dần đến ổn định thành từng cặp câu 10 từ, mỗi câu ngắt làm hai nhịp 4/6 gọi là lối cận thể (thời Đường gọi là cận thể để phân biệt với lối cổ thể nói trên), lại cũng gọi thể biền lệ (biền:nghĩa như trên, lệ: từng đôi một). Thể biền lệ đời Đường chưa bắt buộc phải có niêm, đến đời Tống mới đặt thêm yêu cầu niêm và đưa vào trường ốc, gọi là thể tứ lục. Ví dụ: "Bình Ngô đại cáo" do Nguyễn Trãi soạn, là được viết theo thể tứ lục này: "Thừa thắng trường khu, Tây kinh kí vi ngã hữu - Tuyển phong tiến thủ, Đông đô tận phục cựu phong" (nghĩa: thừa thắng ruổi dài, Tây kinh quân ta chiếm lại - Tuyển binh tiến đánh, Đông đo đất cũ thu về). Văn biền ngẫu được tiếp nhận ở văn học Việt Nam, cả trong những sáng tác viết bằng chữ Hán lẫn những sáng tác bằng chữ Nôm. Ngay ở câu văn xuôi hiện đại Việt Nam cũng còn những dấu vết của lối tổ chức câu văn theo kiểu biền ngẫu. 4 - Biểu Một lại văn bản hành chính dưới chế độ quân chủ. Biểu là bài viết của thần dân hoặc quan lại dâng lên vua để bày tỏ một việc gì (trần tình biểu), hoặc tạ ơn (tạ biểu), hoặc chúc mừng (hạ biểu). Biểu cũng được đưa vào chương trình khoa cử theo học chế Hán Nho như một môn thi cho thí sinh. Được dùng để viết biểu thường là văn biền ngẫu chữ Hán. 5 - Ca dao Một thể loại sáng tác thơ dân gian tiếng Việt. Ca dao còn được gọi là phong dao, cả hai đều không phải là cách gọi thể loại của chính dân gian. Đây là những thuật ngữ Hán - Việt, ít nhiều phỏng theo học thuật Trung Hoa (giới trí thức Hán học ở Trung Quốc đã từng dùng thuật ngữ "ca dao" từ nhiều thế kỉ trước), được các nhà nho người Việt dùng để gọi phần lời thơ trong vốn ca hát và lời nói ví truyền miệng trong dân gian mà họ đã chú ý và ghi chép, sớm nhất là từ cuối thế kỉ XVIII. Ca dao không có ranh giới rõ rệt với dân ca. Nó là phần lời thơ của các bài dân ca. Thêm nữa, do xu hướng của những người sưu tập thời xưa là chỉ ghi chép những câu, những bài hay nhất, giàu ý nghĩa nhất (về phong tục, đạo đức, triết lí, v.v .), cho nên khái niệm ca dao còn hẹp hơn nữa: nó không phải toàn bộ mà chỉ là một phần quan trọng của thơ ca dân gian, chủ yếu thuộc thể trữ tình và mang một phong cách riêng. Phong cách này phân biệt nó với một số thể loại khác của thơ ca dân gian ( như thơ sử thi, vè,v.v .) và với thơ ca của văn học thành văn. Ca dao ra đời, tồn tại và được diễn xướng dưới hình thức những lời hát trong các sinh hoạt dân ca mà đối đáp là sinh hoạt trọng yếu và phổ biến nhất; mặt khac ca dao cũng phần nào được hình thành từ xu hướng cấu tạo những lời nói có vần, có nhịp trong sinh hoạt dân gian, do đó vẫn thường được dùng trong lời nói hàng ngày. Như vậy cả trong hai lĩnh vực ca hát và lời nói hàng ngày, ca dao đều có xu hướng được dùng như một loại ngôn ngữ trao đổi trực tiếp. Đặc điểm về chức năng trên đây của ca dao cổ truyền sẽ chi phối nhiều đặc điểm khác về cấu tứ và cấu trúc hình thức câu thơ của ca dao. Ca dao cổ truyền Việt Nam dùng các thể thơ tiếng Việt như lục bát và song thất lục bát. Đơn vị tác phẩm thường có hai loại: loại những câu ca dao( là những sáng tác chỉ gồm một khổ lục bát hoặc song thất lục bát), và loại những bài ca dao (là những sáng tác có số khổ thơ nhiều hơn). Trong ca dao có thể tìm thấy những kí ức dân gian về một số sự kiện và nhân vật lịch sử, những bằng chứng về tập quán làm ăn sinh sống, tập tục gia đình và xã hội, tâm lí và thị hiếu của các tầng lớp cư dân thời xưa. Ở ca dao được tích lũy những kinh nghiệm lao động, những tâm trạng, tư tưởng, tình cảm của con người đối với cuộc mưu sinh. Ca dao thường hướng về một hình mẫu gia đình gia trưởng điền viên lí tưởng, ca ngợi những biểu hiện tốt đẹp, phê phán các biểu hiện xấu; xấu tức là đi chệch khỏi hình mẫu lí tưởng ấy. Nhân vật người phụ nữ như là loại người chịu nhiều nỗi khổ do địa vị thấp kém và bị phụ thuộc trong gia đình phụ quyền là nhân vật trữ tình chính của những bài ca dao lấy để tài ở các quan hệ gia đình. Trong đề tài xã hội, ca dao nêu lên những nỗi bất công do những khác biệt về giai cấp, thông cảm với những đau khổ của lớp người ở tầng lớp dưới, đồng tình với tâm trạng phản kháng của họ đối với các tầng lớp trên, đối với các đại diện được xem là xấu và ác của chính quyền làng xã. Loại ca dao trào phúng, ngoài việc đả kích đám cường hào, còn đả kích những kẻ bị xem là lừa bịp, đồi trụy trong lớp người thực hành các lễ thức tín ngưỡng, tôn giáo. Lĩnh vực sáng tác phong phú nhất của ca dao cổ truyền là đề tài tình yêu nam nữ. Sự phát triển của loại ca dao thuộc đề tài này phản ánh nhu cầu bộc lộ và thực hiện một loại sinh hoạt tình cảm cơ bản nhất của con người.Sinh hoạt hát đối nam nữ, còn gọi là hát giao duyên, vốn là một trong những sinh hoạt ca hát dân gian lâu đời và phổ biến nhất. Ca dao tình yêu,vì vậy, là bộ phận mang tính trữ tình sâu đậm nhất của sáng tac dân gian, ghi lại được nhiều nhất những sắc thái tâm trạng, tình cảm của con người trong đau khổ và hạnh phúc. Ở ca dao về tình yêu còn đồng thời bộc lộ các quan điểm về hôn nhân, về mẫu người yêu lí tưởng, phản ánh các quan niệm thẩm mĩ vốn mang nhiều mâu thuẫn của các cư dân sống trong cộn đồng làng xã. Ở ca dao còn có một bộ phận sáng tác thể hiện những tư tưởng triết lí, những kinh nghiệm lịch sử - xã hội, được diễn đạt như những nhận thức và phương châm xử thế phổ biến. Trong vốn ca dao cổ truyền đã hình thành những môtíp thơ ca đặc trưng trên cơ sở những kinh nghiệm sống, quan niệm sống đặc trưng của dân tộc (ví dụ các môtíp "con thuyền", "dòng sông", "trầu cau", "chiếc áo rách vai", phẩm vật địa phương, v.v .) Vốn ca dao cổ truyền, với phong cách đặc trưng của nó, trở thành cơ sở cho sự phát triển của các loại ca dao mới, được sáng tác trong các thời kì về sau. Trong cư dân làng xã vẫn thấy có những người thạo ca dao, những người giàu năng khiếu ứng tác bằng ca dao. Đồng thời nhiều nhà thơ của văn học thành văn cũng vận dụng ca dao, hoặc có những sáng tác theo phong cách ca dao. 6 - Cáo Một thể loại văn bản hành chính của nhà nước quân chủ, thường được dùng cho vua chúa hoặc thủ lĩnh, nhằm tổng kết một công việc, trình bày một chủ trương xã hội chính trị cho dân chúng biết. Cáo đã có ở Trung Quốc từ đời Tam Đại. Cáo có thể được viết bằng văn xuôi, nhưng thường là được viết bằng biền văn. Được biết đến nhiều nhất trong thể loại này của văn học chữ Hán của Việt Nam là "Bình Ngô đại cáo" (1428) do Nguyễn Trãi soạn, nhân danh vua Lê Thái Tổ tuyên cáo với thiên hạ về thắng lợi của cuộc kháng chiến chống quân Minh, được viết theo thể văn tứ lục. 7 - Câu đối (Từ chữ Hán: doanh thiếp hoặc doanh liên, trong đó doanh: cột; thiếp: mảnh giấy có viết chữ; liên: đối nhau). Những câu văn đi đôi với nhau theo phép đối sao cho ý, chữ và luật bằng trắc cân xứng nhau. Người ta chia ra các thể: câu tiểu đối, câu đối thơ, câu đối phú. Câu tiểu đối (hoặc câu đối vặt): là những câu đối nhỏ, từ 4 chữ trở lại; hay nhất là theo được đúng luật đối bằng với trắc (và ngược lại), ví dụ: Tôi tôi vôi // bác bác trứng; nếu không thì chữ cuối vế trên phải trái luật bằng trắc với chữ cuối vế dưới, ví dụ: Ô, quạ tha gà // Xà, rắn bắt ngóe. Câu đối thơ là những câu làm theo thể ngũ ngôn hoặc thất ngôn, trên thực tế là hai câu thực và hai câu luận trong thơ Đường luật. Ví dụ: "Vạn kim bảo kiếm tàng thu thủy // Nhất phiến băng tâm tại ngọc hồ "(Khuyết danh - Đề hồ Hoàn Kiếm, chữ Hán, nghĩa: Gươm quý ngàn vàng, nước xanh lưu giữ. Tấm lòng trong trắng, ngọc hồ in); "Thiên hạ xác rồi còn đốt pháo // Nhân tình bạc thế lại bôi vôi" (Tế Xương - Thơ Tết). Câu đối phú là những câu làm theo lối đặt câu ở thể phú, mỗi vế có thể dải từ 8,9 đến 50,60 từ; mỗi vế gồm một đến ba đoạn hoặc nhiều hơn. nếu mỗi vế có hai đoạn, một đoạn ngắn, một đoạn dài, gọi là cách cú (cách: ngăn, cú: câu). Ví dụ: "Ngói đỏ lợp nghè, lớp trên đè lớp dưới // Đá xanh xây cống, hòn dưới nống hòn trên" (khuyết danh). Nếu mỗi vế có từ ba đoạn trở lên thì gọi là "hạc tất" hay "gối hạc" (do chỗ thường có một đoạn ngắn xen giữa hai đoạn dài hơn, nên được hình dung như khớp gối ở chân con hạc). Ví dụ: " Quan chẳng quan thì dân, chiếu trung đình ngất ngưởng ngồi trên, nào lềnh, nào trưởng, nào bàn ba, tiền làm sao, đóng góp làm sao, một năm mười hai tháng thảnh thơi, cái thủ lợn nhìn thầy đà nhẵn mặt // Già chẳng già thì trẻ, đàn tiểu tử lau nhau đứng trước, này thơ, này phú, này đoạn một, bằng là thế, trắc là thế khuyên điểm là thế, ba vạn sáu ngàn ngày thấm thoắt, con mắt gà đeo kính đã mòn tai" (Nguyễn Khuyến). Về luật bằng trắc, ở câu đối phú chỉ xét đến chữ cuối vế và chữ cuối đoạn, gọi chung là "chữ đặt câu": các chữ này ở hai vế phải đối nhau, bằng đối với trắc và ngược lại. Tuy không được dùng làm môn thi trong khoa cử, nhưng câu đối lại hay được dùng trong các giao tiếp trong giới Nho học (để thử tài học, khiếu thông minh, để bày tỏ chí hướng, hoặc để mừng nhau, phúng điếu nhau, đề ở các bia đình chùa, miếu mạ, phong cảnh, trang trí trong tư gia, v.v .) nên nảy sinh các loại câu đối tức cảnh (về cảnh vật), câu đối sách (lấy chữ hoặc nghĩa sách vở mà đối), câu đối chơi chữ (các loại câu đối dùng tiếng lóng, câu đối chiết tự, lấy ý nghĩa trong hình tượng chữ Hán mà đối). Nói chung văn trong câu đối đòi hỏi cô đọng. Câu đôi và hoành phi là những thể tài tác phẩm cỡ nhỏ nhất nhưng xung quanh chúng thường hình thành hàng loạt giai thoại. Chiếu Một thể loại văn bản hành chính của nhà nước quân chủ, được dùng cho vua để ban bố các mệnh lệnh. Chiếu cũng được dùng trong khoa cử theo học chế Hán Nho như một môn thi. Cũng như chế và biểu, chiếu được viết bằng văn xuôi chữ Hán, gọi là cổ thể (thể xưa), từ đời Đường (Trung Hoa) mới theo lối tứ lục gọi là cận thể (thể gần đây). Trong những bài chiếu còn lại có những bài đặc sắc về ý nghĩa lịch sử và văn hóa như "Thiên đô chiếu" ( chiếu rời đô,1009) của Lý Công Uẩn, "Lâm chung di chiếu" (chiếu để lại lúc lâm chung, 1128) của Lý Càn Đức, "Thiên vị chiếu" (chiếu nhường ngôi,1225) do một tác giả khuyết danh soạn cho Lý Chiêu Hoàng. Cổ phong Một thể thơ tiếng Việt mô phỏng theo thể thức Trung Hoa, cổ phong hoặc cổ thể ở trung Quốc là thể thơ có từ trước đời Đường, tức là thế kỉ thứ VI. Thể thơ này chỉ hạn định số âm tiết (tiếng, chữ) trong mỗi câu thơ (thường là ngũ ngôn - câu thơ 5 âm tiết, hoặc thất ngôn - câu thơ 7 âm tiết, đôi khi cả lục ngôn - câu thơ 6 âm tiết) và có yêu cầu về gieo vần (cước vận - vần chân, gieo ở âm tiết cuối câu thơ, có thể vần bằng hoặc vần trắc, với các dạng độc vận - toàn bài dùng nguyên một vần, hoặc liên vận - một bài thơ dùng nhều vần), ngoài ra không có những yêu cầu chặt chẽ gì khác ( nghĩa là không có niêm, luật, đối như thơ Đường). Bài thơ cổ phong cũng không hạn định số câu, thường cứ từ 4 câu trở lên và dài đến bao nhiêu cũng được. Các thi gia thường làm bài gồm 4 câu (ở Trung Quốc gọi là tuyệt cú, ở Việt Nam gọi là Tứ tuyệt) hoặc 8 câu, cũng có bài 6 câu hoặc 12 câu. Những bài thất ngôn dài quá 8 câu và ngũ ngôn dài quá 16 câu gọi là trường thiên (thể hành). Ví dụ bài "Đêm mùa hè" sau đây của Nguyễn Khuyến là bài cổ phong ngũ ngôn bát cú, một vần trắc: Tháng tư đầu mùa hạ Tiết trời thực oi ả Tiếng dế kêu thiết tha Đàn muỗi bay tơi tả Nỗi ấy ngỏ cùng ai Cảnh này buồn cả dạ Biếng nhắp năm canh chày Gà đà sớm giục giã. Thể thơ cổ phong được sử dụng ở văn học Việt Nam có phần ít phổ biến hơn so với thể thơ Đường luật. Trong phong trào thơ mới (1932 - 1942), một số tác gia có lưu ý dùng thể thơ này (ví dụ: Thế Lữ, Bích Khê làm những câu thơ 7 chữ dùng toàn thanh bằng hoặc toàn thanh trắc; Thâm Tâm làm các bài hành ngũ ngôn hoặc thất ngôn .), nhưng cách sử dụng của họ linh hoạt, gần như không nhằm khôi phục thể thơ này mà chỉ vận dụng nó ít nhiều như những yếu tố tạo nên những phong cách thơ trong nền thơ tiếng Việt hiện đại. Điển cố Thuật ngữ của giới nghiên cứu nhằm mô tả một trong những đặc điểm nổi bật của văn học trung đại Việt Nam, vốn chịu ảnh hưởng văn học cổ và trung đại Trung Hoa. Do những nguyên nhân khác nhau, đã hình thành một tâm thế, một phong cách của những người làm văn: trong hành văn thường hay nhắc đến một sự tích xưa hoặc một vài câu thơ, câu văn cổ để diễn tả ý mình, nhưng đây không phải là lối trích dẫn nguyên văn, mà là lối dùng lại vài chữ cốt gợi nhớ được đến tích cũ ấy, câu văn cổ ấy. Lối này được gọi chung là dùng điển cố, bao gồm phép dùng điển và phép lấy chữ. "Dùng điển" (chữ Hán: dụng điển - dụng: vận dụng; điển: việc cũ; hoặc sử sự - khiến việc) ý nói "sai khiến" các tích cũ chuyện xưa cho thích dụng vào văn mạch của mình. Các "điển" gồm các tình tiết đã được chép trong sử sách, kinh truyện, kể cả các tình tiết hoang đường, hư cấu đã được viết ra trong những tác phẩm nổi tiếng thời trước. Ví dụ ở hai câu " Truyện Kiều": " Nghìn vàng gọi chút lễ thường - Mà lòng Xiếu Mẫu mấy vàng cho cân", các từ "nghìn vàng" và "Xiếu Mẫu" là nhắc đến một sự việc đã chép trong "sử kí"(của sử gia Trung Quốc Tư Mã Thiên: 145 - 86 trước Công nguyên): Hàn Tín thuở hàn vi có lần được bà Xiêu Mẫu cho bát cơm, sau Tín trở nên phú quý trả ơn bà một nghìn lạng vàng. Hoặc những câu "Truyện Kiều": "Dù khi lá thắm chỉ hồng", "Nàng rằng hồng điệp xích thằng" là nhắc đến một điển trong "Tình sử" (một pho sách chép các truyện tình duyên) hàm ý nói việc hôn nhân. "Lấy chữ" là mượn dùng lại một vài chữ trong các áng văn thơ cổ vào câu văn của mình, gợi cho người đọc phải nhớ đến câu thơ, câu văn ở tác phẩm của người xưa. Ví dụ ở "Khóa hư lục" (chữ Hán) có câu : " Nữ tử sính khuynh thành chi diễm" (gái thích khoe sắc đẹp khuynh thành); ở "Cung oán ngâm khúc"(chữ Nôm) có câu "Khóe thu ba gợn sóng khuynh thành"; ở "Truyện Kiều" có câu "Một hai nghiêng nước nghiêng thành"; các trường hợp này đều lấy hai chữ "khuynh thành" ở thơ Lý Diên Niên (nhà thơ Trung Quốc, thời Hán) tả sắc đẹp thiếu nữ "Nhất tố khuynh thành, tái cố khuynh nhân quốc" (ngoảnh lại một lần làm nghiêng thành, ngoảnh lại lần nữa làm nghiêng nước). Lối dùng điển cố tạo cho câu văn, câu thơ cô đúc, hàm súc, gây thú vị cho người đọc vốn sành văn thơ cổ, lai cũng tránh nói thẳng các điều thô tục, sỗ sàng, khiến cho văn chương giữ được vẻ trang nhã (ví dụ trong "Truyện Kiều", những cách nói "trên bộc trong dâu", "nguyệt nọ hoa kia"," mây mưa", v.v .đều dùng điển cố để ám chỉ các truyện trai gái, dâm bôn); lối dùng điển cố có khi tựa như dẫn chứng tích cũ lời xưa, tạo thêm lí lẽ trong văn mạch. Dùng điển cố là một tâm thế sáng tác phổ biến, một thứ "mốt" kéo dài suốt thời cổ và trung đại của các nền văn học chịu ảnh hưởng của trung tâm văn hóa Trung Hoa; do vậy hàng loạt những sự tích trong sử sách, kinh truyện, hàng loạt ý tứ và câu chữ trong văn thơ cổ điển Trung Quốc được các văn nhân, thi sĩ sử dụng như những môtip hoặc câu chữ tách rời nguyên bản, trở thành "những lời có cánh", trở thành một kho thi liệu và văn liệu dùng chung. Lối dùng điển cố, do vậy, là một lối vay mượn mang tính từ chương thuần túy. Nó là cách làm đẹp, làm sang cho văn chương, tạo cho văn chương những nét quý phái, uyên bác. Tuy nhiên, do xu hướng tùy chương thuần túy, lối dùng điển cố cũng tạo cho các thế hệ hậu sinh thói quen dẫm theo đường mòn, nhất là ở thời kì cuối của văn học thuộc phạm trù trung đại, khi cái kho thi liệu, văn liệu này trở nên những khuôn khổ sáo mòn. Do cơ sở bề sâu là quan niệm noi theo cổ nhân, "thuật nhi bất tác", lối dùng điển cố đã bị từ bỏ (hoặc bị sử dụng lai theo lối nhại) trong các sáng tác văn học thuộc phạm trù hiện đại (mà cơ sở là quan niệm về tính "bản quyền", tính độc đáo nguyên bản của tác giả như một chủ thể duy nhất của những tác phẩm do mình sáng tác, in dấu cá tính sáng tạo của riêng mình). Tuy vậy, dấu vết của lối dùng điển cố vẫn còn thấy rõ trong các phong trào văn học ở thời hiện đại và đương đại, khi các tìm tòi sáng tạo mới ( về đề tài, bút pháp, câu tứ, v.v .) của những người mở đầu phong trào trở thành những khuôn hình có sẵn để những cây bút ở cuối phong trào ấy lặp lại. Đường luật Một thể thơ tiếng Việt mà cách luật mô phỏng thi luật Trung Hoa. Luật thơ này áp dụng cho các thể ngũ ngôn và thất ngôn (câu thơ 5 âm tiết, câu thơ 7 âm tiết), được đặt ra từ đời Đường (618 - 907) nên gọi là thơ Đường luật (ở Trung Hoa khi đặt ra thể này, người ta gọi nó là cận thể - thể gần đây - để phân biệt với cổ thể - thể xưa, tức là thể cổ phong vốn có từ trước thời Đường). Cách luật của thể thơ này rất chặt chẽ, gồm các yêu cầu về: 1.Vần 2.Đối 3.Luật 4.Niêm 5.Cách bố cục Về vần (chữ Hán: vận, trỏ những âm tiết có chung phần vần hoặc phần vần tương đối gần nhau), thơ Đường luật thường dùng vần bằng, ít dùng vần trắc; mỗi loại thơ chỉ dùng một vần (độc vận); một bài thơ Đường luật bát cú (ngũ ngôn hoặc thất ngôn) có cả thảy 5 chỗ hiệp vần, giao ở cuối câu đầu và cuối câu chẵn; như vậy ở đây chỉ dùng vần chân (cước vận). trường hợp gieo vần sai lạc (lạc vận) hoặc gượng ép (cưỡng áp) đều là sai phạm. Về đối (đối: dặt sóng đôi sao cho ý và chữ đối xứng nhau) gồm: đối ý - hai ý tưởng cân xứng với nhau, và đối chữ - những chữ đêm đối phải đối nhau về thanh (bằng đối với trắc và ngược lại) và tương xứng về từ loại (phải cùng một từ loại, tức cùng là danh từ hoặc cùng là động từ, v.v .); một bài thơ Đường luật bát cú (thất ngôn, ngũ ngôn)phải có đối ở 4 câu giữa bài: câu 3 đối với câu 4, câu 5 đối với câu 6. Về luật, đây chủ yếu nói về luật bằng trắc, tức là sự quy định về cách phân bố các âm tiết mang thanh bằng và các âm tiết mang thanh trắc. nếu âm tiết (chữ, tiếng) thứ 2 của câu thơ thứ nhất là vần bằng thì bài thơ thuộc luật bằng, nếu vần trắc thì bài thơ thuộc luật trắc. Sự sắp xếp theo luật này tạo cho ở mỗi câu, các cặp bằng trắc lần lượt thay nhau; ở mỗi cặp câu (còn gọi là "liên"), các âm tiết tương ứng ở các câu số lẻ và số chẵn phải mang thanh điệu ngược nhau (trừ các âm tiết thứ 5 và thứ 7 ở liên đầu) . Việc theo đúng luật bằng trắc như quy định là việc rất khó nên cũng có lệ "bất luận" (không kể) tức là có một số vị trí không cần giữ đúng luật; lệ này là "nhất tam bất luận" (các âm tiết thứ nhất và thứ 3) cho thể ngũ ngôn, và "nhất tam ngũ bất luận" (các âm tiết thứ nhất, thứ 3 và thứ 5)cho thể thất ngôn; các vị trí này có thể là bằng hay trắc đều được. Tuy vậy nếu theo lệ bất luận này mà chỗ đáng trắc lại đổi ra bằng hoặc ngược lại, thì sẽ khiến câu thơ thành ra khổ độc (khó đọc), đó là các trường hợp: ở thể ngũ ngôn, âm tiết thứ nhất các câu chẵm và âm tiết thứ 3 của tất cả các câu đáng bằng lai đổi ra trắc; ở thể thất ngốn, âm tiết thứ 3 của câu chẵn và âm tiết thứ 5 các câu lẻ đáng bằng lại đổi ra trắc; các trường hợp " khổ độc" đều là sai phạm. Mọi trường hợp đáng bằng mà lại đổi ra trắc hoặc ngược lại đều gọi là "thất luật" (sai luật), không được phạm. Về niêm (niêm: nghĩa đenlà dính) tức là sự gắn bó về âm luật giữa 2 câu thơ: chúng là niêm với nhau khi âm tiết thứ 2 của chúng theo cùng một luật (bằng cùng bằng, trắc cùng trắc). ở một bài Đường luật bát cú, những câu phải niêm với nhau là : 1 và 8; 2 với 3; 4 với 5 ; 6 với 7; 8 với 1. khi bị đặt sai, không niêm với nhau theo lệ trên, thì gọi là thất niêm (mất sự dính liền), coi như một sai phạm không được mắc. Về bố cục, một bài bát cú (ngũ ngôn, thất ngôn) có 4 phần: đề, thực, luận, kết: 1. Đề gồm phá đề (câu 1) là mở bài và thừa đề (câu 2) là nói với câu phá mà vào bài. 2. Thực (hoặc trạng) (hai câu 3 và 4) là giải thích rõ ý của đầu bài. 3. Luận (hai câu 5 và 6) là bàn rộng về nghĩa của đầu bài. 4. Kết (hai câu 7 và 8) là tóm tắt ý nghĩa toàn bài mà thắt lại. Về nhịp, câu thơ Đường luật ngắt theo nhịp 4/3 (thất ngôn) hoặc 2/3 (ngũ ngôn); nói chung các thể thơ mô phỏng thi luật trung Hoa đều ngắt nhịp "chẵn trước lẻ sau", khác với các thể thơ tiếng Việt thuần túy vốn ngắt nhịp "lẻ trước chẵn sau". Đường luật là thể chặt chẽ nên dễ thành gò bó, vì vậy ngoài biệt lệ về "bất luận" người ta còn thêm biệt lệ về "chiết vận" tức là bớt vần (bài 8 câu đáng 5 chỉ còn 4 vần, bài 4 câu dáng 3 chỉ còn 2 vần, bài 16 câu chỉ còn 8 vần nhưng 2 câu trốn vần đó phải đối nhau, gọi là song phong). Người ta cũng đặt tên cho những "bệnh" thường hay mắc trong thể này như "khổ độc", "phong yêu" (từ thứ tư hiệp vần với từ thứ bảy), "hạc tất" (một câu thơ bị cắt là ba nhịp). Trong khi đó, các thi gia thành thạo lại có lối chơi cố ý đặt sai một số vần, tạo ra các dạng gọi là "cô nhạn xuất quần" (nhạn lẻ ra bầy), "cô nhạn nhập quần" (nhạn lẻ vào bầy), v.v . Thơ Đường luật được biết đến và sử dụng vào sáng tác văn họcViệt Nam từ khá sớm. Cùng với việc làm thơ phú bằng chữ Hán, từ thời Trần, với Hàn Thuyên, Chu An, Nguyễn Sĩ Cố, v.v . luật thơ Đường bắt đầu được áp dụng vào sáng tác bằng tiếng Việt (ghi bằng chữ Nôm). Ở cả sáng tác bằng chữ Hán và chữ Nôm theo Đường luật, các thi gia Việt Nam từ thế kỉ XIII đến thế kỉ XIX đã đạt tới những mẫu mực ở đỉnh cao, với nhiều sáng tác độc đáo của những tài năng lớn như Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Hồ Xuân Hương, Bà Huyện Thanh Quan, Cao Bá Quát, Nguyễn Khuyến, Tú Xương, Tản Đà, v.v . Ngoài những thể tài học theo Trung Hoa như bát cú, tứ tuyệt, thủ vĩ ngâm, liên hoàn, thuật nghiạch độc, yết hậu, lục ngôn thể, hoa vận, liên ngâm, v.v .các thi gia Việt Nam còn tạo ra các lối vĩ tam thanh, song điệp, tiết hạ (triệt hạ), hoặc dùng các thể bát cú, tứ tuyệt theo lối liên hoàn dể viết các truyện thơ như "Tô Công phụng sứ", "Vương Tường", "Lâm tuyền kì ngộ" . Thơ đường luật dựa vào thi cử theo học chế Hán Nho nên nó cũng trở thành một loại văn cử nghiệp, rất phổ biến trong giới nho sĩ, từ các nho sinh đến hàng quan lại, vua chúa, dù tài thơ cao thấp khác nhau xa. Đến đầu thế kỉ XX, loại thơ này bộc lộ những sự bất cập và bất lực trong khả năng thể hiện những xúc cảm mới của con người ở thời buổi mới, và đã trở thành một trong những đối tượng công kích và từ bỏ của Phong trào thơ mới. Tuy vậy thể thơ này vẫn còn được dùng, nhất là trong những người từng tiếp xúc với văn hóa Hán Nho; dấu vết của câu thơ Đường luật vẫn còn thấy rõ ngay trong sáng tác của nhiều nhà thơ đương đại. Giai thoại Một thể loại truyện kể truyền miệng, lưu hành chủ yếu trong giới nhà văn và lớp công chúng yêu thích thơ văn, nhất là những người có hiểu biết Hán họcvăn chương chữ Hán. Thuật ngữ "giai thoại" được mượn từ Trung Hoa (thoại: truyện kể; giai: hay, đẹp, thú vị). Mỗi giai thoại là một truyện kể ngắn gọn, lí thú, xoay quanh những nhân vật có thực, thường là những danh nhân. "Giai thoại văn học" là giai thoại nói riêng về các nhà văn, nhà thơ, các nhà khoa bảng, về những người sáng tác thơ văn và thưởng thức thơ văn. Giai thoại văn học Việt Nam xuất hiện khá sớm, ít nhất là từ khi chữ Hán được thông dụng trong việc học hành, thi cử, trong việc sáng tác và trước thuật. Các giai thoại sớm nhất hay còn được biết đến là giai thoại về các danh nhân thời Lý; tức là chúng được sáng tác muộn hơn một ít như là một loại tiểu dẫn độc đấo về xuật xứ một số sáng tác và hoạt động văn học của các nhân vật ấy. Giai thoại văn học phát triển mạnh mẽ từ giữa thế kỉ XV ( thời vua Lê Thánh Tông) đến nửa đầu thế kỉ XIX, gắn với các giai thoại thịnh vượng của văn học chữ Hán và văn học chữ Nôm. Các giai thoại ở giới văn nhân nho sĩ Việt Nam - Giống như ở Trung Hoa - phần lớn đều nhằm đề cao tài năng của các danh nhân theo những chuẩn mực của nho học ( thông tỏ và vận dụng giòi chữ nghĩa thánh hiền, tài đối đáp bằng câu đối, thơ, phú, tài chơi chữ, dùng chữ, v.v .), ngoài ra, cũng chú ý phác họa cốt cách tài tử, đa tình của họ. Những giai thoại xuất hiện ở thời kì cuối chú ý nhiều hơn đến bản lĩnh, tính cách của danh nhân, đến quan hệ của danh nhân với giai nhân (tài tử - giai nhân), thái độ chính trị của các danh nhân, v.v . Trong những ghi chép sớm nhất, giai thoại văn học thường không phân giới rõ rệt với truyền thuyết, truyền kì, có những mảng giai thoại xuất hiện thời kì sau lại gần với tiếu lâm. Tuy vậy giai thoại vẫn mang tính độc lấp như một thể lại độc đáo: nó thuộc về văn chương bác học, gắn với sinh hoạt văn học thành văn, nhưng lại tồn tại dưới dạng truyền miệng, tức là dạng thức tồn tại của các truyện kể dân gian. Hịch Một thể loại văn bản, thường dùng cho tướng lĩnh, vua chúa, thủ lĩnh, nhằm kêu gọi, cổ động, thuyết phục dân chúng hưởng ứng một phong trào xã hội chính trị nào đó ở một thời điểm hệ trọng có liên quan đến đời sống của dân tộc, đất nước. Hịch có nguồn gốc từ Trung Quốc từ đời Chiến quốc. Ở Việt Nam, thể loại này được dùng khá sớm, tiêu biểu là "Hịch tướng sĩ" (khoảng trước năm 1258) của Trần Quốc Tuấn. Hịch trong chữ Hán có nghĩa là bài văn công khai (minh bạch chi văn) khắc vào gỗ để tuyên bố cùng mọi người, do vậy có tên là "lộ bố"(nói công khai). Hịch có thể được viết bằng văn xuôi, văn vần, văn biền ngẫu. Nhiều bài hịch ở Việt nam thế kỉ XVIII - XIX được viết bằng chữ Nôm, như các bài hịch của vua Quang Trung (1753 - 1792), các bài hịch chống Pháp ("Hịch đánh Tây" của Lãnh Cồ, "Hịch đánh chuột" của Nguyễn Đình Chiểu, "Hịch cần vương" ,v.v .) Kệ Một trong những tên gọi thể loại của văn học Phật giáo. Kệ thường là bài thơ tóm tắt đại ý một bài thuyết pháp, một bài kinh, dùng cho vị tăng ni răn bảo đệ tử. Những bài kệ cổ nhất hiện còn được biết đến là của các thiền sư thời Lý như Ngô Chân Lưu, Vạn Hạnh, Đàm Cứu Chỉ, v.v . Trong "Khóa hư lục" của Trần Cảnh có nhiều bài kệ đặc sắc. Khan Loại hình sử thi dân gian của các dân tộc Tây Nguyên và vùng ven biển Nam Trung Bộ. Tạm gọi ước lệ chung là "khan". Thật ra người Êđê gọilà khan (có nới gọi là knăk, chnăk); người Giarai gọi là akhan hay hri; người Chăm và Raglai ở Bình Thuận gọi là akhan; người Bana gọi là h'mon; người Kazong gọi là h'mon hay amon, v.v . Khan vốn được kể trong các dịp cầu cúng, lễ hội, dần dần trở thành một hình thức kể chuyện, một sinh hoạt văn nghệ bỉnh thường của cư dân buôn làng. người kể khan là những nghệ nhân thông thuộc. Lời khan là những bài kể chuyện dài, có những đoạn có vần, có những đoạn là "văn xuôi"; có đoạn là lời kể, có đoạn là các đối đáp. Giọng kể khan có khi là giọng kể thường, có khi là giọng ngâm, có lúc lại kèm thêm điệu bộ . Tác phẩm được sưu tầm sớm nhất của loại hình này là "ĐamSăn (Klei khan y ĐamSăn) do công sứ Pháp L. Sabatier phát hiện năm 1924 ở vùng gần Buôn Ma Thuột. Từ những năm 60 - 70 của thế kỉ XX, giới nghiên cứu dân tọcc học Việt Nam phát hiện thêm các dị bản của "Đam Săn" và nhiều tác phẩm khac như "Xinh Nhã" (do Song Hing, Bơ Lêu và Ngọc Anh sưu tầm năm 1960 ở vùng người Êđê ở Krông Hinh), "Đăm Di" (do Ngọc Anh, Y Điêng . sưu tầm trước năm 1960 ở vùng người Êđê ở Krông Hinh), "Đăm Di đi săn" (do Y Đưp sưu tầm và dịch ra tiếng Việt năm 1977), "H'mon Đam Noi (do ông Đing Văn Mơi hát kể "h'mon" này, ghi băng tháng 7 năm 1980, nhóm nghiêm cứu Phạm Thị Hà, Tô Ngọc Thanh cùng các cộng tác viên người Bana biên dịch), "Đam Kteh Mlan" (Bài ca Trăng Quầng, do Y Yung, người Êđê sưu tầm khoảng 1965- 1967 ở vùng Buôn Hồ rồi cộng tác với Nguyễn Hữu Thấu dịch ra tiếng Việt), "Xing Chơ Niêp (do Kpa Y Meo và Hà Nam Tiến sưu tầm năm 1980 ở vùng Krông Pa), "Chi Lơ Kok" (do Ka So Liễng, người Chăm, phát hiện ở vùng người Êđê huyện Tây Sơn, Phú Yên, dịch ra tiếng Việt và cho in 1987). Trong số các tác phẩm kể trên, khan "Đam Săn" vẫn là phổ biến hơn cả. Đây là bài ca về những chiến công và những khát vọng phi thường của một tù trưởng trẻ tuồi tên Đam Săn. lời khan kể rằng chàng Đam Săn tuấn tú, tài ba buộc phải kết hôn - theo tục "nối dây" truyền kiếp - với hai chị em H'nhi và H'bni giàu có và xinh đẹp. Dù chàng cố sức chống lại tập tục nhưng vẫn phải chấp nhận. Các tù trưởng láng giềng hùng mạnh là M'tao Grư và M'tao Mxây kế tiếp nhau cưỡng đoạt người đẹp H'nhi khiến Đam Săn phải ra tay cứu vợ và đã chiến thắng, trở thành tù trưởng hùng mạnh đến chuyển đất động trời. Khát vọng thể hiện sức mạnh thúc đẩy Đam Săn cưỡi ngựa lên trời định bắt Nữ Thần Mặt Trời về làm vợ lẽ, nhưng đẫ bị chết ngập trong rừng sáp đen. Hồn Đam Săn đầu thai vào người chị ruột để được sinh ra tiếp tục làm chồng dòng họ H'nhi. Đam Săn là kiểu nhân vật anh hùng thời thị tộc - bộ lạc. Các tác phẩm khan, h'mon, amon . đều là kiểu sử thi anh hùng, ngợi ca những người có công trong các cuộc chiến tranh giữa các bộ lạc, duy trì và khuếch trương thế lực của bộ lạc mình. Giới nghiên cứu dân tộc học cũng muốn tìm thấy ở đây sự phản ánh các chuyển biến xã hội thị tộc, nhất là qua các dấu hiệu về chế độ hôn nhân (từ mẫu quyền sang phụ quyền, v.v .). Về mặt tiến hóa của ý thức văn hóa nghệ thuật, các sử thi này có thể là dạng bảo lưu của các thần thoại và truyền thuyết đã bị mai một, ở đó bộc lộ những dạng "vũ trụ luận", "sáng thế luận" của các cộng đồng nguyên thủy (ý niệm về nguồn gốc trời đất và muôn loài ở mỗi tộc người). Ngoài ra, sự thân thuộc giữa các sử thi loại này với các loại hình tương tự của các dân tộc vùng Nam Á vẫn còn chưa được nghiên cứu phân tích. Kinh nghĩa Một trong những loại văn cử nghiệp, viết bằng chữ Hán, được dùng trong thi cử theo học chế Hán Nho. Kinh, nghĩa đen là sách, tức là sách của thánh hiền (Nho giáo)ở đây bao gồm tứ thư (Đại học, Trung dung, Luận Ngữ, Mạnh Tử) và ngũ kinh (Thi, Thư, Dịch,Lễ kí, Xuân thu)hợp lại thành chín kinh. Kinh nghĩa là một bài văn trong đó thí sinh pahỉ giải thích ý nghĩa một câu trích trong kinh sách Nho giáo; do vậy lối văn này còn được gọi là "tinh nghĩa" (tinh:làm rõ). Lối viết kinh nghĩa thông dụng nhất là theo lối bát cổ, một thể văn biền ngẫu. Cũng như "văn sách", kinh nghĩa là loại văn khoa cử thuần túy, ít khi được dùng vào sáng tác. Cũng có trường hợp như Lê Quý Đôn, viết các bài văn sách, kinh nghĩa như là những sáng tác bằng chữ Nôm, nhưng sau ông không thấy ai tiếp tục viết theo các loại văn này. Liên hoàn (Chữ Hán: liên - liền; hoàn - vòng). Một thể tài đặc biệt của thơ Đường Luật; lối thơ này gồm nhiều bài bát cú hoặc tứ tuyệt (cùng về một chủ đề) mà câu cuối cùng của bài trên được nhắc lại thành câu đầu của bài dưới. Cúng có khi câu dưới chỉ nhắc lại một vài hay ba bốn từ của câu trên, trường hợp này gọi là "ô thước kiều" Ví dụ: TÙNG I Thu đến cây nào chẳng lạ lùng Một mình lạt nhớ thuở ba đông Lâm tuyền ai rặng già làm khách Tài đông lương cao ắt cả dùng. II Đống lương tài có mấy bằng mày Nhà cả đòi phen chống khỏe thay Cội rế bền dời chẳng động Tuyết sương thấy đã đặng nhiều ngày. III Tuyết sương thấy đã đặng nhiều ngày [...]... ngữ học cho phép nhận định rằng dạng lục bát biến thể (gieo vần ở chữ thứ tư câu bát) có thể là dâu hiệu của thời kì thể thơ này chưa thật định hình Một vài công trình dân tộc học cho biết ở thơ ca dân gian tiếng Mường, tiếng Chàm cũng có thể lục bát, thường là dạng gieo vần ở chữ thứ tư câu bát Như vậy thể lục bát có thể có nguồn gốc Đông Nam Á, được hình thành trong sự tiếp xúc văn hóa giữa người Việt. .. bài hát cửa đình của Lê Đức Mao (1462 - 1529), xem kẽ với thể nói lối và song thất Trần Danh Án trong sách "Nam phong giải trào" cúng ghi được một số bài ca dao lục bát rút từ các bài hát cửa đình thời Lê Các cứ liệu trên cho thấy thể lục bát đã khá phổ biến đối với thơ Nôm cuối thế kỉ XV đầu XVI Các tác phẩm Nôm dùng thể thơ này ở nửa cuối thế kỉ XVI là "Lâm tuyền vãn" (gần 200 câu) của Phùng Khắc Khoan,... chuyển xuống bài III bằng thể liên hoàn Lục bát Một thể thơ cách luật cổ điển thuần túy của thơ tiếng Việt, đơn vị cơ bản là một cặp gồm hai câu, một câu lục - sáu tiếng (chữ) và một câu bát - tám tiếng; số câu của bài thơ làm theo thể này là không hạn định: có thể chỉ gồm hai câu (một cặp) như nhiều câu ca dao cổ truyền, có thể gồm hàng ngàn câu như các truyện thơ Nôm Thể lục bát dùng cả vần lưng lẫn vần... tiếng Chàm cũng có thể lục bát, thường là dạng gieo vần ở chữ thứ tư câu bát Như vậy thể lục bát có thể có nguồn gốc Đông Nam Á, được hình thành trong sự tiếp xúc văn hóa giữa người Việtcác tộc người ở vùng Nam Á Theo Phạm Đình Toái, người bàn sớm nhất về thể thơ này trong bài tựa sách "Quốc âm từ điệu" (1886) thì từ thời Trần - Lê (thế kỉ XIII - XVI), thơ lục bát đã được sáng tác rất nhiều Tuy... hiệp vần với tiếng thứ sáu của câu bát ( vần lưng), tiếng thứ tám của câu bát này lại hiệp vần với tiếng thứ sáu của câu lục tiếp theo( vần chân) Về phối thanh, các tiếng thứ tư (ở cả câu lục, câu bát) phải là thanh trắc (sắc, nặng, hỏi, ngã) Các tiếng thứ hai thứ sáu, thứ tám (ở cả câu lục, câu bát) phải là thanh bằng (không, huyền); nhưng tiếng thứ sáu và thứ tám trong cùng một câu bát phải khác thanh... nửa cuối thế kỉ XVI là "Lâm tuyền vãn" (gần 200 câu) của Phùng Khắc Khoan, "Ngọa Long cương vãn" (136câu) và "Tư dung vãn" (236câu) của Đào Duy Từ Cuối thế kỉ XVI hoặc đầu thế kỉ XVII xuất hiện "Thiên Nam ngữ lục", một tập diễn ca lịch sử dài trên 8000 câu lục bát (còn nữa) . Bia Một loại hình văn bản văn hóa, đồng thời cũng là một thể loại văn học phổ biến ở các nền văn học phương Đông thời cổ. Tập quán dựng bia và làm văn bia. Các loại hình văn học Việt Nam 1- Bát cổ Một thể văn chữ Hán được dùng trong khoa cử. Ở Trung Quốc, văn bát cổ xuất hiện từ thời

Ngày đăng: 04/07/2013, 01:26

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan