Thuyết minh về Tiền Giang

42 4.3K 22
Thuyết minh về Tiền Giang

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BÀI THU HOẠCH: CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG 1 Tổ thực hiện: tổ 2 Trường: Thực Nghiệm Sư Phạm. Lời ngỏ 2 I. S ơ lược Tiền Giang nằm trong tọa độ 105°50’–106°45’ đông và 10°35’-10°12’ bắc. Phía bắc và đông bắc giáp tỉnh Long An và thành phố Hồ Chí Minh, phía tây giáp Đồng Tháp, phía nam giáp Bến Tre và Vĩnh Long, phía đông giáp biển Đông.Tiền Giang nằm trải dọc trên bờ Bắc sông Tiền (một nhánh của sông Mê Kông) với chiều dài 120km.Tiền Giang có địa hình tương đối bằng phẳng, đất phù sa trung tính, ít chua dọc sông Tiền, chiếm khoảng 53% diện tích toàn tỉnh, thích hợp cho nhiều loại giống cây trồng và vật nuôi. Bờ biển dài 32km với hàng ngàn ha bãi bồi ven biển, nhiều lợi thế trong nuôi trồng các loài thủy hải sản (nghêu, tôm, cua .) và phát triển kinh tế biển. Khí hậu Tiền Giang chia làm 2 mùa rõ rệt: mùa khô bắt đầu từ tháng 12 và mùa mưa từ tháng 5. Nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 27°C; lượng mưa trung bình hằng năm 1,467 mm. 3 Tiền Giang có quốc lộ I chạy qua với 77 km, phía Đông có 32 km bờ biển, là cửa ngõ thông ra biển Đông, ra đường giao thương quốc tế với 2 cửa sông lớn là Soài Rạp và sông Tiền. Thành phố Mỹ Tho vừa là trung tâm chính trị kinh tế văn hoá của tỉnh, vừa là một trung tâm giao lưu kinh tế văn hoá quan trọng trước đây của đồng bằng sông Cửu Long. Tỉnh Tiền Giang được hình thành từ tỉnh Mỹ Tho, tỉnh Gò Công và thành phô Mỹ Tho từ sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, nằm cách thành phố Hồ Chí Minh 70km về phía Tây - Nam, giáp với các tỉnh Long An, Đồng Tháp, Bến Tre, Vĩnh Long. Tiền Giang là cửa ngõ của miền tây Nam Bộ và là địa bàn trung chuyển, giao lưu khối lượng lớn nông sản, hàng hóa của miền Tây với thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh miền Đông Nam Bộ, thuộc một trong những tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, được thiên nhiên ưu đãi về nhiều mặt. Tiền Giang có diện tích tự nhiên 2.339,22 km2, nằm ở bờ Bắc và dài 120 km của sông Tiền đổ ra biển Đông với địa hình bằng phẳng, gần 60% diện tích là đất phù sa màu mỡ, thích hợp với nhiềi loại cây trồng. Do địa thế trải rộng dọc sông Tiền từ biển Đông vào đến Đồng Tháp Mười nên điều kiện tự nhiên khá phong phú và đa dạng. Nhìn tổng quát, địa bàn tỉnh Tiền Giang có các đặc điểm chung như sau: Tỉnh Tiền Giang có 9 đơn vị hành chính, gồm có thành phố Mỹ Tho, thị xã Gò Công và bảy huyện. Dân số có 1.750.000 người, với mật độ 714 người/km2, cao nhất trong khu vực. 4 II. Lịch sử Tỉnh Tiền Giang vào những thế kỷ đầu Công Nguyên thuộc vương quốc Phù Nam. Định chế chính trị ban đầu của Phù Nam còn mang nhiều tính chất thị tộc. Triều đại thứ nhất theo truyền thuyết là sự kết hợp giữa hai thị tộc: Mặt trăng của Liễu Diệp và Mặt trời của Hỗn Điền. Sau đó vùng đất Tiền Giang thuộc quyền sở hữu của người Chân Lạp. Vào đầu thế kỷ XVII, Jayajettha II lên ngôi ở Chân Lạp. Để chấm dứt việc thuần phục nước Xiêm, ông tìm đến chúa Nguyễn tạo ra một thế lực và liên minh mới đối trọng với nước Xiêm qua cuộc hôn nhân với công chúa Ngọc Vạn.Nhờ sự hỗ trợ của chúa Nguyễn, Batom Reachea trở thành vua Chân Lạp. Trong lúc châu thổ sông Cửu Long gần như hoang vu, Batom Reachea cho người Việt định cư, được quyền sở hữu đất đai mà người Việt khai phá. Từ thế kỷ XVII, vùng Tiền Giang được người Việt, từ miền Trung và miền Bắc, trong đó phần lớn là từ vùng Ngũ Quảng, đến khai hoang và định cư. 5 Mảnh đất này, ngay từ những thế kỷ đầu Công Nguyên, cách chúng ta gần 2000 năm đã từng tồn tại vương quốc cổ đại: Vương quốc Phù Nam. Ít ai ngờ rằng, vương quốc cổ đại ấy đã từng tạo ra một nền thương nghiệp rất thịnh đạt, giao thương với nhiều nước trên thế giới. Trên địa bàn Tiền Giang, có nhiều địa điểm còn lưu lại dấu tích văn hóa của vương quốc ấy. Đó là những vỉa gạch cùng với những vật dụng bằng đá, kim loại, đồ gốm, tượng thờ… ở nhiều địa điểm, dấu tích của những kiến trúc cổ như đền, tháp, trung tâm tôn giáo, khu cư trú, khu mộ táng v.v Vùng đất Tiền Giang cũng phải trải qua rất nhiều cuộc kháng chiến khốc liệt. Trong suốt thời kháng chiến, Tiền Giang cũng có tiếng vang không chỉ trong nước mà còn có tiếng vang ở nhiều châu lục, như trận Rạch Gầm - Xoài Mút tiêu diệt gần 5 vạn quân Xiêm cùng mưu đồ xâm lược của chúng, vào ngày 20 tháng 1 năm 1785; hoặc như trận Giồng Dứa ngày 25 tháng 4 năm 1947, đánh vào đoàn xe của chính phủ bù nhìn Lê Văn Hoạch, nước Pháp phải để quốc tang; hoặc như trận Ấp Bắc ngày 2 tháng 1 năm 1963, bẻ gãy các chiến thuật trực thăng vận, thiết xa vận, bủa lưới phóng lao là chiến thuật tân kỳ của Mỹ. Chỉ một trận Ấp Bắc đủ để các nhà quân sự Mỹ nhận ra chiến lược “chiến tranh đặc biệt” sẽ sụp đổ, chỉ một trận như thế đủ làm rung chuyển lầu Năm Góc. Mảnh đất ấy, vị trí và vị thế ấy, đã đặt Tiền Giang vào những cuộc đối đầu quyết liệt với các kẻ thù xâm lược, vì thế mà ở đây có những tên đất, tên sông đã đi vào huyền thoại: Rạch Gầm - Xoài Mút tiêu diệt quân Xiêm xâm lược, Đám Lá Tối Trời của nghĩa quân Trương Định; Long Hưng trong Khởi nghĩa Nam kỳ; Cổ Cò, Giồng Dứa, Kinh Bùi trong kháng chiến chống Pháp; Ấp Bắc, Ba Rài, Đồng Sơn, Vành đai Bình Đức, đập Ông Tải, Ngã Sáu… trong kháng chiến chống Mỹ. Biết bao anh hùng liệt sĩ mà tên tuổi còn sống mãi trong ký ức mọi người. Có những anh hùng mà chỉ nhắc tên là mọi người Việt Nam đều biết, như Trừ Văn Thố, Lê Thị Hồng Gấm v.v… 6 Không chỉ thế mà vùng đất Tiền Giang còn có những vị anh hùng như Trương Định - người đầu tiên của Việt Nam dấy binh khởi nghĩa, Thủ khoa Nguyễn Hữu Huân - nhà thơ bất khuất ba lần dấy binh, ba lần bị bắt, trước cái chết vẫn ung dung làm bài thơ tuyệt mạng; như Trương Quyền, Tứ Kiệt, Âu Dương Lân, Đốc binh Kiều cùng nhiều anh hùng khác làm rạng rỡ quê hương Tiền Giang. Phải ở một vị trí thế nào đó, quan trọng đến mức nào đó trong cảnh quan chung của toàn vùng mới tạo ra được những con người như thế. Phải chăng, có một mạch ngầm của văn hóa chảy qua hàng chục thế kỷ để có một diện mạo văn hóa ngày nay, mà nhiều thế hệ người Việt đã ra sức tạo dựng. • Thời kỳ sơ sử ở Tiền Giang qua các di chỉ tiêu biểu 1. Di tích Gò Thành Thuộc địa phận ấp Tân Thành, xã Tân Thuận Bình, huyện Chợ Gạo, cách Thành phố Mỹ Tho khoảng 12 km về hướng đông - đông bắc được L.Malleret, một nhà nghiên cứu người Pháp phát hiện năm 1941 Di tích nằm trên một gò đất sét pha cát, có chiều cao 3,00m so với mực nước biển. Diện tích rộng khoảng 10.000m 2 . Các năm 1988, 1989 và 1990, qua 2 đợt khai quật đã phát hiện 3 loại di chỉ khác nhau, gồm: di chỉ cư trú, di chỉ kiến trúc và di chỉ mộ táng. Di chỉ cư trú Ở độ sâu 1,50m - 3,00m tại gò và độ sâu 0,50m - 2,00m tại các thửa ruộng phía tây và tây nam gò, có rất nhiều mảnh gốm cổ thuộc loại hình Óc Eo với mật độ dày đặc, gồm gốm tô màu đỏ nhạt hoặc nâu, hoặc không tô màu, có hoa văn trang trí hoặc không hoa văn, một số vòi bình, nhiều di cốt bò, heo, xương cá, nhiều dấu vết than tro, vỏ trái cây cùng với một số cọc gỗ được gia công, một số chì lưới bằng đất nung có hình quả lê, dọi xe chỉ bằng gốm; nắp ấm nhỏ hình bánh xe, hình trái mận v.v… Phân tích bằng phóng xạ cácbon C14 một mẫu hiện vật có niên đại 1585 ± 80BP (tức thế kỷ IV sau Công Nguyên). 7 Di chỉ kiến trúc Chủ yếu là kiến trúc gạch nằm ở giữa gò. Những nền gạch hầu như không còn nguyên vẹn. Có 3 nền gạch có dạng những “căn phòng” hình tứ giác, trong đó, có một kiến trúc có bình diện hình chữ nhật, hướng bắc - nam, có lối đi vào ở mạn Nam, bên trong có một tường gạch ngăn thành 2 phần bằng nhau, phần phía nam là một khối đá kiến trúc hình chữ nhật có chốt ở 2 đầu, có bệ thờ bằng đá đục lỗ ở giữa; ở phía bắc có dấu vết gạch vỡ xếp thành hình tròn, đường kính 0,90m ở độ sâu 1,00m - 1,50m (tính từ mặt đường móng). Ngoài 3 kiến trúc có dạng căn phòng được nêu trên, còn có một kiến trúc giống như con đường có “lòng” và có “lề” và một kiến trúc có rãnh tựa như “đường thoát nước”. Tại các kiến trúc gạch, còn phát hiện cột đá mang nhiều hoa văn trang trí, 6 diềm ngói tạc hình lá đề theo hình lòng máng của ngói ống. Lá đề đắp nổi hình Phật ngồi thiền. Một số gạch hình thang, một số gạch bị cắt khúc hoặc cắt góc; có kích cỡ khác nhau: 25,5cm x 14cm x 5,5cm; 24cm x 15cm x 6cm; 24cm x 14cm x 5,5cm. Tại di chỉ và gần di tích còn phát hiện 1 tượng đá nam thần (mất đầu và chân), một tượng Visnu còn nguyên vẹn, 1 tượng Ganesa, tất cả đều bằng đá, một mảnh đá có minh văn Phạn ngữ (Sanskrit). Các dấu vết kiến trúc và hiện vật được phát hiện cho thấy đây là những kiến trúc tôn giáo. Việc xác định các công trình kiến trúc (đền hoặc tháp) cùng các tính chất và chức năng của nó vẫn còn là ẩn số đối với các nhà nghiên cứu. Di chỉ mộ táng: Qua 2 đợt khai quật đã phát hiện 12 mộ xây gạch, hình vuông, mỗi cạnh từ 1,80m - 2,00m, loại không có “gò nổi” và từ 2,00m - 3,00m, loại có “gò nổi” nằm theo hướng đông bắc và phân bố không đều trên mặt gò, trong đó có những ngôi mộ phần trên được ốp gạch để tạo thành “gò nổi” cao khoảng 0,60m, rộng từ 100m 2 - 200m 2 , có những mộ phần trên không ốp gạch nên không tạo thành “gò nổi”. 8 Huyệt sâu từ 1,50m - 3,00m. Lòng huyệt được lấp bằng những lớp đá cuội, cát màu xám và gạch vỡ vụn. Có 3 mộ sát đáy huyệt được xây gạch hoặc xếp lên 4 khúc gỗ, bên trong có cát, tro và vàng lá hình vuông hoặc hình bông hoa nhiều cánh có chạm hình voi ở những tư thế khác nhau. Một ngôi mộ khác lại chôn hiện vật ở 4 góc huyệt. Hiện vật tìm thấy tại di tích Gò Thành rất phong phú, với 196 hiện vật bằng vàng (nguyên và vỡ), trong đó có 111 hiện vật được chôn trong các ngôi mộ; 6 hiện vật bằng đồng, trong đó có 2 nhẫn, 1 xập xoã, 1 ống đồng nhỏ, 2 mảnh đồng hình thang; 22 hiện vật đá, (đáng kể là 1 pho tượng Visnu còn nguyên vẹn, một tượng nam thần chỉ còn phần thân, 1 tượng Ganesa,1 hạt đá quí màu tím xanh và trắng trong, 1 Yoni và 1 mảnh đá có minh văn Phạn ngữ); hàng ngàn hiện vật gốm, trong đó có một số vòi bình, 6 mảnh gốm có hình lá đề, số còn lại thì phần bị vỡ khó nhận dạng. Qua hiện vật và 5 mẫu được phân tích bằng phóng xạ cácbon C14, bước đầu cho phép các nhà khoa học xác định vào khoảng từ thế kỷ IV - VIII sau Công Nguyên, người Phù Nam còn chịu ảnh hưởng nhiều của Hinđu giáo. 2. Di tích Chùa Bà Kết Được phát hiện năm 1988, qua một cuộc khảo sát khảo cổ học, thuôc địa phận xã Bình Phan, huyện Chợ Gạo. Di tích nằm trên gò rộng khoảng 3.000m 2 , cao khoảng 5,00m so với mặt ruộng chung quanh. Giữa gò xuất lộ những vỉa gạch dạng Óc Eo. Tại đây có một miếu nhỏ được nhân dân thờ tượng Visnu và 2 bàn Visnu bằng đá. 3. Di tích Giồng Bà Phúc Thuộc địa phận xã Song Bình, huyện Chợ Gạo. Nhiều dấu vết kiến trúc cổ đã lộ lên khỏi mặt đất. Tại đây, dân địa phương phát hiện 1 bình gốm Óc Eo còn nguyên vẹn. 9 4. Di tích Trường Sơn A Thuộc địa phận Ấp 1, xã Lương Hòa Lạc, huyện Chợ Gạo. Trong cuộc điều tra khảo cổ học năm 1988, đã tìm được 1 bình gốm, 1 tượng thần Ganesa và một số mảnh gốm vỡ. Đào thám sát chưa thấy có tầng văn hóa vào thời đại Óc Eo. 5. Di tích Gò chùa Bửu Tháp Thuộc địa phận ấp Tân Phong, xã Tân Hội, huyện Cai Lậy, trên một gò đất rộng hơn 1.000m 2 , cao khoảng 0,50m so với mặt đất chung quanh. Hiện có 1 ngôi chùa nhỏ có tên là Bửu Tháp. Theo nhân dân trong quá trình canh tác thường gặp những vỉa gạch lớn ở độ sâu 0,40m, loại gạch thường gặp trong các kiến trúc thời kỳ Óc Eo - hậu Óc Eo, và phát hiện 1 tượng nữ thần nhỏ bằng sa thạch màu xám xanh, bị mất đầu và tay chân, chỉ còn phần thân cao 10cm, thân tròn, ngực nở, mang đặc điểm tượng thời hậu Óc Eo. 6. Di tích Đìa Tháp Thuộc địa phận ấp 4, xã Mỹ Thành Bắc, huyện Cai Lậy, trong vùng trũng của Đồng Tháp Mười. Thế đất tại di tích cao hơn vùng trũng chung quanh từ 0,30m - 0,40m. Hiện có 1 ngôi chùa mới dựng, gọi là chùa Trường Tháp. Quanh chùa có nhiều gạch nguyên và vỡ, màu đỏ nhạt hoặc xám đỏ. Gạch cổ được chất thành đống hoặc lát đường đi. Số gạch này được xáng (tàu cuốc) múc từ lòng Đìa tháp gần đó, ở độ sâu 0,60m, trên chiều dài 1km dọc theo bờ kinh. Cùng với gạch có số lượng lớn, còn có nhiều mảnh gốm thuộc loại hình Óc Eo nằm rải rác, 1 Linga, 1 Pesani, một phần bệ thờ và 3 đoạn cột đá kiến trúc. Các hiện vật bằng đá được lưu giữ tại nhà truyền thống huyện Cai Lậy, có đặc điểm tương tự những di vật cùng loại ở các di tích Đá Nổi (Kiên Giang), Ba Thê (An Giang), có niên đại từ thế kỷ VI -VII sau Công Nguyên. 10 [...]... sinh động lạ thường Cũng vào dịp này, khách phương xa về Tiền Giang đi chợ nổi mới thấy thú vị và sẽ khám phá ra những điều mới lạ của 22 chốn sông nước và chợ nổi Cái Bè cũng tạo ra một bức tranh vô cùng đặc biệt cho khu vực Miền Tây nam Bộ • • Một trong những nét đặc trưng của Tiền Giang còn được tạo nên bởi hệ thống sông ngòi Sông Tiền Sông Tiền là một nhánh thuộc vùng hạ lưu của lưu vực sông Mêkông... sông chính trung bình từ 12 m đến 15 m so với mặt đất tự nhiên – trong đoạn nầy khúc sông từ cầu Mỹ Thuận ngược về phía Tây có nơi sâu đến 27 m, địa hình lòng sông thấp hẵn về phía Tiền Giang và độ dốc mái bờ tại khúc nầy rất bé 25 Sông Tiền cùng 2 nhánh của nó có liên quan đến tỉnh Tiền Giang là Sông Cửa Tiểu, Sông Cửa Đại và hệ thống kinh rạch trong tỉnh chịu ảnh hưởng mạnh mẽ chế độ bán nhật triều... Đoạn sông Tiền từ chỗ tiếp giáp với sông nhánh Hàm Luông đến đầu cù lao Tàu cũng được gọi là sông Mỹ Tho Xét theo đặc điểm tự nhiên, 92% diện tích của tỉnh Tiền Giang thuộc lưu vực Sông Tiền và sông nầy là nguồn cung cấp nước tưới, nước sinh hoạt chủ yếu cho cả tỉnh Sông Tiền cùng với các nhánh của nó cũng là môi trường rất thuận lợi cho nuôi trồng và phát triển thủy sản 24 Chiều dài sông Tiền tính... về quá nhiều sẽ gây ra ngập lụt Vào mùa lũ (từ tháng 7 đến tháng 12 dl), lượng nước đổ vào Sông Tiền tại Mỹ Thuận từ 8.000 đến 9.500 m3/s (tháng 12 dl, thấp nhất) đến khoảng từ 19.000 đến 21.000 m3/s (tháng 10 dl, cao nhất) Những năm có lũ lớn, nước từ thượng nguồn đổ ra biển qua sông Tiền, sông Hậu và chảy tràn vào Đồng Tháp Mười và Tứ giác Long Xuyên Trong địa phận tỉnh Tiền Giang, nước từ Sông Tiền. .. Người: Vốn mang theo tính tình chất phác thật thà của những người dân ở vùng Tây Nam Bộ, người dân ở vùng đất Tiền Giang còn tính chịu thương chịu khó, chăm chỉ làm việc, có lẽ đó cũng là lý do mà Tiền Giang đựơc Nhà nước xem là một thành phố phát triền nhanh trong vài năm vừa qua Và con người Tiền Giang củng có một truyền thống yêu nước đựơc biểu hiện qua những cuộc chiến anh dũng nhân dân qua các cuộc... qua hiện vật bằng đá và gốm cùng các loại gạch cho thấy có nhiều khả năng di tích ở vào thời kỳ Óc Eo muộn 12 III Cảnh Quan – Nét Đặc Trưng Tiền Giang là tỉnh có nhiều tiềm năng về du lịch Hàng năm, lượng du khách đến đạt hơn 331.500 lượt Thế mạnh của du lịch Tiền Giang chủ yếu nhờ vào các di tích văn hóa lịch sử và sinh thái như: Gò Thành (thế kỷ 1 đến thế kỷ 6 sau công nguyên); di tích lịch sử Rạch... phận Tiền Giang và đổ ra biển bởi ba cửa: cửa Tiểu, cửa Đại và cửa Ba Lai Hướng chảy của đoạn này gần như từ Tây sang Đông so với lượng chảy ban đầu (trước khi đến địa phận của Tiền Giang) Tây Bắc – Đông Nam Hình thái sông phức tạp, các vực sâu vào bãi bồi xen kẽ nối tiếp nhau, mà sâu nhất có thể tới 40m Sau vị trí Phnom Penh, nước từ thượng nguồn sông Mekong đổ ra biển Đông qua 2 nhánh là Sông Tiền. .. Rạp Vàm Cỏ là con sông lớn thứ hai chảy qua địa phận Tiền Giang ở phía Bắc, chỉ chỉ có 39 km chiều dài chảy trên đất Tiền Giang trước khi đổ vào cửa Soài Rạp để ra biển Tuy vậy, nó cùng với nhánh Vàm Cỏ Tây ảnh hưởng khá lớn đến các hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội của tỉnh nhà Sông không có lưu vực riêng, lượng dòng chảy trên sông chủ yếu từ sông Tiền chuyển qua, sông quanh co uốn khúc (hệ số nồn... thủy triều bán nhật của Biển Đông chi 29 phối, nước biển dễ dàng lấn sâu về phía thượng nguồn Vào cùng một thời điểm và đồng một khoảng cách đến biển độ mặn nước sông Vàm Cỏ lớn gấp nhiều lần trên Sông Tiền các cống Rạch Chanh, Bắc Đông Cũng như sông Tiền ở hai phía (tả, hữu) của sông Vàm Cỏ có rất nhiều chi lưu Riêng địa phận Tiền Giang có: rạch Cái Tôm, rạch Láng Cò, rạch Chanh, rạch Cần Đối, rạch Bảo... khu sinh thái Đồng Tháp Mười, biển Gò Công • Nhưng nói Tiền Giang thì ngừơi ta sẽ nghĩ ngay đến một di tích lịch sử cổ và nổi tiếng, đó chính là : Chùa Vĩnh Tràng Chùa tọa ở xã Mỹ Phong, thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang Chùa do ông bà Bùi Công Đạt xây dựng vào khoảng đầu thế kỷ XIX Đến năm 1849, Hòa thượng Huệ Đăng ở chùa Giác Lâm (Gia Định) về trụ trì đã tổ chức xây dựng thành ngôi đại tự và đặt . phía đông giáp biển Đông .Tiền Giang nằm trải dọc trên bờ Bắc sông Tiền (một nhánh của sông Mê Kông) với chiều dài 120km .Tiền Giang có địa hình tương đối. Nét Đặc Trưng Tiền Giang là tỉnh có nhiều tiềm năng về du lịch. Hàng năm, lượng du khách đến đạt hơn 331.500 lượt. Thế mạnh của du lịch Tiền Giang chủ yếu

Ngày đăng: 04/07/2013, 01:25

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan