Cai dat modem

7 724 0
Cai dat modem

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Cµi §Æt MODEM trong Windows 95/98 Xem bai viet voi font ABC Trang 1 | Trang 2 Modem (Modulator-Demodulator) là một thiết bị chuyển đổi các dữ liệu phát ra thông qua cổng nối tiếp thành 1 dạng tín hiệu để truyền đi trên các đường điện thoại khi gởi và phục hồi các tín hiệu nầy thành dữ liệu mà máy tính hiểu được khi nhận. Các Modem bán trên thị trường hiện nay là loại bao gồm Modem+Fax+Voice (truyền dữ liệu, truyền Fax và truyền âm thanh). I.Cài đặt Modem Nói chung, bạn có thể sử dụng modem có tốc độ bao nhiêu cũng được nhưng nên chú ý các điểm sau: * Tốc độ càng cao, bạn càng đỡ mất thời giờ chờ đợi, đỡ tốn tiền điện thoại (trả cho Bưu điện và mạng). Thông dụng hiện nay là loại 33.6 kbps, tối thiểu cũng nên mua loại 28.8 kbps. Ðừng nên mua loại 14.4 kbps do tốc độ quá chậm, riêng loại 56 kpbs tuy mới nhưng hiện tại ta chưa thể tận dụng được tốc độ cao của nó do đường truyền chưa đáp ứng được và Modem của máy Server cũng chưa đồng bộ. * Tốc độ kết nối tùy thuộc vào 3 yếu tố: Modem máy Server, chất lượng đường truyền, Modem máy cá nhân. Ngoài ra số lượng người kết nối cùng thời điểm cũng làm thay đổi tốc độ truyền thực tế (càng nhiều người thì tốc độ càng giảm do phải chia tổng dung lượng của đường cáp chính cho nhiều đường nhánh và máy Server phải chia tốc độ đáp ứng cho nhiều máy con). Chú ý: Tốc độ Fax luôn luôn là 14.4 Kbps cho dù Modem có tốc độ cao hơn. 1/ Lắp đặt phần cứng A/ Modem rời (external modem): Ưu điểm: Dể cài đặt và có thể tháo lắp di chuyển để sử dụng cho nhiều máy khác nhau một cách dể dàng. Có đèn tín hiệu báo tình trạng hoạt động của Modem. Khuyết điểm: Lỉnh kỉnh dây nhợ kết nối giửa modem và máy tính, bộ nguồn riêng cung cấp điện cho modem. Gía cao hơn loại Modem gắn trong máy. Các bước cài đặt: 1/ Ngắt nguồn điện cung cấp cho máy tính. 2/ Dùng cáp tín hiệu có các đầu nối theo chuẩn RS-232C kết nối giửa Modem và máy tính, thường là gắn vào cổng COM 2 của máy tính. Có khi hãng sản xuất Modem kèm theo sẳn cho bạn 2 đầu nối 9 chân (COM 1) và 25 chân (COM 2) để tiện sử dụng. Chú ý: * Trên dây tín hiệu: Ðầu cắm vào Modem là đầu "đực", đầu cắm vào máy tính là đầu "cái". * Trên máy tính: Ðầu cắm 25 chân "cái" là dành cho máy in, đầu cắm 25 chân "đực" là cổng COM. * Ðầu "đực" là đầu có 25 chốt nhọn (hay 9 chốt), đầu "cái" là đầu có 25 lổ nhỏ (hay 9 lổ). 3/ Tháo gở đầu cáp điện thoại đang gắn vào điện thoại ra và gắn vào ổ cắm có tên LINE trên Modem. 4/ Sử dụng đoạn cáp điện thoại kèm theo khi mua Modem. Gắn 1 đầu vào ổ cắm có tên PHONE trên Modem, đầu kia gắn vào điện thoại. Như vậy Modem nằm nối tiếp giửa đường dây của Bưu điện và điện thoại. Chú ý: Bạn có thể mua thêm 1 đoạn cáp tròn và 1 hộp nối (giống như loại đang dùng cho điện thoại nhà bạn) để bắt song song Modem với điện thoại. Trong trường hợp nầy, bạn không can thiệp vào đường đây của điện thoại, chỉ cần sử dụng cáp kèm theo Modem để gắn giửa hộp nối làm thêm và ổ cắm LINE trên Modem. đường PHONE bỏ trống. 5/ Với các Modem Voice, bạn có thể đấu nối thêm Loa hay Headphone vào lổ cắm tên Speaker và Micro vào lổ Mic để trực tiếp nói chuyện qua đường dây điện thoại mà không cần có hay nhắc điện thoại lên. Chú ý: * Ðể sử dụng được tính năng Voice của Modem, bạn cần phải cài 1 chương trình được cung cấp kèm theo Modem hay chương trình rời được viết cho các Modem Voice. * Bạn có thể dùng 1 dây tiếng nối từ lổ Speaker của Modem đến lổ Line In của Card Sound nhưng cần nhớ đường tiếng nầy thuộc loại Mono nên có thể chỉ nghe được 1 loa qua Card Sound. 6/ Gắn dây nguồn cung cấp điện cho Modem, dùng công tắc gạt trên Modem để đóng hay ngắt nguồn (On/Off) khi cần thiết. 7/ Mở máy và vào Bios kiểm tra xem có cho cổng COM 2 hiệu lực chưa, nếu chưa thì phải cho hiệu lực. Chú ý: * Modem rời do sử dụng cổng COM 2 nên ít có trường hợp va chạm với các thiết bị khác trong máy khi lắp đặt. * Trong trường hợp có va chạm phần cứng, bạn có thể Set lại cổng COM 2 thành 3 hay 4 bằng cách chọn lựa trong Bios hay Set lại Jumper trên Card I/O. Bạn không cần can thiệp gì vào Modem. * Trên Modem rời có nhiều đèn báo tình trạng hoạt động và chúng có ý nghĩa như sau: AA (Auto Answer): Trả lời khi chuông reo. CD (Carrier Detect): Phát hiện một Modem khác. DC (Data Compression): Nén dữ liệu. EC (Error Control): Phát hiện lổi. HS (High Speed): Ðang hoạt động với tốc độ cao. MR (Modem Ready): Nguồn điện của Modem đang mở. OH (Off Hook): Ðã nhắc ống nghe điện thoại để quay số. RD hay RX (Reiceive Data): Gởi dữ liệu từ Modem đến máy tính. SD hay TX (Transmit Data): Gởi dữ liệu từ máy tính đến Modem. TR (Terminal Ready): Modem và máy tính được kết nối thông qua cổng nối tiếp. CTS (Clear To Send) và RTS (Request To Send): Sẳn sàng truyền (nhận hay gởi) dử liệu khi bắt tay phần cứng. B/ Modem gắn trong máy (Internal Modem): Ưu điểm: Gọn gàng, không có phụ tùng gì ngoài 1 Card cắm vào Slot 16 bit trong máy. Giá rẻ hơn Modem rời. Khuyết điểm: Ðòi hỏi máy phải còn trống 1 Slot 16 bit. Phải có kiến thức nhất định về phần cứng trong việc lắp ráp Modem vào máy để có thể xữ lý khi có vấn đề tranh chấp tài nguyên. Phảo có dụng cụ tháo ráp máy, thời gian lắp đặt lâu và kỷ thuật phức tạp hơn lắp Modem rời. Các bước cài đặt: 1/ Ngắt nguồn điện cung cấp cho máy tính. 2/ Xác lập cho Modem là COM 1 đến COM 4 bằng cách Set jumper trên Modem. Trước khi làm việc nầy bạn cần biết máy bạn còn rảnh (chưa sử dụng) COM nào. Theo kinh nghiệm trên đa số máy, bạn Set cho Modem chiếm COM 2, IRQ 3 là tiện nhất nếu Mouse đang sử dụng COM 1 hay COM 1 nếu Mouse đang sử dụng COM 2. Chú ý: Có vài Modem đời mới theo chuẩn PnP, bạn không cần xác lập gì cả nhưng nhà sản xuất vẫn cẩn thận thiết kế thêm 1 jumper dùng để bỏ hay cho hiệu lực chức năng PnP khi có trường hợp tranh chấp tài nguyên nếu trên máy bạn có quá nhiều Card. Lúc đó bạn có thể Set bỏ chức năng PnP của Modem để trực tiếp chỉ định bằng Jumper. 3/ Cắm Modem vào Slot 16bit còn trống trên Mainboard và bắt vít cố định. 4/ Tháo gở đầu cáp điện thoại đang gắn vào điện thoại ra và gắn vào ổ cắm có tên LINE trên Modem. 5/ Sử dụng đoạn cáp điện thoại kèm theo khi mua Modem. Gắn 1 đầu vào ổ cắm có tên PHONE trên Modem, đầu kia gắn vào điện thoại. Chú ý: Bạn có thể mua thêm 1 đoạn cáp tròn và 1 hộp nối (giống như loại đang dùng cho điện thoại nhà bạn) để bắt song song Modem với điện thoại. Trong trường hợp nầy, bạn làm giống như với hướng dẫn ở phần Modem rời. 6/ Với các Modem Voice, bạn có thể đấu nối thêm Loa hay Headphone vào lổ cắm tên Speaker và Micro vào lổ Mic giống như với Modem rời. Chú ý: * Ðể sử dụng được tính năng Voice của Modem, bạn cần phải cài 1 chương trình được cung cấp kèm theo Modem hay cài các ứng dụng rời dành cho chức năng Voice của Modem. * Bạn có thể dùng 1 dây tiếng nối từ lổ Speaker của Modem đến lổ Line In của Card Sound nhưng cần nhớ đường tiếng nầy thuộc loại Mono nên có thể chỉ nghe được 1 loa qua Card Sound. 7/ Mở máy và vào Bios Disable COM 2 nếu Modem đã Set là COM 2 hay Disable COM 1 nếu Modem đã Set là COM 1. Mục đích là tránh không để có 2 cổng COM giống nhau cùng lúc trên máy vì chúng sẽ làm tê liệt lẫn nhau. Chú ý: * Nếu bạn Set Modem là COM 3 hay 4, bạn không cần thay đổi trong Bios nhưng bạn cần chú ý đừng để IRQ của Modem trùng với Mouse là tốt nhất. * Ða số Modem (lắp trong, rời) đều có 1 loa nhỏ (điều chỉnh âm lượng bằng phần mềm) giúp bạn có thể nghe được âm thanh phát ra khi Modem quay số (tiếng quay số, tiếng chuông reo hay tiếng báo đường dây bận), kết nối (khi Modem tìm cách bắt tay nhau, loa sẽ phát ra tiếng hú có âm sắc thay đổi), liên lạc (loa sẽ phát ra tiếng người đàm thoại nếu đầu dây bên kia có người nhắc máy) . * Loại Modem tổng hợp với Card Sound thường không trang bị loa nầy (bạn phải nghe qua đường loa của Card Sound). * Khi bạn gắn Modem nối tiếp hay song song với điện thoại, bạn vẫn sử dụng điện thoại như bình thường dù bạn tắt hay mở máy tính. Khi bạn sử dụng Modem, đường dây điện thoại sẽ bận giống y như bạn đang gọi điện thoại và nếu có ai vô tình nhấc điện thoại lên thì động tác nầy có thể phát sinh nhiểu đường dây làm ngắt Modem. II. Cài đặt Driver: Khi bạn vào Windows, có thể xẩy ra 1 trong 3 trường hợp sau: 1/ Nếu Modem là loại PnP: Sau khi khởi động, Windows lập tức phát hiện ra chủng loại Modem và yêu cầu bạn đưa đĩa driver của hãng sản xuất vào để cài đặt (bạn nên tham khảo sách hướng dẫn kèm theo Modem để biết thêm về cách cài đặt). Thông thường thì bạn đưa đĩa driver vào, chỉ định vị trí chứa driver dành cho Win95 là xong. Trường hợp nầy áp dụng được cho đa số các loại Modem rời. Chú ý: * Có khi các driver nằm ngoài thư mục gốc, có khi nằm trong thư mục con của đĩa driver nhưng nói chung các file chính cho việc cài đặt driver phải có phần tên mở rộng là ".INF". Nếu bạn không biết rỏ vị trí thì bạn hãy bấm nút Browse để tìm. * Với Modem Internal PnP, bạn có thể không cần quan tâm tới vấn đề cổng COM như với loại thường. Windows sẽ tự sắp xếp cho khỏi va chạm với phần cứng đã có. 2/ Nếu Modem là loại thường: Windows không tự động phát hiện ra loại Modem nầy và bạn phải tự cài đặt bằng cách cho Windows dò tìm phần cứng hay bạn trực tiếp chỉ định để cào driver: a/ Cài cổng: Bấm phím phải Mouse vào My Computer rồi chọn Properties trong Menu Shortcut để mở hộp xác lập Device Manager. Kiểm tra xem trong mục Ports có cổng COM thích ứng với Modem chưa (td: nếu Modem là COM 2 thì kiểm tra xem có COM 2 chưa). Nếu chưa, bạn phải cài thêm cổng bằng cách chạy Add New Hardware trong Control Panel. Chọn mục No, I want to select the hardware from a list để tự mình chỉ định việc chọn lựa phần cứng cần thiết. Trong hộp liệt kê kiểu thiết bị, bạn bấm kép Mouse vào mục Ports (COM&LPT), hay chọn mục nầy rồi bấm Next. Trong hộp chi tiết, bên ô Manufacturiers bạn chọn mục Standard port types và bạn chọn Communications Port trong ô Models. Windows đòi hỏi bạn cho biết địa chỉ bản gốc của Win để cài bổ sung và sẽ tự động xác lập cổng mới sao cho khỏi trùng với các cổng đã có. Nếu bạn muốn thay đổi thông số của cổng (td: I/O, IRQ), bạn vào Device Manager/Ports. Bấm kép Mouse vào cổng muốn đổi (hay chọn rồi bấm nút Properties) để mở hộp thoại xác lập. Bạn có thể gở bỏ các cổng sai hay không cần thiết bằng cách chọn cổng rồi bấm nút Remove. Trong hộp thoại Properties của cổng bạn chọn bảng Resources và thay đổi bằng cách chọn 1 trong các cấu hình chuẩn trong mục Setting based on hay bấm kép Mouse vào các đề mục trong cửa sổ Resource type hay chọn đề mục rồi bấm nút Change setting. Chú ý: * Nếu bạn set Modem là COM 2 và Disable COM 2 trên Mainboard, khi bạn vào Windows bạn sẽ không thấy có COM 2 trong phần Ports của Device Manager. * Nếu có va chạm tài nguyên với các thiết bị khác, Windows sẽ thông báo chi tiết trong cửa sổ Conflicting device list để bạn sửa chữa. * Nếu bạn muốn tạm thời vô hiệu hóa cổng thay vì tháo gở, bạn chọn mục Disable in this hardware profile trong bảng General. Cách làm nầy có thể áp dụng khi ta cần giải quyết các va chạm tạm thời trong 1 thời điểm nào đó rồi lại trả về tình trạng cũ. * Bạn phải xác lập thông số cổng trong Windows khớp với xác lập bằng jumper trên Modem. * Bạn phải khởi động lại Windows sau khi hoàn tất việc cài thêm cổng thì mới có thể sử dụng chúng được. b/ Cài Modem Sau khi khởi động lại bạn tiến hành cài Modem: * Bạn vào Control Panel và bấm kép Mouse vào biểu tượng Modem. * Trong bảng General, bấm nút Add để cài Modem mới (nút Remove để tháo gở Modem đang chọn). * Trong hộp thoại Install new modem bạn đừng đánh dấu chọn mục Don't detect my modem; I will select it from a list nếu bạn muốn Windows tự động tìm trên các cổng COM hiện có trên máy bạn, cổng nào có Modem. Bạn cũng có thể đánh dấu chọn mục nầy khi bạn muốn đích thân chỉ định việc cài đặt driver của Modem cho lẹ. * Khi bạn bấm nút Next, Windows sẽ tiến hành tìm kiếm và hiển thị việc tìm kiếm trong hộp thông tin. * Sau khi phát hiện sẽ xuất hiện hộp thoại Verify thông báo loại Modem để bạn xác nhận cho phép sử dụng driver điều khiển của Windows với tên Modem mặc nhiên. Hay nếu bạn muốn thay đổi driver bằng driver của nhà sản xuất thì bạn bấm nút Change trong hộp thoại nầy. * Việc bấm nút Change sẽ đưa bạn qua tiến trình chỉ định cài driver bằng tay giống như việc đánh dấu chọn mục Don't detect my modem; I will select it from a list. Bạn sẽ thấy hộp thoại chọn lựa modem. * Bạn bấm nút Have Disk và đưa đĩa driver của nhà sản xuất vào ổ đĩa rồi chỉ định địa chỉ nơi chứa driver cho chương trình cài đặt biết (có thể bấm nút Browse để tìm kiếm). Nếu Windows tìm thấy file .INF thích hợp bạn sẽ thấy xuất hiện hộp liệt kê Models. bạn chọn kiểu thích hợp rồi bấm nút Next để tiến hành cài đặt driver. Sau khi cài đặt driver xong bạn sẽ thấy tên Modem mới trong cửa sổ của biểu tượng Modem. Chú ý: Khi tự động tìm ra modem mới Windows sẽ đặt tên là Standard modem và sử dụng driver của Win để điều khiển Modem nầy bất kể modem của bạn có tốc độ là bao nhiêu. Trong thực tế đại đa số các modem trên thị trường hiện nay đều chạy tốt với driver của Windows, tuy nhiên bạn có thể không chỉnh được volume cho các Modem Voice. Với các Modem Voice, Windows sẽ cài 2 driver: 1 cho modem thường và 1 cho chức năng voice (wave device). Cả 2 lần Windows hỏi bạn đều chỉ vào đĩa driver của hãng sản xuất. Bạn cần phải có bản gốc Windows để cài driver bổ sung cộng chung với đĩa driver của Modem. Trên thực tế có vài đĩa driver của hảng sản xuất viết cho Win 95, không có giá trị đối với Win 97 hay Win 98. Trong trường hợp nầy Windows sẽ báo là không có file thông tin cần thiết cho việc cài đặt trên đĩa driver hay hiển thị danh sách driver trong đĩa không đúng mặc dù đĩa driver không hư hỏng gì cả. Trang 1 | Trang 2 LeHoanPc 1996 - 2000 Mirror 1: http://www.tlnet.com.vn/weblh/ Mirror 2: http://www.hcmpt.vnn.vn/co/weblh/ Mirror 3: http://www.lehoan.andi.vn/ . hoạt động của Modem. Khuyết điểm: Lỉnh kỉnh dây nhợ kết nối giửa modem và máy tính, bộ nguồn riêng cung cấp điện cho modem. Gía cao hơn loại Modem gắn trong. trên Modem. 4/ Sử dụng đoạn cáp điện thoại kèm theo khi mua Modem. Gắn 1 đầu vào ổ cắm có tên PHONE trên Modem, đầu kia gắn vào điện thoại. Như vậy Modem

Ngày đăng: 02/07/2013, 01:25

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan