bài tập thực hành kế toán ngân hàng

24 2.3K 17
bài tập thực hành kế toán ngân hàng

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

bài tập kế toán ngân hàng, đầy đủ các vấn đề kế toán ngân hàng, ngắn gọn dễ hiểu,

CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ KẾ TOÁN NGÂN HÀNG Bài 1. Ngày 30/07/2008 tại NHTM cổ phần Đông Á có các số liệu tổng hợp như sau: 1. Cho vay trong nước 181,202 2. Các giấy tờ có giá 40 3. Tài sản nợ khác 180,739 - Thanh toán vốn 177,399 - Tài sản nợ khác 3,340 4. Tiền mặt 3,899 5. Tài sản cố định 4,989 6. Tiền gửi của khách hàng 120,883 7. Tiền gửi tại ngân hàng nhà nước 3,980 8. Tiền vay tổ chức tín dụng 26 9. Tài sản có khác 127,078 10. Tiền gửi kho bạc nhà nước 1,800 11. Vốn và các quỹ của TCTD 17,660 Yêu cầu: Lập bảng cân đối của các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trên Bài 2: Ngày 31/12/2008 tại NHTM cổ phần Đông Á có các số liệu tổng hợp như sau: 1. Tiền mặt 4.105 2. Tiền gửi của khách hàng 121.183 4. Các giấy tờ có giá 381 5. Tiền gửi tại NHNN 3,980 6. Cho các tổ chức kinh tế và cá nhân vay 211.367 7. Tài sản cố định 4.989 8. Tài sản có khác 128.115 9. Tài sản nợ khác thanh toán vốn 207.894 10. Tài sản Nợ khác 3,640 11. Vốn và các quỹ TCTD 17,658 12. Tiền vay NHNN 1,800 Yêu cầu: Lập bảng cân đối của các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trên Bài 3: Ngày 31/12/2008 tại NHTM cổ phần Đông Á có các số liệu tổng hợp như sau: 1. Tiền gửi tại ngân hàng nhà nước 26,540 2. Tiền vay tổ chức tín dụng 30 3. Tài sản có khác 17,900 4. Tài sản nợ khác 175,000 5. Cho vay trong nước 250,000 6. Các giấy tờ có giá 40 7. Tiền mặt 3,850 8. Tài sản cố định 4,720 9. Tiền gửi của khách hang 120,000 10. Tiền gửi kho bạc nhà nước 1,800 11. Vốn và các quỹ của TCTD 6,140 Yêu cầu: Lập bảng cân đối của các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trên Bài 4: Ngày 31/12/2008 tại NHTM cổ phần Kỹ Thương có các số liệu tổng hợp như sau: Yêu cầu: Tìm giá trị X để bảng cân đối cuối năm cân bằng Bài 5: Ngày 31/12/2008 tại NHTM cổ phần Kiên Long có các số liệu tổng hợp như sau: 1. Các giấy tờ có giá 320,000 2. Cho vay trong nước 130,000 3. Tiền vay tổ chức tín dụng 1,800 4. Tài sản có khác X 5. Tài sản nợ khác 160,000 6. Tài sản cố định 3,200 7. Tiền gửi kho bạc nhà nước 200,000 8. Tiền mặt 220,000 9. Tiền gửi của khách hang 120,000 10. Vốn và các quỹ của TCTD 5,000 11. Tiền gửi tại ngân hàng nhà nước 15,000 Yêu cầu: Tìm giá trị X để bảng cân đối cuối năm cân bằng CHƯƠNG II: KẾ TOÁN NGHIỆP VỤ HUY ĐỘNG VỐN Bài số 1: Trong ngày, tại ngân hàng TMCP X có các nghiệp vụ về huy động vốn sau: 1. Bà N gửi tiết kiệm không kỳ hạn số tiền là: 10 tr đồng 2. Ông M gửi tiết kiệm kỳ hạn 6 tháng, số tiền là 50 tr đồng 3. Khách hàng Q gửi tiết kiệm kỳ hạn 3 tháng, số tiền là: 5,000 USD 4. Công ty xuất nhập khẩu nộp tiền bán hàng 200 triệu đồng vào tài khoản tiền gửi thanh toán. 5. Công ty dệt nộp 100 tr đ vào tài khoản tiền gửi kỳ hạn 3 tháng. 6. Công ty ngoại thương nộp 10,000 USD vào tài khoản tiền gửi thanh toán bằng ngoại tệ. 7. Tính lãi tài khoản tiền gửi thanh toán cho doanh nghiệp X, số tiền 5 triệu đồng. Yêu cầu nhập vốn. 8. Bà M đến nhận tiền gửi tiết kiệm 6 tháng đã đáo hạn, số tiền 50 trđ, lãi suất 1% tháng. NH đã hạch toán lãi phải trả 5 tháng. 9. NH phát hành 50 kỳ phiếu, mệnh giá 2 triệu, lãi trả sau, phát hành ngang giá thu bằng tiền mặt. 1. Tiền mặt 220,000 2. Các giấy tờ có giá 40,000 3. Tiền gửi tại ngân hàng nhà nước 15,000 4. Cho vay trong nước 130,000 5. Tiền gửi của khách hang 120,000 6. Tiền vay tổ chức tín dụng 1,800 7. Tài sản có khác X 8. Tài sản nợ khác 160,000 9. Tài sản cố định 3,200 10. Tiền gửi kho bạc nhà nước 78,000 11. Vốn và các quỹ của TCTD 5,000 10.NH phát hành 100 trái phiếu 2 năm, mệnh giá 5 triệu đ, lãi trả sau, chiết khấu 20,000 trđ/ trái phiếu. Thu bằng tiền mặt 11.NH phát hành 200 chứng chỉ tiền gửi, mệnh giá 2 triệu, lãi trả trước, kỳ hạn 3 tháng, lãi suất trả trước 0,8%/tháng. Thu bằng tiền mặt 12.NH phát hành 100 trái phiếu, kỳ hạn 2 năm, mệnh giá 2 triệu, lãi trả trước, lãi suất trả 10%/năm, chiết khấu 10,000 đ/ trái phiếu, thu bằng tiền mặt, thu bằng tiền gửi thanh toán có kỳ hạn. 13.NH phát hành 1,000 trái phiếu, kỳ hạn 2 năm, mệnh giá 1 triệu, lãi trả trước, lãi suất trả trước 10%/ năm, phụ trội 10,000 đ/ trái phiếu. Thu bằng tiền mặt, thu bằng tiền gửi thanh toán không kỳ hạn. 14.Phân bổ chiết khấu của một đợt phát hành trái phiếu 2 năm trước đây cho kỳ hạn này là 300,000 đ 15.Phân bổ phụ trội của đợt phát hành chứng chỉ tiền gửi trước đây là 500,000 đồng 16.Tính lãi phải trả hàng tháng cho trái phiếu mệnh giá 2 triệu, số lượng phát hành là 100, kỳ hạn 2 năm, lãi suất 12%/năm, trả lãi theo định kỳ 6 tháng. 17.Phân bổ lãi trả trước (Hàng tháng ) đối với 50 chứng chỉ tiền gửi kỳ hạn 6 tháng, tổng số lãi trả trước là 6 triệu. 18.Trả lãi bằng tiền mặt cho đợt phát hành trái phiếu kỳ hạn 2 năm, trả lãi 6 tháng 1 lần, mệnh giá 2 triệu, số lượng 100 trái phiếu, lãi suất 11%/ năm 19.Thanh toán 100 trái phiếu, mệnh giá 2 tr, lãi trả trước bằng tiền mặt 20.Thanh toán 50 chứng chỉ tiền gửi, mệnh giá 2 triệu, kỳ hạn 6 tháng, lãi suất 0,8%/ tháng, lãi trả sau, trả bằng tiền mặt, NH đã hạch toán lãi phải trả 5 tháng Yêu cầu: Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trên và giải thích (Nếu cần) Bài số 2: Trong ngày, tại ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Eximbank có các nghiệp vụ sau: 1. Bà K gửi tiết kiệm không kỳ hạn số tiền là: 10 tr đồng 2. Định kỳ, bà K đến nhận lãi tiền gửi, lãi suất 0,38%/ tháng và ngân hàng đã trả bằng tiền mặt. 3. Khách hàng M gửi tiết kiệm kỳ hạn 3 tháng, số tiền là: 5,000 USD 4. Đến kỳ hạn thanh toán lãi, ngân hàng tính lãi phải trả cho khách hàng M (Khách hàng chưa đến làm thủ tục thanh toán lãi) lãi suất 1%/tháng. 5. NH phát hành 500 trái phiếu, kỳ hạn 2 năm, mệnh giá 1 triệu, lãi trả trước, lãi suất trả trước 10%/ năm, phụ trội 10,000 đ/ trái phiếu. Thu bằng tiền mặt 6. Khách hàng M đến nhận số tiền cả vốn vốn lẫn lãi số tiền gửi lãi suất 1%/tháng. 7. Công ty ngoại thương nộp 5,000 USD vào tài khoản tiền gửi thanh toán bằng ngoại tệ. 8. Bà Lệ yêu cầu ngân hàng chuyển số tiền gửi tiết kiệm sang tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn số tiền là: 100 tr 9. NH phát hành 200 chứng chỉ tiền gửi, mệnh giá 1 triệu, lãi trả trước, kỳ hạn 3 tháng, lãi suất trả trước 0,8%/tháng. Thu bằng tiền mặt. 10.Bà Hoà đến nhận tiền gửi tiết kiệm 3 tháng đã đáo hạn, số tiền 200 trđ, lãi suất 1% tháng. NH đã hạch toán lãi phải trả 2 tháng 11.Công ty TNHH Phú Gia gửi tiền gửi thanh toán số tiền là:200,000,000. 12.Công ty Phú Gia UNC trả cho khách hàng C tại ngân hàng Quân đội số tiền là: 100 tr. (Hai ngân hàng có các nghiệp vụ thanh toán bù trừ) 13.Ông Hùng gửi tiền tiết kiệm định kỳ 12 tháng số tiền là 20 triệu, đồng thời nhận lãi tiền tiết kiệm số tiền là: 2,000,000. 14.Thu tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn 6 tháng số tiền là: 4.000 USD của bà Hoa 15.Ngân hàng tính lãi phải trả cho số tiền gửi tiết kiệm của bà Hoa lãi suất 1%/tháng. 16.NH phát hành 200 trái phiếu, kỳ hạn 2 năm, mệnh giá 2 triệu, lãi trả trước, lãi suất trả trước 10%/năm, chiết khấu 10,000 đ/ trái phiếu, thu bằng tiền mặt. 17.Phân bổ chiết khấu của một đợt phát hành trái phiếu 2 năm trước đây cho kỳ hạn này là 300,000 đ 18.Phân bổ phụ trội của đợt phát hành chứng chỉ tiền gửi trước đây là 500,000 đồng 19.Tính lãi phải trả hàng tháng cho trái phiếu mệnh giá 2 triệu, số lượng phát hành là 200, kỳ hạn 2 năm, lãi suất 12%/năm, trả lãi theo định kỳ 6 tháng. 20.Trả lãi cho khách hàng mua trái phiếu mệnh giá 2 triệu, số lượng phát hành là 200, kỳ hạn 2 năm, lãi suất 12%/năm, trả lãi theo định kỳ 6 tháng. 21.Phân bổ lãi trả trước (Hàng tháng ) đối với 200 chứng chỉ tiền gửi kỳ hạn 6 tháng, tổng số lãi trả trước là 12 triệu. Yêu cầu: Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trên và giải thích (Nếu cần) Biết rằng 1USD = 17,500 đồng Bài số 4: Trong ngày, tại ngân hàng Đầu tư & phát triển Đà Nẵng có các nghiệp vụ sau: 1. Bà Ngô Bình gửi tiết kiệm có kỳ hạn 6 tháng số tiền là: 20,000 USD 2. Định kỳ, bà Ngô Bình đến nhận lãi tiền gửi, lãi suất 0,38%/ tháng và ngân hàng đã trả bằng tiền mặt. 3. NH phát hành 500 trái phiếu, kỳ hạn 2 năm, mệnh giá 100USD, lãi trả trước, lãi suất trả trước 10%/ năm, phụ trội 1USD/ trái phiếu. Ngân hàng đã thu tiền của khách hàng 4. Cô Ngô My gửi tiền gửi tiết kiệm có hạn số tiền là: 4,000 USD, đồng thời bà My rút tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn số tiền là: 200,000,000 đồng, lãi suất là 500,000 đã trả bằng tiền mặt 5. Công ty An Bình gửi tiền gửi thanh toán vào TK tiền gửi số tiền là: 500,000,000. Đồng thời công ty An Bình Uỷ nhiệm chi sang ngân hàng Kỹ thương trả cho công ty Quốc Huy số tiền là: 300.000.000 đồng (Hai ngân hàng không có nghiệp vụ thanh toán bù trừ) 6. Công ty An Bình rút tiền mặt ra khỏi tài khoản số tiền là: 50,000,000 đồng. Đồng thời Công ty An Bình Uỷ nhiệm chi trả cho Công ty Quốc Đạt số tiền là: 30,000,000 trong cùng hệ thống ngân hàng. 7. Ngân hàng tính phí chuyển khoản cho công ty An Bình số tiền là: 550,000 đồng bao gồm VAT. Thu vào tiền gửi thanh toán của khách hàng 8. Bà Ngô Bình đến nhận tiền gửi tiết kiệm 6 tháng đã đáo hạn, số tiền 20,000 USD, lãi suất 1% tháng. NH đã hạch toán lãi phải trả 5 tháng. 9. Công ty An Phú nhận được giấy báo có của Ngân hàng Đầu tư số tiền: 300,000,000 đồng. Số tiền đó cho Công ty Mỹ Linh chuyển sang từ ngân hàng Nông Nghiệp. Hai ngân hàng trên không có nghiệp vụ thanh toán bù trừ. 10.NH phát hành 500 trái phiếu, kỳ hạn 1 năm, mệnh giá 2 triệu, lãi trả trước, lãi suất trả trước 10%/năm, chiết khấu 10,000 đ/ trái phiếu, thu bằng tiền mặt. 11.Định kỳ hàng tháng, ngân hàng phân bổ số tiền chiết khấu cho đợt phát hành 500 trái phiếu trên, đồng thời phân bổ lãi phải trả NV 10. 12.Ngân hàng hàng mua lại 500 trái phiếu đã phát hành nv 10. 13.Ngân hàng tính lãi phải trả cho Công ty An bình số tiền là: 1,000,000 đồng và nhập vào vốn cho khách hàng. 14.NH phát hành 200 trái phiếu, kỳ hạn 2 năm, mệnh giá 100 USD, lãi trả trước, lãi suất trả trước 10%/năm, phụ trội 10 USD/ trái phiếu, đã thu tiền của khách hàng 15.Phân bổ phụ trội của một đợt phát hành trái phiếu 2 năm trước đây cho kỳ hạn này là 2,000 USD 16.Hàng tháng phân bổ số tiền lãi trả trước đối với đợt phát hành trái phiếu 200 trái phiếu trên, mệnh giá là: 100 USD, lãi suất 10% năm. Kỳ hạn 2 năm. 17.NH phát hành 400 trái phiếu, kỳ hạn 2 năm, mệnh giá 50 USD, lãi trả sau, lãi suất 10%/năm, phụ trội 10 USD/ trái phiếu, đã thu tiền của khách hàng 18.Tính lãi phải trả hàng tháng cho trái phiếu mệnh giá 50 triệu, số lượng phát hành là 400, kỳ hạn 2 năm, lãi suất 12%/năm, trả lãi theo định kỳ 6 tháng. 19.Phân bổ phụ trội cho khách hàng số tiền là: 5,000,000 đồng. Yêu cầu: Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trên và giải thích (Nếu cần) Biết rằng 1USD= 17,200 đồng Chương III: KẾ TOÁN NGHIỆP VỤ TÍN DỤNG, NGHIỆP VỤ CHIẾT KHẤU THƯƠNG PHIẾU VÀ GIẤY TỜ CÓ GIÁ Bài số 1: Tại ngân hàng X có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh sau: 1. Khách hàng A rút tiền vay ngắn hạn 100 tr đ, tài sản thế chấp trị giá 150 tr đồng 2. Công ty N được giải ngân hợp đồng vay ngắn hạn 300 trđ, Công ty này yêu cầu: a. Rút tiền mặt 20 tr b. Cấp một séc chuyển tiền 100 tr c. Bảo chi một tờ séc 50 tr d. Nộp UNC trả cho người bán là Cty Q, có tài khoản tại ngân hàng cùng một hệ thống số tiền còn lại Công ty N thế chấp tài sản trị giá là 400 tr đ 3. Công ty B lập UNC trả nợ và lãi vay đến hạn. nợ gốc là 200 tr, kỳ hạn vay là 6 tháng, lãi suất 1,2% tháng. NH đã hạch toán lãi phải thu 5 tháng. Khi vay khách hàng thế chấp tài sản trị giá 300 tr đ 4. Khoản vay ngắn hạn của khách hàng C, nợ gốc 200 tr, lãi suất 1,2%/ tháng, trả lãi theo định kỳ 3 tháng. Đến hạn thanh toán lãi, khách hàng không trả lãi đúng hạn, khoản nợ gốc được xếp vào nhóm 2 “ Nợ cần chú ý”, ngân hàng đã hạch toán lãi phải thu 2 tháng. 5. Hạch toán lãi phải thu của các khoản cho vay ngắn hạn đã được xếp vào nhóm 3, dư nợ là 100 tr đ, lãi suất 1,3%/tháng. 6. Thu khoản lãi cho vay ngắn hạn của khách hàng X đang hạch toán ngoại bảng (Đã chuyển vào nhóm 2) là 5 triệu đồng bằng tiền mặt. 7. Thu được khoản lãi cho vay trước đây (Đã hạch toán phải thu nhưng do quá hạn nên đã được hạch toán vào chi phí khác là 8 tr), số lãi ngoai bảng là 10 tr, khách hàng lập UNC nộp vào ngân hàng. 8. Hạch toán lãi phải thu của các khoản cho vay ngắn hạn, dư nợ gốc đủ tiêu chuẩn là 250 tr, lãi suất 1,3%/ tháng. 9. Khoản vay ngắn hạn của khách hàng D, số tiền 210 triệu, trước đây đã hạch toán vào TK “Nợ có khả năng mất vốn”, nay được xử lý: - Gán xiết nợ, chuyển quyền sở hữu tài sản cầm cố cho ngân hàng với giá trị thoả thuận 150 tr, tài sản này trước đây được ngân hàng thẩm định giá trị 210 triệu tại thời điểm vay. - Phát mãi tài sản thế chấp, thu 140 triệu tiền mặt - Dự phòng cụ thể của khoản vay: 20 triệu - Xử lý từ dự phòng chung là 30 - Số còn lại được bù đắp từ quỹ dự phòng tài chính. 10.Thu được khoản nợ gốc dự phòng đã xử lý là 30 tr đ bằng tiền mặt 11.Khách hàng X được thoả thuận một hạn mức tín dụng 6 tháng là 200 tr đ, theo phương thức cho vay 2 tài khoản, ở thời điểm hiện tại (Trong thời gian duy trì hạn mức), số dư trên tài khoản 4211.X là 100 trđ, khách hàng X lập UNC số tiền 250 tr đ để trả cho một người bán có tài khoản tại một NHTM cùng hệ thống 12.Cùng ngày, khách hàng X nộp UNT cùng với chứng từ hàng hoá nhờ thu hộ tiền bán hàng cho Cty S, (Có tài khoản cùng hệ thống ngân hàng) số tiền 200 tr 13.Nhận được bảng nộp séc kèm séc chuyển khoản do NH cùng hệ thống chuyển sang, Séc do công ty K ký phát trước đây, số tiền 200 triệu, Công ty K được NH thoả thuận cấp hạn mức tín dụng (Theo phương thức 1 tài khoản) là 150 tr đ, Số dư hiện tại tài khoản vãng lai của Cty K là 100 tr đ 14.Cuối ngày, chuyển số dư nợ tài khoản vãng lai của khách hàng Q là 50 triệu vào Tài khoản cho vay khác 15.Tính lãi số tiền vay của khách hàng Q trong tháng là 2 tr đồng Yêu cầu: Định khoản và giải thích các nghiệp vụ (Nếu cần). Các thủ tục hợp lệ, số dư đã đủ khả năng thanh toán Bài 2: Tại ngân hàng X, có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh như sau: 1. Công ty N đề nghị chiết khấu các hối phiếu nhận nợ, mệnh giá là 200 tr. Lãi vay chiết khấu thoả thuận là: 1,1%/mệnh giá, phí chiết khấu gồm VAT là 0,33%/mệnh giá. Khách hàng đề nghị giải ngân bằng tiền mặt. 2. Khách hàng Y đề nghị chiết khấu giấy tờ có giá: Tổng mệnh giá giấy tờ có giá 200 triệu, giá trị hiện tại hoá qua chiết khấu của các giấy tờ có giá là 180 tr, phí hoa hồng chiết khấu là 0,22% (Gồm VAT) trên mệnh giá. NH Đồng ý, khách hàng yêu cầu chuyển tiền vào tài khoản tiền gửi thanh toán. 3. Tính lãi phụ thu và phí phải thu đối với hối phiếu nhận nợ mà khách hàng đem chiết khấu. Mệnh giá 100 tr, thời hạn chiết khấu là 2 tháng, lãi suất chiết khấu là 1,2% /tháng. Phí chiết khấu là: 0,22% (Gồm VAT). 4. Số hối phiếu nhận nợ của ngân hàng nhận chiết khấu trước đây đã đáo hạn, tổng mệnh giá là 300 tr, lãi vay chiết khấu là 1,2%/tháng trên mệnh giá, thời hạn chiết khấu là 2 tháng, phí chiết khấu là 0,22% (Gồm thuế VAT10%). Người phát hành thanh toán bằng tiền mặt. 5. Ngân hàng mua tài sản về để cho thuê tài chính, giá trị tài sản là 500 tr, thanh toán bằng tài khoản tiền gửi tại ngân hàng nhà nước 6. Ngân hàng xuất tài sản giá trị là 2tỷ đồng để giao cho Cty Z thuê tài chính theo hợp đồng đã ký kết trước đây, giá trị hợp đồng thuê trước đây là 2,1 tỷ đồng, phân bổ nhiều lần. 7. Khách hàng thuê tài chính Q lập uỷ nhiệm chi thanh toán tiền gốc và lãi thuê theo định kỳ, tiền gốc là 100 tr, tiền lãi là 30 tr đồng. 8. Đáo hạn hợp đồng thuê tài chính, NH làm thủ tục xuất tài sản để bàn giao quyền sở hữu cho công ty F, giá trị tài sản bán thu được tiền mặt là là 2,2 tỷ đồng. Tổng nguyên giá là 10 tỷ. 9. Công ty X được NH chấp nhận bảo lãnh thanh toán để mua hàng, số tiền 300 tr, ngân hàng chấp thuận, khách hàng trích tiền gửi để ký quỹ 50 triệu, phí bảo lãnh là 0,25%/tổng giá trị. Cầm cố một tài sản trị giá 300 tr 10.Khoản bảo lãnh của công ty B, số tiền 200 tr, đến kỳ hạn thanh toán, khách hàng không trả được nợ. Người thụ hưởng có tài sản tại một ngân hàng cùng hệ thống. NH X phải trả thay, Công ty B trước đây đã ký qũy 60 triệu, tài khoản tiền gửi còn 50 tr. 11.Khoản cho vay công ty M trước đây khách hàng không trả được nợ , và lãi đúng hạn, được ngân hàng phân loại vào nhóm 3, lãi 3 triệu (Đang hạch toán ngoại bảng), gốc còn lại là 100 tr được ngân hàng đánh giá là nợ tốt chuyển về nhóm 1. Yêu cầu: Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trên, và giải thích, Các thủ tục khác hợp lý và các tài khoản đủ khả năng thanh toán Bài số 3: Ngày 11/08/2009 tại ngân hàng CT Đà Nẵng có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh như sau: 1. Khách hàng A vay ngắn hạn, được giải ngân số tiền là: 50 tr. Khách hàng rút tiền mặt 500.000, số còn lại trả cho khách hàng B (Có tài khoản thanh toán tại ngân hàng Công Thương Quảng Nam) Khách hàng A thế chấp một tài sản trị giá 100 tr đồng 2. Công ty T lập UNC trích tài khoản tiền gửi thanh toán để trả nợ vay ngắn hạn, số tiền vay là 500 tr, ngày vay là 11/06/2009, hạn trả nợ là 11/09/2009, lãi suất vay là: 1,2%/tháng. Số lãi đã được hạch toán phải thu 1 tháng Khi vay, khách hàng cầm cố một tài sản trị giá 800 tr 3. Trong hồ sơ vay ngắn hạn của nhà máy B, có một món vay đã chuyển sang nhóm 2, nợ gốc là 1,5 tỷ đồng, lãi đang hoạch toán ngoại bảng là 500 tr. đến thời điểm hiện tại, tài khoản tiền gửi của nhà máy bia đã đủ khả năng thanh toán. NH đã thu cả nợ gốc và lãi Khi vay, khách hàng thế chấp tài sản trị giá 2,5 tỷ đồng 4. Cty X đã được ngân hàng thoả thuận mức tín dụng là 5 tỷ. hình thức cho vay theo một tài khoản. Trong ngày công ty yêu cầu như sau: - Nộp giấy lĩnh tiền mặt số tiền là: 200 tr - Đề nghị cấp séc chuyển tiền là 1 tỷ đứng tên Ông N là cán bộ của công ty được xử dụng tại ngân hàng Công Thương Hà Nội Các thủ tục hợp lệ, số dư tài khoản tiền gửi vãng lai là 500 tr 5. Công ty Y lập UNC thanh toán lãi vay ngắn hạn theo định kỳ trong hợp đồng, số tiền lãi mà công ty phải trả là 1 tỷ, ở thời điểm thoả thuận, số dư trên tài khoản tiền gửi của Công ty là 600 tr Ngân hàng đã hạch toán số dư dồn tích là 800,000,000 Yêu cầu: Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh (Các thủ tục hợp lệ, số dư các tài khoản đủ hoạt động) Bài số 4 Ngày 30/08/2009 tại ngân hàng CT Đà Nẵng có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh như sau: 1. Khách hàng A vay ngắn hạn, được giải ngân số tiền là: 100 tr. Khách hàng A thế chấp một tài sản trị giá 150 tr đồng 2. Ngân hàng chuyển khoản cho khách hàng B trị giá 30 triệu với hình thức vay, lãi suất 5%/ tháng thời hạn 5 tháng. 3. Trong hồ sơ vay ngắn hạn của nhà máy B, có một món vay đã chuyển sang nhóm 2, nợ gốc là 2 tỷ đồng, lãi đang hoạch toán ngoại bảng là 500 tr. đến thời điểm hiện tại, tài khoản tiền gửi của nhà máy bia đã đủ khả năng thanh toán. NH đã thu cả nợ gốc và lãi Khi vay, khách hàng thế chấp tài sản trị giá 2,5 tỷ đồng 1. Ngân hàng đã cho một công ty C vay một số vốn trị giá 230 tr đồng, tuy nhiên, đã quá hạn trả là 80 ngày, biết rằng công ty vay trong thời hạn là 6 tháng. 2. Ngân hàng đã tính lãi cho khách hàng B với số tiền vay trị giá 120 triệu, thời hạn 12 tháng lãi vay 8%/ năm, đồng thời đến thời hạn thanh toán khách hàng đã trả tiền cả gốc lẫn lãi bằng tiền mặt 3. Khách hàng trả lãi định kỳ với số tiền lãi là 80 triệu đồng bằng tài khoản tiền gửi thanh toán. 4. Đến ngày trả lãi ngày 04/04, công ty C vẫn chưa trả lãi và số tiền phải thanh toán là 50 tr đồng. 5. Đến ngày trả lãi ngày 10/04, công ty C đến thanh toán số tiền lãi là 50 tr đồng Bài số 5 Ngày 31/08/2009 tại ngân hàng TMCP Đông Á Đà Nẵng có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh như sau: 1. Công ty A chuyển chứng từ hàng xuất cho NH để ck có truy đòi vơi số tiền là 40 tr đồng với ls chiết khấu là 5%. 2. Nhận được giấy báo Có với số tiền là 40 tr đồng từ nước ngoài 3. Khi nhận được giấy báo Có tại ngân hàng từ nước ngoài chuyển về với số tiền là 45 triệu đồng 4. Lãi thu được từ việc chiết khấu là 500,000 đồng, và phí từ dịch vụ là 300,000 đồng với thuế VAT 10%, thu bằng tiền gửi NH của khách hàng. 5. NH đã không thu được số tiền trị giá 40 triệu đồng và ngân hàng đã thu của khách hàng. 6. Đến lúc đáo hạn, bán lô gtcg có mệnh giá là 50 triệu, lãi suất chiết khấu là 8%, phí chiết khấu là 1000.000 đồng, VAT 10% thu bằng tiền mặt Yêu cầu: Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trên, và giải thích, Các thủ tục khác hợp lý và các tài khoản đủ khả năng thanh toán Bài 6 Tại ngân hàng X, có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh như sau: 1. Công ty N đề nghị chiết khấu các hối phiếu nhận nợ, mệnh giá là 300 tr. Lãi vay chiết khấu thoả thuận là: 1,1%/mệnh giá, phí chiết khấu gồm VAT là 0,33%/mệnh giá. Khách hàng đề nghị giải ngân bằng tiền mặt 2. Khách hàng Y đề nghị chiết khấu giấy tờ có giá: Tổng mệnh giá giấy tờ có giá 210 triệu, giá trị hiện tại hoá qua chiết khấu của các giấy tờ có giá là 190 tr, phí hoa hồng chiết khấu là 0,22% (Gồm VAT) trên mệnh giá. NH Đồng ý, khách hàng yêu cầu chuyển tiền vào tài khoản tiền gửi thanh toán. 3. Tính lãi phụ thu và phí phải thu đối với hối phiếu nhận nợ mà khách hàng đem chiết khấu. Mệnh giá 100 tr, thời hạn chiết khấu là 2 tháng, lãi suất chiết khấu là 1,2% /tháng. Phí chiết khấu là: 0,22% (Gồm VAT) 4. Số hối phiếu nhận nợ của ngân hàng nhận chiết khấu trước đây đã đáo hạn, tổng mệnh giá là 300 tr, lãi vay chiết khấu là 1,2%/tháng trên mệnh giá, thời hạn chiết khấu là 2 tháng, phí chiết khấu là 0,22% (Gồm thuế VAT). Người phát hành thanh toán bằng tiền mặt 5. Ngân hàng mua tài sản về để cho thuê tài chính, giá trị tài sản là 500 tr, thanh toán bằng tài khoản tiền gửi tại ngân hàng nhà nước 6. Ngân hàng xuất tài sản giá trị là 2tỷ đồng để giao cho Cty Z thuê tài chính theo hợp đồng đã ký kết trước đây, giá trị hợp đồng thuê trước đây là 2,01 tỷ đồng 7. Khách hàng thuê tài chính Q lập uỷ nhiệm chi thanh toán tiền gốc và lãi thuê theo định kỳ, tiền gốc là 100 tr, tiền lãi là 30 tr đồng. 8. Đáo hạn hợp đồng thuê tài chính, NH làm thủ tục xuất tài sản để bàn giao quyền sở hữu cho công ty F, giá trị tài sản là 2,2 tỷ đồng. 9. Công ty X được NH chấp nhận bảo lãnh thanh toán để mua hàng, số tiền 300 tr, ngân hàng chấp thuận, khách hàng trích tiền gửi để ký quỹ 50 triệu, phí bảo lãnh là 0,25%. Cầm cố một tài sản trị giá 300 tr 10.Khoản bảo lãnh của công ty B, số tiền 200 tr, đến kỳ hạn thanh toán, khách hàng không trả được nợ. Người thụ hưởng có tài sản tại một ngân hàng cùng hệ thống. NH X phải trả thay, Công ty B trước đây đã ký qũy 60 triệu, tài khoản tiền gửi còn 50 tr. 11.Khoản cho vay công ty M trước đây khách hàng không trả được nợ , và lãi đúng hạn, được ngân hàng phân loại vào nhóm 3, lãi 3 triệu (Đang hạch toán ngoại bảng), gốc còn lại là 100 tr được ngân hàng đánh giá là nợ tốt chuyển về nhóm 1. Yêu cầu: Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trên, và giải thích, Các thủ tục khác hợp lý và các tài khoản đủ khả năng thanh toán Bài số 7: Ngày 11/08/2009 tại ngân hàng CT Đà Nẵng có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh như sau: 1. Khách hàng A vay ngắn hạn, được giải ngân số tiền là: 50 tr. Khách hàng rút tiền mặt 500.000, số còn lại trả cho khách hàng B (Có tài khoản thanh toán tại ngân hàng Công Thương Quảng Nam) Khách hàng A thế chấp một tài sản trị giá 100 tr đồng 2. Công ty T lập UNC trích tài khoản tiền gửi thanh toán để trả nợ vay ngắn hạn, số tiền vay là 500 tr, ngày vay là 11/06/2009, hạn trả nợ là 11/09/2009, lãi suất vay là: 1,2%/tháng. Số lãi đã được hạch toán phải thu 1 tháng Khi vay, khách hàng cầm cố một tài sản trị giá 800 tr 3. Trong hồ sơ vay ngắn hạn của nhà máy B, có một món vay đã chuyển sang nhóm 2, nợ gốc là 1,5 tỷ đồng, lãi đang hoạch toán ngoại bảng là 500 tr. đến thời điểm hiện tại, tài khoản tiền gửi của nhà máy bia đã đủ khả năng thanh toán. NH đã thu cả nợ gốc và lãi Khi vay, khách hàng thế chấp tài sản trị giá 2,5 tỷ đồng 4. Cty X đã được ngân hàng thoả thuận mức tín dụng là 5 tỷ. hình thức cho vay theo một tài khoản. Trong ngày công ty yêu cầu như sau: - Nộp giấy lĩnh tiền mặt số tiền là: 200 tr - Đề nghị cấp séc chuyển tiền là 1 tỷ đứng tên Ông N là cán bộ của công ty được xử dụng tại ngân hàng Công Thương Hà Nội Các thủ tục hợp lệ, số dư tài khoản tiền gửi vãng lai là 500 tr. 5. Công ty Y lập UNC thanh toán lãi vay ngắn hạn theo định kỳ trong hợp đồng, số tiền lãi mà công ty phải trả là 1 tỷ, ở thời điểm thoả thuận, số dư trên tài khoản tiền gửi của Công ty là 600 tr Ngân hàng đã hạch toán số dư dồn tích là 800,000,000 Yêu cầu: Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh (Các thủ tục hợp lệ, số dư các tài khoản đủ hoạt động). CHƯƠNG IV: KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH, CÔNG CỤ LAO ĐỘNG TRONG NGÂN HÀNG Câu 1: Vào ngày 30 tháng 10 năm 2009, ngân hàng TMCP Kỹ thương Đà Nẵng có nghiệp vụ kinh tế phát sinh như sau: 1. Ngân hàng mua một chiếc xe Tôyta chở tiền, giá mua là 620,000,000 đồng và đã trả bằng tiền mặt. TSCĐ này được mua bằng nguồn vốn Quỹ đầu tư của Ngân hàng, theo sự giám định của nhân viên kỹ thuật thì giá trị còn lại của Xe là 95% so với lúc mới. Thuế GTGT nộp 10% tính trên giá mua. 2. Ngân hàng mua một chiếc xe mới giá mua là: 300,000,000 đồng trả bằng tiền gửi NHNN, vốn mua xe do ngân sách nhà nước cấp. Xe dành riêng cho bộ phận kinh doanh vàng bạc, ngoại tệ. Thuế VAT 10% so với giá mua. 3. Ngân hàng mua một tài sản cố định, giá mua ghi trên hoá đơn là: 300,000,000 đồng, chi phí vận chuyển là: 3,000,000 đồng trả bằng tiền mặt. Tài sản này đã hao mòn 5%, TSCĐ này được NH mua bằng TGNH nhà nước từ nguồn vốn do cấp trên cấp phát, thuế VAT là 10% giá mua và chi phí mua. 4. Trích 60,000,000 đồng khấu hao cơ bản TSCĐ. Mặc khác ngân hàng mua thêm TSCĐ mới, giá mua trên hoá đơn là: 400,000,000 đồng trả bằng TGNH, chi phí vận chuyển là: 2,000,000 đồng. TSCĐ này đã khấu hao 5%, tài sản này được mua bằng nguồn vốn Quỹ đầu tư phát triển của ngân hàng. Thuế VAT được tính là 10% 5. Chi nhánh chính ngân hàng TMCP Kỹ thương cấp cho chi nhánh Quảng Nam 1 tài sản trị giá: 500,000,000 đã hao mòn là: 30,000,000. 6. Ngân hàng xuất tài sản giá trị là 2tỷ đồng để giao cho Cty Z thuê tài chính theo hợp đồng đã ký kết trước đây, giá trị hợp đồng thuê trước đây là 2,1 tỷ đồng. 7. Ngân hàng tính chi phí khấu hao một tài sản mua ngày 01/09/2009 ngân hàng mua 1 TSCĐ với nguyên giá là: 300,000,000 đồng, tài sản trên được tính khấu hao 5 năm. 8. Ngân hàng hội sở chuyển nhượng cho Ngân hàng chi nhánh một tài sản trị giá: 200,000,000 đồng, yêu cầu: - Hạch toán tại hội sở - Hạch toán tại chi nhánh 9. Ngân hàng TMCP Đông Á chuyển nhượng cho Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương 1 tài sản số tiền là: 450,000,000, tài sản đó đã hao mòn 5%, và đã thu bằng tiền gửi thanh toán. 10.Ngân hàng thanh lý một tài sản cố định đã mua năm 2007 số tiền là: 500,000,000 đồng. Chi phí vận chuyển thanh lý là: 3,000,000. TSCĐ trên đã khấu hao 350,000,000. Khi thanh lý thu được số tiền là: 200,000,000 đồng. 11.Khi mua chiếc xe Toyota, ngân hàng đã phải bỏ ra 30,000,000 tr đồng để sửa chữa lớn TSCĐ. 12.Định kỳ, ngân hàng phân bổ chi phí sửa chữa, số tiền là: 5,000,000 13.Đánh giá lại 1 TSCĐ hữu hình tăng nguyên giá gấp 3 lần, nguyên giá là 80,000,000 đồng, khấu hao 10,000,000 14.Thanh lý TSCĐ hữu hình, nguyên giá 100,000,000 đồng, đã hao mòn 95,000,000, chi phí thanh lý là 800,000 đồng. TSCĐ trên chuyển thành CCLĐ để tiếp tục sử dụng, phân bổ 1 lần. 15.Thanh lý TSCĐ hữu hình, nguyên giá 230,000,000 đồng, đã hao mòn 220,000,000, chi phí thanh lý là 800,000 đồng. Thu hồi tiền bán TSCĐ là: 1,800,000 đồng Yêu cầu: Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trên, và giải thích, Các thủ tục khác hợp lý và các tài khoản đủ khả năng thanh toán Câu 2: Vào ngày 30 tháng 10 năm 2009, ngân hàng TMCP Kỹ thương có nghiệp vụ kinh tế phát sinh như sau: 1. Ngân hàng mua một chiếc xe Camry chở tiền, giá mua là 1,000,000,000 đồng và đã trả bằng tiền mặt. TSCĐ này được mua bằng nguồn vốn Quỹ đầu tư của Ngân hàng, theo sự giám định của nhân viên kỹ thuật thì giá trị còn lại của Xe là 95% so với lúc mới. Thuế GTGT nộp 10% tính trên giá mua. 2. Ngân hàng thanh lý một tài sản cố định đã mua năm 2008 số tiền là: 400,000,000 đồng. Chi phí vận chuyển thanh lý là: 5,000,000. TSCĐ trên đã khấu hao 390,000,000. Khi thanh lý thu được số tiền là: 10,000,000 đồng 3. Ngân hàng mua một chiếc xe mới giá mua là: 450,000,000 đồng trả bằng tiền gửi NHNN, vốn mua xe do ngân sách nhà nước cấp. Xe dành riêng cho bộ phận kinh doanh vàng bạc, ngoại tệ. Thuế VAT 10% so với giá mua. 4. Chi nhánh chính ngân hàng TMCP Kỹ thương cấp cho chi nhánh Quảng Nam 1 tài sản trị giá: 500,000,000 (Tài sản cố định này mới mua) 5. Ngân hàng tính chi phí khấu hao một tài sản mua ngày 01/08/2009 ngân hàng mua 1 TSCĐ với nguyên giá là: 400,000,000 đồng, tài sản trên được tính khấu hao 5 năm. 6. Ngân hàng hội sở chuyển nhượng cho Ngân hàng chi nhánh một tài sản trị giá: 400,000,000 đồng, yêu cầu: - Hạch toán tại hội sở - Hạch toán tại chi nhánh 7. Ngân hàng TMCP Đông Á chuyển nhượng cho Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương số tiền là: 450,000,000, tài sản đó đã hao mòn 10%, và đã thu bằng tiền gửi thanh toán. 8. Thanh toán bằng tiền mặt chi phí sửa chữa xe Camry số tiền là: 5,000,000 đồng, đã ứng trước tiền cho nhân viên trong công ty số tiền là: 4,000,000. 9. Định kỳ, ngân hàng phân bổ chi phí sửa chữa, số tiền là: 5,000,000 10.Thanh lý TSCĐ hữu hình, nguyên giá 210,000,000 đồng, đã hao mòn 200,000,000, chi phí thanh lý là 800,000 đồng. Khi bán thu được 25,000,000 đồng 11.Ngân hàng mua 1 quyền sử dụng đất trên đường Nguyễn Tri Phương số tiền là: 2 tỷ và đã trả bằng tiền mặt. Số tiền trên được thanh toán bằng nguồn vốn dự phòng tài chính. 12.Ngân hàng mua một quyền sử dụng bản quyền mạng của Công ty Vietkey, số tiền là 150,000,000 đồng thanh thanh toán bằng tiền gửi ngân hàng nhà nước. 13.Thanh lý TSCĐ hữu hình, nguyên giá 230,000,000 đồng, đã hao mòn 220,000,000, chi phí thanh lý là 800,000 đồng. Thu hồi tiền bán TSCĐ là: 1,800,000 đồng Yêu cầu: Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trên, và giải thích, Các thủ tục khác hợp lý và các tài khoản đủ khả năng thanh toán Câu 3: . hội sở cấp) CHƯƠNG V: KẾ TOÁN NGHIỆP VỤ THANH TOÁN QUA NGÂN HÀNG (THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT) Bài số 1: Ngày 15/10/Năm M tại ngân hàng NN tại tỉnh QN. vào ngân hàng cùng hệ thống (là ngân hàng đại lý thanh toán thẻ) bằng tiền mặt. 10.Nhận được dữ liệu về thanh toán thẻ tín dụng của khách hàng S từ ngân hàng

Ngày đăng: 01/07/2013, 21:13

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan