Tham luận dạy học môn Toán

5 1.4K 19
Tham luận dạy học môn Toán

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

PHÒNG GD HUYỆN BẮC YÊN Trường PTDT Nội Trú CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập- Tự do- Hạnh phúc –––––––***––––––– Bắc yên, ngày 18 tháng 02 năm 2008 THAM LUẬN VỀ PHƯƠNG PHÁP DẠY TỐT MÔN TOÁN Ở TRƯỜNG PTDT NỘI TRÚ. Họ và tên: §Æng §øc M¹nh Đơn vị: Trường PTDT Nội Trú- Bắc Yên- Sơn La Kính thưa các vị đại biểu khách quý ! Kính thưa các đồng chí đồng nghiệp ! Trường PTDT Nội Trú là một trường chuyên biệt có nhiệm vụ giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng thế hệ học sinh làm nòng cốt tạo nguồn cho các xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. Được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của Phòng GD, BGH nhà trường đặc biệt là các bạn đồng nghiệp đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình giảng dạy nhằm nâng cao chất lượng dạyhọc bộ môn Toán có kết quả cao. Với một trường đặc thù 100% đối tượng học sinh là người dân tộc ở các xã vùng sâu vùng xa. Nhận thức của học sinh trong việc học tập chưa được đề cao, sự chuyên cần trong học tập còn hạn chế. Do đó việc nâng cao hiệu quả giáo dục và giảng dạy bộ môn gặp nhiều khó khăn. Qua kết quả học tập năm học trước, tỷ lệ học sinh yếu kém môn Toán nói riêng và một số môn học khác nói chung còn nhiều. Đặc biệt việc áp dụng thực hiện đổi mới nội dung, phương pháp dạy học còn khó khăn bởi nhận thức của học sinh chậm, khó phát huy tính tích cực hoạt động của học sinh, học sinh còn học theo cách thụ động chưa chủ động nắm bắt kiến thức. Điều kiện sống của học sinh trước khi đến nhập học tại trường xuất phát từ những vùng, miền có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn, mặt bằng dân trí thấp.Từ những lý do đó khiến các em có hạn chế về nhận thức các lĩnh vực khoa học công nghệ, xã hội. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến nhận thức của học sinh đối với các môn học trong nhà trường đặc biệt là môn Toán. Bước sang thời kỳ đổi mới, để vận động theo kịp vòng quay của nền kinh tế thị trường, của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, của các cuộc đua tranh về trí tuệ nhân loại, đòi hỏi bản thân phải đổi mới trong đó có sự đổi mới về phương pháp dạy học, nhằm tìm ra biện pháp phù hợp với đối tượng HS trong nhà trường nhằm tạo ra những học sinh “ Vừa hồng, vừa chuyên”, năng động, sáng tạo đủ sức giải quyết nhưng vấn đề thực tiễn phát triển của đất nước. Kế thừa truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm tới sự nghiệp GD của đất nước nói chung và huyện Bắc Yên nói 1 riêng. Với những chủ truơng đường lối, chính sách đúng đắn nhà trường được cung cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ công tác giảng dạy, học tập. Đáp ứng sự quan tâm đó, bản thân tôi là một giáo viên phải cần nâng cao tinh thần trách nhiệm trong công tác giảng dạy, luôn tự học hỏi, trau dồi cả về lý luận chính trị và chuyên môn nghiệp vụ cần tìm ra các biện pháp dạy học cho riêng mình nhằm đạt kết quả tối ưu nhất. Học sinh cần phải tích cực, tự giác, chủ động trong việc học tập rèn luyện tu dưỡng đạo đức làm chủ được kiến thức trong các giờ học. Kính thưa các quý vị đại biểu cùng toàn thể các bạn đồng nghiệp ! Môn Toán có một vị trí rất quan trọng trong trường phổ thông, nó phối hợp với các môn khác và các hoạt động khác trong nhà trường và góp phần giáo dục toàn diện học sinh. Do vai trò to lớn của toán học trong đời sống khoa học kỹ thuật hiện đại nên các kiến thức và phương pháp toán học là công cụ thiết yếu giúp cho học sinh học tập tốt các môn học khác, giúp cho các em học sinh phát triển các năng lực tư duy và phẩm chất trí tuệ, rèn luyện óc trừu tượng, suy luận hợp lo gíc. Ngoài ra nó còn giúp cho học sinh tính cần cù nhẫn nại, tự lực tự cường, tính cẩn thận, chính xác…. Chính vì lẽ đó là một giáo viên Toán tôi nghĩ và cần làm cho học sinh nắm được một cách chính xác, vững chắc và có hệ thống những kiến thức và kỹ năng toán học phổ thông cơ bản, hiện đại và có năng lực vận dụng những tri thức đó vào đời sồng, lao động sản xuất, vào việc học tập các môn học khác. Qua thực tế giảng dạy ở trường PTDT Nội Trú dù tuổi nghề còn ít ỏi nhưng bản thân tôi luôn có mong muốn, trong mỗi giờ mình lên lớp, mình sẽ phải làm những gì? Làm như thế nào? Để học sinh hứng thú, học thật hiểu thật nhằm nâng cao chất lượng bộ môn mình đảm nhiệm. Đứng trước yêu cầu đó tôi luôn trăn trở và luôn tìm tòi ra các biện pháp nhằm truyền thụ kiến thức một cách nhanh nhất hiệu quả nhất. Để dạy tốt bộ môn Toán ngoài những việc như soạn bài, chuẩn bị đồ dùng dạy học, kiểm tra đánh giá theo đúng quy định, vào sổ điểm đầy đủ, lên lớp đúng giờ, giảng dạy theo đúng nội dung chương trình của ngành quy định mà cần hiểu biết sâu sắc về kiến thức cơ bản của bộ môn, cần có kỹ năng tốt trong giảng dạy, có phương pháp tốt và đúng với đặc trưng của bộ môn, nắm bắt được tâm sinh lý lứa tuổi và tình hình học tập của từng học sinh trong lớp, thường xuyên học hỏi tìm tòi nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ để nâng cao chất lượng và hiệu quả giảng dạy và giáo dục. Cần áp dụng đúng phương pháp dạy học đặc trưng của bộ môn nhằm giúp học sinh phát huy tính tích cực, tự giác chủ động sáng tạo, cần rèn cho học sinh thói quen khả năng tự học, tinh thần hợp tác, kỹ năng vận dụng kiến thức vào những tình huống khác nhau trong học tập và trong thực tiễn, tạo niềm tin, niềm vui hứng thú trong học tập. Cần làm cho học sinh hiểu “Học” là quá trình kiến tạo; Tức là HS tìm tòi, 2 khám phá, phát hiện, luyện tập, khai thác và sử lý thông tin, . Học sinh tự hình thành hiểu biết, năng lực và phẩm chất. Cần dạy cho học sinh cách tìm ra chân lý, cách học sao cho hiệu quả nhất đặc biệt là phương pháp tự học. Nếu rèn luyện được cho học sinh phương pháp tự học tự tìm tòi lời giải của bài toán thì sẽ tạo cho học sinh lòng ham học, khơi dậy nội lực vốn có trong mỗi học sinh, kết quả học tập của các em sẽ được nâng lên gấp bội. Ngoài ra khi giảng dạy người giáo viên phải quan tâm giúp đỡ các em và phải nắm bắt được tình hình học tập của từng em để trong khi giảng dạy có những câu hỏi và những bài tập phù hợp với nhận thức của từng em trong lớp. Cần có những câu hỏi gợi mở phù hợp đối với mỗi một kiến thức khó hoặc một bài tập khó. Cần thường xuyên kiểm tra tình hình tiếp thu của học sinh qua từng bài học từng chương và từng học kỳ để kịp thời bổ xung những kiến thức còn yếu còn thiếu cho các em, những phần kiến thức nào các em quên hoặc nhầm lẫn thì giáo viên cần yêu cầu các em về nhà tìm hiểu và nhắc lại kiến thức đó trong các bài học tiếp theo hoặc trong các buổi phụ đạo. Trong việc nâng cao chất lượng dạy học môn Toán ở trường tôi thấy việc cải tiến phương pháp dạy học có ý nghĩa rất quan trọng. Phương pháp dạy học Toán phải kích thích học sinh có sự hứng thú môm học, phải phát huy cao độ tư duy tích cực, độc lập sáng tạo, năng lực hoạt động nhận thức độc lập, năng lực tự học của học sinh. Do đó khi giảng dạy môn Toán tôi đã vận dụng linh hoạt nhiều phương pháp dạy học khác nhau, như phương pháp trực quan, phương pháp tìm tòi, phương pháp đàm thoại, phương pháp hợp tác trong nhóm nhỏ, phương pháp đặt và giải quyết vấn đề … Phương pháp trực quan rất cần thiết trong việc dạy học bộ môn Toán ở trường THCS, trong mọi dịp có thể được tôi đều sử dụng các vật thực và mô hình để minh hoạ cho các bài học. Khi dạy về các hình và tính chất các hình tôi luôn yêu cầu tìm những vật thực trong thực tế có những hình dạng đó, tính chất đó. Ví dụ: - Phần hình học không gian (Hình học lớp 8) ngoài những mô hình đã chuẩn bị tôi còn yêu cầu học sinh tìm những vật xung quanh mình có những hình dạng như hình vừa học để cho học sinh nắm rõ hơn. - Còn trong bài “Cung chứa góc” đây là một kiến thức rất khó và trừu tượng đối với các em học sinh vì vậy tôi cần dùng những dụng cụ trực quan để mô tả quỹ đạo chuyển động của điểm M trong bài toán. Như tôi đã nêu ở trên là trường 100% các em học sinh là người dân tộc thiểu số nên việc diễn đạt bằng lời còn rất nhiều hạn chế nên phương pháp dạy học vấn đáp đàm thoại được tôi sử dụng trong rất nhiều bài học, mục đích là nâng cao được chất lượng của giờ học bằng cách hỏi – đáp, đàm thoại giữa giáo viên và học sinh, rèn cho học sinh bản lĩnh tự tin, khả năng diễn đạt một vấn đề trước tập thể. Tuy nhiên muốn thực hiện được điều đó đòi hỏi người giáo viên phải xây dựng được một hệ thống câu hỏi phù hợp với yêu cầu của bài học, hấp dẫn và phù hợp với 3 từng đối tượng học sinh, xác định được vai trò chức năng của từng câu hỏi, mục đích hỏi các yếu tố kết nối các câu hỏi, thứ tự hỏi. Giáo viên cũng cần dự kiến các phương án trả lời của học sinh để có thể chủ động thay đổi hình thức, cách thức, mức độ hỏi, có thể dẫn dắt qua các câu hỏi phụ trách đơn điệu, nhàm chán, nặng nề, bế tắc; tạo hứng thú học tập của học sinh và sự hấp dẫn của giờ học. Để nâng cao chất lượng dạy Toán tôi còn trú trọng rèn luyện cho học sinh phương pháp tự học, tự nghiên cứu những kiến thức liên quan đến bài học hoặc đọc “Bài đọc thêm”, và mục “Có thể em chưa biết” hay những kiến thức nâng cao … giúp học sinh mở rộng và hiểu sâu thêm nội dung bài học và cách học. Ví dụ ở chương I (ĐS 9) có giới thiệu về sự phát triển của các công cụ tính toán, có bài đọc thêm “Tìm căn bậc ba bằng bảng tính và máy tính bỏ túi” ; Chương III (ĐS 9) có bài đọc thêm “Vài cách vẽ Parabol”, “Giải phương trình bậc hai bằng máy tính bỏ túi” Qua mục có thể em chưa biết học sinh được hiểu biết thêm về tiểu sử của một số nhà bác học như: G.Ga-li-lê. F.Vi-ét . Ngoài ra trong giảng dạy tôi còn thường xuyên sử dụng phương pháp dạy học hợp tác trong nhóm nhỏ giúp cho các em học sinh trong quá trình học tập được trao đổi, chia sẻ các băn khoăn, kinh nghiệm của bản thân, cùng nhau giúp đỡ nhau và xây dựng nhận thức mới. Bằng cách nói ra những điều đang nghĩ mỗi người có thể nhận rõ trình độ hiểu biết của mình về chủ đề được nêu ra, thấy mình cần học hỏi thêm được những thứ gì. Bài học trở thành quá trình học hỏi lẫn nhau chứ không phải là tiếp thu thụ động từ giáo viên. Phương pháp dạy học hợp tác trong nhóm nhỏ còn kết hợp với phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề, trong phương pháp này học sinh vừa nắm được tri thức mới, vừa nắm được phương pháp chiếm lĩnh các tri thức đó, phát triển tư duy tích cực sáng tạo, được chuẩn bị một năng lực thích ứng với đời sống XH. Kết hợp hai phương pháp này nhằm phát huy hiệu quả của phương pháp hợp tác trong nhóm nhỏ vì thông qua quá trình gợi ý dẫn dắt nêu câu hỏi, giả định, học sinh trong nhóm tranh luận, tìm tòi, phát hiện vấn đề thông qua các tình huống có vấn đề. Ví dụ: - Trong chứng minh định lý: Đường phân giác của một góc trong tam giác chia cạnh đối diện thành hai đoạn thẳng tỉ lệ với hai cạnh kề với hai đoạn ấy (HH lớp 7). Trong nhiều bài học nhiều kiến thức giáo viên có thể đưa học sinh vào các tình huống có vấn đề để học sinh tập dượt nghiên cứu tìm ra chân lý của lời giải: Ví dụ: - Trong bài “Sự xác định đường tròn. Tính chất đối xứng của đường tròn” giáo viên có thể đưa học sinh vào tình huống có vấn để để nghiên cứu như sau: GV: Cho 3 điểm thẳng hàng em hãy vẽ đường tròn đi qua cả 3 điểm đó? - học sinh không vẽ được, học sinh rơi vào tình huống có vấn đề, đòi hỏi phải giải thích vì sao không vẽ được đường tròn thoả mãn điều kiện đó. Sau khi kết hợp nhịp nhàng các phương pháp dạy học để truyền thụ kiến thức cơ bản cho học sinh. Ngoài ra tôi không coi nhẹ việc kiểm tra kết quả học tập của học sinh bởi nó đảm bảo mối liên hệ ngược trong quá trình dạy học bộ môn, giúp giáo viên kịp thời điều chỉnh việc dạyhọc sinh kịp thời điều chỉnh việc học của mình. Việc kiểm 4 tra còn nhằm củng cố đào sâu hệ thống hoá kiến thức và còn có tác dụng giáo dục cho học sinh tinh thần trách nhiệm trong học tập, thói quen làm việc có kế hoạch và đúng hạn những nhiệm vụ được giao… Nội dung kiểm tra, cách kiểm tra của giáo viên, thái độ của giáo viên khi kiểm tra có tác dụng rất lớn đến thái độ, tác phong học tập, đến tư tưởng tình cảm của học sinh đối với bộ môn. Để củng cố, đào sâu kiến thức và rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo tôi luôn quan tâm tới việc giải toán của học sinh, giải toán có tác dụng lớn gây hứng thú học tập cho học sinh, phát triển trí tuệ và giáo dục, rèn luyện con người học sinh về nhiều mặt, tôi luôn chú ý đến việc lựa chọn hệ thống bài toán phù hợp với đối tượng học sinh để hướng dẫn học sinh giải và từng bước đi đến kiến thức mới. Khi ra bài tập về nhà cho học sinh tôi thường hướng dẫn học sinh học lý thuyết và bài tập vừa sức với các em. Trong quá trình giảng dạy, tôi thường xuyên theo dõi, kiểm tra để phân loại học sinh trong lớp và những yêu cầu khác nhau vận dụng phương pháp dạy học khác nhau đối với từng đối tượng, đối với các em học kém tôi luôn tìm nguyên nhân và áp dụng các phương pháp dạy học phù hợp đối với các em đó và phân công những em học khá giỏi giúp đỡ những em học yếu đó. Cùng với việc quan tâm giúp đỡ học sinh yếu kém, tôi luôn chú ý bồi dưỡng học sinh khá giỏi bằng cách đưa ra những câu hỏi, bài tập nâng cao nhằm phát huy tối đa những học sinh có năng khiếu về môn học tạo điều kiện thuận lợi cho các em tham dự các cuộc thi học sinh giỏi các cấp. Ngoài những tiết học chính khoá tôi còn cùng với các em học sinh giải những bài toán vui, những bài toán cổ, kể chuyện về những các nhà bác học . nhằm gây hứng thú học tập môn toán, giúp học sinh thấy được ứng dụng to lớn của môn toán vào thực tế. Trên đây là một số kinh nghiệm của bản thân để nâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn Toán. Tôi rất mong được sự đóng góp ý kiến của các đồng chí đồng nghiệp. Cuối cùng tôi xin kính chúc sức khoẻ các quý vị đại biểu, chúc các đồng chí mạnh khoẻ thành đạt và hạnh phúc, chúc các bạn đồng nghiệp ngày càng gắn bó và dồn tất cả tâm lực cho nghiệp dạy Toán tuy còn nhiều gian nan nhưng luôn là niềm tự hào của mỗi giáo viên chúng ta, những người đang vun trồng, chăm bón những mầm non - Thế hệ tương lai của đất nước. Chúc hội nghị thành công rực rỡ. Xin chân thành cảm ơn các đồng chí ! 5 . với các em học sinh giải những bài toán vui, những bài toán cổ, kể chuyện về những các nhà bác học. nhằm gây hứng thú học tập môn toán, giúp học sinh thấy. các kiến thức và phương pháp toán học là công cụ thiết yếu giúp cho học sinh học tập tốt các môn học khác, giúp cho các em học sinh phát triển các năng

Ngày đăng: 01/07/2013, 01:27

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan