SKKN:Phát huy tính tích cực trong học nhóm (C.N)

13 1K 5
SKKN:Phát huy tính tích cực trong học nhóm (C.N)

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC CỦA VIỆC “HOẠT ĐỘNG NHÓM” TRONG DẠY HỌC MÔN TOÁN PHẦN I: MỞ ĐẦU I/Lý do chọn đề tài: 1/ Cơ sở lý luận: Với tư cách là một phương pháp dạy học, đối với quá trình dạy học môn toán, dạy học hợp tác nhóm nhỏ có ý nghĩa rất quan trọng trong việc lĩnh hội kiến thức, rèn luyện phẩm chất, thái độ, tác phong làm việc công nghiệp cho học sinh. Một thực tế tồn tại hiện nay là: sự mạnh dạn trong việc thể hiện ý tưởng, quan điểm và khả năng phối hợp trong công việc, trong học tập của học sinh Việt Nam rất hạn chế. Chính vì vậy mà có ý kiến cho rằng: “Hiệu quả làm việc của người Việt Nam có thể bằng một người dân của các nước phát triển nhưng ba người Việt Nam không thể bằng ba người dân của các nước đó được”. Trong khi đó, kỹ năng giao tiếp và hợp tác trong học tập là rất cần thiết đối với học sinh ở hiện tại và tương lai. Việc “Hoạt động nhóm” giúp học sinh trao đổi, thảo luận để hình thành và phát triển kỹ năng nghe, đọc câu hỏi , trả lời, giải thích, tóm tắt . . . kích thích giao tiếp, luyện kỹ năng lập luận, sử dụng các thuật ngữ toán học một cách logich, biết cách trình bày một vấn đề theo ý của mình. Qua đó học sinh chiếm lĩnh tri thức một cách tự giác, tích cực chủ động, tránh tình trạng áp đặt. Trong dạy học các bộ môn nói chung và môn toán nói riêng vẫn có quan hệ giao tiếp thầy – trò nhưng nổi lên mối quan hệ giao tiếp: thầy – trò thông qua sự hợp tác trong “Hoạt động nhóm” học sinh có điều kiện nghiên cứu, thảo luận, tranh luận trong tập thể (nhóm), ý kiến của mỗi cá nhân được bộc lộ, điều chỉnh, khẳng định hay bác bỏ, qua đó học sinh tự nâng mình lên một trình độ mới, bài học vận dụng được vốn hiểu biết và kinh nghiệm của mỗi cá nhân và của tập thể nhóm. Từ xưa, bên cạnh câu “Không thầy đó mày làm nên” ông cha ta lại có câu “Học thầy không tầy học bạn”. Điều đó thêm khẳng định ý nghĩa của việc “Hoạt động nhóm” trong dạy học nói chung và môn Toán nói riêng Hoạt động trong tập thể nhóm sẽ làm cho từng thành viên được bộc lộ suy nghĩ, hiểu biết thái độ của mình, qua đó được tập thể uốn nắn, điều chỉnh, phát triển tình bạn, ý thức tổ chức kỷ luật, tinh thần tương trợ, ý thức cộng đồng. Hoạt động trong tập thể nhóm, tập thể lớp sẽ làm cho từng thành viên quan tâm dần với sự phân công hợp tác trong lao động xã hội, hiệu quả học tập Trang 1 sẽ tăng lên rất nhiều, nhất là gải quyết những vấn đề phức tạp đòi hỏi nhu cầu phối hợp giữa các cá nhân để hoàn thành một nhiệm vụ học tập xác định. Thoạt nhìn, tưởng như “Hoạt động nhóm” mâu thuẫn với học tập cá thể, hạn chế mức độ tích cực của mỗi cá nhân. Thực ra trong “hoạt động nhóm” mục tiêu hoạt động là chung của toàn nhóm nhưng mỗi cá nhân được phân công một nhiệm vụ cụ thể. Trong nhóm nhỏ mỗi cá nhân đều phải nỗ lực không ỷ lại người khác, toàn nhóm phải phối hợp với nhau để cuối cùng đạt được mục tiêu chung. Kết quả làm việc của từng nhóm được trình bày thảo luận trước lớp tạo một không khí thi đua giữ các nhóm, đóng góp tích cực vào kết quả chung của bài học. Ý nghĩa tích cực của việc dạy học hợp tác nhóm nhỏ (hoạt động nhóm) thì không ai có thể phủ nhận. Tuy nhiên trong điều kiện dạy học ở nông thôn: cơ sở vật chất còn thiếu thốn, năng lực học tập của học sinh còn quá yếu, nhiều học sinh bị hỏng kiến thức căn bản, năng lực giữa các đối tượng học sinh bị phân hoá nhiều . . . Chính điều này đã gây trở ngại không nhỏ cho việc triển khai phương pháp hoạt động nhóm trong dạy học. Trong dạy học bộ môn Toán làm thế nào để triển khai phương pháp “Hoạt động nhóm” có hiệu quả? Phát huy hết ý nghĩa tích cực của nó, là điều cần thiết phải bàn bạc, thảo luận. 2/ Cơ sở thực tiễn: Từ năm 2002 trở đi, Bộ GD&ĐT triển khai thay sách giáo khoa và tập huấn đổi mới phương pháp dạy học trên toàn quốc. Trong các phương pháp này, phương pháp dạy học hợp tác nhóm nhỏ (Hoạt động nhóm) là phương pháp tích cực được khuyến khích sử dụng phổ biến. Tại trường THCS Ân Hữu, tôi được phân công giảng dạy môn Toán ở các lớp, cụ thể như sau: + Năm học 2002-2003 các lớp : 7A1, 7A4, 8A3, 8A4 + Năm học 2003-2004 dạy các lớp: 7A5, 8A1, 8A3, 9A4 + Năm học 2004-2005 dạy các lớp: 8A3, 8A4, 8A5, 9A3 + Năm học 2005-2006 dạy các lớp : 8A2, 8A4, 9A1, 9A3 Qua thực tế giảng dạy bộ môn Toán của bản thân, qua dự giờ học tập mô hình tổ chức hoạt động nhóm của đồng nghiệp ở trường THCS Ân Hữu cũng như ở các trường bạn. Sau khi trao đổi với đồng nghiệp về “Hoạt động nhóm” với bộ môn Toán, tôi thấy nổi lên một số vấn đề sau: -Thứ nhất: còn một bộ phận không nhỏ học sinh của chúng ta chưa quen với việc “Hoạt động nhóm”. Các em ít chịu thảo luận, ồn ào, không chịu làm việc, Trang 2 ỷ lại, trông chờ vào các bạn khác. Trong các nhóm chỉ có học sinh khá-giỏi làm việc, những học sinh trung bình, yếu thường ngồi chơi, làm việc riêng. -Thứ hai: Học sinh của một lớp rất đông nên giáo viên phải chia lớp thành rất nhiều nhóm, mỗi nhóm rất đông học sinh, việc tổ chức quản lý nhóm rất khó khăn. Hơn nữa thời gian của một tiết học rất ngắn mà tổ chức hoạt động nhóm rất mất thời gian. -Thứ ba: Việc hoạt động nhóm của học sinh sẽ gặp khó khăn nếu thiếu các phương tiện thiết bị dạy học. -Thứ tư: Nếu giáo viên tổ chức hoạt động nhóm không tốt (Chẳng hạn: không hướng dẫn, phân công nhiệm vụ cụ thể, không định hướng vấn đề, mục tiêu cần đạt cho học sinh thảo luận, tổng kết nhận xét không tốt) thì việc hoạt nhóm sẽ không mạng lại kết quả. Trên đây là những khó khăn mà giáo viên thường hay gặp phải trong việc triển khai “Hoạt động nhóm” đối với môn Toán nói riêng và các môn khác nói chung. Trong điều kiện thực tế ở địa phương, những khó khăn này không phải là không có hướng giải quyết. Trong quá trình dạy học, nếu thầy cô giáo tổ chức học sinh hoạt động nhóm một cách khéo léo, linh hoạt, có sự chuẩn bị chu đáo thì hiệu quả do nó mang lại là rất lớn, khi đó việc hoạt động nhóm sẽ rất có ý nghĩa. II/ Nhiệm vụ đề tài: Đề tài “Phát huy tính tích cực của việc hoạt động nhóm trong dạy học môn Toán” được thực hiện nhằm đưa ra các giải pháp kinh nghiệm khắc phục 4 hạn chế tồn tại (nêu trên). Từ đó thầy và cô giáo có thể áp dụng tổ chức hoạt động nhóm có hiệu quả, phát huy tối đa ưu điểm của phương pháp này. III/ Phương pháp tiến hành : Đề tài này được rút ra từ kinh nghiệm dạy toán của bản thân có tham gia góp ý của đồng nghiệp. Các giải pháp nếu ra ở đề tài đã được áp dụng thử nghiệm. IV/ Địa điểm thời gian tiến hành: Đề tài này được đúc kết qua hai năm dạy toán các lớp thay sách tại trường THCS Ân Hữu. Trang 3 PHẦN II : NỘI DUNG: I/ Các hình thức hoạt động nhóm: Nếu căn cứa vào nội dung công việc cần thảo luận thì có các hình thức hoạt động nhóm sau (đối với môn toán): + Thảo luận nhóm để lĩnh hội tri thức mới. + Thảo luận nhóm luyện tập giải toán hoạt động nhóm để củng cố kiến thức, rút kinh nghiệm. + Hoạt động nhóm trong các bài thực hành. II/ Lập kế hoạch hoạt động nhóm: Việc lập kế hoạch chuẩn bị cho hoạt động nhóm là thật sự cần thiết và giữ vai trò rất quan trọng. Nếu việc chuẩn bị của giáo viên không tốt khi triển khai thực hiện sẽ gặp lúng túng, bị động làm mất thời gian. Việc chuẩn bị này phải được chuẩn bị cụ thể trong giáo án : Những nội dung kiến thức nào sẽ cho học sinh thảo luận; Cách thức thảo luận như thế nào? Thời gian bao lâu ? Việc triển khai hướng dẫn các em như thế nào? Cần chuẩn bị những phương tiện; Đồ dùng dạy học gì? III/ Chia nhóm : Với đặc điểm trường lớp ở nông thôn hiện nay thì nên chia nhóm theo vị trí ngồi: Hai bàn lập thành một nhóm. Khi chia nhóm giáo viên cần lưu ý bảo đảm cân đối về số lượng; đều về trình độ nhận thức giữa các nhóm. Những học sinh có năng lực tốt phải được phân đều vào các nhóm. Để tránh tình trạng lười hoạt động, ỷ lại một vài cá nhân năng động, nổi trội, giáo viên buộc các thành viên trong nhóm phải luân phiên làm đại diện nhóm để báo cáo trình bày các vấn đề thảo luận. Tuy nhiên mỗi một nhóm phải có một học sinh phụ trách nhóm (không thay đổi) đẻ giải quyết các mâu thuẫn, phân công công việc, mua sắm đồ dùng; bảng nhóm . . . (phụ trách nhóm thường là một học sinh khá giỏi, có uy tín được bạn bè tin tưởng). IV/ Trình tự chung để tổ chức một hoạt động nhóm (trong một tiết học) có thể tóm tắt như sau: 1/ Làm việc chung cả lớp: a. Nêu vấn đề xác định nhiệm vụ nhận thức Trang 4 b. Tổ chức các nhóm, giao nhiệm vụ cho các nhóm c. Hướng dẫn cách làm việc theo nhóm 2/ Làm việc theo nhóm: a. Phân công theo nhóm. Từng cá nhân làm việc độc lập b. Trao đổi ý kiến, thảo luận trong nhóm. c. Cử đại diện hoặc phân công trước chịu trách nhiệm trình bày kết quả làm việc của nhóm. 3/ Thảo luận tổng kết trước toàn lớp: a. Các nhóm lần lượt báo cáo kết quả b. Thảo luận chung c. Các nhóm nêu nhận xét lẫn nhau d. Giáo viên tổng kết, đặt vấn đề tiếp theo. Trên đây chỉ là mô hình chung, tuỳ vào tình hình cụ thể từng trường, từng đối tượng học sinh, đặc điểm bài học, giáo viên có cách xử lý linh hoạt để phát huy tính tích cực của việc hoạt động nhóm. V/ Đối với việc dạy học môn Toán tổ chức triển khai hoạt động nhóm như thế nào cho có hiệu quả? Tại trường THCS Ân Hữu việc triển khai hoạt động nhóm trong giờ học môn Toán gặp một số khó khăn trở ngại như đã nêu, để giải quyết vấn đề này xin nêu ra một số giải pháp khắc phục mà bản thân đã áp dụng (bước đầu cho kết quả tích cực) : -Thứ nhất: Cần tạo lập cho học sinh tác phong, thái độ làm việc trong nhóm nghiêm túc, kỷ luật, nhiệt tình và có trách nhiệm. Để làm được việc này, trước hết cần tạo điều kiện để các học sinh yếu tham gia hoạt động. Trong mỗi nhóm, cần phân công học sinh khá giỏi kèm cặp giúp đỡ các học sinh yếu kém, rút ngắn khoảng cách về năng lực học tập, việc giúp đỡ phải thường xuyên không chỉ ở trường mà còn diễn ra ở nhà, ở các buổi học tổ nhóm. Chúng ta cần biến mỗi nhóm thành nhóm học tập, tạo điều kiện cho những học sinh yếu có đủ năng lực cơ bản để tham gia hoạt động nhóm. Tiếp theo, giáo viên cần phân công giao trách nhiệm rõ ràng cho từng nhóm trước khi thảo luận một đề tài. Giáo viên cần hướng dẫn cụ thể, tránh tình trạng các em không biết việc gì để làm. Đồng thời giáo viên phải tập huấn cho các phụ trách nhóm. Khả năng tổ chức phân công nhiệm vụ xử lý công việc để cấc em có thể tự tổ chức hoạt động nhóm có hiệu quả. Cuối cùng đã tránh tư tưởng ỷ lại trông chờ vào các bạn khá giỏi, cần có các biện pháp ràng buộc biện pháp và bản thân đã thực hiện: đối với môn toán, mỗi nhóm có một “phiếu theo dõi” do phụ trách nhóm Trang 5 nắm giữ. Phụ trách nhóm hội ý với các thành viên trong nhóm (những học sinh có uy tín) chấm điểm tất cả các bạn trong nhóm: về ý thức thái độ; mức độ tham gia đóng góp trong thảo luận. Cuối tuần phụ trách nhóm báo cáo kết quả theo dõi cho giáo viên bộ môn. Nếu điểm tham gia hoạt động nhóm quá yếu, học sinh đó sẽ chịu sự khiển trách và chấp nhận bị trừ điểm tham gia hoạt động nhóm, trừ điểm kiểm tra miệng. Về biện pháp xử lý các thầy co giáo có thể linh hoạt theo đặc điểm của học sinh trường mình. Với những học sinh tham gia tích cực nhiệt tình cần có cách động viên khích lệ. Đồng thời càng liên hệ thường xuyên với GVCN để thông báo các trường hợp thiếu ý thức trách nhiệm trong hoạt động nhóm. Sau đây là mẫu phiếu theo dõi hoạt động nhóm: PHIẾU ĐIỂM HOẠT ĐỘNGNHÓM (Nhóm. . . . ) TT Tên HS Điểm chuẩn bị đồ dùng học tập (2đ) Ý thức kỷ luật (3đ) Mức độ tham gia đóng góp trong thảo luận (5đ) Tổng điểm (10đ) 1 2 3 . . . Phụ trách nhóm -Thứ hai: một hiện tượng thường thấy trong hoạt động nhóm là: học sinh ổn định tổ chức chậm, quá trình thảo luận thường kéo dài mất thời gian, ảnh hưởng đến tiết học trên lớp. Để khắc phục điều này giáo viên cần quy định thời lượng cho một hoạt động cụ thể hợp lý. Tạo cho học sinh tác phong nhanh nhẹn dần thành thói quen. Nếu trong khoảng thời gian quy định nhóm không hoàn thành thì sẽ bị trừ điểm. Việc phân công sắp xếp công việc chuẩn bị đồ dùng đầy đủ trong nhóm cũng làm cho hoạt động nhóm có hiệu quả và ít tốn thời gian. -Thứ ba: Về phương tiện đồ dùng cho hoạt động nhóm, đối với bộ môn Toán không quá phức tạp, dễ chuẩn bị. Về phía giáo viên cần phải có bảng phụ, phiếu học tập, thước, compa, êke. Với học sinh: bảng, nhóm, bút dạ, thước, Trang 6 compa, êke. Tuỳ theo đặc điểm bài học giáo viên có thể yêu cầu chuẩn bị thêm làm thêm một số đồ dùng khác. Tóm lại việc chuẩn bị đồ dùng dạy học cho bộ môn toán không quá khó khăn phức tạp. Việc chuẩn bị đồ dùng tốt sẽ làm cho hoạt động nhóm có hiệu quả hơn, tiết kiệm thời gian giáo viên sẽ chủ động hơn trong khâu tổ chức. -Thứ tư: tổ chức các nhóm hướng dẫn thực hiện. + Hướng dẫn ban đầu: đặt vấn đề đề xuất cách giải quyết, thống nhất vấn đề cần giải quyết. . . + Hướng dẫn thường xuyên trong khi học sinh hoạt động nhóm giáo viên kiểm tra việc tổ chức hoạt dộng của các nhóm nhắc nhở các em đi vào vấn đề chính, điều chỉnh sai sót. + Hướng dẫn kết thúc: Thảo luận giữa các nhóm để so sánh đối chiếu kết quả, ý thức thái độ mức độ hoàn thành bài tập của các cá nhân nhóm. Các nhóm nêu những đề xuất đưa ra kinh nghiệm để có thể học tập lẫn nhau. VI/ NHỮNG VÍ DỤ CỤ THỂ 1. Ví dụ 1: Dạy học bài “Định lý Talet trong tam giác” Thời lượng: 7 phút (cả tổng kết định lý) * Phương tiện hỗ trợ : Bảng phụ, thước, êke, bảng nhóm, bút dạ. Sau khi học sinh đã nắm được các khái niệm: Tỉ số của hai đoạn thẳng và đoạn thẳng tỉ lệ, giáo viên cho học sinh hoạt động nhóm để tiếp cận nội dung định lý như sau: 1. Làm việc chung với cả lớp: a. Nêu vấn đề xác định nhiệm vụ nhận thức: GV đưa ra hình vẽ tam giác ABC; a // BC (M ∈ AB; N ∈ AC. Khi đó các đoạn thẳng mà a định ra trên AB và AC có quan hệ gì? b. Tổ chức các nhóm giao nhiệm vụ cho nhóm GV vẽ sẵn hình, treo lên bảng phụ (các lề kẻ ngang là các đường thẳng song song cách đều) Nhóm 1, 2 Nhóm 3, 4 Nhóm 5, 6 So sánh các tỉ số AB AM và AC AN So sánh các tỉ số MB AM và NC AN So sánh các tỉ số AB MB và AC NC * Hướng dẫn thực hiện: Các đoạn thẳng bị chắn liên tiếp trên cạnh AB thế nào? (Bằng nhau) Trang 7 Các đoạn thẳng bị chắn liên tiếp trên cạnh AC thế nào? (Bằng nhau) Lấy một đoạn chắn trên mỗi cạnh làm đơn vị. GV: Yêu cầu thể hiện bài làm trên bảng phụ 2/ Làm việc theo nhóm: a. Phân công trong nhóm: phụ trách nhóm phân công một học sinh viết; Hai học sinh tính AB AM ; Hai học sinh tính AC AN Tương tự các nhóm khác cũng thực hiện như vậy. b. Trao đổi ý kiến, thảo luận trong nhóm, thống nhất: AB AM = 7 4 AC AN = 7 4 ⇒ AB AM = AC AN  Kết luận: AM và AB tỷ lệ với AN và AC. c. Cử đại diện trình bày (nếu được yêu cầu) 3/ Thảo luận tổng kết trước toàn lớp: Nhóm 1, 2 Nhóm 3, 4 Nhóm 5, 6 AB AM = AC AN MB AM = NC AN AB MB = AC NC Yêu cầu : Nhóm 1 và 2 kiểm tra nhận xét lẫn nhau, tương tự như vậy đối với nhóm 3 và 4, nhóm 5 và 6. Nếu không thống nhất, giáo viên nhận xét góp ý. Cuối cùng thống nhất kết quả như trên. GV: Hướng dẫn tổng kết -> vấn đề đã nêu giải quyết lúc đầu. Từ các kết quả trên, các em có nhận xét gì về các đoạn thẳng mà đường thẳng a đã định ra trên cạnh AB và AC? HS: Các đoạn thẳng định ra trên cạnh AB tỷ lệ với các đoạn thẳng định ra trên cạnh AC. GV: Từ đó ta có định lý sau (Treo bảng phụ nội dung của định lý cùng với giải thiết, kết luận). Ta gọi là định lý Talet trong tam giác. HS: đọc và ghi nhớ nội dung định lý. 2/ Ví dụ 2: “Hoạt động nhóm” trong bài : “Phương trình chứa dấu giá trị tuyệt đối” (Đại số lớp 8) Trang 8 GV: tổ chức cho HS hoạt động nhóm ở mục 2 (giải một số phương trình chứa dấu giá trị tuyệt đối) nhằm củng cố kiến thức; tổng kết phương pháp giải. Sau khi được ôn lại định nghĩa giá trị tuyệt đối của một số thực a bất kỳ ,học sinh được thực hành bỏ dấu giá trị tuyệt đối của các biểu thức chưa biến x. GV chuyển sang mục 2, cho học sinh thực hành giải phương trình chứa dấu giá trị tuyệt đối. Việc thực hành luyện tập được tổ chức qua hoạt động nhóm: Giải phương trình: a. 135 +=+ xx (1) b. 125 +=− xx (2) * Thời lượng: 8 phút * Phương tiện chuẩn bị: GV: Bảng phụ, bài giải hoàn chỉnh 2 phương trình trên HS: Bảng nhóm, bút dạ * Tiến trình và cách thức thực hiện có thể được tiến hành như sau: 1/ Làm việc chung với cả lớp: a) Nêu vấn đề, xác định nhiệm vụ nhận thức: Các em đã biết )0( ≥ aa A(x) (A(x)≥0) = a - )0( ≥ aa và ( ) = xA -A(x) (A(x) 0) A(x)≥0 hay A(x)<0 là tuỳ thuộc vào giá trị biến x. Khi gặp các phương trình có dạng: A(x) = B(x) . (A(x), B(x) là các đa thức) việc tìm nghiệm được tiến hành như thế nào? Quy tắc bỏ dấu giá trị tuyệt đối nêu trên được vận dụng ra sao? để tìm hiểu điều này các em xét hai với dụ: Giải phương trình: a) x + 5 = 3x + 1 b) -5x = 2x + 21 b. Tổ chức giao nhiệm vụ cho các nhóm: Nhóm 1, 2, 3 : Giải phương trình : x + 5 = 3x + 1 Nhóm 4, 5, 6 : Giải phương trình : - 5x = 2x + 21 (Hai bàn lập thành một nhóm) khoảng từ 6-8 học sinh /nhóm. c.Hướng dẫn chung: GV: Phương trình mà chúng ta tìm hiểu có dạng A(x) = B(x). Trong các ví dụ trên A(x) là biểu thức nào. HS: Ví dụ a: A(x) = x + 5; Ví dụ b: A(x) = -5x Trang 9 GV : Ở đây đè bài không cho biết điều kiện của x, do vậy ta phải xét tất cả các khả năng có thể xảy ra đối với A(x). Nghĩa là: + Nếu A(x) 0 (ứng với điều kiện nào của x) thì A(x) = ? + Nếu A(x) 0 (Ứng với điều kiện nào của x) thì A(x) = ? Ứng với hai trường hợp trên ta sẽ có hai phương trình tương ứng. Sau khi giải xong các em cần chú ý rút ra phương pháp giải. 2/ Làm việc theo nhóm: a. Phân công trong nhóm * Cử một học sinh ghi chép lên bảng phụ, những học sinh còn lại làm nháp. Thảo luận để tìm cách bỏ dấu giái trị tuyệt đối, sau đó thống nhất: x + 5 (nếu x + 5 0 x -5) x + 5 = -(x + 5) (nếu x + 5 0 x -5) * GV hướng dẫn ứng với hai trường hợp trên ta có những phương trình tương ứng nào? * HS trong các nhóm trao đổi ý kiến phân công nhiệm vụ cụ thể 3-4 học sinh giải phương trình 3-4 học sinh giải phương trình - x + 5 = 3x + 1 (ĐK: x -5) x + 5 = 3x + 1 (ĐK: x -5) . . . . . . x = - 1,5; không thoả mãn ĐK x = 2; thoả mãn điều kiện (loại) Kết luận chung: . . . * Cử đại diện chịu trách nhiệm trình bày. + Lưu ý: Lúc đầu GV phân công nhiệm vụ cụ thể cho một nhóm nào đó. Về sau cần tập huấn cho đội ngũ phụ trách nhóm để các em có thể tự bố trí tổ chức phân công nhiệm vụ cụ thể trước một công việc mà GV giao phó. Dần dần các em sẽ quen với nếp sinh hoạt này. 3/ Thảo luận tổng kết trước toàn lớp: a. Các lớp lần lượt báo cáo kết quả: trình bày bài làm trên bảng nhóm b. Thảo luận nhận xét chung Các nhóm 1, 2, 3 nhận xét lẫn nhau, tương tự như vậy đối với các nhóm 3, 4, 5. Chọn ra một bài làm rõ ràng đầy đủ chính xác, dựa vào đó tóm tắt các bước giải loại phương trình nói trên. c. Tổng kết: Trên cơ sở các baìo giải yêu cầu HS rút ra phương pháp giải loại phương trình A(x) = B(x) (*)(A(x), B(x) là các đa thức bậc nhất) * Bước 1: Xem xét các điều kiện để bỏ dấu giái trị tuyệt đối. Trang 10 [...]... bài hơn Phần III: KẾT LUẬN Cũng như các phương pháp dạy học khác việc tổ chức hoạt dộng nhóm trong dạy toán bên cạnh những ưu điểm nó cũng tồn tại một số nhược điểm Do vậy việc đưa ra giải pháp “Phát huy tính tích cực của việc hoạt động nhóm trong hoạt động dạy học môn toán” là thực sự cần thiết Trong việc dạy học môn toán, thông qua hoạt động nhóm các thành viên sẽ được chia sẻ các suy nghĩ băn khoăn,... một thời gian triển khai các giải pháp phát huy tích cực của hoạt động nhóm, qua trò chuyện với học sinh tôi được biết có 93 học sinh khối 8 thích tham gia hoạt động nhóm vì các em có thể học tập lẫn nhau; mạnh dạn nói ra những điều mình nghĩ và thắc mắc; ngoài ra các em còn thích hoạt động Trang 11 nhóm vì được đóng góp xây dựng bài và việc tổ chức hoạt động nhóm giúp các em dễ nắm được bài hơn Phần... nhân nổi trội, thực hiện; Những học sinh còn lại thường làm việc riêng và rất lười hoạt dộng Sau khi đã tập trung triển khai các giải pháp khắc phục (như đã nêu) việc hoạt động nhóm đã có tiến triển tích cực Các thành viên trong nhóm đã biết tự phân công làm việc, ý thức kỷ luật đã được thiết lập, khả năng giải quyết vấn đè được tăng cường Theo đó, kết quả học tập của học sinh đã có tiến bộ rõ nét Sau... Sau đây là bảng so sánh kết quả kiểm tra 1 tiết của học sinh khối 8 năm học 2004-2005 ở trường THCS Ân Hữu: BẢNG SO SÁNH KẾT QUẢ THỰC HIỆN Trước khi triển khai biện pháp khắc phục nhược điểm trongnhóm * Tổng số HS: 108 -Dưới TB: 60 bài chiếm tỷ lệ 56,6% -Trên TB: 46 bài chiếm tỷ lệ 43,4% Sau khi triển khai biện pháp khắc phục nhược điểm trongnhóm * Tổng số HS: 108 -Dưới TB: 16 bài chiếm tỷ lệ... mới Bằng cách nói ra những điều mình đang nghĩ mỗi học sinh có thể nhận rõ trình độ hiểu biết của mình, thấy cần phải học hỏi thêm những gì Bài học trở thành học hỏi lẫn nhau chứ không phải tiếp thu thụ động từ giáo viên Thành công của lớp học phụ thuộc vào sự nhiệt tình tham gia của các thành viên Vì vậy chúng ta cần phải thu hút tất cả các đối tượng học sinh tham gia Tuy nhiên phương pháp này cũng... phải được ghi trên bảng nhóm, sau đó GV đưa ra bài giải mẫu cùng với tóm tắt phương pháp giải Các nhóm căn cứ vào bài giải mẫu cùng với biểu điểm (quy định sẵn) chấm điểm chéo bài làm của nhau V/ Kết quả thực hiện: Qua thực tế dạy Toán tại trường THCS Ân Hữu tôi nhận thấy rằng mới đầu khi áp dụng phương pháp hoạt động nhóm HS thường rất ồn, ít tập trung thảo luận Trong các nhóm chỉ có một vài cá nhân... cũng tồn tại một số hạn chế, việc áp dụng ở các trường nông thôn có phần khó khăn Từ kinh nghiệm dạy học của bản thân, qua trao đổi với đồng nghiệp, bản thân tổng kết các giải pháp khắc phục, để việc hoạt động nhóm với môn toán có hiệu quả Trong phạm vi thời gian một tiết học chỉ nên cho hoạt động nhóm từ một đến hai lần, nếu qua lạm dụng sẽ có kết quả không tốt Những giải pháp nêu ra trên đây chủ... góp xây dựng để hoàn thiện đề tài, phục vụ tốt cho công tác giảng dạy PHAÏM ÑÌNH SÓ Trang 12 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1/ Sách giáo khoa Toán 8 2/ Sách giáo viên Toán 8 3/ Một số vấn đề đổi mới phương pháp dạy học ở trường THCS môn Toán 4/ Tạp chí giáo dục Trang 13 . việc theo nhóm: a. Phân công trong nhóm: phụ trách nhóm phân công một học sinh viết; Hai học sinh tính AB AM ; Hai học sinh tính AC AN Tương tự các nhóm khác. khí thi đua giữ các nhóm, đóng góp tích cực vào kết quả chung của bài học. Ý nghĩa tích cực của việc dạy học hợp tác nhóm nhỏ (hoạt động nhóm) thì không ai

Ngày đăng: 01/07/2013, 01:26

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan