tiết 1-5

19 671 3
tiết 1-5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Ngày soạn: 22/8/08 Lớp dạy: 12 A5 Ngày dạy: 25/8/08 Tiết 1: Văn học sử: KHÁI QUÁT VĂN HỌC VIỆT NAM từ cách mạng tháng tám 1945 đến hết thế kỉ XX A. PHẦN CHUẨN BỊ I. YÊU CẦU BÀI HỌC: * Giúp HS: Kiến thức: - Hình dung được cụ thể hoàn cảnh lịch sử một thời, từ đó hiểu được những đặc điểm cơ bản của văn học Việt Nam từ sau CMT8 qua 2 giai đoạn: 1945 – 1975 và từ năm 1975 đến hết thế kỉ XX. - Đánh giá được theo quan điểm lịch sử những thành tựu cơ bản và ý nghĩa to lớn của văn học giai đoạn 1945 – 1975 đối với cuộcchiến đấu giải phóng dân tộc. - Thấy được những đổi mới và những thành tựu bước đầu của văn học giai đoạn từ năm 1975, đặc biệt từ năm 1986, đến hết thế kỉ XX. Kĩ năng: - Biết tìm dẫn chứng chứng minh cho từng luận điểm. Giáo dục – tư tưởng – tình cảm: - Có sự cảm nhận và đánh giá đúng nền VHVN ở giai đoạn này. - Quý trọng nền văn hoá dân tộc và có thêm hứng thú tìm tòi, nghiên cứu. II. CHUẨN BỊ - Thầy: SGK, SGV, TLTK, giáo án. - Trò: Đọc SGK, chuẩn bị theo hệ thống câu hỏi, nghiên cứu lịch sử trong 30 năm chiến tranh. III. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH - Gv trao đổi, nêu vấn dề, HS thảo luận, trả lời câu hỏi. B. PHẦN LÊN LỚP I. KIỂM TRA BÀI CŨ Ổn định tổ chức: GV kiểm tra sự chuẩn bị bài ở nhà của HS. II. BÀI MỚI * Vào bài: CMT8-1945 đã mở ra trên đất nước ta một thời kì mới: thời kì độc lập, tự do, tiến lên CHXH. Cùng với sự kiện lịch sử ấy một nền văn học mới đã ra đời. Nền văn học ấy được phát triển qua 2 giai đoạn. Đó là những giai đoạn nào, có những đặc điểm gì, thành tựu và hạn chế của nó ra sao ta cùng tìm hiểu bài Khái quát hôm nay trong 3 tiết. Hoạt động của GV & HS Tg Nội dung cần đạt Gv căn cứ vào sự chuẩn bị bài ở nhà và những kiến thức về lịch sử y/cầu HS trình bày những hiểu biết về l/s thời kì này. VHVN 1945 – 1975 tồn tại trong hoàn cảnh lịch sử như thế nào? Nó qui định những đặc điểm nào của VH giai đoạn này? GV: Trong h/c ấy, nền VH mới có những đặc điểm và thành tựu riêng nhưng vẫn tiếp nối và phát huy những truyền thống lớn của văn học trước CMT8. ? Khi đất nước bị xâm lược thì vấn đề sống còn đặt ra cho mỗi dân tộc cũng như cho mỗi người dân là gì. HS: Cùng chiến đấu, bảo vệ TQ GV: Văn học của chúng ta cũng phải mang nhiệm vụ ấy. ? đặc điểm này thể hiện như thế nào trong quá trình phát triển của nền VHVN. VH phục vụ CM đã phát triển ntn. ? Đối với VH phục vụ chính trị thì phương diện nào của con người là quan trọng nhất. A. Văn học Việt Nam giai đoạn 1945 – 1975. * Hoàn cảnh lịch sử: - Cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc, chống đế quốc kéo dài 30 năm. - Điều kiện giao lưu văn hoá nước ngoài không tránh khỏi hạn chế: sự tiếp xúc với văn hoá, văn học thế giới chủ yếu: LX, TQ. - VH đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng, là bộ phận trong sự nghiệp CM I. Những đặc điểm cơ bản. 1. Nền văn học phục vụ cách mạng, cổ vũ chiến đấu. - Vấn đề đặt ra lúc này là lợi ích của toàn dân tộc. * Nền VH mới phải phục vụ nhiệm vụ chính trị của đất nước: Vì độc lập, tự do, giải phóng dt và XD CNXH. VH đi đầu trong công cuộc đấu tranh chống đế quốc. - HCT: VHNT là một mặt trận, anh chị em nghệ sĩ là chiến sĩ trên mặt trận ấy - VH theo sát từng nhiệm vụ chính trị của đất nước: ca ngợi cách mạng, cổ vũ kháng chiến, nêu cao những tấm gương chiến đấu bảo vệ Tổ Quốc,… * VH phục vụ CM nên quá trình vận động, phát triển hoàn toàn ăn nhịp với bước đi của CM, theo sát nhiệm vụ chính trị của đất nước. - Phản ánh và phục vụ cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện. - Những phương diện chủ yếu quan trọng nhất của con người được là ở tư cách công dân, ở phẩm chất chính trị, tinh thần cách mạng. Con người trong VH chủ yếu là con người của lịch sử, của sự nghiệp chung, của đời sống cộng đồng. - Lí tưởng độc lập, tự do, tinh thần chiến ? Từ đó hình thành nên những đề tài và chủ đề nào cho VH thời kì này. GV lấy VD và y/c HS tìm dẫn chứng trong các tp đã học: Chiếc lược ngà, người mẹ cầm súng, Tiểu đội xe không kính, đồng chí… Chuyển ý: Trong chiến tranh gpdt, lực lượng xã hội nào của dân tộc có vai trò quyết định nhất. Chính vì thế VH trước hết phải phục vụ ai? VH viết cho công nông binh thì nội dung và hình thức phải như thế nào? Thế nào là khuynh hướng sử thi? Điều này thể hiện như thế nào trong VH? VH mang cảm hứng lãng mạn là VH như thế nào? Hãy giải thích đặc điểm này của VH trên cơ sở đấu chống xâm lược, thái độ với CNXH … là những tiêu chuẩn cao nhất để đánh giá con người. * Hình thành nên những tình cảm được thể hiện xúc động: tình đồng bào, đồng chí, đồng đội, tình quân dân ấm áp, tình cảm giai cấp, t/y với Tố Quốc, Đảng, lãnh tụ. + Con người trong văn học chủ yếu là con người của lịch sử, của sự nghiệp chung, của đời sống cộng đồng. + Nhân vật trung tâm: người chiến sĩ trên mặt trận và lực lượng trực tiếp phục vụ chiến trường. 2. Nền văn học hướng về đại chúng. - Đại đa số nhân dân lao động là lực lượng chủ yếu, đồng thời họ cũng vừa là đối tượng thể hiện và vừa là đối tượng phục vụ của VH. VD: + Đôi mắt (Nam Cao) – Tuyên ngôn nghệ thuật cho các nhà văn trong buổi đầu đi theo CM và xác định đối tượng mới của VH là nhân dân lao động + Vợ chồng A Phủ (Tô Hoài) – Ca ngợi sự đổi đời nhờ cách mạng - VH phải tìm đến những hình thức nghệ thuật quen thuộc trong truyền thống, trong dân gian, ngôn ngữ phải bình dị, trong sáng, dễ hiểu. 3. Nền VH chủ yếu mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn: * Hướng đến khuynh hướng sử thi là hướng đến tiếng nói chung của cả cộng đồng, là VH của những sự kiện lịch sử, của số phận toàn dân, của chủ nghĩa anh hùng. Nhân vật trung tâm cũng như người cầm bút phải đại diện cho cộng đồng, cho giai cấp, cho dân tộc và thời đại. Ngôn ngữ sử thi là ngôn ngữ trang trọng, tráng lệ, ngợi ca * VH mang cảm hứng lãng mạn luôn hướng về lí tưởng, về tương lai. Đó là hoàn cảnh XH? GV giúp HS nhận định lại 3 đặc điểm nổi bật nhất của văn học nguồn sức mạnh to lớn khiến con người thời kỳ này có thể vượt mọi gian lao thử thách để vươn lên. Những buổi vui sao cả nước lên đườg. (Chính Hữu) Đường ra trận mùa nay đẹp lắm! (Phạm Tiến Duật) Có những cuộc chia ly chói ngời sắc đỏ. Tươi như cánh nhạn lai hồng. (Nguyễn Mỹ) Cảm hứng lãng mạn bao trùm trên mọi thể loại. → Đây là những nét cơ bản nhất của diện mạo VHVN giai đoạn này. * Luyện tập, củng cố. - Nắm chắc 3 đặc điểm. - Tìm VD ở các tác phẩm đã học. III. HƯỚNG DẪN HỌC SINH HỌC BÀI VÀ CHUẨN BỊ BÀI MỚI - Chứng minh các luận điểm đã nêu trong bài. - Đọc tiếp phần II. Những thành tựu nổi bật và hạn chế. của VH 45 – 75. - Dự kiến hướng tìm hiểu. - Tìm đọc một số tác phẩm tiêu biểu. Ngày soạn: 22/8/08 Lớp dạy: 12 A5 Ngày dạy: 27/8/08 Tiết 2: Văn học sử: KHÁI QUÁT VĂN HỌC VIỆT NAM từ cách mạng tháng tám 1945 đến hết thế kỉ XX A. PHẦN CHUẨN BỊ I. YÊU CẦU BÀI HỌC: * Giúp HS: Kiến thức: - Hình dung được cụ thể hoàn cảnh lịch sử một thời, từ đó hiểu được những đặc điểm cơ bản của văn học Việt Nam từ sau CMT8 qua 2 giai đoạn: 1945 – 1975 và từ năm 1975 đến hết thế kỉ XX. - Đánh giá được theo quan điểm lịch sử những thành tựu cơ bản và ý nghĩa to lớn của văn học giai đoạn 1945 – 1975 đối với cuộcchiến đấu giải phóng dân tộc. - Thấy được những đổi mới và những thành tựu bước đầu của văn học giai đoạn từ năm 1975, đặc biệt từ năm 1986, đến hết thế kỉ XX. Kĩ năng: - Biết tìm dẫn chứng chứng minh cho từng luận điểm. Giáo dục – tư tưởng – tình cảm: - Có sự cảm nhận và đánh giá đúng nền VHVN ở giai đoạn này. - Quý trọng nền văn hoá dân tộc và có thêm hứng thú tìm tòi, nghiên cứu. II. CHUẨN BỊ - Thầy: SGK, SGV, TLTK, giáo án. - Trò: Đọc SGK, chuẩn bị theo hệ thống câu hỏi, nghiên cứu lịch sử trong 30 năm chiến tranh. III. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH - Gv trao đổi, nêu vấn dề, HS thảo luận, trả lời câu hỏi. B. PHẦN LÊN LỚP I. KIỂM TRA BÀI CŨ Ổn định tổ chức: 1. Câu hỏi: VHVN từ 1945 – 1975 có những đặc điểm gì chung? Chứng minh bằng một số tác phẩm đã học. 2. Đáp: * Y/cầu HS nêu được 3 đặc điểm: - Nền văn học phục vụ cách mạng, cổ vũ chiến đấu. - Nền văn học hướng về đại chúng - Nền VH chủ yếu mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn: * HS lấy được VD và phân tích. II. BÀI MỚI * Vào bài: Từ câu trả lời của HS, GV chuyển vào bài mới tiếp tục nghiên cứu những thành tựu nổi bật và hạn chế của VH giai đoạn này. Hoạt động của GV & HS Tg Nội dung cần đạt GV cùng HS nhắc lại những mục đã học và tiếp tục vào phần mới Thành tựu cơ bản nhất của VH 1945 – 1975 là gì? Ý nghĩa to lớn của thành tựu này đối với cuộc chiến đấu giải phóng dân tộc? GV: VH giai đoạn này: Xứng đáng đứng vào hàng ngũ tiên phong cuả những nền VHNT chống đế quốc trong thời đại ngày nay. Truyền thống tư tưởng này đã được thể hiện như thế nào trong VH? ? Truyền thống YN và CNAH được biểu hiện như thế nào trong VH. Đặc điểm của chủ nghĩa nhân đạo trong VHCM là gì? A. Văn học Việt Nam giai đoạn 1945 – 1975. I. Những đặc điểm cơ bản. II. Những thành tựu cơ bản và một số hạn chế của văn học giai đoạn 1945 – 1975. 1. Thực hiện xuất sắc nhiệm vụ lịch sử: Trong hoàn cảnh chiến tranh nhiệm vụ hàng đầu của VH là tuyên truyền, cổ vũ tinh thần chiến đấu và hi sinh của nhân dân. VH lúc này quả là tiếng kèn xung trận, là tiếng trống giục quân. Cuộc chiến thắng vĩ đại của dân tộc có một phần đóng góp không nhỏ của VH. 2. Những đóng góp về tư tưởng: VH đã tiếp nối và phát huy truyền thống tư tưởng lớn của VHDT. a. Truyền thống yêu nước và chủ nghĩa anh hùng: - Trong kháng chiến chống Pháp: Ca ngợi quê hương, ca ngợi đất nước: Việt Bắc của Tố Hữu, Cảnh rừng Việt Bắc, Cảnh khuya của Hồ Chí Minh… - Trong kháng chiến chống Mỹ: Hình ảnh đất nước, con người VN đẹp đẽ, kiên cường trong gian lao, vất vả, phơi phới trong niềm vui chiến thắng. - Yêu nước phải hành động, phải chuyển thành chủ nghĩa anh hùng. Cả nước trở thành chiến sĩ. VH đã phản ánh thực tế cuộc sống đó. b. Truyền thống nhân đạo: - Hướng về nhân dân lao động, diễn tả nỗi khổ của họ dưới ách áp bức bất công trong XH cũ và phát hiện những đức tính tốt đẹp, đặc biệt là khả năng cách mạng của họ. Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài. VH giai đoạn này có những thành tựu tiêu biểu nào về mặt nghệ thuật Kể tên những tác giả tiêu biểu mà em biết trong giai đoạn này? GV y/c HS chia làm 4 nhóm thống kê những thành tựu đã đạt được của Vh qua 3 giai đoạn: - Thời chống pháp. - 1958 – 1964 - 1965 – 1975 Hoặc cho HS thống kê thành tựu qua các thể loại: thơ, văn xuôi, kịch, lí luận phê bình. - Ca ngợi vẻ đẹp của con người trong lao động trong công cuộc xây dựng CNXH. Mùa lạc - Nguyễn Khải Tuỳ bút Sông Đà - Nguyễn Tuân. - Khai thác về đời tư, đời thường, về quá khứ, về thiên nhiên, về tình yêu…Tuy nhiên những riêng tư thầm kín ấy phải gắn liền với nhiệm vụ của người cách mạng. Hương thầm – Phan Thị Thanh Nhàn. Cuộc chia li màu đỏ - Nguyễn Mỹ… 3. Những thành tựu về nghệ thuật: a. Phát triển cân đối và toàn diện về thể loại, đặc biệt là từ 1960: truyện, kí, thơ, kịch … đủ loại. b. Đạt chất lượng thẩm mĩ cao: Tiêu biểu là thơ trữ tình và truyện ngắn, bên cạnh đó là một số tác phẩm kí. * Thời chống Pháp: - Thơ: Hồ Chí Minh, Tố Hữu, Hoàng Cầm,Thôi Hữu, Chính Hữu, Quang Dũng, Hữu Loan, Nguyễn Đình Thi, Hoàng Trung Thông,… - Văn xuôi: kí sự của Trần Đăng, truyện ngắn của Nam Cao, Kim Lân, Tô Hoài, Hồ Phương,… - Phong trào quần chúng phát triển mạnh về thơ và kịch, nhưng chúng chỉ có giá trị tuyên truyền nhất thời * Từ 1958 – 1964: - Phát triển phong phú và đồng bộ các thể loại, nhưng giá trị hơn là: Thơ, truyện ngắn, truyện vừa, bút kí, tuỳ bút. - Thời kì hồi sinh của hàng loạt các nhà thơ trước cách mạng tháng Tám: X.Diệu, H.Cận, C.L.Viên, T.Hanh,… - Văn xuôi phát triển mạnh với hàng loạt những cây bút thuộc các thế hệ khác nhau: N.Tuân, T.Hoài, N.H.Tưởng, K.Lân, B.Hiển, N.T.Long, N.T.Phương, N.Ngọc, N.Khải, L.Khâm, N.Kiên, Đ. Vũ, V.T.Thường, B. Đ. Ái,… * Từ 1965 - 1975: VHVN 1945 – 1975 có những hạn chế gì? Vì sao?Nêu những hạn chế đó của VH giai đoạn này? - HS đưa ra ý kiến, Gv diễn giảng lấy VD chứng minh để HS dễ theo dõi. - Xuất hiện hàng loạt nhà thơ trẻ với giọng điệu riêng của một thế hệ mới: - Văn xuôi: có nhiều tên tuổi đáng chú ý: Thu Bồn, L.A.Xuân, B.M.Quốc, P.T.Duật, X.Quỳnh, N.K. Điềm, L.Q.Vũ, N.Mỹ, N.Duy, T.Thảo, B.Việt, V.Q.Phương, N. Đ.Mậu, P.T.T.Nhàn, L.T.M.Dạ, T. Đ.Khoa, H.Thỉnh,Hoàng Hưng, Ý Nhi,… - Từ 1960, xuất hiện nhiều bộ tiểu thuyết: Vỡ bờ (N.Đ.Thi), Cửa biển (N.Hồng), Những người thợ mỏ (V.H.Tâm), Cửa biển (C.Văn), Vùng trời (H.Mai),…Nhìn chung tiểu thuyết đã dựng lên được những bức tranh hoành tráng về lịch sử cách mạng VN, song chất lượng chưa cao. - Kịch nói giai đoạn 1945 – 1975 ngày càng phát triển mạnh, nhưng nhìn chung chất lượng nghệ thuật còn hạn chế. - Lí luận phê bình: phát triển mạnh vào khoảng năm 1960 trở đi. Lí luận chủ yếu làm nhiệm vụ biểu dương, bảo về VH cách mạng, phê phán các biểu hiện bị coi là lệch lạc. Nhìn chung chất lượng cũng chưa cao. 4. Một số hạn chế: - Thể hiện con người, cuộc sống một cách đơn giản, một chiều, phiến diện, công thức. VD: Nói nhiều thuận lợi hơn là khó khăn, nhiều chiến thắng hơn thất bại, nhiều thành tích hơn tổn thất, nhiều niềm vui hơn nỗi buồn, nhiều hi sinh hơn hưởng thụ,… Con người giản đơn, sơ lược do cái nhìn, nhận thức ấu trĩ: người anh hùng không có tâm lí phức tạp, con người chỉ có tính giai cấp, không thể có tính nhân loại phổ biến. - Yêu cầu về phẩm chất nghệ thuật bị hạ thấp; cá tính, phong cách của nhà văn không được phát huy mạnh mẽ. ? Trình bày một vài nét hiểu biết về Vh vùng tạm chiếm. GV diễn giảng và nêu 1 số VD, HS phát biểu bổ sung. GV h/dẫn HS chốt lại những điểm chính của bài học. Y/c HS làm bài tập. - Về phê bình: nặng về phê bình quan điểm tư tưởng, ít coi trọng những khám phá nghệ thuật → Chiến tranh là một hoàn cảnh không bình thường. Trong hoàn cảnh ấy, sinh hoạt, tâm lí, tư tưởng của con người cũng không bình thường. VH nghệ thuật cũng vậy. 5. Sơ lược về VH vùng địch tạm chiếm: - Phong trào đấu tranh hợp pháp và bất hợp pháp theo khuynh hướng dân chủ, dân tộc là cơ sở để hình thành và phân hoá các xu hướng VH khác nhau (Xu hướng tiêu cực, đồi truỵ; xu hướng tích cực, tiến bộ, yêu nước và cách mạng) - Xu hướng VH cách mạng tuy bị đàn áp nhưng vẫn tồn tại. Hình thức thể loại thường gọn nhẹ: thơ, truyện ngắn, phóng sự, bút ký. Nội dung tư tưởng là phủ định chế độ bất công, lên án bọn bán nước và cứu nước, thức tỉnh lòng yêu nước và ý thức dân tộc,… - Các tác giả tiêu biểu: Vũ Hạnh, Trần Quang Long, Đông Trình, Vũ Bằng, Lý Chánh Trung, Lý Văn Sâm, Viễn Phương, Lê Vĩnh Hoà, Hoàng Phủ Ngọc Tường, Sơn Nam, Võ Hồng,… * Luyện tâp, củng cố. - Thành tựu nổi bật. - Một số hạn chế. - Thi đọc một số tác phẩm thơ tiêu biểu của VH giai đoạn này giữa các tổ III. HƯỚNG DẪN HỌC SINH HỌC BÀI VÀ CHUẨN BỊ BÀI MỚI - Nắm chắc kiến thức. - Đọc trước phần B - Tìm đọc một số tác phẩm tiêu biểu. Ngày soạn: 25/8/08 Lớp dạy: 12 A5 Ngày dạy: 28/8/08 Tiết 3: Văn học sử: KHÁI QUÁT VĂN HỌC VIỆT NAM từ cách mạng tháng tám 1945 đến hết thế kỉ XX A. PHẦN CHUẨN BỊ I. YÊU CẦU BÀI HỌC: * Giúp HS: Kiến thức: - Hình dung được cụ thể hoàn cảnh lịch sử một thời, từ đó hiểu được những đặc điểm cơ bản của văn học Việt Nam từ sau CMT8 qua 2 giai đoạn: 1945 – 1975 và từ năm 1975 đến hết thế kỉ XX. - Đánh giá được theo quan điểm lịch sử những thành tựu cơ bản và ý nghĩa to lớn của văn học giai đoạn 1945 – 1975 đối với cuộcchiến đấu giải phóng dân tộc. - Thấy được những đổi mới và những thành tựu bước đầu của văn học giai đoạn từ năm 1975, đặc biệt từ năm 1986, đến hết thế kỉ XX. Kĩ năng: - Biết tìm dẫn chứng chứng minh cho từng luận điểm. Giáo dục – tư tưởng – tình cảm: - Có sự cảm nhận và đánh giá đúng nền VHVN ở giai đoạn này. - Quý trọng nền văn hoá dân tộc và có thêm hứng thú tìm tòi, nghiên cứu. II. CHUẨN BỊ - Thầy: SGK, SGV, TLTK, giáo án. - Trò: Đọc SGK, chuẩn bị theo hệ thống câu hỏi, nghiên cứu lịch sử trong 30 năm chiến tranh. III. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH - Gv trao đổi, nêu vấn dề, HS thảo luận, trả lời câu hỏi. B. PHẦN LÊN LỚP I. KIỂM TRA BÀI CŨ Ổn định ttỏ chức: 1. Câu hỏi: VHVN từ 1945 – 1975 đã đạt được những thành tựu cơ bản nào? 2. Đáp: * Y/cầu HS nêu được các thành tựu về văn xuôi, thơ ca, kịch qua các giai đoạn. * HS lấy được VD và phân tích. [...]... luận điểm - Tìm đọc một số tác phẩm sau 75 - Chuẩn bị: Tuyên ngôn độc lập.\ - Giờ sau: Làm văn Y/c thống kê các tác phẩm văn nghị luận đã học ở lớp 11 Ngày soạn: 25/8/08 Lớp dạy: 12 A5 Ngày dạy: 28/8/08 Tiết 4: Làm văn: Nghị luận xã hội và nghị luận văn học A PHẦN CHUẨN BỊ I YÊU CẦU BÀI HỌC: * Giúp HS: Kiến thức: - Nắm được một số kiến thức khái quát về nghị luận xã hội và nghị luận văn học, phân biệt . Ngày soạn: 22/8/08 Lớp dạy: 12 A5 Ngày dạy: 25/8/08 Tiết 1: Văn học sử: KHÁI QUÁT VĂN HỌC VIỆT NAM từ cách mạng tháng tám 1945 đến. tựu và hạn chế của nó ra sao ta cùng tìm hiểu bài Khái quát hôm nay trong 3 tiết. Hoạt động của GV & HS Tg Nội dung cần đạt Gv căn cứ vào sự chuẩn

Ngày đăng: 30/06/2013, 01:28

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan