de2

4 317 0
de2

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Đề thi số 1 Bài 1.Trong nghiên cứu di truyền người, người ta không thể thực hiện: A. Nghiên cứu phả hệ qua các thế hệ của một gia đình. B. Nghiên cứu bộ NST của tế bào. C. Lai phân tích để xác định đặc điểm di truyền. D. Phân tích ADN của các gen. Bài 2.Đối với Lamac, nhân tố tiến hoá quan trọng nào đã thúc đẩy sinh giới tiến hoá? A. Xu hướng tự nâng cao mức tổ chức của sinh vật. B. Các đột biến xuất hiện trong tự nhiên. C. Sự chọn lọc các biến đổi nhỏ thành các biến đổi lớn. D. Sự thay đổi của ngoại cảnh và tập quán hoạt động ở động vật. Bài 3.Vi khuẩn E. coli thường được sử dụng làm tế bào nhận, nhờ đặc điểm quan trọng nào sau đây: A. Ít bị biến dị. B. Sinh sản theo hình thức trực phân. C. Không gây bệnh cho con người. D. Sinh sản nhanh. Bài 4.Đột biến mất đoạn NST thường gây hậu quả gì? A. Mất khả năng sinh sản hoặc gây chết sinh vật. B. Giảm sức sống hoặc gây chết sinh vật. C. Tăng cường độ biểu hiện của tính trạng. D. Giảm cường độ biểu hiện của tính trạng. Bài 5.Giống "táo má hồng" do Viện Cây lương thực thực phẩm chọn ra từ việc xử lý đột biến hoá chất nào sau đây trên giống táo Gia Lộc: A. NMU B. EMS C. Cônsixin D. 5 - BU Bài 6.Ở cà chua gen A quy định quả đỏ, a: quả vàng. Cây tứ bội AAaa có thể được tạo ra bằng cách nào? A. Tứ bội hoá hợp tử lưỡng bội Aa hoặc lai giữa cây tứ bội AAAA với cây tứ bội aaaa B. Lai giữa cây bố mẹ 2n có kiểu gen Aa sau đó xử lí F1 bằng cônsixin C. Lai giữa cây tứ bội AAAA với cây tứ bội aaaa D. Tứ bội hoá hợp tử lưỡng bội Aa Bài 7.Hiện tượng nào sau đây được xem là cơ chế phát sinh đột biến gen? A. Rối loạn trong tự nhân đôi của ADN. B. ADN tự nhân đôi vào kỳ trung gian của phân bào. C. Gen tổ hợp trong quá trình thụ tinh. D. Nhiễm sắc thể phân ly trong nguyên phân. Bài 8.Harris (1970) khi nghiên cứu trên 59 mẫu biến dị của phân tử hêmôglôbin ở người đã phát hiện có tới 43 mẫu không gây hậu quả về mặt sinh lý. Điều này chứng minh: A. Đa số đột biến là trung tính. B. Trạng thái cân bằng của quần thể giao phối. C. Biến dị tổ hợp và đột biến liên tục phát sinh trong khi hoàn cảnh sống vẫn duy trì ổn định. D. Con người vẫn chịu sự chi phối của các nhân tố sinh học. Bài 9.Tiến hoá sinh học là quá trình: A. Hình thành mầm mống của những cơ thể đầu tiên đến toàn bộ sinh giới. B. Hình thành các hợp chất hữu cơ phức tạp đến giọt côaxecva. C. Hình thành màng để thực hiện quá trình trao đổi chất và xuất hiện cơ chế tự sao. D. Xảy ra trong giai đoạn vượn người hoá thạch. Bài 10.Trong tiêu chuẩn di truyền, 2 loài khác nhau sẽ được phân biệt nhau bởi: A. Sự đứt quãng về một tính trạng nào đó. B. Sự thích nghi với những điều kiện sống nhất định. C. Sự khác biệt về số lượng, hình thái của các NST và cách phân bố các gen trên đó dẫn đến sự cách li sinh sản. D. Sự khác biệt trong cấu trúc và đặc điểm sinh hoá của các phân tử prôtêin. Bài 11.Luận điểm nào dưới đây là luận điểm chủ yếu trong thuyết tiến hoá của Lamac? A. Sự tiến hoá diễn ra bằng sự củng cố ngẫu nhiên những đột biến trung bình, không liên quan tới các tác dụng của chọn lọc tự nhiên. B. Các đặc điểm thích nghi của sinh vật được hình thành qua quá trình chọn lọc các biến dị, đào thải các dạng kém thích nghi. C. Tiến hoá là sự phát triển có kế thừa lịch sử, nâng cao trình độ tổ chức của cơ thể từ đơn giản đến phức tạp. D. Chọn lọc tự nhiên tác động thông qua đặc tính biến dị - di truyền là nhân tố chính trong quá trình hình thành những đặc điểm thích nghi trên cơ thể sinh vật. Bài 12.Đối với cây trồng tự thụ phấn thì phương pháp chọn lọc nào vừa ít tốn kém mà vẫn đảm bảo hiệu quả? A. Không cần chọn lọc B. Chọn lọc hàng loạt kết hợp với chọn lọc cá thể C. Chọn hàng loạt một lần D. Chọn hàng loạt nhiều lần Bài 13.Chuối tứ bội có gen A quy định thân cao là trội hoàn toàn so với gen a quy định thân thấp. Lai giữa các cây chuối tứ bội có kiểu gen Aaaa cho kết quả lai là: A. 11 thân cao: 1 thân thấp. B. 35 thân cao: 1 thân thấp. C. 3 thân cao: 1 thân thấp. D. 1 thân cao: 1 thân thấp. Bài 14.Nội dung nào dưới đây trong thuyết tiến hoá của M.Kimura là không đúng? A. Đại đa số các đột biến ở cấp độ phân tử là trung tính, nghĩa là không có lợi cũng không có hại. B. Sự tiến hoá diễn ra bằng sự củng cố ngẫu nhiên những đột biến trung tính, không liên quan với tác dụng của chọn lọc tự nhiên. C. Thuyết này không bổ sung mà phủ nhận thuyết tiến hoá bằng con đường chọn lọc tự nhiên, đào thải các biến dị có hại. D. Sự đa hình cân bằng trong quần thể chứng minh cho quá trình củng cố những đột biến ngẫu nhiên trung tính. Bài 15.Học thuyết tiến hoá được đưa ra nhằm giải thích những đặc điểm gì của sinh giới? A. Giải thích tác động của ngoại cảnh trong việc làm cho loài biến đổi. B. Giải thích tính đa dạng của sinh giới và tính hợp lí của sinh giới trong sự thích nghi với môi trường sống. C. Giải thích tính đa dạng của sinh giới. D. Giải thích tính hợp lí của sinh giới trong sự thích nghi với môi trường sống. Bài 16.Ở cừu, màu sắc mỡ do một gen nằm trên NST thường quy định. Alen A quy định mỡ vàng, a quy định mỡ trắng. Một quần thể gồm 12.000 cá thể, trong đó có 11.730 cá thể mỡ vàng. Tần số tương đối của mỗi alen là: A. A : a = 0,85 : 0,15. B. A : a = 0,8 : 0,2. C. A : a = 0,75 : 0,25. D. A : a = 0,7 : 0,3. Bài 17.Theo Đacuyn quá trình nào dưới đây là nguyên liệu chủ yếu cho chọn giống và tiến hoá? A. Những biến đổi đồng loạt theo hướng xác định tương ứng với điều kiện ngoại cảnh. B. Sự phong phú và đa dạng của các biến dị cá thể. C. Các biến dị phát sinh trong quá trình sinh sản theo những hướng không xác định ở từng cá thể riêng lẻ. D. Tác động trực tiếp của ngoại cảnh và của tập quán hoạt động ở động vật. Bài 18.Việc chuyển từ giai đoạn tiến hoá sinh học sang tiến hoá xã hội bắt đầu từ giai đoạn: A. Người Pitecantrôp B. Người Nêanđectan C. Người Crômanhon D. Người Xinantrôp Bài 19.Loại đột biến gen nào gây hậu quả lớn nhất? A. Thay thế một cặp nu ở trước 3 cặp nu cuối của gen. B. Thay thế một cặp nu khoảng giữa gen. C. Thêm một cặp nu ở gần giữa gen. D. Mất một cặp nu sau 3 cặp nu đầu tiên của gen. Bài 20. Đặc điểm nào sau đây không có ở kỷ thứ 4: A. Ổn định hệ thực vật B. Sâu bọ phát triển mạnh C. Ổn định hệ động vật D. Xuất hiện loài người Bài 21.Phương pháp chọn lọc chỉ dựa vào kiểu hình không để ý đến kiểu gen được gọi là: A. Chọn lọc không có phương pháp. B. Chọn lọc cá thể. C. Chọn lọc hàng loạt. D. Chọn lọc có phương pháp. Bài 22.Ở một quần thể ban đầu có 100 cây, trong đó có 75 cây mang kiểu gen Aa. Sau một số thế hệ tự thụ phấn bắt buộc, tỷ lệ thể dị hợp trong quần thể bằng 4,6875%. Số thế hệ tự thụ phấn bắt buộc là: A. 2 thế hệ B. 3 thế hệ C. 4 thế hệ D. 5 thế hệ Bài 23.Đột biến NST khi phát sinh không mang tính chất nào sau đây? A. Đồng loạt, có thể xác định B. Riêng lẻ không xác định C. Di truyền cho thế hệ sau D. Cá thể Bài 24.Các nhân tố xã hội chi phối quá trình phát sinh loài người gồm: A. Di truyền tín hiệu B. Nghệ thuật, tôn giáo, thương mại. C. Lao động, tiếng nói và tư duy. D. Biến dị, di truyền, chọn lọc tự nhiên Bài 25.Ở thực vật, phương pháp lai nào sau đây có thể tạo ra loài mới, có năng suất cao: A. Lai xa và gây đột biến thể dị bội. B. Lai khác dòng, kèm đa bội hoá. C. Lai xa và gây đột biến cấu trúc NST. D. Lai xa kèm đa bội hoá. Bài 26.Hiện tượng lặp đoạn NST sẽ dẫn đến: A. Làm tăng hay giảm cường độ biểu hiện của tính trạng. B. Gây chết cho sinh vật. C. Không ảnh hưởng đến kiểu hình do không mất vật chất di truyền. D. Làm tăng kích thước của tế bào, làm cơ thể có kích thước lớn hơn. Bài 27.Hậu quả của đột biến chuyển đoạn là: A. Đột biến chuyển đoạn nhỏ thường ít ảnh hưởng đến sức sống, phổ biến trong tự nhiên. B. Đột biến chuyển đoạn thường không ảnh hưởng đến sức sống và sinh sản C. Đột biến chuyển đoạn lớn thường gây chết hoặc mất khả năng sinh sản. D. Đột biến chuyển đoạn nhỏ thường ít ảnh hưởng tới sức sống, khá phổ biến trong tự nhiên; đột biến chuyển đoạn lớn thường gây chết hoặc mất khả năng sinh sản. Bài 28.Có mấy dạng đột biến nhiễm sắc thể? A. 5 B. 2 C. 3 D. 4 Bài 29.Trường hợp trong tế bào của cơ thể sinh vật có một cặp NST tăng lên hai chiếc gọi là: A. Thể khuyết nhiễm. B. Thể tam nhiễm. C. Thể tứ nhiễm. D. Thể một nhiễm. Bài 30.Thể một nhiễm có bộ nhiễm sắc thể thuộc dạng: A. n – 1 B. 2n-1 C. n + 1 D. 2n+1 Bài 31. Thể đột biến là: A. Cá thể mang đột biến chưa được biểu hiện ra kiểu hình. B. Cá thể mang đột biến được biểu hiện ra kiểu hình. C. Cá thể có kiểu hình khác với các cá thể khác trong quần thể. D. Cá thể có thể biến đổi kiểu hình trước sự biến đổi của môi trường. Bài 32.Thể đột biết là những cơ thể: A. mang đột biến gen chỉ biểu hiện ở kiểu hình trội B. mang đột biến chỉ biểu hiện ở kiểu hình lặn C. mang đột biến đã biểu hiện trên kiểu hình của cơ thể D. mang đột biến nhiễm sắc thể trong tế bào Bài 33.Một gen có tỷ lệ A + T / G + X = 2/ 3. Một đột biến không làm thay đổi số lượng nuclêôtit nhưng tỷ lệ A + T / G + X = 68,1 % . Đây là dạng đột biến: A. Đảo vị trí cặp nuclêôtit. B. Thay thế cặp G – X bằng cặp A – T. C. Thay thế cặp nuclêôtit này bằng cặp nu khác. D. Thay thế cặp A –T bằng cặp G – X. Bài 34.Căn cứ vào đâu để phân biệt đột biến trội và đột biến lặn? A. Sự biểu hiện kiểu hình của đột biến ở thế hệ đầu hay thế hệ tiếp theo. B. Mức độ biểu hiện của đột biến. C. Tác nhân gây đột biến. D. Loại tế bào bị đột biến. Bài 35.Thể khảm được tạo nên do: A. Đột biến xảy ra trong nguyên phân, phát sinh trong một tế bào sinh dưỡng rồi nhân lên trong một mô B. Đột biến xảy ra ở những lần nguyên phân đầu tiên của hợp tử. C. Tổ hợp gen lặn tương tác với môi trường biểu hiện ra kiểu hình. D. Đột biến phát sinh trong giảm phân, rồi nhân lên trong một mô. Bài 36.Bệnh hồng cầu hình liềm ở người là do dạng đột biến gen: A. Mất 1 nu. B. Thay thế 1 cặp nu. C. Thêm 1 cặp nu. D. Đảo vị trí 1 cặp nu. Bài 37.Trên cây hoa giấy có 3 màu hoa: Trắng, đỏ, hồng ở trên các cành xen nhau là kết quả của: A. Đột biến giao tử B. Đột biến xô ma C. Đột biến gen D. Đột biến tiền phôi Bài 38.Đột biến gen thường có hại cho cơ thể vì: A. Gây rối loạn trong quá trình sinh tổng hợp prôtêin. B. Làm thay đổi kiểu hình. C. Làm cho gen không hoạt động được D. Làm thay đổi kiểu gen. Bài 39.Đột biến gen làm thay đổi nhiều axit amin trong chuỗi pôlipeptit là: A. Đột biến mất 1 cặp nuclêôtit ở phía đầu gen B. Đột biến thay 1 cặp nuclêôtti này bằng 1 cặp nuclêôtit khác, không tạo ra bộ ba kết thúc C. Thay thế cặp nuclêôtit này bằng cặp nuclêôtit khác D. Đột biến đảo vị trí 1 cặp nuclêôtit từ mạch 1 sang mạch 2 và ngược lại Bài 40.Một đoạn mã gốc của gen có trình tự các nuclêôtit như sau: 3’ TAX XXX AAA XGX TTT GGG GXG ATX 5’ Một đột biến thay thế nuclêôtit thứ 13 trên gen là T bằng A, số axit amin của phân tử prôtêin do gen này mã hoá là: A. 7 B. 6 C. 3 D. 5 .

Ngày đăng: 29/06/2013, 01:27

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan