CHỦ đề đô THỊ HOÁ TRONG SÁNG tác của NGUYỄN NGỌC tư (QUA tập TRUYỆNCÁNH ĐỒNG bất tận)

106 1.1K 10
CHỦ đề đô THỊ HOÁ TRONG SÁNG tác của NGUYỄN NGỌC tư (QUA tập TRUYỆNCÁNH ĐỒNG bất tận)

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC LÊ THỊ XUÂN HƯƠNG CHñ §Ò §¤ THÞ HO¸ TRONG S¸NG T¸C CñA NGUYÔN NGäC T¦ (QUA TËP TRUYÖNC¸NH §åNG BÊT TËN) LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC Thái Nguyên – 2016 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC LÊ THỊ XUÂN HƯƠNG CHñ §Ò §¤ THÞ HO¸ TRONG S¸NG T¸C CñA NGUYÔN NGäC T¦ (QUA TËP TRUYÖNC¸NH §åNG BÊT TËN) Chuyên ngành: VĂN HỌC VIỆT NAM Mã số: 60 22 01 21 LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS NGUYỄN ĐĂNG ĐIỆP Thái Nguyên - 2016 i LỜI CẢM ƠN Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc đến PGS.TS Nguyễn Đăng Điệp - người đã tận tình hướng dẫn, động viên, tạo điều kiện tốt nhất cho tôi trong quá trình thực hiện luận văn này Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo, cán bộ khoa Ngữ Văn, đặc biệt các thầy cô giáo đã nhiệt tình giảng dạy khoá 8 chuyên nghành Văn học Việt Nam, các cán bộ khoa sau đại học trường Đại học Khoa học Thái Nguyên đã dạy dỗ, tạo điều kiện cho tôi trong quá trình học tập Tôi vô cùng cảm ơn sự quan tâm và ủng hộ của gia đình, bạn bè Đó chính là nguồn động viên tinh thần rất lớn để tôi theo đuổi và hoàn thành luận văn này ii MỤC LỤC ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN .1 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN .2 PHẦN MỞĐẦU 1 1 Lí do chọn đề tài .1 2 Lịch sử nghiên cứu .3 2.1 Các công trình nghiên cứu chung về Nguyễn Ngọc Tư 3 2.1 Những công trình nghiên cứu, phê bình về vấn đề đô thị hoá trong truyện của Nguyễn Ngọc Tư 7 3 Đối tượng và mục đích nghiên cứu 9 3.1 Đối tượng nghiên cứu .9 3.2 Mục đích nghiên cứu .9 4 Nhiệm vụ nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu .10 4.1 Nhiệm vụ nghiên cứu .10 4.2 Phương pháp nghiên cứu 10 5 Phạm vi nghiên cứu 11 6 Cấu trúc luận văn .11 7 Đóng góp của luận văn 11 CHƯƠNG 1 12 CHỦĐỀĐÔ THỊ TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM HIỆN ĐẠI .12 VÀ SỰXUẤT HIỆN CỦA NGUYỄN NGỌC TƯ 12 1.1 Đô thị hoá Việt Nam và sự tác động của nó đến xã hội .12 1.1.1 Khái niệm đô thị và đô thị hoá 12 1.1.2 Sự tác động của đô thị hoá tới văn hoá xã hội Việt Nam 15 1.2 Cảm thức đô thị trong văn học Việt Nam hiện đại 17 1.2.1 Cảm thức đô thị trong văn học Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX 17 1.2.2 Cảm thức đô thị trong Văn học Việt Nam giai đoạn từ 1945 đến nay 22 1.3 Chủ đề đô thị và đô thị hoá trong sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư .29 1.3.1 Hành trình sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư 29 1.3.2 Đô thị và đô thị hoá trong sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư 30 CHƯƠNG 2 33 CUỘC SỐNG VÀ CON NGƯỜI ĐÔ THỊ .33 TRONG TẬP TRUYỆN CÁNH ĐỒNG BẤT TẬN 33 2.1 Cuộc sống đô thị trong tập truyện Cánh đồng bất tận 33 2.1.1 Không gian làng quê đang dần bị thu hẹp 34 2.1.2 Sự xâm lấn của không gian đô thị 37 2.2 Con người đô thị trong tập truyện Cánh đồng bất tận của Nguyễn Ngọc Tư 38 2.2.1 Những kiếp người trôi dạt 38 2.2.2 Những con người cô đơn 40 2.2.3 Những con người trượt chân sa ngã và đánh mất mình .48 2.2.4 Những đứa trẻ - nạn nhân của những gia đình bị cuộc sống đô thị làm cho rạn nứt, đổ vỡ 53 CHƯƠNG 3 59 MỘT SỐPHƯƠNG THỨC NGHỆTHUẬT THỂHIỆN 59 iii CHỦĐỀĐÔ THỊ HÓA TRONG TẬP TRUYỆN CÁNH ĐỒNG BẤT TẬN CỦA NGUYỄN NGỌC TƯ 59 3.1 Nghệ thuật xây dựng nhân vật 59 3.1.1 Nghệ thuật xây dựng tình huống truyện .60 3.1.2 Mờ hóa và tẩy trắng tên nhân vật .63 3.1.3 Nghệ thuật miêu tả ngoại hình nhân vật .65 3.1.4 Nghệ thuật xây dựng hành động của nhân vật 69 3.1.5 Nghệ thuật xây dựng lời đối thoại của nhân vật 71 3.1.6 Nghệ thuật miêu tả nội tâm, dòng ý thức nhân vật .73 3.2 Nghệ thuật trần thuật 75 3.2.1 Giới thuyết khái niệm 75 3.2.2 Điểm nhìn trần thuật 80 KẾT LUẬN 94 TÀI LIỆU THAM KHẢO .1 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1 Lí do chọn đề tài 1.1 Đô thị đã được hình thành từ rất lâu trong lịch sử loài người nhưng ở Việt Nam đô thị với đúng nghĩa của nó chỉ thực sự xuất hiện vào cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX Sau 1986 đất nước bước vào thời kỳ đổi mới và chính sách mở cửa, chú trọng phát triển nền kinh tế thị trường nhiều thành phần nhằm tạo tiền đề cho sự phát triển kinh tế nhanh, mạnh và phức tạp này đã dẫn đến những biến đổi mạnh mẽ trong nhiều lĩnh vực khác nhau của xã hội, đặc biệt là quá trình đô thị hoá hết sức ồ ạt và nhanh chóng Không thể phủ nhận rằng quá trình đô thị hoá cùng với nền kinh tế thị trường giàu tính cạnh tranh đã góp phần không nhỏ nâng cao chất lượng cuộc sống của con người, xây dựng cơ sở vật chất cho đất nước Tuy nhiên, sự phát triển nhanh, có phần ồ ạt của các đô thị cũng gây ra nhiều hệ lụy đáng suy ngẫm Sự biến đổi về đời sống vật chất và văn hoá tinh thần của con người (đặc biệt là người dân đô thị ) trong cơ chế kinh tế thị trường nhanh chóng trở thành vấn đề nóng của văn học nghệ thuật nói chung và thể loại văn xuôi nói riêng Ngày càng có nhiều tác giả lựa chọn đề tài đô thị để triển khai tác phẩm của mình Họ lột tả con người đời thường với những cô đơn, băn khoăn, vấp ngã, xót xa, đứt gãy, quay cuồng trong cơn lốc khủng hoảng giá trị của xã hội hiện đại Những giá trị cũ đã bị mai một, những giá trị mới đang hình thành còn nhiều bất ổn, chông chênh 1.2 Nguyễn Ngọc Tư chính là một cây bút tiêu biểu trong số đó Với vốn sống, vốn văn hoá của mình, chị đã thể hiện trên những trang văn của mình nỗi băn khoăn, trăn trở về những biến đổi của con người cũng như đất nước trước quá trình đô thị hóa Do vậy “đô thị hoá” đã trở thành đề tài xuyên suốt trong các truyện ngắn của chị như một mạch nguồn khơi cảm hứng sáng tạo 2 Niềm trăn trở của chị qua ngòi bút bắt đầu được bạn đọc và giới phê bình đón đọc, tham gia các ý kiến về tác phẩm của chị không kém phần nhiệt huyết Người khen lắm, kẻ chê cũng nhiều nhưng có lẽ ai đã quan tâm đến văn học, đặc biệt đọc từng tác phẩm của chị dù ít hay nhiều cũng không thể dửng dưng Nguyễn Ngọc Tư đưa người đọc đi từ bất ngờ này đến bất ngờ khác Chị buộc người đọc phải băn khoăn, phải day dứt để rồi ngoái lại quá khứ hướng đến tương lai và đối diện với thực tại Một hiện tại tàn nhẫn, gay gắt nhưng cũng rất ngọt ngào ấm áp tình người 1.3 Một trong những sáng tác văn học gần đây nhất gây được sự chú ý của độc giả là tập truyện ngắn Cánh đồng bất tận của Nguyễn Ngọc Tư Với mười bốn truyện, mỗi truyện để lại một dấu ấn riêng, tập truyện được coi là “hiện tượng văn học trong năm 2005” và đạt giải thưởng Hội nhà văn năm 2006 Chọn đề tài “Chủ đề đô thị hoá trong sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư (qua tập truyện Cánh đồng bất tận)” chúng tôi mong muốn vận dụng những kiến thức lí luận văn học vào việc tiếp cận một cách hệ thống và khoa học nhằm đi sâu tìm hiểu và khám phá những giá trị đặc sắc của tác phẩm 3 2 Lịch sử nghiên cứu 2.1 Các công trình nghiên cứu chung về Nguyễn Ngọc Tư Nguyễn Ngọc Tư là một nhà văn của vùng sông nước phương Nam, tuổi thơ của chị gắn liền với những dòng sông uốn khúc, rừng đước bạt ngàn, những cánh đồng thẳng cánh cò bay Ở trên mảnh đất bao la phù trú ấy là những con người tần tảo, chịu thương chịu khó, chị may mắn được quê hương vun đắp, ban tặng cho một tâm hồn nhạy cảm với cuộc đời Quê hương sông nước Cà Mau, mảnh đất tận cùng của tổ quốc đã hiện lên trong trang sách của chị thật rõ ràng, chân thật y như ngoài cuộc đời Chị đã không ngần ngại phơi bày những sự thật chua xót đang từng ngày từng giờ trên quê hương thân yêu của chị chính vì vậy khối lượng bài viết và công trình về tác giả Nguyễn Ngọc Tư chiếm số lượng rất lớn Xuất hiện trên văn đàn từ những năm 90 của thế kỉ XX, Nguyễn Ngọc Tư dần khẳng định được chỗ đứng và tên tuổi của mình Chị đã tạo ra một giọng điệu riêng, mang đậm dấu ấn và bản sắc văn hoá Nam Bộ Trong số các bài viết về Nguyễn Ngọc Tư trước hết phải kể đến bài viết “Nguyễn Ngọc Tư như thế nào” của nhà văn Dạ Ngân đăng trên báo Văn nghệ Nhà văn từng bộc bạch: “ Tôi đã viết bài Nguyễn Ngọc Tư như thế nào? bằng tâm trạng thú vị khi nhớ đến lời khen người ta dành cho Solokhov: “ Trên bầu trời văn học Nga, một con đại bàng non vừa cất lên đôi cánh mênh mông từ sông Đông” Nhà văn đã bày tỏ sự vui mừng: “ Khi tập truyện Ngọn đèn không tắt vào giải Nhất cuộc thi “Văn học tuổi 20 lần thứ 2” năm 2000, ban Văn (của báo Văn nghệ) chúng tôi mới thú vị nhận ra chính Văn nghệ đã in cho tác giả ngôi sao này một truyện rất Nam Bộ (…) Nhiều tiếng khe, nhiều bài báo trong Nam ngoài Bắc phát hiện về Nguyễn Ngọc Tư, một hiệu ứng đọc ít thấy từ lâu” [28; 3] 4 Sau thành công ban đầu ấy, các tác phẩm của chị được đăng liên tục trên các báo Nguyễn Ngọc Tư cho ra đời liên tiếp các tập truyện ngắn: Ông ngoại (2001), Cánh đồng bất tận (2005), Gió lẻ và 9 câu chuyện khác (2008) càng ngày chị càng dành được nhiều tình cảm yêu mến của độc giả bởi một giọng văn Nam Bộ chân chất và một phong cách riêng không lẫn vào ai Nhà văn Nguyên Ngọc nhận định: “Mấy năm nay chúng tôi đều rất thích Nguyễn Ngọc Tư Cô ấy như một cái cây tự nhiên mọc lê giữa rừng tràm hay rừng đước Nam Bộ vậy, tươi tắn lạ thường, đem đến cho văn học một luồng gió mát rợi, tinh tế mà chân chất, chân chất mà tinh tế, đặc biệt “Nam Bộ” một cách như không, chẳng cần chút cố gắng nào cả như các tác giả Nam Bộ đi trước” [10; 5] Theo như GS Trần Hữu Dũng một việt kiều ở Mĩ cũng từng nhận định: “Nguyễn Ngọc Tư là một đặc sản miền Nam”( ) trong đó mỗi truyện viết của Nguyễn Ngọc Tư là “ một bữa ăn vặt thình soạn, dọn bày chu đáo, gồm toàn đặc sản miệt vườn, với những vật liệu hảo hạng, tươi sống” [10; 6] Với sự mến mộ của mình, Trần Hữu Dũng đã làm hẳn trang web: http:// www.viet Studies Info về Nguyễn Ngọc Tư Trang web là nơi bạn đọc có thể tìm thấy nguồn tư liệu phong phú về nữ tác giả tài năng này Có khá nhiều bài viết về tác giả Nguyễn Ngọc Tư trên cả phương diện nội dung lẫn nghệ thuật như: Nguyễn Ngọc Tư, đặc sản miền Nam (Trần Hữu Dũng), Cái rầu bất tận của Nguyễn Ngọc Tư (Kiệt Tuấn) Đặc biệt khi truyện ngắn Cánh đồng bất tận xuất hiện thì có rất nhiều ý kiến đánh giá, nhận xét được đăng tải trên các báo tạo thành “ hiện tượng văn học” đáng chú ý năm 2005 Nhà thơ Hữu Thỉnh, chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam cho rằng: “Trước “ Cánh đồng bất tận”, cái hay của Nguyễn Ngọc Tư là cái hay “ xinh xẻo mong manh”, còn “Cánh đồng bất tận” đã có đột phá về bút pháp, về dung lượng cuộc sống trong tác phẩm” Ông nhấn mạnh: 5 “Đây là một tác phẩm văn chương chứ không phải bút kí hay phóng sự Tác giả hoàn toàn có quyền hư cấu, sáng tạo nhằm chuyển tải tốt nhất thông điệp nghệ thuật đến người đọc Đảng và Nhà nước hoàn toàn tôn trọng quyền tự do sáng tạo của người nghệ sĩ Đây là vấn đề ứng xử với một tác phẩm văn chương (…) Nguyễn Ngọc Tư là người tha thiết yêu quê hương, không lí gì cô lại có ý xúc phạm đến quê hương và những người dân xung quanh mình” [37; 54] Nguyễn Đăng Điệp trong bài tham luận ở “ Hội nghị lí luận, phê bình văn học” lần thứ II đã khẳng định: “Cánh đồng bất tận” không chỉ là truyện ngắn xuất sắc của Nguyễn Ngọc Tư mà thực sự là một trong những truyện ngắn xuất sắc của văn học Việt Nam đương đại (Đừng lo Nguyễn Ngọc Tư còn quá trẻ mà ngại xếp loại, vì khi truyện ngắn này xuất hiện trên báo Văn nghệ, tác giả đã tròn ba mươi, so với Vũ Trọng Phụng khi viết Giông Tố, Số đỏ…thì đã bắt đầu già” Hay Tuấn Kiệt khi nhận định về tập truyện ngắn Cánh đồng bất tận đã cho rằng: “Cánh đồng bất tận Bất tận như một nỗi buồn Như một buổi chiều chạng vạng trời mưa lâm râm, ngồi ngó trời đất mênh mông mà rầu rĩ một mình Cánh đồng bất tận Hay là “ Cái rầu bất tận” của Nguyễn Ngọc Tư” Bên cạnh đó, còn có những phát hiện trên phương diện nghệ thuật như: Lời đề từ trong truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư (Phạm Phú Phong) Phạm Phú Phong cho rằng, Nguyễn Ngọc Tư rất hay sử dụng lời đề từ trong các tác phẩm của mình: “Cánh đồng bất tận có 14 truyện thì 11 truyện được tác giả sử dụng lời đề từ” Lời đề từ như một ẩn dụ của câu chuyện Nó góp phần thâu tóm tư tưởng chủ đạo của tác phẩm hay đơn giản nó là tâm trạng, quan điểm của tác giả trước cuộc sống, con người Nguyễn Ngọc Tư đã tạo cho mình một dấu ấn riêng, thể hiện ở lời đề từ trong mỗi câu chuyện đúng như Phạm Phú Phong nhận xét “chị có sự đậm đặc của một giọng điệu văn chương Nam Bộ, trong đó có những kế thừa thế hệ trước, nhưng lại là giọng 87 phải trải qua Tác giả chọn người kể chuyện ngôi thứ nhất, kể chuyện của chính mình đã giúp người đọc thâm nhập được vào chiều sâu nội tâm của nhân vật Chúng ta có được cái cảm giác như đang cùng người kể chuyện sống trong bầu không khí truyện, đang sẻ chia những tâm tình của nhân vật Như vậy, chọn người kể chuyện ở ngôi thứ nhất, với điểm nhìn bên trong Nguyễn Ngọc Tư đã dễ dàng thâm nhập vào thế giới của truyện, soi tỏ tâm tư nhân vật Điều đó đã tạo nên sức lôi cuốn riêng cho truyện ngắn của chị Lời người kể chuyện là người tham dự dễ gây xúc động cho người đọc và những gì được kể là tự đáy lòng nên có độ tin cậy cao Ở nhiều truyện, Nguyễn Ngọc Tư đã chọn người kể chuyện ở ngôi thứ ba Người kể chuyện đã hoà nhập vào nhân vật, để nói lên những tâm sự thầm kín của nhân vật, hay người kể đã tựa vào giác quan, tâm hồn nhân vật để biểu hiện cảm nhận về thế giới Tiêu biểu là các truyện: Nhớ sông, Huệ lấy chồng, Cuối mùa nhan sắc Với điểm nhìn bên trong, người kể chuyện dễ dàng thuật lại những diễn biến khách quan của tình tiết, sự kiện, vừa thâm nhập được vào thế tâm hồn nhân vật biểu hiện cảm xúc, tâm trạng Đây là dạng kể chuyện được sử dụng nhiều trong truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư Trong truyện Nhớ sông, ở nhiều đoạn, người kể chuyện đã hoà nhập vào nhân vật Nhân vật khi ấy đã làm thay người kể chuyện trong việc bộc bạch những biến động của cuộc đời mình Điểm nhìn của người kể chuyện đã hoà vào dòng kí ức của Giang: “ Mỗi lần qua sông Cái Lớn, Giang lại nghĩ, chắc tới già, tới chết, mình sẽ chẳng bao giờ rời chiếc ghe nhỏ này đâu Cũng khúc sông này, năm Giang mười tuổi, má Giang chết Hôm đó, trời mưa nhỏ, nhưng gió nhiều, gió tạt tay chèo liêu xiêu Nước từ vàm sông cuồn cuộn đổ ra Chiếc ghe bạt nước tấp vô xà lan chở cát Ông chín, ba Giang chống đằng mũi, má Giang chống đằng lái Giang ngồi trong mui ghe, ôm thành xà lan trượt hướt lên, má ngã xuống, đầu đập vào cái gờ sắt, đôi chân còn bíu vào 88 ghe Rồi má cong lại như chiếc võng, hụp vào sông Giang khóc điếng, bồng con Thuỷ lồm cồm bò về đằng sau lái, Giang còn kịp nhìn thấy mái tóc má trôi xùm xoà phiêu phiêu trong làn nước, rồi mất hút ” [80, 145] Với sự hoá thân vào nhân vật, hoà vào câu chuyện kể, tất cả những kỷ niệm đau buồn về cái chết của mẹ được tái hiện qua dòng kí ức của Giang trở nên cụ thể và rõ mồn một như vừa mới xảy ra, còn nguyên trong tâm trí Giang Sức hấp dẫn của truyện ngắn này không chỉ là do truyện đã cho thấy sự gắn bó của con người với sông nước, những kí ức buồn nơi con sông cứ bàng bạc trải ra trên trang văn mà còn ở chính cách kể chuyện khi đứt, khi nối qua điểm nhìn bên trong của nhân vật Truyện được kể tưởng như rời rạc nhưng lại giúp người đọc dễ cảm nhận được sâu hơn thế giới nội tâm nhân vật Như vậy có thể nói nhân vật đóng vai trò người trần thuật xưng Tôi trong nhiều truyện ngắn trong tập truyện Cánh đồng bất tận là một hình thức hoá thân của tác giả Nhà văn ẩn sau nhân vật để độc giả ngỡ tưởng nhân vật độc lập trong suy nghĩ, nhận xét, bình phẩm nhưng thực chất tác giả thể hiện gián tiếp thái độ của mình đối với những vấn đề được đề cập trong tác phẩm 3.2.3 Giọng điệu trần thuật trong Cánh đồng bất tận của Nguyễn Ngọc Tư Trong cuộc sống, giọng điệu được hiểu theo nghĩa thông thường nhất là giọng nói, lối nói, biểu thị một thái độ nhất định của người nói Còn trong văn học, nói tới giọng điệu là nói tới “thái độ, tình cảm, lập trường tư tưởng, đạo đức của nhà văn đối với hiện tượng được miêu tả thể hiện trong lời văn quy định cách xưng hô, gọi tên, dùng từ, sắc điệu tình cảm, cách cảm thụ xa gần, thân sơ, thành kính hay suồng sa, ngợi ca hay châm biếm…” [15; 134] Có rất nhiều yếu tố tạo nên giọng điệu trần thuật trong đó yếu tố quan trọng nhất chính là cảm hứng của người kể chuyện Giọng điệu là kết cấu siêu văn bản, là yếu tố quan trọng tạo nên phong cách nhà văn, có vai trò thống nhất các yếu tố khác của hình thức văn bản văn học vào một chỉnh thể 89 3.2.3.1 Giọng điệu xót xa thương cảm Giọng điệu xót xa thương cảm được coi giọng chủ âm trong toàn bộ sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư Điều này bắt nguồn từ cội rễ “thương người như thể thương thân”, “lá lành đùm lá rách” của dân tộc Việt Nam, truyền thống ấy được kết nối dài lâu qua mỗi thời đại, vì văn học nói gì thì cái đích hướng đến là con người Giọng điệu này thể hiện rõ thái độ của Ngọc Tư trước hiện thực được miêu tả Nó góp phần quan trọng trong việc khắc hoạ số phận nhân vật, cho nên khi người trần thuật kể về bất cứ nhân vật nào cũng đầy sự xót xa, thương cảm Trong truyện ngắn Cánh đồng bất tận người đọc đã gặp một giọng buồn “mênh mang, sầu rứt” đang lan toả khắp Buồn vì cái nghèo vẫn đang đồng hành cùng những người nông dân quanh năm “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời” trên những “cánh đồng bất tận”: “Suốt những năm tháng sống tù đọng trên đồng, tôi có biết ai ngoài những người đàn ông quê mùa cũ kỹ Tôi biết lấy ai trong số đó? Lấy một người cắm mặt xuống đất, mệt nhừ với vườn ruộng để mỗi khi giáp hạt, tôi nghe tiếng cạo cơm cháy của con, tiếng muổng dừa vét gạo dưới đáy thạp mà rát bỏng trong lòng? Hay tôi sẽ chọn một người chăn vịt, mê mỏi với những chuyến đi xa, sống cuộc sống hờ hửng tạm bợ, thấp thỏm với rủi ro ” [42; 207] Đó cũng là nỗi buồn vì những mặt trái của đô thị hoá nông thôn làm nảy sinh nhiều vấn nạn tiêu cực như trong truyện ngắn Cải ơi!: “Mùa nắng quay trở lại, ngã ba Sương mọc thêm chừng chục quán nhậu nữa, muốn hay không quán công an phòng chống tệ nạn xã hội cũng phải để ý cái chòm lu bù nầy Phía báo đài đang dòm ngó Một bữa, họ ập vào, quay phim chụp hình búa la xua Đám tiếp viên che mặt, ôm đầu, chỉ còn Diễm Thương là điềm nhiên trơ mắt ngó” [42; 12] Như vậy, buồn trước hết chính là giọng điệu, là âm hưởng chung chi phối cả hệ thống truyện ngắn của chị góp phần làm nên một “cái nhìn khắc 90 khoải” về thân phận con người, về những nỗi đau, những dâu bể trong cuộc đời người dân thôn quê vùng đồng bằng sông Cửu Long Trong truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư, chúng ta thấy những con người tuy phải hứng chịu nhiều bất hạnh, oan trái nhưng trong từng lời nói và trong sâu thẳm suy nghĩ của họ vẫn luôn ánh lên một niềm tin như Trần Hữu Dũng từng nhận định: “Giọng buồn của Nguyễn Ngọc Tư không là tiếng than vãn thì thầm của một người lớn tuổi, nhưng là một lời thốt, lửng lơ, đứt ngang nhưng rất đủ của một người trẻ bỗng nhiên phát giác bất hạnh của cuộc đời, mà vẫn hi vọng” [10; 10] 3.2.3.2 Giọng điệu tự nhiên, tưng tửng Bên cạnh giọng chủ đạo - xót xa thương cảm, chị còn sử dụng giọng tự nhiên, tưng tửng Để phát huy hiệu quả giọng điệu này, tác giả dùng dạng ngôn ngữ suồng sã Song, những lời nói tự nhiên, tưng tửng ấy không làm cho người đọc cười lâu mà ngưng tiếng cười còn lại âm vang nỗi đau khổ, dằn vặt và cô đơn Cái ngày má bỏ đi theo trai đồng nghĩa với nó là hai đứa trẻ mất mẹ, chúng phải truy lùng nguyên nhân bằng sự ngây ngô của mình - “Hồi chiều má con không nấu cơm… - Vậy sao? - Má con nằm trên giường thở dài… - Vậy hả? Thở ra làm sao? - Tôi hết biết tả [42; 170] Hay: “Có người hỏi sao bữa nay không uống cà phê Ông Chín Vũ cười, lắc đầu, cười tiếp với cái vẽ không muốn nói mà thèm nói quá trời đi: - Để dành tiền mua cho cổ chai dầu thơm Ông già trịnh trọng thì thào Cả quán rộ lên cười: - Già mà còn yêu - Mắc yêu thì yêu - ông già cự lại vẻ mặt sung sướng không giận gì ai” [42; 38] 91 Do nhân vật phát ngôn tự nhiên hồn hậu, nghĩ sao nói vậy như “nước chảy mây trôi”, không rào trước đón sau, nên khi đọc đến những đoạn văn trên, ngay cả những độc giả ít “tiếu lâm” nhất cũng không thể không tủm tỉm cười Cũng chính nhờ đặc tính của chất giọng này đã làm cho truyện bớt đi phần nặng nề, cay cú Mở đầu truyện ngắn Cải ơi, người đọc bắt gặp nhịp kể chậm rải, từ tốn của người kể dù đang thuật lại tình cảnh khó khăn bi đát của các nhân vật – một nhịp kể thể hiện sự tỉnh táo và điềm nhiên của tác giả trong quá trình phản ánh sự khốn khó của con người trong cuộc sống: “Đoàn ca múa nhạc giải tán, thằng Quách Phú Thàn dẫn ông già Năm Nhỏ về ngã ba Sương, Thàn có nhỏ bồ quen bán quán ở đó Con nhỏ tên Diễm Thương, nghe hay, mà khuôn mặt cũng hay, không đẹp nhưng bình thản lạnh trơ, vui buồn không ra, đố ai biết nó nghĩ gì Nó hất mái tóc nhuộm vàng hoe chơm chởm như rễ tre, nhìn hai người cười héo hắt “Ăn bám mà kéo theo cả bầy” Thàn cười hề hề, bảo “Ông Năm, bạn anh Dễ thương lắm.” [42; 7] (Cải ơi) 3.2.3.3 Giọng điệu triết lý, suy ngẫm Chất giọng này được Nguyễn Ngọc Tư lấy từ cuộc sống đời thường, do vậy, triết lý không chỉ có ở người già mà ngay đứa trẻ thơ: “Ba, ông cố nói, uống rượu có chừng thôi, uống ít còn nhiều, uống nhiều là mất hết đó” [42; 121] Nếu so với truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp thì giọng điệu triết lý của truyện Huy Thiệp đậm và đặc hơn Ông triết lý rất nhiều về tình đời và kiếp người Gần như truyện nào nhân vật cũng nói năm ba câu triết lý nhằm làm cho người đọc chiêm nghiệm sâu xa hơn về cuộc đời Mặt khác, ông thường xuyên đảo mạch truyện hoặc bỏ rơi mạch truyện tuỳ tiện một cách rất nghệ thuật… Do vậy, về cơ bản triết lý ở Nguyễn Huy Thiệp cũng chính là những tín hiệu thẩm mỹ để độc giả suy ngẫm tiếp Còn với Ngọc Tư, triết lý nhưng chị không lên giọng dạy đời hay rao giảng bài học đạo đức mà triết lý ấy tan chảy vào trong lời ăn tiếng nói hằng ngày và được rút ra từ hạnh phúc và nỗi 92 đau của mỗi kiếp người Giá trị giọng điệu triết lý, suy ngẫm không phải là bài học đạo lí để con người học theo nên hành động thế này hay thế khác mà triết lý chảy bên cạnh mỗi cuộc đời để con người cảm thông, chia sẽ hiểu biết lẫn nhau, nhằm giúp con người trở nên hoàn mỹ hơn, người hơn Trước hết, có thể thấy giọng điềm nhiên, trầm tĩnh trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư được thể hiện qua nhịp điệu kể chuyện rất từ tốn, chậm rãi của nhân vật người kể chuyện Mở đầu truyện ngắn Cải ơi! người đọc bắt gặp nhịp kể chậm rãi, từ tốn của người kể dù đang thuật lại tình cảnh khó khăn bi đát của các nhân vật - một nhịp kể thể hiện sự tỉnh táo và điềm tĩnh của tác giả trong quá trình phản ánh sự khốn khó của con người trong cuộc sống Bên cạnh lối kể chuyện với nhịp điệu chậm rãi, từ tốn, thái độ trần thuật, điềm nhiên đôi khi đến lạnh lùng của Nguyễn Ngọc Tư cũng là một minh chứng cho giọng điệu trầm tĩnh của tác giả Khi nhập vai nhân vật kể chuyện, trước những vấn đề tiêu cực trong cuộc sống hay những bi kịch trong cuộc đời của nhân vật, Nguyễn Ngọc Tư – (nhân vật kể chuyện) không dùng những từ ngữ thô tục hoặc cách nói mạt sát Nguyễn Ngọc Tư thường chọn cách nói nhẹ nhàng, mềm mại khi thuật về tình cảnh đáng thương của Sương - cô gái giang hồ sau một đêm đi “thương lượng” với “những người có trách nhiệm” của địa phương (về việc đàn vịt của gia đình Út Vũ bị nhiễm bệnh) trong truyện ngắn Cánh đồng bất tận: “Một người nuốt nước miếng, ánh nhìn ham muốn như mũi kim thò ra khỏi bọc, lơ láo Mắt ông ta lột trần chị, và toan tính một thoáng Người còn lại có vẻ thú vị, háo hức như sắp xem được một vở cải lương hay Chị thấu hiểu đàn ông đến nỗi, ngay lập tức chị ngó về phía chúng tôi, ngầm báo, cuộc thương lượng (về một sự đổi chác) đã kết thúc rồi chị trở về khi trăng rạng rỡ trên đầu (mãi sau nầy, tôi vẫn còn ghê sợ cái màu trắng ấy) Ống quần quệt vào cỏ ướt đẫm sương Hơi rượu quyện với mùi thuốc lá làm tôi chạo 93 chực Nhác thấy hai chị em tôi ngồi thù lù, chị kêu lên, “trời đất, hai cưng chờ chị chi vậy” “Chị đã làm đĩ quen rồi, mấy chuyện nầy nhằm bà gì mà mấy cưng buồn?” [42; 203] Có thể nói, tuy không dùng những lời lẽ đao to búa lớn, không quát tháo, không thoá mạ nhưng người đọc vẫn cảm nhận được cái nhìn phê phán của Nguyễn Ngọc Tư trước những vấn đề tiêu cực trong cuộc sống Đồng thời cũng cảm nhận nỗi xót xa và thương cảm, đau đớn của nhà văn dành cho số phận không may trong cuộc đời Đây là thành công của chị trong việc sử dụng cách nói mềm mại, nhẹ nhàng, đầy nữ tính để tạo nên một giọng điệu điềm nhiên, trầm tĩnh nhằm lột tả bản chất của những vấn đề mà chị phản ánh Tiểu kết Như vậy có thể thấy, trên phương diện nghệ thuật thể hiện đề tài đô thị trong tập truyện Cánh đồng bất tận của nhà văn Nguyễn Ngọc Tư mặc dù không có quá nhiều những cách tân, đột phá song độc giả cũng phần nào thấy được sự cô gắng của nhà văn nhằm phát hiện, khám phá và phản ánh những thay đổi về cuộc sống và con người Nam Bộ trước sự tác động của quá trình đô thị hóa Trước hết, nghệ thuật xây dựng nhân vật được thể hiện ở những nét khắc họa từ ngoại hình, tính cách, hành động cho đến thế giới nội tâm,… nhân vật Cùng với đó sự luận phiên điểm nhìngóp phần giúp nhà văn khám phá, phản ánh hiện thực cuộc sống khách quan, đa chiều hơn Đặc biệt trên phương diện giọng điệu trần thuật, sự kết hợp, đan xen nhiều giọng điệu: giọng điệu trữ tình, giọng điệu suy ngẫm, triết lý,… đã cho thấy thái độ, tình cảm của nhà văn về những đổi thay của cuộc sống và con người trước sự tác động của quá trình đô thị 94 KẾT LUẬN 1 Đô thị được hình thành từ rất lâu trong lịch sử loài người nhưng ở Việt Nam đô thị với đúng nghĩa của nó chỉ thực sự xuất hiện vào cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX Cùng với nền kinh tế thị trường phát triển, quá trình đô thị hóa đã và đang diễn ra với tốc độ hết sức nhanh chóng Bên cạnh việc nâng cao chất lượng cuộc sống của con người, xây dựng cơ sở vật chất cho đất nước, quá trình đô thị hóa cũng gây ra không ít những hệ lụy đáng suy 95 ngẫm Do vậy đô thị đã nhanh chóng trở thành một vấn đề nóng của văn học nghệ thuật nói chung và thể loại văn xuôi nói riêng Ngày càng có nhiều tác giả lựa chọn đề tài đô thị trong các sáng tác của mình Họ đã phản ánh trên những trang viết vô cùng chân thực về bức tranh cuộc sống nơi đô thị với con người đời thường mang nỗi cô đơn, băn khoăn, xót xa, thậm chí có không ít đã gục ngã, đánh mất mình trong cơn lốc khủng hoảng giá trị của xã hội hiện đại khi mà những giá trị cũ đã bị mai một, những giá trị mới đang hình thành còn nhiều bất ổn, chông chênh 2 Nguyễn Ngọc Tư là một cây bút nữ tiêu biểu của văn học Nam Bộ Vốn sinh ra và lớn lên ở vùng quê nông thôn Đồng bằng sông Cửu Long, chị cũng không xa lạ gì với những chuyện người dân quê hàng ngày phải lăn lộn bươn trải kiếm sống trên những dòng sông, cánh đồng…Vì thế cũng giống như bao nhà văn khác, khi viết văn chị thường lấy thực tế mà mình đã trải qua và chứng kiến làm đề tài cho những sáng tác của mình Có thể nói “đô thị” đã trở thành một vấn đề xuyên suốt trong các sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư, đặc biệt tập truyện ngắn Cánh đồng bất tận – đạt giải thưởng Hội nhà văn năm 2006, với mười bốn truyện đã cho thấy cái nhìn của nhà nhà văn trước sự xâm lấn, tác động của quá trình “đô thị hóa” đến những vùng làng quê 3 Từ quá trình nghiên cứu và tìm hiểu, chúng tôi đi đến kết luận chủ đề “đô thị” trong tập truyện Cánh đồng bất tận của nhà văn Nguyễn Ngọc Tư được thể hiện trước hết ở phương diện cuộc sống được phản ánh trong các truyện ngắn của tập truyện này Đó là cuộc sống của các vùng quê đã dần bị thu hẹp không gian ruộng đồng, sông nước, thay vào đó những không gian của cuộc sống nơi thị thành như: phòng hát, quán nhậu, không gian của những “dịch vụ”, Thứ đến con người được khắc họa trong những tác phẩm của tập truyện cũng mang dáng dấp của đô thị Đó có thể là những kiếp người trôi dạt từ nông thôn ra thành thị trước những cám dỗ về vật chất, sự giàu sang, sung túc, tiện nghi, tráng lệ, của cuộc sống nơi thị thành như Quách Phú Thàn 96 trong Cải ơi, người vợ của Út Vũ trong Cánh đồng bất tận, Cùng với đó là những con người trôi dạt từ thành thị về nông thôn, mang theo những cái xô bồ, hỗn tạp của cuộc sống nơi thị thành về với mảnh đất làng quê vốn bình yên, mộc mạc với những con người chân chất khiến cho cuộc sống nơi đây trở nên bị đảo lộn như nhân vật Sương trong Cánh đồng bất tận Song dù là những con người trôi dạt từ nông thôn ra thành thị hay từ thành thị về nông thôn, dù con người sống ở thành thị hay hay sống ở nông thôn đang bị đô thị xâm lấn thì ở họ vẫn tồn tại sự cô đơn Đó là cái cô đơn trước biển người rộng lớn nhưng không thể tìm thấy điểm tựa, nơi bám víu, Không chỉ là những con người cô đơn, không ít nhân vật trong tập truyện Cánh đồng bất tận tiêu biểu cho những con người sẩy chân, tự đánh mất mình trước những tác động của hoàn cảnh như nhân vật Diễm Thương trong Cải ơi, nhân vật Út Vũ trong Cánh đồng bất tận 4 Cùng với việc chỉ ra những biểu hiện của chủ đề “đô thị” trong Cánh đồng bất tận của nhà văn Nguyễn Ngọc Tư, trong phạm vi luận văn này chúng tôi cũng đã trình bày một số phương thức nghệ thuật mà nhà văn có sự vận dụng trong việc thể hiện chủ đề “đô thị” trong tập truyện Cánh đồng bất tận như nghệ thuật xây dựng nhân vật, nghệ thuật xây dựng tình huống truyện, nghệ thuật xây dựng điểm nhìn trần thuật, giọng điệu trần thuật, 5 Như vậy có thể thấy, thông qua những tác phẩm trong tập truyện Cánh đồng bát tận, Nguyễn Ngọc Tư đã kín đáo và gián tiếp cho thấy nền kinh tế thị trường cùng với cuộc sống hiện đại tạo ra biết bao điều mới lạ hấp dẫn đối với con người nhưng cũng chính cuộc sống ấy đã tạo ra không ít những dâu bể, thăng trầm Và quá trình đô thị hóa đã làm thay đổi đổi cuộc sống mà chính cuộc sống ấy đã và đang hình thành nên lối sống giả dối và thiếu trung thực đến mức tinh vi và không biết xấu hổ của con người Đau đớn và chua xót hơn là điều ấy đang dần trở thành một thói quen rất đáng sợ trong suy nghĩ của không ít người đủ mọi thành phần và lứa tuổi 97 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Nguyên An (2001), Phác thảo văn chương Nam Bộ, Tạp chí Nhà văn số 11, tr.67-79 2 Lại Nguyên Ân (1999), 150 thuật ngữ văn học, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội 3 Thái Phan Vàng Anh (2005), Hình tượng người trần thuật trong truyện ngắn Việt Nam thời kỳ đổi mới, Luận văn thạc sĩ Ngữ văn, Trường đại học sư phạm Huế 4 Lê Huy Bắc (2005), Truyện ngắn lí luận tác gia và tác phẩm (1-2), Nxb Giáo dục 5 Nguyễn Trọng Bình, Phong cách truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư nhìn từ phương diện nghệ thuật con người, (www viet-studies info/NNTu) 6 Thôi Đạo Di (2000), “ Kỹ xảo đặt tên nhân vật”, Tạp chí nhà văn số 5, tr.133 -138 7 Trần Phỏng Diều (2006), “Thị hiếu thẩm mỹ trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư”, Văn nghệ quân đội (647), tr 36 - 42 8 Trần Thị Dung, Nghệ thuật xây dựng nhân vật của Nguyễn Ngọc Tư qua tập truyện Cánh đồng bất tận, http:// www.vietstudies Info/NNTư 9 Lê Tiến Dũng (2003), Giáo trình Lí luận văn học, phần tác phẩm văn học, Nxb Đại học Quốc gia Tp Hồ Chí Minh 10 Trần Hữu Dũng (2004), Nguyễn Ngọc Tư, Đặc sản miền Nam, www viet-studies info/NNTu 11 Đoàn Ánh Dương (2007), Cánh đồng bất tận, nhìn từ mô hình tự sự và ngôn ngữ trần thuật, Tạp chí nghiên cứu văn học số 2, tr.96 -106 12 Phạm Thùy Dương (2007), Cảm hứng cảm thương trong sáng tác của Đỗ Bích Thủy và Nguyễn Ngọc Tư, Tạp chí văn nghệ quân đội số 661, tr.101-106 13 Nguyễn Đăng Điệp (2003) Vọng từ con chữ, Nxb Văn học 14 Trần Thanh Giao (2004), Vài ý kiến về văn xuôi đồng bằng sông Cửu Long, Tạp chí nhà văn số 10, tr.71 - 74 15 Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (1999), Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội 16 Đào Duy Hiệp (2006), Chất thơ trong cánh đồng bất tận, Tạp chí Văn nghệ số 32, tr.6 17 Đỗ Đức Hiểu (2000), Thi pháp hiện đại, Nxb Hội nhà văn 18 Đỗ Đức Hiểu, Nguyễn Huệ Chi, Phùng Văn Tửu, Trần Hữu Tá (2004), Từ điển văn học, NXB Thế giới 19 Nguyễn Thái Hòa (2000), Những vấn đề thi pháp của truyện, Nxb Giáo dục 20 Nguyễn Thị Hương, Đề tài đô thị trong tiểu thuyết của Đỗ Phấn, Luận văn thạc sĩ Ngữ văn, Trường ĐH Khoa học xã hội và Nhân văn – ĐHQG Hà Nội 21 Lê Thị Hường (1994), Quan niệm con người cô đơn trong truyện ngắn hôm nay, Tạp chí văn học (2), tr.29 - 31 22 Lê Thị Hường (1995), Các kiểu kết thúc truyện ngắn hôm nay, Tạp chí văn học (4), tr 29 - 33 23 Phùng Ngọc Kiếm (1998), Con người trong truyện ngắn Việt Nam 1945 - 1975, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội 24 Vương Liêm (2004), Đồng quê nam bộ trong thập niên 40, NXB Văn nghệ Tp.Hồ Chí Minh 25 Nguyễn Văn Long - Lã Nhâm Thìn (2006), (đồng chủ biên), Văn học Việt Nam sau 1975 những vấn đề nghiên cứu và giảng dạy, Nxb Giáo dục 26 Nguyễn Thị Diệp Mai, Trầm Nguyên Ý Anh, Nguyễn Ngọc Tư (2005), Tuyển tập truyện ngắn ba cây bút nữ đồng bằng sông Cửu Long, Nxb Văn nghệ Tp HCM 27 Hoàng Thiên Nga (2005), Đọc Nguyễn Ngọc Tư qua Cánh đồng bất tận, Tạp chí Văn nghệ số 39, tr.6 28 Dạ Ngân (2004), Nguyễn Ngọc Tư - Điềm đạm mà thấu đáo,Tạp chí Văn nghệ trẻ số15, tr.3 29 Nguyễn Thành Bảo Ngọc (2008), Đặc điểm truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư, Luận văn thạc sĩ Ngữ văn, Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh 30 Bùi Thụy Đào Nguyên (2007), “Tính dục qua mấy cây bút nữ viết văn xuôi hiện nay tại Việt Nam”, www.ngoisaoblog.com 31 32 Trần Đình Sử ( Chủ biên) (2004), Tự sự học, Nxb Đại học sư phạm Hà Nội Hồ Tĩnh Tâm (2004), Cá tính và bản lĩnh văn xuôi Nam bộ, Tạp chí Nhà văn số10, tr.60-64 33 Hồ Tĩnh Tâm (2004), Cá tính và bản lĩnh văn xuôi Nam bộ, Tạp chí Nhà văn số 10, tr.54 - 59 34 Nguyễn Thanh (2004), Văn xuôi đồng bằng sông Cửu Long một chặng đường phát triển đáng ghi nhận, sư phạm Hà Nội 35 Chiêm Thành (2004), Văn xuôi đồng bằng sông Cửu Long: một khu vực văn xuôi có nhiều đặc sắc, Tạp chí Nhà văn số 10, tr.51-54 36 Bùi Việt Thắng (2006), Bài học văn chương từ cánh đồng bất tận, Tạp chí Nghiên cứu văn học số 7, tr.130-135 37 Hữu Thỉnh ( 2006), “ Người đọc bắt được sóng của trái tim và tài năng”, Báo tuổi trẻ, ngày 12/4/2006 38 Bích Thu (1996), Những thành tựu của truyện ngắn sau 1975, Tạp chí văn học số 9, tr.32-36 39 Lê Hương Thủy (2006), Điểm qua về sự vận động của truyện ngắn các cây bút nữ, Tạp chí Nhà văn số 3, tr 64 -71 40 Huỳnh Công Tín (2006), “Nguyễn Ngọc Tư nhà văn trẻ Nam bộ”, Tạp chí Văn nghệ sông Cửu Long số15, tr 4-8 41 Kiệt Tuấn, Cái rầu bất tận của Nguyễn Ngọc Tư, http:// www.vietstudies Info/NNTư 42 Nguyễn Ngọc Tư (2005), Tập truyện ngắn Cánh đồng bất tận, Nxb Trẻ 43 Từ điển Bách khoa Việt Nam, Hội đồng Quốc gia chỉ đạo biên soạn Từ điển bách khoa Việt Nam (2005) 44 Đăng Vũ (2006), Cổ tích trên cánh đồng bất tận, Tạp chí Nhà văn số 12, tr.120-122 45 Thảo Vy (2005), Nỗi đau trong cánh đồng bất tận, Tạp chí Văn hoá Phật giáo số11, tr.10-12 ... Chủ đề thị thị hố sáng tác Nguyễn Ngọc Tư .29 1.3.1 Hành trình sáng tác Nguyễn Ngọc Tư 29 1.3.2 Đô thị thị hố sáng tác Nguyễn Ngọc Tư 30 CHƯƠNG 33 CUỘC SỐNG VÀ CON NGƯỜI ĐÔ THỊ... động đô thị 29 1.3 Chủ đề thị thị hố sáng tác Nguyễn Ngọc Tư 1.3.1 Hành trình sáng tác Nguyễn Ngọc Tư Tác giả Nguyễn Ngọc Tư sinh năm 1976, quê quán xã Tân Duyệt, huyện Đầm Dơi, Tỉnh Cà Mau Nguyễn. .. thị hố sáng tác Nguyễn Ngọc Tư qua tập truyện Cánh đồng bất tận 3.2 Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu đề tài phân tích chủ đề thị hố sáng tác Nguyễn Ngọc Tư qua tập truyện Cánh đồng bất tận

Ngày đăng: 21/04/2017, 23:23

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

  • ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

  • PHẦN MỞ ĐẦU

    • 1. Lí do chọn đề tài

    • 2. Lịch sử nghiên cứu

      • 2.1. Các công trình nghiên cứu chung về Nguyễn Ngọc Tư

      • 2.1. Những công trình nghiên cứu, phê bình về vấn đề đô thị hoá trong truyện của Nguyễn Ngọc Tư

      • 3. Đối tượng và mục đích nghiên cứu

        • 3.1. Đối tượng nghiên cứu

        • 3.2. Mục đích nghiên cứu

        • 4. Nhiệm vụ nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu

          • 4.1. Nhiệm vụ nghiên cứu

          • 4.2. Phương pháp nghiên cứu

          • 5. Phạm vi nghiên cứu

          • 6. Cấu trúc luận văn

          • 7. Đóng góp của luận văn

          • CHƯƠNG 1

          • CHỦ ĐỀ ĐÔ THỊ TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM HIỆN ĐẠI

          • VÀ SỰ XUẤT HIỆN CỦA NGUYỄN NGỌC TƯ

            • 1.1. Đô thị hoá Việt Nam và sự tác động của nó đến xã hội

              • 1.1.1. Khái niệm đô thị và đô thị hoá

              • 1.1.2. Sự tác động của đô thị hoá tới văn hoá xã hội Việt Nam

              • 1.2. Cảm thức đô thị trong văn học Việt Nam hiện đại

                • 1.2.1. Cảm thức đô thị trong văn học Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX

                • 1.2.2. Cảm thức đô thị trong Văn học Việt Nam giai đoạn từ 1945 đến nay

                • 1.3. Chủ đề đô thị và đô thị hoá trong sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư.

                  • 1.3.1. Hành trình sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư

                  • 1.3.2. Đô thị và đô thị hoá trong sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan