SKKN Nâng cao hiệu quả của thí nghiệm trong giờ học lý thuyết môn Hóa học – lớp 8

30 788 0
SKKN Nâng cao hiệu quả của thí nghiệm trong giờ học lý thuyết môn Hóa học – lớp 8

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Nâng cao hiệu quả của thí nghiệm trong giờ học lý thuyết môn Hóa học – lớp 8 MỤC LỤC NỘI DUNG MỤC LỤC………………………………………………………………… A MỞ ĐẦU ……………………………………………………… I Đặt vấn đề :……………………………………………………… 1 Thực trạng của vấn đề đòi hỏi phải có giải pháp mới để giảiquyết:…… 2 Ý nghĩa và tác dụng của giải pháp mới:………………………………… 3.Phạm vi nghiên cứu của đề tài: ………………………………………… II Phương pháp tiến hành:……………………………………………… 1 Cơ sở lý luận và thực tiễn có tính định hướng cho việc nghiên cứu,tìm giải pháp của đề tài:………………………………………………………… 2 Các biện pháp tiến hành, thời gian tạo ra giải pháp:…………………… Trang 01 02 02 02 07 07 07 B NỘI DUNG I Mục tiêu:……………………… II Mô tả giải pháp của đề tài 1 Cơ sở lý luận:…………………………………………………………… 2 Thuyết minh tính mới:………………………………………………… 3 Khả năng áp dụng:……………………………………………………… 4 Lợi ích kinh tế - xã hội:………………………………………………… 09 09 09 09 10 24 26 C KẾT LUẬN …………………………………………… I Khái quát chung II Đề xuất và kiến nghị 1 Đối với giáo viên:……………………………………………………… 2 Đối với nhà trường:…………………………………………………… TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………………… 27 27 27 27 27 29 GV: Trần Thị Kim Hồng 07 08 Trang 1 Nâng cao hiệu quả của thí nghiệm trong giờ học lý thuyết môn Hóa học – lớp 8 A MỞ ĐẦU I ĐẶT VẤN ĐỀ : Chúng ta đang sống trong thế kỷ XXI, thể kỷ của sự phát triển khoa học công nghệ Hàng ngày, hàng giờ có hàng loạt các phát minh mới, những tiến bộ mới về khoa học kỹ thuật đã và đang làm thay đổi mọi mặt đời sống xã hội theo hướng hiện đại Trong xu thế chung của thế giới, Việt Nam cũng là nước đang trong thời kỳ công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước Vì vậy vấn đề nâng cao nhân lực, bồi dưỡng nhân tài đang được đặt lên hàng đầu Trong những năm gần đây, ngành giáo dục đào tạo đã và đang có những bước chuyển mình sâu sắc kể cả chất và lượng, trang thiết bị phục vụ cho giáo dục ngày càng nhiều và hiện đại, đội ngũ giáo viên được nâng cao về chuyên môn, nghiệp vụ, nhiều phương pháp, kỹ thuật dạy học được áp dụng, tích hợp giáo dục môi trường, kỹ năng sống… nhằm phát triển toàn diện nhân cách học sinh Hóa học là môn khoa học tự nhiên mà học sinh được tiếp cận tương đối muộn nhưng lại có vai trò cực kỳ quan trọng trong hệ thống tri thức nhân loại Môn Hóa học ở cấp THCS cung cấp cho học sinh một số kiến thức cơ bản và thiết thực đầu tiên về Hóa học làm nền tảng để các em học tiếp chương trình THPT và đi vào cuộc sống, rèn luyện những phẩm chất cần thiết như khả năng tư duy, sáng tạo, tính cẩn thận, kiên trì, trung thực, tỉ mỉ, chính xác, yêu thích khoa học Nội dung chương trình Hoá học – lớp 8 bao gồm hình thành các khái niệm, định luật, các tính chất của chất rất trừu tượng đối với học sinh Vì vậy nếu giáo viên chỉ truyền thụ những lí thuyết cơ bản như sách giáo khoa thì học sinh tiếp thu rất thụ động, việc tìm hiểu và phát triển kiến thức mới đơn điệu, dễ dẫn đến nhàm chán Như vậy để hình thành những khái niệm hoá học hiệu quả nhất có lẽ là qua nghiên cứu các thí nghiệm, bởi đó là những sự vật, hiện tượng cụ thể mà người giáo viên khó có thể dùng những từ ngữ nào để mô tả đầy đủ, cụ thể và chính xác hơn Mỗi thí nghiệm thành công không chỉ giúp học sinh phát hiện ra tri thức mới mà còn củng cố niềm tin vào khoa học, kích thích tính tò mò, say mê, hứng thú với môn học Mặc khác, sau khi tiến hành và giải thích kết quả thí nghiệm, học sinh sẽ nhớ kiến thức một cách sâu sắc và có hệ thống Tuy nhiên, hiện nay đa số giáo viên bộ môn Hóa rất ít sử dụng thí nghiệm trong các giờ dạy lý thuyết trên lớp, có chăng chỉ là các thí nghiệm do giáo viên biểu diễn, chỉ ở các giờ thực hành học sinh mới được trực tiếp làm thí nghiệm Vì vậy học sinh rất lúng túng, không tự tin khi làm thí nghiệm Dẫn đến giờ học có thí nghiệm trở nên ồn ào, mất thời gian, không phát huy hết vai trò của thí nghiệm Do đó chất lượng giờ học còn thấp Là một giáo viên môn Hóa học, tôi luôn băn khoăn, trăn trở làm thế nào để thí nghiệm đạt hiệu quả cao trong các giờ học Hóa học, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh? Điều đó thôi thúc tôi lựa chọn đề tài “Nâng cao hiệu quả của thí nghiệm trong giờ học lý thuyết môn Hóa học - lớp 8” Qua đề tài này, tôi muốn chia sẻ với các bạn đồng nghiệp một số kinh nghiệm của bản thân để phát huy tính tích cực của học sinh, giúp học sinh có hứng thú với môn Hoá học 1 Thực trạng của vấn đề đòi hỏi phải có giải pháp mới để giải quyết: 1.1 Cơ sở: - Chương trình Hóa học – lớp 8 gồm 70 tiết, trong đó có 7 tiết thực hành Ngoài các giờ thực hành, trong các giờ học lý thuyết giáo viên có thể biểu diễn thí nghiệm hoặc tổ chức cho các nhóm học sinh tiến hành thí nghiệm để phát hiện kiến thức mới đồng thời phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh GV: Trần Thị Kim Hồng Trang 2 Nâng cao hiệu quả của thí nghiệm trong giờ học lý thuyết môn Hóa học – lớp 8 - Tuy nhiên, qua công tác giảng dạy và dự giờ rút kinh nghiệm của một số giáo viên, tôi nhận thấy hiệu quả từ thí nghiệm mang lại chưa cao, đặc biệt là chưa phát huy hết sự hứng thú học tập của học sinh; bên cạnh đó, qua trao đổi với đồng nghiệp dạy môn Hóa học ở trường và các trường khác tôi được họ tỏ ý rất ngại tổ chức cho học sinh làm thí nghiệm là do những nguyên nhân sau: 1.2 Nguyên nhân: 1.2.1 Nguyên nhân khách quan: - Trang thiết bị không đảm bảo: Chưa có tủ hút để pha các hóa chất bay hơi, làm các thí nghiệm có chất bay hơi, độc, không có đủ găng tay,… ảnh hưởng đến sức khỏe của học sinh và giáo viên - Một số hóa chất không đầy đủ hoặc kém chất lượng - Hoá chất sau khi thí nghiệm, chưa có nơi xử lí - Nhiều trường chưa có cán bộ chuyên trách phụ trách phòng thí nghiệm thực hành, chủ yếu là do giáo viên bộ môn phụ trách nên thiếu sự phối hợp, đôi khi giáo viên không đủ thời gian để chuẩn bị dụng cụ, hóa chất cho các thí nghiệm, nhất là các buổi có 2 tiết dạy khác nhau - Hệ thống sách tham khảo phục vụ cho công tác thí nghiệm thực hành còn thiếu, chưa phong phú 1.2.2 Nguyên nhân chủ quan: 1.2.2.1 Về phía giáo viên - Chưa thật sự chú trọng đến các thí nghiệm trong giờ học Hóa học Không nghiên cứu kỹ thí nghiệm, không lường trước những tình huống có thế xảy ra trong quá trình làm thí nghiệm và dự kiến các phương án xử lý - Phối hợp phương pháp thí nghiệm và kỹ thuật dạy học chưa tốt nên mất nhiều thời gian - Việc hướng dẫn học sinh chuẩn bị ở nhà cũng như tiến hành thí nghiệm còn qua loa, không cụ thể, khoa học - Chưa quan tâm đúng mức đến việc rèn luyện kỹ năng thao tác thí nghiệm của học sinh - Một số giáo viên cường điệu tính độc hại của hóa chất làm cho học sinh sợ hãi, không tự tin khi làm thí nghiệm 1.2.2.2 Về phía học sinh: - Thời gian đầu tư cho môn học còn ít, không chuẩn bị chu đáo trước khi đến lớp - Học sinh mới bắt đầu làm quen với thí nghiệm Hoá học nên còn bỡ ngỡ, lúng túng, các thao tác chưa chính xác, chưa biết cách quan sát hoặc sợ làm thí nghiệm - Một số học sinh còn xem nhẹ môn học, lơ là gây mất trật tự trong giờ học - Tính tự giác và tích cực chưa được phát huy vì các em chưa hứng thú và yêu thích bộ môn Từ những nguyên nhân trên, tôi xin đưa ra một số thực trạng dạy học Hóa học ở trường tôi như sau: 1.3 Thực trạng: 1.3.1 Đối với giáo viên: - Khó khăn trước hết mà giáo viên gặp phải là các giờ học có thí nghiệm thường làm mất nhiều thời gian của thầy và trò, việc "cháy giáo án" thường xảy ra trên lớp học GV: Trần Thị Kim Hồng Trang 3 Nâng cao hiệu quả của thí nghiệm trong giờ học lý thuyết môn Hóa học – lớp 8 - Nguyên nhân: + Việc hướng dẫn học sinh chuẩn bị ở nhà của Giáo viên chưa cụ thể, học sinh không hình dung được là phải chuẩn bị cái gì? Mục đích của các thí nghiệm trong bài này là gì? Cách tiến hành ra sao? Dự đoán hiện tượng sau khi thí nghiệm? + Giáo viên ít chú ý đến việc quy định thời gian cho mỗi thí nghiệm Vì vậy, khi lên lớp giáo viên mất quá nhiều thời gian hướng dẫn học sinh, rèn luyện kỹ năng làm thí nghiệm cho các nhóm, … đến khi làm xong các thí nghiệm thì thời gian cho tiết học cũng sắp kết thúc, giáo viên có quá ít thời gian để củng cố, khắc sâu kiến thức cho học sinh Dẫn đến chất lượng giờ học không cao, học sinh ghi nhớ kiến thức còn mơ hồ *Ví dụ 1: Khi dạy phần II: Hiện tượng Hóa học (Bài 12: Sự biến đổi chất – Hoá 8) + Sau khi dạy xong bài trước, giáo viên thường chỉ dặn: “các em về nhà đọc trước bài 12 để hôm sau chúng ta học” theo tôi, cách dặn dò như thế này quá chung chung, không cụ thể, học sinh chỉ đọc trước bài mà không hình dung được là phải chuẩn bị cụ thể như thế nào? Trong bài học này cần thực hiện những thí nghiệm nào? Mục đích của thí nghiệm là gì? Cách tiến hành ra sao? … + Khi đến lớp, trước khi tiến hành thí nghiệm, chính vì học sinh không chuẩn bị từ trước nên giáo viên phải mất nhiều thời gian để học sinh tìm hiểu thí nghiệm, giới thiệu dụng cụ, hóa chất, hướng dẫn cách tiến hành… Dẫn đến thí nghiệm mất nhiều thời gian và tất nhiên thời gian dành cho các hoạt động khác như củng cố, khắc sâu kiến thức, liên hệ thực tế, mở rộng, dặn dò học sinh chuẩn bị cho tiết học tiếp theo,… sẽ rất ít Học sinh nắm bắt kiến thức không chắc, độ bền không cao, chất lượng giờ học thấp - Công tác chuẩn bị đồ dùng , thí nghiệm cho tiết dạy chưa chu đáo.đôi khi còn thiếu dụng cụ, hóa chất cần thiết cho thí nghiệm dẫn đến bị động, tiết trình bài dạy không đúng theo kế hoạch soạn giảng - Kỹ năng và kỹ thuật thao tác thí nghiệm còn hạn chế, ít khoa học, nhiều thí nghiệm có độ chính xác không cao nên phản tác dụng * Ví dụ 2: Khi làm thí nghiệm Fe tác dụng với S: + Hiện tượng: Những hiện tượng thường gặp là S chảy ra, Fe không cháy, đốt 2 – 3 phút kết quả vẫn y như vậy, đôi khi gây vỡ ống nghiệm + Nguyên nhân: Do bột Fe không mịn, hoặc do tỷ lệ khối lượng Fe và S trong hỗn hợp trộn không đúng Đun nóng ống nghiệm chưa đúng quy trình * Ví dụ 3: Khi làm thí nghiệm O2 tác dụng với Fe: ( Bài: Tính chất của oxi – Hoá 8) + Hiện tượng: hiện tượng thường gặp là que diêm hay mẩu than mồi bị rơi xuống bình O2, Fe không cháy Bình thủy tinh bị vỡ khi đang làm thí nghiệm + Nguyên nhân: ♦ Do buộc không chặt que diêm hay mẩu than hoặc để than cháy quá lâu nên thể tích than nhỏ lại và rơi xuống khi Fe chưa kịp cháy GV: Trần Thị Kim Hồng Trang 4 Nâng cao hiệu quả của thí nghiệm trong giờ học lý thuyết môn Hóa học – lớp 8 ♦ Hoặc do miệng bình oxi nhỏ, dây Fe và que diêm mồi quá dài vì thế dây Fe bị rung, thao tác chậm làm mất nhiệt hoặc que diêm quá dài cháy lâu làm mất một lượng lớn oxi nên không đủ oxi cho Fe phản ứng ♦ Không cho nước hoặc ít cát vào bình oxi ♦ Dây Fe bị gỉ hoặc bị bẩn ♦ Dây Fe quá to ♦ Mẩu than chưa nung nóng đỏ (nếu mồi là than) Vậy để thực hiện thành công một số thí nghiệm nêu trên cần có những biện pháp nào? ( Sẽ được trình bày ở phần giải pháp) * Ví dụ 4: Khi làm thí nghiệm xác định thành phần của không khí ( Bài: Không khí – sự cháy) Một số khó khăn gặp phải như khi giáo viên muốn tiến hành thí nghiệm theo nhóm học sinh, khi đốt phôtpho đỏ nếu khói P2O5 bay ra nhiều dễ gây ô nhiễm, học sinh có thể bị ho, sặc Khói P2O5 có màu trắng gây mờ ống thủy tinh làm cho học sinh khó quan sát mực nước dâng lên đúng vạch Bên cạnh đó, giáo viên tổ chức thí nghiệm theo nhóm ở tất cả các lớp sẽ tốn một lượng phôt pho không nhỏ Vậy phải làm thế nào để thí nghiệm dễ thực hiện, tiết kiệm, không gây ô nhiễm mà vẫn chính xác và mang lại hiệu quả cao? (xin mời xem phần giải pháp) - Đôi khi làm thí nghiệm còn sai nguyên tắc: + Dùng tay trực tiếp cầm ống nghiệm (không đeo găng tay, không dùng kẹp) + Cách sắp xếp dụng cụ, hóa chất ( trong khay để trên bàn giáo viên) còn lộn xộn, thiếu khoa học + Lấy hóa chất xong quên không đậy nắp + Lấy quá ít hoặc quá nhiều hóa chất + Dùng một đũa thủy tinh, ống hút để khuấy, hút nhiều loại hóa chất + Pha hóa chất trước giờ dạy mà không đậy nắp, không ghi nhãn vào lọ - Giáo viên thường chỉ quan tâm đến kết quả thí nghiệm mà ít chú trọng đến việc rèn luyện kỹ năng làm thí nghiệm của học sinh * Ví dụ 5: Khi làm thí nghiệm đun nóng đường, hay thí nghiệm đun nóng hỗn hợp S và Fe: Giáo viên ít chú trọng đến việc rèn kỹ năng đun nóng ống nghiệm của học sinh nên khi tiến hành thí nghiệm học sinh thường đun không đúng quy trình dẫn đế vỡ ống nghiệm, hay thường quay miệng ống nghiệm vào mặt học sinh khác gây nguy hiểm, không đảm bảo an toàn.Tính giáo dục không cao -.Giáo viên rất vất vả với việc bưng bê các khay dụng cụ và hóa chất thí nghiệm từ lớp này sang lớp khác, hơn nữa đây là những dụng cụ dễ vỡ * Ví dụ 6: Khi dạy bài 31: Tính chất - ứng dụng của hiđro: Chính vì phần dặn dò ở tiết học trước sơ sài nên đến tiết này giáo viên phải tự mang tất cả dụng cụ hóa chất đến lớp Mỗi lớp, giáo viên cần chuẩn bị đủ 7 bộ dụng cụ, hóa chất phục vụ cho 2 thí nghiệm trong bài dạy (một bộ dùng cho GV, 6 bộ dùng cho 6 nhóm học sinh) Mỗi bộ gồm các dụng cụ, hóa chất sau: GV: Trần Thị Kim Hồng Trang 5 Nâng cao hiệu quả của thí nghiệm trong giờ học lý thuyết môn Hóa học – lớp 8 + Dụng cụ: ống nghiệm, ống thủy tinh chữ Z, ống thủy tinh vuốt nhọn, đèn cồn, giá thí nghiệm, nút cao su có lỗ, kẹp gỗ, kẹp, thìa thủy tinh + Hóa chất: Zn viên, HCl, CuO Vì trong tiết dạy lý thuyết, giáo viên không thể bố trí thời gian cho học sinh rửa các dụng cụ sau khi làm thí nghiệm nên khi sang các lớp khác, giáo viên lại phải chuẩn bị ống nghiệm mới, phải mang 7 khay dụng cụ hóa chất đến lớp tiếp theo trong khi đó thời gian giải lao giữa các tiết chỉ có 5 phút Quả là rất vất vả cho giáo viên, hơn nữa làm mất thời gian của tiết học kế tiếp, dẫn đến hiệu quả giảng dạy không cao Cuối buổi dạy, giáo viên lại vất vả với việc mang các khay này xuống phòng thí nghiệm, rửa và thu dọn dung cụ hóa chất Như vậy, qua một buổi dạy có thí nghiệm, giáo viên quá vất vả, quá mệt, do đó giáo viên khó lòng tiến hành thí nghiệm một cách thường xuyên trong các tiết dạy Vậy làm thế nào để giáo viên đỡ vất vả hơn mà thí nghiệm lại đạt hiệu quả cao? Đó là điều mà tôi đã từng trăn trở và đã có giải pháp khắc phục (xem chi tiết ở phần giải pháp) - Lựa chọn phương pháp thí nghiệm chưa phù hợp, phối hợp thí nghiệm với các kỹ thuật và phương pháp dạy học khác chưa tốt, chỉ chú ý vào việc thí nghiệm mà không đặt câu hỏi khai thác phù hợp với nội dung đang làm * Ví dụ 7:Khi dạy phần II.2 Tính chất hóa học của nước( Bài 36: Nước) Giáo viên thường hướng dẫn và cho từng nhóm học sinh tiến hành từng thí nghiệm, sau đó nhận xét, kết luận từng tính chất của nước Học sinh lớp 8, kỹ năng làm thí nghiệm còn chậm mà lại tiến hành đến 3 thí nghiệm nên mất nhiều thời gian, giáo viên không thể khắc sâu kiến thức cũng như liên hệ thực tế,… do đó bài học kém sinh động, không phát huy được sự hứng thú học tập của học sinh * Ví dụ 8: Khi tiến hành thí nghiệm sắt tác dụng với oxi hay thí nghiệm sắt tác dụng với lưu huỳnh và một số thí nghiệm khác: Giáo viên thường chỉ chú trọng vào hiện tượng quan sát được, kết quả thí nghiệm mà ít đưa ra các câu hỏi, các tình huống như nếu để dây sắt nguội vào bình chứa khí oxi, trộn bột lưu huỳnh và bột sắt với nhau mà không đốt thì phản ứng có xảy ra không? Nên khi viết phương trình hóa học học sinh thường không ghi điều kiện nhiệt độ dẫn đến sai bản chất - Dụng cụ học sinh làm thí nghiệm rửa không sạch ảnh hưởng đến kết quả của thí nghiệm sau 1.3.2 Đối với học sinh: - Tò mò, hay làm các thí nghiệm không theo hướng dẫn của giáo viên gây nguy hiểm , làm phân tán tư tưởng của học sinh * Ví dụ : Khi dạy Bài 33: Điều chế khí hiđro – phản ứng thế Khi tiến hành thí nghiệm 1 điều chế hiđro trong phòng thí nghiệm, học sinh thường tùy tiện đốt khí hiđro mà không thử độ tinh khiết, hậu quả là gây nổ , rất nguy hiểm và còn làm phân tán tư tưởng của học sinh, tạo áp lực, khiến học sinh hoảng sợ khi tiến hành các thí nghiệm GV: Trần Thị Kim Hồng Trang 6 Nâng cao hiệu quả của thí nghiệm trong giờ học lý thuyết môn Hóa học – lớp 8 - Đùa giỡn, gây mất trật tự trong giờ học nhất là khi tiến hành thí nghiệm, thường chỉ có một vài em khá giỏi trong nhóm tiến hành thí nghiệm, còn đối tượng HS trung bình yếu ít quan tâm đến thí nghiệm - Đa số học sinh không tìm hiểu thí nghiệm từ trước nên khi làm thí nghiệm mất nhiều thời gian nghiên cứu Trên đây là một số thực trạng còn tồn tại khi dạy các bài học lý thuyết môn Hóa học -lớp 8 cùng với một số nguyên nhân và ví dụ cụ thể mà cá nhân tôi đã nhận thấy * Kết quả thống kê chất lượng môn Hoá học – lớp 8 trước khi thực hiện đề tài: Năm học 2008 – 2009 Sĩ số 165 Thời điểm Cả năm Giỏi Trung bình Khá Yếu, kém Trung bình trở lên SL % SL % SL % SL % SL % 26 15,8 43 26,1 75 45,5 21 12,7 144 87,3 2 Ý nghĩa và tác dụng của giải pháp mới: Sau một thời gian nghiên cứu, khảo nghiệm về việc sử dụng thí nghiệm trong giờ học lý thuyết môn Hóa học, thầy trò chúng tôi đã tìm ra nhiều giải pháp để khắc phục những vướng mắc trong quá trình dạy học có thí nghiệm và đã gặt hái được nhiều kết quả đáng mừng Cụ thể là tất cả các thí nghiệm trong chương trình đều được chúng tôi tổ chức tiến hành thành công, nhiều thí nghiệm được cải tiến theo hướng đơn giản, dễ làm, tiết kiệm nhưng vẫn đáp ứng được mục đích của thí nghiệm Mặc khác, thí nghiệm được cải tiến có ý nghĩa rất lớn trong việc giúp học sinh phát hiện và khắc sâu kiến thức, là một yếu tố quan trọng giúp học sinh nắm bắt kiến thức nhanh chóng, sâu sắc và nhất là ngày càng có nhiều học sinh say mê hứng thú với môn học Từ đó chất lượng học sinh ngày càng được nâng cao, tỷ lệ học sinh đạt học sinh giỏi các cấp ngày càng nhiều 3 Phạm vi nghiên cứu của đề tài: - Những thí nghiệm có thể sử dụng để phát hiện kiến thức mới cũng như củng cố kiến thức cũ trong các bài học lý thuyết chương trình Hóa học lớp 8 - Phát hiện những vướng mắc gặp phải và đề ra giải pháp khắc phục có tính khả thi cao để vận dụng vào công tác giảng dạy nhằm nâng cao chất lượng môn học II PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH: 1 Cơ sở lí luận và thực tiễn có tính định hướng cho việc nghiên cứu tìm giải pháp của đề tài: Như đã nói ở trên, việc tổ chức học sinh làm thí nghiệm trong giờ học lý thuyết môn Hóa học đóng vai trò hết sức quan trọng Thí nghiệm thành công sẽ giúp học sinh lĩnh hội kiến thức một cách sâu sắc, đầy đủ và toàn diện nhất mà giáo viên không thể dùng bất cứ ngôn ngữ nào có thể thay thế được Không những thế, sau mỗi thí nghiệm thành công sẽ tiếp thêm cho các em một tình yêu khoa học, tin tưởng vào bản thân, say mê, hứng thú với môn học Theo tôi, đây là vấn đề mà ngành giáo dục chúng ta cần để tâm đến Bởi chỉ có sự say mê, yêu thích và tâm huyết với môn học thì mới khơi dậy được năng lực tìm ẩn trong mỗi học sinh Và chỉ có thế mới đạt chất lượng cao nhất Tuy nhiên, trong quá trình dạy học có thí nghiệm, bản thân tôi và một số đồng nghiệp gặp phải không ít những khó khăn, vướng mắc lúc thì thí nghiệm không thành công, khi thì “cháy giáo án”… loay hoay mãi bên thí nghiệm nên thời gian giành cho các phần khác bị hạn chế dẫn đến chất lượng giờ học không cao Nhưng làm thế nào để thí GV: Trần Thị Kim Hồng Trang 7 Nâng cao hiệu quả của thí nghiệm trong giờ học lý thuyết môn Hóa học – lớp 8 nghiệm đạt hiệu quả cao nhất? Đây là một câu hỏi khó đặt ra cho mỗi giáo viên giảng dạy môn Hóa học và bản thân tôi cũng không ngoại lệ Vì vậy tôi đã tiến hành tìm hiểu, nghiên cứu kỹ các thí nghiệm nhất là mục đích và bản chất của thí nghiệm, phân tích nguyên nhân không thành công, từ đó tìm nhiều giải pháp khác nhau để khắc phục Sau đó tiến hành thí nghiệm theo các giải pháp mới để tìm ra giải pháp tối ưu nhất 2 Các biện pháp tiến hành, thời gian tạo ra giải pháp: 2.1 Các biện pháp tiến hành: - Điều tra, thống kê - Phân tích, tổng hợp - Nghiên cứu, khảo nghiệm 2.2 Thời gian tạo ra giải pháp: Từ năm học 2008 – 2009 đến nay GV: Trần Thị Kim Hồng Trang 8 Nâng cao hiệu quả của thí nghiệm trong giờ học lý thuyết môn Hóa học – lớp 8 B NỘI DUNG I Mục tiêu: - Mô tả thực trạng công tác tổ chức, sử dụng thí nghiệm trong giờ học lý thuyết của môn Hóa học - lớp 8 ở trường THCS Mỹ Lộc - Đề xuất phương pháp khả thi để giúp giáo viên và học sinh tháo gỡ những vướng mắc nêu trên - Phát huy những kĩ năng nghiên cứu thí nghiệm, làm thí nghiệm, quan sát, mô tả, giải thích hiện tượng rút ra kết luận (tính chất của chất, một kết luận về khả năng phản ứng…) của học sinh - Khái quát các kết luận và đề xuất để công tác thí nghiệm thực hành bộ môn đạt hiệu quả cao II Mô tả giải pháp của đề tài: 1.Cơ sở lí luận: * Thí nghiệm trong dạy học Hoá học được sử dụng theo những cách khác nhau để đạt được mục đích nhất định: - Thí nghiệm do nhóm học sinh thực hiện - Thí nghiệm biểu diễn của giáo viên theo hướng nghiên cứu - Thí nghiệm kiểm chứng nhằm kiểm tra những dự đoán, những suy đoán lý thuyết - Thí nghiệm đối chứng nhằm giúp cho việc rút ra các kết luận một cách đầy đủ chính xác hơn về qui tắc, tính chất của chất - Thí nghiệm nêu vấn đề - Thí nghiệm nhằm giải quyết vấn đề… Tuy nhiên dù thí nghiệm được dạy theo cách nào đi nữa thì cũng phải tuân thủ theo những nguyên tắc chung sau: 1) Giới thiệu thí nghiệm, mục đích 2) Giới thiệu dụng cụ, hóa chất, hướng dẫn học sinh quan sát theo kế hoạch thí nghiệm 3) Nêu dự đoán hiện tượng 4) Quan sát, kết luận tính có vấn đề hoặc tính chất Sử dụng thí nghiệm hoá học trong dạy học hoá học được coi là tích cực khi thí nghiệm Hoá học được dùng làm nguồn kiến thức để học sinh khai thác, tìm tòi kiến thức hoặc dùng để kiểm chứng, kiểm tra những dự đoán, suy luận lý thuyết, hình thành khái niệm Các thí nghiệm trong giờ học chủ yếu do học sinh thực hiện nhằm nghiên cứu kiến thức, kiểm tra dự đoán Các thí nghiệm phức tạp do giáo viên thực hiện và cũng được thực hiện theo hướng nghiên cứu Các dạng thí nghiệm nhằm mục đích minh hoạ, chứng minh cho lời giảng được hạn chế dần và được đánh giá là ít tích cực Thí nghiệm hoá học được tiến hành theo phương pháp nghiên cứu do giáo viên thực hiện hoặc do học sinh hay nhóm học sinh thực hiện được đánh giá là có mức độ tích cực cao Việc sử dụng có hiệu quả thí nghiệm cần chú ý đến nội dung, vị trí bài dạy trong chương trình, tính phức tạp của dụng cụ và độc hại của hoá chất, kĩ năng thí nghiệm đã có của học sinh Với các thí nghiêm độc hại, dễ gây cháy nổ thì cần được thực hiện bởi giáo viên Các thí nghiệm của giáo viên cần tăng cường theo phương pháp nghiên cứu hạn chế việc sử dụng thí nghiệm theo phương pháp minh hoạ nhằm phát huy tính tích cực nhận thức của, rèn luyện tính tự học và tư duy của học sinh Với các thí nghiệm đơn giản, sử dụng hoá chất ít độc hại, khó gây nguy hiểm cho học sinh ta có thể cho học sinh thực GV: Trần Thị Kim Hồng Trang 9 Nâng cao hiệu quả của thí nghiệm trong giờ học lý thuyết môn Hóa học – lớp 8 hiện dưới sự hướng dẫn của giáo viên Tóm lại thí nghiệm hóa học thường được tổ chức theo 2 hình thức cơ bản: thí nghiệm biểu diễn của giáo viên và thí nghiệm của học sinh 2 Thuyết minh tính mới: 2.1 Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài ở nhà: Việc chuẩn bị bài ở nhà của học sinh có vai trò quyết định tiến độ cũng như hiệu quả của thí nghiệm Do đó giáo viên không nên xem nhẹ khâu dặn dò học sinh chuẩn bị cho tiết học tiếp theo Trước khi kết thúc tiết học trước giáo viên cần hướng dẫn cụ thể các công việc cần làm để chuẩn bị cho bài mới như cần xem lại đơn vị kiến thức nào? Cần tìm hiểu những vấn đề gì trong bài mới? Đặc biệt nếu tiết học hôm sau là bài học có thí nghiệm thì giáo viên phải hướng dẫn chi tiết cách tìm hiểu thí nghiệm như mục đích thí nghiệm là gì? Cần sử dụng những dụng cụ, hóa chất nào? Cách tiến hành ra sao? Dự đoán kết quả thí nghiệm… *Ví dụ: Khi học phần II Tính chất hóa học (Bài 31: Tính chất - ứng dụng của hiđro) Nếu học sinh đã tìm hiểu trước bài đúng theo hướng dẫn của giáo viên thì khi đến lớp, giáo viên chỉ cần giới thiệu sơ qua là học sinh đã nắm được mục đích cũng như cách tiến hành thí nghiệm, cách lắp đặt các dụng cụ thí nghiệm… góp phần rất lớn vào việc tiết kiệm thời gian cho thí nghiệm mà lại đạt hiệu quả cao, tránh được những sự cố có thể xảy ra như nổ , vỡ ống thủy tinh 2.2 Các bước cần thiết khi tiến hành thí nghiệm hóa học: Bước 1: Chuẩn bị Khâu chuẩn bị có vai trò hết sức quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả thí nghiệm Để hạn chế sai sót trong khâu chuẩn bị, giáo viên và học sinh cần lưu ý các vấn đề sau: ♦ Giáo viên: + Hóa chất: Giáo viên nghiên cứu kỹ sách giáo khoa từ trước và xác định trong bài này có mấy thí nghiệm, cần dùng những hóa chất nào? (giáo viên ghi trước ra tờ giấy nhỏ) Mang giấy đó vào phòng thiết bị để lấy đủ và đúng hóa chất (tránh tình trạng lấy thiếu hoặc nhầm) Cần có sự linh động trong việc sử dụng hóa chất Những hóa chất có tính chất tương tự nhau, có vai trò như nhau trong thí nghiệm thì có thể thay thế cho nhau Ví dụ: Trong thí nghiệm điều chế khí H 2: cần dùng Zn và dung dịch HCl, nếu phòng thí nghiệm không có HCl thì có thể thay bằng dung dịch H2SO4 loãng + Hóa cụ: Giáo viên phải xác định trước bài này có mấy thí nghiệm, lên kế hoạch soạn giảng cho tiết học đó, chọn hình thức tổ chức thí nghiệm: Giáo viên biểu diễn hay học sinh tiến hành thí nghiệm theo nhóm? Trên cơ sở đó, tính toán cần dùng những loại dụng cụ nào? Số lượng mỗi loại là bao nhiêu? (giáo viên ghi ra tờ giấy nhỏ rồi vào phòng thí nghiệm lấy đủ và đúng theo yêu cầu) Ngoài ra còn cần chuẩn bị găng tay, áo blu, giấy thấm, khăn lau tay, chậu nước rửa tay khi làm thí nghiệm * Điều cần lưu ý nhất trong khâu chuẩn bị là: - Phải có 2 khay: Một khay đựng dụng cụ và hóa chất chưa làm, một khay đựng dụng cụ và hóa chất đã làm GV: Trần Thị Kim Hồng Trang 10 Nâng cao hiệu quả của thí nghiệm trong giờ học lý thuyết môn Hóa học – lớp 8 2.4 Thí nghiệm do nhóm học sinh thực hiện: Để thí nghiệm do nhóm học sinh thực hiện đạt hiệu quả cao, cần đảm bảo các yêu cầu sau: 2.4.1.Đối với giáo viên : + Trước khi dạy bài học có thí nghiệm giáo viên cần định hướng chi tiết nội dung học sinh cần tìm hiểu, chuẩn bị ở nhà như chuẩn bị những thí nghiệm nào? Thí nghiệm đó cần những dụng cụ , hóa chất gì? Cách tiến hành và lắp ráp dụng cụ thí nghiệm ra sao? Ngoài ra còn phân công mỗi lóp 6 học sinh (có tính cẩn thận) phụ giúp giáo viên mang các khay dụng cụ, hóa chất thí nghiệm từ phòng thí nghiệm hoặc từ các lớp khác đến lớp mình và đặt đúng vị trí của nhóm mình + Nghiên cứu kĩ thí nghiệm, chuẩn bị thí nghiệm chu đáo, thao tác thử thí nghiệm nhiều lần, phát hiện những tình huống xảy ra hay dấu hiệu của thí nghiệm không rõ để có biện pháp xử lí + Chuẩn bị phiếu học tập cho học sinh (tuỳ theo từng nội dung) + Chọn thí nghiệm đạt mục đích của bài, dấu hiệu quan sát đặc trưng, có hệ thống theo mạch kiến thức + Có biện pháp an toàn khi sử dụng thí nghiệm + Chú trọng đến một số biện pháp giúp học sinh nghiên cứu thí nghiệm Hoá học để khai thác, tìm kiếm kiến thức mới một cách tích cực 1) Phân nhóm học sinh hợp lý : - Đối tượng - Số lượng - Nhóm trưởng - Thư kí 2) Tổ chức chuẩn bị tốt thí nghiệm : - Chuẩn bị của học sinh - Chuẩn bị của giáo viên 3) Giúp học sinh nắm được mục đích của thí nghiệm : Giáo viên đặt câu hỏi nêu vấn đề kích thích tính tò mò của học sinh 4) Giúp học sinh làm thí nghiện thành công an toàn : - Học sinh nêu được cách tiến hành thí nghiệm - Xác định được dụng cụ, hoá chất làm thí nghiệm có những gì ? Các thao tác sử dụng dụng cụ hoá chất đó (nhất là dụng cụ mới, hoá chất mới) - Rèn luyện kĩ năng thao tác thí nghiệm khéo léo, chuẩn xác - Giáo viên phải dự đoán những sai sót có thể xảy ra cần tránh 5) Quan sát mô tả thí nghiệm chuẩn xác : - Khi hiện tượng chưa xảy ra học sinh có thể dự đoán - Khi hiện tượng xảy ra học sinh theo dõi quan sát và mô tả chuẩn xác ( trạng thái, màu sắc, sự biến đổi của chất ) - Rèn luyện kĩ năng trình bày (nói) theo thuật ngữ Hoá học - Uốn nắn những câu, lối trình bày thiếu chính xác, không khoa học (theo từ ngữ địa phương) 6) Giải thích hiện tượng : Học sinh phải vận dụng kiến thức kết hợp với quan sát hiện tượng thí nghiệm để giải thích hiện tượng xảy ra một cách logic (rèn luyện tư duy) 7) Từ kết quả thí nghiệm nhóm thảo luận thống nhất rút ra kết luận (tính chất của chất, một qui luật, một kết luận về khả năng phản ứng) - Giáo viên cho đại diện một nhóm trình bày (có bảng phụ của nhóm) - Các nhóm tương tác - thảo luận - Cuối cùng giáo viên tổng kết GV: Trần Thị Kim Hồng Trang 16 Nâng cao hiệu quả của thí nghiệm trong giờ học lý thuyết môn Hóa học – lớp 8 Trong từng bước đi giáo viên cần đặt câu hỏi nêu vấn đề một cách hứng thú, đúng thời điểm để định hướng cho học sinh vận động một cách tích cực hợp lí có hiệu quả đảm bảo thí nghiệm thành công 2.4.2 Đối với học sinh : Để mọi thí nghiệm đều thành công an toàn và có tác dụng tích cực cao thì học sinh cần phải - Nhớ, thuộc những kiến thức có liên quan đến thí nghiệm đang thực hiện - Xem, nghiên cứu trước thí nghiệm ở nhà - Phải có tinh thần hợp tác trong học tập - Phải tuyệt đối tuân thủ theo đúng những hướng dẫn của giáo viên, không tự ý làm các thí nghiệm khác - Phải có ý thức tiết kiệm hoá chất, cẩn thận khi sử dụng dụng cụ * Những điểm cần lưu ý : Sử dụng thí nghiệm hóa học theo hướng tích cực có thể sử dụng trong tất cả các loại bài hóa học Tuy nhiên cần chú ý đến mục đích của thí nghiệm, điều kiện dụng cụ, hóa chất để chọn nội dung thí nghiệm, cách tiến hành(do GV hay HS) và chú ý hướng dẫn HS khai thác thí nghiệm một cách hiệu quả, nhằm giúp HS nắm vững kiến thức và rèn luyện kỹ năng Với những thí nghiệm do các nhóm học sinh tiến hành, ta có thể áp dụng các kỹ thuật dạy học như kỹ thuật “mảnh ghép” để tiết kiệm thời gian, hóa chất 2.4.3 Những ví dụ minh hoạ : Ví dụ 1 : Thí nghiệm nghiên cứu về sự biến đổi của chất (hiện tượng hoá học )– Bài 12: Sự biến đồi chất Thao tác thí nghiệm với hỗn hợp bột lưu huỳnh và sắt * Một số điểm lưu ý để thí nghiệm đảm bảo thành công an toàn và có tác dụng tích cực cao + Đối với giáo viên : - Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ, hóa chất cho thí nghiệm: ♦ Dụng cụ: nam châm, đế sứ, đũa sắt, đèn cồn, diêm, thìa lấy hóa chất ♦ Hóa chất: bột sắt, bột lưu huỳnh - Phiếu học tập cho học sinh - Cần lấy bột sắt và lưu huỳnh theo tỉ lệ về khối lượng là 7 : 4 và trộn kĩ hỗn hợp + Đối với học sinh : - Đọc nghiên cứu trước thí nghiệm - Biết hiện tượng vật lý HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH - GV nêu mục đích thí nghiệm : Để nhận - Biết được mục đích thí nghiệm và xác biết dấu hiệu của hiện tượng hoá học ta tiến định nhiệm vụ hành làm thí nghiệm sau : * Cách tiến hành : (bảng phụ) Trộn kĩ một ít bột S và Fe, chia hỗn hợp ra hai phần : Phần 1 : Đưa thanh nam châm lại gần Quan sát hiện tượng Phần 2 : Sau đó đổ phần hai vào phần hõm to của đế sứ, hơ nóng một đầu đũa sắt, chấm một ít hỗn hợp, đốt cháy rồi đưa vào phần hỗn hợp trong hõm sứ (giáo viên GV: Trần Thị Kim Hồng Trang 17 Nâng cao hiệu quả của thí nghiệm trong giờ học lý thuyết môn Hóa học – lớp 8 thường dùng ống nghiệm để đun nóng hỗn hợp nhưng thường bị vỡ ống nghiệm và khó khăn khi thử hỗn hợp sau khi đốt bằng nam châm Để khắc phục tình trạng đó tôi đã dùng cách trên, kết quả thí nghiệm thành công) - Gọi 1 học sinh nhắc cách tiến hành và cho - Nêu cách tiến hành biết hoá chất và dụng cụ cần dùng cho thí HC : hỗn hợp bột Fe và S nghiệm ? DC : nam châm, ống nghiệm, kẹp ống nghiệm, đèn cồn - Cho học sinh quan sát bột Fe, bột S, hỗn - Bột Fe đen, bột S vàng, hỗn hợp bột Fe hợp bột Fe và S và S xám - GV thao tác mẫu - HS quan sát Yêu cầu HS tiến hành thí nghiệm, quan sát - Tiến hành thí nghiệm,quan sát và hoàn và hoàn thành những yêu cầu sau : thành phiếu học tập + Nêu hiện tượng quan sát được + Hiện tượng : Phần 1 : Phần 1 : Fe bị nam châm hút khỏi hỗn Phần 2 : Khi đun hỗn hợp, chất rắn sau hợp khi đun có màu gì ? và có bị nam châm hút Phần 2 : Khi đun nóng, hỗn hợp tự sáng không? lên Chất rắn sau khi đun có màu xám và không bị nam châm hút + Giải thích ? + Giải thích : Khi chưa đun nóng Fe và S vẫn giữ nguyên tính chất Khi bị đun nóng, hỗn hợp Fe và S đã biến đỗi thành chất rắn màu xám không còn tính chất của Fe và S + Nhận xét về hiện tượng biến đổi chất? + Nhận xét : Là hiện tượng chất biến đổi Cho đại diện 1 nhóm trình bày kết quả thảo có sinh ra chất mới luận, lớp nhận xét, bổ sung - Đại diện trình bày kết quả - GV Hay nói cách khác khi đun nóng, S - Hiện tượng chất biến đổi có tạo ra chất tác dụng với Fe biết đổi thành chất mới (sắt khác gọi là hiện tượng hoá học II sun fua ) Đó là hiện tượng hoá học - Vậy thế nào là hiện tượng hoá học ? * Kinh nghiệm để thí nghiệm thành công: + Bột Fe phải mịn, nhuyễn, tỉ lệ về khối lượng là 7g Fe và 4g S (hoặc có thể ước lượng bằng mắt 3 thể tích Fe với 1 thể tích S) Thí nghiệm này tiến hành sau khi trộn lẫn Fe và S Do đó nếu đốt hỗn hợp bột Fe không mịn, S nóng chảy trong toàn khối hỗn hợp và Fe không còn để phản ứng + Vì phản ứng tỏa nhiệt nên chỉ cần hơ nóng đũa sắt, chấm một ít hỗn hợp, đốt cháy rồi đưa vào phần hỗn hợp trong hõm sứ Vệt sáng đỏ tự cháy lan dần khắp hỗn hợp hiện tượng phản ứng xảy ra rất đẹp và hấp dẫn Với cách làm thí nghiệm như trên sẽ giúp chúng ta dễ dàng thực hiện thí nghiệm, khắc phục được tình trạng vỡ ống nghiệm mà hiện tượng lại rất dễ thấy Ví dụ 2:Thí nghiệm tìm hiểu tính chất của khí oxi (Bài 24: Tính chất của oxi) Khi sử dụng thí nghiệm để tìm hiểu kiến thức mới GV không đưa ra tính chất hóa học trước mà thông qua thí nghiệm HS mới rút ra được từng tính chất hóa học Dụng cụ : đèn cồn , muôi sắt, diêm, lọ thuỷ tinh có nắp, chậu đựng nước , thìa nhỏ GV: Trần Thị Kim Hồng Trang 18 Nâng cao hiệu quả của thí nghiệm trong giờ học lý thuyết môn Hóa học – lớp 8 Hoá chất: photpho, lưu huỳnh, 2 lọ khí oxi, nước vôi trong Trước tiết dạy, giáo Viên thu khí oxi vào lọ có nút đậy và dán nhãn tên khí oxi, (trong quá trình thu khí nên chừa lại 1 ít nước trong lọ chứa khí oxi).Và lưu ý lọ thu khí oxi phải có dung tích lớn, đầy , không có lẫn không khí , được đậy nút kín giữ cho oxi không bị thoát ra ngoài HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH - Để tìm hiểu tính chất hóa học của khí Oxi chúng ta tiến hành một số TN Thí nghiệm 1: Oxi tác dụng với lưu huỳnh - Yêu cầu : - Nhận và giới thiệu dụng cụ hóa chất của - Treo bảng phụ cách tiến hành mỗi nhóm - Nêu cách tiến hành: + Đưa một muôi sắt có chứa một lượng nhỏ bột lưu huỳnh vào ngọn lửa đèn cồn +Sau đó đưa lưu huỳnh đang cháy vào lọ có chứa oxi - Thao tác mẫu - Quan sát - Yêu cầu: - Làm TN theo nhóm, quan sát, nhận xét ? So sánh hiện tượng lưu huỳnh cháy hiện tượng trong oxi và trong không khí ? Lưu huỳnh cháy trong Oxi - Giới thiệu chất khí sinh ra đó là lưu - Viết PTHH: S (r) + O2(k) → SO2 (k) huỳnh đioxit còn gọi là khí sunfurơ , có công thức hoá học là SO2 - HS tiểu kết: Khí oxi có thể tác dụng với S ở nhiệt độ cao Thí nghiệm 2 : Oxi tác dụng với photpho - Yêu cầu : - Nhận và giới thiệu dụng cụ hóa chất của - Treo bảng phụ cách tiến hành mỗi nhóm - Nêu cách tiến hành: + Đưa muỗng sắt có chứa P đỏ vào bình chứa khí oxi + Đốt cháy P đỏ trong không khí rồi đưa nhanh vào lọ chứa khí oxi - Thao tác mẫu - Quan sát - Yêu cầu: - Làm TN theo nhóm, quan sát, nhận xét - Hướng dẫn HS trả lời câu hỏi : hiện tượng + Khi muỗng sắt có chứa P đỏ vào + Không t0 GV: Trần Thị Kim Hồng Trang 19 Nâng cao hiệu quả của thí nghiệm trong giờ học lý thuyết môn Hóa học – lớp 8 bình chứa khí oxi Có dấu hiệu của phản ứng hóa học xảy ra không? + Đốt cháy P đỏ trong không khí rồi đưa nhanh vào lọ chứa khí oxi có hiện tượng gì? + Qua hiện tượng đó rút ra kết luận gi? + So sánh sự cháy của photpho trong không khí và trong oxi ? Nhận xét và so sánh hiện tượng + P cháy trong không khí và trong lọ chứa khí oxi, tạo ra khói trắng + Đã có Phản ứng hóa học xảy ra → ở nhiệt độ cao khí oxi có thể tác dụng với khí P + P cháy mạnh hơn trong khí oxi Phốt pho cháy trong Oxi - Giới thiệu cho HS biết khói trắng - Học sinh viết phương trình hoá học của dày đặc bám vào thành lọ dưới dạng phản ứng bột tan được trong nước , đó là 4P+ 5O2 → 2P2O5 điphotpho pentaoxit có công thức hoá học là P2O5 t0 - Ở nhiệt độ cao khí oxi có thể tác dụng với S, P Vậy có thể rút ra tính chất hóa học nào của khí oxi? - Chốt lại - HS tiểu kết: Khí oxi có thể tác dụng với S ở nhiệt độ cao - Ở nhiệt độ cao khí oxi có thể tác dụng với phi kim * Lưu ý: khi làm thí nghiệm đốt cháy S, đốt S trong không khí cần làm nhanh, cho vào bình oxi xong thì sau đó dùng dung dịch nước vôi trong đổ vào, đậy nắp để khử SO 2 ( do khí SO2 mùi hắc, độc , gây ho, khó thở) làm giảm ô nhiễm môi trường * Ví dụ 3: Thí nghiệm O2 tác dụng với Fe ( Bài 24: Tính chất của oxi) + Chuẩn bị của giáo viên: ♦ Dụng cụ : Đèn cồn, diêm, bình thuỷ tinh có nắp ♦ Hoá chất: Dây sắt( Có thể lấy dây phanh xe đạp), bình đựng khí oxi, mẫu gỗ Trước tiết dạy, Giáo Viên thu sẵn khí oxi vào bình có nút đậy và dán nhãn tên khí oxi, (trong quá trình thu khí nên chừa lại 1 ít nước trong bình chứa khí oxi).Và lưu ý bình thu khí oxi phải có dung tích lớn, oxi đầy , không có lẫn không khí , được đậy nút kín giữ cho oxi không bị thoát ra ngoài + Chuẩn bị của Học sinh: ♦ Tìm hiểu kỹ thí nghiệm: dụng cụ, hóa chất, cách tiến hành, dự đoán hiện tượng của phản ứng ♦ Sưu tầm dây phanh xe đạp không còn sử dụng, mẫu gỗ nhỏ để phục vụ cho thí nghiệm GV: Trần Thị Kim Hồng Trang 20 Nâng cao hiệu quả của thí nghiệm trong giờ học lý thuyết môn Hóa học – lớp 8 Hoạt động của Giáo viên - Giới thiệu dụng cụ, hóa chất - Yêu cầu HS nêu cách tiến hành TN: - GV thao tác mẫu Hoạt động của Học sinh - Quan sát, lắng nghe - Trình bày cách tiến hành (SGK) - Quan sát - HS tiến hành thí nghiệm, quan sát, nhận xét + Lấy một đoạn dây sắt (đã uốn dạng lò xo ) đưa vào trong bình oxi → Không có hiện tượng gì + Quấn vào đầu dây sắt một mẩu gỗ (thay cho mẩu than gỗ), đốt cho mẫu gỗ cháy rồi đưa vào lọ chứa khí oxi  quan sát và nhận xét + Vậy, ở nhiệt độ thường khí oxi có + Không tác dụng với sắt không? + Khi đưa dây sắt có than hồng vào lọ + Nêu hiện tượng:Sắt cháy mạnh, sáng chói, oxi có hiện tượng gì? không có ngọn lửa, không có khói, tạo ra các hạt nóng chảy, màu nâu nhỏ - Giới thiệu những hạt nhỏ màu nâu đó + Đã có phản ứng hóa học xảy ra ở nhiệt độ là sắt ( II, III ) oxit thường được gọi là cao khí oxi có thể tác dụng với sắt oxit sắt từ, có công thức hoá học là Fe3O4 ? Qua hiện tượng vừa quan sát chứng - Viết PTHH tỏ điều gì? Học sinh viết phương trình hoá học của phản - Giới thiệu O2 còn có thể tác dụng với ứng: 4Fe+ 5O2 → 2Fe3O4 một số kim loại khác ở nhiệt độ cao - Qua đó yêu cầu HS rút ra tính chất hóa học thứ 2 của O2 * Kinh nghiệm để thí nghiệm thành công: - Cho ít nước hoặc ít cát sạch vào trong bình oxi, bình oxi có dung tích lớn, chứa được nhiều khí - Dùng giấy nhám chà sạch gỉ hoặc bẩn bám trên dây sắt (dây sắt không nên to quá, tốt nhất là 1 cộng nhỏ trong dây phanh xe đạp) dài khoảng 30 cm, cuộn thành lò xo và ở đầu buộc chặt một mẫu gỗ nhỏ t0 - Đốt dầu dây sắt có mẫu gỗ trên ngọn lửa đèn cồn cho đến khi mẫu gỗ cháy chỉ còn than hồng , đưa nhanh vào bình chứa khí oxi Mẫu than bùng cháy làm cho dây sắt tiếp tục nóng lên và cháy tạo ra những hạt nhỏ nóng chảy màu nâu Khi hết oxi,đầu dây sắt nóng chảy, viên thành giọt tròn * Ví dụ 4: Thí nghiệm xác định thành phần của không khí (Bài 28: Không khí – sự cháy) + Chuẩn bị của giáo viên: GV: Trần Thị Kim Hồng Trang 21 Nâng cao hiệu quả của thí nghiệm trong giờ học lý thuyết môn Hóa học – lớp 8 ♦ Dụng cụ : ống thủy tinh có chia vạch thành 6 phần bằng nhau, chậu thủy tinh cỡ bé, muôi sắt có gắn nút cao su ♦ Hoá chất: dung dịch nước vôi trong (thay cho nước) có nhỏ vài giọt phenolphtalein để dung dịch có màu hồng nhạt giúp học sinh dễ quan sát hơn, diêm + Chuẩn bị của Học sinh: ♦ Tìm hiểu kỹ thí nghiệm: dụng cụ, hóa chất, cách tiến hành, dự đoán hiện tượng của phản ứng ♦ Mỗi nhóm sưu tầm một mẩu nến nhỏ Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Học sinh - Giới thiệu dụng cụ, hóa chất - Quan sát, lắng nghe - Hướng dẫn học sinh thực hiện thí - Đặt ống thủy tinh vào trong chậu nước nghiệm - Cho nước vôi trong có phenolphtalein vào chậu đến vạch mức số 1 thì dừng lại - Trong ống thủy tinh còn trống mấy - Trong ống thủy tinh còn lại 5 phần trống phần bằng nhau? - Gắn mẩu nến nhỏ vào muôi sắt, châm lửa cho nến cháy rồi từ từ đưa vào ống thủy tinh và đậy kín miệng ống bằng nút cao su - Hướng dẫn học sinh quan sát hiện - Quan sát hiện tượng xảy ra trong ống thủy tượng trong ống thủy tinh tinh - Nến có cháy mãi không? Vì sao? - Ngọn nến cháy yếu dần rồi tắt hẳn vì trong ống hết khí oxi - Mức nước trong ống thủy tinh thay - Mức nước dâng lên đến vạch số 2 thì dừng đổi như thế nào?(khi nhiệt độ bên lại trong bằng nhiệt độ bên ngoài ống) - Vì sao mức nước dâng lên đến vạch - Mức nước dâng lên chiếm chỗ phần thể tích số 2 thì dừng lại? oxi mất đi do nến đốt cháy - Vậy oxi chiếm bao nhiêu phần về thể - Oxi chiếm 1/5 thể tích không khí tích không khí trong ống thủy tinh? - Còn khí không duy trì sự cháy, sự - Khí nitơ sống, không làm đục nước vôi đó là khí nào? - Vậy nitơ chiếm bao nhiêu phần thể - 4/5 tích không khí? * Điểm mới: Tôi đã cải tiến thí nghiệm này theo hướng đơn giản, dễ thực hiện, tiết kiệm, không gây ô nhiễm môi trường mà mang lại hiệu quả cao bằng cách: + Thay thế phôt pho đỏ bằng nến (đỡ tốn kém hơn, dễ tiến hành hơn) + Thay nước bằng dung dịch nước vôi trong (để dễ hấp thụ khí CO 2 sinh ra khi nến cháy) Xin được nói thêm là nếu dùng nước thì CO 2 sinh ra sẽ khó tan hết và chiếm một thể tích trong ống thủy tinh Dẫn đến mực nước dâng lên không chính xác Nước vôi có thêm vài giọt phenolphtalein có màu hồng giúp học sinh dễ quan sát hơn Với sáng kiến trên, tôi đã tiết kiệm được một lượng phôt pho, không tạo ra khói trắng P2O5 gây ô nhiễm môi trường mà hiệu quả lại rất cao *Ví dụ 5: Thí nghiệm dùng hiđro khử đồng(II) oxit (Tiết 48 - Bài 31 :Tính chất.Ứng dụng của hiđro) GV: Trần Thị Kim Hồng Trang 22 Nâng cao hiệu quả của thí nghiệm trong giờ học lý thuyết môn Hóa học – lớp 8 Thí nghiệm này có thể thực hiện theo 2 hình thức: thí nghiệm biễu diễn của giáo viên hoặc thí nghiệm đồng loạt của các nhóm học sinh Nếu là thí nghiệm do các nhóm học sinh thực hiện cần lưu ý để thí nghiệm thành công an toàn và có tác dụng tích cực cao : - Đối với giáo viên : + Cung cấp trước cho học sinh cách tiến hành thí nghiệm (Có thể thay ống thuỷ tinh hình trụ thủng 2 đầu bằng ống thuỷ tinh hình chữ Z(hoặc ống chữ V) + Chuẩn bị thí nghiệm chu đáo, hướng dẫn học sinh thực hiện thí nghiệm an toàn và tiết kiệm + Chú ý cho học sinh : Khí hiđro điều chế từ Zn và HCl cần thử độ tinh khiết trước khi thực hiện thí nghiệm, quán triệt học sinh thực hiện nghiêm túc hướng dẫn của giáo viên, không tùy tiện đốt nóng khi hiđro sinh ra chư a tinh khiết + Chuẩn bị phiếu học tập cho nhóm học sinh + Đối với học sinh : + Cần tìm hiểu kĩ thí nghiệm bằng thông tin giáo viên cung cấp trước * Cách tiến hành thí nghiệm theo sách “ Thực hành thí nghiệm Hoá học 8” Do tác giả Nguyễn Phú Tuấn – Vũ Anh Tuấn – Nguyễn Hồng thuý biên soạn do nhà Xuất bản giáo dục in ấn : Cho 5 – 6 hạt kẽm vào ống nghiệm chứa khoảng 10ml dung dịch axit HCl Sử dụng nút cao su có ống dẫn khí hình chữ Z xuyên qua Sục nhẹ một đầu ống thuỷ tinh chữ Z vào bột đồng (II) oxit rồi hứng miệng ống lên cho CuO rơ i vào đáy ống dẫn thuỷ tinh tạo thành một lớp mỏng Đậy miệng ống nghiệm bằng nút cao su trên, kẹp ống nghiệm nằm nghiêng trên giá thí nghiệm cải tiến điều chỉnh sao cho phần đáy ống dẫn hình chữ Z chứa CuO được đặt vào phần nóng nhất của ngọn lửa đèn cồn ( bấc đèn cồn cách ống dẫn từ 1-2cm) Sau khoảng nửa phút để khí hiđro đẩy hết không khí ra khỏi ống nghiệm Dùng đèn cồn hơ nóng ống dẫn thuỷ tinh rồi nung nóng mạnh ở phần chứa CuO - Tuyệt đối tuân thủ theo hướng dẫn của giáo viên, không tự ý làm các thí nghiệm khác HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH - Nêu mục đích thí nghiệm : Để nghiên cứu - Hiểu mục đích và xác định nhiệm vụ tính chất hoá học của hiđro tác dụng với hợp chất ta tiến hành thí nghiệm cho hiđro tác dụng với CuO (oxit kim loại) * Cách tiến hành : (ở trên ) - Gọi 1 học sinh đọc cách tiến hành thí - Đọc cách tiến hành thí nghiệm nghiệm và cho biết những dụng cụ, và hoá HC : Kẽm viên, dd HCl, bột CuO chất cần sử dụng DC : 1 ống nghiệm, 1 nút cao su đậy ống nghiệm có gắn ống dẫn khí hình chữ Z, 1 đèn cồn, 1 tấm kính - Thao tác mẫu cho HS - Quan sát, nắm cách tiến hành TN - Nhắc các em quan sát bột CuO - Bột CuO màu đen - Cho các nhóm thực hiện thí nghiệm, quan - Thực hiện thí nghiệm, quan sát, thảo sát hiện tượng hoàn thành những yêu cầu sau luận trả lời (phiếu học tập ) : + Khi chưa được đốt nóng (ở nhiệt độ ( Phiếu học tập) thường) không có hiện tượng gì xảy ra + Nêu hiện tượng quan sát được ? Khi đốt nóng, bột CuO màu đen chuyển + Nhận xét ? dần thành chất rắn màu đỏ + Viết phương trình hoá học + Ở nhiệt độ thường H2 không tác dụng GV: Trần Thị Kim Hồng Trang 23 Nâng cao hiệu quả của thí nghiệm trong giờ học lý thuyết môn Hóa học – lớp 8 được với CuO Ở nhiệt độ cao H2 tác dụng với CuO tạo thành Cu đơn chất và hơi nước t0 + PTHH : H2 + CuO → Cu + - Gọi đại diện 1 nhóm trình bày kết quả, lớp H2O nhận xét bổ sung - Đại diện 1 nhóm trình bày, lớp nhận - GV chuẩn xác nội dung ở phiếu học tập xét, bổ sung - Trong thí nghiệm này hiđro đóng vai trò gì? - Hiđro chiếm nguyên tố oxi trong hợp - Người ta nói hiđro có tính khử ( khử oxi ) chất CuO - Tương tự CuO, hiđrô còn khử được oxi của nhiều oxit kim loại khác như: oxit của sắt, chì … Đây là một trong những phương pháp để điều chế kim loại Sau đó yêu cầu học sinh viết phương trình - Viết PTPƯ hoá học của một số oxit kim loại khác tác dụng với H2 chẳng hạn như : Fe2O3 + H2 ; HgO + H2 ; Al2O3 + H2 … - Qua TN yêu cầu HS rút ra tính chất hóa - H2 có thể khử một số oxit kim loại tạo học của khí H2 ra kim loại và nước Qua các ví dụ trên cho thấy, nhờ có thí nghiệm,bằng kĩ năng quan sát, so sánh, phân tích học sinh hiểu được, chất bị biến đổi như thế nào, so sánh được tính chất của các chất trước và sau phản ứng, từ thí nghịêm học sinh mạnh dạn kết luận được tính chất của chất như tính chất của Oxi, Hiđro., cũng như phát biểu được định luật bảo toàn khối lượng, giải thích được định luật, viết được phương trình hoá học Nếu không có thí nghiệm chắc hẳn học sinh khó hình dung ra các chất chỉ bị biến đổi khi nào, khó phát biểu được định luật, cũng như viết phương trình hoá học sẽ gặp nhiều khó khăn, lúng túng, không phân biệt đâu là sản phẩm, đâu là chất tham gia Học sinh quan sát giáo viên làm thí nghiệm và tự tay làm thí nghiệm, mô tả hiện tượng , giải thích , và viết các phương trình hoá học Từ đó , học sinh rút ra nhận xét về tính chất hoá học, qui tắc, định luật …nên học sinh dễ tiếp thu và nhớ lâu trong học tập và khi đến tiết thực hành, các em lại được tự tay tiến hành thí nghiệm từ đó các em cảm thấy hứng thú với bộ môn yêu thích học tập bộ môn hoá hơn Vì vậy mà chất lượng học tập của học sinh được nâng cao hơn Học sinh tin tưởng và yêu thích khoa học Dựa vào hiện tượng thí nghiệm , sự thay đổi những dấu hiệu bên ngoài ( màu sắc , trạng thái , …) đập vào các giác quan của học sinh nên trong đầu học sinh sẽ nảy ra những câu hỏi vì sao ? … Để trả lời những câu hỏi đó buộc các em phải phân tích tổng hợp tìm tòi giải đáp , nhờ vậy mà năng lực nhận thức của học sinh được nâng cao 3 Khả năng áp dụng: Kinh nghiệm trên được vận dụng ở trường tôi trong hơn 2 năm qua đã đem lại hiệu quả rõ rệt Cụ thể: - Khi chưa sử dụng SKKN, chúng tôi thường gặp khó khăn về mặt thời gian khi tổ chức các thí nghiệm trong giờ học lý thuyết, nhất là với học sinh lớp 8 Học sinh rất lúng GV: Trần Thị Kim Hồng Trang 24 Nâng cao hiệu quả của thí nghiệm trong giờ học lý thuyết môn Hóa học – lớp 8 túng khi tiến hành thí nghiệm, kỹ năng mô tả, giải thích thí nghiệm không khoa học, sai sót khi viết phương trình hóa học Hơn nữa có một số thí nghiệm thực hiện các bước theo gợi ý của SGK làm cho học sinh khó quan sát, dẫn đến tiến hành thí nghiệm không thành công, tốn nhiều hoá chất, sinh ra nhiều khí độc, gây ô nhiễm môi trường Từ đó, tỉ lệ học sinh trung bình trở lên còn thấp, nhiều học sinh không nắm được tính chất của chất, định luật, đặc biệt là khả năng tư duy rất kém - Khi áp dụng kinh nghiệm này trong công tác giảng dạy, nhờ sự hướng dẫn chi tiết, cụ thể của giáo viên nên việc chuẩn bị ở nhà của học sinh rất chu đáo Do đó khi tổ chức các thí nghiệm Hóa học ở lớp, tôi tiết kiệm được rất nhiều thời gian Mặc khác, các thí nghiệm trước khi tiến hành trên lớp, tôi đều chuẩn bị rất kỹ càng, cải tiến thí nghiệm hợp lý nên tất cả các thí nghiệm đều thành công, học sinh phát hiện kiến thức một cách chủ động, sáng tạo, tiến trình bài dạy đúng theo kế hoạch soạn giảng, có thời gian mở rộng, khắc sâu kiến thức cho học sinh khá giỏi, vận dụng để giải một số dạng bài tập Thực tế cho thấy đã có sự chuyển biến tích cực cả về phía giáo viên lẫn học sinh Giáo viên có kỹ năng, kỹ xảo thành thạo hơn trong việc tổ chức học sinh tiến hành thí nghiệm hay làm thí nghiệm biểu diễn, không ngần ngại khi có người dự giờ, thăm lớp đặc biệt là trong các giờ học có thí nghiệm Chất lượng học sinh được nâng lên rõ rệt, tỷ lệ học sinh khá giỏi tăng, số lượng học sinh yếu kém đã dần được hạn chế, kỹ năng tiến hành các thí nghiệm, mô tả, giải thích khoa học hơn, kỹ năng viết PTHH và làm các bài tập định tính được cải thiện Phần lớn học sinh nắm vững kiến thức lý thuyết, có kỹ năng vận dụng để giải bài tập, hứng thú và yêu thích học tập bộ môn Qua hơn 2 năm vận dụng SKKN vào giảng dạy môn Hóa học lớp 8, đối chiếu với số lượng thống kê năm trước, chất lượng bộ môn Hóa học lớp 8 do tôi giảng dạy như sau: Năm học Sĩ số Thời điểm Giỏi Khá Trung bình Yếu, kém Trung bình trở lên SL % SL % SL % SL % SL % 2008 – 2009 Dạy học thông thường 165 Cả năm 26 15,8 43 26,1 75 45,5 21 12,7 144 87,3 161 Cả năm 26 16,1 45 28,0 74 46,0 16 9,9 145 90,1 168 Cả năm 30 17,9 52 31,0 75 44,6 11 6,5 157 93,4 2009 – 2010 Dạy học theo SKKN 2010 – 2011 Dạy học theo SKKN Tỷ lệ học sinh đạt học sinh giỏi các cấp tăng cao.Cụ thể: +Năm học 2008 – 2009, không có học sinh nào đạt học sinh giỏi cấp huyện + Năm học 2009 – 2010, có 3 học sinh đạt học sinh giỏi cấp huyện + Năm học 2010 – 2011, có 3 học sinh đạt học sinh giỏi cấp huyện, 2 học sinh đạt giải ba cấp tỉnh + Năm học 2011 – 2012, có 2 học sinh đạt giải cấp huyện Sử dụng thí nghiệm trong giờ học là phương pháp đặc thù của bộ môn Hóa học Hiện nay hầu hết các trường THCS đều được trang bị gần như đầy đủ các dụng cụ, hóa chất cần thiết để tiến hành các thí nghiệm Song trong quá trình dạy các bài lý thuyết có sử dụng thí nghiệm, giáo viên gặp không ít khó khăn Chắc hẳn đề tài này sẽ phần nào giúp GV: Trần Thị Kim Hồng Trang 25 Nâng cao hiệu quả của thí nghiệm trong giờ học lý thuyết môn Hóa học – lớp 8 các bạn đồng nghiệp tháo gỡ những vướng mắc gặp phải trong quá trình giảng dạy bộ môn Hóa học lớp 8 Những kinh nghiệm cũng như sáng kiến được trình bày ở trên tương đối đơn giản, dễ thực hiện Các thí nghiệm cải tiến theo hướng đơn giản, dễ làm, dễ quan sát, gọn nhẹ mà mang lại hiệu quả rất cao, hoàn toàn có thể thay thế phương pháp thí nghiệm cũ.Vì vậy đây là những giải pháp mang tính khả thi cao, có thể áp dụng để nâng cao hiệu quả của thí nghiệm trong giờ học lý thuyết môn Hóa học lớp 8 và có thể áp dụng để dạy các bài lý thuyết môn Hóa học lớp 9 ở tất cả các trường THCS 4 Lợi ích kinh tế - xã hội: Đề tài mang lại hiệu quả rất lớn trong việc nâng cao chất lượng giáo dục: học sinh phát hiện kiến thức thông qua các thí nghiệm một cách chủ động, sâu sắc, đầy đủ Nên ghi nhớ rất lâu, không nhầm lẫn với các phản ứng khác, ngoài ra các em còn ghi nhớ điều kiện, hiện tượng của phản ứng rất rõ ràng nên thực hiện các bài tập định tính rất tốt Kích thích sự tìm tòi, sáng tạo đối với học sinh, giúp các em hứng thú hơn với môn học Những giải pháp nêu trên còn có tác dụng rất lớn trong việc giáo dục ý thức học tập, xây dựng thói quen tốt cho học sinh * Ví dụ: - Thực hiện tốt khâu dặn dò học sinh chuẩn bị cho tiết học tiếp theo không những giúp học sinh tiến hành thí nghiệm nhanh, tiếp thu kiến thức chủ động, đầy đủ, sâu sắc mà còn hình thành ở các em thói quen chuẩn bị bài ở nhà, kỹ năng tự học, xây dựng ý thức học tập tốt - Giáo viên chuẩn bị chu đáo, tiến hành thí nghiệm nhanh chóng, khoa học, thẩm mỹ không chỉ giúp học sinh tiếp thu bài tốt, đảm bảo thời gian cho tiết học,… mà còn tạo hình ảnh đẹp trong mắt học sinh, tập cho các em tính khẩn trương, giáo dục kỹ năng sống - Trong quá trình học sinh tiến hành thí nghiệm sẽ giúp các em tập tính cẩn thận, tỉ mỉ, ý thức tổ chức, kỷ luật - Hóa chất, dụng cụ sau khi làm thí nghiệm được thu dọn, xử lý đúng nơi quy định giúp học sinh xây dựng ý thức giữ gìn vệ sinh, bảo vệ môi trường Rèn luyện cho học sinh kỹ năng tiến hành các thí nghiệm, kỹ năng học tập bộ môn,… đây là hành trang quý báu để các em tiếp tục học ở các lớp trên Những sáng kiến cải tiến các thí nghiệm nêu trên mang lại hiệu quả rất thiết thực: ngoài tác dụng giúp thí nghiệm thành công, học sinh dễ làm, dễ quan sát mà còn tiết kiệm rất nhiều hóa chất, hạn chế ô nhiễm môi trường * Ví dụ: - Thí nghiệm Fe tác dụng với S: (đã được trình bày ở trên) sẽ giúp học sinh dễ quan sát, dễ thử tính chất của sản phẩm bằng nam châm, hạn chế tình trạng vỡ ống nghiệm - Thí nghiệm S tác dụng với O2: Sau khi tiến hành thí nghiệm này, tôi xử lý khí SO2 (là khí có mùi hắc, độc) bằng cách cho dung dịch nước vôi trong vào lọ khí Hạn chế ô nhiễm môi trường - Thí nghiệm xác định thành phần của không khí: Thay P đỏ bằng cây nến, tiết kiệm hóa chất, không tạo ra khói trắng P2O5 hạn chế ô nhiễm môi trường GV: Trần Thị Kim Hồng Trang 26 Nâng cao hiệu quả của thí nghiệm trong giờ học lý thuyết môn Hóa học – lớp 8 C KẾT LUẬN I/ KHÁI QUÁT CHUNG: Hoá học góp phần rất tích cực vào việc giải quyết các vấn đề gần gũi với thực tế cuộc sống, các hiện tượng xảy ra trong tự nhiên Vì vậy khi nghiên cứu Hoá học không chỉ đơn thuần là tìm hiểu lí thuyết mà phải vận dụng thật tốt các điều kiện thực nghiệm để giúp học sinh lĩnh hội và áp dụng kiến thức bộ môn một cách có hiệu quả phù hợp với mục tiêu thực hiện chương trình đổi mới phương pháp dạy học hoá học theo hướng tích cực: học sinh giữ vai trò chủ đạo, thầy đóng vai trò là người hướng dẫn Việc sử dụng các thí nghiệm để tìm hiểu kiến thức mới là hết sức cần thiết đối với các môn khoa học thực nghiệm nói chung và khoa học Hóa học nói riêng Việc giáo viên nắm vững kỹ năng, kỹ thuật tiến hành các thí nghiệm, khâu chuẩn bị của giáo viên và học sinh có vai trò rất quan trọng đối với sự thành công của thí nghiệm Thông qua việc tiến hành các thí nghiệm, Học sinh sẽ hiểu được sâu sắc và ghi nhớ có hệ thống các phản ứng hóa học cũng như những điều mới mẻ rút ra từ thí nghiệm Trên cơ sở đó, có thể vận dụng sáng tạo để giải các dạng toán Ngoài ra, các thí nghiệm còn hấp dẫn học sinh, gây hứng thú với môn học, góp phần phát triển tòa diện nhân cách học sinh Để đạt được điều đó, đòi hỏi người thì giáo viên phải chịu khó tìm tòi, nghiên cứu, có nghệ thuật sư phạm, linh hoạt trong các phương pháp, có kỹ năng, kỹ xảo trong thao tác làm thí nghiệm, phát huy tối đa vai trò của thí nghiệm trong mỗi giờ dạy Hoá học Đề tài đem lại những giải pháp rất thiết thực trong công tác tiến hành các thí nghiệm hóa học trong các giờ học lý thuyết Hứa hẹn sẽ góp phần nâng cao chất lượng môn học ở khối 8 và có thể mở rộng áp dụng ở khối 9 đối với tất cả các trường THCS II/ ĐỀ XUẤT VÀ KIẾN NGHỊ : 1 Đối với giáo viên: ♦ Để đạt được kết quả như mong muốn, ngoài yêu cầu chung về năng lực giảng dạy đòi hỏi người giáo viên còn phải có tâm huyết với nghề, đầu tư thời gian, công sức cho công tác soạn giảng, tham khảo tài liệu, sách, báo ,tiến hành sáng tạo các thí nghiệm hóa học ♦ Để nâng cao hiệu quả của thí nghiệm trong giờ học lý thuyết, giáo viên phải mất nhiều thời gian chuẩn bị các dụng cụ, hóa chất cần thiết, tiến hành thử các thí nghiệm,… Ngoài việc đảm bảo theo chuẩn kiến thức kỹ năng còn chú trọng đến việc phát triển khả năng tư duy , năng lực tự học, ý thức tập thể của học sinh 2 Đối với nhà trường: ♦ Dụng cụ thí nghiệm: đảm bảo đủ số lượng và cả chất lượng Trong đó có cả dự phòng và thay thế Bổ sung kịp thời những hoá chất hết hoặc hết hạn sử dụng ♦ Đầu tư trang thiết bị trong phòng thí nghiệm ♦ Đào tạo đội ngũ cán bộ thiết bị để có đủ năng lực hỗ trợ cho giáo viên Trên đây là một số kinh nghiệm nhỏ mà bản thân tự tích lũy được trong quá trình giảng dạy, xin chia sẻ với các bạn đồng nghiệp, hy vọng nhận được sự ủng hộ của các bạn Chắc hẳn đề tài còn nhiều thiếu sót, bất cập, rất mong nhận được sự góp ý chân thành từ lãnh đạo Ngành, quý thầy cô và các bạn đồng nghiệp để góp phần nâng cao chất lượng học tập bộ môn, phát triển toàn diện nhân cách học sinh, đáp ứng nhu cầu mới của đất nước Xin chân thành cảm ơn! GV: Trần Thị Kim Hồng Trang 27 Nâng cao hiệu quả của thí nghiệm trong giờ học lý thuyết môn Hóa học – lớp 8 Mỹ Lộc, ngày 30 tháng 3 năm 2012 Người viết Trần Thị Kim Hồng NHẬN XÉT CỦA TỔ CHUYÊN MÔN ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………… THẨM ĐỊNH CỦA TRƯỜNG THCS MỸ LỘC ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… GV: Trần Thị Kim Hồng Trang 28 Nâng cao hiệu quả của thí nghiệm trong giờ học lý thuyết môn Hóa học – lớp 8 TÀI LIỆU THAM KHẢO ***************** 1 Một số vấn đề và đổi mới phương pháp giảng dạy ở trường Trung học cơ sở Nhóm tác giả : Tiến sĩ : Cao Thị Thặng Phạm Đình Hiến Sách của bộ Giáo dục và Đào tạo 2 Thí nghiệm thực hành – Lý luận dạy học hoá học Nhóm tác giả : Nguyễn Cương Dương Xuân Trinh Nhà xuất bản Giáo dục năm 1980 4 Thực hành - Thí nghiệm Hoá học Lớp 8 và lớp 9 Nhóm tác giả : Vũ Anh Tuấn Nguyễn Phú Tuấn Nguyễn Hồng Thuý Nhà xuất bản Giáo dục 4 Hóa học 8- NXB Giáo dục - GV: Trần Thị Kim Hồng Trang 29 Nâng cao hiệu quả của thí nghiệm trong giờ học lý thuyết môn Hóa học – lớp 8 GV: Trần Thị Kim Hồng Trang 30 ... Trang 22 Nâng cao hiệu thí nghiệm học lý thuyết mơn Hóa học – lớp Thí nghiệm thực theo hình thức: thí nghiệm biễu diễn giáo viên thí nghiệm đồng loạt nhóm học sinh Nếu thí nghiệm nhóm học sinh... 24 Nâng cao hiệu thí nghiệm học lý thuyết mơn Hóa học – lớp túng tiến hành thí nghiệm, kỹ mơ tả, giải thích thí nghiệm khơng khoa học, sai sót viết phương trình hóa học Hơn có số thí nghiệm thực... chất hóa Na + H2O → NaOH + H2 học H2O: Tác dụng với kim loại GV: Trần Thị Kim Hồng Trang 15 Nâng cao hiệu thí nghiệm học lý thuyết mơn Hóa học – lớp 2.4 Thí nghiệm nhóm học sinh thực hiện: Để thí

Ngày đăng: 19/04/2017, 18:14

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan