Phân tích chi phí điều trị viêm phổi mắc phải ở cộng đồng tại bệnh viện nhi tỉnh nam định năm 2015

62 956 1
Phân tích chi phí điều trị viêm phổi mắc phải ở cộng đồng tại bệnh viện nhi tỉnh nam định năm 2015

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI BÙI THỊ QUYÊN PHÂN TÍCH CHI PHÍ ĐIỀU TRỊ VIÊM PHỔI MẮC PHẢI Ở CỘNG ĐỒNG TẠI BỆNH VIỆN NHI TỈNH NAM ĐỊNH NĂM 2015 LUẬN VĂN DƯỢC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP I HÀ NỘI 2016 BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI BÙI THỊ QUYÊN PHÂN TÍCH CHI PHÍ ĐIỀU TRỊ VIÊM PHỔI MẮC PHẢI Ở CỘNG ĐỒNG TẠI BỆNH VIỆN NHI TỈNH NAM ĐỊNH NĂM 2015 LUẬN VĂN DƯỢC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP I CHUYÊN NGÀNH: TỔ CHỨC QUẢN LÝ DƯỢC MÃ SỐ: CK 60 72 04 12 Người hướng dẫn khoa học: TS Nguyễn Thị Thanh Hương Thời gian thực hiện: 07/2016 đến 11/2016 HÀ NỘI 2016 MỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ Chương I TỔNG QUAN 1.1 Tổng quan về bệnh viêm phổi trẻ em 1.1.1 Định nghĩa 1.1.2 Tình hình dịch tễ viêm phổi 1.1.3 Nguyên nhân viêm phổi ở trẻ em 1.1.4 Triệu chứng của bệnh viêm phổi ở trẻ em 1.1.5 Phân loại viêm phổi 1.2 Tổng quan điều trị viêm phổi trẻ em 1.2.1 Nguyên tắc điều trị viêm phổi 1.2.2 Liệu pháp kháng sinh điều trị viêm phổi 1.2.3 Điều trị triệu chứng 1.3 Phân tích chi phí chăm sóc sức khỏe 10 1.3.1 Khái niệm 10 1.3.2 Các bước phân tích chi phí 11 1.3.3 Các phương pháp phân tích chi phí 15 1.4 Vài nét về Bệnh viện Nhi tỉnh Nam Định 19 1.4.1 Chức và nhiệm vụ của bệnh viện 19 1.4.2 Tổ chức bộ máy của bệnh viện Nhi Nam Định 19 1.4.3 Nguồn nhân lực bệnh viện Nhi Nam Định 20 1.4.4 Chức năng, nhiệm vụ của khoa Dược 21 1.4.5 Mô hình bệnh tật tại bệnh viện Nhi Nam Định năm 2015 22 Chương II ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 24 2.1 Đối tượng nghiên cứu và địa điểm nghiên cứu 24 2.2 Phương pháp nghiên cứu 24 2.2.1 Biến số nghiên cứu 24 2.2.2 Thiết kế nghiên cứu 26 2.2.3 Phương pháp thu thập số liệu 26 2.2.4 Mẫu nghiên cứu 26 2.2.5 Phương pháp xử lý, phân tích và trình bày số liệu 26 Chương III KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 28 28 30 33 3.3.1 Các kháng sinh sử dụng điều trị bệnh viêm phổi mẫu nghiên cứu 34 3.3.2 Phác đồ kháng sinh sử dụng điều trị viêm phổi 36 3.3.3 Chi phí thuốc điều trị 37 38 38 3.6 Mối liên quan số ngày điều trị/đợt với các loại viêm phổi 39 3.7 Hiệu quả điều trị của các phác đồ 41 Chương BÀN LUẬN 43 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 47 Kết luận 47 Đề xuất 47 DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1 Điều trị viêm phổi cho trẻ em Bảng 1.2 Một số cách phân loại chi phí 13 Bảng 1.3 So sánhcác phương pháp phân tích kinh tế y tế 18 Bảng 1.4 Cơ cấu nhân lực bệnh viện Nhi Nam Định năm 2015 21 Bảng 2.5 Các biến số 25 Bảng 3.6 Chi phí trực tiếp trung bình một đợt điều trị (VNĐ) 28 Bảng 3.7 Cơ cấu chi phí trực tiếp trung bình một đợt điều trị 29 Bảng 3.8 Cơ cấu chi phí điều trị trung bình/đợt 31 Bảng 3.9 Chi phí điều trị trung bình/ đợt (VNĐ) 32 Bảng 3.10 Cơ cấu chi phí thuốc trung bình một đợt điều trị 33 Bảng 3.11 Các kháng sinh sử dụng điều trị bệnh viêm phổi mẫu nghiên cứu 35 Bảng 3.12 Tỷ lệ kháng sinh đơn độc và phối hợp 36 Bảng 3.13 Chi phí thuốc trung bình/1đợt điều trị của các chỉ định (VNĐ) 37 Bảng 3.14 Chi phí vật tư tiêu hao trung bình một đợt điều trị 38 Bảng 3.15 Chi phí giường bệnh trung bình một đợt điều trị (VNĐ) 39 Bảng 3.16 Số ngày điều trị trung bình của các loại viêm phổi 39 Bảng 3.17 Số ngày điều trị trung bình của các chỉ định 40 Bảng 3.18 Hiệu quả điều trị của các phác đồ 41 DANH MỤC HÌNH Hình 1.1 Các bước phân tích chi phí 14 Hình 1.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến chi phí thuốc 15 Hình 3.3 Tỷ lệ chi phí trực tiếp trung bình một đợt điều trị viêm phổi 29 Hình 3.4 Tỷ lệ chi phí trực tiếp trung bình một đợt điều trị VPN + VPRN 30 Hình 3.5 Tỷ lệ chi phí điều trị bệnh viêm phổi 31 Hình 3.6 Tỷ lệ chi phí điều trị bệnh VPN + VPRN 32 Hình 3.7: Tỷ lệ chi phí thuốc điều trị bệnh viêm phổi 34 Hình 3.8: Tỷ lệ chi phí thuốc điều trị bệnh VP + VPRN 34 DANH MỤC NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Giải nghĩa CP Chi phí TB Trung bình VP Viêm phổi VPN Viêm phổi nặng VPRN Viêm phổi rất nặng LỜI CẢM ƠN Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Tiến sỹ Nguyễn Thị Thanh Hương, phó trưởng bộ môn Quản lý và Kinh tế dược, Trường đại học Dược Hà Nội – người đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ suốt thời gian nghiên cứu và hoàn thành luận văn tốt nghiệp Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy giáo, cô giáo trường Đại học Dược Hà Nội đã truyền đạt những kiến thức quý báu, tạo điều kiện thuận lợi để hoàn thành khóa học Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám đốc, phòng kế hoạch tổng hợp, khoa Dược – Vật tư – Kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện Nhi tỉnh Nam Định đã tạo điều kiện thuận lợi để hoàn thành luận văn tốt nghiệp này Trong thời gian nghiên cứu và hoàn thành luận văn tốt nghiệp, đã nhận được sự động viên của gia đình, sự giúp đỡ nhiệt tình của bạn bè và đồng nghiệp Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc vì sự giúp đỡ quý báu này Nam Định, ngày 22 tháng 11 năm 2016 Học viên Bùi Thị Quyên ĐẶT VẤN ĐỀ Nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính đó có viêm phổi là nhóm bệnh rất phổ biến ở trẻ em,đặc biệt là ở trẻ dưới tuổi Đây là nhóm bệnh có tỷ lệ mắc cao, tần xuất mắc nhiều lần năm và là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong cho trẻ độ tuổi này Theo tổ chức y tế thế giới, hàng năm thế giới có khoảng 12,9 triệu trẻ em tử vong Trong đó có 4,3 triệu trẻ chết vì nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính mà 95% là ở các nước phát triển Vì vậy, tổ chức Y tế thế giới đã mở chương trình phòng chống viêm phổi phạm vi toàn cầu với mục tiêu giảm tỷ lệ tử vong bệnh viêm phổi ở trẻ em dưới tuổi [17] Có nhiều nguyên nhân gây bệnh viêm phổi như: virut, vi khuẩn, hít sặc thức ăn, dịch dạ dày, chất béo, chất bay hơi, dị vật, tăng đáp ứng miễn dịch…Ở các nước phát triển vi khuẩn là nguyên nhân phổ biến [1] Tình hình kháng kháng sinh của các loại vi khuẩn gây viêm phổi cộng đồng ở nước ta ngày càng trầm trọng Trên thực tế hầu hết các nhóm kháng sinh mới đều đã được sử dụng Do vậy, việc điều trị viêm phổi nặng ngày càng khó khăn, chi phí điều trị ngày càng cao [18] Đã có nhiều công trình nghiên cứu nhằm phân tích nguyên nhân gây bệnh viêm phổi ở trẻ em, tình hình sử dụng kháng sinh điều trị cũng tình trạng kháng kháng sinh tại các sở điều trị Tuy nhiên, các nghiên cứu chưa sâu vào phân tích chi phí điều trị nói chung và chi phí về thuốc điều trị nói riêng Để thực sự đem lại hiệu quả điều trị thì chi phí điều trị cũng là một yếu tố quan trọng Chi phí điều trị hợp lý, phù hợp với khả chi trả của bệnh nhân, đáp ứng nhu cầu điều trị Mặt khác, chi phí thuốc điều trị hợp lý góp phần nâng cao chất lượng quản lý của khoa Dược bệnh viện, giúp cho việc lập dự trù ngân sách, lên kế hoạch tài chính được sát thực Năm 2015, tại bệnh viện Nhi tỉnh Nam Định có 68.199 lượt trẻ vào khám bệnh, 9886 trẻ nhập viện Trong đó, có 6613 trẻ bị viêm đường hô hấp trên, có 2058 trẻ mắc viêm phổi Như vậy, chi phí cho trẻ mắc viêm phổi cộng đồng ở bệnh viện Nhi Nam Định tương đối lớn Xuất phát từ nhận thức trên, chúng tiến hành đề tài nghiên cứu “Phân tích chi phí điều trị viêm phổi mắc phải ở cộng đồng tại bệnh viện Nhi tỉnh Nam Định năm 2015” với mục tiêu sau: Phân tích cấu chi phí trực tiếp điều trị viêm phổi bệnh viện Nhi Nam Định Nhận xét: Kết quả nghiên cứu cho thấy số ngày nằm viện trung bình của 400 bệnh nhân viêm phổi nhóm nghiên cứu là 8,4 ngày, ngắn nhất là ngày, dài nhất 20 ngày Trong đó số ngày điều trị trung bình của bệnh nhân viêm phổi là 8,8 ngày, ngắn nhất là ngày, dài nhất 11 ngày, số ngày điều trị trung bình của bệnh nhân viêm phổi nặng là 10,5 ngày, ngắn nhất là ngày, dài nhất 20 ngày Thời gian điều trị có ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí của người bệnh, không chỉ chi phí về thuốc mà còn cả các chi phí khác như: chi phí ngày giường, chi phí lại, ăn uống, người phục vụ Nhất là trẻ em lứa tuổi nhỏ, số lượng người phục vụ càng nhiều Thời gian điều trị phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố: tính chất của bệnh, tác dụng dược lý của thuốc, tình trạng bệnh, thời tiết…Đặc biệt bệnh nhân nhi, bệnh lý về đường hô hấp phụ thuộc rất nhiều vào thời tiết Dưới là kết quả nghiên cứu về thời gian điều trị trung bình của các phác đồ điều trị viêm phổi tại bệnh viện Bảng 3.17 Số ngày điều trị trung bình của các chỉ định Tên kháng sinh điều trị VP VPN + VPRN Cefotaxime Ceftazidim Ampicilin Sodium, Sulbactam sodium Cefotaxime + Fosmicin Ceftazidim + Fosmicin Cefotaxime + Fosmicin + Metronidazol 8,17 8,13 10 10,26 8,5 13 17 Cefotaxime + Fosmicin + Amikacin Nhận xét: 40 + Như vậy chỉ định điều trị phối hợp loại kháng sinh có số ngày điều trị trung bình cao nhất + Số ngày điều trị trung bình cho bệnh VP thấp (5-10 ngày), cho bệnh VPN và VPRN cao (8,13 -17 ngày) 3.7 Hiệu quả điều trị của các phác đồ Hiệu quả của một chương trình y tế có nhiều cách để đo lường, đó với một phân tích chi phí điều trị có thể xác định hiệu quả dựa kết luận tình trạng bệnh trước và sau điều trị Dựa kết luận tình trạng sức khỏe của trẻ viện, chúng tiến hành xác định hiệu quả điều trị mẫu nghiên cứu, đó: + Tình trạng khỏi: là hết hoàn toàn các dấu hiệu bệnh, thể trạng tốt + Tình trạng đỡ/ ổn định: Hết các dấu hiệu nguy kịch lúc nhập viện, thể trạng bình thường + Các kết luận khác: xin viện, bỏ về, không thay đổi… Kết quả thu được sau: Bảng 3.18 Hiệu quả điều trị của các phác đồ Số bệnh án Tình trạng sức khỏe viện Tỷ lệ (%) VP VPN + VPRN Tổng 307 72 379 94,75 Đỡ 20 20 Khác 1 0,25 Khỏi Tổng cộng 400 Nhận xét: 41 100 + Tỷ lệ chữa khỏi bệnh cho các bệnh nhân nhi khá cao, chiếm 94,75% + Số trẻ chỉ đạt tình trạng ổn định viện không lớn, chiếm 5% Số trẻ thất bại điều trị cho chuyển tuyến chiếm tỷ lệ thấp (0,25%) Số lượng này chủ yếu rơi vào trẻ bị VPN và VPRN 42 Chương BÀN LUẬN Theo kết quả khảo sát về việc bán thuốc kháng sinh ở các hiệu thuốc vùng nông thôn và thành thị các tỉnh phía Bắc cho thấy nhận thức về kháng sinh và kháng kháng sinh của người bán thuốc và người dân còn thấp đặc biệt ở vùng nông thôn Trong tổng số 2953 nhà thuốc được điều tra: có 499/2083 hiệu thuốc ở thành thị (chiếm tỷ lệ 24%) và 257/870 hiệu thuốc ở nông thôn (chiếm tỷ lệ 29,5%) có bán đơn thuốc kê kháng sinh Kháng sinh đóng góp 13,4% (ở thành thị) và 18,7% (ở nông thôn) tổng doanh thu của hiệu thuốc Phần lớn kháng sinh được bán mà không có đơn 88% (thành thị) và 91% (nông thôn) Mua kháng sinh để điều trị ho 31,6% (thành thị) và sốt 21,7% (nông thôn) Ba loại kháng sinh được bán nhiều nhất là ampicillin/amoxicillin (29.1%), cephalexin (12.2%) và azithromycin (7.3%) Người dân thường yêu cầu được bán kháng sinh mà không có đơn 49,7% (thành thị) và 28,2% (nông thôn) [20] Khi nhập viện, người nhà không nhớ tên thuốc đã cho trẻ uống nên vào viện các bác sỹ khó quyết định kháng sinh phù hợp với bệnh nhân theo tiền sử dùng thuốc Đây là nguyên nhân dẫn đến việc điều trị kéo dài, phải dùng phối hợp nhiều loại kháng sinh để điều trị gây tốn kém và ảnh hưởng đến sức khỏe trẻ em Chi phí trực tiếp điều trị bệnh nhân viêm phổi bao gồm các chi phí cho chẩn đoán bệnh như: chi phí khám bệnh, chi phí chi trả cho các xét nghiệm, các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh, chi phí cho điều trị bệnh chi phí giường bệnh, chi phí thuốc điều trị, chi phí vật tư tiêu hao… Chi phí trực tiếp điều trị không bao gồm chi phí lại, ăn uống và các phát sinh khác liên quan đến quá trình điều trị bệnh Chi phí gián tiếp là chi phí mất giảm hoặc mất khả lao động liên quan đến bệnh điều trị Nghiên cứu này chúng đề cập đến chi phí trực tiếp cho điều trị của bệnh nhân viêm phổi được điều trị nội trú tại bệnh viện Nhi tỉnh Nam Định 43 bao gồm: tiền khám bệnh, tiền xét nghiệm, tiền chi trả cho chẩn đoán hình ảnh, tiền thuốc, tiền giường bệnh và tiền vật tư tiêu hao - Chi phí trung bình một đợt điều trị bao gồm chi phí cho chẩn đoán bệnh và chi phí cho điều trị bệnh Kết quả nghiên cứu cho thấy, chi phí trung bình cho điều trị/đợt của bệnh nhân viêm phổi điều trị tại bệnh viện Nhi tỉnh Nam Định là: chi phí thấp nhất là 542.870 đồng, cao nhất là 3.143.140 đồng, các loại viêm phổi khác có chi phí khác cho mỗi đợt điều trị Trong đó viêm phổi nặng có chi phí trung bình một đợt điều trị cao nhất là 2.148.393 đồng, chi phí điều trị thấp nhất là viêm phổi 1.131.217 đồng Trong phần chi phí trực tiếp, phần chi phí khám bệnh, chi phí cho xét nghiệm cận lâm sàng (xét nghiệm máu, công thức máu, chụp X-Quang) của mỗi bệnh nhân viêm phổi giống Do đó, chi phí trực tiếp điều trị viêm phổi cho trẻ tại bệnh viện chỉ khác ở phần chi phí cho điều trị - Chi phí trung bình một đợt điều trị của bệnh nhân viêm phổi điều trị tại bệnh viện Nhi Nam Định là 1.380.678 đồng, thấp nhất là 372.870 đồng, cao nhất là 2.973.140 đồng, kết quả nghiên cứu cũng cho thấy các loại viêm phổi khác có chi phí khác cho mỗi đợt điều trị Trong đó, chi phí tiền thuốc chiếm tỷ lệ cao nhất (55,29 – 75,53%), tiếp đến chi phí tiền giường (20,10 – 38,20%), chi phí cho vật tư tiêu hao thấp nhất (4,38 – 6,51%) + Trong cấu thuốc điều trị viêm phổi thì thuốc kháng sinh chiếm tỷ trọng cao nhất tổng chi phí thuốc, chi phí này dao động từ 72,55% đến 87,66% tùy theo mỗi loại viêm phổi khác nhau, các chi phí còn lại thuốc corticoid, vitamin, dịch truyền chiếm một tỷ trọng nhỏ cấu này Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Nguyễn Như Trang tại bệnh viện Saint Paul, chi phí cho kháng sinh từ 59,69% đến 86,21% [27] + Tất cả kháng sinh sử dụng điều trị viêm phổi tại bệnh viện đều ở dạng thuốc tiêm Điều này hợp lý do: 44 Theo kết quả phân tích ở trên, 92% số trẻ nhập viện đã dùng thuốc uống tại nhà không đỡ Đối tượng nghiên cứu là trẻ nhỏ, lớp trẻ có sinh khả dụng chưa hoàn thiện người trưởng thành, việc dùng thuốc tiêm cho sinh khả dụng ổn định + Nhóm kháng sinh được sử dụng nhiều nhất là nhóm Cephalosporin thế hệ thứ 3, kháng sinh được sử dụng với tần suất lớn nhất là Cefotaxim (57,89%) Nghiên cứu của Nguyễn Thị Mai Hòa, cefotaxim được sử dụng với tần xuất là 67,25% [17] Theo nhiều kết quả nghiên cứu thì hiện các chủng vi khuẩn gây viêm phổi đã đề kháng hầu hết các kháng sinh thông thường, chỉ còn nhậy cảm với các Cephalosporin thế hệ II và III, với mức độ nhạy cảm 40% → 87,6% [8, 13] + Qua phân tích chúng thấy kiểu phối hợp kháng sinh nhiều nhất là Cefotaxim và Fosmycin (160/400 bệnh án) Nguyên nhân kháng sinh Fosmicin còn có mức độ nhạy cảm cao đối với các chủng vi khuẩn Nó đặc biệt có tác dụng mạnh chống lại các vi khuẩn Pseudomonas aeruginosa, Proteus vulgaris, Serratia marcescens và các chủng Staphylococcus aureus và Escherichia coli kháng nhiều loại thuốc Bệnh viện chưa có Labo làm kháng sinh đồ, chưa có thiết bị đo nồng độ huyết tương Việc chỉ định dùng kháng sinh, các bác sỹ cứ chủ yếu dựa các kết quả khám lâm sàng và cận lâm sàng, danh mục thuốc sử dụng tại bệnh viện, các phác đồ điều trị và kinh nghiệm của mình để y lệnh Sau đó cứ vào diễn biến lâm sàng, nếu bệnh tiến triển chậm hoặc nặng lên thì tiến hành hội chẩn và sử dụng phác đồ thay thế Do đó, một số trường hợp dùng kháng sinh có phổ kháng khuẩn chưa đúng với tác nhân gây bệnh, liều dùng chưa phù hợp, làm kéo dài thời gian điều trị, gây tốn kém + Chi phí để điều trị viêm phổi dùng một loại kháng sinh thấp, dùng phối hợp kháng sinh cao 45 Chi phí thuốc đầy đủ điều trị viêm phổi nặng phải dùng phác đồ điều trị phối hợp kháng sinh tốn kém gấp lần so với điều trị dùng một loại kháng sinh Phác đồ dùng phối hợp kháng sinh để điều trị viêm phổi nặng được sử dụng nhiều rất nhiều so với phác đồ đơn thành phần (84/92 bệnh án) - Thời gian điều trị có ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí của người bệnh, không chỉ chi phí về thuốc mà còn cả các chi phí bên ngoài như: chi phí ngày giường, chi phí lại, ăn uống, người phục vụ Nhất là trẻ em lứa tuổi nhỏ, số lượng người phục vụ càng nhiều Thời gian điều trị phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố: tính chất của bệnh, tác dụng dược lý của thuốc, tình trạng bệnh, thời tiết…Đặc biệt bệnh nhân nhi, bệnh lý về đường hô hấp phụ thuộc rất nhiều vào thời tiết Chi phí giường bệnh trung bình một đợt điều trị của viêm phổi nặng cao nhất (504.000 đồng), tiếp đến chi phí cho điều trị viêm phổi (367.200 đồng) + Số ngày điều trị trung bình đối với bệnh viêm phổi (5 – 10 ngày) thấp viêm phổi nặng (8,13 – 17 ngày) Do đó, chi phí giường bệnh trung bình một đợt điều trị của viêm phổi nặng cao nhất (504.000 đồng), tiếp đến chi phí cho điều trị viêm phổi (367.200 đồng) Tương tự, chi phí vật tư tiêu hao trung bình một đợt điều trị cuarvieem phổi nặng cao viêm phổi - Với cách lựa chọn thuốc và chỉ định liều dùng theo kinh nghiệm của thầy thuốc và theo phác đồ điều trị của bệnh viện Nhi tỉnh Nam Định đã đem lại hiệu quả điều trị rất cao, tỷ lệ khỏi bệnh viện là 94,75%, kết quả này cũng giống các nghiên cứu trước [16, 25, 30] Có trường hợp viêm phổi rất nặng điều trị không hiệu quả phải chuyển lên bệnh viện nhi trung ương (0,5%) 46 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT Kết luận - Chi phí trực tiếp trung bình điều trị một đợt khác nhau, đó viêm phổi nặng có chi phí trung bình một đợt điều trị cao nhất là 2.148.393 đồng, chi phí điều trị thấp nhất là viêm phổi 1.131.217 đồng Kết quả nghiên cứu cho thấy, chi phí thấp nhất là 542.870 đồng, cao nhất là 3.143.140 đồng, các loại viêm phổi khác có chi phí khác cho mỗi đợt điều trị - Chi phí điều trị trung bình một đợt của bệnh nhân viêm phổi điều trị tại bệnh viện Nhi Nam Định là 1.380.678 đồng, thấp nhất là 372.870 đồng, cao nhất là 2.973.140 đồng, - Cơ cấu thuốc điều trị viêm phổi thì thuốc kháng sinh chiếm tỷ trọng cao nhất tổng chi phí thuốc, chi phí này dao động từ 72,55% đến 87,66% tùy theo mỗi loại viêm phổi khác nhau, các chi phí còn lại thuốc corticoid, vitamin, dịch truyền chiếm một tỷ lệ nhỏ cấu này - Chi phí vật tư tiêu hao trung bình cho một đợt điều trị của các loại viêm phổi khác là khác nhiên sự khác này là không đáng kể so với tổng chi phí một đợt điều trị của các bệnh nhân viêm phổi - Chi phí giường bệnh trung bình một đợt điều trị của viêm phổi nặng cao nhất (504.000 đồng), tiếp đến chi phí cho điều trị viêm phổi (367.200 đồng) - Số ngày điều trị trung bình của bệnh nhân viêm phổi là 8,8 ngày, ngắn nhất là ngày, dài nhất 11 ngày, số ngày điều trị trung bình của bệnh nhân viêm phổi nặng là 10,5 ngày, ngắn nhất là ngày, dài nhất 20 ngày - Tỷ lệ chữa khỏi bệnh cho các bệnh nhân nhi khá cao, chiếm 94,50% Đề xuất - Nâng cao sở vật chất và nhân lực để phân lập vi khuẩn, chỉ định kháng sinh hợp lý nhằm giảm số ngày điều trị, nâng cao hiệu quả điều trị - Cập nhật các hướng dẫn sử dụng kháng sinh và tình hình kháng kháng 47 sinh nước cũng thế giới - Khoa dược nhập một số thuốc có liều phù hợp với trẻ nhỏ 48 TÀI LIỆU THAM KHẢO Nguyễn Thị Vân Anh, Nguyễn Văn Bàng (2007), “Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh điều trị viêm phổi ở trẻ em tại khoa nhi bệnh viện Bạch Mai năm 2006”, NXB Y học Thành phố Hồ Chí Minh,tập 11 (phụ bản số 4), tr.94 – 99 Nguyễn Thanh Bình (2014), Dịch tễ dược học, Nhà xuất bản y học, Hà Nội Bộ môn Nhi (2000), Giáo trình Bài giảng Nhi khoa , Trường Đại học Y Hà Nội, trang 1-99 Bộ y tế (2006), Dược lâm sàng, NXB Y học, Hà Nội Bộ Y tế (2009), Dược thư quốc gia Việt Nam, NXB Y học, Hà Nội Bộ Y tế (2014), Quyết định Ban hành hướng dẫn xử trí viêm phổi cộng đồng ở trẻ em Nguyễn Thị Kim Chúc (2007), Giáo trình kinh tế y tế và bảo hiểm y tế, NXB Y học, Tr.30-63.14 Cục quản lý khám chữa bệnh (2013), Bảng phân loạiquốc tế bệnh tật ICD 10 Dương Văn Đạt dịch – Andrew Creese & David Parker (1999), Phân tích chi phí chăm sóc cức khỏe ban đầu, Trường Đại học Dược Hà Nội 10 Đinh Ngọc Đệ (2012), Điều dưỡng nhi khoa, NXB Y học,tr.185-188 11 Khu Thị Khánh Dung (2002), Vi khuẩn gây viêm phổi sơ sinh và sự nhạy cảm với kháng sinh, Tạp chí Y học thực hành, số 8/2003, trang 31-33 12 Nguyễn Tiến Dũng và CS (2000), Tình hình bệnh tật và sử dụng kháng sinh trước nhập viện của trẻ dưới tuổi tại khoa Nhi bệnh viện Bạch Mai, Tạp chí Dược Học, số 6/2000, trang 23-25 13 Nguyễn Tiến Dũng (2004), Sử dụng kháng sinh điều trị nhiễm khuẩn ở trẻ em, Tạp chí Thông tin Dược lâm sàng, số 2/2004, trang 1520 14 Lê Đăng Hà, Nguyễn Đức Hiền và CS (2003), Tình hình kháng thuốc kháng sinh năm 2003 của một số vi khuẩn gây bệnh, Tạp chí y học Dược lâm sàng, Số 10/2004, Trang 2-12 15 Hồ Viết Hiếu (2009), Giáo trình nhi khoa sau đại học, NXB Đại học Huế, tr 238-239 16 Lê Thị Hoa (2001), Nghiên cứu độ nhạy cảm với kháng sinh của steptococcus pneumoniae, Heamophilus influenzae và Moraxella catarrhalis phân lập từ họng mũi trẻ em tuổi ở số cộng đồng dân cư sống xa đô thị, Luận văn thạc sỹ y học, Trường Đại học Y Hà nội 17 Nguyễn Thị Ngọc Hoa (2014), Khảo sát tình hình sử dụng thuốc kháng sinh điều trị viêm phổi trẻ em khoa nhi bệnh viện đa khoa bệnh viện Củ Chi, Luận văn dược sỹ chuyên khoa I, Trường Đại học Dược Hà Nội 18 Nguyễn Thị Mai Hòa (2012), “Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh viêm phổi ở trẻ em khoa nhi Bệnh viện đa khoa Lý nhân - Hà Nam”, Luận văn tốt ngiệp dược sỹ chuyên khoa I, Trường Đại học Dược Hà Nội 19 Đồng Khắc Hưng (2010), Chẩn đoán và điều trị viêm phổi, NXB Y học, tr.14-20 20 Nguyễn Văn Kính và CS (2010), Phân tích thực trạng sử dụng kháng sinh và kháng kháng sinh Việt Nam, (Situation Analysis on Antibiotic Use and Resistance in Vietnam, 2010, GARP – Việt Nam) 21 Phan Quỳnh Lan, Hoàng Kim Huyền (1999), Đánh giá tình hình sử dụng kháng sinh điều trị viêm phổi cho trẻ em tuổi khoa Nhi bệnh viện Bạch Mai, Luận văn thạc sỹ Dược Học, trường Đại học Dược Hà Nội 22 Nguyễn Thị Hiền Lương (2008), Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh điều trị viêm phổi ở trẻ em khoa nhi bệnh viện Bạch Mai, Khóa luận tốt nghiệp dược sỹ, Trường Đại học Dược Hà Nội 23 Niên giám thống kê y tế 2013, Nhà xuất bản y học, trang 207-208 24 Phác đồ điều trị Nhi khoa (2006), NXB Y học 25 Phạm Xuân Phúc (2013), Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh điều trị viêm phổi ở trẻ em tuổi bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Ninh, Luận văn tốt nghiệp dược sỹ chuyên khoa I, Trường Đại học Dược Hà Nội 26 Trần Thị Anh Thơ (2014), Đánh giá tình hình sử dụng kháng sinh điều trị viêm phổi ở trẻ từ tháng đến tuổi bệnh viện sản nhi Nghệ An, Luận văn thạc sỹ dược học, Trường Đại học Dược Hà Nội 27 Nguyễn Như Trang (2005), Phân tích chi phí thuốc sử dụng điều trị viêm phổi ở trẻ em tuổi bệnh viện Saint-Paul giai đoạn 20032004, Luận văn tốt nghiệp dược sỹ 28 Hoàng Ngọc Anh Tuấn (2013), Đánh giá tình hình sử dụng kháng sinh điều trị viêm phổi ở trẻ từ tháng đến tuổi khoa Nhi - bệnh viện đa khoa tỉnh Đắc Lắc, Bệnh viện đa khoa tỉnh Đắc Lắc 29 Hà Mạnh Tuấn (2013), Phác đồ điều trị nhi khoa 2013, NXB Y học, tr 341-346 30 Nguyễn Quang Tuấn (2006), Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh điều trị viêm phổi cho trẻ em từ 01 tháng đến tuổi, Luận văn tốt nghiệp dược sỹ chuyên khoa I, Trường Đại học Dược Hà Nội 31 UNICEF Việt Nam (2012), Hai bệnh gây tử vong hàng đầu cho trẻ em khu vực Châu Á-Thái Bình Dương và Việt Nam PHỤ LỤC PHIẾU THU THẬP SỐ LIỆU Phiếu số: Mã bệnh án: I Phần hành chính Họ và tên bệnh nhân:………………………………Giới: nam/ nữ Tuổi (ghi rõ số tháng):………… Tổng số ngày điều trị: …………… (Từ ngày… …đến ngày……….) Vào viện vào ngày thứ mấy của bệnh:… Đã điều trị ở nhà……… II Lý vào viện: Triệu chứng lâm sàng:………………………………………… ……………………………………………………………………… Tiền sử:…………………………………………………………… Bệnh mắc kèm:…………………………………………………… Thăm khám lâm sàng: Mạch:………lần/phút Huyết áp: Cân nặng:………kg Tím tái Nhiệt độ: Ho Nhịp thở:………lần/phút Đờm Thở khò khè Nghe phổi (ral) ……………………… Cận lâm sàng a Xquang phổi: b Xét nghiệm sinh hóa: c Xét nghiệm CTM: Chẩn đoán lâm sàng: Viêm phổi nhẹ Viêm phổi nặng Viêm phổi rất nặng Tình trạng viện: Khỏi Đỡ Khác:………………………… III ĐẶC ĐIỂM THUỐC SỬ DỤNG Tên thuốc, nồng độ, hàm lượng Hoạt chất Liều dùng/lần Liều dùng/24 h Đường Số ngày dùng điều trị Tổng cộng GHI CHÚ PHỤ LỤC PHIẾU THANH TOÁN Phiếu số: Mã bệnh án: Phần hành chính I Họ và tên bệnh nhân:………………………………Giới: nam/ nữ II Chi phí khám chữa bệnh Nội dung Ngày giường điều trị Xét nghiệm: -Xét nghiệm sinh hóa -Xét nghiệm CTM Chẩn đoán hình ảnh Thuốc Vật tư Đơn vị Số lượng Đơn giá (đồng) Thành tiền (đồng) ... số cách phân loại chi phí STT Cách phân loại Nội dung Phân loại chi phí theo  Chi phí đầu tư (chi phí vốn) đầu vào  Chi phí thường xuyên Phân loại theo nguồn  Chi phí trực... Tính chi phí của một năm: Chi phí thường xuyên phải được phân tích cho giai đoạn một năm, chi phí đầu tư (có thể không xảy năm nghiên cứu) cũng phải được phân bổ cho từng năm. .. Phân tích chi phí điều trị viêm phổi mắc phải ở cộng đồng tại bệnh viện Nhi tỉnh Nam Định năm 2015 với mục tiêu sau: Phân tích cấu chi phí trực tiếp điều trị viêm phổi

Ngày đăng: 03/04/2017, 11:50

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan