Đề thi thử TN theo cấu trúc của Bộ

4 401 0
Đề thi thử TN theo cấu trúc của Bộ

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI TRẮC NGHIỆM MÔN Sinh học Thời gian làm bài: 60 phút; (40 câu trắc nghiệm) Mã đề thi SH Họ, tên thí sinh: Số báo danh: . Câu 1: Đột biến gen là gì? A. Rối loạn quá trình tự sao của một gen hoặc một số gen B. Biến đổi ở một hoặc vài cặp nucleotit của ADN C. Biến đổi ở một hoặc vài cặp tính trạng của cơ thể D. Phát sinh một hoặc số alen mới từ một gen Câu 2: Bệnh thiếu máu hồng cầu hình lưỡi liềm là do dạng đột biến gen nào gây ra: A. Thêm 1 cặp nuclêôtit B. Thay thế 1 cặp nuclêôtit này bằng 1 cặp nuclêôtit khác C. Mất 1 cặp nuclêôtit D. Đảo vị trí giữa 2 cặp nuclêôtit Câu 3: Để phân ra Đột biến giao tử, Đột biến xôma, Đột biến tiền phôi người ta phải căn cứ vào: A. Sự biểu hiện của đột biến B. Mức độ biến đổi của vật chất di truyền C. Mức độ đột biến D. Thời điểm xuất hiện đột biến Câu 4: Sự trao đổi chéo không cân giữa 2 cromatit khác nguồn gốc trong một cặp NST tương đồng có thể làm xuất hiện dạng đột biến: A. chuyển đoạn tương hỗ B. chuyển đoạn và mất đoạn C. đảo đoạn và lặp đoạn D. lặp đoạn và mất đoạn Câu 5: Ở một loài thực vật, gen A quy định tính trạng hoa vàng là trội so với alen a quy định tính trạng hoa trắng. Cho cây hoa vàng kiểu gen Aa tự thụ phấn bắt buộc qua 2 thế hệ liên tiếp thì tỉ lệ cây hoa vàng ở F2 là bao nhiêu? A. 4 1 B. 8 5 C. 4 3 D. 8 3 Câu 6: Khi có hiện tượng trao đổi chéo không cân giữa 2 trong 4 cromatit trong cặp NST tương đồng thì có thể tạo ra biến đổi nào sau đây? A. Đột biến mất đoạn B. Đột biến lặp đoạn C. Hoán vị giữa 2 gen tương ứng D. a và b đúng Câu 7: Người ta ứng dụng dạng đột biến nào sau đây để lập bản đồ gen của người A. Đảo đoạn B. Mất đoạn C. Lặp đoạn D. Đảo đoạn, mất đoạn, lặp đoạn Câu 8: Cơ chế phát sinh thể đa bội là gì? A. Rối loạn trong sự hình thành thoi vô sắc B. Bộ NST tăng lên gấp bội C. Tất cả các cặp NST không phân li D. Sự biến đổi kiểu gen Câu 9: Một tế bào của người có (22 + XY) nhiễm sắc thể. Câu khẳng định nào dưới đây về tế bào này là đúng? A. Đó là tinh trùng n B. Đó là tinh trùng n – 1 C. Đó là tinh trùng 2n D. Đó là tinh trùng n + 1 Câu 10: Đặc điểm nào sau đây là của thường biến: A. Biến dị không di truyền B. Xuất hiện đồng loạt theo hướng xác định C. Biến đổi kiểu hình linh hoạt không liên quan đến biến đổi kiểu gen Trang 1/4 D. Cả 3 câu a, b và c Câu 11: Thường biến dẫn đến: A. Làm biến đổi cấu trúc và số lượng NST trong tế bào B. Làm biến đổi kiểu gen cơ thể C. Làm biến đổi kiểu hình cơ thể D. Làm biến đổi cấu trúc và số lượng NST trong tế bào, làm biến đổi kiểu gen cơ thể, làm biến đổi kiểu hình cơ thể Câu 12: Một quần thể có cấu trúc ban đầu như sau: 21AA : 10Aa : 10aa. Cấu trúc di truyền của quần thể sau 5 thế hệ tự thụ là: A. 0,634AA : 0,00076Aa : 0,0354aa B. 0,6303AA : 0,0076Aa : 0,3620aa C. 0,347AA : 0,466Aa : 0,137aa D. 0,0076AA : 0,6303Aa : 0,3620aa Câu 13: Sơ đồ sau đây mô tả phép lai nào trong chọn giống? M x N Q P x R S Q x S T A. Lai xa B. Lai cải tiến giống C. Lai gần D. Lai khác dòng kép Câu 14: Mục đích của việc lai tạo giống mới là: A. Kiểm tra kiểu gen của giống bố, mẹ B. Tạo ưu thế lai C. Củng cố những tính trạng mong muốn D. Tổ hợp vốn gen của hai hay nhiều thứ, kết hợp với chọn lọc để tạo giống mới Câu 15: Hiệu quả của gây đột biến nhân tạo phụ thuộc vào yếu tố nào? A. Đối tượng gây đột biến và thời gian tác động B. Liều lượng và cường độ của các tác nhân C. Liều lượng của các tác nhân và thời gian tác động D. Tất cả các yếu tố trên Câu 16: Loại hoá chất có tác dụng làm thay cặp A - T thành G - X và tạo ra đột biến gen là: A. Cônxixin B. 5 - brôm uraxin C. Nitrozo metyl ure (NMU) D. Êtyl metan sunfonat(EMS) Câu 17: Ngựa x lừa, con lai là con la, đây là kết quả của phép lai: A. Lai khác loài B. Lai khác giống C. Lai khác dòng D. Cả 3 câu a. b và c Câu 18: Để tạo dòng thuần ổn định trong chọn giống cây trồng, phương pháp hiệu quả nhất là: A. Cho tự thụ phấn bắt buộc B. Lai các tế bào sinh dưỡng của 2 loài khác nhau C. Tứ bội hóa các tế bào thu được do lai xa D. Lưỡng bội hóa các tế bào đơn bội của hạt phấn Câu 19: Hoocmon insulin được sử dụng để điều trị bệnh A. Rối loạn hoocmon nội tiết B. Nhiễm trùng C. Suy dinh dưỡng ở trẻ em D. Đái tháo đường Câu 20: Kĩ thuật cấy gen thường không sử dụng để tạo: A. chất kháng sinh B. thể đa bội C. hoocmon insulin D. hoocmon sinh trưởng Câu 21: Kĩ thuật ADN tái tổ hợp được ứng dụng trong: A. phương pháp di truyền tế bào B. phương pháp phả hệ C. phương pháp di truyền phân tử D. phương pháp nghiên cứu trẻ đồng sinh Câu 22: Căn cứ vào phả hệ sau đây của một dòng họ trong 3 thế hệ về một loại bệnh Trang 2/4 ( I ) ( I I ) ( I I I ) 1 2 3 1 2 3 4 5 1 2 3 4 5 Nếu bệnh do đột biến gen lặn nằm trên NST giới tính X thì người con gái thứ 2 ở thế hệ III lấy chồng hoàn toàn bình thường, khả năng sinh con mắc bệnh là bao nhiêu A. 50% B. 25% C. 12,5% D. 75% Câu 23: Sự di cư của các động vật, thực vật ở cạn ở kỉ thứ tư là do: A. khí hậu khô tạo điều kiện cho sự di cư B. sự can thiệp của tổ tiên loài người C. diện tích rừng bị thu hẹp làm xuất hiện các đồng cỏ D. xuất hiện các cầu nối giữa các đại lục do băng hà phát triển, mực nước biển rút xuống Câu 24: Cây hạt kín xuất hiện vào kỉ: A. cambri B. tam điệp C. pecmơ D. phấn trắng Câu 25: Hệ tương tác nào dưới đây giữa các loại đại phân tử cho phép phát triển thành cơ thể sinh vật có khả năng tự nhân đôi, tự đổi mới: A. prôtêin – lipit B. prôtêin - cacbon hyđrat C. prôtêin - axit nuclêic D. prôtêin – saccarit Câu 26: Cơ sở vật chất chủ yếu của sự sống: A. prôtêin B. cacbon hyđrat C. prôtêin và axit nuclêic D. axit nuclêic Câu 27: Tiêu chuẩn phân biệt nào là quan trọng nhất để phân biệt 2 loài giao phối có quan hệ thân thuộc : A. tiêu chuẩn địa lí - sinh thái B. tiêu chuẩn hình thái C. tiêu chuẩn sinh lí - hoá sinh D. tiêu chuẩn di truyền Câu 28: Vai trò chủ yếu của chọn lọc tự nhiên trong tiến hoá nhỏ là: A. qui định chiều hướng và nhịp điệu biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể, định hướng quá trình tiến hoá. B. làm cho thành phần kiểu gen của quần thể thay đổi đột ngột C. phân hoá khả năng sinh sản của những kiểu gen khác nhau trong quần thể D. làm cho tần số tương đối của các alen trong mỗi gen biến đổi theo hướng xác định Câu 29: Phát biểu nào dưới đây không đúng với tiến hoá nhỏ? A. tiến hoá nhỏ diễn ra trong thời gian lịch sử tương đối ngắn, phạm vi tương đối hẹp B. tiến hoá nhỏ là quá trình biến đổi vốn gen của quần thể qua thời gian C. tiến hoá nhỏ là quá trình biến đổi tần số alen và tần số kiểu gen qua các thế hệ D. tiến hoá nhỏ diễn ra trong thời gian địa chất lâu dài và chỉ có thể nghiên cứu gián tiếp Câu 30: Quá trình giao phối có tác dụng: A. làm cho đột biến được phát tán trong quần thể B. tạo ra vô số dạng biến dị tổ hợp C. trung hoà tính có hại của đột biến D. tất cả các câu trên đều đúng Câu 31: Đột biến gen được xem là nguyên liệu chủ yếu của quá trình tiến hoá do: A. phổ biến hơn đột biến NST B. ít ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức sống và sự sinh sản của cơ thể C. mặc dù đa số là có hại trong những điều kiện mới hoặc gặp tổ hợp gen thích hợp nó có thể có lợi D. tất cả các câu trên đều đúng Trang 3/4 Câu 32: Hình thành loài mới bằng con đường lai xa và đa bội hoá là phương thức thường thấy ở: A. thực vật B. động vật C. động vật ít di động D. động vật kí sinh Câu 33: Mỗi quần thể giao phối là một kho biến dị vô cùng phong phú vì: A. chọn lọc tự nhiên diến ra theo nhiều hướng khác nhau B. nguồn nguyên liệu sơ cấp trong quần thể rất lớn C. số cặp gen dị hợp trong quần thể giao phối là rất lớn D. tính có hại của đột biến đã được trung hoà Câu 34: Trong một quần thể giao phối có 2 alen A và A. Tần số tương đối của alen A = 0,7. Cấu trúc di truyền của quần thể là: a. 0,04AA : 0,0Aa : 0,6aa B. 0,16AA : 0,48Aa : 0,36aa C. 0,49AA : 0,42Aa : 0,09aa D. 0,36AA : 0,48Aa : 0,16aa Câu 35: Ở người, bệnh bạch tạng do gen lặn d gây ra, gen D qui định bình thường. Những người bạch tạng được gặp với tần số 0.09%. Cấu trúc di truyền của quần thể người nói trên sẽ là: A. 0,49DD : 0,42Dd : 0,09dd B. 0,9409DD : 0,0582Dd : 0,0009dd C. 0,0009DD : 0,0582Dd : 0,9409dd D. 0,0582DD : 0,9409Dd :0,0009 dd Câu 36: Trong một quần thể giao phối có tỉ lệ phân bố các kiểu gen là: 0,01AA : 0,18Aa : 0,81aa. Tần số tương đối của các alen trong quần thể đó là: A. A = 0,19 ; a = 0,81 B. A = 0,1 ; a = 0,9 C. A = 0,01 ; a = 0,99 D. A = 0,01 ; a = 0,81 Câu 37: Ở một loài thú, cho biết các kiểu gen : AA qui định lông màu đen, Aa qui định lông màu xám, aa qui định lông màu trắng. Tần số alen a trong quần thể là 0,65. Tỉ lệ lông đen trong quần thể cân bằng là: A. 0,135 B. 0,4225 C. 0.1225 D. 0,35 Câu 38: Tần số tương đối của alen A ở phần đực của quần thể là : 0,3 Tần số tương đối của alen A ở phần cái của quần thể là : 0,5 Cấu trúc di truyền của quần thể khi cân bằng là: A. 0,16AA : 0,48Aa : 0,36aa B. 0,25AA : 0,50Aa : 0,25aa C. 0,15AA : 0,50Aa : 0,35aa D. 0,09AA : 0,42Aa : 0,49aa Câu 39: Dáng đi thẳng người đã dẫn đến thay đổi quan trọng nào trên cơ thể người: A. bàn tay được hoàn thiện dần B. lồng ngực chuyển thành dạng uốn cong hình chữ S C. biến đổi của hộp sọ, gờ mày biến mất, xuất hiện lồi cằm D. giải phóng 2 chi trước khỏi chức năng di chuyển Câu 40: Nhân tố chính chi phối quá trình phát triển loài người ở giai đoạn người hiện đại: A. việc chế tạo và sử dụng công cụ lao động có mục đích B. lao động, tiếng nói, tư duy C. sự thay đổi điều kiện địa chất khí hậu ở kỉ thứ 3 D. quá trình biến dị, giao phối và chọn lọc tự nhiên ----------------------------------------------- ----------- HẾT ---------- Trang 4/4 . số tương đối của alen A ở phần đực của quần thể là : 0,3 Tần số tương đối của alen A ở phần cái của quần thể là : 0,5 Cấu trúc di truyền của quần thể khi. đổi kiểu hình cơ thể Câu 12: Một quần thể có cấu trúc ban đầu như sau: 21AA : 10Aa : 10aa. Cấu trúc di truyền của quần thể sau 5 thế hệ tự thụ là: A. 0,634AA

Ngày đăng: 27/06/2013, 11:45

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan