bai tap kiem toan 2

12 3.4K 7
bai tap kiem toan 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

bai tap kiem toan 2

BÀI TẬP Bài 1 Cho biết ảnh hưởng của mỗi sai sót sau đây đến khoản phải thu, hàng tồn kho, tài sản cố định, khoản phải trả, nguồn vốn kinh doanh, lãi chưa phân phối của niên độ này và của niên độ sau ( Đơn vị sử dụng phương pháp kiểm kê định kỳ, không xét ảnh hưởng của thuế ) : a. Hàng ký gởi được kiểm kê vào hàng tồn kho cuối kỳ , trị giá $ 10,000 b. Số lượng đúng là 1,000 đơn vị kiểm kê ghi thành 100 đơn vị, đơn giá $ 50 c. Một nghiệp vụ mua hàng trị giá $ 40,000 không được ghi chép và dù số hàng này có trong kho nhưng kiểm kê nó được loại ra không tính. Xét 2 trường hợp: Nghiệp vụ mua hàng được ghi nhận và không được ghi nhận vào niên độ sau. d. Một nghiệp vụ mua hàng trị giá $ 30,000 không được ghi chép và khi kiểm kê nó được tính vào hàng tồn kho. Xét 2 trường hợp: Nghiệp vụ mua hàng được ghi nhận và không được ghi nhận vào niên độ sau. e. Một nghiệp vụ bán hàng không được ghi chép. Vì hàng người mua còn gửi lại kho nên được kiểm kê vào hàng tồn kho cuối kỳ. Giá bán $ 100,000, giá vốn $ 80,000. Xét 2 trường hợp: Nghiệp vụ bán hàng được ghi nhận và không được ghi nhận vào niên độ sau. f. Một nghiệp vụ bán hàng không được ghi chép. Mặc dù người mua còn gửi lại kho nhưng khi kiểm kê được loại trừ khỏi hàng tồn kho cuối kỳ. Giá bán $ 60,000, giá vốn $ 40,000. Xét 2 trường hợp: Nghiệp vụ bán hàng được ghi nhận và không được ghi nhận vào niên độ sau. g. Đơn vị ghi nhận vào tài sản cố định một khoản chi phí nghiên cứu là $ 400,000 vào tháng 3 , đã tính khấu hao từ tháng 4 với tỷ lệ 10% ( khấu hao đường thẳng). Bài 2 Hãy phân loại các sự kiện sau ngày kết thúc niên độ sau đây vào 2 nhóm sự kiện : a. Một vụ kiện xảy ra vào trước ngày kết thúc niên độ nhưng được xử sau ngày kết thúc niên độ. b. Một vụ kiện xảy ra vào sau ngày kết thúc niên độ nhưng được xử trước ngày báo cáo kiểm toán. c. Việc phá sản của một khách hàng chủ yếu sau ngày kết thúc niên độ do hỏa hoạn. d. Việc thu được tiền (sau khi kết thúc niên độ nhưng trước ngày của báo cáo kiểm toán ) của một khách hàng đã lập dự phòng nợ phải thu khó đòi vào thời điểm khóa sổ. e. Việc phát hành trái phiếu của công ty sau ngày kết thúc niên độ nhưng trước ngày của báo cáo kiểm toán. Bài 3 Kiểm toán viên Toàn đang kiểm toán báo cáo tài chính của niên độ kết thúc ngày 31/12/2000 của công ty Thiên Hà. Trong năm, công ty Hàng Châu, một khách hàng quen thuộc của công ty Thiên Hà gặp khó khăn tài chính và có thể mất khả năng thanh toán khoản nợ 600 triệu cho Thiên Hà, nên Thiên Hà đã lập dự phòng cho khoản nợ này là 200 triệu trên báo cáo tài chính ngày 31/12/2000. Tuy nhiên, vào tháng 2/2001, khi Toàn đang kiểm toán tại Thiên Hà thì được biết Hàng Châu đã phá sản và chỉ thanh toán được 100 triệu đồng chi Thiên Hà. Vì số tiền chênh lệch là trọng yếu, Toàn đã dề nghị Thiên Hà điều chỉnh lại số tiền dự phòng đã lập là 500 triệu đồng để phản ánh đúng số thiệt hại đã biết, nhưng ban giam đốc của Thiên Hà từ chối. Sau đó, khi biết Toàn dự định đưa ra báo cáo kiểm toán lại không chấp nhận, Ban Giám đốc Thiên Hà dề nghị vẫn giữ nguyên khoản dự phòng như cũ nhưng sẽ công bố ( khai báo) đầy đủ về sự việc trong Bảng thuyết minh như một sự kiện sau ngày kết thúc niên độ. Chính vì thế Toàn đã quyết định phát hành báo cáo kiểm toán loại từ chối nhận xét. Yêu cầu : a. Hãy cho biết trường hợp của Thiên Hà có phải là sự kiện sau ngày kết thúc niên độ không? Giải thích. b. Hãy giải thích các ảnh hưởng khác nhau đối với người đọc báo cáo tài chính về hai cách xử lý là : (i) Điều chỉnh lại dự phòng theo số đã biết và (ii) Không điều chỉnh trên báo cáo tài chính nhưng công bố trong Bảng thuyết minh của báo cáo tài chính. c. Theo bạn, quyết định và cách làm của kiểm toán viên Toàn là đúng hay sai? Nếu ban không đồng ý với Toàn, bạn hãy cho biết Toàn nên đưa ra ý kiến gì trên báo cáo kiểm toán? Giải thích về lý do lựa chọn của bạn. Bài 4 Cho biết kiểm toán viên sẽ đưa ra ý kiến gì trong mỗi trương hợp độc lập dưới đây, giả sử rằng đây là các vấn đề trọng yếu và nếu không có chúng thì kiểm toán viên có đủ bằng chứng về sự trung thực và hợp lý của báo cáo tài chính : 1) Trong báo cáo tài chính ngày 31.12.1999 của công ty ALPHA có một khao3n phải thu của Công ty XXX. Do XXX đang gặp khó khăn tài chính nên ALPHA đã lập dự phòng 40% trên tổng số nợ phải thu của XXX. Trong thời gian đang kiểm toán tại ALPHA, vào tháng 2.2000, kiểm toán viên được biết XXX đã phá sản và số tiến thực đòi của ALPHA chỉ là 20% tổng số nợ. Kiểm toán viên đề nghị ALPHA điều chính báo cáo tài chính để lập dự phòng thêm cho số nợ của XXX. Tuy nhiên ALPHA từ chối vì cho rằng sự kiện XXX phá sản chỉ xảy ra vào năm 2000 và đồng ý khai báo trong bảng thuyết minh của báo cáo tài chính. 2) Giám đốc công ty từ chối cung cấp thư giải trình theo yêu cầu của kiểm toán viên vì cho rằng trách nhiệm của kiểm toán viên là phải thu nhập bằng chứng cho ý kiến của mình và lá thư giải trình không thể thay thế cho các bằng chứng đó. 3) Những tỷ số tài chính cho thấy công ty không có khả năng thanh toán các khoản phải trả trong năm tới. Khi được phỏng vấn, Giám đốc công ty đưa ra một kế hoạch để giải quyết tình thế bao gồm việc bán một số tài sản cố định không cần dùng và thuyết phục một số chủ nợ hoãn nợ trong hai năm. Ông ta cũng chấp nhận việc khai báo đầy đủ về sự kiện này trên báo cáo tài chính. 4) Giám đốc công ty kiên quyết không chấp nhận kiểm toán viên gửi thư xác nhận đến một số khoản phải trả vì không muốn nhắc họ nhớ đến món nợ này. Kiểm toán viên sử dụng một thủ tục kiển toán khác để thay thế và cảm thấy hài lòng về bằng chứng đạt được. 5) Vào thời điểm 31.12.1999, Công ty VIETTRUNG không đủ số vốn pháp định theo yêu cầu của một quy định mới của Nhá nước. Đến tháng 2.2000, trong khi kiểm toán viên đang kiểm toán tạo VIETTRUNG thì được biết công ty mẹ của VIETTRUNG đã tăng vốn đầu tư vào VIETTRUNG cao hơn mức pháp định. Giám đốc VIETTRUNG từ chối bất kỳ khai báo nào về vấn đề này trên báo cáo tài chính ngay 31.12.1999. 6) Một số thông tin trong Thư của Hội đồng quản trị dính kèm với báo cáo tài chính có nội dung không nhất quán với báo cáo tài chính. Kiểm toán viên đề nghị đơn vị sửa nhưng họ từ chối vì cho rằng kiểm toán viên không kiểm toán các thông tin đó mà chỉ kiểm toán báo cáo tài chính nên không có quyền yêu cầu họ điều chỉnh. BÀI TẬP Kiểm toán tiền Bài 1 Cho số liệu về công ty Raymar Corporation vào ngày 31.12.2010 như sau: 1. Sổ phụ Ngân hàng ( Bank Statement ) 31.12.2010 cho biết số dư như sau : 30.11 : $31,000 31.12 : $44,600 2. Số dư tiền gởi Ngân hàng trên Sổ cái ( Cash is bank per general ledger amounted to) : 30.11 : $10,500 31.12 : $30,400 3. Tổng số ký thác và báo có ở Ngân hàng ( Total deposits and credits per bank ) tháng 12/2010 là $253,400 4. Các khoản ký thác chưa ghi nhận ( Deposits in transit ) : 30.11 : $6,600 31.12 : $9,600 5. Sec chưa thanh toán ( Outstanding checks) : 30.11 : $15,000 31.12 : $16,400 6. Các khoản thu qua Ngân hàng chưa được ghi nhận trên Sổ cái là $13,299 vào tháng 11 và $11,400 vào tháng 12 7. Dịch vụ phí Ngân hàng ( Bank service charges ) chưa được ghi nhận trên Sổ cái của thang 11 là $600 và tháng 12 là $400 8. Một sec không có tiền thanh toán ( NFS check – Not sufficient funds check ) có số tiền $1,800 do khách hàng thanh toán bị Ngân hàng trả lại vào ngày 24/12 và chưa được tái ký tách SecNSF của tháng 11 tái ký thac vào tháng 12 là $500 9. Vào ngày 28/12 có một sec $1,800 của Bohol Corporation bị Ngân hàng trừ nhầm vào tài khoản của Raymar Corporation 10. Tổng số thu quỹ trên Sổ cái trong tháng 12/2010 là $257,700 11. Tổng số chi quỹ trên Sổ cái trong tháng 12/2010 là $237,800 12. Tổng số chi và báo nợ ở Ngân hàng trong tháng 12/2010 là $ 239,800 Yêu cầu : a. Lập biểu chỉnh hợp Tiền gởi Ngân hàng ( Bank Reconciliation) cho Raymar Corporation ngày 31/12/2010 b. Lập các bút toán điều chỉnh ( Adjusting Journal Entries ) cần thiết Bài 2 Công ty Regional Transport Company có ngày kết thúc niên độ là 31.12.2007. Công ty có một chi nhánh có mở tài khoản riêng tại Ngân hàng. Vào thời điểm cưới năm có các nghiệp vụ chuyển tiền giữa tài khoản chính và tài khoản chi nhánh được ghi chép trên sổ sách của đơn vị và sổ sách Ngân hàng như sau: Số sec Số tiền Ngày ghi trên sổ sách của đơn vị Ngày ghi trên sổ của Ngân hàng Ghi tăng Ghi giảm Ghi tăng Ghi giảm 01234 01243 01245 01252 01257 01265 01277 2.000 1.200 3.400 2.200 6.000 1.100 2.800 27.12.2007 28.12. 2007 2.1.2008 26.12.2007 2.1.2008 7.1.2008 4.1.2008 29.12. 2007 2.1.2008 30.12. 2007 26.12. 2007 2.1.2008 5.1.2008 6.1.2008 26.12. 2007 28.12. 2007 28.12. 2007 28.12. 2007 28.12. 2007 28.12. 2007 3.1.2008 27.12. 2007 29.12. 2007 29.12. 2007 3.1.2008 31.12. 2007 3.1.2008 5.1.2008 Yêu cầu : a. Cho biết các sec trên, sec nào có thể là thủ thuật “kiting” b. Giả sử số dư tiền gửi ngân hàng theo sổ sách đơn vị la 68.000, hãy xác định số dư đứng nếu điều chỉnh các sai sót trong toàn bộ sec trong bảng trên Nợ phải thu Bài 1 Công ty thương mại Tuyền Lâm kinh doanh qua một mạng lưới bán lẻ gồm 20 cửa hàng. Lập bảng câu hỏi về kiểm soát nội bộ đối với nghiệp vụ bán hàng thu tiền của Tuyền Lâm (ít nhất 10 câu hỏi). Bài 2 Dưới đây là một số thủ tục kiểm toánkiểm toán viên sử dụng trong kiểm toán khoản phải thu khách hàng : a. Gửi thư xác nhận các khoản phải thu trên 10 triệu đồng. b. Chọn mẫu chứng từ vận chuyển và đối chiếu với hóa đơn liên quan. c. Kiểm tra việc lập dự phòng nợ phải thu khó đòi. d. Kiểm tra sự khớp đúng giữa sổ cái, sổ chi tiết và báo cáo. e. Kiểm tra việc khóa sổ đối với nghiệp vụ bán hàng vào cuối niên độ. Yêu cầu : Hãy cho biết mỗi thủ tục kiểm toán nêu trên có liên quan đến mục tiêu kiểm toán và cơ sở dữ liệu nào ? Bài 3 Bạn đang kiểm toán báo cáo tài chính cho công ty XYZ có niên độ kết thúc vào ngày 31/12/2001. Bạn đang quyết định thực hiện một số thủ tục kiểm toán trước ngày lập bảng cân đối kế toán, trong đó có thực hiện việc xác nhận các khoản nợ phải thu vào ngay 30/11/2001. Vào ngày 30/11/2001 có 200 khoản nợ phải thu với tổng số dư là 956.750.000 đ và bạn đã chọn 75 khoản nợ phải thu với tổng số dư 650.725.000 đ để xin xác nhận. Trong các thư xác nhận có 04 thư có thêm đoạn giải thích như sau : a) Ngày 01/10/2001, chúng tôi đã ứng trước 60.000.000đ, số tiền trên lớn hơn hóa đơn ngày 22/10/2001 ( số tiền 35.000.000đ), nên chúng tôi không hiểu tại sao quý ông lại đề nghị chúng tôi xác nhận số dư nợ là 35.000.000đ ? b) Số dư 12.800.000 đ đã được thanh toán ngày 23.11.2001. c) Số dư 23.600.000 đ đã được thanh toán vào ngày 12.12.2001 d) Chúng tôi không nợ gì quý đơn vị vào thời điểm 30.11.2001 bởi vì số hàng hóa của quý công ty theo hóa đơn số 1245 vào ngày 30.11.2001 với số tiền 30.000.000 đồng (FOB cảng đến) chúng tôi chỉ mới nhận được ngày 4.12.2001. e) Chúng tôi đã xem lại giá của lô hàng 12.500.000đ và nhận thấy là quá cao so với giá thị trường tại cùng thời điểm. f) Số dư trên đã được thanh toán. g) Đồng ý tổng số tiền. Hàng hóa ký gởi đã nhận được và chúng tôi sẽ thanh toán khi nào bán được hàng. h) Chúng tôi chưa bao giờ nhận được lô hàng này i) Số tiền 12.000.000đ mà quý ông đề nghị xác nhận là số tiền ký cược để thuê tài sản, chúng tôi sẽ cấn trừ vào tiền thuê của năm 2003 (năm cuối của hợp đồng thuê) theo đúng thỏa thuận của hai bên. Yêu cầu : Trong mỗi trường hợp trên, theo bạn cần thẩm tra các vấn đề nào ? Cách giải quyết và lý do ? Tài sản cố định Anh ( chị ) được yêu cầu thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính ngay 31.12.1997 tại Công ty Rồng Vàng. Công ty này đã hoạt động được 4 năm nhưng chưa từng được kiểm toán. Khi xem xét về tài sản cố định, anh ( chị ) được biết kế toán đơn vị sử dụng một tài khoản Tài sản cố định là tài khoản duy nhất để phản ánh mọi biến động lên quan đến TSCĐ. Khấu hao TSCĐ đơn vị áp dụng theo phương pháp đường thẳng với tỷ lệ 10% năm nhưng được tính trên giá trị tại thời điểm cuối năm của TSCĐ. Tài khoản TSCĐ của công ty Rồng Vàng như sau : Ngày Diễn giả Ghi chú Nợ Có Số dư 1994 4.1 6.1 2.7 31.12 1995 1.4 31.12 1996 1.7 1.12 31.12 1997 12.6 1.7 31.12 Máy số 1 Máy số 2 Máy số 3 Khấu hao Máy số 4 Khấu hao Máy số 5 ( Thay cho máy số 1 được bán với giá 6.600)* Sửa chữa máy số 4 Khấu hao Sửa chữa lớn máy số 2 Trang bị hệ thống điều khiển tự động cho máy số 5 Khấu hao VR VR VR GJ VR GJ VR VR GJ VR VR GJ 12.000 12.000 14.400 18.000 13.200 96 3.360 3.240 3840 6.060 6114 12.000 24.000 38.400 34.560 52.560 47.304 60.504 60.600 54.540 57.900 61.140 55.206 * Máy số 1 được nhượng bán và ghi sổ : Nợ tiền mặt 6.600 Có Thu nhập bất thường 6.600 Yêu cầu : a. Lập bảng xác định giá trị đúng của khấu hào lũy kết của TSCĐ. b. Lập các bụ toán điều chỉnh cần thiết. Nợ phải trả Bài 1 Khi thực hiện kiểm toán khoản mục nợ phải trả cho năm kết thúc ngày 31/12/1996 của Công ty Minh Mẫn, kiểm toán viên đã gửi 22 thư đề nghị xác nhận cho người cung cấp. Kết quả có 4 thư không được trả lời và 5 thư có số dư khác với số liệu kế toán của công ty Minh Mẫn. Kiểm toán viên giữ bản sao của bảng kê hóa đơn của người bán và gửi bản gốc cho đơn vị để chỉnh hợp các khác biệt. Hai ngày sau, nhân viên kế toán của Công ty Minh mẫn đã hoàn trả lại năm bản kê hóa đơn của người bán kèm theo các thông tin sau : Bảng kê 1 Số dư theo bảng kê của người bán 66.180.100 Minh Mẫn đã trả ngày 31.12.96 (46.010.100) ------------------ Số dư theo sổ cái 20.170.000 Bảng kê 2 Số dư theo bảng kê của người bán 96.189.300 Hóa đơn Minh Mẫn chưa nhận được (27.331.800) Minh Mẫn đã trả ngày 15.12.1996 (10.000.000) ------------------- Số dư theo sổ cái 68.857.500 Bảng kê 3 Số dư theo bảng kê của người bán 262.518.000 Số dư theo sổ cái 205.161.000 ------------------- Chênh lệch không xác định nguyên nhân vì người 57.356.900 bán không cung cấp chi tiết số dư Bảng kê 4 Số dư theo bảng kê của người bán 61.701.500 Hàng trả lại theo giấy báo ngày 15.12.1996 23.601.500 ------------------ Số dư theo sổ cái 38.100.000 Bảng kê 5 Số dư theo bảng kê của người bán 86.192.100 Minh Mẫn đã trả ngày 3.1.1997 (30.000.000) Chênh lệch không theo dõi do số tiền nhỏ 2.150.600 ------------------ Số dư theo sổ cái 58.342.700 Yêu cầu : a. Đánh giá khả năng chấp nhận việc nhờ nhân viên khách hàng thực hiện chỉnh hợp, giả sử rằng kiểm toán viên dự định sẽ thực hiện các thủ tục kiểm tra bổ sung. b. Mô tả các thử nghiệm bổ sung mà kiểm toán viên nên thực hiện cho mỗi trường hợp khác biệt nêu trên c. Kiểm toán viên nên thực hiện các thủ tục kiểm toán nào đối với các thư xác nhận không được trả lời. Bài 2 Khi kiểm toán Báo cáo tài chính của Công ty Hoa Hồng, bạn quyết định gửi thư yêu cầu xác nhận một số khoản phải trả. Bạn đang lựa chọn đối tương để gửi thư xác nhận. Giả sử danh sách các khoản phải trả như sau : Tên nhà cung cấp Số dư cuối năm Tổng lượng mua trong năm 1. Công ty Mạnh Hùng --------- 19.800.000.000 2. Công ty Phát Đạt 226.500.000 461.000.000 3. Công ty Đông Phương 650.000.000 750.000.000 4. Công ty Đống Đa 1.900.000.000 21.230.000.000 Yêu cầu : a. Hãy lựa chọn hai trong số bốn khoản phải trả trên để gửi thư xác nhận. Giải thích lý do sự lựa chọn của mình. b. Giả sử trên đây là danh sách khách hàng cần gửi thư xác nha65nm và số liệu trên là số dư cuối năm phải thu cùng với doanh số bán trong kỳ cho từng khách hàng. Bây giờ sự lựa chọn của bạn sẽ thay đổi thế nào ? Giải thích. Bài 3 Sau ngày kết thúc niên độ, kiểm toán viên của Công ty Thái Bình chọn mẫu một số khoản phải trả và gửi thư để đề nghị xác nhận. Để trả lời, Công ty Công Thành, một nhà cung cấp của Công ty Thái Bình, đã gửi một báo cáo với số liệu tại thời điểm 31.12.1997. Số dư này không khớp với sổ sách của Công ty Thái Bình. Yêu cầu : Căn cứ vào các tài liệu dưới đây để lập bảng chỉnh hợp số dư Nợ phải trả của Công ty Thái Bình và Công ty Công Thành. CÔNG TY CÔNG THÀNH 12 Phạm Ngũ Lão, quận 1 Khách hàng : Công ty Thái Bình Số dư đến ngày : 31.12.1997 Ngày Diễn giải Giao hàng Trả tiền Số dư 30.11 2.12 5.12 8.12 10.12 15.12 15.12 15.12 15.12 15.12 25.12 26.12 30.12 30.12 31.12 31.12 Số dư chuyển sang Thanh toán 35533 35773 35774 35775 35776 35777 35778 35779 36083 36084 36138 36145 36170 36171 315,60 397,45 24,00 1.949,40 333,00 667,66 491,00 10,40 16667,58 174 10.624,60 26.077,00 1.569,32 276,85 465,88 28.509,28 28.043,40 28.359,00 28.756,45 28.780,45 30.729,85 31.062,85 31.730,51 32.221,51 32.231,91 33.899,49 34.073,49 44.698,09 70.775,09 72.344,41 72.621,26 SỔ CHI TIẾT NỢ PHẢI TRẢ Công ty : Công Thành 12 Phạm Ngũ Lão, quận 1 Ngày Diển giải Tham chiếu Nợ Có Số dư 23.11 27.11 29.11 1.12 7.12 10.12 10.12 12.12 18.12 20.12 20.12 20.12 20.12 20.12 28.12 28.12 31.12 30.12 31.12 Mua hàng Mua hàng Mua hàng Thanh toán Mua hàng Mua hàng Thanh toán Mua hàng Mua hàng Mua hàng Mua hàng Mua hàng Trả lại hàng Mua hàng Mua hàng Mua hàng Mua hàng Thanh toán Thanh toán 34451 34882 35002 CD 71115 35533 35773 CD 71115 35774 35775 35776 35777 35778 35533 35779 36083 36084 36138 CD 72176 CD 72739 465,88 465,88 315,60 4.857,40 27.384,51 12.521,72 9.889,17 6098,43 315,60 397,45 24 1.949,40 333,00 677,66 491.00 10,40 1.667,58 174 10.624,60 12.521,72 22.410,85 28.509,28 28.043,50 28.359,00 28.756,45 28.290,57 28.314,57 30.263,97 30.596,97 31.274,63 31.765,63 31.450,30 31.460,43 33.128,01 33.302,01 43.926,61 39.069,21 11.684,70 CÔNG TY THÁI BÌNH BẰNG CHỈNH HỢP XÁC NHẬN NỢ PHẢI TRẢ - CÔNG TY CÔNG THÀNH 31.12.1997 Người lập: ……… Ngày : ……………. Người kiểm tra : …… Ngày : ………… A. Số tiền theo báo cáo của Nhà cung cấp : B. Số tiền theo Sổ chi tiết của người bán của đơn vị : Chênh lệch : CHỈNH HỢP : Những hóa đơn không được ghi sổ Ngày nhận hàng Số tiền Các sec đã thanh toán chưa được ghi nhận Ngày trả tiền Số tiền Khoản khác Tham chiếu Số tiền Tổng cộng : BÀI TẬP CHƯƠNG 10 Kiểm toán Tài sản cố định và Chi phí khấu hao Bài 1 Trong quá trình kiểm toán báo cáo tài chính cho Công ty Phát Đạt, kiểm toán viên đã lưu ý đến một hợp đồng xây dựng mới nhà xưởng được ký vào 1/1/03. Theo hợp đồng này, tổng giá trị phải thanh toán là 5.000.000.000 và tiến độ thanh toán như sau: + 30% sau khi duyệt bản vẽ thiết kế + 30% sau khu hoàn tất phần xây dựng cơ bản + 30% sau khi hoàn tất phần trang trí nội thất, lắp ráp các hệ thống điện và PCCC + 10% còn lịa sẽ được thanh toán sau một năm kê ngày ký biên bản bàn giao Đến 31/12/03 công trình đã cơ bản hoàn thành, đơn vị đang chờ bên nhận thầy hoàn tất thủ tục để bàn giao công trình. Biên bản bàn giao đã được lập và ký vào ngày 28/2/04 (trước khi kie63mtoan1 viên đến kiểm toán). Đơn vị đã thanh toán tổng cộng 90% giá trị hợp đồng (4.500.000.000) và ghi nhận toàn bộ số tiền này vào chi phí xây dựng cơ bản dở dang. Đến 28/2/04, đơn vị đã kết chuyển 4.500.000.000 vào nguyên giá TSCĐ và bắt đầu tính khấu hao theo phương pháp đường thẳng với tỉ lệ khấu hao là 4%/năm. Qua phỏng vấn nhân viên giám sát thi công, kiểm toán viên được biết từ 31/10/03, sau khi hoàn tất phần lắp đặt hệ thống điện, đơn vị đã sử dụng phần lớn diện tích của nhà xưởng để lắp đặt máy chuẩn bị sản xuất. Yêu cầu : a. Công ty Phát Đạt hạch toán như vậy đúng hay sai? Nếu sai, hãy giải thích và cho biết ảnh hưởng của sai sót đến BCĐKT và BCKQHĐKD của Phát Đạt niên độ này và niên độ sau? b. Giả sử vấn đề trên là trọng yếu, kiểm toán viên sẽ đề nghị bút toán điều chỉnh như thế nào? c. Khoản 10% giá trị hợp đồng chưa thanh toán có cần được công bố như là một cam kết đầu tư tài sản cố định trên thuyết minh báo cáo tài chính hay không? Tại sao? Bài 2 Kiểm toán viên Hùng đang thực hiện kiểm toán khoản mục tài sản cố định (TSCĐ) và chi phí khấu hao (CPKH) cho công ty Liên Hùng của báo cáo tài chính niên độ kết thúc ngày 31/12/03. Dưới đây là những ghi nhận của Hùng về những thủ tục kiểm soát của Liên Hùng đối với TSCĐ và CPKH: - Giữa Quý I hàng năm , Ban Giám đốc họp với các trưởng phòng để lập dự toán mua sắm và thanh lý TSCĐ trong năm. Các trưởng phòng đề xuất các TSCĐ cần thanh lý và nhu cầu đầu tư TSCĐ mới để trình Ban Giám đốc xem xét. Sau khi thông nhất các nội dung của dự toán, Ban Giam đốc sẽ duyệt dự toán. Dự toán đã được duyệt là cơ sở để thực hiện mọi hoạt động thanh lý, đầu tư TSCĐ trong năm. Mọi khoản đầu tư không nằm trong dự toán hay có giá cao hơn dự toán sẽ không được duyệt chi khi thanh toán. - Thủ tục đầu tư mới TSCĐ: nhân viên các bộ phận có nhu cầy lập Phiếu yêu cầu mua sắm TSCĐ trình trưởng bộ phận nhận xét duyệt cac Phiếu yêu cầu trước khi chuyển cho bộ phận mua hàng. Khi nhận được Phiếu yêu cầu đã được duyệt, bộ phận mua hàng lập các thư mời báo giá gởi cho các nhà cung cấp. Sau khi nhận được các Bảng báo giá của nhà cung cấp, trưởng bộ phận mua hàng sẽ căn cứ trên giá dự toán để lựa chọn nhà cung cấp thích hợp nhất và duyệt Bảng báo giá của nhà cung cấp đó. Căn cứ trên Bảng báo giá đã được duyệt nhân viên bộ phận mua hàng sẽ lập Đơn đặt hàng chuyển cho Giám đốc ký và bộ phận văn thư đóng dấu, sau đó chuyển cho nhà cung cấp. Đơn đặt hàng được đánh số thứ tự trước và liên tục, bao gồm đầy đủ các mô tả và thông số ky thuật của TSCĐ mua, số lượng và đơn giá, ngày giao hàng và các thông tin quan trọng khác. Nếu nhà cung cấp đồng ý bán theo các điều kiện của Đơn đặt hàng, thủ trưởng của đơn vị bán hàng sẽ ký tên, đóng dấu và gởi trả một bản của Đơn đặt hàng về cho bộ phận nhận hàng của đơn vị. Khi hàng được giao, bộ phận nhận hàng sẽ căn cứ trên Đơn đặt hàng để kiểm nhận. Nếu hàng được giao đúng và đủ, bộ phẩn nhận hàng sẽ lập biên bản nhận hàng và cùng với đại diện bên giao hàng ký tên vào Biên bản. Sau đó, bộ phận nhận hàng sẽ chuyển TSCĐ này đến bộ phận sử dụng. Đại diện bộ phận sử dụng sẽ ghi ngày nhận và ký tên vào Biên bản nhận hàng. Biên bản nhận hàng sẽ được lưu lại ở bộ phận nhận hàng để làm chứng từ. Hóa đơn của nhà cung cấp. Đơn đặt hàng đã được ký tên, đóng dấu đầy đủ và các hồ sơ khác của TSCĐ sẽ được chuyển cho phòng kế toán để làm căn cứ ghi tăng TSCĐ và theo việc thanh toán. - Thủ tục thanh ly TSCĐ : sau khi dự toán năm được duyệt (khoảng cuối tháng 1 hàng năm). Hội đồng thanh lý TSCĐ sẽ được thành lập bao gồm Giám đốc, Kế toán trưởng và một nhân viên thuộc bộ phận mua hàng. Các TSCĐ đã được đề xuất thanh lý sẽ được đấu giá công khai trong nội bộ đơn vị trước. Nếu không có nhân viên nào trong đơn vị muốn mua, các TSCĐ này sẽ được chào bán cho bên ngoài. Khi nhận được tiền thanh toán, căn cứ trên giấy báo có của ngân hàng hay Phiếu thu của quỹ, kế toán sẽ ghi nhận vào thu nhập khác đồng thời kết chuyển giá trị còn lại của TSCĐ đã thanh ly vào chi phí khác. - Các thủ tục khác hằng năm đơn vị tiến hành kiểm kê TSCĐ một lần vào ngày 31/12. Mọi TSCĐ muốn được vận chuyển ra ngoài phải xuất trình được Lệnh vận chuyển do Giám đốc ký. Tất cả TSCĐ được ghi nhận trên một file Excel “So dang ky TSCD” trên máy tính của ông Thành – kế toán trưởng – bao gồm các chi tiết: mã số TSCD, tên TSCD, đặc điểm kỹ thuật, bộ phận sử dụng, ngày mua, nguyên giá và thời gian khấu hao( các máy tính của phòng kế toán được nối mạng với nhau và mỗi máy đều có mật khẩu để mở máy). Ông Thành cũng lập ra Bảng tính khấu hao với các chi tiết tương tự như file “ So dang ky TSCD” nhưng thêm vào các cột tính toán ra số khấu hao mỗi tháng. Hàng tháng, ông Thành copy Bảng tính khấu hao của tháng trước, cập nhật thêm các TSCĐ mới mua và mới thanh lý trong tháng để tính ra số khấu hao của tháng này. Số khấu hao của từng tháng tínhđược từ Bảng tính khấu hao sẽ được nhập vào hệ thống kế toán của đơn vị bằng một bút toán nhật ký. Yêu cầu : Hãy nhận diện các điểm yếu của kiểm soát nội bộ tại công ty Liên Hùng đối với TSCĐ và CPKH. Đối với mỗi điểm yếu đó, hãy cho biết các loại gian lận, sai sot tiềm tàng có thể xảy ra và đề xuất các giải pháp để khắc phục ( giả định rằng Liên Hùng không muốn chi thêm bất kỳ khoản nào để tăng cường kiểm soát đối với TSCĐ và CPKH). Bài 3 Anh ( chị ) đang thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính năm tài chính kết thúc ngày 31.12.2000 của Công ty Thịnh Phú. Dưới đây là Bảng kê về tình hình biến động tài sản cố định trong năm 2000 do nhân viên đơn vị lập theo yêu cầu của anh ( chị). . 4.1 .20 08 29 . 12. 20 07 2. 1 .20 08 30. 12. 20 07 26 . 12. 20 07 2. 1 .20 08 5.1 .20 08 6.1 .20 08 26 . 12. 20 07 28 . 12. 20 07 28 . 12. 20 07 28 . 12. 20 07 28 . 12. 20 07 28 . 12. 20 07 3.1 .20 08. 0 123 4 0 124 3 0 124 5 0 125 2 0 125 7 0 126 5 0 127 7 2. 000 1 .20 0 3.400 2. 200 6.000 1.100 2. 800 27 . 12. 2007 28 . 12. 20 07 2. 1 .20 08 26 . 12. 2007 2. 1 .20 08 7.1 .20 08 4.1 .20 08

Ngày đăng: 26/06/2013, 02:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan