luận văn thạc sĩ kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần tƣ vấn xây dựng công nghiệp và đô thị việt nam

105 375 0
luận văn thạc sĩ kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần tƣ vấn xây dựng công nghiệp và đô thị việt nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1 1 1 LỜI CẢM ƠN Tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành tới tập thể lãnh đạo trường Đại học Thương mại Hà Nội, tập thể lãnh đạo và các thầy cô giáo khoa Kế toán – Kiểm toán, tập thể lãnh đạo và các thầy cô Khoa sau đại học của trường Tác giả xin đặc biệt gửi lời cảm ơn sâu sắc đến PGS.TS Đoàn Vân Anh đã tận tình hướng dẫn tác giả trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành Luận văn Tác giả xin trân trọng cảm ơn tập thể lãnh đạo và các cán bộ Phòng Tài chính Kế toán tại Công ty cổ phần Tư vấn Xây dựng Công nghiệp và Đô thị Việt Nam và các đơn vị thành viên đã nhiệt tình trả lời phỏng vấn và cung cấp thông tin cho tác giả hoàn thành luận văn Mặc dù đã có nhiều cố gắng để hoàn thành luận văn bằng tất cả sự nhiệt tình và năng lực của bản thân, tuy nhiên luận văn không tránh khỏi những thiếu sót, tác giả mong nhận được ý kiến đóng góp chân thành để luận văn được hoàn thiện hơn Trân trọng cảm ơn! Tác giả luận văn Nguyễn Thị Ngọc Mai 1 2 2 2 MỤC LỤC 2 3 3 3 DANH MỤC VIẾT TẮT Chữ viết tắt VCC TKTVXD DN DT CP KQKD BH&CCDV BHXH BHYT KPCĐ BHTN CPNVLTT CPNCTT CPSXC CPBH CPQLDN BCTC BCKQHĐKD SXKD TK TSCĐ GTGT CCDC BCĐKT Chữ viết đầy đủ Công ty cổ phần Tư vấn Xây dựng Công nghiệp và Đô thị Việt Nam Thiết kế tư vấn xây dựng Doanh nghiệp Doanh thu Chi phí Kết quả kinh doanh Bán hàng và cung cấp dịch vụ Bảo hiểm xã hội Bảo hiểm y tế Kinh phí công đoàn Bảo hiểm thất nghiệp Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Chi phí nhân công trực tiếp Chi phí sản xuất chung Chi phí bán hàng Chi phí quản lý doanh nghiệp Báo cáo tài chính Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Sản xuất kinh doanh Tài khoản Tài sản cố định Giá trị gia tăng Công cụ dụng cụ Bảng cân đối kế toán 3 4 4 4 DANH MỤC PHỤ LỤC STT Nội dung 1 Phụ lục 1.1 Phiếu điều tra 2 Phụ lục 1.2 – Sơ đồ 1.1 Kế toán doanh thu dịch vụ thu tiền theo từng kỳ 3 Phụ lục 1.3 – Sơ đồ 1.2 Kế toán doanh thu dịch vụ thu tiền trước nhiều kỳ 4 Phụ lục 1.4 – Sơ đồ 1.3 Kế toán doanh thu hoạt động tài chính 5 Phụ lục 1.5 – Sơ đồ 1.4 Kế toán doanh thu hoạt động khác 6 Phụ lục 1.6 – Sơ đồ 1.5 Kế toán CPNVLTT 7 Phụ lục 1.7 – Sơ đồ 1.6 Kế toán CPNCTT 8 Phụ lục 1.8 – Sơ đồ 1.7 Kế toán CPSXC 9 Phụ lục 1.9 – Sơ đồ 1.8 Kế toán tổng hợp chi phí cung cấp dịch vụ 10 Phụ lục 1.10 – Sơ đồ 1.9 Kế toán giá vốn hàng bán 11 Phụ lục 1.11 – Sơ đồ 1.10 Kế toán CPBH 12 Phụ lục 1.12 – Sơ đồ 1.11 Kế toán CPQLDN 13 Phụ lục 1.13 – Sơ đồ 1.12 Kế toán chi phí tài chính 14 Phụ lục 1.14 – Sơ đồ 1.13 Kế toán chi phí khác 15 Phụ lục 1.15 – Sơ đồ 1.14 Kế toán xác định KQKD 16 Bảng 2.1 Cơ cấu chi phí năm 2015 tại VCC 17 Phụ lục 2.1 - Sơ đồ 2.1 Mô hình tổ chức tại VCC 18 Phụ lục 2.2 - Sơ đồ 2.2 Quy trình thực hiện dự án 19 Phụ lục 2.3 - Sơ đồ 2.3 Tổ chức bộ máy kế toán tại VCC 20 Phụ lục 2.4 - Sơ đồ 2.4 Tổ chức hạch toán kế toán trong công ty 21 Phụ lục 2.5 Hợp đồng kinh tế 22 Phụ lục 2.6 Biên bản nghiệm thu và Biên bản thanh lý hợp đồng 23 Phụ lục 2.7 Hóa đơn tài chính 24 Phụ lục 2.8 Sổ cái TK 511 25 Phụ lục 2.9 Sổ cái TK 521 4 5 5 5 26 Phụ lục 2.10 Sổ cái TK 515 27 Phụ lục 2.11 Sổ cái TK 711 28 Phụ lục 2.12 Quy chế giao khoán nội bộ 29 Phụ lục 2.13 Quyết định giao khoán & hợp đồng giao khoán nội bộ 30 Phụ lục 2.14 Sổ cái TK 621 31 Phụ lục 2.15 Quyết định ban hành “Thang bảng lương” 32 Phụ lục 2.16 Sổ cái TK 622 33 Phụ lục 2.17 Sổ cái TK 627 34 Phụ lục 2.18 Sổ chi tiết theo hợp đồng TK 154 35 Phụ lục 2.19 Sổ cái TK 632 36 Phụ lục 2.20 Sổ cái TK 642 37 Phụ lục 2.21 Sổ cái TK 635 38 Phụ lục 2.22 Sổ cái TK 911 39 Phụ lục 2.23 Sổ chi tiết theo hợp đồng TK 632 và sổ chi tiết hợp đồng 40 Phụ lục 2.24 Sổ cái TK 9118 – KQKD khác 5 6 LỜI MỞ ĐẦU 1 Tính cấp thiết của đề tài Dịch vụ ngày càng chiếm vị trí trọng yếu trong từng nền kinh tế quốc dân và là yếu tố đóng góp quan trọng cho tăng trưởng kinh tế thế giới Năm 2001 ngành dịch vụ đã tạo nên 72% GDP của các nước phát triển và xấp xỉ 52% ở các nước đang phát triển… Ở Việt Nam xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế cũng đã được thể hiện rõ qua các năm: Năm 2001, nông nghiệp chiếm 23,24% GDP, công nghiệp chiếm 57,91% GDP, dịch vụ chiếm 38,63% GDP Năm 2005, nông nghiệp chiếm 21,76% GDP, công nghiệp chiếm 60,41% GDP, dịch vụ chiếm 38,15% GDP Và đến năm 2010 thì cơ cầu kinh tế đã dịch chuyển sang nhóm ngành dịch vụ chiếm 42,9% GDP, nông, lâm nghiệp - thủy sản chiếm 18,9%, công nghiệp – xây dựng 38,2% Từ năm 2006 đến nay, tốc độ tăng trưởng GDP do nhóm dịch vụ đóng góp luôn cao hơn tốc độ tăng chung và cao hơn tốc độ tăng GDP do nhóm ngành nông - lâm nghiệp - thủy và nhóm ngành công nghiệp - xây dựng tạo ra trong thời gian tương ứng Tỷ trọng trong GDP của nhóm ngành dịch vụ tăng lên là xu hướng tích cực theo xu hướng chung của thế giới Việt Nam mở cửa ngày một sâu rộng hơn với thế giới, do vậy theo Chỉ thị, trong kế hoạch năm 2005 và các kế hoạch năm 20062010, cần nâng cao vai trò của khu vực dịch vụ; xem ngành dịch vụ là một trong những ngành mũi nhọn để phát triển kinh tế đất nước với một trong số các mục tiêu: tập trung phát triển các lĩnh vực dịch vụ có tiềm năng như du lịch, bảo hiểm vận tải hàng không, xây dựng, xuất khẩu lao động… Dịch vụ tư vấn xây dựng là một loại hình dịch vụ tư vấn trong lĩnh vực công nghiệp xây dựng, kiến trúc, quy hoạch đô thị và nông thôn, Giúp cho khách hàng (chủ đầu tư xây dựng) tổ chức việc khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng và tổ chức đấu thầu để mua sắm thiết bị đầu tư, đấu thầu xây lắp công trình, giám sát thi công xây dựng, nghiệm thu công việc đã hoàn thành Dịch vụ tư vấn, xây dựng mang đặc trưng của sản phẩm dịch vụ và đặc thù riêng của ngành xây dựng Vì vậy, kế toán 6 7 doanh thu, chi phí dịch vụ vừa tuân thủ theo những nguyên tắc, quy định doanh thu, chi phí dịch vụ vừa tuân thủ theo những nguyên tắc, quy định doanh thu, chi phí hợp đồng hợp đồng xây dựng Mặc dù, Bộ Tài chính đã ban hành chuẩn mực kế toán số 14 “doanh thu và thu nhập khác”, số 15 “Hợp đồng xây dựng”, Thông tư 200/2014/TT – BTC ngày 22/12/2014, hướng dẫn ghi nhận doanh thu, chi phí dịch vụ và doanh thu, chi phí hợp đồng xây dựng Tuy nhiên, việc vận dụng các chuẩn mực, thông tư này vào thực tiễn vẫn còn nảy sinh nhiều vấn đề, từ đó ảnh hưởng tới việc xác định kết quả kinh doanh tại các đơn vị tư vấn thiết kế, xây dựng Với đề tài “Kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại Công ty cổ phần Tư vấn Xây dựng Công nghiệp và Đô thị Việt Nam”, tôi muốn đề xuất một vài ý kiến nhằm trao đổi về ghi nhận doanh thu, chi phí dịch vụ tư vấn xây dựng từ đó xác định đúng kết quả kinh doanh của Công ty cổ phần Tư vấn Xây dựng Công nghiệp và Đô thị Việt Nam nói riêng và các công ty tư vấn xây dựng nói chung 2 Tổng quan các công trình nghiên cứu Trong điều kiện hiện nay, việc tổ chức kế toán tại mỗi DN nói chung và tại các DN TVTKXD nói riêng, đặc biệt là công tác hạch toán DT, CP và KQKD vừa đáp ứng yêu cầu quản lý Nhà nước vừa đảm bảo cung cấp thông tin hiệu quả phục vụ quản lý DN vẫn có nhiều vấn đề cần phải bàn luận Chính vì vậy mà ở các phạm vi và lĩnh vực nghiên cứu khác nhau, đó có rất nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu và viết về vấn đề này Với mỗi tác giả trong từng thời kỳ là những quan điểm khác nhau trong nghiên cứu và giải pháp toàn diện cũng khác nhau Kế toán DT, CP và KQKD luôn là vấn đề được các DN hết sức quan tâm Trong những năm gần đây ở Việt Nam đã có nhiều công trình khoa học và các bài viết của các tác giả nghiên cứu về kế toán DT, CP và KQKD Các nghiên cứu khoa học đó đều đưa ra các giải pháp nhằm hướng tới mục tiêu giúp nhà quản lý DN có được các thông tin đầy đủ, kịp thời về DT, CP và KQKD các loại sản phẩm và dịch vụ trong DN Một số các công trình khoa học đã công bố được tác giả tìm hiểu, nghiên cứu trong quá trình viết luận văn, cụ thể các nhóm đề tài như sau: 7 8 Nhóm các đề tài nghiên cứu DT, CP và KQKD trong các DN: Thứ nhất: Các công trình nghiên cứu về CP, DT, KQKD trong các DN thuộc lĩnh vực dịch vụ Thuộc lĩnh vực vận tải, Ths Đoàn Thị Hà (2015) với luận văn “Kế toán DT, CP và xác định KQKD tại các DN vận tải hàng hoá bằng đường bộ trên địa bàn thành phố Hải Phòng” Trên cơ sở những nghiên cứu của mình, tác giả đã phản ánh được thực trạng kế toán DT, CP và xác định KQKD của các DN vận tải hàng hóa bằng đường bộ trên địa bàn thành phố Hải Phòng, nêu lên những cái đã đạt được và những điểm còn hạn chế như DN mới chỉ xây dựng định mức nhiên liệu chung cho các loại phương tiện mà chưa xây dựng định mức riêng cho từng phương tiện (bởi vì trong các loại phương tiện có tình trạng sử dụng khác nhau) trên các loại địa hình khác nhau …Từ đó, tác giả đã đưa ra những giải pháp nhằm hoàn thiện những tồn tại này như: xây dựng định mức nhiên liệu cho từng phương tiện căn cứ vào chính bản thân phương tiện đó và tính chất của cung đường mà phương tiện này thực hiện vận chuyển… Thuộc về lĩnh vực dịch vụ du lịch, TS Hà Thị Thúy Vân (2011) đã nghiên cứu luận án “Hoàn thiện kế toán CP, DT, KQKD du lịch tour tại các DN du lịch trên địa bàn Hà Nội” với nghiên cứu này TS Hà Thị Thúy Vân đã làm rõ được cơ sở lý luận của công tác kế toán CP, DT, KQKD trong lĩnh vực hoạt động du lịch tour Tác giả đă phản ánh được thực trạng công tác kế toán CP, DT và KQKD du lịch tour trên địa bàn Hà Nội Tác giả cũng đă đưa ra được một số giải pháp về cả góc độ kế toán quản trị và góc độ kế toán tài chính với công tác kế toán CP, DT, KQKD du lịch tour trên địa bàn Hà Nội Tuy nhiên, với luận án này, tác giả mới chỉ nghiên cứu công tác kế toán CP, DT, KQKD trong các DN kinh doanh du lịch tour trong phạm vi hẹp (1 tỉnh) với nhiều đặc thù, với nhiều điều kiện thuận lợi (thành phố Hà Nội) Việc áp dụng kết quả nghiên cứu này cho các DN kinh doanh du lịch tour ở các địa phương khác trong cả nước cần phải được nghiên cứu, điều chỉnh mới phù hợp và vận dụng được 8 9 9 10 Thứ hai: Các công trình nghiên cứu về CP, DT và KQKD trong các DN thuộc lĩnh vực sản xuất TS Đỗ Thị Hồng Hạnh (2015) với luận án “Hoàn thiện kế toán CP, DT KQKD trong các DN sản xuất thép thuộc tổng công ty thép Việt Nam” đã làm rõ được cơ sở lý luận về kế toán CP, DT, KQKD trong các DN sản xuất Nêu thực trạng kế toán tài chính và kế toán quản trị CP, DT, KQKD trong các DN sản xuất thép thuộc tổng công ty thép Việt Nam, từ đó chỉ ra những điểm đạt được như chấp hành nghiêm chỉnh Luật kế toán và các chế độ kế toán DN hiện hành Áp dụng công nghệ thông tin vào công tác kế toán giúp nâng cao chất lượng thông tin, tiết kiệm CP…bên cạnh đó còn những tồn tại về kế toán tài chính và kế toán quản trị như: tồn tại về kế toán CP (xác định và hạch toán một số khoản CP chưa đúng với quy định: nguyên vật liệu phụ, tiền ăn giữa ca…; sử dụng phương pháp khấu hao TSCĐ theo phương pháp đường thằng, phương pháp tính giá hàng tồn kho theo phương pháp bình quân gia quyền chưa thật sự hợp lý…), tồn tại về kế toán DT (việc hạch toán và ghi nhận DT chưa tuân thủ theo quy định của chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành: khoản tiền đặt trước của khách hàng nhưng kế toán đã ghi nhận tăng doanh thu…) Qua đó, tác giả đưa ra những giải pháp nhằm hoàn thiện kế toán CP, DT, KQKD tại các công ty sản xuất thép thuộc Tổng công ty thép Việt Nam dưới góc độ kế toán tài chính và kế toán quản trị, chẳng hạn như hoàn thiện TK CPNVLTT, mở thêm các TK cấp 2 chi tiết từng loại sản phẩm TK 6211 – NVLTT của phôi, TK 6212 – NVLTT của thành phẩm cán… và TK cấp 3 chi tiết từng loại sản phẩm như TK 62111 – NVLTT của phôi A, TK 62112 – NVLTT của phôi B…và hoàn thiện kế toán CP, DT, KQKD tại các công ty sản xuất thép thuộc Tổng công ty thép Việt Nam dưới góc độ kế toán quản trị, như xây dựng mức định CP hoạt động kinh doanh: định mức về CPCNTT, định mức về CPSXC… Nhóm các đề tài nghiên cứu về DN TVTKXD: Với các doanh nghiệp trong lĩnh vực TVTKXD, đến thời điểm hiện tại chỉ có duy nhất nghiên cứu về vấn đề chi phí và tính giá thành dịch vụ tư vấn đó là Luận văn thạc sĩ của Liễu Bích Liên (2015): “Kế toán chi phí và tính giá thành dịch vụ tư 10 91 ánh đúng bản chất của các loại DT từ ngành nghề kinh doanh của DN từ đó phản ánh đúng kết quả kinh doanh của công ty Cụ thể về phương pháp kế toán như sau: - Khi phát sinh DT từ dịch vụ TVTKXD, kế toán ghi: Nợ TK 131 (chi tiết khách hàng) Có TK 511 (5113) Có TK 3331 (33311) - Khi phát sinh DT từ cho thuê văn phòng, kế toán ghi: Nợ TK 131 (chi tiết khách hàng) Có TK 511 (5117) Có TK 3331 (33311) - Khi phát sinh DT khác ngoài 2 loại DT trên, kế toán ghi: Nợ TK 111/112/131 (chi tiết) Có TK 511 (5118) Có TK 3331 (33311): nếu có + DN nên mở TK cấp 2 của TK 515 được khoa học hơn Theo đó, TK cấp 2 của TK 515 “Doanh thu tài chính” nên được mở lại như sau: TK 5151 – Lãi tiền gửi, tiền cho vay, TK 5152 – Cổ tức, lợi nhuận được chia và TK 5153 – Lãi bán ngoại tệ, TK 5158 – DT tài chính khác 3.2.2 Hoàn thiện kế toán chi phí tại VCC a Hoàn thiện kế toán CP sản xuất - Hoàn thiện TK kế toán Tài khoản 627 “chi phí sản xuất chung” tại VCC, kế toán nên mở riêng cho hai hoạt động: TK 627 dịch vụ TVTKXD và TK 627 dịch vụ cho thuê văn phòng và các TK cấp 2 được mở như hướng dẫn trong hệ thống tài khoản của thông tư 200/ 2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 Qua đó kế toán sẽ tập hợp CP sản xuất, xác định giá vốn hàng bán và xác định KQKD theo từng loại hình dịch vụ một cách đầy đủ và chính xác 91 92 - Hoàn thiện kế toán các khoản mục chi phí + Tiền CP xăng xe phục vụ các hợp đồng, kế toán xác định và hạch toán vào khoản mục CPSXC thay vì khoản mục CPNVLTT như hiện nay Nếu khoản thanh toán tiền xăng xe này đã biết rõ cho hợp đồng cụ thể nào thì kế toán ghi nhận luôn vào CPSXC của hợp đồng đó, còn nếu chưa xác định được cho hợp đồng nào vì liên quan đến các hợp đồng khác, thì kế toán ghi nhận CPSXC và cuối kỳ tiến hành phân bổ theo tiêu thức phù hợp Khi đó, kế toán sẽ ghi: Nợ TK 627 (chi tiết hợp đồng – nếu đã xác định được) Nợ TK 133 (1331) Có TK 111/112/331 (chi tiết) + Chi phí tiền lương năng suất của nhân viên khối quản lý phải được hạch toán trên TK 6421, chứ không phải trên TK 622 như hiện nay như vậy mới phản ánh chính xác nội dung khoản mục CP và tổng chi của khoản mục này Kế toán ghi: Nợ TK 642 Có TK 334 - Hoàn thiện phân bổ chi phí Tại VCC, CPSXC dịch vụ TVTKXD được phân bổ cho các hợp đồng còn tiền và không có tiêu thức phân bổ như hiện nay đang áp dụng là không đúng, dẫn đến phản ánh sai lệch KQKD của từng Hợp đồng dịch vụ tư vấn Bởi vậy khi phân bổ CPSXC cho từng Hợp đồng tư vấn kế toán cùng với bộ phận dự toán dưới Trung tâm cần xây dựng kế hoạch ngân sách hợp lý theo lượng tiền nhận tạm ứng của các hợp đồng; Và xây dựng tiêu thức phân bổ CPSXC hợp lý, theo tác giả nên chọn tiêu thức phân bổ CPSXC theo giá trị hợp đồng giao khoán nội bộ - Hoàn thiện phương pháp kế toán  Kế toán mở TK 627 - dịch vụ cho thuê văn phòng, theo dõi và ghi nhận các khoản CP phát sinh như: CP khấu hao TSCĐ, CP điện, nước và phí dịch vụ tòa nhà hàng tháng của dịch vụ cho thuê văn phòng Kế toán ghi: - Hàng tháng, kế toán tiến hành phân bổ CP khấu hao tòa nhà, phần khấu hao liên quan đến phần diện tích cho thuê, ghi: Nợ TK 627 (6274) (dịch vụ cho thuê văn phòng) 92 93 Có TK 214 - Phản ánh các CP điện, nước và phí dịch vụ chung tòa nhà hàng tháng, ghi: Nợ TK 627 (6277) (dịch vụ cho thuê văn phòng) Nợ TK 133 (1331 – nếu có) Có TK 111/112/331  Việc trích trước CP bảo hiểm công trình kế toán hạch toán trên “TK 335 – CP phải trả”, không ghi nhận trên “TK 338842 – CP bảo hiểm công trình mua chung” và • phải tuân thủ các nguyên tắc sau: Việc trích trước vào CP sản xuất kinh doanh trong kỳ phải được tính toán một cách • chặt chẽ (lập dự toán và được phê duyệt của các cấp có thẩm quyền) Phải có bằng chứng hợp lý, tin cậy về các khoản CP đã trích trước trong kỳ để đảm bảo số CP phải trả hạch toán vào TK này phù hợp với số CP thực tế đã phát sinh Phương pháp kế toán: - Cuối kỳ, kế toán trích trước CP bảo hiểm của các hợp đồng hoàn thành và nghiệm thu nhưng DN chưa mua trong kỳ vào CP phát sinh trong kỳ Nợ TK 627 (6278) Có TK 335 - Năm sau, khi DN mua bảo hiểm công trình cho các hợp đồng đã trích trước CP năm trước, kế toán căn cứ vào chứng từ thanh toán quyết toán các khoản CP phải trả với số CP thực tế phát sinh: Nợ TK 335 Có TK 154 + Nếu số trích trước cao hơn thực tế: Nợ TK 335 Có TK 632 (6323) + Nếu số phát sinh cao hơn số trích trước: Nợ TK 154 (1543) Nợ TK 133 (1331): thuế GTGT khấu trừ (nếu có) Có TK 111/112/331… - Hoàn thiện kế toán tập hợp CP sản xuất 93 94 Tài khoản để tập hợp CP sản xuất dịch vụ phát sinh trong kỳ tại VCC là TK 154 “Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang” TK này nên mở TK cấp 2 chi tiết theo các loại hình dịch vụ của DN, cụ thể TK 1543- dịch vụ TVTKXD và TK 1547 dịch vụ cho thuê văn phòng làm việc Kế toán ghi: - Tập hợp CP sản xuất của dịch vụ TVTKXD, ghi: Nợ TK 154 (1543) (chi tiết hợp đồng) Có TK 621 (chi tiết hợp đồng) Có TK 622 (chi tiết hợp đồng) Có TK 627 – dịch vụ TVTKXD - Tập hợp chi phí dịch vụ cho thuê văn phòng: Nợ TK 154 (1547) Có TK 627 – dịch vụ cho thuê văn phòng - Hoàn thiện kế toán giá vốn hàng bán + Hoàn thiện TK sử dụng Với đề xuất hoàn thiện cũng tương tự như phần hoàn thiện TK sử dụng kế toán tập hợp CP sản xuất, TK 632 nên mở TK cấp 2 chi tiết theo các loại hình dịch vụ của DN: TK 6321 - dịch vụ TVTKXD; TK 6327 - dịch vụ cho thuê văn phòng và TK 6328 – giá vốn khác + Hoàn thiện phương pháp kế toán Kế toán có thể ghi nhận trước CP để tạm tính giá vốn dịch vụ hoàn thành trong kỳ của hợp đồng đã hoàn thành, nghiệm thu và thanh lý trong năm nhưng phải tuân thủ các nguyên tắc (đã nêu trên mục trích trước CP bảo hiểm công trình) Kế toán sử dụng “TK 335 - CP phải trả” để hạch toán các khoản CP trích trước này, kế toán ghi: 94 95 - Tạm trích trước CP trong kỳ: Nợ TK 632 Có TK 335 - Khi tập hợp được đầy đủ chứng từ kế toán phát sinh, kế toán căn cứ vào chứng từ thanh toán quyết toán các khoản CP phải trả với số CP thực tế phát sinh: Nợ TK 335 Có TK 154 + Nếu số trích trước cao hơn thực tế: Nợ TK 335 Có TK 632 (6323) + Nếu số phát sinh cao hơn số trích trước: Nợ TK 632 (6323) Nợ TK 133 (1331): thuế GTGT khấu trừ (nếu có) Có TK 111/112/331… - Hoàn thiện kế toán CPQLDN + Hoàn thiện TK kế toán: Kế toán chỉ nên mở các TK cấp 2,3,4 của các TK nói chung và TK 642 nói riêng căn cứ trên nhu cầu quản lý của DN nhưng thực sự phải hợp lý Ngoài TK cấp 2 theo hệ thống TK của thông tư 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 của Bộ tài chính, căn cứ vào nhu cầu quản lý DN tại VCC, kế toán chỉ cần mở chi tiết đến TK cấp 3 là đủ tránh gây rối thông tin như hiện nay Cụ thể, kế toán mở thêm TK cấp 3 như sau: Cấp 1 642 Số hiệu TK Cấp 2 Tên TK Cấp 3 Chi phí quản lý DN 95 96 6421 6422 6423 6424 6425 6426 6427 64271 64272 64273 64278 6428 64281 64282 64283 64284 64285 64286 64287 64288 64289 Chi phí nhân viên quản lý Chi phí vật liệu quản lý Chi phí đồ dùng văn phòng Chi phí khấu hao TSCĐ Thuế, phí và lệ phí Chi phí dự phòng Chi phí dịch vụ mua ngoài Chi phí dịch vụ tòa nhà Chi phí điện, nước Chi phí điện thoại Chi phí khác Chi phí bằng tiền khác Chi phí tiếp khách Chi phí hành chính Chi phí trang phục bảo hộ lao động Công tác phí Chi phí sửa chữa Chi phí đào tạo Chi phí quảng cáo, báo chí Chi phí kiểm toán Chi phí khác + Hoàn thiện phương pháp hạch toán - Các khoản trích theo lương (BHXH, BHYT, BHTN và KPCĐ) của cán bộ công nhân viên bộ phận trực tiếp, nhân viên quản lý tại các Trung tâm, chi nhánh, hiện tại đang được nộp hết tại công ty, tuy nhiên đến cuối tháng kế toán nên thực hiện phân bổ các khoản CP này về đúng khoản mục CP như: các khoản trích theo lương của cán bộ công nhân viên bộ phận trực tiếp sản xuất của các Trung tâm, chi nhánh thì phản ánh vào khoản mục CPCNTT, các khoản trích theo lương của nhân viên quản lý dưới các Trung tâm, chi nhánh đưa vào khoản mục CPSXC và nhân viên khối văn phòng hạch toán trên khoản mục CPQLDN Khi phản ánh các khoản trích theo lương phần do DN, kế toán ghi: Nợ TK 622 (chi tiết hợp đồng): các khoản trích theo lương của kỹ sư, kiến trúc sư, chuyên gia và các nhân viên của các Trung tâm, chi nhánh trực tiếp tham gia vào các hợp đồng TVTKXD Nợ TK 627 (6271): các khoản trích theo lương của các Trưởng đơn vị, chủ trì bộ môn, quản lý kỹ thuật tham gia vào dự án 96 97 Nợ TK 642 (6421): các khoản trích theo lương của khối văn phòng công ty Có TK 338 (3382): KPCĐ 2% Có TK 338 (3383): BHXH 18% Có TK 338 (3384): BHYT 3% Có TK 338 (3386): BHTN 1% + Hoàn thiện phân bổ CPQLDN Khi thanh toán CP xăng xe phát sinh và hạch toán số liệu vào phần mềm kế toán yêu cầu kế toán cần xác định rõ CP xăng xe này thuộc CP sản xuất hay CPQLDN, từ đó ghi nhận vào các TK tương ứng TK CPSXC hoặc TK CPQLDN tránh tình trạng ghi nhận hết vào CPQLDN rồi phân bổ ngược trở lại CPSXC, đồng thời kế toán cần tìm hiểu rõ cách ghi nhận các khoản CP Cụ thể, kế toán ghi: Nợ TK 6271 (62712 – CP nhiên liệu): nếu CP xăng xe phục vụ các Trung tâm thực hiện hợp đồng Nợ TK 642 (6422 – CP nhiên liệu): nếu CP xăng xe phụ vụ khối văn phòng công ty Nợ TK 133 (1331): thuế GTGT được khấu trừ Có TK 111/112/331 (chi tiết khách hàng) 3.2.3 Hoàn thiện kế toán xác định KQKD tại VCC - Hoàn thiện TK kế toán Kế toán VCC nên mở TK cấp 2 của TK 911 “Xác định KQKD” theo loại hình dịch vụ kinh doanh của DN như sau: TK 9113 – KQKD hoạt động TVTKXD, TK 9117 – KQKD dịch vụ cho thuê văn phòng và TK 9118 – KDKD khác 97 98 - Tồn tại về phương pháp kế toán Kế toán phải theo dõi và tập hợp DT, CP riêng cho hai loại hình dịch vụ kinh doanh của VCC là dịch vụ TVTKXD và dịch vụ cho thuê văn phòng, từ đó sẽ xác định được KQKD chính xác cho hai dịch vụ này Để theo dõi được KQKD cho từng loại dịch vụ, tác giả đề xuất mở sổ chi tiết xác định KQKD (Phụ lục 3.1) 3.3 Điều kiện thực hiện các đề xuất hoàn thiện 3.3.1 Về phía Nhà nước * Trước hết Nhà nước cần hoàn thiện cơ chế quản lý DN và tạo môi trường kinh tế cũng như môi trường pháp lý thuận lợi cho các doanh nghiệp TVTKXD hoạt động Việt Nam ta đã chính thức ra nhập sân chơi WTO, thị trường chứng khoán đang diến ra hết sức sôi động và ngày càng có nhiều doanh nghiệp tham gia niêm yết để huy động vốn trên thị trường chứng khoán, các DNNN tư vấn thiết kế xây dựng muốn phát triển và khẳng định mình về lâu dài cũng không thể nằm ngoài xu hướng phát triển chung đó, vì vậy vấn đề lành mạnh hoá các thông tin kế toán – tài chính tại các doanh nghiệp này là hết sức bức thiết Để có thể thực hiện đổi mới hệ thống hạch toán nói chung và hạch toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh nói riêng tại các DNNN tư vấn TKXD nói riêng, Nhà nước cần tạo dựng được một môi trường kinh doanh thông thoáng, mà trong đó kết quả kinh doanh của mỗi DN phụ thuộc vào cạnh tranh bình đẳng, trên cơ sở các thông tin kế toán cung cấp, chứ không phải phụ thuộc vào “lách luật“ hay các mối quan hệ kiểu “sân sau“ của các cơ quan quản lý nhà nước Muốn vậy, nhà nước cần: - Hoàn thiện công tác quản lý hoạt động tư vấn: Hoàn chỉnh hệ thống các văn bản pháp quy, nâng cao hiệu quả tác động của các cơ chế chính sách, thúc đẩy công tác tư vấn phát triển thông qua các chính sách, giải pháp cụ thể như: Tuyên truyền, phổ biến, triển khai nội dung cơ bản của Luật xây dựng; Làm lành mạnh hoá hoạt động tư vấn bằng việc soạn thảo tiêu chí và phân loại các tổ chức tư vấn, chuyên nghiệp hoá Ban quản lý dự án, làm rõ và công khai các Quy chế thi tuyển đấu thầu, tuân thủ các qui định về đạo đức hành nghề; Kiểm soát hiệu quả việc hành nghề tư vấn; 98 99 Nâng cao tính độc lập, khách quan của tư vấn cần thiết: Muốn vậy cần tăng khả năng tự chủ về vốn, giảm bớt sự phụ thuộc của tư vấn vào cơ quan chủ quản (Bộ Xây dựng) và tự quyết định mọi vấn đề trong phạm vi trách nhiệm của mình bằng việc đẩy nhanh và làm dứt điểm công tác cổ phần hoá các DNNN tư vấn thiết kế xây dựng theo hướng Nhà nước chỉ nên nắm giữ cổ phần chi phối trong 3 đến 5 năm (Hiện nay một số DNNN tư vấn xây dựng đã sắp hoàn tất cổ phần hoá nhưng đều có tỷ lệ cổ phần nhà nước chiếm trên 51 %), sau đó nên bán bớt phần vốn nhà nước, giao quyền tự chủ cho doanh nghiệp - Hoàn thiện, ổn định cơ chế tài chính phát triển hoạt động tư vấn: Cụ thể là các vấn đề về phí tư vấn; các giải pháp về thuế đối với hoạt động tư vấn xây dựng; điều khoản về tạm ứng trong các Hợp đồng dịch vụ tư vấn * Cần ban hành các văn bản hướng dẫn hạch toán kế toán trong các doanh nghiệp tư vấn thiết kế xây dựng Hiện nay đối với các DNNN tư vấn thiết kế xây dựng, chưa có một văn bản nào hướng dẫn chung về tổ chức hạch toán kế toán, trong khi tư vấn xây dựng ở nước ta là một lĩnh vực rất mới, nhất là trong điều kiện đang hội nhập mạnh mẽ vào môi trường tư vấn thế giới thì có rất nhiều vấn đề về hạch toán sẽ nảy sinh Vì vậy tác giả kiến nghị Vụ kinh tế tài chính - Bộ Xây dựng nên phối hợp với Bộ Tài chính trong việc ban hành các văn bản hướng dẫn việc hạch toán kế toán nói chung và hạch toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả nói riêng trong các doanh nghiệp tư vấn thiết kế xây dựng, điều này không những giúp cho các đơn vị tư vấn thiết kế xây dựng (nhất là các Công ty chưa có bề dày hoạt động, có qui mô nhỏ hoặc trình độ nhân viên kế toán còn hạn chế …) có cơ sở tin cậy để xây dựng hệ thống hạch toán kế toán phù hợp cho đơn vị mình, mà còn giúp cho việc thu thập, so sánh thông tin giữa các doanh nghiệp trong khối tư vấn để phục vụ công tác quản lý được thuận lợi hơn 99 100 * Mở các lớp bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho các cán bộ nhân viên kế toán tại các doanh nghiệp tư vấn thiết kế xây dựng Vụ kinh tế tài chính - Bộ Xây dựng cần phối hợp với các cơ sở đào tạo, Trung tâm tư vấn kế toán – kiểm toán của các Trường Đại học, các Viện (Đại học Kinh tế quốc dân, Học viện Tài chính, các Công ty kiểm toán …) kết hợp với mời các chuyên gia về kế toán kiểm toán, các Kế toán trưởng, Trưởng phòng kế toán của các Tổng công ty, các DN lớn trong ngành xây dựng để tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ kế toán mang tính chuyên đề, chú trọng giải đáp các vướng mắc phát sinh trong quá trình hạch toán, đi sâu vào truyền đạt kỹ năng, kinh nghiệm thực tế cho các nhân viên kế toán của các doanh nghiệp tư vấn thiết kế xây dựng Việc tham dự các khoá học này chắc chắn sẽ rất bổ ích, không những giúp tăng cường nhận thức của các nhân viên kế toán về vai trò của hạch toán kế toán nói chung và hạch toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh trong lĩnh vực tư vấn xây dựng nói riêng mà còn giúp cho kỹ năng xây dựng và cung cấp thông tin phục vụ quản lý DN của đội ngũ cán bộ nhân viên kế toán được nâng lên đáng kể 3.3.2 Về phía Công ty cổ phần Tư vấn Xây dựng Công nghiệp và Đô thị Việt Nam * Nâng cao nhận thức về vai trò của hệ thống thông tin kế toán trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Một thực tế hiện nay là phần lớn các lãnh đạo (Hội đồng quản trị, Ban giám đốc) chỉ có kiến thức chuyên sâu về kỹ thuật (thường là các Kiến trúc sư, kỹ sư) chứ ít có chuyên môn hay kiến thức chuyên sâu về kinh tế, kế toán tài chính Chính vì thế các nhà lãnh đạo cần nhận thức đúng và rõ hơn về tầm quan trọng của hệ thống hạch toán của DN nói chung và hệ thống thông tin về doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh nói riêng đối với việc điều hành hoạt động kinh doanh của đơn vị Từ đó họ mới thấy được sự cần thiết và ủng hộ, tạo điều kiện cho kế hoạch hoàn thiện hạch toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh mà Phòng Tài chính - kế toán đơn vị đệ trình Giải pháp thực hiện là Hội đồng quản trị, Ban giám đốc DN nên tham gia các khoá học bồi dưỡng về kỹ năng quản lý tài chính như: Cách lập kế 100 101 hoạch tài chính, đọc và hiểu các báo cáo tài chính như bảng cân đối kế toán,báo cáo kết quả kinh doanh, báo cáo lưu chuyển dòng tiền *Kiện toàn sắp xếp, phân công nhân sự kế toán phù hợp với đặc thù tư vấn và đặc thù doanh nghiệp Điều kiện tiên quyết để việc hoàn thiện hạch toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại VCC có thể thực hiện chính là yếu tố con người Bố trí hợp lý và phù hợp với trình độ chuyên môn, thế mạnh của từng thành viên trong Phòng kế toán để phát huy hiệu quả công tác kế toán trên cả hai phương diện kế toán tài chính và kế toán quản trị Giải pháp đề xuất là Kế toán trưởng, Trưởng phòng kế toán DN cần nghiên cứu soạn thảo Bảng phân công công việc của các thành viên trong Phòng sao cho vừa có sự chuyên môn hoá theo từng phần hành mà vẫn đảm bảo sự liên hệ, hỗ trợ một cách hiệu quả khi cần thiết *Chính sách tuyển dụng & đào tạo cho các cán bộ kế toán, nhân viên thống kê tại các DNNN tư vấn thiết kế xây dựng - Về chính sách tuyển dụng cán bộ, nhân viên kế toán: Đối với chức danh Kế toán trưởng, Trưởng (phó) phòng kế toán yêu cầu tối thiểu phải tốt nghiệp Đại học hệ chính quy chuyên ngành Tài chính – Kế toán, phải có kinh nghiệp thực tế về kế toán ít nhất 03 năm, có khả năng về quản lý điều hành và am hiểu luật pháp, trong khi với vị trị nhân viên kế toán yêu cầu tối thiểu phải có trình độ từ cao đẳng chuyên ngành trở lên Đối với các nhân viên thống kê tại các Trung tâm, Xí nghiệp cũng cần có qui định tối thiểu có trình độ cao đẳng đúng chuyên ngành trở lên - Để khuyến khích việc học tập nâng cao trình độ, DN cũng nên nghiên cứu việc qui định mức trả lương cho các bậc học khác nhau, như người có bằng thạc sĩ nên được trả lương cao hơn với người mới tốt nghiệp đại học, tất nhiên trên cơ sở năng lực làm việc thực tế 101 102 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 Trên cơ sở nghiên cứu lý luận kế toán về DT, CP và KQKD trong các DN TVTKXD ở chương I và thực trạng kế toán về DT, CP và KQKD tại VCC ở chương II, tác giả đã đưa ra những giải pháp hoàn thiện kế toán DT, CP và KQKD tại VCC dưới góc độ kế toán tài chính Tác giả đã đưa ra những giải pháp nhằm hoàn thiện các tồn tại về kế toán doanh thu (hoàn thiện về ghi nhận doanh thu, hoàn thiện về tài khoản) và những giải pháp nhằm hoàn thiện những tồn tại kế toán chi phí (hoàn thiện về ghi nhận chi phí, hoàn thiện về hệ thống chứng từ và luân chuyển chứng từ, hoàn thiện về tài khoản và hoàn thiện về phương pháp kế toán) Ngoài ra, tác giả còn làm rõ các điều kiện để đảm bảo các giải pháp đề xuất được khả thi cả về phía Nhà nước và phía VCC 102 103 KẾT LUẬN Trong điều kiện nền kinh tế mở và hội nhập mạnh mẽ hiện nay, đã mang đến cho mọi ngành, mọi DN cơ hội lớn để phát triển song cũng đặt ra không ít thách thức với sự canh tranh hết sức khốc liệt không những về công nghệ, về tiềm lực vốn mà còn về các kỹ năng quản lý tài chính… Các DN nói chung, doanh nghiệp TVTKXD nói riêng cần phải có sự cải tiến về mọi mặt, đặc biệt là việc cải tiến và hoàn thiện các công cụ quản lý kinh tế để tồn tại, phát triển và đạt lợi nhuận tối đa Trong hệ thống các công cụ quản lý doanh nghiệp, kế toán là một trong những công cụ quản lý hữu hiệu nhất, giúp cho các nhà quản trị DN có được những thông tin chính xác, trung thực và khách quan để kịp thời đưa ra các phương án kinh doanh hiệu quả nhất Thực tế hệ thống kế toán của Việt Nam vẫn còn nhiều điểm bất cập, chưa hoàn toàn phù hợp với thông lệ, chuẩn mực kế toán quốc tế và chưa thực sự đáp ứng yêu cầu quản lý của DN Sự bất cập trong công tác kế toán DT, CP và KQKD đă ảnh hưởng không nhỏ đến tình trạng tài chính của các DN, làm giảm hiệu quả của hệ thống kiểm soát và đánh giá của DN Với những lý do đó việc tổ chức công tác hạch toán DT, CP và KQKD tại các Doanh nghiệp TVTKXD sao cho khoa học và hiệu quả luôn là yêu cầu hết sức bức thiết Nghiên cứu đề tài “Kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại Công ty cổ phần Tư vấn Xây dựng Công nghiệp và Đô thị Việt Nam”, nhằm giúp VCC nói riêng, các công ty TVTKXD nói chung hoàn thiện kế toán DT, CP và KQKD một mặt đáp ứng nhu cầu quản lý của DN, đồng thời đáp ứng nhu cầu hội nhập kinh tế, nhằm góp phần giúp VCC cũng như các công ty trong lĩnh vực TVTKXD phát triển bền vững trong nền kinh tế thị trường Trong phạm vi nghiên cứu luận văn đã thực hiện một số nội dung sau: 1 Luận văn đă làm rơ cơ sở lý luận về kế toán DT, CP và KQKD trong các DN dịch vụ 2 Thực hiện điều tra, khảo sát, nghiên cứu, phân tích thực trạng kế toán DT, CP và KQKD tại VCC và đã chỉ ra được những ưu điểm, hạn chế - tồn tại và nguyên nhân 103 104 của những tồn tại đó 3 Luận văn đã đề xuất nội dung các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán DT, CP và KQKD dưới góc độ kế toán tài chính Điều kiện để thực hiện các giải pháp này Những giải pháp này đều xuất phát từ thực tiễn nên đảm bảo tính khoa học và khả thi Những giải pháp này có thể áp dụng cho các DN TVTKXD khác Với những nội dung đă thực hiện, luận văn đáp ứng được mục tiêu nghiên cứu đă đề ra Tuy nhiên, sự nhận thức và kinh nghiệm của cá nhân tác giả còn nhiều hạn chế Vì vậy, luận văn khó tránh khỏi những thiếu sót, tồn tại Tác giả rất mong nhận được sự góp và chỉ dẫn của các Thầy Cô giáo, các nhà quản lý cùng với những người quan tâm tâm 104 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Quốc hội, Luật “Kế toán”, Luật số 88/2015/QH13 ban hành ngày 20 tháng 11 năm 2015 2 Bộ tài chính (2001), Quyết định ban hành và công bố bốn (04) chuẩn mực kế toán Việt Nam đợt 1, Quyết định số 149/2001/QĐ-BTC ban hành ngày 31 tháng 12 năm 2001 3 Bộ tài chính (2002), Quyết định ban hành và công bố sáu (06) chuẩn mực kế toán Việt Nam đợt 2, Quyết định số 165/2002/QĐ-BTC ban hành ngày 31 tháng 12 năm 2002 4 Bộ tài chính (2014), Thông tư hướng dẫn “Chế độ kế toán doanh nghiệp”, Thông tư số 200/2014/TT-BTC ban hành ngày 22 tháng 12 năm 2014 5 TS Nguyễn Tuấn Duy (2014), Giáo trình kế toán hoạt động thương mại và dịch vụ, Nhà xuất bản thống kê 6 Chính phủ (2004), Nghị định hướng dẫn “Chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang”, Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ban hành ngày 14 tháng 12 năm 2004 7 Hội đồng quản trị Công ty cổ phần tư vấn xây dựng công nghiệp và đô thị Việt Nam (2007), Quyết định phê duyệt “Quy chế khoán nội bộ”, Quyết định số 209/2007/QĐ-HĐQT ban hành ngày 03 tháng 10 năm 2007 8 Tổng giám đốc Công ty cổ phần tư vấn xây dựng công nghiệp và đô thị Việt Nam (2007), Quyết định ban hành “Chế độ khoán nội bộ”, Quyết định số 215/2007/QĐTGĐ ban hành ngày 05 tháng 10 năm 2007 9 Hội đồng quản trị Công ty cổ phần tư vấn xây dựng công nghiệp và đô thị Việt Nam (2008), Quyết định ban hành “Quy chế trả lương”, Quyết định số 05/QĐ-HĐQT ban hành ngày 17 tháng 3 năm 2008 105 ... kết kinh doanh Công ty cổ phần Tư vấn Xây dựng Công nghiệp Đô thị Việt Nam Chương 3: Các đề xuất hồn thiện kế tốn doanh thu, chi phí kết kinh doanh Cơng ty cổ phần Tư vấn Xây dựng Công nghiệp Đô. .. Công ty cổ phần Tư vấn Xây dựng Công nghiệp Đơ thị Việt Nam tơi lựa chọn đề tài ? ?Kế toán doanh thu, chi phí kết kinh doanh Cơng ty cổ phần Tư vấn Xây dựng Công nghiệp Đô thị Việt Nam? ?? để nghiên... rõ vấn đề lý luận kế tốn doanh thu, chi phí kết kinh doanh doanh nghiệp dịch vụ - Vận dụng lý luận để nghiên cứu thực trạng kế tốn doanh thu, chi phí kết kinh doanh Công ty cổ phần Tư vấn Xây dựng

Ngày đăng: 19/03/2017, 08:18

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • LỜI CẢM ƠN

    • MỤC LỤC

  • DANH MỤC VIẾT TẮT

  • DANH MỤC PHỤ LỤC

  • LỜI MỞ ĐẦU

  • 1. Tính cấp thiết của đề tài

  • 2. Tổng quan các công trình nghiên cứu

  • 3. Mục tiêu nghiên cứu

  • 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

  • 5. Phương pháp nghiên cứu

  • 6. Ý nghĩa của đề tài

  • 7. Kết cấu của luận văn

  • CHƯƠNG 1

  • LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN DOANH THU, CHI PHÍ VÀ KẾT QUẢ KINH DOANH TRONG DOANH NGHIỆP DỊCH VỤ

  • 1.1. Đăc điểm của hoạt động dịch vụ và nhiệm vụ kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp dịch vụ

  • 1.1.1. Đặc điểm của hoạt động dịch vụ ảnh hưởng đến kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp dịch vụ

  • 1.1.2. Nhiệm vụ kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp dịch vụ

  • 1.2 Kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp dịch vụ

  • 1.2.1 Kế toán doanh thu trong doanh nghiệp dịch vụ

  • 1.2.2 Kế toán chi phí trong doanh nghiệp dịch vụ

    • CP là một khoản đáng quan tâm của mỗi DN mà kế toán đặc biệt chú ý để không ảnh hưởng đến lợi nhuận của DN. Theo hướng dẫn chung cho việc lập và trình bày báo cáo tài chính quốc tế và chuẩn mực kế toán Việt Nam VAS 01 thì nguyên tắc ghi nhận chi phí SXKD của các DN dịch vụ được qui định:

  • 1.2.3 Kế toán kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp dịch vụ

  • KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

  • CHƯƠNG 2

  • THỰC TRẠNG KẾ TOÁN DOANH THU, CHI PHÍ VÀ KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN XÂY DỰNG

  • CÔNG NGHIỆP VÀ ĐÔ THỊ VIỆT NAM

  • 2.1. Tổng quan chung về VCC

  • 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển VCC

  • 2.1.2. Đặc điểm mô hình tổ chức quản lý của VCC

  • 2.1.3. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán và các chính sách kế toán áp dụng tại VCC

  • 2.2. Thực trạng kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại VCC

  • 2.2.1. Thực trạng kế toán doanh thu tại VCC

  • 2.2.2. Thực trạng kế toán chi phí tại VCC

  • Bảng 2.1: Cơ cấu chi phí năm 2015 tại VCC

  • 2.2.3. Thực trạng kế toán kết quả hoạt động kinh doanh

  • 2.3. Đánh giá thực trạng kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại VCC

  • 2.3.1. Ưu điểm

  • 2.3.2. Tồn tại và nguyên nhân

  • KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

  • CHƯƠNG 3

  • GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KẾ TOÁN DOANH THU, CHI PHÍ VÀ KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN XÂY DỰNG CÔNG NGHIỆP VÀ ĐÔ THỊ VIỆT NAM

  • 3.1. Yêu cầu hoàn thiện

  • 3.2. Các đề xuất hoàn thiện

  • 3.2.1. Hoàn thiện kế toán doanh thu

  • 3.2.2. Hoàn thiện kế toán chi phí tại VCC

  • 3.2.3 Hoàn thiện kế toán xác định KQKD tại VCC

  • 3.3. Điều kiện thực hiện các đề xuất hoàn thiện

  • 3.3.1. Về phía Nhà nước

  • 3.3.2. Về phía Công ty cổ phần Tư vấn Xây dựng Công nghiệp và Đô thị Việt Nam.

  • KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

  • KẾT LUẬN

  • TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan