LUẬN ÁN CƠ SỞ LÝ LUẬN NGHIÊN CỨU KỸ NĂNG HỌC TẬP HỢP TÁC CỦA SINH VIÊN SƯ PHẠM

193 1.1K 1
LUẬN ÁN CƠ SỞ LÝ LUẬN NGHIÊN CỨU KỸ NĂNG HỌC TẬP HỢP TÁC CỦA SINH VIÊN SƯ PHẠM

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1 MỤC LỤC MỞ ĐẦU 2 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN NGHIÊN CỨU KỸ NĂNG HỌC TẬP HỢP TÁC CỦA SINH VIÊN SƯ PHẠM .8 TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 .71 CHƯƠNG 2: TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 73 TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 .98 CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG KỸ NĂNG HỌC TẬP HỢP TÁC CỦA SINH VIÊN CAO ĐẲNG SƯ PHẠM .99 TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 .175 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 178 DANH MỤC CÁC BÀI BÁO LIÊN QUAN ĐẾN 182 ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ĐÃ CÔNG BỐ 182 TÀI LIỆU THAM KHẢO 183 Phụ lục……………………………………………………………………… 189 2 MỞ ĐẦU 1.Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu Trong những thập niên vừa qua, những thay đổi về kinh tế, chính trị, xã hội đã tác động mạnh mẽ đến hoạt động học tập của sinh viên Sự tiến bộ nhanh chóng và vượt bậc của khoa học và công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin và truyền thông mới đã làm cho khối lượng tri thức và thông tin tăng lên theo hàm mũ Điều đó đã đặt ra cho giáo dục đại học một yêu cầu quyết liệt: dạy và học như thế nào để đối phó với tốc độ gia tăng của thông tin và tri thức; người dạy, người học cần phải làm thế nào để thích nghi với hoàn cảnh mới Đổi mới phương pháp dạy học là đòi hỏi tất yếu của thực tiễn giáo dục đại học Nghiên cứu cơ sở tâm lí học của những phương pháp giảng dạy đại học là một trong những vấn đề mang tính ứng dụng và có vị trí quan trọng trong Tâm lí học Hợp tác là điều kiện cần thiết cho mọi hoạt động của con người, đặc biệt là đối với hoạt động học tập của sinh viên – hoạt động nhằm chiếm lĩnh hệ thống tri thức khoa học, chuyên ngành, hình thành và phát triển những phẩm chất, năng lực cần thiết của người chuyên gia tương lai Học tập hợp tác dựa trên quan điểm: Sinh viên có thể học từ mối quan hệ tương tác với bạn bè nhiều hơn là từ việc lắng nghe giảng viên truyền thụ Sinh viên học bằng cách làm (Learning by doing) chứ không chỉ học bằng cách nghe giáo viên giảng (Learning by listerning) Mô hình học tập hợp tác là mô hình học tập rất phổ biến ở các nước đang phát triển và đem lại hiệu quả giáo dục cao Học tập hợp tác là một mô hình học tập tích cực phù hợp với hình thức đào tạo theo tín chỉ hiện nay nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng nhu cầu xã hội Để phát huy hiệu quả của học tập hợp tác, sinh viên cần có KNHTHT Đối với sinh viên sư phạm KNHTHT lại càng cần thiết hơn Sinh viên sư phạm là những sinh viên đang học tập, rèn luyện trong các trường sư phạm, được đào tạo chuyên biệt để trở thành những người giáo viên Tiểu học, Trung học cơ sở, Trung học phổ thông Khách thể của họ trong tương lai là những con người đang ở trong các giai đoạn phát triển, nhân cách của chúng đang hình thành, phát triển, chưa ổn định, rất cần có những tác động sư phạm của giáo viên để đi đúng hướng Người sinh viên sư phạm cũng giống như sinh viên các ngành khác rất cần có KNHTHT để học tốt, để hoàn thiện nhân cách bản thân Nhưng hơn thế nữa, họ sẽ trở thành 3 những thầy cô giáo có chức năng tổ chức, điều khiển hoạt động học của trò để chiếm lĩnh nền văn hóa xã hội, để hình thành và phát triển nhân cách toàn diện Vì vậy, ngoài việc trau dồi tri thức, hình thành kỹ năng, kỹ xảo phù hợp với chuyên môn, sinh viên sư phạm còn phải tích cực rèn luyện để có được KNHTHT Có KNHTHT, họ sẽ biết hợp tác với đồng nghiệp, hợp tác với gia đình trong việc giáo dục học sinh; biết hợp tác họ sẽ giúp cho học trò của mình biết hợp tác, nhờ vậy kết quả học tập của chúng cũng tốt hơn, nhân cách hoàn thiện hơn KNHTHT có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với sinh viên sư phạm KNHTHT là một trong ba nhóm tiềm năng [75] mà nhà trường sư phạm cần hình thành cho sinh viên Thực tiễn học tập theo tín chỉ đòi hỏi sinh viên phải có KNHTHT Tuy mô hình HTHT đã được triển khai trong các trường sư phạm nhưng cả giảng viên và sinh viên đều còn thiếu kinh nghiệm trong việc tổ chức mô hình này Vì sinh viên chỉ quen với việc học theo mô hình cá nhân Họ rất ít hoặc không tham gia học nhóm Bên cạnh đó, sinh viên chưa được trang bị một cách đầy đủ, bài bản những tri thức về HTHT, việc vận dụng tri thức, kinh nghiệm của bản thân vào trong các hành động hợp tác còn chưa đầy đủ và hệ thống, nói cách khác KNHTHT của sinh viên sư phạm còn rất hạn chế Để đề ra những biện pháp khắc phục, cần có những nghiên cứu làm rõ hơn cơ sở lý luận về KNHTHT của sinh viên sư phạm, có các khảo sát đánh giá thực trạng và thử nghiệm các cách thức cơ bản để nâng cao kỹ năng này từ giác độ của Tâm lý học hoạt động và Tâm lí học cá nhân Đó là những lí do cơ bản khiến chúng tôi quyết định chọn nghiên cứu đề tài “Kỹ năng học tập hợp tác của sinh viên sư phạm” 2.Mục đích nghiên cứu Xác định các thành phần cấu trúc, mức độ kỹ năng học tập hợp tác và các yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng học tập hợp tác của sinh viên sư phạm hiện nay Trên cơ sở đó đề xuất một số biện pháp tác động nhằm nâng cao kỹ năng học tập hợp tác của sinh viên sư phạm, qua đó góp phần nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên của các trường sư phạm 4 3.Đối tượng và khách thể nghiên cứu 3.1.Đối tượng nghiên cứu Cấu trúc, mức độ kỹ năng học tập hợp tác của sinh viên sư phạm 3.2.Khách thể Khách thể nghiên cứu của đề tài bao gồm: 674 sinh viên và 45 giảng viên các trường CĐSP Hà Nội, CĐSP Quảng Nam và CĐSP Hà Nam - Các khách thể điều tra thăm dò: 100 sinh viên lớp Sư phạm Anh và Sư phạm Tin K35, 20 giảng viên Trường CĐSP Hà nội - Khách thể khảo sát thực trạng: + Điều tra bằng bảng hỏi: 432 Sinh viên từ năm thứ I đến năm thứ III của các trường CĐSP Hà Nội, CĐSP Quảng Nam, CĐSP Hà Nam và 45 giảng viên + Quan sát: 36 sinh viên thuộc 6 nhóm: 2 nhóm năm thứ nhất, 2 nhóm năm thứ hai và 2 nhóm năm thứ 3 của trường CĐSP Hà Nội + Phỏng vấn: 12 sinh viên và 5 giảng viên trường CĐSP Hà Nội - Khách thể thực nghiệm tác động: 12 SV năm thứ I, lớp Sử K35, trường CĐSP Hà Nội - Khách thể thực nghiệm kiểm chứng: 12 sinh viên năm thứ I, Lớp Toán k36, Trường CĐSP Hà Nội 4 Giả thuyết khoa học Kỹ năng học tập hợp tác của sinh viên sư phạm là một kỹ năng phức hợp có cấu trúc gồm 5 nhóm kỹ năng thành phần: nhận thức, thiết kế, kết cấu, giao tiếp và tổ chức Hiện nay, kỹ năng học tập hợp tác của sinh viên sư phạm còn ở mức độ trung bình, các nhóm kỹ năng thành phần ở mức độ không đồng đều KNHTHT của sinh viên sư phạm chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố chủ quan và khách quan Nếu làm tốt công tác bồi dưỡng, rèn luyện kỹ năng học tập hợp tác trong các nhà trường sư phạm bằng cách kết hợp hình thức tập huấn với việc lồng ghép rèn luyện kỹ năng học tập hợp tác trong quá trình giảng dạy các môn học tại các trường sư phạm sẽ góp phần nâng cao kỹ năng học tập hợp tác của sinh viên 5 5 Nhiệm vụ nghiên cứu 5.1 Xây dựng cơ sở lý luận nghiên cứu kỹ năng học tập hợp tác của sinh viên sư phạm: làm rõ các khái niệm công cụ, các thành phần cấu trúc của kỹ năng học tập hợp tác của sinh viên sư phạm và các yếu tố ảnh hưởng đến các kỹ năng này 5.2 Làm rõ thực trạng kỹ năng học tập hợp tác của sinh viên sư phạm: các thành phần, mức độ và các yếu tố ảnh hưởng đến thực trạng của các kỹ năng này 5.3 Đề xuất biện pháp tác động nhằm góp phần nâng cao kỹ năng học tập hợp tác của sinh viên sư phạm 6 Giới hạn phạm vi nghiên cứu - Luận án tập trung nghiên cứu KNHTHT của sinh viên CĐSP hệ chính qui của một số trường: CĐSP Hà Nội, CĐSP Quảng Nam, CĐSP Hà Nam - Vì thời gian và điều kiện nghiên cứu có hạn, luận án chỉ tiến hành nghiên cứu KNHTHT trong hoạt động học tập môn Tâm lí học năm học 2009 – 2010, năm học 2010 – 2011 và đề tài chỉ thử nghiệm, đánh giá hiệu quả của những biện pháp tác động trên một nhóm sinh viên 7.Phương pháp nghiên cứu 7.1 Những nguyến tắc phương pháp luận Đề tài nghiên cứu được thực hiện trên cơ sở một số nguyên tắc phương pháp luận cơ bản như sau: - Nguyên tắc hoạt động: các KNHTHT của sinh viên CĐSP được sử dụng trong hoạt động HTHT Vì vậy, việc nghiên cứu các KNHTHT của sinh viên phải thông qua hoạt động HTHT của họ bằng cách tổ chức hoạt động, quan sát và đánh giá kết quả hoạt động - Nguyên tắc tiếp cận hệ thống: Mọi sự vật hiện tượng cũng như các thành phần trong mỗi sự vật, hiện tượng trong thế giới đều có mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau Vì vậy, khi nghiên cứu các KNHTHT phải nghiên cứu trong mối quan hệ giữa chúng với nhau và trong mối quan hệ giữa chúng và các yếu tố chủ quan và khách quan ảnh hưởng đến chúng - Nguyên tắc phát triển: Tâm lí của con người luôn vận động và phát triển Vì vậy, nghiên cứu các KNHTHT của sinh viên CĐSP phải được tiến hành 6 trong quá trình vận động và phát triển của chúng, qua diễn biến và sản phẩm của hoạt động - Nguyên tắc tiếp cận liên ngành: KNHTHT của sinh viên sư phạm là vấn đề nghiên cứu của Tâm lí học đại cương, Tâm lí học sư phạm, Tâm lí học dạy học, Tâm lí học xã hội Vì vậy, KNHTHT cần được xem xét từ nhiều góc độ khác nhau 7.2.Các phương pháp nghiên cứu cụ thể - Phương pháp nghiên cứu tài liệu - Phương pháp quan sát - Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi - Phương pháp phỏng vấn - Phương pháp trắc nghiệm - Phương pháp thực nghiệm - Phương pháp thống kê toán học 8 Đóng góp mới của đề tài 8.1 Về mặt lí luận: Kết quả nghiên cứu của luận án đã phân tích làm sáng tỏ một số khái niệm cơ bản như: kỹ năng, kỹ năng học tập, kỹ năng học tập hợp tác, đặc biệt đã xây dựng khái niệm mới là kỹ năng học tập hợp tác của sinh viên sư phạm Luận án cũng góp phần làm sáng tỏ một số vấn đề có tính lý luận liên quan đến đề tài Luận án đã chỉ ra cấu trúc của kỹ năng học tập hợp tác của sinh viên sư phạm bao gồm năm thành phần: nhận thức, thiết kế, kết cấu, giao tiếp, tổ chức và các yếu tố chủ quan, khách quan ảnh hưởng đến kỹ năng này 8.2 Về mặt thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của luận án đã góp phần làm sáng tỏ thực trạng các thành phần và mức độ các kỹ năng học tập hợp tác của sinh viên CĐSP hiện nay đồng thời chỉ ra được ảnh hưởng của các yếu tố chủ quan và khách quan đến thực trạng kỹ năng này, trong đó yếu tố chủ quan có ảnh hưởng mạnh hơn Luận án đã đề xuất các biện pháp tác động có tính khả thi góp phần nâng cao kỹ năng học tập hợp tác của sinh viên sư phạm 7 Những kết quả nghiên cứu này có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo để xây dựng nội dung bồi dưỡng, rèn luyện kỹ năng học tập hợp tác cho sinh viên sư phạm nhất là trong điều kiện học tập theo học chế tín chỉ hiện nay Ngoài ra, kết quả nghiên cứu có thể sử dụng làm tài liệu giúp giảng viên và sinh viên trong việc tổ chức mô hình HTHT khi còn thiếu những tài liệu có tính lí luận cũng như thực tiễn liên quan đến hoạt động học tập hợp tác của sinh viên 9 Cấu trúc của luận án Luận án được trình bày trong 179 trang, bao gồm phần mở đầu, 3 chương, kết luận và kiến nghị 8 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN NGHIÊN CỨU KỸ NĂNG HỌC TẬP HỢP TÁC CỦA SINH VIÊN SƯ PHẠM 1.1.Tổng quan về lịch sử nghiên cứu vấn đề 1.1.1 Nghiên cứu về kỹ năng học tập hợp tác ở nước ngoài Kỹ năng là vấn đề được quan tâm nghiên cứu từ rất sớm Nhà bác học Hy lạp Aristot (384-322 TCN), trong cuốn “Bàn về tâm hồn” đã coi kỹ năng làm việc là một trong ba bộ phận cấu thành phẩm hạnh con người khi ông xác định ba nội dung của phẩm hạnh là “Biết định hướng, biết làm việc, biết tìm tòi” Trong các công trình nghiên cứu của các nhà giáo dục học nổi tiếng thế kỉ 19 như G.Rutxo, K.D.Usinxki, I.A.Comenxki cũng đã đề cập đến kỹ năng trí tuệ và sự hình thành kỹ năng này Tuy nhiên, từ thế kỉ XIX trở về trước vấn đề kỹ năng chưa được nghiên cứu một cách có hệ thống Từ thế kỉ thứ XX trở lại đây, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của các ngành khoa học trong đó có tâm lí học, vấn đề kỹ năng được quan tâm nghiên cứu nhiều hơn Nhìn tổng thể, có thể nhận thấy hai xu hướng chính: Xu hướng thứ nhất: nghiên cứu kỹ năng trên cơ sở tâm lí học hoạt động Đại diện cho xu hướng này là các nhà Tâm lí học Xô viết Đại diện là các tác giả A.V.Petrovxki, V.A.Krutetxki, B.F.Lomov, En.Kobanovameller, V.I.Dưcova, G.X.Koxchiuc, N.A.Menchinxcia, L.G.Voronhin, E.A.Milerian, P.A.Ruđic, K.K.Platonov, G.G.Golubev, V.X.Cudin, N.Đ.Levitov, N.V.Cudơmina, V.A.Kruch, P.Ia.Galperin,V.G.Loox … [Dấn theo 66;77] Khi nghiên cứu kỹ năng, nhiều tác giả thường gắn nó với kỹ xảo bởi hai khái niệm này liên quan chặt chẽ với nhau, khó tách rời Vấn đề nghiên cứu kỹ năng không chỉ thu hút sự quan tâm của các nhà Tâm lí học đại cương, các nhà Tâm lí học thuộc các chuyên nghành khác nhau, mà cả các nhà Giáo dục học, Điều đó cho thấy kỹ năng là một vấn đề rất quan trọng Tuy các công trình nghiên cứu đề cập đến những vấn đề khác nhau, nhưng các quan điểm của các tác giả Xô viết không trái ngược nhau mà chúng bổ sung cho nhau và có thể phân thành một số hướng nghiên cứu chính như sau: 9 Hướng thứ nhất – nghiên cứu kỹ năng với các tiếp cận kỹ thuật và năng lực Có nhiều tác giả đề cập đến khái niệm kỹ năng trong công trình nghiên cứu của mình, nhưng tựu chung lại có 2 loại quan niệm Quan niệm thứ nhất xem xét kỹ năng như là mặt kỹ thuật của hành động Đại diện là các tác giả V.A.Krutexki, V.X.Cudin, A.G.Kovaliov V.V.Tsebưsev Quan niệm thứ hai xem xét kỹ năng như là biểu hiện năng lực của con người Đại diện là các tác giả N.Đ.Levitov, X.I.Kixegof, K.K.Platonov, G.G.Golubev, Hướng thứ hai – Nghiên cứu điều kiện hình thành kỹ năng Các tác giả G.X.Koxchuc, N.A.Menchinxkaia, đề cập đến điều kiện để hình thành kỹ năng học tập như kỹ năng độc lập học tập, kỹ năng vận dụng sáng tạo kiến thức vào thực tế Các tác giả như B.F.Lomov [59], En.Kobanova-meller, V.I.Dưcova, A.V.Petrovxki [67], V.A.Kcutetxki [11], V.X.Cudin, đều thống nhất rằng, điều kiện hình thành kỹ năng chính là các tri thức và kinh nghiệm trước đó Muốn hình thành kỹ năng ở một lĩnh vực hoạt động nào đó, trước tiên phải có tri thức về hoạt động đó V.V.Tsebưseva nghiên cứu sâu về kỹ năng lao động bà đã có nhận định rất quan trọng được thực tế kiểm nghiệm và được nhiều người thừa nhận Bà cho rằng, khi huấn luyện kỹ năng nến rút dần vai trò của người dạy, người học sẽ hình thành kỹ năng nhanh chóng và ổn định hơn [77] Hướng thứ ba – Nghiên cứu mức độ hình thành kỹ năng Xung quanh vấn đề này có nhiều ý kiến khác nhau E.A.Milerian trong luận án tiến sĩ về kỹ năng lao động đã coi kỹ năng là một thành phần, một mức độ của năng lực con người Với công trình nghiên cứu “Hình thành kỹ năng, kỹ xảo cho sinh viên trong điều kiện của nền giáo dục đại học” X.I.Kixegof [48] đã phân tích khá sâu sắc khái niệm kỹ năng Ông phân biệt hai loại kỹ năng: kỹ năng bậc thấp (hay còn gọi là kỹ năng nguyên sinh) được hình thành qua các hoạt động giản đơn, nó là cơ sở hình thành kỹ xảo Kỹ năng bậc cao (gọi là kỹ năng thứ sinh) – mà cơ sở của nó là tri thức và các kỹ xảo Ngược lại P.A.Rudic lại chỉ đề cập đến kỹ năng bậc thấp Do đó, ông chỉ chú ý đến mức độ hoàn thiện cao của kỹ xảo Theo tác giả Trần Quốc Thành, nếu coi kỹ năng có hai bậc: bậc thấp và bậc cao, kỹ năng bậc thấp là cơ sở của kỹ xảo - thì ý kiến của X.I.Kixegof và E.A.Milerian không 10 có gì mâu thuẫn nhau [77;5] Các tác giả K.K.Platonov và G.G.Glubev chỉ rõ 5 mức độ hình thành kỹ năng và cũng nêu rõ các điều kiện, các biểu hiện tâm lý của từng mức độ hình thành đó [58] Hướng thứ tư – Nghiên cứu mối quan hệ giữa kỹ năng và kỹ xảo Các tác giả đều cho rằng, kỹ năng thường có liên quan đến việc vận dụng kinh nghiệm cũ trong việc thực hiện những hành động mới, trong những điều kiện mới Còn kỹ xảo là những dạng hành vi đã được củng cố vững chắc đáp ứng những điều kiện hoạt động không thay đổi Các tác giả đều đánh giá cao vai trò của hoạt động thực tiễn, việc vận dụng tri thức vào thực tiễn, đặc biệt là vai trò của luyện tập đối với sự hình thành kỹ năng, kỹ xảo Song các tác giả lại có quan niệm khác nhau về mối quan hệ giữa kỹ năng và kỹ xảo Có thể chia thành ba quan điểm cơ bản Theo quan điểm thứ nhất, kỹ năng là cái đầu tiên, trên cơ sở đó kỹ xảo được hình thành Đại diện cho quan điểm này là P.A.Rudich, N.Đ.Levitov, và các tác giả khác Quan điểm thứ hai lại cho rằng, kỹ năng là quá trình thứ hai dựa trên kỹ xảo mà hình thành Đại diện cho quan điểm này là K.K.Platonov, V.V.Tsebuseva và các tác giả khác Quan điểm thứ ba là sự kết hợp của hai quan điểm trên Đại diện cho quan điểm này là X.I.Kixegof [77] Xu hướng thứ hai nghiên cứu kỹ năng trên cơ sở của Tâm lí học hành vi Đại diện của xu hướng này là các tác giả như J.B.Watson, B.F.Skiner, E.L.Thordide, E.Tomen, Ở Phương Tây, đầu thế kỉ thứ XX, mặc dù xuất phát từ quan niệm duy vật máy móc về con người, lí luận dạy học theo chương trình hoá của Skiner B.F (1904-1990), những nghiên cứu trên hành vi luyện tập của Tomen E.C (1886-1959) cũng đã đi đến một số kết luận đáng chú ý Tomen cho rằng, sau một thời gian luyện tập khả năng thực hiện thành thạo động tác được nâng cao Theo ông, sự thành thạo đó được biểu hiện ở chỗ, động tác trở nên quen thuộc hơn, đỡ sai lầm hơn, đỡ tốn công sức hơn, ngày càng chính xác hơn Ông đã giải thích bản chất của hiện tượng đó như sau: động vật đã hình thành được bản đồ nhận thức trong não Bản đồ này có thể chỉ dẫn cho một loạt các hành vi cùng loại Nó bao gồm cả sự giả định, chờ đợi, quyết định, thực hiện, đạt mục đích [77] 179 viên Tiểu học, Trung học cơ sở Họ rất cần có KNHTHT để học tập tốt, để hoàn thiện nhân cách bản thân Nhưng hơn thế nữa, họ cần có được KNHTHT để hợp tác với đồng nghiệp, hợp tác với gia đình trong việc giáo dục học sinh; để giúp cho học trò của mình hợp tác tốt hơn, nhờ vậy kết quả học tập và rèn luyện của chúng cao hơn Kỹ năng học tập hợp tác của sinh viên sư phạm là khả năng vận dụng có kết quả những tri thức, những kinh nghiệm (mục đích, yêu cầu, cách thức tiến hành, phương tiện, điều kiện học tập hợp tác, ) vào các hành động phối hợp, giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động học tập theo nhóm để hoàn thành mục đích học tập chung là lĩnh hội tri thức chuyên môn, nghiệp vụ, hình thành những kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp, phát triển những phẩm chất, năng lực sư phạm của người giáo viên và thúc đẩy cao nhất hoạt động học tập của mỗi cá nhân KNHTHT của sinh viên CĐSP là kỹ năng phức hợp gồm 5 nhóm kỹ năng tương ứng với 5 thành phần của hoạt động HTHT: Kỹ năng nhận thức; Kỹ năng thiết kế; Kỹ năng kết cấu; Kỹ năng giao tiếp; Kỹ năng tổ chức KNHTHT chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố chủ quan và khách quan 1.2 Kết quả nghiên cứu thực trạng cho thấy, nhìn chung sinh viên CĐSP có KNHTHT ở mức độ trung bình Khi tham gia vào HTHT, đa số sinh viên đã thực hiện được tương đối đầy đủ những thao tác cơ bản, song chưa thuần thục, tính linh hoạt còn hạn chế Có những thao tác rất quan trọng nhưng sinh viên còn coi nhẹ Sinh viên mới chỉ chú ý tới các hành động của bản thân, chưa thực sự quan tâm đến các hành động của các thành viên khác, nhóm khác Chính điều đó khiến các kỹ năng liên quan đến cá nhân tốt hơn các kỹ năng liên quan đến sự tương tác nhóm Trong HTHT, những kỹ năng liên quan đến tương tác nhóm lại ảnh hưởng mạnh hơn đến hiệu quả HTHT Vì vậy, muốn nâng cao hiệu quả HTHT cần chú ý bồi dưỡng và phát triển những kỹ năng này Trong thứ bậc 5 thành phần KNHTHT, xếp cao nhất là kỹ năng kết cấu, tiếp đến là kỹ năng tổ chức, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng nhận thức và thấp nhất là kỹ năng thiết kế Trong tất cả các thành phần của KNHTHT, các kỹ năng liên quan đến cá nhân đều tốt hơn các kỹ năng liên quan đến sự tương tác nhóm Không có sự khác biệt có ý nghĩa về mức độ KNHTHT nhưng có sự khác biệt về điểm số giữa nam và nữ, giữa sinh viên khu vực thành phố và nông thôn, giữa sinh viên có học lực 180 khác nhau, các chuyên ngành khác nhau, các trường khác nhau và sinh viên giữa các khối Giữa các KNHTHT có mối quan hệ theo chiều thuận rất chặt chẽ Nhóm kỹ năng nhận thức có vai trò quan trọng bậc nhất, ảnh hưởng tới sự hình thành và phát triển của các kỹ năng khác Muốn phát triển KNHTHT nói chung và các kỹ năng thành phần nói riêng thì trước hết phải chú ý bồi dưỡng và phát triển nhóm kỹ năng nhận thức cho sinh viên 1.3 Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến KNHTHT của sinh viên CĐSP Trong đó, các yếu tố chủ quan ảnh hưởng mạnh hơn các yếu tố khách quan Trong các yếu tố chủ quan thì yếu tố ảnh hưởng mạnh nhất là nhận thức HTHT Trong các yếu tố khách quan, yếu tố ảnh hưởng mạnh mẽ nhất đến KNHTHT của sinh viên là phương pháp tổ chức HTHT của các nhóm sinh viên Điều kiện HTHT có ảnh hưởng nhất định đến hiệu quả của hoạt động HTHT, đến KNHTHT của sinh viên Vì vậy, để nâng cao KNHTHT của sinh viên điều quan trọng cần chú ý tới công tác bồi dưỡng, rèn luyện KNHTHT nhằm nâng cao nhận thức về HTHT cho sinh viên, hình thành và phát triển động cơ HTHT đúng đắn, bồi dưỡng kinh nghiệm tổ chức HTHT cho các nhóm sinh viên 1.4 Kết quả nghiên cứu tiếp diễn cho thấy, trong quá trình học tập ở trường CĐSP, KNHTHT của sinh viên có sự thay đổi nhất định, nhưng đó chỉ là sự tăng lên một cách tự nhiên về điểm số do tác động của quá trình dạy học, chứ chưa có sự tăng lên rõ rệt về mức độ kỹ năng Và chỉ khi có thực nghiệm tác động sư phạm mới cho kết quả tăng mức độ KNHTHT một cách rõ rệt 1.5 Kết quả thực nghiệm phù hợp với giả thuyết thực nghiệm: tập huấn xã hội và lồng ghép rèn luyện KNHTHT trong quá trình giảng dạy các môn học trong trường CĐSP có thể góp phần nâng cao KNHTHT của sinh viên CĐSP Và do đó, góp phần nâng cao chất lượng đạo tạo của trường CĐSP Những kết quả nghiên cứu trên phù hợp với giả thuyết và các nhiệm vụ của đề tài đã được giải quyết 2 KIẾN NGHỊ 2.1 KNHTHT của sinh viên sư phạm là kỹ năng phức hợp gồm 5 thành phần KNHTHT của sinh viên sư phạm cũng như các kỹ năng thành phần còn hạn chế về mức độ Vì vậy, để góp phần nâng cao KNHTHT của sinh viên, nhà trường cần áp dụng những biện pháp sau: 181 Nhà trường cần chú ý tới công tác đào tạo bồi dưỡng đội ngũ giảng viên về trình độ chuyên môn, phương pháp giảng dạy, tạo điều kiện cho họ tiếp cận với những phương pháp dạy học hiện đại, đặc biệt là tổ chức tập huấn phát triển kỹ năng dạy học hợp tác cho giảng viên Điều đó sẽ giúp họ tổ chức hiệu quả hoạt động dạy học hợp tác Cần có chương trình tập huấn KNHTHT cho sinh viên bằng những hình thức sinh động, hấp dẫn, phù hợp, với những nội dung thiết thực và cần tạo điều kiện cho sinh viên rèn luyện KNHTHT trong quá trình học tập các môn học tại trường KNHTHT là kỹ năng phức hợp gồm năm thành phần Trong đó, KNNT đóng vai trò quan trọng nhất Vì vậy, nâng cao KNHTHT cho sinh viên là đồng thời nâng cao cả năm thành phần nói trên, đặc biệt chú ý tới những biện pháp nâng cao KNNT cho sinh viên Động cơ nhận thức có vai trò quan trọng quyết định trong số 5 động cơ HTHT, nên trong khi giáo dục cả hệ thống 5 động cơ HTHT thì phải đặc biệt chú ý giáo dục, hình thành động cơ nhận thức khoa học cho sinh viên Bên cạnh đó, nhà trường cần tiếp tục duy trì và phát triển các nhóm chính thức của sinh viên thông qua các biện pháp cụ thể để tăng cường sự cố kết nhóm, đặc biệt là các hoạt động tập thể Đây chính là điều kiện thuận lợi để phát triển KNHTHT của sinh viên Để hình thành và phát triển KNHTHT của sinh viên, nhà trường cần tạo những điều kiện cơ sở vật chất cần thiết như phòng học, trang thiết bị dạy học; Tăng cường, khuyến khích tổ chức HTHT 2.2 KNHTHT là kỹ năng có vai trò rất quan trọng đối với hoạt động HTHT của sinh viên sư phạm Vì vậy cần có thêm những nghiên cứu sâu, rộng hơn về KNHTHT của sinh viên để đề ra những biện pháp nâng cao KNHTHT của sinh viên 2.3 Bản thân mỗi giảng viên cần tích cực, tự giác nâng cao trình độ chuyên môn và nghiệp vụ; tích cực đổi mới phương pháp giảng dạy; Tăng cường tổ chức và phát huy hiệu quả của HTHT; Cần chú ý tổ chức tốt tất cả các khâu; Tạo những tình huống với những vấn đề hấp dẫn, thiết thực để kích thích tư duy của sinh viên; Cần nêu mục đích, yêu cầu rõ ràng để định hướng hoạt động cho nhóm 182 sinh viên; hướng dẫn cụ thể; quan tâm, giám sát chặt chẽ, đôn đốc, nhắc nhở, hỗ trợ, tạo điều kiện để các nhóm sinh viên làm việc nghiêm túc, hiệu quả; Đánh giá chặt chẽ, chính xác, công bằng, khách quan 2.4 Mỗi sinh viên cần hiểu rõ ý nghĩa của HTHT đối với bản thân cũng như tất cả các thành viên trong nhóm và nhóm, để từ đó tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo tham gia vào các hoạt động nhóm Các nhóm sinh viên cần tổ chức tốt các hành động HTHT; cần có sự trao đổi, bàn bạc thống nhất các nguyên tắc, mục tiêu, cách thức hoạt động một cách rõ ràng ngay từ đầu; cần huy động tối đa sự tham gia của tất cả các thành viên vào mọi khâu trong quá trình HTHT Các thành viên cần theo dõi, giám sát, động viên, hỗ trợ nhau thực hiện tốt các công việc cụ thể của nhóm; cần quan tâm, giúp đỡ nhau, tạo ra các mối quan hệ tốt giữa các thành viên trong nhóm, giữa nhóm này với nhóm khác, giữa sinh viên và giảng viên; cần hình thành thói quen làm việc cùng nhau một cách khoa học, hiệu quả DANH MỤC CÁC BÀI BÁO LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ĐÃ CÔNG BỐ 1 Nguyễn Thị Thúy Hạnh (2009), Một số vấn đề về kỹ năng làm việc nhóm từ giác độ Tâm lí học nhóm nhỏ, Kỷ yểu Hội thảo khoa học quốc tế “Nhu cầu, định hướng và đào tạo tâm lý học đường tại Việt nam”, tr.224 2 Nguyễn Thị Thúy Hạnh (2011), Các giai đoạn và yêu cầu học tập hợp tác của sinh viên, Tạp chí giáo dục Số 267, Kì 1 (8/2011), tr.26 183 3 Nguyễn Thị Thúy Hạnh (2011), Thực trạng kỹ năng học tập hợp tác của sinh viên CĐSP, Tạp chí Tâm lí học Số 8 - 2011 , tr.26 4 Nguyễn Thị Thúy Hạnh (2012), Kỹ năng học tập hợp tác của sinh viên Sư phạm, Tạp chí giáo dục Số , Kì 1 (1/2012), (Chờ đăng) TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG VIỆT 1 Hoàng Thị Anh (1992), Kỹ năng giao tiếp sư phạm của sinh viên, Đại học sư phạm hà Nội, Luận án Phó tiến sĩ 2 Lê Khánh Bằng (1989), Đặc điểm của phương pháp dạy học ở đại học, ( in trong “Một số vấn đề nâng cao hiệu quả quá trình dạy học ở đại học và THCN” – tập 1, NXB Đại học Sư phạm Hà nội 184 3 Baker L.T (1988), Thực hành nghiên cứu xã hội, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội 4 Nguyễn Ngọc Bích (2000), Tâm lí học nhân cách, NXB ĐHQG, Hà Nội 5 Bộ Giáo dục và Đào tạo (2010), Tài liệu tập huấn về phương pháp dạy và học tích cực cho Cán bộ quản lý giáo dục cấp Trung ương 6 L.T.Bôgiôvich (1982), Nhân cách và sự hình thành nhân cách lứa tuổi trẻ em, Viện Khoa học giáo dục Hà Nội 7 Chương trình giáo dục các giá trị cuộc sống ( ), Các hoạt động giá trị dành cho thanh niên, UNESCO 8 Côn I.X (1987), Tâm lí học thanh niên, NXB Trẻ 9 Covaliov A.G (1994), Tâm lí học cá nhân, NXB Giáo dục, Hà Nội 10 Nguyễn Văn Cường (2009), Lí luận dạy học hiện đại – Một số vấn đề đổi mới phương pháp dạy học, Postdam 11 Cruchetxki V.A (1981), Những cơ sở của tâm lí học sư phạm- Tập I, II, NXB Giáo dục) 12 Phạm Tất Dong, Nguyễn Hải Khoát, Nguyễn Quang Uẩn, Tâm lí học đại cương, Viện đại học mở Hà nội 13 Ngô Thị Dung, Một số lí luận về học tập theo nhóm của học sinh, Tạp chí Giáo dục số 46, chuyên đề quí VI/2002 14 Vũ Dũng (chủ biên) (2000), Tâm lí học xã hội, NXB khoa học xã hội, Hà Nội 15 Vũ Dũng (chủ biên) (2008), Từ điển Tâm lí học, NXB Từ điển Bách khoa 16 Diane Tillman (2008), Những giá trị sống cho tuổi trẻ, NXB Tổng hợp TP Hồ Chí Minh 17 Nguyễn Kim Dung (1995), Xây dựng quan hệ nhân văn giữa học sinh trong tập thể lớp ở THCS, Tạp chí Nghiên cứu Giáo dục số 5/1995 18 Nguyễn Thị Thúy Dung (2009), Kỹ năng giải quyết tình huống quản lý của học viên các lớp bồi dưỡng hiệu trưởng tiểu học, Luận án Tiến sĩ Tâm lí học Viện KHXH Việt nam – Viện Tâm lí học 19 Dự án Việt-Bỉ “Hỗ trợ học từ xa” (2000), Dạy các KN tư duy, Hà nội 185 20 Hồ Ngọc Đại (1983), Tâm lí học dạy học, NXB Giáo dục, Hà nội 21 Vũ Cao Đàm (2005), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, NXB Khoa học và kỹ thuật 22 Nguyễn Văn Đính (1997), Giáo trình giao tiếp và nghệ thuật giao tiếp ứng xử trong kinh doing du lịch, NXB Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội 23 Đoblaev L.P (chủ biên) (1970), Những khía cạnh tâm lí của công việc đọc sách 24 Đavưđốp V.V (2000), Các dạng khái quát hóa trong dạy học, NXB ĐHQG Hà nội 25 Fisher (1992), Những khái niệm cơ bản của Tâm lí học xã hội, NXB Thế giới, Hà Nội 26 Geoffrey F (1988), Dạy học ngày nay, Tài liệu Dự án Việt – Bỉ: Dạy các kỹ năng tư duy 27 Phạm Minh Hạc (2008), Tuyển tập Tâm lí học, NXB Chính trị Quốc gia 28 Vũ Kim Hải – Đinh thuận (2006), Kỹ năng phỏng vấn, NXB Thông tấn, Hà Nội 29 Lê Nam Hải (2008), Kỹ năng học của sinh viên đại học theo hình thức từ xa,TT LA Tiến sĩ Tâm lí học, Viện KHXH Việt nam – Viện Tâm lí học 30 Trần Thị Minh Hằng (2003), Một số yếu tố tâm lí cơ bản trong tự học của sinh viên CĐSP Luận án Tiến sĩ Tâm lí, ĐHSP Hà nội 31 Heller.R (2000), Quản lý nhóm, NXB Tổng hợp Tp Hồ Chí Minh 32 Trần Hiệp (chủ biên) (1996), Tâm lí học xã hội –những vấn đề lý luận, NXB KHXH 33 Dương Diệu Hoa (Chủ biên) (2003), Giáo trình Tâm lí học xã hội trong quản lý, NXB ĐHSP 34 Phạm Thị Thu Hoa, Kỹ năng nghiên cứu khoa học của sinh viên trường ĐH KHXH và NV, ĐHQG Hà nội, Tóm tắt luận án Tiến sĩ Tâm lí học Viện KHGD 186 35 Vũ Lệ Hoa (2008), Biện pháp vận dụng quan điểm sư phạm tương tác trong dạy học môn giáo dục học ở các trường đại học Sư phạm, Luận án tiến sĩ giáo dục học, Hà nội 36 Ngô Công Hoàn (Chủ biên) (1997), Những trắc nghiệm tâm lí, Tập 1 và 2, NXB ĐHQG Hà nội 37 Ngô Công Hoàn và Nguyễn Quang Uẩn, Mô hình nhân cách sinh viên Đại học Sư phạm khi tốt nghiệp, Thông báo khoa học ĐHSP Hà Nội 1, Số 3/1991 38 Ngô Công Hoàn (1997), Tâm lí học xã hội trong quản lý, NXB ĐHQG, Hà Nội 39 Lê Văn Hồng (Chủ biên) (2001), Tâm lí học lứa tuổi và tâm lí học sư phạm, NXB Giáo dục 40 Lê Văn Hồng, (1975) Tâm lý học đại cương, Hội đồng bộ môn Tâm lý giáo dục học Bộ Giáo dục, Hà Nội 41 Nguyễn Ánh Hồng (2002), Phân tích về mặt Tâm lí học lối sống của sinh viên thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay, Luận án tiến sĩ Tâm lí học.ĐHSP 42 Bùi Văn Huệ (2000), Tâm lí học Tiểu học, NXB Giáo dục 43 Đặng Thành Hưng, Hệ thống KN học tập hiện đại, Viện chiến lược và chương trình giáo dục, Tạp chí giáo dục – Số 78/2004 44 Đặng Thành Hưng (2002), Dạy học hiện đại, NXB DDHQG Hà nội 45 Nguyễn Đức Hưởng, Phân loại kỹ năng nghề nghiệp của điều tra viên, Tạp chí Tâm lí học, số 5/2005 46 Jean Marc Denommé và Madeleine Roy (2000), Tiến tới một sư phạm tương tác, NXB Thanh niên 47 Kalinin M.I (1969), Bàn về thanh niên, NXB Thanh niên cận vệ Matxcơva 48 Kixegof X.I (1976 -1977), Hình thành kỹ năng, kỹ xảo sư phạm cho sinh viên trong điều kiện của nền giáo dục đại học, (Lê Khánh Bằng dịch), Tổ Tư liệu ĐHSP 187 49 Kharlamop I.F (1978), Phát huy tính tích cực của học sinh như thế nào, NXB Giáo dục, Hà Nội 50 Đặng Phương Kiệt (Chủ biên) (2001), Cơ sở Tâm lí học ứng dung, Tập 1, NXB ĐHQG Hà nội 51 Nguyễn Thành Kỉnh (2010)Phát triển kỹ năng dạy học hợp tác cho giáo viên trung học cơ sở, Luận án tiến sĩ Giáo dục học, Thái nguyên 52 Kromrey H (1999), Nghiên cứu xã hội thực nghiệm, NXB Thế giới, Hà Nội 53 Lê Ngọc Lan, 1982 Quan hệ giữa tự đánh giá của học sinh với thái độ học tập và động cơ học tập Kỷ yếu hội nghị Tâm lý học toàn quốc lần thứ V, Hà Nội 54 Nguyễn Thái Lan (chủ biên), 2008, Giáo trình Công tác xã hội nhóm, NXB Lao động - Xã hội 55 Đỗ Long, Phan Thị Mai Hương, Tính cộng đồng, tính cá nhân và “cái tôi” của người Việt nam hiện nay (sách tham khảo), NXB Chính trị Quốc Gia, Hà Nội 2002 56 Johnson, D & Johnson, R (1998) Học tập hợp tác và học thuyết tương thuộc xã hội: Học tập hợp tác (Cooperative learning and social interdependence theory: Cooperative learning) www.co- operation.org/pages/SIT.html 57 John Adair (2007), Kỹ năng ra quyết định và giải quyết vấn đề, NXB Tổng hợp Tp Hồ Chí Minh 58 Bùi Thị Xuân Mai (2007), Một số kỹ năng tham vấn cơ bản của cán bộ xã hội, Viện Tâm lí lí học - Viện Khoa học xã hội Việt nam, Tóm tắt luận án tiến sĩ Tâm lí học chuyên ngành 59 Lomov B.F.(2000), Những vấn đề lí luận và phương pháp luận tâm lí học, NXB ĐHQG Hà nội 60 Leonchep A.N (1987), Hoạt động – ý thức – nhân cách, NXBGD 188 61 Lã Văn Mến (2005), Nghiên cứu KN giải quyết tình huống sư phạm của sinh viên Cao đẳng Sư phạm Nam định, Viện Tâm lí học - Viện khoa học xã hội Việt nam, Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Tâm lí học 62 Nguyễn Thị Mùi (1996), Nghiên cứu KN sử dụng mô hình trong giải bài toán có lời văn của học sinh lớp 3, Luận án Tiến sĩ SP-TL ĐHSP Hà nội 63 Phan Trọng Ngọ (2005), Dạy học và phương pháp dạy học trong nhà trường, NXB ĐHSP 64 Phan Trọng Ngọ (chủ biên) (2000), Tâm lí học hoạt động và khả năng ứng dụng vào lĩnh vực dạy học, NXB ĐHQG Hà nội 65 Vũ Thị Nho (2003), Tâm lý học phát triển, Nxb Đại học Quốc Gia Hà Nội 66 Hoàng Thị Oanh (2003), Nghiên cứu KN tổ chức hoạt động chơi cho trẻ 5 tuổi của sinh viên Cao đẳng Sư phạm mẫu giáo, Luận án tiến sĩ Tâm lí học 67 Petrovxki A.V.(1982), Tâm lí học sư phạm và tâm lí học lứa tuổi, NXB Giáo dục 68 Ratxke R.(1995), Học tập hợp lý, NXB Đại học và THCN 69 Ronald Gross (2007), Học tập đỉnh cao, NXB Lao động 70 Rose Colin & Malcolm J.Nicholl (2008), KN học tập siêu tốc thế kỉ XXI, NXB Tri thức, Hà nội 71 Rubankin N.A (2002 ), Tự học như thế nào, NXB Thanh niên 72 Nguyễn Đức Sơn (2009), Sự cố kết nhóm trong nhóm nhỏ chính thức của sinh viên, Luận án Tiến sĩ Tâm lí học, ĐHSP 73 Nguyễn Thạc (1983), Nghiên cứu quá trình hình thành tính độc lập trong hoạt động học tập của sinh viên Việt nam, Luận án PTS Khoa học, Lêningrat 74 Nguyễn Thạc và Phạm Thành Nghị (2007), Tâm lí học sư phạm đại học, NXB Đại học Sư phạm 75 Lâm Quang Thiệp (2004), Báo cáo tổng kết đề tài “Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp và qui trình đổi mới phương pháp dạy và học cho đại học 189 Việt nam trong bối cảnh của CNTT và TT mới”, Đề tài khoa học đặc biệt cấp ĐHQG – QG01.16 76 Nguyễn Thị Thanh, Phương pháp tiếp cận phát triển KNHTHT cho sinh viên trong quá trình dạy học, Tạp chí Giáo dục số 254 (Kì 2- 1/2011) 77 Trần Quốc Thành (1992), Kỹ năng tổ chức trò chơi của chi đội trưởng chi đội TNTP Hồ Chí Minh, LA Phó tiến sĩ khoa học SP-TL.ĐHSP Hà nội 78 Dương Thiệu Tống (2005), Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục và Tâm lí, NXB Khoa học xã hội 79 Trần Trọng Thủy (1992), Khoa học chẩn đoán tâm lí, NXB Giáo dục 80 Trần Trọng Thuỷ, Tâm lí học lao động, NXB ĐHSPHN 81 Trần Trọng Thủy (1983), Một số lý thuyết về hoạt động học tập, Tạp chí Nghiên cứu Giáo dục 82 Trần Trọng Thuỷ (chủ biên), Nguyễn Quang Uẩn, Lê Ngọc Lan, Tâm lý học, NXB Giáo dục, Năm 1998 83 Nguyễn Thị Ngọc Thúy (2006), Nghiên cứu lý thuyết học tập hợp tác và thử nghiệm áp dụng nhằm nâng cao chất lượng đào tạo ở khoa Sư phạm kỹ thuật, Báo cáo Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường 84 Liêu Chí Trung (2005), Phương pháp hùng biện, NXB Văn hóa Thông tin, Hà Nội 85 Nguyễn Huy Tú, Tập bài giảng Tâm lý học giáo dục, Viện Khoa học giáo dục 86 Thái Duy Tuyên (2005), Phương pháp dạy học truyền thống và đổi mới, NXB Giáo dục, Hà Nội 87 Phạm Thị Tuyết (2008), Kỹ năng giao tiếp của cán bộ ngân hàng, TT Luận án Tiến sĩ Tâm lí học chuyên ngành, Viện KHXH Việt Nam – Viện Tâm lí học 88 Nguyễn Quang Uẩn (chủ biên), Trần Hữu Luyến, Trần Quốc Thành (2000), Tâm lý học đại cương, Trung tâm đào tạo từ xa – ĐH Huế - NXB Giáo dục 190 89 Nguyễn Quang Uẩn (1998), Báo cáo tổng hợp đề tài “Xây dựng lối sống đạo đức mới cho sinh viên Đại học Sư phạm phục vụ cho sự nghiệp Công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước”, Mã số QG 96/08, Hà Nội 90 Umanxki L.I và Lutoskin A.N (1986), Tâm lí học về công tác của bí thư chi đoàn, NXB Thanh niên, Hà nội 91 Vưgôtxki L.X (1997), Tuyển tập Tâm lí học, NXB ĐHQG, Hà Nội 92 Wilbert J.Mckeachie (2003), Những thủ thuật trong dạy học: Các chiến lược, nghiên cứu lí thuyết về dạy học (dành cho giảng viên đại học và cao đẳng), Bản dịch TIẾNG ANH 93 Cooper, JL & Mueck, R (1990) Student involvementin learning: Cooperative learning and college instruction Journal of Excellence in College Tearching, 1 (1): 68 -76 94 Cooper, JL Presscot, S., Cook, L., Smit, L., Mueck,R., and Cuseo, J (1990), Cooperative learning and college instruction: Effective use off student learning teams Long Beach, CA: The California State Univercity Foundation on behalf of Califorlia State Univercity Institute for Tearching and Learning 95 Courtney, D.P., Courtne, M & Nicholson, D (1992), The effect of cooperative learning as an instructional practive at the college level Paper presented at the Annual Meeting of the Mid-South Educational Research Association, Knoxville, TN (ERIC Document Reproduction Services No ED 354808) 96 Dixon Pam (1996),Virtual college, Princeton: Peterso's 97 Dyson E A (1997), Desing for living in the Digital Age, New York: broadway Books (Bantam Doubleday dell) 98 Goleman, D (1995), Emotional Intelligence, New York: Batman 99 Garside Sandra G., Klein er Brian H.(1991), Effective one – to – one communication skill, vol 23, No 7 191 100 Johnson D.W, Johnson R.T Ed ythe J Holubec, Cooperative learning in the classroom, Association for Supervision and curiculum Development Alecxandria, Virginia 101 Johnson D.W, Johnson R.T (1995), Learning together and alone; Cooperative, and Individualistic learning, Third edition 102 Kevin B và Len King (1993), Beginning teaching second edition, Australia 103 Science & Technology Development, Vol 9, No.10- 2006, 104 http://www.kynang.edu.vn/ky-nang-to-chuc-cong-viec/69-ky-nang-tochuc-cong-viec-hieu-qua.ht 105 http://tailieu.vn/xem-tai-lieu/de-tai-phat-trien-ky-nang-day-hoc-hop-tac- cho-giao-vien-trung-hoc-co-so-.516919.html TIẾNG NGA 106 Вендров Е.Е (1969) Психологические проюблемы управления М.Экономика 107 Камбелл И.К (1982) межличностые оценки в малой группе, Издательство прогресс, Москва 108 Кузъмин В.А Семенов В.Е (1979) Социальная психология Л Г У 109 Кузъмина Н.В (1980) Методы систематического педогогического иследования Л Г У 110 Петовский В А (1981) Общая психология М Просвешение 111 Петровский А.В., Шпалинсний В.В (1978) Социальная психология коллектива, Издательство просвешение 112 Роберт М , Тиллиман, (1988), психология индивида и группы Издательство прогресс 113 Сороковой А Г (1971) Социально– Психологические основы, М Экономика 114 Сушков И.Р психология взаимоотношениий, Издательство, PAН 192 115 Уманский Л И (1980) , Психология организаторской дуятельности школьников, М просвешение 116 Унсова А В (1988) Формирование учебных умений и навыков учащихся на уроках физики, М просвешение 117 Хамблин Д (1986) Формирование учебных навыков, Педогогика ... cấu trúc, mức độ kỹ học tập hợp tác yếu tố ảnh hưởng đến kỹ học tập hợp tác sinh viên sư phạm Trên sở đề xuất số biện pháp tác động nhằm nâng cao kỹ học tập hợp tác sinh viên sư phạm, qua góp phần... dựng sở lý luận nghiên cứu kỹ học tập hợp tác sinh viên sư phạm: làm rõ khái niệm công cụ, thành phần cấu trúc kỹ học tập hợp tác sinh viên sư phạm yếu tố ảnh hưởng đến kỹ 5.2 Làm rõ thực trạng kỹ. .. NGHIÊN CỨU KỸ NĂNG HỌC TẬP HỢP TÁC CỦA SINH VIÊN SƯ PHẠM 1.1.Tổng quan lịch sử nghiên cứu vấn đề 1.1.1 Nghiên cứu kỹ học tập hợp tác nước Kỹ vấn đề quan tâm nghiên cứu từ sớm Nhà bác học Hy lạp

Ngày đăng: 18/03/2017, 08:17

Mục lục

  • MỞ ĐẦU

  • CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN NGHIÊN CỨU KỸ NĂNG HỌC TẬP HỢP TÁC CỦA SINH VIÊN SƯ PHẠM

    • 1.1.Tổng quan về lịch sử nghiên cứu vấn đề

      • 1.1.1. Nghiên cứu về kỹ năng học tập hợp tác ở nước ngoài

      • 1.1.2. Tình hình nghiên cứu kỹ năng học tập hợp tác trong n­ước

      • 1.2. Một số khái niệm cơ bản về kỹ năng học tập hợp tác của sinh viên sư phạm

        • 1.2.1. Kỹ năng

          • 1.2.1.1. Khái niệm kỹ năng

          • 1.2.1.2. Các mức độ hình thành kỹ năng

          • 1.2.1.3. Các giai đoạn hình thành kỹ năng

          • 1.2.2. Kỹ năng học của sinh viên sư phạm

            • 1.2.2.1. Hoạt động học của sinh viên sư phạm

            • 1.2.2.2. Kỹ năng học của sinh viên sư phạm

            • 1.2.3. Kỹ năng học tập hợp tác của sinh viên sư phạm

              • 1.2.3.1. Khái niệm về học tập hợp tác.

              • 1.2.3.2.Học tập hợp tác của sinh viên sư phạm

              • 1.2.3.3. Khái niệm kỹ năng học tập hợp tác của sinh viên sư phạm.

              • 1.2.4. Các thành phần cơ bản và mức độ kỹ năng học tập hợp tác của sinh viên sư phạm.

                • 1.2.4.1. Các thành phần cơ bản của kỹ năng học tập hợp tác của sinh viên sư phạm.

                • 1.2.4.2. Các mức độ hình thành KNHTHT của sinh viên sư phạm

                • 1.2.5. Một số yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng học tập hợp tác của sinh viên sư phạm.

                  • 1.2.5.1. Yếu tố chủ quan

                  • 1.2.5.2. Yếu tố khách quan

                  • TIỂU KẾT CHƯƠNG 1

                  • CHƯƠNG 2: TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

                    • 2.1.Vài nét về địa bàn và khách thể nghiên cứu

                      • 2.1.1. Địa bàn nghiên cứu.

                      • 2.1.2. Khách thể nghiên cứu.

                      • 2.2. Nội dung nghiên cứu

                      • 2.3. Tiến trình nghiên cứu

                        • 2.3.1. Giai đoạn nghiên cứu tài liệu, khảo sát sơ bộ.

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan