phát triển sản xuất na dai trên địa bà xã xuân quang huyện bảo thắng tỉnh lào cai

129 682 2
phát triển sản xuất na dai trên địa bà xã xuân quang huyện bảo thắng tỉnh lào cai

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

nghiên cứu tình hình sản xuất na dai trên địa bàn xã xuân quang huyện bảo thắng tỉnh lào cai, phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình sản xuất na dai từ đó đề xuất giải pháp phát triển sản xuất na dai trên địa bàn nghiên cứu đồng thời đưa ra các giải pháp tiêu thụ sản phẩm trên thị trường

MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG STT 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 Ký hiệu SXHH CNXH TBCN DT CC BQ KTCB SXKD NS ĐVT UBND SL TSCD BVTV CCDC HC NN LĐNN SXNN DVVT CBNLTS SCCK Chú giải Sản xuất hàng hóa Chủ nghĩa xã hội Tư bản chủ nghĩa Diện tích Cơ cấu Bình quân Kiến thiết bản Sản xuất kinh doanh Năng suất Đơn vị tính Ủy ban nhân dân Sản lượng Tài sản cố định Bảo vệ thực vật Công cụ dụng cụ Hữu Nông nghiệp Lao động nông nghiệp Sản xuất nông nghiệp Dịch vụ vận tải Chế biến nông lâm thủy sản Sửa chữa khí DANH MỤC SƠ ĐỒ DANH MỤC HỘP Ý KIẾN PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1 Tính cấp thiết của đề tài Trên thế giới, những nước càng có mức sống cao thì nhu cầu tiêu thụ sản phẩm trái càng lớn đặc biệt là hoa quả tươi Chúng là một phần không thể thiếu mỗi bữa ăn của gia đình họ Hoa quả tươi là một món ăn rất có ích không chỉ cung cấp khoáng chất và nhiều loại vitamin khác nhau, hoa quả có tác dụng rất tốt việc tiêu thụ thực phẩm Ở một số nước, ăn quả được coi là một ngành kinh tế quan trọng , thúc đẩy sự phát triển ngành nông nghiệp nói riêng và nền kinh tế xã hội nói chung, phát triển lâu dài, phù hợp ổn định Còn ở Việt Nam là nước có lợi thế về các loại hoa quả nhiệt đới, nhiều loại đặc sản có giá trị kinh tế cũng giá trị dinh dưỡng được đầu tư phát triển để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và ngoài nước Chính vì vậy ăn quả tăng khá nhanh, đóng góp lớn nhất vào cấu GDP của nông nghiệp Nhiều loại ăn quả được hình thành ở các vùng khác nhau, phù hợp với điều kiện tự nhiên của vùng khai thác tối đa thế mạnh vốn có của từng khu vực Chính vì vậy việc phát triển các loại ăn trái tạo hướng phát triển bền vững cho nền Nông nghiệp Việt Nam Na là là loại quả có giá trị dinh dưỡng cũng giá trị kinh tế cao Na có nguồn gốc từ Châu Mỹ nhiệt đới thuộc họ mãng cầu (Annona) với tên gọi là (Annona squamosa) Tên tiếng Anh: Custard apple, Sweetsop, Sugar apple, anon Tên tiếng Pháp: Pomme cannelle Từ kỷ 16, na họ mãng cầu nhập vào nhiều nước nhiệt đới tính thích nghi rộng trồng phổ biến vùng nhiệt đới nhiệt đới, sinh trưởng và phát triển tốt nền đất pha cát hay đất có chứa đá vôi Na có mùi vị thơm ngon đặc biệt, được nhiều người ưa dùng với tác dụng bổ dưỡng, rất tốt cho người ốm dậy, người cao tuổi và phụ nữ sau sinh Quả na bao gồm chất dinh dưỡng thiết yếu, chất chống oxy hóa, vitamin đặc biệt chứa nhiều vitamin C khoáng chất Do đó, loại có tác dụng chữa lỵ, đái tháo, trị mụn nhọt, giải nhiệt, tiêu độc, sát trùng Đặc biệt, na loại tuyệt vời giúp cải thiện chức tim, phòng bệnh ung thư tốt cho não Với những đặc điểm trên, những năm gần na dai thuộc họ na của xã Xuân Quang, huyện BảoThắng, tỉnh Lào Cai được xác định là kinh tế mũi nhọn có tính chiến lược lâu dài Để thực hiện các mục tiêu cũng nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội, xã Xuân Quang đã coi nhiệm vụ phát triển sản xuất na dai địa bàn xã là nhiệm vụ bản chiến lược phát triển kinh tế hàng năm Trong năm 2014 “Dự án cải tạo giống và phát triển sản xuất hàng hóa nhãn, na ở xã Xuân Quang, Phong Niên giai đoạn 2013 - 2015” Xã Xuân Quang, huyện Bảo Thắng đã trồng mới 24 na dai, tổ chức công tác tập huấn, tuyên truyền vận động bà mở rộng diện tích trồng na dai, tăng cường chăm sóc cũng áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật vào sản xuất, xây dựng mô hình sản xuất lớn theo hướng sản xuất hàng hóa để nâng cao thu nhập, phát triển kinh tế hộ nông thôn đặc biệt là những hộ là dân tộc thiểu số Cho tới thời điểm hiện na dai địa bàn xã Xuân Quang có diện tích là 64,33 được coi là chủ lực chủ trương thay đổi cấu trồng, thực hiện xóa đói giảm nghèo cho nhiều bà xã Xuân Quang (UBND xã Xuân Quang) Tuy nhiên việc phát triển na dai vẫn chưa theo quy hoạch, sản xuất còn lẻ tẻ, manh mún, xuất chất lượng chưa cao, chưa mang tính ổn định và bền vững Các hộ sản xuất na dai địa bàn xã Xuân Quang trình độ, kiến thức kỹ thuật canh tác còn hạn chế, thiếu thông tin, chủ yếu trồng quảng canh theo tập quán cũ chứa nhiều rủi ro, chông chờ vào sự may rủi của thời tiết, cho dù điều kiện đất đai rất phù hợp Cây na dai xã Xuân Quang còn có nhiều nhược điểm bản như: Hiện tượng không hoa, hoa không đậu quả, đậu quả lại rụng trái non, bị bệnh phổ biến nhất là rệp hút nhựa Quả na dai Xuân Quang mẫu mã còn chưa đẹp, khó bảo quản, còn bị dập, nát chưa đầu tư vào quá trình vận chuyển thu hái một cách hợp lý chuyên nghiệp Mặt khác chưa có nghiên cứu hay đề tài nào bàn về vấn đề na dai địa bàn xã Xuân Quang, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai Cho nên để có sự nhìn nhận tổng quan chung về sự phát triên, đề xuât các giải pháp khắc phục những khó khăn, nhằm thúc đẩy phát triển sản xuất na dai địa bàn thời gian tới chúng ta cần nghiên cứu cụ thể ngành hàng này Để đánh giá về thực trạng phát triển sản xuât na dai xã Xuân Quang thời gian qua, xác định thuận lợi khó khăn sở đó đưa định hướng giải pháp thúc đẩy phát triển sản xuất na dai Vấn đề đặt cho các nhà quản lý là có nên tiếp tục phát triển na dai hay không? Nếu phát triển sản xuất thì với quy mô là bao nhiêu? Yếu tố nào tác động tới việc phát triển sản xuất na dai xã Xuân Quang? Cần có giải pháp nào để na dai Xuân Quang ngày càng phát triển? Để giải quyết vấn đề bất cập em đã chọn đề tài nghiên cứu “Phát triển sản xuất na dai địa bàn xã Xuân Quang, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai” 1.2 Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1 Mục tiêu chung Trên sở tìm hiểu, đánh giá thực trạng phát triển sản xuất na dai địa bàn; Từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển sản xuất na dai địa bàn xã Xuân Quang, huyện BảoThắng, tỉnh Lào Cai 1.2.2 Mục tiêu cụ thể - Góp phần hệ thống hóa sở lý luận về phát triển sản xuất na dai; - Đánh giá thực trạng phát triển sản xuất na dai địa bàn xã Xuân Quang, huyện, BảoThắng, tỉnh Lào Cai; - Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới việc phát triển sản xuất na dai của các hộ nông dân địa bàn xã Xuân Quang, huyện BảoThắng, tỉnh Lào Cai; - Đề xuất định hướng và giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh phát triển sản xuất na dai xã Xuân Quang, huyện BảoThắng, tỉnh Lào Cai; 1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1.3.1 Đối tượng: 1.3.1.1 Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiện cứu của đề tài là các hoạt động nhằm phát triển sản xuất na dai của các hộ nông dân xã Xuân Quang, huyện BảoThắng, tỉnh Lào Cai 1.3.1.2 Đối tượng khảo sát - Hộ nông dân sản xuất na dai địa bàn xã Xuân Quang; Các thương lái; Người bán buôn, bán lẻ; Người tiêu dùng na dai Xuân Quang địa bàn xã Xuân Quang, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai - Các tổ chức kinh tế xã hội liên quan: Hội nông dân, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trạm khuyến nông, Phòng kinh tế huyện Bảo Thắng - Chính sách liên quan tới sản xuất na dai 1.3.2 Phạm vi nghiên cứu 1.3.2.1 Phạm vi nội dung Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng phát triển sản xuất na dai của các hộ nông dân địa bàn xã Xuân Quang thời gian năm (2012-2014 ) từ đó tập trung đưa những giải pháp phát triển sản xuất na phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của xã Xuân Quang, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai 1.3.2.2 Phạm vi về không gian, thời gian - Phạm vi không gian: Đề tài thưc hiện địa bàn xã Xuân Quang, huyện BảoThắng, tỉnh Lào Cai - Phạm vi thời gian: + Số liệu thứ cấp sử dụng đề tài thu thập từ năm 2010 - 2014 + Số liệu sơ cấp được tiến hành điều tra năm 2015 PHẦN CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀTHỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT NA DAI 2.1 Lý luận bản về phát triển sản xuất na dai 2.1.1 Lý luận về sản xuất 2.1.1.1 Các khái niệm * Sản xuất: Sản xuất trình phối hợp điều hòa yếu tố đầu vào (tài nguyên yếu tố sản xuất) để tạo sản phẩm hàng hóa dịch vụ (đầu ra) (Phạm Vân Đình và Đỗ Kim Chung,1997) Quá trình sản xuất việc chuyển đầu vào, hình thức lao động người nguồn lực vật chất khác, thành đầu Những đầu sử dụng đầu vào cho trình sản xuất khác sản phẩm cuối phân chia cho thành viên xã hội với vai trò người tiêu dùng cuối (Phạm Vũ Luận, 2002) Đầu vào sản xuất bao gồm yếu tố sau: Lao động, đất đai, máy móc, vốn, nguyên liệu, trình độ quản lý Các yếu tố tác động qua lại lẫn Đầu kết trình kết hợp yếu tố đầu vào như: Lương thực, thực phẩm, rau xanh, hoa nhằm đáp ứng nhu cầu người Mối quan hệ đầu vào đầu thể hàm sản xuất (hàm sản xuất mối quan hệ mặt kỹ thuật đầu vào đầu ra) Q= F(X1,X2,X3, ,Xn) Trong đó: Q sản lượng sản phẩm định X1,X2,X3, ,Xn lượng số yếu tố đầu vào sử dụng trình sản xuất Quá trình sản xuât bao giờ cũng cần có sự tham gia của yếu tố: Đối tượng lao động, tư liệu lao động và lực lượng lao động Trong các yếu tố đó thì lực lượng lao động là yếu tố quan trọng nhất trì và quyết định sự thành công hay thất bại của quá trình sản xuất (Giáo trình Kinh tế học Chính trị Mác – Lê nin tái bản,2005) *Các yếu tố tham gia sản xuất + Đối tượng lao động sản xuất na dai là: Giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật… + Tư liệu lao động sản xuất na dai là: Máy móc thiết bị, phương tiện vận chuyển, nhà xưởng, kho, sở hạ tầng, đất canh tác… + Lực lượng lao động sản xuất na dai là: Người lao động trực tiếp tham gia vào quá trình sản xất na dai, có trình độ, kinh nghiệm và kỹ sản xuất na dai * Phương thức sản xuất: Có phương thức sản xuất: - Sản xuất mang tính tự cung tự cấp, quá trình này thể hiện trình độ còn thấp của chủ thể sản xuất, sản phẩm sản xuất chỉ nhằm đáp ứng nhu cầu bản thân và gia đình họ không có sản phẩm dư thừa đem trao đổi mua bán thị trường - Sản xuất cho thị trường hay nói cách khác là phát triển sản xuất theo hướng hàng hóa Mục tiêu bản là sản xuất sản phẩm để đem trao đổi mua bán thị trường Ra đời từ hai tiền đề: Phân công lao động xã hội và sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất SXHH xuất hiện từ xã hội công xã nguyên thủy tan rã Nhưng chỉ phát triển và trở thành phương thức thống trị khi, sản xuất tư bản chủ nghĩa hình thành và sức lao động trở thành hàng hóa Ở những nước từ nền kinh tế lạc hậu, mang nặng tính tự cung, tự cấp tiến lên CNXH bỏ qua giai đoạn TBCN thì quá trình phát triển kinh tế nhất thiết phải là quá trình phát triển SXHH Ở Việt Nam đường lối, chính sách xây dựng CNXH được xác định rõ là phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận động theo chế thị trường có sự quản lý của nhà nước và theo định hướng xã hội chủ nghĩa (Giáo trình Kinh tế học Chính trị Mác – Lê nin, 2005) 10 hộ vẫn còn sử dụng phân bón tổng hợp lại rất mập mờ về tác dụng phân này mang lại Kỹ thuật thu hái, bảo quản dường còn rất xa lạ với các hộ nông dân Năm 2014 mới chỉ có 28 hộ thực hiện bảo quan rất đơn giản Sau thu hoạch các hộ lấy giấy báo bọc quanh quả để tránh dập, nát Chính vì vậy các hộ cần trú trọng khâu thu hái, bảo quản * Giải pháp về giống: Cây giống tốt là yếu tố khởi đầu cho việc đầu tư một vườn ăn quả có chất lượng và hiệu quả Để có những sản phẩm na dai có chất lượng phù hợp với nhu cầu thị trường, nhà nông cần chú ý tới khâu chọn lọc giống Đặc biệt là giống phải được chọn theo một tiêu chuẩn nhất nhất định về suất, sản lượng, khả chống chịu sâu bệnh và có khả thích nghi với điều kiện sinh thái của vùng Các hộ cần tránh hiện tượng thiếu giống mà lấy cả những quả nhỏ, sâu bệnh để làm giống Phía chính quyền tiêp tục hỗ trợ cấp phát giống có chất lượng cho người dân *Giải pháp về kỹ thuật đốn tỉa cành, xử lý rụng lá, kích thích hoa sơm, thụ phấn cho na - Xử lý rụng lá: Để na dai nhiều hoa, đậu trái nhiều, đỡ công tuốt lá thì cần xử lý rụng lá Phun thuốc sau lá đã già Dùng TM xử lý rụng lá mãng cầu để phun (50g/bình 10 lít) phun lên lá Sau phun 3-4 ngày lá sẽ rụng, lá non còn lại cần tuốt và cắt bỏ những cành nhỏ, cành mọc tán Cắt bỏ phần non ở phần ngọn của những cành này thì mới cho hoa nhiều và sớm hơn, giúp tạo tầng rời nơi cuống lá - Kích thích hoa sớm: Để hoa nhiều cần tiến hành xịt thuốc hoa bằng cách phun TM – fitonk +TM dưỡng hoa tròn trái (10 - 15cc/10 lit) Thực hiện kỹ thuật này sẽ nhiều hoa, mập khỏe, cuống to, chắc khỏe để mang trái 115 - Thụ phấn cho na: Phấn hoa na dai có nhị chín trước, chỉ có thể thụ phấn một thời gian ngắn Khi nhụy cái có khả thụ phấn được thì bao phấn của cùng hoa đó chưa nở Do đó khả thụ phấn giữa nhụy và bao phấn của mô hoa rất khó thường phải nhờ tới sự giúp đỡ từ côn trùng Tuy nhiên thường xảy hiện tượng trái vặn vẹo, hình thù không bình thường, bé ít múi Để khắc phục hiện tượng này các hộ nên tiến hành thụ phấn bổ sung để giúp mãng cầu đậu trái tốt Để thụ phấn vào chiều - giờ hôm trước bà bứt một số hoa sắp nở ở ngọn cành mà chất lượng vẫn đảm bảo Để qua đêm bao phấn rời khỏi trụ hoa, các hộ gom phấn lại đem phấn thụ bằng cái bút lông đầu nhọn và mềm vào khoảng - giờ sáng Một ngày công có thể thụ khoảng 800 - 1000 hoa Công việc này không tốn nhiều công mang lại hiệu quả rất cao Trái được được thụ phấn to hơn, căng tròn, vỏ mỏng, ít hạt *Giải pháp về kỹ thuật bón phân: Trong từng thời kỳ khác thì yêu cầu về lượng phân của cũng khác Phân đạm đạm ure là loại không gây chua mạnh, nhiên lượng đậm ure bón chỉ bằng 29% định mức Chính vì vậy mà các hộ cần bón thêm đạm đặc biệt là giai đoạn đầu để tạo diện tích lá lớn, tăng diện tích quang hợp tạo tiền đề cho việc tăng suất Khi bón đạm cần chú ý nên hòa vào nước tưới hiệu quả sẽ cao bón dạng viên Kết hợp với việc bón phân hóa học các hộ cần bổ sung thêm nguồn phân hữu cho đất Sau bón phân hữu vào đất, vi sinh vật phân giải chất hữu cơ, giải phóng chất dinh dưỡng dễ tiêu, và hòa tan chất dinh dưỡng khó tiêu đất Ngoài còn ngăn ngừa sự rửa trôi chất dinh dưỡng, đặc biệt đối với đất có thành phần giới nhẹ Chính vì vậy các hộ cần đẩy mạnh công tác chăn nuôi hoặc liên kết với các hộ chăn nuôi quy mô lớn để có nguồn phân hữu ổn định *Giải pháp về phòng trừ sâu bệnh hại: Na dai là giống ít sâu bệnh Tuy nhiên các hộ cần chú ý phòng tránh 116 rệp, rất phổ biến ở các vườn ít chăm sóc Cách trị có thể dùng Bi 58ND, Applaud, Mipcin v.v Xịt vào cuối vụ, không trái Khi có trái, xịt vào trái, vào Khi trái chín, không xịt nữa, tránh gây độc cho người tiêu thụ Rệp sáp, rệp mềm, ruồi đục trái: Bi58 40 EC (Dimethoate) 1,0 - 1,5 lít/ha (pha 25 - 30 ml/bình lít) Phun ướt thân, cây, ngừng phun thuốc trước thu hoạch 14 ngày *Giải pháp về kỹ thuật thu hái và bảo quản sản phẩm Sản phầm na dai nói riêng và các loại ăn trái nói chung giá trị sản phẩm phụ thuộc rất nhiều vào khâu thu hoạch và bảo quản sản phẩm Thông thường thời gian thu hoạch của na dai là từ tháng đến tháng có kéo dài tới tháng Trước thu hái cần kiểm tra mức độ chín để có kế hoạch chuẩn bị nhân lực, vật lực, cũng chứa đựng bảo quản quả Na dai sau thu hoạch các hộ cần tiến hành phân loại, và bọc lại bằng báo Nên giữ na ở nhiệt độ 15200C, độ ẩm không khí 85 - 90%, phòng có 10% CO2, đồng thời có oxi và etylen dưới áp lực thấp 4.6.2.3 Giải pháp về tăng cường hoạt động khuyến nông * Căn cứ đề xuất: Khuyến nông ở xã Xuân Quang đã được thành lập nhiên còn hạn chế về nhân lực, đội ngũ nhân lực chưa được đào tạo bài bản về kỹ thuật sản xuất na dai nên hiệu quả các chương trình khuyến nông chưa cao Người dân có tham gia tập huấn ít hộ áp dụng Để khắc phục tình trạng này thời gian tới hoạt động khuyến nông xã Xuân Quang cần + Tăng cường cử cán bộ khuyến nông tham gia thăm quan các mô hình sản xuất na dai hệu quả của các tỉnh khác để học hỏi kinh nghiệm + Đầu tư sở vật chất, trang thiết bị cho quan khuyến nông để tổ chức tốt các hoạt động nghiên cứu và chuyển giao kỹ thuật tiến bộ vào việc sản xuất na dai + Tiếp tục mở các lớp tập huấn cho các hộ Nhưng cần đa dạng về 117 cách thức truyền đạt, coi trọng ý kiến, sự tham gia của người dân, làm để người dân tin và thực hiện + Thành lập, tổ chức thực hiện mô hình sản xuất na dai đạt hiệu quả ở hộ gia đình để các hộ xã có điều kiện thăm quan, học hỏi kinh nghiệm 4.6.2.4 Giải pháp về thị trường Thị trường được giải quyết tác động mạnh tới việc người dân đưa quyết định tiếp tục mở rộng sản xuất hay không *Căn cứ đề xuất: -Thực trạng tiêu thụ na dai Xuân Quang: Hiện na dai Xuân Quang được tiêu thụ chủ yếu thông qua đối tượng bán buôn, thiếu liện kết, thường xuyên bị ép giá Mặt khác chính quyền địa phương chưa có bất kỳ một can thiệp nào, người dân thì chưa chủ động việc tìm kiếm thị trường đầu - Phát triển thị trường tiêu thụ na dai Xuân Quang cần gắn với nhu cầu thị trường: Để hàng hóa sản xuất thị trường chấp nhận người sản xuất phải tính toán nhu cầu thị trường cần loại (quy cách, mẫu mã sản phẩm), với số lượng nghiên cứu xem có đối thủ cạnh tranh nào? Nhóm đối tượng khách hàng tiêu thụ đâu ? Đối với sản xuất na dai Xuân Quang cần nắm bắt nhu cầu thị trường điểm sau: +Nhóm khách hàng tiêu thụ na dai Xuân Quang ai? Số lượng bao nhiêu? Tiêu thụ có thường xuyên hay không? Sở thích họ gì? +Nhóm khách hàng mục tiêu? Chi phí vận chuyển, phân phối, tiêu thụ nào? + Những địa phương khác địa bàn Lào Cai và tỉnh khác sản xuất na dai nào? Xác định vùng na dai cạnh tranh ? Quy mô, sản lượng, chất lượng, giá bán na dai vùng nào? Cách thức họ phân phối na dai nào? Sau nghiên cứu tìm hiểu nhu cầu thị trường vùng tiến hành quy hoạch diện tích sản xuất na dai cụ thể, xác định thị trường mục tiêu, khách hàng mục tiêu để 118 từ có chiến lược kinh doanh sản xuất mang lại hiệu kinh tế cao cho người trồng người kinh doanh - Phát triển thị trường giải quyết vấn đề hiệu quả kinh tế xã hội của xã: Phát triển thị trường không giúp cho bà nông dân trồng na dai lo lắng vấn đề đầu mà thu hút nhiều cá nhân, nhiều thành phần kinh tế tham gia vào trình tiêu thụ na dai Từ tạo nhiều công ăn việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân, tích cực xóa đói giảm nghèo, tăng độ giàu có lên, em nông dân học hành, đào tạo nghề, bước đô thị hóa nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, đại hóa - Phát triển thị trường tiêu thụ giúp đẩy nhanh quá trình tiêu thu sản phẩm, khẳng định vị trí, thương hiệu na dai Xuân Quang thị trường: Việc phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm rút ngắn thời gian sản phẩm nằm trình lưu thông Do đó, tăng nhanh tốc độ tiêu thụ sản phẩm, góp phần vào việc nhanh chu kỳ tái sản xuất mở rộng, tăng nhanh vòng quay vốn Thị trường được mở rộng giúp nhiều người tiêu dùng biết đến na dai Xuân Quang *Giải pháp: - Giải pháp điều tra, nghiên cứu thị trường tiêu thụ sản phẩm: Chính quyền địa phương, hộ sản xuất na dai và những đối tương tham gia kinh doanh na dai Xuân Quang cần phải nghiên cứu thị trường nhằm thỏa mãn nhu cầu người tiêu dùng Công tác nghiên cứu thị trường công việc phức tạp, khó khăn, đòi hỏi nghiên cứu phải thật am hiểu sâu sắc, nhìn nhận cách đắn thị trường Tuy vấn đề nghiên cứu thị trường, điều tra thị trường vấn đề mà quyền địa phương cần xúc tiến đẩy mạnh để hỗ trợ nông dân lái buôn tăng cường công tác tiêu thụ sản phẩm: Thành lập phận nghiên cứu thị trường bao gồm nhiều thành phần lựa chọn người có chuyên môn, kỹ kinh nghiệm có hiểu biết na dai Tổ chức máy nghiên cứu theo sơ đồ cụ thể, phân mảng công việc khác dựa đạo thống ban đạo Bộ phận nghiên cứu phải hoạt động thường xuyên, liên tục 119 Đối với vùng phận nghiên cứu thị trường cần nắm vững mức sống dân cư, thói quen, sở thích thị hiếu người dân vùng về na dai để đáp ứng nhu cầu, giá phù hợp với vùng - Tăng cường liên kết để tạo mối quan hệ lâu dài bền vững, coi trọng, hoàn thiện kênh phân phối, mạng lưới tiêu thụ: Mối liên kết giữa các tác nhân bền vững sẽ đảm bảo cho khâu tiêu thụ đầu ra, lợi ích của các bên sẽ được đảm bảo -Thiết lập Nhãn hiệu tập thể na dai Xuân quang, tăng cường quảng bá, xúc tiến thương mại: Thiết lập Nhãn hiệu để khẳng định thương hiệu, cứ nhận dạng, củng cố niềm tin của người tiêu dùng đối với sản phẩm na dai Xuân Quang Tăng cường công tác giới thiệu, quảng bá sản phẩm một cách đầy đủ, chính xác thông tin để khách hàng tin tưởng và đưa quyết định mua hàng Tổ chức các buổi tham quan vùng sản xuất, trưng bày hàng hóa, hội thảo để giới thiệu sản phẩm na dai Xuân Quang Chính quyền địa phương cần cung cấp thông tin, giúp người dân có cái nhìn đơn giản, linh hoạt về hoạt động quảng bá, xúc tiến để người dân có thể áp dụng 4.6.2.5 Giải pháp về chính sách hỗ trợ cho sản xuất na dai * Giải pháp về vốn: Cây na dai cần có đầu tư phân bón chăm sóc đạt hiệu cao Trong điều kiện thiếu vốn nên nhiều hộ khả mở rộng diện tích, đầu tư thâm canh hạn chế nên suất, chất lượng na dai chưa cao chưa ổn định.Vốn sản xuất người nông dân vấn đề khó khăn, cần phải có giải pháp vốn hợp lý như: - Huy động nguồn vốn hỗ trợ đầu tư từ ngân sách tỉnh theo sách hỗ trợ người dân về giống, phân bón cho ứng vật tư nông nghiệp, bán theo hình thức trả chậm - Khuyến khích người dân sử dụng nguồn vốn tích lũy, cho người dân vay vốn với lãi suất thấp 120 *Giải pháp về quản lý, chính sách: Cùng với việc thực hiện dự án “ Phát triển sản xuất hàng hóa nhãn, na ở xã Xuân Quang, Phong Niên huyện Bảo Thắng giai đoạn 2013 - 2015” và chương trình ”xây dựng nông thôn mới địa bàn xã Xuân Quang giai đoạn 2010 - 2015” Cây na dai địa bàn xã Xuân Quang đã có nhiều điều kiện phát triển, đời sống nhân dân ngày càng được nâng cao Để na dai Xuân Quang ngày càng phát triển tốt hơn, ổn định hơn, đòi hỏi cần có sự hỗ trợ của các cấp các ngành cũng sự cố gắng vươn lên từ chính người sản xuất Do đó cần có nhiều những chương trình, dự án hỗ trợ thiết thực cho các hộ sản xuất na dai thời gian tới Đồng thời có chế tạo lập môi trường và điều kiện thuận lợi cho sản xuất của mọi thành phần kinh tế: - Các cấp ngành, tổ chức có liên quan cần có định hướng đúng đắn cách quản lý, sách để thúc đẩy phát triển sản xuất na dai có hiệu bền vững: (Tư vấn khoa học kỹ thuật, dịch vụ thông tin thị trường, thành lập Nhãn hiệu và quảng bá thương hiệu Xây dựng chính sách về vốn, thuế, đất đai, kỹ thuật, đào tạo nguồn nhân lực để các hộ có điều kiện phát triển sản xuất na dai thời gian tới) - Tăng cường công tác quản lý hiệu quả, chế sách, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc sơ kết, tổng kết việc triển khai thực chương trình, phát triển gọn nhẹ phù hợp với nhận thức người dân - Phát triển mạnh na dai thôn có điều kiện đất đai, khí hậu thích hợp, vùng có nhiều đất trồng trọt, hộ giàu kinh nghiệm sản xuất đảm bảo điều kiện vốn, kỹ thuật Do hộ nghèo thường không có khả đầu tư sản xuất nên hiệu quả sản xuất thường thấp hộ không nghèo Nên muốn nâng cao hiệu quả sản xuất na dai đối với nhóm hộ này đòi hỏi các cấp chính quyền địa phương phải đặc biệt quan tâm đến công tác giảm nghèo 121 Nhà nướ c cầ n xây dự ng cá ch chí nh sá ch, chủ trương, chỉ thị nhằ m đẩ y mạ nh tố c độ quy hoạ ch sử dụ ng đấ t, giao đấ t cấ p giấ y chứ ng nhậ n quyề n sử dụ ng đấ t cho ngườ i nông dân nhằ m khai thá c tiề m đấ t có hiệ u quả Đị nh hướ ng phá t triể n cho cá c cấ p chí nh quyề n đị a phương chỉ nên trồ ng và phá t triể n na dai nhữ ng mả nh đấ t có điề u kiệ n phù hợ p để phá t triể n trồ ng na dai Nhà nướ c cầ n đầ u tư và o lĩ nh vự c khoa họ c công nghệ , nông nghiệ p cầ n tậ p trung và o nghiên cứ u giố ng mớ i, có suấ t, chấ t lượ ng cao để nhân rộ ng, thay thế giố ng ké m hiệ u quả Nghiên cứ u cá c biệ n pháp kỹ thuậ t thâm canh trồ ng, đó có na dai nhằ m nâng cao suấ t, chấ t lượ ng hiệ u quả cao 122 PHẦN V KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1 Kết luận Nghiên cứu đề tài ”Phát triển sản xuất na dai địa bàn xã Xuân Quang, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai” có kết luận sau: Na dai địa bàn có chất lượng thơm ngon, dày thịt, ít hạt, ít cát, vỏ mỏng, có giá trị kinh tế cao có ý nghĩa quan trọng việc phát triển kinh tế vùng Phát triển sản xuất na dai sở khai thác lợi thế sẵn có của vùng, mở rộng diện tích, tăng sản lượng, suất, chất lượng nhằm nâng cao hiệu quả, thu nhập, tạo việc làm, giữ vững an ninh, chính trị, môi trường Đề tài đã hệ thống hóa được sở lý luận và thực tiễn về phát triển sản xuất na dai Phát triển sản xuất na theo chiều rộng: Phát triển sản xuất na dai theo chiều rộng: Là việc tăng sản lượng bằng cách mở rộng diện tích, tăng số lượng lao động, khai thác thêm các nguồn tài nguyên, độ phì của đất đai, sự thuận lợi của điều kiện tự nhiên với sở vật chất kỹ thuật phục vụ phát triển sản xuất không đổi Phát triển na dai theo chiều sâu: Là việc sử dụng vốn đầu vào không đổi chỉ có sự thay đổi về đổi mới thiết bị, áp dụng công nghệ tiến bộ, nâng cao kỹ thuật, cải tiến lao động, phân công lại lao động, xây dựng sở hạ tầng phù hợp với điều kiện sản xuất na dai thực tế Trong điều kiện nay, nhân tố phát triển na dai theo chiều rộng cạn dần, cách mạng khoa học – kỹ thuật giới ngày phát triển mạnh với tiến điện tử tin học, công nghệ mới, vật liệu mới, công nghệ sinh học thì xã Xuân Quang chuyển sang phát triển sản xuất na dai theo chiều sâu Kết phát triển sản xuất na dai theo chiều sâu biểu tiêu: Tăng hiệu kinh tế, tăng suất lao động, tăng hàm lượng chất xám, nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng tổng sản phẩm na dai thu nhập/1 công lao động tăng 123 Thực trạng phát triển sản xuất na dai của các hộ nông dân địa bàn xã Xuân Quang những năm qua - Loại hình tổ chức sản xuất: Na dai hiện hầu hết sản xuất theo quy mô hộ gia đình - Diện tích: Diện tích trồng na dai của các thôn xã đều có xu hướng tăng Bình quân năm diện tích toàn xã tăng 30,98% Trong đó bình quân năm thôn Thái Vô tăng mạnh nhất 36,71%, Nâm Dù tăng 33,82%, thôn Na Ó tăng 33,51% - Năng suất toàn xã bình quân năm tăng 7,21% Sản lượng tăng 39,18% - Quy hoạch vùng sản xuất: Phát triển sản xuất na dai được sự quan tâm của các cấp chính quyền địa phương Với dự án “Phát triển vùng sản xuất hàng hóa na địa bàn xã Xuân Quang” tại các xã Hang Đá, Trang Nùng, Thái Vô, Na Ó, Nậm Dù với tổng diện tích trồng mới 24 na dai - Tổ chức sản xuât: Việc phối hợp liên kết cung ứng đầu vào, chuyển giao KHKT, chất lượng các khóa tập huấn còn hạn chế - Tiêu thụ sản phẩm: Na dai hiện chủ yếu được tiêu thụ thông qua tác nhân là người bán buôn chiếm 70% về sản lượng Người nông dân thường xuyên bị ép giá bị động phụ thuộc nhiều vào thương lái - Mức đầu tư phát triển sản xuất na thời kỳ KTCB và SXKD năm qua đều tăng Năm 2014 tổng đâu tư na dai thời kỳ KTCB bình quân là 6144,81 nghìn đồng/ha/năm Còn bước vào thời kỳ SXKD mức đầu tư hàng năm là 75504,62 nghìn đồng/ha/năm Giá trị sản xuất thu được năm 2014 là 168780,85 nghìn đồng/ha, thu nhập hỗn hợp 1công lao động đạt bình quân 464,60 nghìn/1công lao động Các yếu tố ảnh hưởng tới việc phát triển sản xuất na dai - Địa hình thổ nhưỡng: Các yếu tố địa hình, thổ nhưỡng, môi trường sinh thái xã Xuân Quang rất thuận lợi cho sinh trưởng, phát triển na dai Tuy nhiên cùng với sự biến đổi khí hậu toàn cầu, diễn biến thời tiết không 124 tuân theo quy luật nên tạo điều kiện cho sâu bệnh sinh trưởng, tăng về số lượng và chủng loại, dễ mắc bệnh và việc hoa, đậu quả của bị ảnh hưởng - Quy hoạch vùng sản xuất: Công tác quy hoạch đã được tiến hành chưa cụ thể, chi tiết với từng vùng, nên quy mô vẫn còn nhỏ lẻ, phân tán chưa tập trung - Về kỹ thuật trồng và chăm sóc còn nhiều hạn chế Cách trồng và chăm sóc của các hộ còn khác nhau, đặc biệt kỹ thuật bón phân, cắt cành xử lý hoa Chính vì lý dẫn đến suất có tăng chưa cao - Tiêu thụ sản phẩm: Kênh tiêu thụ còn đơn giản, na dai Xuân Quang có chất lượng chưa được đăng ký chứng nhận nhãn hiệu nên chưa khẳng định được chỗ đứng thị trường - Chính sách từ phía nhà nước còn chậm Giải pháp: - Quy hoạch: Tỉnh Lào Cai, huyện Bảo Thắng, xã Xuân Quang cần quan tâm, tăng cường công tác quy hoạch vùng sản xuất hàng hóa na dai Xuân Quang - Giải pháp về kỹ thuật: Sử dụng giống sạch bệnh, UBND xã Xuân Quang cần đẩy mạnh công tác hỗ trợ người dân khâu chọn giống Các hộ cần tăng cường áp dụng các biện pháp kỹ thuật đốn tỉa cành kích thích hoa sớm, thụ phấn cho na, bón phân hợp lý, tăng cường phòng trừ sâu bệnh bằng cách sử dụng chế phẩm sinh học thân thiện với môi trường - Giải pháp về khuyến nông: Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ khuyến nông bằng cách cử cán bộ khuyến nông tham quan các mô hình sản xuất na dai hiệu quả; Đầu tư sở vật chất, thiết bị cho quan khuyến nông để thực hiện tốt hoạt động nghiện cứu và chuyển giao kỹ thuật tiến bộ cho người dân; Thay đổi phương thúc truyền đạt, coi trọng ý kiến đóng góp của người dân mỗi buổi tập huấn - Giải pháp về thị trường: UBND, hộ nông dân sản xuất na dai xã Xuân Quang cần xác định thị trường mục tiêu, xây dựng thị trường mục tiêu để giải 125 quyết khâu dầu cho sản phẩm na dai Đăng ký Nhãn hiệu tập thể na dai Xuân Quang giúp người tiêu dùng dễ dàng nhận diện sản phẩm, tăng độ tin cậy đối với sản phẩm na dai Xuân Quang - Giải pháp về chính sách: Tỉnh Lào Cai, huyện Bảo Thắng, xã Xuân Quang cần có những chính sách về vốn, đất đai, kỹ thuật Để tạo động lực cho việc phát triển sản xuất na dai Xuân Quang thời gian tới 5.2 Kiến nghị Kiến nghị đối với các hộ sản xuất na dai - Cần quan tâm tới công tác kỹ thuật canh tác, theo dõi tình hình sâu bệnh của vườn để chăm sóc kịp thời, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật có hiệu quả để tăng suất và nâng cao hiệu quả kinh tế - Cần đầu tư thêm công lao động vào khâu kỹ thuật đặc biệt là khâu đốn tỉa cành, xử lý rụng trái, thụ phấn cho na - Cần đầu tư thêm phân bón đặc biệt là yếu tố đạm ure, phân lân Tuy nhiên quá trình bón phân các hộ cần lưu ý về điều kiện đất đai của gia đình mình mà điều chỉnh lượng phân bón cho phù hợp, tránh hiện tượng đầu tư phân hóa học quá mức mà đẫn đến chi phí tăng cao khiến hiệu quả kinh tế thấp - Các hộ cần phải quan tâm học hỏi kiến thức khuyến nông của các hộ nông dân có kinh nghiệm, có kiến thức khuyến nông - Các hộ cần chủ động việc tiếp cận thông tin thị trường để có kế hoạch, biện pháp phù hợp Đối với chính quyền - Mở rộng chuyển giao khoa học kỹ thuật đến từng hộ sản xuất - Tạo sở pháp lý để thành lập các câu lạc bộ, tổ hợp tác sản xuất, thúc đẩy việc tạo lập Nhãn hiệu cho na dai Xuân Quang - Quan tâm tới công tác đào tạo khuyến nông đồng thời đổi mới phương pháp khuyến nông Coi trọng ý kiến đóng góp của người đân mỗi buổi họp, tập huấn 126 Đối với nhà nước - Chính sách về đất đai với mục tiêu quản lý tài nguyên đất có hiệu quả, bền vững hiện tại và tương lai - Xây dựng sở hạ tầng nông thôn nhằm đáp ứng yêu cầu bản sản xuất phát triển - Nhà nước cần có chính sách phát triển nghiên cứu khoa học công nghệ để ngày càng nhiều công trình nghiên cứu có ý nghĩa thực tiễn cao, gắn liền với các công trình nghiên cứu khoa học phát triển nền nông nghiệp theo hướng hiệu quả bền vững 127 PHẦN VI TÀI LIỆU THAM KHẢO Đỗ Ánh (1992) Vùng dự án phát triển ăn quả, Báo khoa học tài nguyên đất NXB Nông nghiệp Hà Nội – 1992 Đỗ Đình Ca (2011) Nghiên cứu số biện pháp nhằm nâng cao suất, chất lượng na Chi Lăng- Lạng Sơn góp phần xây dựng vùng na hàng hóa Viện nghiên cứu Rau Quả Nguyễn Đức Cường (2012) Kỹ thuật trổng Ổi, Khế Na – Nông dân làm giàu không khó NXB khoa học tự nhiên và công nghệ Phạm Vân Đình và Đỗ Kim Chung (1997) Kinh tế nông nghiệp NXBNN, Hà Nội Đào Thị Mỹ Dung (2013) Phát triển sản xuất cam bù của các hộ nông dân ở huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh Luận văn thạc sĩ, Trường đại học Nông nghiệp Vũ Công Hậu (1996) Trồng mãng cầu NXBNN, Hà Nội Vũ Công Hậu (2008) Trồng ăn Việt Nam NXBNN, THCM Phùng Thị Hoa (2010) Xác lập nhu cầu tạo lập và quản lý nhãn hiệu na Chi Lăng Luận văn thạc sĩ, Trường đại học Nông nghiệp Hà Nội Lê Thị Hường (2014) Nghiên cứu tình hình sản xuất tiêu thụ giống ăn trung tâm nghiên cứu thực nghiệm rau hoa Gia Lâm Hà Nội Khóa luận tốt nghiệp, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội Trương Văn Miền (2012) Hiện trạng sản xuất và nghiên cứu sinh trưởng và phát triển sản xuất và phẩm chất na dai ở một số tỉnh phía Bắc Việt Nam Luận văn thạc sĩ, Trường đại học nông nghiệp Hà Nội Lã Tuấn Nam (2012) Phát triển sản xuất hồng không hạt huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn Luận văn thạc sĩ, Trường đại học Nông nghiệp Hà Nội Nguyễn Xuân Thủy (2008) Kỹ thuật trồng và chăm sóc thâm canh, thụ phấn nhân tạo na dai cho các hộ nông dân NXBNN, Thành phố Hồ Chí Minh Chu Thi Thơm và Phạm Thị Lài (2005) Hướng dẫn trồng và chăm sóc táo, bưởi, hồng, na NXB lao động, Hà Nội Trần Thế Tục (1994) Kỹ Thuật trồng và chăm sóc xoài, na, hồng xiêm NXBNN, Hà Nội Trần Thế Tục và Nguyễn Ngọc Kính ( 2007) Kỹ thuật trồng và chăm sóc na - Thanh long NXBNN Trần Thế Tục và Hoàng Ngọc Thuận (1991) Nhân giống ăn quả ghép, chiết, giâm cành, tách chồi NXBNN, Hà Nội 128 Giáo trình Kinh tế học Chính trị Mác – Lê nin (tái 2005), Hội đồng Trung ương đạo biên soạn giáo trình Quốc gia môn khoa học Mác – Lê nin, Tư tưởng Hồ Chí Minh NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội UBND xã Xuân Quang Thống kê - kiểm định điện tích đất đai năm 2010 - 2014 UBND xã Xuân quang Báo cáo kinh tế - văn hóa - xã hội xã Xuân Quang qua các năm 2012 -2014 UBND xã Xuân Quang Báo cáo tình hình dân số - lao động - việc làm qua các năm 20102014 UBND xã Xuân Quang Báo cáo diện tích ăn quả xã Xuân Quang qua các năm 20102014 Phòng kinh tế huyện Bảo Thắng Báo cáo kết quả trồng mới na địa bàn huyện Bảo Thắng năm 2013 Phòng kinh tế huyện Bảo Thắng Báo cáo kết quả điều tra phục vụ trồng mới na dai địa bàn huyện Bảo Thắng năm 2013 *Tài liệu mạng: VĨ An (25/2/2014) Xây dựng nhãn hiệu na dai Đông Triều Quảng Ninh Báo Quảng Ninh.Truy cập ngày 25/5/2015 từ: http://www.vietlinh.vn/library/news/2014/agriculture_fruit_news_show_2014 asp?ID=161 Đông Hoàng (13/2/2012) Hiệu quả bước đầu của mô hình dạy nghề ở Lạng Sơn Báo Lạng Sơn Truy cập ngày 17/12/2014 từ: https://www.langson.gov.vn/dl/vhtt/node/6801 Khuyết danh (23/4/2013) Ý tưởng khai thác na Truy cập ngày 25/1/2015 từ: https://chatmasterweb.wordpress.com/2013/04/23/y-tuong-khai-thac-cay-na/ Khuyết danh (6/6/2013).Vũng Tàu phát triển nghề na Báo ĐCSVN Truy cập ngày 15/3/2015 từ: http://dangcongsan.vn/cpv/Modules/News/NewsDetail.aspx?co_id=28340531&cn_id=589510 129 ... thi ́t của đề tài Trên thế giới, những nước càng có mức sống cao thi nhu cầu tiêu thụ sản phẩm trái càng lớn đặc biệt là hoa quả tươi Chúng là một phần không thể thi ́u... (Annona) với tên gọi là (Annona squamosa) Tên tiếng Anh: Custard apple, Sweetsop, Sugar apple, anon Tên tiếng Pháp: Pomme cannelle Từ kỷ 16, na họ mãng cầu nhập vào nhiều nước nhiệt đới tính thích... bán thi trường - Sản xuất cho thi trường hay nói cách khác là phát triển sản xuất theo hướng hàng hóa Mục tiêu bản là sản xuất sản phẩm để đem trao đổi mua bán thi

Ngày đăng: 13/03/2017, 16:00

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • 1.2.1 Mục tiêu chung

  • 1.2.2 Mục tiêu cụ thể

  • 1.3.1 Đối tượng:

  • 1.3.2 Phạm vi nghiên cứu

  • 2.1.1 Lý luận về sản xuất

  • 2.1.2 Lý luận về tăng trưởng và phát triển kinh tế

  • 2.1.3 Lý luận về phát triển sản xuất

  • 2.1.4 Phát triển sản xuât nông nghiệp

  • 2.1.5 Nội dung phát triển sản xuất na dai

  • 2.1.6 Các yếu tố ảnh hưởng tới phát triển sản xuất na dai

  • Bảng 2.1 Bảng lượng phân bón cho cây na dai theo độ tuổi

  • 2.2.1 Kinh nghiệm phát triển sản xuất na một số nước trên thế giới.

  • 2.2.4 Các chủ trương chính sách của Đảng và Chính phủ Việt Nam về phát triển sản xuất tna dai

  • 3.1.1 Điều kiện tự nhiên

    • 3.1.1.1 Vị trí địa lý, địa hình

    • 3.1.1.2.Tình hình khí hậu, thủy văn

    • Bảng 3.1 Đặc điểm khí hậu của Đông Triều Quảng Ninh và Bảo Thắng Lào Cai.

      • * Thuỷ văn.

      • Bảng 3.2 Kết quả phân tích thành phần hoá lý học trung bình các phẫu diện đất

      • 3.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội

        • 3.1.2.1 Tình hình phân bổ và sử dụng đất đai xã Xuân Quang qua 5 năm

        • Bảng 3.3 Bảng tình hình sử dụng đất đai của xã Xuân Quang qua 5 năm

        • Bảng 3.4 Bảng tình hình dân số và lao động trên địa bàn xã Xuân Quang qua 5 năm.

          • (Nguồn:UBND xã Xuân Quang)

            • 3.1.2.4 Kết quả sản xuất kinh doanh

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan