Giải pháp hữu ích về chủ nhiệm lớp

5 4.3K 82
Giải pháp hữu ích về chủ nhiệm lớp

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Những biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác chủ nhiệm lớp I. PHẦN MỞ ĐẦU: 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: - Trong xu thế phát triển ngày càng mạnh mẽ, việc giáo dục con người cần có sự đổi mới. Một yêu cầu trong giáo dục là phải giáo dục toàn diện cho học sinh. Bên cạnh việc cung cấp cho các em vốn kiến thức thì giáo viên phải giáo dục cho học sinh hoàn thiện nhân cách của mình. Công tác chủ nhiệm lớp góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục nhân cách học sinh, giúp học sinh có ý thức vươn lên trong cuộc sống, biết đoàn kết giúp đỡ nhau, biết chòu trách nhiệm trước những sai phạm mà mình mắc phải và biết sửa chữa những sai phạm đó. - Là một giáo viên trẻ, được trực tiếp chủ nhiệm lớp 8A2. Tuy các em đã được học ở trường THCS được hai năm nhưng các em vẫn có nhiều bỡ ngỡ, chưa ý thức nhiều trong học tập cũng như mọi hoạt động khác. Do đó, với tư cách là giáo viên chủ nhiệm lớp, tôi thấy mình cần phải có trách nhiệm quản lý và theo dõi sát sao mọi hoạt động của lớp mình. Tuy thời gian chủ nhiệm chưa được lâu nhưng tôi cũng rút ra được một số kinh nghiệm cho bản thân trong công tác chủ nhiệm lớp. Đó chính là lý do tôi chọn đề tài này. 2. NHIỆM VỤ: - Đề tài này nghiên cứu những biện pháp để nâng cao hiệu quả trong công tác chủ nhiệm lớp, nhằm giúp cho giáo viên chủ nhiệm có thể đưa lớp tiến lên trong học tập cũng như trong việc hoàn thiện nhân cách học sinh. 3. GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI: - Là một giáo viên trẻ, chưa có nhiều kinh nghiệm trong chuyên môn cũng như trong công tác chủ nhiệm. Vì vậy, đề tài này chỉ vận dụng trong phạm vi trường THCS Đạ Long. 4. CẤU TRÚC ĐỀ TÀI: 1. Cơ sở pháp lý và cơ sở lý luận. 2. Thực trạng: 2.1. Thuận lợi. 2.2. Khó khăn. 3. Biện pháp: 3.1. Chọn ban cán sự lớp. 3.2. Giáo dục học sinh cá biệt. 3.3. Phối hợp với phụ huynh học sinh, với ban giám hiệu và Đội thiếu niên. Giáo viên thực hiện: Phạm Thò Bích Lệ Trang 1 Những biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác chủ nhiệm lớp II. PHẦN NỘI DUNG 1. CƠ SỞ PHÁP LÝ VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN: 1.1. Cơ sở pháp lý: - Là giáo viên chủ nhiệm, bên cạnh việc hoàn thành tốt nhiệm vụ chuyên môn cần phải hoàn thành tốt công tác chủ nhiệm lớp. Tôi đã căn cứ vào điều 28 “Nhiệm vụ của người giáo viên” trong quyết đònh 23/QĐ – Bộ GD & ĐT về việc ban hành điều lệ trường phổ thông. 1.2. Cơ sở lý luận: - Chủ nhiệm lớp là một công việc đòi hỏi cần phải có nhiều tâm huyết và thời gian. Vì vậy, mỗi giáo viên chủ nhiệm phải có những biện pháp phù hợp để giúp đỡ những học sinh yếu kém, giáo dục những học sinh cá biệt, đưa lớp ngày càng đi lên về mọi mặt. 2. THỰC TRẠNG: 2.1. Thuận lợi: - Đa số học sinh ngoan hiền, lễ phép. - Đội ngũ cán bộ lớp nhiệt tình, năng động. - Ban giám hiệu, các đoàn thể và các giáo viên bộ môn luôn quan tâm, động viên giúp đỡ các em học sinh trong mọi công việc. 2.2. Khó khăn: - Phần lớn sức học của các em còn yếu. - Học sinh sống rải rác, một số em nhà còn xa nên cũng ảnh hưởng không nhỏ đến việc học tập của các em. - Một số em vẫn còn ham chơi, chưa chú tâm đến việc học. - Một phần không nhỏ phụ huynh học sinh chưa quan tâm đến việc học của con em mình. 3. BIỆN PHÁP: Từ những thuận lợi và khó khăn trên, tôi mạnh dạng đưa ra một số biện pháp sau: 3.1. Chọn ban cán sự lớp: - Trong lớp học, ngoài giáo viên chủ nhiệm, đội ngũ cán bộ lớp giữ một vai trò hết sức quan trọng trong việc lãnh đạo và tổ chức lớp. Nếu như giáo viên chủ nhiệm có trách nhiệm bao quát, đề ra các nhiệm vụ mà mọi thành viên của lớp phải thực hiện thì ban cán sự lớp là người điều khiển mọi hoạt động của lớp mình. Mặt khác, ban cán sự lớp cũng chính là những thành viên của lớp. Các em ở cùng Giáo viên thực hiện: Phạm Thò Bích Lệ Trang 2 Những biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác chủ nhiệm lớp độ tuổi nên tâm sinh lý giống nhau. Điều này rất thuận lợi trong việc điều khiển mọi hoạt động của lớp. Tục ngữ có câu: “Học thầy không tày học bạn”. Vì vậy, trong quá trình học tập, ngoài việc tiếp thu kiến thức từ giáo viên thì việc học tập từ bạn bè cũng là điều rất quan trọng. Chính vì vậy, việc chọn ban cán sự lớp là một việc vô cùng quan trọng. Theo tôi, yêu cầu để chọn ban cán sự lớp là giáo viên chủ nhiệm phải tìm hiểu kó về các đối tượng dự đònh đưa vào ban cán sự lớp. Trước tiên, học sinh đó phải có học lực từ loại khá trở lên, có đạo đức tốt, nhiệt tình với công việc được giao, nhanh nhẹn, năng động. Có như vậy, ban cán sự lớp mới lãnh đạo được tập thể lớp trong mọi hoạt động. - Chính từ việc chọn ban cán sự lớp theo tiêu chí trên mà lớp tôi đã thực hiện đầy đủ và hoàn thành tốt nhiệm vụ nhà trường đã giao cho. Tập thể lớp tôi luôn đoàn kết, số lượng học sinh yếu kém và cá biệt giảm rõ rệt, cả lớp có nhiều hứng thú trong việc học tập. 3.2. Giáo dục học sinh cá biệt: - Giáo dục học sinh cá biệt là một nhiệm vụ rất quan trọng, không chỉ là nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm mà còn là của tập thể lớp và phụ huynh học sinh cũng như các đoàn thể trong nhà trường. Nói như thế không có nghóa là giáo viên chủ nhiệm được phép coi nhẹ nhiệmvụ này. Những tổ chức đoàn thể chỉ có nhiệm vụ giúp đỡ thêm, giáo viên chủ nhiệm mới là người quyết đònh đến sự thành công trong việc giáo dục học sinh cá biệt. - Để giáo dục có hiệu quả học sinh cá biệt, theo tôi trước hết, giáo viên chủ nhiệm phải tìm hiểu kó lý do dẫn đến những học sinh đó trở nên học sinh hư hỏng. Từ đó, giáo viên chủ nhiệm có cách giáo dục phù hợp với từng trường hợp cụ thể. Qua thực tế công tác, tôi mạnh dạng dưa ra 2 phương pháp cơ bản như sau: + Phương pháp tác động trực tiếp. + Phương pháp tác động song song. - Được phân công chủ nhiệm lớp 8A2, là một tập thể có đa số học sinh đều ngoan hiền. Bên cạnh đó cũng có một số học sinh cá biệt như: Cil Ha Poh, Đơnggur Ricô, Đơnggur Thumy, Cil Ha Tương, Klong K Tiểu … Để giáo dục tốt những học sinh này, trước hết bản thân tôi đã tìm hiểu hoàn cảnh gia đình, thông tin từ bạn bè của các em để tìm ra nguyên nhân dẫn đến các em hư hỏng. Từ đó, đưa ra những biện pháp giáo dục sao cho phù hợp nhất. Thứ nhất là học sinh Đơnggur Ricô. Em hay vi phạm một số lỗi như: không thuộc bài, trong lớp học không chú ý nghe giảng, hay nói chuyện, … Qua tìm hiểu hoàn cảnh gia đình thì tôi biết được ở nhà em hay đi làm nên ít có thời gian học bài. Từ việc tìm hiểu hoàn cảnh gia đình của em, tôi đã động viên em hãy cố gắng thu xếp công việc gia đình để có thời gian dành riêng cho việc học. Vì vậy, thời Giáo viên thực hiện: Phạm Thò Bích Lệ Trang 3 Những biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác chủ nhiệm lớp gian gần đây, tôi đã thấy em có nhiều tiến bộ. Bên cạnh đó, tôi đã kòp thời gặp phụ huynh của em, đã động viên gia đình không nên cho em đi làm nhiều như vậy và đã gặp trực tiếp học sinh để phân tích rõ tầm quan trọng của việc học để cho em có ý thức hơn trong việc học. Thứ hai là học sinh Klong K Tiểu vốn là một học sinh rất ngoan. Em về nhà hay làm bài và học bài đầy đủ. Tuy nhiên, trong vài tuần trở lại đây, em có những biểu hiện không tốt như: Nghỉ học không có lý do, hay không thuộc bài và nghỉ học một thời gian dài, … Khi nhận thấy những dấu hiệu đó, tôi đã lập tức tìm hiểu nguyên nhân vì sao xảy ra tình trạng như trên. Qua tiếp xúc với bạn bè và phụ huynh của em, tôi đã được biết nguyên nhân là do em ham chơi, bò một số học sinh cá biệt của các lớp khác lôi kéo. Biết được nguyên nhân như vậy, tôi đã kòp thời gặp em và phân tích rõ những khuyết điểm mà em đã mắc phải để em dần khắc phục và lấy lại chính mình. Sau hôm tôi gặp em, Klong K Tiểu đã đi học lại bình thường và tích cực hơn trước. … Qua tìm hiểu hai học sinh cá biệt trên, tuy mức độ vi phạm khác nhau nhưng nguyên nhân chính vẫn là do một số bạn bè xấu lôi kéo. Từ đó, tôi đã dùng phương pháp tác động trực tiếp và tác động song song để giáo dục các em. Cụ thể, tôi đã dành nhiều thời gian để nói chuyện, khuyên bảo các em, chỉ cho các em thấy những lỗi lầm của mình, những lỗi lầm đó không chỉ làm ảnh hưởng đến bản thân các em mà nó còn làm ảnh hưởng đến tập thể lớp. 3.3. Phối hợp với ban giám hiệu, đoàn đội và giáo viên bộ môn: - Để làm tốt nhiệm vụ chủ nhiệm lớp, ngoài việc chỉ đạo ban cán sự lớp hoạt động thì việc quan tâm chỉ đạo của ban giám hiệu cũng như sự kết hợp giúp đỡ của Đoàn Đội và thầy cô giáo bộ môn là điều hết sức quan trọng. Nó góp phần không nhỏ trong việc giáo dục toàn diện học sinh. - Ban giám hiệu và Đoàn Đội có ảnh hưởng rất lớn đến việc giáo dục toàn diện học sinh. Ví dụ như đối với học sinh cá biệt, ngoài những biện pháp răn đe của giáo viên chủ nhiệm thì ban giám hiệu còn đưa ra những hình thức kỉ luật khác nhau nhằm làm gương cho những học sinh khác. Giáo viên thực hiện: Phạm Thò Bích Lệ Trang 4 Những biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác chủ nhiệm lớp III. KẾT LUẬN: Qua thời gian làm công tác chủ nhiệm, tôi thấy rằng công việc này không hề đơn giản như một số người đã từng nghó. Vì vậy, muốn làm tốt công việc này, chúng ta cần phải có lòng nhiệt tình và tâm huyết với công việc. Giáo viên chủ nhiệm phải thường xuyên bám lớp, tìm hiểu rõ điều kiện, hoàn cảnh sống của từng học sinh để từ đó có những biện pháp giáo dục phù hợp. Bên cạnh việc giúp đỡ, giáo dục học sinh cá biệt, chúng ta cần phải thường xuyên động viên, biểu dương những học sinh ngoan hiền, học giỏi của lớp nhằm tạo không khí thi đua học tập sôi nổi trong lớp. Từ kinh nghiệm bản thân tôi thấy giáo viên chủ nhiệm cần phải nhớ một số yêu cầu sau đây: + Sử dụng các phương pháp giáo dục học sinh một cách khoa học. + Thường xuyên trao đổi thông tin với phụ huynh học sinh. + Luôn thực hiện việc nói đi đôi với làm. + Đối với học sinh cá biệt phải uốn nắn từ từ, từng bước. Trên đây là một số kinh nghiệm ít ỏi của bản thân tôi, rất mong sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô giáo trong nhà trường để chúng ta tìm ra những biện pháp thích hợp nhất nhằm giáo dục học sinh chúng ta ngày càng đạt kết quả tốt hơn, góp phần xây dựng tập thể giáo viên nhà trường ngày càng vững mạnh về mọi mặt, toàn thể học sinh đạt chất lượng cao về học tập và rèn luyện. Giáo viên thực hiện: Phạm Thò Bích Lệ Trang 5

Ngày đăng: 25/06/2013, 01:27

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan