BÁO CÁO THÍ NGHIỆM CHUYÊN MÔN

26 1.1K 10
BÁO CÁO THÍ NGHIỆM CHUYÊN MÔN

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

I.VAI TRÒ VÀ NHIỆM VỤ CỦA CÔNG TÁC THÍ NGHIỆM VÀ KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH: Công trình xây dựng là sản phẩm được tạo thành bởi sức lao động của con người, vật liệu xây dựng, thiết bị lắp đặt vào công trình, được liên kết định vị với đất, có thể bao gồm phần dưới mặt đất, phần trên mặt đất, phần dưới mặt nước và phần trên mặt nước, được xây dựng theo thiết kế. Chính vì vậy, chất lượng công trình xây dựng phụ thuộc nhiều vào chất lượng vật liệu xây dựng. Để đảm bảo được chất lượng công trình xây dựng, cần tiến hành các thí nghiệm kiểm tra và giám sát chất lượng chúng trước khi đưa vào sử dụng. Quản lý chất lượng công trình xây dựng công trình bao gồm các hoạt động quản lý chất lượng của nhà thầu thi công thông qua việc tiến hành công tác thí nghiệm, giám sát thi công xây dựng công trình và nghiệm thu công trình xây dựng của chủ đầu tư, giám sát tác giả của nhà thầu thiết kế xây dựng công trình. Do đó, công tác thí nghiệm vật liệu là một trong những công tác chính của công tác quản lý chất lượng vật liệu nói riêng và công tác quản lý chất lượng công trình nói chung. 1.1. Các căn cứ pháp lý khẳng định vai trò của thí nghiệm trong thực tiễn sản xuất. Theo Luật xây dựng, Điều 76: Quyền và nghĩa vụ của nhà thầ thi công xây dựng công trình quy định: Nhà thầu xây dựng phải có nghĩa vụ: d. Kiểm định vật liệu, sản phẩm xây dựng. Nghị định 122009NĐCP ngày 10 tháng 02 năm 2009 của Chính phủ về Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình yêu cầu năng lực của tố chức cá nhân tham gia hoạt động xây dựng như sau: Tổ chức, cá nhân khi tham gia các lĩnh vực sau đây phải có đủ điều kiện về năng lực: a. Lập dự án đầu tư xây dựng công trình; b. Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình; c. Thiết kế quy hoạch xây dựng; d. Thiết kế xây dựng công trình; đ. Khảo sát xây dựng công trình; e. Thi công xây dựng công trình; g. Giám sát thi công xây dựng công trình; h. Thí nghiệm chuyên ngành xây dựng; i. Kiểm định chất lượng công trình xây dựng; k. Chứng nhận đủ điều kiện bảo đảm an toàn chịu lực công trình xây dựng và chứng nhận sự phù hợp về chất lượng công trình xây dựng. Quyết định 222008QĐBGTVT: Quy chế giám sát trong ngành giao thông vận tải. Yêu cầu tư vấn giám sát phải kiểm tra năng lực thí nghiệm trước khi khởi công, thi công công trình. Quyết định 142008QĐBGTVT: Ban hành Quy định công nhận và quản lý hoạt động phòng thí nghiệm chuyên ngành xây dựng giao thông. Quyết định 112008QĐBXD: Ban hành Quy định công nhận và quản lý hoạt động phòng thí nghiệm chuyên ngành xây dựng. Thông tư 032011TTBXD: Hướng dẫn hoạt động kiểm định, giám định và chứng nhận đủ điều kiện đảm bảo an toàn chịu lực, chứng nhận sự phù hợp về chất lượng công trình xây dựng. 1.2. Vai trò của thí nghiệm đối với công tác nghiên cứu a. Nghiên cứu tính chất cơ lý của vật liệu. Thông qua thí nghiệm, người ta có thể đánh giá được tính chất cơ lý của vật liệu từ đó đề xuất ứng dụng làm các cấu kiện phù hợp. Là thống số đầu vào quan trọng cho việc tính toán kết cấu. Kiểm chứng các loại vật liệu mới và đề xuất hình dạng, kết cấu mới, kết cấu đặc biệt. b. Thí nghiệm đo đạc đánh giá cấu kiện, kết cấu mới. Bổ trợ cho việc tính toán lý thuyết (tính toán cần giả thiết một số tham số đầu vào, có nhiều sai số) Thực hiện đo đạc trên mô hình kết hợp với tính toán lý thuyết giúp cho việc ứng dụng kết cấu đảm bảo an toàn tiết kiệm. c. Thí nghiệm đo đạc lập trạng thái ban đầu, đánh giá tuổi thọ còn lại của công Trình. Việc đo đạc lấy các thông tin trạng thái ban đầu để khẳng định chất lượng theo yêu cầu của thiết kế và là cơ sở để theo dõi chất lượng công trình theo thời gian. Thông qua đo đạc kiểm tra hiện trạng dự báo tuổi thọ còn lại của công trình. d. Nghiên cứu điều chỉnh giả thiết lý thuyết. Trong khoa học kỹ thuật chuyên ngành, trong cơ học vật rắn biến dạng và cơ học công trình, việc nghiên cứu lý thuyết chưa giải quyết được đầy đủ mà phải có kết quả nghiên cứu thực nghiệm để làm cơ sở cho việc đánh giá sự phù hợp của các giả thiết đưa ra và xác nhận giá trị đúng đắn của kết quả nhận được từ nghiên cứu lý thuyết.

... Qui định chung 3.5.2.1 Đề cơng thí nghiệm phải đợc lập đợc phê duyệt trớc bắt đầu thí nghiệm 3.5.2.2 Ngời thực thí nghiệm phải có chứng xác nhận lực chuyên môn thí nghiệm động biến dạng nhỏ quan... 100 thí nghiệm Vì vậy, để xây dựng biểu đồ chuẩn cho súng bi hay súng bật nẩy cần phải tiến hành thử từ 700 đến 1000 thí nghiệm phá hoại mẫu + Nhiệm vụ thứ hai nhiệm vụ chủ chốt phơng pháp thí nghiệm. .. phơng pháp thí nghiệm cho cừ ván thép cho cọc có mối nối cọc có đờng kính tiết diện lớn 1,5 m 3.5.1.4 Không sử dụng phơng pháp thí nghiệm để đánh giá sức chịu tải cọc Ghi chú: 1) Độ sâu thí nghiệm

Ngày đăng: 13/02/2017, 19:55

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • 1.1. Các căn cứ pháp lý khẳng định vai trò của thí nghiệm trong thực tiễn sản xuất.

  • 1.2. Vai trò của thí nghiệm đối với công tác nghiên cứu

  • 3.4.1.Phạm vi áp dụng

  • Tài liệu viện dẫn

  • 3.4.2.Thiết bị, dụng cụ

  • 3.4.2.1.Tổng quát

  • 3.4.2.2Các đặc tính

  • 3.4.3. Đầu dò:

  • 3.4.3.1.Loại đầu dò

  • 3.4.3.2.Tần số của đầu dò

  • 3.4.4.Xác định vận tốc xung

  • 3.4.4.1.Cách bố trí đầu dò

  • Hình 1 - Phương pháp truyền và nhận xung

  • 3.4.4.2.Cách xác định vận tốc xung theo phương pháp truyền trực tiếp

  • 3.4.4.3.Cách xác định vận tốc xung theo phương pháp truyền bán trực tiếp.

  • 3.4.4.4.Cách xác định vận tốc xung theo phương pháp truyền gián tiếp

  • Hình 2 - Xác định vận tốc xung bằng phương pháp truyền gián tiếp (bề mặt)

  • 3.4.4.5.Áp đầu dò lên mặt bê tông

  • 3.4.5.Các yếu tố có ảnh hưởng đến việc đo vận tốc xung

  • 3.4.5.1.Tổng quát

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan