Skkn phát huy hơn nữa vai trò của nhân viên bảo vệ trường học trong công tác bảo vệ tài sản ,giữ gìn an ninh và tham gia giáo dục học sinh

17 8.3K 42
Skkn phát huy hơn nữa vai trò của nhân viên bảo vệ trường học trong công tác bảo vệ tài sản ,giữ gìn an ninh và tham gia giáo dục học sinh

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trang 1

Đề tài: PHÁT HUY HƠN NỮA VAI TRÒ CỦA NHÂN VIÊN BẢO VỆTRƯỜNG HỌC TRONG CÔNG TÁC BẢO VỆ TÀI SẢN ,GIỮ GÌN ANNINH VÀ THAM GIA GIÁO DỤC HỌC SINH

A Đặt vấn đề

I Lý do chọn đề tài

Mỗi cơ quan đều có nhân viên bảo vệ Nhân viên bảo vệ có nhiệm vụ bảo vệ cơ sở vật chất, bảo vệ an ninh, theo dõi nắm bắt tình hình diễn ra trong và ngoài giờ hành chính có liên quan đến an ninh Nhân viên bảo vệ trường học cũng vậy.

Ngoài nhiệm vụ chung ,nhân viên bảo vệ trường học còn có thêm nhiệm vụ

riêng là phải tham gia giáo dục học sinh Họ phải có những hiểu biết nhất định về tâm lý sư phạm ,nghiệp vụ sư phạm và đặc điểm của đối tượng giáo dục

Trên thực tế ,nhân viên bảo vệ trường học chưa làm tốt 3 nhiệm vụ trên Phần lớn họ không qua đào tạo Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến nhà trường Bài viết này nhằm đi sâu nghiên cứu các giải pháp để khắc phục hạn chế trên

II Tổng quan những thông tin liên quan về vấn đề đang nghiên cứu

1 Điều lệ trường THCS, trường THPT và trường THPTcó nhiều cấp học

Theo Điều 17 của Điều lệ trường THCS,THPT,và THPT có nhiều cấp học :nhân viên bảo vệ thuộc loại “nhân viên khác”,sinh hoạt tại tổ Văn phòng Trong Điều lệ không nói rõ chức năng nhiệm vụ của nhân viên bảo vệ Vì vậy ,Hiệu trưởng nhà trường phải làm việc này trong văn bản “Qui định về tổ chức và hoạt động của nhà trường “, hoặc nên có văn bản riêng qui định về chức năng nhiệm vụ của nhân viên bảo vệ Trong đó nhấn mạnh nhiệm vụ tham gia giáo dục học sinh của nhân viên bảo vệ Đây là văn bản pháp lý làm căn cứ để điều hành quản lý nhân viên bảo vệ ,đánh giá kết quả công tác của họ hàng năm Việc ban hành qui định có thể dựa trên Nghị định 06 /2013 /NĐ-CP ngày 9 tháng 1 năm 2013 của Chính phủ qui định về bảo vệ cơ quan doanh nghiệp

Trang 2

2 Khẳng định tính mới về khoa học của vấn đề trong điều kiện thực tế củangành và của đơn vị:

a Điều kiện thực tế Ngành giáo dục :

-Trường học cấp THPT ngày nay có nhiều tài sản ,cơ sơ vật chất qui mô hiện đại :Phòng máy ,máy photo,máy in ,két sắt ,đồ dùng thí nghiệm ,loa đài nói chung là tài sản có giá trị lớn ,kẻ gian hay dòm ngó

-Trường học có thời gian vắng người nhiều như ngày nghỉ lễ tết ,nghỉ hè ,ban đêm Đó là những thời khắc kẻ gian dễ thực hiện hành vi trộm cắp

-Trường học lại có những lúc đông người như học sinh đi học ,biểu diễn văn nghệ vào ban đêm ,cắm trại ,chơi thể thao mà kẻ gian dễ bề trà trộn thực hiện hành vi trộm cắp

-Trường học có diện tích rộng nhiều phòng ban khu vực sân chơi ,bãi tập ,nhà vệ sinh ,tạo ra nhiều khoảng vắng góc khuất ,lối đi

-Khu vực dân cư đông đúc hay đồi vắng mà trường học đóng chân đều có những thuận lợi và phức tạp riêng

b Khẳng định tính mới về khoa học của vấn đề.

Trước đây nhiệm vụ của nhân viên bảo vệ chưa được khẳng định bằng văn bản pháp lý ,hoặc có văn bản pháp lý nhưng chưa chú ý thực hiện ,hoặc thực hiện chưa đúng nên hiệu quả chưa cao .

Bài viết này nhằm khắc phục các hạn chế trên Từ đó rút ra các iện pháp nhằm : -Nâng cao hiệu quả công tác của nhân viên bảo vệ trường học trong bối cảnh tình hình hiện nay

-Phê phán quan niệm máy móc cho rằng nhiệm vụ của nhân viên bảo vệ chỉ là bảo vệ tài sản và an ninh nhà trường mà không có mhiệm vụ giáo dục học sinh

-Một số giải pháp để nhân viên trường học tham gia làm tốt nhiệm vụ giáo dục học sinh

Trang 3

3 Phương pháp nghiên cứu:

-Phương pháp quan sát thực tế ,rút ra lý luận

Trang 4

-Nhân viên bảo vệ trường học đa số là người lớn tuổi ,thuộc bậc cha chú trong gia đình và xã hội ,đã có kinh nghiệm sống ,tính tình điềm đạm Nếu trước đây đã từng công tác ở cơ quan nào đó thường có thêm hiểu biết chuyên môn ở ngành đã từng công tác

- Nhân viên bảo vệ trường học thường có phẩm chất cần cù chịu khó Tính chất công việc không nặng nhọc ,nhưng yêu cầu phải có mặt thường xuyên nơi làm việc ,quan sát cơ quan ,quan sát con người ,đối mặt với nguy cơ ,nên phải luôn bình tĩnh để xử lý tình huống và kinh nghiệm xử lý tình huống

- Nhân viên bảo vệ trường học tuy không tiếp xúc sâu và nhiều với giáo viên và học sinh ,nhưng do tính chất quan sát theo dõi nên họ nắm bắt tốt về giờ giấc ,thói quen sinh hoạt và những đặc điểm khác thuộc về bên ngoài như xe cộ ,ăn mặc ,cặp xách …của giáo viên và học sinh Những đặc điểm bên ngoài có vẻ không quan trọng ấy nhưng là những căn cứ nhận diện rất cần thiết khi có vụ việc xảy ra

2.Những hạn chế của nhân viên bảo vệ trường học

a Nhân viên bảo vệ trường học chưa có tâm lý sư phạm khi giáo dục học sinh : -Ngôn ngữ ứng xử :Hạn chế về ngôn ngữ ứng xử của nhân viên bảo vệ trường học thể hiện ở các mặt sau :

+Nói tục chửi thề khi nóng giận

+Gọi học sinh bằng các biệt danh hàm ý giễu cợt chê bai +Xưng hô mày tao khi quá thân mật

-Hành vi ứng xử hạn chế ở những biểu hiện sau :

+Dung túng cho việc làm sai trái của học sinh như : học sinh hút thuốc ,ngủ tại phòng bảo vệ , chơi bài trong trường

+Xâm phạm tư riêng của học sinh :chuyện học sinh hò hẹn trong trường bị bảo vệ bắt gặp rồi phao tin lung tung

Trang 5

b Thực trạng về nhân viên bảo vệ trường học ứng xử thiếu văn hóa khi làm việc với phụ huynh và các vị khách khác về làm việc tại trường :

-Gây khó khăn cho khách đến làm việc

-Chủ quan nới lỏng kiểm tra để cho kẻ gian dễ dàng vào trường, trà trộn trộm cắp hay gây rối đánh nhau

-Không có kinh nghiệm phân biệt các loại khách đến trường làm việc để có cách ứng xử phù hợp ,nên dễ làm phật lòng khách ,nhất là khách cấp trên

c.Thực trạng về nhân viên bảo vệ trường học sai lệch về quan điểm sống -Coi thường việc học hành ,coi trọng đồng tiền

- Tổ chức nhậu nhẹt trong trường vào chủ nhật hay ngoài giờ hành chính

-Những tài sản lặt vặt , phế liệu

-Những vật dụng học tập học sinh để quên khi ra về -Tài sản của giáo viên tại trường

II Nguyên nhân :

1 Nguyên nhân trong công tác hợp đồng tuyển chọn :

-Nhà trường không tìm hiểu tiểu sử lai lịch của nhân viên hợp đồng -Hợp đồng theo sự nể nang gởi gắm mà không có sự điều tra tiểu sử -Đưa người nhà vào mà không có sự điều tra tiểu sử

2.Nguyên nhân do công tác quản lý:

-Chủ quan thiếu kiểm tra giám sát

-Công tác tập huấn không được tổ chức để nâng cao chuyên môn nghiệp vụ bảo vệ - Ít họp hành nhắc nhở kiểm điểm phê bình góp ý thường xuyên

Trang 6

-Cơ quan mất đoàn kết ,nhân viên bảo vệ bị lôi kéo vào ê kíp ,lợi ích nhóm ,tiếp tay cho kẻ xấu ,bị kẻ xấu lợi dụng

3.Nguyên nhân từ tư tưởng sai lệch

-Quan niệm coi thường nhân viên bảo vệ gọi là ông hay là thằng ,lẽ ra phải gọi là chú bảo vệ hay bác bảo vệ Từ đó sinh ra thái độ tự ti ,dễ dãi của bảo vệ khi làm việc ,thiếu kiên quyết và cứng rắn

-Quan niệm cho rằng nhiệm vụ nhân viên bảo vệ chỉ là bảo vệ tài sản và giữ gìn an ninh nhà trường ,không có nhiệm vụ tham gia giáo dục học sinh Từ đó bảo vệ không nhắc nhở học sinh vi phạm nội qui như trễ giờ ,đi xe phân khối lớn ,hút thuốc ,nam sinh tóc dài …

III.Giải pháp

1.Giải pháp về môi trường

cành cây Thắp điện ,đặt camera quan sát …tạo điều kiện thuận lợi cho bảo vệ hoàn thành tốt nhiệm vụ

2.Giải pháp về điều kiện làm việc :

-Trang bị các phương tiện để đảm bảo sức khoẻ: nhà bảo vệ giường ngủ ,nước uống ,qui định về trang phục khi làm việc ,bảng tên

-Trang bị phương tiện làm việc :sổ nhật kí công việc ,sổ giao ban ,đèn pin ,điện thoại và danh bạ có số điện thoại của lãnh đạo trường ,giáo viên ,công an phường ,điện thoại phòng cháy ,điện thoại bệnh viện ,điện thoại của nhà máy điện…

3.Giải pháp về cơ chế

-Văn bản pháp lý qui định rõ quyền hạn và nhiệm vụ của bảo vệ -Khen thưởng và kỉ luật

Trang 7

-Lịch trực được dán công khai Phân công nhiệm vụ cho từng thành viên bảo vệ -Phối hợp với Đoàn thanh niên trong công tác giữ gìn nề nếp học sinh

-Phối hợp với Ban cơ sở vật chất về giữ gìn tài sản -Phối hợp với Ban an ninh học đường

-Phối hợp với giáo viên chủ nhiệm

-Đề xuất và tư vấn cho hiệu trưởng về an ninh trường học

4.Giải pháp về kiểm tra giám sát

-Yêu cầu báo cáo thường xuyên

-Kiểm tra đột xuất ,nhất là lịch trực đêm -Thực hiện hòm thư góp ý

IV Những kết quả đạt được, kinh nghiệm rút ra1 Kết quả đạt được:

-Nhân viên bảo vệ không chỉ giữ gìn được tài sản nhà trường ,giữ gìn an ninh trật tự mà còn tham gia giáo dục học sinh :Giảm thiểu tình trạng bạo lực học đường ,giảm thiểu tình trạng vi phạm giao thông và các tệ nạn khác trong học sinh -Nhân viên bảo vệ nhận được sự yêu mến của giáo viên và học sinh

-Nhân viên bảo vệ thực sự đóng vai trò quan trọng trong nhà trường ,người đóng vai trò làm chủ cơ quan ,chủ động công tác và có trách nhiệm ,không phải làm việc thụ động ,sai đâu làm đó

2.Kinh nghiệm rút ra:

-Lãnh đạo ,giáo viên và học sinh cần tôn trọng bảo vệ ,tôn trọng việc thực thi nhiệm vụ của bảo vệ

Trang 8

-Việc hợp đồng bảo vệ cần tuân thủ qui định tuyển chọn chặt chẽ ,đề cao phẩm chất trung thực,siêng năng ,điềm đạm ,có trình độ văn hoá nhất định ,có lối sống lành mạnh

-Công tác kiểm tra giám sát thường xuyên có tác dụng ngăn ngừa tiêu cực ,sai trái ,sửa sai kịp thời

-Hiểu được đặc thù của công việc bảo vệ để có phương pháp quản lý phù hợp

C.Quá trình nghiên cứu I Hình thành ý tưởng

-Bản thân công tác qua 3 trường THPT ,là giáo viên và sau là quản lý trường học ,thực tế công tác tiếp xúc nhiều với bảo vệ trường học :đa số nhân viên bảo vệ xuất thân từ nông dân ,có nhân viên bảo vệ là bộ đội xuất quân ,cá biệt có nhân

Trang 9

viên bảo vệ là phụ nữ Một số câu chuyện tốt và xấu xảy ra với nhân viên bảo vệ mà bản thân chứng kiến

Chuyện tốt :Nhân viên bảo vệ trả lại tài sản cho học sinh ,tham gia điều tra trộm cắp xe đạp có hiệu quả ,nhân viên bảo vệ biết cắt tỉa cây xanh ,sửa bàn ghế máy móc âm thanh ,tham gia văn nghệ ,đánh nhau với kẻ trộm bảo vệ tài sản nhà trường…

Chuyện xấu :Học sinh lên Facebook chửi nhân viên bảo vệ ,nhân viên bảo vệ lấy cắp tài sản lặt vặt nhà trường ,vợ chồng bảo vệ đánh nhau tại trường ,hai bảo vệ đánh nhau ,nhân viên bảo vệ xúc phạm học sinh …

Từ những chuyện tốt xấu được chứng kiến ,bản thân muốn đi sâu tìm hiểu giải pháp khắc phục hạn chế ,phát huy ưu điểm để giúp nhân viên bảo vệ làm tốt nhiệm vụ của mình ,giúp Lãnh đạo làm tốt công tác quản lý nhân viên bảo vệ để bảo vệ tài sản ,giữ gìn an ninh và tham gia giáo dục học sinh

II Tiến hành nghiên cứu

1.Phương pháp quan sát thực tế và so sánh :

-Quan sát qua 14 nhân viên bảo vệ trường học của 3 trường THPT (THPTLê Thánh Tông ,THPT Lý Thường Kiệt ,THPT Nguyễn Tất Thành )và tiếp xúc với một số nhân viên bảo vệ qua những chuyến công tác Một số nhận xét qua kết quả quan sát :

+Nhân viên bảo vệ là bộ đội xuất ngũ hay nghỉ hưu có kết quả làm việc tốt hơn +Nhân viên bảo vệ có độ tuổi từ 40 đến 50 có kết quả làm việc tốt hơn độ tuổi trẻ hơn hay già hơn

+Nhân viên bảo vệ không nên là nữ

+Nhân viên bảo vệ nên có trình độ văn hoá lớp 12 sẽ có kết quả làm việc tốt hơn

Trang 10

+Nhân viên bảo vệ nên là người có gia đình êm ấm ,con cái nên người +Nhân viên bảo vệ biết nhiều ,có tài lẻ càng tốt (ví dụ như biết cắt chữ trang trí ,biết sửa điện ,biết chăm sóc cây xanh ,biết sửa bàn ghế …)

+Nhân viên bảo vệ không thể là người nhút nhát

2.Phương pháp điều tra :

a.Mục đích điều tra :

-Tăng hiệu quả hoạt động của nhân viên bảo vệ nhà trường

-Nhân viên bảo vệ nhà trường rút kinh nghiệm để công tác tốt hơn b.Nội dung điều tra : Điều tra để thấy rõ:

-Tình cảm của học sinh trong trường dành cho nhân viên bảo vệ

-Kết quả làm việc của nhân viên bảo vệ qua đánh giá của giáo viên và học sinh -Đánh giá của phụ huynh học sinh về nhân viên bảo vệ

c.Mẫu điều tra :

Mẫu 1 dành cho học sinh:

Trang 11

Họ và tên Theo thầy

đ.Đối tượng điều tra :

-Nhân viên bảo vệ Trần Văn X:Tuổi 58 ,trước đây phục vụ trong quân đội ,vợ là giáo viên ,con cái học hành đàng hoàng ,có thể làm một số việc khác đơn giản như sửa chữa bàn ghế ,sửa điện nước,giao tiếp khá

-Nhân viên bảo vệ Nguyễn Văn Y:Tuổi 55,trước đây làm nông ,hiện vợ làm nông nghiệp ,biết trồng trọt chăn nuôi,hơi nóng nảy

-Nhân viên bảo vệ Nguyễn Văn Z:Tuổi 56,trước đây làm nông và làm thuê,hơi chậm chạm

e.Kết quả điều tra :

Trang 12

-Kết quả điều tra về phía học sinh:

Trên 100 em học sinh được điều tra, lựa chọn một cách ngẫu nhiên Có 50 em tương ứng với 50% thích bác bảo vệ Trần Văn X, 35 em tương ứng 35% thích bác bảo vệ Nguyễn Văn Z Còn lại 15 em tương ứng 15% thích bác bảo vệ Nguyễn Văn Y.

Cụ thể hơn 50% học sinh được điều tra thích bác bảo vệ Trần Văn X, với lý do chính là tình cảm bảo vệ dành cho học sinh 35% học sinh được điều tra thích bác bảo vệ Nguyễn Văn Z là tính tình dễ chịu, và 15% học sinh được điều tra thích bác bảo vệ Nguyễn Văn Y là do tình cảm của bác bảo vệ dành cho học sinh.

Qua kết quả điều tra trên cho thấy:

+Đa số học sinh đều ghi nhận đánh giá đúng về nhân viên bảo vệ trường học Tuy nhiên, do lứa tuổi còn trẻ, kinh nghiệm sống chưa tốt và trải nghiệm chưa nhiều Vì vậy, không phải bao giờ nhận định của học sinh cũng đúng Học sinh không thích thái độ nóng nảy, chúng cũng không nhận ra được tình cảm của con người sau cái nóng nảy đó Hoặc học sinh thích sự dễ chịu nhưng cũng chưa thấy được sự dễ chịu đó lại là sự thoả hiệp ngầm để dung túng cho qua các vi phạm của học sinh -Kết quả điều tra về phía giáo viên:

Điều tra trên 50 giáo viên của nhà trường, có 45 giáo viên đánh giá nhân viên bảo vệ Trần Văn X làm việc hiệu quả hơn hết Đa số họ đều ghi nhận đúng về đức tính và hạn chế nổi bật của từng nhân viên bảo vệ Nhân viên bảo vệ Trần Văn X có đức tính nổi bật là tâm lý, hạn chế là nhiêu khê , nhân viên bảo vệ Nguyễn Văn Y có đức tính nổi bật là nhanh nhẹn, hạn chế là thiếu trung thực, vụn vặt Nhân viên bảo vệ Nguyễn Văn Z có đức tính nổi bật là hiền, hạn chế nổi bật là chậm chạp.

Qua kết quả điều tra của giáo viên cho thấy: Những người lớn tuổi, tiếp cận đối tượng thường xuyên sẽ có những đánh giá chính xác hơn.Tuy nhiên vì sự thân mật

Trang 13

của tình cảm riêng tư mà việc đánh giá thiếu chính xác Con số này là 5 giáo viên ,tỉ lệ 10%.

-Kết quả điều tra về phía phụ huynh :

Qua 100 phụ huynh được mời tham gia điều tra, lựa chọn ngẫu nhiên Có 80 phụ huynh hầu như không hề biết về nhân viên bảo vệ nhà trường (tỉ lệ tương ứng là 80%), còn lại 20% phụ huynh có nghe con em mình nói về nhân viên bảo vệ trường học Do việc không nắm bắt thông tin nên đa số tán thành ý kiến của con em họ (khen hoặc chê) Chỉ có con số 2% là có chính kiến riêng của mình.

Qua kết quả điều tra về phía phụ huynh cho thấy: Đa số thông tin phụ huynh về nhà trường là thông tin về giáo viên, sau đó là thông tin về lãnh đạo , cuối cùng mới là nhân viên Điều đó cho thấy, phụ huynh ít khi đến trường làm việc, ít tiếp cận và làm việc với nhân viên bảo vệ Đây là một vấn đề rút kinh nghiệm cho công tác bảo vệ Trước khi phụ huynh vào làm việc với các phòng ban chức năng của nhà trường, lẽ ra họ phải được nhân viên bảo vệ tư vấn, hướng dẫn và kiểm tra g.Ý nghĩa của điều tra:

Qua điều tra giúp cho lãnh đạo nhà trường nắm rõ thực trạng về nhân viên bảo vệ trong trường học của mình Từ đó có biện pháp quản lý phù hợp Đồng thời công tác điều tra cũng phản ánh được nhiều về thực trạng xã hội mà nhân viên bảo vệ nói riêng và những người làm trong ngành giáo dục nói chung phải chịu áp lực vì những nhận định đánh giá có tính cá nhân, chủ quan hoặc vô cảm.

Cho nên khi xử lý kết quả điều tra cần phải sáng suốt và linh hoạt.

III Khả năng ứng dụng, triển khai sáng kiến kinh nghiệm

Ngày đăng: 10/02/2017, 11:25

Mục lục

  • A. Đặt vấn đề

    • I. Lý do chọn đề tài

    • Mỗi cơ quan đều có nhân viên bảo vệ. Nhân viên bảo vệ có nhiệm vụ bảo vệ cơ sở vật chất, bảo vệ an ninh, theo dõi nắm bắt tình hình diễn ra trong và ngoài giờ hành chính có liên quan đến an ninh. Nhân viên bảo vệ trường học cũng vậy.

    • Ngoài nhiệm vụ chung ,nhân viên bảo vệ trường học còn có thêm nhiệm vụ riêng là phải tham gia giáo dục học sinh .Họ phải có những hiểu biết nhất định về tâm lý sư phạm ,nghiệp vụ sư phạm và đặc điểm của đối tượng giáo dục .

    • 2. Khẳng định tính mới về khoa học của vấn đề trong điều kiện thực tế của ngành và của đơn vị:

      • a. Điều kiện thực tế Ngành giáo dục :

      • b. Khẳng định tính mới về khoa học của vấn đề.

      • 3. Phương pháp nghiên cứu:

      • I. Thực trạng của vấn đề

      • II. Nguyên nhân :

        • 2.Kinh nghiệm rút ra:

        • 2. Ứng dụng cho các trường học có tỉ lệ học sinh dân tộc thiểu số cao,các trường học ở vùng sâu, vùng xa

        • E. Tài liệu tham khảo:

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan