Đề cương chi tiết học phần Tiếng anh 3 (Học viện tài chính)

8 549 2
Đề cương chi tiết học phần Tiếng anh 3 (Học viện tài chính)

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Trang 1

Học viện Tài chính

Khoa Ngoại ngữBộ môn: Tiếng Anh Tài chính Kế toánĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT MÔN HỌC TIẾNG ANH 3

Tiếng Anh Giảng chính 0982333746 7 Ngô Thị Việt Anh

Tiếng Anh Giảng chính 0975893253

2 Thông tin chung về môn học

- Tên môn học: English 3- Mã môn học:

Trang 2

- Số tín chỉ: 12 (20 ĐVHT)- Môn học: + Bắt buộc: (√)

+ Lựa chọn:

- Các môn học tiên quyết: Sinh viên phải có tiếng Anh trình độ Elementary

- Các yêu cầu đối với môn học: Môn học được chia làm bốn kỹ năng Nghe, Nói,

Đọc, Viết riêng biệt Mỗi kỹ năng có số tín chỉ khác nhau theo từng cấp độ nhất định Cụ thể, Nghe 5,6 (2TC); Nói 5,6 (4TC); Đọc 5,6 (2TC); Viết 5,6 (4TC) Mặc dù có sự chênh lệch về số tín chỉ, nhưng trong quá trình dạy-học là quá trình dạy kết hợp các kỹ năng Nghe với Nói, Đọc với Viết nên về cơ bản số tiết giảng vẫn được phân đều cho 4 kỹ năng.

- Giờ tín chỉ đối với các kỹ năng Nghe, Nói, Đọc, Viết như sau:

+ Nghe giảng lý thuyết: 75x4

- Địa chỉ Khoa/ Bộ môn phụ trách môn học: P309 Nhà B9 Học viện Tài chính,Đông ngạc, Từ liêm, Hà nội

- Mục tiêu của môn học:

- Kiến thức:

+ Tiếng Anh 3 củng cố, phát triển và nâng cao các kỹ năng Nghe, Nói, Đọc, Viết của sinh viên và giúp sinh viên phát triển khả năng tự học, tự tìm hiểu kiến thức + Chuẩn bị cho người học nghe, thuyết trình và phân tích các văn bản.

+ Ngoài ra, người học đựơc cung cấp các kiến thức cơ bản về văn hoá xã hội, lịch sử, bối cảnh của ngôn ngữ để trợ giúp người học hoàn thiện hơn các kỹ năng ngôn ngữ.

- Kỹ năng:

+ Sinh viên thành thạo 4 kỹ năng cơ bản của ngôn ngữ và có thể giao tiếp với người nước ngoài một cách dễ dàng;

+ Sinh viên có thể nghe hiểu được các kênh truyền hình nước ngoài không mấy khó khăn Đồng thời có thể tóm tắt được nội dung của các bài nghe đó.

Trang 3

+ Sinh viên có thể đọc báo, tạp chí nước ngoài và tóm tắt nhanh nội dung bài đọc đó Đồng thời, sinh viên có thể phân tích đánh giá quan điểm của tác giả

+ Sinh viên có thể tự thuyết trình một vấn đề nào đó hoặc theo nhóm + Đánh giá được cách dạy và học của giáo viên và sinh viên.

- Thái độ, chuyên cần:

+ Sinh viên yêu thích môn học, ngành học mà họ đang theo học;

+ Kính trọng, yêu quý, muốn noi gương các nhà khoa học, giảng viên đang giảng dạy môn học;

+ Có sự tự tin và chuẩn mực sống trong xã hội.

3 Tóm tắt nội dung môn học:

Môn học được chia làm thành bốn kỹ năng (môn nhỏ) độc lập Đó là môn Nghe, Nói, Đọc và Viết

LISTENING

Nghe là một kỹ năng ngôn ngữ dùng để thu nạp thông tin, đồng thời cũng là một kỹ năng hết sức quan trọng để thành công trong giao tiếp Nghe là khả năng nhận ra và hiểu người khác nói gì, bao gồm hiểu giọng (accent or pronunciation), qui tắc ngữ pháp (grammar), lối dùng từ (vocabulary) của người nói, và bắt được ý người nói Một người có khả năng nghe tốt cần phải đồng thời thể hiện được các khả năng trên Môn NGHE được thiết kế nhằm giới thiệu và huấn luyện người học những kỹ năng nền tảng thiết yếu để họ có thể trở thành người có khả năng nghe tốt Học phần này còn cung cấp thông tin giúp người học tự ý thức được những điểm yếu (problems) của mình trong việc học nghe và nhận biết được nguyên nhân (reasons) cũng như phương cách giải quyết vấn đề (solutions).

Đọc là một kỹ năng đặc biệt quan trọng và rất cần thiết trong quá trình học tiếng Đọc là một công cụ để thu nạp thông tin, giúp phát triển các kỹ năng khác như nói và viết Kỹ năng đọc cần được hình thành, rèn tập, và phát triển Môn học READING nhằm hình thành, rèn tập, và phát triển kỹ năng đọc bằng tiếng Anh, với mục đích cuối cùng là huấn luyện sinh viên thành những người có khả năng sử dụng hiệu quả ngôn ngữ này như một công cụ giao tiếp không thể thiếu được trong bối cảnh hội nhập ngày càng gia tăng.

Trang 4

READING giới thiệu cho sinh viên các kỹ xảo có thể sử dụng để phát triển khả năng đọc bằng tiếng Anh, huấn luyện sinh viên áp dụng các kỹ xảo đó vào quá trình đọc để sinh viên có thể đọc một cách thuần thục và hiệu quả.

 Chức năng (functions) –Giao dịch và tương giao: Nhận biết khi nào thông điệp cần phải rõ ràng (giao dịch/trao đổi thông tin) và khi nào thông điệp không nhất thiết cần phải rõ ràng (tương giao/gây dựng quan hệ)

 Các qui tắc, chuẩn mực văn hoá, xã hội.

 Giúp người học nhận biết và giải quyết những yếu tố phi ngôn ngữ (non-linguistic) ảnh hưởng đến khả năng nói.

 Cung cấp cho người học những nguồn ngôn ngữ (language input) thông qua teacher talk, hoạt động nghe (listening activities), nguồn tài liệu đọc (reading passages), hay ngôn ngữ tự nghe, đọc được ngoài giờ lên lớp để họ có thể tự tạo sản phẩm ngôn ngữ nói

 Tạo môi trường để người học có thể thực hành nhằm chuẩn bị cho các tình huống giao tiếp thật trong cuộc sống.

 Phát triển khả năng phát ra những câu đúng ngữ pháp, được kết nối logic, với sự phát âm chấp nhận được (hiểu được), thích hợp với từng ngữ cảnh cụ thể,  Khả năng giao tiếp: sau khi kết thúc học phần này, người học sẽ có thể làm cho

người khác hiểu được mình muốn nói gì, tránh sự nhầm lẫn do lỗi phát âm, ngữ pháp hay từ vựng, và tuân theo những qui tắc văn hoá xã hội áp dụng trong từng hoàn cảnh giao tiếp.

 Sử dụng các cấu trúc ngữ pháp dễ ràng và lưu loát

 Sử dụng vốn từ vựng phong phú để bày tỏ ý tưởng, suy nghĩ một cách rõ ràng  Khả năng trình bày ý kiến, tham gia thảo luận, tranh luận, thuyết trình

Viết là một kỹ năng tạo sản phẩm ngôn ngữ viết, và thường được coi là kỹ năng khó nhất trong bốn kỹ năng, thậm chí đối với cả người nói ngôn ngữ đó như tiếng mẹ đẻ vì nó không chỉ là việc biểu diễn lời nói bằng chữ viết, nhưng còn là việc phát triển và trình bày ý tưởng/tư tưởng/suy nghĩ theo một cấu trúc Viết cũng là

Trang 5

một quá trình bao gồm nhiều bước Môn WRITING được thiết kế nhằm dẫn dắt người học qua từng bước trong quá trình viết để có thể hình thành và phát triển kỹ năng viết bằng tiếng Anh, với mục đích cuối cùng là huấn luyện họ thành những người có khả năng sử dụng hiệu quả ngôn ngữ này như một công cụ giao tiếp trong công việc của mình

WRITING giới thiệu cho sinh viên các kỹ năng chi tiết (micro-skills) cần thiết để hình thành và phát triển kỹ năng viết

WRITING dẫn dắt sinh viên qua từng bước trong quá trình viết thông qua việc phân tích các đoạn văn (paragraphs) và bài luận (essays) Giúp sinh viên hiểu và áp dụng các khái niệm (concepts) và các qui luật (rules) Thực hành các kỹ năng nhằm giúp cho sinh viên viết đúng.

4 Nội dung chi tiết môn học

A Nội dung tổng quát và phân bổ thời gian

STTTên môn họcTổng số tiếtLý thuyếtBài tậpKiểm tra

Môn học LISTENING 5,6 nhằm tạo môi trường để người học nâng cao các kỹ năng đã học từ hai phần Listening 1, 2,3&4 Môn học này còn chuẩn bị cho người học để nghe những cuộc nói chuyện, bài giảng, thuyết trình Những kỹ năng sẽ được huấn luyện trong môn học này bao gồm:

 Phỏng đoán về điều sẽ được trình bày.

 Đoán nghĩa những từ, cụm từ lạ mà không bị hoang mang  Sử dụng những kiến thức đã có về chuyên đề để giúp nghe hiểu.

 Nhận biết những nội dung liên quan, khước từ những thong tin không liên quan  Giữ lại những nội dung cần thiết (Note-taking, summarizing)

 Hiểu được quan điểm hay ý định của người nói.

Người học được cung cấp các kiến thức văn hoá, xã hội, lịch sử, và bối cảnh của ngôn ngữ đang học nhằm tăng cường sự nhạy bén trong khi nghe với các hoạt động thích hợp (Pre-listening, while-listening, and post-listening) sẽ trợ giúp cho người học hoàn thiện các kỹ năng nghe.

READING 5,6:

Trang 6

Học phần READING 5,6 huấn luyện sinh viên kỹ năng phân tích (Analysis), đánh giá quan điểm của tác giả (Evaluation), và đọc có mục đích (Purpose-driven reading).

 Process of analysis  Process of evaluation  Purpose-driven reading.

SPEAKING 5,6:

Môn học này phát triển kỹ năng thuyết trình (Presentation skill) thông qua các hoạt động thuyết trình của sinh viên.

 Theo nhóm (Group presentation)  Cá nhân (Individual presentation)

WRITING 5,6:

Môn học Writing 3 nhằm củng cố và nâng cao kỹ năng viết trong môn học này, sinh viên được hướng dẫn quy trình viết đề cương và bài nghiên cứu (Research paper) và viết một bài nghiên cứu theo đề tài tự chọn hoặc theo gợi ý của giáo viên.

1 Steps in writing a research paper 2 Research paper outline.

-Tài liệu bắt buộc:

+ Johnson, C (2006) Intelligent Business (Coursebook), Advanced

Intermediate Longman Pearson Education + CD

+ Barrall, I., & Barrral, N (2006) Intelligent Business (Skills Book) Advanced Intermediate Longman Pearson Education + CD

+ Barrall, I., & Barrral, N (2006) Intelligent Business (Work Book) Advanced Intermediate Longman Pearson Education + CD

+ Mills, R., & Frazier, L (2003) Advanced Intermediate NorthStar Listening and Speaking Longman Pearson Education + CD

+ Haugnes, N., & Maher, B (2003) Advanced Intermediate NorthStar Reading and writing Longman Pearson Education + CD

Trang 7

- Tài liệu tham khảo:

http://www.longman.com/intelligent_business/resources.html http://www.longman.com/ae/northstar2e/books/ls_basic/index.html http://www.longman.com/ae/northstar2e/books/rw_basic/index.html Các tài liệu tham khảo về các kỹ năng do giáo viên cung cấp

Sinh viên tự tìm kiếm

6. Hình th c t ch c d y h cức tổ chức dạy học ổ chức dạy họcức tổ chức dạy họcạy họcọc

7 Chính sách đối với môn học và các yếu cầu khác của giảng viên

o Mức độ lên lớp phải đạt trên 80%

o Sinh viên phải tự giác tích cực tự học, đọc và nghiên cứu trước bài và tài liệu ở nhà để chủ động tích cực và sáng tạo tham gia xây dựng bài, làm bài tập và thảo luận ở trên lớp.

o Yêu cầu và cách thức đánh giá, mức độ lên lớp, mức độ tích cực tham gia các hoạt động trên lớp và các quy định về thời hạn, chất lượng các bài tập, bài kiểm tra,v.v… tuỳ theo giảng viên có thể áp dụng.

o Có 2 bài kiểm tra cho mỗi một kỹ năng Nghe + Nói + Đọc + Viết 1,2 phải đạt điểm 5/10 trở lên.

8 Phương pháp, hình thức kiểm tra – đánh giá kết quả học tập môn học

Phân chia các mục tiêu cho từng hình thức kiểm tra – đánh giá

9.1 Kiểm tra – đánh giá thường xuyên

Trang 8

o Tham gia học tập trên lớp ( đi học đầy đủ, chuẩn bị bài tốt, tích cực tham gia thảo luận, v.v…) được cộng một điểm thưởng nhất định vào điểm kiểm tra đánh giá giữa kỳ do giảng viên phụ trách quy định.

o Phần tự học, tự nghiên cứu (Hoàn thành tốt nội dung, nhiệm vụ mà giảng viên giao cho cá nhân/ tuần; bài tập nhóm/ tháng; bài tập cá nhân/ học kỳ, v.v…) được cộng một điểm thưởng nhất định vào điểm kiểm tra đánh giá giữa kỳ do giảng viên phụ trách quy định.

9.2.Kiểm tra – đánh giá định kỳ

o Phần tự học, tự nghiên cứu: hoàn thành đầy đủ và tốt nội dung, bài tập mà giáo viên giao cho và nhóm học tập Tham gia học tập trên lớp: đi học đầy đủ, đúng giờ, chuẩn bị bài tốt, tích cực giơ tay tham gia chữa bài tập và thảo luận…20%

o Kiểm tra – đánh giá giữa kì: 30% o Kiểm tra – đánh giá cuối kì: 50%

9.3 Tiêu chí đánh giá các loại bài

o Bài tập cá nhân/ học kỳ o Bài tập nhóm/ tháng

9.4 Lịch thi, kiểm tra

Kiểm tra lần 1 sau bài 5 giáo trình Intelligent Business và sau bài 4 giáo trình

Ngày đăng: 06/02/2017, 08:41

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan