Tiết 22, 23: Tấm Cám

3 1.8K 20
Tiết 22, 23: Tấm Cám

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Tiết 22 – 23: Ngày soạn: Đọc văn TẤM CÁM A - MỤC TIÊU BÀI HỌC: Giúp học sinh: 1. Hiểu được ý nghĩa những mâu thuẫn, xung đột và sự biến hoá của tấm trong truyện. Qua đó thấy được khát vọng của nhân dân gửi vào tác phẩm. 2.Nét đặc trưng của nghệ thuật cổ tích thần kì 3. Triết lí nhân sinh của tácphẩm B -PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN: SGK, SGV, Thiết kế bài học C - CÁCH THỨC TIẾN HÀNH: GV tổ chức giờ dạy học theo cách kết hợp các phương pháp đọc sáng tạo, gợi tìm; kết hợp với các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi. D -TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Kiểm tra bài cũ 2. Giới thiệu bài mới.: Một nhà thơ nào đó đã từng lắng sâu cảm xúc của mình:Ở mỗi bài em học hôm nay/ Có buổi trưa đầy nắng, Cánh cò ngang qua quãng vắng, Cô Tấm têm trầu trong ngày hội làng ta.Và: Cô Tấm hoá bà Hoàng,Chân vẫn lấm bùn đầu làng ngõ xóm. Cô Tấm đã đi vào đời sống văn hoá, cùng với suy nghĩ và cảm thông chia sẻ của người Việt với cha ông mình, với cuộc đời ngày xửa ngày xưa. Để góp phần thấy được điều đó, chúng ta cùng tìm hiểu truyện Tấm Cám. YÊU CẦU CẦN ĐẠT HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS I - Giới thiệu chung: - Tấm Cám thuộc truyện cổ tích thần kỳ. II - Đọc hiểu văn bản: 1 - Tóm tắt truyện: 2 - Tìm hiểu truyện: a – Tấm ở nhà và đi dự hội: - Thi bắt tép để được yếm đỏ: + Tấm: chăm chỉ, thật thà. + Mẹ con Cám: lừa lấy tép - Nuôi cá Bống: + Tấm: coi Bống như bạn , nuôi nấng, chăm chút + Mẹ con Cám: bắt Bống ăn thịt - Nhặt thóc: + Tấm: Phải nhặt thóc ra thóc, gạo ra gạo + Mẹ con Cám: trộn thóc với gạo - Đi hội và thử hài: + Tấm: hồn nhiên + Mẹ con Cám: tham vọng, hợm hĩnh. * Nhận xét: - Tấm chăm chỉ, thật thà, hiền lành, nhân hậu. Gặp khó khăn Tấm chỉ biết khóc – thụ động. *HĐ1: cho HS đọc tiểu dẫn và trả lời câu hỏi: có mấy loại truyện cổ tích ? Đặc trưng chính của truyện cổ tích thần kỳ ? Kể tên một số truyện cổ tích thần kỳ mà em biết. Và chỉ ra yếu tố thần kỳ trong đó. ( Cả Tấm Cám )  Ý nghĩa của các yếu tố thần kỳ ? *HĐ2: GV hướng dẫn vừa tóm tắt vừa cho HS đọc một số đoạn minh hoạ.  Cho hs kể lại ngắn gọn cốt truyện - Nêu bố cục truyện? (3 phần: Tấm ở nhà và đi dự hội, Tấm vào cung vua và hóa thân, Tấm trở lại cuộc đời và gặp lại nhà vua) *HĐ3: trên cơ sở cốt truyện GV gợi ý cho HS tìm sự việc, chi tiết tiêu biểu và phân tích truyện theo bố cục: - Hãy nêu những sự việc khi Tấm ở nhà và qua đó nhận xét về Tấm và mẹ con Cám? - Em có nhận xét gì về thái độ của Tấm khi gặp khó khăn? - GV nhắc lại đặc trưng của cổ tích và hỏi HS: Vì sao Tấm luôn được Bụt giúp đỡ? Chi tiết ấy nói lên điều gì về khát vọng của tác giả dân gian? 1 Tấm luôn được Bụt giúp đỡ: người lương thiện sẽ được hưởng hạnh phúc, kẻ ác dù nham hiểm đến đâu cũng sặp thất bại khát vọng của nhân dân.  Tác giả dân gian đã thể hiện cuộc xung đột giữa cái thiện và cái ác. Nhưng phần này chỉ là những mâu thuẫn xung đột gia đình vì quyền lợi vật chất. b - Tấm vào cung vua và hóa thân: Tấm Mẹ con Cám - Hái cau giỗ cha Giết Tấm - Hóa thân vào vàng anh Bắt chim - Hóa thân vào xoan đào Chặt cây - Hóa thân vào khung cửi Đốt khung cửi - Hóa thân vào quả thị * Nhận xét: - Tấm hiếu thảo dù đã trở thành hoàng hậu vẫn không quên ngày giỗ cha. - Mẹ con Cám ngày càng tham lam, tàn ác và quyết tiêu diệt Tấm. - Trước sự hãm hại của mẹ con Cám, Tấm đã chủ động đấu tranh giành lại vị trí của mình – Tấm đã không còn thụ động như trước. - Nhân vật Tấm hóa thân đều là những nhân vật giản dị, thân thuộc, gắn với cuộc sống của nhân dân – cổ tích là bài ca cất lên từ cuộc sống lao động. - Quả thị tròn xinh, thơm ngát. Giá trị của thị là vẻ đẹp và hương thơm. Thị là loại quả không giành cho những kẻ phàm phu thưởng thức, thị thiên về giá trị tinh thần hơn về vật chất. - Ba lần hóa thân trước, Tấm bị phát hiện vì Tấm thật thà để lộ hình, lộ tiếng (vàng anh – hót; xoan đào – che bóng; khung cửi – kêu). Hóa thân vào quả thị, Tấm đã chọn cho mình nơi ẩn náu kín đáo, xa cung cấm, ở trên cao xa những kẻ phàm phu tầm thường. Tấm đã im lặng chờ đợi người nhân hậu biết nâng niu cái đẹp, nâng niu giá trị tinh thần. (Bà để bà ngửi chứ bà không ăn)  Từ mâu thuẫn cá nhân, nhân dân muốn phản ánh mâu thuẫn trong xã hội, mâu thuẫn trong cuộc sống giữa cái thiện và cái ác: đấu tranh xung đột vì sự sống và hạnh phúc. - Tấm phải trải qua nhiều lần hóa thân mới được trở lại cuộc đời. Qua đó tác giả dân gian muốn gửi gắm một triết lí sống: cuộc đấu tranh để có được hạnh phúc không đơn giản, hạnh phúc không thể nhờ bên ngoài giúp đỡ, tác động, mà tự thân mình phải cố gắng vươn lên., không một lượng thù địch - Ở đoạn này, truyện thể hiện điều gì? - Hãy nêu những sự việc và chi tiết khi Tấm vào cung vua và nhận xét về thái độ của Tấm so với khi còn ở nhà? - HS làm việc theo nhóm ( Nhóm trưởng phát biểu hoặc nộp bảng phát biểu so sánh hành động của Tấm và mẹ con Cám). - Em có nhận xét gì về những nhân vật mà Tấm hóa thân? ( như thế nào đối với đời sống của nhân dân?) - Em hãy nhận xét về hình ảnh hóa thân cuối cùng của Tấm – quả thị? Vì sao khi ẩn mình trong quả thị Tấm không bị mẹ con Cám phát hiện?  Tấm từ bị động  phản ứng yếu ớt  mạnh mẽ  hành động quyết liệt. - Mâu thuẫn của Tấm với mẹ con Cám có phải là mâu thuẫn trong gia đình giữa dì ghẻ con chồng không? (Mâu thuẫn có tính chất xã hội) - Tấm phải trải qua nhiều hoá thân trước sự độc ác của mẹ con Cám mới trở lại cuộc đời. Qua đó tác giả dân gian muốn nói lên triết lí gì của cuộc sống? ( sức sống mãnh liệt của cái thiện, không một lực lượng thù địch nào có thể tiêu diệt được ) 2 nào có thể tiêu diệt được cái thiện. c - Tấm trở lại cuộc đời và gặp lại nhà vua: - Dù đã làm hoàng hậu nhưng Tấm vẫn là cô gái chăm chỉ chịu khó ngày nào. Nhờ vậy cô đã thoát khỏi vỏ thị để trở lại cuộc đời. - Để nhà vua và Tấm nhận ra nhau qua hình ảnh miếng trầu vì trong quan niệm của người Việt, miếng trầu là biểu hiện của tình yêu, hạnh phúc. - Chiếc hài xinh xắn là biểu hiện của một đôi bàn chân, một dáng hình duyên dáng. Còn miếng trầu têm cánh phượng là dấu hiệu của một đôi bàn tay khéo léo, một tâm hồn tinh tế, nhạy cảm. Lần đầu vua say mê Tấm vì vẻ đẹp bề ngoài. Sau đó khi đã nên vợ nên chồng, nhà vua say mê Tấm vì vẻ đẹp tâm hồn. Vẻ đẹp tâm hồn thì tồn tại mãi với thời gian. - Mẹ con Cám bị trừng phạt: cái ác phải đền tội, phải bị tiêu diệt. Cái thiện đã chiến thắng. 3- Kết luận: Truyện phản ánh: - Mâu thuẫn không thể dung hòa giữa dì ghẻ và con chồng trong gia đình thời cổ (vì vấn đề thừa kế gia sản) - Khát vọng của nhân dân về một xã hội công bằng hạnh phúc. - Niềm tin vào thế lực siêu nhiên phù trợ người nghèo - Nêu và nhận xét về những việc làm của Tấm khi ở nhà bà lão? - Nhà vua và Tấm nhận ra trong trường hợp nào? Vì sao tác giả dân gian để họ nhận ra nhau qua hình ảnh miếng trầu? - Nhờ chiếc hài mà nhà vua tìm được Tấm giữa bao cô gái đi hội, nhờ miếng trầu mà nhà vua gặp lại được Tấm sau bao ngày xa cách. Nhận xét của em về hai chi tiết độc đáo này? - Bài học nhân sinh qua “Tấm Cám”? - GV có thể nêu một số dị bản, một số quan niệm trái chiều về chi tiết kết thúc của tác phẩm để HS trao đổi tranh luận. * GV hướng dẫn HS tổng kết bài học. E -THAM KHẢO: Lời của Tấm Dịu dàng là thế tấm ơi Mà sao em phải thiệt thòi, vì sao ? Phận nghèo hôm sớm dãi dầu Hoá bao nhiêu kiếp, ngọt ngào, đa đoan. Người ngoan ở với người gian Dẫu hiền như bụt cũng tan nát lòng Tin em, em cướp mất chồng Đành làm quả thị thơm cùng nước non Tưởng rằng yên phận làm con Miếng trầu cánh phượng vẫn còn thơm môi Dịu dàng cũng bấy nhiêu thôi! Nào ai có mấy cuộc đời cho nhau. Một lần chết mấy lần đau Cũng là xá tội cho nhau một lần Gai hồng giữ lấy hoa hồng Lại ngồi giặt áo cho chồng như xưa. Ánh Tuyết 3 . Tiết 22 – 23: Ngày soạn: Đọc văn TẤM CÁM A - MỤC TIÊU BÀI HỌC: Giúp học sinh: 1. Hiểu được ý nghĩa những mâu thuẫn, xung đột và sự biến hoá của tấm. điều đó, chúng ta cùng tìm hiểu truyện Tấm Cám. YÊU CẦU CẦN ĐẠT HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS I - Giới thiệu chung: - Tấm Cám thuộc truyện cổ tích thần kỳ. II

Ngày đăng: 24/06/2013, 01:25

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan