TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐÀO TẠO VÀ SỬ DỤNG CÁN BỘ

178 567 1
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐÀO TẠO VÀ SỬ DỤNG CÁN BỘ

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Chương 1 VỊ TRÍ, VAI TRÒ CỦA CÁN BỘ VÀ TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC ĐÀO TẠO, SỬ DỤNG CÁN BỘ 1.1. Cán bộ quan niệm, vị trí, vai trò 1.2. Đào tạo, sử dụng cán bộ quan niệm, tầm quan trọng Chương 2 HỆ THỐNG QUAN ĐIỂM CỦA HỒ CHÍ MINH VỀ ĐÀO TẠO VÀ SỬ DỤNG CÁN BỘ 2.1. Về ₫ào tạo cán bộ 2.1.1. Xây dựng tiêu chuẩn người cán bộ, ₫ảng viên 2.1.2. Đào tạo huấn luyện cán bộ 2.2. Về sử dụng cán bộ 2.2.1. Nhận thức ₫úng tầm quan trọng của việc sử dụng cán bộ 2.2.2. Sử dụng ₫úng cán bộ 2.2.3. Phải khéo dùng cán bộ 2.2.4. Điều kiện ₫ể sử dụng cán bộ tốt Chương 3 TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐÀO TẠO VÀ SỬ DỤNG CÁN BỘ TRONG SỰ NGHIỆP ĐỔI MỚI HIỆN NAY 3.1. Sự nghiệp ₫ổi mới và công tác ₫ào tạo, sử dụng cán bộ 3.1.1. Nhân tố tác ₫ộng 4 3.1.2. Thực trạng ₫ội ngũ cán bộ, ₫ảng viên 3.1.3. Nguyên nhân của thành tựu và hạn chế trong ₫ào tạo và sử dụng cán bộ 3.2. Học tập, vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về ₫ào tạo và sử dụng cán bộ trong sự nghiệp ₫ổi mới hiện nay 3.2.1. Hồ Chí Minh với sự nghiệp ₫ào tạo và sử dụng cán bộ 3.2.2. Quan ₫iểm, nội dung vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về ₫ào tạo và sử dụng cán bộ trong giai ₫oạn hiện nay KẾT LUẬN

TS PHẠM QUỐC THÀNH           TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐÀO TẠO   VÀ SỬ DỤNG CÁN BỘ                NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI       CÁC CỘNG TÁC VIÊN Nguyễn Phương An Lưu Xuân Công Nguyễn Anh Cường Nguyễn Ngọc Hân Trần Bách Hiếu Nguyễn Thị Kim Hoa Trần Thị Quang Hoa Đinh Ngọc Quý Đào Thành Trường Đỗ Xuân Tuất Nguyễn Thanh Tùng           MỤC LỤC   Chương VỊ TRÍ, VAI TRÒ CỦA CÁN BỘ VÀ TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC ĐÀO TẠO, SỬ DỤNG CÁN BỘ 1.1 Cán - quan niệm, vị trí, vai trò 1.2 Đào tạo, sử dụng cán - quan niệm, tầm quan trọng 21 Chương 41 HỆ THỐNG QUAN ĐIỂM CỦA HỒ CHÍ MINH VỀ ĐÀO TẠO VÀ SỬ DỤNG CÁN BỘ 41 2.1 Về ₫ào tạo cán 41 2.1.1 Xây dựng tiêu chuẩn người cán bộ, ₫ảng viên 42 2.1.2 Đào tạo - huấn luyện cán 49 2.2 Về sử dụng cán 74 2.2.1 Nhận thức ₫úng tầm quan trọng việc sử dụng cán 75 2.2.2 Sử dụng ₫úng cán 79 2.2.3 Phải khéo dùng cán 83 2.2.4 Điều kiện ₫ể sử dụng cán tốt 98 Chương 122 TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐÀO TẠO VÀ SỬ DỤNG CÁN BỘ TRONG SỰ NGHIỆP ĐỔI MỚI HIỆN NAY 122 3.1 Sự nghiệp ₫ổi công tác ₫ào tạo, sử dụng cán 122 3.1.1 Nhân tố tác ₫ộng 122   3.1.2 Thực trạng ₫ội ngũ cán bộ, ₫ảng viên 127 3.1.3 Nguyên nhân thành tựu hạn chế ₫ào tạo sử dụng cán 144 3.2 Học tập, vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh ₫ào tạo sử dụng cán nghiệp ₫ổi 151 3.2.1 Hồ Chí Minh với nghiệp ₫ào tạo sử dụng cán 151 3.2.2 Quan ₫iểm, nội dung vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh ₫ào tạo sử dụng cán giai ₫oạn 167 KẾT LUẬN 175   MỞ ĐẦU Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm đến cán bộ. Từ  khi  chuẩn  bị  thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, Người đã trực  tiếp mở lớp huấn luyện cán bộ. Đến khi giành được chính quyền,  việc huấn luyện cán bộ càng được chú trọng, quy mô huấn luyện  ngày càng được mở rộng. Trước lúc đi xa, Người còn căn dặn: bồi  dưỡng cán bộ cách mạng cho đời sau là một công việc quan trọng  và  cần  thiết.  Nhận  thức  được  tầm  quan  trọng  và  giá  trị  của  tư  tưởng  Hồ  Chí  Minh  về  công  tác  cán  bộ  nói  chung  và  việc  huấn  luyện  cán  bộ  nói  riêng,  trong  những  năm  qua,  các  nhà  khoa  học  Việt  Nam  đã  có  khá  nhiều  công  trình  nghiên  cứu  liên  quan  đến  vấn đề này. Trong đó có các công trình tiêu biểu như: Hồ Chí Minh  với vấn đề đào tạo cán bộ (Đức Vượng, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà  Nội, 1995); Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề cán bộ và công  tác cán bộ trong sự nghiệp đổi mới hiện nay (Nxb. Chính trị Quốc gia,  Hà  Nội,  1997);  Luận  cứ  khoa  học  cho  việc  nâng  cao  đội  ngũ  cán  bộ  trong  thời  kỳ  đẩy  mạnh  công  nghiệp  hóa,  hiện  đại  hóa  đất  nước  (Nguyễn Phú Trọng, Trần Xuân Sầm, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà  Nội,  2001);  Tư  tưởng  Hồ  Chí  Minh  về  rèn  luyện  đạo  đức  cho  cán  bộ,  đảng  viên  (Phạm  Quốc  Thành,  Nxb.  Chính  trị  Quốc  gia,  Hà  Nội,  2004); Tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ và công tác cán bộ (Bùi Đình  Phong, Nxb. Lao động, Hà Nội, 2006);    Nhìn chung, qua các công trình nghiên cứu trên, các tác giả  đã đề cập đến nhiều vấn đề liên quan đến tư tưởng Hồ Chí Minh  về cán bộ và công tác cán bộ như vai trò của cán bộ; quá trình hình  thành  tư  tưởng  của  Người  về  cán  bộ  và  công  tác  cán  bộ;  sự  vận  dụng  tư  tưởng  Hồ  Chí  Minh  về  cán  bộ  và  công  tác  cán  bộ  trong  thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; những    chuẩn  mực  của  cán  bộ;   Tuy  nhiên,  do  hạn  chế  về  chủ  quan  và  khách quan mà nhiều vấn đề về cán bộ, đặc biệt là vấn đề đào tạo  và sử dụng cán bộ trong tư tưởng Hồ Chí Minh chưa được nghiên  cứu thấu đáo.   Nội dung của cuốn sách phân tích vai trò của cán bộ và tầm  quan trọng của việc đào tạo và sử dụng cán bộ theo tư tưởng Hồ  Chí Minh; phân tích hệ thống các quan điểm Hồ Chí Minh về đào  tạo và sử dụng cán bộ; phân tích làm sáng rõ giá trị tư tưởng Hồ  Chí Minh về đào tạo và sử dụng cán bộ.  Thực tiễn lịch sử Việt Nam và thế giới đã chứng minh rằng  sự thành công hay thất bại, tồn vong, thịnh suy của mọi quốc gia,  chế độ đều phụ thuộc rất lớn vào đội ngũ những người lãnh đạo,  quản lý, điều hành và hiền tài của quốc gia.   Theo Hồ Chí Minh, cán bộ là những người đem chính sách của  Đảng và Chính phủ giải thích cho dân hiểu và đem nguyện vọng của  dân  chúng  báo  cáo Chính  phủ  để  đặt chính sách  cho  đúng. Người  chỉ rõ, cán bộ là cái gốc của mọi công việc, muôn việc thành công hay  thất bại là do cán bộ tốt hay kém. Chính vì vậy, đào tạo cán bộ theo  nhu cầu của thực tiễn cách mạng và đòi hỏi của nhân dân luôn được  đặt ra như một trong những vấn đề cốt yếu. Hồ Chí Minh luôn coi  việc huấn luyện cán bộ là công việc gốc của Đảng.  Thấm  nhuần  tư  tưởng  Hồ  Chí  Minh  về  cán  bộ  và  công  tác  cán bộ, Đảng ta đã xây dựng được một đội ngũ cán bộ đông đảo  làm  nòng  cốt  trong  việc  giải  phóng  dân  tộc  thành  công  và  xây  dựng  chế  độ  mới  đạt  nhiều  thành  tựu.  Nước  ta  hiện  nay  đang  đứng  trước  một  thời  kỳ  mới,  thời  cơ  nhiều  và  thách  thức  cũng  không ít. Do vậy, hơn lúc nào hết, chúng ta ngày càng nhận thức  đầy đủ hơn về ý nghĩa và tầm quan trọng của công tác cán bộ nói  chung và việc đào tạo và sử dụng cán bộ nói riêng. Mặt khác, thực  tiễn  sinh  động  nảy  sinh  nhiều  vấn  đề  mới  đòi  hỏi  chúng  ta  phải  xây dựng đội ngũ cán bộ thật sự “hồng” ‐ “chuyên” thì mới đáp    ứng  được  đòi  hỏi  trước  mắt  cấp  bách  cũng  như  yêu  cầu  lâu  dài  của sự nghiệp cách mạng.  Chính vì vậy, cùng với việc đẩy mạnh nghiên cứu tư tưởng  Hồ Chí Minh trên nhiều lĩnh vực thì việc nghiên cứu chuyên sâu  tư  tưởng của  Người về đào  tạo và  sử  dụng cán bộ  là  một  nhiệm  vụ quan trọng đặc biệt bởi vì tư tưởng của Người về vấn đề này  đã soi đường cho công tác đào tạo cán bộ của Đảng ta, là tài sản to  lớn của dân tộc ta. Hơn nữa, việc nghiên cứu này vừa mang tính  khoa học, vừa là yêu cầu của cuộc sống, vừa cấp bách, vừa có tính  cơ bản lâu dài đòi hỏi sự đầu tư của nhiều thế hệ.    Xuất  phát  từ  những  lý  do  trên,  chúng  tôi  quyết  định  xuất  bản cuốn sách Tư tưởng Hồ Chí Minh về đào tạo và sử dụng cán  bộ.  Cuốn  sách  sẽ  góp  phần  làm  sáng  rõ  vai  trò  của  cán  bộ  và  công tác đào tạo và sử dụng cán bộ theo tư tưởng Hồ Chí Minh;  hệ  thống  hóa  các  quan  điểm  của  Người  về  đào  tạo  và  sử  dụng  cán  bộ;  đồng  thời  phân  tích  để  nêu  bật  những  giá  trị  lý  luận  và  thực tiễn của tư tưởng Hồ Chí Minh về đào tạo và sử dụng cán  bộ  trong sự  nghiệp  cách mạng Việt Nam, bồi dưỡng cán bộ  của  nước  ta trong giai đoạn  hiện nay. Kết quả của  cuốn sách này sẽ  giúp  cán  bộ,  đảng  viên  và  nhân  dân  nhận  thức  sâu  sắc  hơn  tư  tưởng Hồ Chí Minh nói chung và tư tưởng của Người về đào tạo  và sử dụng cán bộ nói riêng và vận dụng tư tưởng đó vào thực  tiễn cách mạng nước ta.   Từ  yêu  cầu  công  tác  chuyên  môn  và  tình  hình  nghiên  cứu  thực tế, tác giả đặt ra mục tiêu nghiên cứu cụ thể như sau: làm rõ  vai trò của cán bộ và tầm quan trọng của việc đào tạo và sử dụng  cán bộ theo tư tưởng Hồ Chí Minh; xây dựng được hệ thống các  quan điểm Hồ Chí Minh về đào tạo và sử dụng cán bộ; nêu được  giá trị lý luận và thực tiễn của tư tưởng Hồ Chí Minh về đào tạo  và sử dụng cán bộ.  Các tác giả        Chương VỊ TRÍ, VAI TRÒ CỦA CÁN BỘ VÀ TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC ĐÀO TẠO, SỬ DỤNG CÁN BỘ 1.1 Cán - quan niệm, vị trí, vai trò Cán bộ là một thuật ngữ được cho là du nhập vào nước ta từ  Trung Quốc với hai nghĩa cơ bản là: Nghĩa thứ nhất là cái khung,  cái  khuôn  (khung  ảnh),  nghĩa  thứ  hai  là  người  nòng  cốt,  những  người chỉ huy quân đội, trong một cơ quan tổ chức làm nòng cốt.  Khi du nhập vào nước ta, thuật ngữ cán bộ đã biến đổi không còn  nguyên nghĩa gốc, song hàm nghĩa bộ khung, người làm nòng cốt,  người làm chỉ huy luôn được lưu giữ và nhận thức.  Thuật ngữ cán bộ được sử dụng phổ biến ở Việt Nam từ sau  Cách  mạng  tháng  Tám  năm  1945,  khi  Đảng  lãnh  đạo  nhân  dân  Tổng khởi nghĩa thắng lợi, giành chính quyền nhà nước, lập nên  nước  Việt  Nam  Dân  chủ  Cộng  hòa.  Kể  từ  đây,  Đảng  trở  thành  Đảng cầm quyền, lãnh đạo Nhà nước và xã hội thực hiện những  bước đầu tiên trong xây dựng chế độ mới, cuộc sống mới. Trong  điều  kiện  đó,  cán  bộ  là  vấn  đề  có  tầm  quan  trọng  đặc  biệt  trước  yêu  cầu  vừa  cấp  bách,  vừa  có  tính  cơ  bản  lâu  dài  của  sự  nghiệp  cách mạng.  Cách hiểu được cho là rộng nhất về cán bộ, xem cán bộ gồm  tất cả những người thoát ly, hưởng lương, phụ cấp từ ngân sách    Nhà  nước,  làm  việc  trong  bộ  máy  chính  quyền,  trong  hệ  thống  chính trị. Đây là quan niệm thông dụng ở nước ta, đặt cơ sở đầu  tiên  phân  biệt  cán  bộ  với  các  thành  phần  khác  trong  xã  hội,  với  những công dân là người lao động không hưởng lương, phụ cấp  từ ngân sách Nhà nước.  Theo Từ điển tiếng Việt, xuất bản năm 2003 “cán bộ” có hai nghĩa:  1.  Người  làm  công  tác  có  nghiệp  vụ  chuyên  môn  trong  cơ  quan nhà nước.  2. Người làm công tác có chức vụ trong một cơ quan nhà nước,  một tổ chức, phân biệt với người thường, không có chức vụ1.  Trong Từ điển tiếng Việt xuất bản năm 1999, “cán bộ” có nghĩa:  1. Người làm việc trong cơ quan nhà nước, cán bộ nhà nước.  Bố mẹ đều là cán bộ.  2.  Người  giữ  chức  vụ,  phân  biệt  với  người  bỡnh  thường,  không giữ chức vụ trong các cơ quan, tổ chức nhà nước: cán bộ tổ  chức, cán bộ đại hội2.  Luật  Cán  bộ,  công  chức  được  Quốc  hội  nước  Cộng  hòa  xã  hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XII, kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 13  tháng 11 năm 2008, tại Điều 4 nêu: “Cán bộ là công dân Việt Nam,  được  bầu  cử,  phê  chuẩn,  bổ  nhiệm  giữ  chức  vụ,  chức  danh  theo  nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước,  tổ  chức  chính  trị  ‐  xã  hội  ở  trung  ương,  ở  tỉnh,  thành  phố  trực  thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh), ở huyện, quận,  thị  xã,  thành  phố  thuộc  tỉnh  (sau  đây  gọi  chung  là  cấp  huyện),  trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách Nhà nước”.                                                      Viện Ngôn ngữ học, Từ điển Tiếng Việt, Nxb. Đà Nẵng ‐ Trung tâm Từ điển học  ‐ Hà Nội ‐ Đà Nẵng, 2003, tr. 109.  2 Nguyễn Như Ý, Đại từ điển tiếng Việt, Nxb. Văn hoá thông tin, H, 1999,  tr. 249.  10    bộ nông nghiệp và cán bộ công nghiệp. Ngoài ra, nhiều cán bộ có  năng lực và phẩm chất còn được Hồ Chí Minh gửi đi học ở nước  ngoài. Trước khi đoàn cán bộ đầu tiên lên đường đi Liên Xô học,  Hồ Chí Minh đến và huấn thị:  I – Thái độ học tập  1. Vì ai mà học? Vì nhân dân, giai cấp, vì Đảng.  2.  Phải  chịu  trách  nhiệm  kết  quả  học  tập  của  mình  trước  Đảng,  giai cấp, nhân dân.  3. Phụng sự nhân dân nghĩa là làm cho dân cơm no áo ấm, sức khỏe.  II – Cách học  4. Học phải gắn liền với hành. Phải học và nghĩ cách áp dụng vào  hoàn cảnh nước nhà. Tùy hoàn cảnh mà học, mà dùng, nhằm mục đích  phụng sự nhân dân.  5. Tránh lối học gạo, học tham, nhắm những môn nhất định mà học  cho tinh thông.   6. Phải gắn liền việc học chuyên môn với việc nâng cao trình độ lý  luận cách mạng.  7. Phải tin tưởng và quyết tâm vào sự học.  III – Tư cách   8.  Phải  khiêm  tốn,  chớ  eo  xách,  ganh  đua  chơi  bời,  hưởng  thụ  đúng mực, từ chối những cái thừa.   9. Với anh em bên ngoài, nhân dân nước bạn phải thành thật, thân  ái và đoàn kết.  10.  Phải  đề  phòng  hủ  hóa:  sướng  đến  quên  khổ  sở  ở  nhà,  sướng  quen lúc về nước không chịu được khổ.  11.  Lúc  ăn,  lúc  chơi,  lúc  học  phải  luôn  luôn  nhớ  đến  toàn  Đảng,  toàn dân đang chiến đấu gian khổ.  164   12.  Phải  giữ  vững  đoàn  kết  trong  đoàn  bằng  phê  bình  và  tự  phê  bình,  giáo  dục  và  xây  dựng  lẫn  nhau.  Nên  nhớ  một  người  trong  đoàn  làm bậy là cả đoàn mang tiếng, toàn Đảng và toàn dân tộc mang tiếng.  13. Phải tập thể giải quyết, đề nghị hoặc yêu cầu gì phải do người  đại diện của đoàn hay nhóm.  14. Phải cố gắng học tập, trau dồi tư cách và đạo đức cách mạng để  khỏi phụ lòng nuôi nấng dạy dỗ của Đảng bạn, của Đảng ta, của nhân  dân và anh em ở nhà.   15. Khi qua nước bạn, phải coi như ở nước nhà, tích cực tham gia  công tác ở đó.  IV – Nguyên tắc hỏi, trả lời  16. Điều gì cần biết để học, để làm thì hỏi, chớ hỏi lung tung, tò mò.  17. Biết đến đâu nói đến đó, biết nói biết, không nói không, tốt nói  tốt, xấu nói xấu, chớ sợ mất sĩ diện mà nói tếu.  18.  Phải tùy chỗ,  tùy  lúc,  tùy  người mà hỏi và trả  lời.  Phải luôn  luôn nhớ cương vị mình là cán bộ đi học.  19. Qua Liên Xô phải triệt để giữ nguyên tắc, kỷ luật và bí mật. Đề  phòng vì nhiệt tình, tình cảm, gia đình chủ nghĩa mà hỏi, nói lung tung,  rất dễ phạm vào 3 điều trên và quên cương vị học sinh của mình.  V – Đừng quên ta đang kháng chiến gian khổ.  20. Và bất cứ lúc nào, bất cứ ở đâu, ăn nói, cử chỉ, hành động…  phải tiêu biểu, phản ánh được dân tộc đang kháng chiến gian khổ. Không  phản ánh được điều đó, là quên kháng chiến, là sai.  Đây là những huấn thị quan trọng, mang tính nền tảng, định  hướng cho công tác đào tạo cán bộ ở nước ngoài của Đảng và Nhà  nước ta.  Hồ Chí Minh suy nghĩ nhiều về đội ngũ cán bộ trong tương  lai của đất nước. Nhiều lần Người trao đổi với các đồng chí trong  Bộ Chính trị về vấn đề tiếp tục đào tạo, giáo dục đội ngũ cán bộ,    165  đảng viên một cách cơ bản. Quan điểm này của Người được hiện  thực hóa bằng việc tổ chức các lớp huấn luyện đảng viên mới, lấy  Hà  Nội  làm  thí  điểm.  Người  trực  tiếp  tham  gia  giảng  bài,  dù  có  những lần sức khỏe không đảm bảo. Qua kinh nghiệm hoạt động  thực  tiễn,  Hồ  Chí  Minh  nhận  thấy  những  cán  bộ  tinh  thông  lý  luận,  nắm  chắc  thời  cuộc,  biết  vận  dụng  lý  luận  vào  thực  tiễn  là  những cán bộ trong công tác ít mắc sai lầm nhất.  Trong  giai  đoạn  này,  Hồ  Chí  Minh  đặc  biệt  chú  trọng  đến  đào  tạo,  huấn  luyện,  giáo  dục  cán  bộ  về  đạo  đức  cách  mạng.  Người nghiêm khắc nhắc nhở, phê bình và xử lý những cán bộ có  biểu hiện vi phạm, đồng thời chú trọng tuyên dương những điển  hình tiêu biểu. Rất nhiều bài viết của Người đề cập đến đạo đức  cách  mạng,  trở  thành  tư  tưởng  chỉ  đạo  cho  công  tác  huấn  luyện  cán  bộ.  Mặt  khác,  trong  điều  kiện  thực  hiện  hai  nhiệm  vụ  chiến  lược ở hai miền, nhiều lần Hồ Chí Minh thông qua hoạt động cụ  thể để lại cho Đảng và Nhà nước ta bài học to lớn về sử dụng cán  bộ.  Quan  điểm  của  Người  là  sử  dụng  cán  bộ  phải  đúng  với  yêu  cầu,  phát  huy  được  sở  trường  năng  lực  của  họ.  Không  vì  ʺchậu  nước bẩn mà hắt bỏ đứa béʺ. Những người cần phải sử dụng thì  kiên quyết phát huy họ. Trường hợp Bộ trưởng Giáo dục Nguyễn  Văn  Huyên,  luật  sư  Nguyễn  Hữu  Thọ,   là  những  minh  chứng  tiêu biểu.  Cuối  đời,  trong  Di  chúc  thiêng  liêng,  Hồ  Chí  Minh  không  quên dặn dò đào tạo thế hệ cách mạng cho đời sau là việc rất quan  trọng  và  rất  cần  thiết.  Người  nhắc  nhở  Đảng  phải  biết  sử  dụng,  phát  huy  cán  bộ.  Người  nhấn  mạnh  ʺĐảng  ta  là  một  Đảng  cầm  quyền. Mỗi đảng viên và cán bộ phải thật sự thấm nhuần đạo đức  cách mạng, thật sự cần kiệm, liêm chính, chí công vô tư. Phải giữ  gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, là  người đầy tớ thật trung thành của nhân dânʺ.  166   3.2.2 Quan ₫iểm, nội dung vận dụng tư tưởng Hồ Ch˝ Minh ₫šo tạo vš sử dụng cŸn giai ₫oạn 3.2.2.1 Quan ₫iểm vận dụng Dựa vào những quan điểm chỉ đạo cơ bản của Đảng về xây  dựng  và  chỉnh  đốn  Đảng  trong  thời  kỳ  đổi  mới,  đẩy  mạnh  công  nghiệp  hóa,  hiện  đại  hóa,  có  thể  nêu  lên  mấy  quan  điểm  về  đào  tạo và sử dụng cán bộ hiện nay:  ‐  Kiên  định  các  nguyên  tắc  cơ  bản  về  Đảng  và  xây  dựng  Đảng theo chủ nghĩa Mác ‐ Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Chủ  nghĩa Mác ‐ Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng và  kim  chỉ  nam  cho  hành  động  của  toàn  Đảng  và  toàn  dân  tộc.  Lý  luận Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác cán bộ nêu  ra hệ thống các nguyên tắc cơ bản về đào tạo và sử dụng cán bộ, là  cơ sở lý luận khoa học cho Đảng ta trong đào tạo và sử dụng cán  bộ hiện nay.  ‐ Quán triệt đường lối đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa,  hiện đại hóa đất nước của Đảng, đặc biệt là quan điểm về công tác  cán bộ. Trong quá trình đổi mới, phải luôn luôn giữ vững và tăng  cường  sự  lãnh  đạo  của  Đảng.  Xem  xây  dựng  Đảng  là  nhiệm  vụ  then  chốt,  đặt  trong  mối  quan  hệ  với  phát  triển  kinh  tế  là  nhiệm  vụ  trung  tâm  và  xây  dựng  văn  hóa  là  nền  tảng  tinh  thần  của  xã  hội.  Luôn  kế  thừa  và  phát  huy  thành  quả  đổi  mới,  kết  quả  quá  trình nghiên cứu lý luận và tổng kết thực tiễn về xây dựng Đảng,  cụ  thể  là  về  công  tác  cán  bộ,  để  xem  xét,  bổ  sung,  sửa  đổi  quan  điểm, đường lối công tác cán bộ trong tình hình mới.  ‐  Đạo  đức,  văn  minh  vừa  là  mục  tiêu,  vừa  là  động  lực  của  công  tác  xây  dựng  Đảng  nói  chung,  công  tác  cán  bộ  nói  riêng.  Đảng, sự nghiệp của Đảng, cán bộ dưới sự lãnh đạo của Đảng là  tổ chức, sự nghiệp, con người mang giá trị đạo đức, văn minh. Trở  thành  đạo  đức,  văn  minh,  Đảng  mới  đứng  vững  trên  cương  vị    167  lãnh  đạo  cách  mạng.  Đạo  đức,  văn  minh  là  chân  giá  trị  tạo  nên  động lực cho Đảng trong đào tạo và sử dụng cán bộ hiện nay.   ‐  Công  tác  cán  bộ  phải  đặt  trong  bức  tranh  tổng  thể  về  xây  dựng  Đảng  của  dân tộc  và  xu  thế  phát  triển  công  tác  cán  bộ  của  nhân  loại.  Đào  tạo  và  sử  dụng  cán  bộ  là  sự  nghiệp  thường  trực,  lâu dài, phức tạp, gian khổ. Nhận diện đúng về hệ giá trị cán bộ  và vươn tới đạt được không phải là dễ dàng. Hơn nữa, trong điều  kiện Đảng cầm quyền và trong bối cảnh đổi mới, hội nhập, công  tác  cán  bộ  chịu  tác  động  của  nhiều  nhân  tố,  có  nhiều  nguy  cơ,  thách thức, khó khăn.  ‐  Đào  tạo  và  sử  dụng  cán  bộ  là  sự  nghiệp  của  toàn  Đảng,  toàn  dân,  trong  đó  đội  ngũ  cán  bộ,  đảng  viên,  đặc  biệt  là  cán  bộ  lãnh đạo chủ chốt, giữ vai trò quan trọng.   3.2.2.2 Nội dung vận dụng Nhân  loại  đang  sống  trong  kỷ  nguyên  toàn  cầu  hóa  với  sự  phát triển như vũ bão của nền kinh tế tri thức và cuộc cách mạng  khoa  học  và  công  nghệ.  Tư  tưởng  Hồ  Chí  Minh  vẫn  còn  vẹn  nguyên giá trị thời đại, trong đó có tư tưởng về cán bộ và công tác  cán bộ.  Sự  chuyển  đổi  nhiệm  vụ  cách  mạng  từ  giải  phóng  dân  tộc  sang xây dựng đất nước, từ nền kinh tế phục vụ chiến tranh, tập  trung bao cấp, sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ  nghĩa làm cho vấn đề cán bộ trở nên hết sức quan trọng, cấp bách  và cũng rất phức tạp.  Một đội ngũ cán bộ có đủ năng lực, thích ứng và đảm đương  được những nhiệm vụ ngày càng lớn, nặng nề của đất nước trong  tình hình mới, có đủ bản lĩnh và phẩm chất đạo đức, đứng vững  trước những cám dỗ của hoàn cảnh mới đang là một công việc lớn  của toàn Đảng và các tổ chức trong hệ thống chính trị.  168   Trong  công  tác cán  bộ, cần  phải  có  phương  thức  thực  hiện  đúng đắn; đó là “phải biết rõ cán bộ” để phát hiện đúng nhân tài;  qua đó cũng nhìn rõ những người “hủ hóa”. Muốn cất nhắc cán  bộ  cho  đúng,  để  công  việc  thành  công,  điều  quan  trọng  là  phải  “khéo  dùng  cán  bộ”.  Phải  vì  việc  mà  đặt  người,  lĩnh  vực  nào  cũng bố trí được những cán bộ có đức có tài, dám làm, dám chịu  trách  nhiệm  trước  Đảng,  trước  nhân  dân.  Đồng  thời,  phải  biết  giúp cán bộ để họ yên tâm công tác, tận tâm tận lực vì sự nghiệp  chung;  đồng  thời  cũng  phải  biết  giữ  cán  bộ  để  đội  ngũ  cán  bộ  luôn trọng sạch, có sức chiến đấu cao và đủ sức đề kháng trước  những cám dỗ của những “viên đạn bọc đường”. Phương châm  ấy của Người càng có ý nghĩa quan trọng trong công tác cán bộ  thời kỳ đổi mới.   Mặt trái của kinh tế thị trường, của mở cửa và hội nhập đang  ngày càng tác động mạnh mẽ tới đội ngũ cán bộ, đảng viên. Một  mặt, nó thúc đẩy và tạo điều kiện cho cán bộ có ý chí và tài năng  vươn  lên,  trưởng  thành  nhanh  chóng  qua  thực  tiễn.  Nhưng  mặt  khác, nó cũng làm cho cán bộ rất dễ biến chất, thoái hóa về chính  trị, đạo đức, lối  sống, trở  thành  sâu mọt của  dân.  Vì  vậy,  vấn đề  đặt ra cấp bách hiện nay là thực hiện đúng những phương châm  về cán bộ và công tác cán bộ của Hồ Chí Minh không chỉ là quản  lý và sử dụng có hiệu quả đội ngũ cán bộ hiện có, mà còn không  ngừng xây dựng, bổ sung đội ngũ đó lớn mạnh cả về số lượng và  chất lượng, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện  đại hóa.  Trong công tác này, vai trò của người lãnh đạo, quản lý, đặc  biệt là của người đứng đầu trở nên rất quan trọng. Bởi vì chính họ  là những người thay mặt Đẳng và được nhân dân giao phó trách  nhiệm trực tiếp thực hiện công tác cán bộ của Đảng. Bởi vậy, cùng  với thực hiện phương châm chỉ đạo chung, người cán bộ lãnh đạo,  người  đứng  đầu  phải  biết  “chỉ  đạo”,  nâng  cao  năng  lực  cán  bộ;    169  chú ý kiểm tra, giúp đỡ cán bộ; hiểu cán bộ, yêu thương cán bộ, có  gan cất nhắc cán bộ. Trong bối cảnh hiện nay, công cuộc đổi mới  ngày càng đi vào chiều sâu, việc xây dựng được một đội ngũ cán  bộ xứng tầm ở các cấp, các ngành, trong mọi lĩnh vực luôn được  đặt  ra  cấp  bách.  Điều  đó  đòi  hỏi  phải  dày  công  đào  tạo,  huấn  luyện, xây dựng mới có được một đội ngũ cán bộ trung thành, tận  tụy, có đủ phẩm chất và năng lực ngang tầm nhiệm vụ.  Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về đào tạo cán bộ ‐ vấn đề  được Người coi là “công việc gốc của Đảng” ‐ cần phải chú ý xây  dựng  được  những  nguyên  tắc  huấn  luyện,  đào  tạo  ngay  từ  đầu.  Phải  quán  triệt  quan  điểm,  đầu  tư  cho  công  tác  đào  tạo,  huấn  luyện  cán  bộ  là  một  công  việc  sẽ  đem  lại  hiệu  quả  lâu  dài  và  to  lớn,  và  cần  đi  trước  một  bước.  Tránh  sự  lãng  phí  và  hình  thức  trong  việc  đầu  tư  kinh  phí  cho  huấn  luyện,  đào  tạo  cán  bộ.  Bên  cạnh sự quan tâm của cơ quan chức năng, mỗi cơ quan và đặc biệt  là mỗi cán bộ lãnh đạo, người đứng đầu phải coi đây là một trong  những nhiệm vụ quan trọng và trách nhiệm cao cả.  Trong  hình  thức  đào  tạo,  huấn  luyện,  phải  quan  tâm  tới  nhiều hình thức đào tạo, huấn luyện linh hoạt. Với Hồ Chí Minh,  sự  học  là  không  ngừng.  Nếu  như  trước  đây,  trong  chiến  đấu,  “chúng ta càng phải quý cán bộ, phải bổ sung cán bộ, giữ gìn cán  bộ  cũ  và  đào  tạo  cán  bộ  mới”,  thì  trong  điều  kiện  đẩy  mạnh  sự  nghiệp đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, mở cửa  và  hội  nhập,  vận  dụng  tư  tưởng  Hồ  Chí  Minh,  “Đảng  phải  nuôi  dạy  cán  bộ,  như  người  làm  vườn  vun  trồng  những  cây  cối  quý  báu. Phải trọng dụng nhân tài, trọng dụng cán bộ, trọng dụng mỗi  người có ích cho công việc của chúng ta”1.  Đào  tạo  là  một  khâu  có  ý  nghĩa  quyết  địn  trong  chiến  lược  cán  bộ,  trong  nâng  cao  chất  lượng  của  đội  ngũ  cán  bộ.  thực  tiễn                                                     Hồ Chí Minh, Toàn tập, t.5, Nxb. Chính trị Quốc gia, H., 2000, tr.273.  170   không ngừng biến đổi, lý luận cũng không ngừng được bổ sung,  phát triển; đòi hỏi cán bộ phải không ngừng học tập, nghiên cứu  để nâng cao trình độ ngang tầm với nhiệm vụ.   Trong  thời  kỳ  cách  mạng  và  kháng  chiến,  Hồ  Chí  Minh  đã  quan  tâm  và  có  những  chỉ  dẫn  rất  sâu  sát,  cụ  thể,  khoa  học  để  khắc phục những hạn chế và  nâng cao chất lượng công tác huấn  luyện cán bộ, như: Đào tạo cán bộ phải gắn với công việc cụ thể,  làm việc gì học việc ấy; kết hợp học lý luận với nghiên cứu thực tế,  tránh  chung  chung,  học  thuộc  lòng  rồi  không  dùng  được;  phải  định  chương  trình  cho  phù  hợp  với  từng  loại  đối  tượng  cán  bộ;  mỗi loại  hình lớp  học phải tổ  chức theo cấp độ  trình  độ  văn hóa  của  cán  bộ  chứ  không  theo  cấp  bậc  cán  bộ  cao  thấp;  chú  ý  xây  dựng đội ngũ cán bộ làm công tác giáo dục,…  Trước những biến động phức tạp của tình hình quốc tế, nhất  là  những  tác  động  tiêu  cực  sau  sự  sụp  đổ  của  chế  độ  xã  hội  chủ  nghĩa  ở  Liên  Xô  và  Đông  Âu,  khủng  hoảng  của  hệ  thống  xã  hội  chủ  nghĩa  thế  giới  và  phong  trào  cộng  sản,  công  nhân  quốc  tế;  những  tác  động  của  mặt  trái  cơ  chế  thị  trường,  mở  cửa  và  hội  nhập trong bối cảnh toàn cầu hoá diễn ra sâu sắc, công tác đào tạo  gắn với sử dụng đội ngũ cán bộ càng trở nên quan trọng. Đáp ứng  các yêu cầu đặt ra trong tình hình hiện nay, cần nghiên cứu một số  điểm cụ thể, cơ bản sau:  Xác định rõ tiêu chuẩn từng loại cán bộ đang công tác trong  các cơ quan, đơn vị thuộc hệ thống chính trị để định chương trình  đào tạo, gắn với xây dựng “lộ trình” hợp lý, khoa học trong quy  hoạch,  sử  dụng  đội  ngũ  cán  bộ  các  cấp.  Xây  dựng  đội  ngũ  giáo  viên đủ trình độ ở các cấp đào tạo để đáp ứng yêu cầu đào tạo, bồi  dưỡng đội ngũ cán bộ trong thời kỳ mới. Những giải pháp có tính  quan trọng cấp bách cả trước mắt và lâu dài được đặt ra ở đây là:  Cần  phải  có  sự  chỉ  đạo  tập  trung,  thống  nhất  của  Đảng  và  Nhà    171  nước trong mỗi khâu của công tác đào tạo cán bộ. Khắc phục tình  trạng chắp vá, không thông suốt trong hệ thống giáo dục‐đào tạo,  để  bảo  đảm  cho  cán  bộ  phải  được  đào  tạo  cơ  bản,  có  hệ  thống.  Việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ phải được thực hiện theo một quy  trình vừa chặt chẽ, vừa khoa học, từ khâu tuyển sinh, tổ chức học  tập, đến kiểm tra, đánh giá một cách thực chất đội ngũ cán bộ khi  ra trường.  Phải  chú  ý  và  chủ  động  trong  kế  hoạch  đào  tạo,  bồi  dưỡng  cán bộ. Căn cứ vào tiêu chuẩn cán bộ từng ngành, từng lĩnh vực  để xây dựng chương trình đào tạo cho thích hợp theo quan điểm  Hồ Chí Minh “làm việc gì học việc ấy”. Trong thực tiễn hiện nay,  việc  đào  tạo,  bồi  dưỡng  đội  ngũ  cán  bộ  phải  kết  hợp  nhiều  hình  thức: đào tạo cơ bản, dài hạn đối với cán bộ nguồn, cán bộ thuộc  diện quy hoạch các chức danh chủ chốt trong hệ thống chính trị;  thường  xuyên chú  ý  bồi dưỡng  ngắn hạn  và mang  tính  cập nhật  kiến thức chuyên đề chuyên sâu cho đội ngũ cán bộ đương chức.  Đa dạng hóa các hình thức “học với hành”: tổ chức tập huấn ngắn  hạn,  tham  quan,  học  tập  kinh  nghiệm  nhằm  tăng  cường  trang  bị  những kiến thức mới, thiết thực. Các đơn vị giáo dục‐đào tạo phải  luôn  quan  tâm  xây  dựng  chương  trình,  nội  dung  đào  tạo,  bồi  dưỡng  cán  bộ,  hướng  đến  bảo  đảm  tính  khoa  học,  cơ  bản,  hệ  thống,  vừa  bảo  đảm  tính  hiện  đại,  thực  tiễn  và  chuyên  môn  nghiệp vụ. Thực hiện đào tạo toàn diện, chú trọng nâng cao trình  độ kiến thức, rèn luyện năng lực tư duy khoa học, khả năng xử lý  tình huống, trau dồi đạo đức, lối sống,…  Sử dụng cán bộ là yêu cầu của cách mạng, là năng lực, đạo  đức  của  người  cán  bộ  cách  mạng.  Sử  dụng  cán  bộ  vừa  là  một  khái niệm có tính khách quan, vừa có tính chủ quan trong quản  lý hành chính nhà nước. Chất lượng đội ngũ cán bộ đã qua đào  tạo, bồi dưỡng phải được thể hiện ở năng lực thực tiễn, thể hiện  ở  kết  quả  và  hiệu  quả  công  việc,  tinh  thần  chủ  động,  sáng  tạo,  172   mức  độ  hoàn  thành  chức  trách,  nhiệm  vụ  được  giao;  khả  năng  đoàn kết, tập hợp, quy tụ cán bộ, năng lực tổ chức, điều hành để  thúc đẩy sự phát triển của các lĩnh vực công tác được phân công  phụ trách… Do vậy, điều quan trọng trong công tác đào tạo, bồi  dưỡng  đội  ngũ  cán  bộ  là  phải  gắn  đào  tạo  với  bố  trí,  sử  dụng.  Công tác đào tạo cán bộ chỉ đạt được hiệu quả cao, và cũng là cái  đích  hướng  tới  đó  là  khi  cán  bộ  được  bố  trí,  sử  dụng  hợp  lý.  Công  tác  đào  tạo  phải  đáp  ứng  nhu  cầu  của  xã  hội,  của  các  tổ  chức  trong  hệ  thống  chính  trị.  Để  đáp  ứng  đúng  yêu  cầu  của  công  tác  đào  tạo  và  bố  trí,  sử  dụng  cán  bộ,  nhất  thiết  phải  xây  dựng cho được quy chế khoa học để tuyển lựa cán bộ đưa đi đào  tạo, đồng thời đánh giá đúng chất lượng cán bộ đã qua đào tạo,  bồi  dưỡng,  để  bảo  đảm  “đầu  vào”  chặt  chẽ,  đúng  đối  tượng,  “đầu ra” đáp ứng được yêu cầu của nơi tiếp nhận cán bộ, để các  cơ quan, đơn vị, tổ chức sử dụng cán bộ hoàn toàn yên tâm với  nhận xét, đánh giá của cơ sở đào tạo.  Đào  tạo  và  sử  dụng  cán  bộ  là  một  trong  những  mắt  khâu  quan trọng nhất của công tác cán bộ, gắn liền với hoạt động lãnh  đạo, chỉ đạo của Đảng và Nhà nước. Đây là một trong những điều  kiện và là giải pháp hết sức quan trọng để tạo ra đội ngũ cán bộ có  đủ sức thực hiện thắng lợi đường lối, chính sách của Đảng và Nhà  nước;  biến  mục  tiêu,  lý  tưởng  của  Đảng,  nguyện  vọng  của  nhân  dân ta thành hiện thực; bởi vậy, cần có sự quan tâm đầy đủ, toàn  diện;  sự  chỉ  đạo  thống  nhất  của  cấp  ủy,  chính  quyền  các  cấp,  từ  Trung  ương  đến  địa  phương.  Phải  luôn  tạo  sự  chủ  động,  có  tầm  nhìn chiến lược trong công tác cán bộ; khắc phục tình trạng hẫng  hụt trong đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý, đảm bảo tính kế thừa,  phát  triển  và  sự  chuyển  tiếp  liên  tục,  vững  vàng  giữa  các  thế  hệ  cán bộ, giữ vững đoàn kết nội bộ và sự ổn định chính trị.  Các  địa  phương,  các  ngành,  các  cấp  căn  cứ  vào  tiêu  chuẩn  chung của cán bộ và nhiệm vụ chính trị, chức năng, nhiệm vụ của    173  địa  phương,  cơ  quan,  đơn  vị  để  xây  dựng  tiêu  chuẩn  cụ  thể  cho  từng chức danh cán bộ cấp mình quản lý, sử dụng, đồng thời có  kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng phù hợp; xây dựng tiêu chuẩn đánh  giá cán bộ, có kế hoạch bố trí, sử dụng hợp lý cán bộ đã qua đào  tạo. Chuẩn bị từ xa và tạo nguồn cán bộ dồi dào làm căn cứ để đào  tạo, bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ cán bộ đảm nhận các chức danh  lãnh đạo, quản lý các cấp trong hệ thống chính trị vững vàng về  chính  trị,  trong  sáng  về  đạo  đức,  thành  thạo  về  chuyên  môn  nghiệp vụ, có trình độ và năng lực, nhất là năng lực trí tuệ và thực  tiễn tốt, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đáp ứng yêu cầu của  sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.  Vấn đề cán bộ và chính sách cán bộ là một trong những nội  dung quan  trọng nhất trong  di  sản tư  tưởng Hồ  Chí  Minh. Nhìn  lại quá khứ, suy ngẫm về hiện tại và hướng tới tương lai, chúng ta  càng  hiểu  rõ  rằng,  tư  tưởng  Hồ  Chí  Minh  nói  chung,  quan  điểm  của Người về đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, sử dụng cán bộ càng có ý  nghĩa sâu sắc cả về mặt lý luận và thực tiễn. Việc vận dụng đúng  đắn và sáng tạo quan điểm, tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề này  có  ý  nghĩa  quan  trọng  quyết  định  đối  với  công  tác  cán  bộ,  cũng  như  đối  với  công  tác  xây  dựng,  chỉnh  đốn  Đảng,  xây  dựng  nhà  nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa, Nhà nước của nhân  dân, do nhân dân và vì nhân dân.              174     KẾT LUẬN Nhìn  lại  những  chặng  đường  đã  qua  của  lịch  sử,  chúng  ta  thấy, mặc dù bận trăm công ngàn việc, nhưng Hồ Chí Minh luôn  luôn chăm lo đến việc rèn luyện đạo đức  cách mạng cho cán  bộ,  đảng viên, những người mà theo Hồ Chí Minh là họ “quyết định  mọi việc”. Có thể khẳng định rằng, Hồ Chí Minh luôn luôn quan  tâm đến vấn đề cán bộ, coi cán bộ là cái gốc của cách mạng, công  tác cán bộ là công việc gốc của Đảng. Tư tưởng đó được thể hiện  đậm  nét  trong  giai  đoạn  đấu  tranh  giành  chính  quyền  cũng  như  trong  xây  dựng  và  bảo  vệ  Tổ  quốc.  Người  đã  định  nghĩa  cán  bộ  rất cụ thể và dễ hiểu: “Cán bộ là những người đem chính sách của  Đảng,  của  Chính  phủ  giải  thích  cho  dân  chúng  hiểu  rõ  và  thi  hành. Đồng thời, đem tình hình của dân chúng báo cáo cho Đảng,  cho  Chính  phủ  hiểu  rõ,  để  đặt  chính  sách  cho  đúng”1.  Theo  Hồ  Chí  Minh,  vai  trò  của  người  cán  bộ  thể  hiện  trong  các  mối  quan  hệ: đối với đường lối chính sách, đối với tổ chức, đối với công việc  và đối với dân chúng. Cũng theo quan điểm của Người, mọi công  việc cách mạng đều phải bắt đầu từ cán bộ. Công việc cách mạng  ở  đây  bao  hàm  từ  công  việc  hoạch  định  đường  lối  cho  đến  các  công việc  tổ  chức  thực  hiện đường lối. Bản thân  việc hoạch định  đường lối chiến lược và sách lược cũng phải do con người, tức là  do  đội  ngũ  cán  bộ  của  Đảng  thực  hiện.  Nói  Đảng  hoạch  định  đường lối thực chất là nói bộ phận tiên tiến của Đảng, tức là một  đội ngũ ưu tú nhất, vận dụng lý luận của chủ nghĩa Mác ‐ Lênin,  kết hợp với những điều kiện cụ thể của đất nước, cũng như thâu  tóm kinh nghiệm với thực tiễn của quần chúng mà vạch ra đường  lối  đó.  Thực  tiễn  cho  thấy  ngay  từ  buổi  đầu  thành  lập  Đảng,                                                     Hồ Chí Minh: Toàn tập, tập 5, Nxb. Chính trị Quốc gia Hà Nội, 2000, tr.269.    175  đường lối cách mạng nước ta là do một bộ phận cán bộ, đảng viên  lớp đầu tiên – những người ưu tú  nhất  của Đảng  – soạn  thảo  và  trong hơn 82 năm qua, qua quá trình bổ sung, phát triển đường lối  cùng với quá trình thực hiện đường lối cách mạng cũng chính là  do  đội  ngũ  cán  bộ,  đảng  viên  của  Đảng  ngày  một  trưởng  thành  thực hiện. Mặt khác, cán bộ là các thành viên, phần tử cấu thành  tổ chức, bộ máy. Cán bộ có quan hệ mật thiết với tổ chức mà điều  quan  trọng  là  cán  bộ  quyết  định  mọi  sự  hoạt  động  của  tổ  chức.  Hiệu  quả  hoạt  động  của  bộ  máy  tổ  chức  Đảng,  Nhà  nước,  đoàn  thể quần chúng. Cán bộ tốt sẽ làm cho bộ máy chuyển động, cán  bộ  kém  sẽ  làm  cho  bộ  máy  tê  liệt.  Mặt  khác,  Đảng  muốn  trong  sạch,  mạnh  mẽ  thì  mỗi  bộ  phận,  mỗi  đảng  viên  phải  trong  sạch,  mạnh  mẽ.  Hồ  Chí  Minh  nhấn  mạnh  tầm  quan  trọng  của  cán  bộ  bằng cách so sánh: “cán bộ là tiền vốn của đoàn thể. Có vốn mới  làm  ra  lãi.  Bất  cứ  chính  sách,  công  tác  gì  nếu  có  cán  bộ  tốt  thì  thành công, tức là có lãi. Không có cán bộ tốt thì hỏng việc, tức là  lỗ vốn”1. “Cán bộ là cái dây chuyền của bộ máy, nếu dây chuyền  không  tốt,  không  chạy  thì  động  cơ  dù  tốt,  dù  chạy,  toàn  bộ  máy  cũng  tê  liệt.  Cán  bộ  là  những  người  đem  chính  sách  của  Chính  phủ,  của  Đoàn  thể  thi  hành  trong  nhân  dân,  nếu  cán  bộ  dở  thì  chính  sách  hay  cũng  không  thể  thực  hiện  được”2.  Người  còn  khẳng  định  cán  bộ  là  người  lãnh  đạo  nhưng  đồng  thời  là  đày  tớ  thật  trung  thành của  nhân dân,  vì  cán  bộ  là người tổ  chức  tuyên  truyền và động viên quần chúng hăng hái thực hiện chính sách và  Nghị quyết của Đảng. Vận dụng học thuyết Mác – Lênin, Hồ Chí  Minh  cũng  khẳng  định  cách  mạng  là  sự  nghiệp  của  quần  chúng  nhân  dân.  Nhưng  nhân  dân  muốn  phát  huy  sức  mạnh  của  mình  thì phải có đội ngũ cán bộ có đủ năng lực để tập hợp, giáo dục, tổ  chức mọi hành động của quần chúng. Có như vậy, cách mạng mới                                                     Hồ Chí Minh: Toàn tập, sđd, tập 6, tr.46.   Hồ Chí Minh: Toàn tập, sđd, tập 5, tr.54.  176   giành được thắng lợi. Ngược lại, theo Hồ Chí Minh thì “đảng viên  phạm sai lầm thì sẽ đưa quần chúng đến sai lầm”1. Đối với công  việc  của  cách  mạng,  Hồ  Chí  Minh  khẳng  định:  công  việc  thành  công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém, mọi việc thành công  hay thất bại là do cán bộ có thấm nhuần đạo đức cách mạng hay  không. Và “bất cứ công việc gì thiếu cán bộ, khó thực hiện được”2.  Chính trong thực tiễn hoạt động cách mạng, đi sâu sát đội ngũ cán  bộ mà người đã tìm ra được nguyên nhân thành công hay thất bại  của  phong  trào.  Như  sự  lắng  xuống  của  phong  trào  cách  mạng  thời kỳ 1930 ‐ 1931, Người kết luận đó là do thực dân Pháp khủng  bố tợn, do  cán bộ và  quần chúng bị bắt và hy sinh nhiều. Người  còn  chỉ  ra rằng:  Nơi  nào có cán bộ  tốt,  thì cả vùng đó hoạt động  như bộ máy, cả vùng đó tỏ ra một bầu không khí hăng hái, vui vẻ;  nơi nào cán bộ xoàng, thì vùng đó, như đang ngủ say, trên giấy thì  cái gì cũng có, nhưng sự thật thì cái gì cũng uể oải, lúi xúi. Trong  giai  đoạn  khó  khăn,  gay  go,  ác  liệt  của  thời  kỳ  đấu  tranh  giải  phóng  dân  tộc,  trong  kháng  chiến,  vị  trí  vai  trò  của  cán  bộ  được  Hồ Chí Minh khắc họa đậm nét, đúng với cái vốn của người cán  bộ và đội ngũ cán bộ của Đảng, khi đó, Người nhấn mạnh: “Trong  lúc này tư tưởng và hành động của mỗi một đồng chí rất có quan  hệ đến toàn quốc. Nếu một người sơ suất, một việc sơ suất là có  thể  hỏng  việc  to;  sai  một  ly  đi  một  dặm”3.  Do  xác  định  được  vai  trò  quan  trọng  của  cán  bộ  mà  ngay  từ  rất  sớm,  Chủ  tịch  Hồ  Chí  Minh đã chú ý đến việc đào tạo và sử dụng cán bộ, rèn luyện đạo  đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên. Người khẳng định: “Đảng  phải nuôi dạy cán bộ như  người làm vườn vun trồng những cây  cối quý báu”4.                                                     Hồ Chí Minh: Toàn tập, sđd, tập 9, tr.289.   Hồ Chí Minh: Toàn tập, sđd, tập 4, tr.260.  3 Hồ Chí Minh: Toàn tập, sđd, tập 5, tr.71.  4 Hồ Chí Minh: Toàn tập, sđd, tập 5, tr.273.    177  Thông qua các bài nói, bài viết của Người, những quan điểm  về đào tạo và sử dụng cán bộ được đề cập từ nhiều góc độ khác  nhau, từ yêu cầu về nội dung chương trình, cách thức đào tạo, đến  việc  làm  thế  nào  để  sử  dụng  đúng  cán  bộ,  sử  dụng  cán  bộ  cho  đúng. Không chỉ trên phương diện lý luận, mà Người còn chỉ đạo  trực  tiếp  công  tác  đào  tạo,  sử  dụng  cán  bộ  cách  mạng  trong  một  thời gian khá dài. Nhờ sự quan tâm của Người, công tác đào tạo  và sử dụng cán bộ có nhiều chuyển biến tích cực, đội ngũ cán bộ  cách  mạng  của  dân  tộc  ta  ngày  càng  trưởng  thành  vững  mạnh,  đạo  đức  cách  mạng  của  nhiều  cán  bộ,  đảng  viên  đã  được  nâng  cao, đồng thời, loại bỏ được nhiều phần tử thoái hóa, biến chất ra  khỏi  Đảng,  bộ  máy  Nhà  nước,  góp  phần  làm  trong  sạch  và  lành  mạnh  bộ  máy  lãnh  đạo  từ  trung  ương  đến  địa  phương.  Cũng  từ  đó,  Đảng  đã  luôn  giữ  được  vai  trò  lãnh  đạo  của  mình  và  ngày  càng  được  nhân  dân  tin  yêu,  mến  phục,  sợi  dây  liên  kết  giữa  Đảng,  Nhà  nước  với  nhân  dân  ngày  càng  bền  chặt,  là  điều  kiện  tiên quyết để hình thành khối đại đoàn kết toàn dân, tạo nên sức  mạnh vô địch để giải phóng và phát triển dân tộc.  Tư  tưởng  Hồ  Chí  Minh  về  đào  tạo  và  sử  dụng  cán  bộ  vẫn  còn nguyên giá trị, sức sống trường tồn và tính thời sự. Đặc biệt,  trong  phong trào vận động, chỉnh đốn Đảng hiện nay, việc quán  triệt và vận dụng tư tưởng đó của Người là hết sức thiết thực, bổ  ích  nhằm  tiếp  tục  rèn  luyện  đạo  đức  cách  mạng,  bồi  dưỡng  đạo  đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên trong điều kiện mới, đồng  thời,  cũng  là  để  xây  dựng  Đảng  trong  sạch,  vững  mạnh  ‐  một  Đảng  vừa  là  tiêu  biểu  về  trí  tuệ,  vừa  là  biểu  tượng  của  đạo  đức,  lương  tâm,  danh  dự  của  dân  tộc,  để  Đảng  Cộng  sản  Việt  Nam  thực sự là đạo đức, là văn minh, là người kế tục xứng đáng những  truyền thống vẻ vang của dân tộc Việt Nam, là người mở đường  để đưa dân tộc ta tiến lên một tương lai rực rỡ.    178   [...]... Những luận chứng về vị trí, vai trò của đào tạo và sử dụng cán bộ thường gắn liền với công tác cán bộ ‐ cái mà đào tạo và sử dụng là khâu hợp thành.  Công  tác  cán bộ là  một  lĩnh  vực  hoạt  động  của  Đảng,  bao  gồm: tuyển chọn, quy hoạch, đào tạo,  bồi dưỡng, bố trí, sử dụng,     21  quản lý, cất nhắc, đề bạt cán bộ.  Công tác cán bộ có quan hệ chặt  chẽ với chính sách cán bộ,  cùng nhằm mục tiêu xây dựng đội ngũ ... lập  và lãnh  đạo  Đảng  và Nhà  nước  ta,      Hồ Chí Minh đặc  biệt  quan  tâm đến  vấn  đề  cán bộ và xây  dựng  đội  ngũ  cán bộ cho  sự  nghiệp  cách  mạng.  Trên  cơ  sở  vận  dụng sáng  tạo những quan điểm của chủ nghĩa Mác ‐ Lênin về cán bộ và công tác cán bộ,  kế thừa và phát triển những tư tư ng tiến bộ trong lịch sử dân tộc, phù hợp với tiến trình cách mạng Việt Nam,  Hồ Chí Minh đã hình thành những quan niệm hết sức khúc chiết, ... , đặc biệt là đối  với  cán bộ,   đảng  viên.  Theo  Hồ Chí Minh,   chỉ  có  qua  giáo  dục  ‐  đào tạo,  mỗi người mới trở thành cán bộ,  thành cán bộ rồi thì ngày  một tốt hơn. Chính Hồ Chí Minh đã gầy dựng nên thế hệ cán bộ cách mạng đầu tiên cũng như mãi về sau này bằng các lớp huấn  luyện, đào tạo cán bộ cách mạng. Người cũng quan tâm đặc biệt  đến những lớp đào tạo,  huấn luyện cán bộ trong các trường Đảng, ... đó  tầm  quan  trọng  của các bộ phận hợp thành, trong đó có đào tạo và sử dụng.  Trong  các khâu của công tác cán bộ, đào tạo và sử dụng là mắt xích quan  trọng,  gắn  liền  với  tuyển  chọn  và đánh  giá  cán bộ,   đảm  bảo  cho  công tác cán bộ được tiến hành suôn sẽ, nhịp nhàng, hiệu quả.  Ngoài  ra,  việc  xác  định  tầm  quan  trọng  của  đào tạo và sử dụng cán bộ còn xuất phát từ những cơ sở sau: ... Đào tạo và sử dụng cán bộ là một bộ phận trong công tác cán bộ của Đảng. Cũng giống như vấn đề cán bộ, Hồ Chí Minh quan  tâm nhiều đến công tác cán bộ của Đảng, trong đó có khâu đào tạo và sử dụng.   Xét  dưới  góc  độ  ngôn  ngữ,  đào là  trui  rèn,  tạo là  hình  thành.  Đào tạo,  hiểu theo nghĩa thông dụng,  là quá trình rèn luyện để hình  thành  sản  phẩm.  Đối  tư ng  của  đào tạo là  con  người. ... Trong quan niệm về cán bộ, Hồ Chí Minh cũng đồng thời chỉ  ra vị trí, vai trò của người cán bộ cách mạng. Luận điểm khái quát  nhất của Hồ Chí Minh về vị trí, vai trò của cán bộ là: cán bộ vừa là  người  lãnh  đạo,  vừa  là  người  đày  tớ  thật  trung  thành  của  nhân  dân. Như  vậy, vị  trí,  vai trò của cán bộ cũng được  Hồ Chí Minh                                                   Hồ Chí Minh,  Toàn tập, t.5, sđd, tr.285. ... giành được quyền lãnh đạo, nên hai ông viết chưa nhiều về cán bộ và công tác đào tạo cán bộ.  Nhưng cuộc đời hoạt động cách mạng  của C.Mác và Ph.Ăngghen trong những năm giữa đến cuối thế kỷ  XIX  đã  để  lại  cho  giai  cấp  vô  sản,  phong  trào  cộng  sản  quốc  tế  những tư tư ng quý báu, đặt tiền đề giúp cho chúng ta nghiên cứu,  suy nghĩ về vấn đề cán bộ trong đó có công tác đào tạo cán bộ.     23  Nghiên  cứu  những  tác  phẩm  và tư tư ng ... và phát  triển  dân  tộc.  Cán bộ   trở  thành danh xưng mang ý nghĩa tôn vinh, để dấu ấn đẹp trong lịch                                                    Hồ Chí Minh,  Toàn tập, t.3, sđd, tr.515.  Hồ Chí Minh,  Toàn tập, t.5, sđd, tr.269.  1 2 20    sử cách mạng nước ta từ khi có Đảng lãnh đạo đến nay và cho tận  mai sau.  1.2 Đào tạo, sử dụng cán bộ - quan niệm, tầm quan trọng Đào tạo và sử dụng cán bộ là một bộ phận trong công tác cán ... Trong  cỗ  máy  đó,  cán bộ là  dây  chuyền.  Hồ Chí Minh quan niệm “dây chuyền” với ý nghĩa cán bộ và đội ngũ cán bộ là  mắt xích liên kết các bộ phận của bộ máy, là hệ thống chuyển tải  năng lượng đến từng bộ phận của bộ máy.                                                     Hồ Chí Minh,  Toàn tập, t.5, sđd, tr. 240.  Hồ Chí Minh,  Toàn tập, t.5, sđd, tr.54.  1 2   17  Trong  bộ máy  tổ  chức cách mạng, Đảng ... biệt  trong  đó  là  khâu đào tạo,  bồi dưỡng và sử dụng.   Với quan điểm đó, cả cuộc đời mình, Hồ Chí Minh luôn luôn  chú trọng đến công tác cán bộ,  từ đánh giá, lựa chọn, huấn luyện,  thử thách, rèn luyện, sử dụng,  đãi ngộ. Sau năm 1920, khi đã trở  thành  người  cộng  sản,  tìm  thấy  con  đường  cứu  nước  đúng  đắn,  Hồ Chí Minh đã  tích  cực chuẩn bị cả về tư tư ng chính trị và tổ  chức  cho  sự 

Ngày đăng: 22/12/2016, 19:05

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Bìa

  • MỤC LỤC

  • MỞ ĐẦU

  • 1.1. Cán bộ- quan niệm, vị trí, vai trò

  • 1.2. Đào tạo, sử dụng cán bộ- quan niệm, tầm quan trọng

  • Chương 2 HỆ THỐNG QUAN ĐIỂM CỦA HỒ CHÍ MINH VỀ ĐÀO TẠO VÀ SỬ DỤNG CÁN BỘ

  • 2.1. Về đào tạo cán bộ

  • 2.1.1. Xây dựng tiêu chuẩn người cán bộ, đảng viên

  • 2.1.2. Đào tạo - huấn luyện cán bộ

  • 2.2. Về sử dụng cán bộ

  • 2.2.1. Nhận thức đúng tầm quan trọng của việc sử dụng cán bộ

  • 2.2.2. Sử dụng đúng cán bộ

  • 2.2.3. Phải khéo dùng cán bộ

  • 2.2.4. Điều kiện để sử dụng cán bộ tốt

  • 3.1. Sự nghiệp đổi mới và công tác đào tạo, sử dụng cán bộ

  • 3.1.1. Nhân tố tác động

  • 3.1.2. Thực trạng đội ngũ cán bộ, đảng viên

  • 3.1.3. Nguyên nhân của thành tựu và hạn chế trong đào tạo và sử dụng cán bộ

  • 3.2.1. Hồ Chí Minh với sự nghiệp đào tạo và sử dụng cán bộ

  • KẾT LUẬN

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan