Câu hỏi thường gặp về tư tưởng Hồ Chí Minh

8 13.4K 214
Câu hỏi thường gặp về tư tưởng Hồ Chí Minh

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

HỌC TẬP CHỦ NGHĨA MÁC – LÊNIN VÀ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH. Chủ nghĩa Mác – Lênin và tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tưởng, kim chỉ nam cho hành động của Đảng ta và của Cách mạng Việt nam. Vì vậy, việc nghiên cứu, học tập để nắm vững, vận dụng sáng tạo, bảo vệ và phát triển chủ nghĩa Mác – Lênin, tưởng Hồ Chí Minh là nhiệm vụ hàng đầu của mọi cán bộ, đoàn viên, thanh niên. Câu hỏi 1: Chủ nghĩa Mác – Lênin là gì? Tính cách mạng và khoa học của chủ nghĩa Mác – Lênin được thể hiện ở những điểm cơ bản nào? Trả lời: Chủ nghĩa Mác – Lênin là học thuyết cách mạng và khoa học do Mác, Ăngghen sáng lập, được Lênin phát triển toàn diện và nâng lên tầm cao mới, nhằm xoá bỏ áp bức, bóc lột, giải phóng giai cấp, giải phóng con người, xây dựng xã hội tốt đẹp. Chủ nghĩa Mác – Lênin là học thuyết về nhận thức và cải tạo thế giới, về những quy luật phát triển của tự nhiên, xã hội duy con người, về sự diệt vong tất yếu của chủ nghĩa bản và con đường cách mạng vô sản, lật đổ chế độ bản, xây dựng chế độ XHCN tiến lên CSCN. Chủ nghĩa Mác – Lênin được cấu thành bởi ba bộ phận cơ bản là triết học, kinh tế chính trị học, chủ nghĩa xã hội khoa học. - Có thể nói vắn tắt về tính cách mạng và khoa học của chủ nghĩa Mác – Lênin trong những điểm sau: Đó là học thuyết duy nhất nêu lên mục tiêu, điều kiện, phương pháp giải phóng triệt để xã hội, giải phóng giai cấp và dân tộc, giải phóng con người khỏi mọi áp bức, bóc lột và bất công . Đó là học thuyết chỉ ra những quy luật tổng quát của sự phát triển xã hội với nội dung triệt để, toàn diện; chỉ ra lực lượng và động lực thực hiện sự giải phóng đó đồng thời nêu lên những định hướng phương pháp luận cho việc tiến hành sự nghiệp to lớn này. Bản chất cách mạng và khoa học của chủ nghĩa Mác – Lênin thể hiện trong sự thống nhất giữa phương pháp với cấu trúc lý luận của học thuyết. Bản chất này bắt nguồn từ phép biện chứng duy vật và tinh thần nhân đạo của giai cấp công nhân. Chủ nghĩa Mác – Lênin là một học thuyết mở, có nghĩa là không phải cứng nhắc và bất biến mà có khả năng và không ngừng tự đổi mới, tự phát triển trong dòng trí tuệ của nhân loại. Toàn bộ học thuyết Mác – Lênin có giá trị bền vững xét trong tinh thần biện chứng, nhân đạo và hệ thống tưởng cốt lõi của nó. Những tinh hoa trí tuệ của các thế hệ kế tục sẽ làm cho chủ nghĩa Mác – Lênin ngày càng hoàn thiện và sáng rõ hơn trong các điều kiện cụ thể. Câu hỏi 2: Trong những điều kiện lịch sử - xã hội nào tưởng Hồ Chí Minh được hình thành? Trả lời: tưởng Hồ Chí Minh là hệ thống quan điểm lý luận cơ bản về chiến lược, sách lược, phương châm, phương pháp của cách mạng Việt Nam từ giải phóng dân tộc đến CNXH. Đó là sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin vào điều kiện cụ thể của Việt Nam. tưởng Hồ Chí Minh được hình thành do yêu cầu khách quan nhằm giải đáp những đòi hỏi bức thiết của cách mạng Việt Nam đặt ra hồi đầu thế kỷ 20 trong những điều kiện lịch sử - xã hội sau đây: 1. Sau khi vua quan nhà Nguyễn đầu hàng thực dân Pháp, nhân dân ta vẫn tiếp tục chiến đấu chống ngoại xâm trong hoàn cảnh rất khó khăn. Các phong trào yêu nước, các cuộc nổi dậy đều bị kẻ thù dìm trong biển máu. Nguyên nhân của những thất bại nêu trên là do chưa tìm được đường lối rõ ràng, đúng đắn. 2. Chủ tịch Hồ Chí Minh sinh ra trong một gia đình nhà nho yêu nước. Quê hương của Người ( tỉnh Nghệ An) là mảnh đất giàu truyền thống bất khuất, cần cù lao động, hiếu học . nơi đã sản sinh ra nhiều anh hùng nổi tiếng trong lịch sử Việt Nam. Ngay từ nhỏ, Người đã được ảnh hưởng bởi những truyền thống quý báu đó. 3. Thắng lợi của Cách mạng Tháng Mười Nga mở ra thời đại mới trong lịch sử loài người. Vào thời điểm ấy, sau khi bôn ba qua nhiều nước để tìm đường cứu dân, cứu nước, Hồ Chí Minh đến Thủ đô nước Pháp. Tại đây, sau khi đọc bản Luận cương về Dân tộc và Thuộc địa của V.I.Lênin, Người coi đây chính là cái “ cẩm nang thần kỳ” cho sự nghiệp cứu nước và giải phóng các dân tộc thuộc địa, khẳng định thêm con đường mà Người đã chọn. Câu hỏi 3: tưởng Hồ Chí Minh được hình thành từ những nguồn gốc nào? Trả lời: tưởng Hồ Chí Minh được hình thành từ 3 nguồn gốc chủ yếu: 1. Từ những giá trị văn hóa truyền thống là tinh thần yêu nước nồng nàn, ý chí độc lập, tự lực, tự cường, lòng nhân ái, đoàn kết, sự cần cù, thông minh, sáng tạo trong lao động và tính lạc quan, yêu đời . của dân tộc. 2. Từ những tinh hoa văn hóa của phương Ðông và phương Tây trong đó có tinh hoa của Nho giáo về triết lý hành động, tưởng nhập thế, giúp đời; tinh hoa của văn hóa phương Tây về dân chủ, cách mạng, tự do, bình đẳng, bác ái . 3. Từ chủ nghĩa Mác – Lênin, nguồn gốc chủ yếu tạo nên tưởng Hồ Chí Minh. Chủ nghĩa yêu nước Việt Nam đã đưa Nguyễn Ái Quốc đến với chủ nghĩa Mác – Lênin nhờ quá trình lăn lộn trong phong trào công nhân thế giới, trở thành một chiến sĩ xã hội, rồi một chiến sĩ cộng sản. Dưới ánh sáng lý luận của học thuyết Mác – Lênin, Nguyễn Ái Quốc tổng kết kinh nghiệm cách mạng thế giới và thực tiễn đấu tranh giải phóng của dân tộc mình để tìm ra con đường cứu nước đúng đắn. Ngoài ba nguồn gốc chủ yếu nêu trên còn cần phải nói đến những nhân tố chủ quan thuộc về phẩm chất, chất, bản lĩnh, trí tuệ, tâm hồn, phong cách . được tôi luyện trong cuộc sống, trong quá trình hoạt động cách mạng lâu dài của Hồ Chí Minh. Câu hỏi 4: Các giai đoạn hình thành và phát triển của tưởng Hồ Chí Minh ra sao? Trả lời: Có thề chia thành các giai đoạn là: 1. Giai đoạn tìm tòi, khảo nghiệm ( từ 1911 đến 1920). Trong giai đoạn này Nguyễn Ái Quốc bôn ba qua các châu lục để tìm hiểu cuộc sống của người lao động tại các nước bản, tìm hiểu các cuộc cách mạng lớn trên thế giới. Năm 1920, sau khi nghiên cứu Luận cương của Lênin, Nguyễn Ái Quốc tán thành gia nhập Quốc tế thứ ba, tham gia sáng lập Ðảng cộng sản Pháp. Sự kiện này đánh dấu bước chuyển biến về chất trong tưởng Nguyễn Ái Quốc, từ giác ngộ dân tộc đến giác ngộ giai cấp, từ chủ nghĩa yêu nước đến chủ nghĩa Lênin. 2. Giai đoạn hình thành cơ bản ( từ 1921 đến 1930). Ðây là giai đoạn hoạt động cực kỳ sôi nổi của Nguyễn Ái Quốc. Người sáng lập Hội Liên hiệp thuộc địa, xuất bản báo “ Người cùng khổ” ( Le Paria), hoạt động trong quốc tế cộng sản ở Matxcơva; sáng lập ra tổ chức Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí Hội, xuất bản báo Thanh Niên; mở lớp huấn luyện chính trị cho thanh niên trong nước ở Quảng Châu; sáng lập Ðoàn Thanh Niên cộng sản gồm 8 đồng chí đầu tiên; Chủ trì hội nghị hợp nhất, thành lập Ðảng Cộng sản Việt Nam; viết các tác phẩm “ Bản án chế độ thực dân Pháp” ( 1925); “Ðường Kách mệnh” ( 1927) và các văn kiện tại hội nghị thành lập Ðảng . 3. Giai đoạn thử thách và thắng lợi ( từ 1930 đến 1945). Thời gian từ năm 1931 đến năm 1940, Nguyễn Ái Quốc hoạt động cách mạng ở nước ngoài đồng thời chỉ đạo phong trào trong nước. Người bị bắt giam một năm trong nhà của đế quốc Anh. Sau đó Người sang Liên Xô học tập, nghiên cứu chủ nghĩa Mác – Lênin. Những quan điểm của Người về mối quan hệ giữa giai cấp và dân tộc, sách lược và chiến lược cách mạng Việt Nam . đã được thực tiễn kiểm nghiệm là đúng đắn, nhất là dưới ánh sáng của nghị quyết Ðại hội VII Quốc tế cộng sản năm 1935. Ðầu năm 1941, Nguyễn Ái Quốc về nước, trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam, đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên trên và trước hết. Người sáng lập Mặt trận Việt Minh và cùng Trung ương Ðảng ta lãnh đạo thắng lợi cuộc Cách mạng Tháng Tám lịch sử trong cả nước. 4. Giai đoạn phát triển và toả sáng ( từ 1945 đến 1969). Ðây là giai đoạn toàn Ðảng, toàn dân ta tiến hành hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, vừa xây dựng CNXH ở miền Bắc vừa đấu tranh giải phóng miền Nam. Thắng lợi của hai cuộc kháng chiến đã đưa Việt Nam lên hàng các dân tộc tiên phong trên thế giới, đồng thời chứng minh tính khoa học, sáng tạo của tưởng Hồ Chí Minh. Những biến động chính trị diễn ra trong những năm gần đây càng khẳng định giá trị dân tộc và giá trị toàn nhân loại của tưởng Hồ Chí Minh. Câu hỏi 5: tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội bao gồm những nội dung gì? Trả lời: Nội dung cơ bản về con đường giải phóng dân tộc: 1. Cách mạng giải phóng dân tộc muốn thắng lợi phải đi theo con đường cách mạng vô sản, phải thực hiện kết hợp cách mạng vô sản ở chính quốc với cách mạng giải phóng dân tộc ở thuộc địa. 2. Cách mạng giải phóng dân tộc muốn thắng lợi phải do Ðảng của giai cấp công nhân lãnh đạo. Nguyễn Ái Quốc khẳng định: “ Trước hết phải có Ðảng cách mệnh . Ðảng có vững cách mạng mới thành công . Ðảng muốn vững thì phải có chủ nghĩa làm cốt . Chủ nghĩa chân chính nhất, chắc chắn nhất, cách mệnh nhất là chủ nghĩa Lênin”. 3. Cách mạng giải phóng dân tộc cần được tiến hành chủ động, sáng tạo và có khả năng giành thắng lợi trước cách mạng vô sản ở chính quốc. 4. Cách mạng giải phóng dân tộc phải được thực hiện bằng bạo lực, kết hợp lực lượng chính trị của quần chúng với lực lượng vũ trang của nhân dân. Tóm lại, Hồ Chí Minh đã vận dụng sáng tạo và phát triển học thuyết Lênin về cách mạng thuộc địa thành một hệ thống luận điểm mới, sáng tạo bao gồm chiến lược, sách lược và phương pháp tiến hành. Nội dung cơ bản về con đường đi lên CNXH ở Việt Nam: 1. Muốn đi lên CNXH chúng ta phải trải qua một thời kỳ quá độ lâu dài. CNXH không thể làm mau được mà phải làm dần dần. Bác luôn căn dặn cán bộ ta phải chống giáo điều, rập khuôn theo cách làm của nước ngoài, phải tìm con đường riêng của mình, xuất phát từ tình hình và đặc điểm của nước ta. 2. Về động lực, bước đi và cáh thực hiện CNXH ở Việt Nam, Người chỉ rõ cách mạng là sự nghiệp của quần chúng, tất cả đều phải của dân, do dân, vì dân; coi trọng nhân tố con người, coi con người là yếu tố quyết định. Người rất chú trọng giáo dục đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên, thanh niên đồng thời cũng khuyến khích sử dụng các đòn bẩy như khoán, thưởng, phạt . trong kinh tế. 3.Bác chủ trương từng bước xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật của CNXH, coi trọng phát triển cả công nghiệp và nông nghiệp, văn hóa, khoa học kỹ thuật tiên tiến, trong đó coi nông nghiệp là mặt trận hàng đầu. Về văn hóa phải xây dựng nền văn hóa tiên tiến với nội dung XHCN và tính dân tộc. Bác đặt ra yêu cầu sản xuất phải đi đôi với tiết kiệm và tích cực chống tham ô, lãng phí, quan liêu, coi đó là “ giặc nội xâm” đồng minh với giặc ngoại xâm. 4. Người đặc biệt quan tâm xây dựng Ðảng và đảm bảo sự lãnh đạo đúng đắn của Ðảng đồng thời với tăng cường vai trò của Nhà nước, xây dựng Nhà nước của dân, do dân, vì dân; tăng cường pháp chế, xây dựng xã hội có kỷ cương, trật tự, nhân ái, đạo đức, đoàn kết giai cấp, đoàn kết dân tộc, đoàn kết quốc tế. Câu hỏi 6: tưởng Hồ Chí Minh về Ðảng và xây dựng Ðảng có những nội dung gì chủ yếu? Nghị quyết hội nghị TW 6 ( lần 2, khoá VIII) yêu cầu toàn Ðảng chú trọng những nhiệm vụ nào trong cuộc vận động xây dựng, chỉnh đốn Ðảng? Trả lời: tưởng Hồ Chí Minh khẳng định Ðảng Cộng sản là nhân tố quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam với những nội dung chủ yếu là: 1. Về bản chất giai cấp của Ðảng. Người nêu rõ: “ Ðảng là đội tiên phong của giai cấp vô sản .” và “ Ðảng ta – Ðảng của giai cấp công nhân”. Bản chất giai cấp công nhân thể hiện ở chỗ: - Chủ nghĩa Mác – Lênin là học thuyết cách mạng và khoa học đã tạo ra thế giới quan và phương pháp luận đúng đắn cho Ðảng ta. - Kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. - Ðảng được xây dựng và tổ chức theo những nguyên tắc trong học thuyết về Ðảng kiểu mới của Lênin: a. Nguyên tắc tập trung dân chủ. b. Tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách. c. Tự phê bình và phê bình. - Ðảng là một tổ chức chính trị chặt chẽ, thống nhất ý chí và hành động, có mối liên hệ chặt chẽ với nhân dân, trung thành với chủ nghĩa quốc tế của giai cấp công nhân. Quán triệt tưởng Hồ Chí Minh về Ðảng và xây dựng Ðảng, Nghị quyết hội nghị lần thứ sáu ( lần 2) Ban Chấp hành TW Ðảng khoá VIII về một số vấn đề cơ bản và cấp bách trong công tác xây dựng Ðảng hiện nay yêu cầu các tổ chức Ðảng và mọi cán bộ, đảng viên từ TW đến cơ sở phải kiên định những vấn đề quan điểm có tính nguyên tắc sau đây: - Ðộc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội là mục tiêu, lý tưởng của Ðảng ta, dân tộc ta. - Chủ nghĩa Mác – Lênin và tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tưởng và kim chỉ nam cho hành động của Ðảng. - Ðảng Cộng sản Việt Nam là lực lượng lãng đạo cách mạng Việt Nam; không chấp nhận “ đa nguyên, đa đảng”. - Nhà nước Việt Nam là Nhà nước của dân, do dân và vì dân, thể hiện khối đại đoàn kết toàn dân trên nền tảng liên minh của giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức dưới sự lãnh đạo của Ðảng. - Tập trung dân chủ là nguyên tắc cơ bản trong tổ chức, sinh hoạt và hoạt động của Ðảng. - Kết hợp chủ nghĩa yêu nước chân chính và chủ nghĩa quốc tế trong sáng của giai cấp công nhân. 2. Về xây dựng Ðảng trong điều kiện Ðảng cầm quyền. Người nêu rõ những điểm cơ bản là: - Những nguy cơ lớn mà Ðảng có thể lâm vào là sai lầm về đường lối, xa rời quần chúng, thoái hóa, biến chất. - Muốn lãnh đạo được xã hội, Ðảng phải tự nâng cao mình hơn nữa. Muốn xây dựng CNXH Ðảng phải có học thức. Ðảng phải sát dân, sát thực tiễn, tôn trọng quy luật khách quan trong xây dựng đường lối. - Người luôn chăm lo giáo dục đạo đức cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô cho cán bộ, đảng viên, đoàn viên; coi đạo đức là gốc của người cách mạng. Trước tình hình và nhiệm vụ cách mạng hiện nay,quán triệt tưởng Hồ Chí Minh coi đạo đức là gốc của người cách mạng, Nghị quyết TW 06 (lần 2, khoá VIII) đề ra nhiệm vụ tăng cường giáo dục, rèn luyện phẩm chất, đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên. Nghị quyết đề ra yêu cầu tổ chức cho cán bộ, đảng viên trong toàn Ðảng: - Học, nắm vững và tổ chức thực hiện nghiêm túc Pháp lệnh cán bộ, công chức, Pháp lệnh chống tham nhũng, Pháp lệnh thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, Luật khiếu nại, tố cáo. - Thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, quy chế tiếp dân, chế độ công khai tài chính. - Thực hiện kê khai tài sản theo qui định của Nhà nước. - Thực hiện nghiêm các văn bản pháp quy về đấu thầu và công khai hóa về dự toán, quyết toán, xây dựng các công trình, mua sắm thiết bị. - Công khai hóa và thực hiện đúng các chế độ, chính sách được hưởng đối với cán bộ ( như sử dụng xe, nhà, đất .) - Thực hiện quy định những việc đảng viên không được làm. Câu hỏi 7: tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc có những nội dung chủ yếu gì? Trả lời: - Người dạy: “ Ðoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết Thành công, thành công, đại thành công” Nguyên tắc nhất quán trong tưởng đại đoàn kết của Hồ Chí Minh là: a. Lấy liên minh công nông làm nền tảng do Ðảng lãnh đạo. b. Vừa đoàn kết, vừa đấu tranh, lấy lợi ích tối cao của dân tộc và quyền lợi cơ bản của nhân dân làm nền tảng. c. Phương pháp đi tới đại đoàn kết là vận động, giáo dục, thuyết phục, nêu gương . - Trong tưởng Hồ Chí Minh, đại đoàn kết dân tộc là một chiến lược cơ bản, lâu dài cả trong cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân cũng như trong cách mạng XHCN. Câu hỏi 8: tưởng nhân văn Hồ Chí Minh bao gồm những nội dung gì? Trả lời: tưởng nhân văn Hồ Chí Minh thể hiện như sau: - Lòng thương yêu con người, trước hết là những người cùng khổ, bị áp bức, bóc lột. Ở Người, yêu thương đi liền với căm giận, đấu tranh, lên án tội ác của bọn đế quốc, phong kiến . - Tin tưởng vào sức mạnh và phẩm giá của con người dù nhất thời họ có lỗi lầm, khuyết điểm; đánh giá cao vai trò và khả năng cách mạng của nhân dân. Người dạy: “ Trong bầu trời không gì quý bằng nhân dân. Trong thế giới không có gì mạnh bằng lực lượng đoàn kết của nhân dân”. - Ý chí đấu tranh để giải phóng con người, biến ý chí đó thành niềm ham mê mãnh liệt: “ Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ta ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành”. Ðây là lý tưởng chính trị cũng là lý tưởng nhân văn của Người. Câu hỏi 9: tưởng Hồ Chí Minh về vận động thanh niên bao gồm những vấn đề cơ bản gì? Trả lời: tưởng vận động thanh niên của Người bao gồm những vấn đề cơ bản như sau: 1. Nhìn nhận, đánh giá khách quan vai trò, vị trí của thanh niên trong tiến trình lịch sử, thấy rõ khả năng cách mạng to lớn và quyết định của thanh niên trong công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và trong sự nghiệp phát triển lâu dài của đất nước. Người chỉ rõ: “ Thanh niên là người chủ tương lai của nước nhà. Thật vậy, nước nhà thịnh hay suy, yếu hay mạnh một phần lớn là do các thanh niên”. Bác coi thanh niên là “ người tiếp sức cách mạng” cho thế hệ đi trước đồng thời là “ người phụ trách dìu dắt thế hệ thanh niên tương lai, tức là các cháu nhi đồng”. Thấy rõ những ưu điểm của thanh niên như: “ hăng hái, xung phong”, nhưng Người luôn chỉ ra mặt yếu của họ như: “ hay chuộng hình thức, ít xem xét kết quả” hoặc “ đầu voi đuôi chuột” . Người căn dặn cán bộ, đảng viên, các bậc phụ huynh phải: “ Chăm lo dìu dắt thanh niên vì thanh niên chưa từng trải và thiếu kinh nghiệm”. 2. Giáo dục, đào tạo và phát huy sức mạnh của thanh niên để thực hiện trách nhiệm lịch sử trong từng thời kỳ cách mạng là nhiệm vụ của Ðảng, Nhà nước và toàn xã hội. Bác nêu lên tưởng chiến lược đặc biệt quan trọng về “trồng người” trong câu nói nổi tiếng: “ Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người”. Trong Di chúc thiêng liêng để lại cho toàn Ðảng, toàn dân ta, Người căn dặn: “ Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và rất cần thiết”. Có thể nói đây là tưởng bao trùm nhất của Bác Hồ về thanh niên và công tác thanh niên, vừa phản ảnh tầm quan trọng đặc biệt của vấn đề đào tạo, bồi dưỡng lớp người kế tục cách mạng vừa phản ảnh quy luật khách quan của sự phát triển xã hội. 3. Ðối với thanh niên Bác Hồ căn dặn trong Di chúc là ra sức rèn luyện, học tập để trở thành “ Những người thừa kế xây dựng XHCN vừa hồng, vừa chuyên” để phục vụ cho Tổ quốc, cho nhân dân. Bác khuyến khích thanh niên ra sức tự bồi dưỡng lý tưởng, đạo đức cách mạng và năng lực hoạt động thực tiễn. Người dạy: “ Lý tưởng của Thanh niên ta ngày nay là độc lập, tự do, thống nhất Tổ quốc và chủ nghĩa xã hội”; thanh niên phải “ Trung với nước, hiếu với dân” và “ làm cho dân giàu, nước mạnh”. Năm điều Người căn dặn thanh niên ( 2 –9-1965) thể hiện rấ rõ mong muốn của Người là trong việc giáo dục và học tập phải chú trọng đủ các mặt: “ Ðạo đức cách mạng, giác ngộ XHCN, văn hoá, kỹ thuật, lao động và sản xuất” . Bác yêu cầu thanh niên phải: “ Trung, dũng, cần, kiệm, khiêm tốn”, đó là những điều cụ thể hàng ngày mà mỗi đoàn viên, thanh niên đều có thể tự phấn đấu làm được. Trong Di chúc để lại, Bác Hồ kính yêu mong muốn các thế hệ trẻ Việt Nam phấn đấu trở thành “ đội quân chủ lực trong công cuộc xây dựng thắng lợi CNXH ở nước ta”. 4. Bác Hồ là người sáng lập ra tổ chức Ðoàn “ từ lúc đầu hiếm hoi chỉ có tám cháu”. Người đã lãnh đạo, rèn luyện tổ chức Ðoàn không ngừng lớn mạnh bao gồm hàng triệu đoàn viên. Người chỉ rõ “ Ðoàn là cánh tay đắc lực và đội hậu bị của Ðảng để thực hiện những chủ trương và chính sách cách mạng”. Người luôn đặt ra trách nhiệm phải xây dựng, củng cố tổ chức Ðoàn vững mạnh về chính trị, tưởng và tổ chức. người dạy rằng: “ . Muốn củng cố và phát triển, Ðoàn phải liên hệ rộng rãi và chặt chẽ với các tầng lớp thanh niên. Phải quan tâm đến đời sống, công tác, học tập của thanh niên. Muốn củng cố, đoàn kết thì tất cả đoàn viên phải gương mẫu .”. Trong quá trình xây dựng, củng cố tổ chức Ðoàn, Người luôn nhắc nhở phải đoàn kết, tập hợp các tầng lớp thanh niên vào những hình thức tổ chức phù hợp. Người yêu cầu mỗi đoàn viên phải ra sức tu dưỡng, rèn luyện “ lập trường cách mạng, trình độ giác ngộ XHCN, tinh thần trách nhiệm và phải gương mẫu”. Ðể Ðoàn thực sự là cánh tay và đội hậu bị của Ðảng, Bác nêu rõ: “ Trung ương và các cấp Ðảng bộ địa phương phải săn sóc hơn nữa đến công tác của Ðoàn để phát huy tác dụng tiên phong của Ðoàn về mọi mặt”. Ngày nay, trong sự nghiệp đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, việc quán triệt tưởng Hồ Chí Minh về vận động thanh niên ngày càng trở nên khẩn thiết. . HỌC TẬP CHỦ NGHĨA MÁC – LÊNIN VÀ TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH. Chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động của. định giá trị dân tộc và giá trị toàn nhân loại của tư tưởng Hồ Chí Minh. Câu hỏi 5: Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội

Ngày đăng: 18/06/2013, 01:26

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan