Slide đại cương về cơ thể sống (môn giải phẫu sinh lý)

22 1.2K 35
Slide đại cương về cơ thể sống (môn giải phẫu sinh lý)

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẠI CƯƠNG VỀ CƠ THỂ SỐNG • Đơn vị của sự sống là tế bào, mỗi cơ quan là một tập hợp vô số các tb Trong cơ thể có nhiều loại tb khác nhau, mỗi loại tb có những đ.điểm riêng, nhưng cũng có 3 đặc điểm chung:: • Chuyển hóa • Chịu kích thích • Sinh sản Chuyển hóa Là sự b.đổi v.chất trong cơ thể sống qua 2 q.trình *Quá trình đồng hóa (tổng hợp) Là quá trình tổng hợp những chất mà cơ thể thu nhận được từ thức ăn, để chuyển hóa thành những chất dinh dưỡng * Quá trình dị hóa (phân giải ) Là quá trình phân giải: - Các chất d.dưỡng thành những chất đơn giản, để hấp thu vào TB - Các chất cặn bã để đào thải ra ngoài cơ thể Quá trình này cần oxy cho các phản ứng oxy hóa Quá trình dị hóa sinh ra năng lượng cần thiết cho cơ thể hoạt động Đặc điểm chịu kích thích • • Khả năng của cơ thể sống đáp ứng được với t.nhân k.thích từ nội tại hay từ ngoại môi ( do: cơ học, lý học hay hóa học… Khi cơ thể bị k.thích sẽ đáp ứng lại bằng một quá trình sống gọi là hưng phấn (tạo nên phản xạ) - Nếu cường độ k.thích vừa đủ gọi là ngưỡng kích thích -Nếu cường độ k.thích yếu (dưới ngưỡng) sẽ không gây được đáp ứng - Nếu cường độ k thích quá lớn, gây ra một quá trình tương phản với hưng phấn gọi là ức chế Đặc điểm sinh sản * Sinh sản vô tính là h.thức sinh sản không có sự kết hợp giữa tb sinh dục đực và tb sinh dục cái(rong, tảo…) * Sinh sản hữu tính có sự kết hợp giữa tb sinh dục đực và cái, có sự k.hợp NST của t.bào bố và mẹ • Con cái vừa mang đặc tính của bố, và đặc tính của mẹ, đó chính là đặc tính di truyền • Tính di truyền có thể bị thay đổi theo sự thay đổi của điều kiện m.trường,gọi là tính biến dị • Tính di truyền và biến dị là 2 quá trình đối lập nhau tạo cơ sở cho sự tiến hóa của sinh vật DỊCH NỘI BÀO-DỊCH NGOẠI BÀO * Dịch nội bào: dịch nằm trong tế bào, chiếm 2/3 tr.lượng cơ thể trưởng thành * Dịch ngoại bào: là dịch nằm ngoài TB (khoảng kẽ) như: huyết tương, dịch não tủy… chiếm 1/3 lượng dịch cơ thể • Dịch ng.bào, luôn vận chuyển khắp cơ thể nhờ hệ tuần hòan máu Dịch ng.bào cung cấp các chất d.dưỡng cần thiết cho sự tồn tại và ph.triển của tb Hằng tính nội môi(HTNM) Là sự duy trì hằng định m.trường nội môi(ổn định về nồng độ các chất, độ pH) để các tb, cơ quan thực hiện được ch.năng của chúng HTNM được thực hiện nhờ 3 hệ thống : • Hệ thống tiếp nhận chất d.dưỡng và ch.hóa chất d.dưỡng(hệ tiêu hóa, hê hô hấp, hệ cơ, gan… • Hệ thống v.chuyển chất d.dưỡng: máu, dịch bạch huyết, dịch kẽ… • Hệ thống bài tiết các s.phẩm ch.hóa: hệ tiêu hóa, hệ hô hấp, hệ tiết niệu, da… Nhờ 3 hệ thống trên, thành phần của nội môi được ổn định và đổi mới không ngừng ĐIỀU HÒA CHỨC NĂNG Chức năng sống của cơ thể được điều hòa bởi 2 hệ thống: • Hệ thống thần kinh • Hệ thống thể dịch Hai hệ thống này phối hợp hoạt động để duy trì sự sống cho cơ thể và tuân theo cơ chế điều hòa ngược(feedback) Điều hòa ngược (feedback) • • • • • • Phản xạ không điều kiện (cung phản xạ đơn giản) Là loại PX có tính bản năng, và di truyền lại cho thế hệ sau Trung tâm của PX không điều kiện nằm ở tủy sống(sừng trước, sau, bên ) Cung phản xạ đ.gỉan chỉ có 3 TB thần kinh Với 1 kích thích (đau, nhiệt…) sẽ tác động vào TB cảm giác (N1)đến sừng sau Cảm giác sẽ theo TBTK N2 đến sừng trước Từ sừng trước sẽ có phản ứng co cơ theo TBTK 3 (N3) đến cơ Phản xạ có điều kiện(cung PX phức tạp) • Là loại PX được thành lập trong đời sống sau quá trình luyện tập, phải biết tác nhân kích thích • Ví dụ : phản xạ bài tiết nước bọt khi nhìn thấy quả chanh, chỉ có ở những người đã từng ăn chanh và biết được vị chua của quả chanh Cung phản xạ đơn giản Cung phản xạ phức tạp Điều hòa chức năng bằng đường thần kinh Do đồi thị điều khiển, đ.thị là nhân xám lớn nhất của não, có 7 chức năng: 1 Trung khu GC &đối GC,điều hòa nhịp tim và cơ trơn 2 Điều hòa nhịp thở 3 Điều hòa thân nhiệt 4 Điều hòa tuyến yên 5 Điều hòa đói, no 6 Điều hòa khát, uống 7 Trung khu hình thành nhân cách • Điều hòa chức năng qua 12 đôi dây TK sọ não Điều hòa chức năng bằng đường thể dich • Máu và bạch huyết có vai trò vận chuyển chất dinh dưỡng, nội tiết tố và truyền thông tin khắp cơ thể, yếu tố điều hòa là các chất tan trong máu và thể dịch, gồm có : 1.Các chất khí trong máu • Nồng độ O2 và CO2 cao hay thấp,là điều kiện quan trọng để duy trì cơ thể sống Vai trò của các ion trong máu 2.Các ion K+, Na+, Ca++, tham gia vào cơ chế tạo điện thế màng, dẫn truyền xung động thần kinh Rối loạn nồng độ các ion này, sẽ làm mất tính ổn định của nội môi và dẫn đến rối loạn hoạt động của tế bào Vai trò của các ion trong máu • Các ion Ca++, Mg++, tham gia vào việc giải phóng hormon tại TB • Nếu rối loạn nồng độ 2 ion này, sẽ dẫn đến rối loạn hoạt động của một số hormon và chất truyền đạt thần kinh 3.Vai trò của hormon • Hormon đóng vai trò chủ yếu trong cơ chế điều hòa thể dịch • Hormon được các tuyến nội tiết bài tiết, trực tiếp vào máu,đi khắp cơ thể giúp điều hòa chức năng của các TB • Ví dụ: hormon tuyến giáp, làm tăng chuyển hóa của hầu hết các TB trong cơ thể • Đặc điểm của hormon: với một nồng độ rất thấp, cũng có thể làm thay đổi hoạt động chức năng của cơ thể Điều hòa ngược • (feedback) • Khi có sự thay đổi (tăng hay giảm ) hoạt động của một cơ quan nào đó, thì sẽ có tác dụng ngược trở lại, để điều chỉnh hoạt động của cơ quan đó trở lại bình thường • Có 2 kiểu điều hòa ngược: điều hòa ngược dương tính và điều hòa ngựơc âm tính Điều hòa ngược âm tính Khi nồng độ chất đó giảm, hay hoạt động chức năng của cơ quan đó giảm, thì ĐH ngược sẽ làm tăng nồng độ của một chất, hay tăng hoạt động chức năng của một cơ quan, Ví dụ : • Khi huyết áp động mạch tăng, sẽ có 1 loạt các phản ứng như : giảm sức co bóp của cơ tim, giảm nhịp tim, để điều chỉnh huyết áp trở về bình thường • Khi nồng độ hormon tuyến giáp trong máu tăng, sẽ tác động ngược trở lại, ức chế h.động vùng dưới đồi và tuyến yên, k.quả làm giảm h.động của tuyến giáp làm nồng độ hormon tuyến giáp trở lại bình thường • Điều hòa ngược dương tính • Khi chức năng hoạt động của 1 cơ quan nào đó gỉam, sẽ kéo theo các phản ứng xảy ra, kết quả càng làm gỉam thêm 1 cách trầm trọng • Ví dụ : 1 bệnh nhân bị chấn thương nặng, mất 2 lit máu, lượng máu trong cơ thể giảm đến mức không đủ máu để tim bơm có hiệu quả, làm áp suất động mạch giảm và máu đến nuôi cơ tim cũng giảm.Kết quả, làm tim suy yếu và càng làm giảm hiệu suất bơm của tim, quá trình này cứ tiếp diễn cho đến khi tim ngừng đập • Như vậy, bản chất điều hòa ngược dương tính, không dẫn đến sự ổn định, ngươc lại càng tạo ra sự mất ổn định trầm trọng hơn • Kiểu điều hòa ngược dương tính, thường chỉ xảy ra trong 1 thời gian ngắn , rồi sau đó trở lại kiểu điều hòa ngược âm tính thông thường./

Ngày đăng: 29/11/2016, 14:44

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • ĐẠI CƯƠNG VỀ CƠ THỂ SỐNG

  • Chuyển hóa

  • Đặc điểm chịu kích thích

  • Đặc điểm sinh sản.

  • DỊCH NỘI BÀO-DỊCH NGOẠI BÀO

  • Hằng tính nội môi(HTNM)

  • ĐIỀU HÒA CHỨC NĂNG.

  • Điều hòa ngược (feedback)

  • Phản xạ không điều kiện (cung phản xạ đơn giản)

  • Phản xạ có điều kiện(cung PX phức tạp)

  • Cung phản xạ đơn giản Cung phản xạ phức tạp

  • Điều hòa chức năng bằng đường thần kinh

  • Slide 13

  • Điều hòa chức năng bằng đường thể dich

  • Vai trò của các ion trong máu.

  • Vai trò của các ion trong máu

  • .

  • Điều hòa ngược

  • Điều hòa ngược âm tính

  • Điều hòa ngược dương tính

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan