CHIẾN LƯỢC MARKETING SẢN PHẨM MÌ ĂN LIỀN HẢO HẢO CỦA CÔNG TY ACECOOK TẠI THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM 2019 2020 2021 2022 2023

30 21.8K 120
CHIẾN LƯỢC MARKETING SẢN PHẨM MÌ ĂN LIỀN HẢO HẢO CỦA CÔNG TY ACECOOK   TẠI THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM 2019 2020 2021 2022 2023

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Z.A.L.O == O.9.6.7279.7.8.9 Trong xu thế xã hội đang phát triển như hiện nay , nền kinh tế trong nước và trên thế giới đang có nhiều thay đổi. Các doanh nghiệp là bộ phận trực tiếp chạy đua với sự thay đổi. Có những lý do liên quan đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp chẳng hạn như tăng trưởng thị phần, lợi nhuận… khiến doanh nghiệp không ngừng nỗ lực để giữ vững vị trí trên thị trường .Vấn đề nghiên cứu các chiến lược kinh doanh trong 1 DN là hết sức quan trọng và cần thiết, để DN tạo dựng được vị thế và thương hiệu trên thị trường. DN ngày nay phải cạnh tranh gay gắt, chịu sức ép đến từ nhiều phía trên thị trường. Muốn tồn tại và phát triển thì bản thân DN phải tìm ra giải pháp riêng để có thể đứng vững.1.1Lí do chọn thương hiệu nàyKhông phải doanh nghiệp (DN) Nhật Bản nào khi tới Việt Nam cũng có tiềm lực tài chính hùng mạnh, nguồn vốn quy mô nhưng vì sao họ vẫn thành công và ngày càng “ăn nên làm ra” trên “đất khách quê người”? “Cái đầu” hay “tinh thần người Nhật” giúp họ trụ vững?Câu trả lời là cả hai. Để có được thành công tại Việt Nam, nhiều doanh nhân Nhật Bản cũng phải lăn lộn tìm kiếm “nhà tài trợ”, tận dụng cả nguồn lực tại chỗ. Câu chuyện kinh doanh của AceCook Việt Nam có thể là bài học quý cho các DN Việt NamThông thường để giải quyết bài toán thiếu vốn, các DN Việt Nam có xu hướng tìm đến các đối tác nước ngoài, bắt tay liên doanh. Theo ông Shoichi Namie, tổng giám đốc Công ty AceCook Việt Nam, giải pháp “truyền thống” này đã bỏ qua những nguồn vốn tại chỗ vì “thực tế còn rất nhiều nhà đầu tư Việt Nam đang sở hữu nguồn vốn lớn nhưng chưa biết đầu tư để sinh sôi”. AceCook hiểu được điều này vì chính họ đã nhận được sự hỗ trợ từ một doanh nhân người Việt để vượt qua giai đoạn khởi nghiệp đầy gian truân vì thiếu vốn.AceCook có mặt tại Việt Nam từ năm 1993 nhưng dưới hình thức liên doanh Vifon Acecook vì Vifon nắm 40% cổ phần. Tới năm 1995, Cty quyết định đầu tư sản xuất sản phẩm mì ăn liền Hảo Hảo. Sản phẩm mới ra đời đã nhận được sự chào đón của người dân, song sức sản xuất lại không đáp ứng được yêu cầu của thị trường. DN muốn mở rộng quy mô nhưng thiếu vốn vì theo tiêu chí kinh doanh của công ty mẹ tại Nhật Bản, DN con không được nhận trợ giúp về vốn mà phải tự xoay xở lấy ở địa bàn mới. Họ gõ cửa khắp các ngân hàng từ Nhật Bản tới Việt Nam nhưng đều bị từ chối cho vay vì không có bảo lãnh từ công ty mẹ của Acecook tại Nhật Bản.Câu chuyện sẽ đi vào ngõ cụt nếu như Cty không tìm được một “Mạnh Thường Quân” người Việt quê ở Hưng Yên. Dù không kinh doanh mì ăn liền nhưng sau khi nghe AceCook thuyết trình về dự án, doanh nhân này đã quyết định đầu tư theo phương thức cho liên doanh AceCook thuê lại mặt bằng và cơ sở sản xuất với giá thấp gồm: Một nhà máy tại Hưng Yên và ba dây chuyền sản xuất mì ăn liền. Bằng cách sản xuất tại chỗ, AceCook tiết kiệm được chi phí vận chuyển từ nhà máy tại Tp.HCM ra Hà Nội (chi phí này thường chiếm 10% giá bán). Chất lượng cộng với giá thành hợp lý, Hảo Hảo trở thành sản phẩm chiến lược mang lại lợi nhuận cho Cty. Sau sáu năm đồng vốn ban đầu ngày càng sinh sôi, Cty đã có 30 dây chuyền sản xuất, từ một nhà máy đã phát triển thành tám nhà máy. Đến năm 2003, Acecook đã đủ lực mua lại các nhà máy đã thuê. Trước đó một năm, họ cũng mua lại 40% số vốn góp của Vifon ở đây để trở thành công ty 100% vốn nước ngoài. Hiện Ace Cook Việt Nam đã trở thành Cty sản xuất mỳ ăn liền đứng đầu ở Việt Nam với 70% thị phần, doanh thu hàng năm khoảng 4.500 tỷ đồng, xuất khẩu tới 30 nước trên thế giới.Kinh nghiệm thành công của AceCook Việt Nam chính là biết tận dùng nguồn vốn địa phương để kinh doanh hiệu quả. Đây thực sự là bài học quý giá với mỗi DN Việt Nam trong bối cảnh kinh tế khó khăn, DN thiếu vốn và khó vay ngân hàng như hiện nay. Một chi tiết được ông Shoichi Namie nguyên Tổng giám đốc AceCook Việt Nam tiết lộ thêm, ấy là Ace Cook Việt Nam tuy là DN 100% vốn nước ngoài nhưng 99,9% nguồn nhân lực hiện có là người Việt, duy nhất Tổng Giám đốc là người Nhật. Sử dụng nguồn lao động tại địa phương cũng là chiến lược riêng mà Cty áp dụng nhằm tận dụng nguồn lao động tại chỗ, tạo nên môi trường làm việc “thuần Việt” để hoà nhập và gây dựng hình ảnh DN thân thiện với người dân Việt Nam.1.2Lí do chọn dòng sản phẩm nàyXuất hiện vào những năm 80 thế kỷ trước, mì gói nhanh chóng trở thành món ăn quen thuộc với nhiều gia đình Việt. Còn tại thời điểm hiện nay, loại đồ ăn nhanh này tuy bị cho là không tốt với sức khỏe nhưng vẫn được nhiều gia đình quen dùng, thậm chí, khoảng 45 năm trở lại đây mức độ tiêu thụ mì gói tại thị trường Việt vẫn có mức tăng đột biến và được dự báo sẽ tiếp tục tăng. Món ăn nhanh rẻ tiền Đối với nhiều sinh viên và người lao động thì mì gói là món ăn khá quen thuộc do giá rẻ. Tại Hà Nội, một bát bún giá rẻ cũng phải 15.000 đồng, một tô phở “nhẹ nhàng” cũng mất 20.000 đồng, mua xôi dưới 5.000 không ai bán, thì có lẽ mì gói là một trong những món ăn ít ỏi “vừa ăn, vừa xì xụp” có thể mua với giá 3.000 3.500 đồng.Rất tiện lợi trong thời đại công nghiệpVới nhiều người ăn mì gói không phải vì lý do kinh tế mà vì sự tiện lợi. Trong guồng máy công việc tại nhiều đô thị, có những người cả ngày lu bu chẳng có thời gian ra ngoài mua đồ thì mì gói được lựa chọn để họ có thể vừa ăn vừa làm việc. Hay với nhiều người lười nấu ăn thì một bát mì nóng cũng là cứu cánh thay cho đồ hộp hay đồ ăn nguội.1.1Tại sao nhóm chọn thương hiệu và sản phẩm nàyBởi vì Thị trường mì ăn liền Việt: Không để cửa cho Trung QuốcƯu điểm của hàng Trung Quốc là giá rẻ, nhưng với thị trường mì ăn liền Việt Nam, hàng Trung Quốc hoàn toàn không có đất sống. Đây là chuyện khá

ĐẠI HỌC KINH TẾ ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI BÀI TẬP MÔN MARKETING QUỐC TẾ Giảng viên : Trần Việt Dũng ĐỀ TÀI : CHIẾN LƯỢC MARKETING SẢN PHẨM MÌ ĂN LIỀN HẢO HẢO CỦA CÔNG TY ACECOOK NHẬT BẢN TẠI THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM ▫▫▫▫▫▫▫▫▫▫▫▫▫▫▫▫▫▫▫▫▫▫▫▫▫▫▫▫▫▫▫▫▫▫▫▫▫▫▫▫▫▫▫▫▫▫▫▫▫▫▫▫▫▫▫▫▫▫▫▫▫▫▫▫▫▫▫▫▫▫▫▫ NHÓM 6 : GỒM CÁC THÀNH VIÊN ĐẾN TỪ KHOA KT&KDQT LÊ DANH LAM NGUYỄN THÀNH TRUNG HOÀNG TUẤN LONG ĐINH VIỆT DŨNG NGUYỄN VIẾT DŨNG LÊ VĂN NAM VÕ TRỌNG NAM PHAN THANH THẢO HOÀNG TỐNG KHÁNH LINH ĐẶNG MINH CHÂU 1 MỤC LỤC MỤC LỤC 2 1.Lời mở đâu 3 1.2 Tại sao nhóm chọn thị trường này 6 1.3 Tại sao doanh nghiệp chọn thị trường này .7 2.2Tầm nhìn nhiệm vụ 8 2.3 Lịch sử hinh thành 9 3.Phân tích môi trường vi mô 9 3.1Các trung gian, tổ chức, cá nhân marketing cho cty (các nhà thương mại, công ty vận chuyển, đại lý dịch vụ, trung gian tài chính) 9 3.2Khách hàng .10 3.3Đối thủ cạnh tranh 10 4.Chiến lược phân đoạn, định vị thị trường mục tiêu 11 4.1Phân đoạn thị trường .11 4.1.1 Địa lý .11 4.1.2 Nhân khẩu .11 4.1.3 Hành vi tiêu dùng 12 4.1.4Lối sống 12 4.2Định vị thị trường 13 4.2.1 Xác định thị trường mục tiêu 13 4.2.2 Định vị thị trường 13 5.Chiến lược 4Ps 14 5.1 Sản phẩm .14 5.2Giá cả 14 5.3 Phân phối .14 5.4 Xúc tiến 15 6.Môi trường vĩ mô 16 6.1Địa lý .16 6.2Dân số .17 6.3Kinh tế .17 6.4Chính trị luật pháp 18 2 6.5Văn hoá xã hội 18 6.6Công nghệ .19 6.7 Điều kiện tự nhiên 20 7.Phân tích SWOT 20 7.1Strength 20 7.4Threat .22 7.5 Kết hợp S-O 23 7.6Kết hợp S-T .24 7.7Kết hợp W-O 24 7.8 Kết hợp W-T 24 8.Quá trình tiến vào thị trường 24 8.1Hình thức thâm nhập 25 8.2Quá trình thâm nhập 25 8.3Đối tác .26 8.4 Chiến lược kinh doanh 27 8.4.1 Chiến lược khác biệt hóa sản phẩm: .27 8.4.2 Chiến lược tổng chi phí thấp: 28 9.Kết Luận 28 1 Lời mở đâu 3 Trong xu thế xã hội đang phát triển như hiện nay , nền kinh tế trong nước và trên thế giới đang có nhiều thay đổi Các doanh nghiệp là bộ phận trực tiếp chạy đua với sự thay đổi Có những lý do liên quan đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp chẳng hạn như tăng trưởng thị phần, lợi nhuận… khiến doanh nghiệp không ngừng nỗ lực để giữ vững vị trí trên thị trường Vấn đề nghiên cứu các chiến lược kinh doanh trong 1 DN là hết sức quan trọng và cần thiết, để DN tạo dựng được vị thế và thương hiệu trên thị trường DN ngày nay phải cạnh tranh gay gắt, chịu sức ép đến từ nhiều phía trên thị trường Muốn tồn tại và phát triển thì bản thân DN phải tìm ra giải pháp riêng để có thể đứng vững 1.1Lí do chọn thương hiệu này - Không phải doanh nghiệp (DN) Nhật Bản nào khi tới Việt Nam cũng có tiềm lực tài chính hùng mạnh, nguồn vốn quy mô nhưng vì sao họ vẫn thành công và ngày càng “ăn nên làm ra” trên “đất khách quê người”? “Cái đầu” hay “tinh thần người Nhật” giúp họ trụ vững? - Câu trả lời là cả hai Để có được thành công tại Việt Nam, nhiều doanh nhân Nhật Bản cũng phải lăn lộn tìm kiếm “nhà tài trợ”, tận dụng cả nguồn lực tại chỗ Câu chuyện kinh doanh của AceCook Việt Nam có thể là bài học quý cho các DN Việt Nam - Thông thường để giải quyết bài toán thiếu vốn, các DN Việt Nam có xu hướng tìm đến các đối tác nước ngoài, bắt tay liên doanh Theo ông Shoichi Namie, tổng giám đốc Công ty AceCook Việt Nam, giải pháp “truyền thống” này đã bỏ qua những nguồn vốn tại chỗ vì “thực tế còn rất nhiều nhà đầu tư Việt Nam đang sở hữu nguồn vốn lớn nhưng chưa biết đầu tư để sinh sôi” AceCook hiểu được điều này vì chính họ đã nhận được sự hỗ trợ từ một doanh nhân người Việt để vượt qua giai đoạn khởi nghiệp đầy gian truân vì thiếu vốn - AceCook có mặt tại Việt Nam từ năm 1993 nhưng dưới hình thức liên doanh Vifon Acecook vì Vifon nắm 40% cổ phần Tới năm 1995, Cty quyết định đầu tư sản xuất sản phẩm mì ăn liền Hảo Hảo Sản phẩm mới ra đời đã nhận được sự chào đón của người dân, song sức sản xuất lại không đáp ứng được yêu cầu của thị trường DN muốn mở rộng quy mô nhưng thiếu vốn vì theo tiêu chí kinh doanh của công ty mẹ tại Nhật Bản, 4 DN con không được nhận trợ giúp về vốn mà phải tự xoay xở lấy ở địa bàn mới Họ gõ cửa khắp các ngân hàng từ Nhật Bản tới Việt Nam nhưng đều bị từ chối cho vay vì không có bảo lãnh từ công ty mẹ của Acecook tại Nhật Bản - Câu chuyện sẽ đi vào ngõ cụt nếu như Cty không tìm được một “Mạnh Thường Quân” người Việt quê ở Hưng Yên Dù không kinh doanh mì ăn liền nhưng sau khi nghe AceCook thuyết trình về dự án, doanh nhân này đã quyết định đầu tư theo phương thức cho liên doanh AceCook thuê lại mặt bằng và cơ sở sản xuất với giá thấp gồm: Một nhà máy tại Hưng Yên và ba dây chuyền sản xuất mì ăn liền Bằng cách sản xuất tại chỗ, AceCook tiết kiệm được chi phí vận chuyển từ nhà máy tại Tp.HCM ra Hà Nội (chi phí này thường chiếm 10% giá bán) Chất lượng cộng với giá thành hợp lý, Hảo Hảo trở thành sản phẩm chiến lược mang lại lợi nhuận cho Cty Sau sáu năm đồng vốn ban đầu ngày càng sinh sôi, Cty đã có 30 dây chuyền sản xuất, từ một nhà máy đã phát triển thành tám nhà máy Đến năm 2003, Acecook đã đủ lực mua lại các nhà máy đã thuê Trước đó một năm, họ cũng mua lại 40% số vốn góp của Vifon ở đây để trở thành công ty 100% vốn nước ngoài Hiện Ace Cook Việt Nam đã trở thành Cty sản xuất mỳ ăn liền đứng đầu ở Việt Nam với 70% thị phần, doanh thu hàng năm khoảng 4.500 tỷ đồng, xuất khẩu tới 30 nước trên thế giới - Kinh nghiệm thành công của AceCook Việt Nam chính là biết tận dùng nguồn vốn địa phương để kinh doanh hiệu quả Đây thực sự là bài học quý giá với mỗi DN Việt Nam trong bối cảnh kinh tế khó khăn, DN thiếu vốn và khó vay ngân hàng như hiện nay Một chi tiết được ông Shoichi Namie - nguyên Tổng giám đốc AceCook Việt Nam tiết lộ thêm, ấy là Ace Cook Việt Nam tuy là DN 100% vốn nước ngoài nhưng 99,9% nguồn nhân lực hiện có là người Việt, duy nhất Tổng Giám đốc là người Nhật Sử dụng nguồn lao động tại địa phương cũng là chiến lược riêng mà Cty áp dụng nhằm tận dụng nguồn lao động tại chỗ, tạo nên môi trường làm việc “thuần Việt” để hoà nhập và gây dựng hình ảnh DN thân thiện với người dân Việt Nam 1.2Lí do chọn dòng sản phẩm này - Xuất hiện vào những năm 80 thế kỷ trước, mì gói nhanh chóng trở thành món ăn quen thuộc với nhiều gia đình Việt Còn tại thời điểm hiện nay, loại đồ ăn nhanh này tuy bị cho là không tốt với sức khỏe nhưng vẫn 5 - - được nhiều gia đình quen dùng, thậm chí, khoảng 4-5 năm trở lại đây mức độ tiêu thụ mì gói tại thị trường Việt vẫn có mức tăng đột biến và được dự báo sẽ tiếp tục tăng Món ăn nhanh rẻ tiền Đối với nhiều sinh viên và người lao động thì mì gói là món ăn khá quen thuộc do giá rẻ Tại Hà Nội, một bát bún giá rẻ cũng phải 15.000 đồng, một tô phở “nhẹ nhàng” cũng mất 20.000 đồng, mua xôi dưới 5.000 không ai bán, thì có lẽ mì gói là một trong những món ăn ít ỏi “vừa ăn, vừa xì xụp” có thể mua với giá 3.000- 3.500 đồng Rất tiện lợi trong thời đại công nghiệp Với nhiều người ăn mì gói không phải vì lý do kinh tế mà vì sự tiện lợi Trong guồng máy công việc tại nhiều đô thị, có những người cả ngày lu bu chẳng có thời gian ra ngoài mua đồ thì mì gói được lựa chọn để họ có thể vừa ăn vừa làm việc Hay với nhiều người lười nấu ăn thì một bát mì nóng cũng là cứu cánh thay cho đồ hộp hay đồ ăn nguội 1.1 Tại sao nhóm chọn thương hiệu và sản phẩm này - Bởi vì Thị trường mì ăn liền Việt: Không để cửa cho Trung Quốc Ưu điểm của hàng Trung Quốc là giá rẻ, nhưng với thị trường mì ăn liền Việt Nam, hàng Trung Quốc hoàn toàn không có đất sống Đây là chuyện khá lạ 1.2 Tại sao nhóm chọn thị trường này - Việt Nam là nước tiêu thụ mì ăn liền nhiều thứ tư thế giới, với 5,1 tỷ gói bán ra trong năm ngoái - Đây là thống kê chính thức được Hiệp hội Mì ăn liền Thế giới đưa ra - Việt Nam chỉ đứng sau Trung Quốc (bao gồm cả Hong Kong), Indonesia và Nhật Bản về lượng mmi gói tiêu thụ - Các con số thống kê cho các nước nói trên năm 2012 là 44 tỷ gói ở Trung Quốc; 14,1 tỷ ở Indonesia; 5,4 tỷ ở Nhật và 5,1 tỷ ở Việt Nam - Lượng mì ăn liền tiêu thụ ở Việt Nam tăng mạnh trong những năm gần đây 6 - Thống kê không chính thức nói ở Việt Nam có khoảng 50 doanh nghiệp sản xuất mì ăn liền, thị trường tăng trưởng 15%-20% một năm - Nhiều doanh nghiệp Việt Nam cũng sản xuất mì ăn liền cung cấp cho thị trường nước ngoài Một số tập đoàn của người Việt ở Đông Âu cũng khởi nguồn từ việc sản xuất mì gói (Vin Group của Phạm Nhật Vượng) 1.3 Tại sao doanh nghiệp chọn thị trường này - Món ăn nhanh rẻ tiền - Đối với nhiều sinh viên và người lao động thì mì gói là món ăn khá quen thuộc do giá rẻ Tại Hà Nội, một bát bún giá rẻ cũng phải 15.000 đồng, một tô phở “nhẹ nhàng” cũng mất 20.000 đồng, mua xôi dưới 5.000 không ai bán, thì có lẽ mì gói là một trong những món ăn ít ỏi “vừa ăn, vừa xì xụp” có thể mua với giá 3.000- 3.500 đồng - Rất tiện lợi trong thời đại công nghiệp - Với nhiều người ăn mì gói không phải vì lý do kinh tế mà vì sự tiện lợi Trong guồng máy công việc tại nhiều đô thị, có những người cả ngày lu bu chẳng có thời gian ra ngoài mua đồ thì mì gói được lựa chọn để họ có thể vừa ăn vừa làm việc Hay với nhiều người lười nấu ăn thì một bát mì nóng cũng là cứu cánh thay cho đồ hộp hay đồ ăn nguội 2 Giới thiệu về công ty 2.1Lĩnh vực, sản phẩm kinh doanh Là một nhà sản xuất mì ăn liền lâu đời tại Nhật Bản, Acecook đã tiên phong đầu tư vào thị trường Việt, hình thành nên 1 công ty liên doanh giữa Acecook Nhật Bản và một công ty thực phẩm tại Việt Nam Acecook tập trung vào mảng đồ ăn chế biến sẵn ăn liền, hiện đang sở hữu được 6 nhà máy sản xuất trải rộng khắp cả nước Sản phẩm của công ty rất đa dạng chủng loại kinh doanh trong và ngoài nước bao gồm các sản phẩm mì ăn liền, miến ăn liền, bún ăn liền, phở ăn liền,… Đi kèm với đó là những thương hiệu quen thuộc như Hảo Hảo, Lẩu Thái, Đệ Nhất, Phú Hương, Kingcook, Nicecook, Bestcook, Daily, Good, Oh Ricey, Slogan Trong suốt 20 năm qua , Các sản phẩm mì ăn liền của Vina Acecook không những phục vụ cho người tiêu dùng Việt Nam mà còn vươn mình ra các nước lân cận như: Singapore, Malaysia, Laos, Cambodia, Philippines, ” Vì vậy, việc hướng tới sản phẩm toàn cầu hóa là điều tất nhiên 7 Vina Acecook đổi thương hiệu mới Khởi điểm với mục tiêu mở ra chặng đường phát triển mới, tập đoàn Acecook lấy mốc 20 năm để thay đổi nhận diện với hình ảnh logo mới để phù hợp với chiến lược đưa thương hiệu Acecook phát triển ra toàn thế giới Với câu slogan mới “Cook happiness”, ngài tổng giám đốc, Kajiwara Junichi giải thích rằng: “Chúng tôi kỳ vọng, sản phẩm của mình sẽ tạo ra nụ cười và hạnh phúc cho người sử dụng” Về phía ban giám đốc công ty, họ tự tin tuyên bố trước buổi họp báo rằng, họ dám làm dám chịu Acecook Việt Nam cam kết đến mọi khách hàng trên toàn thế giới: “Chúng tôi sẽ luôn tiếp tục tạo nên và đem lại niềm hạnh phúc đến từng bữa ăn, từng trái tim của người tiêu dùng” 2.2Tầm nhìn nhiệm vụ Tầm nhìn: “ Acecook Việt Nam sẽ phát triển trở thành nhà sản xuất thực phẩm tổng hợp, mở rộng thành một nơi xuất khẩu khắp thế giới và là một Vina-Acecook mang tính toàn cầu, tích cực tham gia triển lãm, hội chợ trong và ngoài nước, tiến hành nhữnng hoạt động quảng cáo để người tiêu dùng trên thế giới tin dùng.” 8 Sứ mạng:"Biểu tượng của chất lượng" là tôn chỉ mà công ty đã đặt ra ngay từ ban đầu và kiên định trong suốt quá trình phát triển Các sản phẩm của Acecook Việt Nam luôn được thẩm định kỹ về chất lượng ngon, vệ sinh, dinh dưỡng cao…, nghiên cứu tìm hiểu phục vụ những nhu cầu của người tiêu dùng, thỏa mãn mọi nhu cầu khắt khe về ẩm thực các nhà máy sản xuất của Acecook Việt Nam đều được trang bị hiện đại đảm bảo sản xuất sản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế 2.3 Lịch sử hinh thành - 15/12/1993 Thành lập công ty liên doanh Vifon Acecook - 7/7/1995 Bán sản phẩm đầu tiên tại Hồ Chí Minh - 28/02/1996 Tham gia thị trường xuất khẩu Mỹ, Thành lập chi nhánh Cần Thơ - 1999 Lần đầu tiên đoạt danh hiệu HVNCLC - 2000 Ra đời sản phẩm mì Hảo Hảo – Bước đột phá của công ty trên thị trường mì ăn liền - 2003 Hoàn thiện hệ thống nhà máy từ Bắc đến Nam - 2004 Chính thức đổi tên thành công ty TNHH Acecook Việt Nam và di dời nhà máy về KCN Tân Bình - 2006 Chính thức tham gia thị trường gạo ăn liền bằng việc xây dựng nhà máy tại Vĩnh Long và cho ra đời sản phẩm Phở Xưa&Nay - 2008 Đổi tên thành Công ty cổ phần Acecook Việt Nam (18/01), chính thức Trở thành thành viên chính thức của Hiệp hội MAL thế giới - 7/7/2010 Đón nhận Huân chương lao động hạng Nhất - 2012 Khánh thành nhà máy Hồ Chí Minh 2 hiện đại hàng đầu Đông Nam Á - 2015 Công Ty Cổ Phần Acecook Việt Nam đã thay đổi nhận diện thương hiệu mới 3 Phân tích môi trường vi mô 3.1Các trung gian, tổ chức, cá nhân marketing cho cty (các nhà thương mại, công ty vận chuyển, đại lý dịch vụ, trung gian tài chính) - Trung gian phân phối: Để mì Hảo Hảo được phân phối rộng rãi và rộng khắp thì cần có một hệ thống cung cấp dịch vụ sản phẩm phù hợp: siêu thị, đại lý, cơ sở sỉ và lẻ,… trong đó bán lẻ là thích hợp và có số lượng 9 đông nhất, tuy nhiên cần linh hoạt đối với từng vị trí, vùng miền,… Sản phẩm mì Hảo Hảo cần có nhiều loại sản phẩm để đáp ứng đầy đủ nhất nhu cầu của khách hàng - Tổ chức cung cấp dịch vụ, bao gồm: nghiên cứu, quảng cáo, tư vấn Trong đó quảng cáo là mạnh nhất vì Hảo Hảo là sản phẩm có mặt hàng thay thế nhiều nhất, quảng cáo giúp sản phẩm Hảo Hảo đễ dàng tiếp cận đến người tiêu dùng 3.2Khách hàng - Người tiêu dùng có ảnh hưởng quan trọng đến sự tồn tại của sản phẩm mì Hảo Hảo, do đó Acecook Việt Nam luôn chú trọng lấy lòng họ thông qua một loạt quảng cáo như “dội bom” vào người tiêu dùng hay các cuộc phỏng vấn người tiêu dùng cũng như các hoạt động cộng đồng nhằm kéo sự chú ý của mọi người tới Hảo Hảo 3.3Đối thủ cạnh tranh - Mì ăn liền là một sản phẩm có tầm phủ sóng rộng rãi trên toàn quốc do nó đáp ứng được khẩu vị cũng như yêu cầu của mọi tầng lớp nhân dân Do đó, cuộc đua giành giật thị trường mì ăn liền luôn diễn ra rất quyết liệt và hấp dẫn nhà đầu tư - Số liệu thống kê không chính thức cho thấy, tại Việt Nam có hơn 50 doanh nghiệp sản xuất mì ăn liền, sản lượng tiêu thụ khoảng 5 tỉ gói/năm, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt từ 15-20% Trong con mắt các nhà đầu tư nước ngoài, Việt Nam trở thành một thị trường hấp dẫn và tiềm năng Vì thế đã diễn ra một cuộc chiến vô cùng khốc liệt quanh gói mì ăn liền để giành thị phần Vì vậy mì Hảo Hảo đang phải cạnh tranh với rất nhiều đối thủ để giành thị phần - Đối thủ cạnh tranh của mì Hảo Hảo có thể chia thành 3 nhóm (dựa theo mức giá): giá thấp, giá trung bình và giá cao Ở phân khúc giá thấp, giá của mỗi gói mì khoảng 1500 – 2500 đồng Phân khúc giá trung bình mỗi gói mì đang được bán với mức giá 3000 – 4500 đồng/gói Còn trong phân khúc giá cao, mỗi gói mì có giá từ 5000 – 10000 đồng Phân khúc cấp thấp Đại diện: mì Vifon Phân khúc cấp trung bình Đại diện: mì Tiến Vua 10 Phân khúc cấp cao Đại diện: mì Ômachi chương trình khuyến mãi đặc biệt và hoành tráng nhất với 03 giải đặc biệt, mỗi giải là 01 Tài khoản 1 tỷ đồng; 100 giải nhất, mỗi giải là 01 xe Honda Wave RSX; 500 giải nhì, mỗi giải là 01 miếng vàng Sacombank 0.5 chỉ; và hàng triệu gói sản phẩm mì Hảo Hảo - Tôm chua cay - Quảng cáo: Quảng cáo trên các kênh truyền hình mà số lượng người xem đông như HTV7, HTV9…, quảng cáo trên radio, thong qua những áp phích quảng cáo trên đường phố hay trên các trang web Có mặt trên kệ bán của các cửa hàng phân phối lớn, vừa và nhỏ, lẻ cũng là cách để acecook nhờ người bán quảng cáo Tặng quà tết cho trẻ nghèo Bình Định Công ty cổ phần Acecook Việt Nam và Báo Thanh Niên phối hợp với Tỉnh Đoàn Bình Định tổ chức tặng quà tết cho trẻ em nghèo là 500 suất quà (gồm 500 thùng mì ăn liền và 50 triệu đồng tiền mặt) đến trao tận tay 500 học sinh (chủ yếu là bậc tiểu học và THCS) ở 4 xã: Phước Hòa, Phước Thắng (huyện Tuy Phước); Canh Hiệp, Canh Liên (huyện miền núi Vân Canh) ( Hoạt động cứu trợ đồng bào miền Trung Cuối tháng 10 năm 2005, 1.000 thùng mì ăn liền của Cty Acecook đã được phát đến đồng bào với sự trợ giúp của báo Tiền phong để thể hiện một tấm lòng tương thân, tương ái đối với bà con bị lũ tại xã Trung Sơn (Gio Linh, Quảng Trị ) 6 Môi trường vĩ mô 6.1Địa lý - Việt Nam là một quốc gia nằm ở cực đông nam bán đảo Đông Dương Diện tích đất liền vào khoảng 331.698 km² Biên giới Việt Nam giáp với vịnh Thái Lan ở phía nam, vịnh Bắc Bộ và biển Đông ở phía đông, Trung Quốc ở phía Bắc, Lào và Campuchia phía tây Hình thể nước Việt Nam có hình chữ S, khoảng cách từ bắc tới nam (theo đường chim bay) là 1.648 km , đường bờ biển dài 3.260 km không kể các đảo - Việt Nam là một quốc gia nhiệt đới với những vùng đất thấp, đồi núi, nhiều cao nguyên với những cánh rừng rậm Đất đai có thể dùng cho nông nghiệp chiếm chưa tới 20% Đất nước bị chia thành miền núi, vùng đồng bằng sông Hồng ở phía bắc; và dãy Trường Sơn, Tây Nguyên, đồng bằng duyên hải miền trung, và đồng bằng sông Cửu Long ở phía nam - Dọc theo lãnh thổ, khí hậu Việt Nam phân bố thành 3 vùng: miền bắc có khí hậu cận nhiệt đới ẩm, miền trung mang đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa, trong khi khi miền nam nằm trong vùng nhiệt đới xavan Khí hậu Việt Nam có độ ẩm tương đối trung bình 84-100% cả năm Tuy 16 nhiên, vì có sự khác biệt về vĩ độ và sự khác biệt địa hình nên khí hậu có khuynh hướng khác biệt nhau khá rõ nét theo từng vùng Trong mùa đông hay mùa khô, khoảng từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, gió mùa thường thổi từ phía đông bắc dọc theo bờ biển Trung Quốc, qua vịnh Bắc Bộ, luôn theo các thung lũng sông giữa các cánh cung núi ở Đông Bắc mang theo nhiều hơi ẩm Trong thời gian gió mùa tây nam mùa hè, xảy ra từ tháng 5 đến tháng 10, không khí nóng từ sa mạc Gobi phát triển xa về phía bắc, khiến không khí ẩm từ biển tràn vào trong đất liền gây nên mưa nhiều - Lượng mưa hàng năm ở mọi vùng đều lớn dao động từ 120 đến 300 xentimét, và ở một số nơi có thể gây nên lũ Gần 90% lượng mưa đổ xuống vào mùa hè Nhiệt độ trung bình hàng năm ở đồng bằng nói chung hơi cao hơn so với vùng núi và cao nguyên Dao động nhiệt độ từ mức thấp nhất là 5°C từ tháng 12 đến tháng 1, tháng lạnh nhất, cho tới hơn 37 °C vào tháng 7, tháng nóng nhất Sự phân chia mùa ở nửa phía bắc rõ rệt hơn nửa phía nam, nơi mà chỉ ngoại trừ vùng cao nguyên, nhiệt độ mùa chỉ chênh lệch vài độ, thường trong khoảng 21-28 °C 6.2Dân số - Việt Nam là nước đang phát triển với dân số khoảng 90 triệu người (đứng thứ 13 trên thế giới) Tỷ suất tăng dân số trung bình là 1,06% giai đoạn 2009-2014 Do vậy, Việt Nam là một thị trường tiêu thụ đầy tiềm năng và triển vọng, đồng thời là nguồn nhân lực dồi dào với nhân công giá rẻ -Quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh chóng đồng nghĩa với mức sống tăng, nhu cầu về thực phẩm tăng đáng kể -Trong thời đại khoa học kỹ thuật cao như hiện nay, hầu hết mọi người đều bận rộn, đôi khi không có nhiều thời gian cho việc nấu nướng Vì vậy, mì gói nghiễm nhiên trở thành sự lựa chọn tối ưu với giá rẻ và tính tiện lợi -Khách hàng mục tiêu của công ty Vina Acecook là đối tượng học sinh, sinh viên, nhân viên công sở, người lao động 6.3Kinh tế - Nền kinh tế Việt Nam đã có những bước ổn định và phát triển vững chắc trong thời gian gần đây Sự ổn định của nền kinh tế tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của ngành kinh tế trong nước, trong đó có ngành thực phẩm ăn nhanh để phục vụ cho nhu cầu của người dân và nhu cầu của xã hội ngày càng cao 17 - Các số liệu thống kê cho thấy dấu hiệu khả quan, biểu hiện qua chỉ số quan trọng, đó là tăng trưởng GDP năm 2014 đạt 6%, mức tăng chỉ số giá cả CPI chỉ 1,84% khơi dậy hi vọng mới về khả năng kiểm soát lạm phát của nền kinh tế - Sự tăng trưởng cao kéo theo mức gia tăng thu nhập bình quân đầu người, giúp cho đời sống của các bộ phận dân cư ngày càng được cải thiện và nâng cao Chính vì lẽ đó nhu cầu của người dân , đặc biệt là nhu cầu về ăn uống ngày càng cao hơn 6.4Chính trị luật pháp - Sự ổn định về chính trị và nhất quán về quan điểm chính sách lớn khiến các nhà đầu tư có cái nhìn lạc quan về thị trường Việt Nam Đây là yếu tố thu hút một số lượng lớn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam Mặt khác, nền chính trị ổn định cũng góp phần thúc đẩy sản xuất của các doanh nghiệp Doanh nghiệp không phải chịu sức ép về bất ổn định chính trị, có các điều kiện cơ sở để phục vụ sản xuất Chính trị ổn định mang lại nguồn đầu tư vốn nước ngoài đổ vào doanh nghiệp, doanh nghiệp có thể dựa vào nguồn vốn đó để phát triển sản xuất kinh doanh, mở rộng thị phần - Hệ thống pháp luật Việt Nam được xây dựng ngày càng hoàn thiện , tạo hành lang pháp lý cho hoạt động kinh tế, buộc các doanh nghiệp phải chấp nhận sự điều tiết của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường của Việt Nam hiện nay Đồng thời, hệ thống pháp luật duy trì sự ổn định về chính trị, tạo niềm tin cho các nhà đầu tư cũng như hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp 6.5Văn hoá xã hội - Văn hóa ẩm thực: Văn hóa ẩm thực của người Việt được biết đến với những nét đặc trưng như: tính hòa đồng, đa dạng; ít mỡ; tổng hòa nhiều chất nhiều vị; ngon và lành; đậm đà hương vị với sự kết hợp của nhiều loại gia giảm để tăng mùi vị, sức hấp dẫn trong món ăn Ẩm thực Việt sử dụng nhiều loại rau, nhiều loại nước canh đặc biệt là canh chua Ẩm thực Việt Nam tuân theo nguyên lý Âm dương phối triển tức là các món ăn dễ gây lạnh bụng (tính hàn) buộc phải có gia vị cay nóng (tính nhiệt), các nguyên liệu có tính nóng (ấm) phải được nấu cùng nguyên liệu tính lạnh (mát) Ví dụ thức ăn cay, “nóng”, thường được cân bằng với vị chua, được coi là ”mát” - Phong cách sống: 18 Nhịp sống hối hả của người Việt Nam hiện nay, phong cách sống hiện đại hơn, ngoài giờ làm việc người ta còn rất quan tâm đến việc chăm sóc sức khỏe cho gia đình và bản thân, tham gia nhiều hoạt động thể dục thể thao, các hoạt động xã hội… Vì vậy người tiêu dùng rất thích những sản phẩm có khả năng sử dụng nhanh Đáp ứng được nhu cầu của mọi đối tượng doanh nghiệp sẽ có hướng phát triển đúng đắn và mang lại lợi nhuận - Thị hiếu, trào lưu: Việt Nam hiện nay vẫn là một nước đang phát triển, vì vậy các nhu cầu tiêu dùng thiết yếu cho cuộc sống vẫn còn chiếm tỷ lệ rất cao trong cơ cấu tiêu dùng, khoảng 50%, và sẽ còn chiếm tỷ trọng cao trong nhiều năm nữa khi đời sống người dân được cải thiện Theo một số đáng giá của các nhà đầu tư trong ngành thực phẩm, hiện nay Việt Nam tiêu thụ một khối lượng lớn thức ăn nhanh Chủ tịch TF, Pipat Paniengvait, nhận định: “Việt Nam có tiềm năng rất lớn vì là thị trường tiêu thụ tới 30 tỷ baht mỳ ăn liền, nhiều hơn gấp ba lần thị trường Thái Lan.”, lượng mì ăn liền tiêu thụ bình quân đầu người ở Việt Nam vào khoảng 90 gói/năm, so với khoảng 39 gói/năm tại Thái Lan Tuy vậy, mức độ cạnh tranh ở thị trường Việt Nam là khá quyết liệt do có tới 40 nhãn hiệu đang có mặt ở đó, trong đó chủ yếu của Nhật Bản và vùng lãnh thổ Đài Loan 6.6Công nghệ - Hiện nay, công nghệ - kỹ thuật đều phát triển rất nhanh, những thay đổi của công nghệ nhất là trong dây chuyền sản xuất thực phẩm ăn liền là điều đáng quan tâm Những tiến bộ kỹ thuật tạo ra những ưu thế cạnh tranh mới, mạnh mẽ hơn các ưu thế hiện có Vì thế công ty với nguồn vốn mạnh có thể nhập về những thiết bị, dây chuyền sản xuất tiên tiến sẽ nâng cao chất lượng và giảm giá thành sản phẩm, mẫu mã sản phẩm đẹp, mang lại ưu thế cạnh tranh cho sản phẩm - Công nghệ môi trường ở Việt Nam chưa thực sự phát triển nhưng đã bước đầu được quan tâm và đầu tư - Công nghệ truyền thông của Việt Nam đã và đang phát triển một cách rất mạnh mẽ, giúp cho doanh nghiệp quảng bá về hình ảnh của sản phẩm công ty một cách dễ dàng hơn tới người tiêu dùng bằng nhiều cách khác nhau: quảng cáo trên Internet, trên truyền hình, show quảng cáo… 19 6.7 Điều kiện tự nhiên - Việt Nam (tọa độ địa lý: Kinh tuyến: 102o8’ – 109o27’ Đông; Vĩ tuyến: 8o27’ – 23o23’ Bắc) nằm ở cực đông nam bán đảo Đông Dương Biên giới giáp với vịnh Thái Lan ở phía nam, vịnh Bắc Bộ và Biển Đông ở phía đông, giáp Trung Quốc ở phía bắc, Lào và Campuchia ở phía tây Lãnh thổ đất liền Việt Nam hình chữ S và khoảng cách từ cực bắc tới cực nam khoảng 1.650 km, vị trí hẹp nhất theo chiều đông sang tây là 50 km, với đường bờ biển dài 3.260 km với nhiều đảo gần bờ - Nhờ vị trí địa lý thuận lợi của Việt Nam, Vina Acecook dễ dàng thông thương với các đối tác trên toàn quốc cũng như trong khu vực và trên toàn thế giới cả bằng đường bộ, đường thủy và đường hàng không - Về khí hậu, Việt Nam thuộc kiểu khí hậu nhiệu đới gió mùa, không thích hợp cho việc trồng lúa mì nên lúa mì được nhập khẩu từ nước ngoài rồi nghiền thành bột (bột mì – nguyên liệu chính của sản phẩm) Khí hậu cũng ảnh hưởng đến việc lựa chọn chất liệu bao bì sản phẩm để bảo quản sản phẩm một cách tốt nhất, tránh bị mối mọt, ẩm mốc 7 Phân tích SWOT 7.1Strength - Có tầm phủ sóng rộng, được nhiều người biết đến và ưa chuộng trong nhiều năm qua - Là sản phẩm tiện lợi, chất lượng quốc tế (sản xuất theo công nghệ Nhật Bản) - Đặc biệt, hương vị mì Hảo Hảo tôm chua cay phù hợp khẩu vị người Việt Nam, được yêu thích nên lượng tiêu thụ rất lớn - Có những chương trình khuyến mại hấp dẫn, giá thành phù hợp với mức thu nhập của mọi người 20 - 7.2Weakness - Nhìn chung sản phẩm không có sự khác biệt rõ ràng so với các sản phẩm cùng loại trên thị trường - Giá thành sản phẩm so với loại mì thuộc phân giá cấp thấp vẫn cao hơn - Ví dụ: mì Vifon xuất hiện trên thị trường hơn 45 năm qua với sự phát triển không ngừng, là đối thủ cạnh tranh mạnh với mì Hảo Hảo Giá 1 gói mì Vifon chỉ khoảng 2000đ/gói so với mì Hảo Hảo là 3.500đ/gói - So với mì thuộc phân khúc giá cao, mì Hảo Hảo bao bì chưa đẹp mắt, không có sự thay đổi qua nhiều năm sử dụng, quảng cáo chưa được đầu tư mạnh 21 7.3Opportunity - Có kênh phân phối rộng (hệ thống tạp hóa có ở khắp mọi nơi nên 50% NTD lựa chọn để mua hàng Hệ thống siêu thị chiếm 30% chủ yếu ở nơi đông dân cư Vì hệ thống tạp hóa dễ dàng thấy ở nhiều nơi nên chợ không còn là kênh phân phối chính, chỉ chiếm 20%) - Thị trường mì ăn liền ở Việt Nam có sự tăng trưởng tốt, lượng mì tiêu thụ mỗi năm rất lớn Số liệu thống kê năm 2009: tại Việt Nam có hơn 50 doanh nghiệp sản xuất mì ăn liền, đạt sản lượng khoảng 5 tỉ gói/năm, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 15% - 20% - Thị trường tiềm năng, hấp dẫn các công ty gia nhập thị trường 7.4Threat - Ngày nay, người tiêu dùng có xu hướng quan tâm đến sức khỏe  Mì Hảo Hảo chưa có những thông điệp bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng 22 - Đối thủ cạnh tranh thường xuyên đưa ra các chiêu thức quảng cáo mới để dành thị phần - Nhiều công ty tham gia vào thị trường nên có sự cạnh tranh gay gắt Hơn nữa, Việt Nam là một thị trường tiềm năng trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh mì ăn liền, vì thế sẽ có nhiều công ty muốn gia nhập thị trường => cạnh tranh càng lớn Nhìn chung, mì Hảo Hảo vẫn nhận được nhiều sự tin dùng của người tiêu dùng 7.5 Kết hợp S-O - Mở rộng sản xuất, đầu tư phát triển cơ sở VC, công nghệ mới - Tiến hành những hoạt động quảng cáo,khuyến mại, quảng bá văn hóa ẩm thực VN đến bạn bè quốc tế 23 - Tăng cường các kênh phân phối để bao phủ thị trường cả nước, đầu tư cho công tác nghiên cứu, phát triển sản phẩm mới, lồng những giá trị ẩm thực của người VN, biến chúng trở thành mì của người Việt 7.6Kết hợp S-T - Xâm nhập những khúc thị trường mới: Công ty có thể cố gắng xâm nhập những khúc thị trường mới, về địa lý, nhân khẩu học v.v , có sử dụng sản phẩm đó, chứkhông phải nhãn hiệu đó - Giữ chân KH cũ, tìm kiếm KH tiềm năng, chú trọng quảng cáo 7.7Kết hợp W-O - Cho khách hàng thấy được chất lượng của sản phẩm: SD công nghệ SX hiện đại nhất từ Nhật bản, kiểm soát theo những tiêu chuẩn an toàn VSTP quốc tế, xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2008 và hệ thống quản lý môi trường ISO 14001:2004, hệ thống kiểm soát VS an toàn thực phẩm HACCP, đạt được các tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế IFS, BRC để xuất khẩu qua thi trường TG và vượt qua sự kiểm tra khắt khe của các tổ chức uy tín UFSDA, CFIA, KFDA về tiêu chuẩn an toàn, chất lượng dinh dưỡng sản phẩm - Đổi mới bao bì, để khách hàng thấy sự khác biệt 7.8 Kết hợp W-T - Các đối thủ cạnh tranh của công ty đưa ra những quảng cáo có sức hấp dẫn và đánh trúng tâm lý người tiêu dùng ,làm ảnh hưởng tới thị phần của sản phẩm - VD: Quảng cáo của sản phẩm mì tiến vua không sử dụng dầu chiên đi chiên lại(mì không có màu vàng đậm) hay mì không dùng phẩm màu E102 đều ám chỉ sản phẩm mì hảo hảo - Theo sát các đối thủ cạnh tranh , tìm hiểu rõ ưu nhược điểm của đối thủ mới và cũ để có phương án đối phó - Giành khách hàng của các đối thủ cạnh tranh: Công ty có thể thu hút khách hàng của các đối thủ cạnh tranh dùng thử hay chấp nhận nhãn hiệu đó - Thay đổi thái độ của người không sử dụng: Công ty có thể cố gắng thu hút những người không sử dụng sản phẩm của mình 8 Quá trình tiến vào thị trường 24 8.1Hình thức thâm nhập - Liên doanh: Là một nhà sản xuất mì ăn liền lâu đời tại Nhật Bản, Acecook đã tiên phong đầu tư vào thị trường Việt Nam hình thành nên một công ty liên doanh giữa Acecook Nhật Bản và một công ty thực phẩm tại Việt Nam vào ngày 15/12/1993 - Xuất khẩu gián tiếp: Acecook Việt Nam được biết đến tại Việt Nam không chỉ là nhà sản xuất thực phẩm chế biến ăn liền hàng đầu mà còn là một trong những điển hình của sự đầu tư phát triển của Nhật Bản tại thị trường Việt Nam Doanh thu hàng năm của công ty liên tục gia tăng ở mức phát triển hai chỉ số Tại thị trường nội địa công ty đã xây dựng nên một hệ thống phân phối rộng khắp cả nước với hơn 700 Đại lý 8.2 Quá trình thâm nhập − Năm 1993: • Thành lập công ty lien doanh Vifon-AceCook • Thành phần liên doanh: o Công ty kỹ nghệ thực phẩm Việt Nam(VIFON):40% o NHẬT BẢN: ACECOOK, MAURUBENI, Hiệp hội hợp tác hỗ trợ kinh tế Nhật Brn JAIDO: 60% − Năm 1995: • 7/7/1995: Bắt đầu sản xuất theo dây chuyền • Sản phẩm đầu tiên : Mì và phở được cấp sản xuất để phục vụ thị trường phía Nam • Sản lượng sản xuất: 3.8 triệu gói / năm − Năm 1996: • 28/02/1996: thành lập chi nhánh bán hàng tại Cần Thơ: 162/3 Trần Quang Diệu- Phường An Thới_ TP Cần Thơ Chịu trách nhiệm bán hang cho tất cả các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long • Bắt đầu thâm nhập thị trường mới- thị trường Mỹ Doanh số xuất khẩu 0.15 triệu USD − Từ năm 1997-2008: • Tăng thêm nhiều dây chuyền sản xuất • Tạo ra nhiều sản phẩm mới gây được chú ý của công chúng như Hoành Thánh hay mỳ Hảo Hảo- sản phẩm giúp công ty có bước nhảy vọt trên thị trường • Xây dung them nhiều chi nhánh mới ở Hà Nội (1997) , ở Hưng Yên (2001), • Thành lập văn phòng ở nước ngoài: Cambodia(2002), • Thành lập nhiều xưởng sản xuất có mặt ở nhiều tỉnh trên cả nước 25 • Đạt được nhiều giải thưởng về sản phẩm như: Đạt danh hiệu hang VN Chất lượng cao đầu tiên(1999); Đạt Huy chương vàng, bạc trong hội chợ Hàng Công Nghiệp Việt Nam(2000), Đạt danh hiệu Hàng Việt Nam chất lượng cao(2008),… ⇒ Qua quá trình thâm nhập của VINA ACECOOK qua 15 năm (1993-2008) ta thấy được công ty mở rộng việc thâm nhập thị trường bằng việc đầu tư thêm các nhà máy sản xuất; số lượng và chất lượng của dây chuyền sản xuất được nâng cao; tung ra thị trường những sản phẩm mới với những đặc điểm nổi bật hơn các sản phẩm khác Hơn nữa, để thâm nhập được sâu hơn vào thị trường, VINA ACECOOK đã khẳng định thương hiệu của mình thong qua những chứng nhận từ các cuộc thi toàn quốc về thực phẩm, đạt được xác nhận từ các cơ quan chuyên môn thẩm định của nhà nước ⇒ Chính vì vậy mục tiêu của công ty là “ ACECOOK Việt Nam sẽ phát triển trở thành nhà sản xuất thực phẩm tổng hợp , mở rộng thành một nơi xuất khẩu khắp thế giới” có thể được thực hiện vì một số lí do sau: Nền công nghệ tự động hiện đạ sẽ được chuyển giao từ Nhật Bản sang nên sẽ có nhiều sản phẩm ra đời với chất lượng, mùi vị tốt hơn, bổ dưỡng hơn, đa dạng hơn tạo nét văn hoá ẩm thực mới cho tương lai 8.3 Đối tác - Đối tác mà Acecook chọn chủ yếu là là các nhà cung cấp sản phẩm, nguyên vật liệu và dịch vụ đầu vàocho doanh nghiệp để doanh nghiệp đảm bảo được các hoạt động sản xuất kinh doanh - Do vậy, nhà cung cấp có tầm ảnh hưởng khá lớn đến chất lượng, giá thành của sảnphẩm Nhà cung cấp luôn tạo ra áp lực đòi tăng giá nguyên vật liệu hoặc giảm chấtlượng sản phẩm dịch vụ cung ứng, họ có thể chèn ép lợi nhuận của ngành khi ngànhđó không có khả năng bù đắp chi phí tăng lên trong quá trình sản xuất - Acecook Việt Nam luôn tìm kiếm các nhà cung ứng trên thị trường nhằm giảm mứctối thiểu nhất về chi phí để có thể cạnh tranh được với các doanh nghiệp khác - Acecook Việt Nam là một trong những doanh nghiệp lớn tại Việt Nam nên sức mạnhmặc cả với nhà cung cấp là rất cao Riêng khối lượng bao bì và bột mì tiêu thụ hàngnăm cũng là một con số đáng kể Một số nhà cung cấp của Acecook Việt Nam: - Công ty TNHH bao bì nhựa Thái Dương: Chuyên cung cấp các loại bao bì nhực chothực phẩm như cốc nhựa, ly nhựa, dao nhựa, muỗng nhựa, nĩa nhựa dùng trong ngànhmì ăn liền 26 - Công ty cổ phần bao bì Tân Thần Đồng II: Là một công ty hàng đầu trong lĩnh vựcsản xuất bao bì carton - Công ty bột mì Bình An: là một trong số những nhà cung cấp bột mì hàng đầu tạ ViệtNam, sản phẩm chính của công ty là các loại bột mì chất lượng cao dùng cho ngànhchế biến lương thực, thực phẩm 8.4 Chiến lược kinh doanh Hiện nay vina acecook đang thực hiện 1 số chiến lược cấp kinh doanh đó là: chiến lược đặc trưng hóa khác biệt và chiến lược tổng chi phí thấp: 8.4.1 Chiến lược khác biệt hóa sản phẩm: Từ nền tảng vững chắc, Sản phẩm khi đưa ra khỏi nhà máy của Vina Aceecook, bất kỳ xuất khẩu hay nội địa đều có chất lượng và khẩu vị khác những hãng sản xuất khác Nếu như mì "Hoàng Thánh" mang ẩm thực hương vị người Trung Hoa, thì mì "Lẩu Thái" mang hương vị người Thái Lan Hay hương vị của người Việt như mì Kim Chi, Hảo Hảo, Đệ Nhất, Táo Quân, 24 Giờ, Nhớ Mãi Mãi Good Các gói mì Hảo Hảo, Kim Chi, lẩu Thái đậm chất… canh chua Việt mà không sản phẩm mì nào có được.Và mới đây công ty cho ra đời sản phẩm mì ăn liền được chế biến từ đậu xanh được người tiêu dùng chấp nhận Vina Acecook cho biết: “Chiến lược công ty trong tương lai là mong muốn tái tạo lại những món ăn truyền thống của dân gian" Vina Acecook lại là đơn vị chọn chiến lược đối lập với các doanh nghiệp vừa kể trên - đa dạng hoá sản phẩm, song mỗi sản phẩm mà đơn vị này nghiên cứu đều có tính khác biệt khá lớn, thể hiện sự kết hợp độc đáo giữa truyền thống với hiện đại Một thành viên trong Ban giám đốc của Vina Acecook cho biết: “Chiến lược công ty trong tương lai là mong muốn tái tạo lại những món ăn truyền thống của dân gian Văn hoá ẩm thực Việt Nam phong phú lắm, bộ phận R&D của công ty sẽ phân công mọi người đi khắp mọi miền trên đất nước để tìm tòi, khai thác và thu thập những món ăn được lưu truyền trong dân gian Đó là dòng sản phẩm tương lai theo định hướng của công ty Ông còn nói thêm: “Mỗi món ăn đều mang trong nó một hoài niệm tuổi thơ, một kỷ niệm sâu sắc của nhiều người chứ không chỉ đơn thuần là một món ăn lạ miệng hay giải quyết nhu cầu ăn” Vina Acecook đã làm được điều đó, áp dụng công nghệ hiện đại cho một món ăn mà vẫn giữ được cảm nhận tinh tuý của món ăn với thành công cho hàng loạt các sản phẩm mì ăn liền và gần đây nhất là miến Phú Hương 27 "Thoả mãn nhu cầu của người tiêu dùng là trách nhiệm của nhà sản xuất, đặc biệt là sản phẩm mì ăn liền Vì vậy, ngoài chất lượng, chúng tôi liên tục nghiên cứu để thường xuyên cho ra đời nhiều sản phẩm mới, với khẩu vị phù hợp và giá thành ngày càng cạnh tranh" - ông Hoàng Cao Trí - PTGĐ bộc bạch 8.4.2 Chiến lược tổng chi phí thấp: Trước đây, nguyên liệu phục vụ sản xuất của Vina Acecook gần như phải nhập khẩu 100%, thì những năm gần đây công ty đã nghiên cứu thay thế trên 95% nguyên liệu trong nước Ngoài ra, Vina Acecook đã tạo chỗ đứng vững chắc kênh bán hàng qua hệ thống siêu thị trên toàn quốc và có trên 700 đại lý cấp 1 được phân bố đều từ đồng bằng đến vùng cao, vùng sâu Ở bất cứ nơi đâu người tiêu dùng vẫn có thể tiếp cận được mì ăn liền Vina Acecook Tạo nên hệ thống bán hàng chuyên sâu, dịch vụ hậu mãi, chăm sóc tốt thị trường Một điểm nổi bật trong quá trình sản xuất mì ăn liền của Vina Acecook là sử dụng những thiết bị hiện đại, kỹ thuật cao, nên có thể phát huy hết những tính năng của nguyên liệu để cho ra đời cùng lúc số lượng lớn sản phẩm chất lượng cao với chi phí thấp Từ xuất phát điểm một nhà máy với 1 dây chuyền sản xuất tại TP HCM, đến nay công ty đã có 5 nhà máy với 15 dây chuyền hiện đại, hạ giá thành Nhà máy được phân bố đều tại các khu vực Bắc - Trung - Nam (Hưng Yên, Bình Dương, KCN Tiên Sơn, tỉnh Bắc Ninh, KCN Hoà Khánh (TP Đà Nẵng) Các Nhà máy được đầu tư đồng bộ máy móc, thiết bị tiên tiến bậc nhất hiện nay như: hệ thống sản xuất bột canh, soup gia vị dây chuyền sấy chân không các loại rau củ, dây chuyền sấy phun Phòng thí nghiệm với phương tiện hiện đại, áp dụng các tiêu chuẩn quản lý chất lượng ISO 9001: 2000; ISO 14004: HACCP Tạo ra nhiều SP mới, đảm bảo chất lượng, an toàn,giá thành thấp và vệ sinh thực phẩm 9 Kết Luận - Với những chiến lược marketing đã nêu,Mì Hảo Hảo ngày càng định vị được vị trí của mình đối với người tiêu dùng và có vị trí dẫn đầu trong thị trường Mì ăn liền ở Việt Nam 28 - Mì Hảo Hảo đã góp phần tạo nên doanh thu lớn cho công ty VinaAcecook - Từ đó nó tạo ra cho đối thủ cạnh tranh những khó khăn trong việc chiếm lĩnh thị trường - Tuy hàng năm MÌ hảo Hảo phục vụ hơn 2 tỷ bữa ăn mỗi năm, đứng trong top các sản phẩm mì tiêu thụ nhiều nhất trên thị trường mì ăn liền Việt Nam nhưng hiện nay nay mì Hảo Hảo đang trong giai đoạn bão hòa, qua những chiến lược định vị mà công ty Vina- Acecook đã đạt được thì để Mì Hảo Hảo không bước vào giai đoạn suy thoái thì Mì Hảo Hảo cần : - Luôn tìm cách cải tiến chất lượng mì, cho ra đời nhiều sản phẩm với nhiều hương vị phù hợp với từng nhóm khách hàng - Cần giữ chân các khách hàng cũ và tìm đến những khách hàng tiềm năng mới bằng cách chú trọng hơn nữa tới khâu khếch trương xúc tiến, nhất là với khâu quảng cáo Bao bì mẫu mã cũng rất quan trọng, mì hảo hảo có thể cho ra đời những đong sản phẩm mới với bao bì mới bắt mắt hoặc thay đổi chút ít bao bì tạo sự mới lạ cho sản phẩm của mình cũng là một cách tạo cho khách hàng thấy sự khác biệt, luôn mới và hấp dẫn người mua 29

Ngày đăng: 17/11/2016, 20:41

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • MỤC LỤC

  • 1. Lời mở đâu

    • 1.2 Tại sao nhóm chọn thị trường này

    • 1.3 Tại sao doanh nghiệp chọn thị trường này

    • 2.2 Tầm nhìn nhiệm vụ

    • 2.3 Lịch sử hinh thành

    • 3. Phân tích môi trường vi mô

      • 3.1 Các trung gian, tổ chức, cá nhân marketing cho cty (các nhà thương mại, công ty vận chuyển, đại lý dịch vụ, trung gian tài chính)

      • 3.2 Khách hàng

      • 3.3 Đối thủ cạnh tranh

      • 4. Chiến lược phân đoạn, định vị thị trường mục tiêu

        • 4.1 Phân đoạn thị trường

          • 4.1.1 Địa lý

          • 4.1.2 Nhân khẩu

          • 4.1.3 Hành vi tiêu dùng

          • 4.1.4 Lối sống

          • 4.2 Định vị thị trường

            • 4.2.1 Xác định thị trường mục tiêu

            • 4.2.2 Định vị thị trường

            • 5. Chiến lược 4Ps

              • 5.1 Sản phẩm

              • 5.2Giá cả

              • 5.3 Phân phối

              • 5.4 Xúc tiến

              • 6. Môi trường vĩ mô

                • 6.1 Địa lý

                • 6.2 Dân số

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan