Một số biện pháp hình thành biểu tượng về hình dạng cho trẻ 4 – 5 tuổi thông qua hoạt động góc

33 2.7K 3
Một số biện pháp hình thành biểu tượng về hình dạng cho trẻ 4 – 5 tuổi thông qua hoạt động góc

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Lý do chọn đề tài Trong công cuộc hội nhập quốc tế, đứng trước những khó khăn và thách thức mỗi đất nước đòi hỏi phải có một nguồn nhân lực tiến bộ, có trình độ và tay nghề cao. Để có được nguồn nhân lực đó thì mỗi dân tộc luôn chú trọng tới việc tổ chức giáo dục – đào tạo, đặc biệt là giáo dục mầm non bởi trẻ em ở lứa tuổi này chính là lực lượng nòng cốt giúp một đất nước phát triển phồn thịnh. Giáo dục mầm non là mắt xích đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân ở nước ta, giáo dục mầm non giữ vai trò đặc biệt quan trọng với mục tiêu: “Phát triển một số giá trị, nét tính cách, phẩm chất cần thiết phù hợp với lứa tuổi như: mạnh dạn, tự tin, tự lực, độc lập, sáng tạo, linh hoạt, tự giác phù hợp theo lứa tuổi, tạo điều kiện cho trẻ tham gia vào cuộc sống, chuẩn bị học tập ở bậc tiểu học và các bậc học sau có kết quả”. Do đó, việc hình thành các biểu tượng sơ đẳng về toán giữ một vai trò quan trọng trong cuộc sống của trẻ. Đối với trẻ em lứa tuổi mầm non, việc hình thành biểu tượng toán học đặc biệt là hình thành biểu tượng hình dạng cho trẻ cũng đóng vai trò rất quan trọng trong sự phát triển trí tuệ của trẻ và chuẩn bị cho trẻ bước vào trường phổ thông, giúp trẻ xác định chính xác hình dạng của sự vật, hiện tượng xung quanh, là một nội dung giáo dục đặc trưng bởi tính chính xác, lôgic chặt chẽ. Vì vậy nó hình thành kỹ năng nhận biết hình dạng, phát triển khả năng nhận biết, khả năng tư duy đúng cho trẻ. Tuy nhiên việc hình thành biểu tượng hình dạng cho trẻ rất khó và khô khan. Đây là một hoạt động hết sức quan trọng nhưng trẻ còn mơ hồ chưa có thể nắm rõ, cho nên ngoài giờ học cần tổ chức cho trẻ 4 – 5 tuổi nắm được các kiến thức cơ bản thông qua các hoạt động nhất là thông qua hoạt động góc. Đây là hoạt động mà trẻ có thể tự do hoạt động và tiếp thu một cách tốt nhất, thỏa mãn được nhu cầu khám phá của trẻ. Nhận thức được điều này, Trường Mẫu giáo Sao Biển đã đầu tư xây dụng cơ sở vật chất, sắm sửa đồ chơi tại các góc, dụng cụ học tập, tạo môi trường hình dạng phong phú cho trẻ, tạo điều kiện, tổ chức các hoạt động cho trẻ làm quen với toán. Tuy nhiên còn sơ sài, mang tính khái quát, một số giáo viên trình độ còn non kém, chưa có kinh nghiệm trong việc tổ chức cho trẻ làm quen với biểu tượng toán, khi tổ chức cho trẻ hoạt động giáo viên cũng chưa chuẩn bị giáo án, kế hoạch cụ thể, không bao quát hết các nhóm,… trẻ này còn chưa nắm hết những kiến thức liên quan tới hình dạng. Xuất phát từ những vấn đề thực tiễn trên tôi quyết định chọn đề tài “Một số biện pháp hình thành biểu tượng về hình dạng cho trẻ 4 – 5 tuổi thông qua hoạt động góc tại trường mẫu giáo Sao Biển” để từ đó góp phần đưa ra những biện pháp thích hợp để góp phần giúp trẻ 4 – 5 tuổi có thể nắm được các biểu tượng về hình dạng thông qua hoạt động góc. 2. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu và đề xuất một số biện pháp hình thành biểu tượng về hình dạng cho trẻ 4 5 tuổi thông qua hoạt động góc cho trẻ tại trường mẫu giáo Sao Biển để từ đó giúp trẻ nắm rõ các kiến thức liên quan đến hình dạng. 3. Đối tượng nghiên cứu Một số biện pháp hình thành biểu tượng về hình dạng cho trẻ 4 – 5 tuổi thông qua hoạt động góc. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài Đưa ra một số biện pháp giúp trẻ 45 tuổi hình thành biểu tượng về hình dạng thông qua hoạt động góc. 5. Phạm vi nghiên cứu Nghiên cứu một số biện pháp hình thành biểu tượng hình dạng cho trẻ 4 – 5 tuổi thông qua hoạt động góc tại trường mẫu giáo Sao Biển. 6. Phương pháp nghiên cứu Đề tài này được thực hiện với một số phương pháp sau đây: Phương pháp nghiên cứu lý luận Những phương pháp thực tiễn: quan sát, điều tra. Phương pháp đàm thoại Phương pháp thực nghiệm sư phạm Phương pháp phân tích – Tổng hợp B. NỘI DUNG Chương I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI 1.1. Một số vấn đề về hình thành biểu tượng hình dạng cho trẻ 1.1.1. Một số khái niệm biểu tượng về hình dạng 1.1.1.1. Biểu tượng là gì? Biểu tượng là cái gì đó đại diện cho một ý tưởng, thực thể vật chất hoặc một quá trình. Mục đích của một biểu tượng là để truyền thông điệp ý nghĩa. Theo triết học Mác Lê Nin: Biểu tượng là hình ảnh về khách thể đã được tri giác còn lưu lại trong bộ óc con người và do một tác động nào đó được tái hiện nhớ lại. Theo từ điển Tiếng Việt (GS Hoàng Phê CB):Biểu tượng là hình ảnh tượng trưng, là hình ảnh của nhận thức, cao hơn cảm giác, cho ta hình ảnh của sự vật còn giữ lại trong đầu óc khi tác dụng của sự vật vào giác quan đã chấm dứt. Như vậy, biểu tương là những hình ảnh của những sự vật, hiện tượng của thế giới xung quanh, được hình thành trên cơ sở các cảm giác và tri giác đã xảy ra trước đó, được giữ lại trong ý thức hay là những hình ảnh mới được hình thành trên cơ sở những hình ảnh đã có từ trước. Biểu tượng không phải hoàn toàn là thực tế, bởi vì nó là sự xây dựng lại thực tế sau khi đã được tri giác. Tuy nhiên, những hình ảnh đó cũng không hoàn toàn là kết quả chủ quan xuất phát từ những hoạt động tâm trí của chủ thể. Tóm lại: Biểu tượng là “Từ những tri giác nhận thức cảm tính chuyển sang nhận thức cao hơn đó là biểu tượng”. 1.1.1.2. Hình dạng là gì? Hình dạng của các vật trong môi trường xung quanh rất đa dạng và phong phú. Tuy nhiên hình dạng của bất kỳ vật thể nào đều được phản ánh khái quát bằng hình dạng của hình học nào đó hay bằng sự kết hợp của một số hình học nào đó theo một kiểu nhất định trong không gian. Hình học là các chuần mà người ta dựa vào đó để xác định hình dạng của vật. Hình dạng là những dấu hiệu bên ngoài của vật thể và đồng thời là một khái niệm khái quát, dựa vào chúng mà người ta có thể phân biệt được sự giống và khác của các vật thể. 1.1.1.3. Biểu tượng về hình dạng Các biểu tượng về hình dạng xuất hiện ở trẻ từ rất sớm, sự hình thành chúng là một quá trình lâu dài và phức tạp. Ban đầu những biểu hiện về hình dạng được dựa trên cơ sở thực tiễn của cuộc sống xung quanh trẻ cùng với sự giúp đỡ của phức hợp giác quan như: thị giác, thính giác, giác quan vận động…Sau đó, các biểu tượng về hình dạng sẽ dần dần được tích lũy khái quát hóa lên tạo thành vốn kinh nghiệm thực tiễn, đa dạng. Vì vậy, nhận biết được nhiều vậy có hình dạng quen thuộc là rất cần thiết. 1.1.2. Đặc điểm của trẻ mẫu giáo 4 5 tuổi 1.1.2.1. Đặc điểm phát triển nhận thức của trẻ 4 – 5 tuổi Trẻ đã có khả năng nhận biết các hình học, biết sử dụng các thao tác: tư duy, so sánh,… để phân tích dấu hiệu chung của các vật ra khỏi những dấu hiệu khác. Biết chọn hình theo mẫu và gọi tên. Trẻ đã biết chủ động cầm nắm vật bằng tay, nhưng các ngón tay vẫn chưa tham gia vào quá trình sờ nắm vật. Trẻ vẫn chưa biết nhìn lần lượt theo đường bao quanh vật. Trẻ có khả năng nhận biết các khối thông dụng như: khối vuông, chữ nhật, cầu. Ví dụ hộp bánh có dạng là khối hình chữ nhật, hay khúc gỗ có dạng khối trụ. 1.1.2.2. Đặc điểm phát triển biểu tượng về hình dạng cho mầm non nói chung và của trẻ 4 – 5 tuổi nói riêng. Từ khi còn nhỏ, trẻ đã có khả năng nhận biết về hình dạng các vật trong môi trường xung quanh. Trẻ ở các lứa tuổi khác nhau thì khả năng nhận biết về hình dạng vật thể và các hình hình học khác nhau. Trẻ dưới 3 tuổi: Khả năng nhận biết về hình dạng vật thể xuất hiện ở trẻ từ rất sớm. Trẻ có thể phân biệt được các vật. Sự nhận biết này không phụ thuộc vào sự sắp xếp vị trí của các vật trong không gian. Ví dụ: Trẻ 2 tuổi có thể phân biệt được ở trên mặt bàn đâu là lọ hoa, đâu là con lật đật. Hoặc con lật đật được đặt ở trên tủ, trên bàn, trên cửa sổ thì trẻ vẫn nhận ra đó là con lật đật. Trong quá trình hoạt động trẻ có điều kiện để nhận biết hình dạng khác nhau của các vật thể, song trẻ chưa nhận thấy sự giống hệt nhau về hình dạng của các vật khác nhau nếu không có sự tác động của người lớn. Ví dụ: Trẻ có thể nhận ra hình dạng của các xắc xô, cái đĩa, cái vòng nhưng trẻ không nhận thấy tất cả các đồ vật ấy đều có dạng hình tròn. Như vậy ở lứa tuổi này trẻ chưa có khả năng khái quát, coi hình học là một tiêu chuẩn để so sánh, đối chiếu các vật giống nhau về hình dạng thường gặp trong cuộc sống. Trẻ 3 4 tuổi: Trẻ có khả năng gọi đúng tên, phân biệt được hình dạng khác nhau của các vật thể. Trẻ có thể nhận biết gọi đúng tên một số các hình hình học nhờ sự tác động của người lớn và trẻ vẫn thường so sánh hình dạng các hình học với các đồ vật thường gặp hàng ngày. Ví dụ: Hình tròn giống cái đĩa, cái vòng,… Việc trẻ nhận biết hình dạng các vật thể và các hình hình học có sự tham gia của các giác quan là tay và mắt. Song, do hoạt động của tay còn vụng về, khả năng quan sát của mắt còn hạn chế nên hoạt động của tay mới dừng lại ở việc cầm nắm, chưa có ý thức. Quan sát của mắt chỉ tập trung vào một dấu hiệu chi tiết đặc trưng cho vật. Ở lứa tuổi này trẻ chưa có khả năng so sánh, phân biệt các hình hình học, đặc biệt là các hình có sự khác nhau ít như hình vuông và hình chữ nhật. Tuổi 3 4 thì vốn ngôn ngữ và kinh nghiệm sống còn ít việc diễn đạt còn gặp nhiều khó khăn và thiếu chính xác nên việc cô giáo hướng dẫn trẻ dùng lời nói để khái quát sự cảm giác hình dạng các vật thể và các hình hình học là việc quan trọng giúp trẻ khắc sâu việc nhận biết các hình. Vì vậy, ngay từ khi còn nhỏ cần cho trẻ tiếp xúc với các đồ vật có hình dạng là các hình hình học. Đối với trẻ 3 4 tuổi phải cho trẻ hoạt động nhận biết các hình hình học như là một tiêu chuẩn dựa vào đó để tri giác các sự vật. Trẻ 4 5 tuổi: Trẻ đã có khả năng nhận biết các hình hình học như là một tiêu chuẩn để trẻ dựa vào đó so sánh, cảm giác các vật thường gặp trong cuộc

GVHD: Trần Thị Hà A MỞ ĐẦU 1 Lý do chọn đề tài Trong công cuộc hội nhập quốc tế, đứng trước những khó khăn và thách thức mỗi đất nước đòi hỏi phải có một nguồn nhân lực tiến bộ, có trình độ và tay nghề cao Để có được nguồn nhân lực đó thì mỗi dân tộc luôn chú trọng tới việc tổ chức giáo dục – đào tạo, đặc biệt là giáo dục mầm non bởi trẻ em ở lứa tuổi này chính là lực lượng nòng cốt giúp một đất nước phát triển phồn thịnh Giáo dục mầm non là mắt xích đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân ở nước ta, giáo dục mầm non giữ vai trò đặc biệt quan trọng với mục tiêu: “Phát triển một số giá trị, nét tính cách, phẩm chất cần thiết phù hợp với lứa tuổi như: mạnh dạn, tự tin, tự lực, độc lập, sáng tạo, linh hoạt, tự giác phù hợp theo lứa tuổi, tạo điều kiện cho trẻ tham gia vào cuộc sống, chuẩn bị học tập ở bậc tiểu học và các bậc học sau có kết quả” Do đó, việc hình thành các biểu tượng sơ đẳng về toán giữ một vai trò quan trọng trong cuộc sống của trẻ Đối với trẻ em lứa tuổi mầm non, việc hình thành biểu tượng toán học đặc biệt là hình thành biểu tượng hình dạng cho trẻ cũng đóng vai trò rất quan trọng trong sự phát triển trí tuệ của trẻ và chuẩn bị cho trẻ bước vào trường phổ thông, giúp trẻ xác định chính xác hình dạng của sự vật, hiện tượng xung quanh, là một nội dung giáo dục đặc trưng bởi tính chính xác, lôgic chặt chẽ Vì vậy nó hình thành kỹ năng nhận biết hình dạng, phát triển khả năng nhận biết, khả năng tư duy đúng cho trẻ Tuy nhiên việc hình thành biểu tượng hình dạng cho trẻ rất khó và khô khan Đây là một hoạt động hết sức quan trọng nhưng trẻ còn mơ hồ chưa có thể nắm rõ, cho nên ngoài giờ học cần tổ chức cho trẻ 4 – 5 tuổi nắm được các kiến thức cơ bản thông qua các hoạt động nhất là thông qua hoạt động góc Đây là hoạt động mà trẻ có thể tự do hoạt động và tiếp thu một cách tốt nhất, thỏa mãn được nhu cầu khám phá của trẻ Nhận thức được điều này, Trường Mẫu giáo Sao Biển đã đầu tư xây dụng cơ sở vật chất, sắm sửa đồ chơi tại các góc, dụng cụ học tập, tạo môi trường hình dạng phong phú cho trẻ, tạo điều kiện, tổ chức các hoạt động cho trẻ làm quen với toán Tuy nhiên còn sơ sài, mang tính khái quát, một số giáo viên trình độ còn non SVTH: Trần Thị Thanh Vân Trang 1 GVHD: Trần Thị Hà kém, chưa có kinh nghiệm trong việc tổ chức cho trẻ làm quen với biểu tượng toán, khi tổ chức cho trẻ hoạt động giáo viên cũng chưa chuẩn bị giáo án, kế hoạch cụ thể, không bao quát hết các nhóm,… trẻ này còn chưa nắm hết những kiến thức liên quan tới hình dạng Xuất phát từ những vấn đề thực tiễn trên tôi quyết định chọn đề tài “Một số biện pháp hình thành biểu tượng về hình dạng cho trẻ 4 – 5 tuổi thông qua hoạt động góc tại trường mẫu giáo Sao Biển” để từ đó góp phần đưa ra những biện pháp thích hợp để góp phần giúp trẻ 4 – 5 tuổi có thể nắm được các biểu tượng về hình dạng thông qua hoạt động góc 2 Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu và đề xuất một số biện pháp hình thành biểu tượng về hình dạng cho trẻ 4 - 5 tuổi thông qua hoạt động góc cho trẻ tại trường mẫu giáo Sao Biển để từ đó giúp trẻ nắm rõ các kiến thức liên quan đến hình dạng 3 Đối tượng nghiên cứu Một số biện pháp hình thành biểu tượng về hình dạng cho trẻ 4 – 5 tuổi thông qua hoạt động góc 4 Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài - Đưa ra một số biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi hình thành biểu tượng về hình dạng thông qua hoạt động góc 5 Phạm vi nghiên cứu Nghiên cứu một số biện pháp hình thành biểu tượng hình dạng cho trẻ 4 – 5 tuổi thông qua hoạt động góc tại trường mẫu giáo Sao Biển 6 Phương pháp nghiên cứu Đề tài này được thực hiện với một số phương pháp sau đây: - Phương pháp nghiên cứu lý luận - Những phương pháp thực tiễn: quan sát, điều tra - Phương pháp đàm thoại - Phương pháp thực nghiệm sư phạm - Phương pháp phân tích – Tổng hợp SVTH: Trần Thị Thanh Vân Trang 2 GVHD: Trần Thị Hà B NỘI DUNG Chương I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI 1.1 Một số vấn đề về hình thành biểu tượng hình dạng cho trẻ 1.1.1 Một số khái niệm biểu tượng về hình dạng 1.1.1.1 Biểu tượng là gì? Biểu tượng là cái gì đó đại diện cho một ý tưởng, thực thể vật chất hoặc một quá trình Mục đích của một biểu tượng là để truyền thông điệp ý nghĩa Theo triết học Mác - Lê Nin: Biểu tượng là hình ảnh về khách thể đã được tri giác còn lưu lại trong bộ óc con người và do một tác động nào đó được tái hiện nhớ lại Theo từ điển Tiếng Việt (GS Hoàng Phê CB):"Biểu tượng là hình ảnh tượng trưng, là hình ảnh của nhận thức, cao hơn cảm giác, cho ta hình ảnh của sự vật còn giữ lại trong đầu óc khi tác dụng của sự vật vào giác quan đã chấm dứt" Như vậy, biểu tương là những hình ảnh của những sự vật, hiện tượng của thế giới xung quanh, được hình thành trên cơ sở các cảm giác và tri giác đã xảy ra trước đó, được giữ lại trong ý thức hay là những hình ảnh mới được hình thành trên cơ sở những hình ảnh đã có từ trước Biểu tượng không phải hoàn toàn là thực tế, bởi vì nó là sự xây dựng lại thực tế sau khi đã được tri giác Tuy nhiên, những hình ảnh đó cũng không hoàn toàn là kết quả chủ quan xuất phát từ những hoạt động tâm trí của chủ thể Tóm lại: Biểu tượng là “Từ những tri giác nhận thức cảm tính chuyển sang nhận thức cao hơn đó là biểu tượng” 1.1.1.2 Hình dạng là gì? Hình dạng của các vật trong môi trường xung quanh rất đa dạng và phong phú Tuy nhiên hình dạng của bất kỳ vật thể nào đều được phản ánh khái quát bằng hình dạng của hình học nào đó hay bằng sự kết hợp của một số hình học nào đó theo một kiểu nhất định trong không gian Hình học là các chuần mà người ta dựa vào đó để xác định hình dạng của vật SVTH: Trần Thị Thanh Vân Trang 3 GVHD: Trần Thị Hà Hình dạng là những dấu hiệu bên ngoài của vật thể và đồng thời là một khái niệm khái quát, dựa vào chúng mà người ta có thể phân biệt được sự giống và khác của các vật thể 1.1.1.3 Biểu tượng về hình dạng Các biểu tượng về hình dạng xuất hiện ở trẻ từ rất sớm, sự hình thành chúng là một quá trình lâu dài và phức tạp Ban đầu những biểu hiện về hình dạng được dựa trên cơ sở thực tiễn của cuộc sống xung quanh trẻ cùng với sự giúp đỡ của phức hợp giác quan như: thị giác, thính giác, giác quan vận động…Sau đó, các biểu tượng về hình dạng sẽ dần dần được tích lũy khái quát hóa lên tạo thành vốn kinh nghiệm thực tiễn, đa dạng Vì vậy, nhận biết được nhiều vậy có hình dạng quen thuộc là rất cần thiết 1.1.2 Đặc điểm của trẻ mẫu giáo 4 -5 tuổi 1.1.2.1 Đặc điểm phát triển nhận thức của trẻ 4 – 5 tuổi - Trẻ đã có khả năng nhận biết các hình học, biết sử dụng các thao tác: tư duy, so sánh,… để phân tích dấu hiệu chung của các vật ra khỏi những dấu hiệu khác Biết chọn hình theo mẫu và gọi tên - Trẻ đã biết chủ động cầm nắm vật bằng tay, nhưng các ngón tay vẫn chưa tham gia vào quá trình sờ nắm vật Trẻ vẫn chưa biết nhìn lần lượt theo đường bao quanh vật - Trẻ có khả năng nhận biết các khối thông dụng như: khối vuông, chữ nhật, cầu Ví dụ hộp bánh có dạng là khối hình chữ nhật, hay khúc gỗ có dạng khối trụ 1.1.2.2 Đặc điểm phát triển biểu tượng về hình dạng cho mầm non nói chung và của trẻ 4 – 5 tuổi nói riêng Từ khi còn nhỏ, trẻ đã có khả năng nhận biết về hình dạng các vật trong môi trường xung quanh Trẻ ở các lứa tuổi khác nhau thì khả năng nhận biết về hình dạng vật thể và các hình hình học khác nhau * Trẻ dưới 3 tuổi: Khả năng nhận biết về hình dạng vật thể xuất hiện ở trẻ từ rất sớm Trẻ có thể phân biệt được các vật Sự nhận biết này không phụ thuộc SVTH: Trần Thị Thanh Vân Trang 4 GVHD: Trần Thị Hà vào sự sắp xếp vị trí của các vật trong không gian Ví dụ: Trẻ 2 tuổi có thể phân biệt được ở trên mặt bàn đâu là lọ hoa, đâu là con lật đật Hoặc con lật đật được đặt ở trên tủ, trên bàn, trên cửa sổ thì trẻ vẫn nhận ra đó là con lật đật Trong quá trình hoạt động trẻ có điều kiện để nhận biết hình dạng khác nhau của các vật thể, song trẻ chưa nhận thấy sự giống hệt nhau về hình dạng của các vật khác nhau nếu không có sự tác động của người lớn Ví dụ: Trẻ có thể nhận ra hình dạng của các xắc xô, cái đĩa, cái vòng nhưng trẻ không nhận thấy tất cả các đồ vật ấy đều có dạng hình tròn Như vậy ở lứa tuổi này trẻ chưa có khả năng khái quát, coi hình học là một tiêu chuẩn để so sánh, đối chiếu các vật giống nhau về hình dạng thường gặp trong cuộc sống * Trẻ 3 - 4 tuổi: Trẻ có khả năng gọi đúng tên, phân biệt được hình dạng khác nhau của các vật thể Trẻ có thể nhận biết gọi đúng tên một số các hình hình học nhờ sự tác động của người lớn và trẻ vẫn thường so sánh hình dạng các hình học với các đồ vật thường gặp hàng ngày Ví dụ: Hình tròn giống cái đĩa, cái vòng,… Việc trẻ nhận biết hình dạng các vật thể và các hình hình học có sự tham gia của các giác quan là tay và mắt Song, do hoạt động của tay còn vụng về, khả năng quan sát của mắt còn hạn chế nên hoạt động của tay mới dừng lại ở việc cầm nắm, chưa có ý thức Quan sát của mắt chỉ tập trung vào một dấu hiệu chi tiết đặc trưng cho vật Ở lứa tuổi này trẻ chưa có khả năng so sánh, phân biệt các hình hình học, đặc biệt là các hình có sự khác nhau ít như hình vuông và hình chữ nhật Tuổi 3 - 4 thì vốn ngôn ngữ và kinh nghiệm sống còn ít việc diễn đạt còn gặp nhiều khó khăn và thiếu chính xác nên việc cô giáo hướng dẫn trẻ dùng lời nói để khái quát sự cảm giác hình dạng các vật thể và các hình hình học là việc quan trọng giúp trẻ khắc sâu việc nhận biết các hình Vì vậy, ngay từ khi còn nhỏ cần cho trẻ tiếp xúc với các đồ vật có hình dạng là các hình hình học Đối với trẻ 3 - 4 tuổi phải cho trẻ hoạt động nhận biết các hình hình học như là một tiêu chuẩn dựa vào đó để tri giác các sự vật * Trẻ 4 - 5 tuổi: Trẻ đã có khả năng nhận biết các hình hình học như là một tiêu chuẩn để trẻ dựa vào đó so sánh, cảm giác các vật thường gặp trong cuộc SVTH: Trần Thị Thanh Vân Trang 5 GVHD: Trần Thị Hà sống hằng ngày Trẻ có thể lựa chọn các hình hình học theo mẫu và theo tên gọi Khả năng nhận biết các hình hình học và các vật thể bằng các giác quan phát triển hơn; Trẻ đã chủ động dùng các ngón tay để cầm, nắm, khảo sát hình, sự hoạt động của mắt đã bắt đầu tập trung quan sát các dấu hiệu riêng đặc trưng cho từng hình Vì vậy trẻ 4 - 5 tuổi có khả năng so sánh phân biệt các hình học phẳng theo đường bao của chúng nếu được sự tổ chức hướng dẫn của các nhà giáo dục Trẻ có khả năng nhận biết được hình dạng của một số hình khối thông dụng: khối cầu, khối vuông, khối chữ nhật * Trẻ 5 - 6 tuổi: Khả năng nhận biết, phân biệt các hình hình học bằng các hoạt động của tay và mắt của trẻ theo đường bao được tiến triển hoàn thiện trẻ chủ động sờ mó vật bằng hai tay, cầm nắm vật bằng các đầu ngón tay, biết đưa mắt quan sát theo đường bao của vật, phần chủ yếu đặc trưng cho hình dạng của vật Đó là điều kiện giúp trẻ khảo sát hình đúng và đầy đủ Ngôn ngữ của trẻ phát triển hơn, có sự kết hợp chặt chẽ giữa các giác quan, các cơ quan thị giác, xúc giác và ngôn ngữ đã tạo điều kiện giúp trẻ thu nhận các kiến thức về hình dạng chính xác hơn, giúp trẻ củng cố nhớ lâu điều mà mình cảm giác được Lời nói còn giúp cho nhận thức của trẻ được tổng quát hơn Trẻ có thể hiểu được các tính chất đơn giản của các hình hình học, có thể phân biệt được các hình các vật theo các nhóm phù hợp và gọi tên được các nhóm cơ bản của chúng theo dấu hiệu Ví dụ: Nhóm có đường bao cong, nhóm có đường bao thẳng,… Trẻ có khả năng đối chiếu hình dạng các vật trong thực tế với các hình hình học 1.1.3 Quá trình dạy học nhằm hình thành biểu tượng hình dạng cho trẻ 4 – 5 tuổi 1.1.3.1 Nội dung hình thành biểu tượng hình dạng cho trẻ 4-5 tuổi Trẻ 4-5 tuổi đã nhận biết được các hình phẳng như: hình tròn, hình vuông, hình chữ nhật, hình tam giác và bước đầu đã biết sử dụng chúng như những hình chuẩn để trẻ dựa vào đó mà so sánh và xác định hình dạng của các vật có xung quanh trẻ.Vì vậy, nội dung hình thành biểu tượng hình dạng cho trẻ 4-5 tuổi gồm những nội dung sau: SVTH: Trần Thị Thanh Vân Trang 6 GVHD: Trần Thị Hà - Mở rộng và làm phong phú hơn biểu tượng về các hình tròn, hình vuông, hình tam giác và hình chữ nhật cho trẻ - Dạy trẻ biện pháp khảo sát các hình hình học phẳng nhằm giúp trẻ nắm được một số dấu hiệu đặc trưng của các hình như: cấu tạo đường bao quanh hình, số lượng các góc, các cạnh và độ dài của các cạnh - Giáo viên cần dạy trẻ phân biệt được sự giống và khác nhau giữa các hình như: giữa hình tròn với hình vuông, hình tam giác, hình chữ nhật, hình vuông với hình chữ nhật… - Dạy trẻ nhận biết và nắm được tên gọi của các hình khối: khối cầu, khối vuông, khối trụ và khối chữ nhật - Luyện tập cho trẻ xác định hình dạng của những vật xung quanh trẻ trên cơ sở so sánh hình dạng của chúng với các hình học đã biết 1.1.3.2 Quá trình dạy học nhằm hình thành biểu tượng hình dạng cho trẻ 4 – 5 tuổi Bước vào độ tuổi 4 – 5 tuổi trẻ đã nhận biết và nắm được tên gọi của một số hình phẳng như: Hình tròn, vuông, chữ nhật Cho nên khi bắt đầu hình thành biểu tượng về hình dạng người giáo viên cần tiến hành ôn luyện nhằm củng cố những kiến thức, kỹ năng mà trẻ đã học từ lớp dưới bằng các trò chơi Ví dụ: bài tập chọn hình theo mẫu giống hình của cô đưa lên, hoặc chọn hình theo tên gọi Để cho trẻ tiếp thu kiến thức một cách có hiệu quả đòi hỏi giáo viên cần nắm rõ các đặc điểm tâm lý, nhận thức, khả năng của trẻ từ đó có những phương pháp và nội dung dạy học phù hợp với khả năng của trẻ Để trẻ dễ dàng nhận biết hình dạng của các vật, tiếp thu kiến thức một cách có hiệu quả thì giáo viên phải cho trẻ nhận biết từ đơn giản đến phức tạp Ví dụ: Đầu tiên giáo viên có thể cho trẻ nêu tên các hình mà cô đã chuẩn bị sẵn sau đó yêu cầu trẻ tạo nhóm theo các hình theo số lượng cạnh: 3 cạnh, 4 cạnh.và yêu cầu trẻ so sánh hình tam giác với hình vuông và hình vuông với hình chữ nhật Sau khi trẻ đã bắt đầu nắm vững những kiến thức cũ giáo viên tiến hành cung cấp những kiến thức mới mở rộng thêm cho trẻ về biểu tượng về các hình, SVTH: Trần Thị Thanh Vân Trang 7 GVHD: Trần Thị Hà cho trẻ khảo sát tìm hiểu về những đặc điểm của các hình, từ đó tiến hành cho trẻ so sánh khác và giống của các hình học từ đó trẻ có thể nhận biết chính xác hơn về các hình Ví dụ: Cô cho trẻ so sánh hình tròn và hình tam giác có điểm gì khác và giống nhau Sau khi đã nắm vững cô tiếp tục cho trẻ thực hiện các bài tập để ôn luyện kiến thức, cho trẻ tạo nhóm với các dấu hiệu đặc trưng Ví dụ: cô cho trẻ chơi trò chơi “ai nhanh chân hơn” Cô cho trẻ chọn và dán đúng hình Dạy trẻ sử dụng kiến thức về các hình để xác định hình dạng của các vật ở xung quanh trẻ Cho trẻ luyện tập xác định hình dạng của các đối tượng và các thành phần của chúng với các hình hình học phẳng mà trẻ biết Tóm lại, quá trình hình thành biểu tượng hình dạng cho trẻ được thực hiện qua các giai đoạn sau: + Giai đoạn 1: Hình thành biểu tượng hình dạng cho trẻ mọi lúc, mọi nơi + Giai đoạn 2: Hình thành biểu tượng hình dạng cho trẻ trên tiết học: • Hoạt động 1: Ổn định, ôn tập và củng cố kiến thức đã học, giới thiệu bài học mới • Hoạt động 2: Hình thành những tri thức về biểu tượng hình dạng, kỹ năng mới • Hoạt động 3: Luyện tập và củng cố những kiến thức mới về biểu tượng hình dạng, kỹ năng vừa học vào các hoạt động thực hành khác nhau • Hoạt động 4: Kết thúc - Giai đoạn 3: Hình thành biểu tượng hình dạng cho trẻ trên tiết học và ngoài tiết học 1.2 Tổ chức hoạt động góc cho trẻ 4-5 tuổi 1.2.1 Khái niệm hoạt động góc? Hoạt động góc chính là hoạt động vui chơi của trẻ, nó chính là nơi thể hiện sự sáng tạo, tư duy của bản thân trẻ Tại các góc trẻ sẽ thõa mãn được nhu cầu SVTH: Trần Thị Thanh Vân Trang 8 GVHD: Trần Thị Hà được làm người lớn Hoạt động góc là một thế giới thu nhỏ của xã hội nó góp phần giúp trẻ tích lũy những kiến thức, kinh nghiệm giải quyết những vấn đề mà trẻ sẽ gặp khi va chạm với cuộc sống sau này 1.2.2 Tiến trình tổ chức hoạt động góc cho trẻ 4 – 5 tuổi Tiến trình tổ chức hoạt động góc cho trẻ 4 – 5 tuổi ở trường mầm non được tiến hành theo 3 bước: • Bước 1: Thỏa thuận trước khi chơi Giáo viên đề xuất gợi ý chủ đề chơi Cô gợi ý trẻ kết hợp các mối quan hệ giữa các vai chơi, các nhóm chơi nhỏ sẽ phục vụ cho chủ đề chơi chung Sau khi bàn bạc xong cô cho trẻ về các góc chơi theo ý thích • Bước 2: Quá trình chơi Trẻ sẽ cùng chơi với bạn của mình, giáo viên sẽ không tham gia mà sẽ bao quát tất cả các góc và kịp thời gợi mở, giúp đỡ trẻ khi cần thiết Đối với những chủ đề lạ cô sẽ hướng dẫn trẻ chơi, khi trẻ đã chơi được cô sẽ rút lui để trẻ tự chơi Cô thường xuyên phải đổi vai chơi cho trẻ và các góc chơi tránh tình trạng trẻ chỉ chơi một góc, một vai Và giáo viên cũng phải tạo ra cho trẻ nhiều hoàn cảnh để trẻ tự giải quyết • Bước 3: Nhận xét sau khi chơi Giáo viên cho các nhóm hoặc cá nhân trẻ tự giới thiệu về sản phẩm của mình, đồng thời cho trẻ tự nhận xét về bản thân, cho các nhóm tự nhận xét về nhau Sau đó giáo viên sẽ thau tóm, nhận xét, bổ xung những điều còn thiếu Cuối cùng cô hướng dẫn trẻ dọn dẹp và cất đồ chơi đúng nơi quy định 1.2.3 Tầm quan trọng của hoạt động góc ở trường mầm non Đồ chơi là nhu cầu tự nhiên không thể thiếu đối với cuộc sống của trẻ Tuy nhiên, không phải ai cũng có tiền để mua hoặc mua được hết đồ chơi cho trẻ, để thoả mãn hoạt động vui chơi của trẻ chúng ta có thể tự làm lấy đồ chơi cho trẻ Ở trường mầm non muốn trẻ phát triển tốt thì cô giáo phải là người thể hiện tốt nhiệm vụ giáo dục của mình luôn linh động sáng tạo giúp trẻ thông qua chơi mà học, bằng cách thông qua giờ “Hoạt động góc” Trong quá trình giáo dục trẻ nói SVTH: Trần Thị Thanh Vân Trang 9 GVHD: Trần Thị Hà chung, tổ chức cho trẻ chơi nói riêng giáo viên cần phải biết dạy cho trẻ chơi cái gì? Chơi như thể nào để đem lại kiến thức phục vụ cho hoạt động học, phục vụ cho sự phát triển tư duy của trẻ, vì vậy đồ chơi càng phong phú bao nhiêu thì càng kích thích sự hứng thú và tạo sự ham muốn được khám phá mở mang kiến thức về thế giới xung quanh ở trẻ bấy nhiêu Từ những thực tế mà tôi đã thể hiện ở lớp, việc cho trẻ hoạt động góc từ các đồ dùng, đồ chơi tôi đã nhận thấy được rằng việc thực hiện hoạt động góc không phải để cho trẻ chơi không, mà còn giúp trẻ phát triển toàn diện trong các lĩnh vực ngôn ngữ, thẩm mỹ, thể chất, nhận thức và tình cảm xã hội Trẻ chơi chủ yếu do nhu cầu và khả năng của trẻ, nhu cầu muốn bắt chước, muốn làm người lớn, nhưng khả năng và sức lực của trẻ chưa đủ để làm người lớn do đó trẻ giải tỏa nhu cầu đó dưới hình thức là hoạt động góc: + Góc phân vai + Góc xây dựng + Góc học tập + Góc nghệ thuật + Góc thiên nhiên Chúng tham gia vào xã hội người lớn theo cách riêng của mình chúng tưởng tượng mình là người lớn và cũng đóng một cương vị xã hội như Cô giáo, bác sỹ, chú công nhân, cô bán hàng…với vai trò đó chúng tái tạo lại cuộc sống của người lớn một cách tổng quát trong hoàn cảnh tưởng tượng vì chơi của trẻ không phải thật mà là giả vờ, nhưng sự giả vờ ấy lại mang tính chất rất thật Ví dụ: Góc xây dựng: Trẻ giả vờ đóng vai chú công nhân, những việc làm của trẻ thể hiện rất cần cù, cặm cụi làm công việc của người công nhân đồng thời trẻ biết hợp tác với nhau để thực hiện một công việc được giao Góc góc phân vai: trẻ giả vờ đóng vai bác sỹ trẻ thể hiện là một bác sỹ tốt hết lòng chăm sóc bệnh nhân của mình, nhưng hoạt động của trẻ không nhằm đến mục đích cuối cùng là chửa khỏi bệnh cho bệnh nhân mà chỉ để thỏa mản nhu cầu của trẻ tham gia vào xã hội người lớn SVTH: Trần Thị Thanh Vân Trang 10 GVHD: Trần Thị Hà Nội dung hình thành biểu tượng hình dạng là một trong những nội dung của chương trình chăm sóc – giáo dục trẻ mầm non được phối hợp và lồng ghép với các nội dung giáo dục khác như giáo dục thẩm mỹ, giáo dục thể chất,… nhằm hoàn thiện và thực hiện các mục tiêu đã đề ra Vì vậy, có thể nói hoạt động góc là một phương tiện, hình thức khá hữu hiệu để trẻ có thể vừa học vừa chơi, “ học mà chơi, chơi mà học”, tạo cho trẻ một trạng thái vô cùng thoải mái, vui tươi khi học Việc sử dụng hoạt động góc nhằm hình thành biểu tượng toán cho trẻ 4-5 tuổi là một việc sáng tạo và cần thiết.Vì vậy, giáo viên mầm non phải thường xuyên sử dụng và tổ chức hoạt động góc nhằm hình thành biểu tượng về hình dạng cho trẻ giúp trẻ dễ dàng nắm bắt được kiến thức và tri giác tốt hơn Để trẻ hứng thú với với hoạt động giáo viên cần phải chuẩn bị đồ dùng, đồ chơi phù hợp và đa dạng về hình khối Trong quá trình tham gia hoạt động góc trẻ được tri giác với đồ vật sẽ tạo điều kiện cho trẻ nhớ lâu hơn về hình dạng, hình khối từ đó trẻ sẽ biết vận dụng những hình dạng, hình khối vào “công trình” của mình Ví dụ: - Trẻ biết dùng khối chữ nhật để làm gạch, khối trụ làm cột, các hình tròn làm tường rào hay làm ao cá,… hay hình tam giác làm mái nhà, hình chữ nhật làm của chính và hinh vuông làm cửa sổ 3.1.2 Tổ chức hoạt động góc phải phù hợp với đặc điểm nhận thức của trẻ 4-5 tuổi Những biểu tượng hình dạng của trẻ 4-5 tuổi ngày càng phát triển, càng lớn quá trình tri giác của trẻ càng hoàn thiện Nhờ vậy mà trẻ nhận biết hình dạng cùng những chi tiết của nó ngày càng chính xác hơn Hơn nữa nội dung nhận biết càng phức tạp thì trí tuệ của trẻ càng hoạt động tích cực Do đó, óc suy luận của trẻ càng phát triển Ví dụ: trẻ biết chắp ghép từ các hình đã biết thành nhiều ngôi nhà khác nhau Vì vậy, khi tiến hành tổ chức trò chơi nhằm hình thành biểu tượng hình dạng cho trẻ cần lựa chọn nội dung phù hợp với nhận thức của trẻ Nội dung chơi cần được mở rộng thường xuyên, các yêu cầu mà gióa viên đặt ra cho trẻ SVTH: Trần Thị Thanh Vân Trang 19 GVHD: Trần Thị Hà phải đa dạng và phức tạp dần Tránh việc sử dụng trùng lặp nội dung hay sử dụng những nội dung mà trẻ đã biết, đã làm như vậy trẻ sẽ nhàm chán sẽ không phát huy được tính sáng tạo, tư duy của trẻ, đồng thời trẻ không lĩnh hội được kiến thức mới nào từ trò chơi Trong quá trình quan sát trẻ hoạt động giáo viên cần mở rộng, khơi gợi sáng tạo của trẻ như: - Có thể thay thế hình tròn bằng hình vuông để làm đồng hồ không? - Vì sao lại chọn hình tròn làm đồng hồ mà không chọn hình vuông Qua đó trẻ có thể tưởng tượng, sáng tạo ra cách làm khác nhau hay trẻ có thể so sánh sự khác nhau giữa hình vuông và hình tròn 3.1.3 Tổ chức hoạt động góc nhằm hình thành biểu tượng về hình dạng cho trẻ 4-5 tuổi phải phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường Việc sử dụng và tổ chức trò chơi học tập nhằm hình thành biểu tượng về hình dạng cho trẻ là vô cùng quan trọng Thế nhưng không phải ở trường nào việc tổ chức hoạt động góc cũng gặp những thuận lợi về vật chất và đạt được kết quả cao Quá trình tổ chức hoạt động phụ thuộc rất nhiều về cở sở vật chất của trường và tình hình phát triển tại địa phương Trong khi tổ chức giáo viên cần lựa chọn những nội dung và đồ dùng phù hợp với điều kiện vật chất của trường Với các trường có quy mô nhỏ hoặc các trường ở nông thôn không có điều kiện về cơ sở vật chất có thể vận dụng những phế thải như vỏ hộp sữa, vỏ hộp bánh hay các mảnh gỗ Còn với những cơ sở lớn có điều kiện về vật chất có thể chuẩn bị đồ dùng phong phú bắt mắt hơn Nhưng dù trong điều kiện nào thì giáo viên cũng cần phải lựa chọn và chuẩn bị đồ dùng đa dạng, phong phú, bắt mắt tạo hứng thú cho trẻ và quá trình tham gia hoạt động đạt kết quả cao hơn 3.2 Biện pháp hình thành biểu tượng hình dạng cho trẻ 4-5 tuổi thông qua hoạt động góc SVTH: Trần Thị Thanh Vân Trang 20 GVHD: Trần Thị Hà 3.2.1 Tổ chức các cuộc thi trao đổi kinh nghiệm giữa các giáo viên khi tiến hành hình thành biểu tượng về hình dạng thông qua hoạt động góc cho trẻ Việc tổ chức các cuộc thi cho giáo viên khi tiến hành hình thành biểu tượng về hình dạng thông qua hoạt động góc sẽ giúp các giáo viên thấy rõ được tầm quan trọng của hoạt động góc trong việc giúp trẻ học tốt môn toán Từ đó ý thức hơn trong việc tìm hiểu và nâng cao kỹ năng hơn trong việc tạo ra môi trường góc có đủ các yếu tố để trẻ dễ dàng hình thành các biểu tượng về hình dạng Việc tổ chức các cuộc thi sẽ giúp giáo viên nhận thấy được những gì đã làm được và chưa làm được khi tiến hành giúp trẻ hình thành biểu tượng hình dạng từ đó sẽ tự điều chỉnh cách tổ chức ở các góc để trẻ nắm bắt các kiến thức về hình dạng dễ dàng thoải mái, trẻ tập trung hơn trong quá trình hoạt động 3.2.2 Tạo môi trường hình dạng phong phú trong lớp cho trẻ Một môi trường hoạt động hiệu quả là môi trường gây hứng thú cho trẻ, phát huy được trí tượng, sáng tạo vì vậy cần tạo ra nhiều đồ dụng vật dụng có các hình dạng khác nhau với màu sắc đẹp, nỗi bật để thu hút sự chú ý trẻ Ví dụ: Ở góc xây dựng thông qua trò chơi lắp ghép ô tô để xây dựng “bến xe” Giáo viên hướng dẫn cho trẻ sử dụng các hình dạng, màu sắc và kiểu dáng khác nhau, như ôtô màu vàng, ô tô màu xanh có bánh hình tròn màu đỏ, trước đầu xe có thể tạo nên những cái đèn hình mắt ngộ nghĩnh, hoặc tạo thêm những đèn chớp nháy để thu hút trẻ Xung quanh lớp học nên trang trí thêm nhiều đồ vật gần gũi với trẻ như đồng hồ, ngôi nhà, những vật dụng thân thuộc với trẻ với nhiều hình dạng khác nhau Trẻ ở lứa tuổi này rất thích những điều mới lạ vì vậy việc tạo môi trường nhiều màu sắc với những hình dạng ngộ nghĩnh sẽ làm cho trẻ thích thú khám phá các hình dạng ở các góc và lưu giữ nó lâu hơn Việc tạo ra môi trường hình dạng quanh trẻ sẽ giúp trẻ quen với các hình dạng biết phân biệt dễ dàng các hình dạng Trẻ sẽ tự tin mạnh dạng hơn xem các góc hoạt động ở trường như nhà của mình SVTH: Trần Thị Thanh Vân Trang 21 GVHD: Trần Thị Hà Tại các góc giáo viên khuyến khích trẻ tự cắt dán các hình dạng khác nhau để làm phong phú và tăng sự phấn khích cho trẻ, có thể cho trẻ tạo thêm các yếu tố đơn giản để làm cho các hình ở các góc sinh động hơn Ví dụ: Tại góc tạo hình có thể cho trẻ cắt dáng hình ngôi nhà với thân nhà hình vuông, mái nhà hình tam giác và cửa chính hình chữ nhật Giáo viên cũng có thể cùng trẻ tạo nên các sản phẩm từ các hình dạng để trang trí tại các góc để trẻ nhớ rõ và nắm được đặc điểm của hình đó Ví Dụ: Tại góc nghệ thuật giáo viên có thể hướng dẫn trẻ tạo nên những abum ảnh có hình các khối được trang trí thành người, con vật ngộ nghĩnh 3.2.3 Tạo ra nhiều đồ chơi đẹp với các chất liệu màu sắc và có nhiều hình dạng khác nhau Trẻ ở lứa tuổi này thường thích những đồ vật có nhiều màu sắc, mới lạ nên khi cho trẻ hoạt động ở các góc thì cần tạo ra nhiều đồ chơi, vật dụng nhiều màu sắc, hình dạng khác nhau để thu hút trẻ Ví dụ: Ở góc xây dựng thay vì chất liệu bằng gỗ thì giáo viên có thể tạo ra những hình bằng hộp giấy nhiều màu, với nhiều hình khác nhau để trẻ dễ so sánh và nhận biết các hình đó Việc tạo nên những sản phẩm đó sẽ giúp trẻ thu hút trẻ tham gia tích cực hơn vào hoạt động, trẻ sẽ sự khám phá các hình, dưới sự hướng dẫn của giáo viên trẻ sẽ dễ dàng phân biệt các hình, sự khác nhau cơ bản giữa các hình mà trẻ đã được học, từ đó dần dần trẻ sẽ nắm được các nguyên tắc cơ bản trong việc nhận biết hình dạng 3.2.4 Tổ chức cho trẻ tạo nên sản phẩm có các hình dạng mà trẻ đã học ở các góc Tổ chức cho trẻ tạo nên các sản phẩm có các hình dạng mà trẻ đã học sẽ giúp trẻ biết rõ hơn về đặc điểm của hình, biết được rõ tên gọi của hình đó, từ đó trẻ sẽ nhận ra sự khác nhau giữa các hình Ví dụ: Ở góc đóng vai cho trẻ chơi trò chơi đóng vai theo chủ đề “Cửa hàng đồ dùng” khi tiến hành hoạt động giáo viên khuyến khích trẻ tạo ra những SVTH: Trần Thị Thanh Vân Trang 22 GVHD: Trần Thị Hà sản phẩm có các hình dạng mà trẻ đã học “Các con hãy làm cho cô chiếc đồng hồ có dạng hình tròng, đồng hồ có dạng hình vuông, làm chiếc gương hay những vật dụng trong lớp có những hình mà các con đã học và cho cô biết đó là hình gì nhé?” Khi tiến hành tạo nên các sản phẩm như thế thì tư duy của trẻ sẽ phát triển hơn, trẻ sẽ thể hiện được sự sáng tạo của mình, từ đó sẽ khiến trẻ say mê hơn trong hoạt động và những kiến thức mà giáo viên dạy về các hình dạng sẽ thấm nhuần trong trí nhớ của trẻ 3.2.5 Thiết kế một số giáo án tích hợp hình thành biểu tượng hình dạng cho trẻ 4 – 5 tuổi thông qua hoạt động góc Việc thiết kế một số giáo án tích hợp hình thành biểu tượng hình dạng cho trẻ 4 – 5 tuổi thông qua hoạt động sẽ giúp giáo viên hiểu rõ hơn về cách thức tổ chức cũng như dẫn dắt vào bài, nội dung hướng dẫn tích hợp ở các góc từ đó sẽ giúp cho việc hình thành biểu tượng về hình dạng thông qua hoạt động góc sẽ được tiến hành một cách có hiệu quả Giáo án 1: Chủ đề: Trường mầm non Hoạt động trọng tâm: Vui chơi ở các góc - Góc xây dựng: “ Xây dựng trường mầm non” - Góc đóng vai: “ Cửa hàng vật liệu xây dựng trường mầm non” - Góc nghệ thuật: “ Trang trí trường mầm non” - Góc nấu ăn: “ Bé tập làm nội trợ” Độ tuổi: 4 – 5 tuổi Thời gian: 45 – 60 phút I Mục đích yêu cầu 1 Kiến thức -Trẻ biết lựa chọn góc chơi -Bước đầu biết lựa chọn phối hợp các góc chơi trong lớp -Trẻ có kiến thức về chủ đề trường mầm non SVTH: Trần Thị Thanh Vân Trang 23 GVHD: Trần Thị Hà -Trẻ biết nhận biết, và phân biệt một số biểu tượng về hình dạng 2 Kỹ năng - Thực hiện được các hoạt động ở các góc - Biết cách tạo nên các sản phẩm liên quan đến chủ đề - Biết nhận biết các hình thông qua các đồ vật ở các góc 3 Thái độ -Chơi tích cực, hứng thú sáng tạo -Chơi đoàn kết, biết hợp tác với bạn trong khi chơi II Chuẩn bị 1.Cho giáo viên - Giáo án - Tranh để thu hút trẻ tham gia vào hoạt động - Vật liệu để hướng dẫn trẻ tham gia chơi 2 Cho trẻ - Góc xây dựng: Hàng rào hình chữ nhật, viên gạch, cây xanh, cây ăn quả, cây hoa, cầu trượt, xích đu - Góc nghệ thuật: Bút sáp màu, keo dán, khăn laau, họa tiết, tranh ảnh về trường, các hình để trẻ tạo nên trường mầm non - Góc đóng vai: Cửa hàng vật liệu xây dựng và thiết bị trường mầm non - Góc nấu ăn: Bộ chế biến thức ăn, bàn ghế có các hình dạng … III Tiến trình hoạt động Hoạt động của cô Hoạt động 1: Ổn định tổ chức – Thỏa thuận chơi Hoạt động của trẻ - Cô cho trẻ hát bài “ Trường cháu đây là trường mầm non” -Trẻ thực hiện - Cô đàm thoại với trẻ về nội dung bài hát: - Các con vừa hát bài hát gì? -Trẻ trả lời - Thế hôm nay các con có muốn tìm hiểu về trường mầm -Trẻ trả lời non của chúng ta không? - Vậy hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về ngôi trường SVTH: Trần Thị Thanh Vân Trang 24 GVHD: Trần Thị Hà của chúng ta nhé! Cô đã chuẩn bị nhiều đồ chơi ở các góc -Trẻ trả lời -Thế bây giờ bạn nào chơi ở góc xây dựng nào? Các con sẽ xây dựng gì nhỉ? (Chúng mình nhất trí xây dựng trường -Trẻ trả lời mầm non nhé) -Ở góc nấu ăn cô cũng đã rất nhiều vật dụng để các con chế biến những món ăn cho tất cả mọi người ở trường, thế bạn -Trẻ trả lời nào thích chơi ở góc này? -Trẻ trả lời -Để có nguyên vật liệu để xây dựng thì chúng ta sẽ tới đâu -Trẻ trả lời mua các con? Thế thì chúng ta sẽ gặp ai? -Thế có bạn nào thích ở góc đóng vai nào? - Thế các bạn ở góc đóng vai đã biết làm thế nào chưa? -Thế cuối cùng còn một góc nghệ thuật thế có bạn nào muốn tạo nên những sản phẩm đẹp ở đây không? -Trẻ trả lời ( các con nhất trí trang trí trường mầm non của chúng ta thật đẹp nhé) -Thế khi chơi chúng ta phải như thế nào các con? -Giáo viên nhắc nhở trở các yếu tố và nguyên tắc khi chơi Hoạt động 2: Quá trình chơi -Cô đi từng góc quan sát và hướng dẫn trẻ -Cô kết hợp hình thành biểu tượng về hình dạng cho trẻ thông qua các hình dạng, các đồ vật và sản phẩm của trẻ -Trẻ trả lời -Cô tạo tình huống để trẻ chơi tốt vai chơi, đồng thời khơi dạy những hình dạng, kiến thức mà trẻ đã học liên quan tới -Trẻ trả lời hình dạng Hướng dẫn và hình thành biểu tượng hình dạng ở góc xây dựng: -Xin chào các chú kiến trúc sư tí hon Các bác đang xây gì -Trẻ trả lời vậy? - Thế ngôi trường có dạng hình gì vậy chú, cửa sổ hình gì SVTH: Trần Thị Thanh Vân Trang 25 GVHD: Trần Thị Hà mà đẹp vậy? -Thế hàng rào có hình gì mà dài thế chú, chiếc ghế kia các -Trẻ trả lời chú để đâu thế? -Ngôi trường của chúng ta có đặc điểm gì vậy chú? -Vậy các chú xây dựng tiếp đi nhé, lát cháu quay lại để -Trẻ trả lời chụp ảnh ngôi trường của mình đấy Hướng dẫn ở góc nấu ăn -Các bác đang nấu gì mà thơm thế? -Trẻ trả lời -Các bác nấu món gì đó? -Món bánh các bác sẽ tạo nên hình dạng, đặc điểm làm sao vậy bác? -Trẻ trả lời -Hôm nay là sinh nhật cháu, cháu rất thích ăn những chiếc bánh hình tròn bác làm cho cháu mấy cái nhé? Hướng dẫn ở góc đóng vai: -Trẻ trả lời -Các bác đang bán gì vậy, các bác có thể giới thiệu về các mặt hàng của mình không? -Trẻ trả lời -Tôi muốn muốn mua một viên gạch, À viên gạch có khối gì vậy bác? -Cửa hàng có vật liệu gì khối cầu, vuông, chữ nhật vậy bác? Hướng dẫn ở góc nghệ thuật -Các họa sĩ đang vẽ gì vậy? -Ngôi trường có nhiều ô cửa nhĩ? Thế ô cửa các chú vẽ có hình gì vậy? - Thế ngoài hình vuông ra thì trong bức tranh của chú có hình gì nữa? - Thế mặt trời hình gì vậy chú? Hoạt động 3: kết thúc buổi chơi - Cô cho trẻ tự nhận xét sản phẩm của mình và của nhóm - Trẻ thực hiện khác, sau đó cô nhận xét chung về ưu và nhược, cô tuyên SVTH: Trần Thị Thanh Vân Trang 26 GVHD: Trần Thị Hà dương cả lớp, nhẹ nhàng chuyển sang hoạt động khác - Trẻ Lắng nghe Giáo án 2: Chủ đề: Gia đình Hoạt động trọng tâm: Hoạt động vui chơi ở các góc -Góc xây dựng: “Xây dựng ngôi nhà của bé” -Góc đóng vai: “Cửa hàng thực phẩm” -Góc nội âm nhạc: “Bé làm nhạc công” -Góc bán nội trợ: “ Giúp mẹ nội trợ” Lứa Tuổi: 4 – 5 tuổi Thời gian: 45 – 60 phút I Mục đích, yêu cầu 1 Kiến thức - Trẻ biết về các vai chơi - Biết được các hình dạng của các vật được sử dụng để chơi - Trẻ có kiến thức về chủ điểm gia đình - Trẻ biết nhận biết và phân biệt một số kiến thức về hình dạng 2 Kỹ năng - Thể hiện được các thao tác vai chơi - Biểu diễn tự nhiên các giai điệu - Biết lấy chính xác vật dụng có các hình dạng theo tên gọi 3 Thái độ - Chơi tích cực hứng thú, sáng tạo - Chơi đoàn kết, hợp tác với bạn cùng chơi - Thể hiện đúng yêu cầu của giáo viên II Chuẩn bị 1 Cho giáo viên - Giáo án, các vật dụng hướng dẫn trẻ chơi SVTH: Trần Thị Thanh Vân Trang 27 GVHD: Trần Thị Hà 2 Cho trẻ - Góc nội trợ: Bộ đồ chơi nấu ăn, một số loại rau củ quả, các món ăn như tôm cá, bàn ghế cho trẻ ngồi - Góc đóng vai: Một số thực phẩm, đồ hộp, tiền giả - Góc xây dựng: một số cây cối , mô hình ngôi nhà … - Góc âm nhạc: Dụng cụ âm nhạc, sáo , phách, ghế, micro III Tiến hành Hoạt động của cô 1 Ổn định và thỏa thuận trước khi chơi Hoạt động của trẻ - Cô cho trẻ hát bài “ Niềm vui gia đình” để ổn định trẻ -Trẻ hát - Cô đàm thoại về nội dung bài hát: +Các con vừa hát bài hát gì? -Trẻ trả lời + Gia đình các con có những ai? - Trẻ trả lời + Thế ở nhà cha mẹ dẫn các con đến đâu để mua hàng? -Trẻ trả lời + Thế nhà các con có đẹp không, các con thích nhà như thế nào? -Trẻ trả lời + Các con có yêu gia đình của mình không? + Hôm nay cô cũng chuẩn bị rất nhiều đồ chơi đẹp ở các góc , các con hãy sử dụng những đồ vật đó để xây dựng nên những ngôi nhà, hay để nấu ăn Vậy giờ các con hay vào các góc chơi thật vui nhé -Cô cho trẻ về góc chơi và tự thỏa thuận tại góc chơi 2 Quá trình chơi -Cô quan sát trẻ chơi, cân đối các góc chơi, cô tham gia hướng dẫn trẻ chơi * Góc nội trợ: + Chào các bác nội trợ tí hon! Các bác đang định nấu món gì -Trẻ trả lời thế ? Tôi đến đây với gia đình, bác lấy giúp tôi 3 chiếc ghế vuông -Trẻ thực hiện nhé? SVTH: Trần Thị Thanh Vân Trang 28 GVHD: Trần Thị Hà + Tôi thích cà rốt được cắt thành hình vuông để nấu canh bác cắt giúp nhé * Góc xây dựng: + Các chú đang xây gì đấy? -Trẻ trả lời + Hồ cá xây hình gì vậy? + Bác dùng gì để xây thế? -Trẻ thực hiện + Vậy viên gạch hình khối gì thế? + Thế ngoài khối chữ nhật ra có hình khối nào nữa không bác? * Góc đóng vai: + Hôm nay các bác bán gì thế? - Trẻ trả lời + Có bán quả trứng hình tròn không? -Trẻ thực hiện + Bác lấy cho tôi một tấm thớt hình chữ nhật? + Lon bia này hình gì vậy bác? -Trẻ trả lời * Góc âm nhạc: - Trẻ trả lời + Các bác đang làm gì thế? -Trẻ thực hiện + Cây sáo kia có hình gì vậy? + Cây đàn của bác đẹp nhĩ? Nó có hình gì vậy? 3 Nhận xét: -Cô cho trẻ tự nhận xét, sau đó cô nhận xét lại và cho trẻ dọn -Trẻ chú ý lắng dẹp chuyển sang hoạt động khác nghe -Trẻ thực hiện C KẾT LUẬN Đổi mới giáo dục mầm non là yêu cầu cấp thiết của nước ta trong công cuộc hội nhập Để đáp ứng được mục tiêu đào tạo của giáo dục, đòi hỏi người giáo viên phải biết áp dụng kiến thức kỹ năng của bản thân để giúp trẻ nhận biết không chỉ thông qua học động mà người giáo viên còn phải thông qua các hình SVTH: Trần Thị Thanh Vân Trang 29 GVHD: Trần Thị Hà thức, các hoạt động khác để truyền tải cho trẻ Trong đó việc giúp trẻ tích lũy thông qua hoạt động góc rất quan trọng, nhất là trong việc hình thành biểu tượng về hình dạng Nó làm cho việc tiếp thu môn toán khô khan trở nên dễ dàng hơn Thỏa mãn nhu cầu “Học mà chơi, chơi mà học” của trẻ 4- 5 tuổi Nhưng trong thực tế việc hình thành biểu tượng về hình dạng cho trẻ thông qua hoạt động góc vẫn chưa được chú trọng, vẫn còn nhiều thiếu sót làm cho việc giúp trẻ tiếp thu chưa được hiệu quả Chính vì thế những biện pháp đề ra sẽ giúp cho việc tổ chức hình thành biểu tượng hình dạng cho trẻ nói chung, và trẻ 4- 5 tuổi ở trường mẫu giáo Sao Biển nói riêng sẽ có những biện pháp thích hợp làm cho hoạt động làm quen với toán của trẻ trở nên dễ dàng hơn, góp phần hoàn thiện nhân cách trẻ, hướng trẻ đến Chân – Thiện – Mỹ SVTH: Trần Thị Thanh Vân Trang 30 GVHD: Trần Thị Hà D TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Đỗ Thị Minh Liên, giáo trình lý luận và phương pháp hình thành biểu tượng toán học sơ đẳng cho trẻ mầm non, NXB đại học Sư Phạm 2 La Vĩnh Lộc, giáo trình tâm lý học trẻ em 3 Tạp chí giáo dục mầm non 4 Thuviengiaoanhay.com SVTH: Trần Thị Thanh Vân Trang 31 GVHD: Trần Thị Hà MỤC LỤC A MỞ ĐẦU 1 1 Lý do chọn đề tài 1 2 Mục đích nghiên cứu 2 3 Đối tượng nghiên cứu 2 4 Nhiệm vụ nghiên cứu 2 5 Phạm vi nghiên cứu .2 6 Phương pháp nghiên cứu 2 Chương I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI 3 1.1.Một số vấn đề về hình thành biểu tượng hình dạng cho trẻ .3 1.1.2 Đặc điểm của trẻ mẫu giáo 4 -5 tuổi .4 1.1.2.1 Đặc điểm phát triển nhận thức của trẻ 4 – 5 tuổi 4 1.1.2.2 Đặc điểm phát triển biểu tượng về hình dạng cho mầm non nói chung và của trẻ 4 – 5 tuổi nói riêng .4 1.1.3 Quá trình dạy học nhằm hình thành biểu tượng hình dạng cho trẻ 4 – 5 tuổi .6 1.2.3.Tầm quan trọng của hoạt động góc ở trường mầm non 9 1.2.4.Vai trò của hoạt động góc trong việc hình thành biểu tượng về hình dạng cho trẻ 4 – 5 tuổi 11 Khu vực bếp được trang bị đầy đủ cơ sở vật chất thuận lợi trong quá trình chế biến món ăn cho trẻ .14 2.1.2 Tình hình đội ngủ giáo viên 14 • Trường có 1 Hiệu trưởng (Trình độ đại học); 14 • 2 hiệu phó (Trình độ đại học); 14 • 17 giáo viên (Trình độ cao đẳng và đại học); 14 • 2 nhân viên lao công; 14 • 7 nhân viên nấu bếp trong đó có 2 nhân viên có trình độ trung cấp, 5 nhân viên có giấy chứng nhận 14 Đội ngũ giáo viên đã có nhiều năm công tác trong nghề và có thành tích nhiều năm luôn yêu nghề, mến trẻ 14 2.1.3 Về số lượng trẻ các độ tuổi 14 Trường có 210 học sinh trong đó có 85 học sinh là nữ, gồm 9 lớp trong đó có 2 lớp bé, 3 lớp nhỡ, 3 lớp lớn .14 SVTH: Trần Thị Thanh Vân GVHD: Trần Thị Hà Trẻ mẫu giáo bé: 48 cháu 14 Trẻ mẫu giáo nhỡ: 67 cháu 14 Trẻ mẫu giáo lớn: 95 cháu 14 2.2 Thực trạng tổ chức hình thành biểu tượng về hình dạng cho trẻ 4 -5 thông qua hoạt động góc 14 2.2.1 Thực trạng về nội dung chương trình hình thành biểu tượng về hình dạng cho trẻ 4 – 5 tuổi ở trường mầm non 14 2.2.2 Thực trạng nhận thức của giáo viên trong việc hình thành biểu tượng về hình dạng cho trẻ 4 – 5 tuổi thông qua hoạt động góc 15 2.2.3 Nguyên nhân .16 Chương III: BIỆN PHÁP HÌNH THÀNH BIỂU TƯỢNG HÌNH DẠNG CHO TRẺ 45 TUỔI THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG GÓC TẠI TRƯỜNG MẪU GIÁO SAO BIỂN 18 3.2.1 Tổ chức các cuộc thi trao đổi kinh nghiệm giữa các giáo viên khi tiến hành hình thành biểu tượng về hình dạng thông qua hoạt động góc cho trẻ 21 3.2.2 Tạo môi trường hình dạng phong phú trong lớp cho trẻ 21 3.2.3 Tạo ra nhiều đồ chơi đẹp với các chất liệu màu sắc và có nhiều hình dạng khác nhau .22 3.2.4 Tổ chức cho trẻ tạo nên sản phẩm có các hình dạng mà trẻ đã học ở các góc 22 3.2.5 Thiết kế một số giáo án tích hợp hình thành biểu tượng hình dạng cho trẻ 4 – 5 tuổi thông qua hoạt động góc 23 C KẾT LUẬN 29 D TÀI LIỆU THAM KHẢO .31 SVTH: Trần Thị Thanh Vân

Ngày đăng: 12/11/2016, 21:48

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • A. MỞ ĐẦU

  • 1. Lý do chọn đề tài

  • 2. Mục đích nghiên cứu

  • 3. Đối tượng nghiên cứu

  • 4. Nhiệm vụ nghiên cứu

  • 5. Phạm vi nghiên cứu

  • 6. Phương pháp nghiên cứu

  • Chương I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI

  • 1.1. Một số vấn đề về hình thành biểu tượng hình dạng cho trẻ

  • 1.1.2. Đặc điểm của trẻ mẫu giáo 4 -5 tuổi

  • 1.1.2.1. Đặc điểm phát triển nhận thức của trẻ 4 – 5 tuổi

  • 1.1.2.2. Đặc điểm phát triển biểu tượng về hình dạng cho mầm non nói chung và của trẻ 4 – 5 tuổi nói riêng.

  • 1.1.3. Quá trình dạy học nhằm hình thành biểu tượng hình dạng cho trẻ 4 – 5 tuổi

  • 1.2.3. Tầm quan trọng của hoạt động góc ở trường mầm non

  • 1.2.4. Vai trò của hoạt động góc trong việc hình thành biểu tượng về hình dạng cho trẻ 4 – 5 tuổi

  • Khu vực bếp được trang bị đầy đủ cơ sở vật chất thuận lợi trong quá trình chế biến món ăn cho trẻ.

  • 2.1.2. Tình hình đội ngủ giáo viên

  • • Trường có 1 Hiệu trưởng (Trình độ đại học);

  • • 2 hiệu phó (Trình độ đại học);

  • • 17 giáo viên (Trình độ cao đẳng và đại học);

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan