Đề kiểm tra TNKQ môn Tiếng Việt Lớp 5 theo phương pháp Solo

6 3.8K 22
Đề kiểm tra TNKQ môn Tiếng Việt Lớp 5 theo phương pháp Solo

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Môn: Tiếng Việt Thời gian: 60 phút Phần 1: Đọc hiểu Cô bé làng Chăm Như nhiều cô gái làng Chăm khác, từ nhỏ Đông Chiêu đã được mẹ dạy hai nghề truyền thống: dệt thổ cẩm và làm đồ gốm dùng trong sinh hoạt gia đình. Những món đồ bằng đất nung như cái cà ràng, cái nồi, cái pụ … dân dã và rẻ tiền, thích hợp với đời sống nông thôn. Đêm nay, Đông Chiêu mượn ánh sáng của đèn trời để làm việc. Em tưới nước lên mớ đất sét bên gốc cau và bắt đầu nhồi đất bằng đôi chân dẻo dai của mình. Hai bàn chân nhỏ bé của em kiên nhẫn dẫm đạp, nhào qua trộn lại cho đến khi mớ đất nhão nhoẹt trở thành mịn màng. Em lấy một cục đất sét nhào nặn trên tay, rồi ngắt từng miếng nhỏ. Những miếng đất dẻo quánh và vàng thắm như ngấm cả ánh trăng vào trong. Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất: 1. Hai nghề truyền thống của làng Chăm được tác giả nói đến trong bài là dệt thổ cẩm và: đơn cấu trúc a. Làm đồ gốm b. Nhồi đất sét c. Nung đất d. Nhồi đất 2. Cụm từ “ánh sáng của đèn trời” để chỉ ánh sáng của:đa cấu trúc a. Trăng sao ( không phải từ ghép, lỗi người soạn đề) b. Mặt trăng c. Mặt trời d. Ánh đèn 3. Ngoài việc tưới nước, nhồi đất, dẫm đạp, nhào nặn…Đông Chiêu còn: đơn cấu trúc a. Ép đất b. Moi đất c. Vo tròn d. Ngắt đất 4. Qua những việc làm của Đông Chiêu, em thấy cô bé là người: liên hệ a. Chăm chỉ học nghề b. Vừa làm vừa chơi c. Siêng năng lao động d. Nhanh nhẹn, tháo vát 5. Đoạn văn trên miêu tả: liên hệ a. Cô bé Đông Chiêu đang vui đùa cùng bạn bè b. Cô bé làng Chăm đang nhào đất sét bên gốc cau c. Dân làng Chăm bàn việc phát triển nghề truyền thống d. Làng Chăm đang hoạt động tưng bừng và vui vẻ. câu trả lời không tương đương về ngữ nghĩa - ngữ pháp 1/6 ĐỨA TRẺ MỒ CÔI 1. Chiều mưa ngoài song cửa Gió lạnh thổi lá rơi Có người em bé nhỏ Đứng dưới hiên nhìn trời 3. Em đưa tay gạt lệ Bước đi duới trời mưa Mặc gió lùa tê tái Trên tấm thân bơ phờ 2. Gió lạnh thổi tê môi Mái tóc xanh rã rời Hai hàm răng lập cập Run run lên từng hồi 4. Em đi trong gió sương Về xó chợ đầu đường? Xót thân em bé bỏng Sớm chịu đời tang thương Hoài Điệp Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất: 1. Em bé đứng dưới mái hiên để làm gì? đơn cấu trúc a. Trú mưa b. Đứng khóc c. Ngắm cảnh mưa d. Cho đỡ lạnh 2. Những dòng thơ nào cho biết em bé trong bài không có nhà? đa cấu trúc a. Có người em bé nhỏ Đứng dưới hiên nhìn trời b. Em đưa tay gạt lệ Bước đi dưới trời mưa c. Em đi trong gió sương Về xó chợ đầu đường d. Xót thân em bé bỏng Sớm chịu đời tang thương 3. Khổ thơ nào nói lên lòng thương cảm của tác giả đối với em bé? liên hệ a. Khổ thơ 1 b. Khổ thơ 2 c. Khổ thơ 3 d. Khổ thơ 4 4. Ngoài “Đứa trẻ mồ côi”, em có thể chọn tựa đề nào đặt tên cho bài thơ? trừu tượng MR, nên chuyển sang dạng điền (bán khách quan) a. Đứa trẻ đi hoang b. Phận trẻ bơ vơ c. Cuộc đời không nhà d. Cuộc đời nghèo khổ Làm việc cho cả ba thời Có một con ve thấy bác nông dân nọ làm việc miệt mài, từ sáng đến tối chẳng lúc nào ngơi, liền tò mò hỏi: − Bác làm việc quần quật như thế để làm gì? Bác nông dân đáp: − Tôi làm cho cả ba thời nên không thể ngừng tay. Ve nghĩ mãi không ra, lại hỏi: − Thế nào là làm việc cho cả ba thời? 2/6 Bác nông dân ôn tồn giảng giải: − Trước hết, tôi phải làm việc để nuôi bản thân. Đó là làm việc cho hiện tại. Nhà tôi còn bố mẹ già. Làm việc để phụng dưỡng bố mẹ là làm vì quá khứ. Còn làm để nuôi con là dành dụm cho tương lai. Sau này tôi già, các con tôi lại nuôi tôi như bây giờ tôi đang phụng dưỡng cha mẹ. Truyện vui dân gian thế giới Dựa vào nội dung bài đọc trên, em hãy khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng: 1. Câu chuyện trên có: đơn cấu trúc a. 1 nhân vật b. 2 nhân vật c. 3 nhân vật d. 4 nhân vật 2. Nhân vật chính trong câu chuyện là: đơn cấu trúc a. Bác nông dân b. Ve c. Bố mẹ bác nông dân d. Con bác nông dân 3. Cụm từ “ba thời” trong bài học có nghĩa là: liên hệ v trừu tượng mở rộng a. Sáng, chiều và tối b. Con ve, bác nông dân và người dẫn chuyện c. Cha mẹ, bản thân và con cái d. Hiện tại, quá khứ và tương lai 4. Bác nông dân làm việc miệt mài từ sáng đến tối vì: đơn cấu trúc a. Tự nuôi thân b. Lo cho cả ba thời c. Lo cho toàn xã hội d. Phụng dưỡng bố mẹ già 5. Nội dung chính của bài đọc trên: liên hệ a. Kể lại mẩu đối thoại giữa con ve và bác nông dân b. Tả bác nông dân đang làm việc c. Nói về nỗi vất vả của người nông dân khi làm ra hạt lúa d. Nói về sự tò mò của con ve 6. Qua câu chuyện này, em học tập được đức tính gì ở bác nông dân? liên hệ - đa khả năng trả lời/ câu trả lời không tường minh a. Hiếu thảo đối với cha mẹ b. Siêng năng, cần cù c. Chăm chỉ và miệt mài d. Lo toan cho gia đình 7. Câu ca dao nào dưới đây phù hợp nhất với nội dung bài đọc trên? trừu tượng MR a. Nói chín thì nên làm mười Nói mười làm chín, kẻ cười người chê b. Ai ơi bưng bát cơm đầy Dẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần c. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây Ăn gạo nhớ kẻ đâm, xay, giần, sàng d. Có làm thì mới có ăn Không dưng ai dễ đem phần cho ai 3/6 Triển lãm nghệ thuật thư pháp (SGGP) – Ngày 6-4, tại Hội Mỹ thuật TPHCM (218A Pasteur, quận 3) Công ty TNHH Di Đức phối hợp với phòng tranh Tri Âm tổ chức khai mạc triển lãm tranh ảnh, thư pháp và điêu khắc mang chủ đề “Chữ tâm trong nghệ thuật”. Triển lãm (kéo dài đến hết ngày 12-4) trưng bày tác phẩm của hơn 30 tác giả nổi tiếng cả nước trong lĩnh vực hội họa, nhiếp ảnh và thư pháp như Trụ Vũ, Song Nguyên, Trương Lộ, Cao Triều Điển, Phượng Hồng, Trần Quốc Ẩn, Lý Việt Dũng… T. NGUYỄN Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng: 1. Triển lãm nghệ thuật thư pháp ở đâu? đơn cấu trúc a. Hội Mỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh b. Công ty TNHH Di Đức c. Phòng tranh Tri Âm thành phố Hồ Chí Minh d. Trường Mỹ thuật Quận 3 2. Ngoài thư pháp, triển lãm còn trưng bày: đa cấu trúc a. Tác phẩm điêu khắc b. Tác phẩm nhiếp ảnh c. Hội họa và nhiếp ảnh d. Tranh ảnh và điêu khắc Phần 2: Từ ngữ, ngữ pháp Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng: 1. Từ trái nghĩa với “hẹp” là: đơn cấu trúc a. Rộng b. Cao c. Lớn 2. Dòng nào dưới đây nêu đúng nghĩa của từ “công dân” liên hệ a. Người làm việc trong cơ quan nhà nước, các tổ chức đoàn thể b. Người dân của một nước, có quyền lợi và nghĩa vụ đối với đất nước c. Người lao động chân tay làm công ăn lương 3. Trong các cụm từ “chiếc dù, chân đê, đôi tay”, từ nào mang nghĩa chuyển: liên hệ a. Chân b. Dù c. Tay 4. Từ loại của “thưa thớt” là: đơn cấu trúc a. Động từ b. Danh từ c. Tính từ 5. “Hối hả” có nghĩa là: đơn cấu trúc a. Rất vội vã, muốn làm việc gì đó cho thật nhanh b. Mừng vui, phấn khởi vì được như ý c. Vất vả vì dốc sức để làm cho thật nhanh 4/6 6. Trong đoạn văn dưới đây sự vật nào được nhân hóa: “Sau một mùa đông lạnh giá, những gốc cây bên đường dụi mắt thức dậy. Lúc đầu, cây trổ ra những lá non. Rồi cây bừng nở những cánh hoa li ti. Cả một góc trời đầy nắng và trắng xóa những bông hoa màu ngà.” đa cấu trúc a. Mùa đông b. Gốc cây c. Góc trời 7. Chủ ngữ trong câu: “Đền Thượng nằm chót vót trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh” là: đơn cấu trúc a. Đỉnh núi Nghĩa Lĩnh b. Đền Thượng c. Nằm chót vót 8. Dấu phẩy trong câu: “Thân cây xù xì, gai góc, mốc meo” dùng để ngăn cách: đa cấu trúc a. Các vế câu b. Trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ c. Các từ cùng làm vị ngữ 9. Các vế trong câu ghép “Thân cây xù xì, gai góc, mốc meo, vậy mà lá thì xanh mởn, non tươi, gập ghềnh đùa với gió” được nối với nhau bằng quan hệ từ: đơn cấu trúc a. Vậy mà b. Thì c. Vậy 10.Trong đoạn văn dưới đây: đa cấu trúc “Chiếc xích lô ở Hà Nội có lòng xe rộng và thấp. Còn xích lô ở Sài Gòn thì thùng cao và đẹp hơn. Thùng xe của chiếc xích lô ở Hải Phòng thì lại có một dáng vẻ dài và cong cong như chiếc thuyền.” Câu có hình ảnh so sánh: a. Câu 1 b. Câu 2 c. Câu 3 Phần 3: Chính tả 1. Dòng nào dưới đây viết đúng chính tả? đơn cấu trúc a. Trường Tiểu học Trần Quốc Thảo b. Trường Tiểu học trần Quốc Thảo c. Trường Tiểu học Trần quốc Thảo 2. Dòng nào dưới đây viết đúng chính tả? đơn cấu trúc a. Hi-Ma-Lay-A b. Hi ma lay a c. Hi – ma – lay – a 3. Dòng nào dưới đây đúng chính tả? đa cấu trúc a. Huân chương lao động b. Huân chương Lao động c. Huân Chương Lao Động 4. Dòng nào dưới đây viết đúng chính tả? đa cấu trúc 5/6 a. Hồ gươm b. Hồ Gươm c. hồ Gươm 5. Hãy chọn từ viết đúng: đa cấu trúc a. Sổ số b. Xổ số c. Sổ xố Phần 4: Tập làm văn Mỗi ngày ở trường, em được nhiều người quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ. Hãy tả một người đã để lại cho em ấn tượng tốt đẹp nhất trong khoảng 10 – 15 câu. 6/6 . Môn: Tiếng Việt Thời gian: 60 phút Phần 1: Đọc hiểu Cô bé làng Chăm Như nhiều cô. thư pháp (SGGP) – Ngày 6-4, tại Hội Mỹ thuật TPHCM (218A Pasteur, quận 3) Công ty TNHH Di Đức phối hợp với phòng tranh Tri Âm tổ chức khai mạc triển lãm tranh

Ngày đăng: 15/06/2013, 01:25

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan