Hoàn thiện quản lý vốn và tài sản trong các tổng công ty giao thông

319 278 0
Hoàn thiện quản lý vốn và tài sản trong các tổng công ty giao thông

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI NGUYỄN NGỌC SƠN HOÀN THIỆN QUẢN LÝ VỐN VÀ TÀI SẢN TRONG CÁC TỔNG CÔNG TY XÂY DỰNG GIAO THÔNG LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Hà Nội, Năm 2015BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI NGUYỄN NGỌC SƠN HOÀN THIỆN QUẢN LÝ VỐN VÀ TÀI SẢN TRONG CÁC TỔNG CÔNG TY XÂY DỰNG GIAO THÔNG Chuyên ngành : Kinh tế Xây dựng Ma sô : 62.58.03.02 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: GS.TSKH Nghiêm Văn Dĩnh Hà Nội, Năm 2015i LỜI CẢM ƠN Trước tiên, Nghiên cứu sinh xin được chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới GS. TSKH Nghiêm Văn Dĩnh vì những chỉ bảo, hướng dẫn tận tình trong thời gian nghiên cứu sinh thực hiện Luận án. Tiếp theo, Nghiên cứu sinh xin được trân trọng gửi lời cảm ơn tới Tổng công ty Xây dựng công trình Giao thông 8 (Bộ Giao thông Vận tải) và Văn phòng Quốc hội đã tạo điều kiện về tinh thần và về thời gian cho nghiên cứu sinh; tới Ban lãnh đạo và toàn bộ đội ngũ cán bộ giáo viên Phòng Đào tạo sau đại học, các thầy cô giáo Khoa kinh tế quản lý và đặc biệt các thầy cô giáo trong Bộ môn kinh tế xây dựng Trường Đại học Giao thông Vận tải đã hỗ trợ, giúp đỡ nhiệt tình cho nghiên cứu sinh trong thời gian thực hiện Luận án. Cuối cùng, Nghiên cứu sinh xin được trân trọng gửi lời cảm ơn tới những người thân trong gia đình đã hết lòng ủng hộ, động viên trong thời gian Nghiên cứu sinh thực hiện Luận án. Hà Nội, ngày 12 tháng 06 năm 2015 Nghiên cứu sinh Nguyễn Ngọc Sơnii LỜI CAM ĐOAN Nghiên cứu sinh xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc lập, và chưa từng được công bố ở Việt Nam và trên thế giới. Các số liệu được thu thập từ các nguồn số liệu chính thức của các đơn vị, tổ chức trong nước. Nếu sai, nghiên cứu sinh xin chịu mọi trách nhiệm. Nghiên cứu sinh Nguyễn Ngọc Sơniii MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN ..............................................................................................................i LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................ii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ........................................................................vi DANH MỤC CÁC BẢNG...................................................................................... viii DANH MỤC SƠ ĐỒ ..................................................................................................x DANH MỤC BIỂU ĐỒ .............................................................................................xi MỞ ĐẦU.....................................................................................................................1 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN TỚI ĐỀ TÀI....5 1.1 Các công trình nghiên cứu trong nước...............................................................5 1.2. Các công trình nghiên cứu nước ngoài ...........................................................13 1.3. Nhận xét các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước về quản lý vốn và tài sản .....................................................................................................................21 1.3.1. Nhận xét chung .........................................................................................21 1.3.2. Những tồn tại, hạn chế ..............................................................................23 Kết luận chương 1 .....................................................................................................23 CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ VỐN VÀ TÀI SẢN TRONG DOANH NGHIỆP.....................................................................................................24 2.1. Khái quát về tài sản và vốn của doanh nghiệp................................................24 2.1.1. Khái niệm tài sản và vốn...........................................................................24 2.1.2. Phân loại vốn và tài sản ............................................................................27 2.2. Khái quát về quản lí vốn và tài sản trong doanh nghiệp.................................34 2.2.1. Khái niệm và nội dung của quản lí vốn và tài sản ....................................34 2.2.2. Phân loại quản lí vốn và tài sản ................................................................37 2.2.3. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả huy động, sử dụng vốn và tài sản của doanh nghiệp.......................................................................................................45 2.3. Các nhân tố tác động tới quản lí vốn và tài sản của doanh nghiệp .................51 2.3.1. Các nhân tố tác động đến quản lí vốn cố định và tài sản cố định.............52 2.3.2. Các nhân tố tác động đến công tác quản lí vốn lưu động và tài sản lưu động .54 Kết luận chương 2 .....................................................................................................57iv CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VỐN VÀ TÀI SẢN TẠI CÁC TỔNG CÔNG TY XÂY DỰNG GIAO THÔNG.................................................................58 3.1. Tổng quan về các Tổng công ty xây dựng giao thông thuộc Bộ Giao thông Vận tải ....................................................................................................................58 3.1.1.Quá trình hình thành và phát triển .............................................................58 3.1.2. Ngành nghề kinh doanh và mô hình hoạt động của các tổng công ty ......63 3.2. Thực trạng quản lý vốn và tài sản tại các tổng công ty xây dựng thuộc Bộ Giao thông Vận tải .................................................................................................64 3.2.1. Khái quát kết quả hoạt động kinh doanh của các tổng công ty ................65 3.2.3. Thực trạng quản lí VCĐ và TSCĐ trong các tổng công ty.......................70 3.2.4. Thực trạng quản lí VLĐ và TSLĐ trong các tổng công ty.......................78 3.2.5. Thực trạng quản lí nguồn vốn kinh doanh trong các tổng công ty ...........96 3.3. Một số kinh nghiệm trên thế giới về quản lý vốn và tài sản của các doanh nghiệp và bài học rút ra cho các doanh nghiệp Việt Nam....................................106 3.3.1 Kinh nghiệm ở Malaysia.........................................................................106 3.3.2 Kinh nghiệm ở Trung Quốc .....................................................................107 3.3.3 Kinh nghiệm ở Ấn Độ..............................................................................107 3.3.4 Bài học rút ra cho các doanh nghiệp Việt nam........................................107 Kết luận chương 3 ...................................................................................................108 CHƯƠNG 4. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ VỐN VÀ TÀI SẢNTRONG CÁC TỔNG CÔNG TY XÂY DỰNG GIAO THÔNG ..................109 4.1. Triển vọng phát triển ngành Giao thông Vận tải đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 .......................................................................................................109 4.2. Định hướng và chiến lược phát triển của các tổng công ty xây dựng giao thông trong thời gian tới.......................................................................................110 4.3. Quan điểm xây dựng giải pháp .....................................................................112 4.4. Một số giải pháp hoàn thiện quản lý vốn và tài sản trong các Tổng công ty xây dựng thuộc Bộ Giao thông Vận tải................................................................113 4.4.1. Nhóm giải pháp hoàn thiện quản lý vốn lưu động và tài sản lưu động ..113 4.4.2. Nhóm giải pháp hoàn thiện quản lý vốn cố định và tài sản cố định .......121 4.4.3. Nhóm giải pháp hoàn thiện quản lý nguồn vốn ......................................129v 4.4.4. Giải pháp về tái cơ cấu tổng công ty.......................................................135 4.5. Ðiều kiện thực hiện giải pháp .......................................................................141 4.5.1 Kiến nghị đối với Nhà nước.....................................................................141 4.5.2 Kiến nghị đối với Bộ Giao thông vận tải.................................................144 4.5.3. Kiến nghị đối với các tổng công ty.........................................................146 Kết luận chương 4 ...................................................................................................147 KẾT LUẬN.............................................................................................................148 CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ...........................................................................150 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................151 PHỤ LỤC................................................................................................................157vi DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BCTC Báo cáo tài chính BOT Xây dựng – hoạt động – chuyển giao BT Xây dựng chuyển giao bq Bình quân CIENCO1 Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 1 CIENCO4 Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 4 CIENCO5 Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 5 CIENCO6 Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 6 CIENCO8 Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 8 CPH Cổ phần hóa CTCP Công ty cổ phần DN Doanh nghiệp DNNN Doanh nghiệp nhà nước ĐTNH Đầu tư ngắn hạn GS Giáo sư GTVT Giao thông vận tải GVHB Giá vốn hang bán H Hàng HTK Hàng tồn kho MTV Một thành viên NG TSCĐ Nguyên giá tài sản cố định NV Nguồn vốn NVL Nguyên vật liệu PPP Đối tác công tư QĐ Quyết định QL Quản lý SX Sản xuất SXKD Sản xuất kinh doanh T Tiền TCCBLĐ Tổ chức cán bộLao độngvii TCT XDCTGT Tổng công ty xây dựng công trình giao thông TCT Tổng công ty TH TiềnHàng TNHH Trách nhiệm hữu hạn TS Tài sản TSCĐ Tài sản cố định TSLĐ Tài sản lưu động TSLN Tỷ suất lợi nhuận TSNH Tài sản ngắn hạn TTBTC Thông tư Bộ Tài chính TTCK Thị trường chứng khoán VCĐ Vốn cố định VLĐ Vốn lưu động XDGT Xây dựng giao thôngviii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1 So sánh giữa thuê vận hành và thuê tài chính tài sản ................................44 Bảng 3.1. Số lượng các doanh nghiệp thuộc Bộ Giao thông Vận tải đã cổ phần hóa giai đoạn 20012013 .........................................................................62 Bảng 3.2. Khái quát tình hình hoạt động SXKD của 7 tổng công ty giai đoạn 20112013 ................................................................................................65 Bảng 3.3. Giá trị tổng tài sản của 7 tổng công ty giai đoạn 20112013....................67 Bảng 3.4. Cơ cấu tài sản theo theo thời gian đầu tư, sử dụng và thu hồi tại 7 TCT giai đoạn 20112013 ................................................................................69 Bảng 3.5. Tình hình tăng giảm TSCĐ tại 7 TCT giai đoạn 2011 2013.................70 Bảng 3.6. Tình hình tăng giảm VCĐ tại 7 TCT giai đoạn 20112013 ....................72 Bảng 3.7. Tình hình tăng giảm khấu hao TSCĐ tại 7 TCT giai đoạn 20112013 ..73 Bảng 3.8. Bảng theo dõi biến động TSCĐ tại 7 TCT giai đoạn 20112013............74 Bảng 3.9. Hiệu suất sử dụng TSCĐ tại các TCT XDGT giai đoạn 20112013.......75 Bảng 3.10. Hệ số hao mòn TSCĐ tại các TCT XDGT giai đoạn 20112013..........76 Bảng 3.11. Kết cấu TSCĐ tại các TCT XDGT giai đoạn 20112013 .....................77 Bảng 3.12. Bảng phân tích kết cấu tài sản lưu động của 7 TCT giai đoạn 2011 2013 .........................................................................................................80 Bảng 3.13. Tỷ trọng cơ cấu tiền và các khoản tương đương tiền của 7 TCT giai đoạn 2011 2013 ......................................................................................82 Bảng 3.14. Tình hình quản lý các khoản phải thu các tổng công ty giai đoạn 20112013 ................................................................................................84 Bảng 3.15. Số vòng quay các khoản phải thu tại các TCT giai đoạn 20112013.....85 Bảng 3.16. Số vòng quay các khoản phải thu trung bình ngành...............................85 Bảng 3.17. Kết cấu hàng tồn kho của các tổng công ty giai đoạn 20112013..........87 Bảng 3.18. Số vòng quay hàng tồn kho tại các TCT giai đoạn 20112013 ..............88 Bảng 3.19. Số vòng quay các khoản phải thu trung bình ngành...............................89 Bảng 3.20.Vòng quay VLĐ tại các TCT giai đoạn 20112013 ...............................90 Bảng 3.21. Kỳ chu chuyển vốn lưu động tại các TCT giai đoạn 20112013............90 Bảng 3.22. Hàm lượng sử dụng VLĐ tại các TCT giai đoạn 20112013.................91 Bảng 3.23. Tỷ suất lợi nhuận VLĐ tại các TCT giai đoạn 20112013.....................92ix Bảng 3.24. Chỉ tiêu khả năng thanh toán trung bình ngành giai đoạn 20112013....93 Bảng 3.25. Hệ số thanh toán nợ ngắn hạn của các tổng công ty giai đoạn 2011 2013 .........................................................................................................93 Bảng 3.26. Hệ số thanh toán nhanh của các tổng công ty giai đoạn 20112013 ......94 Bảng 3.27. Hệ số thanh toán tức thời của các tổng công ty giai đoạn 20112013...95 Bảng 3.28. Cơ cấu nguồn vốn của các Tổng công ty giai đoạn 20112013 .............98 Bảng 3.29. Sự biến động tổng nguồn vốn tại 7 TCT giai đoạn 20112013 ............100 Bảng 3.30. Sự biến động của các khoản nợ phải trả các tổng công ty giai đoạn 20112013 ..............................................................................................101 Bảng 3.31. Hệ số nợ của các tổng công ty trong năm 20112013 ..........................103 Bảng 3.32. Hệ số nợ trung bình ngành xây dựng....................................................103 Bảng 3.33. Hệ số nợ dài hạn của các tổng công ty giai đoạn 20112013 ...............104 Bảng 3.34. Hệ số vốn chủ sở hữu của các tổng công ty giai đoạn 20112013 .......105 Bảng 4.1. Phương pháp phân tích trường lực dùng để phân tích khả năng thanh toán của các tổng công ty.......................................................................130x DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 1.1. Nhận xét chung các công trình nghiên cứu về quản lý vốn và tài sản.....22 Sơ đồ 1.2. Những tồn tại, hạn chế trong các nghiên cứu về quản lý vốn, tài sản .....23 Sơ đồ 2.1. Phân loại vốn kinh doanh của doanh nghiệp ...........................................27 Sơ đồ 2.2. Sự chuyển hóa dòng tiền giữa vốn cố định và vốn lưu động ..................29 Sơ đồ 2.3. Phân loại nguồn vốn kinh doanh cua doanh nghiệp ................................29 Sơ đồ 2.4. Mô hình sử dụng một phần nguồn vốn thường xuyên cho nhu cầu vốn lưu động tạm thời.....................................................................................31 Sơ đồ 2.5. Mô hình sử dụng đúng tính chất của từng nguồn vốn .............................31 Sơ đồ 2.6. Mô hình sử dụng nguồn vốn tạm thời là chính........................................32 Sơ đồ 2.7. Mối quan hệ giữa quản lý vốn bằng tiền và các loại chứng khoán thanh khoản cao .................................................................................................40 Sơ đồ 2.8. Nội dung chính sách bán chịu của doanh nghiệp ....................................42 Sơ đồ 2.9. Các công cụ huy động nguồn vốn kinh doanh cho doanh nghiệp ...........42 Sơ đồ 2.10. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng VCĐ và TSCĐ .............................46 Sơ đồ 2.11. Chỉ tiêu để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động ............................48 Sơ đồ 3.1. Tổ chức bộ máy quản lý của các tổng công ty ........................................64 Sơ đồ 4.1. Giải pháp hoàn thiện quản lý vốn và tài sản..........................................113 Sơ đồ 4.2. Giải pháp về quản lý vốn lưu động và tài sản lưu động ........................113 Sơ đồ 4.3. Các cấp độ hoạt động kiểm soát và hoạt động thu hồi nợ của các tổng công ty ...................................................................................................119 Sơ đồ 4.4. Giải pháp về quản lý vốn cố định và tài sản cố định .............................122 Sơ đồ 4.5. Giải pháp về quản lý nguồn vốn ............................................................129 Sơ đồ 4.6.Giải pháp về tái cơ cấu tổng công ty ......................................................136xi DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1. Biến động tổng tài sản của một số Tổng công ty giai đoạn 20112013.......67 Biểu đồ 3.2. Tình hình biến động TSCĐ của một số tổng công ty giai đoạn 20112013...71 Biểu đồ 3.3. Hiệu suất sử dụng TSCĐ của một số tổng công ty giai đoạn 20112013....75 Biểu đồ 3.4. Biến động vòng quay khoản phải thu của một số tổng công ty giai đoạn 20112013 .......................................................................................85 Biểu đồ 3.5. Biến động vòng quay hàng tồn kho của một số tổng công ty giai đoạn 20112013 .......................................................................................89 Biểu đồ 3.6. Biến động về hàm lượng sử dụng VLĐ của một số TCT giai đoạn 20112013 ................................................................................................92 Biểu đồ 3.7. Biến động về hệ số thanh toán nhanh của một số tổng công ty giai đoạn 20112013 .......................................................................................95 Biểu đồ 3.8. Biến động về hệ số thanh toán tức thời của một số tổng công ty giai đoạn 20112013 .......................................................................................96 Biểu đồ 3.9. Biến động về hệ số nợ của một số tổng công ty giai đoạn 20112013104 Biểu đồ 3.10. Biến động về hệ số vốn chủ sở hữu của một số tổng công ty giai đoạn 20112013 .....................................................................................1051 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Vốn và tài sản có vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình vận hành của mỗi chủ thể kinh tế trong nền kinh tế thị trường. Quản lý, sử dụng vốn và tài sản ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, quyết định đến sự thành bại của tổ chức kinh tếdoanh nghiệp. Chính vì vậy, quản lý vốn và tài sản là mối quan tâm của các chủ thể kinh tế, các loại hình doanh nghiệp. Giao thông vận tải là một bộ phận quan trọng trong kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội. Tổng chiều dài đường bộ nước ta hiện có trên 258.200 km, mạng đường sắt Việt Nam có tổng chiều dài 3.143 km, hệ thống đường thủy nội địa có khoảng 2.360 sông, kênh với tổng chiều dài 41.900 km và 108 cảng, bến thủy nội địa, mạng lưới đường biển với hơn 3.200 km bờ biển cùng 37 cảng biển, 166 bến cảng, 350 cầu cảng, hàng không với 20 cảng hàng không đang hoạt động khai thác, hệ thống đường giao thông nông thôn (chỉ tính đường huyện và đường xã) là 195.840 km, chiếm77,50% tổng số đường bộ ở nước ta 1. Trong ngành giao thông vận tải, vị trí chủ chốt về xây dựng các công trình giao thông thuộc về các tổng công ty xây dựng giao thông. Đây là lực lượng cơ bản xây dựng các công trình cầu đường phục vụ phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Vào thời kỳ còn tồn tại cơ chế kế hoạch hóa tập trung, hoạt động của các doanh nghiệp xây dựng nói chung và doanh nghiệp giao thông nói riêng đều theo kế hoạch của Nhà nước ấn định, do vậy mọi quyết định kinh doanh bị trì trệ, thụ động, kém hiệu quả. Khi chuyển sang kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, các doanh nghiệp xây dựng giao thông đã chủ động trong kế hoạch kinh doanh của mình. Chính tính chủ động đã làm thay đổi sâu sắc hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp này. Điều đó càng khẳng định vị trí, vai trò của các doanh nghiệp xây dựng giao thông trong nền kinh tế quốc dân, góp phần tạo nên cơ sở hạ tầng quốc gia, giải quyết việc làm cho người lao động và đóng góp đáng kể cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước. Theo Chiến lược 35 của Bộ Giao thông vận tải về hướng phát triển giao thông đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 và sửa đổi bổ sung tại Quyết định số 355QĐTTg, ngày 2522013 của Thủ tướng Chính phủ, cơ hội của ngành xây dựng giao thông đã mở ra đường lối, cơ hội đối với các doanh nghiệp xây dựng giao thông. Song hành với cơ hội đó, các doanh nghiệp xây dựng giao thông cũng có nhiều thách thức. Việc tìm ra các giải pháp phù hợp thích ứng với điều kiện thực tế, đảm bảo cho các doanh nghiệp có khả năng cạnh tranh trên thị trường, có khả năng2 thắng thầu cũng như có khả năng hoàn thành tốt các dự án là điều hết sức cần thiết và được đặt lên hàng đầu đối với các doanh nghiệp. Trong thời gian vừa qua, ngoài những kết quả đã đạt được, các doanh nghiệp xây dựng giao thông đã bộc lộ nhiều sự bất cập, yếu kém, thực trạng đó cho thấy đã đến thời điểm phải khẩn trương tái cơ cấu toàn diện để thích ứng với những điều kiện hoàn cảnh trong giai đoạn mới. Việc chuyển đổi mô hình hoạt động từ các doanh nghiệp nhà nước (Nhà nước sở hữu 100% vốn) sang hoạt động theo mô hình công ty mẹ công ty con (hình thức đa sở hữu mà công ty mẹ chiếm tỷ lệ vốn trên 50%), trước khi chuyển đổi sang hoạt động theo mô hình công ty công ty cổ phần (hoạt động theo luật doanh nghiệp) đòi hỏi công tác quản lý vốn và tài sản phải theo kịp sự thay đổi của mô hình hoạt động này. Điều này đặt ra một tiền đề, nền tảng mới, đồng thời cũng là yêu cầu mới cho sự thay đổi về quản lý và sử dụng vốn, tài sản trong các tổng công ty nhằm nâng cao hiệu quả, tăng khả năng cạnh tranh và đáp ứng các yêu cầu đặt ra trong nền kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế. Vì vậy, việc nghiên cứu sinh chọn đề tài “Hoàn thiện quản lý vốn và tài sản trong các Tổng công ty xây dựng giao thông” để nghiên cứu là rất cần thiết. 2. Mục đích nghiên cứu Luận án được thực hiện nhằm đạt được những mục đích cơ bản sau đây: Hệ thống hoá, làm sáng tỏ lý luận về quản lý vốn, quản lý tài sản tại doanh nghiệp; đặc biệt là việc quản lý vốn, tài sản tại các TCT xây dựng giao thông trong giai đoạn chuyển đổi mô hình hoạt động từ tổng công ty nhà nước sang hoạt động theo mô hình công ty mẹcon. Phân tích và đánh giá thực trạng quản lý vốn, quản lý tài sản tại 07 TCT xây dựng giao thông thuộc Bộ Giao thông Vận tải, từ đó chỉ ra những nguyên nhân dẫn đến những hạn chế trong quản lý vốn và tài sản tại các tổng công ty. Đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý vốn và tài sản trong các TCT xây dựng giao thông, đồng thời có những kiến nghị với Nhà nước, với Bộ Giao thông Vận tải và với chính các tổng công ty nhằm thực thi các giải pháp đó. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là các vấn đề về cơ sở lý luận và thực tiễn liên quan đến quản lý vốn, tài sản của doanh nghiệp cũng như vấn đề quản lý vốn và tài sản trong các TCT xây dựng giao thông thuộc Bộ Giao thông Vận tải.3 3.2. Phạm vi nghiên cứu Giới hạn về không gian: Công tác quản lý vốn và tài sản tại các TCT xây dựng giao thông được giới hạn trong 07 TCT XDGT có quy mô lớn, chuyên ngành chính là xây dựng các công trình giao thông thuộc Bộ Giao thông Vận tải. Giới hạn về thời gian: Luận án chỉ tập trung nghiên cứu tình hình quản lý vốn và tài sản tại 07 TCT xây dựng giao thông thuộc Bộ Giao thông Vận tải trong giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2013 làm cơ sở phân tích, đánh giá, đưa ra những kiến nghị và giải pháp để hoàn thiện quản lý vốn và tài sản trong các TCT xây dựng giao thông thuộc Bộ Giao thông Vận tải từ nay đến năm 2020 và tầm nhìn dài hạn đến năm 2030. 4. Phương pháp nghiên cứu Để đạt được mục đích nghiên cứu, trong quá trình thực hiện luận án, tác giả đã sử dụng phương pháp nghiên cứu chung là duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, kết hợp nghiên cứu định tính với nghiên cứu định lượng và một số phương pháp khác như phân tích thống kê, so sánh, phương pháp tổng hợp vấn đề, phân tích ảnh hưởng của nhân tố, đồ thị và một số phương pháp của thống kê học và toán học. 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án 5.1. Ý nghĩa khoa học Trên cơ sở hệ thống hóa và làm sáng tỏ lý luận về quản lý vốn và tài sản tại các doanh nghiệp nói chung cũng như tại các TCT xây dựng giao thông nói riêng, luận án đã đưa ra các giải pháp phù hợp để hoàn thiện công tác quản lý vốn và tài sản tại các TCT xây dựng giao thông theo mô hình hoạt động mới. 5.2.Ý nghĩa thực tiễn Việc phân tích, đánh giá thực trạng các tổng công ty, trên cơ sở nghiên cứu kinh nghiệm quản lý vốn và tài sản của các doanh nghiệp tại một số nước trên thế giới, tác giả đã đưa ra được những hạn chế trong quản lý vốn và tài sản của 07 TCT xây dựng giao thông thuộc Bộ Giao thông Vận tải, từ đó đề xuất các giải pháp phù hợp với các tổng công ty, đáp ứng tốt nhất yêu cầu quản lý doanh nghiệp nói chung cũng như quản lý tài chính của các tổng công ty nói riêng trong việc mở rộng quy mô sản xuất, đổi mới công nghệ thiết bị, tạo tiền đề nâng cao khả năng cạnh tranh, nâng cao hiệu quả SXKD trong giai đoạn hội nhập. Những giải pháp luận án nêu lên là phù hợp với thực tiễn và hoàn toàn có tính khả thi cao. Nguồn số liệu sử dụng trong luận án được trích dẫn từ báo cáo tài chính của các Tổng công ty đã được kiểm toán, đảm bảo tính chính xác cao.4 6. Kết cấu của luận án Ngoài mở đầu, kết luận, danh mục chữ viết tắt, danh mục các bảng, danh mục sơ đồ, danh mục biểu đồ, danh mục các công trình nghiên cứu của tác giả, danh mục tài liệu tham khảo, luận án chia thành 04 chương: Chương 1: Tổng quan các nghiên cứu có liên quan tới Đề tài. Chương 2: Cơ sở lý luận về quản lý vốn và tài sản trong Doanh nghiệp. Chương 3: Thực trạng quản lý vốn và tài sản trong các tổng công ty xây dựng giao thông. Chương 4: Giải pháp hoàn thiện quản lý vốn và tài sản trong các Tổng công ty xây dựng giao thông. 7. Những đóng góp mới của luận án Hệ thống hóa và làm phong phú thêm lý luận về quản lý vốn và tài sản doanh nghiệp, trong đó: + Đã đưa ra khái niệm đầy đủ về quản lý vốn và tài sản của doanh nghiệp. + Đã làm rõ sự chuyển hóa giữa VCĐ và VLĐ trong doanh nghiệp. + Đã hệ thống hóa các nhóm chỉ tiêu phân tích tình hình quản lý, sử dụng vốn và tài sản của doanh nghiệp cũng như các nhân tố tác động tới quản lý vốn và tài sản của doanh nghiệp. Những lý luận này sẽ là cơ sở quan trọng cho việc xem xét đánh giá thực trạng quản lý vốn và tài sản tại các tổng công ty xây dựng giao thông. Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý vốn và tài sản trong các TCT xây dựng giao thông trong giai đoạn chuyển đổi mô hình hoạt động, trong đó: + Nêu bật những thành công và những tồn tại trong công tác quản lý vốn và tài sản trong các tổng công ty xây dựng giao thông. + Chỉ ra nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế và các nhân tố tác động trong quản lý vốn và tài sản trong các tổng công ty xây dựng giao thông. Đề xuất 04 nhóm giải pháp có tính khả thi về hoàn thiện công tác quản lý vốn và tài sản trong các tổng công ty xây dựng giao thông, cụ thể là: + Nhóm giải pháp hoàn thiện quản lý vốn lưu động và tài sản lưu động. + Nhóm giải pháp hoàn thiện quản lý vốn cố định và tài sản cố định. + Nhóm giải pháp hoàn thiện quản lý nguồn vốn. + Nhóm giải pháp tái cơ cấu tổng công ty.5 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN TỚI ĐỀ TÀI Quản lý vốn và tài sản trong các loại hình doanh nghiệp là một vấn đề đã được nhiều tác giả trong nước cũng như nước ngoài quan tâm, nghiên cứu. Các nghiên cứu có thể là nghiên cứu riêng về quản lý vốn và quản lý tài sản hoặc nghiên cứu đồng thời cả hai vấn đề quản lý vốn, quản lý tài sản với những cách tiếp cận khác nhau từ khía cạnh quản trị kinh doanh và cách tiếp cận từ chính sách, thể chế quản lý vốn và tài sản. 1.1 Các công trình nghiên cứu trong nước Khái niệm tài sản lần đầu tiên được quy định trong Bộ Luật dân sự năm 1995, theo đó tại Điều 172 Bộ Luật dân sự năm 1995 quy định: “Tài sản bao gồm vật có thực, tiền, giấy tờ trị giá được bằng tiền và các quyền tài sản”. Tiếp đó, Điều 163 Bộ Luật dân sự 2005 (Bộ Luật dân sự hiện hành) quy định:“Tài sản bao gồm vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản”. Khái niệm tài sản theo Bộ Luật dân sự 2005 đã mở rộng hơn Bộ Luật dân sự 1995 về những đối tượng nào được coi là tài sản, theo đó, không chỉ những “vật có thực” mới được gọi là tài sản mà cả những vật được hình thành trong tương lai cũng được gọi là tài sản. Tuy nhiên, cũng giống như Bộ Luật dân sự 1995, Bộ Luật dân sự 2005 cũng đưa ra khái niệm tài sản theo hình thức liệt kê, điều này đã không đáp ứng sự phát triển của thực tiễn cuộc sống và gây ra sự tranh cãi. Chính điều này đòi hỏi cơ quan lập pháp phải tiến hành sửa đổi quy định về khái niệm tài sản trong Bộ Luật dân sự theo hướng khái quát hơn và đưa ra những tiêu chí để phân biệt đâu là tài sản, đâu không phải là tài sản. Theo chuẩn mực kế toán được Bộ Tài chính ban hành 10: “Tài sản là những nguồn lực do doanh nghiệp kiểm soát được và có thể thu được lợi ích kinh tế trong tương lai”. Lợi ích kinh tế trong tương lai của một tài sản là tiềm năng làm tăng nguồn tiền và các khoản tương đương tiền của doanh nghiệp hoặc giảm bớt các khoản tiền mà doanh nghiệp phải chi ra. Cũng cùng quan điểm này, T.S Nguyễn Minh Kiều 47 cho rằng: “Tài sản là thuật ngữ kế toán kinh doanh chỉ tất cả những gì có giá trị tiền tệ thuộc sở hữu của một cá nhân, một đơn vị hoặc của nhà nước; có thể dùng để trả nợ, sản xuất ra hàng hoá hay tạo ra lợi nhuận bằng cách nào đó. Một tài sản có ba đặc điểm không thể thiếu: lợi nhuận kinh tế có thể xảy ra trong tương lai; do một thực thể hợp pháp kiểm soát sở hữu; thu được kết quả ngay từ hợp đồng kinh doanh hoặc giao dịch đầu tiên”.6 Giáo trình: “Quản trị quản trị doanh nghiệp” của PGS.TS. Ngô Kim Thanh và PGS.TS. Lê Văn Tâm 71 về quản trị các chính sách tài chính doanh nghiệp nhà nước đề cập đến các chính sách tài chính quan trọng của doanh nghiệp nhà nước như chính sách nguồn vốn: xác lập các nguồn vốn từ bên trong và bên ngoài, chính sách huy động vốn, chính sách huy động; chính sách mắc nợ: nghiên cứu mối quan hệ giữa hệ số nợ và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước; chính sách khấu hao, xem xét hiệu quả sử dụng vốn cố định; chính sách quản lý dự trữ và chính sách bán chịu nghiên cứu hiệu quả sử dụng vốn lưu động; các chính sách phân tích tài chính với các chỉ số tài chính trực tiếp; phân tích nguồn vốn, sử dụng vốn và phương pháp phân tích Dupont. PGS.TS. Lưu Thị Hương trong giáo trình:“Tài chính doanh nghiệp nhà nước” 43 đã phân tích sâu các vấn đề quản lý vốn của doanh nghiệp nhà nước trên các phương diện về nguồn vốn, phương thức huy động vốn. Chương 6 của giáo trình này đề cập đến chi phí vốn và cơ cấu vốn, phân tích các luồng tiền chiết khấu nhằm hỗ trợ việc ra các quyết định đầu tư cũng như dự toán vốn đầu tư, từ đó xác định đúng đắn tỉ lệ chiết khấu hay chi phí vốn đầu tư để hoạch định cơ cấu vốn cũng như cơ cấu tài sản. Giáo trình cũng phân tích vấn đề quản lý tài sản trong doanh nghiệp nhà nước chỉ ra những nội dung cơ bản của quản lý TSCĐ, TSLĐ làm cơ sở cho việc quản lý vốn cố định, vốn lưu động trong doanh nghiệp nhà nước. Giáo trình: “Quản trị kinh doanh” của GS.TS. Nguyễn Thành Độ và PGS.TS. Nguyễn Ngọc Huyền 35, trong nội dung về quản trị tài chính đã đề cập đến vấn đề đa dạng hóa nguồn cung ứng vốn của doanh nghiệp cũng như phương châm, giải pháp huy động vốn, nội dung sử dụng vốn. Trong các giáo trình 44, 57…đều đề cập đến nội dung, phương pháp và hệ thống các chỉ tiêu phân tích nguồn vốn, tình hình sử dụng vốn và hiệu quả sử dụng vốn (vốn chủ sở hữu, vốn cố định, vốn lưu động). Chuyên sâu về vấn đề quản lý vốn trong các doanh nghiệp nhà nước, trong nhiều năm qua đã có nhiều công trình được công bố, áp dụng vào thực tiễn mang lại những kết quả nhất định. Đặc biệt là những đề án nghiên cứu tại các trung tâm nghiên cứu tài chính như: Học viện Tài chính, Viện Khoa học Tài chính Bộ Tài chính và các đề án, chuyên đề nghiên cứu của các cơ quan quản lý nhà nước về tài chính như: Vụ Ngân sách, Tổng cục Thuế, Kho bạc Nhà nước… Đó là các nghiên cứu của Trần Tiến Cường 22, Đỗ Hoàng Toàn 77, Bùi Văn Dũng 32, Ngô Kim Thanh 72…cũng đã có nghiên cứu về chính sách và thực trạng đầu tư vốn nhà nước vào kinh doanh. Các bài viết đề cập dưới dạng nghiên cứu trao đổi. Tuy nhiên, các đề7 xuất, giải pháp mới dừng lại ở nghiên cứu định tính, chưa tiếp cận theo hướng nghiên cứu định lượng và chưa được kiểm chứng bằng các mô hình phân tích. Tiến sĩ Vũ Đình Hiển trong luận án: “Giải pháp hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính tại tổng công ty hóa chất Việt Nam” 38 đã đặt vấn đề cần thiết lập cơ chế quản lý tài chính phù hợp với mô hình tổng công ty. Phân tích thực trạng cơ chế quản lý tài chính của loại hình tổng công ty nhà nước, tác giả cho rằng mô hình quản lý tài chính hiện tại còn chưa gắn kết với những chỉ tiêu định lượng, cụ thể. Các quyết định quản lý tài chính phần lớn dựa trên kinh nghiệm thực tiễn hơn là dựa trên những cơ sở, những thước đo khoa học về quản trị doanh nghiệp. Tác giả cũng đề cập đến nội dung quản lý vốn trong quản lý tài chính. Theo tác giả, mục tiêu của quản lý và sử dụng vốn là không ngừng mở rộng quy mô và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của tổng công tymột tiền đề cơ bản để tồn tại và phát triển trong môi trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt. Tiến sĩ Nguyễn Quốc Trị trong luận án 78 đã hệ thống hoá và hoàn thiện một số vấn đề lý luận cơ bản về cơ chế quản lí tài chính đối với tập đoàn kinh doanh bảo hiểm. Tác giả đi sâu phân tích, đánh giá thực trạng cơ chế quản lí tài chính đối với Tổng công ty bảo hiểm Việt Nam. Từ đó, đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện cơ chế tài chính đối với Tổng công ty bảo hiểm Việt Nam.Về phía nhà nước, tác giả cho rằng cần bổ sung, sửa đổi các văn bản quy phạm pháp luật tạo điều kiện cho các tổng công ty. Về phía Tổng công ty, tác giả cho rằng cần phải đổi mới hoạt động quản trị nội bộ, nâng cao năng lực của các công ty thành viên, tạo ra sự kết nối chặt chẽ hơn giữa các công ty thành viên nhằm nâng cao vị thế và năng lực cạnh tranh của tổng công ty, xây dựng cơ chế giám sát tài chính nội bộ hiệu quả, bảo đảm hiệu quả sử dụng vốn. Nguyễn Văn Tấn trong luận án tiến sĩ:“Cơ chế quản lý tài chính theo mô hình tập đoàn đối với Tổng công ty Bưu chính viễn thông ở Việt Nam” 61 đã nghiên cứu cơ sở lí luận về cơ chế quản lý tài chính đối với tập đoàn kinh tế. Tác giả cũng làm sáng tỏ thực tiễn trên cơ sở khảo sát thực trạng cơ chế quản lý tài chính của các doanh nghiệp viễn thông ở Việt Nam. Tác giả đã phân tích thực trạng cơ chế trên cơ sở các nội dung quản lý vốn, quản lý tài sản, đánh giá các hạn chế trên các lĩnh vực quản lý như quản lý dòng tiền, mô hình đặt hàng, cơ cấu vốn, khả năng thanh toán ngắn hạn, dài hạn...Trên cơ sở phân tích thực trạng này, tác giả đề xuất những giải pháp hoàn thiện và đổi mới cơ chế chính sách quản lí tài chính đối với doanh nghiệp viễn thông.8 Tiến sĩ Lê Hồng Thăng trong luận án: “Đổi mới cơ chế quản lý tài chính trong các doanh nghiệp nhà nước thuộc lĩnh vực thi công xây lắp ở Việt Nam”73, đề cập đến những vấn đề lý luận về cơ chế quản lý tài chính trong các doanh nghiệp nhà nước thuộc lĩnh vực thi công xây lắp, thực trạng và giải pháp đổi mới cơ chế quản lý tài chính trong các doanh nghiệp nhà nước thuộc lĩnh vực xây lắp. Các giải pháp được tác giả đề xuất bao gồm giải pháp về năng lực quản lý, phương tiện quản lý, tổ chức quản lý. Bên cạnh đó, tác giả cũng đề xuất các giải pháp mang tính vĩ mô về việc hoàn thiện các quy định về quản lý tài sản doanh nghiệp, các dịch vụ thu hồi công nợ, hoạt động đấu thầu... Luận án tiến sĩ:“Hoàn thiện cơ chế huy động và sử dụng vốn của Tổng công ty Bưu chính viễn thông Việt Nam” của Nguyễn Phi Hà 37 luận giải những vấn đề cơ bản về cơ chế huy động vốn và sử dụng vốn của tập đoàn kinh doanh theo mô hình công ty mẹ công ty con; đánh giá thực trạng cơ chế huy động vốn và sử dụng vốn của Tổng Công ty Bưu chính viễn thông Việt Nam xét theo mô hình công ty mẹ công ty con. Trên cơ sở đó, tác giả đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện cơ chế huy động vốn và sử dụng vốn của tổng công ty Bưu chính viễn thông Việt Nam theo mô hình công ty mẹ công ty con. Những phân tích, đề xuất của luận án có ý nghĩa gợi mở cho việc tiếp tục nghiên cứu áp dụng vào các loại hình doanh nghiệp tương tự. Từ góc độ lý thuyết, dường như có sự thống nhất chung trong việc tiếp cận về quản lý vốn và tài sản khi các nghiên cứu trong nước đều khẳng định quản lý vốn và tài sản của doanh nghiệp là một bộ phận của quản lý tài chính doanh nghiệp. Bên cạnh đó, một số nghiên cứu nhấn mạnh quản lý vốn và tài sản là nội dung trọng tâm nhất, quan trọng nhất của quản lý tài chính doanh nghiệp. Hiệu quả vận hành của doanh nghiệp phụ thuộc trực tiếp và toàn diện vào hiệu quả quản lý vốn và tài sản. Bởi lẽ vốn và tài sản là những yếu tố bảo đảm sự vận hành của doanh nghiệp và sức khoẻ tài chính của doanh nghiệp phụ thuộc vào những yếu tố này. Tại Hội thảo:“Quản lý vốn và tài sản nhà nước tại Doanh nghiệp Kinh nghiệm quốc tế và thực tiễn tại Việt Nam” 52 do Ngân hàng Thế giới và Tổng công ty quản lý vốn nhà nước (SCIC) tổ chức ngày 2142009 tại Hà Nội đã bàn thảo nhiều vấn đề nan giải trong quản lý vốn và tài sản tại doanh nghiệp nhà nước. Vấn đề quản lý vốn và tài sản nhà nước tại doanh nghiệp đã được các chuyên gia quốc tế và chuyên gia trong nước phân tích, đánh giá. Quản lý vốn và tài sản của doanh nghiệp được quan niệm là nói đến các nội dung cơ bản sau: quản lý tạo lập vốn của doanh nghiệp; quản lý sử dụng vốn và tài sản của doanh nghiệp; quản lý phân phối kết quả kinh doanh của doanh nghiệp; kiểm soát tài chính của doanh9 nghiệp. Cơ chế quản lý vốn và tài sản là một bộ phận của quản lý tài chính của doanh nghiệp. Nó bao gồm các phương pháp, hình thức, các công cụ nhằm huy động các nguồn vốn, phân phối và sử dụng các nguồn vốn đó của doanh nghiệp một cách có hiệu quả nhằm đạt được mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp. Tại Hội thảo, các giải pháp tổng thể nhằm nâng cao hiệu quả quản lý vốn và tài sản tại doanh nghiệp của Việt Nam đã được đưa ra. Trong đó chú trọng nhiều tới vấn đề quyền sở hữu tài sản, đặc biệt là đất đai. Theo ý kiến của các chuyên gia tham dự, muốn chấm dứt tình trạng kém hiệu quả trong quản lý vốn và tài sản cần giảm đầu mối đại diện chủ sở hữu; chuyên môn hóa quyền đại diện chủ sở hữu tại doanh nghiệp nhà nước và tăng cường giám sát, đánh giá việc thực hiện quyền đại diện chủ sở hữu phần vốn của nhà nước; tách bộ máy quản lý nhà nước với bộ máy thực hiện chức năng chủ sở hữu phần vốn của nhà nước. Bên cạnh các nghiên cứu về quản lý vốn và tài sản mang tính chất tổng thể, nhiều nghiên cứu trong những năm gần đây đã đi sâu nghiên cứu vấn đề quản lý vốn và tài sản của từng loại hình doanh nghiệp theo mô hình tổ chức, theo lĩnh vực kinh doanh hay hình thức sở hữu. Tiến sĩ Lê Thị Thanh trong“Nguyên tắc và phương pháp quản lý vốn nhà nước đầu tư vào hoạt động kinh doanh” 70 đã đưa ra các phương pháp đánh giá hiệu quả sử dụng vốn. Theo tác giả, đối với các doanh nghiệp, có thể sử dụng phương pháp phân tích từng chỉ tiêu và xu hướng tăng giảm. Dựa vào ý nghĩa của từng chỉ tiêu mà có thể đánh giá được năng lực quản lý sử dụng vốn của doanh nghiệp. Tuy nhiên, những vấn đề về phương pháp đánh giá mới dừng lại ở việc nêu lý thuyết chung mà chưa đưa ra cách thức áp dụng, biện pháp áp dụng cụ thể. Bản thân phương pháp đánh giá mới chỉ là một bộ phận của quá trình đánh giá hiệu quả sử dụng vốn. Cùng với quá trình chuyển đổi mô hình hoạt động của của doanh nghiệp nhà nước, vấn đề quản lý vốn và tài sản của các tổng công ty, tập đoàn trở thành một vấn đề lớn trong nghiên cứu về quản lý doanh nghiệp, quản lý tài chính doanh nghiệp. PGS.TS. Nguyễn Thị Diễm Châu, TS. Nguyễn Ngọc Thanh trong Giáo trình “Cơ chế tài chính trong mô hình tổng công tytập đoàn kinh tế” 18 đã đề cập đến vấn đề đổi mới cơ chế quản lý vốn trong các tổng công ty theo hướng lấy hiệu quả khai thác và sử dụng nguồn vốn làm cơ sở, nguyên tắc đổi mới. Tuy nhiên, các tác giả lại chưa đề cập sâu đến các phương án, mô hình đổi mới quản lý tài chính khi nội dung trọng tâm của tài liệu này chủ yếu là sự phản ánh về hiện trạng cơ cế tài chính trong mô hình tổng công tập đoàn kinh tế. Mặt khác, sự thay đổi trong thể10 chế chính sách về tài chính đối với các tổng công ty, tập đoàn kinh tế từ năm 2001 đến nay đã có nhiều thay đổi nên những vấn đề mang tính chất đề xuất ở nghiên cứu này đã không theo kịp với những thay đổi trong khung thể chế, chính sách về kinh tế, tài chính. Tiến sĩ Nguyễn Đại Phong, trong luận án “Hoàn thiện cơ chế tạo lập và sử dụng vốn của các tổng công ty mạnh ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay” 54 đề cập đến hai nội dung quan trọng là cơ chế tạo lập và sử dụng vốn với ý nghĩa như một trong những nội dung quan trọng trong quản lư vốn của doanh nghiệp. Tác giả cho rằng các tổng công ty chưa có một chiến lược tạo vốn hiệu quả phục vụ cho chiến lược phát triển kinh doanh, chưa linh hoạt và chủ động. Tư tưởng ỷ lại vào Nhà nước từ thời bao cấp vẫn tồn tại. Một số lãnh đạo chủ chốt của các tổng công ty chưa được trang bị đầy đủ kiến thức về kinh doanh, đặc biệt là kinh doanh trong nền kinh tế thị trường, thiếu kỹ năng của nhà quản lý doanh nghiệp hiện đại, lúng túng khi triển khai các chủ trương đổi mới quản lý doanh nghiệp của Nhà nước. Một số phương án đầu tư còn chạy theo phong trào, không tính đến hiệu quả. Luận án tiến sĩ: “Các giải pháp tài chính trong việc huy động vốn cho đầu tư phát triển Tổng công ty Dầu khí Việt Nam theo hướng tập đoàn kinh tế” của Nguyễn Ngọc Sự 59 đã có những đánh giá toàn diện về vấn đề huy động vốn của tổng công ty dầu khí trên các kênh từ ngân hàng, các kênh huy động vốn trên thị trường khác. Về cơ chế quản lý vốn và huy động vốn. Theo tác giả, hiện nay, vẫn còn có sự đan xen, chưa phân định rõ ràng giữa chức năng quản lý nhà nước và quản lý kinh doanh của tổng công ty; tính độc lập tự chủ về sản xuất kinh doanh và tài chính của tổng công ty còn hạn chế. Tác giả cũng đã đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện cơ chế huy động vốn theo hướng mở rộng quyền hạn và trách nhiệm của các đơn vị thành viên. Luận án tiến sĩ:“Giải pháp bảo toàn vốn kinh doanh của doanh nghiệp vận tải đường sắt trong nền kinh tế thị trường”của Bùi Trọng Tụng 81 đã khẳng định: Bảo toàn vốn là một nội dung của quản lý tài chính doanh nghiệp. Bảo toàn vốn ở các đơn vị quốc doanh được thực hiện trong quá trình sử dụng vốn vào mục đích sản xuất kinh doanh, đảm bảo cho các loại tài sản không bị hư hỏng trước thời hạn, không bị mất mát hoặc ăn chia vào vốn, không tạo ra lãi giả để làm giảm vốn. Đồng thời người sử dụng vốn phải thường xuyên duy trì được giá trị đồng vốn của mình thể hiện bằng năng lực sản xuất của tài sản cố định, khả năng mua sắm vật tư cho khâu dự trữ và tài sản lưu động định mức nói chung, duy trì khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Do đó, điều kiện có trượt giá thì số vốn ban đầu hoặc bổ sung11 thêm cũng phải tăng theo để duy trì năng lực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Ngoài trách nhiệm bảo toàn vốn, doanh nghiệp còn phải có trách nhiệm phát triển vốn. Chuyển sang kinh tế thị trường, các doanh nghiệp nhà nước hoạt động theo phương thức hạch toán kinh doanh đòi hỏi phải bảo toàn số vốn nhà nước đầu tư, số vốn tự bổ sung của doanh nghiệp và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn vốn được huy động. Chế độ bảo toàn và phát triển vốn xuất phát từ thực tiễn của nền kinh tế có lạm phát, giá cả thường xuyên biến động do đó phải thường xuyên điều chỉnh giá vật tư, tài sản theo hệ trượt giá trên thị trường. Luận án tiến sĩ:“Những vấn đề pháp lý về đổi mới tổ chức tổng công ty nhà nước theo mô hình công ty mẹ công ty con”của Nguyễn Mai Phương 56 đã đề cập đến vấn đề quản lý vốn tài chính trong các tổng công ty. Cách tiếp cận của đề tài này hướng đến việc xây dựng khung thể chế, chính sách để quản lý theo hướng bảo đảm thực hiện có hiệu quả cơ chế giám sát và cơ chế tự chủ trong quản lý và sử dụng vốn của các tổng công ty. Tác giả đã nghiên cứu thực trạng pháp luật Việt Nam về chuyển đổi tổng công ty nhà nước sang mô hình công ty mẹ công ty con. Thực tiễn công việc chuyển đổi mô hình và nhiều vấn đề pháp lí. Đánh giá, nêu phương hướng, kiến nghị cụ thể. Theo tác giả, hoạt động với mô hình mẹcon có rất nhiều ưu điểm. Trước hết, doanh nghiệp trong mô hình sẽ có mức độ tự chủ rất cao trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Quan hệ trên cơ sở hợp đồng kinh tế cũng giúp giảm hẳn tính mệnh lệnh hành chính, áp đặt như các tổng công ty hiện tại. Tổng công ty với tư cách công ty mẹ cũng dễ dàng chuyển vốn trong các công ty con để thực hiện các dự án đầu tư, còn các công ty con sẽ có hỗ trợ tài chính từ công ty mẹ với ưu thế hơn hẳn so với nguồn vốn đi vay từ bên ngoài. Đây cũng là mô hình theo cơ cấu của tập đoàn cứng được phổ biến ở nhiều nước phát triển và một khi thực hiện được điều đó thì đất nước có nhiều khả năng hình thành được các tập đoàn kinh tế mạnh, khai thác và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn tài chính. Phạm Đình Thế trong luận án tiến sĩ:“Hoàn thiện hạch toán tài sản cố định nhằm tăng cường quản lý tài sản cố định trong các doanh nghiệp xây dựng Việt Nam”74 không đưa ra quan niệm về quản lý tài sản nhưng nội dung nghiên cứu về quản lý tài sản được tác giả xác định trên các nội dung quản lý nguồn vốn, quản lý nghiệp vụ hình thành tài sản, quản lý rủi ro lãi suất, rủi ro tỉ giá và xây dựng mô hình trung tâm để tập trung, phân bổ vốn vào các loại tài sản thích hợp. Điều này cho thấy, dường như tác giả đã có sự đồng nhất hai khái niệm quản lý vốn và quản lý tài sản. Trong Đề tài nghiên cứu cấp Bộ của Nguyễn Tấn Thịnh: “Cơ chế quản lý tài sản nhà nước đổi mới, hoàn thiện hơn” 75 tác giả khẳng định: Xét về mặt pháp lý,12 Nhà nước ta đã thiết lập được cơ chế quản lý vốn, tài sản nhà nước tại doanh nghiệp. Tuy nhiên, nhìn chung, việc thực hiện các cơ chế nêu trên còn chưa thực sự hiệu quả, mang tính hình thức, thiếu chế tài bảo đảm thi hành. Theo nghiên cứu sinh, để nâng cao hiệu quả quản lý tài sản nhà nước cần nghiên cứu, đổi mới cơ chế thực hiện quyền đại diện chủ sở hữu nhà nước đối với các doanh nghiệp có vốn nhà nước, trong đó có các tập đoàn kinh tế nhà nước, cần tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện cơ chế phân cấp việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước theo hướng thực hiện triệt để hơn việc tách chức năng thực hiện các quyền chủ sở hữu với chức năng quản lý hành chính nhà nước; tách bạch rõ ràng thực hiện quyền của chủ sở hữu với quyền chủ động kinh doanh của doanh nghiệp; tôn trọng quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong kinh doanh của doanh nghiệp... Luận án tiến sĩ: “Giải pháp đổi mới cơ chế quản lý tài chính của Tổng công ty Hàng không Việt Nam theo mô hình tập đoàn kinh tế”của Vũ Hà Cường 23 quan niệm: Cơ chế quản lý tài chính trong doanh nghiệp là một hệ thống tổng thể các phương pháp, các hình thức và công cụ quản lý được vận dụng để quản lý các hoạt động tài chính của doanh nghiệp trong những điều kiện cụ thể nhằm đạt các mục tiêu của quản lý tài chính nói riêng và của doanh nghiệp nói chung.Việc đổi mới cơ chế quản lý tài chính các TCT theo mô hình Công ty mẹ Công ty con phải nhằm vào mục tiêu nâng cao hiệu quả kinh doanh và vai trò của các doanh nghiệp nhà nước. Luận án tiến sĩ: “Đổi mới cơ chế quản lý vốn và tài sản đối với các tổng công ty 91 phát triển theo mô hình tập đoàn kinh doanh ở Việt Nam”của Nguyễn Xuân Nam 51 đã nêu bật tính đặc thù của mô hình tổng công ty, xu hướng phát triển, các môi trường vĩ mô, môi trường pháp lý, chỉ rõ những quan điểm có tính nguyên tắc và những định hướng chính, đề ra các giải pháp đối với nhà nước, đối vối các tổng công ty nhằm đổi mới cơ chế quản lý vốn và tài sản của các tổng công ty 91 ở Việt Nam phát triển thành các tập đoàn kinh doanh. Cũng trong luận án, tác giả cho rằng quản lý tài sản cố định là một trong những nội dung quan trọng của quản lý tài chính doanh nghiệp. Về cơ bản, cơ chế quản lý tài sản cố định của công ty nhà nước và các tổng công ty nhà nước có nét tương đồng. Tuy nhiên, sự khác nhau về đặc điểm, vai trò, quy mô và cấu trúc giữa các tổng công ty so với các công ty nhà nước khác đòi hỏi phải được tính đến trong cơ chế quản lý tài sản cố định của các tổng công ty đó. Nghiên cứu về quản lý vốn và tài sản của của các doanh nghiệp xây dựng giao thông trong những năm gần đây cũng bắt đầu thu hút được sự chú ý của các nhà nghiên cứu, nhà quản lý.13 Trong giáo trình:“Tổ chức quản lý xây dựng giao thông”39 các tác giả Bùi Minh Huấn (chủ biên), Chu Xuân Nam đề cập đến nhiều vấn đề trong quản lý xây dựng công trình giao thông trong đó có vấn đề quản lý vốn. Các tác giả đã trình bày vấn đề về quan hệ giữa doanh nghiệp với thị trường và nhà nước trong lĩnh vực xây dựng giao thông, tổ chức quản lý thực hiện dự án của các chủ thể kinh doanh, xây dựng chiến lược kinh kinh doanh và tổ chức quản lí trong doanh nghiệp, phương pháp tổ chức thi công xây dựng, tổ chức lãnh đạo tác nghiệp và tổ chức phục vụ kỹ thuật cho hoạt động xây lắp. Vấn đề quản lý vốn và tài sản của các doanh nghiệp được các tác giả xem là vấn đề trọng tâm đối với doanh nghiệp trong xây dựng công trình giao thông. Các tác giả cho rằng việc quản lý vốn và tài sản của doanh nghiệp nhà nước hoạt động trong lĩnh vực xây dựng giao thông phải bảo đảm yêu cầu an toàn và phát triển, bảo đảm vốn và tài sản cho việc hoàn thành các công trình giao thông đúng tiến độ. Nguyễn Quỳnh Sang trong luận án tiến sĩ:“Nghiên cứu một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong các doanh nghiệp xây dựng giao thông” 58 đã nghiên cứu, phân tích đánh giá thực trạng về huy động vốn của doanh nghiệp xây dựng giao thông, làm rõ những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến những khó khăn về tài chính của doanh nghiệp. Tác giả đã đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn nhưng chưa làm rõ được nội dung quản lý, công cụ quản lý, mô hình quản lý vốn mà mới đi vào giải quyết những vấn đề tồn tại mang tính đơn lẻ. 1.2. Các công trình nghiên cứu nước ngoài Do vai trò đặc biệt quan trọng của quản lý đối với sự phát triển kinh tế đã xuất hiện rất nhiều công trình nghiên cứu về lý thuyết và thực hành quản lý với nhiều cách tiếp cận khác nhau. Hơn nữa, do thúc đẩy các quá trình mở rộng sản xuất, cùng với đặc tính chuyên môn hoá cao độ của nền kinh tế thị trường, các nhà khoa học bắt đầu nghiên cứu riêng từng lĩnh vực quản lý như: quản trị sản xuất kinh doanh, quản trị nguồn nhân lực, quản trị mạng thông tin hay khai thác từng khía cạnh nhỏ như quản lý thanh khoản, quản lý rủi ro, quản lý tỉ giá...Yêu cầu nghiên cứu về quản lý vốn, quản lý tài sản cũng ra đời trong hoàn cảnh này, đặc biệt do sự phát triển như vũ bão của các ngành công nghiệp sử dụng nhiều tài sản trong sản xuất. Quản lý tài sản là một thuật ngữ rộng, có thể hiểu ở cấp độ thấp là vận hành, sử dụng thiết bị, máy móc cho đến cấp độ cao là khai thác tối đa tính năng tài sản ở mức chi phí tối thiểu. Theo quan điểm của Mác 86, vốn (tư bản) là giá trị đem lại giá trị thặng dư, là một đầu vào của quá trình sản xuất. Định nghĩa này mang một tầm khái quát lớn,14 nhưng do bị hạn chế bởi điều kiện khách quan lúc bấy giờ nên Mác đã quan niệm chỉ có khu vực sản xuất vật chất mới tạo ra giá trị thặng dư cho nền kinh tế. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, các nhà khoa học đại diện cho các trường phái khác nhau đã có bổ sung thêm các yếu tố mới cũng được coi là vốn. Theo F.W. Tailor (18561915), một trong những người đầu tiên khai sinh ra khoa học quản lý và là “ông tổ” của trường phái “quản lý theo khoa học”, tiếp cận quản lý dưới góc độ kinh tế kỹ thuật đã cho rằng: Quản lý là hoàn thành công việc của mình thông qua người khác và biết được một cách chính xác họ đã hoàn thành công việc một cách tốt nhất và rẻ nhất. Theo Henry Fayol (18861925), người đầu tiên tiếp cận quản lý theo quy trình và là người có tầm ảnh hưởng to lớn trong lịch sử tư tưởng quản lý từ thời kỳ cận hiện đại tới nay, quan niệm rằng: Quản lý là một tiến trình bao gồm tất cả các khâu: Lập kế hoạch, tổ chức, phân công điều khiển và kiểm soát các nỗ lực của cá nhân, bộ phận và sử dụng có

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI NGUYỄN NGỌC SƠN HOÀN THIỆN QUẢN LÝ VỐN VÀ TÀI SẢN TRONG CÁC TỔNG CÔNG TY XÂY DỰNG GIAO THÔNG LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Hà Nội, Năm 2015 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI NGUYỄN NGỌC SƠN HOÀN THIỆN QUẢN LÝ VỐN VÀ TÀI SẢN TRONG CÁC TỔNG CÔNG TY XÂY DỰNG GIAO THÔNG Chuyên ngành : Kinh tế Xây dựng Mã số : 62.58.03.02 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: GS.TSKH Nghiêm Văn Dĩnh Hà Nội, Năm 2015 i LỜI CẢM ƠN Trước tiên, Nghiên cứu sinh xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới GS TSKH Nghiêm Văn Dĩnh bảo, hướng dẫn tận tình thời gian nghiên cứu sinh thực Luận án Tiếp theo, Nghiên cứu sinh xin trân trọng gửi lời cảm ơn tới Tổng công ty Xây dựng công trình Giao thông (Bộ Giao thông Vận tải) Văn phòng Quốc hội tạo điều kiện tinh thần thời gian cho nghiên cứu sinh; tới Ban lãnh đạo toàn đội ngũ cán giáo viên Phòng Đào tạo sau đại học, thầy cô giáo Khoa kinh tế quản lý đặc biệt thầy cô giáo Bộ môn kinh tế xây dựng Trường Đại học Giao thông Vận tải hỗ trợ, giúp đỡ nhiệt tình cho nghiên cứu sinh thời gian thực Luận án Cuối cùng, Nghiên cứu sinh xin trân trọng gửi lời cảm ơn tới người thân gia đình hết lòng ủng hộ, động viên thời gian Nghiên cứu sinh thực Luận án Hà Nội, ngày 12 tháng 06 năm 2015 Nghiên cứu sinh Nguyễn Ngọc Sơn ii LỜI CAM ĐOAN Nghiên cứu sinh xin cam đoan công trình nghiên cứu độc lập, chưa công bố Việt Nam giới Các số liệu thu thập từ nguồn số liệu thức đơn vị, tổ chức nước Nếu sai, nghiên cứu sinh xin chịu trách nhiệm Nghiên cứu sinh Nguyễn Ngọc Sơn iii MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN i LỜI CAM ĐOAN .ii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT vi DANH MỤC CÁC BẢNG viii DANH MỤC SƠ ĐỒ x DANH MỤC BIỂU ĐỒ xi MỞ ĐẦU CHƯƠNG TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN TỚI ĐỀ TÀI 1.1 Các công trình nghiên cứu nước 1.2 Các công trình nghiên cứu nước 13 1.3 Nhận xét công trình nghiên cứu nước quản lý vốn tài sản 21 1.3.1 Nhận xét chung 21 1.3.2 Những tồn tại, hạn chế 23 Kết luận chương 23 CHƯƠNG CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ VỐN VÀ TÀI SẢN TRONG DOANH NGHIỆP 24 2.1 Khái quát tài sản vốn doanh nghiệp 24 2.1.1 Khái niệm tài sản vốn 24 2.1.2 Phân loại vốn tài sản 27 2.2 Khái quát quản lí vốn tài sản doanh nghiệp 34 2.2.1 Khái niệm nội dung quản lí vốn tài sản 34 2.2.2 Phân loại quản lí vốn tài sản 37 2.2.3 Các tiêu đánh giá hiệu huy động, sử dụng vốn tài sản doanh nghiệp 45 2.3 Các nhân tố tác động tới quản lí vốn tài sản doanh nghiệp 51 2.3.1 Các nhân tố tác động đến quản lí vốn cố định tài sản cố định 52 2.3.2 Các nhân tố tác động đến công tác quản lí vốn lưu động tài sản lưu động 54 Kết luận chương 57 iv CHƯƠNG THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VỐN VÀ TÀI SẢN TẠI CÁC TỔNG CÔNG TY XÂY DỰNG GIAO THÔNG 58 3.1 Tổng quan Tổng công ty xây dựng giao thông thuộc Bộ Giao thông Vận tải 58 3.1.1.Quá trình hình thành phát triển 58 3.1.2 Ngành nghề kinh doanh mô hình hoạt động tổng công ty 63 3.2 Thực trạng quản lý vốn tài sản tổng công ty xây dựng thuộc Bộ Giao thông Vận tải 64 3.2.1 Khái quát kết hoạt động kinh doanh tổng công ty 65 3.2.3 Thực trạng quản lí VCĐ TSCĐ tổng công ty 70 3.2.4 Thực trạng quản lí VLĐ TSLĐ tổng công ty 78 3.2.5 Thực trạng quản lí nguồn vốn kinh doanh tổng công ty 96 3.3 Một số kinh nghiệm giới quản lý vốn tài sản doanh nghiệp học rút cho doanh nghiệp Việt Nam 106 3.3.1 Kinh nghiệm Malaysia 106 3.3.2 Kinh nghiệm Trung Quốc 107 3.3.3 Kinh nghiệm Ấn Độ 107 3.3.4 Bài học rút cho doanh nghiệp Việt nam 107 Kết luận chương 108 CHƯƠNG GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ VỐN VÀ TÀI SẢNTRONG CÁC TỔNG CÔNG TY XÂY DỰNG GIAO THÔNG 109 4.1 Triển vọng phát triển ngành Giao thông Vận tải đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 109 4.2 Định hướng chiến lược phát triển tổng công ty xây dựng giao thông thời gian tới 110 4.3 Quan điểm xây dựng giải pháp 112 4.4 Một số giải pháp hoàn thiện quản lý vốn tài sản Tổng công ty xây dựng thuộc Bộ Giao thông Vận tải 113 4.4.1 Nhóm giải pháp hoàn thiện quản lý vốn lưu động tài sản lưu động 113 4.4.2 Nhóm giải pháp hoàn thiện quản lý vốn cố định tài sản cố định 121 4.4.3 Nhóm giải pháp hoàn thiện quản lý nguồn vốn 129 v 4.4.4 Giải pháp tái cấu tổng công ty 135 4.5 Ðiều kiện thực giải pháp 141 4.5.1 Kiến nghị Nhà nước 141 4.5.2 Kiến nghị Bộ Giao thông vận tải 144 4.5.3 Kiến nghị tổng công ty 146 Kết luận chương 147 KẾT LUẬN 148 CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 150 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 151 PHỤ LỤC 157 vi DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BCTC Báo cáo tài BOT Xây dựng – hoạt động – chuyển giao BT Xây dựng - chuyển giao bq Bình quân CIENCO1 Tổng công ty xây dựng công trình giao thông CIENCO4 Tổng công ty xây dựng công trình giao thông CIENCO5 Tổng công ty xây dựng công trình giao thông CIENCO6 Tổng công ty xây dựng công trình giao thông CIENCO8 Tổng công ty xây dựng công trình giao thông CPH Cổ phần hóa CTCP Công ty cổ phần DN Doanh nghiệp DNNN Doanh nghiệp nhà nước ĐTNH Đầu tư ngắn hạn GS Giáo sư GTVT Giao thông vận tải GVHB Giá vốn hang bán H Hàng HTK Hàng tồn kho MTV Một thành viên NG TSCĐ Nguyên giá tài sản cố định NV Nguồn vốn NVL Nguyên vật liệu PPP Đối tác công tư QĐ Quyết định QL Quản lý SX Sản xuất SXKD Sản xuất kinh doanh T Tiền TCCB-LĐ Tổ chức cán bộ-Lao động vii TCT XDCTGT Tổng công ty xây dựng công trình giao thông TCT Tổng công ty T-H Tiền-Hàng TNHH Trách nhiệm hữu hạn TS Tài sản TSCĐ Tài sản cố định TSLĐ Tài sản lưu động TSLN Tỷ suất lợi nhuận TSNH Tài sản ngắn hạn TT-BTC Thông tư Bộ Tài TTCK Thị trường chứng khoán VCĐ Vốn cố định VLĐ Vốn lưu động XDGT Xây dựng giao thông viii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1 So sánh thuê vận hành thuê tài tài sản 44 Bảng 3.1 Số lượng doanh nghiệp thuộc Bộ Giao thông Vận tải cổ phần hóa giai đoạn 2001-2013 62 Bảng 3.2 Khái quát tình hình hoạt động SXKD tổng công ty giai đoạn 2011-2013 65 Bảng 3.3 Giá trị tổng tài sản tổng công ty giai đoạn 2011-2013 67 Bảng 3.4 Cơ cấu tài sản theo theo thời gian đầu tư, sử dụng thu hồi TCT giai đoạn 2011-2013 69 Bảng 3.5 Tình hình tăng giảm TSCĐ TCT giai đoạn 2011 - 2013 70 Bảng 3.6 Tình hình tăng giảm VCĐ TCT giai đoạn 2011-2013 72 Bảng 3.7 Tình hình tăng giảm khấu hao TSCĐ TCT giai đoạn 2011-2013 73 Bảng 3.8 Bảng theo dõi biến động TSCĐ TCT giai đoạn 2011-2013 74 Bảng 3.9 Hiệu suất sử dụng TSCĐ TCT XDGT giai đoạn 2011-2013 .75 Bảng 3.10 Hệ số hao mòn TSCĐ TCT XDGT giai đoạn 2011-2013 76 Bảng 3.11 Kết cấu TSCĐ TCT XDGT giai đoạn 2011-2013 .77 Bảng 3.12 Bảng phân tích kết cấu tài sản lưu động TCT giai đoạn 20112013 80 Bảng 3.13 Tỷ trọng cấu tiền khoản tương đương tiền TCT giai đoạn 2011- 2013 82 Bảng 3.14 Tình hình quản lý khoản phải thu tổng công ty giai đoạn 2011-2013 84 Bảng 3.15 Số vòng quay khoản phải thu TCT giai đoạn 2011-2013 .85 Bảng 3.16 Số vòng quay khoản phải thu trung bình ngành .85 Bảng 3.17 Kết cấu hàng tồn kho tổng công ty giai đoạn 2011-2013 87 Bảng 3.18 Số vòng quay hàng tồn kho TCT giai đoạn 2011-2013 88 Bảng 3.19 Số vòng quay khoản phải thu trung bình ngành .89 Bảng 3.20.Vòng quay VLĐ TCT giai đoạn 2011-2013 .90 Bảng 3.21 Kỳ chu chuyển vốn lưu động TCT giai đoạn 2011-2013 90 Bảng 3.22 Hàm lượng sử dụng VLĐ TCT giai đoạn 2011-2013 91 Bảng 3.23 Tỷ suất lợi nhuận VLĐ TCT giai đoạn 2011-2013 .92 11 Theo phân tích trên, TSCĐ chiếm tỷ lệ khiêm tốn cấu tổng tài sản Một đặc điểm dễ nhận thấy TCT xây dựng công trình giao thông TSCĐ có hàm lượng vốn lớn.Tuy nhiên, hầu hết doanh nghiệp thường có tình trạng như: TSCĐ mua với vốn lớn có công suất lớn lại sử dụng công trình có quy mô nhỏ cho hoạt động đầu tư khác Vì vậy, việc tăng lên TSCĐ chưa tín hiệu tốt doanh nghiệp Nhìn sổ sách TCT cho thấy TSCĐ nhiều thực tế lại không sử dụng để phục vụ thi công công trình làm giảm hiệu kinh doanh doanh nghiệp b) Quản lí tình hình tăng giảm giá trị VCĐ Bảng 3.6 Tình hình tăng giảm VCĐ TCT giai đoạn 2011-2013 Đơn vị tính: triệu đồng Năm TCT Thăng Long 2011 2012 2013 244,702 237,736 286,744 2012 so với 2011 2013 so với 2012 Chênh Chênh % % lệch lệch (6,966) -2.85 49,008 20.61 Cienco 2,293,770 2,085,865 2,159,499 (207,905) -9.06 73,634 3.53 Cienco 1,042,894 1,144,061 2,043,510 101,167 9.70 899,449 78.62 Cienco 79,073 486,176 691,941 407,103 514.84 205,765 42.32 Cienco 439,883 591,831 831,831 151,948 40.55 Cienco 1,022,011 894,174 899,065 (127,837) -12.51 Đường Thuỷ 34.54 240,000 4,891 0.55 1,691,552 1,416,543 1,551,649 (275,009) -16.26 135,106 9.54 (Nguồn: Báo cáo tài Tổng công ty) Trong điều kiện kinh tế thị trường, việc mua sắm xây dựng hay lắp đặt TSCĐ DN phải toán, chi trả tiền Số vốn đầu tư ứng trước để mua sắm, xây dựng hay lắp đặt TSCĐ hữu hình vô hình tạo nên VCĐ DN Xu hướng biến động VCĐ chiều với xu hướng biến động TSCĐ Cienco 4, Cienco Cienco Như đề cập trên, việc tăng VCĐ không mang lại hiệu cho doanh nghiệp tình trạng đầu tư tràn lan không mục đích sử dụng thiết bị không phù hợp với đặc điểm công trình Điều dẫn đến tình trạng lãng phí việc sử dụng khó để thu hồi đủ vốn dẫn đến vốn 12 c) Quản lí việc sử dụng khấu hao TSCĐ Bảng 3.7 Tình hình tăng giảm khấu hao TSCĐ TCT giai đoạn 2011-2013 Đơn vị tính: triệu đồng 2012 so với 2011 2013 so với 2012 Năm 2011 2012 2013 TCT Chênh lệch % Chênh lệch % Thăng Long 113,342 109,775 117,040 (3,567) -3.15 7,265 6.62 Cienco 769,321 696,647 770,281 (72,674) -9.45 73,634 10.57 Cienco 236,017 292,440 352,914 56,423 23.91 60,474 20.68 18,175 157,463 183,228 139,288 766.37 25,765 16.36 Cienco Cienco 213,308 273,308 273,308 60,000 28.13 - 0.00 Cienco 443,441 393,342 398,233 (50,099) -11.30 4,891 1.24 Đường Thuỷ 598,078 505,261 561,727 (92,817) -15.52 56,466 11.18 (Nguồn: Báo cáo tài Tổng công ty) Số liệu bảng 3.7 cho thấy: Vì TSCĐ tổng công ty tài sản có giá trị lớn nên số khấu hao trích năm mức cao Hơn nữa, TCT sử dụng phương pháp khấu hao theo đường thằng nên không mua thêm nhiều TSCĐ mức khấu hao hàng năm thay đổi chút so với năm trước Chỉ riêng Cienco 5, năm 2011 có tăng đột biến việc đầu tư TSCĐ nên mức khấu hao thay đổi lớn qua năm Với mức khấu hao lớn năm mà TSCĐ TCT không phát huy hết suất hoạt động việc hao mòn ngày nhanh, doanh nghiệp vừa không thu lợi ích kinh tế mong muốn, vừa lãng phí nguồn lực Nghiên cứu cho thấy thực tế đáng báo động TCT XDGT TSCĐ có số lượng nhiều, hàm lượng vốn lớn chất lượng lại (nhiều tài sản lỗi thời lạc hậu), suất thấp không phù hợp với đặc điểm kinh doanh 13 d) Quản lí việc lí thay TSCĐ Bảng 3.8 Bảng theo dõi biến động TSCĐ TCT giai đoạn 2011-2013 Đơn vị tính: triệu đồng Năm TCT Thăng Long Cienco 2011 2012 2013 131,360 127,961 169,704 2012 so với 2011 2013 so với 2012 Chênh Chênh % % lệch lệch (3,399) -2.59 41,743 32.62 1,524,449 1,389,218 1,389,218 (135,231) -8.87 - 0.00 5.55 838,975 98.52 267,815 439.78 180,000 54.76 Cienco 806,877 Cienco 60,898 328,713 508,713 Cienco 226,575 318,523 558,523 Cienco 578,570 500,832 500,832 (77,738) -13.44 - 0.00 1,093,474 911,282 989,922 (182,192) -16.66 78,640 8.63 Đường Thuỷ 851,621 1,690,596 44,744 91,948 40.58 240,000 75.35 (Nguồn: Báo cáo tài Tổng công ty) Như phân tích trên, TCT trọng tới việc đầu tư TSCĐ TSCĐ lại không sử dụng mục đích, không mang lại nhiều hiệu kinh tế cho doanh nghiệp Cùng với trình hoạt động, số máy móc lỗi thời bị hư hỏng TCT tiến hành lý làm giảm giá trị TSCĐ Điển hình Cienco Tuy nhiên, hầu hết TSCĐ mua vượt công suất cần dùng, doanh nghiệp không khai thác hết lực hoạt động dẫn đến hao mòn nhanh, việc lý TSCĐ khó khăn, có lý phần vốn thu hồi lại chẳng đáng bao so với lúc đầu tư tài sản 3.2.3.2 Đánh giá hiệu sử dụng VCĐ TSCĐ TCT Trong tiểu mục này, tác giả tập trung xây dựng tính toán số liệu liên quan đến tiêu đánh giá, gồm hiệu suất sử dụng TSCĐ; Hệ số hao mòn TSCĐ Kết cấu TSCĐ TCT Nhìn cách tổng quát thấy rằng: Hiệu suất sử dụng TSCĐ TCT khác xa Trong TCT Thăng Long có hiệu suất sử dụng TSCĐ cao tăng qua năm Cienco6 điều có xu hướng ngược lại Phân tích cho thấy TSCĐ TCT hao mòn nhanh lại không sử dụng hợp lý, làm cho tình trạng suy giảm lực hoạt động TCT diễn nhanh Tỷ trọng TSCĐ thuê tài thấp 14 3.2.4 Thực trạng quản lí vốn lưu động tài sản lưu động Tổng công ty 3.2.4.1 Công tác quản lí VLĐ TSLĐ a) Quản lý tình hình phân bổ TSLĐ TCT Một nhân tố có ảnh hưởng định tới hiệu sử dụng TSLĐ, việc phân bổ TSLĐ Đối với TCT XDGT điều có ý nghĩa quan trọng Tình hình phân bổ cấu TSLĐ TCT trình bày bảng số liệu 3.12 Phân tích cho thấy giai đoạn 2011-2013 tổng TSLĐ TCT tăng mạnh cấu phần TSLĐ TCT chủ yếu nghiêng khoản mục Hàng tồn kho (HTK) khoản phải thu (2 khoản mục chiếm tỷ trọng lớn tổng TSLĐ) Tỷ trọng HTK lớn nguyên nhân gây bất hợp lý cấu tài sản TCT, cho thấy tình hình tài TCT bất ổn, không khơi thông vốn, sản xuất bị đình trệ, dồn ứ b) Quản lý sử dụng vốn tiền mặt TCT Theo bảng số liệu tổng hợp 3.12 3.13 Luận án, TCT XDGT có lượng tiền mặt lớn, chiếm khoảng 30%, chí lên đến 50% Cienco8 Với việc giữ lại nhiều tiền mặt chủ yếu giai đoạn 2011-2013, kinh tế chưa ổn định, doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn sản xuất, đấu thầu, mua nguyên vật liệu… Chính vậy, TCT thường lựa chọn giữ lại tiền mặt gửi ngân hàng thời gian chờ hội đầu tư Lựa chọn với việc trì hoãn thi công chưa có kế hoạch sản xuất rõ ràng làm cho tiền dần khả sinh lời, TCT phải chịu lãi vay ngân hàng tiền lại nằm yên chỗ đầu tư sai hướng dẫn đến thua lỗ c) Quản lý khoản phải thu Dựa vào số liệu báo cáo tài TCT, tác giả tính toán tỷ trọng khoản mục nợ phải thu trình bày bảng 3.14 luận án Số liệu cho thấy, tổng khoản nợ phải thu khoản mục phải thu khách hàng chiếm tỷ trọng lớn Khoản ứng trước tiền cho người bán chiếm tỷ lệ tương đối cao Việc ảnh hưởng xấu tới thương hiệu gây khó khăn khâu toán TCT d) Vòng quay khoản phải thu Vòng quay khoản phải thu TCT giai đoạn 2011-2013 tác giả tính toán tập hợp bảng 3.15 đây: 15 Bảng 3.15 Số vòng quay khoản phải thu TCT giai đoạn 2011-2013 Đơn vị tính: vòng 2012 so với 2011 2013 so với 2012 2011 2012 2013 Chênh Chênh TCT % % lệch lệch Thăng Long 1.28 1.33 2.02 0.05 4.16 0.69 51.86 Cienco 2.58 2.95 3.82 0.37 14.22 0.87 29.57 Cienco 4.84 5.60 4.43 0.76 15.77 (1.18) -21.01 Cienco 0.12 0.84 0.77 0.72 575.18 (0.08) -9.00 Cienco 3.51 3.85 3.40 0.34 9.68 (0.45) -11.73 Cienco 1.65 1.28 3.32 (0.37) -22.40 2.04 159.55 Đường Thuỷ 4.90 1.03 1.16 (3.87) -78.98 0.13 12.35 (Nguồn: Báo cáo tài Tổng công ty) Nhìn chung, vòng quay khoản phải thu đa số TCT cao Tuy nhiên, phân tích trên, tỷ trọng số lượng khoản phải thu ngày lớn doanh nghiệp có tình hình tài lành mạnh Cienco d) Quản lý hàng tồn kho Bảng số liệu 3.17 luận án cho thấy: Nhìn chung, tỷ trọng chi phí SXKD dở dang TCT có xu hướng giảm năm mức cao Sở dĩ mặt hạch toán kết chuyển giá vốn không bóc tách rõ ràng khoản mục chi phí theo định mức Mặt khác, năm gần đây, uy tín số TCT nhà cung cấp không cao, nên họ cấp hóa đơn TCT trả hết tiền, điều dẫn đến thiếu chi phí, làm sai lệnh chi phí thực tế công trình Khoản mục chiếm tỷ trọng cao thứ hai sau chi phí SXKD dở dang nguyên vật liệu Tỷ trọng TCT dao động khoảng từ 14% đến 26% Đây phận vô quan trọng thiết yếu cho trình sản xuất, nhạy cảm với biến động thị trường, trượt giá, gây tổn thất kinh tế không dự trữ nguyên vật liệu, không đáp ứng kịp thời yêu cầu sản xuất 3.2.2.3 Đánh giá hiệu huy động sử dụng VLĐ TSLĐ Công tác đánh giá hiệu huy động sử dụng VLĐ TSLĐ TCT luận án thực thông qua tiêu bản, gồm: Vòng quay VLĐ kỳ chu chuyển VLĐ (bảng 3.20 3.21); Hàm lượng sử dụng Năm 16 VLĐ (bảng 3.22); Tỷ suất lợi nhuận VLĐ (bảng 3.23); Các tiêu khả toán (bảng 3.24, 3.25, 3.26, 3.27) Phân tích bảng số liệu cho thấy: Số vòng quay VLĐ TCT tăng qua năm, hàm lượng sử dụng VLĐ đa số TCT giảm chứng tỏ phần VLĐ TCT sử dụng có hiệu Tuy nhiên, tỷ suất lợi nhuận VLĐ lại mức thấp, khả toán không cao 3.2.5 Thực trạng quản lí nguồn vốn kinh doanh TCT 3.2.5.1 Công tác quản lí nguồn vốn kinh doanh Tại bảng 3.28 luận án trình bày cấu nguồn vốn TCT giai đoạn 2011-2013 theo tiêu thức: Theo thời gian huy động sử dụng vốn (nguồn vốn thường xuyên nguồn vốn tạm thời) theo tính chất sử dụng (nguồn vốn chủ sở hữu nợ phải trả) Số liệu tính toán cho thấy: Các tổng công ty xây dựng giao thông tình trạng thiếu vốn Vốn chủ sở hữu chiếm từ 4,15% đến 30% tổng nguồn vốn tổng công ty Do vốn chủ sở hữu thiếu, để trì hoạt động kinh doanh, tổng công ty phải vay vốn dẫn đến nợ phải trả cuả tổng công ty chiếm tỷ trọng cao, từ 60,78% đến 95% tổng nguồn vốn Nguồn vốn thường xuyên TCT chiếm tỷ trọng thấp, đa phần đến 20% Nguồn vốn tạm thời chiếm tỷ trọng cao, từ 40,67% đến 92% tổng nguồn vốn tổng công ty Tình trạng dẫn đến hệ số nợ cao, lực tài TCT yếu Tuy nhiên, TCT tận dụng tốt đòn bẩy tài khả khuếch đại lợi nhuận vốn (ROE) lớn, giúp gia tăng giá trị TCT Sự biến động tổng nguồn vốn TCT tác giả trình bày bảng 3.29 luận án Theo đó, giai đoạn 2011-2013 giai đoạn mà cấu vốn TCT thay đổi mạnh, đa số tăng nguồn vốn thường xuyên nguồn vốn tạm thời chủ yếu tăng mạnh việc sử dụng nguồn vốn tạm thời Từ số liệu bảng 3.30 cho thấy tổng nợ phải trả TCT thay đổi xu hướng thiên sử dụng khoản nợ ngắn hạn để đáp ứng nhu cầu VLĐ thường xuyên TCT Tuy nhiên, điều lại gây áp lực toán ngắn hạn chịu nhiều ràng buộc từ chủ nợ, có lợi TCT chiếm dụng nguồn vốn có chi phí thấp 3.2.5.2 Các tiêu đánh giá hiệu SXKD TCT Tác giả tập trung nghiên cứu tiêu chủ yếu đánh giá hiệu SXKD TCT, tiêu: Hệ số nợ (bảng 3.31), hệ số nợ dài hạn (bảng 3.33), hệ số vốn chủ sở hữu (bảng 3.34) Kết phân tích cho 17 thấy: Các TCT trì hệ số nợ cao Trong năm (2011-2013) TCT có xu hướng giảm hệ số nợ dài hạn, hệ số vốn chủ sở hữu thấp trung bình ngành có chiều hướng tăng lên tích cực 3.3 Một số kinh nghiệm giới quản lý vốn tài sản doanh nghiệp học rút cho doanh nghiệp Việt Nam Từ kết nghiên cứu kinh nghiệm Malaysia (mục 3.3.1), kinh nghiệm Trung Quốc (mục 3.3.2), kinh nghiệm Ấn Độ (mục 3.3.3), luận án rút học cho doanh nghiệp Việt Nam (mục 3.3.4) nội dung sau: - Chính phủ Bộ GTVT cần có chế, sách tài thông thoáng, tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển phạm vi mức độ hợp lý để làm chỗ dựa cho Nhà nước thực mục tiêu sách vĩ mô - Đa dạng hóa chế độ sở hữu tổ chức loại hình doanh nghiệp, có giải pháp cải cách táo bạo, mạnh dạn giữ vai trò chủ đạo nhà nước nhiều hình thức biểu - Quan tâm có định hướng cho thị trường chứng khoán phát triển, thông qua doanh nghiệp tiếp cận vốn cách hiệu cho nhu cầu sản xuất kinh doanh - Cần áp dụng biện pháp giám sát vốn tài sản doanh nghiệp cách thống nhất; cần sử dụng công cụ quản lý vĩ mô để điều hành công cụ thuế, công cụ lãi suất Đồng thời, tập trung kênh huy động vốn nước nội doanh nghiệp, nguồn vốn nước ODA, FDI, JBIC… Kết luận chương Trong chương luận án tập trung phân tích thực trạng quản lý vốn tài sản tổng công ty xây dựng giao thông giai đoạn 2011-2013, làm rõ kết SXKD, tình hình biến động cấu tài sản TCT; tính toán phân tích tiêu đánh giá thực trạng quản lý VCĐ TSCĐ, thực trạng quản lý VLĐ TSLĐ, làm rõ tình hình tăng giảm, tình hình sử dụng nhân tố tác động đến công tác quản lý vốn tài sản TCT Kết phân tích, đánh giá thực trạng quản lý vốn tài sản TCT XDGT làm rõ nhược điểm, bất cập cần phải khắc phục gợi mở hướng cho việc tìm kiếm giải pháp hoàn thiện quản lý vốn tài sản TCT XDGT 18 CHƯƠNG GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ VỐN VÀ TÀI SẢN TRONG CÁC TỔNG CÔNG TY XÂY DỰNG GIAO THÔNG 4.1 Triển vọng phát triển ngành Giao thông vận tải đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 Theo Báo cáo điều chỉnh Chiến lược phát triển GTVT đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 đánh giá năm qua, Đảng, Nhà nước nhân dân ta giành quan tâm lớn cho đầu tư phát triển GTVT, đó, hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông có bước phát triển đáng kể: chất lượng vận tải ngày nâng cao, bước đầu đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế -xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh, nâng cao đời sống nhân dân, góp phần xóa đói giảm nghèo, rút ngắn khoảng cách vùng miền Một số công trình giao thông đại đường cao tốc, cảng biển quốc tế, cảng hàng không quốc tế đầu tư xây dựng đạt tiêu chuẩn khu vực quốc tế, góp phần tạo diện mạo cho đất nước Tuy nhiên, bên cạnh kết đạt được, xuất nhiều bất cập cản trở phát triển hạ tầng giao thông như: hệ thống quốc lộ chưa kết nối thông suốt, nhiều tuyến quốc lộ chưa đầu tư nâng cấp, xuất nhiều nút thắt tuyến giao thông huyết mạch; hệ thống đường sắt tình trạng lạc hậu, tiêu chuẩn kỹ thuật thấp, lực hạn chế; cảng biển vùng kinh tế trọng điểm tải, xuất tình trạng ùn ứ hàng hóa khối lượng hàng hóa tăng nhiều so với dự báo; số cảng hàng không quốc tế tải tương lai gần; giao thông đô thị nhiều yếu kém, ùn tắc giao thông thành phố lớn thường xuyên xảy Những tồn yếu có ảnh hưởng xấu đến chất lượng dịch vụ vận tải, chi phí chưa hợp lý ảnh hưởng đến lực cạnh tranh kinh tế, cản trở tốc độ phát triển KT-XH đất nước Theo điều tra Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam thực với 254 doanh nghiệp, kết cho thấy, 87,8% doanh nghiệp nước 83% DN nước đánh giá chất lượng sở hạ tầng Việt Nam Chính vai trò quan trọng hạn chế hệ thống hạ tầng giao thông, ngày 25/02/2013, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 355/QĐ-TTg việc phê duyệt điều chỉnh Chiến lược phát triển giao thông vận tải Việt Nam đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030, xác định giao thông vận tải phận quan trọng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, ba khâu đột phá, cần ưu tiên đầu tư phát triển trước bước với tốc độ nhanh, bền vững, nhằm tạo tiền đề cho phát triển kinh tế- xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh, phục vụ nghiệp công nghiệp hóa- đại hóa đất nước 19 Chiến lược phát triển GTVT Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, xác định trục dọc Bắc-Nam ưu tiên đầu tư, hoàn thành nâng cấp mở rộng Quốc lộ với quy mô xe, tập trung, ưu tiên nâng cấp, đại hóa tuyến đường sắt Bắc- Nam có; ưu tiên phát triển vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, vùng kinh tế trọng điểm phía Nam Bên cạnh đó, phát triển GTVT đô thị, phát triển giao thông nông thôn, phát triển công nghiệp GTVT Đến năm 2030 hoàn thiện mạng lưới GTVT nước, đảm bảo kết nối phát triển hợp lý phương thức vận tải; đồng tiêu chuẩn kỹ thuật, kết nối thuận lợi với hệ thống đường ASEAN, Tiểu vùng Mê Công mở rộng đường sắt xuyên Á; chất lượng vận tải dịch vụ nâng cao, đảm bảo nhanh chóng, an toàn, tiện lợi Như vậy, định hướng chiến lược phát triển GTVT Chính phủ cho thấy, nhu cầu xây dựng công trình giao thông Việt Nam lớn, giai đoạn đầu trình đại hóa sở hạ tầng, quan trọng công trình giao thông 4.2 Định hướng chiến lược phát triển Tổng công ty xây dựng giao thông thời gian tới Định hướng phát triển TCT XDGT phù hợp với phát triển tất yếu xã hội Với việc tiếp tục phát huy mạnh việc xây dựng công trình giao thông, TCT có triển vọng ngày mở rộng hoạt động SXKD Một mặt, hoạt động xây dựng công trình giao thông giúp TCT nắm bắt nhiều hội đầu tư vào dự án đặc biệt dự án bất động sản, sản xuất vật liệu xây dựng, mặt khác khiến DN ngành cạnh tranh khốc liệt, làm giảm lợi nhuận DN Trong xu hội nhập phát triển với kinh tế thị trường, mô hình DNNN hoạt động không hiệu quả, tính linh hoạt khả cạnh tranh bị hạn chế Mô hình CTCP loại hình DN thích hợp mà nước tiên tiến nói chung Việt Nam nói riêng áp dụng phát huy mặt tích cực kinh tế Vì vậy, để đáp ứng yêu cầu thị trường phù hợp với định hướng ngành, sách Nhà nước xu chung giới, Bộ GTVT định chuyển đổi mô hình hoạt động TCT 90 trực thuộc Bộ từ DNNN sang hoạt động theo mô hình mới: mô hình công ty cổ phần Sau chuyển sang hoạt động theo mô hình công ty cổ phần, TCT tập trung thực mục tiêu sau: - Phát huy tính chủ động, sáng tạo, khai thác tiềm năng, lợi thế, tập trung đẩy mạnh sản xuất kinh doanh, đạt hiệu cao, bảo toàn phát triển vốn; không ngừng nâng cao hiệu hoạt động doanh nghiệp 20 sở SXKD phát triển, chăm lo cải thiện đời sống vật chất, tinh thần người lao động - Xây dựng TCT, quan chuyên môn cấp sạch, vững mạnh; phát huy vai trò đoàn thể trị - xã hội, xây dựng văn hoá DN, phát triển ổn định, tăng trưởng bền vững, góp phần vào nghiệp công nghiệp hóa, đại hóa đất nước - Liên kết cổ đông chiến lược, đối tác chiến lược có tiềm vốn, kỹ thuật, lực quản trị, sản phẩm thị trường Đồng thời đẩy mạnh liên kết nội khối tạo nhiều hội, tạo nguồn lực tổng hợp để có lợi cạnh tranh hơn, hiệu - Định hướng ngành nghề sản phẩm: Tăng trưởng mạnh, vững chắc, tập trung nâng cao thương hiệu hoạt động sản xuất truyền thống; nghiên cứu triển khai phát triển lĩnh vực sản xuất dịch vụ xây dựng nhà đô thị, sản xuất vật liệu xây dựng, đầu tư dự án theo hình thức BT, BOT,… - Về kỹ thuật, công nghệ: Từng bước đổi công nghệ thi công, trang bị thiết bị tiên tiến, tạo sản phẩm có tính cạnh tranh ngày cao, tăng trưởng chất lượng tạo giá trị gia tăng cao -Đổi sâu sắc quản trị DN, tạo dựng phát triển thương hiệu DN, văn hóa DN 4.3 Quan điểm xây dựng giải pháp - Xây dựng giải pháp phải bám sát vào mục tiêu chiến lược phát triển Bộ GTVT mục tiêu phát triển TCT thời gian tới - Các giải pháp xây dựng phải hướng, phù hợp với lực TCT, phù hợp với mô hình tổ chức hoạt động TCT; giải pháp áp dụng bước; tránh tư tưởng nôn nóng, vội vàng tạo cú sốc lớn làm ổn định, cần tránh trì trệ, ỷ lại - Các giải pháp xây dựng phải có tính khả thi, không thoát ly khỏi thực tế; đồng thời giải pháp đưa khắc phục tồn nêu chương - Các giải pháp tận dụng tối đa nguồn lực có TCT, nâng cao hiệu quản lý vốn tài sản TCT, đồng thời gắn liền với mô hình quản lý tài TCT, góp phần nâng cao khả cạnh tranh TCT thị trường nước khu vực 4.4 Một số giải pháp hoàn thiện quản lý vốn tài sản Tổng công ty xây dựng giao thông thuộc Bộ Giao thông Vận tải Để đạt mục tiêu, định hướng phát triển TCT thời gian tới, mở rộng quyền tự chủ KD tự chủ tài chính, TCT chủ động bước nâng cao hiệu sử dụng vốn tài sản Tuy nhiên, việc 21 quản lý vốn tài sản TCT nhiều bất cập cần phải tiếp tục bổ sung, hoàn thiện đổi Đáp ứng yêu cầu đây, luận án tập trung nghiên cứu đề xuất nhóm giải pháp hoàn thiện quản lý vốn tài sản TCT XDGT thuộc Bộ Giao thông Vận tải sơ đồ 4.1 đây: Các giải pháp hoàn thiện quản lý vốn tài sản Nhóm giải pháp hoàn thiện quản lý VLĐ TSLĐ Nhóm giải Nhóm giải Nhóm Nhóm giải pháp hoàn pháp hoàn giải pháp pháp hoàn thiện quản thiện quản tái thiện quản lý VCĐ lý nguồn cấu TCT lý VCĐ TSCĐ vốn TSCĐ Sơ đồ 4.1 Giải pháp hoàn thiện quản lý vốn tài sản 4.4.1 Nhóm giải pháp hoàn thiện quản lý vốn lưu động TSLĐ Trong mục luận án sâu trình bày chi tiết giải pháp hoàn thiện quản lý vốn lưu động tài sản lưu động với nội dung sau: Các giải pháp hoàn thiện quản lý vốn lưu động tài sản lưu động Kế hoạch hóa tài sản lưu động Quản lý tốt khoản mục vốn tiền Tăng cường công tác thu hồi công nợ Quản lý vật tư vật tồn kho Đẩy nhanh tiến độ thi công, giảm bớt khối lượng công trình dở dang Hoàn thiện phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang Sơ đồ 4.2 Giải pháp quản lý VLĐ TSLĐ Tác giả luận án thiết kế mẫu báo cáo kế hoạch vốn tiền, mẫu bảng theo dõi tình hình công nợ khách hàng thiết kế mẫu thẻ chi tiết công nợ…giúp cho việc quản lý công nợ, quản lý vốn lưu động, tài sản lưu động TCT có hiệu 4.4.2 Nhóm giải pháp hoàn thiện quản lý vốn cố định TSCĐ Trong mục này, luận án trình bày nội dung giải pháp hoàn thiện quản lý VCĐ TSCĐ nhằm khắc phục yếu lập, thẩm định dự án mua sắm TSCĐ, đổi công nghệ, lựa chọn hình thức đầu tư hợp lý, sử dụng khấu hao TSCĐ, nâng cao trình độ nguồn nhân lực 22 Các giải pháp hoàn thiện quản lý vốn cố định tài sản cố định Nâng cao chất lượng công tác lập thẩm định dự án mua sắm TSCĐ Đổi công nghệ, lựa chọn chiến lược hình thức đầu tư hợp lý để đại hóa MMTB Khấu hao TSCĐ đầy đủ, kịp thời, quản lý sử dụng bảo dưỡng, sửa chữa TSCĐ quy trình Nâng cao trình độ chuyên môn cán CNV TCT Sơ đồ 4.4 Giải pháp quản lý vốn cố định tài sản cố định 4.4.3 Nhóm giải pháp hoàn thiện quản lý nguồn vốn Khắc phục nhược điểm chương 3, mục luận án đưa giải pháp liên quan đến hoàn thiện quản lý nguồn vốn TCT XDGT Nhóm giải pháp hoàn thiện quản lý nguồn vốn Áp dụng phương thức mua thiết bị trả chậm Hoàn thiện phương pháp phân tích tiêu tài phân tích tình hình bảo đảm nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh TCT Kết hợp chặt chẽ khai thác triệt để nguồn vốn nước nguồn vốn nội tổng công ty với việc tích cực huy động vốn nước Thành lập công ty tài để điều hòa vốn nội tổng công ty Sơ đồ 4.5 Giải pháp quản lý nguồn vốn 4.4.4 Giải pháp tái cấu Tổng công ty Tái cấu DN phận quan trọng chủ trương tái cấu trúc kinh tế Đảng Nhà nước ta Thực chủ trương trên, Bộ GTVT có nhiều sách quan trọng DN ngành Gần nhất, chương trình hành động thực Nghị số 02/NQ-CP ngày 7/01/2013 Chính Phủ, Bộ GTVT đưa giải pháp thực tái cấu, nâng cao hiệu hoạt động doanh nghiệp Sơ đồ 4.6.Giải pháp tái cấu tổng công ty 23 Trong phạm vi nghiên cứu luận án, 07 TCT nghiên cứu thuộc diện cổ phần hóa giai đoạn 2011 – 2015 Do vậy, mục luận án đề cập đến giải pháp cụ thể tái cấu TCT để hướng tới nâng cao hiệu sử dụng vốn tài sản TCT XDGT 4.5 Ðiều kiện thực giải pháp Các giải pháp nêu mục 4.4 hệ thống giải pháp đồng mà việc thực giải pháp cần thỏa mãn điều kiện định Tại mục luận án đưa điều kiện dạng kiến nghị Nhà nước, Bộ Giao thông Vận tải với TCT để thực giải pháp nêu 4.5.1 Kiến nghị Nhà nước 4.5.1.1 Ổn định sách kinh tế vĩ mô 4.5.1.2 Nới lỏng chế tín dụng doanh nghiệp 4.5.1.3 Bảo hộ sản xuất nước 4.5.1.4 Nhà nước cho phép TCT thành lập công ty tài 4.5.1.5 Một số kiến nghị khác 4.5.2 Kiến nghị Bộ GTVT 4.5.2.1 Cần có sách cụ thể tổ chức đấu thầu huy động tiềm lực tài tồn đọng TCT 4.5.2.2 Đẩy mạnh tốc độ cổ phần hóa DNNN (trong có TCT XDGT) 4.5.2.3 Điều chỉnh, bổ sung, hoàn thiện số sách khác cho phù hợp với đặc thù doanh nghiệp xây dựng 4.5.3 Kiến nghị TCT 4.5.3.1 Cần có chiến lược dài hạn công tác quản lý vốn tài sản 4.5.3.2 Cần xác định phương pháp, hình thức công cụ để quản lý, huy động vốn tài sản 4.5.3.3 Cần cải tiến chế quản lý vốn tài sản theo hướng mở rộng quyền hạn trách nhiệm cho đơn vị thành viên trình huy động quản lý sử dụng phục vụ SXKD KẾT LUẬN Các Tổng công ty xây dựng giao thông có vai trò quan trọng hệ thống doanh nghiệp xây dựng công trình giao thông hệ thống doanh nghiệp nhà nước Nâng cao hiệu sản xuất kinh doanh TCT có ý nghĩa quan trọng việc củng cố sức mạnh cộng đồng doanh nghiệp XDGT, củng cố sức mạnh doanh nghiệp nhà nước Một giải pháp để làm điều cần hoàn thiện công tác quản lý vốn tài sản TCT cho phù hợp với thay đổi mô hình hoạt động TCT Từ nâng cao hiệu quản lý vốn tài sản TCT XDGT Đến lượt mình, hiệu quản lý vốn tài sản tác động trực tiếp đến hiệu hoạt 24 động TCT, nâng cao lực cạnh tranh TCT bối cảnh toàn cầu hoá Trong năm qua, công tác quản lý vốn tài sản TCT XDGT không ngừng đổi Tuy nhiên, bên cạnh kết đạt TCT bộc lộ nhiều hạn chế Hiệu quản lý vốn tài sản chưa thực trở thành động lực cho phát triển TCT XDGT Trên sở nghiên cứu tổng quan quản lý vốn tài sản doanh nghiệp, tác giả tìm chỗ trống cần tiếp tục bổ sung nghiên cứu, quản lý vốn tài sản TCT XDGT, đặc biệt vấn đề quản lý vốn tài sản TCT sau cổ phần hóa doanh nghiệp Với nhận thức thân hệ thống kiến thức quản lý kinh tế nói chung quản lý vốn tài sản nói riêng, kết hợp với định hướng quan điểm phát triển kinh tế xã hội Đảng Nhà nước, thực tiễn định hướng phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh TCT XDGT, sở luận giải, phân tích chi tiết phân tích tổng hợp, luận án có đóng góp phát triển thể điểm chủ yếu sau: Thứ nhất, luận án hệ thống hóa, làm phong phú thêm lý luận quản lý vốn tài sản doanh nghiệp, đó: - Đã đưa khái niệm đầy đủ quản lý vốn tài sản doanh nghiệp; - Đã làm rõ chuyển hóa VCĐ VLĐ doanh nghiệp; - Đã hệ thống hóa nhóm tiêu phân tích tình hình quản lý, sử dụng vốn tài sản doanh nghiệp nhân tố tác động tới quản lý vốn tài sản doanh nghiệp Những lý luận sở quan trọng cho việc xem xét đánh giá thực trạng quản lý vốn tài sản TCT XDGT Thứ hai, tác giả phân tích, đánh giá thực trạng quản lý vốn tài sản TCT XDGT giai đoạn chuyển đổi mô hình hoạt động, đó: - Đã nêu bật thành công tồn công tác quản lý vốn tài sản TCT XDGT - Chỉ nguyên nhân tồn tại, hạn chế nhân tố tác động quản lý vốn tài sản TCT XDGT Thứ ba, tác giả đề xuất 04 nhóm giải pháp có tính khả thi hoàn thiện công tác quản lý vốn tài sản TCT XDGT, cụ thể gồm: - Nhóm giải pháp hoàn thiện quản lý VLĐ TSLĐ; - Nhóm giải pháp hoàn thiện quản lý VCĐ TSCĐ; - Nhóm giải pháp hoàn thiện quản lý nguồn vốn; - Nhóm giải pháp tái cấu TCT Cuối cùng, tác giả luận án mong nhận quan tâm đóng góp ý kiến nhà khoa học, nhà thực tiễn, độc giả để giúp tác giả hiểu biết sâu lĩnh vực mà tác giả say mê nghiên cứu DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÔNG BỐ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI LUẬN ÁN Nguyễn Ngọc Sơn, “TCT đầu tư kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) câu hỏi phải làm để vốn nhà nước trở thành công cụ kinh tế?”, Tạp chí khoa học Giao thông Vận tải, Số 37, tháng 3/2012 Nguyễn Ngọc Sơn,“Giải pháp hoàn thiện chế tài doanh nghiệp nhà nước trước sau cổ phần hóa”, Tạp chí khoa học Giao thông vận tải, số 32, tháng 11/2010 Nguyễn Ngọc Sơn, “Vấn đề đa dạng hóa đầu tư, đa dạng hóa ngành nghề kinh doanh doanh nghiệp nhà nước, thực trạng nguyên tắc giải quyết”, Tạp chí Khoa học Giao thông Vận tải, số 31, tháng 9/2010 Nguyễn Ngọc Sơn, “Tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh công tác tài chính”, Giáo dục Lý Luận, Học viện trị Hành Quốc Gia Hồ Chí Minh, Học viện Chính trị - Hành khu vực I, số -2010 Nguyễn Ngọc Sơn, “Một số giải pháp hỗ trợ vốn hỗ trợ tài cho doanh nghiệp nhỏ vừa sau Việt Nam thành viên WTO”, Giáo dục Lý Luận, Học viện trị Hành Quốc Gia Hồ Chí Minh, Học viện Chính trị - Hành khu vực I, số 7-2010 Nguyễn Ngọc Sơn,“Một số biện pháp đánh giá tình hình tài doanh nghiệp”, Giáo dục Lý Luận, Học viện trị Hành Quốc Gia Hồ Chí Minh, Học viện Chính trị - Hành khu vực I, số 8+9 -2010 Nguyễn Ngọc Sơn, “Nhìn nhận công tác quản lý tài theo mô hình công ty mẹ - công ty con”, Tạp chí Giao thông Vận tải, Số 7/2010 Nguyễn Ngọc Sơn, “Đổi chế quản lý vốn tài sản tập đoàn kinh tế việt nam”, Đề tài NCKH, 2011, Trường Đại học Giao thông Vận tải Nguyễn Ngọc Sơn, “Nghiên cứu sở lý luận thực tiễn Quản lý tài TCT”, Đề tài NCKH, 2010, Trường Đại học Giao thông Vận tải

Ngày đăng: 03/11/2016, 18:22

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • ENG Bia tom tat

  • ENG Tom tat LA (8.6.15) (draft)

  • Bia tom tat

  • Tom tat LA (8.6.15)

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan