Nâng cao năng lực xuất khẩu ngành da giầy việt nam sau khi việt nam gia nhập WTO

225 382 0
Nâng cao năng lực xuất khẩu  ngành da giầy việt nam sau khi việt nam gia nhập WTO

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÂNG CAO NĂNG LỰC XUẤT KHẨU NGÀNH DA GIẦY VIỆT NAM SAU KHI VIỆT NAM GIA NHẬP WTO Ngành: KINH TẾ QUỐC TẾ LÝ HOÀNG THƯ HÀ NỘI – 2016 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÂNG CAO NĂNG LỰC XUẤT KHẨU NGÀNH DA GIẦY VIỆT NAM SAU KHI VIỆT NAM GIA NHẬP WTO Chuyên ngành: KINH TẾ QUỐC TẾ Mã số: 62.31.01.06 LÝ HOÀNG THƯ Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. NGUYỄN VĂN HỒNG HÀ NỘI – 2016 LỜI CẢM ƠN Hoàn thành luận án này, tôi xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS. TS. Nguyễn Văn Hồng đã tận tình giúp đỡ, chỉ bảo tôi trong suốt thời gian vừa qua. Tôi cũng xin được chân thành cảm ơn các nhà khoa học, tác giả các công trình công bố đã được trích dẫn trong luận án này vì đã cung cấp nguồn tư liệu quý báu, những kiến thức liên quan trong quá trình nghiên cứu. Tôi xin được gửi lời cảm ơn tới Trường Đại học Ngoại thương, Khoa Sau Đại học cùng toàn thể các thầy cô giáo trong trường Đại Học Ngoại Thương đã trang bị kiến thức viết bài, giúp đỡ và tạo điều kiện để cho tôi hoàn thành luận án này. Tôi cũng xin trân trọng cảm ơn Lãnh đạo Công ty CP Đầu tư XNK Da Giầy Hà Nội, Quỹ Đầu tư Phát triển TP Hà Nội vì đã tạo điều kiện về thời gian và tinh thần trong quá trình hoàn thiện chuyên đề. Tôi cũng xin trân trọng gửi lời cảm ơn tới Hiệp Hội Da Giầy Việt Nam, Bộ Công Thương, Vụ Công Nghiệp Nhẹ Bộ Công Thương và các đơn vị, doanh nghiệp ngành Da giầy đã cung cấp cho tôi những tài liệu và thông tin hữu ích liên quan đến đề tài. Qua quá trình thực hiện đề tài, tôi đã tích luỹ được nhiều kinh nghiệm quý báu trong công tác thực tế và phương pháp nghiên cứu, góp phần nâng cao trình độ và năng lực chuyên môn. Tuy nhiên, do sự hạn chế về thời gian, điều kiện nghiên cứu và khả năng bản thân có hạn nên nội dung luận án khó tránh khỏi những sai sót và khiếm khuyết. Tôi rất mong nhận được sự chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo cùng sự góp ý của đông đảo bạn đọc và xin chân thành cảm ơn. Hà Nội, ngày 10 tháng 10 năm 2016 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận án là trung thực, khách quan và chưa từng để bảo vệ ở bất kỳ học vị nào. Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận án đã được cám ơn, các thông tin trích dẫn trong luận án này đều được chỉ rõ nguồn gốc. Hà Nội, ngày 10 tháng 10 năm 2016 Tác giả MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN i LỜI CAM ĐOAN ii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT SỬ DỤNG TRONG LUẬN ÁN vi DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ vii PHẦN MỞ ĐẦU 1 PHẦN A: TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 6 1. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài 6 2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam 8 3. Đánh giá tổng quan về tình hình nghiên cứu 13 PHẦN B: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 15 CHƯƠNG 1: MỘT SỐ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC XUẤT KHẨU CỦA NGÀNH DA GIẦY 15 1.1. Những vấn đề lý luận về năng lực xuất khẩu 15 1.1.1 Khái niệm năng lực xuất khẩu 15 1.1.2. Các chỉ tiêu đánh giá năng lực xuất khẩu 18 1.1.3. Mô hình đánh giá năng lực xuất khẩu và các nhân tố ảnh hưởng 28 1.2. Sự cần thiết phải nâng cao năng lực xuất khẩu ngành da giầy Việt Nam 50 1.2.1. Năng lực xuất khẩu là yếu tố quyết định đến sự tồn tại và phát triển của ngành. 50 1.2.2. Việc gia nhập WTO và các Hiệp định thương mại tự do tạo ra sức ép cạnh tranh đối với ngành da giầy Việt Nam. 52 1.2.3. Nâng cao năng lực xuất khẩu ngành da giầy góp phần thúc đẩy sự phát triển của các ngành kinh tế khác, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. 54 1.3. Kinh nghiệm nâng cao năng lực xuất khẩu ngành da giầy của Trung Quốc và Brazil 55 1.3.1. Năng lực xuất khẩu ngành da giầy của Trung Quốc 55 1.3.2. Năng lực xuất khẩu ngành da giầy của Brazil 60 1.3.3. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam 62 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG NĂNG LỰC XUẤT KHẨU NGÀNH DA GIẦY VIỆT NAM SAU KHI GIA NHẬP WTO 66 2.1. Tổng quan về ngành da giầy của Việt Nam sau khi gia nhập WTO 66 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển 66 2.1.2 Khái quát về hoạt động sản xuất của ngành da giầy Việt Nam 68 2.1.3. Những đặc điểm cơ bản của ngành da giầy Việt Nam 75 2.1.4. Những cam kết của Việt Nam khi gia nhập WTO liên quan đến ngành da giầy 77 2.2. Tình hình xuất khẩu của ngành da giầy Việt Nam sau khi gia nhập WTO đến nay 80 2.2.1 Hoạt động xuất khẩu: 80 2.2.2 Chuỗi giá trị ngành da giầy Việt Nam 84 2.2.3 Một số thị trường chính 86 2.3. Đánh giá năng lực xuất khẩu ngành da giầy Việt Nam qua mô hình 4 bánh xe tương tác 93 2.3.1. Các yếu tố bên trong phạm vi ngành (Borderin issues) 94 2.3.2. Các yếu tố bên ngoài phạm vi ngành (Borderout issues) 97 2.3.3. Các yếu tố liên quan đến ngành (Border issues) 100 2.3.4. Các yếu tố phát triển (Development issues) 103 2.4. Kết luận chung về năng lực xuất khẩu ngành da giầy Việt nam 106 2.4.1. Kết quả đạt đuợc 106 2.4.2. Những tồn tại và hạn chế đối với xuất khẩu da giầy của Việt Nam. 107 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC XUẤT KHẨU NGÀNH DA GIẦY VIỆT NAM 111 3.1. Triển vọng xuất khẩu và định hướng nâng cao năng lực xuất khẩu ngành da giầy Việt Nam trong thời gian tới 111 3.1.1. Quan điểm quy hoạch, định hướng phát triển của nhà nước đối với ngành da giầy Việt Nam 111 3.1.2. Xuất khẩu của ngành da giầy Việt Nam khi tự do hoá thương mại ngày càng mở rộng 114 3.1.3. Mục tiêu và định hướng nâng cao năng lực xuất khẩu của ngành da giầy Việt nam 118 3.2. Các giải pháp nâng cao năng lực xuất khẩu ngành da giầy 119 3.2.1. Nhóm giải pháp đối với các yếu tố bên trong phạm vi ngành 119 3.2.2. Nhóm giải pháp đối với các yếu tố bên ngoài phạm vi ngành 126 3.2.3. Nhóm giải pháp đối với các yếu tố liên quan đến ngành 130 3.2.4. Nhóm giải pháp đối với các yếu tố phát triển 135 3.3. Các kiến nghị cụ thể nhằm thực hiện các giải pháp nâng cao năng lực xuất khẩu ngành da giầy 137 3.3.1. Đối với Nhà nước 137 3.3.2. Đối với Hiệp hội da giầy 139 3.4.3. Đối với các doanh nghiệp 139 KẾT LUẬN 148 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH Đà CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ 151 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 152 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT SỬ DỤNG TRONG LUẬN ÁN Danh mục viết tắt bằng tiếng Anh AFTA ASEAN Free Trade Area Khu vùc mËu dÞch tù do ASEAN APEC Asia Pacific Economic Cooperation DiÔn ®µn kinh tÕ ch©u ¸ Th¸i B×nh D­¬ng ASEAN Association of Southeast Asian Nations HiÖp héi c¸c quèc gia §«ng Nam ¸ AEC ASEAN Economic Community Cộng đồng kinh tế ASEAN EC European Community Céng ®ång ch©u ¢u EU European Union Liªn minh ch©u ¢u LEFASO Vietnam Leather and Footwear Association HiÖp héi Da GiÇy ViÖt Nam RD Research and Development Nghiên cứu và phát triển TPP TransPacific Partnership Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương WTO World Trade Organization Tæ chøc th­¬ng m¹i thÕ giíi Danh mục viết tắt bằng tiếng Việt CN C«ng nghiÖp CNHT C«ng nghiÖp hç trî DNVN Doanh nghiÖp ViÖt nam DN Doanh nghiÖp DNNN Doanh nghiệp nhà nước DNNVV Doanh nghiệp nhỏ và vừa NLXK Năng lực xuất khẩu NXK Nhà xuất khẩu TP HCM Thµnh phè Hå ChÝ Minh XTTM Xóc tiÕn Th­¬ng m¹i XK, NK XuÊt khÈu, NhËp khÈu DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ Bảng biểu TÊN BẢNG Trang Bảng 1.1: Bảng tổng kết các tiêu chí đánh giá năng lực xuất khẩu theo các yếu tố cấu thành 22 Bảng 1.2: Chiến lược hoạt động 39 Bảng 2.1: Cơ cấu lao động trong doanh nghiệp da giầy Việt Nam 69 Bảng 2.2: Doanh nghiệp trong ngành da giầy Việt Nam 74 Bảng 2.3: Cam kết thuế nhập khẩu của Việt Nam khi gia nhập WTO đối với ngành da giầy 78 Bảng 2.4: Xuất khẩu hàng da giầy sang một số thị trường chính năm 2015 81 Bảng 2.5: Những mặt hàng da giầy chính xuất khẩu của Việt Nam năm 2014 83 Bảng 2.6 : Kim ngạch xuất khẩu da giầy của Việt Nam ở một số thị trường châu Á và nước khác trong năm 2015 90 Bảng 2.7: Số liệu kim ngạch nhập khẩu da giầy của Brazil từ thế giới và từ Việt Nam 93 Bảng 2.8 Nhập khẩu da thuộc và máy móc thiết bị 101 Bảng 3.1: Chỉ tiêu dự báo ngành da giầy Việt Nam 115 Bảng 3.2 Tốc độ tăng trưởng sản phẩm bình quân đến năm 2020 116 Bảng 3.3 Tham gia sâu chuỗi giá trị ngành da giầy 121 Bảng 3.4: Những yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mở rộng thị trường bằng phương thức xuất khẩu 141 Bảng 3.5: Các tiêu chí lựa chọn thị trường xuất khẩu 142 Bảng 3.6. Các yếu tố đánh giá cơ hội và rủi ro của thị trường 143 Hình TÊN HÌNH Trang Hình 1.1: Mô hình kim cương 29 Hình 1.2: Mô hình bốn bánh xe tương tác 33 Hình 2.1: Tính hiện đại của thiết bị sản xuất da giầy 70 Hình 2.2: Thời gian khấu hao của thiết bị sản xuất da giầy 71 Hình 2.3: Tỷ trọng nhập khẩu Da thuộc từ các nước trên thế giới năm 2014 72 Hình 2.4: Cơ cấu ngành da giầy Việt Nam và các cơ cấu hỗ trợ 76 Hình 2.5: Kim ngạch xuất khẩu mặt hàng da giầy của Việt Nam 81 Hình 2.6: Xuất khẩu da giầy vào một số thị trường chính của Việt Nam 82 Hình 2.7: Chuỗi giá trị ngành giầy dép toàn cầu 84 Hình 2.8: Chuỗi giá trị ngành da giầy Việt Nam 85 Hình 2.9: Đường cong giá trị gia tăng theo từng giai đoạn trong chuỗi giá trị ngành da giầy 85 Hình 2.10: Thị phần nhập khẩu da giầy của EU (năm 2013) 87 Hình 2.11: Tỷ trọng xuất khẩu theo các loại hình của hàng da giầy năm 2012 95 Hình 3.1: Mô hình xuất khẩu cho doanh nghiệp da giầy Việt Nam 140 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của Đề tài Trong những năm gần đây, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam liên tục tăng, tốc độ tăng trưởng bình quân từ 2011 đến tháng 102015 là 18,2%. Các sản phẩm xuất khẩu chủ lực là dệt may, da giầy, thủ công mỹ nghệ, điện tử, nông sản và hải sản. Tuy nhiên, xuất khẩu của Việt Nam vẫn phần lớn dựa vào các sản phẩm phụ thuộc vào lao động, hàng hóa chủ yếu là gia công xuất khẩu, ít giá trị gia tăng. Do đó, kim ngạch xuất khẩu những năm vừa qua mặc dù tăng nhanh nhưng chưa tương xứng với tiềm năng của đất nước, chưa đảm bảo tính vững chắc, hiệu quả đạt được chưa cao. Trong các ngành công nghiệp xuất khẩu, ngành da giầy chiếm vị trí thứ tư về kim ngạch xuất khẩu, sau ngành điện thoại, dệt may và vi tính, sản phẩm điện tử. Năm 2015, tổng kim ngạch xuất khẩu da giầy của Việt Nam đạt 12,2 tỷ USD, chiếm 7% trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa các loại của cả nước, tăng 16,3% so với năm 2014. Trong 6 tháng đầu năm 2016, ngành da giầy xuất khẩu 6,27 tỷ USD, tăng 7,2% so với cùng kỳ năm 2015, dự kiến cả năm 2016 xuất khẩu đạt 14 tỷ USD. Từ năm 2013, Việt Nam đứng thứ ba thế giới với giá trị xuất khẩu trung bình hằng năm khoảng 10 tỷ USD, chiếm 8,5% thị phần xuất khẩu thế giới. Việt Nam đứng thứ ba (sau Trung Quốc và Indonexia ) trong số các nước xuất khẩu da giầy nhiều nhất vào EU, đứng thứ hai về xuất khẩu vào thị trường Mỹ. Kim ngạch xuất khẩu sang một số thị trường khác như Nhật Bản, Chile, Hy Lạp, Ba Lan cũng tăng mạnh. Tuy nhiên, dù là nước xuất khẩu lớn, nhưng năng lực xuất khẩu của các doanh nghiệp da giầy Việt Nam vẫn còn tồn tại nhiều yếu tố phát triển không bền vững chủ yếu là do sản xuất và xuất khẩu theo phương thức gia công, không chủ động được nguồn nguyên liệu, bị hạn chế về vốn và công nghệ. Ngoài ra, cơ cấu các thành phần tham gia ngành có sự chênh lệch rõ rệt, các doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vẫn chiếm 79,3% tỷ trọng xuất khẩu. Khối doanh nghiệp trong nước chủ yếu là gia công. Ngoài ra, do chủ yếu cạnh tranh bằng giá rẻ nên các sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam thường bị áp đặt các rào cản thương mại. Hiện nay, dù Việt Nam đã là thành viên của WTO và đang tích cực tham gia TPP, FTA với EU nhưng Việt Nam cũng rất khó khăn trong việc tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu do chưa thực sự liên kết từ khâu thiết kế nguyên phụ liệu sản xuất phân phối với các nước thành viên của WTO và TPP. Trong bối cảnh một loạt các hiệp định thương mại quan trọng đang trong giai đoạn hoàn tất, trong đó có Hiệp định Đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP), Hiệp định thương mại tự do Việt NamLiên minh châu Âu (EU), Việt Nam với Liên minh thuế quan Nga (Belarus Kazakhstan), ngành da giầy Việt Nam đang đứng trước nhiều thuận lợi. Để ngành da giầy phát triển bền vững, các doanh nghiệp ngành da giầy Việt Nam cần chủ động hơn nữa trong việc tham gia chuỗi sản xuất toàn cầu, đa dạng nguồn cung nguyên liệu nhằm tận dụng ưu đãi từ các hiệp định thương mại, đồng thời cần có chiến lược nghiên cứu, nắm bắt thị hiếu tiêu dùng trên thế giới để cung cấp các sản phẩm mà thị trường cần, nâng cao hơn nữa giá trị gia tăng cho sản phẩm xuất khẩu. Nếu muốn nắm bắt cơ hội từ các hiệp định thương mại song phương và đa phương thì ngành da giầy Việt Nam phải xác định rõ được vai trò của ngành trong chuỗi sản xuất, phân phối toàn cầu, các điểm mạnh, hạn chế và xây dựng các giải pháp chiến lược tổng thể trong đó sản xuất để xuất khẩu vẫn là nhiệm vụ trọng tâm. Với những lý do trên, tác giả quyết định chọn đề tài: “Nâng cao năng lực xuất khẩu ngành da giầy Việt Nam sau khi Việt Nam gia nhập WTO” làm đề tài luận án tiến sỹ khoa học kinh tế của mình. 2. Mục đích và câu hỏi nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của luận án là làm rõ khái niệm và hệ thống hóa những vấn đề lý luận về năng lực xuất khẩu, phân tích thực trạng và những yếu tố tác động đối với năng lực xuất khẩu của ngành da giầy Việt Nam trong bối cảnh gia nhập WTO và các hiệp định thương mại mới ký kết. Qua đó đánh giá triển vọng xuất khẩu trong điều kiện hội nhập và đề xuất các giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao năng lực xuất khẩu của ngành da giầy Việt Nam. Luận án cũng đề xuất quy trình cụ thể để doanh nghiệp trong ngành chủ động nâng cao năng lực xuất khẩu có hiệu quả nhất. 2.1 Các nhiệm vụ nghiên cứu cần hoàn thành Làm rõ khái niệm, các tiêu chí đánh giá, các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực xuất khẩu thông qua nghiên cứu, phân tích các mô hình đánh giá năng lực xuất khẩu. Nghiên cứu kinh nghiệm nâng cao năng lực xuất khẩu của Trung Quốc và Brazil. Vận dụng mô hình đánh giá năng lực xuất khẩu đã lựa chọn vào nghiên cứu thực trạng năng lực xuất khẩu ngành da giầy Việt Nam trong điều kiện tham gia WTO và các hiệp định FTA mới ký kết. Phân tích cơ hội và thách thức đối với năng lực xuất khẩu ngành da giầy trong xu thế tự do hóa thương mại Đề xuất các giải pháp nâng cao năng lực xuất khẩu ngành da giầy Việt Nam. 2.2 Các câu hỏi nghiên cứu được đặt ra Các mô hình, tiêu chí đánh giá và nhân tố ảnh hưởng đến năng lực xuất khẩu của một ngành là gì? Đâu là các bài học kinh nghiệm, thành công và không thành công mà Việt Nam có thể học hỏi từ các nước khác (Trung Quốc, Braxin)? Năng lực xuất khẩu của ngành da giầy Việt Nam hiện nay như thế nào và chịu ảnh hưởng của các nhân tố nào? Những cơ hội và thách thức đối với năng lực cạnh tranh xuất khẩu của ngành da giầy Việt Nam là gì? Cần có những giải pháp gì, cả vĩ mô và vi mô để nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu của ngành da giầy Việt Nam? 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hoạt động xuất khẩu của ngành da giầy và năng lực xuất khẩu da giầy Việt Nam trong bối cảnh gia nhập WTO và các hiệp định thương mại mới ký kết gần đây. Luận án cũng nghiên cứu việc tham gia các hiệp định tự do thương mại của Việt Nam để thấy được sự tác động và mối liên quan giữa việc tự do hóa thương mại với năng lực xuất khẩu của ngành da giầy 3.2 Phạm vi nghiên cứu: Về mặt thời gian, đề tài giới hạn phạm vi nghiên cứu kể từ khi Việt Nam đã gia nhập WTO đến nay và tầm nhìn đến năm 2030. Về phạm vi nội dung nghiên cứu, luận án không tập trung nghiên cứu hoạt động xuất khẩu da thành phẩm, cặp, túi xách, mà chỉ tập trung nghiên cứu hoạt động xuất khẩu sản phẩm giầy dép các loại. Đồng thời luận án cũng giới hạn nghiên cứu hoạt động xuất khẩu ngành da giầy của Trung Quốc và Braxin chứ không phải tất cả các nước. Về mặt không gian, đề tài nghiên cứu các hoạt động xuất nhập khẩu của ngành, các doanh nghiệp trong ngành từ Trung ương, địa phương, các khu công nghiệp. 4. Phương pháp nghiên cứu 4.1 Phương pháp luận nghiên cứu của Luận Án: Trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa MácLê Nin. Các quan điểm chỉ đạo, định hướng của Đảng và Nhà nước về nền kinh tế thị trường, hội nhập kinh tế quốc tế và phát triển các ngành công nghiệp cũng là kim chỉ nam cho phương pháp luận nghiên cứu của Luận Án. 4.2 Các phương pháp nghiên cứu cụ thể Để thực hiện luận án, NCS đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu tổng hợp, cụ thể: Phương pháp phân tích tổng hợp: Phương pháp này được sử dụng trong tất cả các chương của dự án, từ các số liệu, hoạt động cụ thể của ngành trong từng giai đoạn cụ thể với những chính sách đặc thù, khái quát để phân tích, rút ra những vấn đề bản chất, qua đó đánh giá, kết luận và đưa ra các kiến nghị đề xuất. Phương pháp đối chiếu – so sánh: được sử dụng tại Chương I và Chương II nhằm làm rõ các vấn đề thực trạng, các nhận xét, đánh giá và bài học kinh nghiệm cụ thể của ngành Da giầy Việt Nam trong bối cảnh cạnh tranh quốc tế Phương pháp hệ thống hóa: được sử dụng chủ yếu trong Chương I để trình bày các nội dung liên quan đến khái niệm và các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực xuất khẩu. Phương pháp diễn giải – quy nạp: được sử dụng trong các chương của Luận án nhằm củng cố một số luận điểm. Phương pháp nghiên cứu tình huống: được sử dụng trong chương 1 để phân tích các trường hợp của Trung Quốc và Braxin (2 nước xuất khẩu da giầy hàng đầu thế giới) để rút ra các bài học kinh nghiệm đề xuất với ngành da giầy Việt Nam. 5. Những đóng góp mới của Luận án Trên cơ sở các phương pháp nghiên cứu, đánh giá về năng lực xuất khẩu của ngành da giầy, Luận án có một số đóng góp mới, cụ thể: Thứ nhất: Luận án đã hệ thống hoá những vấn đề lý luận về năng lực xuất khẩu, làm rõ mối quan hệ giữa năng lực cạnh tranh và năng lực xuất khẩu, từ đó đưa ra mô hình, các chỉ tiêu đánh giá, các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực xuất khẩu ngành da giầy Việt Nam. Thứ hai: Luận án đã tổng kết một số kinh nghiệm về nâng cao năng lực xuất khẩu ngành da giầy của Trung Quốc và Braxin (2 nước đứng đầu thế giới về xuất khẩu giầy), qua đó rút ra những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam. Thứ ba: Luận án đã phân tích thực trạng sản xuất, xuất khẩu, các đặc điểm của ngành da giầy Việt Nam. Thông qua mô hình “FOUR GEARS” của Trung tâm thương mại quốc tế ITC (UNCTADWTO), đánh giá thực trạng năng lực xuất khẩu ngành da giầy Việt Nam trong thời gian qua, qua đó thấy được những điểm mạnh, điểm hạn chế trong năng lực xuất khẩu của ngành da giầy. Đồng thời Luận án cũng phân tích các yếu tố thuận lợi, thách thức và các yêu cầu đối với ngành da giầy khi Việt Nam gia nhập WTO và các hiệp định tự do thương mại đã ký kết gần đây. Thứ tư: Luận án đã phân tích việc tham gia của ngành da giầy Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu, làm rõ những vấn đề cần giải quyết và đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao giá trị sản phẩm, tham gia sâu vào chuỗi giá trị ngành trên thị trường thế giới. Thứ năm: Luận án đã phân tích bối cảnh quốc tế, khu vực, các yêu cầu từ những hiệp định thương mại đa phương, triển vọng phát triển của ngành da giầy để đề xuất phương hướng và giải pháp nâng cao năng lực xuất khẩu ngành da giầy Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. Luận án cũng đưa ra một số kiến nghị cụ thể với các doanh nghiệp của ngành trong việc xác định và xây dựng chiến lược xuất khẩu 6. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, các phụ lục, kết cấu của Luận án gồm bao gồm 2 phần: PHẦN A: TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU PHẦN B: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU Phần này gồm 3 chương Chương 1: Cơ sở lý luận về năng lực xuất khẩu và sự cần thiết phải nâng cao năng lực xuất khẩu Chương 2: Thực trạng năng lực xuất khẩu ngành da giầy sau khi gia nhập WTO Chương 3: Phương hướng và giải pháp nâng cao năng lực xuất khẩu ngành da giầy Việt Nam PHẦN A: TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 1. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài 1.1. Các công trình nghiên cứu liên quan đến mô hình và các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh cấp ngành Năm 1990, Michael Eugene Porter xuất bản: “The competitive of advantage of Nations” được dịch ra tiếng Việt “Lợi thế cạnh tranh quốc gia” (2008) NXB Trẻ, trong đó tác giả vận dụng những cơ sở lý luận cạnh tranh trong nước vào cạnh tranh quốc tế, giải thích sự thành công của ngành kinh doanh nào đó tại mỗi quốc gia phụ thuộc vào 3 vấn đề cơ bản: lợi thế cạnh tranh quốc gia, năng suất lao động và sự liên kết trong trong nội bộ ngành. Khi kinh tế thế giới mang tính chất toàn cầu hóa, thì cạnh tranh sẽ chuyển từ các lợi thế tuyệt đối hay lợi thế so sánh do điều kiện địa lý, tự nhiên mang lại sang những lợi thế cạnh tranh đến từ tính ưu việt của thể chế và trình độ khoa học kỹ thuật cao. Các quốc gia thành công ở một số ngành trên thị trường toàn cầu vì môi trường trong nước có nhiều ưu điểm vượt trội so với các nước khác, qua đó họ có các doanh nghiệp mạnh, nhu cầu ổn định và sự liên kết chặt chẽ của các ngành phụ trợ. Qua đó, tác giả đưa ra “Mô hình Kim cương” để phân tích các nhân tố tác động đến năng lực cạnh tranh của ngành; các yếu tố quyết định của Mô hình là các điều kiện về các yếu tố sản xuất, điều kiện về cầu, các ngành hỗ trợ và bối cảnh cạnh tranh, chiến lược và cơ cấu doanh nghiệp, ngoài ra, còn có 2 yếu tố bổ sung là vai trò của nhà nước và yếu tố thời cơ. Năm 1985, Michael Eugene Porter xuất bản: “The competitive advantage” được dịch ra tiếng Việt “Lợi thế cạnh tranh”(2008) NXB Trẻ, tác giả chỉ rõ lợi thế cạnh tranh không chỉ ở mỗi hoạt động, mà còn ở cả mối liên kết giữa các hoạt động với nhau, với các hoạt động của nhà cung cấp và của khách hàng. Qua đó tác giả đưa ra khái niệm “chuỗi giá trị”, chia hoạt động chung của một doanh nghiệp thành những nhóm hoạt động khác nhau đại diện cho từng yếu tố tạo nên lợi thế cạnh tranh, qua đó đánh giá được lợi thế để xây dựng các chiến lược cạnh tranh của doanh nghiệp. Cũng trong tác phẩm này, tác giả phân tích sâu về cấu trúc ngành: khái niệm ngành, cấu trúc ngành và nhu cầu của người mua, cấu trúc ngành và sự cân bằng cung cầu, ma trận phân khúc ngành, mối quan hệ giữa công nghệ và lợi thế cạnh tranh. Năm 1980, Michael Eugene Porter xuất bản: “The competitive stratergy” được dịch ra tiếng Việt “Chiến lược cạnh tranh”(2008) NXB Trẻ, trong đó tác giả đã khái quát hoát cạnh tranh trong các ngành công nghiệp trong năm yếu tố nền tảng, đồng thời giới thiệu một trong những công cụ cạnh tranh mạnh mẽ nhất đó là ba chiến lược cạnh tranh: chi phí thấp, khác biệt hóa và trọng tâm, những chiến lược đã biến định vị chiến lược trở thành một hoạt động có cấu trúc. Tác giả cũng chỉ ra phương pháp xác định lợi thế cạnh tranh theo chi phí và giá tương đối, qua đó thể hiện mối liên hệ trực tiếp đối với lợi nhuận và trình bày một góc nhìn hoàn toàn mới về cách thức tạo ra và phân chia lợi nhuận. Cũng trong tác phẩm này, tác giả đưa ra những phương pháp mới nhằm phân tích ngành và đối thủ cạnh tranh của ngành, qua đó phân tích cơ cấu ngành, những yếu tố quyết định mức độ cạnh tranh cấp ngành, chu kỳ sống của sản phẩm, khung phân tích dự báo sự vận động của ngành Năm 1993, John H. Dunning, trong tác phẩm “International Porter’s Diamond” đăng trên tạp chí Management International Review số đặc biệt (special issue, volume 33, paper 8 – 15), cho rằng, mô hình Kim cương kiểu cũ khi sử dụng để đánh giá năng lực cạnh tranh của một ngành doanh nghiệp đã không còn chính xác trong điều kiện toàn cầu hóa và hội nhập của kinh tế thế giới và đề xuất bổ sung thêm nhân tố đầu tư nước ngoài vào mô hình để đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh. Năm 2003, tổ chức International Trade Center phát hành ấn phẩm “The Secret of Strategy Template” trong đó đưa ra mô hình “Four Gear” chỉ ra bốn yếu tố quyết định năng lực xuất khẩu của một quốc gia ngành: các yếu tố trong phạm vi ngành (borderin), các yếu tố liên quan đến ngành (border), các yếu tố bên ngoài phạm vi ngành (borderout) và các yếu tố phát triển (development). Mô hình này nhằm giúp các nhà hoạch định chính sách đề ra được các chiến lược nâng cao năng lực xuất khẩu phù hợp với năng lực thực tế của quốc gia ngành, thực lực năng lực cạnh tranh và các nguồn lực hiện có để thúc đẩy xuất khẩu và nắm được rõ chính sách nào sẽ có tác dụng, chính sách nào không. Đây là lý thuyết quan trọng sẽ được vận dụng vào luận án để làm rõ lý luận về năng lực xuất khẩu ngành. Năm 2004, tác giả Owen Skae trong công trình “Measuring the impact of National export strategy” trong đó phân tích các yếu tố ảnh hưởng trong mô hình “Four Gear” của ITC, đánh giá và định lượng mức độ ảnh hưởng của mỗi nhân tố trong mô hình, từ đó đưa ra kết luận về các chính sách tác động phù hợp với từng nhóm nhân tố để thúc đẩy năng lực xuất khẩu phù hợp với từng nền kinh tế, xã hội. 1.2. Các công trình nghiên cứu liên quan xuất khẩu và năng lực xuất khẩu ngành da giầy Năm 2012, nhóm tác giả Mark J. Roberts, Daniel Yi Xu, Xiaoyan Fan, Shengxing Zhang, công bố công trình nghiên cứu “A structural model of demand, cost and export market selection for Chinese footwear producers” trong đó sử dụng các số liệu mẫu thu thập từ các doanh nghiệp sản xuất ngành da giầy để xây dựng mô hình toán học tính toán mức tăng trưởng nhu cầu xuất khẩu, giá cả, thị phần tại những thị trường mục tiêu cụ thể, trong đó có phân tích việc tái cơ cấu ngành sau khi hạn ngạch nhập khẩu vào EU được dỡ bỏ. Hiệp hội các nhà sản xuất da giầy Brazil (Abicalçados) hằng năm có các ấn phẩm “Footwear Industry in Brazil” các năm từ 20102015 trong đó tổng hợp các số liệu liên quan đến ngành da giầy Brazil và phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến việc sản xuất, tiêu thụ, cạnh tranh của các sản phẩm Brazil, đây là một trong những bài học kinh nghiệm đối với ngành da giầy Việt Nam. Năm 2009, Tập đoàn Deloite phối hợp với Trung tâm cạnh tranh sản xuất quốc gia Ấn Độ (National Manufacturing Competitivenes Council) xuất bản ấn phẩm “Enhancing firm level competitiveness Indian leather and footwear industry” trong đó đưa ra một số giải pháp nhằm thúc đẩy cạnh tranh trong ngành da giầy Ấn Độ như: cạnh tranh về chi phí thông qua tham gia có hiệu quả vào chuỗi giá trị, phát triển đồng thời ngành sản xuất da giầy và sản xuất da, tập trung vào đào tạo, phát triển công nghiệp thuộc da và thu hút đầu tư nước ngoài. Trang World Footwear (www.worldfootwear.com) hằng năm có các báo cáo về ngành da giầy trên toàn thế giới, trong đó phân tích tình hình sản xuất, tiêu thụ, xuất khẩu của các nước, năng lực cạnh tranh của từng quốc gia xuất khẩu chính như Trung Quốc, Brazin, Việt Nam, ... 2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam 2.1 Các công trình nghiên cứu về năng lực xuất khẩu Năm 2005, tác giả Bùi Ngọc Sơn trong cuốn “Năng lực xuất khẩu của doanh nghiệp Việt Nam trong điều kiện kinh tế thị trường” NXB Thông tin và Truyền thông trong đó đưa ra mô hình và các tiêu chí đánh giá năng lực xuất khẩu của doanh nghiệp, các vấn đề hội nhập kinh tế quốc tế và năng lực xuất khẩu của doanh nghiệp. Năm 2011, nhóm tác giả Nguyễn Đình Cung, Nguyễn Thị Tuệ Anh, Lưu Minh Đức, Nguyễn Minh Thảo, Lê Phan dưới sự tài trợ của Quỹ Châu Á và Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Chiến lược Trung Ương có Báo cáo nghiên cứu “Năng lực cạnh tranh của Doanh nghiệp xuất khẩu trong ba ngành may mặc, thủy sản và điện tử ở Việt Nam” trong đó phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp xuất khẩu ngành may mặc, thủy sản và điện tử, đồng thời đưa ra một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp xuất khẩu của các ngành này. Năm 2006, tác giả Trần Sửu trong cuốn “Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong điều kiện toàn cầu hóa” trong đó nêu ra các nhóm nhân tố ảnh hướng tới năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh và tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Năm 2016, Luận án Tiến sĩ Kinh tế của tác giả Hoa Hữu Cường (bảo vệ năm 2016 tại Học viện khoa học xã hội – Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam) với đề tài “Nâng cao khả năng xuất khẩu hàng hóa chủ lực của Việt Nam vào EU trong giai đoạn 20112020”, trong đó đã đề cập đến khả năng xuất khẩu của hàng hóa một cách đầy đủ hơn, phân tích thực trạng xuất khẩu của ba mặt hàng chủ lực của Việt Nam vào EU (dệt may, da giầy, cà phê) trong giai đoạn từ năm 2006 đến 2015 dựa trên 3 nhóm tiêu chí đánh giá, qua đó dự báo các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng xuất khẩu hàng hóa chủ lực của Việt Nam và đề xuất một số giải pháp. Năm 2006, tác giả Nguyễn Thị Tuyết Mai, Mai Thế Cường có Báo cáo “Ngành rau quả” thuộc Dự án VIE 6194 Hỗ trợ xúc tiến thương mại và phát triển xuất khẩu tại Việt Nam – Chiến lược xuất khẩu Hướng dẫn tiếp thị xuất khẩu do Chính phủ Thụy Sỹ và Chính phủ Thụy Điển đồng tài trợ trong giai đoạn 20042010, triển khai bởi Cục Xúc tiến Thương mại Việt Nam (VIETRADE) phối hợp với Trung tâm Thương mại Quốc tế (ITC ), Hội nghị Liên hợp quốc về Thương mại và Phát triển(UNCTAD WTO). Trong báo cáo phân tích hoạt động sản xuất, xuất khẩu, năng lực cạnh tranh, chuỗi giá trị hiện tại và tương lai của ngành rau quả, chiến lược hỗ trợ ngành và chính sách của Nhà nước, đồng thời cũng giới thiệu mô hình 4 bánh xe của ITC trong phân tích, tuy nhiên, trong báo cáo lại chưa sử dụng mô hình này để phân tích năng lực xuất khẩu của ngành mà lại sử dụng ma trận SWTO để nghiên cứu năng lực cạnh tranh. Năm 2006, Cục xúc tiến thương mại có Báo cáo “Chiến lược xuất khẩu quốc gia ngành thủ công mỹ nghệ Việt Nam” thuộc Dự án VIE 6194 Hỗ trợ xúc tiến thương mại và phát triển xuất khẩu tại Việt Nam – Chiến lược xuất khẩu Hướng dẫn tiếp thị xuất khẩu do Chính phủ Thụy Sỹ và Chính phủ Thụy Điển đồng tài trợ trong giai đoạn 2004 2010. Trong báo cáo đánh giá những yếu tố có tầm quan trọng nhất quyết định sự thành bại tăng trưởng xuất khẩu của ngành thủ công mỹ nghệ, đề ra những khuyến nghị nhằm khai thác hiệu quả nhất tiềm năng của ngành, trong đó đề cập đến việc sử dụng 4 yếu tố “Border”, “Border In”, “Border out” và “Development” để xây dựng chiến lược xuất khẩu cho ngành thông qua phát triển chuỗi giá trị. Tuy nhiên báo cáo cũng chỉ mới tập trung nghiên cứu chuỗi giá trị của ngành, đánh giá hoạt động xuất khẩu, xây dựng các đề xuất nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành mà chưa phân tích về năng lực xuất khẩu, các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực xuất khẩu cũng như sử dụng mô hình 4 bánh xe trong việc phân tích năng lực xuất khẩu, từ đó đề xuất các giải pháp phù hợp với hiện trạng của ngành. 2.2 Các nghiên cứu về ngành da giầy Việt Nam Năm 2007, tác giả Lưu Thanh Đức Hải trong bài báo “Export Barriers: The case of the Vietnamese Footwear Industry” tạp chí Centre for ASEAN Studies trang 51 nghiên cứu về các rào cản xuất khẩu trong ngành công nghiệp da giầy Việt Nam, trong đó chỉ ra các rào cản chính là: không xác định những cơ hội tại thị trường xuất khẩu, thiếu thông tin liên quan đến các trung gian nước ngoài, nhà phân phối và khách hàng tương lai, thiếu nghiên cứu thị trường, thiếu nhân sự có đào tạo, đặc biệt về marketing quốc tế, thiếu khả năng cung ứng số lượng nhất định đối với những đơn hàng thường xuyên đồng thời chỉ ra các giải pháp để các nhà sản xuất khắc phục những rào cản này. Năm 2009, tác giả Trần Thị Huyền Trang có Báo cáo “Chiến lược xuất khẩu ngành da giầy Việt Năm cập nhật 2010 – 2015” thuộc Dự án VIE 6194 Hỗ trợ xúc tiến thương mại và phát triển xuất khẩu tại Việt Nam do Chính phủ Thụy Sỹ và Chính phủ Thụy Điển đồng tài trợ trong giai đoạn 20042010, triển khai bởi Cục Xúc tiến Thương mại Việt Nam (VIETRADE) phối hợp với Trung tâm Thương mại Quốc tế (ITC), Hội nghị Liên hợp quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD WTO). Trong báo cáo phân tích tình hình sản xuất, xuất khẩu của ngành da giầy, chuỗi giá trị hiện tại, chiến lược và chính sách hỗ trợ của Chính phủ, những ưu tiên chiến lược cho việc phát triển trong tương lai, tuy nhiên cũng chưa làm rõ mối quan hệ giữa nội bộ ngành, các ngành phụ trợ, các nhà cung cấp, các đối thủ quốc tế, qua đó đề xuất được những thay đổi trong chính sách xuất khẩu để xuất khẩu bền vững ngành hàng da giầy. Năm 2010, Luận án Tiến sĩ Kinh tế của tác giả Dương Văn Hùng (bảo vệ năm 2010 tại trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân) với đề tài “Thúc đẩy xuất khẩu vào thị trường EU của các doanh nghiệp giầy dép trên địa bàn Hà Nội”, trong đó tác giả đã chỉ ra các lợi thế so sánh của doanh nghiệp giầy dép trên địa bàn Hà Nội, tầm quan trọng của việc áp dụng các tiêu chuẩn quản lý chất lượng sản phẩm, quản lý môi trường để vượt qua các thách thức rào cản khi xuất khẩu vào thị trường EU. Tuy nhiên, luận án mới chỉ tập trung nghiên cứu hoạt động xuất khẩu của một nhóm doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội, cũng như thị trường EU mà chưa có phân tích chuyên sâu về năng lực của ngành da giầy Việt Nam nói chung, các ảnh hưởng của việc gia nhập WTO và các hiệp định tự do thương mại đối với ngành da giầy,… Năm 2016, Luận án Tiến sĩ Kinh tế của tác giả Nguyễn Thị Phượng (bảo vệ năm 2016 tại Viện Nghiên cứu Thương mại – Bộ Công Thương) với đề tài “Hoàn thiện chính sách thương mại nhằm phát triển xuất khẩu bền vững sản phẩm da giầy của Việt Nam”, đã xây dựng nội dung và các tiêu chí đánh giá phát triển xuất khẩu bền vững sản phẩm da giầy, nghiên cứu thực trạng và tác động của chính sách thương mại đối với phát triển xuất khẩu bền vững của sản phẩm da giầy, kinh nghiệm của các nước Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia về chính sách thương mại trong phát triển xuất khẩu bền vững ngành da giầy. Tuy nhiên, luận án chưa khái quát hóa các lý thuyết về năng lực xuất khẩu của một ngành, các mô hình đánh giá năng lực xuất khẩu, cũng như chưa phân tích chuyên sâu đến các hoạt động trong nội bộ ngành, các tác động của các hiệp định tự do thương mại,… Quyết định số 6209QĐBCT ngày 25 tháng 11 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển ngành Da giầy Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025. Theo đó, Quy hoạch đưa ra mục tiêu tổng quát, định hướng quy hoạch phát triển và hệ thống các giải pháp thực hiện bao gồm: giải pháp đầu tư, Giải pháp phát triển sản xuất nguyên phụ liệu và công nghiệp hỗ trợ, Giải pháp thị trường, Giải pháp đào tạo phát triển nguồn nhân lực, Giải pháp phát triển khoa học công nghệ và bảo vệ môi trường, Giải pháp quản lý ngành. Năm 2013, nhóm tác giả David Luff, Nguyễn Hiền, Nguyễn Anh Thu trong báo cáo: “Hỗ trợ nghiên cứu: Kiểm soát xuất khẩu của các thành viên WTO và khuyến nghị đối với Việt Nam” thuộc Dự án hỗ trợ chính sách thương mại và đầu tư của Châu Âu (MUTRAP), trong đó đề cập đến các quy định kiểm soát xuất khẩu của các nước tham gia WTO đối với các mặt hàng trong đó có ngành da giầy. Năm 2014, Cục xúc tiến thương mại phối hợp với Cục kinh tế liên bang Thụy Sĩ xây dựng báo cáo “Đánh giá tiềm năng xuất khẩu quốc gia” xác định những sản phẩm ngành hàng có tiềm năng xuất khẩu, tập trung cho 05 ngành hàng là nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ, thủ công mỹ nghệ và thủy sản ở cấp quốc gia và ở cấp vùng (Bắc, Trung và Nam) nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu của DNNVV Việt Nam, qua đó thúc đẩy tăng kim ngạch xuất khẩu và phát triển các ngành hàng xuất khẩu chính của Việt Nam thông qua hệ thống XTTM trên phạm vi toàn quốc. Đồng thời cụ thể hóa các chính sách của Chính phủ, nhà nước Việt Nam trong giai đoạn hiện nay nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, hỗ trợ doanh nghiệp giải phóng hàng tồn, đẩy mạnh sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp. Trong báo cáo đã dành 9 trang nghiên cứu về ngành da giầy, trong đó phân tích tình hình xuất khẩu ngành da giầy, xu hướng xuất khẩu, phân tích ma trận SWOT của ngành, tuy nhiên, các kết quả nghiên cứu mới dừng lại ở mức độ tổng quan, chưa phân tích cụ thể năng lực xuất khẩu của ngành, cũng chưa đề ra được các khuyến nghị cụ thể đối với ngành mà nằm trong nhóm giải pháp đối với ngành công nghiệp nói chung. Các nghiên cứu đánh giá thực trạng phát triển ngành da giầy được công bố đều đặn hàng năm hoặc theo các giai đoạn cụ thể do nhiều đơn vị thực hiện như Hiệp hội Da – Giầy Túi xách, Tổng cục Hải Quan, Viện Nghiên cứu Da Giầy,... Nguồn số liệu và báo cáo định kỳ do Hiệp hội Da – Giầy – Túi xách và Tổng cục Hải quan định kỳ công bố số liệu và báo cáo phân tính về tình hình sản xuất và xuất nhập khẩu của ngành. Các nghiên cứu đánh giá tác động của các hiệp định thương mại trên trang tin http:www.trungtamwto.vn trong đó đề cập đến nội dung của các Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU, Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương – TPP, Cộng đồng kinh tế ASEAN – AEC … cũng như các khuyến cáo đối với doanh nghiệp khi những hiệp định này có hiệu lực 2.3 Các nghiên cứu khác Năm 2011, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) có “Báo cáo điều tra cộng đồng doanh nghiệp về các vấn đề hội nhập ngành da giầy” nhằm đánh giá tác động hội nhập kinh tế đến các doanh nghiệp trong ngành. Khảo sát được thực hiện với 80 doanh nghiệp ngành da giầy. Kết quả khảo sát cho thấy phần lớn các doanh nghiệp đã nhận thức được tính tất yếu của quá trình hội nhập. Đa số các doanh nghiệp được khảo sát cho biết hội nhập có tác động tích cực đến hiệu quả kinh doanh, dù gặp thuận lợi do có thị trường mới, giá thành sản phẩm rẻ và nhân lực dồi dào, tuy nhiên vẫn gặp một số khó khăn như thiếu thông tin về thị trường mới, rào cản thương mại, thủ tục hành chính… Năm 2010, Luận án Tiến sĩ Kinh tế của tác giả Trần Thanh Long (bảo vệ năm 2010 tại trường Đại Học Kinh Tế Hồ Chí Minh) với đề tài “Đánh giá tác động của gia nhập WTO đến kết quả kinh doanh xuất khẩu của doanh nghiệp Việt Nam”, trong đó tác giả đã nêu ra 6 nhân tố hưởng của WTO đến kết quả kinh doanh xuất khẩu của doanh nghiệp Việt Nam, sử dụng mô hình hồi quy tính toán tác động của WTO đến kết quả kinh doanh XK của DN Việt Nam, đề xuất các giải pháp với Chính phủ, doanh nghiệp, hiệp hội ngành hàng xuất khẩu. Tuy nhiên đây là nghiên cứu chung cho các doanh nghiệp Việt Nam, chưa gắn với đặc điểm cụ thể của từng ngành như ngành da giầy, cũng như chưa đề cập đến vai trò của các ngành công nghiệp phụ trợ, mối liên kết trong nội bộ ngành,… Năm 2013, Luận án Tiến sĩ Kinh tế của tác giả Đỗ Minh Thụy (bảo vệ năm 2013 tại Viện Nghiên cứu Quản lý Trung Ương) với đề tài “Công nghiệp hỗ trợ ngành giầy dép – nghiên cứu đối với ngành giày dép ở Hải Phòng”, trong đó tác giả đã phân tích mối quan hệ giữa phát triển công nghiệp hỗ trợ với phát triển các ngành công nghiệp, các chỉ tiêu đánh giá và nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của công nghiệp hỗ trợ, đề xuất một số giải pháp phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ ngành da giầy, dệt may. 3. Đánh giá tổng quan về tình hình nghiên cứu Như đã phân tích ở trên, các nghiên cứu liên quan đến ngành da giầy Việt Nam chủ yếu phân tích thực trạng ngành da giầy bằng các con số thống kê qua các thời kỳ, bên cạnh đó đánh giá ảnh hưởng của các hiệp định thương mại đến sự phát triển của ngành da giầy thông qua phân tích các điểm mạnh, điểm yếu còn tồn tại cũng như những cơ hội có thể tận dụng được và thách thức phải đối mặt của các doanh nghiệp da giầy khi Việt Nam tham gia một loạt các hiệp định thương mại lớn trong khu vực và trên toàn thế giới. Từ đó, nhiều giải pháp đối với Chính phủ và các doanh nghiệp da giầy Việt Nam đã được đề xuất nhằm tận dụng tối đa các cơ hội, đồng thời giảm bớt tác động tiêu cực do các thách thức mang lại. Qua tìm hiểu về tình hình nghiên cứu liên quan đến chủ đề nghiên cứu trong và ngoài nước, tác giả xin đưa ra một vài nhận xét như sau: 3.1 Những vấn đề đã được giải quyết Các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước đã có những phân tích nhất định về năng lực xuất khẩu Đã có những đánh giá, nhận định về thực trạng ngành da giầy, điểm mạnh, điểm yếu, thách thức và cơ hội khi tham gia các hiệp định tự do thương mại. Đã đưa ra một số giải pháp cụ thể đối với từng cấp: Doanh nghiệp, Hiệp Hội, Chính phủ 3.2 Những vấn đề chưa được giải quyết Chưa làm rõ được khái niệm và đặc điểm về năng lực xuất khẩu; chưa phân tích được mối quan hệ giữa năng lực xuất khẩu và năng lực cạnh tranh Áp dụng các mô hình cũ trong việc phân tích đánh giá năng lực cạnh tranh năng lực xuất khẩu của ngành da giầy, tuy nhiên các mô hình này không còn tính chính xác khi tham gia sâu rộng vào hội nhập kinh tế, nhất là có yếu tố đầu tư nước ngoài; Những kiến nghị chưa sát với đặc điểm cụ thể của ngành da giầy, nhất là khi tham gia vào các hiệp định tự do thương mại. Ba vấn đề này cũng là ba vấn đề mà Nghiên cứu sinh phải nghiên cứu, phân tích làm rõ trong luận án này. Tóm lại, Nghiên cứu sinh cho rằng cho đến nay chưa có công trình nào phân tích một cách cụ thể, chuyên sâu cả về lý luận và thực tiễn về năng lực xuất khẩu ngành da giầy. Có thể nói, đây là luận án tiến sỹ đầu tiên nghiên cứu toàn diện các vấn đề về năng lực xuất khẩu ngành da giầy trong điều kiện các hiệp định tự do thương mại có hiệu lực. PHẦN B: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1: MỘT SỐ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC XUẤT KHẨU CỦA NGÀNH DA GIẦY 1.1. Những vấn đề lý luận về năng lực xuất khẩu 1.1.1 Khái niệm năng lực xuất khẩu Khi nói đến ngành, chung ta có thể coi ngành là một cấu phần cơ bản của nền kinh tế như ngành công nghiệp, ngành nông nghiệp, ngành dịch vụ, .... hoặc một ngành phân ngành của một ngành kinh tế như ngành công nghiệp nhẹ, công nghiệp nặng (thuộc ngành công nghiệp). Cụ thể hơn nữa, khái niệm ngành có thể được sử dụng để chỉ đến một sản phẩm hoặc nhóm sản phẩm cụ thể như ngành da giầy, dệt may, ... Trong nghiên cứu này, ngành được hiểu như là tập hợp nhóm các doanh nghiệp, cùng sản xuất, cung cấp một loại sản phẩm (hàng hóa dịch vụ) để cạnh tranh trực tiếp với nhau trong điều kiện các nguồn lợi thế cạnh tranh là tương tự nhau trong cùng một quốc gia. Đối với một nền kinh tế mở, chính các doanh nghiệp này cũng phải cạnh tranh với các đối thủ trong ngành trên những thị trường quốc tế. Để có thể cạnh tranh được trên thị trường quốc tế, ngành phải có năng lực cạnh tranh. Năng lực cạnh tranh của ngành là khả năng đạt được những thành tích bền vững của các doanh nghiệp (của quốc gia đó) trong ngành so với các đối thủ nước ngoài. Sự thành công của một số doanh nghiệp trong ngành được xem là sự thành công của ngành và thể hiện những yếu tố đặc thù có thể nhân rộng hoặc cải thiện được. Như vậy, có thể coi doanh nghiệp là nền tảng của năng lực cạnh tranh ngành. Trong bối cảnh hội nhập kinh tế toàn cầu, nền kinh tế, chính trị của một quốc gia cũng chịu những ảnh hưởng to lớn từ xu hướng biến động của thế giới. Do vậy, năng lực cạnh tranh của ngành cũng có những thay đổi khi các doanh nghiệp của ngành xuất khẩu hàng hóa dịch vụ. Tuy nhiên năng lực cạnh tranh cũng chưa đảm bảo doanh nghiệp có đầy đủ năng lực xuất khẩu trên thị trường thế giới do những rào cản trong cạnh tranh quốc tế. Khi nghiên cứu về năng lực xuất khẩu của một ngành, cần làm rõ là làm thế nào để các doanh nghiệp trong ngành đó có thể tạo ra và duy trì lợi thế xuất khẩu sản phẩm trong bối cảnh cạnh tranh trên thị trường toàn cầu. Do vậy, có thể sử dụng lý thuyết về năng lực xuất khẩu doanh nghiệp nói chung để phân tích năng lực xuất khẩu ngành. Hiện nay các nghiên cứu về năng lực xuất khẩu thường sử dụng các cơ sở lý luận khác nhau, thứ nhất: “năng lực xuất khẩu của doanh nghiệp là khả năng tối đa mà doanh nghiệp có thể bán sản phẩm ra thị trường nước ngoài và doanh nghiệp tận dụng được tối đa các cơ hội mà chính phủ tạo ra khi tham gia các hiệp định tự do thương mại và các sáng kiến đẩy mạnh xuất khẩu thứ hai “năng lực xuất khẩu được hiểu là một mục tiêu kinh doanh hay mục tiêu nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh hướng tới tăng trưởng mặt hàng, kim ngạch xuất khẩu, và mở rộng thị trường” (Cục Xúc tiến Thương mại 2009), thứ ba: “năng lực xuất khẩu của doanh nghiệp là khả năng doanh nghiệp khai thác và tận dụng một cách hiệu quả các nguồn lực kết hợp với các chiến lược để xuất khẩu nhằm mục tiêu lợi nhuận và mở rộng thị trường” (Bùi Ngọc Sơn 2005, tr. 18) Năng lực xuất khẩu là khả năng xây dựng, tổ chức và thực hiện các biện pháp hướng tới xuất khẩu nhằm khai thác tối đa các lợi thế về năng lực cạnh tranh trên phạm vi quốc tế nhằm làm tăng doanh thu xuất khẩu, chiếm lĩnh thị phần, thị trường. Như vậy, có thể hiểu năng lực xuất khẩu là năng lực cạnh tranh kết hợp với các biện pháp triển khai xuất khẩu, là khả năng tiêu thụ sản phẩm trên thị trường quốc tế và thu được lợi nhuận trong khi vẫn đối mặt với cạnh tranh quốc tế. Năng lực xuất khẩu của doanh nghiệp có đầy đủ các yếu tố của năng lực cạnh tranh như năng lực tài chính, trình độ nhân lực, giá cả, chất lượng hàng hóa… nhưng tập trung sâu hơn vào một số yếu tố liên quan đến thị trường quốc tế như năng lực và kinh nghiệm tổ chức xuất khẩu, năng lực nghiên cứu thị trường quốc tế, năng lực giải quyết các vấn đề pháp lý quốc tế,… Ở một cách tiếp cận khác, tác giả Lê Nhật Thức sử dụng khái niệm sức để làm rõ năng lực xuất khẩu của doanh nghiệp gồm: Sức tạo ra lợi nhuận và nâng cao thị phần trên thị trường xuất khẩu bằng việc kinh doanh hàng hóa dịch vụ của mình. Sức đã, đang và sẽ có trong việc tận dụng các cơ hội từ việc xây dựng hoặc điều chỉnh chiến lược kinh doanh phù hợp với tình hình thực tế. Khái niệm sức nói trên được sử dụng trong quan hệ so sánh với các doanh nghiệp khác cùng ngành, trong cùng một thời điểm và trên cùng một thị trường. Tóm lại, dù cách định nghĩa có khác nhau, nhưng các nghiên cứu đều có một điểm chung đó là doanh nghiệp muốn có năng lực xuất khẩu thì doanh nghiệp phải có lợi thế cạnh tranh. Nói cách khác, năng lực cạnh tranh chính là điều kiện cần để doanh nghiệp có năng lực xuất khẩu. Từ những phân tích nêu trên, dù được phân tích dưới góc độ nào thì năng lực xuất khẩu cũng thể hiện khả năng của doanh nghiệp trong việc xuất khẩu. Khả năng đó có được do cách kết hợp nội lực của doanh nghiệp cùng với ngoại lực đến từ môi trường bên ngoài. Khả năng đó phải được thể hiện ở những kết quả cuối cùng là doanh thu, là hiệu quả, là lợi nhuận, là quy mô thị trường... Như vậy theo quan điểm của tác giả, có thể hiểu, năng lực xuất khẩu doanh nghiệp là khả năng huy động và sử dụng các nguồn lực sẵn có một cách hiệu quả, kết hợp với việc xây dựng, hoàn thiện các chiến lược phù hợp môi trường kinh doanh trong và ngoài nước để thực hiện sản xuất kinh doanh cung ứng trao đổi hàng hoá dịch vụ với nước ngoài nhằm mục tiêu tối đa lợi nhuận và không ngừng mở rộng thị trường. Ngành là tập hợp nhóm các doanh nghiệp có chung các yếu tố sản xuất, kinh doanh và cùng cung cấp một loại sản phẩm dịch vụ trên thị trường trong nước và quốc tế, các doanh nghiệp này cạnh tranh với nhau và cạnh tranh với các đối thủ khác. Năng lực xuất khẩu ngành được sử dụng để nói tới phạm vi rộng hơn, đánh giá mức độ mạnh, yếu của một ngành sản phẩm của một quốc gia trên phạm vi thị trường xuất khẩu quốc tế, thể hiện qua các chỉ số như quy mô sản xuất sản phẩm, tổng kim ngạch xuất khẩu, tốc độ phát triển ngành, thị phần và thị trường của ngành trên thị trường thế giới, chất lượng và giá bán sản phẩm, năng lực nghiên cứu phát triển sản phẩm mới, cơ cấu cấu trúc của ngành, mức độ tham gia vào chuỗi giá trị sản phẩm toàn cầu, ... Hiểu rộng hơn, năng lực xuất khẩu của ngành là khả năng ngành đó có thể bán được sản phẩm dịch vụ của ngành trên thị trường quốc tế, có thể cạnh tranh với đối thủ nước ngoài và thu được lợi nhuận. Như vậy, năng lực xuất khẩu của ngành là năng lực của ngành trong việc sản xuất, cung ứng sản phẩm dịch vụ có lợi thế xuất khẩu trên thị trường quốc tế nhằm duy trì sự tăng trưởng, tối đa lợi nhuận và không ngừng mở rộng thị trường. Năng lực xuất khẩu của ngành thường xuyên thay đổi theo các điều kiện sản xuất kinh doanh. Ngành chỉ có năng lực xuất khẩu tốt khi có nhiều doanh nghiệp có năng lực xuất khẩu tốt. Nếu sản phẩm không có khả năng cạnh tranh, doanh nghiệp không có năng lực xuất khẩu thì ngành cũng sẽ không có năng lực xuất khẩu. 1.1.2. Các chỉ tiêu đánh giá năng lực xuất khẩu Để đánh giá năng lực xuất khẩu, tác giả Bùi Ngọc Sơn xây dựng bộ tiêu chí đánh giá năng lực xuất khẩu. Tuy nhiên, bộ tiêu chí này còn thiên về định tính và không cố định về số lượng nhóm tiêu chí và các tiêu chí phụ trong nhóm. Mỗi nhóm tiêu chí có số điểm tối đa là 5, chia làm năm mức từ 1 đến 5: kém, trung bình, khá, tốt và cao. Doanh nghiệp nào có điểm cao hơn sẽ có năng lực xuất khẩu cao hơn. Bộ tiêu chí được tác giả xây dựng gồm các nhóm tiêu chí sau: tổ chức doanh nghiệp, trình độ đội ngũ lãnh đạo, tỉ lệ nhân viên, công nhân lành nghề, số sáng kiến cải tiến, đổi mới hàng năm, chất lượng cơ sở vật chất, kỹ thuật, năng lực tài chính, chất lượng sản phẩm, thị phần, năng suất lao động, chất lượng môi trường sinh thái và các giá trị vô hình của doanh nghiệp. Nghiên cứu này sử dụng bộ số liệu từ cuộc điều tra 1.200 doanh nghiệp tại Hà Nội, Hải Phòng và Thành phố Hồ Chí Minh. Từ kết quả khảo sát, năng lực xuất khẩu của các doanh nghiệp trong các ngành công nghiệp, dịch vụ và thương mại được đánh giá theo bộ tiêu chí đã đề xuất. Đối với nghiên cứu này, các chỉ tiêu chưa được sắp xếp hệ thống. Nhiều chỉ tiêu khó đo lường cụ thể hoặc đo lường thông qua ý kiến của doanh nghiệp như chỉ tiêu về thị phần, về môi trường sinh thái. Điều này ảnh hưởng đến việc so sánh năng lực xuất khẩu của các doanh nghiệp hoặc các ngành kinh tế. Như đã phân tích ở trên, ranh giới phân tách khái niệm năng lực xuất khẩu và năng lực cạnh tranh quốc tế là rất khó khăn nên nhóm chuyên gia Cục Xúc tiến thương mại đề xuất hai bộ chỉ số cơ bản để đánh giá đồng thời năng lực cạnh tranh quốc tế và năng lực xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam. Nghiên cứu này sử dụng bộ số liệu điều tra từ hai cuộc khảo sát doanh nghiệp do Tổng cục Thống kê và Cục Xúc tiến thương mại, Bộ Công thương tiến hành năm 2008 và bổ sung số liệu khảo sát của 50 doanh nghiệp trong ngành trong năm 2012. Trong nhóm chỉ tiêu định tính, bốn chỉ tiêu có ảnh hưởng lớn đến khả năng xuất khẩu của doanh nghiệp được xem xét và phân tích bao gồm: chất lượng nguồn nhân lực, đầu tư cho công nghệ, phát triển sản phẩm mới và chất lượng công tác tiếp thị, xúc tiến thương mại. Về phương pháp định lượng, tác giả sử dụng một số chỉ số phổ biến trong việc đánh giá năng lực xuất khẩu của doanh nghiệp. Đó là tỷ lệ xuất khẩu trên doanh thu và khoảng thời gian từ khi doanh nghiệp được thành lập tới khi doanh nghiệp bắt đầu xuất khẩu. Nghiên cứu chỉ ra doanh nghiệp có khả năng xuất khẩu cao (tỷ lệ xuất khẩu trên doanh thu cao, thời gian từ khi thành lập đến khi xuất khẩu ngắn); trình độ nguồn nhân lực cao; tỷ lệ doanh nghiệp đầu tư cho công nghệ, phát triển sản phẩm mới, RD và xây dựng thương hiệu cao; chất lượng sản phẩm đư

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÂNG CAO NĂNG LỰC XUẤT KHẨU NGÀNH DA GIẦY VIỆT NAM SAU KHI VIỆT NAM GIA NHẬP WTO Ngành: KINH TẾ QUỐC TẾ LÝ HOÀNG THƯ HÀ NỘI – 2016 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÂNG CAO NĂNG LỰC XUẤT KHẨU NGÀNH DA GIẦY VIỆT NAM SAU KHI VIỆT NAM GIA NHẬP WTO Chuyên ngành: KINH TẾ QUỐC TẾ Mã số: 62.31.01.06 LÝ HOÀNG THƯ Người hướng dẫn khoa học: PGS TS NGUYỄN VĂN HỒNG HÀ NỘI – 2016 -i- LỜI CẢM ƠN Hoàn thành luận án này, xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS TS Nguyễn Văn Hồng tận tình giúp đỡ, bảo suốt thời gian vừa qua Tôi xin chân thành cảm ơn nhà khoa học, tác giả công trình công bố trích dẫn luận án cung cấp nguồn tư liệu quý báu, kiến thức liên quan trình nghiên cứu Tôi xin gửi lời cảm ơn tới Trường Đại học Ngoại thương, Khoa Sau Đại học toàn thể thầy cô giáo trường Đại Học Ngoại Thương trang bị kiến thức viết bài, giúp đỡ tạo điều kiện hoàn thành luận án Tôi xin trân trọng cảm ơn Lãnh đạo Công ty CP Đầu tư XNK Da Giầy Hà Nội, Quỹ Đầu tư Phát triển TP Hà Nội tạo điều kiện thời gian tinh thần trình hoàn thiện chuyên đề Tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn tới Hiệp Hội Da Giầy Việt Nam, Bộ Công Thương, Vụ Công Nghiệp Nhẹ - Bộ Công Thương đơn vị, doanh nghiệp ngành Da giầy cung cấp cho tài liệu thông tin hữu ích liên quan đến đề tài Qua trình thực đề tài, tích luỹ nhiều kinh nghiệm quý báu công tác thực tế phương pháp nghiên cứu, góp phần nâng cao trình độ lực chuyên môn Tuy nhiên, hạn chế thời gian, điều kiện nghiên cứu khả thân có hạn nên nội dung luận án khó tránh khỏi sai sót khiếm khuyết Tôi mong nhận bảo tận tình thầy cô giáo góp ý đông đảo bạn đọc xin chân thành cảm ơn Hà Nội, ngày 10 tháng 10 năm 2016 - ii - LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan công trình nghiên cứu riêng tôi, kết nghiên cứu trình bày luận án trung thực, khách quan chưa để bảo vệ học vị Tôi xin cam đoan giúp đỡ cho việc thực luận án cám ơn, thông tin trích dẫn luận án rõ nguồn gốc Hà Nội, ngày 10 tháng 10 năm 2016 Tác giả - iii - MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN .i DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT SỬ DỤNG TRONG LUẬN ÁN x DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ xi PHẦN MỞ ĐẦU PHẦN A: TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU Tình hình nghiên cứu nước Tình hình nghiên cứu Việt Nam .8 Đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu 13 PHẦN B: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 15 CHƯƠNG 1: MỘT SỐ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC XUẤT KHẨU CỦA NGÀNH DA GIẦY 15 1.1 Những vấn đề lý luận lực xuất .15 1.1.1 Khái niệm lực xuất 15 1.1.2 Các tiêu đánh giá lực xuất .17 1.1.3 Mô hình đánh giá lực xuất nhân tố ảnh hưởng 27 1.2 Sự cần thiết phải nâng cao lực xuất ngành da giầy Việt Nam 48 1.2.1 Năng lực xuất yếu tố định đến tồn phát triển ngành 48 1.2.2 Việc gia nhập WTO Hiệp định thương mại tự tạo sức ép cạnh tranh ngành da giầy Việt Nam 49 1.2.3 Nâng cao lực xuất ngành da giầy góp phần thúc đẩy phát triển ngành kinh tế khác, chuyển dịch cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, đại hóa 52 1.3 Kinh nghiệm nâng cao lực xuất ngành da giầy Trung Quốc Brazil 53 1.3.1 Năng lực xuất ngành da giầy Trung Quốc 53 1.3.2 Năng lực xuất ngành da giầy Brazil 57 1.3.3 Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam .59 - iv - CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG NĂNG LỰC XUẤT KHẨU NGÀNH DA GIẦY VIỆT NAM SAU KHI GIA NHẬP WTO 64 2.1 Tổng quan ngành da giầy Việt Nam sau gia nhập WTO 64 2.1.1 Quá trình hình thành phát triển 64 2.1.2 Khái quát hoạt động sản xuất ngành da giầy Việt Nam .66 2.1.3 Những đặc điểm ngành da giầy Việt Nam 72 2.1.4 Những cam kết Việt Nam gia nhập WTO liên quan đến ngành da giầy 74 2.2 Tình hình xuất ngành da giầy Việt Nam sau gia nhập WTO đến 77 2.2.1 Hoạt động xuất khẩu: 77 2.2.2 Chuỗi giá trị ngành da giầy Việt Nam 81 2.2.3 Một số thị trường 83 2.3 Đánh giá lực xuất ngành da giầy Việt Nam qua mô hình bánh xe tương tác 90 2.3.1 Các yếu tố bên phạm vi ngành (Border-in issues) .91 2.3.2 Các yếu tố bên phạm vi ngành (Border-out issues) .94 2.3.3 Các yếu tố liên quan đến ngành (Border issues) 97 2.3.4 Các yếu tố phát triển (Development issues) 100 2.4 Kết luận chung lực xuất ngành da giầy Việt nam .103 2.4.1 Kết đạt đuợc 103 2.4.2 Những tồn hạn chế xuất da giầy Việt Nam 104 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC XUẤT KHẨU NGÀNH DA GIẦY VIỆT NAM 108 3.1 Triển vọng xuất định hướng nâng cao lực xuất ngành da giầy Việt Nam thời gian tới .108 3.1.1 Quan điểm quy hoạch, định hướng phát triển nhà nước ngành da giầy Việt Nam 108 -v- 3.1.2 Xuất ngành da giầy Việt Nam tự hoá thương mại ngày mở rộng 110 3.1.3 Mục tiêu định hướng nâng cao lực xuất ngành da giầy Việt nam 114 3.2 Các giải pháp nâng cao lực xuất ngành da giầy .116 3.2.1 Nhóm giải pháp yếu tố bên phạm vi ngành 116 3.2.2 Nhóm giải pháp yếu tố bên phạm vi ngành 122 3.2.3 Nhóm giải pháp yếu tố liên quan đến ngành .126 3.2.4 Nhóm giải pháp yếu tố phát triển .130 3.3 Các kiến nghị cụ thể nhằm thực giải pháp nâng cao lực xuất ngành da giầy 132 3.3.1 Đối với Nhà nước 132 3.3.2 Đối với Hiệp hội da giầy 134 3.4.3 Đối với doanh nghiệp 134 KẾT LUẬN 143 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ 146 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .147 154 Foreign research status .3 In additions, in some articles, researches also the export, export capacity and recommended some solutions to footwear industry in some country such as: Mark J Roberts, Daniel Yi Xu, Xiaoyan Fan, Shengxing Zhang – “The Role of Firm Factors in Demand, Cost, and Export Market Selection for Chinese Footwear Producers” (2012) or Brazilian Shoe Manufacturers Association annual reports (2010 – 2015), Deloite, India National Manufacturing Competitiveness Council “Enhancing firm level competitiveness, Indian leather and footwear industry” (2009), Vietnam research status PART B: RESEARCH CONTENT - vi - CHAPTER 1: THEORETICAL BASIS OF EXPORT CAPACITY AND THE NECESSARY TO IMPROVE THE EXPORT CAPACITY .5 1.1 The basis of export capacity 1.1.1 The concept of export capacity 1.1.3 Export Capacity assessment model and the influence factors 1.2.2 Joining to WTO and other Free Trade Agreements create competitive pressure for Vietnam’s footwear industry .10 1.2.3 Improving the export capacity of Vietnam’s footwear industry will promotes the development of other economic sectors, restructuring the economy towards industrialization and modernization 10 1.3 Experience of improving export capacity of the footwear industry in other countries 11 1.3.1 Export capacity of the China’s footwear industry 11 1.3.2 Export capacity of the Brazil’s footwear industry 11 1.3.3 Lessons learned to Vietnam 11 CHAPTER 2: THE CURRENT STATUS OF EXPORT CAPACITY OF VIETNAM’S FOOTWEAR INDUSTRY AFTER VIETNAM JOINED WTO11 2.1 Overview of Vietnam’s footwear industry after Vietnam joined WTO 11 2.1.2 Overview of footwear production in Vietnam 12 2.1.3 The main characters of Vietnam’s footwear industry 12 2.1.4 The commitment of Vietnam in footwear industry when joining the WTO 12 2.2 Export status of Vietnam’s footwear industry since Vietnam joined WTO 13 2.2.1 Export activities: .13 Vietnam currently only engage the production stage - the lowest added value stage in the global value chain Supporting services such as transportation, logistics, banking, customs clearance plays an important role in the value chain of the industry 13 - vii - Vietnam’s footwear industry is considered to have a firmly position in the global value chain and contribute to job creation and economic development .13 2.2.3 Some major markets 13 2.3 Using “Four Gear” model to assess the export capacity of Vietnam’s footwear industry 14 2.3.1 Border-in issues 14 2.3.2 Border-out issues 15 2.3.3 Border issues 15 2.3.4 Development issues 15 2.4 General conclusion about the export capacity of Vietnam’s footwear industry 16 2.4.1 Achievements 16 2.4.2 The disadvantages and limits of Vietnam’s footwear export 16 CHAPTER 3: DIRECTIONS AND SOLUTIONS TO IMPROVE THE EXPORT CAPACITY OF VIETNAM’S FOOTWEAR INDUSTRY 17 3.1.1 Perspective planning and development orientation of Vietnamese government on footwear industry .17 3.2 The solutions to improve the export capacity of the footwear industry .18 3.2.1 Solutions for Border – in issues .18 3.2.2 Solutions for Border-out issues 19 3.2.3 Solutions for Borders issues 20 3.2.4 Solutions for Developments 20 3.3 The specific recommendations to implement solutions to improve the export capacity of the footwear industry 21 3.3.1 To the Government 21 3.3.2 To Leather Footwear and Handbag Association 21 3.4.3 To enterprises 21 .25 Tình hình nghiên cứu nước Tình hình nghiên cứu Việt Nam .5 - viii - PHẦN B: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC XUẤT KHẨU VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI NÂNG CAO NĂNG LỰC XUẤT KHẨU .7 1.1 Những vấn đề lý luận lực xuất 1.1.1 Khái niệm lực xuất 1.1.3 Mô hình đánh giá lực xuất nhân tố ảnh hưởng 1.2.2 Việc gia nhập WTO Hiệp định thương mại tự tạo sức ép cạnh tranh ngành da giầy Việt Nam 11 1.2.3 Năng lực xuất ngành da giầy góp phần thúc đẩy phát triển ngành kinh tế khác, chuyển dịch cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, đại hóa 11 1.3 Kinh nghiệm nâng cao lực xuất ngành da giầy nước giới 12 1.3.1 Năng lực xuất ngành da giầy Trung Quốc 12 1.3.2 Năng lực xuất ngành da giầy Brazil 12 1.3.3 Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam .12 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG NĂNG LỰC XUẤT KHẨU NGÀNH DA GIẦY 13 VIỆT NAM SAU KHI GIA NHẬP WTO 13 2.1 Tổng quan ngành da giầy Việt Nam sau gia nhập WTO 13 2.1.2 Khái quát hoạt động sản xuất ngành da giầy Việt Nam 13 2.1.3 Những đặc điểm ngành da giầy Việt Nam 13 2.1.4 Những cam kết Việt Nam gia nhập WTO ngành da giầy 13 2.2 Tình hình xuất ngành da giầy Việt Nam sau gia nhập WTO đến 14 2.2.1 Hoạt động xuất khẩu: 14 2.2.3 Một số thị trường 14 2.3 Đánh giá lực xuất ngành da giầy Việt Nam qua mô hình bánh xe tương tác 15 - 14 - - Cam kết mở cửa thị trường dịch vụ * Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), Việt Nam cam kết + Về quy tắc xuất xứ: Các sản phẩm xuất TPP phải có xuất xứ nội khối kể nguyên phụ liệu + Về thủ tục hành chính, khai báo hải quan: tuân thủ thủ tục khai báo hải quan để tránh bị xử phạt hải quan theo quy định TPP + Về bảo vệ môi trường: yêu cầu thực thi hiệu nghiêm túc pháp luật môi trường + Về pháp luật cạnh tranh: hoàn thiện hệ thống luật pháp, cấm kinh doanh phi cạnh tranh, cấm gian lận thương mại lừa đảo, gây thiệt hại cho người tiêu dùng + Về lao động: yêu cầu luật quy định mức lương tối thiểu, số làm việc, an toàn sức khỏe nghề nghiệp, cho phép tồn công đoàn độc lập… 2.2 Tình hình xuất ngành da giầy Việt Nam sau gia nhập WTO đến 2.2.1 Hoạt động xuất khẩu: Trong giai đoạn 2010 – 2015, tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm ngành da giầy đạt 15 – 18% Da giầy loại mặt hàng xuất chủ lực Việt Nam thị trường giới Năm 2015, xuất ngành đạt 12,4 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 8% kim ngạch xuất nước Liên minh châu Âu (EU), Hoa Kỳ, Nhật Bản, Trung Quốc Braxin đối tác nhập da giầy lớn Việt Nam Năm 2015, tổng kim ngạch xuất sang thị trường xấp xỉ 10 tỷ USD, chiếm gần 80% tổng kim ngạch xuất da giầy Còn nhiều hạn chế thiết kế mẫu mã, cung cấp vật tư nguyên liệu nước, điều kiện hạ tầng dịch vụ Uu nhân công lao động nhân tố cạnh tranh, không thuận lợi trước 2.2.2 Chuỗi giá trị ngành da giầy Việt Nam: tham gia chủ yếu khâu sản xuất khâu có giá trị thấp chuỗi giá trị dịch vụ hỗ trợ vận tải, logistics, ngân hàng, hải quan… đóng vai trò quan trọng chuỗi giá trị ngành Ngành da giầy đánh giá khẳng định chỗ đứng chuỗi giá trị toàn cầu lại có nhiều đóng góp giải việc làm phát triển kinh tế 2.2.3 Một số thị trường - Thị trường EU EU thị trường tiêu thụ da giầy lớn thứ hai giới với khoảng 2,8 tỷ đôi/năm, trung bình 5,8 đôi/người/năm Năm 2015, Việt Nam xuất sang EU đạt 4,4 tỷ USD, tăng 20%, chiếm 30% tổng kim ngạch xuất Đầu năm 2016, Tòa án Tư pháp thuộc Liên minh châu Âu (CJEU) định Thuế chống bán phá giá sản phẩm giày mũ da nhập từ Việt Nam bị vô hiệu phần, mở hội lớn cho ngành da giầy Việt Nam tăng trưởng xuất - Thị trường Mỹ - 15 - Là thị trường khó tính với yêu cầu cao chất lượng, quy định giấy tờ giao dịch điện tử, năm 2015 năm Mỹ thị trường xuất lớn với giá trị xuất gần tỷ USD Việt Nam giữ vị trí thứ hai, sau Trung Quốc chiếm thị phần cung ứng sản phẩm da giầy lớn Mỹ với thị phần 13,8%, nhiên phần lớn tăng trưởng kim ngạch xuất da giầy loại chủ yếu đến từ khối doanh nghiệp FDI - Thị trường nước Châu Á số thị trường khác Kim ngạch xuất ngành da giầy Việt Nam dẫn đầu số thị trường Mexico, Brasil… Liên tục mở rộng thị trường xuất sang thị trường Chile, Nam Phi thành viên Hiệp hội Quốc gia Đông Nam Á, 2.3 Đánh giá lực xuất ngành da giầy Việt Nam qua mô hình bánh xe tương tác 2.3.1 Các yếu tố bên phạm vi ngành (Border-in issues) * Phát triển lực ngành: Sản lượng ngành da giầy đạt xấp xỉ 90-100% công suất thiết kế, vậy, cần có nguồn vốn lớn đầu tư xây dựng nhà máy, phân xưởng sản xuất mới, nhiên việc tiếp cận nguồn vốn nước khó khăn Tự động hóa sản xuất bước đầu, giới hóa hàm lượng lao động thủ công trình sản xuất tương đối cao Từ nhiều năm qua, hàng da giầy Việt Nam xuất chủ yếu theo phương thức nhận nguyên liệu gia công cho thương nhân nước xuất hàng sản xuất từ nguyên liệu nhập * Phát triển vốn nhân lực: Đa số nhân công ngành lao động phổ thông không qua đào tạo mà chủ yếu học việc qua hình thức kèm cặp Có lợi giá nhân công rẻ, dồi dào, suất lao động thấp, 1/35 Nhật, 1/30 Thái Lan, 1/20 Malaixia 1/10 Inđônêxia Thiếu hụt đội ngũ thiết kế mẫu mã, bước xây dựng lao động chuyên nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu, sử dụng máy móc thiết bị công nghệ cao,… * Đa dạng hóa lực ngành: ý đầu tư cho sản phẩm độc đáo, lạ, đáp ứng thị hiếu người tiêu dùng, công nghệ ứng dụng ngành da giầy để đưa sản phẩm sáng tạo 2.3.2 Các yếu tố bên phạm vi ngành (Border-out issues) * Khả xâm nhập thị trường: 50% doanh nghiệp da giầy có lợi khả thâm nhập thị trường tiềm Mặt hàng giầy vải Việt Nam có khả cạnh tranh so với sản phẩm, xuất sang hầu hết thị trường khó tính đáp ứng nhu cầu giới, lứa tuổi, tầng lớp dân cư * Các ngành hỗ trợ: thiếu hụt lớn sản phẩm công nghiệp hỗ trợ nước, phụ thuộc nhiều vào nguyên liệu nhập Chính phủ có nhiều sách trọng phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ nước, có mục ưu tiên: Da thuộc; Vải - 16 - giả da; Đế giầy, mũi giầy, dây giầy; Hóa chất thuộc da; Da muối; Chỉ may giầy; Keo dán giầy, phụ liệu trang trí khoen, móc * Xúc tiến tầm quốc gia: chưa đầu tư mức, khâu quảng bá, xúc tiến chưa có kế hoạch dài hạn, tổng thể, chưa phát huy thương mại điện tử Thông qua Hội nghị Xúc tiến Xuất để quảng bá hình ảnh, lớn mạnh ngành da giầy Việt Nam, tạo hội tiếp xúc với nhà nhập khẩu, bạn hàng 2.3.3 Các yếu tố liên quan đến ngành (Border issues) * Cở sở hạ tầng: Tiếp tục đầu tư đại hóa thiết bị máy móc, sở vật chất kèm trước áp lực cạnh tranh doanh nghiệp nước Tối ưu hoá lực gia công có công nghệ, thiết bị sử dụng; gắn kết xây dựng liên kết ngành * Chi phí kinh doanh: Chủ yếu cạnh tranh giá thành thấp, khiến doanh nghiệp lựa chọn nguyên vật liệu không đảm bảo chất lượng, sử dụng sức lao động vượt quy định luật pháp Cần tiếp cận với phân khúc thị trường cao cấp * Thúc đẩy thương mại: Sản phẩm da giầy Việt Nam có tiếng thị trường giới giá thành thấp, chất lượng phù hợp, tương đối an toàn cho người tiêu dùng nên nhà nhập nhiều nước chấp nhận tìm mua Thị trường nội địa mang lại nhiều hội phát triển cho doanh nghiệp sản xuất ngành Tổ chức hoạt động quảng bá, giới thiệu sản phẩm, đẩy mạnh hoạt động mua bán nước Tìm kiếm thị trường mới, phân khúc thị trường truyền thống 2.3.4 Các yếu tố phát triển (Development issues) * Tạo giá trị kinh tế tăng thu nhập việc làm: Ngành da giầy công nghiệp hỗ trợ da giầy tạo lượng lớn công ăn việc làm cho toàn xã hội Ngành có 800 doanh nghiệp, thu hút gần triệu lao động (75% nữ) Năm 2015, chi phí trung bình trả cho người lao động 6,5 – triệu đồng/người/tháng Tăng lương tối thiểu vùng ảnh hưởng trực tiếp doanh nghiệp ngành Nguồn lao động phổ thông dễ dàng chuyển đổi qua lại ngành dệt may, da giầy, hóa chất, gây thiếu hụt lao động khoảng 10% toàn ngành da giầy * Phát triển giá trị văn hóa xã hội môi trường: ngành liên quan đến rác thải độc hại, phần lớn xử lý chưa triệt để gây tác động xấu đến môi trường Cần nghiên cứu phát triển loại hình sản phẩm thân thiện với môi trường, có quy trình xử lý rác thải công nghiệp khép kín, đầu tư đổi thiết bị Hiện nay, doanh nghiệp ngành trọng việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp, hình thành tác phong công nghiệp, “trung thành” người lao động * Đầu tư phát triển vùng: Tập trung phát triển vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, chiếm tới 75% sản lượng, miền Bắc miền Trung chiếm 25% Xu hướng dịch chuyển dần phía Bắc - 17 - Chính phủ có quy hoạch vùng công nghiệp da giầy, tạo chuyên môn hóa tập trung sản xuất, xây dựng khu vực sản xuất nguyên phụ liệu,… 2.4 Kết luận chung lực xuất ngành da giầy Việt nam 2.4.1 Kết đạt đuợc Sản phẩm da giầy có lợi so sánh việc sử dụng nhiều lao động Một số kết đạt được: - Về công nghệ: Các doanh nghiệp da giầy Việt Nam làm chủ công nghệ sản xuất Trình độ công nghệ mức trung bình tiên tiến so với nước khu vực thuộc tầng giới - Năng lực sản xuất cụ thể toàn ngành: Da giầy: với 1.600 dây chuyền đạt sản lượng 800 triệu đôi/năm, da thuộc thành phẩm: sản lượng đạt 200 triệu bia/năm, đáp ứng nhu cầu ngày tăng cao nước giới - Nghiên cứu phát triển (R&D): Nhiều doanh nghiệp Việt Nam làm chủ khâu phát triển sản phẩm, đa dạng mẫu mã, chủng loại, kiểu dáng, bước khẳng định vị trường quốc tế - Về nguồn nhân lực: Hiện tại, toàn ngành có khoảng triệu lao động, chiếm 75% nữ Với số lượng lao động lớn giá nhân công rẻ thuận lớn cho ngành da giầy Việt Nam 2.4.2 Những tồn hạn chế xuất da giầy Việt Nam Về lực sản xuất, đạt 90% mức lực đầu tư Tuy nhiên, chưa có sản phẩm thực chất lượng Thiếu lực kỹ thuật thiết kế nước để xây dựng thương hiệu độc lập dây chuyền sản phẩm Tỷ lệ nội địa hóa ngành da giầy Việt Nam chiếm 40 - 45%, TPP quy định tỷ lệ nội địa hóa phải đạt từ 55% tổng giá trị trở lên Chất luợng sản phẩm chưa đồng đều, quy mô sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, kiểu dáng mẫu mã, nghèo nàn Về hệ thống phân phối, có đến 60% sản phẩm da giầy Việt Nam gia công cho phía đối tác nước ngoài, bị chi phối sản xuất, giá Tập trung lớn vào thị trường EU làm cho ngành gặp nhiều khó khăn lúng túng thị trường có biến động bất thường CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC XUẤT KHẨU NGÀNH DA GIẦY VIỆT NAM 3.1 Triển vọng xuất định hướng nâng cao lực xuất ngành da giầy Việt Nam thời gian tới 3.1.1 Quan điểm quy hoạch, định hướng phát triển nhà nước ngành da giầy Việt Nam 3.1.1.1 Đối với ngành da giầy - 18 - a) Về phát triển sản xuất, xuất ngành da giầy: phục vụ xuất tiêu dùng nội địa, thực tốt trách nhiệm xã hội, nâng cao lực thiết kế mẫu mã, phát triển sản phẩm mới, ứng dụng công nghệ tự động hóa, phát triển lĩnh vực hỗ trợ b) Về sản phẩm chiến lược: Giầy thể thao giầy vải ưu tiên hàng đầu sản xuất xuất c) Về quy hoạch vùng: Phát triển trung tâm da giầy đô thị thành phố lớn thành trung tâm thương mại, thiết kế mẫu mốt, dịch vụ công nghệ có giá trị gia tăng cao; di dời các sở sản xuất vùng lân cận, vùng nông thôn có nhiều lao động: Vùng 1: Vùng đồng sông Hồng; Vùng 2: Vùng Đông Nam Bộ; Vùng 3: Vùng Bắc Trung Bộ Duyên hải miền Trung; Vùng 4: Vùng đồng sông Cửu Long 3.1.1.2 Đối với ngành công nghiệp hỗ trợ Nâng tỷ lệ nội địa hoá loại sản phẩm đạt 75 - 80 % năm 2020 đạt 80 - 85% năm 2025 Tập trung sản xuất sản phẩm có chất lượng ứng dụng công nghệ cao, phù hợp với công nghệ nhu cầu thị trường giai đoạn Nâng cấp di dời sở thuộc da có vào khu công nghiệp tập trung, ứng dụng công nghệ sản xuất sạch, xây dựng hệ thống xử lý nước thải đảm bảo môi trường 3.1.2 Xuất ngành da giầy Việt Nam tự hoá thương mại ngày mở rộng Kim ngạch xuất tăng hàng năm mức 16-18%, giá xuất giữ mức ổn định Các hiệp định thương mại tự quy định mức thuế nhập giảm mức 0-5% Tham gia TPP, Việt Nam đánh giá quốc gia hưởng lợi nhiều từ xuất da giầy, ước tính thuế giảm khoảng tỷ USD / năm Liên kết DN đẩy mạnh theo dạng chuỗi cung ứng, giúp DN thuận lợi tiếp cận thị trường tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu Ngành công nghiệp phụ trợ tiếp tục đổi máy móc thiết bị thu hút đầu tư Kết hợp với nước nội khối ASEAN phát triển nguồn nguyên phụ liệu tạo thành khối nguồn cung ổn tránh rào cản xuất xứ Việt Nam có nhiều lợi cạnh tranh nguồn lao động, nhiên phải điều chỉnh luật lao động phù hợp theo những nguyên tắc của Tổ chức Lao động Quốc tế Ngành da giầy với yếu tố gây tác động tiêu cực đến môi trường, phải chịu rủi ro từ các hình thức trừng phạt thương mại thời gian tới 3.1.3 Mục tiêu định hướng nâng cao lực xuất ngành da giầy Việt nam Thoát khỏi phương thức gia công đơn thuần, xây dựng hình ảnh giá trị cao tích cực ngành da giầy Việt Nam Xây dựng sở liệu chung ngành nhằm phục vụ công tác dự báo chống sức ép thương mại Xã hội hóa hoạt động đào tạo nghề da giầy cao cấp, đẩy mạnh hợp tác trường, viện quốc tế, chuyên gia đối tác với đơn vị nước - 19 - Cải thiện môi trường giảm thiểu ô nhiễm lĩnh vực thuộc da, cải thiện môi trường làm việc cho người lao động; đầu tư sở xử lý chất thải Tăng cường liên kết doanh nghiệp thông qua vai trò Hiệp hội Nâng cao lực Viện Nghiên cứu Da giầy thiết kế mẫu mốt, ứng dụng khoa học công nghệ, kiểm tra, đánh giá tiêu chuẩn kỹ thuật ngành… Tăng cường phối hợp quan nhà nước hỗ trợ hợp tác đối tác quốc gia, quảng bá cấp ngành, phát triển, kiểm nghiệm sản phẩm cấp độ quốc gia, 3.2 Các giải pháp nâng cao lực xuất ngành da giầy 3.2.1 Nhóm giải pháp yếu tố bên phạm vi ngành Tham gia sâu vào chuỗi giá trị da giầy toàn cầu Có cách để nâng cao giá trị gia tăng chuỗi giá trị toàn cầu dựa cấu trúc ngành, gồm: (1) Về mặt giai đoạn (tham gia vào giai đoạn có giá trị gia tăng cao hơn); (2) Nâng cấp sản phẩm (tạo sản phẩm có giá trị hơn); (3) Nâng cấp sản xuất xuất (phối kết hợp nhiều công nghệ phức tạp trình sản xuất); (4) Liên kết ngành (áp dụng kiến thức có ngành vào ngành khác) Để nâng cao giá trị gia tăng sản phẩm da giầy, cần có nâng cao cách đồng hệ thống: từ khâu cung ứng nguyên liệu đến khâu phân phối, dịch vụ Giải pháp liên kết doanh nghiệp: Liên kết tổ chức đào tạo nguồn nhân lực tập trung, giúp đào tạo hiệu tiết kiệm chi phí Duy trì mối quan hệ với khách hàng, đối tác nước, tổ chức tín dụng, công ty bảo hiểm, quan hành chính, hải quan Giữ mối liên hệ với quan ban ngành để tận dụng sách hỗ trợ hỗ trợ khoa học công nghệ, tín dụng, đào tạo, xúc tiến thương mại đề xuất giải khó khăn, vướng mắc Giải pháp nâng cao lực nội tại: Nâng cao trình độ quản lý doanh nghiệp, áp dụng linh hoạt mô hình quản lý đại Nâng cao lực sáng tạo không thiết kế mẫu mới, phát minh chất liệu mà cải tiến kỹ thuật, công nghệ, máy móc Sử dụng hiệu nguồn vốn tài sản doanh nghiệp Giải pháp liên quan đến nguồn nhân lực: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực sử dụng hiệu nguồn nhân lực: Người lao động hiểu chất công việc, thành thạo kỹ nghiệp vụ, làm việc có trách nhiệm, gắn bó với doanh nghiệp Tăng quyền tự chủ, tự cho người lao động, phát huy tối đa lực sáng tạo người lao động từ cấp quản lý người lao động trực tiếp Đào tạo nguồn nhân lực: Gắn chiến lược phát triển nguồn nhân lực với chiến lược tổng thể doanh nghiệp Nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật, tiếp thu công nghệ có đủ lực vận hành thiết bị máy móc đại - Đối với lĩnh vực sản xuất da giầy: nâng cao trình độ đội ngũ cán kỹ thuật, cán quản lý kinh doanh, xuất nhập khẩu, cán thiết kế phát triển sản phẩm - 20 - - Đối với lĩnh vực thuộc da, sản xuất nguyên phụ liệu cần tập trung: Đào tạo đội ngũ cán kỹ thuật, công nhân kỹ thuật thuộc da kỹ sư hóa chất Giải pháp đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ, mở rộng thêm dịch vụ kèm, chăm sóc khách hàng cách toàn diện: Phát triển sản phẩm mới, tạo thương hiệu riêng, nhanh chóng cập nhập xu hướng thể giới chất liệu lẫn kiểu dáng Phát triển đồng dịch vụ kèm bảo hành, bảo dưỡng, sách hậu đãi khách hàng, để thu hút khách hàng giữ chân khách hàng hiệu 3.2.2 Nhóm giải pháp yếu tố bên phạm vi ngành Luôn nghiên cứu xây dựng thương hiệu để tạo danh tiếng: Xây dựng thương hiệu mạnh tăng khả cạnh tranh lực xuất doanh nghiệp Xây dựng đội ngũ có kiến thức kỹ xây dựng định vị thương hiệu Tăng cường khả thâm nhập thị trường Thiết lập hệ thống hỗ trợ thương mai toàn diện, mở rộng dịch vụ thông tin thương mại Nâng cao chất lượng kiểm tra giám sát chất lượng sản phẩm dịch vụ kèm liên quan Nâng cao lực marketing: Thực đồng biện pháp sau: - Chiến lược sản phẩm: phải xác định rõ phân khúc thị trường sản phẩm - Chiến lược giá cả: Có chiến lược giá phù hợp tùy giai đoạn cụ thể - Chiến lược thị trường: tổ chức tốt hệ thống sản xuất tiêu thụ sản phẩm - Hoạt động xúc tiến thương mại - Thâm nhập thị trường: Thiết lập kênh phân phối phù hợp để nâng cao lực thâm nhập thị trường Giải pháp phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ: Xây dựng sở hạ tầng hoàn thiện kết cấu hạ tầng cụm công nghiệp Đổi trang thiết bị, đại hóa sở khí để chuyên môn hóa sản xuất nguyên liệu, phụ liệu loại Xây dựng chế quản lý chất lượng hàng hóa Chủ động nguồn nguyên liệu: phát triển chăn nuôi gia súc theo hướng công nghiệp hóa phục vụ cho ngành sản xuất da Đào tạo nguồn nhân lực, cải thiện điều kiện làm việc và nâng cao thu nhập Các biện pháp xúc tiến tầm quốc gia Tăng cường xúc tiến xuất khẩu, xây dựng thương hiệu cho sản phẩm da giầy, xây dựng hệ thống dịch vụ, quảng bá sản phẩm trực tuyến Tăng cường đào tạo nâng cao chất lượng lao động thương mại Hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao hiệu lực xuất 3.2.3 Nhóm giải pháp yếu tố liên quan đến ngành Giải pháp liên quan đến sở hạ tầng: Xây dựng khu công nghiệp tập trung, gần nguồn nguyên liệu, phụ liệu Thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài, tạo nguồn vốn cho vay ưu đãi, bảo lãnh vay vốn Xây dựng hệ thống tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm theo chuẩn quốc tế, khuyến khích chuyển giao công nghệ tiên tiến; Giải pháp liên quan đến chi phí kinh doanh: - 21 - Tận dụng tối đa lực sản xuất để mở rộng quy mô sản xuất, đầu tư bổ sung vốn, nhân lực, công nghệ Ứng dụng công nghệ thông tin, số hóa sản xuất, thiết kế tạo tính đột phá Áp dụng hệ thống tiêu chuẩn chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế Thúc đẩy mối quan hệ liên ngành ngành công nghiệp, tăng chủ động nguyên vật liệu đầu vào, hạn chế nhập nguyên phụ liệu từ nước Giải pháp thúc đẩy thương mại Tạo hình ảnh riêng biệt sản phẩm mình, tạo niềm tin người tiêu dùng quốc tế Triển khai thực cách phối hợp nhiều biện pháp cụ thể 3.2.4 Nhóm giải pháp yếu tố phát triển Giải pháp phát triển giá trị văn hóa, môi trường: Có phương án xử lý chung địa bàn, khu vực, tăng cường công tác quan trắc, tra quản lý môi trường Yêu cầu chặt môi trường trước cấp phép đầu tư, xây dựng… Bố trí, di chuyển sở có nguy gây ô nhiễm vào khu, cụm công nghiệp tập trung Tuyên truyền để doanh nghiệp người lao động hiểu rõ thực tốt việc bảo vệ môi trường Giải pháp giúp đầu tư phát triển vùng cách bền vững: Xây dựng danh mục dự án đầu tư, huy động nguồn lực nước để đầu tư phát triển ngành Da giầy, trọng ngành công nghiệp phụ trợ Thiết lập mối liên kết vùng nhằm phát triển nguồn nhiên liệu, phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ, vận tải, giao nhận Xây dựng khu - cụm công nghiệp sản xuất da giầy theo vùng chủ yếu gồm: vùng đồng Sông Hồng, vùng Đông Nam Bộ, vùng Bắc Trung Bộ Duyên hải Miền Trung, vùng đồng Sông Cửu Long 3.3 Các kiến nghị cụ thể nhằm thực giải pháp nâng cao lực xuất ngành da giầy 3.3.1 Đối với Nhà nước Cải cách thủ tục hành chính, đẩy mạnh sách ưu đãi tạo chế thuận lợi để kêu gọi đầu tư nước vào sản xuất nguyên phụ liệu Việt Nam Tạo điều kiện cho doanh nghiệp da giầy tiếp cận vốn vay phát triển sản xuất xuất khẩu, có sách thuế ưu đãi Ban hành hệ thống quy chuẩn, tiêu chuẩn chất lượng tăng cường quản lý chất lượng sản phẩm 3.3.2 Đối với Hiệp hội da giầy Là đầu mối phối hợp liên kết doanh nghiệp ngành, doanh nghiệp với Chính phủ Đại, đưa đề xuất vướng mắc doanh nghiệp da giầy với Chính phủ Bộ Công Thương để đạo, xử lý kịp thời 3.4.3 Đối với doanh nghiệp Điều chỉnh cấu ngành hàng, đổi máy móc thiết bị, trọng xuất sản phẩm trung cao cấp, tập trung quản lý thiết kế mẫu mã sản phẩm phù hợp với nhu cầu thị trường quốc tế - 22 - Đề xuất xây dựng mô hình chiến lược kế hoạch xuất gồm bước Bước Thời điểm xuất Khi thị trường bắt đầu có xu hướng bão hoà sản phẩm, doanh nghiệp cần: Mở rộng phạm vi địa lý, Mở rộng mạng lưới khách hàng, Mở rộng sản phẩm Bước Xác định nội lực doanh nghiệp Xác định rõ vị trí thương trường, xác định điểm mạnh điểm yếu để phát huy khắc phục, lợi xuất có cần hướng đến Bước Nghiên cứu đánh giá thị trường xuất Cần nghiên cứu thị trường cách có hệ thống kỹ lưỡng nhằm đưa sách đắn: a Đánh giá lựa chọn thị trường xuất tiềm Xây dựng tiêu chí đánh giá Với thị trường chọn, phải lựa chọn phân khúc thị trường phù hợp, nhằm đáp ứng nhu cầu nhóm khách hàng b Nghiên cứu đối thủ sản phẩm cạnh tranh Nghiên cứu hai loại đối thủ cạnh tranh đối đối thủ cạnh tranh nội địa quốc gia nhập đối thủ cạnh tranh quốc tế thị trường c Nghiên cứu nhu cầu thay đổi sản phẩm dịch vụ phù hợp với thị trường xuất Cần xác định thay đổi sản phẩm cho phù hợp với nhu cầu thị hiếu người tiêu dùng thị trường xuất Bước Tổng hợp, đánh giá với mô hình SWOT Phương pháp định lượng cho biết thực trạng hiệu kinh doanh doanh nghiệp thị trường nhiên lại phức tạp, tốn nên lựa chọn Phương pháp định tính: thường sử dụng ma trận SWOT, qua đặt thứ tự ưu tiên cho việc phát triển xuất Bước Dự báo thị trường Dự báo đặc trưng quan trọng thị trường: Tổng mức nhu cầu thị trường cấu nhu cầu, Mức thu nhập, Cơ cấu sản phẩm tương lai, Biến động thị trường tương lai Bước Lập kế hoạch xuất chi tiết với kế hoạch hành động cụ thể Bản kế hoạch xuất cần có: Mục tiêu hướng tới, chiến lược gia nhập thị trường, quản lý nguồn tài sách giá cho sản phẩm xuất khẩu, kênh phân phối Bước Triển khai kế hoạch Rà soát lại mục tiêu, thực trạng thị trường, nguồn lực doanh nghiệp chiến lược thị trường Phân phối hợp lý loại nguồn lực chính: Nguồn lực tài chính; Nguồn lực vật chất tiềm lực vô hình; Nguồn lực kỹ thuật công nghệ; Nguồn lực nhân lực - 23 - Bước Kiểm soát, đánh giá điều chỉnh kế hoạch Điều chỉnh cập nhật kế hoạch cho phù hợp với thực tế theo thời gian - 24 - KẾT LUẬN Trong năm qua, ngành Da Giầy Việt Nam coi ngành có lợi hướng xuất ngành sử dụng nhiều lao động với chi phí tiền công thấp Tuy nhiên lợi chi phí nhân công rẻ giảm với tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, với di chuyển tự nguồn lực từ nơi sang nơi khác Mặc dù doanh nghiệp ngành có nhiều nỗ lực thúc đẩy phát triển sản xuất - xuất khẩu, song khả lực xuất tổng thể doanh nghiệp yếu so với nước khu vực Việc tìm giải pháp nâng cao lực xuất cần thiết doanh nghiệp nói riêng tổng thể ngành da giầy, nhằm đối phó cách linh hoạt, kịp thời hướng trước biến động môi trường kinh doanh Để nâng cao hiệu tối đa việc vận dụng giải pháp vào thực tiễn cần có "mềm dẻo", tức có lựa chọn phương án khả thi để đạt mục tiêu đề ra, dựa việc tác động tích cực đến nhân tố định hoàn thiện chế sách tầm vĩ mô, liên kết ngành, hết yếu tố nội doanh nghiệp tăng suất lao động, lực quản lý, hiệu sản xuất kinh doanh, trình độ khoa học công nghệ, dịch vụ chi phí đầu vào Nghiên cứu góp phần khái quát tổng quan ngành Da giầy, phân tích thực trạng lực nội tại, lực cạnh tranh thực trạng lực xuất sau Việt Nam gia nhập WTO Qua đó, tác giả đề xuất giải pháp liên quan nhằm giải phần vấn đề liên quan đến lực xuất ngành Da giầy Để thực vậy, cần phải thực đồng giải pháp, có phối hợp ban ngành, Hiệp hội Da Giầy doanh nghiệp Sau nghiên cứu, Luận án giải vấn đề sau: Làm rõ khái niệm nội dung lực xuất khẩu; nhân tố ảnh hưởng đến lực xuất Phân biệt làm rõ mối quan hệ lực cạnh tranh lực xuất khẩu, xây dựng tiêu chí đánh giá Làm rõ việc nâng cao lực xuất ngành da giầy Việt nam thực tế khách quan Đồng thời Luận án đưa học kinh nghiệm cho ngành da giầy Việt Nam thông qua việc tổng hợp, phân tích, đánh giá hoạt động xuất nước xuất sản phẩm da giầy hàng đầu giới Trung Quốc Braxin Trên sở phân tích vấn đề lý luận, ưu, nhược điểm mô hình áp dụng, Luận án làm rõ mô hình, tiêu chí sử dụng chỉ phù hợp đánh giá lực cạnh tranh ngành da giầy, lực cạnh tranh điều kiện cần lực xuất ngành da giầy Luận án đề xuất sử dụng mô hình “FOUR GEARS” Trung tâm thương mại quốc tế - ITC (UNCTAD/WTO) việc phân tích đánh giá lực xuất ngành da giầy Việt Nam bối cảnh hội nhập quốc tế, tiêu chí để phân tích, đánh giá lực - 25 - xuất khẩu, mối quan hệ yếu tố, phương thức tác động để nâng cao lực xuất Dựa số liệu thu thập từ nguồn thống kê với kết vấn số chuyên gia, Luận án phản án trình hình thành phát triển, đặc điểm bản, thị trường xuất khẩu, phân tích, sử dụng mô hình tiêu chí để đánh giá thực trạng lực xuất ngành da giầy Việt Nam, Luận án nêu điểm đạt điểm chưa đạt được, qua đề xuất giải pháp cụ thể Các giải pháp Chính phủ, Bộ, ngành mang tính toàn diện, đồng bộ, đại, đáp ứng yêu cầu việc tham gia Hiệp định FTA, yêu cầu thị trường giới, thể minh bạch, công sách đảm bảo phát triển bền vững cho ngành, chuyển dịch cấu sang công nghiệp hóa, đại hóa Đối với doanh nghiệp, khuyến nghị không nhằm mục đích trợ giúp doanh nghiệp ngành nâng cao hiệu hoạt động sản xuất, xuất khẩu, mà đề xuất công cụ để doanh nghiệp sử dụng triển khai hoạt động xuất sản phẩm thị trường quốc tế Đối với Hiệp hội, kiến nghị nhằm tạo gắn bó hai chiều doanh nghiệp nhà nước, đảm bảo công tác quản lý nhà nước thực thi cách có hiệu quả, đồng thời tiếng nói doanh nghiệp lắng nghe giải thấu đáo, kịp thời Luận án phân tích yêu cầu ngành da giầy hiệp định thương mại Việt Nam ký kết WTO, FTA với EU, ETA, đặc biệt TPP,… khó khăn, thách thức hội, thuận lợi ngành da giầy Việt Nam tham gia hiệp định FTA, qua đề xuất định hướng, chiến lược phát triển ngành da giầy để tận dụng hội hiệp định mang lại Có thể nói, Luận án công trình nghiên cứu công phu nghiêm túc tác giả lực xuất ngành da giầy Việt Nam Trong trình nghiên cứu, lý luận thực tiễn, nghiên cứu sinh có hội nghiên cứu, tổng hợp, điều tra, phân tích, đánh giá làm việc với chuyên gia, nhà lãnh đạo doanh nghiệp, lãnh đạo quan quản lý nhà nước để đưa quan điểm, ý kiến lực xuất ngành da giầy Việt Nam Tuy nhiên, đề tài có phạm vi nghiên cứu rộng, không tránh khỏi sai sót, mong nhận ý kiến đẫn, đóng góp thầy cô giáo, nhà nghiên cứu, doanh nghiệp, chuyên gia lý luận, giải pháp để Luận án hoàn thiện Xin trân trọng cảm ơn! 25 - 26 DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ Lý Hoàng Thư, Đánh giá lực xuất ngành da giầy Việt Nam điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế Tạp chí Nghiên cứu Châu Âu số (92), 2008 Lý Hoàng Thư, Ngành da giầy Việt Nam – hội thách thực hội nhập kinh tế quốc tế, Tạp chí Kinh Tế Châu Á Thái Bình Dương, số 215 kỳ , 2008 Lý Hoàng Thư, Nâng cao giá trị gia tăng sản phẩm da giầy Việt Nam bối cảnh mới, Tạp chí Kinh Tế Dự Báo, số 21, 2016 Lý Hoàng Thư, Giải pháp nâng cao lực xuất ngành da giầy Việt Nam, Tạp chí Kinh Tế Dự Báo, số 22 2016 TRANG THÔNG TIN NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN Nghiên cứu sinh: Lý Hoàng Thư Đề tài luận án: Nâng cao lực xuất ngành da giầy Việt Nam sau Việt Nam gia nhập WTO Chuyên ngành: Kinh tế Quốc tế Mã số: 62.31.01.06 Người hướng dẫn: PGS.TS Nguyễn Văn Hồng Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Ngoại thương Những đóng góp mặt học thuật, lý luận Từ lý luận chung ngành lý thuyết xuất khẩu, lực cạnh tranh, Luận án hệ thống hoá vấn đề lý luận lực xuất khẩu, qua làm rõ khái niệm lực xuất doanh nghiệp ngành, mối quan hệ lực xuất lực cạnh tranh, tiêu chí đánh giá cấp độ doanh nghiệp cấp ngành Luận án đề xuất vận dụng mô hình FOUR GEARS ITC/WTO/UNCTAD để xác định nhân tố ảnh hưởng đến lực xuất là: Các yếu tố bên phạm vi ngành (Phát triển lực ngành, Đa dạng hóa lực ngành, Phát triển nguồn vốn nhân lực); Các yếu tố liên quan đến ngành (Cơ sở hạ tầng, Thúc đẩy thương mại Chi phí kinh doanh); Các yếu tố ngành (Khả thâm nhập thị trường, Các ngành hỗ trợ, Xúc tiến tầm quốc gia) Các yếu tố phát triển (Tạo giá trị - 27 - kinh tế tăng thu nhập việc làm, Phát triển giá trị văn hóa xã hội môi trường, Đầu tư phát triển vùng) Điểm luận án thể việc xem xét, đánh giá tổng thể ngành da giầy Việt Nam thông qua hệ thống tổng hợp nhân tố ảnh hưởng mà công trình nghiên cứu trước chưa đề cập đến Luận án cho thấy việc nâng cao lực xuất góp phần thúc đẩy chuyển dịch cấu kinh tế, thúc đẩy ngành kinh tế, xã hội phát triển, giải công ăn việc làm phù hợp với xu hướng hội nhập quốc tế Những phát hiện, đề xuất rút từ kết nghiên cứu Luận án Luận án tổng kết số kinh nghiệm nâng cao lực xuất ngành da giầy Trung Quốc Braxin qua rút học kinh nghiệm cho Việt Nam việc xây dựng chiến lược kinh tế hướng ngoại, vai trò phủ việc xác lập khuôn khổ pháp lý minh bạch, phù hợp tiêu chuẩn quốc tế hỗ trợ xuất thông qua công cụ kinh tế Luận án phân tích thực trạng sản xuất, xuất khẩu, đặc điểm ngành da giầy Việt Nam Thông qua mô hình “FOUR GEARS” Trung tâm thương mại quốc tế - ITC (UNCTAD/WTO) đánh giá thực trạng lực xuất ngành da giầy Việt Nam thời gian qua, qua thấy lực xuất ngành da giầy chủ yếu dựa vào lợi nguồn lao động giản đơn giá rẻ tiếp tục lợi Việt Nam tương lai vai trò ngày giảm Luận án phân tích cam kết (về lao động, môi trường, xuất xứ hàng hóa…) ngành da giầy Việt Nam gia nhập WTO hiệp định tự thương mại ký kết gần đây, qua cho thấy, ngành đứng trước hội lớn để phát triển phải đối mặt với cạnh tranh khốc liệt sân nhà trước sóng đầu tư từ nước Luận án phân tích việc tham gia ngành da giầy Việt Nam chuỗi giá trị toàn cầu bước đầu, mức thấp đề xuất biện pháp nhằm nâng cao giá trị sản phẩm, tham gia sâu vào chuỗi giá trị ngành thị trường giới Luận án phân tích định hướng triển vọng phát triển ngành da giầy để đề xuất nhóm giải pháp nhằm nâng cao lực xuất ngành da giầy Việt Nam Luận án đưa số kiến nghị cụ thể với Chính phủ, hiệp hội Luận án xây dựng quy trình bước để doanh nghiệp ngành việc xác định xây dựng chiến lược xuất Người hướng dẫn khoa học Nghiên cứu sinh (Ký ghi rõ họ tên) (Ký ghi rõ họ tên) - 28 - PGS TS Nguyễn Văn Hồng Lý Hoàng Thư [...]... trong ngnh da giy Vit Nam Bng 2.3: Cam kt thu nhp khu ca Vit Nam khi gia nhp WTO i vi ngnh da giy Bng 2.4: Xut khu hng da giy sang mt s th trng chớnh nm 2015 Bng 2.5: Nhng mt hng da giy chớnh xut khu ca Vit Nam nm 2014 Bng 2.6 : Kim ngch xut khu da giy ca Vit Nam mt s th trng chõu v nc khỏc trong nm 2015 Bng 2.7: S liu kim ngch nhp khu da giy ca Brazil t th gii v t Vit Nam Bng 2.8 Nhp khu da thuc v... chung v nng lc xut khu ngnh da giy Vit nam 17 2.4.1 Kt qu t uc 17 2.4.2 Nhng tn ti v hn ch i vi xut khu da giy ca Vit Nam 17 CHNG 3: PHNG HNG V GII PHP NNG CAO NNG LC XUT KHU NGNH DA GIY VIT NAM 17 3.1 Trin vng xut khu v nh hng nõng cao nng lc xut khu ngnh da giy Vit Nam trong thi gian ti 17 3.1.2 Xut khu ca ngnh da giy Vit Nam khi t do hoỏ thng mi ngy cng... thit b sn xut da giy Hỡnh 2.2: Thi gian khu hao ca thit b sn xut da giy Hỡnh 2.3: T trng nhp khu Da thuc t cỏc nc trờn th gii 29 33 70 71 nm 2014 Hỡnh 2.4: C cu ngnh da giy Vit Nam v cỏc c cu h tr Hỡnh 2.5: Kim ngch xut khu mt hng da giy ca Vit Nam Hỡnh 2.6: Xut khu da giy vo mt s th trng chớnh ca Vit Nam Hỡnh 2.7: Chui giỏ tr ngnh giy dộp ton cu Hỡnh 2.8: Chui giỏ tr ngnh da giy Vit Nam Hỡnh 2.9:... trờn, tỏc gi quyt nh chn ti: Nõng cao nng lc xut khu ngnh da giy Vit Nam sau khi Vit Nam gia nhp WTO lm ti lun ỏn tin s khoa hc kinh t ca mỡnh 2 Mc ớch v cõu hi nghiờn cu Mc ớch nghiờn cu ca lun ỏn l lm rừ khỏi nim v h thng húa nhng vn lý lun v nng lc xut khu, phõn tớch thc trng v nhng yu t tỏc ng i vi nng lc xut khu ca ngnh da giy Vit Nam trong bi cnh gia nhp WTO v cỏc hip nh thng mi mi ký kt Qua... ngnh da giy Vit Nam hin nay nh th no v chu nh hng ca cỏc nhõn t no? Nhng c hi v thỏch thc i vi nng lc cnh tranh xut khu ca ngnh da giy Vit Nam l gỡ? Cn cú nhng gii phỏp gỡ, c v mụ v vi mụ nõng cao nng lc cnh tranh xut khu ca ngnh da giy Vit Nam? 3 i tng v phm vi nghiờn cu 3.1 i tng nghiờn cu i tng nghiờn cu ca ti l hot ng xut khu ca ngnh da giy v nng lc xut khu da giy Vit Nam trong bi cnh gia nhp WTO. .. im hn ch trong nng lc xut khu ca ngnh da giy ng thi Lun ỏn cng phõn tớch cỏc yu t thun li, thỏch thc v cỏc yờu cu i vi ngnh da giy khi Vit Nam gia nhp WTO v cỏc hip nh t do thng mi ó ký kt gn õy -5- Th t: Lun ỏn ó phõn tớch vic tham gia ca ngnh da giy Vit Nam trong chui giỏ tr ton cu, lm rừ nhng vn cn gii quyt v xut cỏc bin phỏp nhm nõng cao giỏ tr sn phm, tham gia sõu vo chui giỏ tr ngnh trờn th... kt gn õy Lun ỏn cng nghiờn cu vic tham gia cỏc hip nh t do thng mi ca Vit Nam thy c s tỏc ng v mi liờn quan gia vic t do húa thng mi vi nng lc xut khu ca ngnh da giy 3.2 Phm vi nghiờn cu: V mt thi gian, ti gii hn phm vi nghiờn cu k t khi Vit Nam ó gia nhp WTO n nay v tm nhỡn n nm 2030 V phm vi ni dung nghiờn cu, lun ỏn khụng tp trung nghiờn cu hot ng xut khu da thnh phm, cp, tỳi xỏch, m ch tp trung... doanh nghip ú l t l xut khu trờn doanh thu v khong thi gian t khi doanh nghip c thnh lp ti khi doanh nghip bt u xut khu Nghiờn cu ch ra doanh nghip cú kh nng xut khu cao (t l xut khu trờn doanh thu cao, thi gian t khi thnh lp n khi xut khu ngn); trỡnh ngun nhõn lc cao; t l doanh nghip u t cho cụng ngh, phỏt trin sn phm mi, R&D v xõy dng thng hiu cao; cht lng sn phm c th trng chp nhn; giỏ c cú u th vt... ngnh da giy Vit Nam trong iu kin tham gia WTO v cỏc hip nh FTA mi ký kt -3- Phõn tớch c hi v thỏch thc i vi nng lc xut khu ngnh da giy trong xu th t do húa thng mi xut cỏc gii phỏp nõng cao nng lc xut khu ngnh da giy Vit Nam 2.2 Cỏc cõu hi nghiờn cu c t ra Cỏc mụ hỡnh, tiờu chớ ỏnh giỏ v nhõn t nh hng n nng lc xut khu ca mt ngnh l gỡ? õu l cỏc bi hc kinh nghim, thnh cụng v khụng thnh cụng m Vit Nam. .. hội các quốc gia Đông Nam á Cng ng kinh t ASEAN Cộng đồng châu Âu Liên minh châu Âu Hiệp hội Da Giầy Việt Nam Nghiờn cu v phỏt trin Hip nh i tỏc xuyờn Thỏi Bỡnh Dng Tổ chức thơng mại thế giới - xi - DANH MC BNG BIU, HèNH V Bng biu TấN BNG Bng 1.1: Bng tng kt cỏc tiờu chớ ỏnh giỏ nng lc xut khu theo cỏc yu t cu thnh Bng 1.2: Chin lc hot ng Bng 2.1: C cu lao ng trong doanh nghip da giy Vit Nam Bng 2.2:

Ngày đăng: 03/11/2016, 17:35

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan