Thuyết kiến tạo mảng

2 552 9
Thuyết kiến tạo mảng

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Thuyết kiến tạo mảng. Vật liệu cấu tạo Trái Đất Tuesday, 16. September 2008, 03:39:32 I - THUYẾT KIẾN TẠO MẢNG Thuyết kiến tạo mảng hiện nay được xây dựng trên cơ sở tiếp nối “Thuyết trôi lục địa” trước đây của nhà địa - vật lí người Đức A. Vê-ghê-ne (1880 – 1930). Theo “Thuyết trôi lục địa”, Trái Đất đã có lúc là một đại lục duy nhất; về sau, vị gãy vỡ và tách ra thành nhiều phần lục địa, quần đảo… rồi di chuyển trôi dạt thành những bộ phận riêng biệt. A. Vê-ghê-ne xây dựng giả thuyết của ông dựa trên những quan sát về sự ăn khớp của bờ đông các lục địa Bắc Mĩ, Nam Mĩ với bờ tây của lục địa Á – Âu, lục địa Phi… về các mặt hình thái, địa chất và di tích hoá thạch, nhưng chưa có đầy đủ những kết quả nghiên cứu mới để bổ sung giả thiết của A. Vê-ghê-ne và xây dựng nên “Thuyết kiến tạo mảng”. Theo thuyết kiến tạo mảng, nguyên nhân của các hiện tượng kiến tạo, động đất, núi lửa… là do hoạt động chuyển dịch một số mảng kiến tạo lớn của vỏ Trái Đất. Thuyết kiến tạo mảng cho rằng vỏ Trái Đất trong quá trình hình thành đã bị gãy vỡ, tách ra thành những mảng cứng, gọi là các mảng kiến tạo. Thạch quyển được cấu tạo bởi một số mảng kiến tạo nằm kề nhau. Các mảng này nhẹ, nổi trên lớp vật chất quánh dẻo của bao Manti và di chuyển một cách chậm chạp. Đa số các nhà khoa học cho rằng, thạch quyển được cấu tạo bởi 7 mảng lớn và một số mảng nhỏ. Mỗi mảng kiến tạo này thường gồm cả phần lục địa và phần đáy đại dương, nhưng có mảng chỉ có phần đại dương như mảng Thái Bình Dương. Trong khi di chuyển, các mảng kiến tạo có thể xô vào nhau hoặc tách xa nhau… Khi hai mảng lục địa chuyển dịch xô vào nhau, ở chỗ tiếp xúc của chúng (ven bờ các mảng) đá sẽ bị nén ép, dồn lại và nhô lên, hình thành các dãy núi cao, sinh ra động đất, núi lửa… Ví dụ: Dãy núi Hi-ma-lay-a được hình thành do mảng Ấn Độ - Ô-xtrây-li-a xô vào mảng Âu – Á. Khi hai mảng tách xa nhau, ở các vết nứt tách dãn, macma sẽ trào lên, tạo ra các dãy núi ngầm, kèm theo hiện tượng động đất hoặc núi lửa… như trường hợp sống núi ngầm giữa Đại Tây Dương… Nhìn chung, vùng tiếp xúc của các mảng kiến tạo là những vùng bất ổn, thường có các hoạt động kiến tạo xảy ra, kèm theo nó là các hiện tượng như động đất, núi lửa… II - VẬT LIỆU CẤU TẠO VỎ TRÁI ĐẤT Khoáng vật và đá là những vật liệu cấu tạo nên vỏ Trái Đất 1. Khoáng vật Khoáng vật là những đơn chất hoặc hợp chất hoá học trong thiên nhiên, xuất hiện do kết quả hoạt động của những quá trình lí – hoá khác nhau xảy ra trong vỏ Trái Đất hoặc trên bề mặt Trái Đất. Trong thiên nhiên, đa số khoáng vật ở trạng thái rắn và có đặc tính lí – hoá riêng biệt (thành phần cấu tạo, màu sắc, độ cứng, tỉ trọng…). Các khoáng vật là các đơn chất như vàng, kim cương… hoặc các hợp chất như canxit, thạch anh, mica… 2. Đá Đá là tập hợp có quy luật của một hay nhiều loại khoáng vật, chiếm phần chủ yếu trong cấu tạo của vỏ Trái Đất. Về nguồn gốc hình thành, các loại đá thuộc ba nhóm: - Đá macma được hình thành do kết quả nguội lạnh của khối vật chất nóng chảy, là hỗn hợp của nhiều chất trong lòng Trái Đất. Đá macma là loại đá rất cứng, gồm nhiều loại như đá granit, đá badan… Ở nước ta có nhiều khối núi đá macma lớn như Tam Đảo, Hoàng Liên Sơn, Bạch Mã… - Đá trầm tích được hình thành trong các miền trũng, do sự lắng tụ và nén chặt các vật liệu vụn nhỏ như sét, cát, sỏi, cuội… và xác sinh vật. đặc điểm của đá này là có chứa hoá thạch và có sự phân lớp… Đá trầm tích gồm đá vôi, đá sét, đá phiến, cát kết, các loại than… - Đá biến chất được thành tạo từ đá macma hoặc đá trầm tích bị biến đổi tính chất (thành phần hoá học, cấu trúc…) do tác động của nhiệt, áp suất… Đá biến chất gồm đá gơnai, đá hoa, đá phiến mica… CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP 1. Trình bày thuyết kiến tạo mảng. So sánh kết quả một số kiểu chuyển dịch của các mảng 2. Các đá: macma, trầm tích, biến chất được hình thành như thế nào? Nêu đặc tính của từng nhóm đá đó. 3. Thu thập một số mẫu đá ở địa phương và nêu công dụng của chúng

Ngày đăng: 13/06/2013, 01:26

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan