chương 7-10-NC

14 342 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
chương 7-10-NC

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Ngày : CHƯƠNG 7 TỐC ĐỘ PHẢN ỨNG VÀ CÂN BẰNG HÓA HỌC Tiết 78, 79 TỐC ĐỘ PHẢN ỨNG HÓA HỌC I. MỤC TIÊU BÀI HỌC HS biết : - Tốc độ phản ứng hóa học là gì ? HS hiểu : - Tại sao những yếu tố nồng độ, áp suất, nhiệt độ điện tích bề mặt chất phản ứng, chất xúc tác có ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng. HS vận dụng : - Sử dụng công thức tính tốc độ trung bình của phản ứng - Vận dụng các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng để làm tăng tốc độ phản ứng. II. CHUẨN BỊ : 1. Giáo viên : - Dụng cụ thí nghiệm : Cốc 100ml, đèn cồn, ống nghiệm - Hóa chất : Dd BaCl 2 , Na 2 S 2 O 3 , H 2 SO 4 cùng nồng độ 0,1M Zn hạt, KMnO 4 tinh thể, CaCO 3 , H 2 O 2 , MnO 2 . 2.HS : - Chuẩn bị bài III. PHƯƠNG PHÁP : Đàm thoại, trực quan, thảo luận nhóm, phiếu học tập. IV. NỘI DUNG : Tiết 78 1.Ổn định lớp 2. Bài mới Vào bài : Trong đời sống, việc ứng dụng KHKT vào các dây chuyền sản xuất nhằm tăng hiệu suất phản ứng ngày càng gia tăng. Biết tốc độ phản ứng để điều khiển phản ứng đang được sử dụng rộng rãi trong các dây chuyền sản xuất. Vậy tốc độ phản ứng hóa học là gì ? Những yếu tố nào ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng hóa học? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu ? I. KHÁI NIỆM VỀ TỐC ĐỘ PHẢN ỨNG HÓA HỌC 1. Thí nghiệm Hoạt động 1 : Gv hướng dẫn hs làm thí nghiệm và thực hiện các yêu cầu - Lấy 2 ống nghiệm : ống 1 : 1ml Dd BaCl 2 0,1m ống 2 : 1ml dd Na 2 S 2 O 3 0,1m - 2 ống nghiệm khác, cho vào mỗi ống 1ml dd H 2 sSO 4 0,1m. Cho cùng lúc mỗi ống nghiệm này vào 2 ống nghiệm kia. Các nhóm nhận xét hiện tượng, viết ptpư và kết luận. Gv gọi 1 nhóm trả lời, các nhóm khác bổ sung. - Gv yêu cầu học sinh tìm trong thực tế, cuộc sống những phản ứng minh họa cho loại phản ứng xảy ra nhanh, chậm. - Gv tổng kết, ghi bảng : các pưhh khác nhau xảy ra nhanh, chậm rất khác nhau. để đánh giá mức độ nhanh, chậm của phản ứng hóa học, người ta dùng khái niệm tốc độ phản ứng hóa học. 2.Tốc độ phản ứng Họat động 2 : Gv nêu vấn đề : Khi một phản ứng hóa học xảy ra, nồng độ các chất phản ứng và các chất sản phẩm của phản ứng biến đổi như thế nào? trong cùng một thời gian, nồng độ các chất giảm càng nhiều thì phản ứng xảy ra nhanh hay chậm? Gv kết luận : Như vậy, có thể dùng độ biến thiên nồng độ của 1 chất bất kì trong phản ứng làm thước đo tốc độ phản ứng. Hs nêu khái niệm tốc độ phản ứng? Gv : Nồng độ được tính bằng mol/l, đơn vị thời gian là giây(s), phút(ph), giờ(h)… 3. Tốc độ trung bình của phản ứng I. Khái niệm về tốc độ phản ứng hóa học. 1. Thí nghiệm : SGK (1) BaCl 2 + H 2 SO 4 → BaSO 4 ↓ + 2HCl : xảy ra nhanh. (2) Na 2 S 2 O 3 + H 2 SO 4 → S↓ + SO 2 + H 2 O + Na 2 SO 4 xảy ra chậm. Nhận xét : Các pưhh… 2. Tốc độ phản ứng Tốc độ pư là độ biến thiên nồng độ của một trong các chất phản ứng hoặc sản phẩm trong 1 đơn vị thời gian. 3. Tốc độ trung bình của phản ứng CCl/45 0 C Hoạt Động 3 : Gv giúp hs hình thành khái niệm và công thức tính tốc độ trung bình của pư. - Xét phản ứng TQ: A →B. Ở thời điểm t 1 nồng độ chất Alà C 1 (mol/l). Ở thời điểm t 2 là C 2 (mol/l). Hỏi trong khoảng thời gian đó biến thiện nồng độ chất A là bao nhiêu ? C 1 - C 2 = -(C 2 -C 1 ) = -∆C(C 1 >C 2 ) - Trong 1 đơn vị thời gian nồng độ chất A biến thiên là bao nhiêu ? – ∆C = C 2 – C 1 (t 2 > t 1 ) ∆ t t 2 – t 1 GV : Giá trị – ∆C = C 2 – C 1 là tốc độ trung bình của ∆ t t 2 – t 1 phản ứng trong khoảng thời gian từ t 1 → t 2 . Kí hiệu : v = – ∆C ∆ t - Tương tự, hãy tính tốc độ trung bình của phản ứng trên sự biến thiên nồng độ của chất B (chất sản phẩm) ? v = + ∆C = C 2 ’ – C 1 ’ (C 2 ’ > C 1 ’ , t 2 > t 1 ) ∆ t t 2 – t 1 Gv nêu bài tập, HS thảo luận và giải : Xét phản ứng : N 2 O 5 N 2 O 4 + 2 1 O 2 t 1 = O 2,33mol/l 0 t 2 = 184(s) 2,08mol/l 0,25mol/l Tính tốc độ trung bình của phản ứng trên ? ∆ t = t 2 – t 1 = 184(s) Tốc độ trung bình của phản ứng trong khoảng thời gian 184(s) tính theo N 2 O 5 v = - 2,08 -2,33 = 1,36.10 -3 (mol/l.s) 184 - GV yêu cầu học sinh nghiên cứu bảng 7.1 SGK và cho nhận xét về tốc độ TB của phản ứng sau những khoảng thời gian khác nhau? (Giảm dần theo thời gian). GV bổ sung : + Tốc độ phản ứng tại 1 thời điểm gọi là tốc độ tức thời. Phản ứng : aA + bB →eC+Dd có v = – ∆C A = – ∆C B = ∆C C = ∆C D a ∆ t b ∆ t c ∆ t d ∆ t Tương tự với các khoảng thời gian còn lại trong bảng 7.1 -Tính theo chất phản ứng : v = - ∆C = - C 2 – C 1 ∆ t t 2 – t 1 - Tính theo chất sản phẩm v = + ∆C = C 2 ’ – C 1 ’ ∆ t t 2 – t 1 Vd: 3. Củng cố : HS làm bài tập 1, Hãy chọn từ, cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống : Tốc độ phản ứng… (1)…… nồng độ của một trong……(2)… hoặc sản phẩm phản ứng trong ……(3) …….thời gian. 2, Cho phản ứng: X →Y . Tại thời điểm t 1 nồng độ của chất X bằng C 1 ; tại thời điểm t 2 > t 1 nồng độ của chất X bằng C 2 . Tốc độ trung bình của phản ứng trong khoảng thời gian trên được tính : A. 21 21 tt CC v − − = B. 12 21 tt CC v − − = C. 12 12 tt CC v − − = D. 12 21 tt CC v − − = 4. Dặn dò : - Xem phần còn lại của bài 5. Rút kinh nghiệm Ngày : Tiết 79 TỐC ĐỘ PHẢN ỨNG HÓA HỌC (TT). 1.Ổn định lớp 2. Bài cũ : 1, Khái niệm tốc độ phản ứng ? Biểu thức tính ? 2, Áp dụng : Tính tốc độ trung bình của phản ứng : 2SO 2 + O 2 → 2SO 3 . Biết rằng nồng độ ban đầu của SO 2 là 0,03mol/l và sau 30 giây nồng độ SO 2 là 0,01mol/l 3. Bài mới : Vào bài : Tiết này chúng ta sẽ nghiên cứu phần còn lại của bài để tìm hiểu xem những yếu tố nào ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng ? II. Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng 1. Ảnh hưởng của nồng độ Họat động 1 : GV hướng dẫn HS quan sát thí nghiệm, nhận xét và rút ra kết luận : - Ống 1 : 1 viên Zn + 2ml H 2 SO 4 0,01M - Ống 2 : 1 viên Zn + 2ml H 2 SO 4 0,1M Gv : Điều kiện để các chất phản ứng với nhau là chúng phải va chạm vào nhau, tần số va chạm càng lớn thì tốc độ phản ứng càng lớn. Khi nồng độ chất phản ứng tăng → tần số va chạm tăng → tốc độ phản ứng tăng. 2.Ảnh hưởng của áp suất Họat động 2 : GV yêu cầu HS nhận xét sự liên quan giữa áp suất và tốc độ của phản ứng có chất khí tham gia theo bảng số liệu ở thí dụ SGK. Giải thích sự liên quan đó ? GV : ở những phản ứng có chất khí tham gia, khi áp suất tăng nồng độ chất khí tăng nên ảnh hưởng của áp suất đến tốc độ phản ứng giống như ảnh hưởng của nồng độ. Nghĩa là, khi áp suất tăng, tốc độ phản ứng tăng (PV = nRT ⇒ P = nRT = CRT R, T const ⇒ P↑, C↑ ) v 3. Ảnh hưởng của nhiệt độ Họat động 3 : GV yêu cầu HS làm thí nghiệm -2 ống nghiệm : Mỗi ống 1ml H 2 SO 4 0,1M đun nóng 1 ống. - 2 ống nghiệm : mỗi ống 1ml Na 2 S 2 O 3 0,1M đun nóng 1 ống. Cho ống đựng H 2 SO 4 đun nóng vào ống đựng Na 2 S 2 O 3 đun nóng và 2 ống còn lại vào nhau. HS nhận xét, kết luận Gv nêu vấn đề : Tại sao nhiệt độ ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng ? (Tăng nhiệt độ → chuyển động nhiệt độ tăng → tần số va chạm tăng). Gv bổ sung : Tần số va chạm của chất phản ứng phụ thuộc nhiệt độ. Tần số va chạm có hiệu quả giữa các chất phản ứng tăng nhanh → tốc độ phản ứng tăng. 4. Ảnh hưởng của diện tích bề mặt Họat động 4 : Gv hướng dẫn HS làm thí nghiệm - 2 ống nghiệm : mỗi ống 2ml HCl 2M. II. Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng 1. Ảnh hưởng của nồng độ - Thí nghiệm : Zn + H 2 SO 4 0,1M → bọt khí thoát ra nhanh. Zn + H 2 SO 4 0,01M → bọt khí thoát ra chậm. - Kết luận : Khi tăng nồng độ chất phản ứng, tốc độ phản ứng tăng. 2. Ảnh hưởng của áp suất Ví dụ : 2HI (k) → H 2 (k) + I 2 (k) P HI = 1atm → V = 1,22.10 -8 mol/l.s P HI = 2atm → V = 4,88.10 -8 mol/l.s Kết luận : Đối với phản ứng có chất khí, khi tăng áp suất, tốc độ phản ứng tăng 3. Ảnh hưởng của nhiệt độ -Thí nghiệm : Na 2 S 2 O 3 + H 2 SO 4 lưu huỳnh xuất hiện sớm hơn. - Kết luận : Khi nhiệt độ tăng, tốc độ phản ứng tăng. 4. Ảnh hưởng của diện tích bề mặt -Thí nghiệm : Đá vôi dạng hạt nhỏ + ddHCl → bọt khí thoát ra t 0 - Cho vào ống một 1g đá vôi dạng cục lớn ống hai 1g đá vôi dạng hạt nhỏ. - HS nhận xét bọt khí thóat ra ở 2 ống . GV nêu vấn đề : Tại sao bọt khí thóat ra ở ống 2 nhanh hơn ống 1 ? HS giải thích như SGK và kết luận. 5. Ảnh hưởng của chất xúc tác - Họat động 5 : HS tiến hành thí nghiệm - 2 ống nghiệm : mỗi ống 2ml H 2 O 2 - Ống 2 : thêm lượng nhỏ MnO 2 Nhận xét bọt khí thóat ra ở 2 ống. Gv khi phản ứng kết thúc (khí O 2 không còn thoát ra) lượng MnO 2 có thay đổi gì không? Vai trò của MnO 2 đối với phản ứng ? III.Ý nghĩa thực tiễn của tốc độ phản ứng Họat động 6 : Gv thông tin : Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng được vận dụng nhiều trong đời sống và sản xuất. Hãy giải thích các trường hợp sau : - Vì sao nhiệt độ của ngọn lửa axetilen cháy trong oxi cao hơn nhiều so với cháy trong không khí, tạo nhiệt độ hàn cao hơn ?. - Vì sao khi đun bếp ở gia đình người ta thường đập nhỏ than, bổ nhỏ củi? - Bổ sung một số thí dụ mà em biết trong thực tế, trong PTN ? nhanh hơn - Kết luận : Đối với phản ứng có chất rắn tham gia, khi tăng diện tích bề mặt, tốc độ phản ứng tăng. 5. Ảnh hưởng của chất xúc tác - Thí nghiệm : H 2 O 2 + MnO 2 → bọt khí thoát ra nhanh hơn. - Kết luận : Chất xúc tác là chất làm tăng tốc độ phản ứng nhưng không bị tiêu hao trong quá trình phản ứng 4. Củng cố : BT 1, 2/202SGK 5. Dặn dò : - BTVN : 3 → 9/202, 203 SGK - Xem bài “Cân bằng hóa học” 6. Rút kinh nghiệm Ngày : Bài 50 : CÂN BẰNG HÓA HỌC Tiết 80 : I. MỤC TIÊU BÀI HỌC : Học sinh hiểu : - Cân bằng hóa học là gì ? - Hằng số cân bằng là gì ? Ý nghĩa của hằng số cân bằng - Thế nào là sự chuyển dịch cân bằng và những yếu tố nồng độ, nhiệt độ, áp suất ảnh hưởng đến sự chuyển dịch cân bằng hóa học như thế nào ? Học sinh vận dụng : - Vận dụng thành thạo nguyên lý chuyển dịch cân bằng cho một cân bằng hóa học. - Sử dụng biểu thức hằng số cân bằng để tính toán. II. CHUẨN BỊ : Giáo viên : - Bảng 1.2 - Hệ cân bằng N 2 O 4(K) 2NO 2(K) ở 25 o C - 2 ống nghiệm đựng khí NO 2 (có màu như nhau); 1 cốc nước đá để làm thí nghiệm chuyển dịch cân bằng : 2NO 2 N 2 O 4 . Học sinh : - Xem lại các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng. III. PHƯƠNG PHÁP : Đàm thoại, trực quan, tư duy logic IV. NỘI DUNG : 1. Ổn định lớp : 2. Kiểm tra bài cũ : - Hãy cho biết các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng ? giải thích ? - Yếu tố nào đã được sử dụng để làm thay đổi tốc độ phản ứng trong các trường hợp dưới đây : a) Người ta chẻ nhỏ củi để bếp lửa cháy mạnh hơn b) Để bếp ga cháy mạnh hơn, người ta mở van để khí đốt thoát ra nhiều hơn. c) Để giữ cho thực phẩm tươi lâu, người ta để thực phẩm trong tủ lạnh. d) Để làm sữa chua, làm rượu uống . người ta sử dụng các loại men thích hợp. 3.Bài mới : HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG GHI BẢNG Hoạt động 1 : - HS : Nghiên cứu SGK và cho biết thế nào là phản ứng một chiều ? Cho một vài ví dụ về loại phản ứng 1 chiều. - GV chốt lại : Phản ứng chỉ xảy ra theo một chiều từ trái sang phải => phản ứng 1 chiều. I. Phản ứng một chiều, phản ứng thuận nghịch và cân bằng hóa học : 1. Phản ứng một chiều : VD : KClO 3 MnO t o → 2KCl + 3O 2 2H 2 O 2 MnO t o → 2H 2 O + O 2 - Biểu diễn phản ứng một chiều bằng một mũi tên chiều từ trái sang phải. Hoạt động 2 : - HS trả lời các câu hỏi : + Thế nào là phản ứng thuận nghịch ? + Biểu diễn phản ứng thuận nghịch như thế nào ? + Đặc điểm của phản ứng thuận nghịch là gì ? + So với phản ứng 1 chiều có gì khác ? - GV chốt lại : Trong cùng điều kiện phản ứng xảy ra theo 2 chiều trái ngược nhau => phản ứng thuận nghịch. 2. Phản ứng thuận nghịch : VD : Cl 2 + H 2 O HCl + HClO - Biểu diễn phản ứng thuận nghịch bằng 2 mũi tên ngược chiều nhau. + Mũi tên → : chiều phản ứng thuận + Mũi tên ← : chiều phản ứng nghịch - Đặc điểm phản ứng thuận nghịch : là các chất phản ứng không chuyển hóa hoàn toàn thành sản phẩm nên trong hệ luôn luôn có mặt các chất phản ứng và các sản phẩm. Hoạt động 3 : - GV nêu vấn đề : Thí nghiệm cho 0,5mol H 2 và 0,5mol I 2 vào bình kín ở 430 o C, chỉ thu được 0,786mol HI. - HS : Giải thích, viết phương trình phản ứng, tính lượng mỗi chất có trong hệ. 3. Cân bằng hóa học : VD1 : H 2(K) + I 2(K) 2HI (K) Ban đầu 0,5mol 0,5mol Khi phản ứng 0,393mol 0,393mol 0,786mol Cân bằng 0,107mol 0,107mol 0,786mol - GV nêu vấn đề : Đun nóng 1mol HI trong bình kín ở 430 o C, kết quả thu được 0,107mol H 2 ; 0,107mol I 2 và 0,786mol HI. - HS : Giải thích, viết phtrình p ứng - GV chốt lại : Điều đó có nghĩa là tại điều kiện đã cho nồng độ các chất H 2 , I 2, VD2 : 2HI (K) H 2(K) + I 2(K) Ban đầu 1mol Khi phản ứng 0,214mol 0,107mol 0,107mol Sau phản ứng 0,786mol 0,107mol 0,107mol HI trong hỗn hợp phản ứng là không đổi => phản ứng trên đã đạt đến trạng thái cân bằng. Đó là một cân bằng hóa học. * Kết luận : - Cân bằng hóa học là trạng thái của phản ứng thuận nghịch khi tốc độ phản ứng thuận bằng tốc độ phản ứng nghịch. - Cân bằng hóa học là một cân bằng động. - GV đặt vấn đề : Tại sao ở trạng thái cân bằng nồng độ các chất trong hệ phản ứng không thay đổi theo thời gian ? - HS : Ở trạng thái cân bằng không phải là phản ứng dừng lại, mà phản ứng thuận và nghịch vẫn xảy ra, nhưng với tốc độ bằng nhau. Có nghĩa là trong một đơn vị thời gian số mol các chất phản ứng giảm đi bao nhiêu theo phản ứng thuận thì lại được tạo ra bấy nhiêu theo phản ứng nghịch => cân bằng hóa học là cân bằng động 4. Củng cố : Bài 1 : Trong số các phản ứng dưới đây, phản ứng nào là phản ứng một chiều, phản ứng nào là thuận nghịch (thay → trong phương trình của phản ứng thuận nghịch bằng ). A. Zn + H 2 SO 4 → ZnSO 4 + H 2 ↑ B. BaCl 2 + Na 2 SO 4 → BaSO 4 + NaCl C. KOH + HCl → KCl + H 2 O D. CaCO 3 → CaO + CO 2 E. Br 2 + H 2 O → HBr + HBrO Bài 2 : Trong những điều khẳng định dưới đây, điều nào phù hợp với một hệ hóa học ở trạng thái cân bằng. A. Phản ứng thuận dừng B. Phản ứng nghịch dừng C. Nồng độ của các sản phẩm và nồng độ các chất phản ứng bằng nhau. D. Tốc độ của phản ứng thuận và nghịch bằng nhau. Bài 3 : “Cân bằng hóa học là cân bằng .(1) . vì tại cân bằng phản ứng .(2) .”. A. (1) tĩnh ; (2) dừng lại B. (1) động ; (2) dừng lại C. (1) tĩnh ; (2) tiếp tục xảy ra D. (1) động ; (2) tiếp tục xảy ra Bài 4 : Chọn phát biểu sau là đúng (Đ) hay sai (S) ? (1) Phản ứng một chiều có thể xảy ra hoàn toàn (2) Phản ứng thuận nghịch không thể xảy ra hoàn toàn (3) (3) Phản ứng thuận nghịch xảy ra đồng thời 2 chiều trong cùng điều kiện (4) Hiệu suất phản ứng thuận nghịch có thể đạt đến 100% 5. Dặn dò : xem phần còn lại của bài Cân bằng hoá học 6. Rút kinh nghiệm: Ngày : Bài 50 : CÂN BẰNG HÓA HỌC (tt) Tiết 81 : 1. Ổn định lớp : 2. Kiểm tra bài cũ : - Thế nào là phản ứng một chiều, phản ứng thuận nghịch ? - Phản ứng thuận nghịch có xảy ra đến cùng (hoàn toàn) hay không ? Tại sao ? - Trạng thái cân bằng hóa học là gì ? Tại sao xuất hiện trạng thái cân bằng ? Tại sao nói cân bằng hóa học là một cân bằng động ? 3. Bài mới : HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG GHI BẢNG Hoạt động 1 : - HS tìm hiểu SGK, cho biết hệ đồng thể là hệ như thế nào ? - GV hướng dẫn HS : Xét phản ứng thuận nghịch ở trạng thái cân bằng : N 2 O 4(K) 2NO 2(K) và nghiên cứu bảng 7.2 SGK để so sánh các tỉ số [ ] [ ] 42 2 2 ON NO tương ứng với các giá trị nồng độ [NO 2 ], [N 2 O 4 ] tại các thời điểm khác nhau. II. Hằng số cân bằng : 1. Cân bằng trong hệ đồng thể : * Xét hệ cân bằng sau : N 2 O 4(K) 2NO 2(K) Ở 25 o C : K = [ ] [ ] 42 2 2 ON NO [NO 2 ] : nồng độ NO 2 ở trạng thái cân bằng [N 2 O 4 ] : nồng độ N 2 O 4 ở TT cân bằng K : hằng số cân bằng. - HS : Tỉ số đó hầu như không đổi, giá trị trung bình là 4,63.10 -3 . - GV : Giá trị đó gọi là hằng số cân bằng của phản ứng trên, ký hiệu là K. - GV giải thích các giá trị trong biểu thức tính hằng số cân bằng. - HS rút ra khái niệm, ý nghĩa hằng số cân bằng. .- GV : Cho dạng phản ứng thuận nghịch aA + bB cC + dD => Hằng số cân bằng của một phản ứng hóa học tại nhiệt độ không đổi là tỷ lệ giữa tích nồng độ các chất sản phẩm và tích nồng độ các chất tham gia với số mũ tương ứng là hệ số tỉ lượng của mỗi chất. => K càng lớn thì quá trình thuận xảy ra càng mạnh và ngược lại. * Phương trình phản ứng thuận nghịch tổng quát aA + bB cC + dD (A, B, C, D là chất khí hoặc chất tan trong dung dịch). Khi phản ứng ở trạng thái cân bằng, ta có : K c = [ ] [ ] [ ] [ ] ba dc BA DC . . Hãy viết biểu thức tính K và giải thích các đại lượng trong biểu thức. Hoạt động 2 : - HS tìm hiểu SGK, cho biết thế nào là hệ dị thể ? - GV yêu cầu HS viết biểu thức hằng số cân bằng cho phản ứng : C (r) + CO 2(K) 2CO (K) CaCO 3(r) CaO (r) + CO 2(K) 2. Cân bằng trong hệ dị thể : VD1 : C (r) + CO 2(K ) 2CO (K) K c = [ ] [ ] 2 2 CO CO VD2 : CaCO 3(r) CaO (r) + CO 2(r) K c = [CO 2 ] - GV nhấn mạnh : Vì nồng độ chất rắn được coi là hằng số nên nó không có mặt trong biểu thức tính hằng số cân bằng. * Kết luận : + Đối với phản ứng có mặt chất rắn, nồng độ chất rắn được coi là hằng số nên không có nồng độ chất rắn trong biểu thức tính K. - HS tìm hiểu SGK để rút ra nhận xét : + Ở nhiệt độ cao hơn, khi phản ứng ở trạng thái cân bằng thì lượng sản phẩm tạo thành nhiều hơn -> K lớn hơn. + Hằng số cân bằng của 1 phản ứng xác định chỉ phụ thuộc vào nhiệt độ. + Đối với 1 phản ứng xác định nếu thay đổi hệ số các chất trong phản ứng thì giá trị hằng số có thay đổi không ? + Đối với 1 phản ứng xác định nếu thay đổi hệ số các chất trong phản ứng thì giá trị hằng số cân bằng cũng thay đổi. VD : N 2 O 4(K) 2NO 2(K) => K = [ ] [ ] 42 2 2 ON NO Nếu viết : 2 1 N 2 O 4(K) NO 2(K) => K’ = [ ] [ ] 2/1 42 2 ON NO Ở cùng nhiệt độ : K = (K’) 2 Hoạt động 3 : - GV làm thí nghiệm như SGK. - HS quan sát, nêu nhận xét, thảo luận để giải thích các hiện tượng. + Khi khóa K mở, màu của khí trong 2 ống nghiệm như nhau. + Đóng khóa K, ngâm 1 ống vào cốc nước đá III. Sự chuyển dịch cân bằng hóa học : 1. Thí nghiệm : 2NO 2(K) N 2 O 4(K) (màu nâu đỏ) (không màu) sau một thời gian thì màu của khí trong ống ngâm nước đá nhạt hơn so với ống kia. + Căn cứ vào cân bằng đã thiết lập, khi nồng độ NO 2 tăng thì màu sẽ đậm lên hay nhạt đi ? và khi nồng độ NO 2 giảm thì màu sẽ đậm lên hay nhạt đi ? - GV chốt lại : Khi làm lạnh ống đựng NO 2 , các phân tử NO 2 đã phản ứng thêm để tạo N 2 O 4 , làm nồng độ NO 2 giảm bớt và nồng độ N 2 O 4 tăng lên -> màu nhạt đi. Hiện tượng này gọi là sự chuyển dịch cân bằng hóa học. - HS rút ra khái niệm sự chuyển dịch cân bằng hóa học. 2. Định nghĩa : Sự chuyển dịch cân bằng hóa học là sự di chuyển từ trạng thái cân bằng này sang trạng thái cân bằng khác do tác động của các yếu tố từ bên ngoài lên cân bằng. 4. Củng cố : HS làm bài tập Bài 1 : Phản ứng nào dưới đây có hằng số cân bằng : K = [ ][ ] [ ] 2 2 AB BA A. 2AB (K) A 2(K) + B 2(K) B. A (K) + 2B (K) AB 2(K) C. AB 2(K) A (K) + 2B (K) D. A 2(K) + B 2(K) 2AB (K) Bài 2 : Hằng số cân bằng K của một phản ứng : A. Phụ thuộc vào nồng độ B. Phụ thuộc vào nhiệt độ C. Phụ thuộc vào áp suất D. Phụ thuộc vào sự có mặt chất xúc tác Bài 3 : Cho biết phản ứng thuận nghịch : H 2(K) + I 2(K) 2HI (K) ;ở nhiệt độ nhất định K c = 36. Nồng độ ban đầu của H 2 , I 2 bằng 0,02M .Tính nồng độ các chất lúc cân bằng. A. [H 2 ] = [I 2 ] = 0,107M ; [HI] = 0,786M B. [H 2 ] = [I 2 ] = 0,005M ; [HI] = 0,03M C. [H 2 ] = [I 2 ] = 0,02M ; [HI] = 0,04M D. [H 2 ] = [I 2 ] = 0,01M ; [HI] = 0,02M Bài 4 : Sự phá vỡ cân bằng cũ để chuyển sang một cân bằng mới do các yếu tố bên ngoài tác động gọi là : A. Sự biến đổi chất B. Sự biến đổi tốc độ phản ứng C. Sự biến đổi hằng số cân bằng D. Sự chuyển dịch cân bằng 5. Dặn dò : - Làm bài tập SGK trang 212, 213 - Xem phần còn lại của bài. 6. Rút kinh nghiệm. . Ngày : CHƯƠNG 7 TỐC ĐỘ PHẢN ỨNG VÀ CÂN BẰNG HÓA HỌC Tiết 78, 79 TỐC ĐỘ PHẢN ỨNG HÓA

Ngày đăng: 11/06/2013, 01:26

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan