LUẬN án TIẾN sĩ KINH tế tác ĐỘNG của NHÀ nước TRONG QUÁ TRÌNH CHUYỂN KINH tế hộ NÔNG dân lên sản XUẤT HÀNG hóa ở TỈNH THÁI NGUYÊN

204 618 0
LUẬN án TIẾN sĩ KINH tế   tác ĐỘNG của NHÀ nước TRONG QUÁ TRÌNH CHUYỂN KINH tế hộ NÔNG dân lên sản XUẤT HÀNG hóa ở TỈNH THÁI NGUYÊN

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trong thời gian vừa qua, dưới tác động của cơ chế quản lý kinh tế mới sản xuất nông nghiệp nước ta đã có những tiến bộ vượt bậc. Kinh tế hộ nông dân (KTHND) đang ngày càng giữ vai trò chính trong việc phát triển kinh tế xã hội (KTXH) nông thôn và là một trong những tiền đề quan trọng đưa đất nước ta chuyển sang một thời kỳ phát triển mới thời kỳ đẩy tới một bước công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH) đất nước

MỞ ĐẦU 1 Tính cấp thiết của đề tài Trong thời gian vừa qua, dưới tác động của cơ chế quản lý kinh tế mới sản xuất nông nghiệp nước ta đã có những tiến bộ vượt bậc Kinh tế hộ nông dân (KTHND) đang ngày càng giữ vai trò chính trong việc phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) nông thôn và là một trong những tiền đề quan trọng đưa đất nước ta chuyển sang một thời kỳ phát triển mới - thời kỳ đẩy tới một bước công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH) đất nước Quá trình phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, định hướng đi lên chủ nghĩa xã hội (CNXH) ở nước ta đã và đang đặt ra nhiều vấn đề mới rất khác so với các quan niệm và cách làm cũ trong quản lý nhà nước đối với KTHND Thái Nguyên là tỉnh miền núi, có nhiều tiểu vùng sinh thái khác nhau, có đặc điểm riêng về lịch sử hình thành và quá trình vận động của KTHND, là một trong những tỉnh có nhiều dân tộc của nước ta Cùng với sự phát triển chung của cả nước, sản xuất nông nghiệp ở tỉnh Thái Nguyên đã có bước tiến bộ đáng kể, KTHND từng bước được khôi phục và đạt được những thành tựu bước đầu trong quá trình chuyển lên sản xuất hàng hóa (SXHH) Tuy nhiên, trong vấn đề này cũng đang đặt ra nhiều yêu cầu phức tạp và cấp bách Tình trạng kinh tế hộ manh mún, sản xuất mang tính tự cấp, tự túc là phổ biến; nông dân thiếu kiến thức, thiếu vốn; kết cấu hạ tầng vừa thiếu vừa lạc hậu, chính sách xã hội đối với đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng cao, vùng sâu còn bất cập đang là những lực cản đối với việc phát triển lên SXHH của KTHND ở nước ta cũng như tỉnh Thái Nguyên Vai trò của Nhà nước, chính quyền địa phương trong việc phát triển KTHND phải tiếp tục đổi mới và cần được nghiên cứu một cách cơ bản, có hệ thống để tìm ra những giải pháp thích hợp Với mong muốn góp phần nghiên cứu để tìm ra các lời giải nhằm phát triển KTHND ở Thái Nguyên, tác giả chọn đề tài: "Tác động của Nhà nước trong quá trình chuyển kinh tế hộ nông dân lên sản xuất hàng hóa ở tỉnh Thái Nguyên" làm đề tài nghiên cứu và viết luận án tiến sĩ chuyên ngành kinh tế, quản lý và kế hoạch hóa kinh tế quốc dân 2 Tình hình nghiên cứu đề tài Trên thế giới đã có nhiều nhà khoa học nghiên cứu về KTHND, vai trò, vị trí của KTHND đối với nền kinh tế và những yếu tố ảnh hưởng cũng như xu hướng vận động của hình thức KTHND Chính phủ nhiều nước trên thế giới đã đề ra chính sách phù hợp, tạo môi trường cho KTHND phát triển nhằm tạo tiền đề cho CNH, HĐH đất nước Ngày nay, nhiều nhà khoa học trên thế giới nhất là ở các nước đang phát triển đã và đang tiếp tục nghiên cứu về KTHND trong nông nghiệp, nông thôn Ở nước ta, trong những năm gần đây có nhiều tác giả nghiên cứu và đã có công trình được công bố dưới hình thức in sách, đăng trên tạp chí, báo như: - Tập thể các tác giả: "Phát triển kinh tế nông hộ theo hướng sản xuất hàng hóa", Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, 1993 - PTS Nguyễn Hữu Đạt: "Đầu tư hỗ trợ của nhà nước cho nông dân phát triển kinh tế hộ gia đình", Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1995 - PTS Chu Văn Vũ (chủ biên): "Kinh tế hộ trong nông thôn Việt Nam", Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1995 - PTS Nguyễn Xuân Nguyên (chủ biên): "Khuynh hướng phân hóa hộ nông dân trong phát triển sản xuất hàng hóa", Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995 - GS,VS Đào Thế Tuấn: "Kinh tế hộ gia đình nông dân", Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1997 - PTS Vũ Tuấn Anh và PTS Trần Thị Vân Anh: "Kinh tế hộ - Lịch sử và triển vọng phát triển", Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1997 Nhiều luận văn thạc sĩ, luận án PTS, tiến sĩ nghiên cứu đề tài thuộc lĩnh vực KTHND như: Luận án PTS Kinh tế của tác giả Vũ Văn Yên về "Kinh tế hộ nông dân trong sự phát triển nền kinh tế hàng hóa ở nước ta" hoàn thành năm 1993; Luận án tiến sĩ kinh tế của tác giả Nguyễn Văn Chiển về "Xu hướng phát triển kinh tế nông hộ trong kinh tế thị trường ở đồng bằng sông Cửu Long" bảo vệ năm 2000 Ngoài ra, còn nhiều công trình nghiên cứu ở các bộ, ngành và cấp nhà nước về nông nghiệp, nông thôn và KTHND Các công trình nghiên cứu đã công bố đi sâu nghiên cứu về KTHND ở nhiều vùng với các nội dung khác nhau Nhưng, trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, đề tài về tác động của Nhà nước đối với KTHND vẫn đang đặt ra nhiều vấn đề đòi hỏi phải tiếp tục nghiên cứu Vì vậy, nghiên cứu, làm rõ vai trò của Nhà nước đối với sự vận động và phát triển của KTHND ở địa bàn một tỉnh miền núi như Thái Nguyên nhằm tìm ra giải pháp thích hợp của Nhà nước để tác động phát triển KTHND lên SXHH là cần thiết và có ích Trong quá trình nghiên cứu thực hiện đề tài: Tác động của Nhà nước trong quá trình chuyển kinh tế hộ nông dân lên sản xuất hàng hóa ở tỉnh Thái Nguyên, tác giả có tiếp thu, kế thừa các công trình khoa học nêu trên và các công trình khoa học khác nhưng có nội dung độc lập 3 Mục đích và nhiệm vụ của luận án Mục đích của luận án: góp phần hệ thống hóa về lý luận vai trò và tác động của Nhà nước đối với KTHND trong quá trình chuyển lên SXHH Trên cơ sở đó, nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp đổi mới, hoàn thiện các chính sách, biện pháp tác động của Nhà nước nhằm phát triển KTHND ở tỉnh Thái Nguyên theo hướng SXHH Nhiệm vụ của luận án: - Nghiên cứu, hệ thống hóa những vấn đề mới của lý luận về vai trò của các hộ nông dân (gọi tắt là nông hộ) trong lĩnh vực nông nghiệp, nền kinh tế quốc dân và vai trò của Nhà nước trong quá trình phát triển KTHND - Phân tích thực trạng và quá trình phát triển KTHND của tỉnh Thái Nguyên - Phân tích những tác động của Nhà nước và chính quyền địa phương trong quá trình phát triển KTHND ở tỉnh Thái Nguyên - Trên cơ sở những phân tích trên, tác giả đề xuất phương hướng, giải pháp trên góc độ tăng cường vai trò quản lý của Nhà nước nhằm tác động, hỗ trợ KTHND ở Thái Nguyên phát triển lên SXHH 4 Giới hạn của luận án Do nhiều lý do như: tháng 1-1997, Quốc hội quyết định chia tách tỉnh Bắc Thái thành hai tỉnh Thái Nguyên và Bắc Kạn; năng lực nghiên cứu, điều kiện công tác còn hạn chế, vì vậy tác giả luận án xin phép nghiên cứu đề tài trong giới hạn: Tác động của nhà nước trong quá trình chuyển kinh tế hộ nông dân lên sản xuất hàng hóa ở tỉnh Thái Nguyên Về thời gian: Tác giả luận án khảo sát, nghiên cứu sự vận động, phát triển của KTHND của tỉnh Thái Nguyên chủ yếu trong giai đoạn đổi mới, từ sau khi có Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị tới nay, vì đây là khoảng thời gian Đảng và Nhà nước ta có nhiều chính sách làm cho KTHND được thừa nhận và phát triển; để làm rõ những vấn đề KTHND hiện nay ở Thái Nguyên tác giả có đề cập đến những giai đoạn trước để so sánh và làm đối chứng Về định hướng hoàn thiện tác động của Nhà nước đối với KTHND ở tỉnh Thái Nguyên, thời gian chủ yếu xem xét đến năm 2010, phù hợp với định hướng chiến lược và chính sách phát triển KT-XH của nước ta và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lần thứ XVI (năm 2000) Về không gian: Tác giả luận án tập trung khảo sát, nghiên cứu KTHND và vai trò của Nhà nước ở địa bàn tỉnh Thái Nguyên; để làm rõ KTHND của tỉnh, tác giả có tham khảo và đề cập đến KTHND trong khu vực và một số nội dung trên phạm vi toàn quốc Về vấn đề nghiên cứu: Chủ đề của luận án chỉ nghiên cứu vai trò và tác động của Nhà nước đối với sự phát triển của KTHND lên SXHH trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trong tổng thể quá trình chuyển sang nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN) ở nước ta 5 Cơ sở lý luận, nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu Luận án được tác giả trình bày trên cơ sở của lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và những quan điểm, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam được thể hiện trong các văn kiện, nghị quyết và các chủ trương, chính sách của Nhà nước; đồng thời tác giả tham khảo lý luận về KTHND và vai trò quản lý của Nhà nước đối với KTHND của một số nhà khoa học trong nước và quốc tế Tư liệu dùng nghiên cứu bao gồm: Những công trình nghiên cứu của các nhà khoa học trong và ngoài nước có liên quan đến KTHND và vai trò của Nhà nước đối với kinh tế và KTHND Các báo cáo và niên giám thống kê của Chính phủ, các bộ, ngành, liên quan đến vấn đề nghiên cứu Các báo cáo và tổng kết thực tiễn của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân (HĐND), Ủy ban nhân dân (UBND) và các sở, ban, ngành thuộc tỉnh Thái Nguyên Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp luận trong tiếp cận các vấn đề nghiên cứu là vận dụng phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước, kiến thức khoa học kinh tế hiện đại, kinh nghiệm thực tiễn Các phương pháp cụ thể được tác giả sử dụng trong quá trình nghiên cứu: Phân tích và tổng hợp, trừu tượng hóa, kết hợp lôgíc và lịch sử, thống kê, tổng kết thực tiễn, đối chiếu so sánh để làm sáng tỏ những vấn đề cần nghiên cứu 6 Đóng góp mới về khoa học của tác giả luận án - Hệ thống hóa các quan điểm của các nhà khoa học về vị trí của nông hộ và KTHND trong quá trình phát triển KT-XH, vai trò của Nhà nước đối với quá trình vận động, phát triển của KTHND - Phân tích, làm rõ thực trạng của KTHND và vai trò của Nhà nước, chính quyền địa phương trong quá trình vận động phát triển của KTHND ở tỉnh Thái Nguyên - Đề xuất những giải pháp trong chính sách vĩ mô của Nhà nước và các giải pháp của chính quyền địa phương có tính khả thi nhằm đẩy mạnh phát triển KTHND theo hướng SXHH 7 Kết cấu của luận án Luận án gồm: Phần mở đầu, ba chương, bảy tiết (mục), kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ KINH TẾ HỘ NÔNG DÂN VÀ VAI TRÒ CỦA NHÀ NƯỚC TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ NÔNG DÂN 1.1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ KINH TẾ HỘ NÔNG DÂN 1.1.1 Khái niệm về hộ và kinh tế hộ nông dân Kinh tế hộ nói chung và KTHND nói riêng đã xuất hiện rất sớm trong lịch sử và tồn tại qua nhiều phương thức sản xuất, nhiều chế độ xã hội Tuy nhiên, các khái niệm "gia đình", "hộ", "kinh tế hộ gia đình", vẫn còn những cách hiểu khác nhau Việc xác định đúng ranh giới của những khái niệm này sẽ là điều kiện để phân định phạm vi, nội dung nghiên cứu và cách tiếp cận vấn đề Gia đình với tư cách là tế bào của xã hội đã tồn tại rất sớm trong lịch sử Cơ sở của gia đình là các mối quan hệ hôn nhân, huyết thống và thân tộc Hộ là một khái niệm đã tồn tại từ lâu và cũng được coi là một tế bào của xã hội nhưng không phải bao giờ cũng trùng khớp với gia đình Khái niệm hộ thường tồn tại trong hệ thống hành chính - pháp lý, dùng để chỉ những người cùng sống chung dưới một mái nhà, có kinh tế chung Người ta thường đưa ra ba tiêu thức để phân biệt hộ và gia đình: 1Quan hệ hôn nhân, huyết thống và thân tộc 2- Cư trú chung 3- Có chung cơ sở kinh tế Khái niệm gia đình được dựa trên tiêu thức thứ nhất, hai tiêu thức sau không bắt buộc phải có vì các thành viên trong gia đình khi đã trưởng thành có thể sinh sống ở nhiều địa điểm khác nhau và họ thành lập những gia đình mới độc lập về kinh tế nhưng vẫn được coi là người trong một gia đình Khái niệm hộ có rất nhiều cách hiểu khác nhau Có người cho rằng hộ bao gồm những người cùng sống dưới một mái nhà Khái niệm này thường được dùng trong quản lý nhân khẩu Một số người khác lại cho rằng, hộ là một đơn vị gồm những người sống chung và ăn chung Tổng cục Thống kê đã đưa ra khái niệm hộ làm căn cứ tiến hành cuộc tổng điều tra dân số năm 1989 như sau: "Hộ gồm những người có quan hệ hôn nhân hoặc ruột thịt, hoặc nuôi dưỡng, có quỹ thu chi chung và cùng chung sống lâu dài" [2, tr 17] Đồng thời còn đưa ra khái niệm "hộ tập thể" gồm những thành viên cùng làm việc ở một cơ quan, sống xa gia đình hoặc sống độc thân, không có quỹ thu chi chung Viện Kinh tế học thuộc Trung tâm Khoa học xã hội và Nhân văn Quốc gia đã đưa ra bốn tiêu chí của một hộ là: 1Hộ là một nhóm người cùng huyết tộc hay không cùng huyết tộc 2- Họ cùng sống chung hay không cùng sống chung một mái nhà 3- Có chung một nguồn thu nhập và ăn chung 4- Cùng tiến hành sản xuất chung [83, tr 11] Như vậy có thể nói vẫn còn những cách hiểu khác nhau về hộ Thực tế cho thấy khái niệm hộ có những đặc điểm thay đổi theo thời gian Khi trình độ phát triển của xã hội còn thấp, gia đình với kinh tế tự túc, tự cấp là nhân tố cơ bản tạo nên hộ, việc cùng sống chung một mái nhà, cùng làm chung, ăn chung là tất yếu Khi xã hội đã phát triển, các thành viên của hộ có thể không làm chung, ăn chung nữa nhưng vẫn cùng sống chung và chỉ góp một phần thu nhập vào hoạt động chung của hộ Xã hội càng phát triển, tính độc lập của mỗi thành viên trong hộ càng cao, cho nên tiêu thức cơ bản nhất để xác định hộ là sự cư trú chung Ở Việt Nam có tới 54 dân tộc cư trú đan xen với nhau và có sự khác nhau giữa hộ ở một số dân tộc hoặc nhóm dân tộc Người Kinh chiếm 80% dân cư, sống chủ yếu ở vùng đồng bằng, ven biển, trung du với mô hình gia đình truyền thống gồm ba thế hệ: ông bà, vợ chồng và con cái Khi con cái trưởng thành, lập gia đình thì tùy theo điều kiện và khả năng kinh tế mà có thể tách ra ở riêng thành một hộ độc lập Hầu hết các hộ người Kinh đều chỉ gồm những người cùng huyết thống, có quan hệ thân tộc Vì vậy, trong lịch sử khái niệm hộ ở Việt Nam thường được hiểu đồng nghĩa với gia đình, bao gồm những người trong gia đình cùng ăn chung, ở chung, cùng góp chung những nguồn thu nhập và chi tiêu chung Tuy nhiên, trường hợp những gia đình giàu có trước đây có nuôi người làm công, những người này cùng ăn, ở trong nhà chủ có khi suốt đời, thậm chí sang cả đời con cháu họ, về thực chất họ là những nô lệ của gia đình giàu có Ngoài ra ở một số hộ làm nghề thủ công có nuôi thợ học việc, trong một chừng mực nhất định họ có kinh tế riêng, nhưng về cơ bản vẫn phụ thuộc vào "nồi cơm chung" của nhà chủ Trong quan niệm dân gian thì tất cả những người cùng ở chung, ăn chung như vậy đều là người trong một nhà, đều là thành viên của gia đình Một số dân tộc sống ở miền núi phía Bắc như Thái, Mường, Mông quan hệ gia đình, dòng họ có những sắc thái riêng Dòng họ là một thiết chế xã hội nhưng lại có vai trò quyết định về kinh tế như: Đất đai thuộc sở hữu của dòng họ, trưởng họ đứng tên và phân chia cho các hộ trong dòng họ, các hộ có quyền sử dụng nhưng không có quyền sở hữu đất đai, kinh tế gia đình phụ thuộc dòng họ Một số dân tộc sống ở Tây Nguyên còn tồn dư chế độ mẫu hệ, hộ được hình thành theo huyết thống lấy theo người phụ nữ cho nên khái niệm gia đình và hộ cũng có những điểm khác biệt Gia đình mẫu hệ ở Tây Nguyên mang đậm nét của phương thức tổ chức KT-XH theo dạng công xã nguyên thủy Tuy nhiên, những trường hợp trên chỉ là cá biệt, về cơ bản hộ ở Việt Nam được hiểu là một đơn vị mà trong đó các thành viên "ở chung, làm chung, ăn chung" Do sự gắn bó và gần như đồng nhất giữa hộ và gia đình ở Việt Nam, nên khái niệm hộ thường được dùng theo khái niệm kép "hộ - gia đình" Kinh tế hộ gia đình cũng có nhiều cách hiểu khác nhau Nhà nông học A.V.Traianốp đã nói "Khái niệm hộ, đặc biệt trong đời sống nông thôn không phải bao giờ cũng tương đương với khái niệm sinh học làm chỗ dựa cho nó, mà nội dung còn có cả một loạt những phức tạp về đời sống kinh tế và đời sống gia đình" [60] Hộ và gia đình có những tiêu thức chung để nghiên cứu như cơ sở kinh tế, quan hệ huyết thống và hôn nhân, tình trạng cư trú Song, gia đình được xem xét trong mối tương quan về xã hội, còn hộ là những đơn vị kinh tế nhỏ trong nền kinh tế Vì vậy, gia đình được coi là hộ khi các thành viên của nó có chung một cơ sở kinh tế Ngược lại, hộ được coi là gia đình khi các thành viên của nó có quan hệ huyết thống và hôn nhân Khi nói kinh tế hộ gia đình thì đó là khái niệm biểu thị các thành viên của nó có chung huyết tộc và quan hệ hôn nhân và có chung một cơ sở kinh tế Như vậy, kinh tế hộ gia đình là mô hình kinh tế lấy gia đình làm đơn vị và tổ chức sản xuất kinh doanh chủ yếu trên quy mô gia đình Kinh tế hộ gia đình bao gồm nhiều loại hình như KTHND, kinh tế hộ tiểu thủ công nghiệp, kinh tế hộ thương mại v.v Luận án tập trung vào nghiên cứu chủ yếu là KTHND Kinh tế hộ nông dân đã xuất hiện và tồn tại từ lâu, song đến nay vẫn còn những cách hiểu khác nhau Có quan điểm cho rằng, KTHND là một hình thức kinh tế phức tạp, xét từ các góc độ kinh tế - tổ chức, là sự kết hợp những ngành, những công việc khác nhau trong quy mô hộ gia đình nông dân Có ý kiến cho rằng KTHND bao gồm toàn bộ các khâu của quá trình tái sản xuất mở rộng: sản xuất, phân phối, trao đổi, tiêu dùng Kinh tế hộ thể hiện ra thành các loại hộ hoạt động kinh tế trong nông thôn như hộ nông nghiệp, hộ nông - lâm - ngư nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ, thương mại Từ những phân tích trên, có thể nêu lên quan niệm: Kinh tế hộ nông dân là một hình thức kinh tế trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, dựa trên cơ sở sức lao động của gia đình là chính và quyền sử dụng hoặc sở hữu lâu dài phần ruộng đất mà hộ canh tác và các tư liệu sản xuất khác Trong các phương thức sản xuất trước tư bản chủ nghĩa (TBCN), KTHND đồng nghĩa với kinh tế nông dân cá thể của nền sản xuất tiểu nông Nghiên cứu lịch sử phát triển kinh tế tiểu nông từ thấp đến cao, từ đơn giản đến đa dạng, C Mác đã nhận xét về đặc điểm chung của nó: "Mỗi gia 64.Tỉnh ủy Thái Nguyên (1/2001), Báo cáo chính trị tại Đại hội Đảng bộ lần thứ XVI 65.Tỉnh ủy Thái Nguyên (8/1999), Lịch sử Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên thời kỳ 1955-1975 66.Tỉnh ủy Thái Nguyên (12/1997), Văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV 67.Trần Quốc Toản (1994), "Một số vấn đề về đổi mới quan hệ sở hữu đất đai", Thông tin lý luận, Hà Nội 68.Tổng cục Thống kê (1999), Kết quả điều tra KT-XH - gia đình (19941997), Nxb Thống kê, Hà Nội 69.Minh Trí (1990), "Tìm thấy lại A.V Traianốp", Nghiên cứu kinh tế, (4), Hà Nội 70.Lê Trọng (1993), Phát triển và quản lý trang trại trong cơ chế thị trường, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội 71.Trường đại học Kinh tế quốc dân (1993), Lý luận và nghệ thuật ứng xử trong kinh doanh, Nxb Đại học và Giáo dục chuyên nghiệp, Hà Nội 72.Đào Thế Tuấn (1995), Những lý thuyết về kinh tế nông thôn, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội 73.Ủy ban Khoa học xã hội Việt Nam (1989), Tăng trưởng kinh tế ở các nước châu Á gió mùa, tập 1, 2, Hà Nội 74.Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên, Báo cáo Quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên thời kỳ 1994-2010 75.Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên (1/2000), Báo cáo Quy hoạch sử dụng đất đai thời kỳ 1999-2010 của tỉnh Thái Nguyên 76.Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên, Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội năm 1997-1999 77.Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên (1/2000), Báo cáo tình hình xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn tỉnh Thái Nguyên năm 1999 78.Viện Chiến lược phát triển (10/1997), Quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên đến năm 2010 79.Viện Nghiên cứu thủy sản T.Ư 1 (1/2000), Kết quả thực hiện mô hình VAC miền núi và trung du tại Thái Nguyên hai năm 1997-1998 80.Vũ Quang Việt (8/1996), "Vấn đề phát triển nông thôn qua kinh nghiệm trên thế giới" Nông thôn Việt Nam sau 10 năm đổi mới, Trung tâm Thông tin - Tư liệu thuộc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội 81.Hà Vinh (1997), Nông nghiệp Việt Nam trong bước chuyển sang kinh tế thị trường, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội 82.Hồ Văn Vĩnh (1/2000), "Tính tất yếu của chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn trong quá trình thực hiện CNH, HĐH đất nước", Hội thảo khoa học về Chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng CNH, HĐH 83.Chu Văn Vũ (chủ biên) (1995), Kinh tế hộ trong nông thôn Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội nhân văn, Hà Nội PHỤ LỤC Phụ lục 1 ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH, DIỆN TÍCH VÀ DÂN SỐ TỈNH THÁI NGUYÊN Dân số thời Mật độ điểm 1/4/99 dân số (người) (người/km2) Số xã Số phường & thị trấn Diện tích (km2) 146 34 3.541,10 1.046.163 295 Thành phố Thái Nguyên 8 17 170,65 212.908 1248 Thị xã sông Công 4 5 55,64 35.012 629 Huyện Định Hóa 23 1 500,82 88.069 176 Huyện Võ Nhai 14 1 843,50 59.428 70 Huyện Phú Lương 14 2 352,82 102.123 289 Huyện Đồng Hỷ 17 3 508,23 116.685 230 Huyện Đại Từ 29 2 576,18 159.752 277 Huyện Phú Bình 21 1 244,25 134.268 550 Huyện Phổ Yên 16 289,01 137.918 477 Tổng số 2 Nguồn: Cục Thống kê và Ban Tổ chức chính quyền tỉnh Phụ lục 3 GIÁ TRỊ TỔNG SẢN PHẨM VÀ TỐC ĐỘ TĂNG GDP TỈNH THÁI NGUYÊN (1995-1999) Chia ra Năm Tổng số Nông, lâm nghiệp Công nghiệp, xây dựng Dịch vụ I Theo giá hiện hành (Triệu đồng) 1995 1.803.500 696.940 594.550 512.040 1996 2.082.315 779.465 684.477 618.373 1997 2.252.361 815.725 742.682 693.954 1998 2.401.495 915.457 735.672 750.366 1999 2.487.500 973.335 726.108 788.057 Cơ cấu (Tổng số = 100%)% 1995 100 38,64 32,97 28,39 1996 100 37,43 38,87 29,70 1997 100 36,22 32,97 30,81 1998 100 38,12 30,63 31,25 1999 100 39,13 29,20 31,67 II Theo giá so sánh (năm 1994), triệu đồng 1995 1.614.500 629.800 532.500 452.200 1996 1.762.172 659.229 581.358 521.585 1997 1.188.762 693.153 622.394 573.215 1998 1.915.069 709.135 607.982 597.952 1999 1.964.000 746.238 600.078 617.684 Tốc độ tăng GDP (năm trước = 100%)% 1995 8,70 2,10 13,95 14,45 1996 7,02 3,33 9,16 9,52 1997 7,18 5,15 7,06 9,90 1998 1,39 2,31 -2,32 4,32 1999 2,56 5,23 -1,30 3,30 Nguồn: Sở Tài chính - Vật giá và UBND tỉnh Thái Nguyên Phụ lục 4 GIÁ TRỊ SẢN XUẤT VÀ TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG CỦA NGÀNH NÔNG, LÂM NGHIỆP (1995-1999) Năm Tổng số Chia ra Trồng trọt Chăn nuôi Dịch vụ I Theo giá hiện hành (Triệu đồng) 1995 696.940 474.895 200.022 22.023 1996 779.465 534.791 225.577 19.096 1997 815.725 565.868 229.708 20.148 1998 915.457 658.763 236.462 20.231 1999 973.335 706.057 247.811 19.466 Cơ cấu (Tổng số = 100%)% 1995 100 68,14 28,70 3,16 1996 100 68,61 28,94 2,47 1997 100 69,37 28,16 2,45 1998 100 71,96 25,83 2,21 1999 100 72,54 25,46 2,00 II Theo giá so sánh (năm 1994), triệu đồng 1995 629.800 429.145 180.752 19.902 1996 659.229 452.297 189.132 16.151 1997 693.153 480.840 195.192 17.120 1998 709.135 510.293 183.169 15.672 1999 746.238 541.321 189.992 14.925 Tốc độ tăng GDP (năm trước = 100%)% 1995 100 100 100 100 1996 103,33 105,39 104,64 81,15 1997 105,15 106,31 103,64 106,00 1998 102,31 106,13 93,84 91,54 1999 105,23 106,08 103,72 95,23 101,35 93,48 (-6,52) Tốc độ tăng bình quân một năm (%) 103,20 104,78 Nguồn: Cục Thống kê và Sở Nông nghiệp & PTNT Phụ lục 5 DIỆN TÍCH - NĂNG SUẤT - SẢN LƯỢNG LƯƠNG THỰC CỦA TỈNH THÁI NGUYÊN (1995 - 1999) Lúa Màu Tổng sản lượng Sản lương lượng thực quy quy thóc thóc (tấn) (tấn) Năm Tổng diện tích (ha) Diện tích (ha) Năng suất (tạ/ha) Sản lượng (tấn) Diện tích 1995 86.142 64.797 30,8 199.426 21.345 43.678 243.104 1996 86.058 63.242 32,6 209.375 22.816 46.272 255.647 1997 89.131 65.354 33,7 220.482 23.777 55.022 275.504 1998 89.786 65.686 34,5 226.785 24.100 54.175 280.460 1999 89.925 65.299 38,0 248.136 24.626 57.693 305.829 (ha) Tốc độ phát triển (năm trước = 100%), % 1995 100 100 100 100 100 100 100 1996 99,90 97,60 105,84 104,99 106,89 105,94 105,16 1997 103,57 103,34 103,37 105,30 104,21 118,91 107,77 1998 100,73 100,51 102,37 102,86 101,36 98,46 101,98 1999 100,15 99,41 110,14 109,41 102,18 106,49 105,11 Nguồn: Cục Thống kê, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phụ lục 6 PHÁT TRIỂN LƯỚI ĐIỆN NÔNG THÔN TỈNH THÁI NGUYÊN THỜI KỲ 1995 - 1999 TT Danh mục Tổng số phường, TT, xã Trong đó: Phường Thị trấn Xã 2 Tổng số dân ở xã 3 Tổng số hộ ở xã 4 Số hộ có điện ở xã Tỷ lệ hộ có điện 5 Số xã có điện lưới Trong đó Số xã có trạm BA riêng Số xã dùng qua nguồn khác Tỷ lệ xã có điện lưới 6 Lưới điện của xã Tổng số trạm biến áp Tổng công suất Chiều dài đường 0,4KV 7 Mức giá điện tới hộ dân < 700đ/KWh > 700 đến 900đ/KWh > 900đ/KWh 8 Mức giá tiện tính theo xã < 700đ/KWh > 700 đến 900đ/KWh > 900đ/KWh 9 Hỗ trợ đào tạo 3 tháng Số lớp Số người 10 Tập huấn 7 ngày Số lớp Số người 11 Hỗ trợ kiểm định công tơ Số xã được hỗ trợ Số công tơ được kiểm định Đơn vị tính 1 người hộ hộ % xã Năm 1995 1996 1997 1998 1999 177 177 177 177 180 20 20 20 20 22 13 13 13 13 13 144 144 144 144 145 786.432 802.161 806.884 807.803 811.388 154.477 157.783 160.023 169.189 177.908 61.858 84.437 86.123 108.392 119.968 40,0 53,5 53,8 64,1 67,4 78 83 87 103 115 xã xã % 64 14 54,1 69 14 57,6 73 14 60,4 89 14 71,5 101 14 79,3 trạm KVA Km 113 24.580 533,1 134 27.530 570,8 143 29.590 584,7 184 35,110 745,0 250 45.850 782,9 hộ hộ hộ 20.512 22.480 26.161 36.249 15.185 285.708 24.236 32.619 29.268 43.208 34.806 30.378 58.981 38.593 22.394 xã xã xã 23 35 20 24 35 24 28 33 26 38 43 22 51 37 27 lớp người 2 58 5 140 1 28 3 108 5 152 lớp người 5 155 1 30 13 386 11 369 1 34 xã chiếc 3 712 3 1.324 4 2.524 5 2.940 5 2.894 Nguồn: Điện lực Thái Nguyên Phụ lục 7 TỔNG HỢP THU, CHI NGÂN SÁCH 3 NĂM 1997-1999 CỦA TỈNH THÁI NGUYÊN Đơn vị tính: Triệu đồng Tổng thu Năm Tổng số 1997 192.000 1998 1999 Thu từ thuế SD ĐNN Tổng chi Chi cho Chi cho sự nông nghiệp nghiệp kinh tế Tỷ lệ (%) Tổng số 13.800 7,3 316.591 27.372 9.580 3,03 196.175 14.487 7,4 354.145 32.115 12.846 3,36 175.535 14.168 8,1 418.404 25.870 10.760 2,57 Nguồn: Sở Tài chính - Vật giá và UBND tỉnh Thái Nguyên Tỷ lệ (%) Phụ lục 8 PHÂN TÍCH ĐÓI NGHÈO Ở TỈNH THÁI NGUYÊN NĂM 1997 Phân loại Số Tỷ lệ lượng % (hộ) Võ Nhai Định Hóa 1.008 19.034 22.057 21.720 29,36 22,41 14,70 10,83 3,4 11,17 9,67 5,20 3,11 19.628 9,06 18,19 12,74 9,50 7,72 Tổng số hộ toàn tỉnh, huyện 216.383 100 Số hộ đói nghèo Trong đó: - Hộ đói - Hộ nghèo Tình trạng đói nghèo Các huyện miền núi (tổng số hộ=100%) 26.961 12,46 7.303 26.961 100 Phú Đồng Hỷ Lương Tổng số hộ đói nghèo ở huyện = 100% - Thiếu lương thực 9.575 3,55 51,61 79,75 62,53 85,13 - Nhà ở dột nát 9.602 3,56 50,10 23,14 19,24 50,76 - Thiếu thuốc chữa bệnh 7.784 2,90 51,27 11,42 4,10 41,90 - Số trẻ em bỏ học (người) 4.980 1.279 132 134 278 - Nguyên nhân đói nghèo 26.961 100 - Thiếu kinh nghiệm làm ăn 8.540 31,7 36,20 28,14 34,07 33,00 - Thiếu sức lao động 4.493 16,6 11,42 15,17 14,00 13,23 - Nhiều người ăn theo 5.046 18,7 34,00 28,27 27,53 12,54 - Thiếu vốn 22.844 84,73 76,11 84,00 85,05 78,05 - Thiếu đất 6.848 25,40 10,70 19,85 26,40 30,55 - Có người ốm, tàn tật 3.017 11,19 7,22 6,24 5,25 6,02 - Có người mắc TNXH 1.200 4,45 2,15 0,6 3,05 4,53 871 3,23 - 8,27 9,53 3,57 - Rủi ro Yêu cầu trợ giúp - Vốn 26.961 100 Tổng số hộ đói nghèo ở huyện = 100% Tổng số hộ đói nghèo ở huyện = 100% 23.983 89,00 70,52 75,47 87,52 85,15 - Đất và công cụ 7.076 26,25 20,57 20,45 30,51 40,30 - Hướng dẫn cách làm ăn 8.076 30,00 82,54 80.07 79.54 70.51 Nguồn: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Thái Nguyên

Ngày đăng: 13/10/2016, 09:11

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Luận án gồm: Phần mở đầu, ba chương, bảy tiết (mục), kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục.

  • Chương 1

  • NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ KINH TẾ HỘ NÔNG DÂN VÀ VAI TRÒ CỦA NHÀ NƯỚC TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ NÔNG DÂN

    • 1.1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ KINH TẾ HỘ NÔNG DÂN

      • 1.1.1. Khái niệm về hộ và kinh tế hộ nông dân

      • 1.1.2. Vai trò của kinh tế hộ nông dân

        • b) Những hạn chế của kinh tế hộ nông dân

        • - Những nhân tố về tổ chức sản xuất - kỹ thuật

          • 1.2. TÁC ĐỘNG CỦA NHÀ NƯỚC TRONG QUÁ TRÌNH CHUYỂN KINH TẾ HỘ NÔNG DÂN LÊN SẢN XUẤT HÀNG HÓA

            • 1.2.1. Vai trò của Nhà nước đối với phát triển kinh tế hộ nông dân

            • 1.2.3. Những nội dung tác động của Nhà nước đối với kinh tế hộ nông dân

            • 1.2.4. Tác động của Nhà nước đối với việc phát triển nông nghiệp, nông thôn và kinh tế hộ nông dân ở một số nước trên thế giới

            • THỰC TRẠNG KINH TẾ HỘ NÔNG DÂN Ở TỈNH THÁI NGUYÊN VÀ SỰ TÁC ĐỘNG CỦA NHÀ NƯỚC

              • Dân số

                • Theo giới tính:

                • Theo khu vực:

                  • Biểu 2.3: Một số kết quả phát triển nông nghiệp 3 năm 1980, 1981, 1985

                    • Năm

                      • Trâu

                      • Năm

                      • KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

                      • KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

                      • KẾT LUẬN

                        • Cơ cấu (Tổng số = 100%)%

                        • Nguồn: Sở Tài chính - Vật giá và UBND tỉnh Thái Nguyên.

                        • Trồng trọt

                          • Cơ cấu (Tổng số = 100%)%

                          • Nguồn: Cục Thống kê và Sở Nông nghiệp & PTNT.

                          • TT

                            • Nguồn: Sở Tài chính - Vật giá và UBND tỉnh Thái Nguyên.

                              • Số lượng

                              • Tổng số hộ toàn tỉnh, huyện

                              • Số hộ đói nghèo

                              • Tình trạng đói nghèo

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan