giáo án hướng nghiệp 10

7 2.7K 66
giáo án hướng nghiệp 10

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

GIÁO ÁN HƯỚNG NGHIỆP LỚP 10 NĂM HỌC : 2007 – 2008 Ngày soạn : Ngày dạy : * CHỦ ĐỀ THÁNG 9: Em thích nghề gì? I . Mục tiêu: 1. Biết được cơ sở khoa học của sự phù hợp nghề. 2. Biết cách lựa chọn nghề phù hợp với hứng thú, năng lực bản thân và nhu cầu thi trường lao động. 3. Lập được bản “Xu hướng nghề nghiệp” của bản thân 4. Bộc lộ được hướng thú nghề nghiệp của mình. II. Nội dung chủ đề: Hoạt động thầy và trò Nội dung ghi bảng Tiết 1: * HOẠT ĐỘNG 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu chọn nghề và sự phù hợp của nghề. - Chọn nghề là gì ? tại sao phải chọn nghề. - Sự phù hợp nghề biểu hiện như thế nào? - Tại sao mỗi người đều phải chọn cho mình một nghề? - Những yếu tố naò tạo nên sự phù hợp của nghề? * HOẠT ĐỘNG 2: Tìm hiểu xu hướng nghề trong học sinh * Tiết 2+3: Tìm hiểu xu hướng nghề trong học sinh. - Bài tập 1: cho hs dự định nghề tương lai. - Bài tập 2: cho một số nghề cụ thể cho học sinh chọn cho mình một nghề và cho điểm thích hợp vào đối với nghề mà em thích - Bài tập 3: Kể tên những môn học mà em yêu thích và một số vấn đề có liên quan đến nghề nghiệp tương lai 1.Chọn nghề là gì? Vì việc chọn nghề là quyết địnhcả cuộc đời của mỗi con người. 2.Tại sao con người phải gắn bó với một nghề nhất định? - con người chỉ thành công trên cuộc đời khi biết chọn nghề phù hợp với mình nhất. - Nghề nghiệp là phương tiện mà mỗi con người dựa vào đó đẻ sống và thỏa mãn các nhu cầu đời sống và tinh thần. 3. Sự phù hợp nghề a., Sựphù hợp nghề là gì? Là sự hòa hợp, ăn khớp qua lại giữa con người và công việc cụ thể. b. Những yếu tố tạo nên sự phù hợp nghề: - Năng lực, kiến thức … - Sự thỏa mãn do lao đông trong nghề đưa lại. -Thể hiện những giá trị của bản thân 4. Tìm hiểu xu hướng và hững thú nghề nghiệp trong học sinh: a. Tìm hiểu nghề lí tưởng của học sinh: b. Tìm hiểu hứng thú nghề nghiệp thông qua cách đánh giá của mỗi học sinh đối với nghề bằng cách cho điểm c. Tìm hiểu hứng thú nghề bằng phương pháp điều tra * Chủ đề tháng 10: GIÁO ÁN HƯỚNG NGHIỆP LỚP 10 NĂM HỌC : 2007 – 2008 Ngày soạn : Ngày dạy : Năng lực nghề nghiệp và truyền thống nghề nghiệp gia đình A. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Biết năng lực bản thân qua quá trình học tập và lao động. 2. Kỹ năng:  Biết điều kiện và truyền thống gia đình trong việc chọn nghề tương lai.  Thông tin liên quan đến nghề nghiệp, các làng nghề truyền thống. 3. Thái độ: Có ý thức trong việc tìm hiểu và chọn nghề. B. Chuẩn bị: 1. Giáo viên:  Phát trước phiếu điều tra cho học sinh.  Thống kê và nhận định sơ bộ về năng lực truyền thống nghề nghiệp gia đình học sinh. 2. Học sinh: Sưu tầm những mẫu chuyện về những người thành công và thất bại trên con đường tìm ra năng lực, sở trường cho mình. C. Tiến trình hoạt động. 1. Ổn định. 2. Bài mới. Hoạt động thầy và trò Nội dung cần đạt * Tiết 1. Hoạt động 1. - Theo em thì năng lực nghề nghiệp là gì? - Tầm quan trọng của việc chuẩn bị năng lực. - Chia lớp thảo luận: + Nhóm 1: Bằng cách nào có thể phát hiện ra năng lực của bản thân. + Nhóm 2: Ta phát hiện ra năng lực của bản thân từ khi nào? + Nhóm 3: Con người có những năng lực gì? + Nhóm 4: Em có được năng lực gì trong 4 nhóm năng lực cơ bản. - Đối với học sinh cần phải làm gì để bồi dưỡng năng lực nghề nghiệp? - Đối với bản thân đã có kế hoạch gì cho việc bồi dưỡng năng lực nghề nghiệp cho riêng mình? * Tiết 2: Hoạt động 2. - Mối quan hệ giữa lao động nghề nghiệp và năng lực. - Học sinh cần phải có kế hoạch như thế nào để sau này nghề nghiệp phải phù hợp với năng lực? 1. Tầm quan trọng của việc chuẩn bị năng lực nghề nghiệp. - Điều kiện thành công trong nghề nghiệp ở tương lai. - Nâng cao năng suất lao động xã hội, chất lượng sản phẩm. 2. Năng lực nghề nghiệp là gì? - Năng lực nghề nghiệp là những phẩm chất, nhân cách cần có giúp con người lĩnh hội và hoàn thành một hoạt động nhất định với kết quả cao. - Mỗi người lao động có 4 loại năng lực cơ bản. o Năng lực nhận thức. o Năng lực thao tác thực tiễn. o Năng lực giao tiếp, năng lực diễn đạt. o Năng lực tổ chức quản lý. 3. Học sinh nên bồi dưỡng năng lực nghề nghiệp như thế nào? a. Cần tự giác bồi dưỡng năng lực căn cứ vào nhu cầu hoạt động nghề nghiệp tương lai. b. Cần chú ý phát hiện sở trường và năng lực tiềm tàng của bản thân. c. Biết cách chọn nghề căn cứ vào khuynh hướng năng lực, phù hợp với nghề. 4. Lao động nghề nghiệp và năng lực - Lao động nghề nghiệp khác nhau ảnh hưởng rất lớn đến phương hướng phát triển năng lực của con người, đồng thời tạo điều kiện cho năng lực phát triển tới 1 trình độ cao. - Học sinh cần tích cực rèn luyện năng lực, thực hành với những công việc thực tiễn để sau này có thể thích ứng với nghề một cách nhanh chóng. 5. Truyền thống nghề nghiệp gia đình với việc chọn nghề. GIÁO ÁN HƯỚNG NGHIỆP LỚP 10 NĂM HỌC : 2007 – 2008 Ngày soạn : Ngày dạy : - Giáo viên cung cấp thông tin cho học sinh những dòng họ vinh quang. - Ở địa phương có những làng nghề nào? Ở đâu? Việc phát triển làng nghề như thế nào? * Tiết 3: Hoạt động 3. - Giáo viên hướng dẫn học sinh. a. Những dòng họ vinh quang. b. Những làng nghề truyền thống. c. Xây dựng khu công nghiệp nghề truyền thống. * Liên hệ với địa phương: Những làng nghề truyền thống. * Phiếu điều tra học sinh. ** Mẫu: 1. Em hãy kể rõ nghề của ông, bà, bố, mẹ, anh chị. 2. Em có dự định sau này sẽ theo nghề của ông, bà, bố, mẹ, anh chị không? 3. Em thường được điểm cao ở môn học nào. 4. Em hãy kể 1 số hoạt động ngoài giờ ở nhà trường. 5. Những ngày nghỉ em làm gì. * Thi kể về những làng nghề, đọc thơ, hát về con người, quê hương, đất nước. GIÁO ÁN HƯỚNG NGHIỆP LỚP 10 NĂM HỌC : 2007 – 2008 Ngày soạn : Ngày dạy : * Chủ đề tháng 11: Tìm hiểu nghề dạy học A. Mục tiêu: o Nắm được ý nghĩa, vị trí, đặc điểm, yêu cầu của nghề dạy học, mô tả được cách tìm hiểu thông tin nghề. o Tìm hiểu được thông tin về nghề dạy học, liên hệ bản thân để chọn nghề. o Có thái độ đúng đắn đối với nghề dạy học. B. Chuẩn bị: Một số tiết mục văn nghệ, những câu chuyện kể về người giáo viên. C. Tiến trình hoạt động. 1. Ổn định. 2. Bài cũ. 3. Bài mới. . Hoạt động thầy và trò Nội dung cần đạt * Tiết 1. Hoạt động 1. - Nghề dạy học có từ khi nào? Chia lớp thảo luận. + Nhóm 1: Chỉ ra cách truyền đạt kiến thức ở thời đồ đá? + Nhóm 2: Việc dạy học ở thời thủ công có khác gì so với thời đồ đá? + Nhóm 3: Xã hội phát triển nghề dạy học được thể hiện ở hình thức nào? + Nhóm 4: Ngày nay ở 1 số nước tiên tiến cách dạy và học được tiến hành ra sao? * Tiết 2: Hoạt động 2. - Theo em ý nghĩa của nghề dạy học như thế nào? + Về mặt kinh tế? + Về mặt chính trị - Xã hội. - Em hãy tìm những câu nói nổi tiếng nhằm tôn vinh nghề dạy học. * Tiết 2: Hoạt động 2. Chia nhóm thảo luận. - Nhóm 1: Công việc ở nhà của một giáo viên - Nhóm 2: Công việc ở cơ quan? 1. Ý nghĩa tầm quan trọng của nghề dạy học. a. Sơ lược lịch sử hình thành nghề dạy học. - Nghề dạy học có từ ngàn xưa ở mỗi gia đình thực hiện với những hình thức khác nhau: + Thời đồ đá việc truyền thụ kiến thức dưới dạng cha truyền con nối. + Thời kì thủ công dạng kèm cặp cá nhân tại nơi làm việc. + Xã hội phát triển: dưới dạng tổ, nhóm, lớp học như ngày nay. b. Ý nghĩa của nghề dạy học đối với xã hội loài người. * Ý nghĩa kinh tế: - Đào tạo nguồn nhân lực để phục vụ lao động sản xuất. - Nền kinh tế phát triển như thế nào phụ thuộc vào chất lượng nguồn nhân lực → đóng vai trò quyết định tới sự phát triển kinh tế. * Ý nghĩa chính trị - xã hội. - Duy trì chế độ xã hội, giáo dục tốt → xã hội phát triển tốt. 2. Đặc điểm lao động và yêu cầu của nghề dạy học. a. Đối tượng lao động: Đối tượng đặc biệt: Con người. Người thầy phải hình thành, biến đổi và phát triển phẩm chất, nhân cách người học. b. Nội dung lao động của nghề dạy học. - Thực hiện nghiêm túc kế hoạch giảng dạy và chương trình chuyên môn do các cơ quan quản lý, cấp trên ban hành. - Lập đề cương bài giảng và kế hoạch bài giảng. - Tiến hành bài giảng, vận dụng cách thức, phương pháp dạy và giáo dục trong giờ lên lớp. - Tìm hiểu nhân cách học sinh. c. Công cụ lao động. GIÁO ÁN HƯỚNG NGHIỆP LỚP 10 NĂM HỌC : 2007 – 2008 Ngày soạn : Ngày dạy : - Nhóm 3: Người giáo viên cần có những yêu cầu gì? - Nhóm 4: Năng lực sư phạm là gì? * Tiết 3: Hoạt động 3. - Đối tượng nào không được làm nghề dạy học? Vì sao? Chỉ ra cái khó của những đối tượng trên? - Giáo viên cung cấp cho học sinh những thông tin tuyển sinh, các trường tuyển sinh, triển vọng nghề. d. Các yêu cầu về tâm, sinh, lý của nghề dạy học. - Phẩm chất đạo đức, yêu nghề, yêu thương học sinh có lòng nhân ái, vị tha, công bằng. - Năng lực sư phạm: Năng lực dạy học, năng lực giáo dục. - Một số phẩm chất tâm lý khác. 3. Điều kiện lao động và chống chỉ định y học. a. Điều kiện lao động: Lao động trí óc. b. Chống chỉ định y học. - Người dị dạng khuyết tật. - Người nói ngọng, nói lắp. - Bệnh lao phổi. - Thần kinh không ổn định. 4. Vấn đề tuyển sinh vào nghề dạy học. a. Các cơ sở đào tạo. b. Điều kiện tuyển sinh. c. Triển vọng nghề nghiệp. 5. Cấu trúc bản mô tả nghề. a. Ý nghĩa, tầm quan trọng của nghề. b. Đặc điểm lao động và yêu cầu của nghề. c. Vấn đề tuyển sinh. 6. Văn nghệ. Về chủ đề thầy cô, trường, lớp. GIÁO ÁN HƯỚNG NGHIỆP LỚP 10 NĂM HỌC : 2007 – 2008 Ngày soạn : Ngày dạy : * Chủ đề tháng 12: Vấn đề giới trong chọn nghề A. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Nêu được vai trò, ảnh hưởng của giới khi chọn nghề. 2. Kỹ năng: Liên hệ bản thân để chọn nghề. 3. Thái độ: Tích cực khắc phục ảnh hưởng của giới khi chọn nghề. B. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: Chuẩn bị phiếu học tập. 2. Học sinh: Sưu tầm những bài báo, mục quảng cáo, ca dao, thơ được coi là nghề truyền thống của nam giới và nữ giới. C. Tiến trình hoạt động. 1. Ổn định. 2. Bài mới. Hoạt động thầy và trò Nội dung cần đạt * Tiết 1. Hoạt động 1. - Trong xã hội phân chia giới như thế nào? Có giới thứ 3 không? Vì sao lại có giới thứ 3? - Mỗi giới xã hội quy định vai trò trách nhiệm như thế nào? - Chia lớp thành 4 nhóm thảo luận. + Nhóm 1: Tìm những nghề nghiệp cả nam và nữ đều tham gia. + Nhóm 2: Đàn ông có làm việc gia đình nuôi dạy con cái không? + Nhóm 3: Nam dễ chọn nghề hay nữ dễ chọn nghề? + Nhóm 4: Chỉ ra những hạn chế của nam và nữ? * Tiết 2: Hoạt động 2. - Xu hướng bây giờ giới nào chọn nghề đa dạng hơn? Vì sao? - Nữ giới phù hợp với một số nghề nghiệp nào? - Có người nói rằng chuyện bếp núc chỉ phù hợp với người phụ nữ đúng hay sai? 1. Khái niệm “Giới tính” và “Giới” a. Khái niệm “Giới tính”. - Giới tính chỉ ra sự khác nhau giữa nam và nữ về mặt sinh học. Giới tính luôn ổn định, mỗi giới có một chức năng sinh học đặc thù và giống nhau không phân biệt màu da, dân tộc. b. Khái niệm “Giới”: Là mối quan hệ tương quan giữa nam và nữ trong một bối cảnh xã hội cụ thể. Giới thể hiện vai trò trách nhiệm và quyền lợi mà xã hội quy định cho nam và nữ. Giới không mang tính bất biến. Vai trò của giới thay đổi theo thời gian. 2. Vai trò của giới trong xã hội: Cả nam và nữ đều thực hiện vai trò trách nhiệm của mình trong cuộc sống đó là: - Tham gia công việc gia đình. - Tham gia công việc sản xuất. - Tham gia công việc cộng đồng. 3. Vấn đề giới trong chọn nghề. a. Sự khác nhau về xu hướng chọn nghề của giới. - Học sinh nam có nhiều sự lựa chọn nghề nghiệp hơn học sinh nữ → nghề đa dạng. - Học sinh nữ chọn nghề phù hợp nữ giới → nghề hẹp hơn. b. Sự khác nhau của giới trong việc chọn nghề. - Nam giới: Do hệ cơ xương lớn hơn nữ giới không bị ảnh hưởng của việc sinh con nên phù hợp với nhiều công việc. - Hạn chế: Ngôn ngữ kém hơn nữ, ít khéo léo, ít nhạy cảm. - Nữ giới: khả năng ngôn ngữ, nhạy cảm và tinh tế trong ứng xử, giao tiếp, phù hợp với 1 số nghề tư vấn, tiếp thị … - Hạn chế: Tâm sinh lý … GIÁO ÁN HƯỚNG NGHIỆP LỚP 10 NĂM HỌC : 2007 – 2008 Ngày soạn : Ngày dạy : - Người phụ nữ không nên làm việc nào? * Tiết 3: Hoạt động 3. - Yêu cầu học sinh chọn 2 đội nam nữ, giáo viên phân tích việc phù hợp giới trong cách chọn nghề qua việc khảo sát. 4. Một số nghề phụ nữ không nên làm và nên làm. * Không nên. - Nghề có môi trường độc hại. - Nghề phải di chuyển địa điểm làm việc. - Nghề nặng nhọc. * Nên. - Phù hợp với 1 số nghề: Giáo viên, du lịch, ngân hàng … 5. Khảo sát chọn nghề theo giới. 5 nam 5 nữ - Vì em là con trai nên em làm: …. - Vì em là con gái nên em làm: … 6. Văn nghệ. Chủ đề ca ngợi về các ngành nghề như: Dạy học, xây dựng … . tra * Chủ đề tháng 10: GIÁO ÁN HƯỚNG NGHIỆP LỚP 10 NĂM HỌC : 2007 – 2008 Ngày soạn : Ngày dạy : Năng lực nghề nghiệp và truyền thống nghề nghiệp gia đình. 5. Truyền thống nghề nghiệp gia đình với việc chọn nghề. GIÁO ÁN HƯỚNG NGHIỆP LỚP 10 NĂM HỌC : 2007 – 2008 Ngày soạn : Ngày dạy : - Giáo viên cung cấp thông

Ngày đăng: 09/06/2013, 01:25

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan