CƠ SỞ LÝ LUẬN XÂY DỰNG BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ

4 1.7K 32
CƠ SỞ LÝ LUẬN XÂY DỰNG BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

XÂY DỰNG BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ Hiện nay, Công nghệ thông tin cung cấp khá nhiều phần mềm công cụ trợ giúp GV tạo ra các sản phẩmcá nhân. Các phần mềm công cụ này các đặc điểm rất dễ sử dụng: GV không cần trình độ cao về CNTT, chỉ cần một số kiến thức bản về CNTT là thể tạo ra các sản phẩm chất lượng. Sản phẩm được tạo ra bới các phần mềm công cụ này tương thích với các phần mềm hệ thống như các thế hệ của hệ điều hành Windows và thể sử dụng ở các môi trường khác nhau như trên Internet, trên mạng LAN hoặc máy tính cá nhân. Việc phát triển PMDH ồ ạt dẫn đến số lượng sản phẩm kém chất lượng cũng tăng nhanh. Trong các loại sản phẩm một loại đang “thịnh hành” : giáo án điện tử (cồn gọi là bài giảng điện tử). Tuy còn nhiều tranh cãi về thuật ngữ, nhưng chúng tôi xin tạm dụng thuật ngữ giáo án điện tử hay bài giảng điện tử trong bài viết này. Để thực hiện mô hình dạy học với sự hỗ trợ của máy tính, người thầy cần thực hiện một giáo án điện tử để thiết kế toàn bộ kế hoạch hoạt động dạy học của mình. Thực ra, thuật ngữ “giáo án điện tử” được sử dụng khá lạm dụng, bản chất của cái gọi là giáo án điện tử chỉ là “bản trình diễn điện tử”. Tức là, sử dụng CNTT&TT để thực hiện việc trình diễn bài dạy trong cả tiết học mà thôi. Tuy vậy, dựa vào thiết kế trình diễn này, GV thể tổ chức các hoạt động dạy học được thiết kế từng bước hợp trong một cấu trúc chặt chẽ, trong đó sử dụng các công cụ đa phương tiện (multimedia) bao gồm văn bản, hình ảnh, âm thanh, phim minh họa để chuyển tải tri thức và điều khiển người học. Khi lên lớp với “giáo án điện tử”, người thày sẽ thực hiện một bài giảng điện tử với toàn bộ hoạt động giảng dạy đã được chương trình hóa một cách uyển chuyển, sinh động nhờ sự hỗ trợ của các công cụ đa phương tiện đã được thiết kế trong giáo án điện tử. Như vậy, giáo án điện tử là được coi là phần quan trọng thẻ hiện kịch bản của tiết học. Giáo án điện tử hay bài giảng điện tử là hai cách gọi khác nhau của một hoạt động cụ thể, đó là: thực hiện dạy-học với sự hỗ trợ của máy tính ở mức độ dạy học đồng loạt. Nhiều chuyên gia cho rằng việc xây dựng và sử dụng các giáo án điện tử chỉ là thay bảng đen thuyền thống bằng một cái bảng thông minh hơn mà thôi. Với bài giảng điện tử, người thầy được giảm nhẹ việc thuyết giảng, điều kiện tăng cường đối thoại, thảo luận với người học, qua đó kiểm soát được người học; Người học được thu hút, kích thích khám phá tri thức, điều kiện quan sát vấn đề, chủ động nêu câu hỏi và nhờ vậy quá trình học tập trở nên hứng thú, sâu sắc hơn. Cần hướng dẫn GV kĩ thuật xây dựng , đề xuất quy trình xây dựng bài giảng điện tử nhằm giảm thiểu các bài giảng điện tử kém phẩm chất. 1. Cấu trúc bài giảng điện tử Hiện nay, GV thường tự xây dựng các “giáo án điện tử”, sau đây là một số gợi ý về cấu trúc của nó (chúng tôi cú tham khảo tài liệu ThS Phạm Mạnh Cường, Trung tâm Công nghệ dạy học Viện Nghiên cứu khoa học giáo dục ĐHSP TP Hồ Chí Minh) : 1.1. Cấu trúc bài giảng điện tử Cấu trúc hình thức của một bài giảng điện tử thể được minh họa như sau : Theo cấu trúc trên, bài giảng điện tử những nét phù hợp với bài dạy học truyền thống. Tuy nhiên cần phải thấy được sự khác biệt rõ nhất và là ưu điểm của bài giảng điện tử đó là : ngoài khả năng trình bày thuyết, nó cho phép thực hiện phần minh họa và thực hiện kiểm tra tại từng vấn đề nhỏ, điều mà trong bài giảng truyền thống khó thực hiện. Thông qua cấu trúc này, một bài giảng điện tử cần thể hiện được: - Tính đa phương tiện (multimedia) : là sự kết hợp của các phương tiện khác nhau dùng để trình bày thông tin thu hút người học, bao gồm văn bản (text), âm thanh (sound), hình ảnh đồ họa (image/graphics), phim minh họa, thực nghiệm …. - Tính tương tác : Sự trợ giúp đa phương tiện của máy tính cho phép người thầy và người học khai thác các đối thoại, xem xét, khám phá các vấn đề, đưa ra câu hỏi và nhận xét về câu trả lời. 1.2. Các yêu cầu đối với một bài giảng điện tử • Yêu cầu về phần nội dung : Cần trình bày nội dung với thuyết đọng được minh họa sinh động và tính tương tác cao rõ nét mà phương pháp giảng bằng lời khó diễn tả. Để thực hiện yêu cầu này, người thầy phải hiểu rất rõ vấn đề cần trình bày, phải thể hiện các phương pháp sư phạm truyền thống và đồng thời phải kỹ năng về tin học để thực hiện các minh họa, mô phỏng hoặc tận dụng chọn lọc từ liệu điện tử sẵn. • Yêu cầu về phần câu hỏi – giải đáp : Bài giảng điện tử cần thể hiện một số câu hỏi, với mục đích: - Giới thiệu một chủ đề mới. - Kiểm tra đánh giá người học hiểu nội dung (từng phần, toàn bài) vừa trình bày không ? - Liên kết một chủ đề đã dạy trước với chủ đề hiện tại hay kế tiếp. Câu hỏi cần được thiết kế sử dụng tính đa phương tiện để kích thích người học vận động trí não để tìm câu trả lời. Phần giải đáp cũng được thiết kế sẵn trong bài giảng điện tử nhằm mục đích : + Với câu trả lời đúng: Thể hiện sự tán thưởng nồng nhiệt cổ vũ và kích thích lòng tự hào của người học. + Với câu trả lời sai: - Thông báo lỗi và gợi ý tìm chỗ sai bằng cách nhắc nhở và cho quay lại phần đề mục bài học cần thiết theo quy trình sư phạm để người học chủ động tìm tòi câu trả lời. - Đưa ra một gợi ý, hoặc chỉ ra điểm sai của câu trả lời, nhắc nhở chọn đề mục đã học để người học hội tìm ra câu trả lời. - Cuối cùng đưa ra một giải đáp hoàn chỉnh. • Yêu cầu về phần thể hiện khi thiết kế : Các nội dung chuẩn bị của hai phần trên khi thể hiện trình bày, cần đảm bảo các yêu cầu: - Đầy đủ : đủ yêu cầu nội dung bài học. - Chính xác: Đảm bảo không thông tin sai sót . - Trực quan: Hình vẽ, âm thanh, bảng biểu trực quan, sinh động hấp dẫn người học. 2. Các bước xây dựng bài giảng điện tử Cần chú ý thứ tự các bước quan trọng sau: 2.1. Lựa chọn chủ đề dạy học thích hợp Không phải chủ đề dạy học nào cũng cần tới bài giảng điện tử. Chủ đề dạy học thích hợp là những chủ đề thể dùng bài giảng điện tử để hỗ trợ dạy học và tạo ra hiệu quả dạy học tốt hơn khi sử dụng các thiết bị dạy học truyền thồng. thể chỉ ra một số trường hợp sau: • Khi dạy học các khái niệm, hiện tượng khoa học trừu tượng, trong đó học sinh khó hình dung khái niệm khoa học, thể dùng mô phỏng để thể hiện khái niệm trên một cách trực quan hơn • Khi cần giúp học sinh rèn luyện kỹ năng nào đó, thông qua hoàn thành số lượng lớn các bài tập. Ví dụ, khi cần rèn luyện cho HS tiÓu học kĩ năng tính nhẩm, ta thể tạo ra PMDH dạng trò chơi, trong đó máy tính sẽ tự động ra liên tiếp các bài tập tính nhẩm, HS nhẩm kết quả phép tính và gõ kết quả qua bàn phím, máy tính sẽ cho điểm và đánh giá trình độ tính nhẩm của HS. • Xây dựng các PMDH thí nghiệm ảo hỗ trợ thực hiện các thí nghiệm trong điều kiện không thể thực hiện thí nghiệm đó (do điều kiện thiếu trang thiết bị thí nghiệm, hoặc do nhu cầu ôn lại các bước thí nghiệm khi ôn tập, các thí nghiệm nguy hiểm, các thí nghiệm quá nhanh không quan sát được, các thí quá chậm không thể tiến hành một cách tự nhiên trong khuôn khổ tiết học…). • Tổ chức kiểm tra đánh giá tự động trên máy. Lúc này, cần tổ chức xây dựng ngân hang đề, từ đó thể lựa chọn ngẫu nhiên để lập thành các bộ đề khác nhau 2.2. Bước đầu xây dựng kịch bản Bước 1: Xây dựng mô hình thể hiện các thành tố của nội dung dạy học Bước 2: Mô hình hoá quá trình dạy học, thể hiện các yếu tố HS và các đối tượng khác trong môi trường tương tác, hoạt động tương tác trong từng pha dạy học. Bước 3: Hình dung việc thể hiện các thành tố trên màn hình vi tính, cách thể hiện các thông tin, thể hiện các hiệu ứng phản hồi trong từng pha dạy học; thứ tự của các pha dạy học. Bước 4: Mô tả toàn bộ các pha dạy học theo trật tự tuyến tính hoá. 2.3. Lấy ý kiến chuyên gia về kịch bản Tham khảo ý kiến chuyên gia ý nghĩa quan trọng, chuyên gia ở đây bao gồm các chuyên gia về giáo dục và các chuyên gia về tin học. Trên sở ý kiến các chuyên gia, thể diều chỉnh kịch bản sư phạm, điều chỉnh chiến lược dạy học và thậm chí thể thay đổi công cụ xây dựng phần mềm. Bước này hết sức cần thiết đối với những GV bắt đầu bắt tay vào xây dựng PMDH của mình. 2.4. Thực hiện xây dựng PMDH theo kịch bản - Xây dựng các dữ liệu cần thiết như ảnh 3 D, đoạn text, âm thanh, video, - Tích hợp các dữ liệu trong từng pha dạy học, lập trình tạo các hiệu ứng trong các tương tác ở các pha dạy học 2.5. Kiểm thử Kiểm tra lại toàn bộ chương trình, thử lại các tương tác cùng các hiệu ứng. Thông thường, việc này được thực hiện nhờ một vài GV kinh nghiệm về chủ đề lựa chọn. 2.6. Thử nghiệm ở hiện trường lớp học cụ thể Tổ chức thử nghiệm với lớp học cụ thể, tiết học cụ thể và HS, GV thực. Các tiết học với bài giảng điện tử này được thực hiện với điều kiện đã dự kiến cách sử dụng thích hợp. Việc đánh giá hiệu quả của các tiết học này sẽ là sở quan trọng nhất để sửa lại kịch bản. 2.7. Hoàn thiện Trên sở các thông tin phản hồi của các tiết thực nghiệm trên hiện trường lớp học, nhóm tác giả sẽ hoàn thiện chương trình và sau đó đóng gói sản phẩm. 2.8. Chuyển giao Việc chuyển gia bao gồm công tác hướng dẫn cài đặt, phương pháp sử dụng phần mềm, nếu cần vẫn cần những tập huấn cho người sử dụng. 2.9. Bảo trì Nhóm tác giả cần luôn quan tâm tới sản phẩm của mình, thu nhân thông tin phản hồi và nâng cấp sản phẩm phù hợp với sự phát triển của công nghệ. . kĩ thuật xây dựng , đề xuất quy trình xây dựng bài giảng điện tử nhằm giảm thiểu các bài giảng điện tử kém phẩm chất. 1. Cấu trúc bài giảng điện tử Hiện. 1.1. Cấu trúc bài giảng điện tử Cấu trúc hình thức của một bài giảng điện tử có thể được minh họa như sau : Theo cấu trúc trên, bài giảng điện tử có những

Ngày đăng: 07/06/2013, 01:25

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan