Phân tích thực trạng xuất khẩu Thủy sản của Việt Nam giai đoạn 2001-2012

50 2.3K 80
Phân tích thực trạng xuất khẩu Thủy sản của Việt Nam giai đoạn 2001-2012

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Với ưu thế là một quốc gia ven biển, giàu tiềm năng về thủy sản, có thể nói mặt hàng thủy sản xuất khẩu mang lại giá trị kinh tế lớn. Thủy sản từ lâu đã giữ một vai trò quan trọng trong lĩnh vực xuất khẩu của nước ta. Nhà nước đã nhận thức được điều này và đã có những chính sách đầu tư thích hợp nhằm đẩy mạnh sự phát triển của ngành. Cho đến nay, ngành Thủy sản đã thu được những thành tựu đáng kể,với kim ngạch xuất khẩu tăng liên tục hàng năm, luôn hoàn thành vượt mức kế hoạch được giao. Kim ngạch xuất khẩu năm 2001 đạt 1,76 tỷ USD, đến năm 2012 đã tăng lên 6,2 tỷ USD. Ngành Thủy sản giữ một vai trò quan trọng trong tổng cơ cấu sản phẩm của Việt Nam. Thủy sản là một trong 10 mặt hàng xuất khẩu chủ lực có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất. Tuy nhiên, không thể không nhắc đến những vấn đề còn tồn tại cần phải khắc phục hay những rào cản cần vượt qua trong ngành xuất khẩu thủy sản nước ta trong thời gian gần đây. Chẳng hạn, Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep) cho hay rào cản thị trường sẽ là một trong những vấn đề lớn nhất của ngành thủy sản Việt Nam bên cạnh khó khăn về tài chính và bệnh dịch thủy sản

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG CƠ SỞ II TẠI TP. HỒ CHÍ MINH NGÀNH: TÀI CHÍNH QUỐC TẾ ---------***-------- Chính sách thương mại quốc tế Phân tích thực trạng xuất khẩu Thủy sản của Việt Nam giai đoạn 2001-2012 Giaó viên hướng dẫn: Trần Nguyên Chất Họ và tên sinh viên Mssv Đặng Thị Ngọc Ánh 1001036019 Võ Dương Diễm Hạnh 1001036057 Nguyễn Quang Huy (nhóm trưởng) 1001036462 Hồ Hoàng Lê 1001036469 Khóa-Lớp: K49B-A05 Mã lớp: ML159 Số liên lạc: 0938 461 265 - 0120 2710 514 TP. Hồ Chí Minh, tháng 1 năm 2013 MỤC LỤC Mục lục Danh mục từ viết tắt Danh mục bảng biểu hình vẽ Danh mục từ viết tắt STT Từ viết tắt Nội dung Nghĩa 1 EC 1005/2008 Council regulation Quy định IUU về thiết lẫp hệ thống kiểm soát nhằm phòng ngừa, ngăn chặn, xóa bỏ hoạt động khai thác đánh bắt thủy sản bất hợp pháp trước khi xuất khẩu vào thị trường Châu Âu 2 EU European union Liên minh châu ầu 3 FAO Food and Agriculture Organization of the United Nations Tố chức lượng thực thế giới 4 GDP Gross domestic product Tổng sản phẩm nội địa 5 IMF International Monetary Fund Qũy tiển tệ thế giới 6 ITC International trade centre Trung tâm thương mại quốc tế 7 RCA The coefficient of Revealed Comparative Advantage Lợi thế so sánh biểu hiện 8 VASEP Vietnam Association of Seafood Exporters and Producers Hiệp hội chế biến xuất khẩu thủy sản Việt Nam 9 WWF One of the leading nonprofit conservation organizations Danh mục bảng biểu, hình vẽ Bảng Trang Bảng 2.1. Cơ cấu tàu thuyền khai thác thác thủy sản phân theo cơ cấu máy .14 Bảng 2.2. Diện tích nuôi trồng thủy sản cá nước giai đoạn 2001-2012 16 Bảng 2.3. Đóng góp của xuất khẩu thủy sản trong tổng giá trị xuất khẩu giai đoạn 2001- 2012 22 Bảng 2.4. GDP của Việt Nam giai đoạn 2001-2012 .23 Bảng 2.5.Lợi thế so sánh biểu hiện của thủy sản Việt Nam giai đoan 2001-2011 25 Bảng 2.6. Cơ cấu mặt hàng thủy sản xuất khẩu giai đoạn 2001-2004 26 Bảng 2.7. Cơ cấu mặt hàng thủy sản xuất khẩu giai đoạn 2005-2009 27 Bảng 2.8. Cơ cấu giá trị các mặt hàng thủy sản xuất khẩu giai đoạn 2010-2012 .28 Bảng 2.9. So sánh chỉ tiêu khối lượng xuất khẩu và giá trị xuất khẩu thủy sản đi tới các thị trường của năm 2003 và 2004 .32 Bảng 2.10. Cơ cấu giá trị xuất khẩu thủy sản đi tới các thị trường, 2005-2012 .33 Biểu đồ Biểu đồ 1.1. Tỷ trọng các sản phẩm xuất khẩu thủy sản chủ lực của Việt Nam 11 tháng đầu năm 2012 .4 Biểu đồ 1.2. Tỷ trọng các sản phẩm xuất khẩu thủy sản chủ lực của Việt Nam 11 tháng đầu năm 2012 5 Biểu đồ 1.3. Tỷ lệ đóng góp vào GDP của các ngành kinh tế Việt Nam năm 2010. .6 Biểu đồ 2.1. Sản lượng thủy sản khai thác theo ngành hoạt động 2001-2012 9 Biểu đồ 2.2. Sản lượng thủy sản khai thác theo ngành hoạt động 2001-2012 .11 Biều đồ 2.3. Cơ cấu sản lượng thủy sản khai thác theo địa phương 2001-2011 .12 Biểu dồ 2.4. Năng suất nuôi trồng thủy sản 2001-2012 17 Biểu đồ 2.5. Cơ cấu các cơ sở chế biến thủy sản xuất khẩu theo loại hình doanh nghiệp năm 2011 .20 Biểu đồ 2.6. Cơ cấu các cơ sở chế biến thủy sản xuất khẩu theo loại sản phẩm chế biến năm 2011 .20 Biểu đồ 2.7. Đóng góp của xuất khẩu thủy sản trong tổng giá trị xuất khẩu 2001-2012 22 Biểu đồ 2.8. Đóng góp của xuất khẩu thủy sản trong GDP 2001-2012 23 Biểu đồ2.9. Cơ cấu các mặt hàng thủy sản xuất khẩu của Việt Nam năm 2008 .29 Biểu đồ2.10. Cơ cấu các mặt hàng thủy sản xuất khẩu của Việt Nam năm 2012 .30 Biểu đồ 2.11. Giá trị 3 thị trường xuất khẩu thủy sản lớn của Việt Nam từ 2005 đến 2012 (triệu USD) .34 Biểu đồ 2.12. Cơ cấu các thị trường xuất khẩu thủy sản của Việt Nam năm 2009 35 Biểu đồ 2.13. Cơ cấu các sản phẩm thủy sản Việt Nam xuất khẩu sang Nhật 2000-2010 43 Hình vẽ Hình vẽ 2.1 19 6 Lời mở đầu Trong bối cảnh hội nhập kinh tế và cạnh tranh ngày càng gay gắt trên thị trường thế giới, không một quốc gia nào phát triển kinh tế mà không tham gia vào quá trình này. Việt Nam cũng không phải là ngoại lệ. Đẩy mạnh thương mại quốc tế, đặc biệt là hoạt động xuất khẩu là một trong những mục tiêu hàng đầu mà Việt Nam luôn hướng tới. Giống như nhiều quốc gia đang phát triển khác, Việt Nam rất coi trọng xuất khẩu. Hoạt động xuất khẩu được coi là giải pháp làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế một cách mạnh mẽ theo chiều hướng có lợi hơn, hiệu quả kinh tế cao hơn; tác động tích cực đến việc giải quyết việc làm và nâng cao đời sống của người dân; là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy các hoạt động kinh tế đối ngoại của nước ta. Tuy nhiên, do kinh tế còn lạc hậu và trình độ kĩ thuật non kém nên các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt nam chỉ là các mặt hàng nông sản, có giá trị kinh tế thấp. Với ưu thế là một quốc gia ven biển, giàu tiềm năng về thủy sản, có thể nói mặt hàng thủy sản xuất khẩu mang lại giá trị kinh tế lớn. Thủy sản từ lâu đã giữ một vai trò quan trọng trong lĩnh vực xuất khẩu của nước ta. Nhà nước đã nhận thức được điều này và đã có những chính sách đầu tư thích hợp nhằm đẩy mạnh sự phát triển của ngành. Cho đến nay, ngành Thủy sản đã thu được những thành tựu đáng kể,với kim ngạch xuất khẩu tăng liên tục hàng năm, luôn hoàn thành vượt mức kế hoạch được giao. Kim ngạch xuất khẩu năm 2001 đạt 1,76 tỷ USD, đến năm 2012 đã tăng lên 6,2 tỷ USD. Ngành Thủy sản giữ một vai trò quan trọng trong tổng cơ cấu sản phẩm của Việt Nam. Thủy sản là một trong 10 mặt hàng xuất khẩu chủ lực có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất. Tuy nhiên, không thể không nhắc đến những vấn đề còn tồn tại cần phải khắc phục hay những rào cản cần vượt qua trong ngành xuất khẩu thủy sản nước ta trong thời gian gần đây. Chẳng hạn, Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep) cho hay rào cản thị trường sẽ là một trong những vấn đề lớn nhất của ngành thủy sản Việt Nam bên cạnh khó khăn về tài chính và bệnh dịch thủy sản. 7 Nhận biết được tầm quan trọng của xuất khẩu thủy sản Việt Nam trong thời gian tới, chúng tôi đã chọn nghiên cứu đề tài “ Phân tích thực trạng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam giai đoạn 2001-2012 ” . Nội dung của bài viết bao gồm các phần sau: Phần I: Tổng quan về ngành thủy sản Việt Nam Phần II: Thực trạng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam giai đoạn 2001-2012 Phần III: Kết luận – Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản của Việt Nam 8 I. Tổng quan về ngành thủy sản Việt Nam 1. Vài nét về ngành thủy sản Việt Nam Với đường bờ biển dài hơn 3.200 km, Việt Nam có vùng đặc quyền kinh tế trên biển rộng hơn 1 triệu km2. Việt Nam cũng có vùng mặt nước nội địa lớn rộng hơn 1,4 triêu ha nhờ hệ thống sông ngòi, đầm phá dày đặc. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên thuận lợi giúp Việt Nam có nhiều thế mạnh nổi trội về ngành công nghiệp thủy sản. Từ lâu Việt Nam đã trở thành quốc gia sản xuất và xuất khẩu thủy sản hàng đầu khu vực, cùng với Indonesia và Thái Lan. Xuất khẩu thủy sản trở thành một trong những lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế. Nhờ vào những điều kiện tự nhiên thuận lợi như đã nêu trên, nguồn cung thủy sản rất dồi dào và ổn định. Trữ lượng thủy sản ở Việt Nam ước tính có khoảng 4,2 triệu tấn và nguồn tái tạo là khoảng 1,73 triệu tấn. Mở rộng diện tích nuôi trồng thủy sản và cải thiện khả năng khai thác đánh cá xa bờ đã giúp sản lượng thủy hải sản Việt nam không ngừng tăng trong những năm qua. Theo ước tính của Tổ chức lương thực thế giới (FAO), nhu cầu thủy sản trên thế giới ở mức cao. Đối với các nước công nghiệp phát triển, thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam, mức tiêu thụ thủy hải sản trên 30kg/người/năm. Trong khi đó nhu cầu nội địa cũng tăng cao do đời sống của người dân ngày càng được cải thiện. Theo ước tính hiện nay là trên 20kg/người/năm. Như vậy nhu cầu tiêu thụ thủy hải sản là rất tiềm năng. Đặc biệt khi cuộc khủng hoảng kinh tế đã qua, đời sống nhân dân ổn định và nâng cao, nhu cầu tiêu thụ mặt hàng thủy hải sản trên thế giới cũng như nội địa đang tăng lên. Ngành thủy sản là một ngành kinh tế đặc thù bao gồm nhiều lĩnh vực hoạt động mang những tính chất công nghiệp, nông nghiệp, thương mại và dịch vụ, cơ cấu thành một hệ thống thống nhất có liên quan chặt chẽ và hữu cơ với nhau.Trên thế giới, ước tính có khoảng 150 triệu người sống phụ thuộc hoàn toàn hay một phần vào ngành Thủy sản. Ngành Thủy sản được coi là ngành nghề có thể tạo ra nguồn ngoại tệ lớn cho nhiều nước, trong đó có Việt Nam. Xuất khẩu thủy sản của Việt Nam trở thành hoạt động có vị 9 trí quan trọng hàng nhất nhì trong nền kinh tế ngoại thương Việt Nam, kim ngạch xuất khẩu vẫn gia tăng hằng năm, đưa chế biến thủy sản trở thành một ngành công nghiệp hiện đại, đủ năng lực hội nhập, cạnh tranh quốc tế . Theo FAO, Việt Nam đứng thứ 5 trong danh sách các nước xuất khẩu thủy sản hàng đầu thế giới và đứng thứ 3 về sản lượng nuôi trồng thủy sản. Biểu đồ 1.1. Tỷ trọng các sản phẩm xuất khẩu thủy sản chủ lực của Việt Nam 11 tháng đầu năm 2012 Nguồn: VASEP Biểu đồ 1.2. Tỷ trọng các sản phẩm xuất khẩu thủy sản chủ lực của Việt Nam 11 tháng đầu năm 2012 10 Nguồn: VASEP Trong những năm gần đây, các sản phẩm mặt hàng của Việt Nam ngày được đa dạng hóa. Các sản phẩm như tôm, cá tra, cá ngừ, hàng khô, mực bạch tuộc đã tạo được chỗ đứng trên thị trường các nước và chiếm tỷ trọng lớn nhất trong kim ngạch xuất khẩu thủy sản. Hiện nay, Việt Nam xuất khẩu sang khoảng 155 thị trường trên thế giới, trong đó có ba thị trường chính là EU, Mỹ và Nhật Bản. 2. Vai trò của xuất khẩu thủy sản trong nền kinh tế quốc dân: 1. Ngành thủy sản xuất khẩu với vấn đề tăng trưởng kinh tế Từ lâu thủy sản được coi là một ngành hàng thiết yếu và được ưa chuộng tiêu dùng ở rất nhiều nước trên thế giới. Với 3260km bờ biển và vùng đặc quyền kinh tế rộng hơn 1 triệu km2, nước ta có mọt vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên ưu đãi giúp thuận lợi cho việc khai thác và nuôi trồng thủy sản. Mặc dù chưa có điều kiện cần thiết để điều tra và đánh giá đầy đủ các nguồn lợi, đặc biệt là ngoài khơi , nhưng theo số liệu thống kê hằng năm cho thấy Việt Nam khai thác được khoảng 1,4 triệu tấn thủy sản. Trong đó ngoài cá còn có 50-60 nghìn tấn tôm biển, 30-40 nghìn tấn mực và nhiều đặc sản có giá trị kinh tế cao. . Tăng xuất khẩu và thu ngoại tệ. II. Thực trạng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam 1. Quy mô sản xuất thủy sản xuất khẩu 2001 – 2012 1.1. Tình hình chung. cấu các mặt hàng thủy sản xuất khẩu của Việt Nam năm 2012.......30 Biểu đồ 2.11. Giá trị 3 thị trường xuất khẩu thủy sản lớn của Việt Nam từ 2005 đến 2012

Ngày đăng: 06/06/2013, 10:23

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan