BÁO CÁO KIẾN TẬP NGÀNH QUẢN LÝ VĂN HÓA tại Phòng văn hóa và thông tin huyện quang bình

59 3.5K 24
BÁO CÁO KIẾN TẬP NGÀNH QUẢN LÝ VĂN HÓA tại Phòng văn hóa và thông tin huyện quang bình

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỤC LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT LỜI CẢM ƠN MỞ ĐẦU 1 BÁO CÁO KIẾN TẬP NGÀNH QUẢN LÝ VĂN HÓA 2 CHƯƠNG I.KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NƠI ĐẾN KIẾN TẬP 2 1.1. Thời gian, địa điểm thực tập 2 1.1.1. Thời gian thực tập 2 1.1.2. Địa điểm thực tập 2 1.2. Khái quát chung về huyện Quang Bình tỉnh Hà giang 2 1.3. Giới thiệu về Phòng Văn hóa và Thông tin huyện Quang Bình 3 1.3.1. Lịch sử hình thành và các thành tích đạt được 3 1.3.1.1. Lịch sử hình thành 3 1.3.1.2. Các thành tích đạt được 4 1.3.2. Vị trí chức năng 5 1.3.2.1. Vị trí 5 1.3.2.2. Chức năng 5 1.3.3. Nhiệm vụ và quyền hạn 5 1.3.3.1. Nhiệm vụ chung thuộc các lĩnh vực quản lý Nhà nước: 5 1.3.3.2. Nhiệm vụ và quyền hạn cụ thể về lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch: 6 1.3.3.3. Nhiệm vụ và quyền hạn cụ thể về lĩnh vực thông tin và truyền thông: 7 1.3.4. Cơ cấu tổ chức và chế độ làm việc của phòng Văn hóa thông tin huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang 8 1.3.4.1. cơ cấu tổ chức 8 1.3.4.2. Chế độ làm việc 9 1.3.4.3. Nguyên tắc làm việc 9 CHƯƠNG 2.BÁO CÁO NHIỆM VỤ ĐƯỢC NƠI KIẾN TẬP GIAOVÀ KẾT QUẢ THỰC HIỆN 11 2.1. Nhật ký kiến tập 11 CHƯƠNG III.NGHIÊN CỨU CÔNG TÁC XÂY DỰNG LÀNG VĂN HÓA Ở HUYỆN QUANG BÌNH TỈNH HÀ GIANG 14 3.1. Cơ sở lý luận của vấn đề làng và xây dựng làng văn hoá 14 3.1.1. Quan niệm về làng và làng văn hoá 14 3.1.1.1. Làng 14 3.1.1.2. Làng văn hóa 14 3.1.2. Quan điểm của Đảng ta về xây dựng làng văn hoá 15 3.1.3. Tiêu chuẩn Danh hiệu “làng văn hóa” 15 3.1.4. Về quy trình bình xét các danh hiệu văn hoá 18 3.1.5. Việc xây dựng quy ước thôn, bản 20 3.2. Thống kê về số hộ gia đình văn hóa và làng văn hóa của Huyện Quang Bình năm 2015 21 3.2.1. thống kê về số hộ gia đình văn hóa của huyện Quang Bình năm 2015 21 3.2.2. Thống kê về số làng văn hóa của huyện Quang Bình năm 2015 22 3.3. Công tác xây dựng làng văn hoá Huyện Quang Bình từ năm 2015 đến nay 23 3.3.1. Thực trạng công tác xây dựng làng văn hóa tại Huyện Quang Bình 23 3.3.2. Những kết quả đạt được trong công tác xây dựng làng văn hóa ở huyện Quang Bình 25 3.3.2.1. Phong trào xây dựng Gia đình văn hoá 25 3.3.2.2. Phong trào xây dựng thôn, tổ dân phố văn hoá, xã, thị trấn đạt chuẩn văn hoá 26 3.3.2.3. Phong trào xây dựng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hoá 27 3.3.2.4. Phong trào “Toàn dân rèn luyện thể thao theo gương Bác Hồ vĩ đại” 28 3.3.2.5. Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” 28 3.3.2.6. Phong trào học tập, lao động, sáng tạo 29 3.3.2.7. Phong trào xây dựng Người tốt, việc tốt các điển hình tiên tiến 29 3.3.3. Những hạn chế, khiếm khuyết trong công tác xây dựng làng văn hóa ở huyện Quang Bình 31 3.3.4. Nguyên nhân của những hạn chế, khiếm khuyết trong công tác xây dựng làng văn hóa ở huyện Quang Bình 31 3.3.5. Phương hướng, mục tiêu trong công tác xây dựng làng văn hoá ở huyện Quang Bình trong những năm tiếp theo 32 3.3.6. Những giải pháp cơ bản nhằm thực hiện tốt công tác xây dựng làng văn hoá ở huyện Quang Bình 35 CHƯƠNG IV.ĐÁNH GIÁ – ĐÓNG GÓP Ý KIẾN 37 4.1. Tự đánh giá các vấn đề tìm hiểu 37 4.2. Một số ý kiến đóng góp về công tác quản lý văn hóa ở huyện Quang Bình 38 KẾT LUẬN 39 PHỤ LỤC 40

MỤC LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT LỜI CẢM ƠN DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT UBND : Ủy ban nhân dân VHTTDL : Văn hóa thể thao du lịch CNH- HĐH : Công nghiệp hóa- hiện đại hóa XHCN : Xã hội chủ nghĩa BCH : Ban chỉ huy TDTT GĐVH : Thể dục thể thao : Gia đình văn hóa TDĐKXDĐSVH : Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa KHCN : Khoa học công nghệ VHTT : Văn hóa thông tin LỜI CẢM ƠN Trước hết em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến các cán bộ, ban lãnh đạo và các anh chị trong cơ quan phòng Văn hóa và Thông tin huyện Quang Bình- tỉnh Hà Giang đã tạo điều kiện cho em được kiến tập tại cơ quan, được tiếp xúc thực tế và giải đáp thắc mắc cũng như giúp em có thêm hiểu biết về công việc quản lý văn hóa của mình trong suốt quá trình thực tập tại đây Em xin chân thành cảm ơn các quý thầy cô Trường Đại học Nội vụ Hà Nội Đặc biệt là sự hướng dẫn, giúp đỡ của các thầy cô trong Khoa Văn Hóa Thông Tin Và Xã Hội đã tận tình hướng dẫn và tạo điều kiện cho em được tham gia đợt thực tập này, để được học hỏi và quan sát thực tế, hiểu biết hơn về ngành cũng như đề tài mà em đã chọn để vận dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn một cách linh hoạt, sáng tạo và hệ thống hơn Ngoài ra, em cũng xin gửi lời cảm ơn tới tất cả bạn bè và người thân, gia đình đã giúp đỡ em trong suốt thời gian qua Với vốn kiến thức hạn hẹp và thời gian kiến tập tại cơ quan có hạn nên em không tránh khỏi những thiếu sót Em rất mong nhận được sự chỉ bảo, ý kiến đóng góp của các thầy cô, các cán bộ và các anh chị trong cơ quan Đó sẽ là hành trang quý báu giúp em hoàn thiện kiến thức của mình sau này Em xin trân thành cảm ơn! MỞ ĐẦU Trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước như hiện nay cùng với sự phát triển của nền kinh tế thì sự phát triển của văn hóa cũng là một trong những yếu tố, động lực cơ bản nhất để xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc Chính vì vậy sự nghiệp văn hóa thông tin có vị trí và vai trò rất quan trọng Hoạt động văn hóa thông tin ở xã phường, thị trấn phải đáp ứng yêu cầu và nhiệm vụ quan trọng là: Góp phần nâng cao đời sống tinh thần lành mạnh cho nhân dân, phát huy truyền thống văn hóa tốt đẹp của mỗi dân tộc, mỗi cộng đồng, phát huy sự sáng tạo văn hóa của nhân dân, xây dựng nếp sống văn hóa và môi trường văn hóa lành mạnh Tạo sự phát triển văn hóa gắn bó chặt chẽ với phát triển kinh tế xã hội Thực hiện tốt nhiệm vụ xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở là góp phần phát huy phát triển những giá trị văn hóa truyền thống, hạn chế lối sống thực dụng đang làm ảnh hưởng đến các nét đẹp văn hóa truyền thống, thuần phong mỹ tục của dân tộc Góp phần bài trừ tệ tham nhũng, các tệ nạn xã hội, bài trừ các hủ tục lạc hậu Qua đó cho thấy vai trò của văn hóa cũng như sự phát triển kinh tế đất nước là điều vô cùng quan trọng, văn hóa và kinh tế phải song song, tồn tại phát triển cùng nhau có như vậy mới xây dựng đất nước vững mạnh, văn minh, giàu đẹp Do thời gian và kiến thức còn hạn chế vì vậy có gì thiếu xót mong thầy cô bỏ qua và bổ sung em xin tiếp thu và sửa chữa Em xin chân thành cảm ơn! 4 BÁO CÁO KIẾN TẬP NGÀNH QUẢN LÝ VĂN HÓA CHƯƠNG I KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NƠI ĐẾN KIẾN TẬP 1.1 Thời gian, địa điểm thực tập 1.1.1 Thời gian thực tập Thực hiện kế hoạch đào tạo năm 2013 - 2016, từ ngày 29/02/2016 đến 29/04 /2016, trường Đại học Nội Vụ Hà Nội tổ chức cho sinh viên K7– Quản Lý Văn Hóa thực tập tại các cơ quan, tổ chức để sinh viên có điều kiện tiếp cận, nhận diện công việc và chuẩn bị cho việc lựa chọn nghề nghiệp khi tốt nghiệp 1.1.2 Địa điểm thực tập Phòng Văn hóa và Thông tin huyện Quang Bình- tỉnh Hà Giang Địa chỉ: Thị trấn Yên Bình- huyện Quang Bình- tỉnh Hà Giang Email: phongvhttquangbinh@gmail.com 1.2 Khái quát chung về huyện Quang Bình- tỉnh Hà giang Quang Bình là một huyện thuộc tỉnh Hà Giang, Việt Nam Huyện được thành lập ngày 1 tháng 12 năm 2003 theo Nghị định 146/2003/NĐ-CP của Chính phủ Việt Nam trên cơ sở tách 12 xã: Bản Rịa, Yên Thành, Yên Bình, Bằng Lang, Xuân Giang, Nà Khương, Yên Hà, Tiên Yên, Hương Sơn, Tân Trịnh, Vĩ Thượng, Tân Bắc thuộc huyện Bắc Quang; 2 xã Tiên Nguyên, Xuân Minh thuộc huyện Hoàng Su Phì và xã Tân Nam thuộc huyện Xín Mần Huyện Quang Bình nằm ở vị trí địa lý 22o12’13’’- 22o34’41’’ vĩ độ Bắc, 103o56’40’’ - 104o17’25’’ kinh độ Đông, cách trung tâm tỉnh lỵ Hà Giang 85 km về phía Tây Nam, cách cửa khẩu quốc gia Thanh Thủy của tỉnh Hà Giang 110 km, cách cửa khẩu quốc tế 5 Lào Cai (tỉnh Lào Cai) 120 km, phía Bắc giáp huyện Xín Mần và huyện Hoàng Su Phì, phía Đông giáp huyện Bắc Quang (Hà Giang), phía Nam giáp huyện Lục Yên (Yên Bái), phía Tây giáp huyện Bảo Yên (Lào Cai) Huyện Quang Bình có 15 đơn vị hành chính trực thuộc bao gồm thị trấn Yên Bình (thành lập ngày 7/12/2010 trên cơ sở xã Yên Bình) và 14 xã: Bản Rịa, Bằng Lang, Hương Sơn, Nà Khương, Tân Bắc, Tân Nam, Tân Trịnh, Tiên Nguyên, Tiên Yên, Vĩ Thượng, Xuân Giang, Xuân Minh, Yên Hà, Yên Thành Năm 2010, huyện Quang Bình có 77.463 ha diện tích tự nhiên và dân số 56.834 người Thị trấn Yên Bình có diện tích 4.750 ha và dân số 6.665 Huyện Quang Bình là đầu mối giao thông quan trọng phía Tây - Nam của tỉnh Hà Giang giao thương với tỉnh Lào Cai và Yên Bái Do vậy, hoạt động sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và thương mại dịch vụ khu trung tâm thị trấn Yên Bình luôn sôi động Năm 2009, tổng mức luân chuyển hàng hóa dịch vụ, thương mại - du lịch của thị trấn đạt 21,2 tỷ đồng Trong lĩnh vực nông nghiệp, sản lượng lương thực quy thóc năm 2009 của thị trấn đạt 244,5 tấn, bình quân lương thực đầu người 485 kg/người/năm Là một địa phương trẻ nhất trong tỉnh do mới được thành lập, huyện Quang Bình có diện tích tự nhiên là 77.463 ha và dân số khoảng 50.886 người Huyện Quang Bình có 12 dân tộc anh em cùng sinh sống, tính đến 31/12/2011, toàn huyện có 58.136 người (mật độ dân cư 73 người/km2) trong đó đông nhất là dân tộc Tày chiếm đa số (49,7%); dân tộc Dao chiếm 22,3%; dân tộc Kinh chiếm 7,5%; còn lại là các dân tộc khác Mỗi dân tộc có phong tục, tập quán và bản sắc văn hoá đặc sắc, độc đáo riêng, với nhiều sản 6 phẩm văn hóa vật thể và phi vật thể phong phú, đa dạng như các Lễ hội Nhảy lửa, Lễ kéo chày, Lễ cấp sắc ; các làn điệu dân ca, dân vũ như hát Yếu, hát Cọi Ngoài ra còn có các sản phẩm văn hóa vật thể đặc sắc như trang phục của các dân tộc, các sản phẩm nông cụ truyền thống trong quá trình xây dựng và phát triển, các dân tộc đã phát huy được truyền thống đoàn kết, tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau, văn hóa các dân tộc hòa quyện với nhau trong sự thống nhất mà đa dạng, phong phú; đây là tiền đề và cơ hội quan trọng cho việc xây dựng phát triển hoạt động du lịch văn hoá của huyện hiện nay cũng như trong tương lai 1.3 Giới thiệu về Phòng Văn hóa và Thông tin huyện Quang Bình 1.3.1 Lịch sử hình thành và các thành tích đạt được 1.3.1.1 Lịch sử hình thành Phòng Văn hoá và Thông tin được thành lập theo Quyết định số 87/QĐ-UB, ngày 05/01/2005 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Hà Giang, trụ sở tại tầng 5 nhà làm việc HĐND-UBND huyện 1.3.1.2 Các thành tích đạt được Danh hiệu thi đua: Nă Danh hiệu thi Số, ngày, tháng, năm của quyết định m đua 201 Tập thể LĐ tiên công nhận danh hiệu thi đua; cơ quan ban hành quyết định QĐ số 12/QĐ-UBND, ngày 07/01/2011; UBND 0 201 tiến Tập thể LĐ tiên huyện QĐ số 30/QĐ-UBND, ngày 08/01/2012, UBND 1 201 tiến Tập thể LĐ tiên huyện QĐ số 37/QĐ-UBND, ngày 02/01/2013; UBND 2 201 tiến Đơn vị dẫn đầu huyện 4467/QĐ-BVHTTDL, 3 phong trào thi VHTTDL ngày 31/12013; Bộ đua 7 201 Tập thể LĐ xuất 834/QĐ-UBND, ngày 14/5/2015; UBND tỉnh 4 sắc Hình thức khen thưởng: Nă Hình thức Số, ngày, tháng, năm của quyết định m khen khen thưởng; cơ quan ban hành quyết thưởng 201 Giấy khen định QĐ số 35/QĐ-VHTTDL, ngày 18/01/2012; Sở 1 201 Cờ thi đua VHTTDL 4467/QĐ-BVHTTDL, 3 của Bộ VHTTDL 201 VHTTDL Giấy khen 2667-QĐ/HU, 3 201 Giấy khen Quang Bình 437/QĐ-VHTTDL, ngày 31/12/2013; Sở VHTTDL 3 201 Giấy khen 3968-QĐ/HU, 3 201 Giấy khen Quang Bình 55/QĐ-UBND, ngày 16/01/2014 3 201 Giấy khen 14/QĐ-UBND, ngày 09/01/2014 3 201 Giấy khen 11/QĐ-UBND, ngày 09/01/2014 3 201 Giấy khen 4731-QĐ/HU, 4 201 Giấy khen Quang Bình 876/QĐ-UBND, ngày 29/4/2014; UBND huyện 4 201 Giấy khen 02/QĐ-LĐLĐ, ngày 12/01/2015; LĐLĐ huyện 4 201 Giấy khen 190/QĐ-VHTTDL, ngày 22/6/2015; Sở VHTTDL ngày ngày ngày ngày 31/12013; 03/4/2013; 08/4/2014; 25/3/2015; Huyện Bộ ủy Huyện ủy Huyện ủy 5 8 1.3.2 Vị trí- chức năng 1.3.2.1 Vị trí Phòng Văn hóa và Thông tin là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện Quang Bình; chịu sự lãnh đạo và quản lý trực tiếp, toàn diện của Ủy ban nhân dân huyện đồng thời chịu sự chỉ đạo và hướng dẫn, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Sở Thông tin và Truyền thông Phòng Văn hóa và Thông tin có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước Quang Bình để hoạt động 1.3.2.2 Chức năng Phòng Văn hóa và Thông tin có chức năng tham mưu giúp Ủy ban nhân dân huyện thực hiện quản lý Nhà nước về văn hóa; gia đình; thể dục, thể thao; du lịch; báo chí; xuất bản; bưu chính và chuyển phát, viễn thông và Internet; công nghệ thông tin, hạ tầng thông tin; phát thanh và các dịch vụ công thuộc chức năng, nhiệm vụ được giao 1.3.3 Nhiệm vụ và quyền hạn * Nhiệm vụ 1.3.3.1 Nhiệm vụ chung thuộc các lĩnh vực quản lý Nhà nước: a) Trình Ủy ban nhân dân huyện ban hành quyết định, chỉ thị; kế hoạch dài hạn, 05 năm và hàng năm; đề án, chương trình phát triển ngành theo chức năng, nhiệm vụ của Phòng trên địa bàn; chương trình, biện pháp tổ chức thực hiện cải cách hành chính, xã hội hóa trong lĩnh vực quản lý Nhà nước được giao; b) Trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện dự thảo các văn bản về lĩnh vực quản lý Nhà nước được giao thuộc thẩm quyền ban hành của Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện; 9 c) Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, quy hoạch, kế hoạch, đề án, chương trình đã được phê duyệt; hướng dẫn, thông tin tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về quản lý, hoạt động phát triển sự nghiệp ngành, lĩnh vực về văn hóa, thể dục, thể thao, du lịch, gia đình, thông tin và truyền thông; chủ trương xã hội hóa hoạt động văn hóa, thể dục thể thao; chống bạo lực trong gia đình; d) Giúp Ủy ban nhân dân huyện thẩm định, đăng ký, cấp các loại giấy phép thuộc lĩnh vực được giao theo quy định của pháp luật và theo phân công, phân cấp của Ủy ban nhân dân huyện; đ) Giúp Ủy ban nhân dân huyện quản lý Nhà nước đối với tổ chức kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân; hướng dẫn và kiểm tra hoạt động các Hội và tổ chức phi Chính phủ hoạt động trên địa bàn thuộc các lĩnh vực văn hóa, gia đình, thể dục, thể thao, du lịch, thông tin và truyền thông theo quy định của pháp luật; e) Hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ về lĩnh vực văn hóa, gia đình, thể dục, thể thao, du lịch, thông tin và truyền thông đối với cán bộ, công chức xã, thị trấn; g) Tổ chức ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ; xây dựng hệ thống thông tin, lưu trữ phục vụ công tác quản lý Nhà nước và chuyên môn, nghiệp vụ của Phòng; h) Thực hiện công tác thống kê, thông tin báo cáo định kỳ và đột xuất về tình hình thực hiện nhiệm vụ được giao với Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông; i) Quản lý tổ chức, biên chế, thực hiện chế độ, chính sách, chế độ đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật, đào tạo và bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động thuộc phạm vi quản lý của Phòng và phân công 10 Phấn đấu có 80% số hộ đạt danh hiệu gia đình văn hoá 100% các thôn, tổ dân phố đăng ký xây dựng thôn, tổ dân phố văn hoá Phấn đấu có 70% thôn, tổ dân phố đạt tiêu chí văn hoá 4 Xây dựng, công nhận cơ quan, đơn vị đạt chuẩn văn hóa Tiếp tục chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, các xã, thị trấn đăng ký xây dựng cơ quan , đơn vị đạt chuẩn văn hóa và triển khai các hoạt động nhằm nâng cao chất lượng phong trào xây dựng cơ quan văn hóa trên địa bàn toàn huyện Phấn đấu 80% cơ quan, đơn vị đạt chuẩn cơ quan, đơn vị văn hoá 5 Xây dựng công nhận xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới Chỉ đạo các xã: Xuân Giang, Bằng Lang, Yên Hà và thị trấn Yên Bình tổng kết, đánh giá thực hiện Đề án xây dựng xã văn hóa gắn với xây dựng nông thôn mới đã được Ủy ban nhân dân huyện phê duyệt và triển khai nhân rộng trên địa bàn huyện 6 Thực hiện các cuộc vận động, phong trào và nội dung văn hóa gắn với thực hiện các nhiệm vụ kinh tế - xã hội và chuyên môn nghiệp vụ Chỉ đạo các xã, thị trấn tiếp tục thực hiện tốt nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội Chỉ đạo, triển khai xây dựng, hoàn thiện hệ thống thiết chế văn hoá, thể thao cơ sở, tranh thủ sự quan tâm đầu tư, ủng hộ của Nhà nước trên tinh thần nhà nước và nhân dân cùng làm Tiếp tục chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, các xã, thị trấn phát triển thêm các câu lạc bộ TDTT Tăng cường tổ chức các hoạt động giao lưu, học tập kinh nghiệm ở những địa phương có phong trào tốt Tăng cường tổ chức biểu diễn văn nghệ quần chúng, giao hữu thể thao từ trung tâm huyện đến các xã, các thôn, bản để nâng cao mức hưởng thụ văn hóa tinh thần cho cán bộ, nhân 45 dân trong huyện Lồng ghép thực hiện phong trào với các cuộc vận động và phong trào hiện có; bổ sung các nội dung văn hóa phù hợp với thực tiễn; gắn kết chặt chẽ văn hóa với các lĩnh vực của đời sống xã hội, phát huy vai trò văn hóa và nhân tố con người trong sự phát triển kinh tế, xã hội Triển khai gắn phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” với việc thực hiện các nhiệm vụ của các ngành, đoàn thể và các phong trào do huyện phát động như: “Học tập, lao động, sáng tạo trong cán bộ, công nhân, viên chức”; “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại”; “Nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi”; “Phụ nữ tích cực học tập, lao động, sáng tạo, xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch”; “Cựu Chiến binh gương mẫu”; “Tuổi trẻ Việt Nam sống, chiến đấu, lao động và học tập theo gương Bác Hồ vĩ đại”; “Xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh trong các đơn vị lực lượng vũ trang”; “Chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân” 3.3.6 Những giải pháp cơ bản nhằm thực hiện tốt công tác xây dựng làng văn hoá ở huyện Quang Bình Để tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả của phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa trong những năm tiếp theo, Ban chỉ đạo phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” huyện cần thực hiện tốt một số nhiệm vụ như sau: 1 Nâng cao vai trò lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, sự điều hành của chính quyền và Ban chỉ đạo các cấp, đồng thời phát huy vai trò vận động của các tổ chức quần chúng Thực hiện lồng ghép với các cuộc vận động, các phong trào thi đua hiện có trong xã hội để cùng thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị của địa phương 46 47 2 Phải thực hiện nguyên tắc dân biết, dân bàn, dân làm, dân giám sát, dân kiểm tra nhằm huy động sức mạnh của toàn dân theo nguyên tắc tự giác, tự quản là chủ yếu 3 Ban chỉ đạo từ huyện đến cơ sở cần tăng cường đôn đốc, kiểm tra, kịp thời điều chỉnh, uốn nắn những lệch lạc, bổ sung những vấn đề cần thiết, thích hợp nhằm đảm bảo nội dung, tránh sự chồng chéo thiếu đồng bộ 4 Cần đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương và nhân dân Công tác tuyên truyền, vận động phải thường xuyên, sâu rộng, có trọng tâm, trọng điểm trong nhân dân, động viên toàn dân tự giác tham gia sáng tạo, hưởng thụ các giá trị văn hóa 5 Thường xuyên bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ hoạt động phong trào cấp cơ sở 6 Phát huy vai trò của BCĐ phong trào từ huyện đến cơ sở, đảm bảo sự thống nhất giữa các ngành, đoàn thể và luôn đổi mới nội dung, phương thức hoạt động Thường xuyên kiểm tra đôn đốc cơ sở, định kỳ tổ chức các hội nghị biểu dương khen thưởng kịp thời để cổ vũ động viên phong trào 48 CHƯƠNG IV ĐÁNH GIÁ – ĐÓNG GÓP Ý KIẾN 4.1 Tự đánh giá các vấn đề tìm hiểu Quản lý văn hóa, đặc biệt quản lý văn hóa ở cấp huyện là một công việc hết sức phức tạp và khó khăn Hoạt động quản lý văn hóa trên địa bàn HUYỆN Quang Bình đã đạt được những kết quả nhất định Nhưng một thực tế trong công tác quản lý các hoạt động văn hóa trên địa bàn huyện những năm vừa qua là do nhận thức về vai trò văn hóa cũng như công tác quản lý văn hóa chưa cao, sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị của huyện chưa đồng đều, nên hiệu quả vẫn còn thấp, những hạn chế còn tồn tại như: việc thực hiện và triển khai, áp dụng các văn bản pháp luật, như vấn đề cán bộ, việc chỉ đạo, phối hợp thực hiện các chức năng trong quản lý các hoạt động văn hóa của các cơ quan chức năng, vấn đề tài chính cho hoạt động các thiết chế văn hóa đang là những vấn đề cần được các cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể quan tâm đồng bộ, dứt điểm thực hiện và ưu tiên cho văn hóa Công tác quản lý nhà nước về văn hóa ở cấp huyện thực chất là quá trình tác động, điều chỉnh bằng quyền lực nhà nước thông qua pháp luật trên tất cả các hoạt động văn hóa trong đời sống xã hội, đòi hỏi những nội dung, phương pháp, chính sách đồng bộ, ứng dụng linh hoạt vào từng điều kiện cụ thể của thực tế của các hoạt động văn hóa đang diễn ra trên địa bàn, công tác xã hội hóa phải được thực hiện tốt để huy động được sức mạnh tổng hợp của cả xã hội trong việc tự quản cũng như xây dựng văn hóa, làm cho văn hóa của nhân dân, của dân tộc phát triển theo tinh thần tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, tất cả vì con người, vì tiến bộ, công bằng xã hội Những vấn đề tồn tại của công tác quản lý văn hóa của huyện Quang Bình trong thời gian qua là do nhiều nguyên nhân dẫn đến sự yếu kém, vì vậy, cần phải tăng cường hơn nữa những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả quản lý nhà nước về lĩnh vực văn hóa trên địa bàn huyện trong thời gian tới 49 4.2 Một số ý kiến đóng góp về công tác quản lý văn hóa ở huyện Quang Bình - Để thúc đẩy nhanh, mạnh cuộc vận động xây dựng làng văn hóa; ngành văn hóa - thông tin tham mưu cho UBND tỉnh tổ chức hội thảo xung quanh chủ đề: " Văn hóa làng và xây dựng làng văn hóa ở huyện Quang Bình tỉnh Hà Giang" tập hợp trí tuệ của những nhà khoa học trong tỉnh và trong cả nước Trên cơ sở đó rút ra những vấn đề lý luận và thực tiễn sâu sắc, giải quyết tình trạng lúng túng, nôn nóng trong quá trình xây dựng làng văn hóa Bên cạnh đó, tiếp tục tiến hành qui hoạch, sắp xếp lại đội ngũ cán bộ theo yêu cầu cấp bách của cuộc vận động hiện nay của huyện của tỉnh Trong thời gian tới, đề nghị giải quyết dứt điểm tình trạng thiếu cán bộ ở một số địa bàn hoặc thừa cán bộ nhưng lại thiếu chuyên môn nghiệp vụ như đã xảy ra trong thời gian qua Khắc phục tình trạng cán bộ kiêm nhiệm nhiều việc hoặc thay đổi công tác liên tục, không ổn định, gây khó khăn cho việc chỉ đạo, kiểm tra trong công tác xây dựng làng văn hóa - Sở Văn hóa - thông tin kết hợp với các nhà khoa học tiến hành khảo sát, tập hợp lại toàn bộ các giá trị văn hóa làng ở huyện Quang Bình và cho biên soạn để phổ biến rộng rãi trong nhân dân Công việc này một mặt góp phần tái hiện lại bản sắc văn hóa của địa phương trong môi trường xã hội hiện đại; mặt khác, đóng góp quan trọng vào quá trình xây dựng làng văn hóa đã và đang diễn ra ở huyện Quang Bình nói riêng và tỉnh Hà Giang nói riêng 50 KẾT LUẬN Làng văn hóa là nội dung văn hóa mới mà mỗi cộng đồng làng hiện nay ở nước ta đang thực hiện, trên cơ sở phát huy những tinh hoa của văn hóa làng truyền thống, thích ứng với sự phát triển mới về kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước Văn hóa làng ngày xưa vô cùng phong phú và đa dạng Vì vậy ngày nay xây dựng làng văn hóa cũng không thể có một khuôn mẫu thống nhất Tùy theo điều kiện hoàn cảnh mỗi làng mà có những quy ước, hương ước văn hóa mới, những phương cách, những mô hình xây dựng làng văn hóa phù hợp; xây dựng gia đình ấm no hòa thuận, làng xã sạch đẹp yên vui hướng tới mục tiêu "dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh" theo định hướng XHCN Ngày xưa, cha ông ta nghìn đời xây dựng, sống với văn hóa làng, lấy đó làm điểm tựa, niềm tin để trụ vững và chiến thắng mọi kẻ thù xâm lược Ngày nay, xây dựng làng văn hóa trong bối cảnh CNH, HĐH; tiếp thu văn hóa hiện đại, tiên tiến thế giới, đồng thời bảo tồn phát huy tinh hoa văn hóa cổ truyền dân tộc là nhằm thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII và Nghị quyết đại hội IX về xây dựng ở nước ta một nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc Xây dựng làng văn hóa là cuộc vận động phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội - văn hóa ở nông thôn nước ta hiện nay Nó góp phần tạo ra nguồn nhân lực có chất lượng cao để xây dựng đời sống văn hóa và thực hiện CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn Trong thời gian tới, con người nơi đây chắc chắn sẽ nỗ lực phấn đấu không ngừng để văn hóa thực sự hóa thân trong mọi người trong làng; nhân lên trong họ niềm say mê sáng tạo những giá trị văn hóa mới để làm nhịp cầu kết dính một cách hiệu quả nhất quá trình xây dựng làng văn hóa của 51 quê hương mình với việc xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, xây dựng đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa 52 PHỤ LỤC Bảng 01 Thống kê số hộ gia đình văn hoá St t Tổng Tỷ Số GĐ Tên xã, số lệ đạt thị trấn gia % GĐVH đình đạt 1 Yên Bình 1.337 1.035 77,2 2 Tân Bắc 864 776 87,5 3 Tiên Nguyên 881 445 43,9 4 Tân Trịnh 1.026 580 49,2 5 Xuân Giang 1.140 967 83,5 6 Yên Hà 842 702 76,8 7 Bằng Lang 1.402 1.061 73,2 Số QĐ, ngày tháng năm của QĐ công nhận QĐ số 356/QĐUBND, ngày 17/9/2014 QĐ số /QĐUBND, ngày / 2014 QĐ số 103/QĐUBND, ngày 20/9/2014 QĐ số 116/QĐUBND, ngày 25/9/2014 QĐ số 115/QĐUBND, ngày 25/9/2014 QĐ số 100/QĐUBND, ngày 03/9/2014 QĐ số 85/QĐ- Số GĐV H đạt 3 năm liên tục 76 89 127 315 Số QĐ, Tỷ ngày, lệ tháng, % năm của đạt QĐ công nhận QĐ số 356/QĐ7,3 UBND, ngày 17/9/2014 QĐ số /QĐ10 UBND, ngày / 2014 QĐ số 104/QĐ14 UBND, ngày 20/9/2014 QĐ số 116/QĐ29,2 UBND, ngày 25/9/2014 0 313 572 QĐ số 100/QĐ37,2 UBND, ngày 03/9/2014 40,7 QĐ số 85/QĐ53 8 Bản Rịa 382 205 51 9 Yên Thành 621 375 58,9 10 Tân Nam 613 370 59,3 11 Hương Sơn 553 342 54,4 12 Vĩ 1.258 Thượng 1012 79,3 13 Nà Khương 490 257 42,2 14 Xuân Minh 487 132 25,2 425 201 40 15 Tiên Yên UBND, ngày 24/9/2014 QĐ số 54/QĐUBND, ngày 15/9/2014 QĐ số 64/QĐUBND, ngày 11/9/2014 QĐ số 83/QĐUBND, ngày 9/9/2014 QĐ số 68/QĐUBND, ngày 16/9/2014 QĐ số 135/QĐUBND, ngày 09/9/2014 QĐ số 48/QĐUBND, ngày 29/8/2014 QĐ số 42/QĐUBND, ngày 9/9/2014 QĐ số 308/QĐUBND, ngày 120 30,8 27 4,3 175 28 47 7,8 328 25,8 90 17,7 41 6,98 100 22,8 UBND, ngày 24/9/2014 QĐ số 54/QĐUBND, ngày 15/9/2014 QĐ số 65/QĐUBND, ngày 11/9/2014 QĐ số 83/QĐUBND, ngày 9/9/2014 QĐ số 68/QĐUBND, ngày 16/9/2014 QĐ số 135/QĐUBND, ngày 09/9/2014 QĐ số 48/QĐUBND, ngày 29/8/2014 QĐ số 42/QĐUBND, ngày 9/9/2014 QĐ số 309/QĐUBND, ngày 54 28/8/2014 28/8/2014 55 Bảng 02 Số thôn, tổ dân phố văn hoá của huyện Quang Bình Stt Số thôn, Tổng số tổ dân Tỷ lệ thôn, tổ phố được đạt Tên xã, thị dân phố công năm trấn của từng nhận lần 2015 xã đầu (năm (%) 2015) Số thôn, tổ dân phố đạt 3 năm liên tục từ năm 2012 2015 1 Tân Trịnh 10 4 10 0 2 Tân Bắc 7 3 28,6 0 3 Tiên Nguyên 14 5 14,3 0 4 Xuân Minh 10 1 0 0 5 Tân Nam 12 6 33 0 6 Yên Bình 11 8 54,5 0 7 Yên Thành 8 5 25 0 8 Bằng Lang 11 7 27,3 0 9 Xuân Giang 9 6 44,4 0 10 Tiên Yên 6 0 0 0 11 Vĩ Thượng 8 5 50 0 12 Nà Khương 9 0 0 0 13 Hương Sơn 6 0 0 0 14 Yên Hà 10 5 20 0 15 Bản Rịa 4 0 0 0 Ghi chú Các thôn, tổ dân phố văn hoá trên địa bàn huyện tính đến năm 2014 chưa đủ niên hạn để xét công nhận danh hiệu thôn, tổ dân phố văn hoá 3 năm 56

Ngày đăng: 20/09/2016, 22:25

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan