Giúp con đi đến thành công

87 359 0
Giúp con đi đến thành công

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

GIÚP CON ĐI ĐẾN THÀNH CÔNG Tác giả: Lư Cẩn Người dịch: Phạm Thị Ninh 1 ĐÔI LỜI CỦA TÁC GIẢ Chúng ta đều có một tên chung là Mẹ Chúng ta đều có mong muốn chung làm người mẹ tốt. "Mẹ" chính là một cuốn sách. Trong từng trang sách đều ghi lại sự thân thiết, ấm cúng, sâu sắc, mạnh mẽ, vô tư và lớn lao của lòng mẹ; nhưng cũng ghi lại sự sai lầm, thiếu sót đem lại điều phiền muộn và bất hạnh cho con cái của người mẹ. Cuốn sách đó sẽ lớn lên cùng với đứa con. Cả đời đứa trẻ đều đọc cuốn sách người mẹ đó. Người mẹ trẻ bằng tấm lòng và hành động của bản thân đã viết cuốn sách không có chữ một cách tự nhiên, vô ý thức. Cuốn sách đó viết như thế nào? Chỉ có đứa con là rõ nhất. Trong cuốn sách này ghi một cách chân thật sự thành công và thất bại của người mẹ. Con cái chúng, sau này sẽ đánh giá chúng ta như thế nào? Khi con cái chúng ta trở thành người lớn, hồi tưởng lại những ấn tượng sâu sắc nhỏ nhặt, tỉ mỉ ở người mẹ đã ghi sâu vào cuộc đời của chúng, khi đó chúng ta không mong nghe được ở chúng những lời cảm kích, mà chỉ mong các con có thể nói lên từ đáy lòng mình: "Nếu như được chọn bố chọn mẹ một nghìn lần, thì con vẫn chọn bố mẹ hiện nay của chúng con". Còn sự đền đáp nào bằng của con cái đối với cha mẹ. Đó cũng chính là trái quả thành công trong nuôi dạy con cái của chính họ. Giúp con đi đến thành công Giúp con đi đến thành công là một bức thông điệp rất gần gũi, cảm động và hữu ích với những bậc cha mẹ, đặc biệt là những người mẹ trẻ: Mỗi nhà đều có một cái cân. Cái cân đó chính là trái tim con trẻ. Gia đình không những là bến cảng nghỉ ngơi của người lớn, có thể thoải mái thể hiện bản thân mình mà cũng là bến cảng của con cái. Bến này tuy không to những có tấm lòng rộng mở của Người Mẹ, người dung nạp không chỉ sự thành công và nụ cười của con cái mà còn cả sự thất bại và nước mắt của chúng nữa … 2 CHƯƠNG I: NHẬN THỨC BẢN THÂN Chúng ta đang sống ở thời đại nào Chỉ có hiểu rõ được mình thì mới hiểu sâu được con cái. Hiểu được mình rất khó. Nhưng chúng ta không sợ hiểu được mình, chúng ta dám đối mặt với mình. Chúng ta biết rằng trách nhiệm của người phụ nữ trẻ trong thời đại ngày nay là hết sức lớn lao! Sự thất bại và những thành công rực rỡ của chúng ta sẽ quyết định được mạnh yếu và sự sống còn của dân tộc ta; nâng cao tố chất của người phụ nữ ở thời đại chúng ta có liên quan đến tố chất của thế hệ đời sau, có quan hệ đến ngày mai của dân tộc. Cho nên, chúng ta cần nhận rõ bản thân mình, tự giác nâng cao mình lên. Người mẹ ngày nay, có những đặc trưng gì. 1. Đặc trưng của thời đại tươi sáng. Về căn bản thời đại chúng ta là thời đại hạnh phúc. Khi chúng ta bước vào thế giới này, thì lâu đài đất nước mới đã được dựng nên. Chúng ta trưởng thành trong tiếng hát "Cuộc sống chúng ta đầy ánh sáng"; đã xa rồi sự huyên náo của chiến tranh mà đang thể nghiệm cuộc sống yên ổn hoà bình. Khi chúng ta xây dựng gia đình, trở thành người mẹ của những đứa trẻ, chúng ta mới phát hiện sự thiếu hụt kiến thức về nhiều mặt của mình. Đối với con cái, người mẹ thường có tâm lý: "Cái gì cho được, mẹ đều cho, chỉ mong con thành công!". Trong điều kiện ngày nay, thường mỗi gia đình chỉ có từ một đến hai con nên thường khiến chúng ta mang cảm giác "may rủi" trong sự thành bại của con cái; còn sự thiếu hụt ở chúng ta thì nay lại biến thành tâm lý bù đắp mãnh liệt, và tâm lý lo sợ đã chuyển sang sự hết lòng bồi dưỡng cho con cái. Thế là chúng ta sa vào vòng sai lầm. Khi chúng ta phát hiện thì đứa con mình bồi dưỡng không những không thích hợp với xã hội tương lai, cũng không tránh khỏi nảy sinh thái độ nóng vội hoặc trì trệ, bởi vì sự giáo dục đối với chúng ta chỉ có như vậy. Làm thế nào để hường dẫn cho đứa trẻ được tốt hơn? Có một thời gian đã xuất hiện nhiều giải pháp để đối phó với những cung cách mà đứa trẻ không ngừng xuất hiện. Kết quả là bại nhiều, thắng ít, tự mình không thoả mãn, đứa trẻ mất tự nhiên. Vì vậy thúc giục chúng ta phải nhìn lại bản thân mình và hạ quyết tâm: Vì con cái chúng ta phải nâng mình lên. Chúng ta đã nhìn thấy, tố chất phụ nữ, tố chất của người làm mẹ, trực tiếp ảnh hưởng đến tố chất của con cái, cũng ảnh hưởng đến tố chất của dân tộc; trình độ phát triển của bản thân ta, ảnh hưởng đến trình độ tổng hợp của đất nước trong tương lai. Có thể nói: tương lai đang nảy nở và trưởng thành trong tay ta! 2. Đặc trưng tinh thần của nữ giới. Chúng ta sống trong xã hội đang chuyển mình, trên mình ta mang đầy hơi thở hiện đại. Thế giới tinh thần của phụ nữ thời đại chúng ta hiện nay rất phong phú. Chúng ta có tấm lòng vì sự nghiệp lập thành tích, cống hiến bản thân. 3 Mỗi người phụ nữ bất kể chức vụ cao hay thấp, bất kể ở cương vị nào cũng đều rất trân trọng cơ hội được làm việc mà không phải dễ mà có được. Vì chúng ta hiểu rằng, phụ nữ ngày nay được giải phóng, là kết quả phấn đấu của bao thế hệ. Chúng ta đề cao tố chất, hoàn thiện lòng mong muốn tiến lên của bản thân. Thiếu kiến thức lại muốn tiến lên, là đặc trưng của phụ nữ hiện đại. Chính vì chúng ta dám nhìn thẳng vào sự thiếu xót của mình, ta mới có lòng ham học mạnh mẽ, ta mới bắt chấp con mắt của người khác, không sợ gánh nặng của cuộc sống và làm việc, muốn con cái được học tập văn hoá có kiến thức, qua con cái để bổ sung cho bản thân ta. Chúng ta có lý tưởng đẹp đẽ bồi dưỡng cho đời sau, sáng tạo cho tương lai. 3. Đặc trưng vai trò của người mẹ. Người phụ nữ khi làm mẹ thì ngoài vai trò của người phụ nữ phải làm nghiệp vụ, còn phải nhận vai của người vợ, người mẹ, nhận lấy một loạt trách nhiệm và nghĩa vụ, bước vào con đường gian nan của người phụ nữ trong thời đại mới với bao áp lực và đòi hỏi. Sự nghiệp, chồng con, tạo nên ba điểm quan trọng trong cuộc sống của người phụ nữ hiện đại, kết hợp với cuộc sống tình cảm, thể hiện ba tinh thần lớn của người phụ nữ hiện đại: Chồng - tình yêu, con cái - tình mẹ, nghề nghiệp - lòng yêu nghề. Ba mặt này, nếu thiếu đi mặt nào, đối với người phụ nữ hiện đại, đều không thể coi là hoàn chỉnh. Một người phụ nữ có tâm trạng bình thường, đều mong muốn bản thân có cuộc sông tình yêu mỹ mãn, có được tình mẹ con đầm ấm, đồng thời cũng mong có được công việc mà mình yêu thích, có được sự nghiệp để mình phấn đấu, dốc hết tâm huyết giữ được nhân cách độc lập của bản thân, được xã hội tôn trọng. Ba loại tình cảm hạnh phúc đó đều có liên hệ về trách nhiệm và nghĩa vụ, đều phải đổi bằng mồ hôi, máu và lao động; có một số người mẹ trẻ thường không đủ sức kiểm nghiệm, nên xuất hiện sự phát triển lệch lạc, tạo nên sự thiếu sót trong đời sống cá nhân. Đứa con ra đời là một sự kiện lớn trong cuộc đời của người phụ nữ. Điều này không những có ý nghĩa là người phụ nữ đã trở thành "người mẹ", mà còn có ý nghĩa là tố chất tâm lý của người phụ nữ đã được chín muồi. Đứa con ra đời, thì trung tâm hứng thú của chúng ta tự nhiên chuyển sang đứa con. Sự chuyển biến đó, vô hình chung đã phá vỡ tính chất khép kín của tâm lý phụ nữ, thúc đẩy sự trưởng thành của tố chất tâm lý. Những, do sức mạnh của sự chuyển biến bản thân khác nhau, đã nảy sinh kết quả hoàn toàn khác nhau. Loại thứ nhất là chỉ coi trọng đứa con, không coi trọng mình, không coi trọng chồng. ý thức của bản thân tự nhiên biến mất trong "tình yêu người mẹ" không còn có ta, trong cuộc sống không chú ý đến bản thân, về tư tưởng không muốn tiến bộ, trong sự nghiệp không mong thành công. Một số ít người mẹ trẻ đã vứt bỏ sự nghiệp, coi nhẹ sự tồn tại của người chồng, mọi tình cảm đều dành cho con cái, tình mẫu tử đã thay cho tình yêu, đã thay cho lòng tự trọng. Loại thứ hai chỉ nghĩ đến sự nghiệp bản thân, không nghĩ đến con cái và gia đình, đổi lấy bản thân cho sự nghiệp bản thân lại là một gia đình bất hạnh! Loại thứ ba là tự điều chỉnh, chú ý giữ tốt được ba vai: người mẹ, người vợ và nghề nghiệp. Trong phạm vi nghĩa vụ của người mẹ vẫn tìm ra con đường phát triển bản thân, làm cơ sở tâm lý được xác định ở điểm cao cho trí lực thứ hai của người phụ nữ khoảng 40 tuổi. Đối với người mẹ trẻ thì đây là sự thử thách mới, một trường học mới, mọi cái phải làm lại từ đầu. 4 Phụ nữ chúng ta trong thời đại như vậy nên mọi cái đều phải học lại. Chúng ta tin rằng: "ta làm được" Làm người mẹ, chúng ta sẽ làm người mẹ tốt; nuôi dạy con cái, con cái chúng ta sẽ rất mạnh mẽ; xây dựng gia đình, gia đình chúng ta sẽ rất hạnh phúc. Đối với bản thân, chúng ta có sẵn lòng tin, đối với gia đình chúng ta có sẵn lòng tin; đối với tương lai chúng ta có sẵn lòng tin. Trên toà lâu đài của đất nước, nhất định chúng ta sẽ để lại những sự nghiệp rạng rỡ của người phụ nữ thời đại ngày nay. Bước ra khỏi sai lầm về tâm lý Tâm lý bù đắp đáng sợ. Trong thực tế có những sai lầm tâm lý của người mẹ đã làm mất những năm tháng trẻ thơ quý báu của đứa con. Một số người mẹ trẻ luôn lấy hứng thú của mình gán cho con cái, vô tình đã bóp chết và làm mất đi sự hứng thú của con cái, làm cho không ít đứa trẻ ngày nay sống đầy đủ mà khồng cảm thấy sung sướng. Mấy năm trước đây, khi lên Thượng Hải (Trung Quốc) mở lớp "Điện thoại Tâm Giao" ngắn hạn. Một bé gọi gọi điện đến đã bí mật nói với tôi: "Thưa chị Tâm Giao, chị thử đoán xem em ghét gì nhất? Ghét nhất là cái đàn pianô đáng ghét trong nhà em. Để học đàn, em đã bị mẹ mắng nhiều lần, và còn bị nhiều lần bố đánh. Em chỉ muốn đập nát cái đàn ra!" Em trai này nói bằng giọng thô lỗ, hậm hực. "Em không nên đập". Tôi nói: "Em về hỏi mẹ, xem cái đàn đó giá bao nhiêu tiền?". Trong điện thoại tôi nghe thấy mẹ em trả lời: "Sáu nghìn bảy trăm đồng" (tương đương mười triệu bảy trăm đồng Việt Nam). "Em hãy hỏi bố và mẹ, mỗi tháng hai người kiếm được bao nhiêu?". Em trai đó, sau khi hỏi mẹ trả lời tôi: "Gần năm trăm đồng" (tương đương tám trăm nghìn đồng tiền Việt Nam). Tôi hỏi em: "Bố mẹ hàng ngày tiết kiệm ăn uống để mua cái đàn có phải là để đánh em mắng em, cáu giận với em hay sao?". Em trai đó nói: "Không phải như vậy, nhưng em không thích đàn pianô, em thích đá bóng cơ. Nhưng bố mẹ em bảo đá bóng chẳng ra gì, lại ảnh hưởng thi đại học, nên đã quẳng quả bóng mà em thích lên sân thượng, em tìm cả ngày mà không thấy, em buồn quá!". Tại sao người mẹ làm như vậy? Tại sao người bố làm như vậy? Tại sao chiếc đàn pianô mà bố mẹ đã đổi bằng biết bao mồ hôi lại trở thành thứ mà đứa trẻ ghét nhất? Tại sao vứt đi một quả bóng mà trong mắt người lớn chẳng đáng bao nhiêu tiền, lại làm cho đứa trẻ đau buồn như thế! Bởi vì đàn pianô vốn được bố mẹ ưa thích. Khi họ còn nhỏ rất muốn học đàn, những gia đinh nghèo không có tiền mua, đã để lại niềm luyến tiếc đó. Ngày nay bố mẹ cực khổ mua được chiếc đàn, buộc con phải học mà không nghĩ đến đứa con không có hứng thú học đàn chỉ thích đá bóng. Có một lần, "ngày tiếp khách của chị Tâm Giao" khai trương hoạt động tư vấn về dinh dưỡng, đã mời hơn 20 chuyên gia các bệnh viện lớn của thủ đô để tư vấn về những đứa trẻ béo và những đứa trẻ gầy. Một người mẹ trẻ, dắt một bé gái gầy còm đến, chị ta hỏi chuyên gia rằng tại sao con chị gầy như vậy. Chuyên gia hỏi mới biết rằng, bé gái đó mỗi tuần lễ phải tham gia ba lớp "năng khiếu": buổi sáng học Anh văn, buổi chiều học toán, buổi tối học vẽ. Bé gái ngồi ở đó, chẳng nói chẳng rằng mắt đờ đẫn. Chuyên gia kết luận: đứa trẻ quá mệt. Ngày chủ nhật phải được nghỉ ngơi, không nên bắt học mãi. Lớp năng khiếu đã trở thành gánh nặng, hứng thú của người mẹ, đã trở thành phiền muộn cho con cái. Đứa trẻ mệt chết người. Sự mong muốn của người nhà, đã biến thành gánh nặng trên đầu chúng! Để đáp ứng giấc mộng vào "đại học" của bố và mẹ, để khỏi làm xấu mặt bố mẹ trước người khác, nên chiếc bàn trong nhà đã thành bàn học, gia đình ấm cúng đã biến thành lớp học nghiêm túc. 5 Tôi đã điều tra ở một trường tiểu học: "Học sinh tiểu học buồn phiền nhất cái gì? Bất kể là học sinh kém hay học sinh khá cũng đều đồng thanh trả lời: " Bài tập quá nhiều, chúng em không có thời gian chơi". Bài tập của con trẻ chất như núi, có đứa trẻ viết đến 10h đêm vẫn chưa làm hết bài tập. Bởi vì ngoài bài tập của thầy cô giáo ra lại còn phải làm bài tập A của mẹ, bài tập B của bố v.v… Rất nhiều đứa trẻ làm bài tập chậm chạp kéo dài, tại sao vậy? Có một bé nam nói với tôi: "Em không thể viết nhanh được, vì sau khi viết hết, còn có bài tập của bố và của mẹ! Em phải làm từ từ, một bài tập văn viết từ sáng cho đến tối, thế là họ phải chịu". Người mẹ cũng rất mệt. Ngoài việc đi làm, nấu cơm, giặt quần áo, tối nào cũng phải "kèm cặp" con làm bài tập. Có một tài liệu viết về "Lớp học gia đình" đã viết rất sinh động: Đứa trẻ xem sách đã mệt, muốn đi chơi một chút, bà mẹ liền nói: "Không được, chơi có vào được đại học không? Không có bằng cấp thì dừng hòng kiếm được tiền?". Đứa trẻ mệt mỏi, mắt díp lại, bà mẹ lập tức đưa một cốc "trứng chim sẻ" hoặc một miếng "đường ong chúa" động viên nó tiếp tục chiến đấu. Đứa trẻ muốn xem phim hoạt hình, bà mẹ dài mặt ra nói: "Không được, cả nhà vì mày mà không xem ti vi, mày lại muốn xem sao?" Cứ như vậy, dưới sự điều khiển thống nhất của người mẹ, mọi người trong nhà đều ở trong trạng thái "báo động cấp 1" suốt ngày phải rón rén chân tay, nói nhỏ, nói nhẹ. Tất cả đều vì một mục tiêu: Đứa trẻ phải leo lên được tháp ngà mới thôi! Ngày một ngày hai, đứa trẻ còn chịu được; một tháng, hai tháng đứa trẻ còn cố chịu; một năm 365 ngày, ngày nào cũng đè nén đè nén, cuối cùng bi kịch ở đứa trẻ đã phát sinh: Một bé nam 5 tuổi, vì mẹ bức phải học đàn đã làm cụt ngón tay; một nữ sinh trung học, vì điểm thi kém, đã nhảy từ trên gác xuống tự sát; một nam sinh viên, bố mẹ đều là những nhà vật lý nổi tiếng, cả hai quyết tâm đưa đứa con duy nhất ra nước ngoài đào tạo, nên từ tiều học đến đại học, ngày nào cũng bức con học, không cho con một chút tự do, đứa con bị nén quá không chịu nổi, bữa sinh nhật năm 22 tuổi, đã giết chết cả cha lẫn mẹ mình! Bi kịch còn nổ ra đối với người mẹ trẻ: Mấy năm trước, một cháu trai tên là Hạ Phỉ vì điểm thi kém mất vài điểm theo yêu cầu của mẹ những không dám nói thật, đã bị mẹ lỡ tay đánh chết. Người mẹ trẻ này là một công nhân lương rất thấp, chị gắng chịu khổ cực, kiếm tiền để cho con trai vào được đại học, cho mở mày mở mặt. Khi không được như ý, liền nổi nóng, lỡ tay đánh chết con của mình. Con trai chết, giấc mơ của người mẹ cũng tan, trong nhà giam người mẹ trẻ này đã tự kết thúc cuộc đời! Sự kiện này về sau được chiếu thành phim, chính là bộ phim "Vỡ mộng". Nghỉ hè năm 1996, báo Thiếu niên Trung Quốc cùng với Cung Thanh niên Bắc Kinh tổ chức hoạt động "Em cùng nghe, cùng xem, cùng viết với bố mẹ em" để cho các bậc phụ huynh và con em cùng dự cuộc toạ đàm trong một giờ đồng hồ, xem một cuốn phim, viết một bài cảm tưởng. Hoạt động này, được các bậc phụ huynh và con cái hoan nghênh, có bà mẹ dẫn con đến dự hơn mười lần. Tôi có nói chuyện tám lần. Sau khi tôi nói xong vấn đề "Giúp đứa trẻ thành công như thế nào", sau đó chiếu bộ phim "Vỡ mộng ". Chị Trương Nhan Linh, mẹ của Tiến San một học sinh tiểu học Bắc Kinh, đã gửi đến một bài cảm tưởng: Phim chiếu hết, tôi nắm tay con gái lặng lẽ bước ra khỏi rạp. Cặp mắt sợ hãi của đứa trẻ trong phim đã đi sâu vào trái tim tôi. Cuốn phim "Vỡ mộng" nói đến một câu truyện làm đau lòng người! Một người mẹ hiền lành lỡ tay đánh chết con mình sinh ra, đứa con bà đã gửi gắm biết bao nhiêu tâm huyết, đã gửi gắm tất cả lòng thương yêu và hy vọng. Nhưng nguyên do thì lại rất giản đơn: Chị mong đứa con trai mình thành tài, " hận sắt không thành được thép". 6 Tuy tôi không giống nhân vật chính trong phim, nhưng tôi cũng có mong muốn đứa con gái mình trở thành phượng. Đứa con gái là "ước mơ" tương lai của chúng tôi mong nó trở thành người chiến thắng trong cuộc cạnh tranh ác liệt sau này bởi vậy tôi đòi hỏi cháu thật nghiêm khắc, rất coi trọng thành tích học tập tốt xấu của cháu. Nhớ có một lần điểm kiển tra ngữ văn cuối học kỳ của cháu được 89 điểm. Tôi đã không nghe cháu giải thích, quát tháo giận dữ ầm ĩ và cho cháu một trận đòn thật đau. Khi tôi nhìn thấy hai mắt của con đẫm lệ, tôi đã không cầm được nước mắt. Sau sự việc này tôi rất ân hận. Kết quả học tập của con tôi luôn luôn tốt, lân kiểm tra đó là lần lầm lỡ nhất thời của cháu, tôi có tâm lý không chịu được sự sai lầm của con là điều đáng sợ. Cuộc đời con người không phải lúc nào cũng "thuận buồm xuôi gió", trong quá trình trưởng thành có phạm sai lầm, gặp thất bại là điều không có gì đáng ngạc nhiên. Đòi hỏi nhiều ở đứa trẻ với mong muốn mọi việc đều tốt, thậm trí đòi hỏi lần nào kiểm tra cũng phải đạt thành tích cao, là điều không công bằng đối với đứa trẻ, cũng không phải là thực tế. Từ đó về sau, tôi cố gắng kiềm chế bản thân, có thái độ bình tĩnh đối với thành tích kiểm tra của con, chú trong bồi dưỡng cho cháu tố chất tâm lý "thắng không kiêu; bại không nản". Đến nay, cháu đã không phụ lòng mong mỏi của chúng tôi, không những học tập thành tích tốt mà hàng năm còn được bầu là học sinh giỏi toàn diện. Tôi chân thành mong những bà mẹ muốn con mình trở thành rồng, thì không nên coi những sai lầm nhất thời của con cái quá nghiêm trọng; không nên diễn lại trong cuộc sống bộ phim "Vỡ mộng". Lời kêu gọi của người mẹ trẻ, chính là sự tỉnh ngộ và lên án đối với "tâm lý bù đắp". "Vỡ mộng" không còn trở lại nữa. Chúng tôi không thể đem lại sự mong muốn quá nhiều của mình để bóp chết tuổi thơ của con cái. Mất tuổi thơ, sẽ đem lại cho đời người nhiều bất hạnh. Làm người mẹ chúng ta cần phải suy nghĩ vấn đề này. Bước ra khỏi sai lầm về giáo dục Không làm "con gà mái già". Người mẹ giống như con gà mái già luôn ấp đàn con trong đôi cánh của mình, suốt ngày lo sợ, không giám rời nửa bước, sợ mất đi "của báu" quí nhất. Vô tình đã sa vào sai lầm về giáo dục. Vì vậy mà, tình yêu không đúng của mẹ đã trở thành tai hoạ cho mẹ, chữ "yêu thương" nay trở thành "tai hoạ". Tình yêu nuông chiều chủ yếu thể hiện ở ba lọai sau đây: 1. Loại thay thế: Không ít trường hợp hàng ngày, cặp sách của đứa trẻ đều do mẹ chúng chuẩn bị; bút chì của đứa trẻ cũng do mẹ vót; bút máy của đứa trẻ cũng do mẹ bơm mực; thầy cô dặn việc gì, đều do mẹ chúng nghĩ và làm thay. Một hôm thầy chủ nhiệm lớp 2 phê bình mấy học sinh không đem đủ dụng cụ học tập, mấy cháu đó đều than vãn oán trách. Một cháu nói: "Tại mẹ con không chuẩn bị cho con!", cháu khác nói: "Chỉ tại bố chẳng chuẩn bị cho con gì cả!". Hình như mọi sai lầm đều tại bố, tại mẹ, còn chúng không trách nhiệm gì hết. Thay thế, rút cục đem lại điều gì? Đem lại sự lười biếng và ỷ lại của đứa trẻ, và cũng đem lại sự buồn phiền và thất vọng cho cha mẹ. 2. Loại thoả mãn mọi đỏi hỏi: 7 Con cái muốn gì, mẹ đều cho. Đã có bậc phụ huynh không có điều kiện giáo dục con cái liền trăm phương nghìn kế thoả mãn ước vọng tiêu tiền của con cái. Một bé trai, bố mẹ đều công tác ở nước ngoài, gửi con ở gia đình nhà bạn, cứ mỗi tháng chi cho con ba nghìn đồng tiền tiêu vặt (tương đương bốn triệu năm trăm nghìn đồng tiền Việt Nam). Một hôm em đó mua lại hai lọ nước hoa, mỗi lọ tám mươi đồng, một lọ em đem tặng cô giáo chủ nhiệm trẻ; còn một lọ em đem bơm từ tầng 1 đến tầng 6 của trường học và nói để làm đẹp môi trường. ở trong lớp, không có bạn nào chưa được em cho uống đồ uống đắt tiền; nên khi chọn cán bộ Đội ai cũng đều bầu cho em. Hàng ngày em không hay làm bài tập, ai giúp em giải được một đề toán em cho năm hào; ai giúp em viết một bài ngữ văn, em cho một đồng. Bố mẹ em ở tận nước ngoài cứ tưởng rằng dùng tiền có thể bù đắp được sự chăm sóc quan tâm giúp đỡ hàng ngày của họ đối với con cái, họ không thể ngờ rằng, cho tiền con một cách quá đáng, chính là làm hại chúng, đó không phải là yêu con cái. Một cháu gái sống trong một hộ cá thể nói: "Dưới gối, trong ngăn kéo nhà em đầy những tiền, nhưng chị em em đều rất bất hạnh. Bố mẹ em làm nghề buôn bán kiếm tiền, nên nhốt hai chị em em trong nhà, bữa cơm nào cũng phải tự đi mua cơm lấy. Một hôm, em mở ngăn quần áo, thấy trong đó cả đống quần áo bẩn đã mốc meo, khi em đem quần áo đi giặt thì phát hiện quần áo đã rách nát". 3. Loại quản lí: Đó là kiểu giáo dục "con gà mái già" điển hình. Đứa trẻ cần được trông nom và giáo dục, nhưng không phải chúng ta không được rời chúng nửa bước mọi việc từ to đến nhỏ việc gì cũng phải quản. Rất nhiều bà mẹ bản thân lao động vất vả cả ngày về nhà còn phải xem con làm bài tập, trông con rửa mặt rửa chân, trông con ăn uống mặc áo quần… thấy con chỗ này không được, chỗ kia chướng mắt, nên suốt ngày ca cẩm. Trông con thì khó chịu bực tức, trông đến nỗi mệt phờ phạc cả người. Quản con chặt chẽ quá kết quả là: Con cái cảm thấy mẹ không tin chúng, nên hay phản ứng; người mẹ cảm thấy con không nghe lời, rất bực tức, sự ngăn cách giữa hai thế hệ ngày càng sâu. Ở tỉnh Sơn Đông có một học sinh tên là Trần Ninh, gửi cho chị Tâm Giao bức thư em viết cho mẹ có đề mục là "Mẹ ơi, hãy buông tay ra, con muốn làm chim đại bàng nhỏ". "Mẹ ơi hãy cho con nhiều cơ hội để rèn luyện! Con nay đã lớn cần phải biết tự quản lí lấy mình. … Mẹ ơi, mẹ biết rằng con muốn trở thành vận động viên bơi lội, mẹ cứ quản con như vậy, không cho con rèn luyện, thì lí tưởng của con không thực hiện được! Nhà trường tổ chức liên hoan dã ngoại, yêu cầu mỗi học sinh học được cách làm món ăn mà mình yêu thích nhất. Con đã nghĩ từ lâu, con sẽ làm món thịt xào tái. Nhưng khi con về nhà nói với mẹ, mẹ lại không đồng ý, mẹ bảo: "Việc nấu nướng là việc của con gái, con trai không học việc đó". Mẹ ơi mẹ có biết không, buổi liên hoan đó, các bạn đều làm được những món ăn rất ngon, chỉ mình con là không biết làm, các bạn đều cười con đấy! Chim Đại bàng nhỏ và chú Gà con đều từ trong quả trứng được ấp ra. Mẹ chim đại bàng biết cách giáo dục con cái, đã cho con bay lượn trong bão táp, luyện được cặp cánh mạnh mẽ; còn gà mẹ quá yêu quí đứa con của mình không cho phép gà con xa nửa bước nên gà con chỉ từ đống rơm bay lên bức tường thấp. Mẹ ơi, hãy cho con thêm một chút tự do, để con được luyện đôi cánh trong bão táp, được làm con chim đại bàng nhỏ dũng cảm!". Đọc bức thư này tôi rất cảm động trước tiếng kêu của con chim đại bàng nhỏ đó. 8 Một em gái có thành tích học tập tốt của thành phố Thạch Gia Trang được tham dự trại hè học sinh xuất sắc do thành phố tổ chức nhưng người cô nhất định đòi đi theo. Lí do là vì, bé gái này không biết tự chải đầu, thậm chí không biết rót phích nước sôi. Kết quả là, trại hè 5 ngày mà em chỉ ở được đến ngày thứ 3 đã phải về nhà trước, vì "không quen" phải "đào ngũ". Một em học sinh tiểu học thành phố Bắc Kinh dự trại mùa đông Bắc cực, ở nhiệt độ lạnh đến -30 o C, -40 o C mà trong người mọc đầy rôm sảy. nguyên nhân là do, em bé này trước khi xuất phát, bố mẹ đã căn dặn thật kĩ lưỡng, phải mặc thật nhiều quần áo, nhưng lại không dặn lúc nóng thì cởi bớt ra. Em bé này lại không tự lo liệu cho bản thân bao giờ, nên khi ở trong nhà có lò sưởi ấm áp vẫn mặc nguyên cả áo lông, quần lông như khi ra ngoài, vì vậy cả người mọc đầy rôm xảy! Ta thấy, sự nuông chiều chỉ đem lại cho con cái sự yếu đuối, bất lực! Đứng trước thế giới tương lai cạnh tranh ác liệt thì chờ đợi con em được thụ hưởng cách thức giáo dục như vậy chỉ có thể là sự thất bại! Những người mẹ đó đã đi ngưọc lại sự mong muốn, hại cho con và hại cho cả đất nước! Yêu con như thế nào, nếu không đúng, tác hại ra sao, mỗi người mẹ yêu con cái mình, yêu Tổ quốc mình, nên chăng cần phải suy nghĩ. Bước ra khỏi sai lầm hình tượng: Bố mẹ đang bận Con mắt của đứa trẻ như một chiếc máy ảnh hàng ngày chụp lại hình tượng của bố mẹ. Làm người mẹ chúng ta đều biết, con cái đối với mẹ có mối liên hệ rất đặc biệt. Người đầu tiên đứa trẻ nhận biết trên thế gian là mẹ; ngôn từ đầu tiên của đứa trẻ học nói là từ "Mẹ", khi đau ốm người gần gũi nhất là mẹ; ban đêm khi đi ngủ người bé tìm là mẹ; từ trường về nhà câu hỏi đầu tiên là "Mẹ con đâu?". Đứa trẻ từ nhỏ đến lớn, tấm gương thứ nhất chính là mẹ. Con mắt của con cái giống như chiếc máy ảnh, hàng ngày nó tự ghi lại hình ảnh của bố mẹ. Trong trái tim con trẻ, bố mẹ phải là đảm bảo an toàn nhất, hình ảnh bố mẹ cũng phải đẹp đẽ nhất. Nhưng, xem những tấm ảnh mà con cái chụp được bằng tâm hồn của chúng thì không phải tấm ảnh nào của người mẹ cũng đều "sáng sủa" cả, và cũng không phải hình tượng nào của người bố cũng đều "lớn lao" cả! Nhiều người lớn thừa nhận rằng, trong xã hội hiện nay, trẻ con bận rộn nhất, vất vả nhất. Người lớn mỗi tuần còn được nghỉ 2 ngày, nhưng không ít đứa trẻ không có một ngày nghỉ nào. Đứa trẻ trong lúc bận rộn, trông thấy một số bố mẹ nhàn rỗi, tâm lí có phản ứng: "Tại sao mình lại phải học, còn bố mẹ thì xem TV, chơi bài? Tại sao bố mẹ không chịu thi cử?". Đứa trẻ lớn lên sau lưng của bố mẹ, chúng học làm người, thì tấm gương đầu tiên chính là bố hoặc mẹ. Trước kia con cái ở nông thôn thấy bố mẹ đầu tắt mặt tối nên tự mình cũng học được lao động; con gái của người dân lao động nhìn thấy mẹ ngày đêm vất vả, cần kiệm kiếm sống, nên cũng học được sự quan tâm, chăm lo, không sợ việc nặng nhọc… Sự giáo dục của bố mẹ với con cái cứ ngấm ngầm chuyển hoá như vậy, đó chính là "mưa dầm thấm lâu". Nhưng hiện nay, con cái chúng ta nhìn thấy ở bố mẹ những gì? Có một số bố mẹ trẻ đi làm việc rất bận rôn, rất vất vả. Nên khi về đến nhà thì chỉ muốn được nghỉ ngơi, giải trí, có người thậm chí tối nào cũng biến bàn ăn thành nơi đánh bài, biến gia đình thành sòng bạc, vũ trường, nhà kho, quán rượu, không hề nghĩ đến con cái đang làm bài ở đó. Trách sao con cái chỉ nhìn thấy mặt "ăn uống, chơi bời" của bố mẹ; trách sao có nhiều đứa trẻ đã hình thành quan niệm 9 "hưởng lạc trên hết", không muốn học tập, không muốn phấn đấu. Điều đó không thể tất cả trách cứ đứa trẻ được! Khi chúng ta chỉ tay vào trán con cái, quát to "Mày học đi cho tao nhờ, không được xem ti vi", còn mình thì lại nằm trên xa-lông xem ti vi. Như vậy đứa trẻ làm sao có thể an tâm mà học được. Khi ta nói với con cái, nếu không quý trọng thời gian thì sẽ "xôi hỏng bỏng không", những bản thân thì đánh bài ngày này qua ngày khác, vậy thời gian của bố mẹ không quý báu hay sao, không phải cũng chết từ từ hay sao? Khi bố mẹ mắng con cái lười biếng, ham chơi không chịu được khổ cực thì chúng ta có nghĩ rằng hình tượng của chúng ta trong lòng con cái là như thế nào? Đứa trẻ cần tấm gương hơn sự phê bình. Con mắt của đứa trẻ giống như đài ra-đa không bao giờ biết nghĩ, nó luôn quan sát cử chỉ của người lớn. Người bố, mẹ mệt nhọc cả một ngày hoặc trong lòng không vui những vì đứa con nhỏ của mình nên khi trở về nhà vẫn phải giữ được tinh thần vui vẻ. Chúng ta muốn con cái trở thành người như thế nào thì bản thân phải trước tiên làm được người như thế. Để con cái hiểu đúng được bố, mẹ là điều rất cần thiết. Nói như vậy không có nghĩa là bố mẹ về đến nhà, vẫn lao đầu vào làm việc, mà muốn cho con cái hiểu rằng, hàng ngày bố mẹ bận những gì, vất vả bận rộn cho ai. Khi tôi đến Nam Hải tìm hiểu tình hình, có một trường tiểu học của con em công nhân mỏ, rất quan trọng việc giáo dục con cái yêu bố mẹ. Mỗi năm họ tổ chức một buổi "Con thay bố mẹ đi làm", bon trẻ mặc quần áo lao động của bố mẹ, lao động hẳn một ngày, đứa nào cũng đau ê ẩm cả người, vô cùng mệt mỏi. Chúng nó hiểu rằng tại sao ban ngày làm ồn để bố mẹ không ngủ được, bố nó liền phát cáu, bởi vì dưới hầm lò chỉ sơ ý ngủ gật là dễ xảy ra sự cố; bon trẻ hiểu rằng bố chúng làm ở hầm lò tính hay cáu gắt, bời vì lao động trong hầm lò rất cực khổ. Vì vậy, bon trẻ đã hiểu ra. Chúng lập ra các "tiểu đội bảo vệ an toàn", lập nên "đội cảnh sát mèo đen". Gia đình công nhân nào làm ca đêm chúng liền đến dựng trước cổng nhà đó tấm bảng: "Không được làm ồn, các chú bác đang nghỉ". Bố mẹ chưa đi làm về, con cái đã chuẩn bị sẵn nước rửa mặt, làm sẵn cơm canh để chờ bố mẹ về. Nhiều bố mẹ không để lại trong tâm khảm của chúng hình tượng làm việc cần cù thì sau này lớn lên rất có thể chúng sẽ trở thành con người tiêu dùng đơn thuần mà không phải là người lao động, vì chúng đâu có hiểu lao động là gì. Con cái chúng ta chỉ có hiểu đúng bố mẹ, mới thực sự yêu bố mẹ, quan tâm đến bố mẹ. Tình thân giữa bố mẹ và con cái, là trụ cột của gia đình, là nền tảng của gia đình. Em Thu Đào học sinh tiểu học đã viết về mẹ em như sau : Khi em mới sinh được một tháng, bố và mẹ chia tay nhau. Mẹ em lau nước mắt, vừa làm bố, vừa làm mẹ, gánh lấy gánh nặng cuộc sống gia đình. Mẹ em lương thấp, để kiếm thêm tiền cho em đi học, mỗi buổi sáng thứ hai, thứ ba mẹ không quản mưa gió đi bán báo Tin truyền hình, liên tục không gián đoạn. Một buổi sáng mùa đông, bên ngoài tuyết xuống nhiều, mới có 5 giờ sáng mẹ đã phải dậy. Tuyết xuống ngày càng nhiều, đất đã phủ một lớp tuyết dầy. Em vội can mẹ: "Mẹ ơi hôm nay mẹ đừng đi bán báo nữa, bên ngoài tuyết xuống nhiều lắm, mà mẹ lại không được khoẻ". Mẹ em vừa mò mẫm mặc quần áo và chuẩn bị túi báo vừa nói; "Báo đã đặt rồi, không bán thì vứt đi à?". Nói xong, người đẩy cửa, bước vội ra ngoài. Em nhìn thấy hình bóng mẹ, chân cao chân thấp, lập cập đi trong tuyết, em không chịu được nữa, xông ra khỏi cửa, giằng lấy một số báo trong túi của mẹ cho vào trong túi nhỏ của mình. Mẹ em xoa bàn tay lên khuôn mặt nhỏ đã rét đỏ, chảy nước mắt ôm chặt vào lòng nói: "Con tôi đã lớn khôn rồi". 10 [...]... thích con ta, nhưng ta không thể làm thế, ta phải tán thưởng chúng, vì chúng là con ta! Dù con ta có phạm sai lầm lớn đến đâu chăng nữa, ta cũng không thể nói: "Mày cút đi! " Bởi vì, gia đình là nơi đứa trẻ ra đời, trú ngụ, ngoài gia đình ra, chúng còn có thể đi đâu nữa! "Con cái cần được bảo vệ" Rất nhiều người làm cha mẹ chúng ta đã coi nhẹ đi u này Phân tích rất nhiều những vụ án con trẻ bỏ nhà đi, ... mạng tính bới móc, xỉ vả khi dạy bảo con cái Trong đó thường dùng nhất là “đần quá”, “không thành người”, “đồ bỏ đi v.v Những từ mang sắc thái tiêu cực đó, hoàn toàn là những tín hiệu phủ định, cường đi u nhược đi m của con cái, rút cục đứa trẻ có thái độ phủ định đối với bản thân, làm mất đi lòng tự tin của chúng Lời nói của bố mẹ là chất nuôi con cái trưởng thành, nói từ yêu quá nhiều, nhất định... nghĩ đến đổi mới quan đi m giáo dục Tôi nghĩ rằng, những người mẹ trẻ nhất định sẽ tìm được câu trả lời khẳng định 18 Vậy thì, chúng ta cùng bước vào thế giới của con trẻ để tìm hiểu xem nhu cầu trưởng thành của chúng trong thời đại ngày nay có những gì Con trẻ mong muốn có bè bạn "Con kiến nhỏ" cô đơn Đứa con một mong muốn bè bạn mãnh liệt hơn bất cứ đứa con ở thời đại nào Nếu chị hỏi tôi: "Con trẻ... với con đi" Có một lần, tự nhiên cháu khóc nói với tôi: "Mẹ ơi, con biết mẹ rất bận, không thể trông con ở nhà, nhưng mẹ nên cho con vào nhà trẻ hàng ngày được đón về!" Tôi không thể đáp ứng yêu cầu của cháu được, vì tôi và nhà tôi thường phải đi công tác, không có thì giờ trông nom cháu Mỗi lần cháu về nhà, thường hăng hái kể cho tôi nghe mọi chuyện ở nhà trẻ, bất kể tôi có thích hay không Đi u con. .. gia đình coi con cái như những vật nuôi, muốn đùa thì đùa, muốn trêu thì trêu như vậy là không tôn trọng trẻ - Đi u thứ hai là con trẻ còn ở tuổi vị thành niên Vì chưa trưởng thành, nên chúng không bao giờ ngồi yên Thời gian tập trung tư tưởng của trẻ lớp 1 chỉ được từ 10-20 phút, đươc một lúc là nó phải động đậy, đó là đặc đi m của tuổi con trẻ Có một bà mẹ trẻ rất nhăn nhó đến tìm tôi: "Con tôi không... đạt đi m cao được vào thẳng trung học Châu Hoằng nói với các bậc cha mẹ: "Không nên chỉ trách con cái chúng ta đần, không ra gì; một đứa trẻ bị đi c còn có thể trở thành thần đồng, chắc chắn không ít tài năng ở cạnh chúng ta!" Câu nói này được Châu Hoằng và cô con gái của bác đổi bằng mồ hôi và nước mắt Chúng ta, những bậc cha mẹ chẳng có lý do gì mà nói con cái ta là loại bỏ đi, vì con đường trưởng thành. .. thành của con cái như một sân chạy đua, chúng rất mong bố mẹ biết phát hiện những đi m chói sáng trong con ngưòi chúng, động viên khích lệ chúng gắng sức, thì dù chúng có ngã 1000 lần cũng có thể tin rằng 1001 lần chúng sẽ đứng dậy để đi gần đến sự huy hoàng của cuộc sống Con cái mong muốn được bảo vệ Gia đình là bến bờ của chúng Người bố, người mẹ không bao giờ được nói với con cái: "Mày cút đi" Con tàu... tiếp ảnh hưởng đến sự phát triển nhân cách và học tập của chúng b Ở nơi công cộng không tuân thủ kỷ luật và làm những việc công đức Có những cha mẹ không chú ý đến việc nhỏ, dẫn con cái vào nơi công cộng nhổ đờm hỉ mũi bừa bãi, tranh giành chỗ ngồi, trèo qua hàng rào, hái hoa, dẫm cỏ… những hành vi đó đi ngược với tinh thần văn minh xã hội và công đức xã hội Những hành vi vô ý thức đó, con cái nhìn thấy,... kính yêu, vì mỗi người chúng tôi đi u hiểu rất rõ mẹ đã mất bao nhiêu tâm huyết nuôi chúng tôi trưởng thành Mẹ tôi hiện nay đã hơn 80 tuổi Bà thường nói trong cuộc đời của con người của cải lớn nhất chính là những đứa con Tôi công việc rất bận, không thường xuyên về chăm sóc mẹ được, có lúc đành phải bảo chồng hoặc con trai đến nấu cho mẹ một bữa cơm ngon Mỗi lần tôi đi công tác đều biếu mẹ một chút quà,... thì giờ để xem việc của con cái Nhưng nếu đứa trẻ cứ một mực giấu giấu giếm giếm, họ lại sinh nghi, cho rằng con cái có đi u gì giấu mình, thế là áp dụng nhiều cách "trinh sát", vô tình đã phạm phải "quyền bí mật riêng tư" của con cái Trong con mắt người lớn, đó là những việc nhỏ "Đến tính mạng của con cái đều do tôi cho nó, huống chi một cuốn nhật ký, một bức thư?" Nhưng đối với con cái thì những hành . của con cái đối với cha mẹ. Đó cũng chính là trái quả thành công trong nuôi dạy con cái của chính họ. Giúp con đi đến thành công Giúp con đi đến thành công. GIÚP CON ĐI ĐẾN THÀNH CÔNG Tác giả: Lư Cẩn Người dịch: Phạm Thị Ninh 1 ĐÔI LỜI CỦA TÁC

Ngày đăng: 05/06/2013, 01:26

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan