Các biện pháp quản lý nợ công của việt nam, kết quả đạt được và những vấn đề cần tiếp tục giải quyết

43 643 4
Các biện pháp quản lý nợ công của việt nam, kết quả đạt được và những vấn đề cần tiếp tục giải quyết

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Lời mở đầuTrong quá trình phục hồi kinh tế thế giới, các quốc gia phải đối mặt với nhiều vấn đề trong đó có khủng hoảng nợ công. Mức nợ công vượt quá cao so với ngưỡng an toàn ở nhiều nền kinh tế đang trở thành chủ đề nóng hiện nay bởi nó không chỉ tác động xấu đến nền kinh tế của các nước trong vòng xoáy nợ công, mà hơn thế nữa, hậu quả của nó còn lây lan sang nhiều khu vực nói riêng và đe dọa nghiêm trọng tới sự phát triển của kinh tế thế giới nói chung. Vấn đề nợ công đang trở thành mối quan tâm lo ngại to lớn đối với nhiều quốc gia và Việt Nam cũng không phải ngoại lệ. Nợ công quốc gia là vấn đề hệ trọng được Đảng, Nhà nước và nhân dân đặc biệt quan tâm. Bản chất của nợ công không phải là xấu, nợ công đem lại rất nhiều tác động tích cực cho nền kinh tế nếu biết sử dụng hiệu quả và hợp lý. Nợ công là nguồn vốn cần thiết và rất quan trọng để bổ sung cho đầu tư phát triển, xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội, chi cho đầu tư phát triển và một phần chi cho sự nghiệp trong các dự án ODA theo cam kết. Rất nhiều công trình quan trọng, thiết yếu về giao thông, điện, viễn thông, nước sạch, thủy lợi, y tế, giáo dục… đã hoàn thành, phát huy hiệu quả và nhiều công trình đang xây dựng góp phần thu hút đầu tư, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu, tăng trưởng kinh tế, phát triển văn hóa xã hội và nâng cao đời sống nhân dân. Tuy nhiên, tình trạng gia tăng nợ công ở Việt Nam hiện nay đang đặt ra ngày càng nhiều vấn đề cần phải giải quyết đối với tăng trưởng kinh tế. Chính vì thế, chúng em đã lựa chọn đề tài “ Các biện pháp quản lý nợ công của Việt Nam, kết quả đạt được và những vấn đề cần tiếp tục giải quyết”.Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của bài tiểu luận được kết cấu thành ba phần như sau:Phần I: Cơ sở lý luận về nợ công và quản lý nợ công.Phần II: Khủng hoảng nợ công ở một số nước châu Âu và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.Phần III: Thực trạng quản lý nợ công tại Việt Nam trong giai đoạn vừa qua, các biện pháp quản lý nợ công, kết quả đạt được và những vấn đề cần tiếp tục giải quyết.Trong phạm vi kiến thức còn hạn chế, bài tiểu luận có thể còn thiếu sót, do vậy nhóm chúng em rất mong nhận được những nhận xét và góp ý của cô để bài được hoàn thiện hơn.Phần I: Cơ sở lý luận về nợ công và quản lý nợ côngI.Tổng quan về nợ công1. Các khái niệm liên quanTheo luật Quản lý nợ công ban hành ngày 29062009 và có hiệu lực từ ngày 01012010 thì nợ công bao gồm: nợ chính phủ, nợ được chính phủ bảo lãnh và nợ của địa phương.Nợ là khoản phải hoàn trả, bao gồm khoản gốc, lãi, phí và chi phí khác có liên quan tại một thời điểm, phát sinh từ việc vay của chủ thể được phép vay vốn theo quy định của pháp luật Việt Nam.Nợ chính phủ là khoản nợ phát sinh từ các khoản vay trong nước, nước ngoài, được ký kết, phát hành nhân danh Nhà nước, nhân danh Chính phủ hoặc các khoản vay khác do Bộ Tài chính ký kết, phát hành, uỷ quyền phát hành theo quy định của pháp luật. Nợ chính phủ không bao gồm khoản nợ do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phát hành nhằm thực hiện chính sách tiền tệ trong từng thời kỳ.Nợ được Chính phủ bảo lãnh là khoản nợ của doanh nghiệp, tổ chức tài chính, tín dụng vay trong nước, nước ngoài được Chính phủ bảo lãnh.Nợ chính quyền địa phương là khoản nợ do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) ký kết, phát hành hoặc uỷ quyền phát hành.2.Mục đíchMục đích của nợ công là tài trợ cho các khoản thâm hụt ngân sách nhà nước, các dự án đầu tư của các doanh nghiệp, tổ chức tài chính, tín dụng vay trong nước, tín dụng vay nước ngoài được Chính phủ bảo lãnh.3.Bản chất của nợ côngVay nợ là một cách huy động vốn cho phát triển. Bản chất nợ không phải là xấu. Nợ đem lại rất nhiều tác động tích cực cho nền kinh tế của các nước đi vay. Thực tế, các nước muốn phát triển nhanh đều phải đi vay. Những nền kinh tế lớn nhất thế giới như Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản… lại cũng chính là những con nợ lớn. Nợ công có nhiều tác động tích cực, nhưng cũng có không ít tác động tiêu cực. Tác động tích cực chủ yếu của nợ công bao gồm:Thứ nhất, nợ công làm gia tăng nguồn lực cho Nhà nước, từ đó tăng cường nguồn vốn để phát triển cơ sở hạ tầng và tăng khả năng đầu tư đồng bộ của Nhà nước. Muốn phát triển cơ sở hạ tầng nhanh chóng và đồng bộ, vốn là yếu tố quan trọng nhất. Với chính sách huy động nợ công hợp lý, nhu cầu về vốn sẽ từng bước được giải quyết để đầu tư cơ sở hạ tầng, từ đó gia tăng năng lực sản xuất cho nền kinh tế.Thứ hai, nợ công góp phần tận dụng được nguồn tài chính nhàn rỗi trong dân cư. Một bộ phận dân cư trong xã hội có các khoản tiết kiệm, thông qua việc Nhà nước vay nợ mà những khoản tiền nhàn rỗi này được đưa vào sử dụng, đem lại hiệu quả kinh tế cho cả khu vực công lẫn khu vực tư.Thứ ba, nợ công tận dụng được sự hỗ trợ từ nước ngoài và các tổ chức tài chính quốc tế. Tài trợ quốc tế là một trong những hoạt động kinh tế – ngoại giao quan trọng của các nước phát triển muốn gây ảnh hưởng đến các quốc gia nghèo, cũng như muốn hợp tác kinh tế song phương. Biết tận dụng tốt những cơ hội này, thì sẽ có thêm nhiều nguồn vốn ưu đãi để đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, trên cơ sở tôn trọng lợi ích đối tác, đồng thời giữ vững độc lập, chủ quyền đất nước.Bên cạnh những tác động tích cực, nợ công cũng gây ra những tác động tiêu cực: Nợ công gia tăng sẽ gây áp lực lên chính sách tiền tệ, đặc biệt là từ các khoản tài trợ ngoài nước. Nếu kỷ luật tài chính của Nhà nước lỏng lẻo và thiếu cơ chế giám sát chặt chẽ việc sử dụng và quản lý nợ công sẽ dẫn đến tình trạng tham nhũng, lãng phí tràn lan. Tình trạng này làm thất thoát các nguồn lực, giảm hiệu quả đầu tư và điều quan trọng hơn là giảm thu cho ngân sách. Nhận biết những tác động tích cực và tiêu cực, nhằm phát huy mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực là điều hết sức cần thiết trong xây dựng và thực hiện pháp luật về quản lý nợ công.Về bản chất, nợ công chính là các khoản vay để trang trải thâm hụt ngân sách. Các khoản vay này sẽ phải hoàn trả gốc và lãi khi đến hạn, nhà nước sẽ phải thu thuế tăng lên để bù đắp. Vì vậy, suy cho cùng, nợ công chỉ là sự lựa chọn thời gian đánh thuế: hôm nay hay ngày mai, thế hệ này hay thế hệ khác. Vay nợ thực chất là cách đánh thuế dần dần, được hầu hết chính phủ các nước sử dụng để tài trợ cho các hoạt động chi ngân sách. Tỷ lệ nợ côngGDP chỉ phản ánh một phần nào đó về mức độ an toàn hay rủi ro của nợ công. Mức độ an toàn hay nguy hiểm của nợ công không chỉ phụ thuộc vào tỷ lệ nợGDP mà quan trọng hơn, phụ thuộc vào tình trạng phát triển của nền kinh tế.Khi xét đến nợ công, chúng ta không chỉ cần quan tâm tới tổng nợ, nợ hàng năm phải trả mà phải quan tâm nhiều tới rủi ro và cơ cấu nợ. Vấn đề quan trọng phải tính là khả năng trả nợ và rủi ro trong tương lai, chứ không chỉ là con số tổng nợ trên GDP.Để đánh giá tính bền vững của nợ công, tiêu chí tỉ lệ nợ côngGDP được coi là chỉ số đánh giá phổ biến nhất cho cách nhìn tổng quát về tình hình nợ công của một quốc gia. Mức an toàn của nợ công được thể hiện qua việc nợ công có vượt ngưỡng an toàn tại một thời điểm hay giai đoạn nào đó không.4.Tiêu chí để đánh giá mức an toàn của nợ công được thể hiện cụ thể là:Thứ nhất, giới hạn nợ công không vượt quá 50% – 60% GDP hoặc không vượt quá 150% kim ngạch xuất khẩu. Ngân hàng Thế giới đưa ra mức quy định ngưỡng an toàn nợ công là 50% GDP. Các tổ chức quốc tế cho rằng, tỷ lệ nợ hợp lý đối với các nước đang phát triển nên ở mức dưới 50% GDP.Thứ hai, dịch vụ trả nợ công không vượt quá 15% kim ngạch xuất khẩu và dịch vụ trả nợ của Chính phủ không vượt quá 10% chi ngân sách. Tuy nhiên, trên thực tế không có hạn mức an toàn chung cho các nền kinh tế. Không phải tỷ lệ nợ côngGDP thấp là trong ngưỡng an toàn và ngược lại. Mức độ an toàn của nợ công phụ thuộc vào tình trạng mạnh hay yếu của nền kinh tế thông qua hệ thống chỉ tiêu kinh tế vĩ mô. Mỹ có tỷ lệ nợ công bằng 96% GDP nhưng vẫn được xem là ở ngưỡng an toàn bởi năng suất lao động của Mỹ cao nhất thế giới là cơ sở bảo đảm bền vững cho việc trả nợ. Nhật Bản có số nợ lên tới hơn 200% GDP vẫn được coi là ngưỡng an toàn. Trong khi đó, nhiều nước có tỷ lệ nợGDP thấp hơn rất nhiều nhưng đã rơi vào tình trạng khủng hoảng nợ như: Venezuela năm 1981 với tỷ lệ nợ công chỉ là 15% GDP; Thái Lan năm 1996 với tỷ lệ nợ công là 40% GDP; Argentina năm 2001 với tỷ lệ nợ công là 45% GDP; Ucraina năm 2007 với tỷ lệ nợ công là 13% GDP;Thứ ba, đánh giá nợ công trong mối liên hệ với các tiêu chí kinh tế vĩ mô. Để đánh giá đúng mức độ an toàn của nợ công không thể chỉ quan tâm đến tỷ lệ nợGDP, mà cần phải xem xét nợ một cách toàn diện trong mối liên hệ với các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô, nhất là tốc độ và chất lượng tăng trưởng kinh tế, năng suất lao động tổng hợp, hiệu quả sử dụng vốn (qua tiêu chí ICOR), tỷ lệ thâm hụt ngân sách, mức tiết kiệm nội địa và mức đầu tư xã hội… Bên cạnh đó, những tiêu chí như: cơ cấu nợ công, tỷ trọng các loại nợ, cơ cấu lãi suất, thời gian trả nợ… cũng cần được xem xét khi đánh giá bản chất nợ công, tính bền vững của nợ công. Khi nợ công tăng cao, vượt quá xa giới hạn được coi là an toàn, nền kinh tế rất dễ bị tổn thương và chịu nhiều sức ép cả bên trong và bên ngoài.Tóm lại, việc đánh giá đúng thực trạng nợ công và bản chất nợ công của một nền kinh tế, một quốc gia là vô cùng quan trọng, đặc biệt trong những thời điểm nhạy cảm. Bởi lẽ, nếu chỉ chú trọng vào con số tỷ lệ nợ công cao một cách thuần túy sẽ gây nên hiệu ứng tâm lý hoang mang, kích động, thiếu tin tưởng, làm gia tăng căng thẳng xã hội, bị giới đầu cơ lợi dụng tấn công, dễ gây rối loạn nền kinh tế, thậm chí dẫn nền kinh tế đến bên bờ vực phá sản. Ngược lại, nếu yên tâm với tỷ lệ nợ công còn trong giới hạn an toàn mà không phân tích cẩn trọng, chú ý đúng mức đến khoản nợ đó được hình thành như thế nào, bằng cách nào, thực trạng nền kinh tế ra sao và khả năng trả nợ thế nào…, cũng dễ đẩy nền kinh tế rơi vào vòng xoáy thâm hụt ngân sách, tác động tiêu cực đến tăng trưởng.5.Phân loại nợ côngCó nhiều tiêu chí để phân loại nợ công, mỗi tiêu chí có một ý nghĩa khác nhau trong việc quản lý và sử dụng nợ công.Theo tiêu chí nguồn gốc địa lý của vốn vay:Nợ công gồm có hai loại: Nợ trong nước và nợ nước ngoài.Nợ trong nước là nợ công mà bên cho vay là cá nhân, tổ chức trong nước. Nợ nước ngoài là nợ công mà bên cho vay là Chính phủ nước ngoài, vùng lãnh thổ, tổ chức tài chính quốc tế, tổ chức và cá nhân nước ngoài.Việc phân loại nợ trong nước và nợ nước ngoài có ý nghĩa quan trọng trong quản lý nợ. Việc phân loại này sẽ giúp xác định chính xác hơn tình hình cán cân thanh toán quốc tế. Việc quản lý nợ nước ngoài còn nhằm đảm bảo an ninh tiền tệ, vì các khoản vay nước ngoài chủ yếu bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi hoặc các phương tiện thanh toán quốc tế khác.Theo phương thức huy động vốn: Nợ công có hai loại: Nợ công từ thỏa thuận trực tiếp và Nợ công từ công cụ nợ. Nợ công từ thỏa thuận trực tiếp là khoản nợ công xuất phát từ những thỏa thuận vay trực tiếp của cơ quan nhà nước có thẩm quyền với cá nhân, tổ chức cho vay. Phương thức huy động vốn này xuất phát từ những hợp đồng vay, hoặc ở tầm quốc gia là các hiệp định, thỏa thuận giữa các nhà nước. Nợ công từ công cụ nợ là khoản nợ công xuất phát từ việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền phát hành các công cụ nợ để vay vốn. Các công cụ nợ này có thời hạn ngắn hoặc dài, thường có tính vô danh và khả năng chuyển nhượng trên thị trường tài chính.Theo tính chất ưu đãi của khoản vay làm phát sinh nợ công: Nợ công có ba loại: Nợ công từ vốn vay ODA, Nợ công từ vốn vay ưu đãi và Nợ thương mại thông thường.Theo trách nhiệm đối với chủ nợ: Nợ công được phân loại thành: Nợ công phải trả và Nợ công bảo lãnh. Nợ công phải trả là các khoản nợ mà Chính phủ, chính quyền địa phương có nghĩa vụ trả nợ. Nợ công bảo lãnh là khoản nợ mà Chính phủ có trách nhiệm bảo lãnh cho người vay nợ, nếu bên vay không trả được nợ thì Chính phủ sẽ có nghĩa vụ trả nợ.Theo cấp quản lý nợ: Nợ công được phân loại thành Nợ công của trung ương và Nợ công của chính quyền địa phương. Nợ công của trung ương là các khoản nợ của Chính phủ, nợ do Chính phủ bảo lãnh. Nợ công của địa phương là khoản nợ công mà chính quyền địa phương là bên vay nợ và có nghĩa vụ trực tiếp trả nợ. Theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước năm 2002 thì những khoản vay nợ của chính quyền địa phương được coi là nguồn thu ngân sách và được đưa vào cân đối, nên về bản chất nợ công của địa phương được Chính phủ đảm bảo chi trả thông qua khả năng bổ sung từ ngân sách trung ương.Việc phân loại nợ công có ý nghĩa rất quan trọng trong việc quản lý và sử dụng nợ công. Tương ứng với mỗi loại nợ sẽ có giải pháp quản lý bảo đảm quy mô nợ phù hợp, qua đó sẽ chủ động tăng hay giảm nợ để tạo nguồn thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội.6.Quỹ tích lũy trả nợQuỹ tích lũy trả nợ là quỹ thuộc ngân sách nhà nước, được Chính phủ thành lập và giao cho Bộ tài chính quản lý nhằm đảm bảo khả năng thanh toán nghĩa vụ nợ của các khoản vay về cho vay lại hoặc nghĩa vụ nợ dự phòng của ngân sách nhà nước phát sinh từ các khoản bảo lãnh của Chính phủ.Nguồn thu của Quỹ tích lũy trả nợ bao gồm:Thu hồi nợ từ các khoản vay về cho vay lại của Chính phủ.Phí bảo lãnh Chính phủThu hồi các khoản tạm ứng vốn từ quỹ tích lũy trả nợ theo quy định của Chính phủLãi tạm ứng vốn và lãi cơ cấu lại khoản nợ, danh mục nợ Chính phủLãi tiền gửi hoặc ủy thác quản lý nguồn vốn của Quỹ tích lũy trả nợCác khoản thu hợp pháp khácNội dung chi của Quỹ tích lũy trả nợ bao gồm:Hoàn trả ngân sách nhà nước các khoản trả nợ cho các khoản vay nước ngoài của Chính phủ vay về cho vay lạiỨng trả thay cho người được bảo lãnh trong trường hợp người được bảo lãnh không trả được nợỨng vốn để thực hiện cơ cấu lại khoản nợ, danh mục nợ chính phủ và nợ được Chính phủ bảo lãnh để giảm thiểu chi phí đi vayỨng vốn khác nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của Quỹ tích lũy trả nợ theo quy định của Chính phủChi phí nghiệp vụ quản lý Quỹ tích lũy trả nợ theo Quy định của Chính phủNguồn vốn tạm thời của Quỹ tích lũy trả nợ phải được bảo toàn, phát triển thông qua dịch vụ tiền gửi và quản lý tài sản của tổ chức tài chính, tín dụng có uy tín trong nước.II.Tổng quan về quản lý nợ công1.Khái niệm Quản lý nợ công là một tiến trình lập và thực hiện chiến lược quản lý nợ của một quốc gia nhằm tạo được lực lượng vốn theo yêu cầu, đạt được các mục tiêu về rủi ro và chi phí cũng như các mục tiêu khác mà Nhà nước đề ra.2.Tầm quan trọng của quản lý nợ côngNhìn lại lịch sử nền kinh tế thế giới từ trước tới nay, có thể thấy nợ công là một bộ phận thường trực trong các kế hoạch phát triển kinh tế và chưa bao giờ vắng bóng trong dự toán ngân sách Nhà nước của bất cứ quốc gia, châu lục nào. Do tính chất cần thiết khách quan và không thể thay thế được của nó, nhiệm vụ quản lý nợ công đang trở nên ngày càng quan trọng. Thứ nhất, quản lý nợ công, cụ thể là đưa ra cấu trúc các khoản nợ giúp ngăn chặn lây lan sự bất ổn kinh tế. Thứ hai, chính sách quản lý nợ công thận trọng giúp giảm thiểu những cuộc khủng hoảng tài chính – tiền tệ bắt nguồn từ khâu quản lý nợ yếu kém. Thứ ba, một cơ chế quản lý tốt sẽ giúp chính phủ xác định được: vay nợ bao nhiêu là hợp lý để vừa đảm bảo nhu cầu của chính phủ, vừa vay được với chi phí thấp và giảm thiểu rủi ro. Thực tế chỉ ra rằng, không phải mọi khoản nợ công đều mang tính tiêu cực. Do đó, vấn đề đặt ra trước hết là phải quản lý nợ công như thế nào cho hiệu quả.3.Mục tiêu của quản lý nợ côngHướng dẫn quản lý nợ công của IMFWB2001 chỉ rõ: “mục tiêu của quản lý nợ công là đảm bảo nhu cầu tài chính của chính phủ được đáp ứng với chi phí thấp nhất trong trung và dài hạn phù hợp với mức độ rủi ro”. Thông qua chính sách và kế hoạch phát triển riêng của từng quốc gia, mục tiêu này đã được cụ thể hóa, thể hiện thông qua các nội dung chủ yếu trong quản lý nợ công, bao gồm: Bảo đảm tính minh bạch và trách nhiệm giải trình đối với vấn đề cơ cấu, quy mô và sử dụng nợ công. Nâng cao và hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về nợ công Xây dựng các chiến lược quản lý nợ cụ thể và hiệu quả. Xây dựng các mô mình quản lý rủi ro trong hoạt động quản lý nợ. Đề xuất và thực thi phát triển thị trường chứng khoán Chính phủ.4. Nội dung quản lý nhà nước về nợ công Theo luật Quản lý nợ công ban hành năm 2009 thì nội dung quản lý nhà nước về nợ công gồm có:Xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về quản lý nợ công.Xây dựng, ban hành chỉ tiêu an toàn về nợ, mục tiêu, định hướng huy động, sử dụng vốn vay và quản lý nợ công trong từng giai đoạn; hệ thống các chỉ tiêu giám sát nợ chính phủ, nợ công, nợ nước ngoài của quốc gia và kế hoạch vay, trả nợ chi tiết hàng năm.Tổ chức huy động, phân bổ, sử dụng vốn vay và quản lý nợ công đúng mục đích, hiệu quả, bảo đảm thực hiện đầy đủ nghĩa vụ trả nợ. Giám sát việc huy động, phân bổ, sử dụng vốn vay, trả nợ, quản lý nợ công, quản lý rủi ro tài khoá, bảo đảm an toàn nợ và an ninh tài chính quốc gia. Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn vay, hiệu quả quản lý nợ công.Tổng hợp, báo cáo, công bố thông tin về nợ công. Tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về quản lý nợ công.Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về quản lý nợ công. Xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong việc thực hiện pháp luật về quản lý nợ công.Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý nợ công.Hợp tác quốc tế trong quản lý nợ công.4.Nguyên tắc quản lý nợ côngTheo luật Quản lý nợ công ban hành năm 2009 thì Quản lý nợ công phải đảm bảo những nguyên tắc chặt chẽ sau:Nhà nước quản lý thống nhất, toàn diện nợ công, từ việc huy động, phân bổ, sử dụng vốn vay đến việc trả nợ.Bảo đảm an toàn nợ trong giới hạn được cấp có thẩm quyền phê duyệt, bảo đảm an ninh tài chính quốc gia và cân đối vĩ mô nền kinh tế. Bảo đảm hiệu quả trong việc vay vốn và sử dụng vốn vay; không vay ngắn hạn để đầu tư dài hạn. Vốn vay thương mại nước ngoài chỉ sử dụng cho các chương trình, dự án có khả năng thu hồi vốn trực tiếp và bảo đảm khả năng trả nợ.Người vay chịu trách nhiệm thực hiện đầy đủ nghĩa vụ trả nợ đối với khoản vay.Công khai, minh bạch trong việc huy động, phân bổ, sử dụng vốn vay, trả nợ và quản lý nợ công. Chương trình, dự án sử dụng vốn vay của Chính phủ, chính quyền địa phương phải được kiểm toán bởi Kiểm toán Nhà nước hoặc kiểm toán độc lập.Mọi nghĩa vụ nợ của Chính phủ được đối xử bình đẳng.5.Những hành vi bị cấm trong Quản lý nợ côngKhi tiến hành hoạt động quản lý nợ công thì những hành vi sau được coi là vi phạm pháp luật:Huy động vốn không đúng thẩm quyền, mục đích. Quyết định cho vay, cho vay lại, cấp bảo lãnh chính phủ không đúng thẩm quyền, mục đích, đối tượng. Sử dụng vốn vay trái phép, sai mục đích, lãng phí.Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để chiếm đoạt, chiếm dụng, gây thất thoát vốn vay.Thông đồng, thiếu trách nhiệm trong công tác thẩm định.Cản trở hoạt động giám sát, thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm việc thực hiện pháp luật về quản lý nợ công. Không cung cấp hoặc cung cấp không đầy đủ, kịp thời, chính xác thông tin về nợ công theo quy định của pháp luật.6.Hậu quả của việc quản lý nợ công không hiệu quảVấn đề quản lý nợ công hiện nay đang trở thành mối quan tâm lớn của nhiều quốc gia trên thế giới, cả những nước phát triển và đang phát triển. Trong điều kiện của nước ta hiện nay khi thu nhập còn tương đối thấp, tỷ lệ tiết kiệm thấp trong khi nhu cầu đầu tư lớn vào cơ sở hạ tầng và con người để nâng cao khả năng cạnh tranh trên trường quốc tế trong quá trình hội nhập, nâng cao tỷ lệ gia tăng trong dài hạn đáp ứng mục tiêu tăng trưởng GDP bình quân trên 8%năm thì nợ nước ngoài đóng vai trò hết sức quan trọng. Vấn đề đặt ra là phải quản lý tốt mục đích sử dụng vốn vay, hiệu quả sử dụng của vốn vay mang lại hệu quả cho sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Nếu không, quản lý nợ công không hiệu quả sẽ mang lại những hệ lụy hết sức nghiêm trọng cho quốc gia bởi lẽ bản chất của nguồn vốn đi vay là khoản nợ và đi kèm đó là nghĩa vụ trả nợ. Những hậu quả của việc quản lý nợ công kém hiệu quả có thể kể đến như sau:Một là, tệ nạn lãng phí, tham nhũng hoành hành. Biểu hiện qua chỉ số ICOR. Chỉ số ICOR càng cao càng phản ánh việc sử dụng vốn đầu tư không hiệu quả, tình trạng lãng phí, thất thoát vốn càng nhiều. Đặc biệt ở một số quốc gia đang phát triển như nước ta hiện nay đang được tài trợ bởi nhiều nguồn vốn vay lãi suất ưu đãi, thời gian ân hạn dài như nguồn vốn ODA từ các nước phát triển như Nhật Bản, EU…đã tạo ra tâm lý ỷ lại, tiêu “tiền chùa”, cha chung không ai khóc… Bên canh đó tệ nạn tham nhũng trở thành mối lo cho quốc gia. Quản lý lỏng lẻo tạo cơ hội cho tệ nạn tham nhũng hoành hành.Hai là, quản lý nợ công kém hiệu quả sẽ ảnh hưởng tới mức độ tín nhiệm quốc gia. Các khoản nợ cho dù do Chính phủ vay hay với tư cách bảo lãnh đều gắn liền với vai trò và nghĩa vụ của Chính phủ đối với các khoản vay này liên quan đến mức độ tín nhiệm quốc gia. Nếu công tác quản lý lỏng lẻo, gây thất thoát vốn vay, hiệu quả sử dụng vốn vay kém hiệu quả, không những làm suy giảm lòng tin ở nhà đầu tư mà lâu dài còn tác động đến khả năng hoàn trả nợ của quốc gia. Kết quả là gây ra tình trạng bất ổn trong tài chính quốc gia cũng như làm mất cân đối trong nền kinh tế vĩ mô.Ba là, từ việc bất ổn của kinh tế vĩ mô sẽ gây ra bất ổn chính trị, ảnh hưởng đến chủ quyền của quốc gia.Chính vì vậy, quản lý nợ công nói chung và nợ nước ngoài nói riêng luôn là nhiệm vụ hàng đầu, là mối quan tâm, là mục tiêu lâu dài của mỗi quốc gia.7.Các tiêu chí đánh giá hiệu quả quả lý nợ côngXác định mức độ ổn định nợ và dịch vụ nợ có ý nghĩa rất quan trọng trong việc quyết định xem xét nên tăng thêm nợ hay giảm nợ, hoặc lựa chọn nguồn vốn nào tài trợ cho thích hợp.Đánh giá tính ổn định nợ nước ngoài của VN theo mức ngưỡng của HIPCs 1Đánh giá tính bền vững của nợ công được thực hiện qua các chỉ tiêu sau:Tỷ lệ NPV của nợxuất khẩu (NPVX): đo lường hiện giá thuần của nợ nước ngoài liên quan đến khả năng trả nợ của quốc gia từ nguồn thu xuất khẩu; Tỷ lệ NPV của nợthu ngân sách nhà nước (NPVDBR): đo lường hiện giá thuần của nợ nước ngoài liên quan đến khả năng trả nợ của quốc gia lấy từ nguồn thu ngân sách nhà nước.Tuy nhiên, chỉ tiêu thứ hai chỉ được sử dụng nếu như đáp ứng hai điều kiện: (i) tỷ lệ xuất khẩuGDP (XGDP) phải lớn hoặc bằng 30% và (ii) tỷ lệ thu ngân sách nhà nướcGDP (DBRGDP) phải lớn hơn 15%. Một quốc gia được xem là an toàn nếu như NPVGDP nhỏ hơn 150%; NPVDBR nhỏ hơn 250%.Bảng 1: Ngưỡng nợ nước ngoài theo tiêu chuẩn HIPCsTỷ lệ nợMức ngưỡngNPV của nợxuất khẩu150%NPV của nợthu ngân sách trừ các khoản hỗ trợ250%Dịch vụ nợxuất khẩu15%Dịch vụ nợnguồn thu ngân sách trừ các khoản hỗ trợ10% Nguồn: UNDP, Dự án VIE01010.Dịch vụ nợxuất khẩu (TDSX) và dịch vụ nợnguồn thu ngân sách (TDSDBR): là những chỉ tiêu đo lường tính lỏng được Ngân hàng Thế giới và IMF đưa vào để đánh giá mức độ bền vững nợ công. TDSX đo lường khả năng thanh toán dịch vụ nợ từ nguồn thu xuất khẩu. Còn TDSDBR đo lường khả năng thanh toán dịch vụ nợ từ thu ngân sách nhà nước. Một quốc gia đảm bảo tính lỏng, TDSX phải thấp hơn 15% và TDSDBR thấp hơn 10%.Đánh giá sức mạnh thể chế và chất lượng chính sách quản lý nợ nước ngoàiSự ổn định nợ được đánh giá dựa trên các ngưỡng chỉ tiêu nợ được tính toán dựa vào kinh nghiệm lịch sử của các nước HIPCs, nhằm hướng đến ngăn ngừa các cú sốc liên quan đến nợ. Tuy vậy, trong vài năm gần đây, một cách tiếp cận mới mà Ngân hàng Thế giới đưa vào để đánh giá chất lượng quản lý nợ công đó là dựa vào chất lượng chính sách và thể chế. Các quốc gia có chính sách và thể chế tốt thì có thể chống đỡ được mức nợ cao hơn so với mức ổn định nợ cơ bản.Bảng 2: Mức ngưỡng phụ thuộc vào chính sách và thể chếMức ngưỡng (%)Đánh giá sức mạnh thể chế và chất lượng chính sáchKém CPIA ≤3Vừa3< CPIA

Ngày đăng: 16/09/2016, 22:02

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan