[Thảo luận] Sự phát triển chế độ PK dưới thời Đường

3 1.7K 12
[Thảo luận] Sự phát triển chế độ PK dưới thời Đường

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Nhóm . Lớp . Trường chuyên Lê Quý Đôn BÀI THẢO LUẬN ========= Chương III TRUNG QUỐC THỜI PHONG KIẾN Bài 5: TRUNG QUỐC THỜI PHONG KIẾN II. Sự phát triển chế độ phong kiến dưới thời Đường A. Nhà Tuỳ Nhà Tùy được sáng lập bởi vua Văn đế (tên thật là Dương Kiên), có thủ đô đặt tại Trường An (ngày nay là Tây An). Triều đại này được đánh dấu bởi các sự kiện như sự thống nhất nam và bắc Trung Quốc cũng như việc xây dựng kênh Đại vận hà, mặc dù nó là một triều đại Trung Quốc tương đối ngắn. Trong thời kỳ này các vua Văn đế và Dạng đế đã thực hiện nhiều cải cách: hệ thống phân chia ruộng đất công bằng, là sự mở đầu cho việc giảm sự ngăn cách giàu nghèo, làm tăng các hoạt động sản xuất nông nghiệp; tập trung hóa quyền lực nhà nước và việc đúc tiền đã được tiêu chuẩn và thống nhất hóa; quốc phòng được cải thiện và Vạn Lý Trường Thành được mở rộng. Phật giáo cũng đã được phát triển và khuyến khích trong cả nước, thống nhất các dân tộc và các nền văn hóa của Trung Quốc. Năm 587 nhà Tùy bắt đầu áp dụng chế độ khoa cử tại Trung Quốc. Triều đại này thông thường hay được so sánh với nhà Tần (8 thế kỷ trước đó) về sự ngắn ngủi cũng như sự tàn nhẫn của các chính sách của nó. Sự kéo dài ngắn ngủi của nhà Tùy được cho là do các nhu cầu bạo ngược của nhà nước đối với nhân dân, những người dân đã không thể chịu nổi các gánh nặng của sưu thuế và lao động cưỡng bức. Các nguồn lực này được sử dụng để xây dựng kênh Đại vận hà - một tượng đài của kỳ công xây dựng - cũng như để hoàn thiện các dự án xây dựng khác, bao gồm tái thiết Vạn Lý Trường Thành. Bị làm suy yếu đi bởi các chiến dịch quân sự tốn kém và thảm khốc giữa nhà Tùy và vương quốc Goguryeo (tên gọi của Triều Tiên khi đó) trong những năm đầu thế kỷ 7, triều đại này đã bị phân rã bởi những cuộc nổi loạn, phản bội và ám sát. B. Nhà Đường Cuối triều Hán, Trung Quốc lại rơi vào tình trạng rối loạn. Nông dân nổi dậy chống chính quyền phong kiến, còn bọn quý tộc quan lại thì chia sẻ đất nước thành nhiều quốc gia nhỏ, hỗn chiến liên miên. Cuối thế kỉ VI, Trung Quốc thống nhất trở lại dưới triều nhà Tuỳ (581 – 618). Sau đó Lý Uyên cướp ngôi nhà Tuỳ,dẹp tan phe đối lập, đàm áp cuộc khởi nghĩa, lập ra nhà Đường (năm 618 – 907). 1) Về kinh tế: kinh tế phát triển tương đối toàn diện a) Nông nghiệp: khá phát triển, ruộng đất được cấp theo chế độ quân điền, nhưng vẫn không chấm dứt được nạn chiếm hữu ruộng đất - Ban phát ruộng đất cho dân cày, khuyết nông, giảm thuế - Nhà nước đem ruộng đất do mình trực tiếp quản lý chia cho nông dân cày cấy. - Các quan lại, tuỳ theo chức vụ cao thấp, được cấp ruộng đất làm bổng lộc - Ruộng trồng lúa, người làm thuê đến 60 tuổi phải trả lại cho nhà nước; ruộng trồng dâu được cha truyền con nối. - Khi nhận ruộng, nông dân phải thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước theo chế độ tô, dung, điệu (tô: thuế ruộng - bằng lúa; dung: thuế thân – bằng lao dịch; điệu: thuế hộ khẩu - bằng vải lụa). - Ruộng tư nhân cũng phát triển. Do việc ban cấp ruộng đất cho các cận thần nên nhiều người tập trung trong tay rất nhiều ruộng đất. Có người được mệnh danh là “ông nhiều ruộng” (Lư Tùng Nguyên), “kẻ nghiện đất” (Lý Bành Niên)… - Áp dụng kỹ thuật canh tác mới, chọn giống . dẫn tới năng suất tăng - Chùa và đại điền chủ được miễn thế ngày càng giàu thêm - Nhà nước sẽ đứng ra cho dân chúng vay nợ trong kì giáp hạt, giảm nhẹ khoản đóng góp của nhân dân, khuyến khích khẩn hoang, làm các công trình thuỷ lợi để phát triển sản xuất. Tuy nhiên, hiệu quả của quá trình cải cách không được bao nhiêu 1 b) Công nghiệp: Phát triển, chủ yếu là tiểu công nghiệp - Có các xưởng thủ công ( tác phường ) luyện sắt, đóng thuyền - Ép mía nấu thành đường, nấu muối, làm rượu nho ( bồ đào tửu), trông cây bông vải và sản xuất vải - Trà được trồng nhiều, cách pha chế hoàn bị, sử dụng phổ thông - Sản xuất nhiều đồ sứ với kỹ thuật tiến bộ, nung được những bộ trà khá đẹp - Nghề in phát triển : chế tạo được giấy, dùng muội ( khói) cây thông để chế mực, kinh được in đầu tiên bằng mộc bản ( ở Tứ Xuyên ) - Phát minh ra Hoạt tự, chế tạo ra chữ đầu tiên bằng kim loại ( đồng đỏ ) - Sản xuất được lụa in hoa và thêu kim tuyến, đã xuất hiện các trung tâm dệt nổi tiếng như Hàng Châu c) Thương nghiệp: Rất phát đạt, có quan hệ buôn bán với hầu hết các nước châu Á - Những thương nhân họp thành hội - Đặt ra một loại “ phi tiền” ( tiền bay) như hối phiếu ngày nay - Có hai trung tâm thương mại lớn + Phía Bắc là Tràng An + Con “ đường lụa” mở trở lại nhờ Thái tôn đặt lại cuộc đô hộ Tây Vực, còn nhiều đường khác thông qua các nước Tây Á, đưa đến Ấn Độ, Đông Âu - Miền Nam phong phú hơn miền Bắc, gồm 3 khu vực : + Khu hạ lưu sông Dương Tử: nhiều ngũ cốc, xuất hiện lò nung sứ đầu tiên + Thượng lưu sông Dương Tử: mỏ muối, trà và nghề in + Khu Quảng Châu: buôn bán với các nước ngoài bằng bờ biển, có một ty Thị Bạc để quản lý các thuyền buôn => Kinh tế thời Đường phát triển cao hơn so với các triều đại trước 2) Dân số - Thị trấn - Thị trấn lớn nhất là Tây Kinh Tràng An, hình chữ nhật, một chiều 9.7 cây số, một chiều 8.6 cây số - Kinh đôthời đông đến 2 triệu người - Khu dân chúng + Có 11 đại lộ từ Đông qua Tây, 14 đại lộ từ Bắc tới Nam đều chia thẳng góc với nhau + Chia thành 108 xóm, mỗi xóm có luỹ tre đất bao xung quanh với 2 hoặc 4 cổng, ban đêm đóng + Dân tập trung ở dọc đại lộ từ Bắc xuống Nam, xóm chợ Đông và Tây, gần cửa hàng của các thương nhân - Có trên 30 ngôi chùa, đền lớn - Phía Bắc, bên bờ sông Vị là một vườn thượng uyển mênh mông + Gồm 30 lâu đài cách biệt nhau, rải rác trong vườn. + Lâu đài rộng nhất ( 77.6m x 130.4m) có nóc được chống bằng 164 cột + Trong góc vườn có sân chơi polo ( mã cầu : cưỡi ngựa mà đánh cầu ) - Tràn An là nơi tụ họp của đủ giống người : nhà Ấn Độ, tu sĩ đạo Cảnh giáo, con buôn Samarcande, quân lính Đột Quyết, sinh viên Nhật Bản . 3) Chính trị : chế độ phong kiến Trung Quốc phát triển đến đỉnh cao. Bộ máy nhà nước được kiện toàn a) Pháp luật - Tổ chức lại triều đình, sửa đổi quan chế, thay đổi chi tiết cho hoàn bị hơn - Soạn bộ luật mới gồm 12 phần: danh lệ ( nguyên tắc tổng quát) , vệ cấm ( hình pháp về cung điện và các cửa ải), chức chế ( quan lại) , hộ hôn ( hộ tịch và hôn nhân), đạo tặc, đấu tụng, trá nguỵ, tạp lục . - Có lệ, có thể dùng đồng mà chuộc tội ( VD: bị đày xa 3.000 dặm thì chuộc bằng 120 cân đồng ), nhưng 10 tội nặng ( thập ác) như mưu phản, bất kính, bất hiếu . thì không được chuộc - Giảm hoặc miễn hình cho những người trong hoàng tộc, có tay chân cố cựu của Hoàng đế, có đức hạnh, tài năng, công lao to lớn, những đại thần tam phẩm trở lên . - Binh chế: Các tráng binh phải làm lính làng mỗi năm một tháng. Ở bên cương phải đóng luôn 3 năm, có thể xin ở lại nhiều kỳ b) Bộ máy nhà nước 2 - Mọi quyền lực đều tập trung vào nhà Vua - Vua có ba vị Thái Sư, Thái Phó, Thái Bảo ( tam ) làm cố vấn tối cao, tuy chức cao nhưng không có quyền - Điều hành cơ quan hành chính là Thượng thư tỉnh gồm 6 bộ: bộ Lại, bộ Hộ, bộ Lễ, bộ Binh, bộ Hình, bộ Công - Mỗi bộ có một trưởng quan gọi là Thượng thư, và thứ quan gọi là Thị Lang ( Cũng có một bộ tựa như bộ thuộc địa để cai trị các lãnh thổ ở xa : Mông Cổ, Tân Cương, Tây Tạng . ). Không có bộ Ngoại giao vì Trung Hoa tự coi là hơn hết thảy các dân tộc khác và việc ngoại giao chỉ là tiếp các sứ thần tới dâng cống vật phẩm. Ngoài ra còn có Ngự sử đài là cơ quan giám sát - Toàn quốc được chia thành 10 đạo ( như tình ngày nay ), dưới đạo có châu, rồi huyện, hương, lý, thôn - Có thêm chức Tiết độ sứ ( là chức quan đứng đầu đạo, chỉ huy, cai quản cả dân sự và quân sự ở các vùng biên cương, nhằm mục đích ngăn chặn các mối đe dọa từ bên ngoài Trung Quốc ) thường do những người thân tộc và các công thần đảm nhiệm c) Giáo dục - Đặt các khoa thi để tuyển chọn người làm quan. Không phải chỉ có dòng dõi quý tộc, mà con em địa chủ, nếu học giỏi có tài, thi đỗ cũng có thể ra làm quan, được phong tước vị - Đặt ra khoa tiến sĩ trọng văn từ, khoa minh kinh trọng sự tinh thông một kinh. Lễ bộ coi việc khảo thí, người nào đậu, muốn làm quan thì phải thi lại ở bộ Lại, đậu nữa mới được bổ dụng. Các kỳ thi tổ chức rất nghiêm và công bằng, thí sinh gian lận bị trừng trị, giám khảo gian lận bị cắt chức => tạo điều kiện cho các tầng lớp phong kiến được tham gia bộ máy cai trị từ trung ương đến địa phương - Lập Sùng văn quán, Hoàng văn quán ở kinh đô chuyên dạy học cho con quý tộc, đại quan liêu - Lập trường Quốc tử học, Đại học, Tứ môn học ( Thư học, Luật học, Toán học, Đạo học) để đào tạo các chuyên viên, ky thuật gia - Cùng với sự tôn sùng đạo Phật, Nho giáo được phát triển thêm một bước về lí luận. Các vua Tống đề cao Nho học, đồng thời cũng làm cho Nho giáo đượm thêm màu sắc tôn giáo, mở Hoằng văn điện chứa 2 vạn quyển sách để học sĩ giảng cứu d) Cai trị - Với sức mạnh và quyền lực to lớn của mình, các vua nhà Đường tiếp tục đi xâm chiếm đất đai. - Nhà Đường đã đem quân lấn chiếm vùng Nội Mông ở phía bắc, chinh phục Tây Vực ở phía tây (nay là Tân Cương), xâm lược bán đảo Triều Tiên, củng cố chế độ thống trị ở “An Nam” (lãnh thổ nước ta thời ấy), ép nước Tây Tạng phải thần phục. - Trải qua các thời Tần, Hán, nhất là thời Đường, lãnh thổ Trung Quốc được mở rộng. Cuối triều đại nhà Đường, mâu thuẫn xã hội giữa nông dân và đại chủ quan lại ngày càng gay gắt dẫn đến khởi nghĩa nông dân nổi dậy chống chính quyền, tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa lớn do Hoàng Sào lãnh đạo nổ ra vào năm 875. Năm 907, nhà Đường bị lật đổ. Triệu Khuông Dẫn dẹp tan các lực lượng đối lập, lên ngôi vua, lập ra nhà Tống vào năm 960 3 . ========= Chương III TRUNG QUỐC THỜI PHONG KIẾN Bài 5: TRUNG QUỐC THỜI PHONG KIẾN II. Sự phát triển chế độ phong kiến dưới thời Đường A. Nhà Tuỳ Nhà Tùy được. – 907). 1) Về kinh tế: kinh tế phát triển tương đối toàn diện a) Nông nghiệp: khá phát triển, ruộng đất được cấp theo chế độ quân điền, nhưng vẫn không

Ngày đăng: 04/06/2013, 01:26

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan