Báo cáo thực tập QLKD: Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh Từ Liêm

23 380 0
Báo cáo thực tập QLKD: Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh Từ Liêm

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỤC LỤC 1. Lịch sử hinh thành và phát triển của ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn khu vực Chèm 2 1.1. Tên địa chỉ, quy mô của đơn vị 2 1.2. Sơ lược về quá trình hình thành và phát triển 2 2. Chức năng, nhiệm vụ 4 2.1. Chức năng: 4 2.2. Nhiệm vụ: 4 2.3. Các dịch vụ ngân hàng cung cấp và tiện ích: 6 3. Cơ cấu tổ chức: 8 3.1. Phòng tín dụng: 9 3.2. Phòng kế toán ngân quỹ: 10 3.3. Phòng kinh doanh ngoại hối và thanh toán quốc tế: 10 3.4. Phòng hành chính và nhân sự: 10 3.5. Phòng tin học và phụ trách thẻ: 10 4. Tình hình sản xuất kinh doanh của ngân hàng 11 4.1. Hoạt động huy động vốn 11 4.2. Tìmh hình cho vay và dư nợ tín dụng 15 4.3. Các hoạt động dịch vụ khác 18 4.4. Kết quả kinh doanh 20 5. Đề xuất về lựa chọn đề tài tốt nghiệp: 22

Đề tài tốt nghiệp Khoa QLKD- ĐH Công nghiệp Hà Nội MỤC LỤC 1 Lịch sử hinh thành và phát triển của ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn khu vực Chèm 2 1.1 Tên địa chỉ, quy mô của đơn vị .2 1.2 Sơ lược về quá trình hình thành và phát triển .2 2 Chức năng, nhiệm vụ 4 2.1 Chức năng: .4 2.2 Nhiệm vụ: 4 2.3 Các dịch vụ ngân hàng cung cấp và tiện ích: .6 3 Cơ cấu tổ chức: 8 3.1 Phòng tín dụng: .9 3.2 Phòng kế toán ngân quỹ: 10 3.3 Phòng kinh doanh ngoại hối và thanh toán quốc tế: 10 3.4 Phòng hành chính và nhân sự: .10 3.5 Phòng tin học và phụ trách thẻ: 10 4 Tình hình sản xuất kinh doanh của ngân hàng 11 4.1 Hoạt động huy động vốn 11 4.2 Tìmh hình cho vay và dư nợ tín dụng 15 4.3 Các hoạt động dịch vụ khác 18 4.4 Kết quả kinh doanh 20 5 Đề xuất về lựa chọn đề tài tốt nghiệp: 21 Sinh viên: Đỗ Thị Định 1 Lớp ĐH-TCNH3_K4 Đề tài tốt nghiệp Khoa QLKD- ĐH Công nghiệp Hà Nội 1 Lịch sử hinh thành và phát triển của ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn khu vực Chèm 1.1 Tên địa chỉ, quy mô của đơn vị Tên: Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh Từ Liêm( tên viết tắt là AGRIBANK) Địa chỉ: Đông Ngạc_ Từ Liêm_Hà Nội Mã số thuế: 0100686174-041 Sô điện thoại: 043.838.8672 Fax: 043.757.3116 1.2 Sơ lược về quá trình hình thành và phát triển Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam mà tiền thân là Ngân hàng phát triển nông thôn Việt Nam được thành lập năm 1988 theo quyết định số 53/HĐBT ngày 26/3/1988 của Hội đồng Bộ trưởng Ngân hàng được hình thành trên cơ sở tiếp nhận từ Ngân hàng Nhà nước tất cả các chi nhánh Ngân hàng Nhà nước huyện, phòng Tín dụng Nông nghiệp, quỹ tiết kiệm tại các chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố Ngày 14/11/1990, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng( nay là thủ tướng Chính phủ) ký quyết đình số 400/CT thành lập Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam thay thế Ngân hàng phát triển Việt Nam Ngân hàng Nông nghiệp là Ngân hàng thương mại đa năng, hoạt động chủ yếu trên lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, là một pháp nhân, hạch toán kinh tế độc lập, tự chủ, tự chịu trách nhiệm về hoạt động của mình trước pháp luật NHNo&PTNT huyện Từ Liêm là một trong số hơn 2300 chi nhánh, phòng giao dịch của hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam Địa bàn hoạt động chủ yếu là phạm vi huyện Từ Liêm Ngân hàng có vai trò quan trọng trong việc tạo lập nguồn vốn đáp ứng cho nhu cầu tín dụng của các thành phần kinh tế trên địa bàn Từ Liêm, cung cấp các dịch vụ Ngân hàng góp phần thực hiện các mục tiêu chương trình giải pháp kinh tế của hệ thống NHTM quốc doanh do Thống Đốc Ngân hàng đề ra, đồng thời góp phần vào sự phát triển kinh tế xã hội của Thủ đô Hà Nội Sinh viên: Đỗ Thị Định 2 Lớp ĐH-TCNH3_K4 Đề tài tốt nghiệp Khoa QLKD- ĐH Công nghiệp Hà Nội Ngày 31/5/1961 huyện Từ Liêm chính thức được thành lập gồm 26 xã với dân số trên 12 vạn người Để góp phần xây dựng và phát triển kinh tế thủ đô và Huyện Từ Liêm trong thời kì mới Tháng 7/1961 chi điểm ngân hàng nhà nước được thành lập với trên 10 các bộ nghiệp vụ được điều động tại các đơn vị, các địa phương về nhận nhiệm vụ Từ năm 1961- 1965 hoạt động chủ yếu của ngân hàng là huy động tập trung các nguồn vốn và quản lý tiền tệ, cho vay vốn và cung ưng tiền mặt phục vụ sản xuất và chiến đấu Thực hiện tốt ba trung tâm của ngân hàng địa phương Chi nhánh NHNo & PTNT Từ Liêm đã hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao trong giai đoạn này Từ năm 1988 – 1990 NGNo & PTNT Từ Liêm ra đời và bước đầu đổi mới NHNo Từ Liêm tiếp tục kiên tri đổi mới và phát triển trong những năm 1991 – 1996 Để đáp ứng yêu cầu của tình hình mới, ngày 26/10/1994 dưới sự đồng ý của Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam, giám đốc ngân hàng thanh phố Hà Nội ra quyết định số 42/TCCB – ĐT thành lập chi nhánh Chèm Ngân hàng Chèm là chi nhánh ngân hàng cấp 2 của NHNo & PTNT Việt Nam, thực hiện nhiệm vụ kinh doanh ngân hàng theo quy chế 951, định hướng số 242 của Tổng giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam, và theo quy chế số 40/TCCB ngày 16/7/1993, số 31/TCCB của giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp thành phố Hà Nội, đề án mô hình tổ chức Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam ngày 1/6/1994 Trong 18 năm phát triển (1994 – 2012), Ngân hàng Chèm đã có bước thay đổi và phát triển không ngừng Chi nhánh luôn bám sát mục tiêu định hướng của ngân hàng Trung ương, các cấp uỷ chính quyền địa phương Triển khai thực hiện nghiêm túc các cơ chế, chính sách quản lý và nhiệm vụ, thực hiện tốt hai pháp lệnh về ngân hàng và luật ngân hàng và các tổ chức tín dụng Nét nổi bật về hoạt động của ngân hàng trong 18 năm qua là: đổi mới căn bản hoạt động tín dụng, thực hiện tốt phương châm “đi vay để cho vay” với mục tiêu “an toàn, hiệu quả”; “có thu mới có chi” gắn kết quả lao động với phân phối thu nhập Trong quá trình phát triển NHNo & PTNT chi nhánh Từ Liêm đã thường xuyên chú trọng bồi dưỡng, đào tạo, nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ công nhân viên, hiện đại hoá trang thiết bị công nghệ ngân hàng, đa dạng hoá trong kinh doanh Xây dựng chi nhánh ngày càng phát triển bền vững, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao Sinh viên: Đỗ Thị Định 3 Lớp ĐH-TCNH3_K4 Đề tài tốt nghiệp Khoa QLKD- ĐH Công nghiệp Hà Nội 2 Chức năng, nhiệm vụ 2.1 Chức năng: - Trực tiếp kinh doanh trên địa bàn xã Đông ngạc, huyện Từ Liêm theo sự phân cấp của NHNo & PTNT huyện Từ Liêm - Tổ chức điều hành kinh doanh nội bộ theo uỷ quyền của Tổng giám đốc NHNo & PTNT Việt Nam - Thực hiện các nhiệm vụ khác được giao và lệnh của Tổng giám đốc NHNo &PTNT Việt Nam 2.2 Nhiệm vụ:  Huy động vốn từ các nguồn: Khai thác và nhận tiền gửi của các tổ chức, cá nhân và tổ chức tín dụng dưới các hình thức tiền gửi không kỳ hạn, tìên gửi có kỳ hạn và các loại tiền gửi khác trong nước và nước ngoài bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ theo quy định của giám đốc NHNo & PTNT Việt Nam  Phát hành chứng từ tiền gửi, trái phiếu, kỳ phiếu và các giáy tờ có giá khác để huy động vốn cho tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước theo quy định của NHNo & PTNT Việt Nam  Các hình thức khác theo quy định của ngân hàng No & PTNT Từ Liêm, NHNo & PTNT Việt Nam  Cho vay: Cho vay ngắn hạn nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh, dịch vụ, đời sống cho các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình thuộc mọi thành phần kinh tế theo phân cấp uỷ quyền  Cho vay trung hạn và dài hạn nhằm thực hiện các sự án đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, dịch vụ, đời sống cho các tổ chức, cá nhân, hộ sản xuất thuộc moin thành phần kinh tế phân theo cấp uỷ quyền  Đồng tiền cho vay có thể là nội tệ ( VNĐ), ngoại tệ (USD và các loại ngoại tệ khác theo quy định của NHNo & PTNT Việt Nam Sinh viên: Đỗ Thị Định 4 Lớp ĐH-TCNH3_K4 Đề tài tốt nghiệp - Khoa QLKD- ĐH Công nghiệp Hà Nội Cung cấp các dịch vụ thanh toán và ngân quỹ: • Cung ứng các phương tiện thanh toán • Thực hiện các dịch vụ thanh toán trong nước cho khách hàng • Thực hiện các dịch vụ thu hộ và chi hộ cho khách hàng • Thực hiện các dịch vụ thanh toán khác theo quy định của ngân hàng No & PTNT Việt Nam, NHNo & PTNT Từ Liêm - Kinh doanh các dịch vụ ngân hàng khác: Kinh doanh các dịch vụ theo luật các tổ chức tín dụng, bao gồm: thu, phát tiền mặt, máy rút tiền tự động, dịch vụ thẻ, các loại giấy tờ có gía, thẻ thanh toán, dịch vụ ngân hàng khác được ngân hàng Nhà nước, NHNo & PTNT Việt Nam cho phép - Hướng dẫn khách hàng xây dựng dự án, thẩm định dự án vay vốn, các dự án vượt quyền phán quyết phải trình giám đốc chi nhánh quyết định - Cung ứng các dịch vụ bảo lãnh cho các tổ chức, cá nhân trong nước theo quy định của NHNo & PTNT Việt Nam - Thực hiện hạch toán kinh doanh và phân phối thu nhập theo quy định của NHNo & PTNT Việt Nam và NHNo & PTNT Từ Liêm - Thực hiện kiểm tra nội bộ việc chấp hành thể lệ, chế độ nghiệp vụ trong phạm vi địa bàn theo quy định - Tổ chức thực hiện việc phân tích liên quan đến hoạt động tiền tệ tín dụng và đề ra kế hoạch kinh doanh phù hợp với kế hoạch kinh doanh của NHNo & PTNT Từ Liêm và kế hoạch phát triển kinh tế trên địa bàn - Chấp hành đầy đủ các báo cáo, thống kê theo chế độ quy định và theo yêu cầu đột xuất của giám đốc chi nhánh ngân hàng Chèm - Thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền, quảng cáo, tiếp thị trực tiếp cho hoạt động kinh doanh của chi nhánh cũng như việc quảng bá thương hiệu của ngân hàng No& PTNT Việt Nam - Thực hiện và giao các nhiệm vụ khác được ban giám đốc của ngân hàng No & PTNT Từ Liêm giao Sinh viên: Đỗ Thị Định 5 Lớp ĐH-TCNH3_K4 Đề tài tốt nghiệp Khoa QLKD- ĐH Công nghiệp Hà Nội 2.3 Các dịch vụ ngân hàng cung cấp và tiện ích: - Dịch vụ tài khoản: • Tài khoản tiền gửi tổ chức kinh tế: + Được hưởng các hình thức thanh toán + Được hưởng lãi xuất không kỳ hạn trên số dư tài khoản + Tránh rủi ro về tiền giả, giảm rủi ro tồn quỹ tiền mặt tại đơn vị Đồng thời các giao dịch trên tài khoản được bảo mật thông tin chặt chẽ + Thủ tục đơn giản, không mất phí mở tài khoản • Tài khoản cá nhân: + Được rút tiền mặt + Thực hiện các dịch vụ không dùng tiền mặt, như: uỷ nhiệm thu, uỷ nhiệm chi, phát hành séc, + Được hưởng lãi suất tiền gửi không kỳ hạn + Được dùng tài khoản cá nhân để nhận tất cả các thu nhập hợp pháp của mình + Nhânh tiền lương qua tài khoản cá nhân - Dịch vụ tiết kiệm: • Tiết kiệm không kỳ hạn • Tiết kiệm có kỳ hạn • Tiết kiệm bậc thang • Các sản phẩm khác như: kỳ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi,… - Dịch vụ trả lương qua tài khoản: • Đối với doanh nghiệp + An toàn, bảo mật + Giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí nhân công, chi phí quản lý tiền mặt, hạn chế rủi ro • Đối với cán bộ công nhân viên: + Tiền lương trên tài khoản được hưởng lãi suất và thuận lợi trong thanh toán + Tiết kiệm thời gian, chi phí giao dịch + Có thể sử dụng nhiều tiện ích khác của ngân hàng Sinh viên: Đỗ Thị Định 6 Lớp ĐH-TCNH3_K4 Đề tài tốt nghiệp Khoa QLKD- ĐH Công nghiệp Hà Nội - Dịch vụ chuyển tiền: • Chuyển tiền bằng tiền mặt • Chuyển tiền từ tài khoản • Tiện ích: + Có thể chuyển tới tất cả các tỉnh, thành phố trong cả nước + Thủ tục đơn giản, gọn nhẹ + Không cần có tài khoản tại ngân hàng + Phí chuyển tiền linh hoạt - Thanh toán biên mậu Bằng đồng Việt Nam(VNĐ) Nhân dân tệ( CNY), Riên Campuchia( KHR) và các loại tiền tệ tự do chuyển đổi khác Khách hàng có nhu cầu mua bán ngoại tệ phục vụ cho thanh toán sẽ được đáp ứng với tỷ giá cạnh tranh - Dịch vụ western union - Dịch vụ thanh toán xuất nhập khẩu: • Thanh toán nhờ thu o Nhờ thu hối phiếu trơn o Nhờ thu kèm theo bộ chứng từ D/P hoặc D/A • Thanh toán bằng thư tín dụng o L/C trả ngay o L/C trả chậm o L/C xác nhận o L/C chuyển nhượng o L/C đối ứng o L/C dự phòng - Kinh doanh ngoại tệ: • Mua bán ngoại tệ giao ngay- SPOT • Mua bán ngoại tệ kỳ hạn- FORWARD • Mua bán ngoại tệ hoán đổi- SWAP Sinh viên: Đỗ Thị Định 7 Lớp ĐH-TCNH3_K4 Đề tài tốt nghiệp Khoa QLKD- ĐH Công nghiệp Hà Nội - Dịch vụ bảo lãnh: • Bảo lãnh vay vốn • Bảo lãnh bảo hành • Bảo lãnh dự thầu • Bảo lãnh thanh toán • Bảo lãnh thực hiện hợp đồng • Các loại bảo lãnh khác - Dịch vụ thẻ ghi nợ nội địa - Dịch vụ mobile banking 3 Cơ cấu tổ chức: Hiện nay chi nhánh ngân hàng có mô hình tổ chức đơn giản nhằm giảm thiểu tính quan liêu trong hệ thống cũng như nâng cao tính năng động của tổ chức Ngoài ra, cơ cấu hoàn toàn được tổ chức theo định hướng phát triển do ngân hàng đề ra và liên quan chặt chẽ đến quản lý rủi ro Đồng thời tính linh hoạt và giảm thiểu quan liêu cũng luôn được đề cao giúp ngân hàng dễ thích ứng và thay đổi khi môi trường kinh doanh biến chuyển Sinh viên: Đỗ Thị Định 8 Lớp ĐH-TCNH3_K4 Đề tài tốt nghiệp Khoa QLKD- ĐH Công nghiệp Hà Nội Chi nhánh được tổ chức như sau: Giám đốc Phó giám đốc Phòng tín dụng doanh nghiệp Phòng tín dụng hộ sản xuất Phó giám đốc Phòng kiểm soát nội bộ Phòng phụ trách thẻ và tin học Phòng hành chính và nhân sự Phòng kế toán và ngân quỹ Phòng thanh toán và quốc tế 3.1 Phòng tín dụng: Có chức năng thực hiện quyết định cho vay, đề xuất cho vay và đầu tư đối với những dự án tín dụng theo phân cấp uỷ quyền Phân loại dư nợ, phân tích nợ quá hạn, tim nguyên nhân và đề xuất hướng khắc phục Phổ biến hướng dẫn, giải đáp thắc mắo cho khách hàng vê quy trình tín dụng, dịch vụ của ngân hàng Phối hợp các phòng khác theo quy trình tín dụng, tham gia ý kiến trong quy trình tín dụng, quản lý rủi ro theo chức năng, nhiệm vụ của phòng, nhằm đảm bảo ngân hàng làm ăn có lãi, giảm thiểu nợ xấu, nợ khó đòi Trước đây phòng có tên là phòng thẩm định và được đổi tên từ năm 2006 Sinh viên: Đỗ Thị Định 9 Lớp ĐH-TCNH3_K4 Đề tài tốt nghiệp Khoa QLKD- ĐH Công nghiệp Hà Nội 3.2 Phòng kế toán ngân quỹ: Trực tiếp hạch toán kế toán hạch toán thống kê và thanh toán theo quy định của NHNN, NHNo&PTNT Việt Nam Tiến hành các giao dịch với khách hàng 3.3 Phòng kinh doanh ngoại hối và thanh toán quốc tế: Khai thách ngoại tệ hợp lý về giá cả, đảm bảo nhu cầu thanh toán cho khách hàng, thực hiện các nhiệm vụ thanh toán quốc tế, kinh doanh ngoai tệ, tín dụng bảo lãnh ngoại tệ, mở tài khoản khách hàng nước ngoài Phòng kiểm tra kiểm soát nội bộ: Chức năng của phòng là kiểm tra giám sát việc chấp hành quy trình nghiệp vụ kinh doanh theo quy định của pháp luật và của NHNo&PTNT Việt Nam; giám sát vịêc chấp hành quy định về đảm bảo an toàn trong hoạt động tiền tệ, tín dụng và dịch vụ ngân hàng, … Xây dựng chương trình công tác năm, quý, tháng phù hợp với chương trình công tác kiểm tra, kiểm soát của ngân hàng 3.4 Phòng hành chính và nhân sự: Xây dựng chương trình công tác hàng tháng, quý, của chi nhánh và có trách nhiệm thường xuyên đôn đốc việc thực hiện chương trình đã được giám đốc phê duyệt Tư vấn pháp chế trong việc thực thi các giao kết hợp đồng, hoạt động tố tụng, tranh chấp dân sự, hình sự, kinh tế, lao động, hành chính liên quan đến các bộ, nhân viên và tài sản của chi nhánh 3.5 Phòng tin học và phụ trách thẻ: Phụ trách các công việc liên quan đến hệ thống máy tính của chi nhánh, giúp cho việc thực hiện các nhiệm vụ trên hệ thống diễn ra hiệu quả, không sai sót Triển khai nghiệp vụ thẻ trên địa bàn theo quy định của NHNo&PTNT Việt Nam Nhận xét: Thông qua cách quản lý theo chức năng, nhiệm vụ các phòng ban tai chi nhánh NHNo&PTNT chi nhánh Chèm có thể thấy bộ máy của chi nhánh phù hợp với công việc Sinh viên: Đỗ Thị Định 10 Lớp ĐH-TCNH3_K4 Đề tài tốt nghiệp Khoa QLKD- ĐH Công nghiệp Hà Nội và thực trạng hoạt động, chức năng nhiệm vụ được phân công rõ ràng cho từng phòng ban không bị chồng chéo Các phòng ban có chức năng nhiệm vụ khác nhau nhưng cùng phối hợp hỗ trợ lẫn nhau để hoàn thành nhiệm vụ được giao của cả chi nhánh Việc tổ chức bộ máy theo chức năng giúp nâng cao hiệu quả công việc, nâng cao công tác quản lý Đội ngũ nhân viên có trình độ chuyên môn cao, tác phong chuyên nghiệp càng góp phần nâng cao hiệu quả công việc, xây dựng được hình ảnh của ngân hàng trong mắt khách hàng tăng khả năng cạnh tranh Bên cạnh đó, chi nhánh nâng cao khả năng huy động vốn, cung cấp tín dụng và các dịch vụ của ngân hàng nhằm đáp ứng tốt nhất các nhu cầu tài chính của người dân 4 Tình hình sản xuất kinh doanh của ngân hàng 4.1 Hoạt động huy động vốn Huy động vốn là một hoạt động quan trọng và không thể thiếu của một ngân hàng thương mại Chính vì vậy, NHNo&PTNT chi nhánh Chèm luôn chú trọng trong công tác huy động vốn Đây là công tác khởi đầu trong chu trình kinh doanh của các ngân hàng thương mại Trong những năm qua bằng nhiều sự cố gắng và các biện pháp tích cực năng động, đa dạng hoá các hình thức huy động vốn, bố trí các mạng lưới hợp lý, hiệu quả, phong cách và thái độ phục vụ khách hàng được đổi mới, chi nhánh ngân hàng đã tạo được lòng tin, xây dựng được uy tín đối với khách hàng Thêm vào đó là ảnh hưởng của các yếu tố khách quan, yếu tố xã hội trên địa bàn huyện Tù Liêm, trong những năm qua tình hình huy động vốn của chi nhánh luôn được tăng trưởng với tốc độ cao Luôn đạt chỉ tiêu mà ngân hàng No&PTNT Việt Nam giao phó Sinh viên: Đỗ Thị Định 11 Lớp ĐH-TCNH3_K4 Đề tài tốt nghiệp Khoa QLKD- ĐH Công nghiệp Hà Nội Hình 4.1.1 Tổng số vốn huy động( đơn vị: tỷ đồng) Bảng 4.1.1 Tình hình huy động vốn theo loại tiền Đơn vị: Tỷ đồng Năm 2010 Chỉ tiêu Tổng Số tiền % Số tiền Năm 2011 So với năm % 2010 +/% Số tiền số vốn 3848,6 100 3688 100 -160,6 -4,17 8477, 5 Năm 2012 So với năm % 2011 +/% 100 4789,5 129,9 huy động Theo nội tệ 3551,6 92,28 3433 93,09 -118,6 -3,34 8148,6 96,46 4715,6 137,36 Theo ngoại 297 7,72 255 6,91 -42 298,9 3,54 43,9 17,21 tệ 14,14 (Nguồn: Phòng kế toán NHNo&PTNT khu vực Chèm_chi nhánh NHNo&PTNT khu vực Chèm) Qua bảng số liệu trên ta thấy: Trong 3 năm trở lại đây, khả năng huy động vốn của chi nhánh NHNo&PTNT khu vực Chèm là khá tốt Ta có thể thấy từ năm 2010 đến nay tổng số vốn huy động được của cả chi nhánh đều đạt mức trên 3000 tỷ 1năm Cụ thể năm 2010 là 3848,6 tỷ đồng, đến năm Sinh viên: Đỗ Thị Định 12 Lớp ĐH-TCNH3_K4 Đề tài tốt nghiệp Khoa QLKD- ĐH Công nghiệp Hà Nội 2011 là 3688 tỷ đồng, trong khi đó đến năm 2012, con số này đã lên tới 8477,5 tỷ đồng; tươmg đương với 129,9% so với năm 2011 Năm 2011, con số này đã giảm 160,6 tỷ đồng tương đương 4,17% so với năm 2010 Nguyên nhân của sự thay đổi này là năm 2011 nền kinh tế có dấu hiệu chững lại với hàng loạt các sự kiện như lạm phát cao, giá vàng liên tiếp đạt kỷ lục, vỡ nợ tín dụng đen, các thông tin tái cấu trúc hệ thống ngân hàng, đã tạo ra tâm lý bất ổn cho những khách hàng gửi tiền khiến cho lượng vốn huy động từ dân cư, tổ chức kinh tế suy giảm Đến năm 2012, trong tình hình khủng hoảng của nền kinh tế, với chính sách huy động vốn linh hoạt với nhiều ưu đãi cho khách hàng, khiến cho con số huy động được tăng cao Cụ thể tăng 4789,5 tỷ đồng; tương đương 129,9% Cho thấy nỗ lực của cán bộ nhân viên NHNo&PTNT khu vực Chèm Trong đó lượng vốn huy động chủ yếu là VNĐ, ngày càng tăng về cả số lượng và tỷ trọng Năm 2010, lượng vốn huy động bằng VNĐ là 35511,6 tỷ đồng chiếm 92,28%tổng nguồn vốn huy động, đến năm 2011 có giảm nhẹ xuống còn 3433 Năm 2012, con số này tăng lên 8148,6 tỷ đồng, tăng 4715,6 so với năm 2011, tương đương 137,36% Đồng nghĩa với đó là sự suy giảm tỷ trọng của nguồn vốn huy động bằng ngoại tệ Nguyên nhân là trong những năm gần đây, chính phủ và ngân hàng nhà nước liên tục ban hành các quan hệ về quản lý ngoại hối và tăng cường kiểm tra hoạt động giám sát ngoại hối khiến cho nhu cầu ngoại hối trong dân cư ngày càng tăng dẫn đến khả năng huy động vốn bằng ngoại tệ của ngân hàng giảm dần Bên cạnh đó, là do sự chênh lệch lãi suất tiền gửi VNĐ và lãi suất tiền gửi ngoại tệ cao khiến cho lượng tiền gửi bằng ngoại tệ giảm mạnh Bảng 4.1.2 Tình hình huy động vốn theo đối tượng Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2010 Sinh viên: Đỗ Thị Định Năm 2011 13 Năm 2012 Lớp ĐH-TCNH3_K4 Đề tài tốt nghiệp Khoa QLKD- ĐH Công nghiệp Hà Nội So với năm Số tiền Tổng % Số tiền % Số 2010 tiền +/- % 100 -160,6 -4,17 92,28 3433 93,09 -118,6 7,72 6,91 -42 -3,34 - số vốn 3848,6 huy động Theo nội tệ 3551,6 Theo ngoại 297 tệ 100 3688 255 14,14 8477, 5 So với năm % 2011 +/- 100 % 4789,5 129,9 8148,6 96,46 4715,6 137,36 298,9 3,54 43,9 17,21 (Nguồn: Phòng kế toán NHNo&PTNT khu vực Chèm_chi nhánh NHNo&PTNT chi nhánh Từ Liêm) Qua bảng số liệu ta thấy, tình hình huy động vốn của NHNo&PTNT khu vực Chèm chủ yếu là tiền gửi dân cư, tỷ lệ vốn huy động từ tiền gửi dân cư luôn đạt mức cao trên 85%, trong đó năm 2011 con số này đạt tới 88,53% Năm 2011, do những biến động của thị trường như giá vàng tăng nhanh, tỷ lệ lạm phát dự khiến cho tâm lý chung của dân cư là đầu cơ tích trữ vàng khiến cho tiền gửi của dân cư giảm sút, chỉ còn 3265 tỷ đồng Nhờ chinh sách lãi suất, năm 2012 con số này đã lên tới 74229 tỷ đồng, tương đương 127.5% so với năm 2011 Trong đó nguồn vốn huy động từ tổ chức kinh tế luôn duy trì ở mức trên 400 tỷ đồng, đến năm 2012 lên tới 1018.5 tỷ đồng Bảng 4.1.3 Tình hình huy động vốn theo thời hạn Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2010 Số % Sinh viên: Đỗ Thị Định Số tiền Năm 2011 % So với năm 14 Số Năm 2012 % So với năm Lớp ĐH-TCNH3_K4 Đề tài tốt nghiệp Khoa QLKD- ĐH Công nghiệp Hà Nội 2010 tiền Tổng số vốn huy động Tiền gửi của dân cư Tiền gửi của +/- 3848.6 100 3688 100 3402 88.40 3265 88.53 160.6 -137 % 2011 tiền +/- % -4.17 8447.5 100 4759.5 129.1 -4.03 7429 87.94 4164 127.5 446.6 11.60 423 11.47 -23.6 -5.28 1018.5 12.06 595.5 140.8 TCKT (Nguồn: Phòng kế toán NHNo&PTNT khu vực Chèm_chi nhánh NHNo&PTNT khu vực Chèm) Qua bảng số liệu ta thấy, tình hình huy động vốn của NHNo&PTNT khu vực Chèm chủ yếu là vay trung và dài hạn, tỷ lệ vay trung và dài hạn luôn đạt trên 70%, trong đó năm 2010 lên tới 78% Vay trung và dài hạn năm 2010 là 3000,9 tỷ đồng; năm 2011có giảm nhẹ xuống 2835,9 tỷ đồng tương đương 5%; đến năm 2012 do ngân hàng đạt đươc những thành tựu, con số lên tới 6227,1 tăng 3391,2 so với năm 2012 tương đương 120% so với 2011 Đạt được những thành quả tích cực này là do NHNo&PTNT khu vực Chèm có chính sách huy động vốn linh hoạt tạo ra sự yên tâm đối với khách hàng, làm tăng khả năng cạnh tranh với các ngân hàng khác trong địa bàn Các cán bộ của chi nhánh thì luôn tích cực tìm kiếm nguồn vốn mới trong dân cư và trong các tổ chức kinh tế 4.2 Tìmh hình cho vay và dư nợ tín dụng Tín dụng là hoạt động kinh doanh chủ yếu, là khâu quyết định hiệu quả kinh doanh của ngân hàng, là chức năng quan trọng nhất trong hoạt động của ngân hàng thương mại Đây là hoạt động đem lại thu nhập chủ yếu của một ngân hàng, chính lẽ đó NHNo&PTNT khu vực Chèm luôn coi trọng và đẩy mạnh công tác tín dụng nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh Hình 4.2.1 Dư nợ tín dụng Đơn vị: Tỷ đồng Sinh viên: Đỗ Thị Định 15 Lớp ĐH-TCNH3_K4 Đề tài tốt nghiệp Khoa QLKD- ĐH Công nghiệp Hà Nội Qua biểu đồ ta có thể đưa ra nhận xét khái quát, tổng dư nợ của chi nhánh khá lớn Năm 2010 đạt 1669 tỷ đồng; năm 2011 đạt 1855,3 tỷ đồng tăng 186,3 tỷ đồng tương đương 11,16% so với 2010; năm 2012 đạt 3474,8 tỷ đồng tăng 1619,5 tỷ đồng tương đương 87,29% so với 2011 Có được điều này là do chi nhánh đã đổi mới căn bản hoạt động tín dụng, biểu lãi suất cho vay luôn được điều chỉnh cho phù hợp với từng thời kỳ nhằm đạt hiệu quả cao nhất Sự tăng lên về tổng dư nợ tín dụng của NHNo&PTNT khu vực Chèm Cụ thể: Dựa vào bảng , ta thấy tổng dư nợ tín dụng 3 năm trở lại đây đều tăng Trong đó chủ yếu là dư nợ tín dụng nội tệ Năm 2010 dư nợ tín dụng nội tệ là 1351 tỷ đồng, chiếm 92% tổng dư nợ thì đến năm 2011 con số này đạt 1811 tỷ đồng chiếm 98% tổng dư nợ Cho thấy quy mô tín dụng bằng đồng nội tệ ngày càng tăng lên, năm 2012 dư nợ tín dụng bằng đồng nội tệ lên tới 3474,8 tỷ đồng; chiếm 100% tổng dư nợ Bảng 4.2.1 Tình hình dư nợ tín dụng theo các chỉ tiêu Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2010 Số Tỷ tiền Sinh viên: Đỗ Thị Định trọng 16 Năm 2011 Số Tỷ tiền trọng Năm 2012 Số Tỷ tiền Lớp ĐH-TCNH3_K4 trọng Đề tài tốt nghiệp 1 Dư nợ TD theo loại tiền 1669 Nội tệ 1531 Ngoại tệ 138 2 Dư nợ TD theo thời hạn 1669 Ngắn hạn 1315 Trung và dài hạn 354 3 Dư nợ TD theo TPKT 1669 DN NN 26 DN NQD 1166 Hộ SX, CV tiêu dùng 474 (Nguồn: Phòng kế toán NHNo&PTNT Khoa QLKD- ĐH Công nghiệp Hà Nội 100 1855.3 100 3474.8 100 92 1811 98 3474.8 100 8 44.3 2 100 1855.3 100 3474.8 100 79 1549 83 2989.3 86 21 306.3 17 485.5 14 100 1669 100 3474.8 100 2 41.3 2 104 3 70 1267 76 2786 80 2 360.7 22 584.8 17 khu vực Chèm_chi nhánh NHNo&PTNT chi nhánh Từ Liêm) Mặt khác, do những chính sách thắt chặt tín dụng ngoại tệ và chính sách quản lý ngoại tệ của ngân hàng nhà nước khiến cho quy mô tín dụng bằng ngoại tệ của ngân hàng bị thu hẹp Chính điều này làm cho dư nợ tín dụng ngoại tệ giảm cả về số lượng và tỷ trọng Năm 2010 dư nợ tín dụng bằng ngoại tệ là 138 tỷ, đến năm 2011 con số này chỉ còn 44,3 tỷ; đến năm 2012 thì không còn dư nợ tín dụng ngoại tệ Qua bảng 1.5.2.1, dựa vào tình hình dư nợ tín dụng phân theo thời gian, ta có thể thấy được xu thế tín dụng những năm gần đây là sự tăng lên của tín dụng ngắn hạn và sự giảm sút của tín dụng trung và dài hạn Về tín dụng ngắn hạn, tình hình dư nợ ngày càng tăng Năm 2010, dư nợ tín dụng ngắn hạn là 1315 tỷ đồng thì đến cuối năm 2012 con số này đã lên tới 2989,3 tỷ đồng tăng hơn 2 lần Cùng với sự tăng lên về số lượng, thì tỷ trọng dư nợ ngắn hạn trong tổng dư nợ các năm 2010, 2011, 2012 cũng ngày càng tăng Năm 2010 tỷ trọng dư nợ ngắn hạn mới đạt 79% thì năm 2010 đã đạt 83%, năm 2012 đạt 86% Dự đoán trong những năm tiếp theo, tỷ trọng dư nợ còn tiếp tục tăng Về tín dụng trung và dài hạn, ta có thể thấy sự giảm sút Dư nợ tín dụng trung và dài hạn vẫn duy trì về số lượng qua các năm, song về tỷ trọng thì có giảm sút qua các năm Năm 2010 dư nợ tín dụng trung và dài hạn chiếm 21% tổng dư nợ, thì đến năm 2012 con số này chỉ còn 14% Ngưyên nhân của sự thay đổi này là do trong năm 2011và 2012, nền kinh tế có nhiều sự biến động, nhiều sự kịên ảnh hưởng khiến cho những dự án đầu tư dài hạn ẩn chứa Sinh viên: Đỗ Thị Định 17 Lớp ĐH-TCNH3_K4 Đề tài tốt nghiệp Khoa QLKD- ĐH Công nghiệp Hà Nội nhiều rủi ro Điều này khiến cho tâm lý khách hàng là chuyển dần sang đầu tư những dự án ngắn hạn, khiến cho nhu cầu vốn dài hạn giảm, vốn ngắn hạn tăng Bên cạnh đó, dựa vào dư nợ tín dụng theo thành phần kinh tế, ta có thể thấy phấn lớn dư nợ của NHNo&PTNT khu vực Chèm là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, các hộ sản xuất và cho vay tiêu dùng ngày càng tăng Năm 2010 dư nợ tín dụng của DNNQD đạt 1166 tỷ đồng chiếm 70% tổng dư nợ và hộ sản xuất, cho vay tiêu dùng đạt 474 tỷ đồng chiếm 28% Đến năm 2011 và 2012 con số này dù tăng về giá trị nhưng tỷ trọng lại có xu hướng giảm cùng với đó là sự gia tăng của DNNQD, năm 2010 là 1166 tỷ đồng, tương đương 70%; năm 2011 là 1267 tỷ đồng, tương đương 76%; năm 2012 là 2786 tỷ đồng, tương đương 86% Trong đó dư nợ tín dụng của DNNN luôn duy trì và chiếm 1 tỷ trọng dưới 3% tổng dư nợ 4.3 Các hoạt động dịch vụ khác Bên cạnh, hoạt động tín dụng là hoạt động chính mang lại thu nhập cho ngân hàng thì các hoạt động kinh doanh khác cũng đem lại nguồn thu cho NHNo&PTNT khu vực Chèm Các nguồn thu đến từ các hoạt động như kinh doanh ngoai tệ, thanh toán quốc tếm chuyển tiền, bảo lãnh, kinh doanh thẻ và một số dịch vụ khác,… Bảng 4.3.1 Tình hình dịch vụ khác Đơn vị: Tỷ đồng Năm Năm 2011 2010 Chỉ tiêu Số tiền Số Năm 2012 So với năm tiền 2010 +/% 3.8 1.1 Số tiền So với năm 2011 +/- % 1.5 39 1 Thu phí chuyển tiền trong nước 2.7 Sinh viên: Đỗ Thị Định 41 18 5.3 Lớp ĐH-TCNH3_K4 Đề tài tốt nghiệp Khoa QLKD- ĐH Công nghiệp Hà Nội 2 Thu phí bảo lãnh 3 Thu từ hoạt 10.4 4.5 -5.9 -57 8.7 4.2 93 0.278 0.551 0.273 98 0.793 0.242 44 $ $ $ 80 $ 75,000 $ 30,000 67 động thẻ 4 Thu từ hoạt động KDNT 25,000 45,000 20,000 (Nguồn: Phòng kế toán NHNo&PTNT khu vực Chèm_chi nhánh NHNo&PTNT Khu vực Chèm) Qua bảng số liệu 4.3.1, ta thấy các hoạt động dịch vụ khác của NHNo&PTNT khu vực Chèm vẫn còn thấp, nhiều hoạt động dịch vụ khác có biến động qua các năm - Hoạt động chuyển tiền trong nước: Từ năm 2010 trở lại đây có xu hướng tăng thể hiện qua thu phí hoạt động chuyển tìên trong nước Năm 2010, phí chuyển tiền là 2,7 tỷ đồng thì năm 2011 đạt 3,8 tỷ đồng tăng 41% so với năm 2011 Năm 2012, phí thu từ hoạt động này đạt 5,3 tỷ đồng tăng 39% so với năm 2011 - Hoạt động bảo lãnh: Trong 3 năm trở lại đây có sự biến động mạnh Năm 2010, phí từ hoạt động này là 10,4 tỷ đồng Đến năm 2011, phí thu từ bảo lãnh đã có sự sụt giảm mạnh chỉ còn 4.5 tỷ đồng, giảm 57% so với năm 2010 Đến năm 2012, con số này tăng lên 8,7 tỷ đồng tương đương tăng 93% so với năm 2011 - Hoạt động kinh doanh thẻ: Đây là hoạt động phát triển có bước nhảy vọt về cả số lượng thẻ và phí từ hoạt động thẻ Trong năm 2011, phí thu từ hoạt động này đạt 551 triệu đồng tăng 98% so với năm 2010 Đến năm 2012, con số này tăng lên 793 triệu đồng tương đương 44% so với năm 2011 - Hoạt động kinh doanh ngoại tệ: đã có những thay đổi Năm 2010, thu ngoại tệ là 25000$ đến năm 2011 con số này đã lên tới 45000$ tăng 20000$ so với năm 2010 Năm 2012,con số này tăng lên 75000$ tương đương tăng 67% so với năm 2011 Trong những năm sắp tới, ngân hàng cần phải chú trọng phát triển và tìm các biện pháp để nâng cao hiệu quả của các dịch vụ này bởi đây là những hoạt động tiềm năng có thể đem lại lợi nhuận lớn cho ngân hàng Sinh viên: Đỗ Thị Định 19 Lớp ĐH-TCNH3_K4 Đề tài tốt nghiệp Khoa QLKD- ĐH Công nghiệp Hà Nội 4.4 Kết quả kinh doanh Kết quả hoạt động kinh doanh đối với một DN nói chung và một NHTM nói riêng là một chỉ tiêu vô cùng quan trọng, nó phản ánh năng lực và tình hình hoạt động của một ngân hàng, 1DN Chính vì vậy, để xem xét tình hình hoạt động của một ngân hàng chúng ta không thể bỏ qua chỉ tiêu này Chỉ tiêu cụ thể được phản ánh qua bảng số liệu sau: Bảng 4.4.1 Kết quả kinh doanh Đơn vị: Triệu đồng Năm 2010 Chỉ tiêu 1 Tổng thu Thu cho lãi vay 2 Tổng chi Chi lãi tiền gửi 3 Quỹ thu nhập Số tiền % Năm 2011 So với năm Số tiền 529,793 100 652,670 188,956 36 273,663 462,038 100 555,400 397,393 86 455,407 68,057 104,734 % 100 42 100 82 2010 +/% 122,877 84,707 93,362 58,014 36,677 23 45 20 15 54 Năm 2012 So với năm Số tiền % 2011 +/% 1,354,892 100 702,222 108 476,173 35 202,510 74 1,155,095 100 599,695 108 997,498 86 542,091 119 199,797 95,063 91 Về tình hình hoạt động kết quả kinh doanh của NHNO&PTNT khu vực Chèm trong 3 năm qua từ năm 2010 đến nay đã có những thành tích đáng kể Quỹ thu nhập của chi nhánh đã tăng lên liên tiếp từ 68057 triệu đồng từ năm 2010 lên đạt 104734 triệu đồng năm 2011 tăng 54% so với năm 2010 Đến năm 2012, con số này lên tới 199797 triệu đồng tương ứng tăng 91% so với năm 2011 Được thể hiện qua hình sau: Hình 4.4.1 Quỹ thu nhập Đơn vị: Triệu đồng Sinh viên: Đỗ Thị Định 20 Lớp ĐH-TCNH3_K4 Đề tài tốt nghiệp Khoa QLKD- ĐH Công nghiệp Hà Nội Nguyên nhân của sự tăng lên nhanh chóng của quỹ thu nhập là do sự tăng nhanh trong thu nhập cùng với đó là chính sách tiết kiệm trong hoạt động được phát động trong toàn chi nhánh Cụ thể, tổng thu năm 2010 đạt 529793 triệu đồng trong đó thu từ cho vay 42%; năm 2011 đạt 529793 triệu đồng tăng 53% so với năm 2010, trong đó thu từ cho vay đạt 36% Đến năm 2012, con số này đã đạt 1354892 triệu đồng tăng 108% so với năm 2011, trong đó thu từ lãi vay đạt 74% Mặt khác chi phí của chi nhánh có tăng nhưng tăng chậm hơn thu nhập Tổng chi phí năm 2010 là 465038 triêụ đồng, trong đó chi phí huy động vốn chiếm 86% Đến năm 2011, tổng chi phí đạt mức 555400 triệu đồng tăng 20% so với tổng chi phí năm 2010, trong đó huy động vốn giảm xuống chỉ còn 82% Nguyên nhân là do trong năm 2011, quy định trần lãi suất trong việc huy động vốn của NHNN đồng thời NHNN giám sát, kiểm tra chặt chẽ việc thực hiện tuân thủ của các ngân hàng thương mại đã giúp ngân hàng huy động được vốn với lãi suất thấp 5 Đề xuất về lựa chọn đề tài tốt nghiệp: Thực hiện đường lối phát triển kinh tế nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa mà Đảng và Nhà Sinh viên: Đỗ Thị Định 21 Lớp ĐH-TCNH3_K4 Đề tài tốt nghiệp Khoa QLKD- ĐH Công nghiệp Hà Nội nước ta đã đưa ra, trong những năm qua các DNNQD đã phát triển không ngừng và đạt nhiều thành tích đáng khích lệ Thông qua hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, DNNQD đã làm cho nền kinh tế trở nên linh hoạt hơn, làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hướng công nghiệp hoá- hiện đại hoá, đồng thời có đóng góp không nhỏ vào tăng trưởng kinh tế của Nhà nước Hiện nay, nền kinh tế nước ta đang trên đà phát triển, điều này đã làm cho nhu cầu vốn của DNNQD ngày càng gia tăng Tuy nhiên, do sự phát triển chưa hoàn thiện của các loại thị trường như: thị trường vốn, thị trường lao động, đã gây khó khăn cho các DNNQD trong quá trình huy động vốn, đặc biệt là khả năng tiếp cận với nguồn vốn tín dụng ngân hàng Do vậy, việc nâng cao chất lượng tín dụng đối với DNNQD đang là vấn đề được Đảng và nhà nước quan tâm trong giai đoạn hiện nay Dưới sự chỉ đạo của Nhà nước, trong những năm qua hệ thống ngân hàng đã có những đóng góp tích cực trong việc đáp ứng nhu cầu vốn của các thành phần kinh tế Qua quá trình thực tập và tìm hiểu tại ngân hàng No&PTNT khu vực Chèm- Chi nhánh Ngân hàng No&PTNT Từ Liêm, tôi nhận thấy hoạt động tín dụng của chi nhánh đối với khu vực DNNQD vẫn còn nhiều hạn chế cần khắc phục Vì vậy, tôi quyết định lựa chọn đề tài cho chuyên đề thực tập là: “ Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với DNNQD tai NHNo&PTNT khu vực Chèm- chi nhánh NHNo&PTNT Từ Liêm” Thông qua chuyên đề, tôi mong muốn đóng góp một phần nhỏ ý kiến của mình nhằm hoàn thiện chất lượng tín dụng đối với DNNQD tại NHNo&PTNT khu vực Chèm- Chi nhánh NHNo&PTNT Từ Liêm Nội dung chính của chuyên đề gồm 3 phần: Chương I: Những vấn đề cơ bản về nâng cao chất lượng tín dụng đối với DNNQD của ngân hàng thương mại Chương II: Thực trạng chất lượng tín dụng đối với DNNQD tại NHNo&PTNT khu vực Chèm- Chi nhánh NHNo&PTNT Từ Liêm Chương III: Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với DNNQD khu vực Chèm- Chi nhánh NHNo&PTNT Từ Liêm Qua báo cáo thực tập, Em xin chân thành cảm ơn tập thể cán bộ Ngân hàng No&PTNT Từ Liêm, sự hướng dẫn của thầy giáo Nguyễn Minh Phương, cùng sự góp ý của các giáo Sinh viên: Đỗ Thị Định 22 Lớp ĐH-TCNH3_K4 Đề tài tốt nghiệp Khoa QLKD- ĐH Công nghiệp Hà Nội viên khoa Quản Lý Kinh Doanh đã giúp em hoàn thành tốt báo cáo này Em xin chân thành cảm ơn Sinh viên: Đỗ Thị Định 23 Lớp ĐH-TCNH3_K4

Ngày đăng: 07/09/2016, 22:34

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • 1. Lịch sử hinh thành và phát triển của ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn khu vực Chèm

    • 1.1. Tên địa chỉ, quy mô của đơn vị

    • 1.2. Sơ lược về quá trình hình thành và phát triển

    • 2. Chức năng, nhiệm vụ

      • 2.1. Chức năng:

      • 2.2. Nhiệm vụ:

      • 2.3. Các dịch vụ ngân hàng cung cấp và tiện ích:

      • 3. Cơ cấu tổ chức:

        • 3.1. Phòng tín dụng:

        • 3.2. Phòng kế toán ngân quỹ:

        • 3.3. Phòng kinh doanh ngoại hối và thanh toán quốc tế:

        • 3.4. Phòng hành chính và nhân sự:

        • 3.5. Phòng tin học và phụ trách thẻ:

        • 4. Tình hình sản xuất kinh doanh của ngân hàng

          • 4.1. Hoạt động huy động vốn

          • 4.2. Tìmh hình cho vay và dư nợ tín dụng

          • 4.3. Các hoạt động dịch vụ khác

          • 4.4. Kết quả kinh doanh

          • 5. Đề xuất về lựa chọn đề tài tốt nghiệp:

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan