Phân tích tình hình tài chính của công ty nhiệt điện cao ngạn VINACOMIN

64 574 16
Phân tích tình hình tài chính của công ty nhiệt điện cao ngạn VINACOMIN

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

LỜI MỞ ĐẦU Trước ngưỡng cửa của tiến trình hội nhập kinh tế, để đứng vững trên thị trường các doanh nghiệp cần nâng cao năng lực cạnh tranh. Một tất yếu họ cần phải có uy tín với nhà đầu tư, nhà cung cấp, khách hàng…Đó sẽ là những người quan tâm đến tình hình tài chính của doanh nghiệp, tuy nhiên mục đích quan tâm khác nhau với từng đối tượng: đối với chủ doanh nghiệp thì mục đích quan tâm đến tình hình tài chính, để biết chính xác thực trạng tài chính của doanh nghiệp mình, từ đó đưa ra các quyết định kinh doanh Để phát triển nền kinh tế cũng như là để phát triển doanh nghiệp thì doanh nghiệp cần đi vào hoạt động có hiệu quả. Xuất phát từ việc được trao quyền tự chủ về tài chính, tự chủ sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp không còn con đường nào khác là phải tự lột xác, tự khẳng định mình trong thị trường, cũng như trong nền kinh tế, mà muốn làm được như thế thì tất yêu doanh nghiệp phải tự bảo toàn và phát triển được vốn sản xuất. Để bảo toàn được vốn sản xuất thì doanh nghiệp phải đảm bảo kinh doanh có lãi, nếu sản xuất kinh doanh không có lãi, thì việc bảo toàn vốn không thể thực hiện được, ngoài ra trong quá trình sản xuất kinh doanh để tăng vốn và phát triển sản xuât kinh doanh thì phải có vốn tích lũy và tích lũy ngày càng nhiều. Như vậy, trong điều kiện môi trường kinh doanh luôn biến động như hiện nay thì điều kiện tiên quyết, đảm bảo sự sống còn của doanh nghiệp chính là Lợi nhuận. Xuất phát từ nhận thức về tầm quan trọng của việc phân tích tình hình tài chính thông qua hệ thống báo cáo tài chính của doanh nghiệp, em đã chọn đề tài: “Phân tích tình hình tài chính của công ty nhiệt điện Cao Ngạn VINACOMIN” nhờ có sự hướng dẫn của Giảng viên Th.s: Đào Thúy Hằng và các cán bộ phòng kế toán, Ban quản lý của công ty, em đã tìm hiểu và tổng hợp khái quát chung về công ty nhiệt điện Cao Ngạn VINACOMIN . Em xin cảm ơn giáo viên hướng dẫn và các cán bộ công nhân viên trong công ty đã giúp đỡ và cung cấp cho em tài liệu này. Nội dung của bài chuyên đề được chia thành các phần sau: LỜI MỞ ĐẦU Nội Dung Chính Phần 1: Khái quát chung về hoạt động sản xuất kinh doanh và công tác kế toán của công ty. Phần 2: Phân tích tình hình tài chính thông qua hệ qua hệ thống báo cáo tài chính. Phần 3: Kết luận và đề nghị Kết Luận   PHẦN I BÁO CÁO TỔNG HỢP KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY NHIỆT ĐIỆN CAO NGẠN – VINACOMIN 1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty 1.1.1. Tên và địa chỉ của Công ty Nhiệt điện Cao Ngạn Vinacomin Tên gọi: Công ty Nhiệt điện Cao Ngạn Vinacomin. Địa chỉ trụ sở: Ngõ 719, đường Dương Tự Minh, phường Quán Triều, tp Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên. Giám đốc: Đinh Quang Vinh. Tel: 0280.3844.177 Fax: 0280.3644.706 Công ty trực thuộc Tổng công ty Khoáng sản VINACOMIN. Đơn vị mở tài khoản tại Ngân hàng Công Thương Lưu Xá Thái Nguyên, hoạt động theo quy định của Nhà nước. Tài khoản của Nhà máy: 102010000443029 – NHCT Lưu Xá – TP TN Mã số thuế: 0100103087010 Tổng diện tích của nhà máy là: 2998 m² Trong đó: Diện tích nhà xưởng sản xuất là: 2.400 m² Diện tích nơi làm việc là: 598 m² Hiện nay, Công ty đang hoạt động theo giấy chứng nhận đăng ký hoạt động Chi nhánh số 0104297034 003 được đăng ký lần đầu ngày 0682010 và thay đổi lần thứ 02 ngày 01112010 do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thái Nguyên cấp. Công ty chính thức phát điện thương mại từ ngày 07 tháng 01 năm 2011. Công ty áp dụng mẫu biểu Báo cáo tài chính, sổ sách kế toán theo QĐ số 152006QĐBTC ngày 2032006 của Bộ Tài chính, QĐ số 2142000QĐBTC ngày 28122000 của Bộ Tài chính, Chuẩn mực kế toán Việt Nam và các quy định hiện hành áp dụng thống nhất trong Tập đoàn VINACOMIN được ban hành kèm theo QĐ số 2917QĐHĐQT ngày 27122006 của Hội đồng quản trị Tập đoàn VINACOMIN. 1.1. Nhiệm vụ và chức năng của công ty Nhiệm vụ và chức năng của nhà máy.  Nhà máy nhiệt điện Cao Ngạn là một đơn vị thuộc tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN), với công suất 810 MW  Nhà máy nhiệt điện Cao Ngạn được giao nhiệm vụ quản lý khai thác, vận hành thương mại nhà máy nhiệt điện và các nghiệp vụ kỹ thuật. Như vậy, nhà máy nhiệt điện Cao Ngạn góp phần đảm bảo cung cấp điện ổn định cho vùng kinh tế trung du và miền núi Bắc Bộ. 1.2. Ngành nghề kinh doanh của công ty Theo đó ngành nghề kinh doanh của Công ty bao gồm: Đầu tư xây dựng, khai thác, vận hành các nhà máy nhiệt điện, các nhà máy thủy điện, các nhà máy điện sử dụng năng lượng mới, năng lượng tái tạo và lưới điện, hệ thống cung cấp điện (đối với các hoạt động xây dựng, doanh nghiệp chỉ hoạt động khi áp ứng đủ điều kiện năng lực thi công xây dựng theo quy định của pháp luật); Sản xuất điện; truyền tải và phân phối điện; mua bán điện; Quản lý các dự án đầu tư xây dựng công trỡnh điện (chỉ hoạt động khi đáp ứng đủ điều kiện năng lực thi công xây dựng theo quy định của pháp luật); Vận tải đường bộ, đường sắt, đường thủy; Thiết kế, chế tạo, lắp ráp, sửa chữa các sản phẩm cơ khí, thiết bị nhà máy điện, thiết bị điện, thiết bị chịu áp lực, kết cấu thép và các thiết bị công nghiệp khác (chỉ hoạt động khi đáp ứng đủ điều kiện năng lực thi công xây dựng theo quy định của pháp luật); Xây dựng các công trình nhà máy điện, đường dây và trạm điện, công trình công nghiệp, dân dụng, giao thông, thủy lợi, cảng biển, kết cấu hạ tầng (chỉ hoạt động khi đáp ứng đủ điều kiện năng lực thi công xây dựng theo quy định của pháp luật); Hoạt động tư vấn đầu tư: Tư vấn đầu tư xây dựng nhà máy, công trỡnh điện (chỉ hoạt động khi đáp ứng đủ điều kiện năng lực thi công xây dựng theo quy định của pháp luật); Sản xuất vật liệu xây dựng (chỉ hoạt động khi đáp ứng đủ điều kiện năng lực thi công xây dựng theo quy định của pháp luật); Xuất nhập khẩu các mặt hàng do đơn vị kinh doanh; Khai thác và thu gom than cứng, than non; Sản xuất vật liệu không nung; 1.3. Đặc điểm tổ chức bộ máy của công ty 1.3.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức Bộ máy quản lý của công ty được xây dựng theo mô hình trực tuyến chức năng. Thủ Trưởng chỉ đạo và điều hành công ty thông qua các bộ phận, đơm vị.  Sơ đồ 1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty Nguồn: Phòng tổ chức hành chính  1.3.2. Nhiệm vụ chức năng các phòng ban 1.3.2.1. Phòng kĩ thuật sản xuất a. Chức năng: Là phòng chức năng tham mưu trong bộ máy quản lý của Công ty. Chịu trách nhiệm trước Giám đốc về công tác sản xuất điện, quản lý phương thức vận hành, sửa chữa nhà máy điện và các mặt quản lý kỹ thuật khác, bao gồm nhưng không giới hạn bởi các nhiệm vụ sau: b. Nhiệm vụ, quyền hạn: Căn cứ vào phương thức vận hành đã được Giám đốc phê duyệt, có trách nhiệm xây dựng kế hoạch phương thức vận hành cho phù hợp với tình hình thiết bị, đảm bảo hiệu quả kinh tế, ổn định, chất lượng tốt, đáp ứng tối đa yêu cầu hợp lý và hợp pháp của người mua điện. Chịu trách nhiệm giám sát việc thực hiện phương thức vận hành, nghiên cứu các biện pháp nhằm thực hiện vận hành nhà máy an toàn. Tổ chức quản lý giám sát công tác kỹ thuật, đảm bảo tuân thủ các quy trình, quy phạm về quản lý vận hành nhà máy điện và lưới điện. Triển khai công tác quản lý kỹ thuật của nhà máy bao gồm các nội dung: Quản lý phương thức vận hành, quản lý chất lượng điện năng, quản lý các thiết bị trong sản xuất, quản lý kỹ thuật các khâu: Xây dựng cơ bản, sửa chữa, gia công, chế tạo thiết bị và vật tư, phụ tùng. Có nhiệm vụ tổ chức theo dõi kiểm tra việc thực hiện các công tác quản lý kỹ thuật ở các Phân xưởng để cùng với các phân xưởng giải quyết những khó khăn trong công tác sản xuất. Hướng dẫn các phân xưởng ghi chép các số liệu cho thống thất, đầy đủ, khoa học, đúng yêu cầu thông qua đó chịu trách nhiệm công tác quản lý kỹ thuật để báo cáo với Giám đốc và có biện pháp tăng cường quản lý công tác này. Chủ trì công tác nghiên cứu và áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, các sáng kiến cải tiến kỹ thuật, hợp lý hoá sản xuất. Tổ chức, hướng dẫn biên soạn các tài liệu kỹ thuật, xây dựng các quy trình mới (tham gia duyệt các quy trình chuyên ngành) và tham gia duyệt các quy trình bổ sung của các phân xưởng; Biên soạn các tài liệu giảng dạy để bồi huấn, đào tạo cho công nhân, thường xuyên và theo kế hoạch chung của Công ty, tổ chức kiểm tra định kỳ theo kế hoạch. Xây dựng các đề thi nâng cấp, nâng ngạch, nâng bậc theo yêu cầu cấp bậc, loại ngành nghề quy định và giám sát thi nâng cấp, nâng ngạch, nâng bậc, theo quy chế của Tổng công ty và của Công ty. Chủ trì thực hiện công tác hiệu chỉnh trong nhà máy cùng với các Phân xưởng có liên quan để quản lý tốt thiết bị nhằm nâng cao hiệu suất, phục vụ việc thực hiện các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật của Công ty. Tổ chức quản lý, bổ sung, bảo quản toàn bộ hồ sơ tài liệu kỹ thuật một cách khoa học, đúng quy định, đúng nguyên tắc khi sử dụng. Có trách nhiệm in ấn các bản vẽ kỹ thuật phục vụ chung cho Công ty. Nghiên cứu, đề xuất các biện pháp nhằm khai thác, tận dụng tiềm năng kỹ thuật của Công ty. Nắm chắc tình hình thiết bị, xe máy hàng ngày để có biện pháp quản lý, sửa chữa, bảo dưỡng nhằm nâng cao chất lượng thiết bị, nâng cao chất lượng điện năng. Tham gia xây dựng các định mức tiêu hao vật tư, nhiên liệu và các vật tư phụ tùng khác. Kiểm tra và thực hiện nghiêm chỉnh các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật đã ban hành, nghiên cứu hướng dẫn các đơn vị xây dựng các chỉ tiêu kinh tế phù hợp với tình hình thực tế của Công ty nhằm nâng cao năng suất lao động, giảm tiêu hao vật tư, hoàn thành tốt kế hoạch được giao. + Chấp hành, thực hiện đúng, đầy đủ các chủ trương đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước, các nội quy, quy chế của Công ty đối với người lao động. Thường xuyên giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức cho cán bộ công nhân viên. + Đảm bảo an ninh trật tự trong đơn vị. + Phối hợp với các tổ chức đoàn thể triển khai thực hiện các phong trào thi đua sản xuất và các phong trào khác của Công ty. + Các nhiệm vụ khác do Giám đốc giao. 1.3.2.2. Phòng kỹ thuật đo lường điều khiển: a. Chức năng: Là phòng chức năng tham mưu trong bộ máy quản lý của Công ty. Chịu trách nhiệm trước Giám đốc về công tác quản lý kỹ thuật công nghệ, hệ thống đo lường điều khiển nhà máy, sản xuất kinh doanh điện, thị trường phát điện cạnh tranh và các mặt quản lý kỹ thuật khác. b. Nhiệm vụ, quyền hạn:  Trực và sửa chữa hệ thống đo lường điều khiển (CI);  Sửa chữa, bảo dưỡng hệ thống DCS, máy tính và mạng máy tính điều khiển; hệ thống thụng tin liên lạc.  Quản lý phần mềm hệ thống điều khiển;  Tham gia công tác xây dựng, kiểm tra việc thực hiện các chỉ tiêu định mức kinh tế kỹ thuật của Cụng ty;  Quản lý, phân tích, đánh giá và báo cáo các thông số vận hành hàng ngày lien quan đến các chỉ tiêu công nghệ chính của Cụng ty;  Tham gia Thị trường điện, trực tiếp lập bản chào giá điện;  Công tác nghiên cứu và áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, các sáng kiến cải tiến kỹ thuật, hợp lý hoá sản xuất.  Tham gia hướng dẫn biên soạn các tài liệu kỹ thuật, xây dựng các quy trình mới (tham gia duyệt các quy trình chuyên ngành) và tham gia duyệt các quy trình bổ sung của các phân xưởng.  Tham gia biên soạn các tài liệu giảng dạy để bồi huấn, đào tạo cho công nhân, thường xuyên và theo kế hoạch chung của Công ty.  Tham gia xây dựng các đề thi nâng cấp, nâng ngạch, nâng bậc theo yêu cầu cấp bậc, loại ngành nghề theo quy định và giám sát thi nâng cấp, nâng ngạch, nâng bậc, theo quy chế của Tổng công ty và của Công ty.  Công tác hiệu chỉnh trong nhà máy cùng với các Phòng, Phân xưởng có liên quan để quản lý tốt thiết bị nhằm nâng cao hiệu suất, phục vụ việc thực hiện các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật của Công ty.  Tổ chức quản lý, bổ sung, bảo quản toàn bộ hồ sơ tài liệu kỹ thuật một cách khoa học, đúng quy định, đúng nguyên tắc khi sử dụng. Có trách nhiệm in ấn các bản vẽ kỹ thuật phục vụ chung cho Công ty.  Chấp hành, thực hiện đúng, đầy đủ các chủ trương đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước, các nội quy, quy chế của Công ty đối với người lao động. Thường xuyên giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức cho cán bộ công nhân viên.  Đảm bảo an ninh trật tự trong đơn vị.  Phối hợp với các tổ chức đoàn thể triển khai thực hiện các phong trào thi đua sản xuất và các phong trào khác của Công ty.  Các nhiệm vụ khác do Giám đốc giao. 1.3.2.3. Phòng an toàn – môi trường: a. Chức năng: Là phòng có chức năng tham mưu, giúp việc cho Giám đốc trong việc tổ chức thực hiện, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các hoạt động an toàn vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ, bảo vệ môi trường. b. Nhiệm vụ và quyền hạn:  Xây dựng nội quy, quy chế, quy trình, biện pháp bảo đảm an toàn – vệ sinh lao động, phòng, chống cháy nổ, bảo vệ môi trường trong công ty;  Quản lý theo dõi việc đăng ký, kiểm định các máy, thiết bị, vật tư và các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn vệ sinh lao động;  Xây dựng kế hoạch an toàn vệ sinh lao động, phòng, chống cháy nổ, bảo vệ môi trường hằng năm và đôn đốc, giám sát việc thực hiện kế hoạch; đánh giá rủi ro và xây dựng kế hoạch ứng cứu khẩn cấp;  Tổ chức thực hiện các hoạt động tuyên truyền, phổ biến các quy định về an toàn vệ sinh lao động, phòng, chống cháy nổ, bảo vệ môi trường của nhà nước và của Công ty;  Tổ chức huấn luyện về an toàn – vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ, bảo vệ môi trường cho người lao động;  Kiểm tra về an toàn vệ sinh lao động, phòng, chống cháy nổ, bảo vệ môi trường theo định kỳ ít nhất 1 tháng1 lần các phân xưởng và những nơi có các công việc nặng nhọc độc hại, nguy hiểm;  Kiểm tra môi trường lao động, an toàn thực phẩm của nhà ăn ca; theo dõi tình hình thương tật, bệnh tật phát sinh do nghề nghiệp; đề xuất với Giám đốc các biện pháp quản lý, chăm sóc sức khoẻ cho người lao động.  Đề xuất tham gia kiểm tra việc chấp hành các quy định về an toàn vệ sinh lao động, phòng, chống cháy nổ, bảo vệ môi trường trong phạm vi Công ty theo…;  Đề xuất với Giám đốc biện pháp khắc phục các tồn tại về an toàn vệ sinh lao động, phòng, chống cháy nổ, bảo vệ môi trường.  Yêu cầu người phụ trách bộ phận sản xuất ra lệnh đình chỉ công việc hoặc có thể quyết định việc tạm đình chỉ công việc ( Trong trường hợp khẩn cấp) khi phát hiện các nguy cơ xảy ra tai nạn lao động để thi hành các biện pháp bảo đảm an toàn lao động, đồng thời phải báo cáo Giám đốc về tình trạng này.  Đình chỉ hoạt động của máy, thiết bị không bảo đảm an toàn hoặc đã hết hạn sử dụng.  Tham gia điều tra, thống kê, báo cáo và quản lý các vụ tai nạn lao động theo quy định của pháp luật hiện hành.  Tham dự các cuộc họp giao ban sản xuất, sơ kết, tổng kết tình hình sản xuất kinh doanh và kiểm điểm việc thực hiện kế hoạch an toàn – vệ sinh lao động.  Tham gia góp ý về lĩnh vực an toàn vệ sinh lao động tại các cuộc họp xây dựng sản xuất kinh doanh, trong việc lập và duyệt các đề án thiết kế, thi công, nghiệm thu, trong việc tổ chức tiếp nhận và đưa vào sử dụng nhà xưởng, máy, thiết bị.  Tổng hợp và đề xuất với Giám đốc giải quyết các đề xuất, kiến nghị của các đoàn thanh tra, kiểm tra, của các đơn vị cấp dưới hoặc của người lao động.  Tham gia ý kiến vào việc thi đua, khen thưởng; tổng hợp đề xuất khen thưởng, xử lý kỷ luật đối với tập thể, cá nhân trong công tác bảo hộ lao động, an toàn vệ sinh lao động. 1.3.2.4. Phòng kế toán tài chính: a. Chức năng: Là phòng chức năng tham mưu trong bộ máy quản lý của Công ty. Tham mưu giúp việc cho Giám đốc thực hiện Luật kế toán thống kê, quản lý các hoạt động hạch toán kế toán, các hoạt động tài chính thống kê; công tác kiểm toán nội bộ bao gồm nhưng không giới hạn bởi các nhiệm vụ sau: b. Nhiệm vụ quyền hạn:  Tổ chức thực hiện công tác hạch toán, thống kê của Công ty.  Chủ trì công tác kiểm tra, thanh quyết toán vốn đầu tư XD cơ bản.  Thu xếp huy động vốn đảm bảo hoạt động của Công ty.  Tổ chức công tác kiểm kê tài sản của Công ty.  Thực hiện các nghiệp vụ kiểm toán công nợ của Công ty.  Tổ chức thanh toán các nghiệp vụ mua, bán sản phẩm và dịch vụ kể cả thanh toán bù trừ trong nội bộ Công ty.  Thực hiện các nghiệp vụ tín dụng, thanh toán của Công ty với các Ngân hàng, tổ chức tín dụng.  Báo cáo quyết toán tài chính năm của Công ty.  Phân tích và quản trị chi phí, đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả, sử dụng vốn, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.  Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc thực hiện các kiến nghị của kiểm toán.  Đề xuất các giải pháp xử lý sai phạm giảm thiểu rủi ro, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.  Tổ chức, hướng dẫn chỉ đạo các đơn vị trong việc ghi chép ban đầu các chứng từ về tài chính đến các nhân viên làm công tác thống kê, kế toán, các tổ sản xuất, phân xưởng, phòng ban.  Giúp Giám đốc tổ chức công tác thông tin kinh tế, hạch toán kinh tế, phân tích hoạt động kinh tế, thực hiện công tác quyết toán chính xác đúng nguyên tắc các công trình thuộc vốn xây dựng cơ bản. Tổ chức quy định việc luân chuyển chứng từ giữa các đơn vị trong Công ty.  Tổ chức kiểm kê định kỳ toàn bộ tài sản, nguyên vật liệu của Công ty, có trách nhiệm phân loại, đánh giá và đề xuất những biện pháp giải quyết để luân chuyển vốn được nhanh chóng đảm bảo nguyên tắc hoạt động kinh tế.  Chấp hành nghiêm chỉnh việc lập các báo cáo kế toán thống kê được phân công và các chế độ báo cáo định kỳ, đúng, bảo đảm sự chính xác của số liệu và đúng thời gian theo quy định Tổng Công ty.  Kiểm tra sự chính xác các báo cáo thống kê do các phân xưởng, phòng ban và đơn vị khác lập; Thực hiện nghiêm chỉnh các công tác quản lý kế toán thống kê về các mặt, công tác thu chi tài chính, công tác tiền lương đúng thời gian, đúng nguyên tắc đã quy định. Tổ chức lưu trữ, bảo quản toàn bộ hồ sơ chứng từ đúng quy định, quản lý tập trung thống nhất số liệu kế toán thống kê và củng cố các số liệu cho các bộ phận có liên quan trong Công ty và cho các cơ quan quản lý cấp trên theo chế độ hiện hành. 1.3.2.5. Phòng Kế hoạch: a. Chức năng: Là phòng chức năng tham mưu trong bộ máy quản lý của Công ty, chịu trách nhiệm trước Giám đốc về:  Quản lý công tác kế hoạch, quản trị chi phí, giá thành sản phẩm.  Quản lý công tác đầu tư xây dựng cơ bản. b. Nhiệm vụ quyền hạn:  Chủ trì lập và trình duyệt kế hoạch tác nghiệp, kế hoạch dài hạn, trung hạn và kế hoạch năm của Công ty .  Có trách nhiệm hướng dẫn các đơn vị xây dựng các kế hoạch và tổng hợp các kế hoạch của các đơn vị thành kế hoạch chung toàn Công ty, bảo vệ kế hoạch của Công ty khi cấp trên xét duyệt.  Căn cứ vào kế hoạch đã được duyệt, lập kế hoạch tiến độ sản xuất (kế hoạch tác nghiệp) tháng, quý và tổ chức phân bổ các kế hoạch sản xuất kinh doanh cho các đơn vị trong Công ty kịp thời, chính xác.  Có trách nhiệm cân đối, điều hoà, bổ sung các kế hoạch khi có sự thay đổi trong quá trình thực hiện đối với cấp trên và các phòng ban phân xưởng đảm bảo tính kịp thời.  Có trách nhiệm theo dõi, kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn các đơn vị thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch liên quan đến phần nghiệp vụ của phòng, tổng hợp tình hình thực hiện kế hoạch của các phòng ban phân xưởng, thường xuyên báo cáo với Giám đốc để xin ý kiến chỉ đạo được cụ thể, chính xác, kịp thời và qua đó tham gia việc phân tích hoạt động kinh tế của Công ty.  Xây dựng kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản để trình phê duyệt, tiến hành triển khai và chịu trách nhiệm hoàn chỉnh thủ tục đầu tư theo quy định. Chủ trì phối hợp với các đơn vị liên quan nghiệm thu thanh quyết toán công trình xây dựng cơ bản theo đúng quy định.  Tổ chức quản lý, bổ sung, bảo quản toàn bộ hồ sơ tài liệu kế hoạch, đầu tư xây dựng cơ bản đúng quy định, đúng nguyên tắc khi sử dụng.  Kiểm tra, theo dõi, đôn đốc, nắm tình hình thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch sản xuất – kỹ thuật để cân đối các chỉ tiêu một cách hợp lý.  Tham gia xây dựng các định mức tiêu hao vật tư, nhiên liệu và các vật tư phụ tùng khác. Kiểm tra và thực hiện nghiêm chỉnh các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật đã ban hành, nghiên cứu hướng dẫn các đơn vị xây dựng các chỉ tiêu kinh tế phù hợp với tình hình thực tế của Công ty nhằm nâng cao năng suất lao động, giảm tiêu hao vật tư, hoàn thành tốt kế hoạch được giao.  Theo dõi, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch xây dựng cơ bản, đảm bảo tiến độ thi công các công trình xây dựng cơ bản theo quy định.  Tập hợp đề xuất biện pháp giải quyết các yêu cầu về xây dựng cơ bản của các phòng ban, phân xưởng trong Công ty.  Làm thường trực công tác Pháp chế của Công ty.  Công tác thực hành tiết kiệm chống lãng phí. + Chấp hành, thực hiện đúng, đầy đủ các chủ trương đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước, các nội quy, quy chế của Công ty đối với người lao động. Thường xuyên giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức cho cán bộ công nhân viên. + Đảm bảo an ninh trật tự trong đơn vị. + Phối hợp với các tổ chức đoàn thể triển khai thực hiện các phong trào thi đua sản xuất và các phong trào khác của Công ty. + Các nhiệm vụ khác do Giám đốc giao. 1.3.2.6. Phòng Vật tư: a. Chức năng: Là phòng chức năng tham mưu trong bộ máy quản lý của Công ty, chịu trách nhiệm trước Giám đốc về công tác quản lý, cung ứng vật tư thiết bị phục vụ sản xuất trong nội bộ Công ty. b. Nhiệm vụ quyền hạn:  Tham gia xây dựng định mức vật tư, nhiên liệu, phụ tùng dự trữ theo yêu cầu sản xuất. Soạn thảo các hợp đồng cung ứng vật tư thiết bị và gia công cụ thể với các đơn vị cung ứng vật tư thiết bị theo sự phân cấp và uỷ quyền của Tổng công ty, đúng quy định về biểu mẫu và thời gian.  Tổ chức tiếp nhận, thu mua toàn bộ vật tư, thiết bị, nguyên nhiên liệu cho Công ty, đảm bảo đúng kế hoạch, đủ số lượng, đúng quy cách, chủng loại, chất lượng, tiến độ. Có trách nhiệm yêu cầu các cơ quan cung ứng có liên quan cung cấp đầy đủ theo yêu cầu của hợp đồng đã ký kết.  Tổ chức hệ thống kho tàng để thực hiện công tác quản lý, bảo vệ tài sản, vật tư, thiết bị của Công ty một cách khoa học, tiên tiến, đúng yêu cầu kỹ thuật để đảm bảo chất lượng theo đặc tính của từng loại vật tư.  Nắm chắc các loại vật tư, thiết bị hiện có trong phạm vi Công ty (kể cả phần vật tư thiết yếu do các đơn vị quản lý).  Tổ chức thực hiện nghiêm chỉnh đúng nguyên tắc thủ tục giao nhận các loại vật tư giữa tiếp liệu với thủ kho, giữa thủ kho với các đối tượng giao khác đảm bảo đúng số lượng, chủng loại, chất lượng, các loại thủ tục chứng từ.  Mở các loại sổ sách, thẻ kho tổ chức ghi chép rõ ràng theo dõi các loại hàng do kho quản lý.  Tổ chức cấp phát các loại vật tư, nguyên vật liệu chủ yếu (theo các quy định của Giám đốc) tới các đơn vị sản xuất và cấp phát các loại vật tư thông thường tại kho đúng nguyên tắc, thủ tục quy định, đủ số lượng, đúng chủng loại, quy cách, chất lượng cho người nhận hàng một cách nhanh chóng để phục vụ sản xuất kịp thời.  Có trách nhiệm kiểm tra giám sát và hướng dẫn việc sử dụng các vật tư trong Công ty, đúng định mức, đúng công việc đạt hiệu quả kinh tế cao, đồng thời có trách nhiệm phát hiện, báo cáo với Giám đốc việc sử dụng vật tư không đúng quy định gây thất thoát lãng phí.  Đề xuất với cấp trên những biện pháp giải quyết vật tư thiết bị ứ đọng.  Tổ chức, quản lý và đề xuất biện pháp thu hồi các loại vật tư hư hỏng, để xử lý, phục hồi, sửa chữa hoặc có biện pháp tiêu thụ.  Chủ trì lập kế hoạch nhu cầu vật tư, thiết bị hàng năm và dài hạn cho Công ty. Căn cứ kế hoạch nhu cầu vật tư thiết bị đã được phê duyệt, tổ chức kế hoạch tìm nhà cung cấp ký kết hợp đồng để cung ứng vật tư theo các quy định quản lý của Tổng công ty và của Nhà nước. 1.3.2.7. Phòng tổ chức – hành chính: a. Chức năng: Là phòng chức năng tham mưu trong bộ máy quản lý của Công ty, chịu trách nhiệm trước Giám đốc về nghiệp vụ:  Tổ chức cơ cấu bộ máy quản lý sản xuất, quản lý nhân sự và đào tạo phát triển nguồn nhân lực phục vụ sản xuất và chiến lược phát triển của Công ty.  Quản lý hành chính tổng hợp, quản lý nhà ăn, công tác y tế và điều hành công tác văn phòng.  Công tác bảo vệ an ninh trật tự trong công ty. b. Nhiệm vụ quyền hạn:  Công tác tổ chức lao động tiền lương:  Xây dựng quy hoạch và kế hoạch đào tạo cán bộ, công nhân hiện tại và kế cận cho các chức danh quản lý, vận hành nhằm đáp ứng được nhiệm vụ quản lý, vận hành Công ty trước mắt cũng như lâu dài.  Giúp Giám đốc nghiên cứu, xây dựng phương án tổ chức quản lý, tổ chức dây chuyền sản xuất tối ưu, đảm bảo tính khoa học, gọn nhẹ và hiệu quả.  Xây dựng quy chế và đề xuất việc thực hiện công tác cán bộ gồm: Đào tạo, bố trí, đề bạt, khen thưởng, kỷ luật, nâng bậc, nâng ngạch lương và bồi dưỡng nâng cao trình độ mọi mặt cho cán bộ đảm bảo đúng quy chế của Tổng công ty, đáp ứng yêu cầu sản xuất hàng năm của Công ty.  Căn cứ vào chủ trương, phương hướng phát triển của ngành, của lãnh đạo Công ty, các số liệu về dự kiến kế hoạch năm để lập kế hoạch lao động tiền lương và các kế hoạch khác thuộc nghiệp vụ của phòng phục vụ cho việc xây dựng kế hoạch chung của Công ty trình cấp trên và tham gia bảo vệ kế hoạch khi xét duyệt.  Tổ chức giao kế hoạch lao động xuống các phân xưởng và có biện pháp theo dõi, hướng dẫn, kiểm tra và thực hiện nghiệp vụ quản lý, giám sát sử dụng lao động, quản lý tiền lương, tiền thưởng, các định mức lao động, sử dụng cấp phát trang bị phòng hộ lao động.  Đề xuất áp dụng các hình thức trả lương, thưởng hợp lý trong Công ty.  Giúp Giám đốc tổ chức tuyển dụng lao động theo kế hoạch, định biên đã được duyệt và tổ chức ký kết hợp đồng lao động theo đúng Luật lao động.  Quản lý, kiểm tra và thực hiện nghiêm chỉnh các tiêu chuẩn định mức lao động đã ban hành trong Công ty, có nhiệm vụ nghiên cứu đề xuất bổ sung hoặc xây dựng mới các định mức lao động.  Quản lý và triển khai thực hiện các chế độ chính sách tiền lương, các chính sách, chế độ hiện hành khác của Nhà nước, các quy định của ngành, của Công ty đối với người lao động.  Tập hợp nghiên cứu giúp Giám đốc giải quyết các hình thức khen thưởng theo chế độ thưởng để không ngừng nâng cao năng suất lao động.  Tập hợp, nghiên cứu và lập các thủ tục, hồ sơ tài liệu về người lao động vi phạm kỷ luật trình Hội đồng kỷ luật xem xét. Chuẩn bị các quyết định thi hành kỷ luật hoặc xoá kỷ luật cho người vi phạm.  Tổ chức quản lý hồ sơ cá nhân theo phân cấp của Tổng công ty.  Lập báo cáo thống kê lao động, tăng giảm lao động theo quy định.  Làm thủ tục xuất nhập cảnh cho cán bộ công nhân viên ra nước ngoài công tác, học tập.  Lập và quản lý sổ theo dõi nhân lực của Công ty.  Tổ chức tốt công tác đào tạo, bổ túc, kèm cặp nâng bậc, bồi dưỡng nghề hàng năm đối với công nhân kỹ thuật trong Công ty.  Công tác hành chính quản trị:  Tổ chức thực hiện tốt các hoạt động văn phòng của Công ty quy định, các chế độ, nguyên tắc trong công tác đối nội, đối ngoại như: + Công tác tổng hợp văn thư lưu trữ, ấn loát, phiên dịch, đón tiếp. + Công tác thông tin liên lạc. + Quản lý phục vụ đời sống CBCNV. + Quản lý nhà cửa, tài sản, phương tiện làm việc, phương tiện phục vụ sinh hoạt chung của Công ty. + Quản lý nhà khách và tổ chức phục vụ nhà khách. + Tổ chức quản lý nhà nghỉ ca và các khu vực được phân công.  Căn cứ lịch trình công tác của lãnh đạo Công ty, tổ chức chắp mối và đôn đốc hoạt động giữa các phòng nhằm thực hiện nhiệm vụ của Công ty đã vạch ra.  Chuẩn bị lịch biểu và bố trí các cuộc họp nội bộ, các cuộc hội nghị, lễ tân, khánh tiết.  Kết hợp với cơ quan y tế địa phương có trách nhiệm tổ chức và thực hiện tốt công tác phòng bệnh và có biện pháp chữa bệnh đối với CBCNV trong Công ty đúng chế độ và qui định của Công ty. Khám sức khoẻ định kỳ hàng năm cho CBCNV  Tổ chức quản lý về công tác phục vụ ăn uống (cho khách, ăn giữa ca, bồi dưỡng độc hại cho CBCNV) đảm bảo an toàn vệ sinh.  Nghiên cứu đề xuất tổ chức các phong trào thi đua và các hình thức thi đua theo từng đợt, từng công việc trọng tâm nhằm kích thích đẩy mạnh mọi hoạt động trong sản xuất kinh doanh.  Phối hợp với tổ chức Công đoàn để tổ chức, quản lý theo dõi các phong trào thi đua đã được Giám đốc phê duyệt.  Công tác bảo vệ an ninh trật tự:  Xây dựng, trình duyệt, hướng dẫn, tổ chức thực hiện, kiểm tra đôn đốc các đơn vị trong Công ty thực hiện các Quy định, Quy chế có liên quan đến công tác bảo vệ an ninh trật tự, tài sản an toàn cơ quan doanh nghiệp.  Xây dựng, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các phòng ban, phân xưởng trong Công ry triển khai thực hiện chương trình công tác bảo vệ an ninh trật tự, bảo vệ sản xuất kinh doanh theo từng năm; tổ chức thực hiện các phương án bảo vệ tổng thể, phương án chuyên sâu đối với những mục tiêu kinh tế trọng điểm, bảo vệ các lĩnh vực hoạt động của Công ty và các phương án bảo vệ đột xuất.  Tổ chức thực hiện kế hoạch huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ, võ thuật cho lực lượng bảo vệ.  Phối hợp với lực lượng công an Thị trấn, huyện nắm vững tình hình an ninh trật tự, an toàn xã hội nơi cơ quan đóng, đề xuất với Giám đốc Công ty.  Xây dựng Nội quy Bảo vệ Công ty, xây dựng kế hoạch biện pháp, phòng chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác trong Công ty.  Thực hiện các biện pháp nghiệp vụ theo quy định của pháp luật và hướng dẫn nghiệp vụ bảo vệ của công an cấp tỉnh, để phòng ngừa, phát hiện và ngăn chặn những hành vi vi phạm nội quy bảo vệ cơ quan kịp thời đề xuất với Giám đốc phương pháp xử lý.  Làm nòng cốt trong phong trào quần chúng bảo vệ an ninh tổ quốc trong Công ty, xây dựng cơ quan doanh nghiệp an toàn, phối hợp với các tổ chức quần chúng liên quan trong Công ty, tuyên truyền phổ biến pháp luật nhằm nâng cao ý thức cảnh giác cho mọi người, hướng dẫn các tổ chức quần chúng tham gia bảo vệ an ninh trật tự, an toàn xã hội trong Công ty.  Lập báo cáo về công tác bảo vệ, công tác quốc phòng theo quy định.  Giúp Giám đốc xây dựng, tổ chức thực hiện các phương án bảo vệ chính trị, kinh tế trong Công ty để bảo đảm an toàn cho sản xuất theo hướng dẫn của Tổng công ty và sự chỉ đạo theo nghiệp vụ của cơ quan an ninh địa phương phù hợp tình hình thực tế của Công ty.  Tổ chức, xây dựng hướng dẫn mạng lưới bảo vệ trong toàn Công ty, tổ chức lực lượng tuần tra canh gác đảm bảo trật tự an ninh bảo vệ tài sản trong phạm vi Công ty.  Tổ chức quản lý các đối tượng và thanh tra nắm chắc tình hình CBCNV toàn Công ty phục vụ cho công tác bảo vệ chính trị, bảo vệ trật tự trị an nội bộ.  Phối hợp với Ban thanh tra nhân dân để thực thi nhiệm vụ theo qui định của pháp luật và tham gia giải quyết các đơn thư khiếu nại, tố cáo của CBCNV và các đơn thư khác có liên quan đến CBCNV trong Công ty.  Tổ chức, quản lý đăng ký hộ khẩu thường trú, tạm trú và quản lý Công tác hộ khẩu ở khu tập thể Công ty theo quy định của pháp luật.  Trực tiếp kiểm soát người và các phương tiện ra vào Công ty. Khi có sự việc xảy ra như: cháy nổ, tai nạn, gây rối trật tự công cộng….Trong Công ty phải tổ chức bảo vệ hiện trường, cấp cứu nạn nhân, bắt người phạm tội quả tang và báo ngay cho cơ quan công an nơi gần nhất.  Tổ chức quản lý an toàn ranh giới của Công ty, kịp thời phát hiện và dẹp bỏ các điểm lấn chiếm trái phép đất đai trong phạm vi Công ty quản lý. 1.3.2.8. Phân xưởng vận hành: a. Chức năng: Là phân xưởng chức năng tham mưu, giúp việc cho Giám đốc Công ty, chịu trách nhiệm trước Giám đốc về quản lý vận hành thiết bị: toàn bộ máy móc, thiết bị, vật tư, dụng cụ, trang bị và công trình kiến trúc các khu vực hệ thống Lò – Máy, hệ thống điện, hệ thống nhiên liệu, hóa. b. Nhiệm vụ, quyền hạn:  Quản lý công tác vận hành hệ thống thiết bị trong phạm vi được phân giao đảm bảo vận hành an toàn, ổn định, liên tục và kinh tế.  Phối hợp với các phòng ban phân xưởng và các đơn vị liên quan để hoàn thành kế hoạch sản xuất của Công ty, đảm bảo các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật của quá trình công nghệ.  Thực hiện tốt công tác thống kê, lưu trữ các thông số vận hành, thời gian vận hành, tiêu hao vật tư nguyên nhiên liệu của các thiết bị thuộc phạm vi quản lý của Phân xưởng theo quy định.  Thực hiện báo cáo định kỳ sản xuất, gồm có: Báo cáo tình trạng vận hành và sửa chữa, bảo dưỡng các thiết bị; Báo cáo tiêu hao nhiên liệu, vật tư thiết bị thay thế.  Thực hiện báo cáo đột xuất: Khi có sự cố lớn ảnh hưởng đến phương thức sản xuất (không mang tải theo kế hoạch, sự cố thiết bị, tổ máy, cháy, nổ…) phải tổ chức điều tra nguyên nhân và có báo cáo bằng văn bản kịp thời, đưa ra các đề xuất kiến nghị để giải quyết.  Căn cứ kế hoạch của Công ty, lập kế hoạch bảo dưỡng sửa chữa thường xuyên, sửa chữa lớn, trang thiết bị dụng cụ phục vụ sản xuất. Xây dựng kế hoạch của đơn vị: Sản xuất, Đào tạo, Thi đua, Bảo hộ lao động, Phòng chống cháy nổ, Phòng chống bão lụt, Vật tư, sửa chữa thiết bị, bảo dưỡng thiết bị,… và tổ chức triển khai kế hoạch theo quy định.  Đào tạo kèm cặp, nâng bậc cho cán bộ công nhân viên theo phân cấp.  Đảm bảo sản xuất an toàn cho người và thiết bị. Không ngừng cảI tiến kỹ thuật, phát huy sáng kiến trong sản xuất và quản lý, đảm bảo sản xuất đạt năng suất, chất lượng, hiệu quả cao.  Bố trí nhân lực đi ca cho từng chức danh vận hành của phân xưởng theo lịch đi ca của nhà máy được Giám đốc duyệt.  Chấp hành, thực hiện đúng, đầy đủ các chủ trương đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước, các nội quy, quy chế của Công ty đối với người lao động. Thường xuyên giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức cho cán bộ công nhân viên.  Đảm bảo an ninh trật tự trong Phân xưởng.  Phối hợp với các tổ chức đoàn thể triển khai thực hiện các phong trào thi đua sản xuất và các phong trào khác của Công ty.  Các nhiệm vụ khác do Giám đốc giao. 1.3.2.9. Phân xưởng sửa chữa: a. Chức năng: Là phân xưởng chức năng tham mưu, giúp việc cho Giám đốc Công ty, chịu trách nhiệm trước Giám đốc về quản lý bảo dưỡng sửa chữa, vận hành thiết bị: toàn bộ máy móc, thiết bị, vật tư, dụng cụ, trang bị và công trình kiến trúc các khu vực nhà xưởng sửa chữa, nhà xưởng sửa chữa ô tô xe máy, quản lý thiết bị vận tải (ô tô tải, máy xúc, máy gạt). b. Nhiệm vụ, quyền hạn:  Quản lý công tác vận hành hệ thống thiết bị trong phạm vi được phân giao đảm bảo vận hành an toàn, ổn định, liên tục và kinh tế.  Phối hợp với các phòng ban phân xưởng và các đơn vị liên quan để hoàn thành kế hoạch sản xuất của Công ty, đảm bảo các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật của quá trình công nghệ.  Thực hiện tốt công tác thống kê, lưu trữ các thông số vận hành, thời gian vận hành, tiêu hao vật tư nguyên nhiên liệu của các thiết bị thuộc phạm vi quản lý của Phân xưởng theo quy định.  Thực hiện báo cáo định kỳ sản xuất, gồm có: Báo cáo tình trạng vận hành và sửa chữa, bảo dưỡng các thiết bị; Báo cáo tiêu hao nhiên liệu, vật tư thiết bị thay thế.  Thực hiện báo cáo đột xuất: Khi có sự cố lớn ảnh hưởng đến phương thức sản xuất (sự cố thiết bị quản lý, cháy, nổ…) phải tổ chức điều tra nguyên nhân và có báo cáo bằng văn bản kịp thời, đưa ra các đề xuất kiến nghị để giải quyết.  Căn cứ kế hoạch của Công ty, lập kế hoạch bảo dưỡng sửa chữa thường xuyên, sửa chữa lớn, trang thiết bị dụng cụ phục vụ sản xuất. Xây dựng kế hoạch của đơn vị: Sản xuất, Đào tạo, Thi đua, Bảo hộ lao động, Phòng chống cháy nổ, Phòng chống bão lụt, Vật tư, sửa chữa thiết bị, bảo dưỡng thiết bị,… và tổ chức triển khai kế hoạch theo quy định.  Đào tạo kèm cặp, nâng bậc cho cán bộ công nhân viên theo phân cấp.  Đảm bảo sản xuất an toàn cho người và thiết bị. Không ngừng cải tiến kỹ thuật, phát huy sáng kiến trong sản xuất và quản lý, đảm bảo sản xuất đạt năng suất, chất lượng, hiệu quả cao.  Bố trí nhân lực đi ca cho từng chức danh vận hành của phân xưởng theo lịch đi ca của nhà máy được Giám đốc duyệt.  Chấp hành, thực hiện đúng, đầy đủ các chủ trương đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước, các nội quy, quy chế của Công ty đối với người lao động. Thường xuyên giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức cho cán bộ công nhân viên.  Đảm bảo an ninh trật tự trong Phân xưởng.  Phối hợp với các tổ chức đoàn thể triển khai thực hiện các phong trào thi đua sản xuất và các phong trào khác của Công ty.  Các nhiệm vụ khác do Giám đốc giao. Tình hình lao động của công ty được thể hiện theo bảng thống kê của công ty dưới đây: Biểu số 01: Tình hình sử dụng lao động của Công ty Nhiệt điện Cao Ngạn Vinacomin. Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 So sánh 20132012 Số lượng (người) Cơ cấu (%) Số lượng (người) Cơ cấu (%) Số lượng (người) Cơ cấu (%) I Tổng lao động 132 100 146 100 +14 +10,61 Trực tiếp 102 77,27 114 78,08 +12 +11,76 Gián tiếp+Phụ trợ 30 22,73 32 21,92 +2 +6,67 II Trình độ Đại học 19 14,39 21 14,38 +2 +10,53 Cao đẳng 02 1,51 02 1,37 0 0 Trung cấp 26 19,7 23 15,75 3 11,54 Công nhân 85 64,4 100 68,50 +15 +17,65 ( Nguồn: Phòng Tổ chức – Lao động) Hiện nay công ty có 146 cán bộ công nhân viên, làm việc trong các lĩnh vực khác nhau bao gồm: các viên chức chuyên môn nghiệp vụ, công nhân lành nghề, nhân viên phục vụ có hợp đồng lao động có thời hạn và không xác định thời hạn lao động. Qua bảng cơ cấu lao động của công ty ta thấy như sau: Năm 2013 số lượng ngưới lao động của công ty so với năm 2012 tăng 14 người, trong đó chủ yếu là công nhân trực tiếp. Lý do là do số lượng công việc tăng, có nhiều đơn đặt hàng hơn so với năm 2012. Xét về trình độ, năm 2013 trình độ đại học tăng hơn so với năm 2012 là 10,53% , nguyên nhân là do một số lao động của công ty đã tự đi học để nâng cao trình độ của bản thân. Công ty nhận than chủ yếu từ công ty Than Khánh Hòa( Thái Nguyên) về theo hai tuyến đường song và đường sắt. Than đường song được các cẩu bốc lên từ hệ thống băng tải đưa than vào kho hoặc vào hệ thống nghiền than, than đường sắt được chở bằng các tàu hoả, nhờ khoang lật toa dỡ tải đưa vào kho hoặc hệ thống nghiền than. Than đã nghiền nhỏ được đưa vào để đốt lò. Công ty sử dụng loại dầu nặng (dầu FO) để khởi động lò hơi và để đốt kèm lò hơi khi bị sự cố. Khi than cháy cung cấp nhiệt cho các dàn ống sinh hơi xung quanh lò biến nước thành hơi, hơi nước được sấy trong bộ phận quá nhiệt thành hơi quá nhiệt đưa sang quay tuabin và kéo máy phát điện…Điện được truyền đến trạm phân phối tải để đi tiêu thụ theo các mạch đường dây: Hà Nội, Hải Phòng, Lạng Sơn, Bắc Giang…   PHẦN 2 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH THÔNG QUA HỆ THỐNG BCTC CỦA CÔNG TY 2.1.Đặc điểm và phân loại vốn kinh doanh 2.1.1. Đặc điểm • Vốn biểu hiện giá trị của toàn bộ tài sản của doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định, là lượng giá trị thực của tài sản hữu hình và vô hình. • Vốn được tích tụ và tập trung đến một lượng nhất định mới có thể phát huy được tác dụng. Các nhà quản lý, nhà đầu tư không chỉ khai thác mọi tiềm năng của vốn mà còn phải cân nhắc, tính toán, tìm cách chọn nguồn huy động đủ để đảm bảo yêu cầu sản xuất kinh doanh và nâng cao hiệu quả sử dụng của mỗi đồng vốn. • Mỗi đồng vốn phải gắn liền với một chủ sở hữu nhất định. Nếu tồn tại những đồng vốn vô chủ từc là có sự chi tiêu lãng phí, thất thoát và kém hiệu quả. • Tiền chỉ là dạng tiềm năng, là hình thái ban đầu của vốn. Để trở thành vốn, thì tiền phải được đưa đi đầu tư, sản xuất kinh doanh và sinh lời. Và đồng thời, vốn không ngừng được bảo toàn, bổ sung và phát triển để thực hiện việc tái sản xuất. • Luôn luôn phải trả một khoản chi phí cho việc sử dụng vốn. 2.1.2. Phân loại  Vốn lưu động Vốn lưu động là một số vốn ứng trước về đối tượng lao động và tiền lương, tồn tại dưới hình thái nguyên vật liệu dự trữ, sản phẩm đang chế tạo, thành phẩm, hàng hoá và tiền tệ. Vốn lưu động luân chuyển giá trị toàn bộ ngay trong một lần và hoàn thành một vòng tuần hoàn sau một chu kỳ sản xuất kinh doanh. Vốn lưu động là công cụ phản ánh và kiểm tra quá trình vận động vật tư. Vốn lưu động vận chuyển nhanh hay chậm còn phản ánh số vật tư sử dụng tiết kiệm hay không, thời gian nằm ở khâu sản xuất và lưu thông có hợp lý không. Do vậy, thông qua tình hình luân chuyển vốn lưu động còn có thể kiểm tra việc cung cấp, sản xuất và tiêu thụ của doanh nghiệp.  Vốn bằng tiền: tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, tiền đang chuyển. Xu hướng chung vốn bằng tiền giảm được đánh giá là tích cực, không nên dự trữ lượng tiền mặt và tiền gửi ngân hàng mà phải đưa vào sản xuất kinh doanh, tăng vòng quay vốn hoặc hoàn trả nợ. Mặt khác sự gia tăng vốn bằng tiền làm tăng khả năng thanh toán nhanh.  Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn: các khoản đầu tư chứng khoán, góp vốn liên doanh và đầu tư tài chính khác có thời hạn dưới một năm. Giá trị này tăng lên chứng tỏ doanh nghiệp mở rộng liên doanh và đầu tư, sự gia tăng này có tích cực hay không còn phải xem xét hiệu quả việc đầu tư.  Các khoản phải thu: phải thu của khách hàng, trả trước cho người bán, thuế giá trị gia tăng được khấu trừ, phải thu nội bộ, các khoản phải thu khác. Là giá trị tài sản của doanh nghiệp bị các đơn vị khác chiếm dụng. Các khoản phải thu giảm, được đánh giá là tích cực, vấn đề đặt ra là phải xem xét tính hợp lý của số vốn bị chiếm dụng.  Hàng tồn kho: hàng mua đang đi trên đường, nguyên vật liệu tồn kho, công cụ, dụng cụ trong kho, chi phí sản xuất kinh doanh, thành phẩm, hàng hoá tồn kho, hàng gửi bán. Hàng tồn kho tăng do quy mô sản xuất mở rộng, nhiệm vụ sản xuất tăng lên nhưng các định mức dự trữ phải hợp lý.  Vốn lưu động khác: tạm ứng, chi phí trả trước, chi phí chờ kết chuyển, tài sản thiếu chờ xử lý, các khoản cầm cố, ký quỹ, ký cược ngắn hạn.  Vốn cố định Vốn cố định là số vốn ứng trước về những tư liệu sản xuất chủ yếu mà đặc điểm của nó là luân chuyển dần dần từng bộ phận giá trị vào sản phẩm mới cho đến khi tư liệu lao động hết thời hạn sử dụng thì vốn cố định mới hoàn thành một vòng luân chuyển. Các tài sản dùng vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được gọi là tài sản cố định khi và chỉ khi tài sản đó thoả mãn đồng thời tất cả 4 tiêu chuẩn: Một là: chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó. Hai là: nguyên giá tài sản phải được xác định một cách đáng tin cậy. Ba là: có đủ tiêu chuẩn giá trị theo quy định hiện hành( từ 10 triệu đồng trở lên). Bốn là: thời gian sử dụng ước tính trên một năm. Tài sản cố định của doanh nghiệp còn bao gồm những tài sản không có hình thái hiện vật và chuyển dịch vào sản phẩm mới cũng tương tự như loại tài sản có hình thái hiện vật. Tài sản cố định và vốn cố định có sự khác nhau. Lúc mới hoạt động, giá trị vốn cố định bằng giá trị nguyên thuỷ của tài sản cố định. Về sau, giá trị vốn cố định thường là thấp hơn giá trị nguyên thuỷ của tài sản cố định do khoản khấu hao đã trích. Trong quá trình hoạt động, vốn cố định một mặt được giảm dần do trích khấu hao và thanh lý tài sản cố định, mặt khác lại tăng thêm giá trị do mua mới và đầu tư xây dựng cơ bản hoàn thành.  Các khoản phải thu dài hạn: phải thu nội bộ dài hạn, phải thu dài hạn khác, dự phòng phải thu dài hạn khó đòi.  Tài sản cố định: tài sản cố định hữu hình, tài sản cố định thuê tài chính và tài sản cố định vô hình. Tài sản cố định tăng về số tuyệt đối lẫn tỷ trọng sử dụng được đánh giá là tích cực khi sử dụng tối đa công suất của nó.  Các khoản đầu tư tài chính dài hạn: đầu tư vào công ty con, đầu tư vào công ty liên kết, liên doanh, đầu tư dài hạn khác. Để đánh giá hợp lý sự gia tăng này cần xem xét hiệu quả của đầu tư, hiệu quả đầu tư gia tăng là biểu hiện tốt.  Chi phí xây dựng cơ bản dở dang: tăng thêm do xây dựng thêm và sửa chữa lớn, đây là biểu hiện tốt nhằm tăng cường năng lực hoạt động của máy móc thiết bị.  Tài sản dài hạn khác: chi phí trả trước dài hạn. Khoản mục này tăng lên được đánh giá là không tốt.  Ký quỹ, ký cược dài hạn: các khoản này biến động do thu hồi các khoản ký cược, ký quỹ hết thời hạn hoặc thực hiện thêm những khoản ký quỹ mới.  Nguồn vốn chủ sở hữu Là nguồn vốn thuộc sở hữu của chủ doanh nghiệp. Khi doanh nghiệp mới được thành lập thì nguồn vốn chủ sở hữu hình thành vốn điều lệ do chủ doanh nghiệp, các nhà đầu tư góp vốn được sử dụng để đầu tư, mua sắm các loại tài sản của doanh nghiệp.Trong quá trình hoạt động, nguồn vốn chủ sở hữu được bổ sung từ kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nguồn vốn chủ sở hữu có ý nghĩa đặc biệt quan trong đối với quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, nó tạo điều kiện thuận lợi cho chủ doanh nghiệp chủ động hoàn toàn trong sản xuất. Chủ doanh nghiệp có cơ sở để chủ động và kịp thời đưa ra các chính sách, quyết định trong kinh doanh để đạt mục tiêu của mình mà không phải tìm kiếm và phụ thuộc vào nguồn tài trợ. Tuy nhiên nguồn vốn này thường bị hạn chế về quy mô nên không thể đáp ứng nhu cầu về vốn cho sản xuất kinh doanh, mặt khác việc sử dụng nguồn vốn này không phải chịu sức ép về chi phí sử dụng vốn và có thể thiếu sự kiểm tra, giám sát hoặc tư vấn của các chuyên gia, các tổ chức như trong sử dụng vốn đi vay, do đó có thể hiệu quả sử dụng vốn không cao hoặc có thể có những quyết định đầu tư không khôn ngoan.  Các khoản nợ phải trả Là nguồn vốn mà doanh nghiệp khai thác, huy động từ các chủ thể khác qua vay nợ, thuê mua, ứng trước tiền hàng…Doanh nghiệp được quyền sử dụng tạm thời trong một thời gian sau đó phải hoàn trả cho chủ nợ. Nợ ngắn hạn: là các khoản nợ mà doanh nghiệp phải trả cho chủ nợ trong một thời gian ngắn dưới một năm, bao gồm các khoản mục như: vay ngắn hạn; phải trả cho người bán, người nhận thầu; người mua trả tiền trước; thuế và các khoản phải nộp cho nhà nước; các khoản phải trả, phải nộp khác. Nợ dài hạn: là các khoản vốn mà doanh nghiệp nợ các chủ thể khác trên một năm mới phải hoàn trả, bao gồm vay dài hạn cho đầu tư phát triển, nợ thuê mua tài sản cố định, phát hành trái phiếu… Nợ khác: là các khoản phải trả như nhận ký quỹ, ký cược dài hạn, các khoản chi phí phải trả khác. Việc huy động vốn này rất quan trọng đối với doanh nghiệp để đảm bảo cung ứng đầy đủ, kịp thời cho sản xuất kinh doanh. Sức ép về chi phí sử dụng vốn vay, thời hạn hoàn trả vốn sẽ thúc đẩy doanh nghiệp sử dụng vốn tiết kiệm và hiệu quả. Tuy nhiên, việc sử dụng nguồn vốn này cũng có những mặt trái của nó. Doanh nghiệp phụ thuộc vào nguồn vốn vay, tốn kém về chi phí, thời gian. Mặt khác , nếu không tính toán chính xác và thận trọng thì hiệu quả kinh doanh và lợi nhuận của doanh nghiệp sẽ bị ảnh hưởng bởi lãi suất tiền vay 2.1.3 Kết quả kinh doanh chủ yếu trong những năm gần đây   Bảng số 2: Bảng cân đối kế toán của công ty năm 2013 ĐVT: VNĐ CHỈ TIÊU Cuối năm Đầu năm Mã số Số tiền Số tiền TÀI SẢN A TÀI SẢN NGẮN HẠN 100 364.106.664.392 367.267.156.358 I.Tiền và các khoản tương đương tiền 110 4.897.501.824 52.411.246.172 II.Các khoản đầu tư TCNH 120 III.Các khoản PTNH 130 312.069.813.186 266.983.018.650 IV. Hàng tồn kho 140 46.842.899.585 47.588.792.957 V. TSNH khác 150 296.449.797 284.098.579 BTÀI SẢN DÀI HẠN 200 851.976.672.205 973.625.600.244 I. Tài sản cố định 220 851.787.832.507 964.402.068.186 II. Bất động sản đầu tư III. Các khoản đầu tư TCDH IV. TSDH khác 188.839.698 9.223.532.058 TỔNG CỘNG TÀI SẢN 1.216.083.336.597 1.340.892.756.602 NGUỒN VỐN ANỢ PHẢI TRẢ 300 1.054.172.329.319 1.204.052.245.335 I. Nợ ngắn hạn 310 92.001.607.545 53.236.701.892 II.Nợ dài hạn 330 962.170.721.774 1.150.815.543.443 B VỐN CHỦ SỞ HỮU 400 161.911.007.278 136.840.511.267 I. VCSH 410 161.494.608.147 136.424.112.136 II Nguồn kinh phí, phí khác 430 416.399.131 416.399.131 TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 1.216.083.336.597 1.340.892.756.602 Nguồn:( Trích Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2013)   Bảng số 3: Kết quả HĐKD của công ty cả năm 2013 ĐVT: VNĐ Chỉ tiêu Mã số Năm nay Năm trước (1) (2) 1. DT về BH và CCDV 01 633.464.054.371 628.575.209.257 2. Các khoản giảm trừ DT 02 3. DTT về BH và CCDV (10=0102) 10 633.464.054.371 628.575.209.257 4. Giá vốn hàng bán 11 548.354.484.006 516.520.436.943 5. LN gộp về BH và CCDV (20=1011) 20 65.109.570.365 112.054.772.314 6. DT hoạt động tài chính 21 6.077.502.641 8.377.293.879 7. Chi phí tài chính 22 55.770.896.982 231.416.818.253 Trong đó: chi phí lãi vay 23 34.327.545.747 40.856.270.726 8. Chi phí bán hàng 24 9. Chi phí quản lý kinh doanh 25 11.985.661.254 10.945.628.332 10. LN thuần từ HĐKD (30=20+212224) 30 23.430.514.770 121.930.380.392 11. Thu nhập khác 31 1.631.722.270 1.328.006.063 12. Chi phí khác 32 135.929.652 415.814.491 13. LN khác (40=3132) 40 1.495.792.618 912.191.572 14. Tổng LNKT trước thuế (50=30+40) 50 24.926.307.388 121.018.188.820 15. Chi phí thuế TNDN 51 16. LNST thu nhập doanh nghiệp (60=5051) 60 24.926.307.388 121.018.188.820 Nguồn:( Trích Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2013)   Bảng số 4: Bảng cân đối kế toán của công ty năm 2012 Tại ngày 31 tháng 12 năm 2012 ĐVT: VNĐ CHỈ TIÊU Cuối năm Đầu năm Mã số Số tiền Số tiền TÀI SẢN A TÀI SẢN NGẮN HẠN 100 367.267.156.358 392.943.631.746 I.Tiền và các khoản tương đương tiền 110 52.411.246.172 42.658.607.896 II.Các khoản đầu tư TCNH 120 III.Các khoản PTNH 130 266.983.018.650 305.233.358.607 IV. Hàng tồn kho 140 47.588.792.957 44.681.212.557 V. TSNH khác 150 284.098.579 370.452.685 BTÀI SẢN DÀI HẠN 200 973.625.600.244 1.092.224.689.011 I. Tài sản cố định 220 964.402.068.186 1.063.324.369.741 II. Bất động sản đầu tư III. Các khoản đầu tư TCDH IV. TSDH khác 9.223.532.058 28.900.319.270 TỔNG CỘNG TÀI SẢN 1.340.892.756.602 1.485.168.320.757 NGUỒN VỐN ANỢ PHẢI TRẢ 300 1.204.052.245.335 1.227.309.845.285 I. Nợ ngắn hạn 310 53.236.701.892 238.212.969.899 II.Nợ dài hạn 330 1.150.815.543.443 989.096.875.386 B VỐN CHỦ SỞ HỮU 400 136.840.511.267 257.858.475.472 I. VCSH 410 136.424.112.136 257.442.076.341 II Nguồn kinh phí, phí khác 430 416.399.131 416.399.131 TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 1.340.892.756.602 1.485.168.320.757 Nguồn:( Trích Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2012)   Bảng số 5: Kết quả HĐKD của công ty cả năm 2012 ĐVT: VNĐ Chỉ tiêu Mã số Năm nay Năm trước (1) (2) 1. DT về BH và CCDV 01 628.575.209.257 517.529.999.360 2. Các khoản giảm trừ DT 02 3. DTT về BH và CCDV (10=0102) 10 628.575.209.257 517.529.999.360 4. Giá vốn hàng bán 11 516.520.436.943 465.334.749.368 5. LN gộp về BH và CCDV (20=1011) 20 112.054.772.314 52.195.249.992 6. DT hoạt động tài chính 21 8.377.293.879 11.168.750.986 7. Chi phí tài chính 22 231.416.818.253 57.186.555.130 Trong đó: chi phí lãi vay 23 40.856.270.726 57.109.558.056 8. Chi phí bán hàng 24 9. Chi phí quản lý kinh doanh 25 10.945.628.332 11.154.904.417 10. LN thuần từ HĐKD (30=20+212224) 30 121.930380.392 4.977.458.569 11. Thu nhập khác 31 1.328.006.063 562.972.185 12. Chi phí khác 32 415.814.491 191.442.347 13. LN khác (40=3132) 40 912.191.572 371.529.838 14. Tổng LNKT trước thu

Báo cáo thực tập tốt ngiệp Khoa Ngân Hàng – Tài Chính LỜI MỞ ĐẦU Trước ngưỡng cửa tiến trình hội nhập kinh tế, để đứng vững thị trường doanh nghiệp cần nâng cao lực cạnh tranh Một tất yếu họ cần phải có uy tín với nhà đầu tư, nhà cung cấp, khách hàng…Đó người quan tâm đến tình hình tài doanh nghiệp, nhiên mục đích quan tâm khác với đối tượng: chủ doanh nghiệp mục đích quan tâm đến tình hình tài chính, để biết xác thực trạng tài doanh nghiệp mình, từ đưa định kinh doanh Để phát triển kinh tế để phát triển doanh nghiệp doanh nghiệp cần vào hoạt động có hiệu Xuất phát từ việc trao quyền tự chủ tài chính, tự chủ sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp không đường khác phải tự lột xác, tự khẳng định thị trường, kinh tế, mà muốn làm tất yêu doanh nghiệp phải tự bảo toàn phát triển vốn sản xuất Để bảo toàn vốn sản xuất doanh nghiệp phải đảm bảo kinh doanh có lãi, sản xuất kinh doanh lãi, việc bảo toàn vốn thực được, trình sản xuất kinh doanh để tăng vốn phát triển sản xuât kinh doanh phải có vốn tích lũy tích lũy ngày nhiều Như vậy, điều kiện môi trường kinh doanh biến động điều kiện tiên quyết, đảm bảo sống doanh nghiệp Lợi nhuận Xuất phát từ nhận thức tầm quan trọng việc phân tích tình hình tài thông qua hệ thống báo cáo tài doanh nghiệp, em chọn đề tài: “Phân tích tình hình tài công ty nhiệt điện Cao Ngạn - VINACOMIN” nhờ có hướng dẫn Giảng viên - Th.s: Đào Thúy Hằng cán phòng kế toán, Ban quản lý công ty, em tìm hiểu tổng hợp khái quát chung công ty nhiệt điện Cao Ngạn - VINACOMIN Em xin cảm ơn giáo viên hướng dẫn cán công nhân viên công ty giúp đỡ cung cấp cho em tài liệu SV: Phạm Văn Lực Lớp K7 – TCDN B Báo cáo thực tập tốt ngiệp Khoa Ngân Hàng – Tài Chính Nội dung chuyên đề chia thành phần sau: LỜI MỞ ĐẦU Nội Dung Chính Phần 1: Khái quát chung hoạt động sản xuất kinh doanh công tác kế toán công ty Phần 2: Phân tích tình hình tài thông qua hệ qua hệ thống báo cáo tài Phần 3: Kết luận đề nghị Kết Luận SV: Phạm Văn Lực Lớp K7 – TCDN B Báo cáo thực tập tốt ngiệp Khoa Ngân Hàng – Tài Chính PHẦN I BÁO CÁO TỔNG HỢP KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY NHIỆT ĐIỆN CAO NGẠN – VINACOMIN 1.1 Quá trình hình thành phát triển Công ty 1.1.1 Tên địa Công ty Nhiệt điện Cao Ngạn- Vinacomin - Tên gọi: Công ty Nhiệt điện Cao Ngạn- Vinacomin - Địa trụ sở: Ngõ 719, đường Dương Tự Minh, phường Quán Triều, Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên - Giám đốc: Đinh Quang Vinh - Tel: 0280.3844.177 Fax: 0280.3644.706 Công ty trực thuộc Tổng công ty Khoáng sản- VINACOMIN Đơn vị mở tài khoản Ngân hàng Công Thương Lưu Xá Thái Nguyên, hoạt động theo quy định Nhà nước Tài khoản Nhà máy: 102010000443029 – NHCT Lưu Xá – TP TN Mã số thuế: 0100103087-010 Tổng diện tích nhà máy là: 2998 m² Trong đó: Diện tích nhà xưởng sản xuất là: 2.400 m² Diện tích nơi làm việc là: 598 m² Hiện nay, Công ty hoạt động theo giấy chứng nhận đăng ký hoạt động Chi nhánh số 0104297034 - 003 đăng ký lần đầu ngày 06/8/2010 thay đổi lần thứ 02 ngày 01/11/2010 Sở Kế hoạch Đầu tư tỉnh Thái Nguyên cấp Công ty thức phát điện thương mại từ ngày 07 tháng 01 năm 2011 Công ty áp dụng mẫu biểu Báo cáo tài chính, sổ sách kế toán theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 Bộ Tài chính, QĐ số 214/2000/QĐ-BTC ngày 28/12/2000 Bộ Tài chính, Chuẩn mực kế toán Việt Nam quy định hành áp dụng thống Tập đoàn VINACOMIN ban hành kèm theo QĐ số 2917/QĐ-HĐQT ngày 27/12/2006 Hội đồng quản trị Tập đoàn VINACOMIN SV: Phạm Văn Lực Lớp K7 – TCDN B Báo cáo thực tập tốt ngiệp Khoa Ngân Hàng – Tài Chính 1.1 Nhiệm vụ chức công ty Nhiệm vụ chức nhà máy  Nhà máy nhiệt điện Cao Ngạn đơn vị thuộc tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN), với công suất 810 MW  Nhà máy nhiệt điện Cao Ngạn giao nhiệm vụ quản lý khai thác, vận hành thương mại nhà máy nhiệt điện nghiệp vụ kỹ thuật Như vậy, nhà máy nhiệt điện Cao Ngạn góp phần đảm bảo cung cấp điện ổn định cho vùng kinh tế trung du miền núi Bắc Bộ 1.2 Ngành nghề kinh doanh công ty Theo ngành nghề kinh doanh Công ty bao gồm: - Đầu tư xây dựng, khai thác, vận hành nhà máy nhiệt điện, nhà máy thủy điện, nhà máy điện sử dụng lượng mới, lượng tái tạo lưới điện, hệ thống cung cấp điện (đối với hoạt động xây dựng, doanh nghiệp hoạt động áp ứng đủ điều kiện lực thi công xây dựng theo quy định pháp luật); - Sản xuất điện; truyền tải phân phối điện; mua bán điện; - Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trỡnh điện (chỉ hoạt động đáp ứng đủ điều kiện lực thi công xây dựng theo quy định pháp luật); - Vận tải đường bộ, đường sắt, đường thủy; - Thiết kế, chế tạo, lắp ráp, sửa chữa sản phẩm khí, thiết bị nhà máy điện, thiết bị điện, thiết bị chịu áp lực, kết cấu thép thiết bị công nghiệp khác (chỉ hoạt động đáp ứng đủ điều kiện lực thi công xây dựng theo quy định pháp luật); - Xây dựng công trình nhà máy điện, đường dây trạm điện, công trình công nghiệp, dân dụng, giao thông, thủy lợi, cảng biển, kết cấu hạ tầng (chỉ hoạt động đáp ứng đủ điều kiện lực thi công xây dựng theo quy định pháp luật); - Hoạt động tư vấn đầu tư: Tư vấn đầu tư xây dựng nhà máy, công trỡnh điện (chỉ hoạt động đáp ứng đủ điều kiện lực thi công xây dựng theo quy định pháp luật); - Sản xuất vật liệu xây dựng (chỉ hoạt động đáp ứng đủ điều kiện lực thi công xây dựng theo quy định pháp luật); SV: Phạm Văn Lực Lớp K7 – TCDN B Báo cáo thực tập tốt ngiệp Khoa Ngân Hàng – Tài Chính - Xuất nhập mặt hàng đơn vị kinh doanh; - Khai thác thu gom than cứng, than non; - Sản xuất vật liệu không nung; 1.3 Đặc điểm tổ chức máy công ty 1.3.1 Sơ đồ cấu tổ chức Bộ máy quản lý công ty xây dựng theo mô hình trực tuyến chức Thủ Trưởng đạo điều hành công ty thông qua phận, đơm vị SV: Phạm Văn Lực Lớp K7 – TCDN B Báo cáo thực tập tốt ngiệp Khoa Ngân Hàng – Tài Chính Sơ đồ 1: Sơ đồ cấu tổ chức công ty GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC KỸ THUẬT PHÒNG KẾ TOÁN TÀI CHÍNH PHÒNG VẬT TƯ PHÒNG AN TOÀN - MÔI TRƯỜNG PHÂN XƯỞNG VẬN HÀNH PHÂN XƯỞNG SỬA CHỮA PHÒNG KỸ THUẬT SẢN XUẤT PHÒNG KỸ THUẬT - ĐO LƯỜNG ĐIỀU KHIỂN KẾ TOÁN TRƯỞNG PHÓ GIÁM ĐỐC SẢN XUẤT PHÒNG TỔ CHỨC HÀNH CHÍNH PHÒNG KẾ HOẠCH SV: Phạm Văn Lực Lớp K7 – TCDN B Báo cáo thực tập tốt ngiệp Khoa Ngân Hàng – Tài Chính Nguồn: Phòng tổ chức hành SV: Phạm Văn Lực Lớp K7 – TCDN B Báo cáo thực tập tốt ngiệp Khoa Ngân Hàng – Tài Chính 1.3.2 Nhiệm vụ chức phòng ban 1.3.2.1 Phòng kĩ thuật sản xuất a Chức năng: Là phòng chức tham mưu máy quản lý Công ty Chịu trách nhiệm trước Giám đốc công tác sản xuất điện, quản lý phương thức vận hành, sửa chữa nhà máy điện mặt quản lý kỹ thuật khác, bao gồm không giới hạn nhiệm vụ sau: b Nhiệm vụ, quyền hạn: - Căn vào phương thức vận hành Giám đốc phê duyệt, có trách nhiệm xây dựng kế hoạch phương thức vận hành cho phù hợp với tình hình thiết bị, đảm bảo hiệu kinh tế, ổn định, chất lượng tốt, đáp ứng tối đa yêu cầu hợp lý hợp pháp người mua điện - Chịu trách nhiệm giám sát việc thực phương thức vận hành, nghiên cứu biện pháp nhằm thực vận hành nhà máy an toàn Tổ chức quản lý giám sát công tác kỹ thuật, đảm bảo tuân thủ quy trình, quy phạm quản lý vận hành nhà máy điện lưới điện - Triển khai công tác quản lý kỹ thuật nhà máy bao gồm nội dung: Quản lý phương thức vận hành, quản lý chất lượng điện năng, quản lý thiết bị sản xuất, quản lý kỹ thuật khâu: Xây dựng bản, sửa chữa, gia công, chế tạo thiết bị vật tư, phụ tùng - Có nhiệm vụ tổ chức theo dõi kiểm tra việc thực công tác quản lý kỹ thuật Phân xưởng để với phân xưởng giải khó khăn công tác sản xuất - Hướng dẫn phân xưởng ghi chép số liệu cho thống thất, đầy đủ, khoa học, yêu cầu thông qua chịu trách nhiệm công tác quản lý kỹ thuật để báo cáo với Giám đốc có biện pháp tăng cường quản lý công tác - Chủ trì công tác nghiên cứu áp dụng tiến khoa học kỹ thuật, sáng kiến cải tiến kỹ thuật, hợp lý hoá sản xuất - Tổ chức, hướng dẫn biên soạn tài liệu kỹ thuật, xây dựng quy trình (tham gia duyệt quy trình chuyên ngành) tham gia duyệt quy trình bổ SV: Phạm Văn Lực Lớp K7 – TCDN B Báo cáo thực tập tốt ngiệp Khoa Ngân Hàng – Tài Chính sung phân xưởng; Biên soạn tài liệu giảng dạy để bồi huấn, đào tạo cho công nhân, thường xuyên theo kế hoạch chung Công ty, tổ chức kiểm tra định kỳ theo kế hoạch - Xây dựng đề thi nâng cấp, nâng ngạch, nâng bậc theo yêu cầu cấp bậc, loại ngành nghề quy định giám sát thi nâng cấp, nâng ngạch, nâng bậc, theo quy chế Tổng công ty Công ty - Chủ trì thực công tác hiệu chỉnh nhà máy với Phân xưởng có liên quan để quản lý tốt thiết bị nhằm nâng cao hiệu suất, phục vụ việc thực tiêu kinh tế kỹ thuật Công ty - Tổ chức quản lý, bổ sung, bảo quản toàn hồ sơ tài liệu kỹ thuật cách khoa học, quy định, nguyên tắc sử dụng Có trách nhiệm in ấn vẽ kỹ thuật phục vụ chung cho Công ty - Nghiên cứu, đề xuất biện pháp nhằm khai thác, tận dụng tiềm kỹ thuật Công ty Nắm tình hình thiết bị, xe máy hàng ngày để có biện pháp quản lý, sửa chữa, bảo dưỡng nhằm nâng cao chất lượng thiết bị, nâng cao chất lượng điện - Tham gia xây dựng định mức tiêu hao vật tư, nhiên liệu vật tư phụ tùng khác Kiểm tra thực nghiêm chỉnh tiêu kinh tế - kỹ thuật ban hành, nghiên cứu hướng dẫn đơn vị xây dựng tiêu kinh tế phù hợp với tình hình thực tế Công ty nhằm nâng cao suất lao động, giảm tiêu hao vật tư, hoàn thành tốt kế hoạch giao + Chấp hành, thực đúng, đầy đủ chủ trương đường lối sách Đảng, pháp luật nhà nước, nội quy, quy chế Công ty người lao động Thường xuyên giáo dục tư tưởng trị, đạo đức cho cán công nhân viên + Đảm bảo an ninh trật tự đơn vị + Phối hợp với tổ chức đoàn thể triển khai thực phong trào thi đua sản xuất phong trào khác Công ty + Các nhiệm vụ khác Giám đốc giao 1.3.2.2 Phòng kỹ thuật đo lường điều khiển: a Chức năng: SV: Phạm Văn Lực Lớp K7 – TCDN B Báo cáo thực tập tốt ngiệp Khoa Ngân Hàng – Tài Chính Là phòng chức tham mưu máy quản lý Công ty Chịu trách nhiệm trước Giám đốc công tác quản lý kỹ thuật công nghệ, hệ thống đo lường điều khiển nhà máy, sản xuất kinh doanh điện, thị trường phát điện cạnh tranh mặt quản lý kỹ thuật khác b Nhiệm vụ, quyền hạn: − Trực sửa chữa hệ thống đo lường điều khiển (C&I); − Sửa chữa, bảo dưỡng hệ thống DCS, máy tính mạng máy tính điều khiển; hệ thống thụng tin liên lạc − Quản lý phần mềm hệ thống điều khiển; − Tham gia công tác xây dựng, kiểm tra việc thực tiêu định mức kinh tế kỹ thuật Cụng ty; − Quản lý, phân tích, đánh giá báo cáo thông số vận hành hàng ngày lien quan đến tiêu công nghệ Cụng ty; − Tham gia Thị trường điện, trực tiếp lập chào giá điện; − Công tác nghiên cứu áp dụng tiến khoa học kỹ thuật, sáng kiến cải tiến kỹ thuật, hợp lý hoá sản xuất − Tham gia hướng dẫn biên soạn tài liệu kỹ thuật, xây dựng quy trình (tham gia duyệt quy trình chuyên ngành) tham gia duyệt quy trình bổ sung phân xưởng − Tham gia biên soạn tài liệu giảng dạy để bồi huấn, đào tạo cho công nhân, thường xuyên theo kế hoạch chung Công ty − Tham gia xây dựng đề thi nâng cấp, nâng ngạch, nâng bậc theo yêu cầu cấp bậc, loại ngành nghề theo quy định giám sát thi nâng cấp, nâng ngạch, nâng bậc, theo quy chế Tổng công ty Công ty − Công tác hiệu chỉnh nhà máy với Phòng, Phân xưởng có liên quan để quản lý tốt thiết bị nhằm nâng cao hiệu suất, phục vụ việc thực tiêu kinh tế kỹ thuật Công ty SV: Phạm Văn Lực 10 Lớp K7 – TCDN B Báo cáo thực tập tốt ngiệp Khoa Ngân Hàng – Tài Chính Đầu năm Chỉ tiêu Số tiền A.Nợ phải trả I Nợ ngắn hạn Phải trả cho người bán Người mua trả tiền trước Thuế khoản phải nộp 1.204.052.245.335 Cuối kỳ Tỷ trọn g 87.8 53.236.701.892 3.98 Tỷ trọn g 1.054.172.329.319 86.68 Số tiền 92.001.607.545 0 0 0 Phải trả CNV 0 Chi phí phải trả 0 Phải trả, phải nộp khác 0 II Nợ dài hạn 1.150.815.543.443 85.82 7.56 962.170.721.774 79.13 B Nguồn vốn chủ sở hữu 136.840.511.267 10.2 161.911.007.278 13.31 I Vốn CSH 136.424.112.136 10.1 161.494.608.147 13.27 416.399.131 0.03 Vốn đầu tư CSH Quỹ DPTC Lợi nhuận phương pháp III Nguồn kinh doanh, quỹ khác Tổng (A + B) SV: Phạm Văn Lực 416.399.131 0 0 0 1340892756602 100 50 1216083336597 Chênh lệch cuối kỳ so với đầu năm Tỷ lệ Số tiền (%) 149879916016 (38764905653) 188644821669 (25070496011) (25070496011) 0.03 100 124809420005 Lớp K7 – TCDN B 114.21 57.86 119.6 84.51 84.47 Báo cáo thực tập tốt ngiệp Khoa Ngân Hàng – Tài Chính Qua số liệu bảng phân tích nguồn vốn cho thấy tổng nguồn vốn năm 2013 giảm so với năm 2012 (25070496011) đồng nguyên nhân dẫn đến sụt giảm nguồn vốn do:  Nợ phải trả tăng, nợ phải trả năm 2013 114,21% tương đương 149879916016 đồng so với năm 2012 Nhân tố ảnh hưởng lớn làm khoản nợ phải trả tăng nợ dài hạn tăng, nợ dài hạn tăng làm nợ phải trả tăng 149879916016 đồng , năm công ty chưa hoàn trả khoản nợ đến hạn cho nhà cung cấp công ty có khoản chiếm dụng vốn bất hợp pháp Nợ phải trả tăng, nguyên nhân cần phải đến năm công ty chưa thực nghĩa vụ với nhà nước, cho khoản năm trước tồn đọng làm tiêu thuế khoản phải nộp Nhà Nước tăng dẫn đến nguồn vốn giảm (25070496011) đồng Tuy nhiên, khoản phải trả nhân viên chi phí phải trả khác tăng, Công ty cần phải khắc phục điểm này, để tạo động lực cho nhân viên công việc Nguồn vốn chủ sở hữu giảm 84.47% tương ứng ( 25070496011) đồng Nguồn vốn chủ sở hữu tăng hoàn toàn lợi nhuận chưa phân phối tăng, chứng tỏ công ty năm vừa qua có lãi từ hoạt động kinh doanh nhiên điều chưa đủ để so sánh kết kinh doanh năm so với năm trước Để đánh giá tính hợp lý kết cấu nguồn vốn ta cần tính tiêu tài - Hệ số nợ vốn chủ sở hữu: Công thức tính toán tài sản lưu động 2004 Hệ số nợ vốn chủ sở hữu = Nợ phải trả Nguồn vốn chủ sở hữu Hệ số nợ vốn chủ sở hữu 2013 = 1.054.172.329.319 161.911.007.278 1.204.052.245.335 136.840.511.267 Hệ số nợ vốn chủ sở hữu 2012 = SV: Phạm Văn Lực 51 = 6,511 = 8,799 Lớp K7 – TCDN B Báo cáo thực tập tốt ngiệp Khoa Ngân Hàng – Tài Chính Trong năm 2013,2012 hệ số nợ vốn chủ sở hữu lớn chứng tỏ khoản nợ đóng vai trò định tổng nguồn vốn công ty, nhiên đến năm 2013 hệ số nợ công ty giảm xuống đáng kể điều chứng tỏ công ty có nhiều biện pháp tích cực để hạn chế hệ số nợ công ty, tỷ lệ cao, công ty cần có biện pháp cụ thể làm giảm tỷ lệ này, trả bớt nợ cho nhà cung cấp, bất lợi công ty giảm khoản nợ nhiều, tận không dụng nguồn vốn chiếm dụng hợp pháp Tóm lại, qua phân tích tình hình tài công ty nhiệt điện Cao Ngạn phương diện cấu tài sản nguồn vốn tổng tài sản giảm cho thấy kết cấu tài sản nguồn vốn công ty tương đối hợp lý nhiên tỷ trọng khoản phải trả phải thu khách hàng chiếm tỷ trọng cao tổng tài sản tổng nguồn vốn, điểm công ty cần khắc phục 2.5 Phân tích tình hình bảo đảm nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh công ty Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp cần phải có tài sản bao gồm tài sản cố định tài sản lưu động, tài sản hình thành từ nguồn vốn chủ sở hữu vốn vay, việc bảo đảm đầy đủ nhu cầu vốn yêu cầu cốt lõi cho trình kinh doanh liên tục hiệu Căn vào mục đích sử dụng người tà thường chia nguồn vốn doanh nghiệp thành loại là: Nguồn tài trợ thường xuyên nguồn tài trợ tạm thời Để phân tích loại nguồn vốn công ty ta có bảng phân tích sau ( Bảng 3) Năm Tồn kho Các khoản phải thu Tài sản cố định Nguồn tài trợ t/xuyên Nguồn tài trợ tạm thời Vốn lưu động txuyên(4-3) Nhu cầu vốn lưu động thường xuyên(1+2-5) Vốn tiền(6-7) SV: Phạm Văn Lực Năm 2013 46.842.899.585 312.069.813.186 851.787.832.507 962.170.721.774 92.001.607.545 110.382.889.267 Năm 2012 47.588.792.957 266.983.018.650 964.402.068.186 1.150.815.543.443 53.236.701.892 186.413.474.257 Chênh lệch (745.893.370) 45.086.794.586 (112.614.235.569) (188.644.821.369) 38.764.905.657 (76.030.585.010) 266,911,105,226.00 261,335,109,715.00 5,575,995,511.00 156,528,215,959.00 74,921,635,458.00 81,606,580,501.00 52 Lớp K7 – TCDN B Báo cáo thực tập tốt ngiệp Khoa Ngân Hàng – Tài Chính Bảng 12: Bảng phân tích nguồn vốn lưu động thường xuyên Qua số liệu bảng phân tích ta thấy: Vốn lưu động thường xuyên công ty tương đối lớn, nguồn dài hạn dư thừa đầu tư vào tài sản cố định, phần dư thừa đầu tư vào tài sản lưu động, dấu hiệu khả toán công ty tương đối tốt Nhu cầu vốn lưu động thường xuyên lớn 186.413.474.257 (2012), 110.382.889.267 (2013) Chứng tỏ nguồn vốn ngắn hạn không đủ để tài trợ cho tài sản lưu động chi nhánh phải sử dụng nguồn dài hạn để bù đắp khoản chênh lệch này, giải pháp trường hợp công ty nên giảm bớt khoản phải thu khách hàng 2.6 Phân tích khả toán công ty Phân tích khả toán công ty ta tính số tiêu tài chính: “Hệ số toán hành”, “hệ số toán ngắn hạn”, “hệ số toán nhanh”, “hệ số toán tức thời”, “hệ số toán vốn lưu động” Qua số liệu Bảng cân đối kế toán Ngày 31/12/2013 ta có Bảng phân tích (Bảng 10): Chỉ tiêu Cuối năm Đầu năm 4.897.501.824 52.411.246.172 312.069.813.186 266.983.018.650 46.842.899.585 47.588.792.957 296.449.797 284.098.579 Tiền khoản tương đương tiền Các khoản phải thu Hàng tồn kho Tài sản Ngắn hạn khác 1.216.083.336.597 Tổng tài sản 1.340.892.756.602 Tài sản lưu động 367.267.156.358 392.943.631.746 Nợ ngắn hạn 92.001.607.545 53.236.701.892 Tổng nợ ngắn hạn 92.001.607.545 53.236.701.892 Hệ số toán hành 13.21 25.18 10 Hệ số toán Ngắn hạn 3.4 7.38 11.Hệ số toán nhanh 3.45 5.999 12 Hệ số toán tức thời 0.05 0.984 13 Hệ số toán vốn lưu động 0.01 0.133 SV: Phạm Văn Lực 53 Lớp K7 – TCDN B Báo cáo thực tập tốt ngiệp Khoa Ngân Hàng – Tài Chính Bảng 13: Bảng phân tích khả toán công ty Cụ thể cách tính tiêu trên: Hệ số toán hành = Hệ số toán ngắn hạn = Hệ số toán nhanh Tổng tài sản Tổng nợ phải trả Tải sản lưu động Tổng nợ ngắn hạn = Tiền khoản tương đương tiền + phải thu Tổng nợ ngắn hạn Tiền khoản tương đương tiền Hệ số toán tức thời Tổng nợ ngắn hạn Hệ số toán tài sản lưu động Tiền khoản tương đương tiền = Tài sản lưu động Qua bảng phân tích cho thấy: Hệ số khả toán hành công ty giảm năm 2012 25.18.Năm 2013 13.21.Chứng tỏ khả toán hành công ty chưa hiệu Hệ số khả toán ngắn hạn công ty năm 2013 so với năm 2012 giảm từ 7.38 (2012) xuống 3.4 (2013) Hệ số khả toán nhanh giảm từ 5.999 (2012) xuống 3.45 (2013) Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến hệ số khả toán giảm tổng Nợ phải trả (chính Nợ phải trả ngắn hạn) tăng Tổng tài sản giảm xuống vào năm 2013 Nhưng tốc độ giảm tổng Nợ phải trả nhỏ tốc độ giảm tổng tài sản, hệ số khả toán hành, Ngắn hạn toán nhanh giảm Trong hệ số khả toán, hệ số khả toán hành giảm lớn 11.97 Do lượng tiền công ty giảm 47513744348 đồng , Nợ phải trả ngắn hạn tăng38764905653 đồng Chứng tỏ khả toán tức thời công ty chưa đượctốt, điều giúp cho công ty khó nắm bắt hội kinh doanh năm sau Hệ số toán vốn lưu động năm: Năm 2013 0.01

Ngày đăng: 01/09/2016, 08:24

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • LỜI MỞ ĐẦU

  • PHẦN I

  • BÁO CÁO TỔNG HỢP KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY

  • NHIỆT ĐIỆN CAO NGẠN – VINACOMIN

  • 1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty

  • 1.1.1. Tên và địa chỉ của Công ty Nhiệt điện Cao Ngạn- Vinacomin

    • 1.2. Ngành nghề kinh doanh của công ty

    • PHẦN 2

    • PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH THÔNG QUA

    • HỆ THỐNG BCTC CỦA CÔNG TY

    • Việc huy động vốn này rất quan trọng đối với doanh nghiệp để đảm bảo cung ứng đầy đủ, kịp thời cho sản xuất kinh doanh. Sức ép về chi phí sử dụng vốn vay, thời hạn hoàn trả vốn sẽ thúc đẩy doanh nghiệp sử dụng vốn tiết kiệm và hiệu quả. Tuy nhiên, việc sử dụng nguồn vốn này cũng có những mặt trái của nó. Doanh nghiệp phụ thuộc vào nguồn vốn vay, tốn kém về chi phí, thời gian. Mặt khác , nếu không tính toán chính xác và thận trọng thì hiệu quả kinh doanh và lợi nhuận của doanh nghiệp sẽ bị ảnh hưởng bởi lãi suất tiền vay

    • 2.1.3 Kết quả kinh doanh chủ yếu trong những năm gần đây

    • 2.2. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn của công ty

    • 2.2 Phân tích hiệu quả sử dụng vốn dưới góc độ nguồn vốn

    • 2.3. Đánh giá khái quát tình hình cuả công ty nhiệt điện Cao Ngạn-Vinacomin

    • 2.3 Phân tích cơ cấu tài sản của công ty nhiệt điện Cao Ngạn - VINACOMIN

    • 2.4 Phân tích cơ cấu nguồn vốn của Chi nhánh

    • 2.6. Phân tích khả năng thanh toán của công ty

    • PHẦN 3

    • Kết luận và đề nghị

    • 3.2. Một số giải pháp cải thiện tình hình tài chính của nhiệt điện Cao Ngạn-VINACOMIN

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan