Phân tích hoạt động kinh doanh tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh sông công

54 545 3
Phân tích hoạt động kinh doanh tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh sông công

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỤC LỤC MỞ ĐẦU 3 1.Đặt vấn đề nghiên cứu 3 2.Cơ sở thực tiễn và khoa học 3 3. Mục Tiêu Nghiên cứu 4 4 Phạm vi nghiên cứu 5 5. Phương pháp nghiên cứu 5 6 Bố cục báo cáo 6 PHẦN 1: TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG CHI NHÁNH SÔNG CÔNG 7 1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Công thương – Chi nhánh Sông Công. 7 1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Công thương – Chi nhánh Sông Công . 7 1.2 . Chức năng, nhiệm vụ tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam CN Sông Công 1.2.1Chức năng của Vietinbank Sông Công. 12 1.2.2Nhiệm vụ của Vietinbank Sông Công. 12 1.3.Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng TMCP Công thương – Chi nhánh Sông Công 13 1.3.1. Bộ máy tổ chức của Ngân hàng TMCP Công thương chi nhánh Thái Nguyên. 13 Sơ đồ 1: Bộ máy tổ chức của Ngân hàng TMCP Công thương chi nhánh Sông Công. 14 1.3.2 Chức năng của các bộ phận 15 1.4 Đặc điểm lao động Error Bookmark not defined. 1.5. Tổng quan Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Công thương – Chi nhánh Sông Công . 19 Phần II. THỰC TRẠNG PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH SÔNG CÔNG 21 2.1Kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam chi nhánh Sông Công Thái Nguyên. 21 2.2 Các nghiệp vụ chủ yếu của Ngân hàng. 23 2.2.1.Nguồn vốn 23 2.2.2. Sử dụng vốn 24 2.3 Phân tích tình hình huy động vốn. 26 2.3.1 Cơ cấu nguồn vốn huy động của Ngân hàng TMCP Công Thương Sông Công. 26 2.3.2 Huy động vốn theo loại hình tiền gửi: 28 2.3.3 Nguồn vốn huy động từ các loại tiền gửi 31 2.4 Phân tích hoạt động cho vay của ngân hàng 32 2.4.1. Phân tích tình hình doanh số cho vay. 32 2.4.2. Phân tích tình hình doanh số thu nợ 33 2.4.3. Phân tích tình hình dư nợ 35 2.4.3.1. Phân tích tình hình dư nợ theo kỳ hạn 35 2.4.3.2. Phân tích tình hình dư nợ theo loại hình kinh tế 37 2.4.3.3 Phân tích tình hình nợ xấu 38 2.5.Phân tích qua bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng 40 2.4.6 Phân tích qua các chỉ tiêu hoạt động 42 2.4.6.1. Phân tích qua các tỷ số tài chính 42 2.4.6.2. Phân tích qua các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng tại ngân hàng TMCP Công Thương chi nhánh Sông Công. 43 CHƯƠNG III NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH HOẠT ĐỘNG DOANH TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG CHI NHÁNH SÔNG CÔNG. 47 3.1 Mục tiêu nhiệm vụ kinh doanh năm 2015 47 3.1.1 Mục tiêu cụ thể 47 I.Các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh 47 II.Nhiệm vụ cụ thể 47 1.Công tác huy động vốn 47 2.Công tác cho vay 47 3.Tích cực phát triển mạnh các hoạt động dịch vụ 48 4.Củng cố nâng cao chất lượng nhân lực. 48 5.Đảm bảo an toàn kho quỹ, tài sản, tiền vốn tại trụ sở,các phòng giao dịch. 48 6.Tiếp tục hoàn thiện cơ sở vật chất 48 3.2. Những kết quả đạt được 48 3.2Những tồn tại và nguyên nhân 48 3.2.1. Những tồn tại 48 3.2.2. Nguyên nhân 50 3.3 CÁC GIẢI PHÁP 50 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 55 KẾT LUẬN 55 KIẾN NGHỊ 56   MỞ ĐẦU 1. Đặt vấn đề nghiên cứu  Sự cần thiết nghiên cứu Trong bối cảnh hội nhập tình hình nền kinh tế thế giới và khu vực, Việt Nam đã tạo ra môi trường kinh doanh mới và sự cạnh tranh trên thương trường của doanh nghiệp diễn ra ngày càng gay gắt hơn. Với môi trường cạnh tranh gay gắt như thế đòi hỏi các doanh nghiệp phải tự đổi mới mình mới có thể tồn tại được. Trong xu thế người người hội nhập, nhà nhà hội nhập đó thì các ngân hàng thương mại cũng phải nâng cao chất lượng phục vụ thì mới có khả năng cạnh tranh với các ngân hàng nước ngoài. Chính vì vậy mà lĩnh vực thương mại cũng như hệ thống ngân hàng không ngừng tự hoàn thiện mình trong quá trình sản xuất kinh doanh, luôn phấn đấu để tìm và giữ một chỗ đứng trên thương trường mà điều cạnh tranh là không thể tránh khỏi. Các doanh nghiệp không ngừng đưa ra những biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh để tồn tại và phát triển trong tình hình kinh tế hiện nay. Để đáp ứng những yêu cầu trên thì ngân hàng phải đứng vững và phát triển. Muốn vậy thì hoạt động kinh doanh của ngân hàng phải có hiệu quả. Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh sẽ giúp chúng ta thấy được bức tranh toàn cảnh về những thành tựu và khó khăn của ngân hàng, để từ đó ngân hàng có thể phát huy những lợi thế và khắc phục những hạn chế trong quá trình hoạt động của mình, tạo tiền đề vững chắc cho ngân hàng trên con đường kinh doanh của mình. Do đó, việc phân tích hoạt động kinh doanh của ngân hàng qua từng giai đoạn là hết sức cần thiết. 2. Cơ sở thực tiễn và khoa học a) Cơ sở khoa học Trong xu thế hội nhập của nền kinh tế toàn cầu, các quốc gia không ngừng phấn đấu để đưa đất nước mình phát triển đi lên. Tuy nhiên mỗi quốc gia đều có điểm xuất phát không giống nhau. Ngày nay, Việt Nam đã là thành viên chính thức của tổ chức Thương mại thế giới WTO, nền kinh tế Việt Nam đang chuyển mình sang nền kinh tế thị trường, vấn đề hàng đầu đặt ra cho mỗi doanh nghiệp là hiệu quả hoạt động kinh tế. Có hiệu quả kinh tế mới có thể đứng vững trên thương trường, đủ sức cạnh tranh với các doanh nghiệp khác, vừa có điều kiện tích luỹ và mở rộng sản xuất kinh doanh đồng thời đảm bảo đời sống cho người lao động và làm tròn nghĩa vụ đối với Nhà nước. Để làm được điều đó, doanh nghiệp phải đánh giá đầy đủ mọi diễn biến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, những mặt yếu của doanh nghiệp trong mối quan hệ với môi trường xung quanh. Từ đó doanh nghiệp không ngừng đưa ra những biện pháp nâng cao hoạt động sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp của mình nhằm tạo vị thế cho doanh nghiệp trên thương trường, nâng cao lợi nhuận và doanh thu, tiếp tục phát triển mở rộng thị trường tiêu thụ, mang lại hiệu quả tối đa cho doanh nghiệp của mình. Bên cạnh đó phân tích hoạt động kinh doanh cũng chiếm một phần quan trọng nhằm đánh giá xem xét việc thực hiện các chỉ tiêu, những mục tiêu đặt ra được thực hiện đến đâu, tìm những nguyên nhân khách quan và chủ quan để đề ra biện pháp khắc phục. Phân tích thời kỳ kinh doanh đã qua và dự đoán điều kiện kinh doanh sắp tới là căn cứ quan trọng để doanh nghiệp hoạch định chiến lược phát triển và đưa ra những phương án kinh doanh có hiệu quả. b) Cơ sở thực tiễn Ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam chi nhánh Sông côngThái Nguyên được thành lập trên địa bàn hoạt động có nhiều sự cạnh tranh của các ngân hàng bạn. Do đó, bên cạnh những thuận lợi thì ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam chi nhánh Sông Công Thái Nguyên còn gặp một số vấn đề khó khăn trong hoạt động kinh doanh của mình. Chính vì thế, phân tích hoạt động kinh doanh của ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam chi nhánh Sông Công nhằm giúp cho ngân hàng nhận thấy rõ những điểm mạnh, điểm yếu của mình để từ đó rút ra kinh nghiệm và đề ra phương hướng hoạt động tốt cho thời kỳ tới. Bên cạnh đó phân tích hoạt động kinh doanh của ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam chi nhánh Sông Công Thái Nguyên còn là một công việc hết sức cần thiết giúp cho nhà quản lý có được cơ sở vững chắc trong việc ra quyết định, cung cấp thông tin, khẳng định vị trí của ngân hàng trên thương trường, xây dựng chiến lược phát triển ổn định và hợp lý trong kinh doanh.  Căn cứ vào cơ sở khoa học và thực tiễn nêu trên, trong thời gian thực tập tại ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam chi nhánh Sông Công Thái Nguyên em quyết định chọn đề tài “ Phân tích hoạt động kinh doanh tại ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam chi nhánh Sông Công.” 3. Mục Tiêu Nghiên cứu a) Mục tiêu chung Phân tích hoạt động kinh doanh tại ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam chi nhánh Sông Công. b) Mục tiêu cụ thể Trên cơ sở nghiên cứu hoạt động trong 3 năm gần đây giúp nhà lãnh đạo tìm ra được những biện pháp quản lý đúng đắn và kịp thời trong quá trình hoạt động kinh doanh . Do nghiệp vụ chủ yếu của Ngân hàng là huy động vốn và cho vay, nên mục tiêu nghiên cứu hướng đến những vấn đề sau: Phân tích tình hình huy động vốn, sư dụng vốn, thu nợ và nợ quá hạn của Ngân hàng qua 3 năm 20122014 nhằm đề ra biện pháp khắc phục nhằm không ngừng nâng cao hoạt động huy động vốn và sử dụng vốn. Dựa vào các chỉ tiêu huy động vốn và sử dụng vốn để đánh giá tình hình huy động vốn và sử dụng vốn của Ngân hàng. Phân tích thu nhập, chi phí và lợi nhuận của Ngân hàng nhằm đưa ra biện pháp tăng thu nhập và giảm thiểu chi phí làm tăng lợi nhuậ của Ngân hàng. Dựa vào các chỉ tiêu kinh tế tài chính đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng trong năm 20122014. 4 Phạm vi nghiên cứu Do hạn chế về thời gian cũng như những kinh nghiệm thực tế, tôi không nghiên cứu phân tích từng nghiệp vụ, hoạt động cụ thể mà nghiên cứu tập trung phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam chi nhánh Sông Công Thái Nguyên thông qua việc phân tích doanh thu, chi phí, lợi nhuận của một số hoạt động nghiệp vụ chủ yếu tại ngân hàng như tín dụng, cho vay, phân tích tình hình tài sản, cơ cấu tài sản và các chỉ số tài chính của ngân hàng, đánh giá kết quả hoạt động trong 3 năm gần nhất (2012,2013,2014) nhằm đề ra biện pháp và phương hướng hoạt động cho kỳ tiếp theo. 5. Phương pháp nghiên cứu a) Phương pháp thu thập số liệu: • Thu thập số Trong thời gian thực tập tại VietinBank chi nhánh Sông Công. Nhờ sự hướng dẫn tận tình của các anh,chị và các chú trong đơn vị đã cung cấp cho em một số dữ liệu cần thiết cho đề tài của em được phân tích dễ dàng hơn.Ngoài ra số liệu còn được thu thập từ sách, báo, Internet và các chuyên đề có liên quan… b) Phương pháp phân tích số liệu: • Phương pháp so sánh bằng số tuyệt đối: Phương pháp này sử dụng để so sánh số liệu năm nay so với số liệu năm trước của các chỉ tiêu xem có biến động không và tìm ra nguyên nhân biến động của các chỉ tiêu. • Phương pháp so sánh bằng số tương đối: Phương pháp này sử dụng để làm rõ mức độ biến động của các chỉ tiêu kinh tế trong thời gian nào đó. So sánh tốc độ tăng trưởng của các chỉ tiêu giữa các năm với nhau. Từ đó tìm ra nguyên nhân và biện pháp khắc phục. • Phương pháp phân tích tỷ trọng: Xem xét cơ cấu, tính tỷ trọng các khoản mục trong bảng cân đối kế toán, bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh… • Phương pháp biểu bảng, biểu đồ: Dùng các biểu bảng: thể hiện các số liệu từng năm trên các bảng như kết quả hoạt động huy động vốn, cơ cấu nguồn vốn… Dùng biểu đồ: thể hiện một cách sinh động tình hình tăng giảm qua các năm. 6. Bố cục báo cáo Ngoài lời mở đầu, kết luận, kết cấu của bài báo cáo gồm ba phần như sau: Chương I: Tổng quan về Ngân hàng TMCP Công thương – Chi nhánh Sông Công. Chương II: Thực trạng hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng TMCP Công Thương Chi nhánh Sông Công giai đoạn 20122014. Chương III: Những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng TMCP Công Thương chi nhánh Sông Công.   PHẦN 1: TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG CHI NHÁNH SÔNG CÔNG 1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Công thương – Chi nhánh Sông Công. 1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Công thương – Chi nhánh Sông Công . a) Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam. Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (Vietinbank) được thành lập từ năm 1988 sau khi tách ra từ Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam. Là một trong bốn Ngân hàng thương mại lớn nhất tại Việt Nam, Vietinbank có tổng tài sản chiếm hơn 25% thị phần trong toàn bộ hệ thống Ngân hàng Việt Nam. Nguồn vốn của Vietinbank luôn tăng trưởng qua các năm, tăng mạnh từ năm 1996, đạt bình quân >20%năm, đặc biệt có năm tăng hơn 35% so với năm trước. Vietinbank là một ngân hàng thương mại lớn, giữ vai trò quan trọng, trụ cột của ngành ngân hàng Việt Nam. Vietinbank có mạng lưới kinh doanh trải rộng trên toàn quốc với 1 sở giao dịch, 151 chi nhánh và trên 1000 phòng giao dịch quỹ tiết kiệm. Vietinbank có 09 công ty hạch toán độc lập là: Công ty cho thuê Tài chính. Công ty Chứng khoán công thương Công ty quản lý nợ và khai thác tài sản. Công ty Bảo hiểm VietinBank Công ty quản lý quỹ Công ty vàng bạc đá quý Công ty công đoàn Công ty chuyển tiền toàn cầu Công ty VietinAviva Vietinbank còn có 05 đơn vị sự nghiệp là: Trung tâm Công nghệ thông tin. Trung tâm thẻ. Trường đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. Nhà nghỉ Bank Star I Nhà nghỉ Bank Star II Cửa Lò. Vietinbank là thành viên sáng lập của các tổ chức tài chính tín dụng: Sài Gòn Công Thương Ngân hàng Indovinabank (Ngân hàng liên doanh đầu tiên tại Việt Nam) Công ty cho thuê Tài chính quốc tế VILC (công ty cho thuê Tài chính quốc tế đầu tiên tại Việt Nam) Công ty liên doanh Bảo hiểm châu Á – NHCT Đồng thời là thành viên chính thức của các tổ chức như: Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (VNBA) Hiệp hội các Ngân hàng châu Á (AABA) Hiệp hội tài chính viễn thông liên ngân hàng toàn cầu (SWIFT) Tổ chức phát hành và thanh toán thẻ VISA, MASTER quốc tế. Ngân hàng công thương đã ký 8 hiệp định Tín dụng khung với các quốc gia như Bỉ, Đức, Hàn Quốc, Thụy Sỹ và có quan hệ đại lý với trên 850 ngân hàng lớn trên toàn thế giới. Ngân hàng công thương cũng là ngân hàng tiên phong trong việc ứng dụng công nghệ hiện đại và thương mại điện tử tại Việt Nam, đồng thời ngân hàng công thương Việt Nam là một ngân hàng đầu tiên của Việt Nam được cấp chứng chỉ ISO 9001:2000. Với phong cách phục vụ chuyên nghiệp, nhiệt tình cùng phương châm hoạt động: Tin Cậy, Hiệu Quả, Hiện Đại, ngân hàng TMCP công thương Việt Nam đang không ngừng nghiên cứu, cải tiến các sản phẩm, dịch vụ hiện có và phát triển các sản phẩm mới nhằm đáp ứng cao nhất nhu cầu của khách hàng. Các mốc lịch sử  Ngày thành lập Ngân hàng công thương Việt Nam. Ngày 26031988: Thành lập các Ngân hàng chuyên doanh (theo Nghị định số 53HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng) Ngày 14111990: Chuyển ngân hàng chuyên doanh công thương Việt Nam thành Ngân hàng công thương Việt Nam (theo quyết định số 402CT của Hội đồng Bộ trưởng). Ngày 27031993: Thành lập doanh nghiệp Nhà nước có tên Ngân hàng Công Thương Việt Nam (theo quyết định số 67QĐNH5 của Thống đốc NHNN Việt Nam) Ngày 21091996 : Thành lập ngân hàng Công thương Việt Nam (theo quyết định số 285QĐNH5 của Thống đốc NHNN Việt Nam ) Ngày 23092008: Thủ tướng Chính phủ phê duyêt phương án cổ phần hóa Ngân hàng Công thương Việt Nam (theo quyết định số 1354QĐTTg ) Ngày 25122008: Tổ chức thành công đợt IPO trong nước Ngày 04062009: Nghị quyết của Đại hội Cổ đông lần thứ nhất Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam Ngày 03072009: Quyết định cấp giấy phép thành lập và hoạt động cho Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (theo quyết định số 142GPNHNN của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ) Ngày 03072009: Thống đốc NHNN chuẩn y Điều lệ tổ chức và hoạt động Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (theo quyết định số 1573GPNHNN )  Ngày thành lập các đơn vị thành viên Ngày 08021991: Thành lập mới 69 chi nhánh NHCT (theo Quyết định số 12NHCT của Tổng Giám đốc NHCT Việt Nam). Ngày 20041991: Thành lập Sở giao dịch II NHCT VN (theo Quyết định số 48NHQĐ của Thống đốc NHNN Việt Nam). Ngày 29101991: Thành lập ngân hàng liên doanh INDOVINA (theo giấy phép số 08NHGP VN). Ngày 27031993: Thành lập và thành lập lại 77 chi nhánh NHCT trên cả nước (theo Quyết định số 67QĐNH5 của Thống đốc NHNN Việt Nam). Ngày 30031995: Thành lập Sở giao dịch NHCT Việt Nam (theo Quyết định số 83NHCTQĐ của Chủ tịch Hội đồng Quản trị). Ngày 28101996: Thành lập Công ty Cho thuê Tài chính Quốc tế Việt nam (theo giấy phép số 01GPCTCTTC của Thống đốc NHNN Việt Nam). Ngày 01071997: Thành lập Trung tâm BDNV (theo Quyết định số 37QĐNHCT1 của Tổng Giám đốc) Ngày 26011998: Thành lập Công ty Cho thuê Tài chính ( theo Quyết định số 631998QĐNHNN5 của Thống đốc NHNN Việt Nam ) Ngày 29061998: Đổi tên Trung tâm bồi dưỡng nghiệp vụ thành Trung tâm Đào tạo (theo Quyết định số 52QĐHĐQTNHCT1 của Chủ tịch HĐQT NHCT Việt Nam ) Ngày 30121998: Thành lập Sở giao dịch I NHCT Việt Nam (theo Quyết định số 134QĐHĐQTNHCT1 của Chủ tịch HĐQT NHCT Việt Nam) Ngày 20041999: Thành lập Văn phòng Đại diện NHCT khu vực miền Nam tại TP. Hồ Chí Minh (theo Quyết định số 46QĐHĐQTNHCT1 của Chủ tịch HĐQT NHCT Việt Nam ) Ngày 10072000: Thành lập Công ty Quản lý Khai thác Tài sản (theo Quyết định số 106QĐHĐQTNHCT1 của Chủ tịch HĐQT NHCT Việt Nam ) Ngày 17072000: Thành lập Trung tâm Công nghệ Thông tin (theo Quyết định số 091QĐHĐQTNHCT1 của Chủ tịch HĐQT NHCT Việt Nam) Ngày 01092000:Thành lập Công ty TNHH Chứng khoán (theo Quyết định số 16QĐHĐQTNHCT1 của Chủ tịch HĐQT NHCT Việt Nam ) Ngày 30102001: Đổi tên Trung tâm Đào tạo thành Trung tâm Đào tạo và Phát triển Công nghệ thông tin (theo Quyết định số 089QĐHĐQTNHCT1 của Chủ tịch HĐQT NHCT Việt Nam ). Ngày 27062005: Thành lập Văn phòng đại diện NHCT khu vực miền Trung tại Tp. Đà Nẵng (theo quyết định số 249QĐHĐQTNHCT1 của Chủ tịch HĐQT NHCT Việt Nam). Ngày 28092007: Thành lập Trung tâm Thẻ NHCT Việt Nam (theo quyết định số 358QĐHĐQTNHCT1 của Chủ tịch HĐQT NHCT Việt Nam) Ngày 17032008: Thành lập Sở giao dịch III NHCT Việt Nam (theo quyết định số 160QĐHĐQTNHCT1 của Chủ tịch HĐQT NHCT Việt Nam). Ngày 19092008: Thành lập trường Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực NHCT Việt Nam (theo quyết định số 410QĐHĐQTNHCT1 của Chủ tịch HĐQT NHCT Việt Nam) Ngày 06092011: Thành lập ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Đức. b) Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Sông Công. Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Sông Công tiền thân là Ngân hàng Nhà nước Sông Công được thành lập và đi vào hoạt động từ tháng 81985 cùng với sự ra đời của thị xã Sông Công ngày 171985. Từ 172006 được nâng cấp lên thành Chi nhánh cấp 1 trực thuộc Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam. Tổng dư nợ đến 3062006 là: 188.241 triệu đồng. Tổng nguồn vốn 3062006 là: 146.342 triệu đồng. Trong gần 30 năm xây dựng và phát triển Chi nhánh Sông Công đã có nhiều đóng góp quan trọng cho sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của thị xã Sông Công nói riêng và tỉnh Thái Nguyên nói chung. Sự đầu tư của Chi nhánh cho nền kinh tế của địa phương chiếm 70% thị phần trong tổng nguồn vốn huy động và đầu tư của các Ngân hàng thương mại trên địa bàn. Sau hơn 3 năm được nâng lên Chi nhánh cấp 1 Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Sông Công đã đạt được kết quả hết sức khả quan, tốc độ huy động nguồn vốn và đầu tư cho vay qua các năm đều tăng từ 30% đến 40% năm sau cao hơn năm trước, hiệu quả kinh doanh luôn đạt kế hoạch. Trong bối cảnh thị trường tài chính Việt Nam đang có nhiều biến động cùng với sự cạnh tranh gay gắt với các Ngân hàng thương mại khác trên địa bàn thị xã Sông Công, Chi nhánh NHCT Sông Công luôn bám sát các chỉ tiêu kinh doanh do Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam giao. Đề ra những biện pháp cụ thể phù hợp với điều kiện kinh doanh trên địa bàn, Chi nhánh đặc biệt quan tâm đến nguồn vốn huy động, đây là chìa khóa đi đến ổn định và thành công. Xác định đối tượng phục vụ của Chi nhánh là doanh nghiệp vừa và nhỏ, Chi nhánh tích cực đầu tư có chọn lọc nhằm tăng trưởng tín dụng hợp lý, đảm bảo chất lượng và an toàn, công tác quảng cáo, tiếp thị sản phẩm hợp lý cùng với mức lãi suất phù hợp, phong cách phục vụ hiện đại nhiệt tình đã giúp Chi nhánh thu hút được một lượng lớn khách hàng đến giao dịch, đến nay Chi nhánh đã có hơn 700 khách hàng thường xuyên sử dụng tiền vay, hơn 9000 khách hàng tiền gửi, hơn 10000 khách hàng có tài khoản thẻ, gần 80 đơn vị và doanh nghiệp chuyển lương qua tài khoản thẻ ATM. 1.2 Chức năng, nhiệm vụ tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Sông Công. 1.2.1 Chức năng của Vietinbank Sông Công. Tham mưu, hỗ trợ Ban giám đốc Chi nhánh trong quản lý, tổ chức hoạt động kinh doanh và quản lý rủi ro của Chi nhánh trong phạm vi, chức năng, nhiệm vụ được giao. 1.2.2 Nhiệm vụ của Vietinbank Sông Công.  Tham mưu cho Ban giám đốc Chi nhánh trong tổ chức, triển khai mọi hoạt động nghiệp vụ của chi nhánh theo quy định của pháp luật, NHNN, NHCT nhằm đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của NHCT.  Thường xuyên phân tích, đánh giá hoạt động nghiệp vụ do Đơn vị phụ trách để tham mưu cho Ban giám đốc CN, NHCT nhằm xây dựng định hướng nâng cao và phát triển nghiệp vụ, đảm bảo hoạt động của CN hiệu quả trong ngắn hạn và trung, dài hạn.  Thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn và các chỉ tiêu kế hoạch theo các chức năng, nhiệm vụ được giao. Chịu trách nhiệm trước Ban giám đốc CN, NHCT và pháp luật về các công việc và chỉ tiêu, kế hoạch được giao.  Quản lý, giám sát, phát hiện, thực thi các giải pháp cần thiết trong phạm vi thẩm quyền để ngăn ngừa, khắc phục mọi rủi ro phát sinh trong hoạt động nghiệp vụ hằng ngày. Chịu trách nhiệm trước Ban giám đốc CN, NHCT và pháp luật về các rủi ro phát sinh trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao.  Tham gia, đề xuất xây dựng các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả, chất lượng nghiệp vụ chuyên môn (KPIs) phản ánh chính xác, công bằng kết quả công việc của từng cá nhân.  Tổng hợp, phản ánh những điểm bất cập chưa hợp lý của quy chế, quy trìnhsản phẩm, dịch vụ hiện có; đề xuất cải tiến, hoàn thiện quy chế, quy trìnhsản phẩm, dịch vụ và định hướng xây dựng phát triển sản phẩm, dịch vụ mới cho khách hàng.  Phối hợp với các Đơn vị có liên quan triển khai nghiệp vụ theo đúng quy định, quy trình của NHCT ban hành, thực hiện triển khai áp dụng và duy trì hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001 của NHCT.  Tham gia nghiên cứu, đề xuất các giải pháp, kiến nghi nhằm nâng cao năng suất lao động, đảm bảo an toàn, hiệu quả trong hoạt động kinh doanh tại CN và toàn hệ thống NHCT.  Tuyệt đối chấp hành các quy định về an toàn và bảo mật thông tin trong hoạt động nghiệp vụ, thông tin khách hàng theo quy định hiện hành của NHNN và NHCT; giữ gìn bí mật thông tin liên quan đến khách hàng và tài khoản của khách hàng.  Phân công, quản lý cán bộ tại Phòng, Tổ theo sự phân công, ủy quyền của Ban giám đốc CN và các quy định hiện hành của NHCT, đảm bảo hiệu quả sử dụng lao động.  Tổ chức đào tạo, học tập nâng cao trình độ nghiệp vụ, nhận thức của các cán bộ trong phòng.  Lưu trữ hồ sơ, số liệu, làm báo cáo, thống kê theo quy định hiện hành.  Thực hiện công tác khai thác khi được Ban giám đốc CN giao phù hợp với quy định của NHCT và pháp luật hiện hành. 1.3.Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng TMCP Công thương – Chi nhánh Sông Công 1.3.1. Bộ máy tổ chức của Ngân hàng TMCP Công thương chi nhánh Thái Nguyên. Chi nhánh ngân hàng Công thương Sông Công có 68 nhân viên với 6 phòng chức năng và 5 phòng giao dịch được phân phối rộng khắp trên địa bàn thị xã Sông Công và huyện Phổ Yên với mô hình tổ chức như sau:   Sơ đồ 1: Bộ máy tổ chức của Ngân hàng TMCP Công thương chi nhánh Sông Công. P. Khách hàng doanh nghiệp P. Tổng hợp P. Bán lẻ BAN GIÁM ĐỐC P. Tiền tệ kho quỹ P. Kế toán P. Tổ chức hành chính Phòng giao dịch Ba Hàng (loại 1) Phòng giao dịch TT thương mại Phòng giao dịch Phố Cò Phòng giao dịch Khu công nghiệp Phòng giao dịch Yên Bình (Nguồn Phòng Tổ chức hành chính chi nhánh Vietinbank Sông Công)   1.3.2 Chức năng của các bộ phận Ban giám đốc Phụ trách chung và trực tiếp chỉ đạo các phòng ban và các phòng giao dịch trực thuộc. Phòng khách hàng doanh nghiệp a) Chức năng Tham mưu cho ban giám đốc Chi Nhánh trong quản lý,tổ chức hoạt động kinh doanh đối tượng KHDN phù hợp với định hướng của Ngân Hàng Công thương (NHCT) và chịu trách nhiệm thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch được giao trong từng thời kỳ. b) Nhiệm Vụ  quan hệ khách hàng.  Thẩm định tín dụng  Tài trợ thương mại  Tác nghiệp  Công tác khác. Phòng bán lẻ. a) Chức năng Tham mưu cho ban giám đốc Chi Nhánh trong quản lý,tổ chức hoạt động kinh doanh bán lẻ tại chi nhánh, phòng giao dịch với định hướng của Ngân Hàng Công thương (NHCT) và chịu trách nhiệm thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch được giao trong từng thời kỳ. b)Nhiệm vụ.  Tư vấn khách hàng  Quan hệ kinh doanh  Thẩm định tín dụng  Quản lý nợ  Tác nghiệp công tác Phòng kế toán. a)Chức năng. Tham mưu cho ban lãnh đạo Chi Nhánh trong công tác hoạch toán kế toán, quản lý tài chính, chỉ tiêu nội bộ, quản lý hệ thống máy tính và điện toán, quản lý, kiểm kê tài sản, công cụ dụng cụ tại chi nhánh. b)Nhiệm vụ.  Hỗ trợ và chuyển giao khách hàng sang phòng bán lẻ để bánbán chéo sản phẩm dịch vụ bán lẻ của Ngân hàng Công Thương.  Tiếp nhận chứng từ,kiểm soát và hoạch toán chính xác ,đầy đủ kịp thời các giao dịch tài chính liên quan đến khách hàng.  Các chức năng khác Phòng tiền tệ kho quỹ. a)Chức năng. Tham mưu cho ban lãnh đạo chi nhánh trong công tác quản lý, sử dụng tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá, ấn chỉ quan trọng, hồ sơ tài sản đảm bảo…của chi nhánh tại nơi giao dịch,kho bảo quản và trên đường vận chuyển. b)nhiệm vụ.  Quản lý an toàn toàn bộ tài sản quý, tiền mặt, giấy tờ có giá…của chi nhánh tai nơi giao dịch, kho bảo quản và trên đường vận chuyển.  Giám sát, kiểm tra kho tiền và toàn bộ các máy móc, thiết bị chuyên dùng về lĩnh vực tiền tệ kho quỹ.  Cập nhật chính xác số liệu của từng món, đúng nguồn tiền,đúng mệnh giá vào các màn hình hỗ trợ thủ quỹ và hệ thống BDS  Ngoài ra còn nhiều chức năng khác Phòng Tổng hợp a)Chức năng: Tham mưu cho ban lãnh đạo chi nhánh trong công tác lập, xây dựng, giao kế hoạch tổng hợp báo cáo tại chi nhánh.. b)Nhiệm vụ  Theo dõi, đôn đốc, đề xuất biện pháp chỉnh sửa, khắc phục chấn chỉnh sau thanh tra, kiểm tra nhằm phòng ngừa hạn chế rủi ro.  Tham mưu cho giám đốc trong điều hành hoạt động kinh doanh của chi nhánh.  Phân tích tình hình tài chính của chi nhánh làm cơ sở tham mưu, đề xuất ban giám đốc xây dựng kế hoạch kinh doanh của từng bộ phận Phòng tổ chức hành chính a) Chức Năng : Tham mưu cho Ban Giám Đốc chi nhánh trong công tác quản lý cán bộ, văn phòng hành chính quản trị của chi nhánh. b)Nhiệm vụ:  Công tác nhân sự.  Công tác văn phòng, hành chính quản trị. 1.3 Đặc điểm lao động Nhân lực là yếu tố quan trọng nhất, quyết định nhất trong mọi hoạt động của ngân hàng. Ngân hàng muốn ngày càng phát triển phồn vinh thì yếu tố đầu tiên và quan trọng nhất chính là con người. Con người nắm vận mệnh của ngân hàng, có thể tạo ra tất cả nhưng cũng có thể phá huỷ tất cả, nhưng đây lại là yếu tố phức tạp và đa dạng nhất. Bảng 1: Chất lượng và số lượng lao động của ngân hàng năm 2011 2014 STT Trình độ 2011 2012 2013 Người (%) Người (%) Người (%) 1 Trên đại học 1 1,45 1 1,45 1 1,47 2 Đại học 63 91,30 63 91,30 62 91,17 3 Cao đẳng 4 5,80 4 5,80 4 5,89 4 khác 1 1,45 1 1,45 1 1,47 5 Tổng 69` 100 69 100 68 100 ( Nguồn: Phòng tổ chức hành chính ngân hàng TMCP Công Thương Sông Công năm 20122014)   Qua bảng trên ta thấy lao động của ngân hàng có trình độ chuyên môn cao đa phần là lao động có trình độ đại học và trên đại học chiếm đến trên 90%. Do đặc trưng của ngành ngân hàng đòi hỏi phải có tính chuyên môn cao. Cơ cấu lao động không có sự thay đổi nhiều qua các năm vì ngân hàng không có sự tăng trưởng mạnh về quy mô nên việc tăng thêm nhân sự là không cần thiết  Đặc điểm của đơn vị, địa phương, những cơ hội và thách thức trong thực hiện nghiệp vụ: Điểm mạnh Điểm yếu Chi nhánh có uy tín trên địa bàn, có lượng khách hàng truyền thống giao dịch với Chi nhánh nhiều năm. Đội ngũ nhân viên có kinh nghiệm và trình độ. Mạng lưới phát triển tốt. Trụ sở giao dịch và các phòng giao dịch khang trang, hiện đại, tiện lợi. Nhận diện thương hiệu VietinBank trên địa bàn tốt. Sản phẩm, dịch vụ tiện ích, đa dạng có tính cạnh tranh Mối quan hệ với chính quyền địa phương tốt Đoàn kết nội bộ, kỷ luật tốt. Cơ cấu nguồn tiền gửi thanh toán, tiền gửi không kỳ hạn chiếm tỷ trọng thấp trong tổng nguồn (1520%) > chi phí huy động vốn cao. Nguồn vốn chưa đáp ứng được nhu cầu tăng trưởng tín dụng. Trình độ cán bộ không đồng đều. Thiếu cán bộ chuyên sâu, cán bộ đầu ngành. Lợi nhuận đem lại cho chi nhánh chủ yếu là từ huy động vốn và cho vay, thu từ dịch vụ thấp. Công tác phát triển tín dụng chưa chú trọng theo chiều ngang (phát triển khách hàng mới). Công tác xử lý nợ còn nhiều vướng mắc, chưa thực sự hiệu quả. Cơ hội Thách thức Kinh tế của toàn Tỉnh Thái Nguyên đang trên đà phát triển (Tốc độ tăng trưởng trung bình trên 11%năm). Nhiều dự án trọng điểm, khu dân cư, khu công nghiệp mới nên Chi nhánh có thể đẩy mạnh, phát triển các sản phẩm dịch vụ ngân hàng, huy động tiền đền bù Môi trường pháp lý ổn định. Sự hợp tác, tin cậy của khách hàng Cạnh tranh khốc liệt giữa các TCTD, đặc biệt là BIDV, Agribank, VietComBank (về cho vay, TTTM), các Ngân hàng Cổ phần khác (về huy động vốn và phí dịch vụ). Các khách hàng có quan hệ với Chi nhánh phần lớn là doanh nghiệp vừa và nhỏ, KHCN, hộ gia đình, tính minh bạch không cao. Yêu cầu chuyển đổi mô hình, quản trị rủi ro nhanh chóng phù hợp với chuẩn Quốc tế. Diễn biến tình hình kinh tế phức tạp, thị trường tiêu thụ hàng hoá còn nhiều khó khăn ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của khách hàng, tác động xấu đến chất lượng tín dụng của Chi nhánh 1.5. Tổng quan Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Công thương – Chi nhánh Sông Công . Trong khoảng thời gian vừa qua, tình hình kinh tế thế giới có nhiều biến động kéo theo nền kinh tế của Việt Nam cũng bị ảnh hưởng. Và chính vì vậy, hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp trong nước cũng có nhiều chuyển biến phức tạp và ngân hàng tất nhiên cũng nằm trong số đó. Bên cạnh đó, hiện nay nước ta đã có sự xuất hiện của rất nhiều ngân hàng chẳng những trong nước mà còn có các ngân hàng nước ngoài. Vì vậy, sự cạnh tranh của các tổ chức tín dụng nói chung và các tổ chức tín dụng trên địa bàn nói riêng ngày càng trở nên gay gắt hơn và đây cũng là mối quan tâm của Ban lãnh đạo Ngân hàng TMCP Công Thương Chi Nhánh Sông Công. Sau đây, chúng ta sẽ tìm hiểu khái quát về tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng qua ba năm: 20122014 Bảng 2 Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Công thương chi nhánh Sông Công giai đoạn 20122014: Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Chênh lệch năm 2013 so với năm 2012 Chênh lệch năm 2014 so với năm 2013 I. Tổng thu nhập 275.389 262.357 244.737 13.032 17.620 II. Tổng chi phí 217.029 214.619 211.188 2.410 3.431 III. Lợi nhuận 58.360 47.738 33.549 10.622 14.189 (Nguồn: Báo cáo thường niên của Ngân hàng TMCP Công thương chi nhánh Sông Công hàng năm) Tổng thu nhập: năm 2014 đạt 244.737 triệu đồng, giảm 17.620 triệu đồng so với năm 2013 và năm 2013 giảm 13.032 triệu đồng so với năm 2012. Nguyên nhân làm tổng thu nhập giảm có rất nhiều nguyên nhân. Trước hết là lãi suất giảm mạnh, trong đó lãi suất cho vay giảm, giảm nhanh hơn so lãi suất huy động, kiến cho thu nhập từ lãi vay giảm. Ngoài ra, nợ xấu tăng và công tác chuẩn bị cho việc phân loại nợ xấu theo các tiêu chí nghiêm ngặt hơn khiến cho lượng nợ xấu được xóa tăng vọt. Trong khi đó, tín dụng tăng trưởng chậm cho các ngân hàng thận trọng trong việc cho vay… Cơ cấu tài sản sinh lợi chuyển dịch sang tài sản có mức sinh lợi thấp, đặc biệt là chuyển sang trái phiếu Chính phủ. Tổng chi phí: tổng thu nhập giảm và tổng chi phí cũng giảm theo. Tổng chi phí năm 2014 đạt 211.188 triệu đồng, giảm 3.431 triệu đồng so với năm 2013. Năm 2013 giảm 2.410 triệu đồng so với năm 2012. Nguyên nhân dẫn đến tổng chi phí giảm là do khoản hoàn nhập dự phòng giảm giá hàng tồn kho đối với hàng hóa đã bán. Tổng thu nhập giảm dẫn đến tổng chi phí giảm theo. Về lợi nhuận: ngân hàng đã đạt được kết quả kinh doanh khả quan trong điều kiện khó khăn chung của nền kinh tế trong nước và thế giới. Lợi nhuận trước thuế năm 2014 đạt 33.549 triệu đồng, giảm 14.189 triệu đồng so với năm 2013.Năm 2013 giảm 10.622 triệu đồng so với năm 2012, Nguyên nhân nhân làm cho lợi nhuận thấp hơn so với kỳ vọng là do Ngân hàng đã chủ động tăng cường trích lập dự phòng cho các khoản tài sản tồn đọng theo lộ trình mà Ngân hàng Nhà nước đã phê duyệt. ..nhằm đẩy nhanh tiến trình xử lý dứt điểm các tồn tại, thực hiện một bước quan trọng để lành mạnh hóa cơ cấu tài chính của Ngân hàng. Lợi nhuận giảm do ảnh hưởng chung từ nền kinh tế và hệ thống ngân hàng đã khiến cho các chỉ tiêu sinh lời của Ngân hàng bị ảnh hưởng. PHẦN II. THỰC TRẠNG PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH SÔNG CÔNG 2.1. Kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam chi nhánh Sông Công Thái Nguyên. Trong những năm 20122014 trôi qua trong bối cảnh kinh tế thế giới tiếp tục diễn biến theo chiều hướng bất lợi, sự bất ổn về chính trị tại nhiều khu vực trên thế giới, trong năm 2014 mâu thuẫn giữa Mỹ và Châu Âu trong giải quyết xung đột tại Ucraina ảnh hưởng đến tình hình kinh tế toàn cầu. Trong bối cảnh chung đó, nền kinh tế Việt Nam cũng phải đối mặt với nhiều khó khăn lớn: Kinh tế phục hồi chậm, thị trường bất động sản chưa phục hồi, thị trường chứng khoán ảm đạm, sự kiện biển đông tháng 5 năm 2014. Chính phủ và NHNN đã có những quyết sách phù hợp nhằm bình ổn kinh tế vĩ mô, ổn định thị trường tiền tệ, giảm lãi suất huy động và cho vay, giúp các doanh nghiệp thuận lợi hơn trong quá trình tiếp cận nguồn vốn ngân hàng. Hoạt động kinh doanh của chi nhánh Sông Công còn phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, do thực lực tài chính của các doanh nghiệp trên địa bàn còn yếu, năng lực quản lý sản xuất kinh doanh còn hạn chế.Môi trường kinh doanh tiềm ẩn nhiều rủi ro, nhiều doanh nghiệp trong lĩnh vực xây dựng rất khó khăn trong khâu thanh toán, đã góp phần làm cho nợ xấu phát sinh. Nhưng với sự đoàn kết nhất trí nỗ lực quyết tâm của ban lãnh đạo cùng toàn thể các cán bộ nhân viên, chi nhánh đã hoàn thành chỉ tiêu kinh doanh như sau:   Bảng 3 Kết quả các mặt hoạt động chính của Ngân hàng TMCP Công Thương –chi nhánh trong những năm 20122014. Đơn vị:triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Số tiền Số tiền Số tiền Tổng tài sản 1.230.600 1.313.007 1.621.513 Tổng nguồn vốn huy động 972.283 1.173.350 1.377.948 Cho vay nền kinh tế 1.079.605 1.168.774 1.264.632 Thu dịch vụ 6.300 7.412 8.408 Lợi nhuận 58.360 47.738 33.549 (Nguồn: Báo cáo thường niên của Ngân hàng TMCP Công thương chi nhánh Sông Công hàng năm) Về vốn huy động: vốn huy động của chi nhánh luôn ổn định và chiếm tỉ trọng cao trong tổng tài sản, năm 2014 vốn huy động tăng 204.598 triệu đồng so với năm 2013 và tăng 404.665 triệu đồng so với năm 2012, chiếm 84,98% tổng tài sản. Tổng tài sản của ngân hàng cũng không ngừng tăng lên. Một trong những nguyên nhân giúp lượng vốn huy động tăng nhanh là ngân hàng đã duy trì một bảng lãi suất rất cạnh tranh, lại thường xuyên có các chương trình khuyến mãi cho khách hàng. Do Ngân hàng đã nắm bắt kịp thời những diến biến trên thị trường và đã có sự điều chỉnh lãi suất cũng như chính sách marketing một cách hợp lý...nên vốn huy động tăng. Về hoạt động tín dụng: Tổng cho vay nền kinh tế biến động tương tự các chỉ tiêu khác. Năm 2014 tổng cho vay nền kinh tế đạt 1.264.632 triệu đồng, tăng 95.858 triệu đồng so với năm 2013, tương đương 8,2 %; tăng 185.027 triệu đồng so với năm 2012, tương đương 17,14% .Như vậy tổng cho vay nền kinh tế là tăng qua các năm 20122014. Nguyên nhân tổng dư nợ tăng là do hoạt động huy động vốn tăng, thực hiện chính sách tiền tệ chặt chẽ, linh hoạt. Vốn tín dụng được ưu tiên cho sản xuất nông nghiệp, xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp vừa và nhỏ, lãi suất tín dụng đã có xu hướng tăng. Do nhu cầu sử dụng vốn phục vụ sản xuất kinh doanh được cải thiện bởi lượng tồn kho của doanh nghiệp...Đặc biệt tại địa bàn huyện phổ yên đã và đang phát triển khu công nghiệp Yên Bình, do vậy nhu cầu vốn vay để phát triển kinh doanh,phát triểnd dịch vụ của địa bàn dân cư ở đây tăng lên đáng kể. Về lợi nhuận: ngân hàng đã đạt được kết quả kinh doanh khả quan trong điều kiện khó khăn chung của nền kinh tế trong nước và thế giới. Lợi nhuận năm 2014 đạt 33.549 triệu đồng, giảm 14.189 triệu đồng so với năm 2013, tương đương 29,72%; giảm 24.811triệu đồng so với năm 2012, tương đương 42,51% Như vậy lợi nhuận trước thuế qua các năm 2012 – 2014 là giảm đáng kể. Nguyên nhân nhân làm cho lợi nhuận thấp hơn so với kỳ vọng là do Ngân hàng đã chủ động tăng cường trích lập dự phòng cho các khoản tài sản tồn đọng theo lộ trình mà Ngân hàng Nhà nước đã phê duyệt nhằm đẩy nhanh tiến trình xử lý dứt điểm các tồn tại, thực hiện một bước quan trọng để lành mạnh hóa cơ cấu tài chính của Ngân hàng. Lợi nhuận giảm do ảnh hưởng chung từ nền kinh tế và hệ thống ngân hàng đã khiến cho các chỉ tiêu sinh lời của Ngân hàng bị ảnh hưởng. Qua phân tích cho thấy hoạt động kinh doanh của ngân hàng TMCP Công thương chi nhánh Sông Công trong những năm qua đã đạt được những thành công nhất định trong việc tự bảo đảm nguồn vốn cũng như mở rộng thị phần của mình. Với kết quả kinh doanh đạt được của chi nhánh thì dịch vụ cũng được mở rộng hơn, đáp ứng đầy đủ và kịp thời nhu cầu vay vốn ngày càng tăng của khách hàng, tạo thêm điều kiện cho các quá trình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp và cá nhân ngày càng phát triển. Nhờ sự quản lý năng động, sáng tạo của ban lãnh đạo cùng với sự nổ lực, cố gắng và tinh thần đoàn kết của nhân viên trong ngân hàng TMCP Công Thương chi nhánh Sông Công nhằm tìm ra một giải pháp hiệu quả nhất, an toàn nhất để tăng thu nhập và giảm chi phí đến mức thấp nhất cho hoạt động kinh doanh của mình và phục vụ tốt hơn cho nền kinh tế địa phương phát triển. 2.2 Các nghiệp vụ chủ yếu của Ngân hàng. 2.2.1.Nguồn vốn Nguồn vốn hoạt động của ngân hàng Vietinbank chi nhánh Sông Công hiện nay chủ yếu là nguồn vốn huy động tại chỗ, trong đó phần lớn là nguồn vốn huy động từ các tổ chức kinh tế, tổ chức tín dụng, còn lại là tiền gửi từ dân cư. Bên cạnh đó chi nhánh còn nhận được nguồn vốn điều hoà từ ngân hàng Vietinbank Hội Sở giúp cho hoạt động tín dụng của chi nhánh được hiệu quả hơn. Hướng đi của ngân hàng Vietinbank chi nhánh Sông Công trong thời gian tới là tích cực huy động vốn tại chỗ, cố gắng tranh thủ các nguồn vốn khác chi phí thấp hơn từ Quỹ tài chính nông thôn (RDF II), tiền gửi không kỳ hạn của tổ chức kinh tế. Chi nhánh luôn coi trọng công tác huy động vốn là một vấn đề quan trọng để tạo vốn cho hoạt động tín dụng. Ý thức được điều đó, ngân hàng đã bắt tay vào khai thác nguồn vốn nhàn rỗi của nền kinh tế, sau đó phân phối lại cho nền kinh tế tạo điều kiện cho cung cầu vốn gặp nhau. Nhờ vậy, ngân hàng đã chiếm được lòng tin của khách hàng và tổng nguồn vốn huy động qua các năm không ngừng được nâng lên. Ngân hàng đã tạo được mối quan hệ gắn bó với khách hàng, giữ chân họ và phát triển thêm khách hàng mới, từ đó hoạt động khách hàng đi lên. Việc tăng trưởng vốn là khâu mở đầu cho sự hoạt động ổn định của ngân hàng, nhận thức được điều này, chi nhánh đã huy động vốn bằng nhiều hình thức và đã mang lại cho khách hàng một số dư tiền gửi cao trong những năm qua. Do nguồn vốn huy động dồi dào nên đầu tư tín dụng ngày càng mở rộng và tăng trưởng hơn nữa. Hoạt động của ngân hàng là góp phần nhất định vào sự phục hồi và phát triển nền kinh tế, vì thế cơ chế điều hành lãi suất được đổi mới theo phương hướng nới dần sự kiểm soát và can thiệp hành chính trực tiếp với việc áp dụng cơ chế điều hành theo lãi suất cơ bản đối với vay và cho vay. Lãi suất là một công cụ hết sức nhạy bén để nâng cao nguồn vốn huy động, cho nên mỗi ngân hàng cần có một cơ chế lãi suất linh hoạt phù hợp với tỷ lệ lạm phát trong từng thời kỳ. Vì vậy nghiên cứu thị trường để đưa ra một chính sách lãi suất thích hợp có ý nghĩa hết sức quan trọng trong công tác huy động làm tăng nguồn vốn cho ngân hàng. Có thể nói lãi suất là một phương trình linh hoạt về nghiệm, mà nghiệm của nó được tìm thấy phải phù hợp với cơ chế chính sách của Nhà nước và tình hình phát triển kinh tế của đất nước. 2.2.2. Sử dụng vốn a) Hoạt động tín dụng Với thế mạnh về thương hiệu bên cạnh thái độ phục vụ khách hàng nhiệt tình cùng khả năng xử lý hồ sơ nhanh nhẹn, thủ tục giao dịch đơn giản, lãi suất dịch vụ cạnh tranh, Ngân hàng TMCP Công Thương chi nhánh Sông Công đã khẳng định được vị trí vững chắc của mình trên thị trường tín dụng. Công tác tín dụng tại chi nhánh luôn được chú trọng. Để đảm bảo việc sử dụng vốn được an toàn và mang lại hiệu quả cao, công tác tín dụng luôn được Ban giám đốc chi nhánh đặc biệt quan tâm hàng đầu nhằm hạn chế rủi ro đến mức thấp nhất. Với mọi nỗ lực của toàn thể cán bộ nhân viên và ban lãnh đạo của ngân hàng, thời gian qua hoạt động tín dụng của ngân hàng một phần nào đã đáp ứng nhu cầu xin vay của tổ chức kinh tế, các thành phần kinh tế trên địa bàn góp phần phát triển nền kinh tế của tỉnh nhà. Bảng 4 : TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG CHI NHÁNH SÔNG CÔNG TRONG 3 NĂM 20122014. Đvt: Triệu đồng CHỈ TIÊU NĂM CHÊNH LỆCH 20132012 20142013 2012 2013 2014 số tiền % số tiền % Doanh số cho vay 1..079.605 1.168.774 1.264.632 89.169 8,26 95.585 8,20 Doanh số thu nợ 798.493 932.355 1.435,788 133.862 16,76 503.433 53,99 (Nguồn: Phòng tín dụng ngân hàng TMCP Công Thương chi nhánh Sông Công năm 20122014) Hoạt động cho vay của ngân hàng TMCP Công Thương chi nhánh Sông Công chiếm tỷ lệ cao trong tổng doanh thu hoạt động của ngân hàng, tỷ lệ phát triển của hoạt động cho vay vẫn không ngừng tăng lên. Cụ thể là năm 2013 đạt 1.079.605 triệu đồng, tăng 89,169 triệu đồng, tương đương tăng 8,26 % so với năm 2012. Sang năm 2014, con số này tăng lên so với năm 2013, cụ thể là doanh số cho vay năm 2014 đạt 1.264.632 triệu đồng tăng 95.585 triệu đồng, tương đương tăng 8,20% so với năm 2013. Doanh số cho vay tăng là do chi nhánh đã tích cực khơi tăng nguồn tín dụng VNĐ trong việc mở rộng thị trường nên đã cải thiện một bước đáng kể trong việc tăng thu nhập tín dụng. Mặt khác do ngân hàng Vietinbank chi nhánh Sông Công có uy tín ngày càng cao nên ngày càng có thêm nhiều khách hàng. Còn về doanh số thu nợ cũng tăng đều qua các năm. Cụ thể là năm 2013 đạt 932.355 triệu đồng tăng 133.862 triệu đồng, tương đương tăng 16.76% so với năm 2012. Đến năm 2014, doanh số thu nợ của chi nhánh là 1.435.788 triệu đồng tăng 503.433 triệu đồng tương đương tăng 53,99% so với năm 2013. Nguyên nhân làm cho doanh số thu nợ của ngân hàng cao và tăng lên là do ngân hàng cho vay các đơn vị kinh doanh có vòng quay vốn nhanh. Bên cạnh đó, tình hình nền kinh tế ở Sông Công và các điạ bàn hoạt động của ngân hàng hiện nay ngày càng phát triển. Điều này góp phần tăng hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp và giúp tăng khả năng thanh toán nợ của các doanh nghiệp. Trong tương lai, nhiều thách thức và cơ hội trên thị trường tài chính tiền tệ đòi hỏi ngân hàng phải có sự chuyển hướng trong chính sách tín dụng nhằm đầu tư vào các ngành, lĩnh vực an toàn, hiệu quả, đồng thời hạn chế và kiểm soát chặt chẽ vào các ngành tiềm ẩn rủi ro cao. Bên cạnh đó, ngân hàng cũng xây dựng tỷ trọng đầu tư theo ngành nhằm phân tán rủi ro tín dụng, chủ động giảm nợ tín dụng đối với các khu vực kinh tế nhà nước và các đối tượng cho vay tín chấp cũng như một số doanh nghiệp hoạt động trong ngành nghề có rủi ro cao. Về tín dụng cá nhân: Sản phẩm cho vay cá nhân của ngân hàng rất đa dạng: cho vay mua nhà, sửa chữa nhà, mua xe ôtô, tiêu dùng cá nhân... 2.3 Phân tích tình hình huy động vốn. 2.3.1 Cơ cấu nguồn vốn huy động của Ngân hàng TMCP Công Thương Sông Công. Vốn huy động từ bên ngoài vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng nguồn vốn của Ngân hàng TMCP Công thương chi nhánh Sông Công, cũng như các ngân hàng khác chủ yếu huy động vốn qua tiền gửi. Trong những năm qua hoạt động huy động vốn của Ngân hàng TMCP Công thương chi nhánh Sông Công đã đạt được những thành tích xuất sắc. Ngân hàng đã thực hiện nhiều giải pháp huy động và cơ cấu nguồn vốn theo hướng tích cực nhằm tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng nguồn vốn ổn định.   BẢNG 5 : CƠ CẤU NGUỒN VỐN HUY ĐỘNG Đơn vị: Số dư: triệu đồng, Tỷ trọng: % Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Số dư Tỷ trọng Số dư Tỷ trọng Số dư Tỷ trọng Tổng Nguồn Vốn Huy động 972.283 100 1.173.350 100 1.377.948 100 1 Từ dân cư 647.866 66,63 913.889 77,89 1.012.325 73,47 2 Huy đông từ KHDN 104.997 10,80 187.173 15,95 276.000 20,03 4 Huy động từ tiền gửi kho bạc 55.088 5,67 30.000 2,56 35.000 2,54 5 Huy động từ tiền gửi ATM 31.500 3,24 36.293 3,09 51.390 3,73 6 Huy động từ tiền gửi khác 132.832 13,66 5.995 0,51 3.233 0,23 (Nguồn: Báo cáo tổng kết chuyên đề nguồn vốn các năm 20122014) Trong tổng nguồn vốn huy động thì vốn huy động từ dân cư có quy mô lớn và chiếm tỷ trọng cao. Về Quy mô Nguồn vốn huy động chủ yếu là tiền gửi từ dân cư, tiếp theo là từ các khách hàng Doanh nghiệp (KHDN). Về cơ cấu thì vốn huy động từ dân cư, các tổ chức kinh tế xã hội gần như tương tự với tổng vốn huy động. Trong nguồn vốn huy động, tiền gửi từ dân cư chiếm tỉ trọng cao so với các tổ chức kinh tế xã hội. Năm 2014 tiền gửi của dân cư đạt 1.012.325 triệu đồng, tăng 98.436 triệu đồng so với năm 2013, tương đương 10,77% tăng 364.459 triệu đồng so với năm 2012,tương đương 56,25% Vốn huy động từ KHDN năm 2013 là 187.173 triệu đồng tăng 82.176 triệu so với năm 2012 tương đương tăng 78,26 %, năm 2014 là 276.000 tăng 88.827 tương đương 47,46% so với năm 2013. Bên cạnh đó vốn huy động từ tiền gửi năm 2013 giảm mạnh so vơi năm 2012 là 25.088 triệu tương đương với 45,54 % ,đến năm 2014 huy động vốn từ tiền gửi kho bạc tăng nhẹ so vơi 2013 là 5000 triệu đồng tương đương với 16,67%. Ngoài ra ngân hàng còn huy động vốn từ tiền gửi từ thẻ ATM, con số này không nhỏ trong tổng nguồn vốn huy động của Ngân hàng và tăng lên qua các năm. Cụ thể năm 2012 số tiền huy động là 31.500 đến năm 2013 số tiền huy động tăng nhẹ lên thành 36.293 triệu tương đương tăng 15,22% so với năm 2012. Nhưng đến năm 2014 con số này tăng lên đáng kể đạt tới 51.390 triệu tưc tăng lên 15.097 triệu tương đương 41,60 %. Sự tăng nhanh của nguồn vốn huy động này là do ngân hàng đã tạo ra những dịch vụ thuận lợi cho khách hàng thông qua việc dùng thẻ như việc sử dụng thẻ sẽ giup khách hàng tiện lợi hơn trong giao dịch,giúp bảo đảm an toàn cho số tiền của chủ thẻ...do đó ngày càng nhiều người mở thêm tài khoản thẻ ATM tại Ngân hàng.Ngoài ra, ngày nay trong thời kỳ công nghệ hiện dại phát triển hầu hết các cơ quan chức năng đều trả lương bằng hình thức trả tiền qua thẻ, do đó ngân hàng có thể huy động được nguồn vốn tương đối đó. Bên cạnh những nguồn vốn huy động từ các nguồn trên ngân hàng còn huy động vốn từ các nguồn khác, tuy nhiên nó chiếm 1 tỷ trọng rất nhỏ trong tổng nguồn vốn huy động của Ngân hàng TMCP Công Thương chi nhánh Sông Công. 2.3.2 Huy động vốn theo loại hình tiền gửi: Nguồn vốn huy động chủ yếu là vốn bằng VNĐ. Là nguồn vốn chủ đạo đáp ứng nhu cầu sử dụng vốn đầu tư trong nước, cho vay các doanh nghiệp vừa và nhỏ… Cơ cấu huy động vốn theo đồng tiền được xác định cụ thể dưới bảng sau: Bảng 6 : Vốn VND và vốn ngoại tệ giai đoạn 20122014 Đơn vị: Số dư: triệu đồng; Tỷ trọng: % Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Số dư Tỷ trọng Số dư Tỷ trọng Số dư Tỷ trọng Vốn VND 920.486 94,67 1.120.303 95,48 1.321.702 95,92 Vốn ngoại tệ 51.797 5,33 53.047 4,52 56.246 4,08 Tổng vốn huy động 972.283 100 1.173.350 100 1.377.948 100 (Nguồn: Báo cáo tổng kết chuyên đề nguồn vốn các năm 20122014) Nhận xét: Trong giai đoạn này, vốn VNĐ biến động tăng liên tục qua các năm đặc biệt là năm 2014 nếu xét về quy mô.Từ năm 20122014 vốn VND tăng 43,59% tương đương 401.216 triệu VND Còn vốn ngoại tệ giảm đặc biệt là năm 2014 . nguyên nhân là do cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu vào cuối năm 2012 các nền kinh tế lớn đều tăng trưởng chậm lại, khó khăn còn nặng nề, sức mua hạn chế, nợ công nhiều…do đó vốn ngoại tệ giảm mạnh so với hai năm trước đó. Về tỷ trọng vốn VNĐ biến động đều từ năm 20122014 (> 94% trong tổng nguồn vốn huy động). Năm 2013 quy mô vốn ngoại tệ và vốn VNĐ đều tăng nhưng tỷ trọng của vốn ngoại tệ giảm nhẹ so với năm 20112 Trong giai đoạn này, vốn VNĐ biến động tăng liên tục qua các năm đặc biệt là năm 2014 nếu xét về quy mô. Còn vốn ngoại tệ năm năm 2013 tăng nhẹ , nguyên nhân là do cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu vào cuối năm 2012 các nền kinh tế lớn đều tăng trưởng chậm lại, khó khăn còn nặng nề, sức mua hạn chế, nợ công nhiều… Về tỷ trọng vốn VNĐ biến động đều từ năm 20122014 (> 94% trong tổng nguồn vốn huy động). Năm 2013 quy mô vốn ngoại tệ và vốn VNĐ đều tăng nhưng tỷ trọng của vốn ngoại tệ giảm nhẹ so với năm 2012. 2.3.3 Nguồn vốn huy động từ các loại tiền gửi BẢNG 7: NGUỒN VỐN HUY ĐỘNG TỪ CÁC LOẠI TIỀN GỬI CỦA KHÁCH HÀNG GIAI ĐOẠN 20122014 . Số tiền: triệu đồng, tỉ trọng :% Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 So sánh 2013 với 2012 So sánh 2014 với 2013 Số tiền Tỉ trọng Số tiền % Tiền gửi không kỳ hạn 132.965 169.737 237.214 36.772 27,66 67.477 39,75 Tiền gửi có kỳ hạn 31.607 36.256 42.070 4.649 14,71 5.814 16,04 Tiền gửi vốn chuyên dùng 4 5 7 1 25 2 40 Tiền gửi đảm bảo thanh toán 8.785 9.539 11.002 745 0,86 1.463 15,34 Tổng cộng 177.348 220.532 290.296 43.184 24,35 69.764 31,63 (Nguồn: Báo cáo tổng kết chuyên đề nguồn vốn các năm 20122014) Nguồn vốn huy động của khách hàng của Ngân hàng Vietinbank chi nhánh Sông Công gồm tiền gửi không kỳ hạn ,tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi vốn chuyên dùng,tiền gửi đảm bảo thanh toán....Trong tổng nguồn vốn huy động từ tiền gửi của khách hàng thì nguồn tiền gửi không kỳ hạn là lớn nhất cả về tỉ trọng và quy mố sau đó là nguồn vốn từ tiền gửi có kỳ hạn . Về tiền gửi không kỳ hạn năm 2012 đạt 132.965 triệu đồng, năm 2013 đạt 169.737 triệu đồng tăng 36.772 triệu đồng so với năm 2012, tương đương 26,66% .Năm 2014 đạt 237.214 triệu đồng, tăng 67.477 triệu đồng so với năm 2013, tương đương 39,75%. Tiền gửi không kỳ hạn cũng tăng dần từ năm 20122014.năm 2013 đạt 36.256 triệu đồng tăng 4.649 triệu đồng so với nămtawng2, tương đương 14,71%, năm 2014 con số này cũng tăng lên đáng kể là 42.070 triệu đồng tăng 5.814 triệu đồng, tương đương 16,04%. 2.4 Phân tích hoạt động cho vay của ngân hàng 2.4.1. Phân tích tình hình doanh số cho vay. Trong việc phân tích hoạt động cho vay thì doanh số cho vay là một khoản mục thể hiện rõ nét nhất về mức độ rộng lớn của ngân hàng trong công tác cho vay của mình. Qua đó, doanh số cho vay cũng thể hiện được số lượng và quy mô tín dụng của ngân hàng. Chúng ta sẽ tiến hành xem xét tình hình doanh số cho vay của ngân hàng TMCP Công Thương chi nhánh Sông Công. Bảng 8: TÌNH HÌNH DOANH SỐ CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG CHI NHÁNH SÔNG CÔNG QUA 3 NĂM 2012– 2014 Đvt: Triệu đồng CHỈ TIÊU NĂM CHÊNH LỆCH 2012 2013 2014 20132012 20142013 Số tiền % Số tiền % Ngắn hạn 900.594 970.438 920.868 69.844 7,76 49.570 5,11 Trung và dài hạn 179.000 198.336 343.764 19.336 10,80 145.428 73,32 Tổng 1.079.605 1.168.774 1.264.632 89.169 8,26 95.858 8,20 (Nguồn: Phòng tín dụng ngân hàng TMCP Công Thương chi nhánh Sông Công giai đoạn 20122014) Qua bảng số liệu ta thấy tình hình doanh số cho vay của ngân hàng TMCP Công Thương chi nhánh Sông Công giai đoạn 20122014 đều tăng lên qua các năm. Cụ thể là năm 2013 đạt 1.168.774 triệu đồng tăng 89.169 triệu đồng, tương đương tăng 8,26% so với năm 2012. Đến năm 2014, doanh số cho vay của chi nhánh lên tới 1.264.632 triệu đồng tăng 95.858 triệu đồng, tương đương tăng 8,2 % so với năm 2013. Doanh số cho vay tăng qua các năm, chủ yếu là cho vay ngắn hạn nên doanh số cho vay ngắn hạn bao giờ cũng chiếm tỷ trọng cao trong doanh số cho vay. Tuy nhiên năm 2014 doanh số cho vay ngắn hạn lại giảm 49.570 triệu đồng tương đươ

Trường ĐHKT & QTKD Báo cáo thực tập tốt nghiệp MỤC LỤC SV: Lưu Thị Thu Hiền GVHD: Phạm Thị Thu Hiền Trường ĐHKT & QTKD Báo cáo thực tập tốt nghiệp MỞ ĐẦU Đặt vấn đề nghiên cứu  Sự cần thiết nghiên cứu Trong bối cảnh hội nhập tình hình kinh tế giới khu vực, Việt Nam tạo môi trường kinh doanh cạnh tranh thương trường doanh nghiệp diễn ngày gay gắt Với môi trường cạnh tranh gay gắt đòi hỏi doanh nghiệp phải tự đổi mới tồn Trong xu người người hội nhập, nhà nhà hội nhập ngân hàng thương mại phải nâng cao chất lượng phục vụ có khả cạnh tranh với ngân hàng nước Chính mà lĩnh vực thương mại hệ thống ngân hàng không ngừng tự hoàn thiện trình sản xuất kinh doanh, phấn đấu để tìm giữ chỗ đứng thương trường mà điều cạnh tranh tránh khỏi Các doanh nghiệp không ngừng đưa biện pháp nhằm nâng cao hiệu sản xuất kinh doanh để tồn phát triển tình hình kinh tế Để đáp ứng yêu cầu ngân hàng phải đứng vững phát triển Muốn hoạt động kinh doanh ngân hàng phải có hiệu Phân tích hiệu hoạt động kinh doanh giúp thấy tranh toàn cảnh thành tựu khó khăn ngân hàng, để từ ngân hàng phát huy lợi khắc phục hạn chế trình hoạt động mình, tạo tiền đề vững cho ngân hàng đường kinh doanh Do đó, việc phân tích hoạt động kinh doanh ngân hàng qua giai đoạn cần thiết Cơ sở thực tiễn khoa học a) Cơ sở khoa học Trong xu hội nhập kinh tế toàn cầu, quốc gia không ngừng phấn đấu để đưa đất nước phát triển lên Tuy nhiên quốc gia có điểm xuất phát không giống Ngày nay, Việt Nam thành viên thức tổ chức Thương mại giới WTO, kinh tế Việt Nam chuyển sang kinh tế thị trường, vấn đề hàng đầu đặt cho doanh nghiệp hiệu hoạt động kinh tế Có hiệu kinh tế đứng vững thương trường, đủ sức cạnh tranh với doanh nghiệp khác, vừa có điều kiện tích luỹ mở rộng sản xuất kinh doanh đồng thời đảm bảo đời sống cho người lao động làm tròn nghĩa vụ Nhà nước Để làm điều đó, doanh nghiệp phải đánh giá đầy đủ diễn biến kết hoạt động sản xuất kinh doanh, mặt yếu doanh nghiệp mối quan hệ SV: Lưu Thị Thu Hiền GVHD: Phạm Thị Thu Hiền Trường ĐHKT & QTKD Báo cáo thực tập tốt nghiệp với môi trường xung quanh Từ doanh nghiệp không ngừng đưa biện pháp nâng cao hoạt động sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp nhằm tạo vị cho doanh nghiệp thương trường, nâng cao lợi nhuận doanh thu, tiếp tục phát triển mở rộng thị trường tiêu thụ, mang lại hiệu tối đa cho doanh nghiệp Bên cạnh phân tích hoạt động kinh doanh chiếm phần quan trọng nhằm đánh giá xem xét việc thực tiêu, mục tiêu đặt thực đến đâu, tìm nguyên nhân khách quan chủ quan để đề biện pháp khắc phục Phân tích thời kỳ kinh doanh qua dự đoán điều kiện kinh doanh tới quan trọng để doanh nghiệp hoạch định chiến lược phát triển đưa phương án kinh doanh có hiệu b) Cơ sở thực tiễn Ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam chi nhánh Sông côngThái Nguyên thành lập địa bàn hoạt động có nhiều cạnh tranh ngân hàng bạn Do đó, bên cạnh thuận lợi ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam chi nhánh Sông Công Thái Nguyên gặp số vấn đề khó khăn hoạt động kinh doanh Chính thế, phân tích hoạt động kinh doanh ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam chi nhánh Sông Công nhằm giúp cho ngân hàng nhận thấy rõ điểm mạnh, điểm yếu để từ rút kinh nghiệm đề phương hướng hoạt động tốt cho thời kỳ tới Bên cạnh phân tích hoạt động kinh doanh ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam chi nhánh Sông Công Thái Nguyên công việc cần thiết giúp cho nhà quản lý có sở vững việc định, cung cấp thông tin, khẳng định vị trí ngân hàng thương trường, xây dựng chiến lược phát triển ổn định hợp lý kinh doanh  Căn vào sở khoa học thực tiễn nêu trên, thời gian thực tập ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam chi nhánh Sông Công Thái Nguyên em định chọn đề tài “ Phân tích hoạt động kinh doanh ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam chi nhánh Sông Công.” Mục Tiêu Nghiên cứu a) Mục tiêu chung Phân tích hoạt động kinh doanh ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam chi nhánh Sông Công b) Mục tiêu cụ thể SV: Lưu Thị Thu Hiền GVHD: Phạm Thị Thu Hiền Trường ĐHKT & QTKD Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trên sở nghiên cứu hoạt động năm gần giúp nhà lãnh đạo tìm biện pháp quản lý đắn kịp thời trình hoạt động kinh doanh Do nghiệp vụ chủ yếu Ngân hàng huy động vốn cho vay, nên mục tiêu nghiên cứu hướng đến vấn đề sau: Phân tích tình hình huy động vốn, sư dụng vốn, thu nợ nợ hạn - Ngân hàng qua năm 2012-2014 nhằm đề biện pháp khắc phục nhằm - không ngừng nâng cao hoạt động huy động vốn sử dụng vốn Dựa vào tiêu huy động vốn sử dụng vốn để đánh giá tình hình - huy động vốn sử dụng vốn Ngân hàng Phân tích thu nhập, chi phí lợi nhuận Ngân hàng nhằm đưa biện - pháp tăng thu nhập giảm thiểu chi phí làm tăng lợi nhuậ Ngân hàng Dựa vào tiêu kinh tế tài đánh giá hiệu hoạt động kinh doanh Ngân hàng năm 2012-2014 Phạm vi nghiên cứu Do hạn chế thời gian kinh nghiệm thực tế, không nghiên cứu phân tích nghiệp vụ, hoạt động cụ thể mà nghiên cứu tập trung phân tích hiệu hoạt động kinh doanh Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam chi nhánh Sông Công Thái Nguyên thông qua việc phân tích doanh thu, chi phí, lợi nhuận số hoạt động nghiệp vụ chủ yếu ngân hàng tín dụng, cho vay, phân tích tình hình tài sản, cấu tài sản số tài ngân hàng, đánh giá kết hoạt động năm gần (2012,2013,2014) nhằm đề biện pháp phương hướng hoạt động cho kỳ Phương pháp nghiên cứu a) Phương pháp thu thập số liệu: • Thu thập số Trong thời gian thực tập VietinBank chi nhánh Sông Công Nhờ hướng dẫn tận tình anh,chị đơn vị cung cấp cho em số liệu cần thiết cho đề tài em phân tích dễ dàng hơn.Ngoài số liệu thu thập từ sách, báo, Internet chuyên đề có liên quan… b) Phương pháp phân tích số liệu: • Phương pháp so sánh số tuyệt đối: SV: Lưu Thị Thu Hiền GVHD: Phạm Thị Thu Hiền Trường ĐHKT & QTKD Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phương pháp sử dụng để so sánh số liệu năm so với số liệu năm trước tiêu xem có biến động không tìm nguyên nhân biến động tiêu • Phương pháp so sánh số tương đối: Phương pháp sử dụng để làm rõ mức độ biến động tiêu kinh tế thời gian So sánh tốc độ tăng trưởng tiêu năm với Từ tìm nguyên nhân biện pháp khắc phục • Phương pháp phân tích tỷ trọng: Xem xét cấu, tính tỷ trọng khoản mục bảng cân đối kế toán, bảng báo cáo kết hoạt động kinh doanh… • Phương pháp biểu bảng, biểu đồ: - Dùng biểu bảng: thể số liệu năm bảng kết hoạt động huy động vốn, cấu nguồn vốn… - Dùng biểu đồ: thể cách sinh động tình hình tăng giảm qua năm Bố cục báo cáo Ngoài lời mở đầu, kết luận, kết cấu báo cáo gồm ba phần sau: Chương I: Tổng quan Ngân hàng TMCP Công thương – Chi nhánh Sông Công Chương II: Thực trạng hoạt động kinh doanh Ngân hàng TMCP Công Thương Chi nhánh Sông Công giai đoạn 2012-2014 Chương III: Những giải pháp nhằm nâng cao hiệu hoạt động kinh doanh Ngân hàng TMCP Công Thương chi nhánh Sông Công SV: Lưu Thị Thu Hiền GVHD: Phạm Thị Thu Hiền Trường ĐHKT & QTKD Báo cáo thực tập tốt nghiệp PHẦN 1: TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG - CHI NHÁNH SÔNG CÔNG 1.1 Quá trình hình thành phát triển Ngân hàng TMCP Công thương – Chi nhánh Sông Công 1.1.1 Lịch sử hình thành phát triển Ngân hàng TMCP Công thương – Chi nhánh Sông Công a) Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (Vietinbank) thành lập từ năm 1988 sau tách từ Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam Là bốn Ngân hàng thương mại lớn Việt Nam, Vietinbank có tổng tài sản chiếm 25% thị phần toàn hệ thống Ngân hàng Việt Nam Nguồn vốn Vietinbank tăng trưởng qua năm, tăng mạnh từ năm 1996, đạt bình quân >20%/năm, đặc biệt có năm tăng 35% so với năm trước Vietinbank ngân hàng thương mại lớn, giữ vai trò quan trọng, trụ cột ngành ngân hàng Việt Nam Vietinbank có mạng lưới kinh doanh trải rộng toàn quốc với sở giao dịch, 151 chi nhánh 1000 phòng giao dịch/ quỹ tiết kiệm Vietinbank có 09 công ty hạch toán độc lập là: - Công ty cho thuê Tài - Công ty Chứng khoán công thương - Công ty quản lý nợ khai thác tài sản - Công ty Bảo hiểm VietinBank - Công ty quản lý quỹ - Công ty vàng bạc đá quý - Công ty công đoàn - Công ty chuyển tiền toàn cầu - Công ty VietinAviva Vietinbank có 05 đơn vị nghiệp là: - Trung tâm Công nghệ thông tin - Trung tâm thẻ - Trường đào tạo phát triển nguồn nhân lực SV: Lưu Thị Thu Hiền GVHD: Phạm Thị Thu Hiền Trường ĐHKT & QTKD Báo cáo thực tập tốt nghiệp - Nhà nghỉ Bank Star I - Nhà nghỉ Bank Star II - Cửa Lò Vietinbank thành viên sáng lập tổ chức tài tín dụng: - Sài Gòn Công Thương Ngân hàng - Indovinabank (Ngân hàng liên doanh Việt Nam) - Công ty cho thuê Tài quốc tế - VILC (công ty cho thuê Tài quốc tế Việt Nam) - Công ty liên doanh Bảo hiểm châu Á – NHCT Đồng thời thành viên thức tổ chức như: - Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (VNBA) - Hiệp hội Ngân hàng châu Á (AABA) - Hiệp hội tài viễn thông liên ngân hàng toàn cầu (SWIFT) - Tổ chức phát hành toán thẻ VISA, MASTER quốc tế Ngân hàng công thương ký hiệp định Tín dụng khung với quốc gia Bỉ, Đức, Hàn Quốc, Thụy Sỹ có quan hệ đại lý với 850 ngân hàng lớn toàn giới Ngân hàng công thương ngân hàng tiên phong việc ứng dụng công nghệ đại thương mại điện tử Việt Nam, đồng thời ngân hàng công thương Việt Nam ngân hàng Việt Nam cấp chứng ISO 9001:2000 Với phong cách phục vụ chuyên nghiệp, nhiệt tình phương châm hoạt động: "Tin Cậy, Hiệu Quả, Hiện Đại", ngân hàng TMCP công thương Việt Nam không ngừng nghiên cứu, cải tiến sản phẩm, dịch vụ có phát triển sản phẩm nhằm đáp ứng cao nhu cầu khách hàng • Các mốc lịch sử  Ngày thành lập Ngân hàng công thương Việt Nam - Ngày 26/03/1988: Thành lập Ngân hàng chuyên doanh (theo Nghị định số 53/HĐBT Hội đồng Bộ trưởng) - Ngày 14/11/1990: Chuyển ngân hàng chuyên doanh công thương Việt Nam thành Ngân hàng công thương Việt Nam (theo định số 402/CT Hội đồng Bộ trưởng) - Ngày 27/03/1993: SV: Lưu Thị Thu Hiền GVHD: Phạm Thị Thu Hiền Trường ĐHKT & QTKD Báo cáo thực tập tốt nghiệp Thành lập doanh nghiệp Nhà nước có tên Ngân hàng Công Thương Việt Nam (theo định số 67/QĐ-NH5 Thống đốc NHNN Việt Nam) - Ngày 21/09/1996 : Thành lập ngân hàng Công thương Việt Nam (theo định số 285/QĐ-NH5 Thống đốc NHNN Việt Nam ) - Ngày 23/09/2008: Thủ tướng Chính phủ phê duyêt phương án cổ phần hóa Ngân hàng Công thương Việt Nam (theo định số 1354/QĐ-TTg ) - Ngày 25/12/2008: Tổ chức thành công đợt IPO nước - Ngày 04/06/2009: Nghị Đại hội Cổ đông lần thứ Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Ngày 03/07/2009: Quyết định cấp giấy phép thành lập hoạt động cho Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (theo định số 142/GP-NHNN Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ) - Ngày 03/07/2009: Thống đốc NHNN chuẩn y Điều lệ tổ chức hoạt động Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (theo định số 1573/GP-NHNN )  Ngày thành lập đơn vị thành viên - Ngày 08/02/1991: Thành lập 69 chi nhánh NHCT (theo Quyết định số 12/NHCT Tổng Giám đốc NHCT Việt Nam) - Ngày 20/04/1991: Thành lập Sở giao dịch II NHCT VN (theo Quyết định số 48/NH-QĐ Thống đốc NHNN Việt Nam) - Ngày 29/10/1991: Thành lập ngân hàng liên doanh INDOVINA (theo giấy phép số 08/NH-GP VN) - Ngày 27/03/1993: Thành lập thành lập lại 77 chi nhánh NHCT nước (theo Quyết định số 67/QĐ-NH5 Thống đốc NHNN Việt Nam) - Ngày 30/03/1995: Thành lập Sở giao dịch NHCT Việt Nam (theo Quyết định số 83/NHCT-QĐ Chủ tịch Hội đồng Quản trị) - Ngày 28/10/1996: Thành lập Công ty Cho thuê Tài Quốc tế Việt nam (theo giấy phép số 01/GP-CTCTTC Thống đốc NHNN Việt Nam) - Ngày 01/07/1997: Thành lập Trung tâm BDNV (theo Quyết định số 37/QĐNHCT1 Tổng Giám đốc) - Ngày 26/01/1998: Thành lập Công ty Cho thuê Tài ( theo Quyết định số 63/1998-QĐ-NHNN5 Thống đốc NHNN Việt Nam ) SV: Lưu Thị Thu Hiền GVHD: Phạm Thị Thu Hiền Trường ĐHKT & QTKD Báo cáo thực tập tốt nghiệp - Ngày 29/06/1998: Đổi tên Trung tâm bồi dưỡng nghiệp vụ thành Trung tâm Đào tạo (theo Quyết định số 52/QĐ-HĐQT-NHCT1 Chủ tịch HĐQT NHCT Việt Nam ) - Ngày 30/12/1998: Thành lập Sở giao dịch I NHCT Việt Nam (theo Quyết định số 134/QĐ-HĐQT-NHCT1 Chủ tịch HĐQT NHCT Việt Nam) - Ngày 20/04/1999: Thành lập Văn phòng Đại diện NHCT khu vực miền Nam TP Hồ Chí Minh (theo Quyết định số 46/QĐ-HĐQT-NHCT1 Chủ tịch HĐQT NHCT Việt Nam ) - Ngày 10/07/2000: Thành lập Công ty Quản lý Khai thác Tài sản (theo Quyết định số 106/QĐ-HĐQT-NHCT1 Chủ tịch HĐQT NHCT Việt Nam ) - Ngày 17/07/2000: Thành lập Trung tâm Công nghệ Thông tin (theo Quyết định số 091/QĐ-HĐQT-NHCT1 Chủ tịch HĐQT NHCT Việt Nam) - Ngày 01/09/2000:Thành lập Công ty TNHH Chứng khoán (theo Quyết định số 16/QĐ-HĐQT-NHCT1 Chủ tịch HĐQT NHCT Việt Nam ) - Ngày 30/10/2001: Đổi tên Trung tâm Đào tạo thành Trung tâm Đào tạo Phát triển Công nghệ thông tin (theo Quyết định số 089/QĐ-HĐQT-NHCT1 Chủ tịch HĐQT NHCT Việt Nam ) - Ngày 27/06/2005: Thành lập Văn phòng đại diện NHCT khu vực miền Trung Tp Đà Nẵng (theo định số 249/QĐ-HĐQT-NHCT1 Chủ tịch HĐQT NHCT Việt Nam) - Ngày 28/09/2007: Thành lập Trung tâm Thẻ NHCT Việt Nam (theo định số 358/QĐ-HĐQT-NHCT1 Chủ tịch HĐQT NHCT Việt Nam) - Ngày 17/03/2008: Thành lập Sở giao dịch III NHCT Việt Nam (theo định số 160/QĐ-HĐQT-NHCT1 Chủ tịch HĐQT NHCT Việt Nam) - Ngày 19/09/2008: Thành lập trường Đào tạo phát triển nguồn nhân lực NHCT Việt Nam (theo định số 410/QĐ-HĐQT-NHCT1 Chủ tịch HĐQT NHCT Việt Nam) - Ngày 06/09/2011: Thành lập ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Đức SV: Lưu Thị Thu Hiền GVHD: Phạm Thị Thu Hiền Trường ĐHKT & QTKD Báo cáo thực tập tốt nghiệp b) Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Sông Công Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Sông Công tiền thân Ngân hàng Nhà nước Sông Công thành lập vào hoạt động từ tháng 8/1985 với đời thị xã Sông Công ngày 1/7/1985 Từ 1/7/2006 nâng cấp lên thành Chi nhánh cấp trực thuộc Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam Tổng dư nợ đến 30/6/2006 là: 188.241 triệu đồng Tổng nguồn vốn 30/6/2006 là: 146.342 triệu đồng Trong gần 30 năm xây dựng phát triển Chi nhánh Sông Công có nhiều đóng góp quan trọng cho nghiệp phát triển kinh tế - xã hội thị xã Sông Công nói riêng tỉnh Thái Nguyên nói chung Sự đầu tư Chi nhánh cho kinh tế địa phương chiếm 70% thị phần tổng nguồn vốn huy động đầu tư Ngân hàng thương mại địa bàn Sau năm nâng lên Chi nhánh cấp Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Sông Công đạt kết khả quan, tốc độ huy động nguồn vốn đầu tư cho vay qua năm tăng từ 30% đến 40% năm sau cao năm trước, hiệu kinh doanh đạt kế hoạch Trong bối cảnh thị trường tài Việt Nam có nhiều biến động với cạnh tranh gay gắt với Ngân hàng thương mại khác địa bàn thị xã Sông Công, Chi nhánh NHCT Sông Công bám sát tiêu kinh doanh Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam giao Đề biện pháp cụ thể phù hợp với điều kiện kinh doanh địa bàn, Chi nhánh đặc biệt quan tâm đến nguồn vốn huy động, chìa khóa đến ổn định thành công Xác định đối tượng phục vụ Chi nhánh doanh nghiệp vừa nhỏ, Chi nhánh tích cực đầu tư có chọn lọc nhằm tăng trưởng tín dụng hợp lý, đảm bảo chất lượng an toàn, công tác quảng cáo, tiếp thị sản phẩm hợp lý với mức lãi suất phù hợp, phong cách phục vụ đại nhiệt tình giúp Chi nhánh thu hút lượng lớn khách hàng đến giao dịch, đến Chi nhánh có 700 khách hàng thường xuyên sử dụng tiền vay, 9000 khách hàng tiền gửi, 10000 khách hàng có tài khoản thẻ, gần 80 đơn vị doanh nghiệp chuyển lương qua tài khoản thẻ ATM 1.2 Chức năng, nhiệm vụ tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Sông Công SV: Lưu Thị Thu Hiền 10 GVHD: Phạm Thị Thu Hiền Trường ĐHKT & QTKD Báo cáo thực tập tốt nghiệp hàng xuống Chính biến động làm cho tỷ suất sinh lợi doanh thu giảm dần Về tỷ suất sinh lợi tổng tài sản giảm qua năm Cụ thể năm 2012 tỷ suất 4,74 tức đồng tài sản tạo 4,74 đồng lợi nhuận Sang năm 2013 số lại giảm xuống 3,64 nghĩa đồng tài sản tạo 3,64 đồng lợi nhuận Tỷ số giảm cho thấy xếp, phân bổ quản lý tài sản ngân hàng chưa hiệu Đến năm 2014, tỷ suất giảm xuống 2,89 tức đồng doanh thu tạo 2,89 đồng lợi nhuận Đây biểu không tốt, chứng tỏ mức sinh lợi tổng tài sản ngân hàng có chiều hướng giảm Mặc dù tiêu giảm xét lợi nhuận chưa thật gây lỗ cho ngân hàng Nhưng không mà ngân hàng không tiếp tục mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, tăng cường đầu tư cho hoạt động sản xuất kinh doanh mình, cần trọng việc sử dụng tài sản có hiệu mang lại lợi nhuận cao cho ngân hàng 2.4.6.2 Phân tích qua tiêu đánh giá hiệu hoạt động tín dụng ngân hàng TMCP Công Thương chi nhánh Sông Công Để thấy hiệu hoạt động tín dụng cần phải phân tích yếu tố có liên quan, đồng thời thông qua tiêu tài để đánh giá tìm nguyên nhân đạt hay không đạt yêu cầu đặt Hiệu hoạt động tín dụng đánh giá chủ yếu thông qua tiêu sau đây: SV: Lưu Thị Thu Hiền 40 GVHD: Phạm Thị Thu Hiền Trường ĐHKT & QTKD Báo cáo thực tập tốt nghiệp Bảng 16: CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG CHI NHÁNH SÔNG CÔNG QUA NĂM 2012-2014 CHỈ TIÊU ĐVT Doanh số thu nợ Dư nợ Vốn huy động Nợ xấu Dư nợ/Vốn huy động Triệu đồng Triệu đồng Triệu đồng Triệu đồng % Tỷ lệ nợ xấu % NĂM 2012 N ĂM 798.493 1.079.605 972.283 21.279 111,04 2013 932.355 1.168.744 1.173.350 27.421 99,61 1,97 2,35 NĂM 2014 1.435.788 1.264.632 1.377.948 23.340 91,78 1,85 (Nguồn: Phòng tín dụng ngân hàng TMCP Công Thương chi nhánh Sông Công năm 20012– 2014)  Dư nợ vốn huy động: Chỉ tiêu phản ánh khả sử dụng vốn huy động ngân hàng Nhìn chung qua năm tỷ lệ có chiều hướng giảm đáng kể Cụ thể năm 2012 tỷ lệ 111,04% đến năm 2006 giảm 99,61% Đến năm 2014, tỷ lệ 91,78% Giảm 7,83 % so với năm 2013 Điều cho thấy năm qua ngân hàng Vietinbank chi nhánh Sông Công chủ động việc sử dụng nguồn vốn giúp cho hoạt động kinh doanh ngân hàng ngày phát triển  Tỷ lệ nợ xấu:: Chỉ tiêu phản ánh chất lượng tín dụng hoạt động kinh doanh ngân hàng Qua bảng số liệu ta thấy tỷ lệ nợ xấu biến động qua năm Cụ thể năm 2013 tỷ lệ 2,35% tăng 0,38% so với năm 2012 Điều chứng tỏ ngân hàng hoạt động nhiều rủi ro ngân hàng mở rộng quy mô hoạt động, cho vay nhiều Năm 2013 tỷ lệ nợ xấu tăng lên từ phía khách hàng vay vốn, nguyên nhân khách quan mà họ làm ăn thua lỗ nên khả trả nợ cho ngân hàng Sang năm 2014, tỷ lệ nợ xấu 1,85% giảm 0,5% so với năm 2013 Điều chứng tỏ chất lượng tín dụng ngân hàng nâng cao hạn chế nợ xấu tổng dư nợ ngân hàng Nó phản ánh hoạt động kinh doanh ngân hàng năm 2014 đạt kết cao Tóm lại, công SV: Lưu Thị Thu Hiền 41 GVHD: Phạm Thị Thu Hiền Trường ĐHKT & QTKD Báo cáo thực tập tốt nghiệp tác tín dụng đóng vai trò không nhỏ việc đánh giá hiệu kinh doanh ngân hàng Chính mà ngân hàng cần quan tâm nhiều chất lượng tín dụng để hoạt động kinh doanh ngân hàng ngày tốt góp phần làm cho kinh tế địa phương ngày chuyển biến tốt đẹp Bảng 17: BẢNG TỔNG HỢP CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH DOANH TẠI NGÂN HÀNG PHƯƠNG ĐÔNG CHI NHÁNH BẠC LIÊU QUA NĂM (2005 – 2007) CHỈ TIÊU Cơ cấu tài sản tình hình NỘI DUNG - Các tiêu biến động qua năm biến động tài sản mà cụ thể tình hình biến động tài sản ngân hàng TMCP Công Thương chi nhánh Sông Côngđang có hướng diễn biến tốt đẹp đầy hứa hẹn cho kết kinh doanh Cơ cấu nguồn vốn tình hình cao thời gian tới - Nguồn vốn ngân hàng tăng qua biến động nguồn vốn năm, chứng tỏ ba năm qua ngân hàng Công Thương chi nhánh Sông Công đạt hiệu cao chủ Hoạt động huy động vốn động nguồn vốn - Ngân hàng quan tâm đặc biệt tới công tác huy động vốn triển khai thực nhiều biện pháp có hiệu Những năm qua nguồn vốn huy động ngân hàng liên tục tăng cho thấy hoạt động kinh doanh ngân Hoạt động cho vay hàng có hiệu - Doanh số cho vay ngân hàng tăng cao qua năm, chứng tỏ qui mô tính dụng ngân hàng ngày rộng lớn Bên cạnh đó, tình hình thu nợ dư nợ diễn biến tốt khẳng định ngân hàng có đủ điều kiện để trì phát triển bền vững khoản nợ xấu không làm ảnh hưởng lớn đến tình hình hoạt động kinh doanh ngân hàng SV: Lưu Thị Thu Hiền 42 GVHD: Phạm Thị Thu Hiền Trường ĐHKT & QTKD Kết hoạt động kinh doanh Báo cáo thực tập tốt nghiệp - Trong ba năm qua, doanh thu lợi nhuận ngân hàng giảm đáng kể, hoạt động kinh doanh ngân hàng gặp nhiều khó khăn: Nguồn nhân lực nhiều phận chưa đáp ứng nhu cầu số lượng chất lượng,chất lượng tín dụng tiềm ẩn rủi ro, cạnh tranh gay gắt hoạt động ngân hàng ( Nguồn: Kết nghiên cứu tình hình hoạt động kinh doanh ngân hàng TMCP Công Thương chi nhánh Sông Công năm 2012-2014) SV: Lưu Thị Thu Hiền 43 GVHD: Phạm Thị Thu Hiền Trường ĐHKT & QTKD Báo cáo thực tập tốt nghiệp CHƯƠNG 3: NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH HOẠT ĐỘNG DOANH TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG CHI NHÁNH SÔNG CÔNG 3.1 Mục tiêu nhiệm vụ kinh doanh năm 2015 3.1.1 Mục tiêu cụ thể I Các tiêu kế hoạch kinh doanh Tổng nguồn vốn huy động:1.703 tỷ VND tăng 23,67% so với thực năm 2014  Trong đó:  Huy động từ TGDC: 1.247 tỷ VND  Huy động từ TGDN: 376 tỷ VND  Huy động khác: 80 tỷ đồng Dư nợ cho vay kinh tế: 1.496 tỷ VND tăng 18,25% so với thực năm 2014, số tiền 232 tỷ  Trong đó:  Dư nợ KHDN:1.150 tỷ VND tăng 152 tỷ VND  Dư nợ KHCN: 346 tỷ VND tăng 80 tỷ VND Thu dich vụ ngân hàng: 11.300 triệu đồng Lợi nhuận năm 2015 73.558 triệu đồng Trong thu hồi XLRR 15.000 triệu đồng II Nhiệm vụ cụ thể Công tác huy động vốn  Xác định nguồn vốn chirtieeu quan trọng hàng đầu xuyên suốt năm kế hoạch, tuân thủ đạo ngân hàng cấp nhằm chiếm lĩnh thị trường, phát triển mạnh mạng lưới khách hàng,tìm nguồn từ nhiều kênh để thu hút, kể VND ngoại tệ  Đặc biệt quan tâm tập trung phát triển nguồn tiền gửi từ dân cư, bám sát lãi suất thị trường, lãi suất ngân hàng thương mại địa bàn để điều chỉnh kịp thời,hợp lý đảm bảo tính cạnh tranh Nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng  Giữ vững, thắt chặt mối quan hệ khách hàng doanh nghiệp Công tác cho vay  Tăng trưởng tín dụng theo hướng nâng cao chất lượng tăng trưởng bền vững Thực giải pháp tín dụng theo hướng mở rộng tín dụng với kiểm soát chất lượng tín dụng  Đẩy mạnh cho vay ngắn hạn, sản xuất kinh doanh, sinh hoạt tiêu dùng Chú trọng phát triển khách hàng bán lẻ  Chấp hành nghiêm chế, quy chế, quy định  Không để nợ nhóm phát sinh,thu triệt để lãi treo để đảm bảo hiệu kinh doanh Tích cực phát triển mạnh hoạt động dịch vụ Củng cố nâng cao chất lượng nhân lực Đảm bảo an toàn kho quỹ, tài sản, tiền vốn trụ sở,các phòng giao dịch SV: Lưu Thị Thu Hiền 44 GVHD: Phạm Thị Thu Hiền Trường ĐHKT & QTKD Báo cáo thực tập tốt nghiệp Tiếp tục hoàn thiện sở vật chất 3.2 Những kết đạt Năm 2013, thực nhiều giải pháp huy động cấu nguồn vốn theo hướng tích cực, VietinBank tiếp tục trì tốc độ tăng trưởng nguồn vốn ổn định Số dư nguồn vốn đến 31/12/2013 3.562.490 triệu đồng, tăng trưởng 17,76% so với năm 2012 Trong đó, nguồn vốn huy động từ Tổ chức kinh tế - xã hội tăng 55,37% nguồn vốn huy động từ dân cư tăng 13,8% so với năm 2012 Điều khẳng định vị không ngừng nâng cao thương hiệu VietinBank địa bàn Thành phố Thái Nguyên 3.2Những tồn nguyên nhân 3.2.1 Những tồn Bên cạnh thành công lớn đó, thời gian vừa qua, trình thực hoạt động huy động vốn mình,ngân hàng TMCP Công Thương chi nhánh Sông Công số tồn sau: Mặc dù hoạt động huy động vốn tăng trưởng cao qua năm,các hình thức huy động đa dạng hóa chưa thực hấp dẫn với khách hàng đa dạng để trì lượng khách hàng truyền thống thu hút nguồn vốn khách hàng tiềm năng.Để nâng cao khả cạnh tranh VietBank thị trường Sông Công nói riêng thị trường Thái Nguyên nói chung.Nâng cao uy tín Ngân hàng Cơ cấu nguồn vốn chưa thực hợp lý.Nguồn tiền gửi không kỳ hạn chiếm tỷ lệ thấp chủ yếu tiền gửi tổ chức kinh tế, nguồn tiền gửi không kỳ hạn dân cư thấp.Tỷ trọng huy động vốn trung dài hạn thấp.Do chi nhánh đảm bảo tốt tính khoản cho khách hàng,hơn nữa,chi phí mà Ngân hàng bỏ cho khoản huy động vốn trung dài hạn thường thấp so với kì hạn < 12 tháng.Nên việc tăng tỷ trọng huy động vốn trung dài hạn mục tiêu đặt phía trước cho Ngân hàng VietinBank Sông Công cần phải linh động việc sử dụng sách lãi suất Lãi suất biến động liên tục.Là công cụ có ảnh hưởng lớn đến việc huy động vốn Ngân hàng.Mặc dù chi nhánh áp dụng đợt phát hành kỳ phiếu, trái phiếu lãi suất chưa thực linh hoạt Kỳ phiếu SV: Lưu Thị Thu Hiền 45 GVHD: Phạm Thị Thu Hiền Trường ĐHKT & QTKD Báo cáo thực tập tốt nghiệp trái phiếu có lãi suất cố định, chưa có đảm bảo trượt giá nên hạn chế sức hấp dẫn với người gửi tiền.Dao đó,cần phải điều chỉnh mức lãi suất cho hợp lý với tình hình kinh tế,lãi suất không thấp để tăng cạnh tranh Ngân hàng mà bỏ nhiều chi phí huy động VietinBank cần trọng công tác phục vụ khách hàng hơn.Qua thực trạng tìm hiểu cho thấy, số nhân viên lơ công việc phục vụ khách hàng, chưa thật tận tình giúp đỡ cho khách hàng có nhu cầu VietinBank cần đưa giải pháp, khắc phục tình trạng Tỷ trọng nguồn vốn ngoại tệ tổng vốn huy động thấp(

Ngày đăng: 01/09/2016, 08:19

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • MỞ ĐẦU

  • 3. Mục Tiêu Nghiên cứu

  • 4 Phạm vi nghiên cứu

  • 5. Phương pháp nghiên cứu

  • 6. Bố cục báo cáo

  • PHẦN 1: TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG - CHI NHÁNH SÔNG CÔNG

  • 1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Công thương – Chi nhánh Sông Công.

  • 1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Công thương – Chi nhánh Sông Công .

  • 1.3.Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng TMCP Công thương – Chi nhánh Sông Công

  • 1.3.1. Bộ máy tổ chức của Ngân hàng TMCP Công thương - chi nhánh Thái Nguyên.

  • 1.3.2 Chức năng của các bộ phận

  • 1.3 Đặc điểm lao động

  • 1.5. Tổng quan Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Công thương – Chi nhánh Sông Công .

  • PHẦN II. THỰC TRẠNG PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH

  • TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH SÔNG CÔNG

  • 2.1. Kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam chi nhánh Sông Công Thái Nguyên.

  • 2.2 Các nghiệp vụ chủ yếu của Ngân hàng.

  • 2.2.1.Nguồn vốn

  • 2.2.2. Sử dụng vốn

  • 2.3 Phân tích tình hình huy động vốn.

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan