Thực trạng quản lý thu chi ngân sách nhà nước tại UBND xã hoàng lương, huyện hiệp hòa, tỉnh bắc giang

48 784 0
Thực trạng quản lý thu chi ngân sách nhà nước tại UBND xã hoàng lương, huyện hiệp hòa, tỉnh bắc giang

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUẢN TRỊ KINH DOANH KHOA QUẢN LÝ – LUẬT KINH TẾ BÁO CÁO THỰC TẬP MÔN HỌC CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ Giảng viên hướng dẫn: TS. Phạm Thị Ngọc Vân Sinh viên thực tập : Lê Thị Hạnh Khóa: 9 QLKTB Thái Nguyên, tháng năm   LỜI CÁM ƠN Ai cũng vậy, để đạt được thành công; ngoài sự cố gắng của bản thân không thể không kể đến sự giúp đỡ, hỗ trợ và chỉ dạy từ người khác. Trong suốt quá trình học tập tại giảng đường đến nay, em đã luôn nhận được sự quan tâm, chỉ dạy từ phía nhà trường, quý thầy cô, gia đình và bạn bè. Với lòng biết ơn sâu sắc, em xin chân thành cám ơn quý thầy cô trường Đại học Kinh tế và quản trị kinh doanh Thái Nguyên nói chung và quý thầy cô Khoa Quản lý luật kinh tế nói riêng đã truyền đạt cho chúng em những kiến thức, kỹ năng vô cùng quý báu và đặc biệt các thầy cô đã tạo điều kiện cho em được thực tập môn học trong kỳ 2 năm học 20152016 này nhằm giúp em có thể tiếp thu những kiến thức từ thực tế cũng như được vận dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn. Em xin chân thành cám ơn TS. Phạm Thị Ngọc Vân đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo em qua những buổi nói chuyện, trao đổi về các vấn đề nghiên cứu cũng như hướng dẫn và giúp chúng em hoàn thành tốt bài báo cáo. Một lần nữa, em xin chân thành cám ơn cô Em xin gửi lời cám ơn chân thành đến tập thể cán bộ, công nhân viên Phòng Tài Chính – Kế hoạch UBND Xã Hoàng Lương, Huyện Hiệp Hòa, Tỉnh Bắc Giang; Những cô chú, anh chị đã giúp đỡ, hướng dẫn và cung cấp những thông tin cần thiết trong suốt quá trình thực tế để g em hoàn thành tốt đợt thực tế và viết thành công báo cáo. Do bước đầu đi vào thực tế, tìm hiểu về lĩnh vực tổ chức, quản lý; kiến thức còn hạn chế nên không thể không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý thầy cô và các bạn để kiến thức của em được hoàn thiện hơn. Sau cùng, em xin kính chúc quý thầy cô sức khỏe, hạnh phúc và thành công trong sự nghiệp trồng người. Em xin chân thành cảm ơn Thái nguyên, ngày tháng năm 2016   MỤC LỤC Mở đầu 1. Giới thiệu về đợt thực tập 1 2. Tính cấp thiết của đề tài 1 3. Mục tiêu nghiên cứu 2 4. Đối tượng, Phạm vi nghiên cứu của đề tài 2 5. Phương pháp nghiên cứu 6. Kết cấu của báo cáo CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU VỀ UBND XÃ HOÀNG LƯƠNG HUYỆN HIỆP HÒA TỈNH BẮC GIANG 1.1. ĐẶC ĐIỂM VỀ ĐỊA BÀN UBND XÃ HOÀNG LƯƠNG 1.1.1. Điều kiện tự nhiên 1.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội 1.2. ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP 1.2.1.Tên đơn vị, địa chỉ và chức năng , nhiệm vụ. 1.2.2. Cơ cấu nhân sự. CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THU CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CỦA UBND XÃ HOÀNG LƯƠNG 2.1. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CỦA UBND XÃ HOÀNG LƯƠNG 2.1.1 Công tác lập dự toán thuchi ngân sách UBND xã hoàng lương giai đoạn 2013 – 2015. 2.1.2 Công tác chấp hành dự toán thuchi UBND xã hoàng lương 2.2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THU NGÂN SÁCH UBND XÃ HOÀNG LƯƠNG. 2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG CÔNG TÁC THU, CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC UBND XÃ HOÀNG LƯƠNG CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ THU CHI NSNN TẠI UBND XÃ HOÀNG LƯƠNG 3.1. THU NGÂN SÁCH 3.2. CHI NGÂN SÁCH 3.2.1 Nâng cao hiệu quả quản lý chi đầu tư phát triển 3.2.2Đổi mới quản lý chi thường xuyên 3.2.3 Củng cố tổ chức bộ máy, nâng cao năng lực, trình độ của cán bộ quản lý tài chính ngân sách. 3.2.4.Tăng cường công tác công tác thanh tra tài chính, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm. 3.2.5. Thực hiện nghiêm túc việc công khai tài chính các cấp. KẾT LUẬN 1. KẾT LUẬN 2. KIẾN NGHỊ TÀI LIỆU THAM KHẢO   DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT STT DẠNG VIẾT TẮT DẠNG ĐẦY ĐỦ 1 UBND Uỷ ban nhân dân 2 ANQP An ninh quốc phòng 3 HĐND Hội đồng nhân dân 4 GTGT Giá trị gia tăng 5 XDCB Xây dựng cơ bản 6 CSHT Cơ sở hạ tầng 7 TDTT Thể dục thể thao 8 MTTQ Mặt trận tổ quốc   DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU, SƠ ĐỒ Bảng 1.1: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế UBND xã Hoàng Lương giai đoạn 2013 – 2015 13 Bảng 1.2 Tình hình dân số và lao động của huyện qua 3 năm 15 Bảng 2.1: Tình hình lập dự toán chi qua các năm 2013 2015 21 Bảng 2.2: Tổng hợp chi ngân sách UBND xã Hoàng Lương giai đoạn 2013 – 2015 24 Bảng 2.3: Tình hình thực hiện chi ngân sách Nhà nước của UBND xã Hoàng Lương giai đoạn 2013 2015 28 Bảng 2.4: Cơ cấu chi ngân sách UBND xã Hoàng Lương giai đoạn 2012 – 2014. 30 Bảng 2.5: Tình hình lập dự toán thu ngân sách UBND xã Hoàng Lương giai đoạn 2013 2015 31 Bảng 2.6: Kết quả thu ngân sách UBND xã Hoàng Lương giai đoạn 2013 – 2015. 33 MỞ ĐẦU 1. Giới thiệu vê đợt thực tập. Thực tập tốt nghiệp có vai trò quan trọng không chỉ với quá trình học tập của sinh viên mà còn với cả sự nghiệp của chúng ta sau này. Đợt thực tập này giúp sinh viên hoàn thiện thêm về mọi mặt trong quá trình đào tạo như: củng cố thêm kiến thức, rèn luyện kĩ năng, nâng cao thái độ, tính yêu nghề, tăng cường năng lực giao tiếp, khả năng làm việc, quản lý rèn luyện ý thức kỉ luật lao động tác phong công nghiệp, làm quen với môi trường công tác,… Tiếp cận với nghề nghiệp, tự tin hơn sau khi ra trường và đi tìm việc. Định vị được những công việc sẽ làm sau khi ra trường. Nhận biết được điểm mạnh, điểm yếu của mình, những kỹ năng kiến thức cần được trang bị thêm để đáp ứng công việc. Thiết lập được mối quan hệ trong nghề nghiệp. 2. Tính cấp thiết của đề tài. Bước vào thế kỷ XXI,Việt Nam chúng ta được bạn bè thế giới biết đến không chỉ là một đất nước anh hùng chống giặc ngoại xâm trong quá khứ mà ngày nay là một nước đang phát triển về mọi mặt kinh tế xã hội trong thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Trước những biến động về kinh tế tài chính ở trong nước và trên toàn thế giới như khủng hoảng kinh tế hay lạm phát thì nền kinh tế nước ta vẫn có sự tăng trưởng “dương” trong khi rất nhiều nước có mức tăng trưởng “âm”. Có được thành quả đó một phần là do Đảng và nhà nước ta đã không ngừng đổi mới và hoàn thiện cơ chế, thể chế tài chính của đất nước phù hợp với từng hoàn cảnh từng thời kỳ phát triển của đất nước. Để tiếp nối những thành công đó toàn Đảng toàn dân cần chung tay chung sức để đưa nước tiến lên trở thành một nước công nghiệp hiện đại, có nền tài chính đảm bảo cho quá trình phát triển và hội nhập kinh tế, quốc tế lâu dài. Nguồn lực tài chính của một quốc gia được thể hiển rõ nét thông qua NSNN đó là các khoản thu ngân sách từ thuế hay các khoản thu khác đi đôi với các khoản chi ngân sách để đảm bảo cho quá trình hoạt động và phát triển như là chi thường xuyên để đảm bảo quá trình hoạt động của các cơ quan tổ chức quản lý, y tế, văn hóa giáo dục, ANQP. Bên cạnh đó cũng cần phải có chi đầu tư cho phát triển xây dựng CSHT phát triển khoa học cùng rất nhiều khoản chi khác. Giữ vai trò trung gian tài chính của ngân sách cấp tỉnh với ngân sách cấp xã, chi ngân sách ở cấp huyện thực hiện việc phân phối lại các khoản ngân sách được phân bổ từ cấp trên và nguồn ngân sách có được từ các khoản thu phát sinh theo các quy định của nhà nước. Để đảm bảo cho quá trình quản hoạt động của các cơ quan quản lý của huyện và các cơ quan quản lý xã, phường thị trấn sao cho hợp lý nhằm hoàn thành các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của Trung ương cũng như của địa phương đã đặt ra. Quản lý thu chi ngân sách cấp xã đã ra đời tồn tại và phát triển từ rất lâu nhưng ở mỗi giai đoạn hoàn cảnh lịnh sử kinh tế xã hội khác nhau thì việc quản lý thuchi ngân sách lại bộc lộ nhưng ưu điểm và hạn chế của mình. Vì vậy phải tìm ra những mặt tích cực để phát huy và tìm ra các mặt hạn chế để khắc phục, sửa chữa và điều chỉnh là rất cần thiết nhằm quản lý thống nhất nền tài chính quốc gia giúp cho các cơ quan, tổ chức cá nhân sử dụng có hiệu quả ngân sách của nhà nước để thúc đẩy kinh tế, văn hóa, xã hội phát triển, giữ vững ANQP. Để phát hiện, tìm hiểu và bước đầu đưa ra giải pháp khắc phục các hạn chế trong công tác quản lý thuchi ngân sách nhà nước tại địa bàn xã, em lựa chọn đề tài “thực trạng quản lý thuchi ngân sách Nhà nước tại UBND Xã Hoàng Lương, huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang” làm báo cáo thực tập môn học. 3. Mục tiêu nghiên cứu 2.1 Mục tiêu chung. Phân tích tình hình thuchi NSNN tại UBND xã Hoàng Lương giai đoạn 2013 – 2015 nhằm đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý NSNN tại UBND xã Hoàng Lương. 2.2 Mục tiêu cụ thể. Tổng quan về UBND xã Hoàng Lương và phòng Tài chính kế hoạch UBND xã Hoàng Lương. Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý thuchi ngân sách trên địa bàn UBND xã Hoàng Lương nhằm tìm ra những thành tích đã đạt được cần phát huy và những mặt hạn chế cần khắc phục. Trên cơ sở phân tích thực trạng đề xuất một số giải pháp nhằm giúp cho công tác quản lý thuchi ngân sách đạt được hiệu quả tốt hơn góp phần thúc đẩy kinh tế nâng cao đời sống văn hóa xã hội của người dân. 4. Đối tượng, Phạm vi nghiên cứu của đề tài 4.1 Đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu thực trạng thuchi ngân sách Nhà nước tại UBND xã Hoàng Lương. 4.2 Phạm vi nghiên cứu Phạm vi thời gian : 2013 2015 Phạm vi không gian : Báo cáo được nghiên cứu tại phòng Tài chính – kế hoạch UBND xã Hoàng Lương. Phạm vi nội dung : Đánh giá thực trạng quản lý chi ngân sách Nhà nước và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả chi ngân sách trên địa bàn UBND xã Hoàng Lương trong thời gian tới. 5. Phương pháp nghiên cứu. 5.1. Phương pháp thu thập tài liệu. 5.1.1. Đối với dữ liệu thứ cấp. Thu thập bằng cách trực tiếp tới UBND xã Hoàng lương để thu thập số liệu 5.1.2. Đối với dữ liệu sơ cấp. Bằng việc thu quan sát ghi lại thông tin, điều tra trự tiếp. 5.2. Phương pháp sử lý và tổng hợp số liệu. Để phân tích được các số liệu từ việc thu thập các thông tin ta sử dụng phương pháp thống kê. Từ đó biết được thực trạng của UBND xã về mọi mặt. Qúa trình nghiên cứu thống kê gồm các giai đoạn: thu thập số liệu, xử lý tổng hợp và phân tích, dự báo. Phương pháp này sử dụng một số phương pháp sau: Phương pháp phân tích: phương pháp phân tích dãy số thời gian. Phương pháp sử dụng bảng thống kê 6. Kết cấu của báo cáo Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, báo cáo chia thành 3 phần như sau: Phần 1: Tổng quan về UBND xã Hoàng Lương và phòng Tài chính – kế hoạch UBND xã Hoàng Lương. Phần 2: Thực trạng quản lý thu chi ngân sách Nhà nước của UBND xã Hoàng Lương. Phần 3: Giải pháp nâng cáo hiệu quả hoạt động quản lý thu chi NSNN UBND xã Hoàng Lương.   PHẦN 1 TỔNG QUAN VỀ UBND XÃ HOÀNG LƯƠNG VÀ PHÒNG TÀI CHÍNH – KẾ HOẠCH UBND XÃ HOÀNG LƯƠNG. 1.1. TỔNG QUAN VỀ UBND XÃ HOÀNG LƯƠNG. 1.1.1. Điều kiện tự nhiên 1.1.1.1. Vị trí địa lý Xã hoàng lương là một xã thuộc huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang, Việt Nam. Tổng diện tích tự nhiên của xã theo số liệu thống kê đất đai năm 2015 là 434,7 ha, bao gồm 10 thôn. 1.1.1.2. Địa hình. Xã Hoàng Lương có địa hình chủ yếu là đồng bằng. Trong 10 thôn thì có 9 thôn là đồng bằng 1 thôn có địa hình đồi núi nhưng là đồi núi thấp. Vì vậy rất thuận lợi cho việc trồng lúa và các loại rau. 1.1.1.3. Khí hậu Khí hậu của xã Hoàng Lương có đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa, chia làm 2 mùa rõ rệt: Mùa khô từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau, mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 9. a. Nhiệt độ: Nhiệt độ dao động từ 19,1 33,8 0C; biên độ dao động nhiệt độ trung bình nhiều năm từ 23,2 26,3 oC. Nhiệt độ bình quân tháng thấp nhất là tháng 12, tháng 01, tháng 02 cao nhất là các tháng 6, 7, 8. Nhìn trung nhiệt độ trung bình năm phù hợp để sản xuất nông nghiệp và là môi trường tốt cho các động vật nuôi. b. Lượng mưa: Lượng mưa trung bình nhiều năm khoảng 1.125 mm. Số ngày mưa trung bình 120 ngàynăm. Mưa nhiều nhất tập trung vào các tháng mùa Hè (tháng 7; 8), có tháng lượng mưa đạt trên 300 mmtháng. Lượng mưa các tháng mùa Đông (tháng 1; 2) thấp, chỉ đạt 10 25 mmtháng; Lượng mưa phân bố và biến động không đều theo không gian và thời gian, phù hợp với điều kiện địa hình địa phương và hoàn lưu gió mùa ở Bắc Việt Nam. Chế độ mưa bị phân hóa thành hai mùa: Mùa mưa và mùa khô, mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. c. Nắng: Tổng số giờ nắng trung bình hàng năm khoảng 1.214 giờ. Trong đó từ tháng 5 đến tháng 10 là thời gian có nắng nhiều nhất, với khoảng 157 235 giờtháng; từ tháng 12 đến tháng 3 năm sau là thời gian có nắng ít, khoảng 72 136giờtháng. d. Độ ẩm không khí: Độ ẩm không khí dao động từ 69 85 %, biên độ dao động độ ẩm trung bình nhiều năm từ 70,3 81 %. đ. Gió: Có 2 hướng gió chính: Mùa Đông là hướng gió Đông Bắc hoặc Bắc; Mùa Hè là hướng Đông Nam hoặc Nam. Tốc độ của các hướng gió thấp, chỉ đạt 1,9 ms.   1.1.1.4. Thủy Văn Xã có hệ thống sông suối nhỏ, nhiều mương máng để phục vụ cung cấp nước cho việc trồng lúa và rau mầu, bên cạnh đó nó còn là nguồn cung cấp nước quan trọng cho việc trồng cần và nuôi cá tại các ao. 1.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội 1.1.2.1. Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế a. Tăng trưởng kinh tế Trong những năm qua thực hiện đường lối đổi mới cơ chế quản lý Nhà nước, kinh tế xã Hoàng Lương đã dần đi vào thế ổn định và có bước phát triển rõ rệt. Là một xã nhỏ, nên kinh tế xã đặt trọng tâm phát triển vào nông nghiệp, đồng thời cũng từng bước hình thành những nền tảng cho phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và thương mại, dịch vụ cho những năm kế tiếp. Tuy nhiên do kinh tế chủ yếu là nông nghiệp, cơ sở hạ tầng còn thiếu, vị trí địa lý kinh tế bị ngăn cách, giao thông chưa thuận lợi nên mức độ giao lưu chưa cao và khó huy động nguồn lực bên ngoài. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm trong giai đoạn 2013 2015 đạt 10%. Thu nhập bình quân đầu người năm 2015 đạt 7.5 triệu đồngngườinăm (tính theo giá hiện hành). b. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế Bảng 1.1: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế UBND xã Hoàng Lương giai đoạn 2013 – 2015 Đơn vị tính: % Ngành kinh tế Năm 2010 Năm 2014 Tăng, giảm 1. Nông lâm nghiệp thuỷ sản 78,34 74,89 3,45 2. Công ngh 2.công nghiệpxây dựng 19,65 22,35 +2,7 3. Dịch vụ thương mại du lịch 2,01 2,76 +0,75 Tổng số 100,00 100,00 (Nguồn: Phòng Tài chính – kế hoạch UBND xã Hoàng Lương) 1.1.2.2. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế. a. Khu vực kinh tế nông nghiệp. Tổng giá trị sản xuất của ngành nông lâm nghiệp thuỷ sản (tính theo giá thực tế) năm 2013 là 11.879 triệu đồng; đến năm 2015 đạt 25.539 triệu đồng, tăng gấp 2.15 lần so với năm 2013; giá trị, cơ cấu ngành năm 2015 cụ thể như sau:  Sản xuất nông nghiệp. Trồng trọt: Mặc dù sản xuất chịu ảnh hưởng của thiên tai, sâu bệnh, nhưng nhờ sự chỉ đạo kịp thời của các cấp chính quyền trong việc đầu tư xây dựng các công trình thuỷ lợi, sử dụng giống mới, khai thác diện tích đất ruộng một vụ… Nên ngành trồng trọt vẫn tăng trưởng ổn định. Năm 2015, diện tích diện tích trồng lúa cả năm là 44,00 ha, năng suất lúa bình quân cả năm đạt 57,89 tạha và sản lượng lúa đạt 58.686 tấn; Diện tích trồng ngô 2.241 ha, năng suất đạt 43,83 tạha và sản lượng đạt 12.275 tấn. Sản lượng lương thực có hạt năm 2015 đạt 6.855 tấn, tăng 1.587 tấn so với năm 2013. Bình quân lương thực đạt 534 kgngườinăm, tăng 26 kg so với năm 2013. Các cây công nghiệp ngắn ngày nhìn chung tăng cả về diện tích và sản lượng. Năm 2015, diện tích trồng lạc 324 ha tăng 79 ha so với năm 2013, sản lượng đạt 100.44 tấn (năm 2010 sản lượng là 75.95 tấn). Diện tích trồng khoai lang 55 ha, sản lượng đạt 0.1034 tấn. Chăn nuôi: Tổng đàn trâu của xã có xu hướng giảm, năm 2015 có 83 con, giảm 20 con so với năm 2013. Tổng đàn bò có 75 con, giảm 18 con so với năm 2013. Tổng đàn lợn tăng mạnh trong những năm qua, năm 2015 đạt 231 con, tăng 53 con so với năm 2013. Đàn gia cầm năm 2015 trên địa bàn xã có 579 con tăng 121 con so với năm 2013. Việc phát triển chăn nuôi đã mang lại hiệu quả kinh tế cao, tạo thêm nguồn thu nhập, giải quyết công ăn việc làm cho lao động lúc nông nhàn.  Thuỷ sản Việc nuôi trồng thủy sản chủ yếu là trên các ao được đào từ ruộng, tại các hồ. Diện tích ao nuôi thủy sản năm 2015 là 45 ha tăng 14 ha so với năm 2013.  Lâm nghiệp Do địa hình của xã chủ yếu là đồng bằng nên diện tích đất trồng rừng là vô cùng nhỏ (25 ha ). Mặc dù vậy nhưng thời gian qua công tác bảo vệ và phát triển rừng cũng vẫn luôn được UBND xã quan tâm thực hiện. b. Khu vực kinh tế công nghiệp Trong giai đoạn 2013 2015 ngành công nghiệp của xã có bước tăng trưởng khá, tạo ra những tiền đề quan trọng để phát triển công nghiệp trong những năm tiếp theo. Giai đoạn 2013 – 2015 do thực hiện tốt chính sách phát triển kinh tế trong ngành công nghiệp nên đã huy động được nhiều nguồn lực cho phát triển. Mặc dù ngành công nghiệp xây dựng của huyện có bước tăng trưởng đáng kể, song còn hạn chế về số lượng cơ sở và quy mô sản xuất, sản phẩm chưa đủ sức cạnh tranh trên thị trường, các mặt hàng xuất khẩu còn hạn chế. c. Khu vực kinh tế dịch vụ  Về thương mại, dịch vụ: Thị trường đã có sự tham gia của nhiều ngành, nhiều thành phần kinh tế, hàng hoá ngày càng đa dạng về mẫu mã và chủng loại, tạo cho người tiêu dùng có nhiều hơn sự lựa chọn. Các doanh nghiệp Nhà nước được củng cố và giữ vai trò chủ đạo trong việc ổn định thị trường; các doanh nghiệp ngoài quốc doanh được khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển; mạng lưới bán lẻ phát triển nhanh chóng.  Về du lịch: Do là một xã nhỏ vì vậy nghành du lịch chưa phát triển và đang được tìm hướng phát triển hơn trong thời gian tới.   1.1.2.3. Dân số, lao động, việc làm và thu nhập Bảng 1.2 Tình hình dân số và lao động của xã qua 3 năm ĐVT: Người Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 So sánh (%) 20142013 20152014 1. Tổng số nhân khẩu 3.124 3.325 3.654 106 110 2.Tổng số lao động 1.725 1.896 1.957 110 103,2 3. Lao động được giải quyết việc làm 356 423 532 118,8 125,7 4. Lao động đã qua ĐT 634 654 712 103,1 108,8 (Nguồn: Niên giám thống kê UBND xã hoàng lương) a. Về dân số: Năm 2015 toàn xã có 3.654 người với 913,5 hộ tăng 329 người so với năm 2014. Trong giai đoạn 20132015 dân số qua các năm đều tăng lên đáng kể. Tỉ lệ dân số năm 2014 so với 2013 là 106% tới năm 2015 tỉ lệ dân số so với năm 2014 lại tiếp tục tăng (110%) b. Về lao động và thu nhập: Trong năm 2015 đã tạo việc làm mới cho 532 lao động đạt 112% kế hoạch (trong đó: Xuất khẩu lao động là 23 lao động, đi làm việc tại các khu công nghiệp trong nước 165 lao động, giải quyết việc làm tại địa phương 344 lao động). Thu nhập bình quân đầu người năm 2015 đạt 7,5 triệu đồngngườinăm; Các mục tiêu, chương trình xoá đói giảm nghèo được đặc biệt quan tâm. Năm 2015 xã đã triển khai hỗ trợ làm mới nhà ở cho 18 hộ nghèo, tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống 14,4% (theo tiêu chí mới). 1.1.2.4. Thực trạng phát triển các khu dân cư nông thôn Khu dân cư nông thôn của xã được phân bố tại 10 thôn. Với phong tục, tập quán có từ lâu đời, các thôn được phân bố gần nhau. Hệ thống cơ sở hạ tầng như trụ sở UBND xã, trường học, sân thể thao, bưu điện văn hóa… tập trung chủ yếu ở trung tâm trong xã. Thực trạng hệ thống cơ sở hạ tầng trong khu dân cư nông thôn đang ngày càng được cải thiện, đáp ứng tốt hơn nhu cầu đời sống vật chất tinh thần của người dân. Đến nay 90% thôn trên địa bàn đang thực hiện xây dựng nông thôn mới theo tiêu chí nông thôn mới 1.1.2.5. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội a. Giao thông: Hệ thống giao thông đường bộ nông thôn: Gồm 65 km, trong đó đã cứng hóa 50 km đạt 76,92% còn lại là đường đất 15 km chiếm 23,08%. b. Thuỷ lợi: Trong những năm gần đây huyện đã quan tâm đầu tư thực hiện chương trình kiên cố hoá, xây dựng hoàn chỉnh và nâng cao năng lực tưới tiêu phục vụ cho sản xuất nông nghiệp ngành kinh tế chính của huyện. Đến nay trên địa bàn huyện có 674 công trình thủy lợi, trong đó có 59 hồ chưa, 223 đập xây, 310 phai tạm, 72 rọ thép, 4 mương tự chảy, 4 trạm bơm điện, 2 trạm bơm thủy luân. Tổng chiều dài mương máng năm 2015 là 32 km. Hệ thống thủy lợi đảm bảo cung cấp nước cho các vụ lúa mầu và nuôi cá tại các ao hồ trên địa bàn. c. Y tế: Xã có 1 trạm y tế đảm bảo công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân. Năm 2015 xã đã tổ chức khám chữa bệnh cho 1.798 lượt người đạt 147% kế hoạch. Ngành y tế đã được xây dựng các đề án phòng chống các dịch bệnh. Hệ thống giám sát và báo cáo dịch bệnh thường xuyên, phương tiện, nhân lực, hóa chất chuẩn bị sẵn sàng cho phòng chống dịch. Kết hợp với việc tổ chức tốt điều trị lưu động, điều trị dự phòng. Bên cạnh đó, những khó khăn hiện nay của ngành y tế vẫn còn nhiều, như nhân lực, đặc biệt cán bộ chuyên sâu chưa đáp ứng đủ nhu cầu phục vụ sức khỏe nhân dân, cơ sở vật chất xuống cấp, giường bệnh không đủ, trang thiết bị vật tư y tế cần thiết chưa đáp ứng được nhu cầu. Địa bàn xã có dân số đông... Do đó công tác y tế rất cần có sự quan tâm hơn nữa của lãnh đạo các cấp, các ban ngành đoàn thể và sự phấn đấu tích cực của ngành y tế xã. d. Giáo dục: Xã có 1 trường mầm non, 1 trường tiểu học, 1 trường trung học cơ sở. Xã luôn chú trọng đào tạo giáo viên đạt chuẩn về chuyên môn, xây dựng cơ sở vật chất phục vụ cho công tác dạy và học ngay từ trong hè, thực hiện nghiêm túc công tác tuyển sinh, kết quả: Tỷ lệ huy động trẻ trong độ tuổi đi nhà trẻ đạt 38,2%, tỷ lệ huy động trẻ trong độ tuổi đi mẫu giáo đạt 99,8%, riêng trẻ 5 tuổi đạt 100%; tỷ lệ huy động học sinh hoàn thành chương trình tiểu học vào học lớp 6 đạt 100%. Chất lượng giáo dục ngày càng được nâng cao và đi đến chuẩn hoá giáo dục nhằm mục tiêu đào tạo nguồn lực có chất lượng cho sự nghiệp phát triển đất nước. Tuy nhiên, cơ sở vật chất mặc dù đã được quan tâm đầu tư song vẫn chưa đáp ứng được đủ yêu cầu, các phòng học tại trường mầm non, trường tiểu học và trung học cơ sở còn chưa có đầy đủ trang thiết bị hiện đại phục vụ cho việc giảng dạy và việc học của học sinh. Hệ thống các phòng chức năng còn thiếu, trang thiết bị giảng dạy, thư viện còn nghèo nàn chưa được sự quan tâm đúng mức. Diện tích trường học nhiều nơi còn chật hẹp, thiếu quy hoạch tổng thể nên xây dựng còn chắp vá… e. Văn hoá: Đến năm 2015 trên địa bàn xã có 10 nhà văn hóa tại các thôn,1 bưu điện xã. Chất lượng phát thanh truyền hình được nâng lên, các chủ trương, đường lối chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước được tuyên truyền, phổ biến kịp thời đến nhân dân trong xã. Năm 2015 tỷ lệ hộ gia đình văn hoá 85,8%; tỷ lệ dân số được nghe đài đạt 100% và được xem truyền hình đạt 100%. f. Thể dục thể thao: Phong trào thể dục thể thao, rèn luyện thân thể được đông đảo nhân dân hưởng ứng tham gia. Mỗi một thôn đều có sân thể thao thu hút đông đảo quần chúng thường xuyên luyện tập thể thao, rèn luyện sức khỏe. Tỷ lệ người luyện tập thể thao thường xuyên năm 2015 ước đạt 35,7% dân số toàn xã. Tuy nhiên, cơ sở vật chất đầu tư cho ngành thể dục thể thao của xã hiện nay vẫn còn hạn chế, chưa đáp ứng được so với nhu cầu của công tác luyện tập, thi đấu. Diện tích đất của các sân bóng còn nhỏ hẹp, hoặc phân bố ở vị trí không thuận lợi..., các cơ sở luyện tập thi đấu trong nhà chưa được đầu tư xây dựng... 1.2. KHÁI QUÁT VỀ PHÒNG TÀI CHÍNH – KẾ HOẠCH UBND XÃ HOÀNG LƯƠNG, HUYỆN HIỆP HÒA, TỈNH BẮC GIANG 1.2.1.Tên đơn vị, địa chỉ và chức năng, nhiệm vụ. 1.2.1.1. Tên đơn vị, địa chỉ. Tên đơn vị: Phòng Tài chính Kế hoạch UBND xã Hoàng Lương. Địa chỉ: UBND xã Hoàng Lương, huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang. 1.2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ. Phòng tài chính kế hoạch tham mưu giúp cho UBND xã trong hoạt động quản lý nhà nước về lĩnh vực tài chính, kế hoạch đầu tư, đăng ký kinh doanh trên địa bàn, cụ thể:  Tham mưu, giúp UBND cấp xã tổ chức thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của UBND cấp xã trong lĩnh vực tài chính, kế toán trên địa bàn theo quy định của pháp luật.  Trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ sau: xây dựng dự toán thu, chi ngân sách cấp xã trình cấp có thẩm quyền phê duyệt; tổ chức thực hiện sự toán thu, chi ngân sách và các biện pháp khai thác nguồn thu trên địa bàn cấp xã; Kiểm tra và tổ chức thực hiện các hoạt động tài chính, ngân sách theo hướng dẫn của cơ quan tài chính cấp trên; quyết toán ngân sách cấp xã và thực hiện báo cáo tài chính, ngân sách theo đúng quy định của pháp luật; Thực hiện công tác kế toán ngân sách ( kế toán thu, chi ngân sách cấp xã , kế toán các quỹ công chuyên dùng và các hoạt động tài chính khác, kế toán tiền mặt , tiền gửi , kế toán thanh toán, kế toán vật tư , tài sản,…) theo quy định của pháp luật. Chủ trì , phối hợp với công chức khác quản lý tài sản công; kiểm tra, quyết toán các dự án đầu tư xây dựng thuộc thẩm quyền quản lý của UBND cấp xã theo quy định của pháp luật.  Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật chuyên ngành và do Chủ tịch UBND cấp xã giao. 1.2.2. Cơ cấu nhân sự UBND xã Hoàng Lương. • 1 Chủ tịch và 1 Phó chủ tịch. • 11 cán bộ công chức. • 5 cán bộ đoàn thể PHẦN 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THUCHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CỦA UBND XÃ HOÀNG LƯƠNG 2.1. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CỦA UBND XÃ HOÀNG LƯƠNG. 2.1.1. Thực trạng quản lý chi ngân sách nhà nước của UBND xã hoàng lương. 2.1.1.1 Công tác lập dự toán chi ngân sách UBND xã hoàng lương giai đoạn 2013 – 2015. Căn cứ vào số kiểm tra, số chi các năm trước, nhiệm vụ cụ thể của năm kế hoạch và chỉ tiêu dân số, lãnh thổ,… do HĐND huyện thông báo và hướng dẫn, phòng Tài chính – Kế hoạch xã lập dự toán chi ngân sách hàng năm. Kết quả thực hiện dự toán chi ngân sách xã từ bảng 2.1 cho thấy nhiệm vụ chi ngân sách xã biến động qua các năm, tăng giảm theo nguồn thu và mục tiêu chi hàng năm. Cụ thể: Bảng 2.1: Tình hình lập dự toán chi qua các năm 2013 2015 Đơn vị: VNĐ Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Dự toán Tốc độ tăng (%) Dự toán Tốc độ tăng (%) Dự toán Tốc độ tăng (%) TỔNG CHI 3.199.200.000 3.868.664.970 120,92 4.808.249.970 124,28 I. Chi đầu tư phát triển 150.000.000 543.764.970 362,51 537.249.970 98,80 Chi đầu tư XDCB 150.000.000 543.764.970 362,51 537.249.970 98,80 II. Chi thường xuyên 2.990.400.000 3.275.900.000 109,54 4.203.000.000 128,30 1. chi sự nghiệp quốc phòng 283.300.000 315.200.000 111,26 323.600.000 102,66 2. Chi sự nghiệp an ninh, trật tự 55.600.000 58.500.000 105,21 22.700.000 38,80 3. Chi sự nghiệp đài truyền thanh 15.000.000 20.000.000 133,33 20.000.000 100 4. Chi sự nghiệp VHTT 15.100.000 15.400.000 101,98 50.000.000 324,67 5. Chi sự nghiệp TDTT 12.700.000 8.800.000 69,29 12.000.000 136,36 6. Chi sự nghiệp giao thông 16.000.000 15.600.000 97,5 25.000.000 160,25 7. Chi sự nghiệp nông nghiệp, thủy lợi, thú y 55.000.000 57.000.000 103,63 64.000.000 112,28 8. Chi sự nghiệp xã hội 283.000.000 391.000.000 138,16 300.000.000 76,72 9. Chi HDND, UBND 1.579.830.000 1.705.900.000 107,98 2.452.000.000 143,73 10. Chi công tác Đảng 290.400..000 250.000.000 86,08 400.000.000 160 11. Chi MTTQ 159.470.000 178.000.000 111,62 190.000.000 106,74 12. Chi đoàn thanh niên 45.000.000 50.000.000 111,11 65.000.000 130 13. Chi hội phụ nữ 45.000.000 50.000.000 111,11 75.000.000 150 14. Chi hội CCB 40.000.000 50.000.000 125 70.000.000 140 15. Chi hội nông dân 45.000.000 50.000.000 111,11 70.000.000 140 16. Chi hội người cao tuổi, hội chữ thập đỏ 42.000.000 50.000.000 119,05 50.000.000 100 17. Chi khác 8.000.000 10.500.000 131,25 13.000.000 123,81 III. Chi dự phòng 58.800.000 49.000.000 83,33 68.000.000 138,77 (Nguồn: Dự toán chi ngân sách nhà nước UBND xã hoàng lương giai đoạn 2013 – 2015) 2.1.1.2 Công tác chấp hành dự toán chi ngân sách UBND xã hoàng lương giai đoạn 2013 – 2015. Sau khi HĐND xã đã thông qua dự toán ngân sách, UBND xã giao dự toán cho từng đơn vị để thực hiện theo chi theo đúng quy định của pháp luật. Chi ngân sách xã bao gồm chi đầu tư phát triển, chi thường xuyên, chi dự phòng. Trên cơ sở nguồn thu của xã và thu bổ sung từ ngân sách cấp trên, dự toán chi ngân sách xã đã được phân bố đáp ứng nhu cầu chi của xã nhằm phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo ANQP. Việc chi tiền trong ngân sách xã được thực hiện qua lệnh chi tiền, nghi chi, nghi thu thực hiện theo quy định của kho bạc nhà nước. Nhằm quản lý ngân sách theo đúng kế hoạch và đảm bảo không vượt quá dự toán. Đảm bảo nguyên tắc lượng thu mà chi. Công tác chấp hành dự toán chi tại huyện những năm qua đúng quy định. Trong những năm qua, nhờ có sự đảm bảo thu ngân sách trên địa bàn và sự bổ sung ngân sách từ cấp trên, do vậy công tác chi của UBND xã Hoàng Lương đảm bảo nhiệm vụ cho các hoạt động phát triển kinh tế xã hội, ANQP. Đặc biệt là hoạt động chi đầu tư cho phát triển được quan tâm và đẩy mạnh. Hàng năm, xã chỉ đạo quyết liệt và chủ động trong việc cân đối ngân sách, điều hành chi một cách tích cực, thực hiện chi theo dự toán để tổ chức, quản lý chi tiêu chặt chẽ, hiệu quả và tiết kiệm. Bảng 2.2: Tổng hợp chi ngân sách UBND xã Hoàng Lương giai đoạn 2013 2015 Đơn vị tính: VNĐ Nội dung chi Quyết toán năm So sánh (%) Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 20142013 20152014 Chi cân đối ngân sách 6.105.563.600 6.055.490.300 5.692.302.300 99,18 94,00 I. Chi đầu tư phát triển 2.705.970.700 1.235.030.700 1.392.257.000 45,64 112,73 1. Chi đầu tư XDCB 2.705.970.700 1.235.030.700 1.392.257.000 45,64 112,73 II. Chi thường xuyên 3.399.592.900 4.420.459.600 4.300.045.300 130,03 97,27 1. Chi sự nghiệp quốc phòng. 291.198.600 298.884.000 293.335.000 102,64 98,14 2. Chi sự nghiệp an ninh trật tự. 62.754.500 29.017.000 19.890.000 46,24 68,54 3. Chi sự nghiệp đài truyền thanh. 15.655.000 17.370.000 17.000.000 110,95 97,87 4. Chi sự nghiệp VHTT. 16.266.000 21.070.000 42.130.000 129,53 199,95 5. Chi sự nghiệp TDTT. 32.266.000 6.151.000 5.010.000 19,06 81,45 6. Chi sự nghiệp giao thông. 14.170.000 7.500.000 0 7. Chi sự nghiệp nông nghiệp, thủy lợi, thú y. 332.871.000 775.489.000 461.845.000 232,97 59,55 8. Chi sự nghiệp xã hội. 255.121.000 282.044.000 438.475.000 110,55 155,46 9. Chi HĐND, UBND. 1.582.020.900 2.079.243.100 2.159.986.900 131,43 103,88 10. Chi công tác Đảng. 320.640.000 384.800.000 488.289.100 120,01 126,89 11. Chi MTTQ 213.933.600 245.470.200 136.235.200 114,74 55,49 12. Chi đoàn thanh niên. 56.070.600 38.075.300 37.517.000 67,90 98,53 13. Chi hội phụ nữ. 45.286.900 74.334.600 78.032.000 164,14 104,97 14. Chi hội CBB. 70.082.900 43.746.400 15.248.000 62,42 34,85 15. Chi hội nông dân. 43.199.900 76.753.800 54.327.100 177,67 70,78 16. Chi hội người cao tuổi , hội chữ thập đỏ. 48.056.000 48.011.200 45.225.000 99,90 94,26 17. Chi khác. III. Chi dự phòng. 0 400.100.000 0 0 (Nguồn: Báo cáo quyết toán chi ngân sách của UBND xã Hoàng Lương năm 2013 – 2015) Qua bảng 2.2: Bảng tổng hợp chi ngân sách ta thấy chi ngân sách UBND xã 6.105.563.600 VNĐ nhưng tới năm 2014 giảm xuống chỉ còn là 6.055.490.300 VNĐ và tới năm 2015 lại tiếp tục giảm đi đáng kể chỉ còn lại 5.692.302.300 VNĐ. Chi cho đầu tư phát triển: Tổng mức chi tăng, giảm qua các năm. Năm 2014 chi đầu tư phát triển giảm 45,64% so với năm 2013. Nhưng tới năm 2015 chi đầu tư phát triển lại tăng từ 1.235.030.700VNĐ ( năm 2014) lên 1.392.257.000 VNĐ tăng thêm 157.226.300 VNĐ. Chi cho đầu tư phát triển cũng chính là nguồn chi cho đầu tư xây dựng cơ bản từ đó góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế xã hội. Chi thường xuyên: Năm 2014 chi thường xuyên tăng 130,03% so với năm 2013 . Nhưng tới năm 2015 nguồn chi này lại giảm đi 120.414.300 VNĐ so với năm 2014. Một số nguồn chi chủ yếu của chi thường xuyên: Về chi cho sự nghiệp quốc phòng năm 2014 tăng lên 102,64% so với năm 2013. Tới năm 2015 giảm còn 98,14% so với năm 2014. Về chi cho sự nghiệp an ninh trật tự liên tục giảm mạnh qua các năm . Năm 2014 giảm còn 46,24% so với năm 2013. Tới năm 2015 giảm chỉ còn 19.890.000 VNĐ ( còn 68,54% so với năm 2014). Chi sự nghiệp nông nghiệp, thủy lợi, thú y tăng giảm mạnh qua các năm. Năm 2014 tăng 232,97% so với năm 2013. Nhưng tới năm 2015 thì lại giảm còn 59,55% so với năm 2014. Trong giai đoạn 20132015 năm 2014 có số tiền chi sự nghiệp nông nghiệp, thủy lợi, thú y lớn nhất (775.489.000 VNĐ). Chi sự nghiệp xã hội liên tục tăng qua các năm. Năm 2014 tăng lên 110,55% so với năm 2013 tới năm 2015 tiếp tục tăng lên 155,46% so với năm 2014. Góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế của xã. Chi cho HĐND,UBND chiếm tỷ trọng lớn nhất trong chi thường xuyên. Năm 2014 tăng lên 131,43% so với năm 2013. Tới năm 2015 tiếp tục tăng lên 103,88% so với năm 2014. Về chi MTTQ tăn giảm mạnh trong giai đoạn này. Năm 2014 tăng lên 114,74% so với năm 2013 nhưng tới năm 2015 lại giảm còn 55,49% so với năm 2014. Chi công tác Đảng luôn được quan tâm chú trọng và liên tục tăng qua các năm. Năm 2014 tăng lên 120,01% so với năm 2013, tới năm 2015 lại tiếp tục tăng lên 126,89% so với năm 2014. Theo bảng số liệu ta thấy chi hội CBB giảm mạnh trong giai đoạn này. Năm 2013 là 70.082.900 VNĐ nhưng tới năm 2014 giảm xuống chỉ còn 43.746.400 VNĐ ( giảm còn 62,42% so với năm 2013). Năm 2015 giảm còn 15.248.000 VNĐ ( giảm còn 34,85% so với năm 2014). Qua 3 năm Chi hội phụ nữ tăng mạnh. Năm 2014 tăng lên 164,14% so với năm 2013. Năm 2015 tiếp tục tăng lên 104,97 so với năm 2014. Khoản chi này đã góp phần giúp cho hội phụ nữ liên tục được phát triển mạnh hơn trong những năm qua. Bảng 2.3: Tình hình thực hiện chi ngân sách Nhà nước UBND xã Hoàng Lương giai đoạn 2013 2015 Đơn vị tính: VNĐ Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Dự toán Thực chi Dự toán Thực chi Dự toán Thực chi Chi cân đối ngân sách 3.199.200.000 6.105.563.600 3.868.664.970 6.055.490.300 4.808.249.970 5.692.302.300 I., Chi đầu tư phát triển. 150.000.000 2.705.970.700 543.764.970 1.235.030.700 537.249.970 1.392.257.000 . Chi đầu tư XDCB 150.000.000 2.705.970.700 543.764.970 1.235.030.700 537.249.970 1.392.257.000 II. Chi thường xuyên. 2.990.400.000 3.399.592.900 3.275.900.000 4.420.459.600 4.203.000.000 4.300.045.300 1. Chi sự nghiệp quốc phòng. 283.300.000 291.198.600 315.200.000 298.884.000 323.600.000 293.335.000 2. Chi sự nghiệp an ninh trật tự. 55.600.000 62.754.500 58.500.000 29.017.000 22.700.000 19.890.000 3. Chi sự nghiệp đài truyền thanh. 15.000.000 15.655.000 20.000.000 17.370.000 20.000.000 17.000.000 4. Chi sự nghiệp VHTT. 15.100.000 16.266.000 15.400.000 21.070.000 50.000.000 42.130.000 5. Chi sự nghiệp TDTT. 12.700.000 32.266.000 8.800.000 6.151.000 12.000.000 5.010.000 6. Chi sự nghiệp giao thông. 16.000.000 14.170.000 15.600.000 25.000.000 7.500.000 7. Chi sự nghiệp nông nghiệp, thủy lợi, thú y. 55.000.000 332.871.000 57.000.000 775.489.000 64.000.000 461.845.000 8. Chi sự nghiệp xã hội 283.000.000 255.121.000 391.000.000 282.044.000 300.000.000 438.475.000 9. Chi HDND, UBND. 1.579.830.000 1.582.020.900 1.705.900.000 2.079.243.100 2.452.000.000 2.159.986.900 10. Chi công tác Đảng. 290.400..000 320.640.000 250.000.000 384.800.000 400.000.000 488.289.100 11. Chi MTTQ 159.470.000 213.933.600 178.000.000 245.470.200 190.000.000 136.235.200 12. Chi đoàn thanh niên. 45.000.000 56.070.600 50.000.000 38.075.300 65.000.000 37.517.000 13. Chi hội phụ nữ 45.000.000 45.286.900 50.000.000 74.334.600 75.000.000 78.032.000 14. Chi hội CCB 40.000.000 70.082.900 50.000.000 43.746.400 70.000.000 15.248.000 15. Chi hội nông dân 45.000.000 43.199.900 50.000.000 76.753.800 70.000.000 54.327.100 16. Chi hội người cao tuổi, hội chữ thập đỏ. 42.000.000 48.056.000 50.000.000 48.011.200 50.000.000 45.225.000 17. Chi khác 8.000.000 10.500.000 13.000.000 III. Chi dự phòng 58.800.000 0 49.000.000 400.100.000 68.000.000 0 Bảng 2.4: Cơ cấu chi ngân sách UBND xã Hoàng Lương giai đoạn 2013 – 2015. Đơn vị: VNĐ Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 TỔNG CHI 100 100 100 I. Chi đầu tư phát triển 44,32 20,39 24,46 II. Chi thường xuyên 55,68 72,99 75,54 III. Chi dự phòng 0 6,62 0 Qua bảng cơ cấu chi ngân sách UBND xã Hoàng Lương có thể thấy chi ngân sách xã chủ yếu là chi thường xuyên chiếm tỉ trọng lớn trong tổng chi. Chi thường xuyên trong giai đoạn này tăng, chi đầu tư phát triển từ năm 2014 giảm hơn một nửa so với năm 2013 nhưng tới năm 2015 đã tăng lên nhưng không nhiều, chi dự phòng chiếm tỉ trọng thấp nhất có duy nhất năm 2014 là 6,62%. 2.2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CỦA UBND XÃ HOÀNG LƯƠNG. 2.2.1. Công tác lập dự toán thu ngân sách của UBND xã Hoàng Lương giai đoạn 20132015. Bảng 2.5: Tình hình lập dự toán thu qua các năm 2013 2015 Chi tiêu Năm2013 Năm 2014 Năm 2015 Dự toán Tốc độ tăng(%) Dự toán Tốc độ tăng(%) Dự toán Tốc độ tăng(%) Tổng thu 3.199.200.000 3.868.664.970 120,92 4.808.249.970 124,28 A Thu ngân sách xã đã qua kho bạc. 3.199.200.000 3.868.664.970 120,92 4.808.259.970 124,28 I.các khoản thu 100% 472.938.420 524.664.970 110.93 559.849.970 106,70 1.Phí, lệ phí. 11.000.000 13.000.000 118,18 20.000.000 153,84 2.Thu từ quỹ đất công ích và đất công. 18.800.000 4.800.000 25,53 5.000.000 104,16 3.Thu từ hoạt động kinh tế sự nghiệp. 4.Thu chuyển nguồn năm trước. 47.976.000 400.000.000 5.Thu kết dư ngân sách năm trước. 347.762.420 455.764.970 131,05 71.249.970 15,63 6.Thu khác. 47.400.000 51.100.000 107,80 63.600.000 124,46 II. Các khoản thu phân chia theo tỷ lệ %. 130.800.000 232.000.000 177,37 223.900.000 96,51 1.Thuế thu nhập cá nhân. 55.000.000 45.000.000 81,81 60.000.000 133,33 2.Thuế nhà đất. 3.Thuế môn bài thu từ cá nhân hộ kinh doanh. 13.000.000 18.000.000 138,46 18.000.000 100 4.Thuế sử dụng đất nông nghiệp thu từ hộ gia đình. 5.Lệ phí trước bạ nhà, đất 25.000.000 15.000.000 60 30.000.000 200 6.Thu điều tiết thuế GTGT + thuế TNDN. 18.000.000 22.500.000 125 15.300.000 68 7.Thu tiền sử dụng đất. 100.000.000 66.000.000 66 8.Thuế sử dụng đất PNN. 19.800.000 31.500.000 159,09 34.600.000 109,84 III. Thu bổ sung ngân sách từ cấp trên 2.595.461.580 3.112.000.000 109,53 4.024.500.000 129,32 1.Thu bổ sung ngân sách từ cấp trên. 2.595.461.580 3.112.000.000 119,90 4.024.500.000 129,32 2.Thu bổ sung có mục tiêu từ N.S cấp trên 3.Thu bổ sung khác từ ngân sách nhà nước. IV. Viện trợ không hoàn lại trực tiếp cho xã B Thu ngân sách xã chưa qua kho bạc. (Nguồn: Dự toán thu ngân sách nhà nước UBND xã hoàng lương giai đoạn 2013 – 2015). 2.2.2 Công tác chấp hành dự toán thu ngân sách UBND xã hoàng lương giai đoạn 2013 – 2015. Bảng 2.6: Kết quả thu ngân sách qua các năm 2013 2015 Nội dung Kết quả thu So sánh (%) Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 20142013 20152014 Tổng thu 6.105.563.600 6.126.740.270 8.493.331.307 100,34 138,63 A Thu ngân sách xã đã qua kho bạc. 6.105.563.600 6.126.740.270 8.493.331.307 100,34 138,63 I.các khoản thu 100% 497.182.420 518.195.470 473.674.500 104,22 91,41 1.Phí, lệ phí. 21.170.000 19.620.000 27.238.000 92,68 138,83 2.Thu từ quỹ đất công ích và đất công. 17.385.000 19.160.000 21.375.000 119,21 111,56 3.Thu từ hoạt động kinh tế sự nghiệp. 4.Thu chuyển nguồn năm trước. 47.976.000 400.000.000 5.Thu kết dư ngân sách năm trước. 347.762.420 455.764.970 131,05 6.Thu khác 62.889.000 23.650.500 25.061.500 37,60 108,25 II. Các khoản thu phân chia theo tỷ lệ %. 157.552.150 139.983.800 163.800.807 88,85 117,01 1.Thuế thu nhập cá nhân. 59.358.000 57.635.000 28.027.000 97,09 48,63 2.Thuế nhà đất 3.Thuế môn bài thu từ cá nhân hộ kinh doanh. 21.600.000 19.000.000 23.475.000 87,96 123,55 4.Thuế sử dụng đất nông nghiệp thu từ hộ gia đình. 5.Lệ phí trước bạ nhà, đất 21.691.000 19.172.000 26.899.000 88,38 140,30 6.Thu điều tiết thuế GTGT + thuế TNDN. 23.829.750 10.683.000 6.117.607 44,83 57,26 7.Thu tiền sử dụng đất 1.363.800 45.955.200 3369,96 8.Thuế sử dụng đất PNN. 31.073.400 32.130.000 33.327.000 103,40 103,72 III. Thu bổ sung ngân sách từ cấp trên 5.450.829.030 5.468.561.000 7.855.856.000 100,32 143,65 1.Thu bổ sung ngân sách từ cấp trên. 2.774.900.000 3.043.000.000 3.590.000.000 109,66 117,97 2.Thu bổ sung có mục tiêu từ N.S cấp trên. 2.675.929.030 2.425.561.000 4.265.856.000 90,64 175,87 3.Thu bổ sung khác từ ngân sách nhà nước. IV. Viện trợ không hoàn lại trực tiếp cho xã B Thu ngân sách xã chưa qua kho bạc. (Nguồn: Báo cáo quyết toán thu ngân sách của UBND xã Hoàng Lương giai đoạn năm 2013 – 2015) Qua bảng số liệu 2.6 về kết quả thu ngân sách của UBND xã Hoàng Lương giai đoạn 20132015 ta thấy tổng thu tăng lên. Năm 2014 tổng thu tăng lên 100,34% so với năm 2013, năm 2015 tăng lên 126,63% so với năm 2014. Các khoản thu 100% như : Phí và lệ phí trong giai đoạn này lúc tăng lúc giảm. Năm 2014 khoản thu này giảm Còn 92,68% so với năm 2013. Nhưng tới năm 2015 lại tăng lên là 138,83% so với năm 2014. Thu từ quỹ đất công ích liên tục tăng qua các năm. Năm 2014 thu 19.160.000VNĐ Tăng lên 119,21% so với năm 2013 và tới năm 2015 đã tăng lên là 21.375.000 VNĐ. Thu từ hoạt động kinh tế sự nghiệp trong giai đoạn này không có. Thu chuyển nguồn năm trước thì chỉ có năm 2013 và năm 2015. Thu kết dư ngân sách năm trước có 2 năm là năm 2013 và năm 2014. Năm 2014 thu Kết dư ngân sách tăng lên 131,05% so với năm 2013 Thu khác từ năm 2013 đến năm 2014 đã giảm đi nhiều, năm 2014 giảm chỉ còn 37,60% So với năm 2013. Nhưng tới năm 2015 thì lại tăng tên nhưng không nhiều, năm 2015 tăng 108,25% so với năm 2014. Các khoản thu phân chia theo tỷ lệ % năm 2014 giảm còn 88,85% so với năm 2013. Nhưng tới năm 2015 lại tăng lên 117,01% so với năm 2014. Một số khoản thu phân chia theo tỷ lệ % như : Thuế thu nhập cá nhân trong giai đoạn này giảm năm 2014 giảm chỉ còn 97,09% so với năm 2013. Tới năm 2015 tiếp tục giảm chỉ còn là 48,63% so với năm 2014. Thuế môn bài thu từ cá nhân hộ kinh doanh năm 2014 giảm chỉ còn 87,96% so với năm 2013. Tới năm 2015 thì khoản thu này tăng lên 123,55% so với năm 2014. Lệ phí trước bạ nhà, đất năm 2014 giảm còn 88,38% so với năm 2013. Nhưng tơi năm 2015 tăng lên 140,30% so với năm 2014. Thu điều tiết thuế GTGT và thuế TNDN qua các năm liên tục giảm. Năm 2014 giảm còn 44,83% so với năm 2013. Tới năm 2015 giảm còn 57,26% so với năm 2014. Thu tiền sử dụng đất chỉ có năm 2014 và năm 2015 còn năm 2013 không có khoản thu này . Thuế sử dụng đất PNN trong giai đoạn này liên tục tăng. Năm 2014 tăng lên 103,40% so với năm 2013. Tới năm 2015 tăng lên 103,72% so với năm 2014. Ngoài ra còn có thuế nhà đất và thuế sử dụng đất nông nghiệp thu từ hộ gia đình nhưng trong giai đoạn này không có khoản nào. Thu ngân sách bổ sung từ cấp trên chiếm số lượng lớn và luôn tăng qua các năm Năm 2014 tăng lên 100,32% so với năm 2013. Tới năm 2015 lại tiếp tục tăng lên 143,65% so với năm 2014. Trong đó có thu bổ sung ngân sách từ cấp trên và thu bổ sung có mục tiêu từ ngân sách cấp trên . Đối với thu bổ sung ngân sách từ cấp trên năm 2014 tăng lên 109,66% so với năm 2013 Năm 2015 tiếp tục tăng lên 117,97% so với năm 2014. Thu bổ sung có mục tiêu từ ngân sách cấp trên năm 2014 giảm so với năm 2013 chỉ còn 90,64% so với năm 2013. Tới năm 2015 tăng lên 175,87% so với năm 2014. 2.3 ĐÁNH GIÁ CHUNG CÔNG TÁC THU, CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC. 2.3.1. Thu ngân sách nhà nước.  Ưu điểm và nguyên nhân: Ưu điểm: công tác lập kế hoạch thu ngân sách được thực hiện đúng quy định của pháp luật ngân sách nhà nước. Công tác quản lý, điều hành được đổi mới, công khai , minh bạch, dân chủ. Trong quá trình thực hiện dự toán đã chủ động tìm các giải pháp để tăng thu ngân sách, chú trọng vào khoản thu có số thu lớn như: thu tiền sử dụng đất, thuế sử dụng đất PNN. Do đó một số khoản thu ước đạt kết quả cao như: phí, lệ phí, thu từ quỹ đất công ích và đất công, thuế môn bài… Nguyên nhân: Có sự quan tâm lãnh đạo của Đảng ủy UBND xã thực hiện nghiêm túc nghị quyết của Đảng ủy Nghị quyết của HĐND xã về phát triển kinh tế, xã hội , các cấp ngành nỗ lực phấn đấu khắc phục khó khăn, chỉ đạo sản xuất, kinh doanh đạt kết quả cao trong sản xuất nông nghiệp đưa những giống mới và mở các lớp chuyên giao khoa học kỹ thuật cho nông dân, áp dụng vào sản xuất neen hiệu quả đạt cao, nâng cao đời sống nhân dân; Hệ thống chính sách của nhà nước về thu ngân sách ngày càng được hoàn thiện, cụ thể hóa, chính sách pháp luật về thuế được sửa đổi, bổ sung kịp thời, sát với tình hình thực tế tạo cơ chế thông thoáng cho các thành phần kinh tế hoạt động sản xuất kinh doanh; Nhậnthức vầ trách nhiệm và nghĩa vụ nộp ngân sách của người dân và doanh nghiệp ngày càng được nâng cao.  Hạn chế và nguyên nhân: Hạn chế: một số kết quả thu còn thấp như thu khác, thuế thu nhập cá nhân, thuế GTGT, thu tiền sử dụng đất theo QĐ 191QĐUBND của UBND tỉnh đã làm ảnh hưởng đến nhiệm vụ chi ngân sách xã. Nguyên nhân: một số chỉ tiêu của huyện giao cho cao hơn khả năng thực hiện tại xã như: thu khác, thuế GTGT, thuế thu nhập cá nhân. Từ đó dẫn đến giảm nguồn thu ngân sách. Nhiệm vụ chi tại xã là rất lớn cho nên ngân sách chưa đáp ứng được hết một số nhiệm vụ kinh tế phát sinh, song ngân sách đã giải quyết được những nhiệm vụ quan trọng như chi cho con ngời và đảm bảo nguồn chi thường xuyên cho các ban ngành đoàn thể trong xã. 2.3.2. Chi ngân sách nhà nước  Ưu điểm và nguyên nhân Ưu điểm: công tác chi ngân sách về cơ bản bám sát dự toán và chi theo kế hoạch, đảm bảo tiến độ, đáp ứng được yêu cầu thực hiện nhiệm vụ chính trị xã hội, đủ nguồn cho các ban ngành thực hiện chi thường xuyên theo dự toán và một số nhiệm vụ phát sinh; nguồn chi được cân đối hợp lý giữa các ngành, ưu tiên chi cho con người, các sự nghiệp kinh tế, tập trung nguồn lực đầu tư phát tiển, hỗ trợ các thôn xây dựng các công trình( xây dựng nông thôn mới, xây dựng cánh đồng mẫu, kiên cố hóa giao thông nông thôn, kênh mương nội đồng…) đạt chuẩn quốc gia. Thực hiện chi ngân sách đúng mục tiêu, đúng quy định và trong phạm vi dự toán được giao, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, cố gắng bảo đảm cân đối ngân sách địa phương trong điều kiện ngân sách gặp rất nhiều khó khăn, nhu cầu chi phí phát sinh lớn. Nguyên nhân: có sự chỉ đạo chặt chẽ của Đảng ủy, UBND xã và sự hỗ nỗ lực cố gắng của các ban ngành, đoàn thể trong quá trình thực hiện nhiệm vụ chi ngân sách; các nhiệm vụ chi của các ban ngành được công khai, được cụ thể hóa trong dự toán giao đầu năm, tạo thế chủ động cho các ban ngành thực hiện; UBND xã đã điều hành ngân sách linh hoạt, tiết kiệm, nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách nhà nước. Giao quyền tự chủ về kinh phí hoạt động cho các ban ngành đoàn thể, các bộ phận chuyên môn đã nâng cao tính chủ động trong sử dụng kinh phí một các tiết kiệm, hiệu quả; công tác bồi dưỡng kiến thức quản lý tài chính cho chủ tài khoản cán bộ chuyên môn về quản lý tài chính, đầu tư xây dựng cơ bản được quan tâm chú trong, qua đó đã từng bước nâng cao được trình độ chuyên môn nghiệp vụ trong việc quản lý thu, chi ngân sách.  Hạn chế và nguyên nhân: Hạn chế: một số nội dung chi thấp chưa đảm bảo tiến độ như chi hội cựu chiến binh và một số nội dung chi vượt dự toán như chi đầu tư xây dựng cơ bản, chi sự nghiệp nông thôn, chi sự nghiệp xã hội, chi công tác Đảng, chi hội phụ nữ … Nguyên nhân: công tác triển khai thực hiện dự án chậm, một số nội dung chi vượt dự toán do chi hỗ trợ từ nguồn vốn tăng lương cho cán bộ công chức. Trong năm huyện bổ sung có mục tiêu để chi hỗ trợ nhà ở người có công mà trong dự toán đầu năm không xây dựng khoản hỗ trợ này và chi trả chuyển xếp ngạch, bậc lương đối với cán bộ cấp xã có bằng trung cấp lý luận chính trị.   CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ THU CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI UBND XÃ HOÀNG LƯƠNG 3.1. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI UBND XÃ HOÀNG LƯƠNG.  Tăng cường tổ chức tuyên truyền luật quản lý thuế và các văn bản pháp luật về thuế, vận động sâu rộng trong toàn dân về trách nhiệm và nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước.  Tăng cường theo dõi kiểm tra, kiểm sát việc kê khai thuế của các tổ chức, cá nhân. Chỉ đạo các ban ngành thu, nộp phí đúng chế độ, đảm bảo hoàn thành kế hoạc được giao.  Các bộ phận chuyên môn thu nộp, tiền sử dụng đất đôn đốc nộp kịp thời vào ngân sách nhà nước.  Phối hợp chặt chẽ và hiệu quả đối với các ngành liên quan để tổ chức kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế, kê khai nộp thuế, tình hình nộp thuế trên địa bàn, để có biện pháp đôn đốc, uốn nắn, tháo gỡ khó khăn kịp thời, xử lý mọi vi phạm nợ đọng tiền thuế, đảm bảo thu đúng, thu đủ các khoản thu phát sinh trên địa bàn và các khoản nợ đọng nộp kịp thời vào NSNN; thực hiện tốt quy trình kiểm tra các đối tượng nộp thuế, thanh tra nội bộ lập kế hoạch kiểm tra, thanh tra và tiến hành kiểm tra theo kế hoạch đã đề ra.  Thực hiện kiểm tra, rà soát lại cơ cấu hộ, số lượng hộ kinh doanh nộp thuế khoán ổn định, đảm bảo quản lý đầy đủ100% số hộ có kinh doanh; định kỳ thực hiện điều chỉnh doanh thu, mức thu thuế bất hợp lý, để đảm bảo phù hợp với tình hình SXKD, doanh thu và biến động giá cả trên thị trường.  Thực hiện kiểm tra, rà soát lại quỹ đất của các tổ chức, các hộ gia đình và các cá nhân được giao đất, cho thuê đất, chuyển quyền sử dụng đất, được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, để nhằm thực hiện thu các khoản thu liên quan đến đất đai theo đúng mức giá quy định.  Có kế hoạch, biện pháp chống thất thu thuế đối với hoạt động kinh doanh vận tải, XDCB tư nhân và kinh doanh hàng lưu động trên địa bàn. Phòng Tài chính kế hoạch huyện kiểm tra tình hình cấp giấy đăng ký kinh doanh, nếu phát hiện không đăng ký nộp thuế và hàng tháng không nộp thuế thì thu hồi giấy phép kinh doanh.  Thường xuyên kiểm tra các công trình xây dựng tư nhân, phát hiện không có giấy phép xây dựng, kê khai tạm trú, kê khai thuế cá nhân, tổ, nhóm xây dựng phải chỉ đạo ngay thu thuế XDCB tư nhân theo đúng quy định.  Phối hợp chặt chẽ thường xuyên giữa cơ quan chuyên môn thu ở xã với huyện khai thác hết tiềm năng hiện có về các nguồn thu ở mỗi thôn xóm, để thu đầy đủ, kịp thời thuế phát sinh của các hộ kinh doanh, sản xuất và các doanh nghiệp đóng trên địa bàn.  Xây dựng kế hoạch đẩy nhanh tiến độ quy hoạch, mở rộng trung tâm xã, ngành nghề sản xuất kinh doanh, giải quyết việc làm và tạo nguồn thu Ngân sách mỗi thôn ngày càng tăng.  Tăng cường đôn đốc công tác quản lý nguồn thu phí, lệ phí ở địa phương góp phần tăng thu ngân sách, đáp ứng nhu cầu chi thường xuyên hàng năm.  Thực hiện tốt công tác quản lý tài chính, Ngân sách, hướng dẫn các thôn xóm, quản lý nguồn thu trên địa bàn, có điều chỉnh khi cần thiết, nhưng phải đưa vào dự toán thu hàng năm để đảm bảo cân đối Ngân sách.  Tăng cường công tác đối thoại, trao đổi, đẩy mạnh việc hỗ trợ các tổ chức và người nộp thuế để mọi người dân trên địa bàn xã đều hiểu và chấp hành nghĩa vụ nộp thuế.  Tập trung chỉ đạo quyết liệt công tác thu ngân sách nhà nước, chống thất thu, nợ đọng thuế, xem xét các khoản thu từ thuế, khắc phục tình trạng bỏ sót, tồn đọng, trốn lậu thuế dưới mọi hình thức.  Đào tạo bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ trẻ còn ít kinh nghiệm trong việc thu ngân sách.  Đẩy mạnh thủ tục cải cách hành chính đi đôi với việc ứng dụng công nghệ thông tin và kĩ thuật hiện đại nhằm nâng cao chất lượng quản lý thu thuế.  Nâng cao trình độ ý thức tuân thủ pháp luật thuế của các đối tượng nộp thuế , tự kê khai và tự chịu trách nhiệm về tính trung thực, chính xác của việc kê khai nộp thuế. 3.2. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI UBND XÃ HOÀNG LƯƠNG. 3.2. 1. Nâng cao hiệu quả quản lý chi đầu tư phát triển Việc xây dựng kế hoạch đầu tư hàng năm phải tuân thủ chặt chẽ những quy định của Nhà nước về quản lý đầu tư và xây dựng. Nâng cao chất lượng thẩm định và phê duyệt dự án. Cần phải tiến hành đầu tư theo dự án để sử dụng có hiệu quả nguồn vốn đã bỏ ra. Thường xuyên tiến hành công tác thanh tra, kiểm tra đối với công tác đầu tư và xây dựng để kịp thời phát hiện sai phạm, cần tham mưu người có thẩm quyền xử lý kiên quyết những sai phạm qua thanh tra, kiểm tra, tiến hành thu hồi nộp vào ngân sách các khoản tiền vi phạm. Thực hiện tốt công tác đền bù giải phóng mặt bằng Thực hiện đẩy nhanh việc phân bổ, giao kế hoạch và bố trí vốn đủ 12 tháng vốn đầu tư XDCB, đẩy nhanh tiến độ phân bổ và giải ngân vốn các Chương trình dự án trọng điểm năm 2015 và các năm tiếp theo, kết hợp lồng ghép các Chương trình nông thôn mới triển khai trên cùng địa bàn để nâng cao chất lượng và hiệu quả sử dụng vốn. Thực hiện đầy đủ và nhất quán chỉ đạo của Chính phủ về tăng cường quản lý vốn đầu tư từ NSNN, xác định lộ trình và thứ tự ưu tiên hợp lý để xử lý nợ đọng XDCB, 3.2.2. Đổi mới quản lý chi thường xuyên Nâng cao chất lượng công tác lập, quyết định và phân bổ dự toán ngân sách của các đơn vị thụ hưởng ngân sách, cơ quan tài chính, HĐND và UBND xã. Cơ cấu lại các khoản chi thường xuyên của ngân sách một cách hợp lý nhất có thể. Th

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH KHOA QUẢN LÝ – LUẬT KINH TẾ BÁO CÁO THỰC TẬP MÔN HỌC CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ Giảng viên hướng dẫn: TS Phạm Thị Ngọc Vân Sinh viên thực tập : Lê Thị Hạnh Khóa: - QLKTB Thái Nguyên, tháng năm i LỜI CÁM ƠN Ai vậy, để đạt thành cơng; ngồi cố gắng thân không kể đến giúp đỡ, hỗ trợ dạy từ người khác Trong suốt trình học tập giảng đường đến nay, em nhận quan tâm, dạy từ phía nhà trường, q thầy cơ, gia đình bạn bè Với lòng biết ơn sâu sắc, em xin chân thành cám ơn quý thầy cô trường Đại học Kinh tế quản trị kinh doanh Thái Nguyên nói chung quý thầy cô Khoa Quản lýluật kinh tế nói riêng truyền đạt cho chúng em kiến thức, kỹ vô quý báu đặc biệt thầy cô tạo điều kiện cho em thực tập môn học kỳ năm học 2015-2016 nhằm giúp em tiếp thu kiến thức từ thực tế vận dụng kiến thức học vào thực tiễn Em xin chân thành cám ơn TS Phạm Thị Ngọc Vân tận tình hướng dẫn, bảo em qua buổi nói chuyện, trao đổi vấn đề nghiên cứu hướng dẫn giúp chúng em hoàn thành tốt báo cáo Một lần nữa, em xin chân thành cám ơn cô! Em xin gửi lời cám ơn chân thành đến tập thể cán bộ, cơng nhân viên Phịng Tài Chính – Kế hoạch UBND Xã Hồng Lương, Huyện Hiệp Hịa, Tỉnh Bắc Giang; Những chú, anh chị giúp đỡ, hướng dẫn cung cấp thông tin cần thiết suốt trình thực tế để g em hoàn thành tốt đợt thực tế viết thành công báo cáo Do bước đầu vào thực tế, tìm hiểu lĩnh vực tổ chức, quản lý; kiến thức cịn hạn chế nên khơng thể khơng tránh khỏi thiếu sót Em mong nhận ý kiến đóng góp q thầy bạn để kiến thức em hoàn thiện Sau cùng, em xin kính chúc q thầy sức khỏe, hạnh phúc thành công nghiệp trồng người Em xin chân thành cảm ơn! Thái nguyên, ngày tháng năm 2016 ii MỤC LỤC Mở đầu MỞ ĐẦU 1 Giới thiệu vê đợt thực tập .1 Thực tập tốt nghiệp có vai trị quan trọng khơng với trình học tập sinh viên mà với nghiệp sau Đợt thực tập giúp sinh viên hoàn thiện thêm mặt trình đào tạo như: củng cố thêm kiến thức, rèn luyện kĩ năng, nâng cao thái độ, tính yêu nghề, tăng cường lực giao tiếp, khả làm việc, quản lý rèn luyện ý thức kỉ luật lao động tác phong công nghiệp, làm quen với môi trường công tác,… Tiếp cận với nghề nghiệp, tự tin sau trường tìm việc Định vị công việc làm sau trường Nhận biết điểm mạnh, điểm yếu mình, kỹ kiến thức cần trang bị thêm để đáp ứng công việc Thiết lập mối quan hệ nghề nghiệp .1 Tính cấp thiết đề tài Mục tiêu nghiên cứu 2.1 Mục tiêu chung Phân tích tình hình thu-chi NSNN UBND xã Hồng Lương giai đoạn 2013 – 2015 nhằm đề xuất số giải pháp nâng cao hiệu công tác quản lý NSNN UBND xã Hoàng Lương 2.2 Mục tiêu cụ thể Đối tượng, Phạm vi nghiên cứu đề tài 4.1 Đối tượng nghiên cứu 4.2 Phạm vi nghiên cứu .3 Kết cấu báo cáo PHẦN TỔNG QUAN VỀ UBND XÃ HỒNG LƯƠNG VÀ PHỊNG TÀI CHÍNH – KẾ HOẠCH UBND XÃ HOÀNG LƯƠNG 1.1 TỔNG QUAN VỀ UBND XÃ HOÀNG LƯƠNG 1.1.1 Điều kiện tự nhiên 1.1.1.1 Vị trí địa lý 1.1.1.2 Địa hình 1.1.1.3 Khí hậu 1.1.1.4 Thủy Văn .7 1.1.2 Điều kiện kinh tế xã hội 1.1.2.1 Tăng trưởng kinh tế chuyển dịch cấu kinh tế iii a Tăng trưởng kinh tế .7 (Nguồn: Phòng Tài – kế hoạch UBND xã Hồng Lương) 1.1.2.2 Thực trạng phát triển ngành kinh tế .7 a Khu vực kinh tế nông nghiệp c Khu vực kinh tế dịch vụ 1.1.2.3 Dân số, lao động, việc làm thu nhập 10 1.1.2.5 Thực trạng phát triển sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội .11 1.2 KHÁI QUÁT VỀ PHỊNG TÀI CHÍNH – KẾ HOẠCH UBND XÃ HỒNG LƯƠNG, HUYỆN HIỆP HÒA, TỈNH BẮC GIANG 12 1.2.1.Tên đơn vị, địa chức năng, nhiệm vụ 13 1.2.1.1 Tên đơn vị, địa .13 1.2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ 13 PHẦN 15 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THU-CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CỦA UBND XÃ HOÀNG LƯƠNG 15 2.1 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CỦA UBND XÃ HOÀNG LƯƠNG 15 2.1.1 Thực trạng quản lý chi ngân sách nhà nước UBND xã hoàng lương 15 2.1.1.1 Cơng tác lập dự tốn chi ngân sách UBND xã hoàng lương giai đoạn 2013 – 2015 15 2.1.1.2 Cơng tác chấp hành dự tốn chi ngân sách UBND xã hoàng lương giai đoạn 2013 – 2015 18 2.2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CỦA UBND XÃ HOÀNG LƯƠNG 25 2.2.2 Cơng tác chấp hành dự tốn thu ngân sách UBND xã hoàng lương giai đoạn 2013 – 2015 27 Nội dung 27 Kết thu 27 So sánh (%) 27 Năm 2013 27 Năm 2014 27 Năm 2015 27 2014/2013 27 2015/2014 27 Tổng thu 27 6.105.563.600 27 6.126.740.270 27 8.493.331.307 27 100,34 27 138,63 27 iv A/ Thu ngân sách xã qua kho bạc 27 6.105.563.600 27 6.126.740.270 27 8.493.331.307 27 100,34 27 138,63 27 I.các khoản thu 100% 27 497.182.420 27 518.195.470 27 473.674.500 27 104,22 27 91,41 27 1.Phí, lệ phí 27 21.170.000 27 19.620.000 27 27.238.000 27 92,68 27 138,83 27 2.Thu từ quỹ đất cơng ích đất cơng 27 17.385.000 27 19.160.000 27 21.375.000 27 119,21 27 111,56 27 3.Thu từ hoạt động kinh tế nghiệp 27 4.Thu chuyển nguồn năm trước 27 47.976.000 27 400.000.000 27 - 27 - 27 5.Thu kết dư ngân sách năm trước 27 347.762.420 27 455.764.970 27 131,05 27 v - 27 6.Thu khác 27 62.889.000 27 23.650.500 27 25.061.500 27 37,60 27 108,25 27 II Các khoản thu phân chia theo tỷ lệ % 27 157.552.150 27 139.983.800 27 163.800.807 27 88,85 27 117,01 27 1.Thuế thu nhập cá nhân .27 59.358.000 27 57.635.000 27 28.027.000 27 97,09 27 48,63 27 2.Thuế nhà đất .27 3.Thuế môn thu từ cá nhân hộ kinh doanh 27 21.600.000 27 19.000.000 27 23.475.000 27 87,96 27 123,55 27 4.Thuế sử dụng đất nơng nghiệp thu từ hộ gia đình 28 5.Lệ phí trước bạ nhà, đất 28 21.691.000 28 19.172.000 28 26.899.000 28 88,38 28 140,30 28 6.Thu điều tiết thuế GTGT + thuế TNDN 28 vi 23.829.750 28 10.683.000 28 6.117.607 .28 44,83 28 57,26 28 7.Thu tiền sử dụng đất 28 1.363.800 .28 45.955.200 28 - 28 3369,96 28 8.Thuế sử dụng đất PNN 28 31.073.400 28 32.130.000 28 33.327.000 28 103,40 28 103,72 28 III Thu bổ sung ngân sách từ cấp 28 5.450.829.030 28 5.468.561.000 28 7.855.856.000 28 100,32 28 143,65 28 1.Thu bổ sung ngân sách từ cấp 28 2.774.900.000 28 3.043.000.000 28 3.590.000.000 28 109,66 28 117,97 28 2.Thu bổ sung có mục tiêu từ N.S cấp 28 2.675.929.030 28 2.425.561.000 28 4.265.856.000 28 90,64 28 175,87 28 vii 3.Thu bổ sung khác từ ngân sách nhà nước 28 IV Viện trợ khơng hồn lại trực tiếp cho xã 28 B/ Thu ngân sách xã chưa qua kho bạc 28 CHƯƠNG .33 GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ THU- CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI UBND XÃ HOÀNG LƯƠNG .33 3.1 GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI UBND XÃ HOÀNG LƯƠNG 33 Tăng cường tổ chức tuyên truyền luật quản lý thuế văn pháp luật thuế, vận động sâu rộng toàn dân trách nhiệm nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước 33 Tăng cường theo dõi kiểm tra, kiểm sát việc kê khai thuế tổ chức, cá nhân Chỉ đạo ban ngành thu, nộp phí chế độ, đảm bảo hoàn thành kế hoạc giao 33 Các phận chuyên môn thu nộp, tiền sử dụng đất đôn đốc nộp kịp thời vào ngân sách nhà nước 33 3.2 GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI UBND XÃ HOÀNG LƯƠNG 35 3.2 Nâng cao hiệu quản lý chi đầu tư phát triển 35 3.2.2 Đổi quản lý chi thường xuyên .35 3.2.3 Củng cố tổ chức máy, nâng cao lực, trình độ cán quản lý tài ngân sách 36 3.2.4.Tăng cường cơng tác cơng tác tra tài chính, kịp thời phát xử lý nghiêm trường hợp vi phạm 36 3.2.5 Thực nghiêm túc việc cơng khai tài cấp 37 KẾT LUẬN 39 KẾT LUẬN 39 KIẾN NGHỊ .40 TÀI LIỆU THAM KHẢO 41 viii DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT STT DẠNG VIẾT TẮT UBND ANQP HĐND GTGT XDCB CSHT TDTT MTTQ DẠNG ĐẦY ĐỦ Uỷ ban nhân dân An ninh quốc phòng Hội đồng nhân dân Giá trị gia tăng Xây dựng Cơ sở hạ tầng Thể dục thể thao Mặt trận tổ quốc ix DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU, SƠ ĐỒ MỞ ĐẦU 1 Giới thiệu vê đợt thực tập .1 Thực tập tốt nghiệp có vai trị quan trọng khơng với q trình học tập sinh viên mà với nghiệp sau Đợt thực tập giúp sinh viên hoàn thiện thêm mặt trình đào tạo như: củng cố thêm kiến thức, rèn luyện kĩ năng, nâng cao thái độ, tính yêu nghề, tăng cường lực giao tiếp, khả làm việc, quản lý rèn luyện ý thức kỉ luật lao động tác phong công nghiệp, làm quen với môi trường công tác,… Tiếp cận với nghề nghiệp, tự tin sau trường tìm việc Định vị công việc làm sau trường Nhận biết điểm mạnh, điểm yếu mình, kỹ kiến thức cần trang bị thêm để đáp ứng công việc Thiết lập mối quan hệ nghề nghiệp .1 Tính cấp thiết đề tài Mục tiêu nghiên cứu 2.1 Mục tiêu chung Phân tích tình hình thu-chi NSNN UBND xã Hoàng Lương giai đoạn 2013 – 2015 nhằm đề xuất số giải pháp nâng cao hiệu cơng tác quản lý NSNN UBND xã Hồng Lương 2.2 Mục tiêu cụ thể Đối tượng, Phạm vi nghiên cứu đề tài 4.1 Đối tượng nghiên cứu 4.2 Phạm vi nghiên cứu .3 Kết cấu báo cáo PHẦN TỔNG QUAN VỀ UBND XÃ HỒNG LƯƠNG VÀ PHỊNG TÀI CHÍNH – KẾ HOẠCH UBND XÃ HỒNG LƯƠNG 1.1 TỔNG QUAN VỀ UBND XÃ HOÀNG LƯƠNG 1.1.1 Điều kiện tự nhiên 1.1.1.1 Vị trí địa lý 1.1.1.2 Địa hình 1.1.1.3 Khí hậu 1.1.1.4 Thủy Văn .7 1.1.2 Điều kiện kinh tế xã hội 1.1.2.1 Tăng trưởng kinh tế chuyển dịch cấu kinh tế a Tăng trưởng kinh tế .7 x 2.1.1.2 Công tác chấp hành dự tốn chi ngân sách UBND xã hồng lương giai đoạn 2013 – 2015 Sau HĐND xã thông qua dự toán ngân sách, UBND xã giao dự toán cho đơn vị để thực theo chi theo quy định pháp luật Chi ngân sách xã bao gồm chi đầu tư phát triển, chi thường xuyên, chi dự phòng Trên sở nguồn thu xã thu bổ sung từ ngân sách cấp trên, dự toán chi ngân sách xã phân bố đáp ứng nhu cầu chi xã nhằm phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo ANQP Việc chi tiền ngân sách xã thực qua lệnh chi tiền, nghi chi, nghi thu thực theo quy định kho bạc nhà nước Nhằm quản lý ngân sách theo kế hoạch đảm bảo không vượt dự tốn Đảm bảo ngun tắc lượng thu mà chi Cơng tác chấp hành dự toán chi huyện năm qua quy định Trong năm qua, nhờ có đảm bảo thu ngân sách địa bàn bổ sung ngân sách từ cấp trên, cơng tác chi UBND xã Hồng Lương đảm bảo nhiệm vụ cho hoạt động phát triển kinh tế - xã hội, ANQP Đặc biệt hoạt động chi đầu tư cho phát triển quan tâm đẩy mạnh Hàng năm, xã đạo liệt chủ động việc cân đối ngân sách, điều hành chi cách tích cực, thực chi theo dự tốn để tổ chức, quản lý chi tiêu chặt chẽ, hiệu tiết kiệm 18 Bảng 2.2: Tổng hợp chi ngân sách UBND xã Hoàng Lương giai đoạn 2013 - 2015 Đơn vị tính: VNĐ Nội dung chi Chi cân đối ngân sách I Chi đầu tư phát triển Chi đầu tư XDCB II Chi thường xuyên Chi nghiệp quốc phòng Chi nghiệp an ninh trật tự Chi nghiệp đài truyền Chi nghiệp VHTT Chi nghiệp TDTT Chi nghiệp giao thông Chi nghiệp nông nghiệp, thủy lợi, thú y Chi nghiệp xã hội Chi HĐND, UBND 10 Chi công tác Đảng 11 Chi MTTQ 12 Chi đoàn niên 13 Chi hội phụ nữ 14 Chi hội CBB 15 Chi hội nông dân 16 Chi hội người cao tuổi , hội chữ thập đỏ 17 Chi khác III Chi dự phòng Quyết toán năm So sánh (%) Năm 2013 6.105.563.600 2.705.970.700 2.705.970.700 3.399.592.900 291.198.600 62.754.500 15.655.000 16.266.000 32.266.000 14.170.000 Năm 2014 6.055.490.300 1.235.030.700 1.235.030.700 4.420.459.600 298.884.000 29.017.000 17.370.000 21.070.000 6.151.000 Năm 2015 5.692.302.300 1.392.257.000 1.392.257.000 4.300.045.300 293.335.000 19.890.000 17.000.000 42.130.000 5.010.000 7.500.000 2014/2013 99,18 45,64 45,64 130,03 102,64 46,24 110,95 129,53 19,06 2015/2014 94,00 112,73 112,73 97,27 98,14 68,54 97,87 199,95 81,45 - 332.871.000 775.489.000 461.845.000 232,97 59,55 255.121.000 1.582.020.900 320.640.000 213.933.600 56.070.600 45.286.900 70.082.900 43.199.900 282.044.000 2.079.243.100 384.800.000 245.470.200 38.075.300 74.334.600 43.746.400 76.753.800 438.475.000 2.159.986.900 488.289.100 136.235.200 37.517.000 78.032.000 15.248.000 54.327.100 110,55 131,43 120,01 114,74 67,90 164,14 62,42 177,67 155,46 103,88 126,89 55,49 98,53 104,97 34,85 70,78 48.056.000 48.011.200 45.225.000 99,90 94,26 400.100.000 - 19 (Nguồn: Báo cáo toán chi ngân sách UBND xã Hoàng Lương năm 2013 – 2015) 20 Qua bảng 2.2: Bảng tổng hợp chi ngân sách ta thấy chi ngân sách UBND xã 6.105.563.600 VNĐ tới năm 2014 giảm xuống 6.055.490.300 VNĐ tới năm 2015 lại tiếp tục giảm đáng kể lại 5.692.302.300 VNĐ - Chi cho đầu tư phát triển: Tổng mức chi tăng, giảm qua năm Năm 2014 chi đầu tư phát triển giảm 45,64% so với năm 2013 Nhưng tới năm 2015 chi đầu tư phát triển lại tăng từ 1.235.030.700VNĐ ( năm 2014) lên 1.392.257.000 VNĐ tăng thêm 157.226.300 VNĐ Chi cho đầu tư phát triển nguồn chi cho đầu tư xây dựng từ góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế xã hội - Chi thường xuyên: Năm 2014 chi thường xuyên tăng 130,03% so với năm 2013 Nhưng tới năm 2015 nguồn chi lại giảm 120.414.300 VNĐ so với năm 2014 Một số nguồn chi chủ yếu chi thường xuyên: Về chi cho nghiệp quốc phòng năm 2014 tăng lên 102,64% so với năm 2013 Tới năm 2015 giảm 98,14% so với năm 2014 Về chi cho nghiệp an ninh trật tự liên tục giảm mạnh qua năm Năm 2014 giảm 46,24% so với năm 2013 Tới năm 2015 giảm 19.890.000 VNĐ ( 68,54% so với năm 2014) Chi nghiệp nông nghiệp, thủy lợi, thú y tăng giảm mạnh qua năm Năm 2014 tăng 232,97% so với năm 2013 Nhưng tới năm 2015 lại giảm 59,55% so với năm 2014 Trong giai đoạn 2013-2015 năm 2014 có số tiền chi nghiệp nông nghiệp, thủy lợi, thú y lớn (775.489.000 VNĐ) Chi nghiệp xã hội liên tục tăng qua năm Năm 2014 tăng lên 110,55% so với năm 2013 tới năm 2015 tiếp tục tăng lên 155,46% so với năm 2014 Góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế xã Chi cho HĐND,UBND chiếm tỷ trọng lớn chi thường xuyên Năm 2014 tăng lên 131,43% so với năm 2013 Tới năm 2015 tiếp tục tăng lên 103,88% so với năm 2014 Về chi MTTQ tăn giảm mạnh giai đoạn Năm 2014 tăng lên 114,74% so với năm 2013 tới năm 2015 lại giảm 55,49% so với năm 2014 21 Chi công tác Đảng quan tâm trọng liên tục tăng qua năm Năm 2014 tăng lên 120,01% so với năm 2013, tới năm 2015 lại tiếp tục tăng lên 126,89% so với năm 2014 Theo bảng số liệu ta thấy chi hội CBB giảm mạnh giai đoạn Năm 2013 70.082.900 VNĐ tới năm 2014 giảm xuống 43.746.400 VNĐ ( giảm 62,42% so với năm 2013) Năm 2015 giảm 15.248.000 VNĐ ( giảm 34,85% so với năm 2014) Qua năm Chi hội phụ nữ tăng mạnh Năm 2014 tăng lên 164,14% so với năm 2013 Năm 2015 tiếp tục tăng lên 104,97 so với năm 2014 Khoản chi góp phần giúp cho hội phụ nữ liên tục phát triển mạnh năm qua 22 Bảng 2.3: Tình hình thực chi ngân sách Nhà nước UBND xã Hoàng Lương giai đoạn 2013 - 2015 Đơn vị tính: VNĐ Chỉ tiêu Chi cân đối ngân sách I., Chi đầu tư phát triển Chi đầu tư XDCB II Chi thường xuyên Chi nghiệp quốc phòng Chi nghiệp an ninh trật tự Chi nghiệp đài truyền Chi nghiệp VHTT Chi nghiệp TDTT Chi nghiệp giao thông Chi nghiệp nông nghiệp, thủy lợi, thú y Chi nghiệp xã hội Năm 2013 Dự toán Thực chi Năm 2014 Dự toán Thực chi Năm 2015 Dự toán Thực chi 3.199.200.000 6.105.563.600 3.868.664.970 6.055.490.300 4.808.249.970 5.692.302.300 150.000.000 2.705.970.700 543.764.970 1.235.030.700 537.249.970 1.392.257.000 150.000.000 2.705.970.700 543.764.970 1.235.030.700 537.249.970 1.392.257.000 2.990.400.000 3.399.592.900 3.275.900.000 4.420.459.600 4.203.000.000 4.300.045.300 283.300.000 291.198.600 315.200.000 298.884.000 323.600.000 293.335.000 55.600.000 62.754.500 58.500.000 29.017.000 22.700.000 19.890.000 15.000.000 15.655.000 20.000.000 17.370.000 20.000.000 17.000.000 15.100.000 16.266.000 15.400.000 21.070.000 50.000.000 42.130.000 12.700.000 32.266.000 8.800.000 6.151.000 12.000.000 5.010.000 16.000.000 14.170.000 15.600.000 25.000.000 7.500.000 55.000.000 332.871.000 57.000.000 775.489.000 64.000.000 461.845.000 283.000.000 255.121.000 391.000.000 282.044.000 300.000.000 438.475.000 23 Chi HDND, UBND 10 Chi công tác Đảng 11 Chi MTTQ 12 Chi đoàn niên 13 Chi hội phụ nữ 14 Chi hội CCB 15 Chi hội nông dân 16 Chi hội người cao tuổi, hội chữ thập đỏ 17 Chi khác III Chi dự phòng 1.579.830.000 1.582.020.900 1.705.900.000 2.079.243.100 2.452.000.000 2.159.986.900 290.400 000 320.640.000 250.000.000 384.800.000 400.000.000 488.289.100 159.470.000 213.933.600 178.000.000 245.470.200 190.000.000 136.235.200 45.000.000 56.070.600 50.000.000 38.075.300 65.000.000 37.517.000 45.000.000 45.286.900 50.000.000 74.334.600 75.000.000 78.032.000 40.000.000 70.082.900 50.000.000 43.746.400 70.000.000 15.248.000 45.000.000 43.199.900 50.000.000 76.753.800 70.000.000 54.327.100 42.000.000 48.056.000 50.000.000 48.011.200 50.000.000 45.225.000 8.000.000 58.800.000 10.500.000 49.000.000 24 13.000.000 400.100.000 68.000.000 Bảng 2.4: Cơ cấu chi ngân sách UBND xã Hoàng Lương giai đoạn 2013 – 2015 Đơn vị: VNĐ Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 TỔNG CHI 100 100 100 I Chi đầu tư phát triển 44,32 20,39 24,46 II Chi thường xuyên 55,68 72,99 75,54 III Chi dự phòng 6,62 Qua bảng cấu chi ngân sách UBND xã Hồng Lương thấy chi ngân sách xã chủ yếu chi thường xuyên chiếm tỉ trọng lớn tổng chi Chi thường xuyên giai đoạn tăng, chi đầu tư phát triển từ năm 2014 giảm nửa so với năm 2013 tới năm 2015 tăng lên không nhiều, chi dự phịng chiếm tỉ trọng thấp có năm 2014 6,62% 2.2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CỦA UBND XÃ HỒNG LƯƠNG 2.2.1 Cơng tác lập dự toán thu ngân sách UBND xã Hồng Lương giai đoạn 2013-2015 Bảng 2.5: Tình hình lập dự toán thu qua năm 2013 - 2015 Chi tiêu Năm2013 Dự tốn Tổng thu ích đất cơng 3.Thu từ hoạt động kinh Tốc độ 472.938.420 11.000.000 18.800.000 Dự toán Tốc độ Năm 2015 Dự toán Tốc độ 3.868.664.97 tăng(%) 120,92 4.808.249.970 tăng(%) 124,28 - 3.868.664.97 120,92 4.808.259.970 124,28 - 524.664.970 13.000.000 4.800.000 110.93 118,18 25,53 559.849.970 20.000.000 5.000.000 106,70 153,84 104,16 tăng(%) 3.199.200.000 - A/ Thu ngân sách xã 3.199.200.000 qua kho bạc I.các khoản thu 100% 1.Phí, lệ phí 2.Thu từ quỹ đất công Năm 2014 - tế nghiệp 25 4.Thu chuyển nguồn 47.976.000 - 400.000.000 năm trước 5.Thu kết dư ngân sách 347.762.420 - 455.764.970 131,05 71.249.970 15,63 năm trước 6.Thu khác II Các khoản thu phân 47.400.000 130.800.000 - 51.100.000 232.000.000 107,80 177,37 63.600.000 223.900.000 124,46 96,51 chia theo tỷ lệ % 1.Thuế thu nhập cá 55.000.000 - 45.000.000 81,81 60.000.000 133,33 nhân 2.Thuế nhà đất 3.Thuế môn thu từ cá 13.000.000 - 18.000.000 138,46 18.000.000 100 đình 5.Lệ phí trước bạ nhà, 25.000.000 - 15.000.000 60 30.000.000 200 đất 6.Thu điều tiết thuế 18.000.000 - 22.500.000 125 15.300.000 68 - 100.000.000 31.500.000 159,09 66.000.000 34.600.000 66 109,84 PNN III Thu bổ sung ngân 2.595.461.580 - 3.112.000.000 109,53 4.024.500.000 129,32 sách từ cấp 1.Thu bổ sung ngân sách 2.595.461.580 - 3.112.000.000 119,90 4.024.500.000 129,32 nhân hộ kinh doanh 4.Thuế sử dụng đất nông nghiệp thu từ hộ gia GTGT + thuế TNDN 7.Thu tiền sử dụng đất 8.Thuế sử dụng đất 19.800.000 từ cấp 2.Thu bổ sung có mục tiêu từ N.S cấp 3.Thu bổ sung khác từ ngân sách nhà nước IV Viện trợ không hoàn lại trực tiếp cho xã B/ Thu ngân sách xã chưa qua kho bạc (Nguồn: Dự toán thu ngân sách nhà nước UBND xã hoàng lương giai đoạn 2013 – 2015) 26 2.2.2 Cơng tác chấp hành dự tốn thu ngân sách UBND xã hoàng lương giai đoạn 2013 – 2015 Bảng 2.6: Kết thu ngân sách qua năm 2013 - 2015 Nội dung Kết thu Năm 2013 Tổng thu Năm 2014 So sánh (%) Năm 2015 2014/2013 2015/2014 6.105.563.600 6.126.740.270 8.493.331.30 100,34 138,63 A/ Thu ngân sách xã 6.105.563.600 6.126.740.270 qua kho bạc 8.493.331.30 100,34 138,63 I.các khoản thu 100% 497.182.420 518.195.470 473.674.500 104,22 91,41 1.Phí, lệ phí 21.170.000 19.620.000 27.238.000 92,68 138,83 2.Thu từ quỹ đất cơng ích đất cơng 17.385.000 19.160.000 21.375.000 119,21 111,56 400.000.000 - - 131,05 - 3.Thu từ hoạt động kinh tế nghiệp 4.Thu chuyển nguồn năm trước 47.976.000 5.Thu kết dư ngân sách năm trước 347.762.420 455.764.970 6.Thu khác 62.889.000 23.650.500 25.061.500 37,60 108,25 II Các khoản thu phân chia theo tỷ lệ % 157.552.150 139.983.800 163.800.807 88,85 117,01 1.Thuế thu nhập cá nhân 59.358.000 57.635.000 28.027.000 97,09 48,63 21.600.000 19.000.000 23.475.000 87,96 123,55 2.Thuế nhà đất 3.Thuế môn thu từ cá nhân hộ kinh doanh 27 4.Thuế sử dụng đất nông nghiệp thu từ hộ gia đình 5.Lệ phí trước bạ nhà, đất 21.691.000 19.172.000 26.899.000 88,38 140,30 6.Thu điều tiết thuế GTGT + thuế TNDN 23.829.750 10.683.000 6.117.607 44,83 57,26 1.363.800 45.955.200 - 3369,96 32.130.000 33.327.000 103,40 103,72 III Thu bổ sung ngân 5.450.829.030 5.468.561.000 7.855.856.000 sách từ cấp 100,32 143,65 1.Thu bổ sung ngân sách 2.774.900.000 3.043.000.000 3.590.000.000 từ cấp 109,66 117,97 2.Thu bổ sung có mục 2.675.929.030 2.425.561.000 4.265.856.000 tiêu từ N.S cấp 90,64 175,87 7.Thu tiền sử dụng đất 8.Thuế sử dụng đất PNN 31.073.400 3.Thu bổ sung khác từ ngân sách nhà nước IV Viện trợ khơng hồn lại trực tiếp cho xã B/ Thu ngân sách xã chưa qua kho bạc (Nguồn: Báo cáo tốn thu ngân sách UBND xã Hồng Lương giai đoạn năm 2013 – 2015) Qua bảng số liệu 2.6 kết thu ngân sách UBND xã Hoàng Lương giai đoạn 2013-2015 ta thấy tổng thu tăng lên Năm 2014 tổng thu tăng lên 100,34% so với năm 2013, năm 2015 tăng lên 126,63% so với năm 2014 Các khoản thu 100% : Phí lệ phí giai đoạn lúc tăng lúc giảm Năm 2014 khoản thu giảm Còn 92,68% so với năm 2013 Nhưng tới năm 2015 lại tăng lên 138,83% so với năm 2014 Thu từ quỹ đất công ích liên tục tăng qua năm Năm 2014 thu 19.160.000VNĐ Tăng lên 119,21% so với năm 2013 tới năm 2015 tăng lên 21.375.000 VNĐ 28 Thu từ hoạt động kinh tế nghiệp giai đoạn khơng có Thu chuyển nguồn năm trước có năm 2013 năm 2015 Thu kết dư ngân sách năm trước có năm năm 2013 năm 2014 Năm 2014 thu Kết dư ngân sách tăng lên 131,05% so với năm 2013 Thu khác từ năm 2013 đến năm 2014 giảm nhiều, năm 2014 giảm 37,60% So với năm 2013 Nhưng tới năm 2015 lại tăng tên khơng nhiều, năm 2015 tăng 108,25% so với năm 2014 Các khoản thu phân chia theo tỷ lệ % năm 2014 giảm 88,85% so với năm 2013 Nhưng tới năm 2015 lại tăng lên 117,01% so với năm 2014 Một số khoản thu phân chia theo tỷ lệ % : Thuế thu nhập cá nhân giai đoạn giảm năm 2014 giảm 97,09% so với năm 2013 Tới năm 2015 tiếp tục giảm 48,63% so với năm 2014 Thuế môn thu từ cá nhân hộ kinh doanh năm 2014 giảm 87,96% so với năm 2013 Tới năm 2015 khoản thu tăng lên 123,55% so với năm 2014 Lệ phí trước bạ nhà, đất năm 2014 giảm 88,38% so với năm 2013 Nhưng tơi năm 2015 tăng lên 140,30% so với năm 2014 Thu điều tiết thuế GTGT thuế TNDN qua năm liên tục giảm Năm 2014 giảm 44,83% so với năm 2013 Tới năm 2015 giảm 57,26% so với năm 2014 Thu tiền sử dụng đất có năm 2014 năm 2015 cịn năm 2013 khơng có khoản thu Thuế sử dụng đất PNN giai đoạn liên tục tăng Năm 2014 tăng lên 103,40% so với năm 2013 Tới năm 2015 tăng lên 103,72% so với năm 2014 Ngoài cịn có thuế nhà đất thuế sử dụng đất nơng nghiệp thu từ hộ gia đình giai đoạn khơng có khoản Thu ngân sách bổ sung từ cấp chiếm số lượng lớn tăng qua năm Năm 2014 tăng lên 100,32% so với năm 2013 Tới năm 2015 lại tiếp tục tăng lên 143,65% so với năm 2014 Trong có thu bổ sung ngân sách từ cấp thu bổ sung có mục tiêu từ ngân sách cấp Đối với thu bổ sung ngân sách từ cấp năm 2014 tăng lên 109,66% so với năm 2013 Năm 2015 tiếp tục tăng lên 117,97% so với năm 2014 Thu bổ sung có mục tiêu từ ngân sách cấp năm 2014 giảm so với năm 2013 29 90,64% so với năm 2013 Tới năm 2015 tăng lên 175,87% so với năm 2014 2.3 ĐÁNH GIÁ CHUNG CÔNG TÁC THU, CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 2.3.1 Thu ngân sách nhà nước  Ưu điểm nguyên nhân: Ưu điểm: công tác lập kế hoạch thu ngân sách thực quy định pháp luật ngân sách nhà nước Công tác quản lý, điều hành đổi mới, công khai , minh bạch, dân chủ Trong q trình thực dự tốn chủ động tìm giải pháp để tăng thu ngân sách, trọng vào khoản thu có số thu lớn như: thu tiền sử dụng đất, thuế sử dụng đất PNN Do số khoản thu ước đạt kết cao như: phí, lệ phí, thu từ quỹ đất cơng ích đất cơng, thuế mơn bài… Ngun nhân: Có quan tâm lãnh đạo Đảng ủy- UBND xã thực nghiêm túc nghị Đảng ủy- Nghị HĐND xã phát triển kinh tế, xã hội , cấp ngành nỗ lực phấn đấu khắc phục khó khăn, đạo sản xuất, kinh doanh đạt kết cao sản xuất nông nghiệp đưa giống mở lớp chuyên giao khoa học kỹ thuật cho nông dân, áp dụng vào sản xuất neen hiệu đạt cao, nâng cao đời sống nhân dân; Hệ thống sách nhà nước thu ngân sách ngày hồn thiện, cụ thể hóa, sách pháp luật thuế sửa đổi, bổ sung kịp thời, sát với tình hình thực tế tạo chế thơng thống cho thành phần kinh tế hoạt động sản xuất kinh doanh; Nhậnthức vầ trách nhiệm nghĩa vụ nộp ngân sách người dân doanh nghiệp ngày nâng cao  Hạn chế nguyên nhân: Hạn chế: số kết thu thấp thu khác, thuế thu nhập cá nhân, thuế GTGT, thu tiền sử dụng đất theo QĐ 191/QĐ-UBND UBND tỉnh làm ảnh hưởng đến nhiệm vụ chi ngân sách xã Nguyên nhân: số tiêu huyện giao cho cao khả thực xã như: thu khác, thuế GTGT, thuế thu nhập cá nhân Từ dẫn đến giảm nguồn thu ngân sách Nhiệm vụ chi xã lớn ngân sách chưa đáp ứng hết số nhiệm vụ kinh tế phát sinh, song ngân sách giải nhiệm vụ quan trọng chi cho ngời đảm bảo nguồn chi thường xuyên cho ban ngành đoàn thể xã 2.3.2 Chi ngân sách nhà nước 30  Ưu điểm nguyên nhân Ưu điểm: công tác chi ngân sách bám sát dự toán chi theo kế hoạch, đảm bảo tiến độ, đáp ứng yêu cầu thực nhiệm vụ trị xã hội, đủ nguồn cho ban ngành thực chi thường xuyên theo dự toán số nhiệm vụ phát sinh; nguồn chi cân đối hợp lý ngành, ưu tiên chi cho người, nghiệp kinh tế, tập trung nguồn lực đầu tư phát tiển, hỗ trợ thôn xây dựng cơng trình( xây dựng nơng thơn mới, xây dựng cánh đồng mẫu, kiên cố hóa giao thơng nơng thôn, kênh mương nội đồng…) đạt chuẩn quốc gia Thực chi ngân sách mục tiêu, quy định phạm vi dự toán giao, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, cố gắng bảo đảm cân đối ngân sách địa phương điều kiện ngân sách gặp nhiều khó khăn, nhu cầu chi phí phát sinh lớn Nguyên nhân: có đạo chặt chẽ Đảng ủy, UBND xã hỗ nỗ lực cố gắng ban ngành, đoàn thể trình thực nhiệm vụ chi ngân sách; nhiệm vụ chi ban ngành công khai, cụ thể hóa dự tốn giao đầu năm, tạo chủ động cho ban ngành thực hiện; UBND xã điều hành ngân sách linh hoạt, tiết kiệm, nâng cao hiệu sử dụng ngân sách nhà nước Giao quyền tự chủ kinh phí hoạt động cho ban ngành đồn thể, phận chun mơn nâng cao tính chủ động sử dụng kinh phí tiết kiệm, hiệu quả; cơng tác bồi dưỡng kiến thức quản lý tài cho chủ tài khoản cán chun mơn quản lý tài chính, đầu tư xây dựng quan tâm trong, qua bước nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ việc quản lý thu, chi ngân sách  Hạn chế nguyên nhân: Hạn chế: số nội dung chi thấp chưa đảm bảo tiến độ chi hội cựu chiến binh số nội dung chi vượt dự toán chi đầu tư xây dựng bản, chi nghiệp nông thôn, chi nghiệp xã hội, chi công tác Đảng, chi hội phụ nữ … Nguyên nhân: công tác triển khai thực dự án chậm, số nội dung chi vượt dự toán chi hỗ trợ từ nguồn vốn tăng lương cho cán công chức Trong năm huyện bổ sung có mục tiêu để chi hỗ trợ nhà người có cơng mà dự 31 tốn đầu năm không xây dựng khoản hỗ trợ chi trả chuyển xếp ngạch, bậc lương cán cấp xã có trung cấp lý luận trị 32

Ngày đăng: 01/09/2016, 07:31

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • a. Tăng trưởng kinh tế

    • Bảng 1.1: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế UBND xã Hoàng Lương

    • giai đoạn 2013 – 2015

    • (Nguồn: Phòng Tài chính – kế hoạch UBND xã Hoàng Lương)

    • 1.1.2.2. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế.

    • a. Khu vực kinh tế nông nghiệp.

    • c. Khu vực kinh tế dịch vụ

    • 1.1.2.3. Dân số, lao động, việc làm và thu nhập

      • Bảng 1.2 Tình hình dân số và lao động của xã qua 3 năm

      • 1.1.2.5. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội

        • Bảng 2.1: Tình hình lập dự toán chi qua các năm 2013 - 2015

        • Bảng 2.2: Tổng hợp chi ngân sách UBND xã Hoàng Lương giai đoạn 2013 - 2015

        • Bảng 2.3: Tình hình thực hiện chi ngân sách Nhà nước UBND xã Hoàng Lương giai đoạn 2013 - 2015

        • Bảng 2.4: Cơ cấu chi ngân sách UBND xã Hoàng Lương giai đoạn 2013 – 2015.

        • Bảng 2.5: Tình hình lập dự toán thu qua các năm 2013 - 2015

        • Bảng 2.6: Kết quả thu ngân sách qua các năm 2013 - 2015

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan