TIEU LUAN CAO HOC

16 567 0
TIEU LUAN CAO HOC

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Phần 1: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ GIÁO DỤC Hồ Chí Minh là một nhà lí luận, là một nhà thực hành giáo dục; là người đặt nền móng cho nền giáo dục cách mạng Việt Nam. 1.1. Nền giáo dục nước ta là nền giáo dục toàn dân, thấm nhuần lí tưởng của dân, do dân và vì dân. Trong di sản tư tưởng Hồ Chí Minh, tư tưởng về giáo dục luôn có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc đối với sự nghiệp cách mạng Việt Nam. Trong sự nghiệp đào tạo nguồn nhân lực cho công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, thực hiện mục tiêu "dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh" ở nước ta, tư tưởng đó của Người càng có ý nghĩa thiết thực. Tư tưởng giáo dục Hồ Chí Minh không bó hẹp trong việc giáo dục tri thức, học vấn cho con người, mà có tính bao quát, sâu xa, nhưng vô cùng sinh động, thiết thực, nhằm đào tạo ra những con người toàn diện, vừa "hồng" vừa "chuyên", có tri thức, lý tưởng, đạo đức sức khoẻ, thẩm mỹ . Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục vừa là thành qủa của sự chắt lọc tinh tế tinh hoa văn hoá dân tộc và nhân loại, vừa mang đậm hơi thở của cuộc sống. Do vậy, ở Hồ Chí Minh, lý luận giáo dục và thực tiễn giáo dục có sự thống nhất hữu cơ, không tách rời nhau. Đúng như Nghị quyết UNESCO đánh giá: "Sư ̣ đóng góp quan trọng về nhiều mặt của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong các lĩnh vực văn hoá, giáo dục và nghệ thuật là kết tinh của truyền thống hàng ngàn năm của nhân dân Việt Nam và những tư tưởng của Người là hiện thân của những khát vọng của các dân tộc trong việc khẳng định bản sắc dân tộc của mình và tiêu biểu cho việc thúc đẩy sự hiểu biết lẫn nhau”. Có thể nói, tư tưởng giáo dục Hồ Chí Minh là sự kế thừa, tiếp thu có chọn lọc, sáng tạo và phê phán từ các tiền đề: Một là, chủ nghĩa yêu nước, truyền thống văn hoá, giáo dục và tinh thần nhân ái Việt Nam, Hai là, triết lý giáo dục phương Đông, đặc biệt là triết lý nhân sinh của Nho, Phật, Lão và Ba là, những tư tưởng tiến bộ thời kỳ cận đại. Nhưng tiền đề quan trọng nhất, cái tạo nên sự phát triển về chất trong tư tưởng giáo dục Hồ Chí Minh là chủ nghĩa Mác - Lênin. Trên cơ sở đó và cùng với quá trình hoạt động thực tiễn cách mạng sinh động, phong phú của mình, Hồ Chí Minh đã đưa ra quan điểm hết sức sâu sắc và mới mẻ về vai trò, mục đích, nội dung và phương pháp giáo dục. Về vai trò và mục đích của giáo dục. Theo Hồ Chí Minh, giáo dục có vai trò hết sức to lớn trong 1 việc cải tạo con người cũ, xây dựng con người mới. Người nói: "Thiện, ác vốn chẳng phải là bản tính cố hữu, phần lớn đều do giáo dục mà nên". Không những thế, giáo dục còn góp phần đắc lực vào công cuộc bảo vệ và xây dựng đất nước. Người kêu gọi: "Quốc dân Việt Nam! Muốn giữ vững nền độc lập, Muốn làm cho dân mạnh nước giàu, Mọi người Việt Nam . phải có kiến thức mới để có thể tham gia vào công cuộc xây dựng nước nhà, và trước hết phải biết đọc, biết viết chữ quốc ngữ". Từ thực trạng nền giáo dục dưới sự đô hộ của thực dân Pháp, Hồ Chí Minh đã vạch trần và lên án chính sách giáo dục của thực dân Pháp là làm cho "ngu dân dễ trị". Bằng ngòi bút với lời lẽ sắc bén, Người đã chỉ rõ bộ mặt thực của cái gọi là "khai hoá văn minh" của thực dân Pháp: những người đến trường được "đào tạo nên những kẻ làm tay sai, làm tôi tớ cho một bọn thực dân người Pháp", những người không đến trường thì bị đầu độc bằng các thói hư, tật xấu như rượu chè, cờ bạc, thuốc phiện. Do vậy, theo Người, để khă ̉ ng định chính mình, mỗi người phải thẳng thắn đấu tranh với cái lỗi thời, lạc hậu và các tệ nạn xã hội. Người viết: "Phải ra sức tẩy sạch ảnh hưởng giáo dục nô dịch của thực dân còn sót lại như: Thái độ thờ ơ đối với xã hội, xa rời đời sống lao động và đấu tranh của nhân dân, học để lấy bằng cấp, dạy theo lối nhồi sọ. Và cần xây dựng tư tưởng dạy và học để phục vụ Tổ quốc, phục vụ nhân dân". Thật vậy, ngay từ những năm đầu bước vào đời, khi tham gia giảng dạy ở trường Dục Thanh, Phan Thiết, tại đây, bên cạnh việc truyền bá những kiến thức về văn hoá, Hồ Chí Minh còn đặc biệt chú trọng đến việc truyền thụ tinh thần, truyền thống yêu nước thương nòi của dân tộc. Nhưng mục đích cao cả của Hồ Chí Minh - mục đích mà Người nguyện suốt đời phấn đấu - là mong cho dân tộc, nhân dân có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc. Bởi, đối với Người, "Nếu nước độc lập mà dân không hưởng hạnh phúc tự do, thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì”. Suốt đời, Hồ Chí Minh mong muốn xây dựng một xã hội mới về chất, cao hơn hẳn xã hội cũ - xã hội xã hội chủ nghĩa và cộng sản Chủ nghĩa. Và để xây dụng chủ nghĩa xã hội, theo Người, "trước hết cần có những con người xã hội chủ nghĩa”. Đào tạo con người xã hội chủ nghĩa không có con đường nào khác ngoài giáo dục tri thức khoa học và lý tưởng, đạo đức xã 2 hội chủ nghĩa. Đó là nền giáo dục nhằm phát triển con người toàn diện, vừa “hồng” vừa "chuyên" trong thời đại mới. Và như vậy, "con người xã hội chủ nghĩa", con người toàn diện, "nhất định phải có học thức. Cần phải học văn hoá, chính trị, kỹ thuật. Cần phải họcluận Mác - Lênin kết hợp với đấu tranh và công tác hàng ngày. Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm đến việc luyện "tài", rèn "đức" cho cán bộ. Bởi, theo Người, "có tài mà không có đức, ví như một anh làm kinh tế tài chính rất giỏi nhưng lại đi đến thụt két thì chẳng những không làm được gì ích lợi cho xã hội, mà còn có hại cho xã hội nữa. Nếu có đức mà không có tài ví như ông bụt không làm hại gì nhưng cũng không lợi gì cho loài người". 1.2. Giáo dục cho mọi người và mọi người cho giáo dục “Giáo dục là sự nghiệp của quần chúng” Đạo đức trong quan niệm của Hồ Chí Minh được coi như "cái gốc" của cây, "cái nguồn"của sông, do đó, theo Người, "người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức dù tài giỏi đến mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân". Như vậy, đạo đức mà Hồ Chí Minh quan niệm hoàn toàn khác với đạo đức của chế độ thực dân phong kiến "đầu ngược xuống đất, chân chổng lên trời". Đạo đức mà Người hướng tới là đạo đức cách mạng, đạo đức của giai cấp công nhân, thực hiện câ ̀ n, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư, thực hành nhân, nghĩa, trí, dũng . chống quan liêu, tham ô, lãng phí. Còn tài là giỏi về kiến thức chuyên môn và giỏi về cách thức, phương pháp vận dụng kiến thức đó vào hoạt động thực tiễn, làm cho ích nước lợi dân. Tài không có nghĩa là kiến thức hoàn chỉnh, tuyệt đối, khép kín, mà là một kiến thức mở, "dĩ bất biến, ứng vạn biến", luôn được bổ sung và phát triển qua thực tiễn cách mạng sinh động. Do đó, theo Người, học tập chủ nghĩa Mác - Lênin là "học tập cái tinh thần xử trí mọi việc . học tập những chân lý phổ biến của chủ nghĩa Mác - Lênin để áp dụng một cách sáng tạo vào hoàn cảnh thực tế của nước ta". Người có tài tham gia hoạt động thực tiễn phải biết dựa vào dân, bởi theo Hồ Chí Minh, "có dân là có tất cả". Người viết: "Dễ mười lần không dân cũng chịu, Khó trăm lần dẫn liệu cũng xong". Là Người luôn quan tâm, chăm lo đến đời sống vật chất và đời sống tinh thần của nhân dân, Người rất chú trọng việc giáo dục nâng cao trình độ văn hoá cho dân để dân "làm ăn có ngăn nắp", "bớt mê tín nhảm", "bớt đau ốm", "nâng cao lòng yêu 3 nước" và "để thành người công dân đứng đắn”. Người chỉ rõ: "Trình độ văn hoá của nhân dân nâng cao sẽ giúp chúng ta đẩy mạnh công cuộc khôi phục kinh tế, phát triển dân chủ. Nâng cao trình độ văn hoá của nhân dân cũng là một việc làm cần thiết để xây dựng nước ta thành một nước hoà bình, thống nhất, độc lập, dân chủ, văn minh và giàu mạnh". Mục đích trọng tâm và xuyên suốt tư tưởng giáo dục Hồ Chí Minh là vì con người, cho con người, là xây dựng con người mới. Nhưng do yêu câ ̀ u của mỗi thời kỳ cách mạng khác nhau, Hồ Chí Minh đã đề ra nhiệm vụ giáo dục khác nhau cho phối hợp. Ở thời kỳ chuẩn bị thành lập Đảng, Người tập trung vào việc triển khai các lớp huấn luyện tại Quảng Châu, Trung Quốc nhằm nâng cao trình độ nhận thức cho cán bộ về con đường cách mạng Việt Nam và cách mạng thế giới. Đến giai đoạn toàn quốc kháng chiến và xây dựng nền dân chủ, Người kêu gọi sửa đổi giáo dục cho phù hợp với việc đào tạo nhân tài kháng chiến kiến quốc. Tất cả giáo dục tập trung phục vụ kháng chiến kiến quốc. Bước sang giai đoạn cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, mục đích giáo dục lại gắn liền với tình hình mới. Đó là thời kỳ rất cần những con người làm chủ xã hội, làm chủ sản xuất, biết quản lý cơ quan, xí nghiệp, trường học . 1.3. Phương pháp giáo dục của Hồ Chí Minh. Về phương pháp giáo dục. Tuy Hồ Chí Minh không để lại cho chúng ta một tác phẩm, một hệ thống lý luận về phương pháp giáo dục, nhưng những việc làm thiết thực, những bài viết ngắn gọn, súc tích của Người đã hàm chứa các phương pháp giáo dục mẫu mực. Người lấy nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn làm nguyên tắc cơ bản cho việc xây dựng các phương pháp về giáo dục. Nguyên tắc này được Người sử dụng trong việc giáo dục cán bộ, đảng viên, thanh thiếu niên, công nhân, nông dân, bộ đội, trí thức, học sinh, sinh viên… Nó được coi như "kim chỉ nam" để lồng dẫn nhận thức, hành động và bồi dưỡng tinh thần yêu nước cho tất cả mọi người. Hơn nữa, nguyên tắc này có tính chất quyết định trong việc chuyển hướng giáo dục và trở thành đặc trưng của nền giáo dục xã hội chủ nghĩa. Người nhấn mạnh: "Học phải suy nghĩ, học phải liên hệ với thực tế, phải có thí nghiệm và thực hành. Học với hành phải kết hợp với nhau”. Để nâng cao trình độ nhận thức của người lao động, Hồ Chí Minh cho rằng cần có quan điểm dân chủ, thẳng thắn, không nhồi sọ và cần có sự đối thoại trong quá trình học tập, nhận thức. Người chỉ rõ: "Mọi người được hoàn toàn tự do phát 4 biểu ý kiến, dù đúng hoặc không đúng cũng vậy. Song không được nói gàn, nói vòng quanh". "Khi mọi người đã phát biểu ý kiến, đã tìm thấy chân lý, lúc đó quyền tự do tư tưởng hoá ra quyền tự do phục tùng chân lý". Từ đó, Hồ Chí Minh kêu gọi cán bộ, nhà giáo phải biết tôn trọng ý kiến người khác, không nên có thành kiến đối với các ý kiến trái với ý kiến của mình. Trong khi viết và nói, Hồ Chí Minh luôn dùng các khái niệm giản dị, dễ hiểu, nhưng văn phong vẫn trong sáng, ý tưởng phong phú. Phong cách đó làm cho mọi tầng lớp, mọi người ở trình độ khác nhau đều hiểu. Đối với Hồ Chí Minh, viết và nói là làm cho người khác hiểu, cho nên viết và nói phải biết cách. Viết và nói phải thiết thực, ngắn gọn, rõ ràng, dễ nhớ và phải xuất phát từ người đọc, người nghe. Trong giáo dục, theo Hồ Chí Minh, cần có phương pháp phù hợp với điều kiện giáo dục và đối tượng giáo dục. Giáo dục phải căn cứ vào "trình độ văn hoá, thói quen sinh hoạt, trình độ giác ngộ, kinh nghiệm tranh đấu, lòng ham, ý muốn, tình hình thiết thực của quần chúng". Cần có phương pháp tổ chức giáo dục sao cho bảo đảm được sự phù hợp giữa điều kiện, hoàn cảnh giáo dục với đối tượng giáo dục. Người viết: “công nhân, nông dân bận làm ăn, nếu dạy không hợp với người học, với làm ăn, bắt phải đến lớp có bàn có ghế là không ăn thua. Phải tuý theo hoàn cảnh làm ăn mà tổ chức học mới duy trì được lâu dài, mới có kết quả tốt". Hồ Chí Minh đặc biệt coi trọng việc kết hợp các hình thức giáo dục, không tuyệt đối hoá bất cứ một hình thức giáo dục nào. Người viết: "Giáo dục dù trong nhà trường có tốt mấy nhưng thiếu giáo dục trong gia đình và ngoài xã hội thì kết quả cũng không hoàn toàn". Cuộc đời và sự nghiệp của Hồ Chí Minh luôn là tấm gương sáng cho mọi người noi theo. Trong cuộc sống, trong việc làm . Hồ Chí Minh luôn là người đi đầu. Phương pháp làm gương là một biện pháp hữu hiệu nhất trong việc thống nhất giữa lời nói và việc làm. Người dạy: "Mình phải làm gương, gắng làm gương trong anh em, và khi đi công tác, gắng làm gương cho dân. Làm gương về cả ba mặt: tinh thần, vật chất và văn hoá". Đối với Hồ Chí Minh, tất cả các phương pháp giáo dục như phương pháp đối thoại, phương pháp học đi đôi với hành, lý luận gắn với thực tiễn, phương pháp làm gương, phương pháp kết hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội . đều nhằm mục đích "nêu cao tác phong độc lập suy nghĩ và tự do tư tưởng", nâng cao nhận thức, chất lượng và hiệu quả giáo dục. Các phương pháp này vừa mang tính truyền thống, lại vừa hiện đại, vừa hệ thống, khoa học, lại vừa cụ thể, thiết thực, luôn gắn với đời 5 sống và thời đại.Nhận thức sâu sắc về vai trò của giáo dục, Hồ Chí Minh đã gắn bó cả cuộc đời mình với việc chăm lo, mở mang và xây dựng một nền giáo dục mới, nền giáo dục xã hội chủ nghĩa - một nền giáo dục mà mọi người đều có cơ hội phát huy khả năng sáng tạo, mọi người đều được học hành, không phân biệt giai cấp, tuổi tác, trình độ, giới tính . Kế tục và quyết tâm thực hiện thắng lợi sự nghiệp to lớn và cao cả đó của Người, Văn kiện Hội nghị lần thứ hai BCH Trung ương khoá VIII đã xác định nhiệm vụ và mục đích cơ bản của giáo dục Việt Nam là "nhằm xây dựng những con người và thế hệ thiết tha gắn bó với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, có đạo đức trong sáng, có ý chí kiên cường xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, gìn giữ và phát huy các giá trị văn hoá của dân tộc, có năng lực tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại phát huy tiềm năng của dân tộc và con người Việt Nam, có ý thức cộng đồng và phát huy tính tích cực của cá nhân, làm chủ tri thức khoa học và công nghệ hiện đại, có tư duy sáng tạo, có kỹ năng thực hành giỏi, có tác phong công nghiệp, có tính tổ chức và kỷ luật, có sức khoẻ, là những người kế thừa xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa "hồng" vừa "chuyên" như lời căn dặn của Bác Hồ. Và mới đây, tại Đại hội Đảng lần thứ IX, một lần nữa Đảng ta khẳng đinh: "Phát triển giáo dục và đào tạo là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, là điều kiện để phát huy nguồn lực con người, yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững" "Tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đổi mới nội dung, phương pháp dạy và học, hệ thống trường lớp và hệ thống quản lý giáo dục, thực hiện chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá. Phát huy tinh thần độc lập suy nghĩ và sáng tạo của học sinh, sinh viên, đề cao năng lực tự học, tự hoàn thiện học vấn và tay nghề, đẩy mạnh phong trào học tập trong nhân dân bằng những hình thức giáo dục chính quy và không chính quy, thực hiện "giáo dục cho mọi người", "cả nước trở thành một xã hội học tập”, thực hiện phương châm "học đi đôi với hành", giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, nhà trường gắn với xã hội. Hơn 50 năm qua, tư tưởng Hồ Chí Minh về phương châm, chiến lược, mục đích, nội dung, phương pháp giáo dục - đào tạo con người luôn soi sáng sự nghiệp trồng người ở Việt Nam. Tư tưởng đó không chỉ là cơ sở lý luận cho việc xác định chiến lược đào tạo con người, chủ trương, đường lối chỉ đạo phát triển nền giáo dục Việt Nam của Đảng ta qua các thời kỳ cách mạng, mà còn là những bài học, những kinh 6 nghiệm thực tiễn giáo dục hết sức sinh động, thiết thực và hiệu quả đối với người làm công tác giáo dục no ́ i riêng, ngành giáo dục nói chung hiện nay. Phần 2. TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ VĂN HOÁ, VĂN NGHỆ “Chủ tịch Hồ Chí Minh là người anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hoá thế giới, đồng thời cũng là nhà giáo. Suốt đời Bác nêu tấm gương sáng ngời về người thầy được toàn dân tộc và cả loài người tiến bộ noi theo” 2.1. Văn hoá văn nghệ là một mặt trận: Tư tưởng về văn hoá, văn nghệ của Chủ Tịch Hồ Chí Minh được xem là một luận đề có tính nhất quán trong tư tưởng của người. Hồ Chủ Tịch khẳng định văn hoá nghệ thuật là thứ vũ khí đấu tranh cách mạng sắc bén, theo Bác nghệ thuật chân chính cốt để phục vụ nhân dân cho nên văn hoá, văn nghệ phải có tính giáo dục, gắn liền với lao động sản xuất, gắn liền với đời sống chiến đấu của nhân dân, Bác nói “Văn hoá, văn nghệ xa với lao động sản xuất thì văn hoá văn nghệ suông”. Hồ Chủ Tịch còn chỉ rõ văn hoá nghệ thuật cũng như mọi hoạt động khác không thể đứng ngoài mà phải đứng trong kinh tế, chính trị xã hội. Đồng thời văn hoá nghệ thuật đi sâu vào đời sống tâm lý của nhân dân mà tâm lý của người Việt Nam muốn độc lập tự do thì văn hoá văn nghệ cũng phải hướng vào độc lập tự do. Trong từng giai đoạn cách mạng tuỳ theo tình hình cụ thể người đã xác định rõ phương hướng nhiệm vụ của văn hoá văn nghệ. Trong kháng chiến chống Pháp, vì bận đánh giặc và sản xuất, nhiều người chưa chú ý đúng mức đến văn hóa và giáo dục, Bác đã sửa khẩu hiệu thi đua thanh toán “nạn mù chữ" thành "thi đua diệt giặc dốt". Bác kêu gọi mọi người thi đua học tập để đưa dân tộc ta trở thành một dân tộc "Thông thái”. Khi đã giành được chính quyền trong cả nước, Người quan tâm nhiều đến công tác đào tạo cán bộ, đào tạo nhân tài cho đất nước. Trong bài viết:"Nhân tài và kiến quốc" (tháng 11/1945), Bác nhận định rằng, bây giờ đất nước đang "kiến thiết ngoại giao, kiến thiết kinh tế, kiến thiết quân sự, kiến thiết giáo dục", những "kiến thiết” ấy đòi hỏi phải có nguồn nhân lực dồi dào và có những nhân tài. Muốn vậy, phải nhận thức đúng tầm quan trọng của giáo dục, coi giáo dục là sự nghiệp của quần chúng, là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân. “Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người” 7 Muốn có cán bộ tốt, công dân tốt, phải "trồng" và dĩ nhiên là rất công phu. Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ cho chúng ta thấy mối quan hệ biện chứng giữa giáo dục với cách mạng, giữa giáo dục với sự nghiệp giải phóng dân tộc và kiến thiết đất nước: "muốn giữ vững nền độc lập, muốn làm cho dân mạnh, nước giàu mọi người Việt Nam đều phải hiểu biết quyền lợi của mình, bổn phận của mình, phải có kiến thức mới để có thể tham gia vào công cuộc xây dựng nước nhất. Vì thế, giáo dục có tầm quan trọng hàng đầu trong chiến lược con người, bởi giáo dục đào tạo nên chất người, nên nhân tài. Trong Nhật ký trong tù, Bác viết: "Hiền dữ phải đâu là tính sẵn. Phần nhiều do giáo dục mà nên". Chiến lược giáo dục là hạt nhân trong chiến lược con người, cung cấp trí thức mới, đào tạo nên nhân tài cho đất nước. Gửi thư cho học sinh nhân ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, tháng 9/1945, Bác viết: "Ngày nay, các cháu được cái may mắn hơn cha anh là được hưởng một nền giáo dục của một nước độc lập, một nền giáo dục nó sẽ đào tạo các cháu nên nhưng người công dân có ích cho nước Việt Nam, một nền giáo dục làm phát triển hoàn toàn năng lực sẵn có của các cháu… Đó là một nền giáo dục “vì lợi ích trăm năm" của đất nước. Đào tạo nên những người thừa kế xây dụng chủ nghĩa xã hội vừa “Hồng” vừa “Chuyên” Mục tiêu của nền giáo dục mới, theo Chủ tịch Hồ Chí Minh là đào tạo "những người công dân có ích cho nước Việt Nam", "những cán bộ cho dân tộc", "những công dân tốt và cán bộ tốt, những người chủ tương lai tốt của nước nhà". Muốn cho dân mạnh, nước giàu thì dân trí phải cao, phải đa dạng hoá các loại hình đào tạo, mở trường vừa học vừa làm đề tạo điều kiện cho người lao động, cán bộ chiến sĩ được đi học. Người yêu cầu: phải quan tâm đến giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực, nhân tài cho đồng bào các dân tộc ít người, tẩy rửa những thành kiến giữa các dân tộc, đoàn kết thương yêu nhau như anh em một nhà, thi đua học tập để sau này góp phần mở mang quê hương của mình. Khi dân trí cao sẽ xuất hiện nhiều nhân tài tham gia xây dựng đất nước. Người nhấn mạnh: "Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội, trước hết cần có những con người xã hội chủ nghĩa". Vì thế, nền giáo dục mới phải đào tạo nên những người kế thừa xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa "Hồng" vừa "Chuyên". Chú trọng giáo dục 8 toàn diện “đủ các mặt, đạo đức cách mạng, giác ngộ xã hội chủ nghĩa, văn hóa, kỹ thuật, lao động và sản xuất”. Chủ tịch Hồ Chí minh yêu cầu, phải ra sức tẩy sạch ảnh hưởng giáo dục nô dịch của thực dân còn sót lại như: thái độ thờ ơ với xã hội, xa với đời sống lao động và đấu tranh của nhân dân, học để lấy bằng cấp, dạy theo lối nhồi sọ. Cần xây dựng tư tưởng: dạy và học để phục vụ Tổ quốc, giáo dục phải toàn diện, phải nhằm mục tiêu đào tạo con người lao động mới, phải coi trọng cả tài lan đức. Không những phải giàu về tri thức mà còn phải có đạo đức cách mạng. Theo Người: "Đạo đức cách mạng không phải trên trời sa xuống. Nó do đấu tranh, rèn luyện bền bỉ hằng ngày mà phát triển và củng cố. Cũng như ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong". Phải "trên nền tảng giáo dục chính trị và lãnh đạo tư tưởng tốt" mà phấn đấu nâng cao chất lượng văn hóa và chuyên môn nhằm thiết thực giải quyết các vấn đề do cách mạng nước ta đề ra, trong một thời gian không xa, đạt những đỉnh cao của khoa học kỹ thuật. “Học với hành phải kết hợp với nhau” Về phương pháp đào tạo nên những người tài - đức, Chủ tịch Hồ Chí minh chỉ rõ: "học đi đôi vời hành, giáo dục kết họp với lao động sản xuất, nhà trường gắn liền vời xã hội". Chúng ta có thể tìm thấy hàng loạt lời chỉ dẫn của Người về vấn đề này trong các bài nói, bài viết, các bức thư của Người về giáo dục. Muốn trở nên người thực sự có tài năng và có ích cho xã hội, Bác nhắc nhở: "Các cháu học sinh không nên học gạo, không nên học vẹt . Học phải suy nghĩ, học phải liên hệ với thực tế, phải có thí nghiệm và thực hành. Học với hành phải kết hợp với nhau. Bác dạy: phải coi "giáo dục thiếu nhi là một khoa học". Mặc dù bận trăm công nghìn việc, Người vẫn giành thì giờ để chỉ đạo cụ thể, sát sao các phong trào thi đua, như phong trào "dạy tốt, học tốt", đề xuất công tác Trần Quốc Toản, phong trào "kế hoạch nhỏ" cho các cháu thiếu niên, nhi đồng nhằm tạo nên môi trường xã hội rộng lớn và thuận lợi cho phát triển giáo dục. “Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và rất cần thiết” Bác căn dặn: cần làm cho con em chúng ta thành những trò giỏi, con ngoan, bạn tốt và mai sau là những công dân có lòng yêu được nồng nàn, "Trung với nước, hiếu với dân", có đạo đức trong sáng, có chỉ khí hăng hái vươn lên, không sợ hy sinh gian khổ, có tinh thần gan dạ, dũng cảm, khiêm tốn, thật thà, cần cù, tiết kiệm, 9 trong sạch, giản dị, có tri thức và sức khoẻ để trở thành những cán bộ tốt, công dân tốt. Năm 1959, trong dịp sang thăm hữu nghị Liên Xô, nói chuyện với các cháu thiếu nhi Việt Nam đang học ở Mátxcơva, Bác căn dặn:" các cháu cố gắng học tập để sau này về phục vụ nhân dân, phục vụ Tổ quốc, góp sức xây dựng chủ nghĩa xã hội. Theo Người, mục đích tối cao của giáo dục là bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau, "đào tạo các em nên những người công dân hữu ích cho nước Việt Nam". “Nghề thầy giáo rất là quan trọng, rất là vẻ vang” Bác luôn đánh giá cao vai trò của các cô giáo, thảy giáo đối với xã hội. Người nhấn mạnh: "Những người thầy giáo tốt là những người vẻ vang nhất, là những người anh hùng vô danh". Muốn được như vậy các cô giáo, thầy giáo, trước hết, phải trau dồi đạo đức cách mạng, không ngừng rèn luyện chuyên môn, phải là tấm gương trong sáng để học sinh noi theo, phải gương mẫu từ ăn nói đến việc làm, phải thương yêu chăm sóc học sinh như con em ruột thịt của mình, phải thật sự yêu nghề, yêu trường, phải bộ mãi. Người nhấn mạnh, trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta, mỗi cô giáo, thầy giáo phải là những chiến sĩ trên mặt trận đó. Lời dạy của Người đã đi sâu vào tâm thức của đội ngũ giáo viên, tạo thành động lực thúc đẩy mạnh mẽ cho hàng triệu thầy giáo và học sinh thi đua dạy tốt - học tốt. “Những người làm công tác quản lý giáo dục” 2.2. Tiếp thu văn hoá nhân loại, giữ gìn phát huy bản sắc dân tộc. Chủ Tịch Hồ Chí Minh là một nhà văn hoá lớn hiểu biết sâu rộng văn hoá cổ, kim, đông, tây. Hồ chí minh rất tôn trọng văn hoá các dân tộc trên thế giới, trân trọng các giá trị văn hoá nhân loại và cho rằng sự phát triển của cái hay cái đẹp của văn hoá Việt Nam là nhằm đi tới chỗ nhân loại. Bác muốn nói văn hoá của chúng ta phải hội nhập vào văn hoá nhân loại, để trả lời câu hỏi giữa văn hoá phương đông và phương tây ta nên theo văn hoá nào? Bác trả lời: ta phải giữ cốt cách dân tộc, còn phương đông, phương tây có cái gì hay, cái gì tốt thì ta phải học lấy nhau để tạo ra văn hoá Việt Nam, phải lấy kinh nghiệm tốt của văn hoá xưa và nay để cho nền văn hoá Việt Nam, thuần tuý Việt Nam, phải làm cho nền văn hoá Việt Nam ngàn sắc muôn hương. Người cũng luôn nhắc nhở phát huy vốn quý báu của dân tộc nhưng tránh tục lễ máy móc đồng thời học tập văn hoá tiên tiến các nước nhưng phải có chọn lọc, trong kế thừa di sản quí báu phải có thái độ nghiêm túc, nghiên cứu chọn lọc khôi phục cái tốt còn cái không tốt thì bỏ đi. Bác nói “Tránh gieo 10 [...]... c s ca nn vn minh cụng nghip nờn cũn thiu ht v hn ch, vỡ vy phi nõng cao trỡnh khoa hc k thut phi xõy dng nn vn hoỏ mi, con ngi mi vỡ th Bỏc ó vit tỏc phm i sng mi Ch tch H Chớ Minh yờu cu: cỏc cp u chnh quyn, cỏc ngnh cỏc gii, cỏc on th qun chng v ton xó hi phi tht s quan tõm n cụng tỏc giỏo dc, giỳp nh trng v mi mt, phỏt huy cao dõn ch trong nh trng to nờn s on kt nht trớ gia thy vi thy, thy... giỏ tr cao p nht, sỏng to nht m dõn tc Vit Nam cú th xem l mt ch th xng ỏng Tuy nhiờn, hnh trỡnh n CNXH khụng l con ng bng phng trn tru Thc tin ang cú nhiu vn mi ny sinh, trong ú xu hng ton cu húa vi vic m ca, hi nhp ang ũi hi mi dõn tc cn thit phi khng nh bn lnh ca mỡnh Trong tt c nhng sc mnh cn khng nh, sc mnh vn húa cn thit phi t vo v trớ hng u, vỡ "vn húa l nn tng tinh thn ca xó hi, l tm cao, chiu... quyn, thõm nhp vo cuc sng muụn mu, muụn v ca ụng o qun chỳng nhõn dõn vi y nhng mng ti sỏng y gúc cnh ca nú lm i tng phn ỏnh v phc v Quan trng hn, vn húa phi "thit thc phc v nhõn dõn, gúp phn vo vic nõng cao i sng vui ti lnh mnh ca qun chỳng" (H Chớ Minh ton tp, Tr 10, Tr 59) gúp phn "soi ng cho quc dõn i", to sc mnh di non lp b nh gc ca cõy, ngun ca sụng Theo lụgớc ca lp lun ny, H Chớ Minh khng nh chớnh... hay thỡ qun chỳng nhõn dõn mi cú thng thc m cú xem thỡ mi thc hin c giỏo dc vn hoỏ vn ngh ca mỡnh, t ú t ra nhu cu i vi ngi lm vn ngh s, ngi lm tỏc phm, ngi lm bỏo, ngi lm cụng tỏc tuyờn truyn v Bỏc ó cao chc nng giỏo dc ca vn ngh bng tm gng ngi tt, vic tt Mục lục 14 Trang Phần 1: T TNG H CH MINH V GIO DC 1.1 Nn giỏo dc nc ta l nn giỏo dc ton dõn 1.2 Giỏo dc cho mi ngi v mi ngi cho giỏo dc 1.3 Phng . dục nâng cao trình độ văn hoá cho dân để dân "làm ăn có ngăn nắp", "bớt mê tín nhảm", "bớt đau ốm", "nâng cao lòng yêu. "Trình độ văn hoá của nhân dân nâng cao sẽ giúp chúng ta đẩy mạnh công cuộc khôi phục kinh tế, phát triển dân chủ. Nâng cao trình độ văn hoá của nhân dân

Ngày đăng: 03/06/2013, 01:25

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan