nâng cao năng lực nhận tái của VINARE trong bối cảnh Việt Nam gia nhập tổ chức Thương mại Thế giới - WTO.DOC

86 527 1
nâng cao năng lực nhận tái của VINARE trong bối cảnh Việt Nam gia nhập tổ chức Thương mại Thế giới - WTO.DOC

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

nâng cao năng lực nhận tái của VINARE trong bối cảnh Việt Nam gia nhập tổ chức Thương mại Thế giới - WTO

Trang 1

MỞ ĐẦU

Nền kinh tế tiếp tục đạt mức tăng trưởng cao và ổn định, đầu tư nước ngoàiđược duy trì ở mức cao, nhiều dự án lớn về thuỷ điện và cơ sở hạ tầng được khởicông xây dựng…là những động lực mạnh mẽ thúc đẩy thị trường bảo hiểm ViệtNam phát triển.

Tuy nhiên với một nhu cầu bảo hiểm tăng cao như hiện nay, thêm vào đó làgiá trị của đối tượng tham gia bảo hiểm ngày càng lớn trong khi vốn của các công tybảo hiểm trong nước lại có hạn mà hoạt động tái bảo hiểm trong thời gian qua đãhết sức sôi động.

Ra đời theo quyết định số 920/TC/QĐ/TCCB của Bộ Tài chính, Tổng côngty Cổ phần Tái bảo hiểm Quốc gia Việt Nam (viết tắt là VINARE) đã chính thức đivào hoạt động năm 1995 và là công ty duy nhất trên thị trường chỉ hoạt độngchuyên trong lĩnh vực kinh doanh tái bảo hiểm Nếu như trước đó phần lớn các dịchvụ bảo hiểm được chuyển ra nước ngoài, thì với sự có mặt của VINARE trên thịtrường, tình trạng ấy đã được hạn chế phần nào Trong suốt hơn 12 năm hoạt động,VINARE đã đạt được không ít thành công trong việc nâng dần tỷ lệ giữ lại cho thịtrường trong nước, đồng nghĩa với đó là hạn chế được lượng ngoại tệ chảy ra nướcngoài Mặt khác, VINARE cũng hoạt động khá hiệu quả trong việc cung cấp thôngtin bảo hiểm/tái bảo hiểm, tư vấn hỗ trợ các công ty bảo hiểm trong nước thu xếp táibảo hiểm…

Song cũng cần phải thẳng thắn thừa nhận rằng mặc dù tỷ lệ giữ lại cho thịtrường nói chung cũng như cho VINARE nói riêng có tăng nhưng phần giữ lại đóvẫn chiếm một tỷ lệ khá khiêm tốn so với lượng phí bảo hiểm chuyển nhượng ranước ngoài Trong khi đó hội nhập đã đến, nhiều cam kết gia nhập WTO của ngànhbảo hiểm đã bắt đầu có hiệu lực, cơ hội có nhiều nhưng những thử thách đối vớihoạt động nhận tái của VINARE cũng sẽ không ít.

Trước tình hình đó, để vừa tự khẳng định vai trò, vị thế của mình trên thịtrường tái bảo hiểm trong và ngoài nước, vừa có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ mà

Chính phủ đã giao, thiết nghĩ việc “Nâng cao năng lực nhận tái của VINAREtrong bối cảnh Việt Nam gia nhập tổ chức Thương mại Thế giới - WTO” là vô

cùng cần thiết.

Tuy nhiên với vốn kiến thức có hạn, khi đặt bút viết chuyên đề này em hoàntoàn không có tham vọng lật ngược tình thế hay nói cách khác là cải thiện ngay

Trang 2

được kết quả hoạt động nhận tái của VINARE Để làm được điều đó chắc chắn phảicần đến sự đóng góp nhiệt tình với tinh thần trách nhiệm cao của chuyên gia đầungành cũng như của lãnh đạo, cán bộ trong công ty Về phần mình, chỉ với tư cáchlà một sinh viên khoa bảo hiểm, được học đôi chút về tái bảo hiểm, em thiết nghĩmục đích đặt ra cho đề tài này không nhất thiết phải là quá lớn Trước hết, đây phảilà sự tổng hợp, hệ thống hoá kiến thức về tái bảo hiểm Thứ đến là báo cáo kết quảthu được sau thời gian dài thực tập tại công ty Cuối cùng, em cũng rất lấy làm vinhdự nếu như xét ở một góc độ nào đó, đề tài lại có thể góp phần gợi ra một hướng đimới trong nghiên cứu về hoạt động nhận tái bảo hiểm tại VINARE.

Do diễn biến thị trường cũng như bản thân VINARE đã có nhiều thay đổi,đặc biệt là từ khi chuyển sang mô hình công ty cổ phần năm 2005, bài viết chỉ xinlấy bốn năm gần đây nhất là các năm 2004, 2005, 2006, 2007 để phản ánh hoạtđộng nhận tái của công ty Để tiện theo dõi, chuyên đề này được chia làm ba phần:mở đầu, nội dung và kết luận Riêng phần thứ hai - nội dung được chia làm bachương, cụ thể là:

Chương 1: Khái quát chung về tái bảo hiểm và năng lực nhận tái bảo

Chương 2: Thực tiễn hoạt động kinh doanh nhận tái bảo hiểm của

VINARE giai đoạn 2004 - 2007

Chương 3: Một số giải pháp nâng cao năng lực nhận tái của VINARE

trong bối cảnh gia nhập WTO.

Sinh viên: Nguyễn Thuỳ Dương

Trang 3

CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TÁI BẢO HIỂMVÀ NĂNG LỰC NHẬN TÁI BẢO HIỂM

I NỘI DUNG CƠ BẢN VỀ TÁI BẢO HIỂM1 Sự cần thiết và bản chất của tái bảo hiểm

1.1 Sự cần thiết của tái bảo hiểm

Cũng giống như bất kỳ một hoạt động kinh doanh nào, ngoài việc đáp ứngnhu cầu an toàn cho con người thì lợi nhuận luôn là mục tiêu của hoạt động bảohiểm thương mại Để đạt được mục tiêu đó thì một trong những nguyên tắc quantrọng mà khi tiến hành hoạt động kinh doanh bảo hiểm luôn phải tuân thủ, đó lànguyên tắc phân tán rủi ro Bởi sau khi nhận các rủi ro được chuyển giao từ ngườitham gia bảo hiểm, nhà bảo hiểm lúc này sẽ là người phải đối mặt với những tổnthất có thể rất lớn nếu rủi ro xảy ra Mặc dù quĩ bảo hiểm là một quĩ tài chính lớn,được lập ra bởi sự đóng góp của nhiểu người theo nguyên tắc số đông và như vậyvới tư cách là người huy động và quản lý quĩ, các công ty bảo hiểm có khả năngthực hiện nhiệm vụ chi trả bảo hiểm Tuy nhiên, trên thực tế, không phải lúc nàocông ty bảo hiểm cũng luôn đảm bảo được khả năng này Rủi ro luôn tiềm ẩn trongmọi hoạt động sản xuất kinh doanh và kinh doanh bảo hiểm không phải là trườnghợp ngoại lệ Điều này xuất phát từ chính đặc điểm của hoạt động kinh doanh bảohiểm:

Thứ nhất, bảo hiểm có chu kỳ kinh doanh đảo ngược, phí bảo hiểm thu trước

trong khi việc chi trả bồi thường lại phát sinh sau Hơn nữa xác suất rủi ro lại khó cóthể dự báo một cách chính xác tuyệt đối khi tính phí bảo hiểm Nên với trường hợpxác suất rủi ro thực tế lớn hơn xác suất rủi ro dự báo hay có những tổn thất xảy raliên tục trong một thời gian dài và thậm chí có thể là những tổn thất mang tính thảmhoạ thì chính các nhà bảo hiểm sẽ phải gánh chịu những rủi ro.

Thứ hai, kinh doanh bảo hiểm không chỉ đơn thuần là hoạt động kinh doanh

nhằm đem lại lợi nhuận cho các nhà bảo hiểm mà còn là san sẻ rủi ro giữa nhữngngười tham gia bảo hiểm với nhau Tuy nhiên có những đối tượng tham gia bảohiểm hoạt động ở địa bàn xa dẫn đến công ty bảo hiểm không có khả năng kiểmsoát và quản lý rủi ro dễ xảy ra tình trạng trục lợi bảo hiểm hoặc khi sự kiện bảohiểm xảy ra để lại tổn thất lớn.

Trang 4

Thứ ba, kinh doanh bảo hiểm còn phải đáp ứng các yêu cầu pháp luật về vốn

và biên khả năng thanh toán…nhằm đảm bảo khả năng chi trả bồi thường chongười tham gia bảo hiểm khi có sự kiện bảo hiểm Những yêu cầu đó một mặt bảovệ lợi ích cho người tham gia bảo hiểm, mặt khác đã hạn chế hoạt động kinh doanhcủa bảo hiểm Bởi không phải công ty bảo hiểm nào cũng có đủ khả năng tài chínhđể chấp nhận tất cả các đơn yêu cầu bảo hiểm đặc biệt là đối với những đối tượngtham gia bảo hiểm có giá trị lớn Mà việc từ chối bảo hiểm lại được coi là điều tối kịtrong hoạt động kinh doanh bảo hiểm vì khi đó việc mất khách hàng (những ngườicó yêu cầu hiện tại và trong tương lai) là điều không thể tránh khỏi

Chính vì vậy, để bảo vệ cho chính mình trước nguy cơ phá sản, mất cáckhách hàng lớn và bất ổn trong hoạt động kinh doanh, các công ty bảo hiểm sẽ phảiphân tán rủi hay chuyển giao rủi ro cho các nhà bảo hiểm khác thông qua hai hìnhthức: đồng bảo hiểm và tái bảo hiểm.

a Đồng bảo hiểm: là phương thức bảo hiểm mà nhiều công ty bảo hiểm cùng lúcnhận đảm bảo cho cùng một rủi ro.

Ưu điểm khi tiến hành đồng bảo hiểm là rủi ro được phân tán nhanh do khixảy ra tổn thất, người được bảo hiểm có thể thu bồi thường từ các nhà tái bảo hiểm.Mặt khác, việc phân tán rủi ro qua hình thức đồng bảo hiểm cũng đơn giản, dễ hiểuvà dễ tính toán.

Tuy nhiên đồng bảo hiểm lại có những nhược điểm như ký kết hợp đồng gặpnhiều khó khăn và thời gian kéo dài do người được bảo hiểm phải cùng lúc đàmphán và ký kết hợp đồng với nhiều công ty bảo hiểm, do đó sẽ mất hết thời cơ trongkinh doanh Mặt khác, khi tổn thất xảy ra việc giải quyết bồi thường sẽ rất khó tậptrung được một lúc nên người tham gia bảo hiểm sẽ không có điều kiện tập trungvốn để khôi phục sản xuất kinh doanh và có thể dẫn đến việc nghi ngờ khả năng tàichính của các nhà bảo hiểm.

Công ty ĐBH A

Công ty ĐBH B

Công ty ĐBH C

Công ty ĐBH D

Người được bảo hiểm

Trang 5

b Tái bảo hiểm: là phương thức bảo hiểm trong đó, một nhà bảo hiểm nhận bảohiểm cho một rủi ro lớn, sau đó nhượng bớt một phần rủi ro cho một hoặc nhiều nhàbảo hiểm khác.

Tác dụng của tái bảo hiểm được thể hiện ở một số mặt sau:

Rủi ro được phân tán nhanh do sau khi bồi thường cho người được bảo hiểm,công ty bảo hiểm gốc có thể tiến hành thu bồi thường nhượng tái bảo hiểm từ cáccông ty tái, do đó mà tránh phá sản cho các công ty bảo hiểm gốc đặc biệt trongnhững trường hợp rủi ro mang tính thảm hoạ hoặc sự kiện bảo hiểm xảy ra dồn dập.Từ đó giúp ổn định hoạt động kinh doanh của công ty.

Tăng năng lực cho các công ty bảo hiểm gốc để chấp nhận các dịch vụ, giữđược khách hàng, từ đó nâng cao uy tín cho công ty bảo hiểm gốc.

Công ty bảo hiểm gốc còn được hưởng một tỷ lệ hoa hồng nhất định từ cácnhà nhận tái bảo hiểm (chỉ áp dụng trong tái bảo hiểm theo tỷ lệ).

Ký kết hợp đồng được dễ dàng hơn, thời gian ngắn hơn.

Góp phần tăng thu ngân sách cho Nhà nước thông qua thuế do các công tybảo hiểm đóng góp, tăng thu ngoại tệ từ việc nhận tái bảo hiểm từ nước ngoài Đồng

Công ty nhận TBH A

Công ty nhận

TBH B

Công ty nhận TBH C Công ty bảo

hiểm gốc

Người được bảo hiểm

Trang 6

thời góp phần đảm bảo đời sống cán bộ, công nhân viên của công ty bảo hiểm gốc.Do có tái bảo hiểm, các công ty bảo hiểm gốc sẽ tránh khỏi phá sản trong trườnghợp rủi ro xảy ra quá lớn qua đó có tác dụng ổn định việc làm cũng như thu nhậpcủa người lao động trong công ty và cho cả công ty Từ đó gián tiếp bảo vệ quyềnlợi cho người tham gia.

Mặt khác tái bảo hiểm cũng góp phần tăng cường quan hệ kinh tế giữa cácnước Nhà tái bảo hiểm có thể là công ty trong nước hoặc nước ngoài Khi đó hoạtđộng tái bảo hiểm sẽ diễn ra giữa nhiều tổ chức tái bảo hiểm của nhiều quốc gia.Như vậy, một tổn hại có tính thảm hoạ ở một nước, qua tái bảo hiểm sẽ được bù đắptừ những khoản tiền bồi thường mang tính quốc tế Rủi ro được phân tán trên phạmvi rộng, việc gánh chịu tổn thất trở nên dễ dàng hơn.

1.2 Bản chất và chức năng của tái bảo hiểm.

Như đã phân tích ở trên, tái bảo hiểm là nghiệp vụ thông qua đó một công tybảo hiểm (công ty bảo hiểm gốc hay công ty nhượng tái bảo hiểm) chuyển cho mộthoặc nhiều công ty bảo hiểm khác (công ty nhận tái bảo hiểm) một phần rủi ro đãnhận đối với một đối tượng bảo hiểm nhất định trên cơ sở chuyển nhượng bớt mộtphần số phí bảo hiểm đã nhận.

Chính vì vậy bản chất của tái bảo hiểm có thể được xem như là một cơ chếphân tán rủi ro giữa các nhà bảo hiểm với nhau trên cơ sở các hợp đồng Điều đó cónghĩa là các công ty bảo hiểm cũng muốn giảm bớt âu lo, tìm kiếm sự an toàn chosự tồn tại của chính họ bằng việc mua tái bảo hiểm Trong cùng một lúc dựa vàokhả năng tài chính và mối quan hệ kinh doanh của họ trong thị trường bảo hiểm Từgóc độ kỹ thuật, hoạt động tái bảo hiểm cho phép các công ty bảo hiểm phân tán bớtrủi ro cho các công ty bảo hiểm khác sau khi đã giữ lại phần rủi ro có thể đảm nhận.Mặt khác, nhìn từ góc độ tài chính, khả năng giữ lại của một công ty bảo hiểm phụthuộc rất nhiều vào sức mạnh tài chính của nó Phần vượt quá khả năng giữ lại đócần phải được bù đắp, hỗ trợ của các công ty nhận tái bảo hiểm.

Xuất phát từ bản chất trên mà khi xem xét chức năng của tái bảo hiểm cầnphải được nhìn nhận dưới hai góc độ.

Dưới góc độ các công ty bảo hiểm: Chức năng đối với các công ty nhượngtái bảo hiểm là san sẻ được những tổn thất lớn liên quan đến mình, phân tán đượcgiữa những tổn thất lớn và những tổn thất nhỏ theo một biên độ đã dự kiến trước.Từ đó chủ động xác định mức giữ lại và tái đi một cách hợp lý Còn đối với cáccông ty tái bảo hiểm, tái bảo hiểm có chức năng là mở rộng kinh doanh để tăng

Trang 7

doanh thu và ngoại tệ từ các dịch vụ nhận tái Việc giúp ổn định kinh doanh chocông ty bảo hiểm gốc cũng chính là giúp hoạt động kinh doanh của mình được ổnđịnh.

Dưới góc độ Nhà nước: Bên cạnh việc tạo sự ổn định cho các công ty bảohiểm, tái bảo hiểm cũng gián tiếp giúp các doanh nghiệp, các cá nhân, các chủ thểnền kinh tế tham gia bảo hiểm ổn định, hoạt động sản xuất kinh doanh từ đó đảmbảo ổn định và sự phát triển vững chắc cho nền kinh tế trong nước Ngoài ra, tái bảohiểm cũng giữ Nhà nước đảm bảo chức năng đối ngoại trong các nền kinh tế mở từđó đảm bảo ổn định thu ngân sách và ngoại tệ.

1.3 Lịch sử phát triển của tái bảo hiểm.

Một điều có tính quy luật là kinh tế - xã hội càng phát triển, đời sống vật chấtvà tinh thần của người dân càng cao thì nhu cầu về bảo hiểm càng lớn Như vậy, sựphát triển của bảo hiểm phụ thuộc vào điều kiện kinh tế - xã hội Trong khi đó táibảo hiểm lại là hoạt động gắn bó chặt chẽ với hoạt động kinh doanh bảo hiểm, làmột phần cơ bản trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm Chính vì vậy mà lịch sửphát triển của tái bảo hiểm không thể tách rời được với sự phát triển kinh tế - xã hộiở mỗi thời kỳ Theo đó, sơ lược phát triển của tái bảo hiểm có thể được chia làm bagiai đoạn:

1.3.1 Giai đoạn đầu phát triển của tái bảo hiểm (từ giữa thế kỷ 17 đến giữa thế kỷ19).

Theo tài liệu mà các nhà nghiên cứu thu thập được cho đến nay có thể khẳngđịnh nước Ý là nước đầu tiên chứng kiến sự ra đời của dịch vụ tái bảo hiểm Bảnthoả ước cổ nhất có tính chất pháp lý như một hợp đồng tái bảo hiểm được ký kếtvào năm 1370 nhằm đảm bảo cho chuyến hàng hoá vận chuyển trên biển có hànhtrình từ Genés đến Bruges Hợp đồng được ký kết giữa một bên hai thương nhânhoạt động với tư cách là nhà tái bảo hiểm với một bên là đại diện cho một nhà bảohiểm Sau này cùng với sự phát triển rộng rãi của những mối quan hệ thương mạigiữa các thành phố của nước Ý và giữa các nước Bắc Âu, đặc biệt là nước Anh,dịch vụ tái bảo hiểm ngày càng có điều kiện phát triển.

Do đây là giai đoạn đầu của thị trường tái bảo hiểm nên mới được thực hiệnchủ yếu với các nghiệp vụ như hoả hoạn, hàng hải và nhân thọ Và đặc điểm chủyếu của giai đoạn này là hầu hết chỉ tái bảo hiểm trong nước với nhau với hình thứctái bảo hiểm chủ yếu là tuỳ ý lựa chọn Đồng bảo hiểm được áp dụng nhiều hơn táibảo hiểm Ngoài ra quan hệ giữa công ty bảo hiểm gốc và các nhà nhận tái bảo hiểm

Trang 8

được thực hiện trên cơ sở pháp luật của quốc gia mà công ty nhượng tái bảo hiểmtiến hành Một đặc điểm nữa trong giai đoạn này là phương pháp tái bảo hiểm rấtđơn giản, chủ yếu là tái bảo hiểm số thành và mức dôi.

Tuy nhiên, sau đó đã xuất hiện nhiều vụ lạm dụng có tính chất con buôn gâyra nhiều phản ứng chống lại bản chất của tái bảo hiểm Đó là những trường hợp màcác nhà tái bảo hiểm đã lợi dụng hình thức tái bảo hiểm để phân tán rủi ro nhưngtheo tỷ lệ phí thấp hơn nhiều so với phí bảo hiểm gốc để kiếm lời Đây là nguyênnhân chủ yếu dẫn đến sự ra đời đạo luật cấm các hoạt động tái bảo hiểm hàng hải ởnước Anh trong một thời gian dài từ 1746 – 1864 Đạo luật này đã vô hình chungtạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức Lloyd’s phát huy ảnh hưởng của mình bằng cáchđồng bảo hiểm và sau 1864 đã nghiễm nhiên trở thành thị trường tái bảo hiểm quantrọng nhất thế giới.

1.3.2 Giai đoạn từ giữa thế kỷ 19 đến giữa thế kỷ 20.

Giữa thế kỷ 19, nền kinh tế các nước tư bản chủ nghĩa có những bước pháttriển vượt bậc nhờ việc ứng dụng các thành tựu của cuộc cách mạng khoa học kỹthuật vào sản xuất Giao lưu hàng hoá giữa các nước ngày càng mở rộng, tạo điềukiện thuận lợi cho thị trường tái bảo hiểm trưởng thành và phát triển Nhiều tổ chứctái bảo hiểm chuyên nghiệp ra đời, mà đầu tiên phải kể đến là nước Đức với công tytái bảo hiểm Kohn thành lập năm 1846 Sau đó hàng loạt các công ty tái bảo hiểmchuyên nghiệp có tên tuổi trên thị trường hiện nay cũng được thành lập như công tytái bảo hiểm Thuỵ Sĩ năm 1863, Công ty tái bảo hiểm Luân Đôn năm 1869, Công tytái bảo hiểm Munich năm 1880

Có thể nói đây là giai đoạn tái bảo hiểm phát triển rộng khắp ở các thị trườngtrên thế giới Trong đó các nghiệp vụ thường áp dụng tái bảo hiểm nhiều nhất làhàng không, kỹ thuật và dầu khí Mặt khác quan hệ giữa các công ty nhượng và cácnhà tái bảo hiểm lúc này không chỉ bó hẹp trong phạm vi quốc gia mà đã mở rộngtrên phạm vi toàn cầu Mà thị trường Lloyd’s vẫn là trung tâm thế giới về bảo hiểmvà tái bảo hiểm Giai đoạn này cũng chứng kiến sự xuất hiện đầy đủ tất cả cácphương pháp và hình thức tái bảo hiểm.

Tuy nhiên với hai cuộc chiến tranh thế giới cùng với các cuộc khủng hoảngkinh tế và lạm phát đã làm tổn hại lớn đến sự phát triển của ngành bảo hiểm nóichung và ngành tái bảo hiểm nói riêng Bị tổn hại nhiều nhât là các công ty tái bảohiểm của Đức Các giới tư bản độc quyền đã lấy vốn và quĩ tiền tệ bảo hiểm của các

Trang 9

công ty bảo hiểm và tái bảo hiểm để chi tiêu trong chiến tranh Chính vì vậy mà đếncuối giai đoạn này thị trường tái bảo hiểm thế giới bị trầm lắng hẳn.

1.3.3 Giai đoạn từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay.

Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc năm 1945 với thắng lợi thuộc về Hồngquân Liên Xô và các nước đồng minh Cục diện thế giới thay đổi: hệ thống xã hộichủ nghĩa ra đời, phong trào giải phóng dân tộc của nhiều nước thuộc địa giànhthắng lợi, chủ nghĩa đế quốc lâm vào cuộc khủng hoảng kinh tế mới…Tất cả đã tácđộng sâu sắc đến nền kinh tế nói chung, ngành bảo hiểm – tái bảo hiểm nói riêng.Sự kiện này đã ảnh hưởng lớn đến chiều hướng phát triển của tái bảo hiểm quốc tế.Các nước xã hội chủ nghĩa đã thực hiện nhiều biện pháp mang tính độc quyền về táibảo hiểm và hạn chế quan hệ với thị trường tái bảo hiểm tư bản chủ nghĩa.

Tuy nhiên cùng với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật mà qui mô sản xuấtkinh doanh ngày càng được mở rộng và những tài sản có giá trị lớn ngày càng tăng.Những bất đồng trong chiến tranh ngày càng được đẩy lùi vào quá khứ làm choquan hệ quốc tế phát triển nhanh chóng và mang tính toàn cầu Xã hội phát triển,nhiều ngành nghề mới ra đời nhưng cũng tiềm ẩn rất nhiều rủi ro Mặt khác một sốdịch vụ liên quan đến con người có giá cả ngày càng đắt đỏ Đó là những nguyênnhân chính giúp thị trường tái bảo hiểm thế giới giai đoạn này phát triển nhanh nhấtchưa từng thấy.

Đặc trưng chủ yếu của thị trường tái bảo hiểm giai đoạn này là thị trường táibảo hiểm đi theo xu hướng toàn cầu hoá Các công ty tái bảo hiểm của CHLB Đứcđã phục hồi nhanh chóng, sớm khôi phục lại địa vị truyền thống của mình và thiếtlập các mối quan hệ quốc tế rộng rãi Nhiều công ty tái bảo hiểm mới được thànhlập và ngày càng có nhiều công ty bảo hiểm tiến hành đồng thời dịch vụ tái bảohiểm đã khiến cho thị trường tái bảo hiểm trở nên cạnh tranh rất gay gắt Tuy nhiêntổng kết lại có thể thấy năm thị trường lớn nhất trên thế giới là Mỹ, Nhật Bản,CHLB Đức, Anh, Pháp và năm thị trường mới nổi là Trung Quốc, Brazin, Nga, ẤnĐộ và Nam Phi Mặt khác trong giai đoạn này các công ty bảo hiểm gốc và các nhàtái bảo hiểm có quan hệ chặt chẽ theo kiểu song phương và đa phương theo cấpquan hệ Chính phủ Điển hình là sự ra đời của các tập đoàn tái bảo hiểm như Táibảo hiểm Châu Phi, Tái bảo hiểm Châu Á, Tái bảo hiểm Asean…Các tập đoàn nàyvận hành dựa trên cơ sở nhượng bắt buộc hay tự nguyện với nhau giữa các thànhviên Cuối cùng thị trường tái bảo hiểm phát triển đã kéo theo sự phát triển của tấtcả các hình thức và phương pháp tái bảo hiểm đặc biệt là các công ty nhượng luôn

Trang 10

muốn kết hợp nhiều phương pháp tái bảo hiểm với nhau để thực hiện phân tán rủi ronhanh hơn, giúp ổn định hơn trong hoạt động kinh doanh.

2 Các hình thức tái bảo hiểm

2.1 Tái bảo hiểm tuỳ ý lựa chọn

Đây là hình thức tái bảo hiểm đơn giản và cổ điển nhất Theo hình thức nàycông ty nhượng có toàn quyền lựa chọn rủi ro cần phải tái bảo hiểm và ngược lạinhà tái bảo hiểm có quyền chấp nhận hay từ chối rủi ro đó Thông thường mỗi loạirủi ro đem tái đi hoặc chấp nhận có thể hình thành một hợp đồng tái bảo hiểm táchbiệt.

a Thủ tục tiến hành khi tái bảo hiểm theo hình thức này bao gồm các bước:

Trước hết công ty nhượng thông báo cho nhà tái bảo hiểm một dịch vụ bảohiểm nào đó với các rủi ro có liên quan dưới hình thức là phiếu đề nghị có đầy đủthông tin về số tiền bảo hiểm, phí bảo hiểm, phần giữ lại của công ty nhượng, thủtục phí tái bảo hiểm…

Khi nhận được phiếu này, nhà tái bảo hiểm nghiên cứu, xem xét và có toànquyền lựa chọn nhận toàn bộ hay một phần tỷ lệ nào đó trên cơ sở rủi ro được đềnghị Nếu chấp nhận, nhà tái bảo hiểm sẽ xác nhận phần tham gia của mình bằngcách ghi trực tiếp vào phiếu đề nghị và gửi lại cho công ty nhượng Tuy nhiên trướckhi chính thức chấp nhận hay từ chối, nhà tái bảo hiểm có thể yêu cầu biết thêm chitiết khác để đánh giá rủi ro mà mình sẽ nhận như bản sao hợp đồng bảo hiểm gốc,hoặc những chi tiết về định giá phí bảo hiểm…Và chỉ khi nào nhận được thông báochấp nhận của nhà tái bảo hiểm thì dịch vụ tái bảo hiểm theo hình thức tuỳ ý lựachọn mới coi như hoàn thành, trừ trường hợp có sự thoả thuận khác giữa hai bên.Dịch vụ tái bảo hiểm này cũng sẽ tự động chấm dứt hiệu lực nếu đến ngày mãn hạncủa hợp đồng bảo hiểm gốc mà không có sự tái tục hợp đồng; tuy nhiên dù hợpđồng bảo hiểm gốc có tái lập thì cũng không có nghĩa là nhà tái bảo hiểm buộc phảitiếp tục nhận hợp đồng tái bảo hiểm cho thời hạn kế tiếp, mà họ có quyền lựa chọnnhận hoặc từ chối không tham gia tiếp nữa, trừ trường hợp có những giao kết nàokhác.

b Ưu điểm của hình thức này là:

- Giúp công ty nhượng đặc biệt là những công ty mới thành lập còn non trẻvà ít kinh nghiệm có thể yên tâm trong việc nhận bảo hiểm cho những đơn vị rủi rocó giá trị lớn, vượt quá khả năng tài chính của họ

Trang 11

- Giúp công ty nhượng cân đối được khả năng tài chính của mình bởi vì họrất chủ động tái đi những đơn vị rủi ro cần thiết, chủ động xác định mức giữ lại hợplý.

- Tái bảo hiểm tuỳ ý lựa chọn giúp cho công ty nhượng nhận những loại rủiro mà có thể không được chấp nhận trong các hợp đồng tái bảo hiểm bắt buộctruyền thống của mình chẳng hạn như rủi ro về động đất, đình công, bạo loạn…

- Tạo điều kiện cho công ty nhượng có thể cải thiện vận may rủi trong việcđạt được những lợi ích tối đa theo các điều kiện qui định trong các hợp đồng tái bảohiểm của họ (như điều kiện về chia lãi, thục tục phí tái bảo hiểm theo thang luỹ tiến,thủ tục phí tái bảo hiểm theo lãi…) Bên cạnh đó, vận may rủi được chia sẻ giữa cácbên là hoàn toàn khách quan, không gò ép bởi vậy tạo điều kiện quan hệ lâu dàigiữa công ty nhượng và tái bảo hiểm.

c Nhược điểm của hình thức tái bảo hiểm tuỳ ý lựa chọn:

- Do tiết lộ thông tin nên các nhà tái bảo hiểm có thể biết được chiến lượccũng như mục tiêu kinh doanh, ý đồ của công ty nhượng Điều này tạo sự bất lợitrong kinh doanh.

- Công ty nhượng không có sự đảm bảo chắc chắn của thị trường tái bảohiểm cho một rủi ro nào đó nhất là rủi ro có giá trị lớn Do đó công ty nhượng cóthể sẽ mất cơ hội tranh thủ bảo hiểm hoặc không có khả năng để nhận bảo hiểm chorủi ro có giá trị lớn, hay ít nhất cũng làm cho công ty nhượng mất uy tín vì sự chậmtrễ trả lời người được bảo hiểm.

- Chi phí hành chính thủ tục giấy tờ tốn kém do phải thường xuyên đàm phántái lập lại hợp đồng trước khi quyết định ký kết hợp đồng bảo hiểm gốc với kháchhàng làm ảnh hưởng đến lợi nhuận kinh doanh.

- Trong nhiều trường hợp hình thức tái bảo hiểm này chỉ được thực hiện vớimức phí cao hơn mức phí gốc hoặc buộc phải giảm bớt thủ tục phí tái bảo hiểm.Ngoài ra khi thị trường tái bảo hiểm thế giới cung cầu đã bão hoà hay khả năng tiếpnhận rủi ro của thị trường đã gần đạt tới mức tối đa, dày đặc…thì tái bảo hiểm theohình thức này sẽ rất bị hạn chế.

Do những ưu và nhược điểm trên, hình thức tái bảo hiểm tuỳ ý lựa chọnthường được áp dụng trong những trường hợp sau:

+ Phát sinh các dịch vụ lớn, vượt khỏi giới hạn khống chế bởi hợp đồng nhậntái bảo hiểm cố định do đó cần thiết phải thu xếp tái bảo hiểm cho phần vượt quánày.

Trang 12

+ Tái bảo hiểm tạm thời cho phép công ty bảo hiểm gốc nhận những dịch vụnằm ngoài phạm vi khai thác thông thường theo yêu cầu đặc biệt của khách hàng.

+ Có những trường hợp người được bảo hiểm gốc không hiểu biết đầy đủ vềmột loại rủi ro nào đó và phải yêu cầu người nhận tái giúp đỡ Khi đó người nhậntái sẽ là người xác định mức phí, các điều khoản…

2.2 Tái bảo hiểm bắt buộc

Theo hình thức này công ty nhượng và các nhà tái bảo hiểm bắt buộc phảithoả thuận với nhau từ trước là công ty nhượng buộc phải tái đi cho nhà tái bảohiểm tất cả các đơn vị rủi ro bảo hiểm gốc với hạn mức số tiền bảo hiểm hoặc sốtiền bồi thường nhất định Ngược lại, nhà tái bảo hiểm cũng phải buộc mình chấpnhận toàn bộ những đơn vị rủi ro đó.

b Ưu điểm của hình thức tái bảo hiểm bắt buộc:

- Giúp công ty nhượng chủ động chấp nhận, định phí bảo hiểm cho rủi ro bảohiểm gốc mà không phải mất thời gian tham khảo ý kiến của nhà tái bảo hiểm, dođó hợp đồng bảo hiểm sẽ nhanh chóng được ký kết.

- Việc nhận tái bảo hiểm theo hợp đồng cố định cho phép công ty tái bảohiểm nhận được nhiều dịch vụ hơn so với việc nhận từng hợp đồng tạm thời đơn lẻ.Nhà tái bảo hiểm có điều kiện thu được số phí lớn, phù hợp với nguyên tắc “Quyluật số đông” giúp họ đẩy mạnh tiến bộ kỹ thuật của ngành bảo hiểm bằng việc chấpnhận rủi ro mới.

- Thủ tục kí kết hợp đồng trong hình thức tái bảo hiểm này được tiến hànhnhanh chóng, tiết kiệm được chi phí, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh củacác công ty bảo hiểm.

c Nhược điểm:

Trang 13

- Đối với công ty nhượng còn non trẻ, mới thành lập, khả năng tài chính cònyếu kém, bao giờ cũng gặp nhiều bất lợi khi thoả thuận Mặt khác khi tái bảo hiểmtheo hình thức này, công ty nhượng phải đem tái đi mọi đơn vị rủi ro ngay cả đốivới những đơn vị rủi ro có số tiền bảo hiểm nhỏ nằm trong khả năng tài chính chophép.

- Nếu công ty nhượng thiếu kinh nghiệm, đặc biệt sơ suất trong việc ký kếthợp đồng bảo hiểm gốc thì hậu quả đối với các nhà tái bảo hiểm rất khó lường trướcđược.

Chính từ những ưu nhược điểm trên mà trong thực tế, hình thức tái bảo hiểmcố định được áp dụng rất phổ biến trong nhiều loại nghiệp vụ bảo hiểm khác nhaunhư trong bảo hiểm cháy, bảo hiểm hàng không.

2.3 Tái bảo hiểm lựa chọn - bắt buộc (Tái bảo hiểm để ngỏ)

Theo hình thức này, công ty nhượng không bắt buộc phải nhượng tất cả dịchvụ mình có, ngược lại nhà tái bảo hiểm buộc phải chấp nhận các dịch vụ mà công tynhượng tái cho.

- Do nhà tái bảo hiểm buộc phải chấp nhận các dịch vụ mà công ty nhượngtái cho nên công ty nhượng luôn có sự đảm bảo chắc chắn trong thu xếp tái bảohiểm với chi phí ít tốn kém.

- Mặt khác, nhà tái bảo hiểm cũng có điều kiện tăng thu nhập từ nguồn phínhận tái bảo hiểm lớn.

Trang 14

- Nếu công ty nhượng gặp phải nhà tái bảo hiểm mà hoạt động kinh doanhcủa họ đang trong giai đoạn khó khăn hoặc thị trường tái bảo hiểm cung vượt quácầu thì mức phí cũng như hoa hồng tái bảo hiểm phải thoả thuận lại, do đó phần nàocũng ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của công ty nhượng.

3 Các phương thức tái bảo hiểm

3.1 Tái bảo hiểm theo tỷ lệ

Tái bảo hiểm theo tỷ lệ là phương pháp tái bảo hiểm mà trong đó trách nhiệmcủa công ty nhượng và các nhà tái bảo hiểm đối với các đơn vị rủi ro được bảo hiểmsẽ phân bổ theo theo tỷ lệ giữa các bên tham gia so với số tiền bảo hiểm.

Đặc điểm của phương pháp tái này là đơn giản, dễ hiểu, dễ tính toán vì quĩbảo hiểm và số tiền bồi thường đều được chia sẻ theo tỷ lệ mà các bên đã cam kếttrên cơ sở số tiền bảo hiểm Ngoài ra tái bảo hiểm theo tỷ lệ rất phù hợp với cáccông ty bảo hiểm còn non trẻ, mới thành lập Tuy nhiên thủ tục phí hay hoa hồngđôi khi rất khó thống nhất giữa các bên tham gia hợp đồng Có hai phương pháp cơbản là: tái bảo hiểm số thành ( phân ngạch) và tái bảo hiểm mức dôi (thặng dư vốn).

3.1.1 Tái bảo hiểm số thành:

Theo phương pháp này, công ty nhượng giữ lại cho mình một tỷ lệ nhất địnhso với số tiền bảo hiểm, phần còn lại đem tái đi Chính vì vậy, phí bảo hiểm và sốtiền bồi thường cũng được phân bổ giữa các bên theo tỷ lệ tương ứng.

Trang 15

- Trong tái bảo hiểm số thành các bên tham gia hợp đồng cũng có thể đưa ramột giới hạn nhất định Căn cứ vào giới hạn này buộc công ty nhượng phải tìmkiếm những bạn hàng mới.

- Thủ tục phí tái bảo hiểm (hoa hồng tái bảo hiểm) của dạng này là cao nhất.c Nhược điểm:

- Vì tất cả các đơn vị rủi ro đều đem tái đi nên công ty nhượng không giữ lạicho mình những đơn vị rủi ro có số tiền bảo hiểm mà khả năng tài chính của mìnhhoàn toàn cho phép Do đó ít nhiều ảnh hưởng đến lợi nhuận và doanh thu của côngty nhượng.

- Mức độ biến thiên của số tiền bảo hiểm và số tiền bồi thường đôi khi côngty nhượng không lường trước được.

d Trường hợp áp dụng: từ những ưu nhược điểm trên phương pháp tái bảo hiểmnày thường được áp dụng trong những trường hợp sau:

- Khi công ty nhượng mới bắt đầu triển khai một nghiệp vụ mà họ chưa cókinh nghiệm, thiếu thông tin thống kê và khả năng phân tích tiến triển của loạinghiệp vụ đó.

- Khi công ty nhượng có ý đồ thu xếp tái bảo hiểm dưới hình thức trao đổicác dịch vụ với nhau để tạo ra những mối quan hệ đầu tiên.

- Đối với những loại nghiệp vụ bảo hiểm mà công ty nhượng gặp nhiều khókhăn trong phân định rủi ro và đơn vị rủi ro (đặc biệt là trong bảo hiểm nông nghiệpvà bảo hiểm kỹ thuật).

- Nhằm mục đích giảm nhẽ khả năng nguy hiểm cho công ty nhượng đối vớinhững hợp đồng bảo hiểm cho rủi ro thiên tai.

- Đối với những nghiệp vụ bảo hiểm mà phạm vi hoạt động và qui mô củatổn thất không chắc chắn mặc dù các nhà bảo hiểm đã giới hạn trách nhiệm củamình.

Trang 16

- Thường được áp dụng trong các nhóm liên doanh giữa các công ty bảohiểm với nhau hoặc dưới hình thức chuyển nhượng tái bảo hiểm.

3.1.2 Tái bảo hiểm mức dôi

Theo phương pháp này, công ty nhượng giữ lại cho mình một số tiền bảohiểm nhất định, phần còn lại đem tái đi cho công ty khác Bởi vậy phí bảo hiểm vàsố tiền bồi thường (nếu có) cũng được phân bổ theo tỷ lệ mỗi bên đảm nhiệm.a Đặc điểm:

- Không phải đơn vị rủi ro nào cũng phải đem tái đi, mà chỉ tái đi những đơnvị rủi ro có số tiền bảo hiểm vượt quá mức giữ lại Và mức giữ lại được xác địnhdựa trên khả năng tài chính của công ty nhượng, xác suất rủi ro đối với nghiệp vụnày trong những năm trước đó, mức lãi suất thu được của công ty nhượng và tìnhhình kiểm soát rủi ro về nghiệp vụ đó.

- Mức giữ lại tối đa trên mỗi đơn vị rủi ro thường là bằng nhau nên công tynhượng luôn luôn khống chế được hạn mức trách nhiệm của mình một cách chắcchắn.

- Tuy nhiên trong điều kiện ngày nay, đối tượng tham gia bảo hiểm thườngcó số tiền rất lớn và rất khác nhau trên mỗi đơn vị rủi ro Bởi vậy nếu áp dụngphương pháp mức dôi thì số tiền còn dư thừa trên mỗi đơn vị rủi ro là không thểtránh khỏi Để xử lý vấn đề này nhìn chung các công ty nhượng trên thế giới thườngcó 3 cách: Thứ nhất có thể tiến hành đàm phán lại, nếu các nhà tái bảo hiểm chấpnhận chúng ta lại phân bổ tiếp lần hai, lần ba…cho đến hết Trường hợp các nhà táibảo hiểm không đồng ý, số tiền bảo hiểm dư thừa sẽ quay về công ty nhượng chịutrách nhiệm toàn bộ Ngoài ra để an toàn hơn, công ty nhượng có thể mở một hợpđồng tạm thời (hợp đồng để ngỏ).

b Ưu điểm:

- Phương pháp này khá đơn giản và dễ hiểu.

- Công ty nhượng thường phát huy tối đa khả năng tài chính của mình do cóthể giữ lại cho mình những đơn vị rủi ro có số tiền bảo hiểm nằm trong khả năng tàichính cho phép.

- Mặc dù là một trong những phương pháp tái bảo hiểm cổ điển nhưng lại rấtphù hợp với tất cả loại hình công ty bảo hiểm từ những công ty còn non trẻ đếnnhững công ty đã kinh doanh được nhiều năm.

c Nhược điểm:

- Nhìn chung chi phí quản lý tốn kém hơn so với phương pháp số thành.

Trang 17

- Những tổn thất nhỏ phần lớn rơi vào công ty nhượng phải gánh vác.

- Đối với những nghiệp vụ bảo hiểm mà sự biến thiên về số tiền bảo hiểm, sốtiền bồi thường quá lớn thì áp dụng phương pháp mức dôi sẽ có nhiều hạn chế rơivào công ty nhượng.

d Trường hợp áp dụng:

Thông thường phương pháp này thường được áp dụng đối với các nghiệp vụbảo hiểm hoả hoạn và rủi ro đặc biệt liên quan, bảo hiểm tai nạn thân thể và bảohiểm nhân thọ…vì số tiền bồi thường, số tiền bảo hiểm biến thiên không quá lớn.

3.1.3 Tái bảo hiểm kết hợp số thành - mức dôi

Thực chất đây không phải là phương pháp tái bảo hiểm thuần tuý theo tỉ lệmà là sự kết hợp giữa hai phương pháp với mục đích là nhằm phân tán rủi ro nhanhhơn,giúp công ty nhượng dễ dàng kí kết hợp đồng hơn, phù hợp với nhu cầu thựctiễn của ngành bảo hiểm là đối tượng tham gia bảo hiểm có số tiền bảo hiểm ngàycàng lớn và rất đa dạng, mức độ biến thiên của từng nghiệp vụ ngày càng tăng Xét về mặt kỹ thuật, phải phân bổ theo hợp đồng số thành trước sau đó mớiphân bổ theo hợp đồng mức dôi Nếu số tiền bảo hiểm còn dư thừa, nhìn chung đềuquay về công ty nhượng gánh vác toàn bộ trừ trường hợp công ty nhượng tìm đượcmột đối tác mới tin cậy và kí kết với họ những hợp đồng tạm thời.

Ưu điểm của phương pháp tái bảo hiểm kết hợp số thành, mức dôi là giúpcông ty nhượng đảm bảo khả năng gia tăng về nhận trách nhiệm bảo hiểm chokhách hàng một cách tự do mà không ảnh hưởng đến mức giữ lại của bản thânmình Bên cạnh đó cũng giúp công ty nhượng kinh doanh ổn định hơn, đặc biệt làquan hệ trên thị trường tái bảo hiểm rộng lớn để từ đó học tập kinh nghiệm của họ.

Tuy nhiên nhược điểm của phương pháp này là chi phí hành chính tốn kém,phức tạp hơn so với những hợp đồng thuần tuý Hơn nữa, hoa hồng công ty nhượngthu được từ hợp đồng mức dôi thường thấp hơn so với hợp đồng số thành trongdạng kết hợp này và so với hợp đồng mức dôi thuần tuý Ngoài ra phần đem tái bảohiểm cho hợp đồng mức dôi bao giờ cũng phải có bảng thông báo cụ thể.

Trong thực tế phương pháp kết hợp này thường được áp dụng trong cácnghiệp vụ bảo hiểm như hoả hoạn, xây dựng lắp đặt, thân tàu, hàng hóa, bảo hiểmtai nạn và sức khoẻ.

3.2 Tái bảo hiểm phi tỷ lệ

Khái niệm: Tái bảo hiểm phi tỷ lệ là phương pháp tái bảo hiểm mà trong đó

công ty nhượng ấn định một giới hạn bồi thường bằng một số tiền mà họ có thể tự

Trang 18

gánh chịu cho những tổn thất là hậu quả của những rủi ro được bảo hiểm, phần tổnthất vượt quá giới hạn đó được chuyển cho các nhà tái bảo hiểm gánh chịu.

- Tái bảo hiểm phi tỷ lệ cũng có hai phương pháp cơ bản là tái bảo hiểm vượtmức bồi thường và tái bảo hiểm vượt tỷ lệ bồi thường.

3.2.1 Tái bảo hiểm vượt mức bồi thường

Theo phương pháp này, công ty nhượng giữ lại cho mình một số tiền bồithường nhất định, phần vượt quá đem tái đi cho các công ty khác Mối quan hệ giữacác công ty ở đây liên quan trực tiếp tới mức tự bồi thường của công ty nhượng củacông ty nhượng và các mức giới hạn trách nhiệm của các nhà tái bảo hiểm Nếu sốtiền tái đi quá nhiều, công ty nhượng phải quan hệ với nhiều đối tác cùng một lúc.Khi đó các nhà tái bảo hiểm phải được sắp xếp theo trật tự các lớp rất nghiêm ngặt.

Trình tự thu xếp tái bảo hiểm vượt mức bồi thường: Công ty nhượng sau khiký kết hợp đồng bảo hiểm gốc với người được bảo hiểm sẽ tìm kiếm nhà nhận táiphần trách nhiệm bồi thường vượt quá mức giữ lại của mình Nếu như có nhiềungười nhận tái tham dự hợp đồng, trách nhiệm của những nhà nhận tái cũng đượcxếp thành các lớp Các lớp chính là mức nhận của mỗi nhà tái bảo hiểm, tương tựnhư trong tái bảo hiểm mức dôi, trách nhiệm bồi thường của các nhà nhận tái bảocũng được xếp theo thứ tự lần lượt Các nhà nhận tái của lớp sau chỉ bồi thường nếuthiệt hại phải bồi thường vẫn tồn tại khi người nhận lớp trước đã hoàn thành tráchnhiệm của mình.

Chính vì vậy đặc điểm cơ bản của phương pháp tái bảo hiểm vượt mức bồithường là:

Trang 19

Thứ nhất, quan hệ giữa các bên phải theo một trật nhất định không đượcthay đổi và mức bồi thường cao nhất của mỗi bên là cố định.

Thứ hai, mối quan hệ giữa công ty bảo hiểm gốc và các nhà nhận tái bảohiểm theo phương pháp này chỉ thông qua số tiền bồi thường, không qua số tiền bảohiểm.

Thứ ba, phí tái bảo hiểm được tính toán trên cơ sở hạn mức trách nhiệm màmỗi bên đảm nhận, xác suất rủi ro liên quan đến từng bên, thời điểm kí kết hợpđồng và thời hạn của hợp đồng liên quan đến từng nghiệp vụ bảo hiểm.

Thứ tư, công ty tái bảo hiểm thuộc lớp nào thì khi tổn thất xảy ra sẽ bồithường theo lớp đó Vì vậy các khoản phí tạm giữ, các khoản bồi thường tạm giữ,trả ngay… hoàn toàn do sự thoả thuận giữa công ty nhượng với các lớp.

Chính vì vậy, trong phương pháp tái bảo hiểm này, công ty nhượng ngay từđầu năm nghiệp vụ phải đặt cọc cho các nhà tái bảo hiểm một số tiền nhất định gọilà phí đặt cọc Về cơ bản phí đặt cọc được tính toán dựa vào những cơ sở nói trên.Nếu năm đó tổn thất không xảy ra công ty nhượng cũng không có quyền đòi lại sốphí đặt cọc này Ngược lại, nếu tổn thất xảy ra quá lớn, có thể hai bên phải tính toánthêm một mức phí điều chỉnh để đảm bảo hài hoà lợi ích giữa các bên Cũng theophương pháp này, các nhà tái bảo hiểm có thể đưa ra giới hạn nhất định hoặc vôhạn Trong trường hợp này công ty nhượng phải ứng xử như sau: trước hết phải tìmhiểu kỹ lưỡng khả năng tài chính của nhà tái bảo hiểm Ngoài ra cũng phải tìm hiểumối quan hệ của nhà tái bảo hiểm này với các công ty bảo hiểm, các thị trường bảohiểm khác Cuối cùng là xem xét tình hình bồi thường của công ty này liên quanđến nghiệp vụ tái bảo hiểm của một số năm trước đó cũng như tiến độ bồi thườngcủa công ty này nói chung.

Thứ năm, công ty nhượng khi đàm phán kí kết hợp đồng với các nhà tái bảohiểm cần phải xét đến thế mạnh của mỗi nhà tái bảo hiểm theo từng nghiệp vụ Vìthế mạnh của họ giúp công ty nhượng học hỏi kinh nghiệm về đánh giá và tính toánsố tiền đặt cọc, quản lý rủi ro và mối quan hệ trên thị trường bảo hiểm nói chung.

Thứ sáu, phí tái bảo hiểm vượt mức bồi thường thường được chia làm haiphần: phí đặt cọc và phí điều chỉnh.

Phí đặt cọc là phần phí cơ bản nhất, được xác định trên cơ sở là tổng số tiềntổn thất trong một số năm nào đó và tổng số phí thu được trong các năm đó của từngnghiệp vụ riêng biệt Bộ phận này thực chất chính là phí thuần

Trang 20

Tỉ lệ phí thuần : Tổng số tổn thất trong một số năm T=

Tổng số phí thu được

Phí điều chỉnh được xác định nhằm hài hoà lợi ích giữa các bên tham gia hợpđồng; tính đến độ an toàn của các bên một cách hợp lý; giúp các bên xây dựngphương án, kế hoạch về chi phí môi giới, chi phí quản lý vì những khoản này trongthực tế đôi khi rất lớn Kết hợp cả phí thuần và phí điều chỉnh các bên sẽ xây dựngđược phương án tính phí hoàn chỉnh.

Tuy nhiên trong thực tế để đơn giản hoá, người ta tính tỉ lệ biến động nhưsau:

Tổng số tổn thất trong một số năm 100Tỉ lệ biến động = * Tổng số phí thu được 80

Tỉ lệ biến động thường được áp dụng trong những trường hợp như tổn thấtxảy ra trong năm nghiệp vụ là quá lớn so với tổn thất dự kiến ban đầu; khi tỉ lệ giữlại, số tiền bảo hiểm, số tiền bồi thường giữ lại của công ty nhượng rất nhỏ, còn củacác nhà tái bảo hiểm đảm nhận rất lớn hoặc những trường hợp đột xuất như thảmhoạ, thiên tai, tai nạn thảm khốc mà các nhà tái bảo hiểm của các nước kiến nghị đềxuất.

Tái bảo hiểm vượt mức bồi thường gồm:

a Tái bảo hiểm vượt mức bồi thường cho mỗi đơn vị rủi ro

Là một dạng tái bảo hiểm phi tỷ lệ trong đó mức tự bồi thường của công tynhượng được ấn định sao cho khi một số nghiệp vụ tổn thất xảy ra thì nhà tái bảohiểm vẫn phải chịu trách nhiệm bồi thường Loại này được áp dụng trên cơ sở từngđơn vị rủi ro và cũng chia làm hai hình thức:

Đảm bảo nghiệp vụ không hạn mức: Hợp đồng được áp dụng cho từng đơnvị rủi ro bảo hiểm gốc hay không hạn chế số vụ cũng như tổng số tiền bồi thườngcho các tổn thất, chúng đều được nhà nhận tái bảo hiểm đảm bảo bằng hợp đồng táibảo hiểm Tuy nhiên phạm vi áp dụng cho loại hình này tương đối hẹp vì nó khôngcó giới hạn trên cho trách nhiệm của nhà tái bảo hiểm và mức phí tái bảo hiểm phảirất cao.

Đảm bảo nghiệp vụ có hạn mức từng sự cố: Là loại “đảm bảo nghiệp vụ” bổsung cho loại trên, trong đó quy định trách nhiệm tối đa cho nhà tái bảo hiểm trong

Trang 21

trường hợp tổn thất nặng nề hay quá nhiều rủi ro xảy ra dẫn đến giá trị bồi thườnglớn

Tái bảo hiểm vượt mức bồi thường đảm bảo nghiệp vụ thường được sử dụngtrong các nghiệp vụ bảo hiểm tài sản như bảo hiểm hàng hải, bảo hiểm hàng hóa vàbảo hiểm hàng tàu kết hợp.

b Tái bảo hiểm vượt mức bồi thường cho thảm hoạ

Là dạng tái bảo hiểm phi tỷ lệ để bảo vệ cho công ty nhượng tránh đượcnhững trường hợp tổn thất quá mức bình thường đối với những sự cố nằm ngoài khảnăng kiểm soát bảo hiểm thông thường Mục đích trước hết của loại đảm bảo này làbảo vệ đối với sự tích tụ hay kết gộp nhiều tổn thất xảy ra từ cùng một sự cố hay sựviệc có tính chất thật khốc liệt.

Điểm tính mức bồi thường mà xuất phát từ đó các nhà tái bảo hiểm chịutrách nhiệm có thể thay đổi tuỳ thuộc một phần vào thực lực tài chính về mức tự bồithường của công ty nhượng, nhưng thông thường loại tái bảo hiểm này dùng để bảovệ trong trường hợp sự cố xảy ra có liên quan từ hai đơn vị rủi ro được bảo hiểm trởlên Trên thị trường bảo hiểm và tái bảo hiểm thế giới, dạng tái bảo hiểm này đượcsử dụng rất rộng rãi trong tất cả các loại nghiệp vụ bảo hiểm.

Các tổn thất mang tính thảm hoạ có thể là rủi ro thiên tai như động đất, sóngthần, lũ lụt hoặc thiên tai của nhiều xe ô tô cùng một vụ hay hai tàu cùng được bảohiểm đâm nhau Trong một số trường hợp đó là những tổn thất của một sự cố cóliên quan đến nhiều loại nghiệp vụ bảo hiểm khác nhau do cùng một công ty bảohiểm đảm nhận.

3.2.2 Tái bảo hiểm vượt tỷ lệ bồi thường

Theo phương pháp này, nhà tái bảo hiểm chỉ có trách nhiệm bồi thườngtrong trường hợp kết quả toàn bộ nghiệp vụ của công ty nhượng có tỷ lệ bồi thườngvượt quá tỷ lệ ấn định trước Tỷ lệ ấn định trước về cơ bản do công ty nhượng tự ấnđịnh Tuy nhiên cũng có nhiều trường hợp do hai bên tự thoả thuận trước Và thôngthường tỷ lệ này được xác định trên cơ sở doanh thu phí hàng năm của công ty bảohiểm gốc, tình hình tổn thất của loại hình nghiệp vụ được bảo vệ, hoa hồng và cácchi phí khác.

Đối với hình thức này, việc phân chia trách nhiệm bồi thường giữa ngườinhận và nhượng tái được xác định trên một tỷ lệ nhất định giữa tổng số tiền bồithường và tổng số phí gốc thực thu (tính cho cả năm nghiệp vụ) Trên cơ sở này,người nhượng sẽ chịu trách nhiệm bồi thường trong phạm vi một tỷ lệ bồi thường

Trang 22

nhất định Nhà tái bảo hiểm cũng sẽ nhận trách nhiệm bồi thường theo tỷ lệ tươngtự nhiều hay ít phụ thuộc vào sự thoả thuận giữa hai bên Nếu trong năm nghiệp vụthiệt hại thuộc trách nhiệm bảo hiểm xảy ra nhiều, tỷ lệ bồi thường trên phí bảohiểm gốc lớn hơn tỷ lệ mà người người nhượng giữ lại cho mình thì nhà tái bảohiểm sẽ phải chịu trách nhiệm.

Mục đích của dạng tái bảo hiểm này là bảo vệ công ty nhượng trước nhữngsự cố hoặc thảm hoạ xảy ra trong một thời gian ngắn nào đó bất luận do nguyênnhân gì Khoảng thời gian hai bên thoả thuận thường nhỏ hơn một năm, còn tỉ lệ bồithường bằng tỷ lệ phần trăm giữa số tiền tổn thất phải bồi thường và số phí bảohiểm thu được hoặc cũng có thể biểu thị bằng một mức tiền ấn định nào đó Hoặc cómột số trường hợp giới hạn trách nhiệm của nhà tái bảo hiểm vừa bằng số tuyệt đốivừa bằng số tương đối.

Sử dụng hình thức tái bảo hiểm vượt tỷ lệ bồi thường, những nhà bảo hiểmgốc có thể giữ cho kết quả tài chính của năm nghiệp vụ được ổn định ở mức độ cầnthiết Tuy nhiên, hạn chế của tái bảo hiểm vượt tỷ lệ bồi thường là ở chỗ khi ápdụng hình thức này người nhận tái có thể phải gánh chịu toàn bộ sai sót của ngườibảo hiểm gốc khi đánh giá, chấp nhận, quản lý rủi ro và định phí bảo hiểm gốc.

Phí tái bảo hiểm là một trong những yếu tố then chốt của hợp đồng tái bảohiểm Nếu tính phí quá cao so với thực tế, công ty bảo hiểm gốc sẽ bị thiệt hại về tàichính Ngược lại, nếu tính phí quá thấp sẽ khó thu xếp hợp đồng tái bảo hiểm.Chính vì vậy mà khi tính phí tái bảo hiểm ở đây cần căn cứ vào tài liệu thống kê củamột số năm trước đó (thường là năm năm) và cũng cần tính đến hệ số an toàn Tuynhiên do tính toán phức tạp hơn mà trong thực tế phương pháp này rất ít khi đượcáp dụng.

3.2.3 Tái bảo hiểm kết hợp:

Có một điều không thể phủ nhận rằng thị trường tái bảo hiểm đang ngày mộtphát triển hơn trước rất nhiều Các công ty nhượng cũng như những công ty tái bảohiểm không chỉ dừng lại ở một phương pháp tái bảo hiểm thuần tuý là số thành hayvượt mức bồi thường…Để đảm bảo kinh doanh an toàn trong điều kiện tổn thất diễnbiến ngày một thất thường và đối tượng tham gia bảo hiểm có giá trị ngày càngcao…các công ty bảo hiểm đã sử dụng các phương thức tái bảo hiểm kết hợp nhằmđem lại hiệu quả cao hơn và an toàn hơn.

Trang 23

a Tái bảo hiểm kết hợp số thành - vượt mức bồi thường

Theo phương pháp này nhà tái bảo hiểm vượt mức bồi thường bảo vệ chocông ty nhượng hoặc công ty tái bảo hiểm số thành Việc phân chia trách nhiệmgiữa các bên cũng được phân bổ theo tỷ lệ đảm nhận mỗi bên trong hợp đồng theophương pháp số thành Sau đó nhà tái bảo hiểm vượt mức bồi thường sẽ chịu tráchnhiệm trong hạn mức trách nhiệm của họ đối với công ty mà họ bảo vệ Nhà tái bảohiểm vượt mức bồi thường bảo vệ cho công ty nào thì đầu năm công ty đó phải đặtcọc cho nó Nếu năm đó tổn thất không xảy ra thì công ty đó cũng được đòi lại phíđặt cọc này Nó là lãi của tái bảo hiểm vượt mức bồi thường.

b Tái bảo hiểm kết hợp mức dôi - vượt mức bồi thường

Theo phương pháp này phải tiến hành phân bổ số tiền bảo hiểm cho hợpđồng mức dôi Khi tổn thất xảy ra, tái bảo hiểm vượt mức bồi thường sẽ bảo vệ chocông ty nhượng hoặc công ty tái bảo hiểm mức dôi trong hạn mức trách nhiệm củahọ Nhà tái bảo hiểm vượt mức bồi thường bảo vệ cho công ty nào thì đầu năm côngty đó phải đặt cọc cho họ.

4 Hợp đồng tái bảo hiểm

Khái niệm: Hợp đồng tái bảo hiểm là thoả thuận được kí kết giữa công ty nhượng

và nhà tái bảo hiểm cam kết bồi thường phần trách nhiệm mà công ty nhượng phảigánh chịu trong hợp đồng khi sự kiện bảo hiểm xảy ra với điều kiện công ty nhượngphải chuyển giao một phần phí bảo hiểm tương ứng với trách nhiệm của nhà tái bảohiểm.

4.1 Các loại hợp đồng tái bảo hiểm

4.1.1 Hợp đồng tái bảo hiểm tạm thời

Nét đặc trưng của tái bảo hiểm tạm thời là không có bất kỳ một sự bắt buộcnào trong việc nhượng và nhận tái Cả hai bên đều có quyền tự do lựa chọn “nhậnhay không” và “nhượng hay không”.

Tái bảo hiểm tạm thời ra đời sớm và được sử dụng rộng rãi trong nhữngtrường hợp như có phát sinh các dịch vụ lớn, vượt khỏi giới hạn trách nhiệm bởihợp đồng cố định; nó cho phép công ty bảo hiểm gốc nhận những dịch vụ nằmngoài phạm vi khai thác thông thường theo yêu cầu đặc biệt của khách hàng hoặckhi nhà bảo hiểm gốc không hiểu biết đầy đủ về một loại rủi ro nào đó và phải yêucầu nhà tái bảo hiểm giúp đỡ

Về mặt thủ tục, đối với mỗi dịch vụ muốn tái đi đều phải có thương lượng.Công ty bảo hiểm gốc cung cấp tất cả những thông tin có liên quan đến dịch vụ tái

Trang 24

thông qua trao đổi hoặc bản đề nghị tái bảo hiểm Người nhận tái có điều kiện xemxét từng rủi ro trước khi quyết định.

4.1.2 Hợp đồng tái bảo hiểm cố định

Nét đặc trưng của loại hợp đồng này là việc nhượng và nhận có tính chất bắtbuộc dựa trên loại nghiệp vụ quy định Trong thời gian hiệu lực của hợp đồng tất cảnhững dịch vụ gốc phát sinh phù hợp với những thoả thuận trong hợp đồng tái đềuđược tự động chuyển vào hợp đồng, không cần có thương lượng gì thêm.

Quan hệ tái bảo hiểm diễn ra theo nguyên tắc tin tưởng tuyệt đối Khi đó nhànhận tái phải hoàn toàn tin tưởng vào mọi quyết định của công ty nhượng trong việcchấp nhận rủi ro, định phí bảo hiểm.

Điểm hạn chế của hợp đồng cố định là với những thoả thuận cố định thì mọisự thay đổi mong muốn về mức giữ lại, giới hạn trách nhiệm…đều cần có sự chấpthuận từ phía bên kia Hơn nữa, nhà nhận tái đôi khi cũng muốn hạn chế phạm vihợp đồng cố định khi phải chấp nhận toàn bộ các dịch vụ có liên quan đến nghiệpvụ tái Do đó vẫn có những dịch vụ nằm ngoài phạm vi bảo hiểm của hợp đồng vànhững quy định cố định trong hợp đồng không phải lúc nào cũng là khuôn mẫu hợplý cho mọi tình huống phát sinh trong thực tế kinh doanh.

4.1.3 Hợp đồng tái bảo hiểm mở

Nét đặc trưng của hợp đồng này là việc nhượng rủi ro của người nhượng làtự nguyện, trong khi việc chấp nhận của người nhận tái lại có tính chất bắt buộc.Nói cách khác, người nhượng có quyền lựa chọn rủi ro và sắp xếp đưa vào các hợpđồng tái bảo hiểm mở đã kí kết, ngược lại người nhận tái buộc phải chấp nhận cácdịch vụ mà người nhượng đưa vào hợp đồng.

Hợp đồng này được sử dụng khi người nhượng muổn giảm bớt những bất lợicủa một hợp đồng cố định Còn phía người nhận, dù có điểm bất lợi nhưng có thể vìmối quan hệ lâu dài, hoặc vì lý do cạnh tranh nên vẫn chấp nhận loại hợp đồng này.

4.2 Nội dung cơ bản của hợp đồng

4.2.1 Hoa hồng tái bảo hiểm - thủ tục phí tái bảo hiểm

a Khái niệm và đặc điểm.

Hoa hồng tái bảo hiểm là khoản tiền mà nhà tái bảo hiểm phải trả cho côngty nhượng khi nhà tái bảo hiểm tham gia nhận hợp đồng tái bảo hiểm với công tynhượng Số tiền này bằng tỷ lệ phần trăm của số phí tái bảo hiểm.

Hoa hồng tái bảo hiểm thường xuất hiện trong các dạng tái bảo hiểm theo tỷlệ, rất hiếm khi xuất hiện trong các dạng tái bảo hiểm phi tỷ lệ Bởi vì với hình thức

Trang 25

tái bảo hiểm theo tỷ lệ, trách nhiệm giữa các bên được phân chia theo số tiền bảohiểm nên thực chất của hợp đồng này là sự “san sẻ” phí bảo hiểm (hoặc phí nhậntái bảo hiểm) của bên công ty nhượng cho các nhà tái bảo hiểm Đổi lại công tynhượng được nhận một khoản gọi là hoa hồng tái bảo hiểm từ các nhà nhận tái bảohiểm này Còn hợp đồng tái bảo hiểm phi tỷ lệ, do phân chia theo số tiền bồi thườngnên thực chất là công ty nhượng đi “mua sự bảo vệ” từ các nhà nhận tái bảo hiểm.Do đó mà công ty nhượng thường không có khoản thu hoa hồng từ công ty nhận táibảo hiểm.

Số tiền hoa hồng mà các nhà tái bảo hiểm trả sẽ giúp cho công ty nhượngđiều hành chi phí bảo hiểm gốc Nên nó rất linh hoạt và phụ thuộc vào nhiều yếu tốnhư tỷ lệ bồi thường của nghiệp vụ đem tái, mức độ lãi của các nhà tái bảo hiểm,cung và cầu trên thị trường tái bảo hiểm cũng như bản thân thị trường tái bảo hiểmcủa từng nước Ngoài ra kết quả thực tế của năm tài chính đối với công ty nhượngcũng ảnh hưởng rất lớn đến tỷ lệ hoa hồng Cụ thể, nếu kết quả thực tế xấu hơn dựkiến công ty nhượng vẫn mong muốn có lãi nhờ hoa hồng Khi đó kết quả của cácnhà tái bảo hiểm là chắc chắn rất xấu và ngược lại.

b Các loại hoa hồng tái bảo hiểm

Thực tế hiện nay trên thế giới người ta đang áp dụng các loại hoa hồng là hoahồng cố định, hoa hồng theo thang luỹ tiến và hoa hồng theo lãi Tất cả các loại hoahồng này đều được áp dụng linh hoạt ở tất cả các thị trường Tuy nhiên áp dụng loạinào vào lúc nào, người ta thường căn cứ vào các yếu tố như phương thức tái bảohiểm, phí tái bảo hiểm trên cơ sở phí bảo hiểm gốc và xem đó là phí toàn phần haycó khấu trừ, trong phí tái bảo hiểm gốc có những qui định đặc biệt hay không, chiphí hành chính quản lý của công ty nhượng cao hay thấp, thống kê kết quả bồithường của các năm nghiệp vụ và kết quả đầu tư phí nhàn rỗi.

Hoa hồng cố định: là một khoản tiền mà nhà tái bảo hiểm phải trả cho côngty nhượng, được tính toán bằng tỷ lệ phần trăm cố định so với phí tái bảo hiểm.

Hoa hồng theo thang luỹ tiến: Cơ sở để xác định loại hoa hồng này là lấy hoahồng cố định làm chuẩn, dựa vào mức tăng giảm tỷ lệ bồi thường trong từng nghiệpvụ, sau đó xây dựng một thang luỹ tiến và thang này được khống chế ở mức tối đa,tối thiểu Theo đó, nếu tỷ lệ bồi thường càng thấp bao nhiêu thì tỷ lệ hoa hồng càngtăng lên bấy nhiêu và ngược lại.

Hoa hồng theo lãi: đây là loại hoa hồng được tính toán phụ thêm cho hoahồng cố định Theo phương pháp này, nhà tái bảo hiểm phải trả thêm cho công ty

Trang 26

nhượng một khoản lợi nhuận nhất định được tính bằng tỷ lệ phần trăm của lợinhuận thực tế mà nhà tái bảo hiểm được hưởng khi kết quả của hợp đồng tái bảohiểm có lãi.

4.2.2 Phí tạm giữ

Phí tạm giữ là một khoản dự phòng riêng giúp cho công ty nhượng có thuậnlợi trong việc giải quyết bồi thường cho nghiệp vụ bảo hiểm gốc trước khi quyếttoán đòi bồi thường của nhà tái bảo hiểm.

Đây chính là một trong những điều kiện theo quy định của một số nước buộccông ty nhượng phải giữ lại một phần phí để dự trữ Tuy nhiên mức phí tạm giữ làbao nhiêu và thời gian tạm giữ là bao lâu còn tuỳ thuộc vào luật lệ của từng nước.Thông thường khoản dự phòng này được tính bằng một tỷ lệ phần trăm cố định củaphí tái bảo hiểm toàn phần ( khoảng 30 – 40 %)

Thời gian giữ lại thường được tính đến khi hợp đồng bảo hiểm kết thúc Tuynhiên cũng có những trường hợp quy định cho đến hết năm nghiệp vụ bảo hiểm

Xác định phí tạm giữ cần xem xét đến mức độ rủi ro của nghiệp vụ bảo hiểmđó, mức độ phức tạp của nghiệp vụ…và thường được áp dụng với những nhà táibảo hiểm có quan hệ lần đầu với công ty nhượng.

4.2.3 Bồi thường tạm giữ

Đây là khoản tiền mà công ty nhượng tính toán trên cơ sở những vụ tổn thấtđã xảy ra nhưng chưa được giải quyết trong năm Khoản tiền này công ty nhượng sẽgiữ lại mà không thanh toán cho người tham gia bảo hiểm vào thời

điểm quyết toán năm tài chính Mục đích là để thanh toán cho các vụ tổn thất trongcác kỳ tiếp theo.

Phần bồi thường tạm giữ cũng phụ thuộc vào 3 yếu tố là khả năng và tiến độbồi thường của các nhà tái bảo hiểm cho công ty nhượng; quy mô mức độ tổn thấtcũng như những dự báo tổn thất cho thời gian còn lại của chu kỳ sau; khả năng tàichính và thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của người tham gia bảo hiểm

4.2.4 Bồi thường trả ngay

Đây là khoản tiền bồi thường mà nhà tái bảo hiểm phải thanh toán ngay chocông ty nhượng Khoản tiền này không dùng để đối trừ trong các kỳ thanh toán màphải thanh toán ngay Thông thường thời gian thanh toán trong vòng 15 ngày từ khinhận được thông báo của công ty nhượng.

Khoản tiền này hoàn toàn phụ thuộc vào các qui định của nội bộ giữa cáccông ty bảo hiểm chứ không lệ thuộc vào pháp luật Tuy nhiên, thông thường cáccông ty nhượng qui định từ 50 – 70 % số tiền bồi thường.

II NĂNG LỰC NHẬN TÁI BẢO HIỂM CỦA DNBH

Trang 27

1 Năng lực nhận tái

Một doanh nghiệp bảo hiểm muốn thu hút các công ty nhượng đến với mình

thì năng lực nhận tái là điều kiện quan trọng nhất Và có thể hiểu năng lực nhận táilà khả năng của một DNBH có thể chấp nhận các đơn vị rủi ro từ phía công tynhượng, tối ưu hoá mức giữ lại trên cơ sở đánh giá rủi ro và tiềm lực của côngty trên thị trường

Trước khi làm thủ tục nhượng tái bảo hiểm, các công ty nhượng tái bảo hiểmđều phải tiến hành một quá trình tìm hiểu kỹ lưỡng về năng lực nhận tái của từngcông ty tái trên thị trường, xem các công ty này có khả năng thanh toán bồi thườngkhi hợp đồng bảo hiểm hay hợp đồng nhận tái bảo hiểm gặp rủi ro gây tổn thất Đâylà điều đương nhiên cần thiết đối với bên nhượng đặc biệt khi họ là công ty bảohiểm gốc Vì ngay cả khi các công ty nhận tái bảo hiểm không thực hiện nghĩa vụcủa mình đối với công ty bảo hiểm gốc vì một lý do nào đó, công ty bảo hiểm gốcvẫn phải chịu trách nhiệm bồi thường đối với người được bảo hiểm, nếu không sẽảnh hưởng đến uy tín của doanh nghiệp trên thị trường.

Theo các tổ chức xếp hạng uy tín trên thế giới đánh giá thì các công tynhận tái bảo hiểm hàng đầu đã được phân loại như sau:

gốc năm 2005(tr.USD)

Xếp hạng củaS&P

Xếp hạng củaAM best

Trang 28

1.1 Khả năng tài chính

Khả năng tài chính của doanh nghiệp bảo hiểm nói chung và doanh nghiệptái bảo hiểm nói riêng đều được nhìn nhận qua chỉ tiêu về vốn và khả năng thanhtoán Tuy nhiên khác với các loại hình doanh nghiệp nói chung là hoạt động chủyếu bằng hai nguồn vốn: nguồn vốn chủ sở hữu và nguồn vốn vay (vay ngân hàng,vay thương mại…) thì đối với doanh nghiệp bảo hiểm nguồn vốn đó bao gồm vốnchủ sở hữu và các khoản nợ phải trả (như phải trả về chi bồi thường, chi hoa hồng,chi đánh giá rủi ro đối tượng bảo hiểm…) Và doanh nghiệp bảo hiểm không thểtìm cách chiếm dụng các khoản nợ phải trả để tăng vốn kinh doanh của mình dophải có trách nhiệm giải quyết bồi thường nhanh chóng, đầy đủ cho khách hàng khicó sự kiện bảo hiểm xảy ra, từ đó giúp tăng tính hữu hình cho sản phẩm và uy tíncủa doanh nghiệp trên thị trường.Theo đó, khi đánh giá về khả năng tài chính, ngườita thường xét đến nguồn vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp bảo hiểm đó mà thôi.

Đối với hoạt động kinh doanh bảo hiểm ở Việt Nam, khi thành lập doanhnghiệp phải đáp ứng yêu cầu về vốn pháp định quy định tại Điều 4 Nghị định46/2007/NĐ-CP như sau: Mức vốn pháp định của doanh nghiệp kinh doanh bảohiểm phi nhân thọ là 300 tỷ đồng Việt Nam, kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ là600 tỷ đồng Việt Nam.

Tuy nhiên để có khả năng tài chính mạnh, từ đó mở rộng kinh doanh, cácdoanh nghiệp bảo hiểm thường có vốn lớn hơn rất nhiều so với vốn pháp định.

Trang 29

b Khả năng thanh toán

Một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá sự an toàn của DNBH là khả năng thanhtoán Một DNBH được đánh giá là có năng lực nhận tái khi luôn tiến hành bồithường đầy đủ, nhanh chóng và kịp thời đối với dịch vụ bảo hiểm gốc cũng như đốivới các hợp đồng nhận tái bảo hiểm mỗi khi có sự cố Để làm được điều đó, DNBHphải luôn duy trì khả năng thanh toán, là một chỉ tiêu bắt buộc phải báo cáo định kỳvới các cơ quan quản lý nhà nước DNBH được coi là đủ khả năng thanh toán khiđã trích lập đầy đủ dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm và có biên khả năng thanh toánkhông thấp hơn biên khả năng thanh toán tối thiểu và phải luôn duy trì khả năngthanh toán trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh bảo hiểm.

Biên khả năng thanh toán của doanh nghiệp bảo hiểm là phần chênh lệchgiữa giá trị tài sản có và các khoản nợ phải trả của doanh nghiệp bảo hiểm.

Biên khả năng thanh toán tối thiểu được quy định tuỳ thuộc vào điều kiệncủa từng nước cụ thể Ở Việt Nam hiện nay, theo quy định tại điều 16 Nghị định46/2007/NĐ-CP, biên khả năng thanh toán tối thiểu của DNBH phi nhân thọ là sốlớn hơn của một trong hai kết quả tính toán sau: 25% tổng phí bảo hiểm thực giữ lạihoặc 12,5% của tổng phí bảo hiểm gốc và phí nhận tái bảo hiểm tại thời điểm tínhbiên khả năng thanh toán.

Ngoài ra còn có hai chỉ tiêu khác về khả năng thanh toán để phán ánh khảnăng thanh toán tiền bồi thường cho khách hàng là:

Tổng tài sản lưu độngTỷ số thanh toán hiện tại =

Tổng nợ ngắn hạn

Trong đó tài sản lưu động gồm có tiền (tiền mặt, tiền gửi ngân hàng); cáckhoản đầu tư tài chính ngắn hạn( mua cổ phiếu, trái phiếu); các khoản phải thukhách hàng (thu phí nhận tái bảo hiểm, thu bồi thường nhượng tái bảo hiểm, thu hoahồng…) và các tài sản lưu động khác Còn nợ ngắn hạn bao gồm các khoản phải trảcho người bán như chi hoa hồng nhận tái bảo hiểm, chi bồi thường nhận tái bảohiểm…; các khoản về dự phòng nghiệp vụ và các khoản phải trả khác.

Tỷ số này cho biết doanh nghiệp có bao nhiêu tài sản có thể chuyểnđổi để đảm bảo khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn Đây là chỉ tiêu đolường khả năng trả nợ của doanh nghiệp.

Trang 30

Tổng tài sản lưu động - Tồn khoTỷ số thanh toán nhanh =

Tổng nợ ngắn hạn

Trong đó hàng tồn kho của các doanh nghiệp bảo hiểm gồm hàng mua đangđi đường, nguyên liệu, vật liệu, chi phí kinh doanh dở dang Chi phí kinh doanh dởdang là các chi phí của hoạt động bảo hiểm gốc, hoạt động nhận tái bảo hiểm chưakết chuyển để thanh toán trong kỳ.

Tỷ số này cho biết khả năng thanh toán tức thời của doanh nghiêp,được tính toán dựa trên các tài sản có thể chuyển đổi nhanh thành tiền để đáp ứngyêu cầu thanh toán ngay Đối với doanh nghiệp bảo hiểm, hệ số này lớn hơn 1 là antoàn cho doanh nghiệp Bởi nó cho thấy khả năng doanh nghiệp có thể trang trải cáckhoản nợ ngắn hạn mà không cần đến các nguồn thu bao gồm chủ yếu từ thu phíbảo hiểm.

Để đảm bảo an toàn và hiệu quả trong kinh doanh nhất là đảm bảo khả năngthanh toán, DNBH phải có cơ cấu vốn đầu tư hợp lý để đáp ứng yêu cầu về tiền mặttrong quá trình bồi thường hoặc chi trả Các DNBH bị quản lý và giám sát chặt chẽkhả năng thanh toán để đáp ứng các cam kết đối với bên mua bảo hiểm.

1.2 Quan hệ hợp tác kinh doanh trên thị trường

Một DNBH có mối quan hệ tốt với các doanh nghiệp khác trên thị trườngđặc biệt là các công ty bảo hiểm hàng đầu trong việc trao đổi dịch vụ nhận vànhượng tái bảo hiểm thì chứng tỏ rằng đây là một doanh nghiệp có uy tín cao, và cóthể đặt niềm tin vào họ khi chuyển nhượng tái bảo hiểm Bởi vì, khi chuyển nhượngtái bảo hiểm cho công ty tái, công ty nhượng luôn tin rằng đằng sau họ còn là nhữngnhà tái bảo hiểm khác có năng lực tài chính cao trên thị trường, nên việc bồi thườngkhi tổn thất xảy ra là hoàn toàn không đáng lo ngại Mặt khác, việc nhận và nhượngtái bảo hiểm đôi khi là một hình thức trao đổi dịch vụ giữa các công ty bảo hiểm.Bởi vậy, khi công ty nhượng tiến hành tái bảo hiểm cho công ty nhận và có mốiquan hệ làm ăn tốt thì khả năng công ty đã nhận tái lúc trước sẽ lại trở thành công tynhượng, và nhượng lại cho họ những hợp đồng béo bở mà họ khai thác được từnăng lực bản thân cũng như từ các mối quan hệ kinh doanh mà có Như vậy có thểthấy được việc tạo lập các mối quan hệ kinh doanh tốt cũng như không ngừng mởrộng hợp tác với các đối tác chiến lược trên thị trường cả trong và ngoài nước là hết

Trang 31

sức quan trọng trong việc thu hút doanh thu phí nhận tái từ các nhà nhượng tái bảohiểm.

1.3 Trình độ chuyên môn của cán bộ tái bảo hiểm.

Có thể nói yêu cầu đối với một cán bộ hoạt động trong lĩnh vực tài bảo hiểmlà khá cao hơn so với một cán bộ bảo hiểm thông thường Bởi ngoài những kiếnthức cũng như kinh nghiệm về tái bảo hiểm trong việc lựa chọn hình thức, phươngpháp tái bảo hiểm, cấu trúc mức giữ lại hợp lý, tỷ lệ hoa hồng nhận và nhượng tái…những người này cũng cần có những hiểu biết về bảo hiểm gốc trong việc đánh giárủi ro, quản trị rủi ro, đề phòng và hạn chế tổn thất…để từ đó có những đóng gópvới công ty nhượng về kiểm soát rủi ro Mặt khác, tái bảo hiểm là nghiệp vụ mangtính chất quốc tế, nên với những am hiểu về thị trường bảo hiểm và tái bảo hiểmtrong nước thôi là chưa đủ, họ còn luôn phải cập nhật những diễn biến về doanh thucũng như tình hình tổn thất trên thị trường bảo hiểm và tái bảo hiểm quốc tế.

Chính vì vậy, một DNBH có một đội ngũ cán bộ tái bảo hiêm dày dặn kinhnghiệm, trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao sẽ luôn được ưu tiên trong danh sáchcác công ty nhận tái dịch vụ bảo hiểm của các công ty nhượng.

2 Các biện pháp nâng cao năng lực nhận tái bảo hiểm của DNBH

2.1 Tăng vốn, nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư

Để tăng cường khả năng tài chính của DNBH thì bên cạnh công tác quản lýsử dụng vốn có hiệu quả thì công tác huy động vốn có một vai trò hết sức quantrọng Huy động vốn có thể được tiến hành bằng nhiều cách như phát hành cổphiếu, trái phiếu, niêm yết trên thị trường chứng khoán…Ngoài ra ở các nước trênthế giới hiện nay, xu thế sáp nhập các công ty bảo hiểm thường xuyên xảy ra đểtăng vốn, tăng khả năng cạnh tranh, tạo niềm tin cho bên mua bảo hiểm.

Ngoài ra do các DNBH luôn có trong tay một lượng tiền nhàn rỗi tương đốilớn phải đem đầu tư cho nên nguồn thu từ hoạt động tài chính là rất quan trọng Đadạng hoá danh mục đầu tư phải đi đôi với nguyên tắc an toàn, hiệu quả vì đây là tiềnđóng góp của khách hàng dùng để chi trả bồi thường bảo hiểm Làm tốt công tácnày sẽ giúp tăng vốn cho công ty vì gần như toàn bộ chi phí hoạt động và lợi nhuậnlà từ nguồn thu này Trên cơ sở đó sẽ góp phần nâng cao năng lực nhận tái của mộtDNBH.

Trang 32

2.2 Tăng cường quan hệ với các DNBH trong và ngoài nước.

Mở rộng quan hệ hợp tác của DNBH trên thị trường gần như là một yêu cầucấp thiết để nâng cao năng lực nhận tái Bởi khi đó sẽ giúp cho DNBH đa dạng hoáđược danh mục nhận tái bảo hiểm, giúp phân tán rủi ro tốt hơn giữa các dịch vụtrong công ty, giữa các doanh nghiệp trên cùng một thị trường và hơn nữa là giữacác thị trường bảo hiểm, tái bảo hiểm trên thế giới.

Tăng cường quan hệ hợp tác không chỉ giúp các doanh nghiệp nhận tái tăngdoanh thu từ hoạt động nhận tái mà còn giúp nâng cao hình ảnh, uy tín, vị thế củacông ty trên thị trường cũng như trong mắt của nhà nhượng tái bảo hiểm Vì tái bảohiểm mang tính chất quốc tế mà các công ty bảo hiểm không chỉ quan hệ với cáccông ty trong nước mà còn phải mở rộng hợp tác với các công ty bảo hiểm, tái bảohiểm trên thế giới, đặc biệt là các nghiệp đoàn hay các nhà bảo hiểm, tái bảo hiểmhàng đầu khu vực và thế giới.

2.3 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Công ty cần thường xuyên mở các khoá đào tạo, tập huấn về nghiệp vụ bảohiểm, tái bảo hiểm Ngoài hiểu biết về tái bảo hiểm, các cán bộ tái bảo hiểm cần amhiểu cặn kẽ về bảo hiểm gốc đặc biệt là công tác đánh giá rủi ro, đề phòng và hạnchế tổn thất để tư vấn, hỗ trợ nhà bảo hiểm gốc quản lý tốt rủi ro Những cán bộ nàycũng cần phải nắm bắt kịp thời những thông tin , tình hình tổn thất diễn biến trên thịtrường bảo hiểm trong nước cũng như quốc tế để kịp thời đưa ra những quyết sáchcho phù hợp, an toàn, mang lại hiệu quả cao Đó là quyết định có hay không nhậntái, hoa hồng nhận tái, cơ cấu mức giữ lại/ tái đi, hoa hồng nhượng…Ứng dụngcông nghệ thông tin vào quá trình quản lý, trau dồi kiến thức về ngoại ngữ sẽ khôngchỉ là yêu cầu mà còn là mục tiêu phấn đấu của nhiều doanh nghiệp bảo hiểm nóichung và tái bảo hiểm nói riêng.

Trang 33

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANHNHẬN TÁI BẢO HIỂM CỦA VINARE (2004 – 2007)

I GIỚI THIỆU CHUNG VỀ TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN TÁI BẢO HIỂMQUỐC GIA VIỆT NAM

1 Lịch sử hình thành và phát triển

Từ năm 1993, sau khi Chính phủ đã ban hành Nghị định 100/CP về kinhdoanh bảo hiểm nhiều doanh nghiệp bảo hiểm đã được thành lập theo các hình thứckhác nhau: doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp cổ phần, doanh nghiệp liêndoanh, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài…tạo được bước ngoặt lớn cho sự pháttriển của thị trường bảo hiểm Việt Nam về sau.

Sự phát triển với tốc độ cao, ổn định của nền kinh tế - xã hội đã làm tăngnhu cầu bảo hiểm toàn xã hội Với quy mô vốn vừa và nhỏ, đối với các dịch vụ bảohiểm có mức trách nhiệm cao, các doanh nghiệp bảo hiểm phải thực hiện chuyển táibảo hiểm ra nước ngoài, nhằm san sẻ rủi ro và đảm bảo khả năng thực hiện tráchnhiệm bồi thường cho người được bảo hiểm Do cạnh tranh, các doanh nghiệp bảohiểm gốc trong cùng thị trường không thực hiện hoặc chi chuyển tái không đáng kểcho các công ty khác cùng một thị trường Trong bối cảnh như vậy, phần lớn dịchvụ bảo hiểm được chuyển ra nước ngoài.

Trước tình hình mới, Chính phủ đã xúc tiến thành lập Công ty Tái bảo hiểmQuốc gia Việt Nam nay theo Quyết định số 920/TC/QĐ/TCCB ngày 27/9/1994 củaBộ Tài chính, được phép hoạt động theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số100104 ngày 06/10/1994 Công ty Tái bảo hiểm Quốc gia Việt Nam chính thức đivào hoạt động từ ngày 01/01/1995 với số vốn ban đầu 40 tỷ VND.

Mục đích khi thành lập VINARE : là tổ chức duy nhất chuyên kinh doanhtái bảo hiểm, trung tâm điều tiết, trao đổi dịch vụ tái bảo hiêm, nhằm nâng phần giữlại dịch vụ bảo hiểm trong nước Hạn chế tối đa lượng dịch vụ bằng ngoại tệ chuyểnra nước ngoài Ngoài ra, VINARE còn đảm nhiệm chức năng trung tâm thông tin thịtrường bảo hiểm/tái bảo hiểm Tư vấn hỗ trợ các công ty trong thị trường trong việcthu xếp tái bảo hiểm Là một trong những công cụ quan trọng của nhà nước quản lýthị trường bảo hiểm trong thời kỳ hội nhập

Trang 34

Năm 2004, thực hiện Chiến lược phát triển ngành bảo hiểm được Thủ tướng

Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 175/2003/QĐ-TTg ngày 29/8/2003 “Phát

triển VINARE thành công ty cổ phần, vốn Nhà nước chi phối, hoạt động chuyênlĩnh vực tái bảo hiểm duy nhất trên thị trường bảo hiểm Việt Nam Phát triểnVINARE trở thành một doanh nghiệp có tiềm lực tài chính mạnh, đủ sức đảm nhậnvai trò đứng đầu nhận tái bảo hiểm trong nước và khu vực, trung tâm điều tiết dịchvụ, trung tâm thông tin của thị trường bảo hiểm; phát triển hoạt động đầu tư tàichính sâu rộng vào các lĩnh vực của nền kinh tế”, Bộ Tài chính đã có Quyết định số

3089/QĐ-BTC ngày 10/10/2003 tổ chức lại VINARE theo hướng cổ phần hoá,trong đó Nhà nước nắm cổ phần chi phối, với sự tham gia góp vốn của các doanhnghiệp bảo hiểm phi Nhân thọ đang hoạt động trên thị trường Trong năm 2004,Công ty đã thực hiện cổ phần hoá thành công Ngày 15/11/2004 Bộ Tài chính đãcấp giấy phép thành lập và hoạt động Tổng công ty Cổ phần Tái bảo hiểm Quốc GiaViệt Nam số 28GP/KDBH Tổng công ty Cổ phần Tái bảo hiểm Quốc gia Việt Namchính thức đi vào hoạt động từ ngày 01/01/2005 Là doanh nghiệp cổ phần, trong đóvốn Nhà nước chiểm tỷ lệ chi phối (56,5%), VINARE hoạt động theo Luật doanhnghiệp, Luật kinh doanh Bảo hiểm và các quy định khác có liên quan.

Vốn điều lệ của Tổng công ty cổ phần Tái bảo hiểm Quốc gia Việt Nam là500.000.000.000 đồng (Năm trăm tỷ đồng chẵn), trong đó vốn điều lệ đã góp tạithời điểm thành lập là 343.000.000.000 đồng (Ba trăm bốn mươi ba tỷ đồng chẵn).Cơ cấu vốn góp của Tổng công ty như sau: Vốn Nhà nước: 56,5%; Vốn góp của cáccổ đông chiến lược: 40,5%( gồm 13 công ty bảo hiểm phi nhân thọ hoạt động tại thịtrường Việt Nam: Bảo Việt, Bảo Minh, bảo hiểm dầu khí, bảo hiểm PJICO, bảohiểm Bưu điện, UIC, VIA, VASS, Samsung-Vina, Bảo Long, IAI, Grouppama, Bảohiểm Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam), vốn góp của các cổ đông thể nhân:3%.

2 Địa vị pháp lý của VINARE

2.1 Chức năng hoạt động

Tổng công ty Cổ phần Tái bảo hiểm Quốc gia Việt Nam hoạt động trong

lĩnh vực kinh doanh tái bảo hiểm theo pháp luật của Nhà nước và theo những quyđịnh trong điều lệ của công ty, thực hiện những chức năng sau:

- Kinh doanh nhận và nhượng tái bảo hiểm trong và ngoài nước.

- Tư vấn và giúp đỡ về mặt kỹ thuật nghiệp vụ cho các công ty bảo hiểmtrong việc thu xếp tái bảo hiểm và khai thác bảo hiểm.

Trang 35

- Cung cấp thông tin bảo hiểm, tái bảo hiểm trong và ngoài nước.- Đào tạo cán bộ bảo hiểm và tái bảo hiểm.

- Đầu tư vốn nhàn rỗi.

2.2 Quyền hạn và nghĩa vụ của công ty

2.2.1 Quyền hạn của công ty

- Quan hệ với các công ty bảo hiểm, tái bảo hiểm trong nước và ngoài nướctrong lĩnh vực kinh doanh tái bảo hiểm.

- Ký kết và thực hiện các hợp đồng liên quan đến hoạt động kinh doanh táibảo hiểm với các khách hàng trong và ngoài nước.

- Được liên doanh và liên kết với các tổ chức kinh tế theo quy định của Nhànước.

- Được phép vay vốn bằng tiền Việt Nam hoặc ngoại tệ của các ngân hànghuy động vốn các tổ chức kinh tế khác theo quy định của Nhà nước khi cần thiết đểphục vụ hoạt động kinh doanh.

- Được phép đầu tư vốn theo quy định của Nhà nước.

- Banh hành các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo các hoạt động nghiệp vụ, lệ phídịch vụ, hoa hồng dịch vụ thuộc phạm vi hoạt động tái bảo hiểm của công ty.

- Yêu cầu các doanh nghiệp bảo hiểm cung cấp các tài liệu liên quan đếnviệc thu xếp tái bảo hiểm cho các dịch vụ bảo hiểm, tiến hành giám định và đánhgiá về giá trị bảo hiểm, tổn thất về tài sản được bảo hiểm và thực hiện nghĩa vụ củamình với doanh nghiệp bảo hiểm.

- Khởi kiện các tranh chấp trong quan hệ với khách hàng trước cơ quan Toàán kinh tế.

2.2.2 Nghĩa vụ của công ty

- Thực hiện kinh doanh nhận tái bảo hiểm của các doanh nghiệp bảo hiểmtrong và ngoài nước.

- Thực hiện tái bảo hiểm phần vượt khả năng tài chính của mình trên nguyêntắc sử dụng có hiệu quả khả năng nhận tái bảo hiểm của thị trường bảo hiểm trongnước tới mức tối đa.

- Giúp đỡ và tư vấn về việc thu xếp tái bảo hiểm cho các doanh nghiệp bảohiểm trong nước.

Trang 36

- Tổ chức việc tiếp nhận và cung cấp các thông tin về thị trường bảo hiểm,tái bảo hiểm thế giới (quy tắc, hợp đồng, điều khoản, tỷ lệ phí bảo hiểm, hoa hồngtái bảo hiểm…) cho các doanh nghiệp bảo hiểm.

- Nghiên cứu và tiến hành các nghiệp vụ, tăng cường khả năng tài chính củaCông ty để đảm bảo thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ đối với Nhà nước và kháchhàng, đồng thời có trách nhiệm bảo toàn vốn theo các quy định hiện hành.

- Thông tin tuyên truyền nhằm mở rộng và phát triển hoạt động tái bảo hiểm.

2.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy của VINARE

Bộ máy quản lý của VINARE được tổ chức theo mô hình của công ty cổphần như sau:

Đại hội đồng cổ đông: là cơ quan quyết định cao nhất của Tổng công ty gồm tất cả

cổ đông có quyền biểu quyết, họp mỗi năm ít nhất một lần ĐHĐCĐ quyết địnhnhững vấn đề được Luật pháp và Điều lệ công ty quy định ĐHĐCĐ thông qua cácbáo cáo tài chính hàng năm của Tổng công ty và ngân sách tài chính cho năm tiếptheo, bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Bankiểm soát Tổng công ty.

Hội đồng quản trị: là cơ quan quản lý Tổng công ty, có toàn quyền nhân danh

Tổng công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến hoạt động của Tổng công ty(trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông).

Ban kiểm soát: là cơ quan trực thuộc Đại hội đồng cổ đông, do Đại hội đồng cổ

đông bầu ra Ban kiểm soát có nhiệm vụ kiểm soát mọi mặt hoạt động quản trị vàđiều hành sản xuất kinh doanh của Tổng công ty.

Ban tổng giám đốc: do Hội đồng quản trị bổ nhiệm, có nhiệm vụ tổ chức điều hành

và quản lý mọi hoạt động kinh doanh của Tổng công ty theo chiến lược và kếhoạch kinh doanh hàng năm đã được Đại hội đồng cổ đông và Hội đồng quản trịthông qua Tổng giám đốc là người đại diện trước pháp luật của Tổng công ty.

Phòng nghiệp vụ: phòng phi hàng hải, phòng hàng hải, phòng hàng không, phòng

kỹ thuật, phòng dầu khí và các nghiệp vụ khác: phòng đầu tư và các phòng ban chứcnăng khác.

Sau đây là sơ đồ cơ cấu bộ máy quản lý tổng công ty:

Trang 37

ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG

HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

BAN TỔNG GIÁM ĐỐC ĐIỀU HÀNH

Trụ sở chínhCác phòng ban

chức năng (9)

Chi nhánh tạiTp Hồ Chí Minh

BAN KIỂM SOÁT

Công ty liên doanh bảo hiểm

Samsung VinaCác công ty

góp vốn

Trang 38

+ Nghiệp vụ Tái bảo hiểm dầu khí;

+ Nghiệp vụ Tái bảo hiểm khác (xe cơ giới, nông nghiệp, trách nhiệm nghềnghiệp, nhân thọ, du lịch…)

Đầu tư tài chính vào các lĩnh vực trái phiếu Chính phủ, trái phiếu, cổ phiếudoanh nghiệp, góp vốn vào các doanh nghiệp khác, kinh doanh bất động sản và cáchoạt động đầu tư khác theo luật định.

3 Tình hình hoạt động kinh doanh của VINARE

Trải qua hơn 12 năm hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh tái bảo hiểm,VINARE đã nỗ lực không ngừng để hoàn thành nhiệm vụ mà Đảng và Nhà nướcgiao phó, nâng cao chất lượng dịch vụ, mở rộng hoạt động kinh doanh cả trong vàngoài nước, và từng bước đang khẳng định tên tuổi cũng như uy tín của mình trênthị trường Cùng với những diễn biến mới của thị trường cũng như những thay đổitừ chính nội bộ công ty, mà quá trình hoạt động kinh doanh của VINARE cho đếnnay có thể được chia làm hai giai đoạn chính: giai đoạn trước cổ phần hoá và giaiđoạn từ cổ phần hoá đến nay.

Thứ hai, với quy chế tái bảo hiểm bắt buộc của Bộ Tài chính về tái bảo hiểmbắt buộc là tất cả các công ty bảo hiểm hoạt động trên thị trường Việt Nam có tráchnhiệm chuyển tái bảo hiểm theo tỷ lệ tối thiểu 20% các dịch vụ có tái trước khichuyển tái bảo hiểm ra nước ngoài đã mang lại nguồn thu ổn định cho VINARE.

Trang 39

Ngoài ra, nguồn thu từ sự hợp tác giữa VINARE và các công ty bảo hiểm theo hìnhthức tự nguyện cũng tạo điều kiện cho VINARE tập trung lực lượng dịch vụ traođổi trong thị trường, nâng phần giữ lại của toàn thị trường.

Thứ ba, có điều kiện thuận lợi đàm phán Hợp đồng tái bảo hiểm và xây dựngcác sản phẩm tái bảo hiểm có hiệu quả nhất nhờ lượng dịch vụ luôn phát triển và ổnđịnh Hạn chế tình trạng bị áp đặt khi đàm phán tái bảo hiểm với các tổ chức bảohiểm nước ngoài: giá phí, hoa hồng, các điều kiện của hợp đồng tái bảo hiểm.

Thứ tư, số lượng đơn bảo hiểm/dịch vụ bảo hiểm lớn và rộng khắp trongphạm vi lãnh thổ Việt Nam giúp VINARE có được thông tin một cách đầy đủ vềcác rủi ro được bảo hiểm, tính toán mức giữ lại một cách hợp lý trên cơ sở kiểmsoát và đánh giá rủi ro Hoạt động chuyên tái của VINARE là công cụ quản lý đắclực của nhà nước trong lĩnh vực quản lý kinh doanh bảo hiểm.

Thứ năm, tái bảo hiểm mang tính chất toàn cầu, qua đó VINARE sẽ thiết lậpmối quan hệ quốc tế rộng, tạo điều kiện đánh giá và lựa chọn đối tác trong các tổchức bảo hiểm có uy tín với các điều kiện đàm phán có lợi nhất trong quan hệ traođổi dịch vụ, chuyển giao công nghệ, trao đổi thông tin, đào tạo…

Thứ sáu, do việc nhận dịch vụ của tất cả các tổ chức bảo hiểm trong thịtrường Việt Nam, tỷ lệ tổn thất của các dịch vụ có tái bảo hiểm của VINARE gầnvới tỷ lệ tổn thất trung bình của thị trường Việt Nam, giúp VINARE ổn định đượcquá trình kinh doanh rủi ro, đồng thời hoạch định các chính sách về tái bảo hiểmcủa VINARE thích ứng và phù hợp với yêu cầu của khách hàng.

Thứ bảy, đội ngũ cán bộ VINARE được tuyển chọn kỹ càng ngay từ đầuthành lập Đây là những hạt nhân nòng cốt cho việc phát triển nguồn nhân lực saunày Đặc thù đội ngũ lao động VINARE là sử dụng nguồn nhân lực có trình độ cao,bộ máy quản lý gọn nhẹ, thuận tiện cho việc điều hành kinh doanh.

Với những lợi thế kể trên, trong giai đoạn này VINARE đã đạt được nhữngkết quả quan trọng sau:

- Tổng doanh thu phí nhận tái bảo hiểm đạt 3.484 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởngbình quân 30%/năm Trong đó: tổng phí nhận tái bảo hiểm tự khai thác ngoài phầnquy chế tái bảo hiểm bắt buộc1.764 tỷ đồng (phí nhận từ nước ngoài đạt 84,5 tỷđồng) và chiếm 50,63%/tổng phí nhận.

- Doanh thu phí giữ lại 691 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân 34%/năm.- Tổng phí giữ lại cho thị trường 1.187 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân39%/năm.

Trang 40

- Tổng lợi tức thực hiện 144 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân25,6%/năm.

- Tổng lợi tức nộp ngân sách 63,4 tỷ đồng.

Về thanh toán bồi thường tái bảo hiểm: Toàn bộ phần dịch vụ chuyển tái bảohiểm ra nước ngoài được VINARE thu xếp hết sức thận trọng và an toàn cho cácnhà nhận tái bảo hiểm hàng đầu thế giới Các tổn thất thuộc trách nhiệm nhà nhậntái đều được thu hồi đầy đủ và kịp thời, không có thất thoát Tổng số thu bồi thườngtái bảo hiểm giai đoạn này đạt 685 tỷ đồng, tổng số chi trả bồi thường nhận tái bảohiểm là 911 tỷ đồng, tổng số bồi thường thuộc trách nhiệm giữ lại là 226 tỷ đồng.VINARE luôn chủ động phối hợp chặt chẽ với các công ty bảo hiểm gốc: giám địnhtổn thất, thanh toán và hỗ trợ thanh toán nhanh, nhằm giảm thiểu rủi ro cho kháchhàng tham gia bảo hiểm.

- Tiếp tục thực hiện quy định tái bảo hiểm bắt buộc 20% đối với các công tybảo hiểm không phải cổ đông của VINARE.

- Mở rộng khai thác nhận dịch vụ trong và ngoài nước (ngoài phần dịch vụkhai thác theo cam kết/bắt buộc).

- Ngoài ra khả năng tài chính của VINARE đã được tăng cường đáng kể sovới giai đoạn trước do có sự góp vốn của các cổ đông và phần vốn tích luỹ trongquá trình hoạt động, từ đó đã chủ động nâng mức giữ lại cho phù hợp với khả năngtài chính mới.

Trong bối cảnh có nhiều thay đổi trên, kết quả kinh doanh nhận/nhượng táibảo hiểm của VINARE trong giai đoạn này có thể tóm tắt qua một số chỉ tiêu chủyếu sau:

- Tổng doanh thu phí nhận giai đoạn này đạt khoảng 2.521 tỷ đồng, với tốcđộ tăng trưởng bình quân đạt 5,12%/năm.

Ngày đăng: 05/10/2012, 16:44

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan