Đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại Công ty cổ phần xi măng Bỉm Sơn.doc

88 2.2K 34
Đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại Công ty cổ phần xi măng Bỉm Sơn.doc

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại Công ty cổ phần xi măng Bỉm Sơn

Trang 1

PHẦN IĐẶT VẤN ĐỀ1 Tính cấp thiết của đề tài

Việt Nam đã và đang phát triển nền kinh tế thị trường, với các chính sách kinh tếmở và chiến lược tham gia hội nhập kinh tế quốc tế Phát triển kinh tế thị trường đã, đangvà sẽ đặt nền kinh tế nước ta nói chung và các doanh nghiệp nói riêng đối diện với nhữngthách thức, khó khăn trước sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt mang tính quốc tế nhằmgiành giật khách hàng và mở rộng thị trường ngay trong nước cũng như thế giới Trongnền kinh tế thị trường, một khi không còn sự bảo hộ của nhà nước, các doanh nghiệptrong nước phải tự điều hành quản lý các hoạt động sản xuất kinh doanh một cách có hiệuquả để có thể đứng vững trên thị trường và ngày càng phát triển Mặt khác mục tiêu quantrọng nhất mà tất cả các doanh nghiệp đều hướng tới là nâng cao hiệu quả sản xuất kinhdoanh Bởi nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh là điều kiện sống còn của doanhnghiệp, đồng thời nó tạo điều kiện cho các doanh nghiệp sử dụng nguồn lực hợp lý cũngnhư thúc đẩy việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật công nghệ hiện đại vào quá trìnhsản xuất kinh doanh.

Đặc biệt là đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh và sảnxuất vật liệu xây dựng trong điều kiện kinh tế thị trường có nhiều biến đổi phải thể hiệnđược vai trò tiên phong của mình trong quá trình hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thếgiới.

Là một doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu và cung ứng các sản phẩm xi măng,clinker Công ty cổ phần (CTCP) xi măng Bỉm Sơn đang đứng trước những cơ hội vàthách thức to lớn trên thị trường Theo kế hoạch đã được phê duyệt, đầu năm 2007Công ty đã khởi công xây dựng dây chuyền sử dụng công nghệ sản xuất xi măng bằnglò quay bằng phương pháp khô với thiết bị tiên tiến, hiện đại, đảm bảo các chỉ tiêu vềkỹ thuật, môi trường, với công suất thiết kế 2 triệu tấn xi măng/năm, khi dây chuyềnmới đi vào vận hành, sẽ cho ra sản phẩm, nâng công suất của toàn Công ty lên 3,8triệu tấn/năm, trở thành Công ty có sản lượng lớn nhất trong Tổng Công ty Côngnghiệp xi măng Việt Nam Do đó, vấn đề hiệu quả sản xuất kinh doanh có ý nghĩa vôcùng thiết thực và quan trọng, luôn được tập thể cán bộ công nhân viên trong Công ty

Trang 2

đặt lên hàng đầu, là mục tiêu quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của Công ty.Vì vậy, Công ty luôn nỗ lực nghiên cứu điều chỉnh phương hướng hoạt động của mình,đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm, sử dụng hiệu quả các yếu tố sản xuất, nắm bắt được cácnhân tố ảnh hưởng cùng mức độ và xu hướng tác động của từng yếu tố đến kết quả vàhiệu quả sản xuất kinh doanh để từ đó có các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sảnxuất kinh doanh của Công ty.

Qua quá trình học tập nghiên cứu ở Trường Đại Học Kinh Tế Huế, nay được về

thực tập tại CTCP xi măng Bỉm Sơn tôi đã chọn đề tài “Đánh giá hiệu quả hoạt độngsản xuất kinh doanh tại Công ty cổ phần xi măng Bỉm Sơn” làm luận văn tốt nghiệp

của mình.

2 Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu tổng quát của đề tài là trên cơ sở phân tích, đánh giá hiệu quả sản xuấtkinh doanh của CTCP xi măng Bỉm Sơn giai đoạn 2007- 2009, đề xuất định hướng vàcác giải pháp nhằm đẩy mạnh hiệu quả sản xuất kinh doanh của CTCP xi măng BỉmSơn trong thời gian tới.

- Đề xuất định hướng và một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả SXKD củaCTCP xi măng Bỉm Sơn trong thời gian tới.

- Đồng thời có thể đúc kết kinh nghiệm cho bản thân qua quá trình làm việc họchỏi, nghiên cứu tại Công ty.

3 Đối tượng nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: là các vấn đề liên quan đến hiệu quả SXKD của CTCP

Xi măng Bỉm Sơn.

Trang 3

- Phạm vi nghiên cứu:

+ Về nội dung: Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh, yếu tố vĩ mô - vi mô,

điểm mạnh - điểm yếu, những cơ hội và đe doạ của Công ty Qua đó, đánh giá hiệuquả SXKD của Công ty.

+ Về không gian: luận văn nghiên cứu tình hình sản xuất kinh doanh tại CTCP

Xi măng Bỉm Sơn.

+ Về thời gian: Đánh giá hiệu quả kinh doanh của CTCP xi măng Bỉm Sơn

trong khoảng thời gian 2007-2009, định hướng và xây dựng giải pháp đề xuất cho cácnăm 2010 - 2015.

Do thời gian nghiên cứu có hạn, năng lực và trình độ còn hạn chế, vì vậy đề tàikhông tránh khỏi những sai sót Kính mong sự góp ý, giúp đỡ của các thầy, các cô đểđề tài được hoàn thiện hơn.

4 Phương pháp nghiên cứu

Để đạt được các mục tiêu trên, trong quá trình thực hiện đề tài tôi đã sử dụng cácphương pháp nghiên cứu chủ yếu sau đây:

 Phương pháp duy vật biện chứng Thu thập số liệu thứ cấp

Để đánh giá tình hình kinh doanh của CTCP xi măng Bỉm Sơn tôi tham khảo sốliệu từ các nguồn khác nhau như internet, các tài liệu đã công bố của CTCP xi măngBỉm Sơn qua các năm (báo cáo tổng kết, báo cáo kết quả kinh doanh, báo cáo quyếttoán của Công ty) Ngoài ra, các báo cáo khoa học, luận văn cũng đã được sử dụnglàm nguồn tài liệu tham khảo và kế thừa một cách hợp lý trong quá trình thực hiệnluận văn.

 Phân tích thống kê

Trên cơ sở tài liệu đã được tổng hợp, vận dụng các phương pháp phân tíchthống kê như số tương đối, số tuyệt đối, số bình quân, phương pháp so sánh, để phântích kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty qua các năm Phương phápchỉ số, phương pháp thay thế liên hoàn để phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến doanhthu, năng suất lao động, hiệu quả sử dụng vốn cố định và vốn lưu động qua các năm.

Trang 4

PHẦN 2:

NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINHDOANH

Kinh doanh là việc thực hiện một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình từsản xuất đến tiêu thụ hoặc thực hiện dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lời.Trong nền kinh tế thị trường, mục tiêu hàng đầu của các doanh nghiệp chính là hiệuquả kinh doanh vì nó là điều kiện để doanh nghiệp có thể tồn tại và phát triển, đạt đượclợi nhuận tối đa Vì vậy, đòi hỏi các doanh nghiệp trong quá trình sản xuất kinh doanhphải đề ra các phương án và các giải pháp để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.

Phấn đấu nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh là một nhiệm vụ quan trọngđối với mọi doanh nghiệp, và muốn nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh đòi hỏi cácdoanh nghiệp phải sử dụng tốt các yếu tố đầu vào như: lao động, vật tư máy móc thiếtbị, vốn và thu được nhiều kết quả của đầu ra.

Để hiểu rõ khái niệm hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, ta xem xét cácquan niệm đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh:

- Về thời gian: Hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp phải là hiệu quảđạt được trong từng giai đoạn, từng thời kỳ, và trong cả quá trình không giảm sút.

Trang 5

- Về mặt không gian: Hiệu quả SXKD được coi là đạt được khi toàn bộ hoạtđộng của các bộ phận, các đơn vị đều mang lại hiệu quả cao trong hoạt động kinhdoanh chung và trở thành mục tiêu phấn đấu của toàn công ty.

- Về mặt định lượng: Hiệu quả SXKD biểu hiện mối tương quan giữa kết quảthu được và chi phí bỏ ra để sản xuất kinh doanh, hiệu quả sản xuất kinh doanh chỉ đạtđược khi kết quả cao hơn chi phí bỏ ra, và khoảng cách này càng lớn thì hiệu quả đạtđược càng cao và ngược lại.

- Về mặt định tính: Hiệu quả SXKD không chỉ biểu hiện bằng các con số cụ thểmà thể hiện trình độ năng lực quản lý các nguồn lực, các ngành sản xuất, phù hợp vớiphương thức kinh doanh, chiến lược và kế hoạch kinh doanh

- Ngoài ra, còn biểu hiện về mặt xã hội, Hiệu quả sản xuất kinh doanh phản ánhqua địa vị, uy tín các doanh nghiệp trên thị trường, vấn đề môi trường, tạo ra công ănviệc làm cho người lao động, giải quyết thất nghiệp.

Như vậy, hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là một phạm trù kinhtế, biểu hiện tập trung của sự phát triển kinh tế theo chiều sâu, phản ánh trình độ khaithác và sử dụng các nguồn lực trong quá trình sản xuất nhằm thực hiện các mục tiêukinh doanh của doanh nghiệp để đạt được hiệu quả cao nhất hay thu được lợi nhuậnlớn nhất với chi phí thấp nhất Nó phản ánh mối quan hệ giữa kết quả thu được so vớichi phí đã bỏ ra để đạt được kết quả đó trong từng thời kỳ.

1.1.1.2 Bản chất của hiệu quả sản xuất kinh doanh

Thực chất của hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là nâng cao hiệuquả sử dụng các nguồn lực vào sản xuất kinh doanh và tiết kiệm chi phí các nguồn lựcđó để đạt được mục đích sản xuất kinh doanh Đó là hai mặt của vấn đề đánh giá hiệuquả Do vậy, có thể hiểu hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là đạt đượckết quả kinh tế tối đa với chi phí nhất định.

Nói cách khác, bản chất của hiệu quả sản xuất kinh doanh là nâng cao năng suấtlao động xã hội và tiết kiệm lao động xã hội, đóng góp vào sự phát triển của doanhnghiệp nói riêng và của xã hội nói chung Đây là hai mặt có mối quan hệ mật thiết củavấn đề hiệu quả SXKD gắn liền với hai quy luật tương ứng của nền sản xuất xã hội làquy luật năng suất lao động và quy luật tiết kiệm thời gian Chính việc khan hiếm

Trang 6

nguồn lực và việc sử dụng chúng có tính chất cạnh tranh nhằm thoả mãn nhu cầu ngàycàng tăng của xã hội đặt ra yêu cầu phải khai thác, tận dụng triệt để và tiết kiệm cácnguồn lực Để đạt được mục tiêu kinh doanh buộc phải chú trọng các điều kiện nội tạiphát huy năng lực, hiệu năng của các yếu tố sản xuất và tiết kiệm chi phí.

Yêu cầu của việc nâng cao hiệu quả kinh doanh là phải đạt kết quả tối đa vớichi phí tối thiểu Nói một cách tổng quát, hiệu quả kinh doanh là phạm trù phản ánhtrình độ và năng lực quản lý, đảm bảo thực hịên có kết quả cao những nhiệm vụ kinhtế - xã hội đặt ra với chi phí thâp nhất.

1.1.1.3 Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh là một tất yếu khách quan

Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, nâng cao hiệu quả SXKD là một vấn đềquan trọng, là một tất yếu khách quan đối với mọi doanh nghiệp, đồng thời nó cũnggóp phần nâng cao hiệu quả kinh tế nền sản xuất xã hội Và xét về phương diện mỗiquốc gia thì hiệu quả SXKD là cơ sở để phát triển để đưa đất nước thoát khỏi nghèonàn lạc hậu Vì vậy nó không chỉ là mối quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp màcòn là mối quan tâm của toàn xã hội, bởi vì các lý do sau:

- Xuất phát từ sự khan hiếm các nguồn lực làm cho điều kiện phát triển sản xuấttheo chiều rộng bị hạn chế do đó phát triển theo chiều sâu là một tất yếu khách quan.Nâng cao hiệu quả SXKD là một hướng phát triển kinh tế theo chiều sâu nhằm sửdụng các nguồn lực một cách tiết kiệm và có hiệu quả.

- Để có thể thực hiện quá trình tái sản xuất mở rộng, hoạt động kinh doanh củacác doanh nghiệp phải đảm bảo thu được kết quả đủ bù đắp chi phí và có lợi nhuận.Đối với các doanh nghiệp thì hiệu quả SXKD xét về số tuyệt đối chính là lợi nhuận, dođó việc nâng cao hiệu quả kinh doanh là cơ sở để giảm chi phí, tăng lợi nhuận.

- Thị trường càng phát triển thì sự cạnh tranh của các doanh nghiệp ngày càngkhốc liệt, để có thể tồn tại và phát triển trong môi trường cạnh tranh như vậy buộc cácdoanh nghiệp phải tìm mọi cách nâng cao hiệu quả SXKD nhằm chiếm được ưu thếtrong cạnh tranh trên thị trường.

- Trong điều kiện nền kinh tế nước ta đang trên đường hội nhập với các nướctrong khu vực và thế giới, sự yếu kém của các doanh nghiệp Việt Nam đang buộc họ

Trang 7

đứng trước những sức ép to lớn từ các doanh nghiệp nước ngoài Nâng cao hiệu quảSXKD hiện nay gắn liền với sự sống còn của các doanh nghiệp.

- Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh là cơ sở để nâng cao thu nhập cho chủsở hữu và cho người lao động trong doanh nghiệp, trên cơ sở đó góp phần nâng caomức sống của người dân nói chung.

Như vậy, nâng cao hiệu quả SXKD vừa là điều kiện sống còn của doanhnghiệp, vừa có ý nghĩa thiết thực đối với nền kinh tế, là tiền đề cho sự phát triển đấtnước trong công cuộc đổi mới hiện nay, là một tất yếu khách quan vì lợi ích của doanhnghiệp và của toàn xã hội.

1.1.1.4 Mối quan hệ giữa hiệu quả sản xuất kinh doanh và kết quả sản xuất kinhdoanh

Trong nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung thì kết quả và hiệu quả SXKD củadoanh nghiệp là đồng nhất với nhau Vì doanh nghiệp chỉ tập trung hoàn thành chỉ tiêucấp trên giao, nếu hoàn thành vượt chỉ tiêu thì doanh nghiệp được đánh giá là hoạtđộng có hiệu quả Cách đánh giá này chỉ cho ta thấy được mức độ chênh lệch giữa đầura và đầu vào của quá trình sản xuất, chưa phản ánh các yếu tố nguồn lực được sửdụng như thế nào.

Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, chúng ta không chỉ quan tâm đến kết quảSXKD mà còn quan tâm đến hiệu quả SXKD Vì chỉ tiêu kết quả chưa nói lên đượcdoanh nghiệp làm ăn có hiệu quả, ta phải biết để đạt được kết quả đó thì doanh nghiệpđã phải bỏ ra bao nhiêu chi phí, hiệu quả sử dụng các nguồn lực sản xuất kinh doanhvà tiết kiệm được chi phí đầu vào như thế nào thì mới đánh giá được doanh nghiệp làmăn có hiệu quả Hiệu quả sản xuất kinh doanh là thước đo chất lượng hoạt động sảnxuất kinh doanh, phản ánh trình độ tổ chức, quản lý sản xuất và là vấn đề sống còn đốivới tất cả các doanh nghiệp.

Hiệu quả SXKD không chỉ đánh giá trình độ sử dụng tổng hợp các nguồn lựcđầu vào trong phạm vi doanh nghiệp mà còn nói lên trình độ sử dụng từng nguồn lựctrong từng bộ phận cấu thành của doanh nghiệp, kết quả càng cao và chi phí bỏ ra càngthấp thì hiệu quả kinh tế càng cao.

Trang 8

Giữa kết quả và hiệu quả có mối quan hệ mật thiết với nhau Kết quả thu đượcphải là kết quả tốt, có ích, nó có thể là một đại lượng vật chất được tạo ra do có chi phíhay mức độ thoả mãn của nhu cầu và có phạm vi xác định Hiệu quả SXKD trước hếtlà một đại lượng so sánh giữa đầu ra và đầu vào, so sánh giữa chi phí kinh doanh vớikết quả thu được Như vậy, kết quả và chi phí là hai giai đoạn của một quá trình sảnxuất kinh doanh của doanh nghiệp, chi phí là tiền đề để thực hiện kết quả đặt ra.

1.1.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản suất kinh doanh

Trong thời kỳ đất nước chuyển sang giai đoạn phát triển theo cơ chế thị trườngcùng với sự cạnh tranh gay gắt để tồn tại và phát triển được đòi hỏi các doanh nghiệpphải tiến hành SXKD có hiệu quả Để đạt được điều này, các doanh nghiệp phải xácđịnh được các phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ trong đầu tư, đề ra các giải phápquản lý và sử dụng các nguồn lực vốn có Muốn vậy các doanh nghiệp phải tiến hànhphân tích các nhân tố ảnh hưởng cũng như mức độ và xu hướng tác động của từngnhân tố đến kết quả, hiệu quả kinh doanh

Môi trường kinh doanh của doanh nghiệp gồm có: môi trường vĩ mô và môitrường vi mô Môi trường vĩ mô gồm những lực lượng trên bình diện xã hội rộng lớncó ảnh hưởng đến môi trường kinh doanh của các doanh nghiệp như các yếu tố kinh tế,xã hội,chính trị, tự nhiên và kỹ thuật Môi trường vi mô bao gồm những lực lượng cóảnh hưởng trực tiếp đến doanh nghiệp như nhà cung ứng, khách hàng, đối thủ cạnhtranh và công chúng trực tiếp Phân tích môi trường kinh doanh giúp cho doanh nghiệpthấy được mình đang trực diện với những gì từ đó xác định được chiến lược kinhdoanh phù hợp để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.

1.1.2.1 Những yếu tố thuộc môi trường vĩ mô

* Yếu tố kinh tế

Các yếu tố kinh tế có vai trò quan trọng quyết định đối với việc hình thành vàhoàn thiện môi trường kinh doanh, đồng thời các yếu tố này cũng góp phần quyết địnhnăng suất sản xuất, khoa học công nghệ, khả năng thích ứng của doanh nghiệp Nó cóthể trở thành cơ hội hay nguy cơ đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanhnghiệp Các yếu tố kinh tế bao gồm: tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế, lãi suất ngânhàng, các chính sách kinh tế của nhà nước…Chúng không chỉ ảnh hưởng đến hiệu quả

Trang 9

SXKD của doanh nghiệp mà còn ảnh hưởng tới môi trường vi mô của doanh nghiệp.Trong thời đại nền kinh tế mở cửa, tư do cạnh tranh như hiện nay đòi hỏi mỗi doanhnghiệp phải có vị thế nhất định đảm bảo chống lại những tác động tiêu cực từ môitrường, mặt khác các yếu tố kinh tế tương đối rộng nên các doanh nghiệp cần chọn lọcđể nhận biết các tác động cụ thể ảnh hưởng trực tiếp nhất đến doanh nghiệp từ đó cócác giải pháp hạn chế những tác động xấu.

* Yếu tố chính trị, pháp luật

Nhà nước có thể chế chính trị, hệ thống luật pháp rõ ràng, đúng đắn và ổn địnhsẽ là cơ sở đảm bảo sự thuận lợi, bình đẳng cho các doanh nghiệp trong nước hoạtđộng SXKD và thúc đẩy các nhà đầu tư nước ngoài Hiện nay, các doanh nghiệp hoạtđộng SXKD theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước, nhà nước đóng vai tròđiều hành quản lý nền kinh tế thông qua các công cụ vĩ mô như: pháp luật, chính sáchthuế, tài chính…cơ chế chính sách của nhà nước có vai trò quyết định trong việc thúcđẩy hay kìm hãm sự phát triển của nền kinh tế nói chung và ngành sản xuất xi măngnói riêng

* Yếu tố công nghệ

Khoa học- công nghệ là yếu tố có ảnh hưởng quan trọng đến khả năng cạnhtranh của doanh nghiệp Đối với các nước đang phát triển giá cả và chất lượng có ýnghĩa ngang nhau trong cạnh tranh Tuy nhiên, trên thế giới hiện nay công cụ cạnhtranh đã chuyển từ cạnh tranh về giá sang cạnh tranh về chất lượng, cạnh tranh giữacác sản phẩm và dịch vụ có hàm lượng KHCN cao

Việc áp dụng những thành tựu KHCN đã đem lại những kết quả đáng kể trongviệc nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng năng suất lao động, tạo ra nhiều mẫu mã đẹp,tiết kiệm nguyên vật liệu, hạ giá thành sản phẩm, đồng thời bảo vệ môi trường sinhthái.

* Yếu tố môi trường tự nhiên

Yếu tố tự nhiên bao gồm nguồn lực tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, môitrường sinh thái, vị trí địa lý của tổ chức kinh doanh…là một trong những yếu tố quantrọng ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động SXKD của tất cả các doanh nghiệp

Trang 10

* Yếu tố xã hội

Các doanh nghiệp cần phân tích các yếu tố xã hội nhằm nhận biết các cơ hội vànguy cơ có thể xảy ra, từ đó giúp doanh nghiệp có thể xây dựng các chiến lược kinhdoanh phù hợp với đặc điểm văn hóa xã hội của từng khu vực Các yếu tố xã hội nhưdân số, văn hóa, thu nhập

1.1.2.2 Những yếu tố thuộc môi trường vi mô

* Khách hàng

Khách hàng là những người quyết định quy mô và cơ cấu nhu cầu trên thịtrường của doanh nghiệp, là yếu tố quan trọng hàng đầu khi xây dựng chiến lược kinhdoanh, là những người quyết định sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp Dovậy, tìm hiểu kỹ lưỡng và đáp ứng đủ nhu cầu cùng sở thích thị hiếu của khách hàngmục tiêu sẽ là điều kiện sống còn cho sự tồn tại và phát triển của mỗi doanh nghiệp

* Đối thủ cạnh tranh

Trong nền kinh tế thị trường thì sự cạnh tranh là một điều tất yếu, số lượng cácđối thủ cạnh tranh trong ngành càng nhiều thì mức độ cạnh tranh càng gay gắt Các đốithủ cạnh tranh và hoạt động của họ luôn được xem là một trong yếu tố ảnh hưởng quantrọng đến việc ra quyết định kinh doanh của mỗi doanh nghiệp Tuy nhiên trên phươngdiện xã hội thì cạnh tranh sẽ có lợi cho người tiêu dùng và thúc đẩy xã hội phát triển.Việc phân tích các đối thủ cạnh tranh trong ngành nhằm nắm được các điểm mạnh,điểm yếu của đối thủ để từ đó xác định chiến lược nhằm tạo được thế vững mạnh trênthị trường.

* Các nhà cung ứng

Các nhà cung cấp các yếu tố đầu vào trong quá trình sản xuất của doanh nghiệpcó ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm Nếu việc cung ứng NVL gặp khó khăn, giáNVL cao sẽ đẩy giá thành sản xuất lên cao và làm tăng năng lực cạnh tranh của doanhnghiệp Vì vậy, các nhà quản lý doanh nghiệp phải lựa chọn cho mình những nhà cungứng thích hợp vừa giảm được chi phí vừa đảm bảo chất lượng Thông thường giá cả,chất lượng, tiến độ giao hàng…là những tiêu chí quan trọng để lựa chọn nhà cung ứng.

Trang 11

1.1.3 Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá kết quả, hiệu quả hoạt động sản xuất kinhdoanh

1.1.3.1 Nhóm chỉ tiêu tuyệt đối phản ánh kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh

Tổng doanh thu (TR)

TR = Qi x Pi

Trong đó: TR doanh thu bán hàng;

Qi: khối lượng sản phẩm i bán ra; Pi: giá bán sản phẩm i

Chỉ tiêu này phản ánh quy mô kết quả hoạt động SXKD của doanh nghiệp,doanh thu càng lớn thì lợi nhuận của doanh nghiệp càng cao và ngược lại.

Tổng chi phí (TC)

TC = FC + VCTrong đó : FC là chi phí cố định

VC là chi phí biến đổi

Chỉ tiêu này phản ánh toàn bộ chi phí phát sinh liên quan đến sự tồn tại và hoạtđộng của doanh nghiệp.

1.1.3.2 Nhóm chỉ tiêu tương đối phản ánh hiệu quả sản xuất kinh doanha Nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn

Để phản ánh một cách chung nhất hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệpthường sử dụng các chỉ tiêu sau:

Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn cố định

+ Hiệu suất sử sụng vốn cố định: HS =

VCĐTR

Trang 12

Trong đó: HS là hiệu suất sử dụng vốn cố định

Trong đó: rVCĐ : là mức doanh lợi vốn cố định

 : là lợi nhuận thu được trong kỳ

Chỉ tiêu này phản ánh khi đầu tư vào sản xuất kinh doanh một đợn vị vốn cốđịnh thì thu được bao nhiêu đơn vị lợi nhuận.

Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn lưu động

+ Số vòng quay vốn lưu động : l =

Trong đó: l: là số vòng quay vốn lưu động

Chỉ tiêu này biểu hiện mỗi đơn vị vốn lưu động đầu tư vào kinh doanh có thểmang lại bao nhiêu đơn vị doanh thu.

+ Mức đảm nhiệm vốn lưu động: MVLĐ = VLĐTR

Trong đó: MVLĐ : là mức đảm nhiệm vốn lưu động

Chỉ tiêu này cho biết để tạo ra một đơn vị doanh thu thì cần chi phí bao nhiêuđơn vị vốn lưu động.

+ Mức doanh lợi vốn lưu động

Trang 13

rVLĐ = VLĐ Trong đó: rVLĐ : mức doanh lợi vốn lưu động

Chỉ tiêu này phản ánh một đơn vị vốn lưu động đầu tư vào kinh doanh có thểmang lại bao nhiêu đơn vị lợi nhuận.

+ Độ dài vòng quay vốn lưu động (D): D = Nl

Trong đó: N: là độ dài kỳ nghiên cứu (N= 360 ngày)

Độ dài vòng quay vốn lưu động phụ thuộc vào tốc độ chu chuyển vốn lưu động,số vòng quay càng nhiều thì độ dài của mỗi vòng quay càng rút ngắn và ngược lại.

b Nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng lao động

+ Năng suất lao động:

Trong đó: rLĐ : là Lợi nhuận bình quân một lao động

Chỉ tiêu cho biết một lao động tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh có thểmang lại bao nhiêu đơn vị lợi nhuận.

+ Doanh thu/ chi phí tiền lương: ITRQL = QLTR

Trong đó: ITRQL là doanh thu/ chi phí tiền lương QL là tổng quỹ lương của doanh nghiệp

Trang 14

Chỉ tiêu này phản ánh một đơn vị tiền lương sẽ tạo ra bao nhiêu đơn vị doanhthu trong quá trình sản xuất kinh doanh.

+ Lợi nhuận/ chi phí tiền lương rTL = QL

Trong đó: rTL là lợi nhuận/ chi phí tiền lương

Chỉ tiêu này cho biết lợi nhuận thu được khi đầu tư một đơn vị tiền lương vàosản xuất kinh doanh.

c Một số chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sản xuất kinh doanh khác:

+ Chỉ tiêu lợi nhuận/ chi phí: ITC =

Trong đó: ITC là lợi nhuận/ chi phí

Chỉ tiêu cho biết khi bỏ ra một đồng chi phí thì thu được bao nhiêu đồng lợinhuận.

+ Tỷ lệ lợi nhuận/ doanh thu: ITR = TR

Trong đó: ITR là lợi nhuận /doanh thu

Chỉ tiêu này phản ánh trong một đồng doanh thu thu được sẽ có bao nhiêu đồnglợi nhuận.

+ Khả năng thanh toán hiện thời(KH ) KH = NNHVLĐ

Trang 15

Chỉ tiêu này phản ánh với số vốn bằng tiền và các khoản phải thu doanh nghiệpcó đảm bảo thanh toán kịp thời các khoản nợ ngắn hạn hay không.

1.2 Cơ sở thực tiễn

1.2.1 Thực trạng xi măng thế giới

Đối với các nước trong khu vực ASEAN như là Singapo, Thái Lan, Inđônêxia là những nước có ngành công nghiệp sản xuất xi măng rất phát triển, sản phẩm ximăng mà các nước này sản xuất ra có chất lượng cao, giá cả thấp, đa dạng về chủngloại hơn sản phẩm xi măng của Việt Nam.

Trong tương lai khi thực hiện đầy đủ các yêu cầu về cắt giảm thuế quan đốivới các nước trong khối ASEAN thì khi đó các loại thuế sẽ bị áp với mức thấp hoặckhông áp thuế thì không có lý do gì mà các quốc này không đưa sản phẩm của họvào Việt Nam trong đó có xi măng Vì vậy, nếu không có sự chuẩn bị kỹ lưỡngngay từ bây giờ thì sản phẩm xi măng của ta khó mà có thể cạnh tranh được với sảnphẩm xi măng của họ

1.2.2 Thị trường xi măng Việt Nam hiện nay

1.2.2.1 Thị trường xi măng Việt Nam từ năm 1991 đến cuối năm 1996

Từ năm 1991 đến 1996, Tổng công ty xi măng Việt Nam (VNCC) giữ vị trí độcquyền về việc điều phối các hoạt động trên thị trường xi măng Người tiêu dùng và cácnhà thầu xây dựng phải năn nỉ chờ duyệt kế hoạch, bị ám ảnh bởi giá xi măng, đặc biệtlà vào đầu mùa xây dựng (từ tháng ba đến tháng năm)

Năm 1995, khủng hoảng thiếu làm cho giá cả tăng vọt, các nhà thầu phải đồngloạt ngưng thi công, sự phát triển của ngành xây dựng đã làm cho cầu xi măng tăngvọt Để giải quyết sự thiếu hụt này, một mặt, Chính phủ cho phép nhập khẩu xi măngvà ấn định hạn ngạch nhập khẩu để bảo vệ nhà sản xuất trong nước, mặt khác, Nhànước ấn định giá bán cao nhất ở năm vùng trọng điểm: Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng,TP Hồ Chí Minh, Cần Thơ để bảo vệ người tiêu dùng Điều này đã gây thiệt hại lớncho ngân sách nhà nước do việc nhập khẩu lậu, làm phát sinh việc mua bán hạn ngạchnhập khẩu và tạo ra những hoạt động phi sản xuất trong nước.

1.2.2.2 Thị trường xi măng Việt Nam từ 1997 đến nay

Trang 16

Trong bối cảnh cầu vượt cung và nguồn vốn trong nước bị hạn chế cũng như vaitrò quan trọng ngành công nghiệp xi măng Chính phủ đã khuyến khích các nhà đầu tưnước ngoài đầu tư vào ngành công nghiệp này dưới hình thức liên doanh.

Năm 1994, các tập đoàn Chinfon Global, Lucksvaxi, Holderbank đã nhảy vàovà lập những dự án liên doanh: Chinfon, Văn Xá, Sao Mai Sự bước vào hoạt động củacác công ty liên doanh năm 1997 làm thay đổi cơ cấu thị trường, từ một thị trường độcquyền chuyển sang thị trường thiểu số độc quyền

Tóm lại, sự có mặt các nhà đầu tư nước ngoài trong ngành xi măng Việt Namdưới hình thức liên doanh đã làm thay đổi cơ cấu thị trường, biến thị trường độc quyềnthành thị trường thiểu số độc quyền, biến khủng hoảng thiếu thành khủng hoảng thừa,đổi từ việc tăng giá trở thành việc giảm giá, chấm dứt hẳn việc nhập khẩu và chuyểnsang xuất khẩu trong thời gian tới Việc cung vượt cầu trong thị trường thiểu số độcquyền này đã thật sự dẫn đến cuộc chiến, cuộc chạy đua về việc giành giật thị trườngđể đẩy mạnh tiêu thụ từ đó mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp

Công ty cổ phần xi măng Bỉm Sơn là thành viên của Tổng Công ty công nghiệpxi măng Việt Nam (VICEM), theo sự chỉ đạo của Tổng Công ty, CTCP xi măng BỉmSơn đã chuyển đổi mô hình hoạt động sang Công ty cổ phần năm 2006 , đồng thờicũng chuyển đổi mô hình phân phối tiêu thụ sản phẩm thông qua nhà phân phối nênviệc tiêu thụ sản phẩm của Công ty hoàn toàn phụ thuộc vào các nhà phân phối vàtrước sự cạnh tranh gay gắt như hiện nay không chỉ cạnh tranh với các doanh nghiệpcùng ngành thuộc VICEM mà còn phải cạnh tranh với các đối tác liên doanh nướcngoài vốn có tiềm lực kinh tế mạnh và dày dặn kinh nghiệm trong việc tiêu thụ sảnphẩm của mình thông qua lực lượng ngoài xã hội đó là các nhà phân phối chính Vìvậy, sau 3 năm chuyển đổi mô hình hoạt động và mô hình tiêu thụ thông qua nhà phânphối công ty đã hoạt động có hiệu quả hơn, đã đạt được những thành tích đáng ghinhận như đẩy mạnh khả năng tiêu thụ sản phẩm và nâng cao hiệu quả hoạt động sảnxuất kinh doanh của Công ty.

CHƯƠNG II

TÌNH HÌNH CƠ BẢN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG BỈM SƠN2.1 Khái quát về Công ty cổ phần xi măng Bỉm Sơn

Trang 17

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công tya Giới thiệu về Công ty

Các thông tin cơ bản về Công ty cổ phần xi măng Bỉm Sơn.- Tên Công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG BỈM SƠN

- Tên tiếng anh: Bim Son Cement Joint Stock Company, tên viết tắt: BCC- Trụ sở: Phường Ba Đình, thị xã Bỉm Sơn, tỉnh Thanh Hoá

- Điện thoại: (84-373) 824.242 Fax: (84-373) 824.046- Biểu tượng Công ty:

- Địa chỉ Email: ttximangbimson@hn.vnn.vn

- Website: www.ximangbimson.com.vn

- Lĩnh vực sản xuất kinh doanh:

+ Sản xuất, kinh doanh xuất nhập khẩu xi măng, clinker + Sản xuất kinh doanh các loại vật liệu xây dựng khác.- Vốn điều lệ: 900 Tỷ đồng

b Lịch sử hình thành

Công ty cổ phần xi măng Bỉm Sơn - đơn vị anh hùng lao động, thành viên củaVICEM Trước đây là Nhà máy xi măng Bỉm Sơn được thành lập ngày 4/3/1980 tạiphường Ba Đình - Thị xã Bỉm Sơn -Tỉnh Thanh Hoá, nơi có nguồn nguyên liệu dồi dàovới hai dây chuyền công nghệ ướt do Liên Xô giúp đỡ, công suất 1,2 triệu tấn/năm.

Tháng 10 năm 1981, dây chuyền 1 đã được lắp ráp hoàn chỉnh và đến 28/12/1981

những bao xi măng đầu tiên mác P40 nhãn hiệu “Con Voi” của Nhà máy xi măng Bỉm

Sơn đã chính thức xuất xưởng Tháng 08 năm 1993, Nhà nước đã quyết định sát nhậphai đơn vị là nhà máy xi măng Bỉm Sơn và Công ty cung ứng vật tư vận tải số 4, đổithành Công ty xi măng Bỉm Sơn là Công ty nhà nước đầu tiên trực VICEM, với tổng sốcông nhân viên là 2.864 người, trong đó nhân viên quản lý là 302 người

Cùng với sự tăng trưởng chung của đất nước, nhu cầu sử dụng xi măng ngàycàng cao, để đáp ứng nhu cầu đó tháng 03/1994, Thủ tướng chính phủ đã phê duyệt dự

Trang 18

án đầu tư cải tạo hiện đại hoá dây chuyền số II của nhà máy xi măng Bỉm Sơn, chuyểnđổi công nghệ sản xuất xi măng từ công nghệ ướt sang công nghệ khô hiện đại Nhờthiết bị tiên tiến và tự động hoá cao đã nâng tổng công suất sản phẩm của nhà máy từ1,2 triệu tấn sản phẩm/ năm lên 1,8 triệu tấn sản phẩm/ năm.

Đến ngày 01/05/2006, Công ty bắt đầu chuyển mô hình từ công ty Nhà nướcthành Công ty cổ phần với vốn điều lệ là 900 tỷ đồng, trong đó nhà nước nắm giữ89,58% vốn điều lệ Tại thời điểm 31/12/2006, sau khi bán cổ phần lần 2 vốn nhànước nắm giữ 74,02% vốn điều lệ.

Năm 2007, Công ty đang thực hiện dự án dây chuyền mới có công suất 2triệu tấn/nămkhi hoàn thành nâng công suất lên 3,8 triệu tấn.

Trải qua 30 năm phát triển và trưởng thành cùng với sự nỗ lực cố gắngkhông mệt mỏi của tập thể cán bộ, công nhân viên, trải qua năm tháng khổ

luyện, trăn trở, những bao xi măng của nhà máy mang nhãn hiệu “Con Voi” đã

đóng góp vào nhiều công trình lớn như: Thuỷ điện sông Đà, cầu Thăng Long,Bảo tàng Hồ Chí Minh với nhiều thành tích đáng trân trọng như: từ năm1993 đến nay, liên tục được Bộ Xây dựng và Công đoàn ngành Xây dựng ViệtNam tặng cờ chứng nhận sản phẩm chất lượng cao; liên tục từ năm 1997 đếnnay được Báo Sài Gòn Tiếp Thị và người tiêu dùng bình chọn và chứng nhận

"Hàng Việt Nam Chất Lượng Cao"; được phong tặng danh hiệu “ Đơn Vị Anhhùng Lao Động” trong thời kỳ đổi mới và ngày 2/3/2010 Công ty đã đón nhận

huân chương lao động hạng 2 vì những nỗ lực không ngừng trong xây dựng vàphát triển Đó là những thành quả xứng đáng với những gì mà Công ty đã cốnghiến trong suốt 30 năm qua Với nền tảng vững chắc, Công ty sẽ không ngừngvươn cao, vươn xa để xứng đáng với niềm tin khách hàng giành cho Công tytrong suốt thời gian qua, để một lần nữa khẳng định sản phẩm xi măng của

CTCP xi măng Bỉm Sơn là “niềm tin của người sử dụng, sự bền vững củanhững công trình”.

2.1.2 Chức năng và nhiệm vụ của Công ty cổ phần xi măng Bỉm Sơn2.1.2.1 Chức năng

Trang 19

Công ty cổ phần xi măng Bỉm Sơn có chức năng tổ chức sản xuất, cung ứng ximăng cho khách hàng trên địa bàn được phân công đảm nhiệm.

2.1.2.2 Nhiệm vụ

Công ty cổ phần xi măng Bỉm Sơn có nhiệm vụ sản xuất và cung cấp xi măngcho các công trình xây dựng trong nước và xuất khẩu ra nước ngoài (hiện tại chủ yếulà xuất khẩu sang Lào) Ngoài ra, Công ty còn có nhiệm vụ cung cấp xi măng cho cácđịa bàn theo sự chỉ đạo của VICEM để tham gia vào việc bình ổn giá cả của thị trường.

2.1.3 Đặc điểm cơ cấu bộ máy quản lý của Công ty (thể hiện ở sơ đồ 1)

Bộ máy quản lý: Sau khi cổ phần hóa Công ty xi măng Bỉm Sơn chính thứctrở thành Công ty cổ phần xi măng Bỉm Sơn, bộ máy quản lý của Công ty có sự thayđổi do sự thay đổi loại hình doanh nghiệp Bộ máy quản lý của Công ty được tổ chứctheo mô hình cơ cấu kiểu hỗn hợp trực tuyến chức năng; gồm có: Đại hội đồng cổđông, Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Giám đốc Công ty, 5 phó giám đốc và 17phòng ban.

Đại hội đồng cổ đông: Gồm tất cả những cổ đông có quyền biểu quyết, là cơ

quan quyết định cao nhất của Công ty Đại hội đồng cổ đông quyết định tất cả nhữngvấn đề thuộc về Công ty theo pháp luật qui định như: cơ cấu tổ chức sản xuất, qui môsản xuất kinh doanh, kế hoạch, nhiệm vụ, cổ tức, phương hướng đầu tư phát triển

Hội đồng quản trị: Do Đại hội cổ đông bầu, là cơ quan quản lý cao nhất của

Công ty, đại diện cho các cổ đông, có toàn quyền nhân danh Công ty để quyết địnhmọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của Công ty trừ những vấn đề thuộcthẩm quyền của Đại hội cổ đông

Ban kiểm soát: Là cơ quan trực thuộc Đại hội cổ đông, có nhiệm vụ kiểm tra

tính hợp lý, hợp pháp trong điều hành hoạt động SXKD của Công ty.

Trang 20

Sơ đồ 1: Cơ cấu tổ chức bộ máy công ty cổ phần Xi măng Bỉm Sơn

BAN KIỂM SOÁT

P.GIÁM ĐỐC CƠ ĐIỆN

P.Cơ khí

P.CƯVTTBP THẨM ĐỊNHP.GIÁM ĐỐC

SẢN XUẤT

X ĐTĐP.KTKH

P VTTBTTGDTT

Văn phòng

P.KTTCP.GIÁM ĐỐC

TIÊU THỤ SP

X CTN-NK

P KHTHP.TCLĐ

P.GIÁM ĐỐC ĐTXD

P KT

T.Kho VTTBP.GIÁM

ĐỐC NỘI CHÍNH

P ĐSQT

P

BVQS VP.Ninh Bình

Trạm y tế

ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG

GIÁM ĐỐCHỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

P.KTATX.Mỏ NLX.Ôtô VTX.Tạo NLX.Lò nung

X.NXMX.Đóng bao

(Nguồn: Phòng Tổ chức lao động Công ty xi măng Bỉm Sơn)

Trang 21

Ban giám đốc: Bao gồm giám đốc và 5 phó giám đốc.

+ Giám đốc là người đại diện theo pháp luật của Công ty, có nhiệm vụ và chịutrách nhiệm trước Hội đồng quản trị về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao.+ Năm phó giám đốc có nhiệm vụ giúp Giám đốc điều hành các lĩnh vực khácnhau đó là:

Phó giám đốc nội chính giúp Giám đốc trực tiếp chỉ đạo điều hành công tác bảo

vệ quân sự, phòng cháy, chữa cháy, đời sống văn hoá, xã hội, y tế trong Công ty.

Phó giám đốc tiêu thụ giúp giám đốc Công ty trực tiếp chỉ đạo điều hành công

tác tiêu thụ sản phẩm, tổ chức mạng lưới tiêu thụ sản phẩm.

Phó giám đốc phụ trách sản xuất phụ trách báo cáo việc thực hiện hệ thống

quản lý chất lượng đến Giám đốc, giúp Giám đốc quản lý, chỉ đạo, điều hành về tổchức sản xuất các đơn vị trong Công ty

Phó giám đốc phụ trách cơ điện có chức năng trong việc giúp giám đốc quản

lý điều hành công tác cơ điện phục vụ cho sản xuất, bảo dưỡng, sửa chữa máy mócthiết bị, phương tiện bốc xúc, vận chuyển

Phó giám đốc phụ trách công tác quản lý đầu tư trực tiếp quản lý dự án, phòng

kỹ thuật, phòng kiểm tra tiêu chuẩn, phòng vật tư thiết bị, có nhiệm vụ tổ chức thựchiện các nhiệm vụ của ban quản lý dự án, lập hồ sơ mời thầu, xây lắp, mua sắm vật tưthiết bị

Bên dưới các phó giám đốc là các xưởng và các phòng ban.

Các phòng ban chủ yếu: Gồm có 17 phòng ban với chức năng nhiệm vụ tham

mưu cho Giám đốc công ty, có các phòng ban chủ yếu sau:

Phòng cơ khí có nhiệm vụ theo dõi tình hình hoạt động của các thiết bị và sửa

chữa, bảo dưỡng , thay thế các thiết bị máy móc

Phòng kỹ thuật sản xuất có nhiệm vụ theo dõi các hoạt động của các phân xưởng

sản xuất chính và phụ, đồng thời theo dõi kiểm tra chất lượng sản phẩm.

Phòng năng lượng có nhiệm vụ theo dõi tình hình liên quan tới việc cung cấp

năng lượng cho các thiết bị điện và cho sản xuất

Phòng Kế toán – Thống kê - Tài chính có nhiệm vụ giám sát bằng tiền đối với các

tài sản và các hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty

Trang 22

Phòng vật tư, thiết bị có nhiệm vụ theo dõi vấn đề cung ứng vật tư, máy móc thiết

bị cho sản xuất

Các xưởng sản xuất kinh doanh: Có chức năng, nhiệm vụ thực hiện đúngqui trình sản xuất để tạo ra sản phẩm kịp thời đảm bảo chất lượng và đảm bảo an toàncho máy móc thiết bị cũng như con người, gồm có 11 phân xưởng:

Khối sản xuất chính gồm xưởng mỏ, xưởng ô tô, xưởng nguyên liệu, xưởng lò

nung, xưởng nghiền xi măng, xưởng đóng bao.

Khối sản xuất phụ gồm xưởng sửa chữa thiết bị, xưởng sữa chữa công trình,

xưởng điện, xưởng cấp thoát nước – nén khí, xưởng cơ khí.

Trên đây là vài nét khái quát về tình hình tổ chức quản lý xi măng của CTCP ximăng Bỉm Sơn Có thể nói cơ cấu tổ chức quản lý kinh doanh như vậy là phù hợpthích ứng với trình độ quản lý của Công ty và tránh được sự chồng chéo trong khâuquản lý, đồng thời có thể nắm bắt được tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh trongtoàn Công ty một cách cụ thể, chính xác, kịp thời.

2.1.4 Đặc điểm sản xuất và quy trình sản xuất của Công ty2.1.4.1 Đặc điểm sản xuất và sản phẩm

Khẩu hiệu “Niềm tin của người sử dụng, sự bền vững của các công trình”

chính là mục tiêu và chính sách chất lượng của Công ty không ngừng áp dụng nhữngsáng kiến, tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm

Hiện nay, CTCP xi măng Bỉm Sơn đang sản xuất các sản phẩm chính là xi măngpooclang hỗn hợp PCB30 và PCB40 theo tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) 6206-1997;Các sản phẩm xi măng được bao gói trong loại vỏ bao PPK bền, đẹp, thuận lợi cho vậnchuyển, bốc dỡ và sử dụng Trên vỏ bao được in đầy đủ những thông tin theo quy địnhcủa nhà nước về nhãn hiệu hàng hóa và kiểu dáng công nghiệp đối với hàng bao góisẵn Ngoài ra, còn sản xuất xi măng Pooclang PC40, PC50 theo TCVN 2682-1992 chỉchiếm tỉ trọng rất nhỏ không đáng kể Với chính sách chất lượng nhất quán, sản phẩm

xi măng mang nhãn hiệu “Con Voi” của Công ty đã và đang có uy tín với người tiêu

dùng trên thị trường 30 năm qua Vì vậy, sản phẩm tiêu thụ của Công ty luôn giữ đượcổn định và giành được một vị thế vững chắc trên thị trường

Trang 23

2.1.4.2 Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất

Với hai sản phẩm chính là xi măng PCB30 và PCB40, Công ty hiện đang duy trìhai dây chuyền sản xuất là dây chuyền sản xuất theo phương pháp khô và ướt.

a Dây chuyền sản xuất theo phương pháp ướt (dây chuyền số I)

Được Liên Xô giúp đỡ và xây dựng từ năm 1976, đến năm 1981 tấn xi măngđầu tiên của Công ty được ra đời, đánh dấu một bước tiến vượt bậc của ngành côngnghiệp xi măng lúc bấy giờ

Quy trình sản xuất theo phương pháp ướt (xem phụ lục 5)

Quy trình cụ thể: Sử dụng phương pháp khoan nổ mìn để khai thác đá vôi và đấtsét là hai nguyên liệu chính sản xuất xi măng Sau đó, vận chuyển nguyên liệu về nhàmáy bằng ô tô Hỗn hợp hai nguyên liệu (đá vôi và đất sét) qua quá trình định lượngđược đưa vào máy nghiền, được điều chỉnh thành phần hoá học trong bể chứa, cuốicùng cho ra phối liệu bùn Phối liệu bùn được đưa vào lò nung thành Clinker (ở dạnghạt) Clinker được đưa vào máy nghiền xi măng cùng với thạch cao và một số chất phụgia khác để tạo ra sản phẩm Xi măng bột ra khỏi máy nghiền, dùng hệ thống nén khíđể chuyển vào xi lô chứa sau đó được chuyển sang xưởng đóng bao và thu được sảnphẩm là xi măng bao Nếu là xi măng rời thì chuyển vào các xe chuyên dụng đểchuyên chở đi các nơi.

Ưu điểm: Chất lượng xi măng được đánh giá là tốt vì các nguyên liệu và phụ giađược trộn đều Nhược điểm: Tốn nhiên liệu để làm bay hơi, mặt bằng sản xuất phải có

diện tích lớn và cần nguồn nhân lực phục vụ sản xuất lớn, thời gian sử dụng máy mócthiết bị quá lâu nên chi phí sửa chữa cao, tiêu hao điện năng nhiều

b Dây chuyền sản xuất theo phương pháp khô (dây chuyền II)

Sản xuất theo phương pháp khô được cải tạo và hiện đại hoá từ dây chuyền ướttheo công nghệ của Nhật Bản, hệ thống tháp trao đổi nhiệt 1 nhánh 5 tầng có nhiều cảitiến nhằm tăng khả năng trao đổi nhiệt giữa bột liệu và gió nóng

Quy trình sản xuất theo phương pháp khô (Xem phụ lục 6)

Có thể thấy quy trình sản xuất xi măng là rất phức tạp, hiện nay Công ty đangkết hợp khai thác cả hai dây chuyền công nghệ, tuy nhiên với những ưu điểm vượt trộicủa phương pháp khô thì sản xuất xi măng theo phương pháp lò khô đang dần được

Trang 24

thay thế cho phương pháp ướt Ưu điểm: Tốn ít nhiên liệu hơn vì tận dụng lò để sấy

khô nguyên liệu, mặt bằng sản xuất nhỏ vì chiều dài lò ngắn, nguồn nhân lực cần íthơn vì giảm bớt được một số khâu trong dây chuyền sản xuất so với lò ướt Chi phí

điện năng thấp, năng suất thiết bị luôn đạt và vượt công suất thiết kế Nhược điểm:

Nhược điểm lớn nhất của lò khô là bắt buộc phải có thiết bị lọc bụi

2.2 Nguồn lực cơ bản của Công ty2.2.1 Tình hình lao động của Công ty

Nguồn lực con người là yếu tố quan trọng nhất quyết định của lực lượng sảnxuất, vì thế lao động là một nguồn lực quan trọng đối với nền kinh tế nói chung và đốivới doanh nghiệp nói riêng Lực lượng lao động phản ánh quy mô của doanh nghiệp,cơ cấu lao động phản ánh lĩnh vực hoạt động và đặc điểm công nghệ, mức độ hiện đạihoá sản xuất của doanh nghiệp Chất lượng lao động sẽ quyết định và được thể hiệnqua kết quả và hiệu quả hoạt động SXKD.

Nhận thức được tầm quan trọng của nguồn lao động, Công ty cổ phần xi măngBỉm Sơn luôn coi trọng việc tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng lao động hợplý nhằm mục đích đem lại năng suất lao động cao nhất, tạo điều kiện cho lao độngtrong Công ty phát huy hết khả năng của mình để xây dựng Công ty ngày càng pháttriển.

Tình hình lao động của Công ty, được thể hiện qua bảng số liệu ở bảng 1 chothấy, số lao động qua các năm (2007 -2009) về tổng số lao động đã giảm đi và đấy làxu thế tất yếu của bất kỳ doanh nghiệp sản xuất theo xu hướng ngày càng hiện đại,chuyên môn hoá như CTCP xi măng Bỉm Sơn và có hai đặc điểm chính sau:

Về mặt số lượng, lao động có xu hướng giảm dần qua 3 năm cụ thể: Năm 2007là 2.434 lao động nhưng đến năm 2008 chỉ còn là 2.337 lao động, tiếp tục đến năm2009 giảm xuống còn 2.325 lao động Ngược lại, chất lượng lao động không ngừngtăng cao Cụ thể là lao động có trình độ trên đại học và đại học tăng liên tục, lao độngchưa qua đào tạo giảm đáng kể (năm 2007 là 347 lao động chiếm 14,26% đến năm2009, chỉ còn lại là 218 lao động và chỉ còn chiếm tỉ lệ 9,38%)

Trang 25

BẢNG 1: TÌNH HÌNH LAO ĐỘNG CỦA CÔNG TY QUA 3 NĂM 2007-2009

Trang 26

Xét theo giới tính: Do đặc điểm sản xuất kinh doanh của Công ty là sản xuất các

sản phẩm phục vụ cho xây dựng như xi măng, clinker…nên trong quá trình sản xuất cónhiều khói, bụi các chất độc cũng như tính chất các công việc là nặng nhọc như điềukhiển máy, bốc vác, vận chuyển nguyên vật liệu, thành phẩm Chính vì vậy, cần phảicó lực lượng lao động có sức khoẻ tốt, có khả năng chống chịu tốt nên nó phù hợp vớinam giới hơn là nữ giới Còn số lao động nữ chiếm tỷ lệ ít hơn và phần đa số lao độnglà nữ giới này hoạt động ở các lĩnh vực văn phòng, văn thư, vệ sinh… Do đó, trong 3năm (2007 - 2009) lực lượng lao động nam luôn chiếm tỷ trọng lớn hơn rất nhiều sovới lao động nữ trong Công ty (trên 70%)

Năm 2007, lao động nam có đến 1942 người tương ứng chiếm 79,79%, lao độngnữ là 492 người, tương ứng là 20,21% Năm 2008, lao động nam là 1.922, lao động nữlà 415 người So với năm 2007, năm 2008 số lao động nam giảm 20 người, tương ứnggiảm 1,03%; lao động nữ giảm 77 người, tương ứng giảm 15,65% Năm 2009 số lượnglao động nam tăng 0,36%, tương ứng tăng 7 người; Nhưng số lao động nữ lại tiếp tụcgiảm, giảm 4,58% hay giảm 19 người.

Xét theo trình độ chuyên môn: Qua bảng 1 cho thấy, qua 3 năm, lao động có

trình độ đại học và trên đại học tăng nhanh Nếu năm 2007 là 322 lao động chiếm13,23% thì năm 2008 tăng lên 31 người, tương ứng tăng 9,635% so với năm 2007.Đến năm 2009, đội ngũ lao động này tiếp tục tăng lên 22 người, tức là tăng 6,23%.Đặc biệt, trong năm 2009 này thì so với năm 2008 lao động ở các trình độ như caođẳng, công nhân nghề cũng tăng lên Trong khi đó, thì lao động chưa qua đào tạo giảmđi một cách đáng kể, giảm 15,83% hay tương ứng giảm 41 người so với năm 2008.Trình độ chuyên môn của người lao động không ngừng được cải thiện đặc biệt là laođộng có trình độ đại học tăng, chiếm tỷ trọng ngày càng cao, tỉ lệ lao động chưa quađào tạo giảm đáng kể, đây là tín hiệu đáng mừng cho doanh nghiệp Tất cả những biếnđộng về mặt trình độ chứng tỏ sự quan tâm của ban lãnh đạo tới lực lượng lao độngcủa Công ty, đã tạo cơ hội cho CBCNV nâng cao trình độ, nâng cao tay nghề và pháthuy tinh thần không ngừng học tập.

Cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật và công nghệ ngày càng hiện đạiCông ty luôn chú trọng việc tuyển dụng lao động có chất lượng và không ngừng nâng

Trang 27

cao trình độ của lao động nhằm đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển vững bền củaCông ty Tóm lại, lãnh đạo Công ty đang có hướng đi đúng trong việc tuyển dụng vàđào tạo lực lượng lao động có trình độ chuyên môn cao Từ đó, tạo điều kiện cho việcnâng cao chất lượng sản phẩm và hiệu quả SXKD, củng cố vị thế của Công ty trên thịtrường.

Xét theo tính chất công việc: Công ty cổ phần xi măng Bỉm Sơn là một doanh

nghiệp sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng bởi vậy tỷ trọng lao động trực tiếp caohơn rất nhiều so với lao động gián tiếp Năm 2007, số lao động trực tiếp chiếm 75,68%tương ứng với 1.842 người, lao dộng gián tiếp chỉ chiếm 24,32% tương ứng với 592người Năm 2008, lao động trực tiếp của Công ty giảm tương đối nhiều so với năm2007, giảm 117 người, tương ứng giảm 6,35% Lao động gián tiếp năm 2008 đang cóxu hướng tăng so với năm 2007, tăng 20 người, tức là tăng 3,38% Năm 2008, doCông ty đang trong giai đoạn những năm đầu bước sang cổ phần hoá nên cơ cấu laođộng có sự thay đổi đáng kể.

So sánh năm 2009 và năm 2008, số lượng lao động trực tiếp của Công ty tiếp tụcgiảm nhưng không giảm mạnh như năm 2008, giảm từ 1.725 người xuống còn 1.694người, giảm về tuyệt đối 31 người, về tương đối giảm 1,80% Do từ năm 2008, Côngty đã chuyển đổi mô hình tiêu thụ và mở rộng thị trường tiêu thụ nên cần bổ sung thêmlao động gián tiếp làm công tác mở rộng thị trường và do yêu cầu của hoạt động sảnxuất kinh doanh nên Công ty đã chuyển một số lao động trực tiếp sang lao động giántiếp Vì vậy, năm 2009 số lượng lao động gián tiếp của Công ty đã tăng thêm 19người, tức là tăng 3,10% Cơ cấu lao động trực tiếp và gián tiếp biến đổi theo xuhướng hợp lý, tỷ lệ lao động trực tiếp giảm dần và tỷ lệ lao động gián tiếp tăng dần.Chứng tỏ, Công ty đã chú trọng vào việc cải tiến trang thiết bị kỹ thuật vừa nâng caonăng suất vừa tiết kiệm được một số lực lượng.

Như vậy, qua phân tích ta thấy lao động của Công ty có giảm dần về mặt sốlượng qua cả 3 năm để phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh của công ty Tuynhiên, chất lượng lao động lại không ngừng được cải thiện và nâng cao cả về chuyênmôn lẫn tay nghề nhằm đáp ứng môi trường kinh doanh ngày càng khó khăn.

Trang 28

2.2.2 Tình hình cơ sở vật chất kỹ thuật của Công ty

Cơ sở vật chất kỹ thuật là một trong những yếu tố quan trọng quyết định đếnnăng suất lao động, số lượng và chất lượng hàng hoá sản xuất ra Vì vậy, để ngày càngphát triển và đạt hiệu quả cao trong hoạt động SXKD thì bất cứ doanh nghiệp nào cũngkhông ngừng đổi mới, đầu tư trang thiết bị máy móc có công nghệ hiện đại Việc phântích tình hình sử dụng tài sản cố định thường xuyên để từ đó có các giải pháp sử dụngtối đa công suất và số lượng tài sản cố định cũng có ý nghĩa hết sức quan trọng đối vớidoanh nghiệp.

Công ty cổ phần xi măng Bỉm Sơn là một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh vậtliệu xây dựng nên vấn đề CSVCKT luôn được coi trọng, quan tâm hàng đầu Đặc biệtlà máy móc, trang thiết bị sản xuất Bảng 2, phản ánh tình hình cơ sở vật chất kỹ thuậtcủa Công ty qua 3 năm (2007- 2009).

Nhìn chung, qua 3 năm tổng giá trị CSVCKT của Công ty đều tăng với tốc độtương đối cao Năm 2008, tăng 1,18% hay tăng 21,03 tỷ đồng so với năm 2007 và đạt1.796,83 tỷ đồng Và đến năm 2009 tăng 4,95% hay tăng tương ứng 88,97 tỷ đồng, đạt1.885,80 tỷ đồng Điều này chứng tỏ, Công ty luôn chú trọng trong việc đầu tư tài sảncố định để phục vụ một cách tốt nhất cho quá trình sản xuất kinh doanh nhằm nâng caonăng suất lao động, nâng cao hiệu quả kinh tế của Công ty; đồng thời đáp ứng nhu cầuvề sản phẩm ngày càng cao của người tiêu dùng.

Máy móc thiết bị chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng giá trị cơ sở vật chất kỹthuật (trên 70%) của Công ty, cụ thể là: Năm 2007, giá trị máy móc thiết bị là 1.287,79tỷ đồng hay chiếm 72,52%, năm 2009 là 1.338,66 tỷ đồng hay chiếm 70,99% Qua 3năm giá trị máy móc thiết bị đều tăng: năm 2008 so với năm 2007 tăng 0,42% haytương ứng tăng 5,46 tỷ đồng; Và năm 2009 tăng 3,51% hay tăng 45,41 tỷ đồng so vớinăm 2008, đó là do nănm 2009 Công ty đã đầu tư mua thêm máy móc thiết bị để phụcvụ đầu tư cho dây sản xuất mới nên đã làm tăng lên giá trị của máy móc thiết bị Cóđược điều này là do Công ty luôn chú trọng trong việc đầu tư cho công nghệ, đổi mớimáy móc thiết bị

Trang 29

BẢNG 2: CƠ SỞ VẬT CHẤT KỸ THUẬT CỦA CÔNG TY QUA 3 NĂM 2007- 2009

Trang 30

Hàng năm Công ty đều cải thiện hoặc nâng cấp khu vực nhà làm việc, nhàxưởng phù hợp với việc mở rộng quy mô sản xuất đồng thời cải thiện hơn môi trườnglàm việc cho cán bộ công nhân viên Năm 2009, giá trị nhà cửa vật kiến trúc của Côngty đạt 383,10 tỷ đồng, tăng 16,62 tỷ đồng hay tăng tương ứng là 4,54% so với năm2008.

Trong 3 năm qua Công ty cũng đầu tư nhiều vào phương tiện vận tải Năm2008, giá trị phương tiện vận tải đạt 119,51 tỷ đồng, tăng 8,02% hay tăng 8,87 tỷ đồngso với năm 2007 Và đặc biệt năm 2009, giá trị phương tiện vận tải tăng rất nhiều sovới năm 2008, tăng 17,37% hay tăng 20,76 tỷ đồng Có sự tăng mạnh về phương tiệnvận tải như vậy là Công ty đã đầu tư mua thêm ô tô tải để vận chuyển nguyên vật liệu,thành phẩm nhằm giảm bớt chi phí, hạ giá thành sản phẩm.

Ngoài ra, thiết bị dụng cụ quản lý và tài sản cố định khác cũng không ngừngtăng lên về mặt giá trị cũng như tỷ trọng nhằm đáp ứng nhu cầu mở rộng quy mô sảnxuất ngày càng tăng của Công ty.

Cơ sở vật chất kỹ thuật là nền tảng, là cơ sở để sản xuất và kinh doanh, phảnánh năng lực hiện có của doanh nghiệp Vì vậy, để đạt được hiệu quả kinh tế cao đòihỏi doanh nghiệp phải trang bị CSVCKT đầy đủ, kịp thời, phù hợp với tình hình kinhdoanh Qua phân tích cho thấy tình hình CSVCKT của CTCP xi măng Bỉm Sơn tươngđối tốt, trong đó máy móc thiết bị ngày càng tăng mạnh cho thấy năng lực hoạt độngsản xuất kinh doanh của Công ty ngày càng mạnh.

2.2.3 Tình hình tài chính của Công ty

Cùng với nguồn lực con người thì vốn là một yếu tố cơ bản quyết định sự tồntại phát triển của doanh nghiệp Vốn ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động SXKD củadoanh nghiệp nên trong quá trình SXKD doanh nghiệp cần đặc biệt quan tâm đếnnguồn vốn và cơ cấu của nguồn vốn để từ đó có các giải pháp và sử dụng vốn kinhdoanh tốt đảm bảo đạt hiệu quả kinh tế cao.

Qua bảng 3, ta thấy tình hình tài chính của Công ty qua 3 năm (2007-2009) cósự biến động đáng kể, tổng vốn của Công ty không ngừng tăng lên, cụ thể: năm 2007

tổng vốn của Công ty là 2.082,02 tỷ đồng thì đến năm 2008 con số này tăng lên đạt3.485,78 tỷ đồng, tăng 67,42% hay tăng tương ứng là 1.403,76 tỷ đồng.

Trang 31

BẢNG 3: TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY QUA 3 NĂM 2007- 2009

- Vốn lưu động 964,83 46,34 1.991,64 57,14 2.756,12 56,02 1.026,81 106,42 764,48 38,38 - Vốn cố định 1.117,19 53,66 1.494,14 42,86 2.164,00 43,98 376,95 33,74 669,86 44,83

2 Phân theo NV

- NV CSH 996,00 47,84 1.102,29 31,62 1.217,58 24,75 106,29 10,67 115,29 10,46 - Nợ phải trả 1.086,02 52,16 2.383,49 68,38 3.684,54 74,89 1.297,47 119,47 1.301,05 54,59 Nợ ngắn hạn 310,17 28,56 414,02 17,37 528,06 14,33 103,85 33,48 114,04 27,54 Nợ dài hạn 775,85 71,44 1.969,47 82,63 3.156,48 85,67 1.193,62 153,85 1.187,01 27,54

(Nguồn: Phòng kế toán - thống kê - tài chính)

Trang 32

Sang đến năm 2009, tổng số vốn tiếp tục tăng so với năm 2008, tăng 41,15%

hay tăng 1.434,34 tỷ đồng Để đánh giá một cách chính xác hơn về biến động tình hình

tài chính của Công ty chúng ta xem xét theo các chỉ tiêu sau:

Xét theo tính chất: gồm vốn cố định và vốn lưu động, trong cơ cấu nguồn vốn

của Công ty ta thấy rằng tỷ trọng VLĐ và VCĐ có sự thay đổi qua các năm, biểu hiệnlà năm 2007 VLĐ của Công ty chiếm tỷ trọng 46,34% và VCĐ là 53,66%; Nhưngsang năm 2008 kết cấu VLĐ và VCĐ của Công ty đã có sự thay đổi, trong đó VLĐ lạichiếm tỷ trọng lớn hơn VCĐ, thể hiện VLĐ chiếm tỷ trọng là 57,14% và VCĐ chiếm42,86%, đã có sự chuyển dịch cơ cấu VLĐ và VCĐ.

Năm 2008 so với năm 2007 VLĐ và VCĐ của Công ty đều tăng, tuy nhiênVLĐ tăng mạnh hơn, cụ thể VLĐ tăng 106,29% hay tăng 1.026,81 tỷ đồng, tức đạt1.991,64 tỷ đồng; Còn VCĐ tăng 33,74% hay tăng 376,95 tỷ đồng, tức đạt 1.494,14 tỷđồng; Năm 2008 có sự tăng nhanh của VLĐ như vậy là do Công ty mở rộng quy môsản xuất, số lượng sản phẩm sản xuất ra nhiều làm cho VLĐ tăng nhanh, và trong nămnày Công ty đã đầu tư mua thêm máy móc, thiết bị phụ vụ cho dây chuyền sản xuấtmới 2 triệu tấn/ năm để duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh đáp ứng nhu cầu thịtrường, đồng thời Công ty cũng đầu tư mua thêm phượng tiện vận tải phục vụ việc vậnchuyển, nguyên vật liệu, hàng hoá nên số VCĐ cũng tăng đáng kể.

Sang năm 2009 VLĐ và VCĐ của Công ty tiếp tục tăng với tốc độ tăng cũngkhá mạnh, cụ thể là VCĐ tăng 44,83% hay tăng 669,86 tỷ đồng; VLĐ tăng 38,38%hay tăng 764,48 tỷ đồng so với năm 2008 Có sự tăng lên của VCĐ là do Công ty đãđầu tư mua thêm tài sản cố đinh, máy móc thiết bị để chuẩn bị cho việc đưa dâychuyền sản xuất mới đi vào hoạt động Đồng thời Công ty tiếp tục mở rộng thêm quymô sản xuất nên số VLĐ cũng tăng lên đáng kể.

Xét theo cơ cấu nguồn vốn: vốn của Công ty hình thành từ 2 nguồn: vốn chủ

sở hữu và nợ (nợ ngắn hạn và nợ dài hạn) Qua bảng số liệu ta thấy, nguồn vốn chủ sởhữu của Công ty luôn chiếm tỷ trọng thấp hơn các khoản nợ, cụ thể: năm 2007, nguồnvốn chủ sở hữu chiếm 47,84%, các khoản nợ chiếm 52,16%, sang năm 2008 cơ cấunguồn vốn lại thay đổi mạnh, VCSH chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ 31,62%, các khoản nợ

Trang 33

chiếm 68,38% Và đến năm 2009, cơ cấu VCSH lại tiếp tục giảm trong tổng nguồnvốn của Công ty và các khoản nợ phải trả chiếm tới 74,89% trong tổng nguồn vốn.

Nguồn vốn chủ sở hữu và các khoản nợ đều không ngừng tăng qua các năm Cụthể, so với năm 2007 thì năm 2008, nguồn VCSH tăng 10,67% hay tăng tương ứng là106,29 tỷ đồng Điều này cho thấy Công ty có khả năng tự tài trợ về mặt tài chính vàsẽ chủ động hơn trong quá trình sản xuất kinh doanh Bên cạnh việc tăng nhanh củanguồn VCSH Công ty còn nhận thêm các khoản nợ, tăng 119,47% hay tăng 1.297,47tỷ đồng Các khoản nợ ngắn hạn và dài hạn đều tăng, trong đó nợ dài hạn tăng mạnh,tăng 153,85% hay tăng 1.193,62 tỷ đồng Điều này chứng tỏ Công ty đang chiếm dụngđược một khoản nợ khá lớn Đó là một điều tốt vì đã lợi dụng được nguồn vốn bênngoài trong thời gian dài để sản xuất kinh doanh, tạo lợi nhuận cho Công ty và hìnhthành các chiến lược kinh doanh lâu dài Tuy nhiên, cũng có nghĩa là yêu cầu thanhtoán của Công ty cũng tăng lên, thêm một gánh nặng trong việc trả nợ, đồng thời cũnglàm giảm uy tín của Công ty trên thương trường khi khách hàng, bạn hàng, cơ quanchủ quản nhà nước nhìn vào kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh thấy khoản nợ rấtlớn Đây cũng là vấn đề lâu dài mà Công ty cần giải quyết và có biện pháp khắc phục

Năm 2009, nguồn VCSH và nợ tiếp tục tăng, tuy nhiên tăng nhẹ hơn, khôngtăng đột biến như năm 2008 Thể hiện: VCSH tăng 10,46% hay tăng tương ứng 115,29tỷ đồng, khoản nợ tăng 54,59% hay tăng 1.301,05 tỷ đồng so với năm 2008, trong đónợ ngắn hạn và dài hạn cũng tăng lên.

Qua phân tích, ta thấy nguồn vốn của Công ty qua 3 năm đều tăng lên, đặc biệtlà nguồn VCSH bổ sung một lượng khá lớn thể hiện khả năng tự chủ của Công ty ngàycàng được nâng lên Bên cạnh đó, khả năng huy động vốn ngắn hạn và dài hạn tăngmạnh nhằm đáp ứng việc mở rộng quy mô SXKD Cụ thể, vốn bình quân trên lao độngnăm 2007 là 0,855 tỷ đồng đến năm 2009 con số này đạt 2,116 tỷ đồng, tức đã tăng1,261 tỷ đồng so với năm 2007.

Tóm lại, để đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh được phát triển cầnphải có chính sách hiệu quả hơn để quản lý các khoản phải thu để tránh tình trạng bịchiếm dụng vốn, các khoản phải trả tránh tình trạng nợ quá nhiều sẽ gặp khó khăntrong việc trả nợ Bên cạnh đó cần có chính sách để quản lý vốn bằng tiền tốt hơn, để

Trang 34

đảm bảo khả năng thanh toán tức thời của Công ty được tốt hơn trong những thờiđiểm cần thiết Mặt khác cũng cần có những biện pháp quản lý vốn cố định như tài sảncố định, đầu tư trang bị máy móc thiết bị nhằm phục vụ tốt hơn trong hoạt động sảnxuất kinh doanh và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.

2.3 Các yếu tố môi trường ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinhdoanh của Công ty

2.3.1 Các yếu tố môi trường vĩ mô

* Yếu tố kinh tế

Nước ta trong những năm qua kinh tế tăng trưởng đạt ở mức khá cao, tốc độ tăngtrưởng của ngành công nghiệp xi măng luôn duy trì ở mức trên 10 % năm Để đáp ứngquá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước cần phải xây dựng được một hệ thốngcơ sở vật chất ngày càng hiện đại, trong đó cơ sở hạ tầng đóng vai trò nền tảng cho sựphát triển Việc gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO) mở ra nhiều cơ hội để đẩymạnh hợp tác kinh tế quốc tế và điều kiện thuận lợi cho các ngành kinh tế Việt Namphát triển trong đó có ngành vật liệu xây dựng Với điều kiện kinh tế thuận lợi và tốc độtăng trưởng lạc quan của ngành xây dựng trong đó có xi măng, sẽ là điều kiện tốt cho sựphát triển, mở rộng quy mô của các Công ty trong ngành xi măng nói chung và củaCTCP xi măng Bỉm Sơn nói riêng.

* Yếu tố chính trị, pháp luật

Việt Nam được đánh giá là nơi an toàn cho đầu tư bởi tình hình an ninh trật tựđược đánh giá là khá ổn định Bằng những nỗ lực xây dựng nền kinh tế nước nhà pháttriển, nhà nước ta không ngừng phát triển hoàn thiện cơ chế chính trị pháp luật tạo rahành lang pháp lý thuận lợi cho các doanh nghiệp phát triển Chúng ta đang ngày càngthu hút nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước khẳng định vị thế của Việt Nam trêntrường Quốc tế Với lợi thế chung của đất nước như vậy CTCP xi măng Bỉm Sơn đượcsản xuất kinh doanh trong môi trường ổn định, không bị ảnh hưởng bởi các yếu tố anninh, chính trị, quốc phòng chi phối.

* Yếu tố công nghệ

Để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng Công ty đã mạnh dạnthay thế thiết bị dây chuyền lạc hậu và thay vào đó là các máy móc, thiết bị dây

Trang 35

chuyền sản xuất hiện đại Hiện công ty đang xây dựng dây chuyền sử dụng công nghệsản xuất xi măng bằng lò quay với thiết bị tiên tiến, hiện đại, đảm bảo các chỉ tiêu vềkỹ thuật, môi trường, với công suất thiết kế 2 triệu tấn xi măng/năm Việc ứng dụngcông nghệ máy tính, tin học vào công việc quản lý, điều hành sản xuất kinh doanh đãgiúp Công ty đo lường các thông số kỹ thuật, quản lý và theo dõi sổ sách kế toán, hệthống phân phối và tiêu thụ sản phẩm của Công ty; đồng thời là phương tiện để giaodịch thương mại, bán hàng và tiếp xúc với khách hàng, tạo cho doanh nghiệp giảmthời gian và chi phí.

* Yếu tố môi trường tự nhiên

Vị trí của Công ty nằm gần núi đá vôi, đất sét có trữ lượng dồi dào với chấtlượng tốt và ổn định Đây là hai nguồn nguyên liệu chủ yếu để sản xuất xi măng chấtlượng cao Nằm gần quốc lộ 1A, có đường sắt vào nhà máy nên rất thuận lợi cho việcvận chuyển xi măng đến các nơi tiêu thụ tạo điều kiện thuận lợi để Công ty mở rộngthị trường tiêu thụ.

* Yếu tố xã hội

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế đời sống của người dân ngày càng đượcnâng cao, nhu cầu về xây dựng nhà ở, công trình vui chơi giải trí tăng cao Bên cạnhđó, các biện pháp kích cầu của chính phủ như: đầu tư phát triển hệ thống giao thôngđường bộ bằng bê tông xi măng nhất là hệ thống đường cao tốc, đường ven biên giới,đường giao thông nông thôn …điều đó kéo theo nhu cầu về sản phẩm xi măng cũngtăng theo Đây là cơ hội đối với CTCP xi măng Bỉm Sơn Tuy nhiên, chính nó cũngđặt ra thách thức trong môi trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt.

* Môi trường cạnh tranh

Khi nền kinh tế Việt Nam ngày càng hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới, thuếnhập khẩu xi măng giảm chỉ còn 0 - 5%, cùng với việc mở cửa hoàn toàn cho các nhàđầu tư nước ngoài, sự ổn định về chính trị, dân cư đông đúc đã tạo nên sức cuốn hútmạnh mẽ đối với các nhà đầu tư nước ngoài Bên cạnh đó, hiện nay, ngành xi măngViệt nam đang trong giai đoạn xây dựng và phát triển mạnh mẽ về công tác đầu tư nhưnhiều trạm nghiền mới ra đời, xây dựng thêm nhiều dây chuyền mới của các Ngành,

Trang 36

địa phương, của các công ty trong VICEM và liên doanh, các lò đứng chuyển đổi sanglò quay…đã tiếp thêm lượng hàng hoá cho thị trường.

Như vậy, CTCP xi măng Bỉm Sơn sẽ phải cạnh tranh trực tiếp với xi măng nhậpkhẩu từ các quốc gia khác và ngày càng đương đầu với sự cạnh tranh gay gắt khôngchỉ phải với các Công ty thuộc VICEM, mà còn với các đối tác liên doanh nước ngoàiở Việt Nam, vốn có nhiều kinh nghiệm trong việc tạo ưu thế bằng đầu tư công nghệtiên tiến hiện đại với chi phí giá thành thấp.

2.3.2 Những yếu tố thuộc môi trường vi mô

* Khách hàng

Khách hàng chủ yếu của CTCP xi măng Bỉm Sơn là khách hàng trong nước vàmột số ít khách hàng nước ngoài Các nhà đại lý bao tiêu (nhà phân phối) mua sản phẩmcủa Công ty để bán lại Hoạt động bán hàng của Công ty cho các đại lý thực chất là hoạtđộng mua đứt, bán đoạn Khách hàng này có quan hệ thường xuyên, lâu dài với Công ty

và là người tiêu thụ hoàn toàn khối lượng sản phẩm của Công ty từ năm 2007 đến nay.

* Đối thủ cạnh tranh

Đối với ngành sản xuất vật liệu xây dựng nói chung và ngành sản xuất xi măngnói riêng, thị trường tiêu thụ sản phẩm ngày càng bị thu hẹp bởi có nhiều đối thủ cạnhtranh mới xuất hiện Trên thị trường Việt Nam hiện nay có rất nhiều nhãn hiệu ximăng, kể cả các nhãn hiệu xi măng của Công ty nhà nước và của các liên doanh nướcngoài Có thể kể đến một số nhãn hiệu xi măng cạnh tranh với nhãn hiệu xi măng BỉmSơn như sau: các nhãn hiệu xi măng VICEM như: xi măng Hoàng Thạch, xi măng HảiPhòng, xi măng Hoàng Mai, xi măng Tam Điệp ; các nhãn hiệu xi măng liên doanh ởviệt Nam như: xi măng Nghi Sơn, xi măng Phúc Sơn, xi măng Chinfon

* Các nhà cung ứng

Nhà cung ứng ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của Công ty, vì chất lượng vàgiá cả ổn định của các yếu tố đầu vào sẽ ảnh hưởng mạnh mẽ đến hoạt động sản xuấtcủa doanh nghiệp Sự ổn định và uy tín của nhà cung ứng sẽ là yếu tố đảm bảo tiến độsản xuất kinh doanh của Công ty diễn ra đúng kế hoạch Ngoài nguyên liệu chính làđất sét và đá vôi Công ty có thể tự khai thác được thì các nguyên liệu đầu vào khác đểsản xuất Clinker như than cám, thạch cao, đá bazan, vỏ bao, điện…Công ty đã thực

Trang 37

hiện hình thức đấu thầu, lựa chọn nhà cung cấp Các nhà cung cấp nguyên liệu chínhcho Công ty như: Công ty vật liệu xây dựng và xây lắp số 5 cung cấp phụ gia, đábazan; Công ty Cổ phần vật liệu chất đốt Thanh Hoá cung cấp than cám; Công ty cổphần bao bì Thanh Hoá cung cấp vỏ bao; Công ty dịch vụ vận tải Đường Sắt cung cấpthạch cao; Công ty đá Đồng Giao cung cấp đá; Công ty cổ phần bao bì Bỉm Sơn, Côngty cổ phần bao bì Bút Sơn cung cấp bao bì; Công ty xi măng Hoàng Mai, Công ty ximăng Hải Phòng cung cấp clinker (Có thể xem thêm danh sách các nhà cung cấp cácmặt chính cho Công ty ở phụ lục 7)

Trang 38

CHƯƠNG 3

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔPHẦN XI MĂNG BỈM SƠN QUA 3 NĂM 2007 – 2009

3.1 Tình hình sản lượng tiêu thụ của Công ty qua 3 năm (2007- 2009)

Với chính sách chất lượng nhất quán, sản phẩm xi măng với nhãn hiệu “ConVoi” của Công ty đã và đang có uy tín với người tiêu dùng trên thị trường 30 năm qua.Như vậy, sản lượng sản phẩm tiêu thụ của Công ty luôn giữ được ổn định, giành đượcvị thế vững chắc trên thị trường.

Qua bảng 4 cho thấy, sản lượng tiêu thụ của Công ty qua qua 3 năm đều khôngngừng tăng lên Năm 2007, tổng sản lượng tiêu thụ của Công ty đạt 2.296.717 tấn, đếnnăm 2008 tăng lên 2.564.448 tấn, tăng về số tuyệt đối là 267.731 tấn và về tương đốităng là 11,66% Năm 2007, Công ty đã thực hiện chuyển đổi mô hình kinh doanh từ hệthống bán hàng thông qua các chi nhánh (đại lý hưởng hoa hồng) sang mô hình đại lýbao tiêu sản phẩm (nhà phân phối) nhưng tình hình tiêu thụ xi măng cũng không bịảnh hưởng do việc chuyển đổi này, mà năm 2008 sản lượng tiêu thụ vẫn tăng lên,chứng tỏ bước chuyển đổi mô hình kinh doanh của Công ty là hợp lý, phù hợp với nhucầu thực tế Và sang năm 2009 sản lượng tiêu thụ của Công ty tiếp tục tăng, tăng56.097 tấn hay tăng 2,19% so với năm 2008 và đạt 2.620.544 tấn Như vậy, tình hìnhtiêu thụ sản phẩm của công ty trong những năm gần đây là rất tốt.

So sánh năm 2008 so với năm 2007, sản lượng tiêu thụ của Công ty tăng lên, sởdĩ như vậy là do tất cả các sản lượng mặt hàng tiêu thụ của Công ty đều tăng lên.Trong đó, sản phẩm xi măng rời PCB 40 tăng mạnh nhất, tăng 112.527 tấn hay tăng380% Tiếp đó, là sự tăng lên của sản phẩm xi măng bao PCB 40, tăng 79.527 tấn haytăng 194,27%.

So sánh năm 2009 với năm 2008, sự tăng lên của sản lượng tiêu thụ chủ yếu làdo sản phẩm xi măng bao PCB 30 tăng mạnh, tăng 188.604 tấn hay tăng 8,42% Tuynhiên, cũng do sự giảm sút mạnh của xi măng rời PCB 40, giảm 99.371 tấn hay giảm69,91% nên năm 2009 sản lượng tiêu thụ của Công ty chỉ tăng nhẹ.

Trong những năm tới Công ty cần tiếp tục duy trì và nâng cao hơn nữa mức sảnlượng tiêu thụ.

Trang 39

BẢNG 4: TÌNH HÌNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY QUA 3 NĂM 2007 – 2009

97,734.Xi măng rời PCB40 29.613 1,29 142.140 5,54 42.769 1,63 112.527 380,00 -99.371 69,91-

(Nguồn: Ban kế hoạch - Thị trường của Công ty)

Trang 40

3.2 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty

Sau mỗi chu kỳ kinh doanh, doanh nghiệp cần phải phân tích, đánh giá hiệu quảSXKD nhằm xem xét các nguyên nhân ảnh hưởng tới kết quả, hiệu quả sản xuất kinhdoanh Kết quả của việc phân tích, đánh giá này sẽ là căn cứ để doanh nghiệp có cácbiện pháp thúc đẩy và hoàn thiện quá trình hoạt động SXKD trên mọi phương diện đểđạt được hiệu quả SXKD tốt nhất.

3.2.1 Phân tích doanh thu3.2.1.1 Phân tích doanh thu

Bất cứ một doanh nghiệp nào trong quá trình SXKD đều đặt ra mục tiêu cuốicùng là đạt được doanh thu cao nhất với chi phí thấp nhất Doanh thu được xem là mộttrong những chỉ tiêu quan trọng phản ánh hiệu quả SXKD của doanh nghiệp thông quaviệc so sánh với các chỉ tiêu khác Vì vậy, doanh thu là một mục tiêu mà bất cứ mộtdoanh nghiệp nào cũng phải quan tâm, nó quyết định đến sự thành công hay thất bạicủa doanh nghiệp trên con đường kinh doanh của mình Đồng thời, doanh thu còn làtác nhân đầu tiên tác động đến lợi nhuận Thông qua việc phân tích các chỉ tiêu trongdoanh thu ta có thể đánh giá được quy mô, hiệu quả kinh doanh của Công ty

Để hiểu rõ hơn về doanh thu của Công ty ta phân tích kết cấu tổng doanh thu(kết quả phân tích ở bảng 5):

Doanh thu chủ yếu của Công ty là doanh thu từ tiêu thụ sản phẩm Trong 3 nămdoanh thu từ tiêu thụ sản phẩm luôn tăng lên, năm 2007 doanh thu tiêu thụ là 1.553,48tỷ đồng, chiếm tới 99,87% trong tổng doanh thu; năm 2008 tăng 382,67 tỷ đồng haytăng về tương đối là 24,63%; sang năm 2009 cũng tăng nhưng tốc độ tăng nhẹ hơn,tăng 178,10 tỷ đồng hay tăng 9,20% so với năm 2008.

Doanh thu từ hoạt động tài chính của công ty chủ yếu là các khoản lãi thu từtiền gửi ngân hàng, các khoản thu từ chênh lệch về tỷ giá hối đoái chỉ chiếm một tỷ lệrất nhỏ trong tổng doanh thu và cũng tăng lên qua các năm Năm 2007, là 1,13 tỷđồng, năm 2008 là 1,68 tỷ đồng và năm 2009 tăng lên 1,89 tỷ đồng.

Ngày đăng: 05/10/2012, 16:40

Hình ảnh liên quan

BẢNG 1: TÌNH HÌNH LAO ĐỘNG CỦA CÔNG TY QUA 3 NĂM 2007-2009 - Đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại Công ty cổ phần xi măng Bỉm Sơn.doc

BẢNG 1.

TÌNH HÌNH LAO ĐỘNG CỦA CÔNG TY QUA 3 NĂM 2007-2009 Xem tại trang 25 của tài liệu.
BẢNG 1: TÌNH HÌNH LAO ĐỘNG CỦA CÔNG TY QUA 3 NĂM 2007-2009 - Đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại Công ty cổ phần xi măng Bỉm Sơn.doc

BẢNG 1.

TÌNH HÌNH LAO ĐỘNG CỦA CÔNG TY QUA 3 NĂM 2007-2009 Xem tại trang 25 của tài liệu.
BẢNG 2: CƠ SỞ VẬT CHẤT KỸ THUẬT CỦA CÔNG TY QUA 3 NĂM 2007-2009 - Đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại Công ty cổ phần xi măng Bỉm Sơn.doc

BẢNG 2.

CƠ SỞ VẬT CHẤT KỸ THUẬT CỦA CÔNG TY QUA 3 NĂM 2007-2009 Xem tại trang 29 của tài liệu.
BẢNG 3: TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY QUA 3 NĂM 2007-2009 - Đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại Công ty cổ phần xi măng Bỉm Sơn.doc

BẢNG 3.

TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY QUA 3 NĂM 2007-2009 Xem tại trang 31 của tài liệu.
BẢNG 4: TÌNH HÌNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY QUA 3 NĂM 2007 – 2009 - Đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại Công ty cổ phần xi măng Bỉm Sơn.doc

BẢNG 4.

TÌNH HÌNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY QUA 3 NĂM 2007 – 2009 Xem tại trang 39 của tài liệu.
BẢNG 4: TÌNH HÌNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY QUA 3 NĂM 2007 – 2009 - Đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại Công ty cổ phần xi măng Bỉm Sơn.doc

BẢNG 4.

TÌNH HÌNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY QUA 3 NĂM 2007 – 2009 Xem tại trang 39 của tài liệu.
BẢNG 5: TÌNH HÌNH DOANH THU CỦA CÔNG TY QUA 3 NĂM (2007 – 2009) - Đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại Công ty cổ phần xi măng Bỉm Sơn.doc

BẢNG 5.

TÌNH HÌNH DOANH THU CỦA CÔNG TY QUA 3 NĂM (2007 – 2009) Xem tại trang 41 của tài liệu.
BẢNG 6: DOANH THU THEO MẶT HÀNG SẢN PHẨM TIÊU THỤ CỦA CÔNG TY - Đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại Công ty cổ phần xi măng Bỉm Sơn.doc

BẢNG 6.

DOANH THU THEO MẶT HÀNG SẢN PHẨM TIÊU THỤ CỦA CÔNG TY Xem tại trang 43 của tài liệu.
BẢNG 7: DOANH THU THEO KHU VỰC THỊ TRƯỜNG CỦA CÔNG TY - Đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại Công ty cổ phần xi măng Bỉm Sơn.doc

BẢNG 7.

DOANH THU THEO KHU VỰC THỊ TRƯỜNG CỦA CÔNG TY Xem tại trang 45 của tài liệu.
BẢNG 8: DOANH THU THEO THỜI GIAN - Đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại Công ty cổ phần xi măng Bỉm Sơn.doc

BẢNG 8.

DOANH THU THEO THỜI GIAN Xem tại trang 47 của tài liệu.
BẢNG 9: CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN DOANH THU TIÊU THỤ SẢN PHẨM - Đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại Công ty cổ phần xi măng Bỉm Sơn.doc

BẢNG 9.

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN DOANH THU TIÊU THỤ SẢN PHẨM Xem tại trang 49 của tài liệu.
BẢNG 10: TÌNH HÌNH CHI PHÍ CỦA CÔNG TY QUA 3 NĂM (2007-2009) - Đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại Công ty cổ phần xi măng Bỉm Sơn.doc

BẢNG 10.

TÌNH HÌNH CHI PHÍ CỦA CÔNG TY QUA 3 NĂM (2007-2009) Xem tại trang 51 của tài liệu.
BẢNG 11: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY QUA 3 NĂM (2007- 2009) - Đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại Công ty cổ phần xi măng Bỉm Sơn.doc

BẢNG 11.

KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY QUA 3 NĂM (2007- 2009) Xem tại trang 54 của tài liệu.
BẢNG 12: HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỐ ĐỊNH CỦA CÔNG TY QUA 3 NĂM (2007-2009) - Đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại Công ty cổ phần xi măng Bỉm Sơn.doc

BẢNG 12.

HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỐ ĐỊNH CỦA CÔNG TY QUA 3 NĂM (2007-2009) Xem tại trang 57 của tài liệu.
BẢNG 13: CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU SUẤT SỬ DỤNG VỐN CỐ ĐỊNH - Đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại Công ty cổ phần xi măng Bỉm Sơn.doc

BẢNG 13.

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU SUẤT SỬ DỤNG VỐN CỐ ĐỊNH Xem tại trang 59 của tài liệu.
BẢNG 14: HIỆU SUẤT SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG CỦA CÔNG TY QUA 3 NĂM (2007-2009) - Đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại Công ty cổ phần xi măng Bỉm Sơn.doc

BẢNG 14.

HIỆU SUẤT SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG CỦA CÔNG TY QUA 3 NĂM (2007-2009) Xem tại trang 62 của tài liệu.
BẢNG 16: CÁC NHÂN TỐ HƯỞNG ĐẾN NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG BÌNH QUÂN - Đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại Công ty cổ phần xi măng Bỉm Sơn.doc

BẢNG 16.

CÁC NHÂN TỐ HƯỞNG ĐẾN NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG BÌNH QUÂN Xem tại trang 65 của tài liệu.
BẢNG 17: HIỆU QUẢ SỬ DỤNG LAO ĐỘNG - Đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại Công ty cổ phần xi măng Bỉm Sơn.doc

BẢNG 17.

HIỆU QUẢ SỬ DỤNG LAO ĐỘNG Xem tại trang 67 của tài liệu.
BẢNG 18: HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY - Đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại Công ty cổ phần xi măng Bỉm Sơn.doc

BẢNG 18.

HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY Xem tại trang 69 của tài liệu.
BẢNG 18: HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY - Đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại Công ty cổ phần xi măng Bỉm Sơn.doc

BẢNG 18.

HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY Xem tại trang 69 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan