Biện pháp nhằm duy trì và phát triển tiêu thụ sản phẩm của Công ty CP bao bì và má phanh Viglacera.DOC

87 480 0
Biện pháp nhằm duy trì và phát triển tiêu thụ sản phẩm của Công ty CP bao bì và má phanh Viglacera.DOC

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Biện pháp nhằm duy trì và phát triển tiêu thụ sản phẩm của Công ty CP bao bì và má phanh Viglacera

Trang 1

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

Chương I: LỊCH SỬ HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN VÀ ĐẶC ĐIỂMKINH TẾ - KỸ THUẬT CHỦ YẾU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN BAO BÌVÀ MÁ PHANH VIGLACERA 9

1.1 Lịch sử hình thành, phát triển và đặc điểm kinh tế - kỹ thuật chủ yếucủa Công ty Cổ phần Bao bì và Má phanhViglacera 9

1.1.1 Thông tin chung 9

1.1.1.1 Thông tin chung về doanh nghiệp 9

1.1.2 Quá trình ra đời và phát triển của Công ty Cổ phần Bao bì và Máphanh Viglacera 11

1.2 Đánh giá tổng quát tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phầnBao bì và Má phanh Viglacera 14

1.2.1 Đánh giá tổng hợp kết quả kinh doanh của Công ty Cổ phần Bao bì vàMá phanh Viglacera 14

1.2.2 Những thuận lợi và khó khăn chủ yếu đối với hoạt động sản xuất kinhdoanh của Công ty Cổ phần Bao bì và Má phanh Viglacera 18

1.3.1 Cơ cấu bộ máy quản trị của Công ty Cổ phần Bao bì và Má phanhViglacera 21

1.3.2 Sản phẩm và thị trường 27

1.3.3 Về cơ sở vật chất kỹ thuật 30

1.3.4 Về lao động 35

1.3.4.1 Cơ cấu trình độ theo lao dộng 35

1.3.4.2 Các hình thức thù lao trong doanh nghiệp 37

Trang 2

1.3.4.3 Các hình thức thưởng: 39

1.3.4.4 Đội ngũ nhân viên Marketing 40

1.3.5 Nguyên vật liệu và nhà cung ứng 40

1.3.6 Về nguồn vốn và việc sử dụng nguồn vốn 42

1.3.6.1 Cơ cấu nguồn vốn kinh doanh 42

1.3.6.2 Tình hình nợ vay và trả ngân hàng : 43

Chương II THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG DUY TRÌ VÀ PHÁT TRIỂNTHỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẨNBAO BÌ VÀ MÁ PHANH VIGLACERA 45

2.1.2.1Thị trường trong Tổng công ty Viglacera 49

2.1.2.2 Thị trường ngoài Viglacera 50

2.2 Các biện pháp đã thực hiện nhằm duy trì và phát triển thị trường tiêuthụ sản phẩm ở Công ty Cổ phần Bao bì và Má phanh Viglacera 52

2.2.1 Hoạt động xúc tiến, khuyếch trương 52

2.2.2 Phương thức vận chuyển 53

2.2.3 Nghiên cứu thị trường và phương thức thâm nhập thị trường 54

2.2.4 Chính sách sản phẩm và chính sách giá 56

2.2.5 Kênh phân phối 57

2.2.6 Phương thức thanh toán 60

2.3 Phân tích thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty so với đối thủ cạnhtranh 60

2.3.1 Phân tích ma trận BCG và ma trận sản phẩm - thị trường 60

2.4 Đánh giá chung những thành tựu và hạn chế trong việc duy trì và pháttriển thị trường tiêu thụ sản phẩm ở Công ty Cổ phần Bao bì và Má phanhViglacera 64

2.4.1 Những thành tựu đạt được 66

Trang 3

2.4.2 Những hạn chế và nguyên nhân 68

Chương III GIẢI PHÁP DUY TRÌ VÀ PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNGTIÊU THỤ SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BAO BÌ VÀ MÁPHANH VIGLACERA 70

3.1 Phương hướng và mục tiêu 70

3.1.1 Phương hướng phát triển thị trường của Công ty Cổ phẩn Bao bì vàMá phanh Viglacera 70

3.1.1.1 Tăng cường đổi mới công nghệ tiên tiến 70

3.1.1.2 Phát triển sản phẩm theo hướng đa dạng hoá và thân thiện vớimôi trường 70

3.1.1.3 Phát triển nguồn nhân lực 71

3.1.1.4 Tiếp tục áp dụng hệ thống quản lý chất lượngISO 72

3.2.1Mục tiêu của Công ty Cổ phẩn Bao bì và Má phanh Viglacera: 72

3.2 Các giải pháp duy trì và phát triển thị trường của Công ty Cổ phần Baobì và Má phanh Viglacera 73

3.2.1 Xây dựng và phân tích ma trận SWOT 73

3.2.2 Một số giải pháp duy trì và phát triển thị trường của Công ty Cổ phầnBao bì và Má phanh Viglacera 75

3.2.2.1 Xây dựng chính sách ưu đãi với các đơn vị trong Tổng công tyViglacera 76

3.2.2.2 Tăng cường hoạt động Marketing và dự báo thị trường 78

32.2.3 Nâng cao sức cạnh tranh sản phẩm, phát triển sản phẩm theođịnh hướng thị trường 81

3.2.2.4 Cải thiện và củng cố uy tín của Công ty trên thị trường, bướcđầu tham gia liên doanh liên kết 82

3.3 Một số kiến nghị với Tổng công ty Viglacera 83

TÀI LIỆU THAM KHẢO 86

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT 6

Trang 4

DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU, MA TRẬN

Bảng 1: Tổng diện tích của Công ty năm 2007 5

Bảng 2: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty 9

Bảng 3: Tình hình máy móc thiết bị sản xuất của Công ty 25

Bảng 4: Bảng tổng hợp chất lượng lao động của Công ty 30

Bảng 5: Cơ cấu doanh thu của công ty 40

Biểu đồ 1: Kết quả các chỉ tiêu tài chính 10

Biểu đồ 2: Cơ cấu thị trường sản phẩm bao bì 15

Biểu đồ 3: Cơ cấu doanh thu 40

Sơ đồ 1: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản trị công ty 19

Sơ đồ 2: Sơ đồ quy trình sản xuất giấy 27

Sơ đồ 3: Sơ đồ quy trình sản xuất má phanh 29

Sơ đồ 4: Kênh phân phối sản phẩm má phanh 52

Sơ đồ 5: Quy trình bán hàng trực tiếp của sản phẩm bao bì 61

Ma trận 1: Ma trận BCG 54

Ma trận 2: Ma trận sản phẩm thị trường 57

Ma trận 3: Ma trận SWOT 68

Trang 5

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

NVL : Nguyên vật liệuTC-HC : Tổ chức- hành chínhKT – VT : Kỹ thuật - vật tưPX : Phân xưởng

KH- TT : Kế hoạch- thị trườngCB-CNV : Cán bộ- Công nhân viên

Trang 6

LỜI MỞ ĐẦU

Năm 2007 là năm đầu tiên nền kinh tế nước ta hội nhập và hoạt độngtrong khuôn khổ của tổ chức thương mại thế giới WTO Các doanh nghiệptrong nước sẽ phải cạnh tranh trực tiếp hoặc gián tiếp với các doanh nghiệpnước ngoài luôn được đánh giá là có ưu thế hơn hẳn về vốn và kinh nghiệmquản lý Để tồn tại và phát triển trong môi trường quốc tế cạnh tranh gay gắtnày đòi hỏi các doanh nghiệp phải nâng cao năng lực cạnh tranh, nâng caohiệu quả sản xuất kinh doanh và tạo thương hiệu trong lòng khách hàng.Trong nền kinh tế hội nhập, một trong những yêu cầu cấp thiết để doanhnghiệp tồn tại và thực sự phát triển là vấn đề duy trì và phát triển thị trườngtrước sự cạnh tranh mạnh mẽ của các doanh nghiệp trong và ngoài nước Vấnđề này cũng là thách thức chung đối với các doanh nghiệp trong nền kinh tế,đặc biệt là đối với những doanh nghiệp vừa và nhỏ với những hạn chế vềnguồn vốn đầu tư, thông tin thị trường và trình độ quản lý

Như ta đã biết, mục tiêu kinh tế của doanh nghiệp là lợi nhuận, và đâycũng là mục tiêu chính để Công ty Cổ phần Bao bì và Má phanh Viglacerahướng tới Lợi nhuận giúp cho Công ty giải quyết những khó khăn về tàichính, trang trải các khoản nợ, tăng tài sản cho chủ đầu tư, đảm bảo đời sốngngười lao động Lợi nhuận bổ sung vào quỹ đầu tư phát triển để đổi mới côngnghệ, bổ sung vào quỹ phúc lợi góp phần nâng cao chất lượng sống cho cánbộ công nhân viên và duy trì một quỹ dự phòng đủ lớn Ngoài ra Công ty còncó thể thu hút nguồn vốn đầu tư từ bên ngoài nếu tỷ suất lợi nhuận của Côngty lớn hơn tỷ suất lợi nhuận của ngành.

Bên cạnh mục tiêu này, Công ty còn theo đuổi mục tiêu cung cấpnhững sản phẩm, dịch vụ tốt nhất với chi phí hợp lý cho khách hàng, cùngkhách hàng phát triển và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với Nhà nước, góp phần

Trang 7

xây dựng một xã hội ổn, định phồn vinh Để làm được điều này đòi hỏi Côngty phải có sự đoàn kết và thống nhất trong bộ máy lãnh đạo và một chiến lượcphát triển đúng đắn.

Trước yêu cầu bức thiết đó và trên cơ sở trải qua thời gian tìm hiểu về

Công ty, em quyết định chọn đề tài “ BIỆN PHÁP NHẰM DUY TRÌ VÀPHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA CÔNG TYCỔ PHẦN BAO BÌ VÀ MÁ PHANH VIGLACERA ” làm chuyên đề thực

tập tốt nghiệp với mong muốn góp một phần kiến thức đã học vào sự nghiệpphát triển doanh nghiệp trong giai đoạn hiện nay.

Kết cấu chuyên đề bao gồm 3 phần sau :

Chương I : LỊCH SỬ HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN VÀ ĐẶC ĐIỂM KINH

TẾ - KỸ THUẬT CHỦ YẾU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN BAO BÌ VÀ MÁPHANH VIGLACERA

Chương II : THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG DUY TRÌ VÀ PHÁT TRIỂN

TRƯỜNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BAO BÌ VÀ MÁ PHANH VIGLACERA

Chương III : GIẢI PHÁP DUY TRÌ VÀ PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG

TIÊU THỤ SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BAO BÌ VÀ MÁPHANH VIGLACERA

Cuối cùng em xin trân trọng cảm ơn thầy giáo hướng dẫn: Tiến sĩTrương Đức Lực đã tận tình hướng dẫn em hoàn thành chuyên đề thực tập tốtnghiệp Xin gửi lời cảm ơn đến chị Nguyễn Thị Bích Liên Phòng TC – HC,cùng toàn thể CBCNV và Ban Lãnh Đạo Công ty Cổ phần Bao bì và Máphanh Viglacera đã tạo điều kiện cho em trong thời gian thực tập và viếtchuyên đề.

Em xin chân thành cảm ơn!

Trang 8

Chương I: LỊCH SỬ HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN VÀ ĐẶC ĐIỂMKINH TẾ - KỸ THUẬT CHỦ YẾU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN BAO BÌ

1.1.1.1 Thông tin chung về doanh nghiệp.

Tên doanh nghiệp : Công ty Cổ Phần Bao bì và Má phanh Viglacera.Tên giao dịch : Công ty Cổ phần Bao bì và Má phanhViglacera.Tên tiếng anh : Viglacera PB Co.

Hình thức pháp lí : Công ty Cổ phần

Văn phòng Công ty : 676 Hoàng Hoa Thám - Tây Hồ - Hà Nội

Nhà máy sản xuất : Thôn Liên Cơ - Xã Đại Mỗ - Từ Liêm - Hà Nộị.Tài khoản ngân hàng : 005-22777-630-0 Ngân hàng TMCP Quân đội –Chi nhánh Điện Biên Phủ.

Mã số thuế : 0100106948.Điện thoại : 04.8390363

Email

: Sales@blc.com.vn - Blc@blc.com.vnWebsite : www.blc.com.vnNhà máy sản xuất : 30.156 m2

Tổng số nhân lực : 210 người

Trang 9

- Kinh doanh vật liệu xây dựng.

- Kinh doanh dịch vụ giao nhận vận chuyển hàng hoá.

1.1.1.2 Vị trí địa lý của doanh nghiệp.

Địa chỉ giao dịch chính của nhà máy được đặt tại 676 Hoàng HoaThám-Quận Tây Hồ - Hà Nội Từ năm 1998, Công ty bàn giao toàn bộ mặtbằng cho Tổng công ty thuỷ tinh và gốm xây dựng, giải thể phân xưởng sảnxuất vật liệu xây dựng và chuyển toàn bộ hoạt động vào xã Đại Mỗ - TừLiêm- Hà Nội

Công ty Cổ phần Bao bì và Má phanhViglacera có diện tích 30.156 m2nằm ở Km đường 70 nối liền thị xã Hà Đông với huyện Quốc Oai - một vị tríthuận lợi trong việc di chuyển vật liệu, thành phẩm của đơn vị Khuôn viêncủa nhà máy đáp ứng tiêu chuẩn của Bộ xây dựng Tổng diện tích của nhàmáy là 30.156 m 2 nhưng diện tích sản xuất mới chỉ chiếm kkhoảng 40% tổngdiện tích Đây là một thuận lợi rất lớn của doanh nghiệp khi mở rộng sản xuấthay xây dựng những công trình phúc lợi Có thể thấy rõ tổng diện tích và diệntích sử dụng của doanh nghiệp qua bảng dưới đây:

Trang 10

Bảng 1 : Tổng diện tích của công ty năm 2007

8 Vườn cây cỏ, đất thông thoáng m2 19.478

Ngoài ra, điều kiện tự nhiên tương đối phù hợp với mặt hàng sản xuất,nhiệt độ trung bình hàng năm 24,5độ, độ ẩm không khí 78,6%, lượng mưatrung bình 1558mm, liền kề với nhà máy là một con sông giúp điều hoàkhông khí

Trong nhà máy có trạm biến áp 35/0,4KV- 630KVA, nằm trong mạnglưới điện quốc gia Nước cấp cho cơ sở sản xuất của khu vực nhà máy lànước giếng khoan do cơ sở tự khai thác và xử lý Việc cấp thoát nước trongnhà máy là tương đối thuận lợi Môi trường lao động, điều kiện làm việc củanhà máy đảm bảo cho an toàn lao động, đáp ứng được yêu cầu của Nhà Nướcvề phòng chống cháy nổ.

1.1.2 Quá trình ra đời và phát triển của Công ty Cổ phần Bao bì vàMá phanh Viglacera

Công ty Cổ phần Bao bì và Má phanh Viglacera tiền thân là một tổnghiên cứu gồm 6 người với mục đích sản xuất ra tấm lợp kim Fibrociment.Ban đầu theo quyết định số 24/BCN – KN ngày 08/01/1958 Công ty có têngọi là “Nhà máy Fibrociment Hà Nội” trực thuộc Cục khai khoáng và luyệnkim Số lao động của nhà máy là 145 người, có nhiệm vụ sản xuất tấm lợpFibrociment.

Trang 11

Năm 1966, Nhà máy chuyển thành đơn vị trực thuộc Cục hoá chất vàđược giao nhiệm vụ nghiên cứu vật liệu ma sát (Má phanh ôtô) Do nghiêncứu thành công với kết quả sản phẩm sản xuất trong năm đó là 2000 kg Máphanh ôtô Từ đó đến nay Má phanh luôn là mặt hàng chủ đạo của đơn vị

Năm 1976, nhận thấy sản phẩm sản phẩm ngói Fibrociment không cònphù hợp với xu hướng hiện tại để có thể mang lại hiệu quả kinh tế nên nhàmáy quyết định ngừng sản xuất sản phẩm này Thay vào đó nhà máy đượcgiao nhiệm vụ sản xuất gạch lát hoa.

Năm 1977, theo Quyết định của cơ quan có thẩm quyền, Công ty đã trởthành thành viên của Tổng công ty Thuỷ tinh và Gốm sứ xây dựng.

Cuối năm 1977, phân xưởng gạch lát hoa chính thức được thành lậpvới 30 máy ép thuỷ tinh, 120 công nhân trực tiếp sản xuất Năm 1997, hai sảnphẩm chính: Gạch lát hoa và Má phanh ôtô là hai sản phẩm truyền thống củaNhà máy Chất lượng, mẫu mã, giá thành hai loại sản phẩm này phù hợp vớinhu cầu, thị hiếu người tiêu dùng đảm bảo được nhiệm vụ sản xuất của Nhàmáy Năm 1997, Nhà máy vinh dự nhận giải thưởng huy chương vàng tại hộichợ triển lãm thành tựu kinh tế Việt Nam.

Năm 1989 Nhà máy tiếp nhận sự sát nhập của “ Công ty Hoàn thiện”,với số công nhân 117 người.

Năm 1993, theo Quyết định số 082/BXD – TCLĐ của Bộ xây dựng,Nhà máy đổi tên thành “ Nhà máy Gạch lát hoa và Má phanh ôtô Hà Nội ”trực thuộc Liên hiệp Thuỷ tinh và Gốm xây dựng - Bộ xây dựng.

Năm 1995, ngoài ngành nghề sản xuất kinh doanh gạch lát hoa và máphanh ôtô, Nhà máy còn được bổ sung đăng ký kinh doanh vật liệu xây dựngvà hoàn thiện trang trí nội thất.

Trang 12

Năm 1998, sản xuất gạch lát hoa không còn mang lại hiệu quả kinh tếcao, thị trường tiêu thụ hạn chế nên Tổng công ty cho phép ngừng sản xuấtmặt hàng này.

Theo Quyết định của Tổng công ty tháng 05/1998 Nhà máy được phéptiếp nhận thêm phân xưởng sản xuất bìa Carton từ Công ty gốm Hữu Hưng.Đến ngày 16/06/1998 đơn vị bổ sung đăng ký kinh doanh in ấn các chế phẩmbao bì theo Quyết định số 354/QD – BXD Công ty tiến hành sản xuất haimặt hàng là vật liệu xây dựng ma sát và các loại vỏ hộp bao bì Carton Sảnphẩm bao bì Carton của Nhà máy thực sự trở thành sản phẩm chính bên cạnhsản phẩm má phanh Nhà máy không chỉ sản xuất bao bì phục vụ cho Nhàmáy, cho các đơn vị trong Tổng công ty: Công ty Ốp lát Hà Nội, Công ty Cổphần Men Thăng Long, Công ty Gốm Hạ Long, Công ty sứ Việt Trì, Công tysứ Thanh Trì Sản phẩm bao bì Carton của Nhà máy còn phục vụ nhiều đơnvị khác như: Công ty bánh kẹo Hữu Nghị, Công ty Cơ khí Thanh Xuân, Côngty May Hoà Bình, Công ty Dược phẩm TW,vv

Ngày 14/08/2003 theo Quyết định số 1088/BXD – TCLĐ của Bộ trưởng Bộ xây dựng về việc chuyển “Nhà máy Gạch lát hoa và Má phanhôtô Hà Nội” thành “Công ty Cổ phần Sản xuất và Thương mại Viglacera” Làcông ty cổ phần, hoạch toán độc lập, với 51% vốn Nhà nước.

Năm 2007, theo Quyết định của cơ quan có thẩm quyền đổi tên “Côngty Cổ phần Sản xuất và Thương mại Viglacera” thành “Công ty Cổ phần Baobì và Má phanh Viglacera”.

Cùng với sự nỗ lực của các đồng chí lãnh đạo cũng như sự quyết tâmcủa toàn bộ đội ngũ công nhân Công ty Cổ phần Bao bì và Má phanhViglacera, trải qua 50 năm xây dựng và trưởng thành, Công ty luôn đứngvững trước mọi khó khăn, thử thách Công ty đã không ngừng đổi mới côngnghệ, đầu tư kỹ thuật, hoàn thiện công tác quản lý và tổ chức lại công tác đào

Trang 13

tạo, đào tạo lại công nhân lành nghề, cán bộ quản lý và tích cực mở rộng thịtrường Công ty đã trụ vững, thực sự phát triển, là đơn vị hoạch toán độc lập,tự trang trải và hoạt động có lợi nhuận.

1.2 Đánh giá tổng quát tình hình sản xuất kinh doanh của Côngty Cổ phần Bao bì và Má phanh Viglacera

1.2.1 Đánh giá tổng hợp kết quả kinh doanh của Công ty Cổ phầnBao bì và Má phanh Viglacera

Trải qua 50 năm tồn tại và phát triển, Công ty Cổ phần Bao bì và Máphanh Viglacera hiện nay là Công ty cổ phần với 51% vốn Nhà nước, ngườilao động chiếm 49% Vốn điều lệ là 5 tỷ đồng Tổng nguồn vốn của Công tylà 51 tỷ đồng Trong 5 năm trở lại đây Công ty đã trụ vững và trên đà pháttriển, là đơn vị hạch toán độc lập, tự trang trải tài chính và hoạt động có lợinhuận

Kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty trong 5 năm qua thể hiện ởBảng 2:

Trang 14

Bảng 2 : Kết qủa hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty

Đơn vị : Triệu đồng.Các kết quả đạt được về tổng giá trị sản xuất, chi phí sản xuất và lợinhuận của công ty được thống kê chi tiết qua biểu đồ sau :

Trang 15

Biểu đồ 1: Kết quả các chỉ tiêu chính.

Kết qủa các chỉ tiêu chính

Trong giai đoạn 2003 – 2007, ta nhận thấy cả ba chỉ tiêu là: giá trịtổng doanh thu, chi phí sản xuất và lợi nhuận tăng, giảm không đều qua cácnăm Điều này cho thấy trong giai đoạn này Công ty chịu nhiều ảnh hưởng từsự biến động của môi trường kinh doanh Mặt khác cũng phản ánh Công tychưa có phản ứng linh hoạt và thực sự chủ động trước sự biến động của môitrường.

Năm 2003 là năm Công ty làm ăn có lợi nhuận cao nhất đạt 2.240 triệuđồng vì doanh thu đạt 51.859 triệu đồng trong đó chi phí lại ở mức thấp nhất36.176 triệu đồng Tổng giá trị sản xuất đạt cao nhất 46.045 triệu đồng trongđó sản phẩm Má phanh đạt : 232.328 tấn, sản lượng sản phẩm Bao bì đạt6.306 m2 Nguyên nhân là do Công ty mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm,có nhiều khách hàng mới: Công ty dược TW1, Công ty Bánh kẹo Hữu Nghị,Công ty Mây tre đan Hoà Bình, Nhà xuất bản Y học vv Đây là năm Công tylàm ăn đạt nhiều thành công do đó đời sống công nhân cũng được nâng cao,lương bình quân đạt 1,617 triệu đồng với 188 công nhân.

Tổng giá trị sản xuất tăng, giảm không đồng đều qua các năm Tổnggiá trị sản xuất cao nhất năm 2003 là 46.045 triệu đồng, thấp nhất là năm

Trang 16

2007 là 38.326 triệu đồng, và có xu hướng tăng giá trị sản xuất trong 3 nămtừ 2004 – 2006 Nguyên nhân chính là do lượng hàng tồn kho của kỳ trướcdẫn đến kế hoạch sản xuất thay đổi qua các năm Mặt khác do Công ty chưaxây dựng được một chiến lược phù hợp, thích nghi với biến động môi trườngvà công tác duy trì và phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm chưa thực sựhiệu quả.

Doanh thu cao nhất là năm 2007 và thấp nhất là năm 2006 Năm 2007ngoài việc công tác tiêu thụ đạt hiệu quả cao Sản phẩm Bao bì sản xuất là6.306m2 và tiêu thụ 5.577m2 Sản phẩm Má phanh sản xuất là 255 tấn và tiêuthụ là 250 tấn Tổng doanh thu đạt 54.447 triệu đồng, công tác thu hồi nợphải trả giảm 4.381 triệu đồng, tương ứng giảm 12% Chi phí tài chính giảm10%, thu nhập đầu người tăng lên đáng kể Phải thấy rằng đây là những biểuhiện hết sức đáng mừng của Công ty trong hoạt động tìm kiếm và khai thácthị trường, đa dạng hoá các phương thức áp dụng trong việc thu nợ phải thuđúng tiến độ, các biện pháp giảm thiểu chi phí tài chính trong công tác quảnlý doanh nghiệp góp phần ổn định tình hình tài chính cho doanh nghiệp, nângcao đời sống công nhân Năm 2006 do chi phí đầu vào tăng cao nên Công typhải tăng giá bán, đây là một cản trở cho hoạt động tiêu thụ sản phẩm vìkhách hàng giảm số lượng mua do chi phí tăng cao Mặt khác sản phẩm củaCông ty gặp phải sự cạnh tranh trực tiếp gay gắt (đối với sản phẩm Bao bì làcơ sở tư nhân trong nước, đối với sản phẩm Má phanh là sản phẩm từ TrungQuốc, Nhật Bản với mẫu mã, giá và dịch vụ hấp dẫn.)

Phải nộp ngân sách Nhà nước nhiều nhất là năm 2007 và thấp nhất lànăm2004 Năm 2007 phải nộp ngân sách nhà nước tăng chủ yếu là do lợinhuận trước thuế tăng dẫn đến thuế thu nhập doanh nghiệp tăng Mặt khác làdo thuế sử dụng đất tăng

Trang 17

Sản lượng Má phanh lớn nhất là năm 2006 với sản lượng là 300 tấn doCông ty giai đoạn này có chính sách mở rộng thị trường tiêu thụ Má phanh.Sản lượng thấp nhất là năm 2003 là 238.328 tấn do thị trường Má phanh cònnhỏ hẹp chủ yếu là thị trường trong Viglacera Sản lượng Bao bì năm 2003cao nhất do Công ty mở rộng thị trường và kí được nhiều hợp đồng lớn vớicác khách hàng ngoài Viglacera

Chi phí sản xuất cao nhất là năm 2005 do giá cả vật tư nguyên liệu đầuvào tăng liên tục ( Giấy khan hiếm giá tăng đột biến 30% - 35%, nguyên phụliệu phụ đều tăng 15% - 20%) Mặt khác công tác quản lý và dự trữ nguyênvật liệu của Công ty chưa đạt hiệu quả cao, công tác thực hiện tiết kiệm trongsản xuất chưa thực sự đi vào nếp nghĩ của người lao động

Thu nhập lao động bình quân năm 2007 là cao nhất do doanh thu tăng,lợi nhuận tăng, giá tiêu dùng tăng, lương cơ bản tăng, năng suất lao độngtăng.

Lao động bình quân cao nhất là năm 2005 với 219 người và thấp nhấtvào 2007 là 182 người do sáp nhập phòng ban, do nhập công nghệ in máythay thế thủ công Đây là hai quyết định có tính chiến lược của Ban Lãnh Đạotrong việc gọn nhẹ bộ máy quản lý và đổi mới công nghệ theo hướng hiện đạihoá.

1.2.2 Những thuận lợi và khó khăn chủ yếu đối với hoạt động sảnxuất kinh doanh của Công ty Cổ phần Bao bì và Má phanh Viglacera

1.2.2.1 Những thuận lơi:

Năm 2007 là năm nước ta gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO,Công ty sẽ có cơ hội mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm,cũng như thịtrường nguyên vật liệu Giá cả thuê bất động sản tăng liên tục, Công ty có lợithế về diện tích đất rộng 30.156 m2 Với dây truyền sản xuất hiện đại, đội ngũcông nhân kỹ thuật lành nghề, sản phẩm sản xuất với chất lượng đảm bảo.

Trang 18

Là doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam về sản xuất má phanh, sản phẩmMá phanh của Công ty ngày càng khẳng định được chất lượng và uy tín tronglòng khách hàng Công ty có hệ thống phân phối truyền thống và có mối quanhệ lâu năm, uy tín với các đơn vị trong Viglacera Mặt khác Công ty có BanLãnh Đạo lâu năm giàu kinh nghiệm, đội ngũ lao động nhiệt tình có trình độchuyên môn

Dư nợ phải thu của các đối tác trong Viglacera tuy đã kiềm chế được,không tăng nhưng vẫn ở mức cao Các đối tác trong Viglacera không áp dụngchính sách ưu tiên cho các Tổng đại lý bán hàng đối trừ công nợ như cácTổng đại lý bán hàng tiền mặt dẫn đến hoạt động kinh doanh vật liệu xâydựng mang lại hiệu thấp.

Các ngân hàng thắt chặt tín dụng và tiếp tục tăng lãi xuất dẫn đến khókhăn trong việc đáp ứng vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh.

Giá tiêu dùng tăng, lương tối thiểu tăng Để đảm mức sống của CB –CNV nên tiền lương phải tăng lên.

Hạn chế về tài chính có thể làm giảm hiệu quả của những chiến lượcphát triển thị trường, nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.

Tiếp tục bồi dưỡng nâng cao tay nghề người lao động và trình độngười quản lý Nâng cao hiệu quả sử dụng máy móc, trang thiết bị đi đôi với

Trang 19

việc đồng bộ, thay thế máy móc cũ lạc hậu là những bài toán khó đối vớiCông ty nói riêng và các doanh nghiệp vừa và nhỏ nói chung.

Tuy nhiên với một đường lối đúng đắn của Ban Lãnh Đạo, sự nhiệttình và nỗ lực phấn đấu của toàn thể CB – CNV, với hệ thống công nghệ kháhiện đại, đội ngũ công nhân lành nghề giàu kinh nghiệp Công ty hoàn toàn cóthể trụ vững và phát triển trong thời kỳ hội nhập khi khai thác triệt để nhữngmặt thuận lợi và vượt qua khó khăn thách thức.

1.2.3 Các hợp đồng đã thực hiện

Công ty Cổ phần Bao bì và Má phanh Viglacera có hai mặt hàng chủđạo là sản phẩm bao bì và má phanh Sản phẩm má phanh do đặc điểm ngườitiêu dùng là doanh nghiệp công nghiệp nhưng số lượng mua và số lần muakhông ổn định Do vậy Công ty thực hiện công tác tiêu thụ qua kênh phânphối, sản phẩm từ Công ty được chuyển tới các Văn phòng giao dịch vàtrưng bày giới thiệu sản phẩm Sản phẩm từ Văn phòng giao dịch và trưngbày giới thiệu sản phâm sẽ được phân phối cho người phân phối công nghiệpđể phân phối sản phẩm đến tay người sử dụng công nghiệp, hoặc bán trựctiếp cho người sử dụng công nghiệp.

Sản phẩm Bao bì của doanh nghiệp với đặc điểm của doanh nghiệp

công nghiệp sử dụng là sử dùng sản phẩm với số lượng lớn, nhu cầu về sảnphẩm là khá ổn định và có tính chu kì trùng với chu kỳ sản xuất của doanhnghiệp đối tác Mặt khác sản phẩm bao bì của mỗi doanh nghiệp là hoàn toànkhác nhau Vì vậy sản phẩm được tiêu thụ qua bán hàng trực tiếp thông quahình thức Công ty ký hợp đồng trực tiếp với các doanh nghiệp đối tác.

Các hợp đồng đã thực hiện của Công ty trong năm 2007:

Trang 20

Biểu đồ 2: Cơ cấu thị trường sản phẩm bao bì

Cơ cấu thị trường sản phẩm bao bì

88%8% 4%

Thị trường trongViglaceraThị trường ngoàiViglacera AThị trường ngoàiViglacera B

Qua sơ đồ ta thấy chiếm 88% số các hợp đồng được ký kết giữa Côngty với các đối tác sản xuất gốm - sứ trong Tổng công ty Viglacera, 8% số cáchợp đồng được ký kết giữa Công ty và các đối tác ngoài Viglacera A( là cácđối tác ngoài Viglacera nhưng vẫn thuộc lĩnh vực vật liệu xây dựng), 4%dành cho các đối tác ngoài Viglacera B (là các đối tác ngoài Viglacera thuộclĩnh vực khác).

1.3 Đặc điểm kinh tế - kỹ thuật ảnh hưởng đến hoạt động duy trì vàphát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty Cổ phần Bao bì vàMá phanh Viglacera

1.3.1 Cơ cấu bộ máy quản trị của Công ty Cổ phần Bao bì và Máphanh Viglacera

a Đại hội cổ đông : Đại hội cổ đông bao gồm tất cả các cổ đông có

quyền biểu quyết, là cơ quan quyết định cao nhất trong Công ty Quyết địnhloại cổ phần và tổng số cổ phần được quyền chào bán của từng loại cổ phần.Bầu miễn nhiệm, bãi nhiệm, thành viên Hội đồng quản trị, thành viên bankiểm soát.

Trang 21

b Hội đồng quản trị : Là cơ quan quản lý Công ty, có toàn quyền nhân

danh Công ty để quyết định mọi vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồngcổ đông Quyết định chiến lược phát triển của Công ty, quyết định giải phápphát triển thị trường, tiếp thị, công nghệ, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chứcGiám đốc và cán bộ quản lý quan trọng của Công ty, quyết định mức lươngvà lợi ích khác của cán bộ quản lý.

c Ban kiểm soát : Do Đại hội đồng cổ đông bầu ra, là người thay mặt

cổ đông kiểm soát mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Kiểm tratính hợp lý, hợp pháp trong quản lý, điều hành hoạt động sản xuất kinhdoanh, trong ghi chep sổ kế toán và báo cáo tài chính, thẩm định báo cáo tàichính hàng năm của Công ty, kiểm tra từng vấn đề cụ thể liên quan đến quảnlý, điều hành hoạt động của Công ty.

d Giám đốc điều hành : Do Hội đồng quản trị cử, là người đại diện

trước Pháp luật của Công ty

Đối với hoạt động sản xuất : Giám đốc trực tiếp chỉ đạo và điều hànhthực hiện các công việc giao dịch thương mại với các nhà cung cấp nướcngoài và các nhà cung cấp vật tư, nguyên nhiên vật liệu trong nước Giámđốc trực tiếp chỉ đạo về kế hoạch số lượng, chất lượng, chủng loại sản phẩm.

Đối với công tác xây dựng cơ bản : Giám đốc trực tiếp chỉ đạo vàquyết định các phương án xây dựng, mở rộng, sửa chữa và nâng cấp cơ sở hạtầng của Công ty.

Đối với công tác tổ chức lao động : Giám đốc chỉ đạo việc lập và duyệtkế hoạch tuyển dụng, kế hoạch đào tạo công nhân mới và bồi dưỡng cán bộ.Giám đốc trực tiếp chỉ đạo việc xây dựng và thực hiện chính sách tiền lươngcủa Công ty, các chế độ chính sách đối với người lao động Ký duyệt tiềnlương hàng tháng của các bộ phận trong Công ty.

Trang 22

Đối với công tác kỹ thuật : Giám đốc chỉ đạo các hoạt động kiểm tra,thử nghiệm đánh giá nguyên vật liệu, chất lượng sản phẩm, nghiên cứu vàphát triển mẫu mã sản phẩm, cải tiến công nghệ.

Đối với công tác quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001-2000,Giám đốc chỉ đạo thực hiện và duy trì hệ thống quản lý chất lượng theo tiêuchuẩn ISO9001- 2000 thông qua QMR.

e Phòng TCHC-LĐ : Gồm các chuyên viên làm nhiệm vụ tổ chức

quản lý, sắp xếp cán bộ và lao động trong Công ty, xây dựng các kế hoạchđào tạo CBCNV, hướng dẫn việc thực hiện các chế độ chính sách đối vớingười lao động, chuyên lo công tác văn thư và hành chính.

f Phòng Tài chính - Kế toán : Có nhiệm vụ quản lý vốn, tổ chức công

tác kế toán và ghi chép phản ánh các nhiệm vụ kinh tế tài chính phát sinhtrong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty một cách đầy đủkịp thời theo đúng phương pháp quy định nhằm cung cấp thông tin cho cácđối tượng quan tâm đặc biệt là để phục vụ cho việc quản lý và điều hànhCông ty của Giám đốc.

g Phòng Kinh doanh - Thị trường : Nghiên cứu thị trường, cung cấp

thông tin về thị trường cho lãnh đạo, đề xuất với lãnh đạo Công ty các chiếnlược kế hoạch, biện pháp dài hạn, trung hạn và ngắn hạn Thực hiện các hoạtđộng thương mại để tiêu thụ sản phẩm của Công ty Phối hợp với các bộ phậntrong Công ty để thực hiện các nhiệm vụ chung khác Thực hiện các côngviệc kinh doanh khác theo chỉ đạo của Giám đốc để mang lại lợi ích cho côngty Là bộ phận quyết định trực tiếp đến hiệu quả của hoạt động duy trì và pháttriển thị trường.

h.Phòng Kỹ thuật- Vật tư : Gồm các chuyên viên, kỹ sư của nhà máy,

phụ trách công tác kỹ thuật của máy móc, thiết bị bảo đảm sự vận hành củatoàn bộ quy trình công nghệ Trong đó, bộ phận KCS(kiểm tra chất lượng sản

Trang 23

phẩm) có nhiệm vụ kiểm tra chất lượng sản phẩm đồng thời cần phải nắmvững thông tin khách hàng trong lĩnh vực chuyên ngành Tiến hành thínghiệm đảm bảo các sản phẩm đưa ra đạt các tiêu chuẩn cam kết Phối hợpvới thông tin với phòng thị kinh doanh - thị trường để nghiên cứu sản phẩmmới hay hoàn thiện sản phẩm đã đưa ra trên thị trường Thực hiện công tácmua hàng, tiến hành các hoạt động bảo đảm nguyên nhiên vật liệu đầu vàocho sản xuất Thực hiện công tác quản lý kho nguyên vật liệu, kho thànhphẩm, cấp phát vật tư, phân phối sản phẩm theo hợp đồng.

i Phòng bảo vệ : Chịu trách nhiệm trước giám đốc về bảo đảm an ninh

trong nhà máy Bảo vệ tài sản của công ty, kiểm soát lượng người ra vàotrong Công ty, thực hiện công việc chào hỏi khách hàng, CBCNV khi đếnlàm việc tại Công ty và trông giữ tài sản cho họ.

k.Bộ phận phục vụ : Chịu trách nhiệm trước Giám đốc về vấn đề vệ

sinh môi trường nơi làm việc, các công tác chăm lo đời sống CBCNV nhưcác dịch vụ y tế, thực phẩm tham gia cùng các bộ phận khác thực hiện cácnhiệm vụ trong công ty như: tổ chức hội nghị, công tác lễ tân, tổ chức cáchoạt động văn hoá – xã hội trong công ty.

l.Phân xưởng Bao bì : Tổ chức sản xuất có hiệu quả các loại vỏ hộp

bao bì carton theo kế hoạch sản xuất của Công ty giao, đảm bảo về số lượng,chất lượng, mẫu mã, chi phí sản xuất

m Phân xưởng Má phanh : Tổ chức sản xuất có hiệu quả các loại má

phanh theo kế hoạch Công ty giao, đảm bảo về mặt số lượng, chất lượng,mẫu mã, chi phí sản xuất.

Trang 24

Sơ đồ 1 : Sơ đồ tổ chức bộ máy quản trị của Công ty

* Đặc điểm cơ cấu tổ chức sản xuất

Công ty đã lựa chọn phương pháp sản xuất dây chuyền công nghiệp,sản xuất theo nhiều bước và theo một trình tự hợp lý.

Ưu điểm:

 Tận dụng mặt bằng sản xuất, tăng diện tich sản xuất vàgiảm thời gian gián đoạn trong sản xuất.

Đại hội cổ đông

Giám đốc

Bộ phận phục vụ

Phòng TC – HC

Phòng TC - KT

Phòng Bảo vệ

Phòng KH - TT

Phòng KT - VT

PX

CN Quảng Ninh

Trang 25

 Rút ngắn chu kỳ sản xuất, giảm số lượng sản phẩm dởdang, tăng tốc độ lưu chuyển vốn lưu động.

 Tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng sảnphẩm, tiết kiệm NVL, góp phần hạ giá thành sản phẩmdo chuyên môn hoá trong sản xuất.

Nhược điểm:

 Chuyên môn hoá trong quá trình sản xuất dễ dẫn đếntrạng thái lao động đơn điệu, buồn tẻ Điều này đòi hỏiCông ty phải có những biện pháp tích cực để tạo độnglực cho người lao động.

Với đặc điểm trên về cơ cấu tổ chức sản xuất, Công ty có thuận lợi trong việcnâng cao chất lượng sản phẩm, giảm chi phí sản xuất góp phần nâng cao khảnăng cạnh tranh của Công ty về chất lượng và giá của sản phẩm, tạo điều kiệnthuận lợi cho hoạt động duy trì và phát triển thị trường.

Với cơ cấu bộ máy quản lý theo kiểu trực tuyến chức năng hợp lý, sựphân công công việc rõ ràng của các chức danh trong bộ máy Công ty, điềunày sẽ giúp tăng hiệu quả công tác chỉ thị của ban lãnh đạo, giúp công nhânviên có thể hiểu được sự phân cấp, phân quyền của lãnh đạo Từ đó giúp họyên tâm công tác, và có thể bày tỏ mọi thắc mắc, nghi ngờ, kiến nghị lên lãnhđạo chủ quản Các phòng ban có sự chuyên môn hoá về bộ phận tạo điều kiệncho việc chia sẻ thông tin, kỹ năng công việc góp phần nâng cao hiệu quả củahoạt động tác nghiệp

Mặt khác hai phòng KT – VT và phòng KH – TT thuận lợi trong việcphối hợp với nhau trong việc nghiên cứu sản phẩm mới và hoàn thiện sảnphẩm đã đưa ra thị trường, theo hướng thích nghi cao với nhu cầu thị trường,dưới sự hỗ trợ trực tiếp của các bộ phận chức năng Giám đốc quản lý trựctiếp tới các bộ phận, điều này đặc biệt có ý nghĩa với hoạt động duy trì và

Trang 26

phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm do các thông tin, và kế hoạch từ phòngKH – TT được chuyển nhanh chóng tới Ban Lãnh Đạo Công tác kiểm tragiám sát và ra quyết định được thông suốt và một điều rất quan trọng là gópphần làm linh hoạt các quyết định của nhà quản lý khi được tiếp cận thườngxuyên và kịp thời với sự biến đổi của thị trường.

Sản phẩm bao bì chủ yếu là hộp sứ trong Tổng công ty Viglacera vàtập trung chủ yếu vào một số đơn vị như Ốp lát Hà Nội, Tiên Sơn Viglacera,Cổ phần men Thăng Long , gốm Hạ Long , sứ Việt Trì ,sứ Thanh trì Năm2007 ước đạt 63,1% thị phần thị trường trong Viglacera, sản lượng 5.005.000m2 Ngoài ra sản phẩm bao bì của Công ty còn cung cấp cho các doanhnghiệp lớn ngoài Viglacera như : Công ty bánh kẹo Hữu Nghị, Thuốc láThăng Long Thị trường chủ yếu của sản phẩm bao bì nằm ở miền Bắc.Sản phẩm bao bì của doanh nghiệp ngoài việc cạnh tranh với các doanhnghiệp tư nhân như: Bao bì Việt Hưng, Bao bì Tân Thành Đồng, Bao bì BảoTiến đã tham gia vào thị trường Viglacera, sản phẩm bao bì của doanhnghiệp còn gián tiếp chịu ảnh hưởng cạnh tranh của gốm sứ trên thị trường.Đây là cuộc cạnh tranh quyết liệt vì gốm - sứ vì sản phẩm gốm- sứ củaViglacera ngoài việc cạnh tranh với các doanh nghiệp trong nước còn phải

Trang 27

cạnh tranh với sản phẩm sứ Trung Quốc, Đài Loan ,Nhật Bản , Italia nêncông ty - một đối tác cung cấp bao bì cho Viglacera cũng gián tiếp bị ảnhhưởng Bao bì là sản phẩm chính chủ đạo của doanh nghiệp chiếm khoảnghơn 70% doanh thu hàng năm

Mặt khác, thị trường Viglacera là thị trường mà doanh nghiệp chiếmưu thế vì là đại cổ đông của Tổng công ty Viglacera, là đối tác có uy tín lâunăm và mối quan hệ tốt đẹp với các đơn vị trong Tổng công ty Hiện nay sảnphẩm chỉ chiếm 63,1% thị trường trong Viglacera Vì vậy đây vẫn là thịtrường hấp dẫn nên công ty cần có chính sách phù hợp để tiếp tục khai thácthị trường này, thâm nhập thị trường theo chiều sâu Đồng thời thâm nhậpmở rộng với thị trường ngoài Viglacera như cung cấp bao bì cho khách hàngthuộc các lĩnh vực : dệt may xuất khẩu , rượu bia, nước giải khát, bánh kẹo,điện tử- điện lạnh

- Sản phẩm má phanh:

Má phanh ô tô :

+ Má phanh block : 196.000 kg.+ Má phanh thường : 27.000 kg.+ Lá dán má phanh xe máy : 2.000kg.+ Các loại col, phanh đặc chủng: 6.000 kg.+ Phanh đĩa : 3.000 kg.

+ Bộ phanh xe máy Honda : 150.000 bộ (~ 6000kg) (số liệu PX má phanh năm 2007)

Năm 2007, má phanh ô tô đang chiếm 9,8% dung lượng thị trường,tương ứng với số lượng 240 tấn, thị phần tại Miền Bắc ước tính chiếm 15%tương ứng với số lượng 175,2 tấn Thị phần tại Miền Nam ước tính là 5%,tương ứng với sản lượng là 64,8 tấn

Trang 28

Má phanh xe máy tập trung khai thác thị trường Hà Nội vì nhu cầu củathị trường này khá lớn khoảng 180.000 bộ/năm Năm 2006 thị phần chiếmkhoảng 3,9% đến năm 2007 là 8,1%

Doanh nghiệp là Nhà sản xuất hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực Vậtliệu ma sát (Col phanh ôtô xe máy - Vật liệu ma sát dùng trong các ngành sản

xuất công nghiệp) thương hiệu BLC Với công nghệ - thiết bị hiện đại và

nguồn nguyên liệu nhập khẩu từ Nhật Bản, Hàn Quốc mỗi năm Công ty cungcấp cho thị trường hàng triệu bộ má phanh các loại.Má phanh là loại hànghoá kỹ thuật có tính an toàn cao, khẳng định được chất lượng là yếu tố quantrọng để dẫn đến thành công Với quy trình công nghệ sản xuất nghiêm ngặtvà hệ thống quản lý theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 9001:2000 Được sự đầu tưtrang thiết bị nghiên cứu phát triển thường xuyên bắt kịp với các Công nghệthiết bị hiện đại trên thế giới, Công ty đã nghiên cứu và sản xuất thành côngcung cấp cho khách hàng hơn 300 loại col phanh, vật liệu ma sát các loại nhưmá phanh của các dòng xe như IFA, MAZ, KRAZ, BELLA, HYUNDAI,DEAWOO, KIA , má phanh xe máy dùng cho các loại xe của các hãng nhưHONDA, SYM, YAMAHA, SUZUKI, MINSK, các loại col phanh má hãm,ly hợp ma sát của các máy công nghiệp thuỷ điện, cơ khí ( máy đột dập,khoan, cán thép ), máy đùn gạch, xúc ủi và các loại phanh đĩa xe VOLVO,CATERPILAR, BELLA với chất lượng cao và được thị trường đón nhận.Hiện nay, ngoài kênh phân phối cho thị trường sửa chữa thay thế, Công tycòn cung cấp cho các đơn vị sử dụng trực tiếp có lượng xe lớn như các Côngty trong Tập đoàn than và khoáng sản Việt Nam, Tổng Công ty Sông Đà,LICOGI, TOYOTA Việt Nam, ORION-HANEL, các Công ty sản xuấtgạch và những khách hàng có nhu cầu chế tạo các sản phẩm ma sát đặcchủng không có sẵn trên thị trường để phục vụ cho các công việc của ngành

Trang 29

Trong nhiều năm qua sản phẩm má phanh, và vật liệu ma sát nói chung là sảnphẩm nhiều triển vọng, mang tính ưu thế của doanh nghiệp nhưng nhìn chungthị phần còn nhỏ hẹp Thị phần ngoài Viglacera còn thấp và chưa ổn định.

1.3.3 Về cơ sở vật chất kỹ thuật

b.1 Công nghệ và thiết bị.

Trang thiết bị của Công ty là máy móc thiết bị được nhập từ nướcngoài : Hàn Quốc, Trung Quốc , Liên Xô, Đức ,Tiệp và Việt Nam Do đặcđiểm là máy nhập lẻ nâng cấp nên nhìn chung hiện trạng sử dụng của máycao Công ty đang làm chủ công nghệ hàng đầu về sản xuất má phanh trongnước và công nghệ tiên tiến inflexo trong sản xuất bao bì Tuy nhiên trongdoanh nghiệp cũng tồn tại nhiều máy móc đã cũ nên chất lượng cũng nhưnăng suất hoạt động rất thấp Đối với loại máy móc này doanh nghiệp cần cókế hoạch cải tiến hoặc mua mới để tạo ra sự đồng bộ trong hệ thống máy mócthiết bị của doanh nghiệp khi có điều kiện tài chính Hàng năm, doanh nghiệpđầu tư khoảng 9% hấu hao tài sản cố định cho sửa chữa lớn Mặt khác doanhnghiệp tiếp tục đầu tư mua máy móc hiện đại Hiện nay Công ty đang bướcvào giai đoạn 2 của phương án đã được phê duyệt là đầu tư 01 máy Flexo indọc và sóng cao tốc.

Hàng năm Công ty tổ chức phát động thi đua nghiên cứu cải tiến máymóc và trong quy trình sản xuất nhằm phát huy tinh thần sáng tạo của côngnhân viên, tìm kiếm những sáng kiến trong nội bộ doanh nghiệp Năm 2007Công ty có hai đề tài có thể áp dụng trực tiếp vào quá trình sản xuất với chi phíáp dụng 71,2 triệu đồng, dự tính mang lại hiệu quả hàng năm 72 triệu đồng

Ngoài ra để nâng cao hiệu quả quản lý, Công ty rất quan tâm đến côngcụ làm việc của nhân viên trang bị hệ thống máy tính, máy in cho tất cả cácphòng ban và chú trọng đổi mới chúng cho phù hợp với yêu cầu Công ty còncó một lao động ở phòng Kỹ thuật chuyên sâu ngành tin học để có thể hướngdẫn sử dụng và sửa chữa máy móc khi cần, chịu trách nhiệm chính về mạngnội bộ máy tính, đồng thời cũng có một nhân viên phòng TC-HC chịu trách

Trang 30

nhiệm quản lý máy phôtô, máy fax chung của Công ty Việc làm này giúp tiếtkiệm chi phí quản lý lao động và nâng cao hiệu quả làm việc của cán bộ quản lý.

Năm 2003 Công ty áp dụng hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm ISO - 9000- 2000 Hiện nay doanh nghiệp tiếp tục áp dụng hệ thống quản lýchất lượng sản phẩm ISO 9001 – 2000.

Bảng 3: Tình hình máy móc thiết bị sản xuất của Công ty Cổ phần Baobì và Má phanh Viglacera(2007)

Hiện trạng sử dụng

NS sửdụng

(%)

Trang 31

b.2 Quy trình công nghệ sản xuât:

+ Quy trình sản xuất bao bì carton sóng.

b.2.1 Nguyên liệu :

- Giấy cuộn Kraf, duplex các loại

- Bột sắn, PVA, xút để tạo hồ dán,thuốc tím , axit oxalic, dầu hoả.

+ Cán giấy : Phôi được tạo ra phải chạy qua một hệ thống máy cán lằnngang và dọc Hệ thống này không những có tác dụng cán lằn cho giấy phẳngmà còn làm hồ sống được chín qua các dây may so, được đốt bằng điện sẽtruyền nhiệt cho các thanh lăn Kết thúc giai đoạn này sẽ cho ra một giải bìacarton chạy trên một băng chuyền Giải bìa sau đó lại được cho chạy qua mộtmáy cắt và cắt ra những tấm bìa theo yêu cầu.

+ Bế hoặc bổ: Tạo các nếp gấp hoặc xẻ rãnh để người thợ gấp theonếp này và tạo nên chiếc hộp

+ In lưới: Là công đoạn in thủ công đòi hỏi nhiều nhân công mất nhiềuthời gian nay đã được thay thế bằng máy in flexo.

+ Dán cạnh hộp : Toàn bộ giai đoạn này được làm thủ công

Trang 32

Sơ đồ 2 : Sơ đồ quy trình sản xuất giấy.

Máy bế hoặc bổ

In lưới

Dán cạnh hộp

Trang 33

+ Quy trình sản xuất má phanh.

b.2.3.Nguyên liệu : Amiăng 60-70%, nhựa J1051 20% , oxit các loại

(Fe2O3, ZnO), hạt ma sát 416D, bột than HAF, axit steraric, sunfat Bari, bộtcao su tái sinh , mạt đồng và các phụ gia khác

b.2.4 Quy trình

+ Chuẩn bị phối liệu :

- Trộn khô : Amiăng đánh tơi , sấy khô ở độ ẩm nhỏ hơn 1%.Cân từng loại vật liệu theo đơn phối liệu.

Đưa Amiăng vào trộn, đậy nắp cho máy hoạt động, trộn đều Amiăngtrong vòng 5 phút.

- Trộn tiếp nhựa, bột màu phụ gia trong thời gian 25 phút, trộn tiếp mạtđồng trong 5 phút để lắng 5 phút.

+ Ép tạo sản phẩm:

- Ép nguội : do số lượng nguyên vật liệu rất lớn và xốp nên trước khiđưa vào ép nóng tạo hình chính thức phải đưa vào ép nguội để giảm chiềucao.

- Ép nóng : Vật liệu được đổ vào khuôn sau khi ép nguội, dùng máy épthuỷ lực 100T, 200T,400T để ép tạo sản phẩm.

+ Lưu hoá : Các vật liệu sau khi ép tạo hình sẽ được đưa vào lò lưu hóanhằm : rút ngắn thời gian ép, đảm bảo sự phản ứng tiếp tục diễn ra, ổn địnhkết cấu của sản phẩm

+ Hoàn thiện sản phẩm : Sau khi ép , mặt cong ngoài của sản phẩmđược mài để khớp với vành tăm bua ô tô, mặt cong trong được mài để khớpvới mặt cong xương phanh Khoan là giai đoạn cuối cùng của quy trình côngnghệ sản xuất má phanh ô tô, sản phẩm được đưa sang bộ phận khoan để tạolỗ vít vào xương phanh Thành phẩm này được tiếp tục được gia công vệsinh, kiểm tra chất lượng và dán tem của nhà máy

Trang 34

Sơ đồ 3 : Quy trình sản xuất má phanh

Qua sơ đồ 4 và 5 ta thấy để hoàn thành một sản phẩm cần phải quanhiều bước công nghệ Yêu cầu đặt ra là phải phối hợp các bộ phận một cáchđồng bộ chính xác Do đó việc chỉ đạo sản xuất phải thống nhất để quy trìnhsản xuất diễn ra nhịp nhàng, đạt yêu cầu kỹ thuật Từng khâu sản xuất phảiđược chỉ đạo kịp thời và thông tin phản hồi nhanh chóng, để quá trình sảnxuất diễn ra liên tục đảm bảo đúng tiến độ Việc áp dụng hệ thống quản lýchất lượng ISO 9001-2000 đảm bảo cho quá trình sản xuất làm tốt ngay từđầu, giúp cho doanh nghiệp nâng cao chất lượng sản phẩm, tiết kiệm chi phínâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tạo ưu thế cạnh tranh cho doanhnghiệp trên thị trường.

1.3.4 Về lao động

1.3.4.1 Cơ cấu trình độ theo lao dộng.

Lao động là một trong ba yếu tố của quá trình sản xuất : tư liệu sản xuất,lao động, đối tượng lao động Trong đó lao động là yếu tố quan trọng nhất , làyếu tố cơ bản hàng đầu quyết định đến kết qủa của toàn bộ quá trình hoạt

Chuẩn bị NVLÉp tạo hình

Lưu hóaMàiKhoan

Gia công

Trang 35

động Để đạt được kết qủa cao trong quá trình sản xuất cần một đội ngũ laođộng có chất lượng và kế hoạch tổ chức lao động hợp lý về mọi mặt Mộtdoanh nghiệp dù có khối lượng tài sản lớn, máy móc thiết bị hiện đại, bangiám đốc đề ra các chiến lược cạnh tranh năng động nhưng các thành viêntrong doanh nghiệp lại không được bố trí vào những công việc phù hợp vớikhả năng, năng khiếu, kiến thức và chuyên môn của họ thì doanh nghiệp đósẽ khó thành công trên thị trường Số lượng và chất lượng lao động là mộttrong những yếu tố làm nên thành công của nhà máy trong những năm qua.Nhà máy liên tục trong 10 năm gần đây không có lao động không được sắpxếp công việc Hàng năm Công ty công nhân ở cả hai phân xưởng má phanhvà bao bì đều được cử đi đào tạo ngắn mới để thích ứng với dây truyền côngnghệ hiện đại nên không có tình trạng công nhân mất việc

Năm 2005 Công ty đã mạnh dạn kết hợp hai Phòng Kế hoạch và PhòngKinh doanh thành phòng Kế hoạch - Thị trường để giảm sự kồng kềnh bộmáy và tăng hiệu quả hoạt động chỉ đạo từ ban lãnh đạo, tạo sự gắn kết giữakế hoạch sản xuất và nhu cầu thị trường

Bảng 4 : Bảng tổng hợp chất lượng lao động của Công ty.

Chỉ tiêuNăm2003Năm2004Năm2005Năm2006Năm2007I Có bằng chuyên môn (CB

II Có bằng chuyên môn – kỹ

Trang 36

Từ bảng 4 ta thấy lao động trong doanh nghiệp có xu hướng giảm quacác năm, đây là chính sách của Công ty song song với việc hiện đại hoá côngnghệ và thiết bị sản xuất là việc giảm lao động giản đơn và đây cũng là xuhướng chung của sự phát triển Chất lượng lao động liên tục tăng qua cácnăm là kết qủa của công tác đào tạo mới và tuyển dụng của công ty để tươngthích giữa lao động và thiết bị

Tổng số lao động bình quân trong năm 2007 là toàn Công ty là 182người giảm 6 người so với năm 2006, Mức thu nhập bình quân đạt :1,923triệu đồng/người / tháng tăng 149% so với năm 2006 Công ty thực hiện tănglương từ tháng 10/2007 do năng suất lao động tăng 24,93 triệu đồng/người/tháng tăng 136% so năm 2006 Mặt khác là để đảm bảo mức sống của côngnhân viên khi giá cả tiêu dùng tăng Công ty đã phối hợp với công đoàn vàcác tổ chức đoàn thể thực hiện tốt chế độ với người lao động như:

+ Đã bố trí cho 50% CBCNV đi nghỉ mát tại Sầm Sơn.

+ Nộp đủ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và kinh phí công đoàn.

+ Trang bị đầy đủ bảo hộ lao động , đã khám sức khoẻ định kỳ choCBCN.

+ Thực hiện tốt chế độ vệ sinh công nghiệp ATLĐ, phòng chống cháynổ,an toàn thực phẩm , bảo vệ môi trường

+ Tổ chức sinh nhật hàng tháng cho CBCNV.

1.3.4.2 Các hình thức thù lao trong doanh nghiệp.

Là một doanh nghiệp Nhà nước hạch toán độc lập nên Công ty phải tựtài trợ quỹ tiền lương, do đó việc thực hiện thanh toán tiền lương cho ngườilao động phụ thuộc chặt chẽ vào :

+ Đơn giá sản phẩm má phanh và bao bì.+ Các hoạt động kinh doanh, dịch vụ đại lý.

+ Quỹ tiền lương bổ sung theo quy định của Nhà nước

Trang 37

+ Quỹ tiền lương từ năm trước để lại ( nếu có).

Căn cứ vào kết quả sản xuất kinh doanh hàng tháng nhà máy sẽ trảlương cho cán bộ công nhân viên (CBCNV) và bằng 80% số lương khoán Trong đó trả lương CBCNV là 78% , trả phụ cấp trách nhiệm 2%

Các hình thức áp dụng :

*Hình thức trả lương theo hệ số : Hệ số này được xây dựng bằng

phương pháp cho điểm trên cơ sở : Trình độ quản lý, kỹ thuật, chuyên môn,trách nhiệm cho bộ phận gián tiếp Chế độ trả lương này áp dụng vớiCBCNV quản lý phân xưởng và các cán bộ phòng ban Trưởng phòng , phóphòng, quản đốc là những người theo dõi chấm công cho bộ phận của mình.

Ưu : Dễ dàng cho việc tính lương cho CBCNV quản lý

Nhược: Do cách trả lương gắn liền với cấp bậc nên lương thực tế caonhưng chưa gắn liền với hiệu quả sản xuất

*Hình thức trả lương theo sản phẩm.

Công ty áp dụng hình thức này đối với người lao động thuộc bộ phậntrực tiếp sản xuất

-Chế độ lương sản phẩm trực tiếp cá nhân

Chế độ trả lương sản phẩm trực tiếp cá nhân được áp dụng đối vớicông nhân cả hai phân xưởng, tiền lương của công nhân phụ thuộc rất nhiềuvào đơn giá và số lượng sản xuất ra Vì vậy yêu cầu công tác xây dựng đơngiá cho từng bước công việc và từng sản phẩm cần chính xác, đồng thời cũngcần xác định mức sản lượng định mức phù hợp với trang thiết bị và trình độtay nghề người công nhân.

Ưu: Hình thức trả lương này góp phần khuyến khích người lao độngsản xuất ra nhiều sản phẩm hơn, đi làm đông, đầy đủ nhiệt tình hăng say hơntrong công việc

Trang 38

Nhược : Hình thức trả lương này yêu cầu hoạt động quản lý cần chặtchẽ để tránh tình trạng công nhân chạy theo sản lượng mà bỏ qua yêu cầuchất lượng và gây lãng phí nguyên vật liệu.

Nhược : Do làm việc tập thể nên dễ có hiện tượng ỷ lại, thiếu tráchnhiệm hoàn toàn trong công việc

Chế độ trả lương này áp dụng đối với công nhân làm việc ở các phânxưởng , tổ phải đứng máy : tổ bồi, tổ in offset, tổ bế, nhóm sửa chữa máymóc Tiền lương của nhóm này được tính theo công văn 4320/TĐ – TBXH.

Bất kỳ hình thức trả lương nào cũng có mặt mạnh và mặt mạnh và mặtyếu Với đặc điểm sản xuất kinh doanh của mình Công ty đã lựa chọn nhữnghình thức trả lương tương đối phù hợp vừa đảm bảo tăng năng suất lao độngvà cuộc sống người lao động được đảm bảo.

1.3.4.3 Các hình thức thưởng:

Công ty áp dụng những hình thức thức thưởng đa dạng , ngoài việckích thích tinh thần còn có ý nghĩa nâng cao đời sống của công nhân Cáchình thức thưởng được áp dụng : Thưởng thường xuyên từ quỹ lương, thưởnghoàn thành và vượt khối lượng sản phẩm, thưởng phát kiến mới trong sảnxuất Để có thể đưa ra mức thưởng cho công nhân công ty sử dụng biện phápcho điểm xếp hạng bằng phương pháp bình bầu nhưng có sự giám sát của cánbộ quản lý Mỗi phân xưởng được giao chỉ tiêu thưởng phụ thuộc vào mức độđóng góp của đơn vị cho công ty.

Trang 39

Hạng A : Đảm bảo đúng năng suất lao động , tham gia làm việc đủ thờigian, không vi phạm các quy chế của công ty.

Hạng B : Đảm bảo 90% năng suất lao động , thực hiện các nội quy đủ,thời gian làm việc đạt 90 %

Hạng C : Đảm bảo 80% năng suất lao động, 80% ngày công , thực hiệntốt nội quy.

Ngoài ra tuỳ hình thức khen thưởng mà công ty đặt ra các chỉ tiêu khác: thâm niên, trình độ

Song song với các hình thức thưởng công ty có đề ra các hình thứcphạt : cắt thưởng, đền bù mất mát, hỏng hóc, nhằm nâng cao trách nhiệm,tinh thần làm việc.

1.3.4.4 Đội ngũ nhân viên Marketing.

Trong những năm qua Công ty đã có các công tác xúc tiến thị trường,khuyếch trương sản phẩm, tìm nhà phân phối có năng lực Trên cơ sở nhữngmối quan hệ uy tín lâu dài trước đây đồng thời thông qua hệ thống kênh phânphối đang ngày càng mở rộng Với những chính sách thích hợp Công ty cókhả năng phát triển sâu vào thị trường trong Viglacera và mở rộng thị trườngngoài Viglacera Đội ngũ nhân viên Marketing lâu năm, nhiệt huyết, có nhiềukinh nghiệm và nhiều mối quan hệ trên thị trường Năm 2008, Công ty quyếtđịnh tuyển thêm 2 vị trí nhân viên Marketing nhằm trẻ hoá đội ngũ và tạo bầukhông khí mới6, khuyến khích sáng tạo, thi đua trong phong cách làm việccủa đội ngũ Marketinh Mặt khác để bổ sung nhân sự thị trường để góp phầnhoàn thành kế hoạch duy trì và phát triển sản phẩm của Công ty

1.3.5 Nguyên vật liệu và nhà cung ứng

-Đối với sản phẩm bao bì:

+ Nguyên liệu chính: Giấy cuộn Kraf, Duplex các loại.

Trang 40

+ Nguyên liệu phụ : Bột sắn, PVA, xút để tạo hồ dán, thuốc tím, axitoxalic

+ Nhiên liệu : Điện năng ,dầu hoả.

- Đối với sản phẩm má phanh :

+ Nguyên liệu chính : Amiăng.

+ Nguyên liệu phụ : Bột màu, Ôxít kẽm, Axit béo, bột cao su, mạtđồng, than đen , hạt ma sát, nhựa PR, bột garphit, phoi nhôm, barisunphat.

+ Nhiên liệu : dầu diezen, điện năng.

Nhà cung ứng: Nguồn nguyên liệu chính từ Nhật Bản, Hàn Quốc.Hiện nay Công ty đang gặp khó khăn khi giá của nguyên, nhiên vật liệu tăngnhanh ảnh hưởng đến chi phí sản xuất và doanh thu tiêu thụ vì giá bán tăngchậm hơn Năm 2006, giá cả vật tư sản xuất má phanh ô tô- xe máy tăng liêntục đã đẩy chi phí sản xuất tăng 9,74% trong khi giá bán hầu như chưa tăng vìdoanh nghiệp đang mở rộng thị trường và phải cạnh tranh với hàng TrungQuốc giá rẻ Năm 2007, giá cả vật tư năng lượng và dịch vụ đầu vào tăng liêntục, giấy khan hiếm giá tăng đột biến 30-35% Nhiên liệu phụ, năng lượngđều tăng 15-20% nhưng giá bán má phanh chỉ tăng thêm 6% và sản phẩm baobì tăng 5% Vì vậy đối với sản phẩm bao bì công ty đã thực hiện tốt công tác

Ngày đăng: 05/10/2012, 16:39

Hình ảnh liên quan

Bảng 1: Tổng diện tích của công ty năm 2007 - Biện pháp nhằm duy trì và phát triển tiêu thụ sản phẩm của Công ty CP bao bì và má phanh Viglacera.DOC

Bảng 1.

Tổng diện tích của công ty năm 2007 Xem tại trang 8 của tài liệu.
Bảng 2: Kết qủa hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty - Biện pháp nhằm duy trì và phát triển tiêu thụ sản phẩm của Công ty CP bao bì và má phanh Viglacera.DOC

Bảng 2.

Kết qủa hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Xem tại trang 12 của tài liệu.
Bảng 3: Tình hình máy móc thiết bị sản xuất của Công ty Cổ phần Bao bì và Má phanh Viglacera(2007) - Biện pháp nhằm duy trì và phát triển tiêu thụ sản phẩm của Công ty CP bao bì và má phanh Viglacera.DOC

Bảng 3.

Tình hình máy móc thiết bị sản xuất của Công ty Cổ phần Bao bì và Má phanh Viglacera(2007) Xem tại trang 28 của tài liệu.
Ép tạo hình Lưu hóa - Biện pháp nhằm duy trì và phát triển tiêu thụ sản phẩm của Công ty CP bao bì và má phanh Viglacera.DOC

p.

tạo hình Lưu hóa Xem tại trang 32 của tài liệu.
Bảng 4: Bảng tổng hợp chất lượng lao động của Công ty. - Biện pháp nhằm duy trì và phát triển tiêu thụ sản phẩm của Công ty CP bao bì và má phanh Viglacera.DOC

Bảng 4.

Bảng tổng hợp chất lượng lao động của Công ty Xem tại trang 33 của tài liệu.
Bảng 5: Cơ cấu doanh thu của Công ty Cổ phần Bao bì và Má phanh Viglacera (2003-20007) - Biện pháp nhằm duy trì và phát triển tiêu thụ sản phẩm của Công ty CP bao bì và má phanh Viglacera.DOC

Bảng 5.

Cơ cấu doanh thu của Công ty Cổ phần Bao bì và Má phanh Viglacera (2003-20007) Xem tại trang 43 của tài liệu.
Thứ ba, đây là hình thức phân phối chung cho Công ty và cả đối thủ cạnh tranh, do hiện nay với đặc tính sản phẩm khách hàng đây là lựa chọn tối  ưu cho các doanh nghiệp sản xuất bao bì. - Biện pháp nhằm duy trì và phát triển tiêu thụ sản phẩm của Công ty CP bao bì và má phanh Viglacera.DOC

h.

ứ ba, đây là hình thức phân phối chung cho Công ty và cả đối thủ cạnh tranh, do hiện nay với đặc tính sản phẩm khách hàng đây là lựa chọn tối ưu cho các doanh nghiệp sản xuất bao bì Xem tại trang 55 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan