VHDG: Đi bắt nữ thần Mặt trời

7 7.1K 104
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
VHDG: Đi bắt nữ thần Mặt trời

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

TRƯỜNG SĨ QUAN LỤC QUÂN 2 KHOA KHOA HỌC CƠ BẢN PHÊ DUYỆT Ngày tháng năm 2008 CHỦ NHIỆM KHOA BÀI GIẢNG Môn học: Văn học Bài 3: Đi bắt nữ thần mặt trời Đối tượng: Dự bị đại học khối C Năm học: 2008 - 2009 Đại úy CNg, CN Võ Văn Cường ĐỒNG NAI, THÁNG 9 NĂM 2008 1 KẾ HOẠCH GIẢNG BÀI PHÊ DUYỆT Ngày tháng năm 2008 Môn học: Văn học CHỦ NHIỆM KHOA Bài 3: Đi bắt nữ thần mặt trời Đối tượng: Dự bị đại học khối C Phần một: Ý ĐỊNH GIẢNG BÀI I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU 1. Mục đích - Giúp học viên nắm được ý nghĩa sâu xa của hình tượng Đam San: lí tưởng, khát vọng tột cùng của người anh hùng trẻ tuổi: bài ca cuộc sống đầy khát vọng hào hùng. - Quan niệm thẩm mĩ của người Tây Nguyên về vẻ đẹp của người phụ nữ. - Nghệ thuật tiêu biểu của tác phẩm. 2.Yêu cầu - Học viên cảm nhận được cảnh sắc hùng vĩ, dữ dội của Tây Nguyên. Tính cách, cuộc sống, tư duy tự nhiên, xã hội, và tình cảm của họ với thiên nhiên và con người. - Nắm được nội dung chính của tác phẩm và đoạn trích. Nghệ thuật tiêu biểu của tác phẩm. II. NỘI DUNG 1. Giới thiệu tác phẩm và đoạn trích. 2. Những nội dung chính của tác phẩm. 2.1 Hình tượng người anh hùng Đam san. 2.2 Nữ thần mặt trời – biểu tượng khát vọng của người anh hùng. 3. Vài nét về nghệ thuật (Trọng tâm là phần là phần thứ hai) III. THỜI GIAN: 2 tiết IV. TỔ CHỨC, PHƯƠNG PHÁP 1. Tổ chức Biên chế theo lớp học. 2. Phương pháp Thuyeát minh, neâu vaán ñeà, phát vấn, diễn giảng, thuyết trình. V. ĐỊA ĐIỂM Giảng đường:…………… VI. VẬT CHẤT BẢO ĐẢM Bảo đảm sách giáo khoa Văn học 10, tài liệu cho giáo viên và học viên 2 Phần hai: THỰC HÀNH GIẢNG BÀI I. THỦ TỤC LÊN LỚP - Nhận báo cáo, ổn định lớp. - Kiểm tra bài cũ: Các thành phần cấu tạo và đặc trưng cơ bản của VHDG? - Quán triệt ý định huấn luyện của bài mới. II. TRÌNH TỰ GIẢNG BÀI THỨ TỰ NỘI DUNG THỜI GIAN PHƯƠNG PHÁP VẬT CHẤT Giảng viên Học viên 1. Giới thiệu tác phẩm và đoạn trích. 2. Những nội dung chính của tác phẩm. 2.1 Hình tượng người anh hùng Đam san. 2.2 Nữ thần mặt trời – biểu tượng khát vọng của người anh hùng. 3. Vài nét về nghệ thuật 5 phuùt 35phuùt 20phuùt 5phuùt Nêu vấn đề, diễn giảng. Đọc diễn cảm, phát vấn thuyết trình, diễn giảng Đọc diễn cảm, phát vấn thuyết trình, diễn giảng Nghe, tìm hiểu SGK, ghi bài. Đọc đoạn trích Trả lời các câu hỏi, tìm hiểu nội dung trong SGK, ghi bài. Bảng, Phấn, sách giáo khoa, tài liệu. III. KẾT THÚC GIẢNG BÀI Hệ thống nội dung bài giảng. Nhận xét điểm mạnh yếu và hướng dẫn học viên tự học ở nhà. Ngày… tháng… năm 2008 NGƯỜI BIÊN SOẠN Đại úy CNg, CN Võ Văn Cường 3 MỞ ĐẦU Sử thi Đam San là một sử thi anh hùng nổi tiếng của người Ê Đê. Tác phẩm ra đời vào khoảng thế kỉ XIII, XIV. Qua tác phẩm chúng ta có thể thấy được cách nghó, cách cảm, cách nhìn thế giới tự nhiên và những vấn đề xã hội, phong tục tập quán của người Ê đê nói riêng và các bộ tộc Tây Nguyên nói chung. Những nỗi niềm khát vọng và những ước mơ… của họ qua việc mieâu tả nhưõng chieán coâng oanh liệt và nhưõng khaùt vọng tự do, hạnh phuùc của ngưôøi tù trưôûng giàu mạnh, trẻ tuổi, tài naêng loãi lạc Đam San. NỘI DUNG 1. Vài nét về sử thi Đam San (Sử thi Đam San thuộc loại sử thi nào? Hãy tóm tắt?) 1.1 Tóm tắt tác phẩm (SGK) 1.2 Nội dung chủ yếu (Câu chuyện về người anh hùng ĐS là câu chuyện về cái gì?) - Sử thi Đam San là một sử thi anh hùng nổi tiếng của người Ê Đê, miêu tả những chiến công oanh liệt và những khát vọng tự do, hạnh phúc của người tù trưởng giàu mạnh, trẻ tuổi, tài năng lỗi lạc Đam San. - Tác phẩm được diễn xướng trong những ngày lễ hội lớn của tù trưởng. - Tác phẩm gồm 8 chương, được chia làm 4 phần: Phần 1(chương 1, 2): Theo tục “nối dây”, Đam San lấy 2 chò em Hơ Nhí và Hơ Bhí. Phần 2 (chương 3, 4, 5): Các tù tưởng Quạ (Mơtao Gơrư) và Sắt (Mơtao Mơxây) độc ác cướp vợ Đam San và tranh giành quyền lực mưu làm cho bộ tộc Đam San suy sụp. Đam San đã đánh bại hai tù tưởng để bảo vệ hạnh phúc gia đình và cuộc sống ấm no của bộ tộc. Phần 3 (chương 6, 7): Đam San có khát vọng trở thành một tù trưởng hùng mạnh, vươn tới một cuộc sống phóng khoáng, cháng chặt cây thần Smuk, cây sinh mệnh của dòng họ vợ, chinh phục thiên nhiên, đi bắt nữ thần mặt trời nhưng thất bại. Phần 4 (chương 8): Đam San chết, Đam San cháu ra đời, lại theo con đường của cậu mình, dấn thân vào cuộc chiến đấu mới. Được kể, diễn xướng trong các ngày lễ hội (khan) 2. Đoạn trích “Đi bắt nữ thần mặt trời” (Nêu vị trí đoạn trích? Tóm tắt nội dung và nêu sơ bộ ý nghóa?) 2.1 Vò trí đoạn trích: thuộc phần 3, chương 7 của tác phẩm. Sau khi đã đánh bại 2 tù trưởng hung bạo, chặt đổ cây thần Smuk, khai phá nương rẫy, lừng lẫy tiếng tăm, Đam San đi bắt nữ thần mặt trời về làm vợ. 2.2 Tóm tắt đoạn trích: Vì khát vọng muốn trở thành người tù trưởng hùng mạnh nhất, đâu đâu cũng phải khuất phục, Đam San quyết đònh đi bắt nữ thần mặt trời về làm vợ. Bất chấp những lời khuyên của người thân và bạn 4 bè, trải qua bao gian nan nguy hiểm, chàng đến được chỗ của nữ thần mặt trời nhưng bò nàng từ chối. Không nghe lời can ngăn của nữ thần, chàng lập tức trở về và đã gục ngã giữa rừng bùn đen. 2.3 Phân tích đoạn trích 2.3.1. Hình tượng người anh hùng Đam San (Những chi tiết nào miêu tả ĐS về hình dáng bên ngồi ? Biện pháp sử dụng? Nhận xét vẻ đẹp của Đam San?) - Đam San – con người có diện mạo oai phong, vẻ đẹp diệu kỳ. + đầu đội khăn kép, vai mang túi da. + khoác áo màu đen, màu trắng, tay cầm lao, gươm giắt thắt lưng. + ngồi trông dẻo như con rắn trong hang, con hùm bên bờ suối. + tiếng nói, tiếng cười như sấm vang, sét đánh, chẳng ở đâu có + lông chân mượt như chuôi dao, giọng nói như tiếng ve sầu. + được nhìn như một thần linh. -> Thủ pháp so sánh và hình ảnh giàu ấn tượng và có sức gợi lớn. Đam San đẹp từ hình dáng bên ngoài đến giọng nói hơi thở - Đam San – con người có sức mạnh thể lực phi thường (Những chi tiết diễn kể về hành vi, hành động của Đam San, thể hiện tinh thần, ý chí sức khoẻ, thể lực? Biện pháp sử dụng? Nhận xét vẻ đẹp ấy?) + nghỉ 10 ngày, ngủ 5 đêm, đi suốt 1 năm. + bước 2 bùc lên nhà, giậm chân lên sàn làm sàn lắc 7 lần qua phía đông. + chặt 1 sườn núi ném xuống bùn làm con đường để vượt qua ranh giới giữa trời và đất. + giết tê giác dưới vực thẳm, giết hùm trong núi cao, giết quạ diều trong cây trồng, giết ma quỷ trên các đường đi. -> Nghệ thuật phóng đại tơ đậm thêm vẻ đẹp thể lực và tinh thần phi thường của Đam San. - Đam San – con người có lòng dũng cảm vơ song, ý chí kiên cường (Thái độ, hành động của Đam San khi ra đi bắt NTMT như thế nào? Hành động thách thức khi bò từ chối nói lên điều gì ở người anh hùng này?) + Quyết đònh đi bắt nữ thần MT, bò nhiều người ngăn cản, van lơn, vẫn quyết tâm ra đi. + Mặc mọi thử thách hiểm nguy, bình thản vượt qua (Đường đầy cọp, đầy rắn độc, người ta cắm chông trên đường đi hái cà, cắm bẫy trên đường đi hái ớt, tù trưởng vào chết tù trưởng, người giàu sang vào chết người giàu sang, người gan dạ vào chết người gan dạ (…) dưới nước thì đỉa, trên cây thì sên cắn chết, xương người đầy bìa rừng, xương trâu bò đầy núi… Đất rừng là đất đen nhão như nước, đầy chông gai, nhiều đến nỗi con sóc có nhảy vào thì thân đã bò đâm thủng trước lúc chân sờ tới đất… cỏ tranh cắt nát tay, mây cắt nát chân, không có thứ gi ăn uống). 5 + Bò nữ thần MT từ chối, không cần chết hay sống vẫn trở về. => Đam San là người anh hùng, tù trưởng đẹp một cách lí tưởng, Người anh hùng văn hố, người anh hùng trận mạc. Khát vọng của chàng thật lớn lao bởi chàng không bằng lòng với thực tại, đó là khát vọng chinh phục Nữ thần Mặt trời. Hành động phi thường và ý muốn có thể giãn nở tự nhiên nhưng tất cả đều thống nhất theo một mục đích vì lợí ich của bộ tộc. Đam San – sự kết tinh toàn vẹn tính cách anh hùng sử thi Ê đê; biểu tượng của thời đại anh hùng ca. 2.3.2. Hình tượng Nữ thần Mặt trời - nữ thần ánh sáng (Hãy tìm những chi tiết diễn tả nữ thần mặt trời? Từng chi tiết thể hiện tâm tình, cảm nghó, quan niệm gì của người xưa về thế giới tự nhiên? Từ đó thấy được hành động của Đam San còn được hiểu là có thêm ý nghóa gì?) - Nữ thần mặt trời mang nét đẹp diệu kỳ, vẻ đẹp của ánh sáng thánh thần + Từ Tây sang Đông, nữ thần mặt trời là người đẹp nhất, bắp chân nàng tròn, váy nàng đẹp tuyệt vời, nhấp nháy như chớp sáng. + Tóc nàng chải bóng che xuống hai vai, đi đến đâu thì chỗ ấy sáng lên, dáng đi như chim diều bay, như chim phượng hoàng liệng, như nước chảy êm đềm. + Ngồi hay đứng cũng đẹp không ai so tày + Tiếng nàng nghe rõ mặc dầu người chưa thấy + Cổ nàng đẹp như cổ con công -> Ngôn ngữ so sánh giàu hình ảnh tạo nên một nữ thần mặt trời vừa có vẻ đẹp của một cô gái Ê Đê bình dò; nữ tính vừa có vẻ đẹp siêu nhiên. - Nữ thần Mặt trời – nguồn sức mạnh, nguồn sống của giới tự nhiên trần thế. + Nàng là con của trời và đất. (Nếu không có nàng ở trên đất, lợn gà sẽ chết hết, tê giác, trâu, bò,lừa, ngựa sẽ chết hết. Người Xiêm, người Miên cũng sẽ chết hết. Sẽ không có đất để làm nương rẫy. Cả người Ê đê sẽ không còn nước uống, cây cối sẽ không còn ra trái. Nếu nàng đi, cây cối trong rừng râm sẽ chết, cây cối trong rừng thưa sẽ khô héo. Lau sậy, cỏ tranh sẽ không còn cây non, sẽ khong mọc lại nữa. Trên đất sẽ nắng hạn lớn, nước suối sẽ khô). + Nàng mang vẻ đẹp của sức mạnh thiên nhiên vũ trụ, không ai có thể so bì sánh kòp, quyết đònh vận mệnh sống còn của muôn giới tự nhiên cũng như con người. Không có nàng thì không có ánh sáng cũng như không có sự sống. -> Nữ thần MT không chỉ là thể hiện quan niệm thẩm mó của người Tây Nguyên về cái đẹp mà còn là biểu tượng của mục tiêu khát vọng vươn tới chiếm lónh cái đẹp tuyệt đối – lí tưởng của người anh hùng Đam San. 2.3.3. Ý nghóa của hành động đi bắt Nữ thần Mặt trời 6 + Thể hiện sự không đồng tình, phản đối tục lệ nối dây (chuê n, Đi bắt vợ > < tập tục bắt chồng). + Muốn giàu mạnh hơn nữa + Muốn sánh ngang thần thánh -> Khát vọng của người anh hùng, dân tộc anh hùng muốn chinh phục khám phá và làm chủ thiên nhiên đầy bí ẩn. 2.3.4. Ý nghóa cái chết của người anh hùng Đam San (Vì sao Đam San chết, ngun nhân bên ngồi (sự kiện, chi tiết); và ý nghĩa bên trong?) + Một bi kịch của con người thời cổ trong công cuộc chinh phục thiên nhiên, thất bại trước hủ tục cộng đồng. + Cái chết diệu kỳ, đầy ánh hào quang thể hiện khát vọng lớn lao của con người, đó chính là sự làm chủ thiên nhiên, làm chủ cuộc sống. 2.4. Vài nét nghệ thuật chủ yếu của đoạn trích (Rút ra vài nét về cách kể chuyện, kết cấu, ngơn ngữ của tác phẩm, đặc biệt là trong đoạn trích?) Đoạn trích đã thể hiện những nét chủ yếu của nghệ thuật sử thi. - Kết cấu: theo kiểu chương khúc, đan xen lời kể chuyện và lời đối thoại của các nhân vật, tạo nên sự sinh động và màu sắc dân gian. - Cách kể chuyện: tự nhiên, hấp dẫn, dùng nhiều cách ví von, sao sánh độc đáo, sử dụng các thủ pháp trùng điệp, phóng đại để tạo ấn tượng mạnh mẽ, diễn tả được tính chất kì vó, hùng tráng của sự việc, hành động nhân vật. - Ngôn ngữ: giàu hình ảnh, trang trọng, có tính bi hùng, thiêng liêng. KẾT LUẬN Đoạn trích “Đi bắt nữ thần mặt trời” là một trong những phần hay nhất của sử thi, nó đã thể hiện khá tiêu biểu nội dung và nghệ thuật đặc trưng của sử thi Tây Nguyên. Hành động của Đam San là hành động mang tính thời đại, thể hiện khát vọng của con người là chinh phục thiên nhiên, chứng tỏ con người luôn là lực lượng vó đại nhất. 7 . đại anh hùng ca. 2.3.2. Hình tượng Nữ thần Mặt trời - nữ thần ánh sáng (Hãy tìm những chi tiết diễn tả nữ thần mặt trời? Từng chi tiết thể hiện tâm tình,. là có thêm ý nghóa gì?) - Nữ thần mặt trời mang nét đẹp diệu kỳ, vẻ đẹp của ánh sáng thánh thần + Từ Tây sang Đông, nữ thần mặt trời là người đẹp nhất, bắp

Ngày đăng: 01/06/2013, 08:46

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan