Tổng quan về công nghệ thông tin

71 845 7
Tổng quan về công nghệ thông tin

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BAN CHỈ ĐẠO CÔNG NGHỆ THÔNG TIN CỦA CƠ QUAN ĐẢNG *** GIÁO TRÌNH TỔNG QUAN VỀ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TỔNG QUAN VỀ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN HÀ NỘI, 2004 BAN CHỈ ĐẠO CNTT CỦA CƠ QUAN ĐẢNG Tổng quan về CNTT Mục lục I. MỞ ĐẦU .4 II. CÁC VẤN ĐỀ CƠ BẢN VÀ XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN .5 1. Thông tin và các quá trình thông tin 5 2. Từ thông tin đến công nghệ thông tin .7 3. Những mốc quan trọng trong sự phát triển của máy tính điện tử và công nghệ thông tin 9 4. Công nghệ thông tin và truyền thông - động lực của sự phát triển 17 5. Con đường đi tới xã hội thông tin 20 6. Những nguyên tắc cơ bản để hình thành và phát triển xã hội thông tin 22 7. Những mục tiêu cần đạt tới .26 III. CHÍNH SÁCH QUỐC GIA VỀ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN Ở MỘT SỐ NƯỚC .27 1. Phần Lan 27 2. Nhật Bản 28 3. Cộng hoà Liên bang Đức .30 4. Đan Mạch 31 5. Ấn Độ 32 6. Cuba .32 7. Côxta Rica .33 8. Extonia .33 9. Mali .34 10. Các quốc đảo nhỏ đang phát triển 34 IV. CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN Ở NƯỚC TA 35 1.Một số kết quả đã đạt được .35 Về công nghiệp máy tính .35 Về đào tạo nguồn nhân lực công nghệ thông tin 36 Về phát triển cơ sở hạ tầng thông tin quốc gia, Internet 37 Về công nghiệp phần mềm .40 Về công tác quản lý nhà nước và môi trường ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin 40 Về ứng dụng công nghệ thông tin 41 2. Một số tồn tại cần khắc phục .44 PHỤ LỤC .46 CHỈ THỊ 46 về đẩy mạnh ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin .46 phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá .46 QUYẾT ĐỊNH 55 của Ban Bí thư ban hành Đề án tin học hoá hoạt động .55 của các cơ quan Đảng giai đoạn 2001-2005 55 Trang 2 BAN CHỈ ĐẠO CNTT CỦA CƠ QUAN ĐẢNG Tổng quan về CNTT ĐỀ ÁN TIN HỌC HÓA HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC CƠ QUAN ĐẢNG GIAI ĐOẠN 2001 - 2005 56 (Ban hành kèm theo Quyết định số 47- QĐ/TW, ngày 06 tháng 8 năm 2002 của Ban Bí thư Trung ương Đảng) .56 1- Những kết quả chính .56 2- Những hạn chế và tồn tại 57 1- Mục tiêu chung .58 2- Mục tiêu cụ thể .59 1- Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu dùng chung .61 2- Xây dựng hệ thống thông tin điều hành tác nghiệp 63 3- Bồi dưỡng, tập huấn, đào tạo 63 4- Mở rộng, hoàn thiện và nâng cấp mạng thông tin diện rộng của Đảng 64 5- Xây dựng hệ thống an toàn, bảo mật .64 6- Bổ sung, hoàn chỉnh quy định, quy chế về quản lý, khai thác, sử dụng và bảo vệ mạng 65 IV- ĐẦU TƯ .65 1- Yêu cầu đầu tư 65 2- Phân cấp đầu tư .65 3- Dự toán kinh phí 66 V- TỔ CHỨC THỰC HIỆN .66 1- Xây dựng và tổ chức thực hiện các dự án cụ thể 66 2- Tổ chức bộ máy .67 3- Về cán bộ 67 4- Về chính sách 68 5- Tiến độ thực hiện 68 6- Trách nhiệm thực hiện 68 Trang 3 BAN CHỈ ĐẠO CNTT CỦA CƠ QUAN ĐẢNG Tổng quan về CNTT I. MỞ ĐẦU Cuộc cách mạng công nghệ thông tin diễn ra sôi động hiện nay đang tác động sâu sắc và trực tiếp đến mọi mặt hoạt động kinh tế xã hội của hầu khắp các quốc gia trên thế giới, mở ra một thời kỳ phát triển mới khi nhân loại bước vào thế kỷ XXI. Nội dung chủ đạo của bước chuyển biến lần này là sự phát triển từ nền văn minh công nghiệp tiến lên nền văn minh thông tin và trí tuệ, mà cơ sở của nó là sự phát triển từ nền kinh tế công nghiệp truyền thống sang nền kinh tế thông tin. Về cơ bản, bước chuyển biến này được nẩy sinh và thực hiện chủ yếu tại các nước đã có nền kinh tế công nghiệp phát triển; tuy nhiên, với xu thế “toàn cầu hoá” nhanh chóng hiện nay, tác động của bước chuyển biến vĩ đại này đã lan toả nhanh chóng đến khắp các nước trên thế giới, tạo ra những cơ hội to lớn và đồng thời cũng là những thách thức to lớn cho các nước đang phát triển đang tìm đường công nghiệp hoá và hiện đại hoá nền kinh tế và xã hội của mình. Công nghệ thông tin bao gồm tất cả các hoạt động và các công nghệ chứa đựng các nội dung xử lý thông tin bằng các phương tiện điện tử, từ việc thu thập, lưu trữ, tìm kiếm, chế biến, truyền đưa, . đến sử dụng thông tin trong mọi lĩnh vực của sản xuất, kinh tế và đời sống con người. Với những tiến bộ nhanh chóng kỳ diệu của kỹ thuật máy tính và kỹ thuật viễn thông trong vài thập niên gần đây, công nghệ thông tin thực sự đã thâm nhập rộng khắp vào mọi mặt hoạt động của con người, đưa đến những biến đổi to lớn trong việc tự động hoá các quá trình sản xuất, nâng cao chất lượng các sản phẩm và dịch vụ vốn có, tạo ra nhiều sản phẩm và dịch vụ mới, thúc đẩy các quá trình đổi mới tổ chức và quản lý kinh tế, cơ cấu lại nền kinh tế, v.v . Trong giai đoạn mới của sự phát triển kinh tế và xã hội dưới tác động của công nghệ thông tin, tri thức và các ý tưởng sáng tạo đóng vai trò trung tâm có ý nghĩa quyết định, do đó sự chuyển biến sang nền kinh tế thông tin đòi hỏi phải tăng cường giáo dục, thực sự đổi mới và tìm nhiều cách thức mới cho giáo dục, cho việc phát triển nhanh chóng nguồn nhân lực và lao động có chất lượng cao, phát huy tối đa tiềm năng trí tuệ của đất nước. Ngày nay, hầu hết các quốc gia, các tổ chức và các công ty đều hiểu rằng vị trí tương lai của họ trong thế giới và trên thị trường quốc tế phụ thuộc một cách quyết định vào việc liệu họ có tận dụng được công nghệ thông tin để phát triển một cách nhanh chóng mọi năng lực đổi mới nền sản xuất và kinh tế của họ hay không? Không những đối với các nước phát triển, mà nhiều nước đang phát triển Trang 4 BAN CHỈ ĐẠO CNTT CỦA CƠ QUAN ĐẢNG Tổng quan về CNTT trong khu vực đã giải quyết câu hỏi đó một cách tích cực với những chính sách mạnh mẽ phát triển công nghệ thông tin trong những thập niên gần đây, đưa đến những kết quả to lớn đáng cho chúng ta học tập. Ở nước ta, trước yêu cầu đẩy nhanh sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước trong bối cảnh phát triển mới của thế giới hiện đại, việc phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin để đổi mới và phát triển mọi lĩnh vực hoạt động kinh tế, xã hội trở thành rất cấp thiết. Chỉ thị 58 BCT đã chỉ rõ: “Công nghệ thông tin nhân lên sức mạnh tinh thần, vật chất, trí tuệ của toàn dân tộc; là động lực mạnh mẽ thúc đẩy đổi mới và phát triển, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế…” II. CÁC VẤN ĐỀ CƠ BẢN VÀ XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN 1. Thông tin và các quá trình thông tin Theo nghĩa thông thường, thông tin là điều hiểu biết về một sự kiện, một hiện tượng nào đó, thu nhận được qua khảo sát, đo lường, trao đổi, nghiên cứu, v.v… Kỹ thuật về thông tin được phát triển đầu tiên là kỹ thuật truyền tin. Việc nghiên cứu lý thuyết truyền tin vào cuối những năm 40 đã làm cho thông tin trở thành đối tượng của nghiên cứu khoa học, và lượng thông tin thu được về việc xẩy ra một sự kiện nào đó được xác định là bằng độ bất định của sự kiện đó trước khi biết nó xẩy ra. Như vậy, khoa học về thông tin đã phát hiện một thuộc tính cơ bản của thông tin là đối lập với bất định và ngẫu nhiên, do đó nó phản ánh cái tất định, trật tự của các sự vật và hiện tượng. Trật tự cũng là thuộc tính cơ bản của tổ chức, vì vậy nói chung thông tin phản ánh tính trật tự và tổ chức của các hệ thống. Mối quan hệ này cho ta một “cách tiếp cận thông tin” có tính chất phổ biến khi nghiên cứu các vấn đề về tổ chức và điều khiển, quản lý trong các hệ thống kỹ thuật, kinh tế, xã hội, sự sống… Trong đời sống hàng ngày, các quá trình thông tin thường bao gồm các loại hoạt động như thu thập, lựa chọn, sắp xếp, lưu trữ, tìm kiếm, chế biến, truyền đưa, khai thác và sử dụng thông tin… Một quá trình gồm một số các hoạt động đó nhằm đạt một mục đích nhất định thường được gọi chung là quá trình xử lý thông tin. Quản lý và lãnh đạo, về thực chất là thực hiện các quá trình xử lý thông tin, mà sản phẩm là các thông tin điều khiển nhằm mang lại cho đối tượng những trật tự nhất định. Dữ liệu là những tín hiệu (con số, chữ viết, màu sắc, hình ảnh âm thanh…) rời rạc, là vật mang thông tin. Khi các dữ liệu được tập hợp lại có hệ Trang 5 BAN CHỈ ĐẠO CNTT CỦA CƠ QUAN ĐẢNG Tổng quan về CNTT thống, chúng giúp con người nhận biết về một vật thể, một sự kiện, một hiện tượng… thì trở thành thông tin. Thông tin thường được biểu diễn qua các hình thức c¸c d÷ liÖu cã hÖ thèng như c¸c chuçi sè liÖu, lêi nãi, c©u viết, âm thanh, hình ảnh… Lượng thông tin không tuỳ thuộc vào độ dài ngắn của hình thức biểu diễn nó; lượng thông tin chưa nói lên được chất lượng của thông tin. Thông tin có nhiều mức độ chất lượng khác nhau: Các dữ liệu thu thập ban đầu qua các cuộc điều tra, khảo sát được tập hợp lại giúp con người nhận biết về một sự kiện, hiện tượng nào đó (biết gì); qua phân tích, xö lý sẽ thu được những thông tin có giá trị hơn, hiểu được bản chất của hiện tượng, sự kiện… (biết tại sao), biết xử lý khối lượng lớn thông tin có thể tìm ra các mối liên hệ bên trong, các đặc tính có tính qui luật, lúc bấy giờ thông tin trở thành tri thức (biết làm thế nào), ở mức cao hơn xử lý thông tin có thể cho ra các dự báo, (thông tin thông minh); người lãnh đạo phải có đầy đủ thông tin, biết xử lý thông tin, hiểu được bản chất của sự việc, đưa ra các dự báo mới có thể ra các quyết định đúng đắn. Thông tin chứa đựng trong các quy luật khoa học, kết quả của nhiều công phu tìm kiếm sáng tạo, suy luận, thử nghiệm, . Dữ liệu, thông tin và tri thức Giữa “tri thức”, “thông tin” và “dữ liệu” có sự phân biệt nhất định. Dữ liệu là các tín hiệu, con số, chữ viết, hình ảnh, âm thanh . riêng biệt, là nguồn gốc, là vật mang thông tin, là vật liệu sản xuất ra thông tin. Những dữ liệu được xắp xếp lại thành những tổ hợp có ý nghĩa, có nội dung thì trở thành thông tin. Theo tiến trình của sự nhận thức, sau khi các giác quan tiếp nhận các tín hiệu của các đối tượng ta có các dữ liệu. Tập hợp các dữ liệu này qua quá trình tư duy lôgic ta sẽ có thông tin về đối tượng đó. Thông tin được hiểu theo nghĩa thông thường là sự phản ánh về một vật, một hiện tượng, một sự kiện hay quá trình nào đó của thế giới tự nhiên, xã hội và con người thông qua khảo sát trực tiếp hoặc lý giải gián tiếp. Thông tin là nội dung của tất cả các loại thông điệp giao tiếp. Thông tin được truyền đi dưới hình thức trao đổi trực tiếp giữa hai người, qua các thiết bị truyền thông, tại các cuộc hội nghị, hội thảo, hoặc qua các phương tiện thông tin đại chúng khác nhau như báo Trang 6 BAN CHỈ ĐẠO CNTT CỦA CƠ QUAN ĐẢNG Tổng quan về CNTT chí, sách vở, các tài liệu, các tranh ảnh, các cơ sở dữ liệu, bằng sáng chế… Thông tin không nhất thiết phải dưới hình thức các từ ngữ - nó có thể là hình ảnh, âm thanh, bản nhạc, điệu múa, cử chỉ… Khi tiếp thu và xử lý thông tin, con người có những hiểu biết về các đối tượng, về quy luật vận động và tương tác của đối tượng đó với thế giới vật chất xung quanh. Những hiểu biết đó được gọi là tri thức. Hay nói một cách đơn giản, thông tin sau khi được thu thập, xử lý để nhận thức sẽ trở thành tri thức. Giữa thông tin và tri thức đôi khi không có ranh giới rõ ràng. Để phân biệt giữa thông tin và tri thức ta có thể hình dung mối liên hệ giản dị: thông tin là “cái của người” còn tri thức là “cái của mình”. Tri thức có tính chất cá nhân - nó bao gồm tất cả những hiểu biết của một người - nó tồn tại dưới nhiều hình thức như “biết”, “biết cái gì”, “biết như thế nào”, “biết làm thế nào”. Phân biệt tri thức được hệ thống hoá với tri thức tiềm ẩn là điều quan trọng. Tri thức được hệ thống hoá là tri thức được chuyển thành thông tin để có thể dễ dàng truyền đạt, trao đổi, phổ biến rộng rãi đến mọi người. Tri thức ở dạng tiềm ẩn, như năng khiếu, khó có thể hệ thống hoá để trở thành thông tin, vì vậy khó có khả năng truyền đạt, trao đổi, phổ biến cho người khác. Tri thức tiềm ẩn thường gắn với cá nhân con người, tổ chức, dân tộc, đất nước cụ thể. Từ những mối quan hệ trên đây ta có thể thấy rõ, thông tin là cơ sở quan trọng của tri thức, không có thông tin thì không thể có tri thức. Tất nhiên đôi khi có thông tin mà vẫn không có tri thức. Chính vì vậy, mà năm 1996, nhà tương lai học người Anh Giôn Naisbet đã cảnh báo rằng: “Chúng ta đang chìm ngập trong thông tin mà vẫn thiếu tri thức”. 2. Từ thông tin đến công nghệ thông tin Công nghệ thông tin khởi đầu từ lúc con người sáng chế ra các loại máy móc tự động thực hiện một số chức năng xử lý thông tin, trước hết là các máy tính điện tử. Để chế tạo các máy tính điện tử, người ta phải tìm được cách biểu diễn thông tin bằng các tín hiệu kỹ thuật và thực hiện các hoạt động lưu trữ, chế biến thông tin bằng các biện pháp xử lý kỹ thuật trên các tín hiệu tương ứng. Trang 7 BAN CHỈ ĐẠO CNTT CỦA CƠ QUAN ĐẢNG Tổng quan về CNTT Máy tính điện tử và mọi thiết bị thông tin hiện đại đều làm việc với các thông tin được biễu diễn bởi các dãy chữ số nhị phân (binary digits), tức là dãy các tín hiệu 0; 1. Mọi dạng thông tin (số, chữ, tiếng nói, âm thanh, hình ảnh, màu sắc…) đều có thể - qua những cách làm rời rạc và mã hoá thích hợp - biểu diễn lại bằng các dãy chữ số nhị phân. Khả năng biểu diễn mọi thông tin bất kỳ qua một hệ thống tín hiệu đơn giản và thống nhất bằng chữ số nhị phân là cơ sở cho việc phát triển nhanh chóng các thiết bị kỹ thuật xử lý thông tin làm việc được với mọi dạng thông tin khác nhau. Máy tính điện tử được thiết kế trên nguyên tắc: mọi quá trình xử lý thông tin đều có thể qui về một trình tự thực hiện liên tiếp các phép toán sơ cấp đơn giản. Vì vậy, cấu trúc một máy tính điện tử gồm có: bộ lôgic-số học thực hiện các phép toán sơ cấp, bộ điều khiển để chỉ huy việc thực hiện các phép toán theo trình tự quy định, bộ nhớ để ghi các chương trình tính toán và dữ liệu, các thiết bị đưa dữ liệu vào và đưa kết quả ra. Cấu trúc đó tạo thành phần cứng của máy tính điện tử, sẵn sàng tổ chức thực hiện các trình tự tính toán được qui định bởi các chương trình bất kỳ. Tuỳ theo từng bài toán cụ thể, người ta viết một chương trình để giải nó trong một ngôn ngữ máy tính nào đó và chương trình được đưa vào máy để máy thực hiện. Các chương trình làm thành phần mềm của máy tính điện tử. Tuỳ theo tính chất và phạm vi tác động của các loại chương trình mà ta có: phần mềm hệ thống, phần mềm tiện ích và phần mềm ứng dụng. Máy tính điện tử là thành phần cơ bản của công nghệ thông tin. Tuy nhiên, theo nghĩa rộng thường dùng hiện nay, công nghệ thông tin là tập hợp các phương pháp khoa học, các phương tiện và công cụ kỹ thuật hiện đại - chủ yếu là máy tính điện tử và các mạng viễn thông - nhằm cung cấp các giải pháp tổng thể để tổ chức, khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên thông tin phong phú và tiềm tàng trong mọi lĩnh vực hoạt động của con người và xã hội. Công nghệ thông tin có các chức năng quan trọng: sáng tạo (bao gồm nghiên cứu khoa học, công trình thiết kế, giáo dục, đào tạo…), truyền tải thông tin (bao gồm phát hành, mạng Internet, xuất bản, phát thanh truyền hình, phương tiện thông tin đại chúng…), xử lý thông tin (bao gồm biên tập, trình bày, phát triển phần mềm, xử lý dữ liệu, phân tích hỗ trợ ra quyết định…) và lưu giữ thông tin (bao gồm thư viện điện tử, cơ sở dữ liệu…). Với những thành tựu và khả năng ứng dụng rộng rãi của công nghệ thông tin như máy vi tính, tia lade, vi điện tử, viễn thông và mạng Internet, . Trang 8 BAN CHỈ ĐẠO CNTT CỦA CƠ QUAN ĐẢNG Tổng quan về CNTT ngành công nghệ thông tin cùng với các dịch vụ liên quan đang trở thành ngành mang tính chủ đạo trong nền kinh tế. 3. Những mốc quan trọng trong sự phát triển của máy tính điện tử và công nghệ thông tin Trong hơn nửa thế kỷ qua, kỹ thuật máy tính điện tử và viễn thông đã phát triển một cách mạnh mẽ và liên tục, tạo tiền đề cho sự thâm nhập sâu rộng của công nghệ thông tin vào mọi mặt hoạt động của con người. Những mốc quan trọng nhất trong sự phát triển đó là: 1946-1948. Sự ra đời của các máy tính điện tử đầu tiên. Tiếp đó là việc sản xuất hàng loạt máy tính điện tử thế hệ thứ nhất và thứ hai trong thập kỷ 50, chủ yếu được sử dụng trong tính toán khoa học-kỹ thuật. Giữa thập kỷ 60. Sự ra đời của các máy tính điện tử thế hệ thứ ba với kỹ thuật mạch tích hợp và các bộ nhớ bán dẫn. máy tính điện tử được bắt đầu ứng dụng ngày càng rộng rãi trong kinh doanh, quản lý kinh tế. Tuy nhiên, máy lớn và đắt, nên thường chỉ được trang bị cho các trung tâm tính toán. Cuối những năm 60 sang đầu những năm 70 bắt đầu có các mạng nối các trung tâm tính toán với nhau. Giữa thập kỷ 70: Ra đời các bộ vi xử lý, đó là các linh kiện thực hiện chức năng của cả bộ xử lý trung tâm của một máy tính điện tử được chứa trong chỉ một "chip" bán dẫn có diện tích khoảng 1-2cm 2 . Kỹ thuật vi xử lý khởi đầu một cuộc cách mạng trong tin học, tạo cơ sở cho sự ra đời từ thập kỷ 80 hàng triệu rồi hàng chục, hàng trăm triệu máy vi tính với năng lực ngày càng cao, giá ngày càng rẻ, thâm nhập khắp mọi nơi trên thế giới và được sử dụng trong mọi lĩnh vực hoạt động. Cuối thập kỷ 80 đến nay: Sự phát triển bùng nổ của các mạng viễn thông truyền dữ liệu quốc gia và quốc tế trên cơ sở kỹ thuật cáp sợi quang, vệ tinh và vi ba số đã có khả năng nối mạng không những giữa các trung tâm tính toán mà còn nối được đến từng máy vi tính của từng cá nhân. Xuất hiện những hệ thống “siêu xa lộ thông tin” liên kết hàng trăm triệu người trong từng quốc gia cũng như trong phạm vi khu vực và toàn cầu. Xây dựng “kết cấu hạ tầng về thông tin” làm nền móng cho một “xã hội thông tin” trong những năm cuối của thế kỷ này đã trở thành hiện thực, và được xác định trong chính sách của nhiều nước trên thế giới. Tốc độ xử lý của máy tính tăng lên rất nhanh: Chiếc máy tính đầu tiên ENIAC của Pítsbấc vào năm 1947 chỉ với tốc độ khoảng 6 - 7 nghìn phép tính/giây, tiêu hao năng lượng rất nhiều và toả nhiệt rất lớn, chiếm diện tích là Trang 9 BAN CHỈ ĐẠO CNTT CỦA CƠ QUAN ĐẢNG Tổng quan về CNTT 1.800m 2 với giá 450 nghìn đôla Mỹ lúc đó (tương đương khoảng 4 - 5 triệu đôla Mỹ bây giờ). Hiện nay, máy tính thông thường đã có thể xử lý hàng chục tỉ phép tính/giây. Theo định luật của Godơn Mo, cứ sau mỗi 18 tháng, khả năng xử lý của máy tính tăng gấp đôi, tương ứng với mật độ của bóng bán dẫn (transitor) trên một bảng mạch (chip). Bảng 1: Số lượng bóng bán dẫn trên một bảng mạch qua các thế hệ bộ xử lý Bộ xử lý Năm sản xuất Số bóng bán dẫn 4004 1971 2.250 8008 1972 2.500 8080 1974 5.000 8086 1978 29.000 286 1982 120.000 386 1985 275.000 486DX 1989 1.180.000 Pentium 1993 3.100.000 Pentium II 1997 7.500.000 Pentium III 1997 24.000.000 Pentium IV 2000 42.000.000 Năng lực xử lý của máy tính qua số MIP (triệu phép tính trong một giây) vào năm thứ n bằng 2 n-1986 , khi đó: - Năm 1987, năng lực xử lý của máy tính là 2 triệu phép tính trong một giây. - Năm 1990, năng lực xử lý của máy tính là 16 triệu phép tính trong một giây. - Năm 1994, năng lực xử lý của máy tính là 156 triệu phép tính trong một giây. - Năm 1997, năng lực xử lý của máy tính là 1 tỷ phép tính trong một giây. Trong khi đó thì giá tính toán mỗi năm lại giảm đi 25%: - Năm 1978 giá cho một triệu phép tính trong một giây là 480 đôla Mỹ, - Năm 1988 giá cho một triệu phép tính trong một giây là 45 đôla Mỹ, - Năm 1998 giá cho một triệu phép tính trong một giây là 4 đôla Mỹ. Dung lượng bộ nhớ cũng tăng với tốc độ tương tự. Nhờ đó công nghệ máy tính đã tạo ra những bước nhảy vọt trong ứng dụng: Thế hệ các máy tính Trang 10 [...]... chương trình phát triển kỹ năng công nghệ thông tin; nâng cao năng lực đào tạo chuyên gia công nghệ thông tin; lập các trung tâm công nghệ thông tin ở địa phương; phát triển năng lực R&D về công nghệ thông tin; - Tạo lập và tăng cường mạng thông tin điện tử tạo điều kiện cho các nhà khoa học trao đổi thông tin rộng rãi hơn; tuyên truyền phổ biến rộng rãi lợi ích công nghệ thông tin đối với sự phát triển... cầu Trang 18 BAN CHỈ ĐẠO CNTT CỦA CƠ QUAN ĐẢNG Tổng quan về CNTT Thế nhưng công nghệ thông tin cũng đang đặt ra những thách thức lớn! Phát triển và ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin cùng với các thành tựu khoa học công nghệ khác hiên nay đang có những tác động tiêu cực đến quá trình phát triển chung của xã hội loài người Công nghệ thông tin và những công nghệ cao hiện nay chủ yếu do các nước... kể, như cung cấp 80% thông tin thị trường du lịch, đảm bảo thông tin thị trường cho xuất khẩu, tăng cường dịch vụ tài chính và bảo hiểm, giám sát và quản lý vùng đánh cá biển, đẩy mạnh các hoạt động đào tạo và chữa bệnh từ xa Trang 34 BAN CHỈ ĐẠO CNTT CỦA CƠ QUAN ĐẢNG Tổng quan về CNTT IV CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN Ở NƯỚC TA Từ những năm 70 công nghệ thông tin ở nước ta đã được... địa lý - Các hệ thống thông tin di động Công nghệ viễn thông vũ trụ đang Trang 16 BAN CHỈ ĐẠO CNTT CỦA CƠ QUAN ĐẢNG Tổng quan về CNTT được triển khai mạnh mẽ với các dự án xây dựng mạng thông tin toàn cầu Hệ thống thông tin di động với 840 vệ tinh thông qua một hệ thống các vệ tinh quỹ đạo tầm thấp phủ quanh trái đất (trong khoảng 1.000 - 10.000km) đang tạo ra cho hệ thống thông tin di động những bước... thông tin và cũng là một đối thủ cạnh tranh trong lĩnh vực công nghệ thông tin trên toàn cầu Ba mục tiêu là: phát triển xã hội thông tin Phần Lan; phát triển lĩnh vực thông tin; đảm bảo cung cấp đủ các điều kiện để phát triển xã hội thông tin (nghiên cứu, tri thức, cơ sở vật chất) Các hành động của Chính phủ bao gồm: coi công cụ thông tin mới là công cụ để thay đổi xã hội Phần Lan; lĩnh vực thông tin. .. CNTT CỦA CƠ QUAN ĐẢNG Tổng quan về CNTT 4 Đan Mạch Chính phủ Đan Mạch đã hoạch định một chiến lược tổng thể về công nghệ thông tin để đưa Đan Mạch phát triển hướng tới xã hội thông tin Chiến lược này áp dụng thành công, công nghệ thông tin sẽ là nguồn lực cho phát triển kinh tế, cải thiện đời sống nhân dân thông qua các chính sách mở rộng rãi, khuyến khích trao đổi thông tin cũng như tạo ra các dịch vụ... thiên niên kỷ mới - Siêu lộ cao tốc thông tin Với công nghệ viễn thông vũ trụ, công nghệ truyền tải không đồng bộ ATM, mạng đa dịch vụ số hoá băng rộng và hệ thống cáp quang toàn cầu đang tạo ra những tiền đề thuận lợi cho việc hình thành các siêu lộ cao tốc thông tin hay còn được gọi là xa lộ thông tin điện tử ngày càng phát triển mạnh mẽ 4 Công nghệ thông tin và truyền thông - động lực của sự phát triển... động của công nghệ thông tin Công nghệ thông tin đã tạo ra những thế hệ vũ khí, phương tiện chiến tranh thông minh”; từ đó xuất hiện hình thái chiến tranh, phương thức tác chiến mới, làm thay đổi sâu sắc học thuyết quân sự của nhiều quốc gia Công nghệ thông tin là nhân tố quan trọng nhằm đẩy nhanh quá trình toàn cầu hoá Mạng Internet làm cho thế giới ngày càng trở nên nhỏ bé Tri thức và thông tin không... vô địch cờ vua thế giới Casparốp Nếu công nghệ cơ khí Trang 11 BAN CHỈ ĐẠO CNTT CỦA CƠ QUAN ĐẢNG Tổng quan về CNTT giúp con người nâng cao năng lực lao động cơ bắp, làm tăng công lực, thì công nghệ thông tin giúp con người nâng cao năng lực lao động trí óc, làm tăng trí lực của con người Từ thập kỷ 80 thế kỷ XX trở về trước, xu thế phát triển của công nghệ thông tin chủ yếu là phát triển máy tính lớn,... và thông tin, thì thông tin có ý nghĩa bao trùm hơn cả Hiện nay công nghệ thông tin đang hội tụ với công nghệ sinh học, công nghệ nano trở thành infornautic công nghệ chủ đạo của thế kỷ 21, hứa hẹn những đột phá to lớn trong phát triển khoa học công nghệ và phát triển xã hội loài người Bất cứ hoạt động nào cũng cần có thông tinthông tin đầy đủ, chính xác mới có thể đi tới quyết định đúng và hành . BAN CHỈ ĐẠO CÔNG NGHỆ THÔNG TIN CỦA CƠ QUAN ĐẢNG *** GIÁO TRÌNH TỔNG QUAN VỀ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TỔNG QUAN VỀ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN HÀ NỘI, 2004 BAN. năng lượng và thông tin, thì thông tin có ý nghĩa bao trùm hơn cả. Hiện nay công nghệ thông tin đang hội tụ với công nghệ sinh học, công nghệ nano trở

Ngày đăng: 31/05/2013, 00:21

Hình ảnh liên quan

Bảng 1: Số lượng búng bỏn dẫn trờn một bảng mạch qua cỏc thế hệ bộ xử lý - Tổng quan về công nghệ thông tin

Bảng 1.

Số lượng búng bỏn dẫn trờn một bảng mạch qua cỏc thế hệ bộ xử lý Xem tại trang 10 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan