tiểu luận cơ sở van hóa việt nam ảnh hưởng của tôn giáo ấn độ đến việt nam

20 1.5K 0
tiểu luận cơ sở van hóa việt nam ảnh hưởng của tôn giáo ấn độ đến việt nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

A. Phần Mở Đầu 1, Tính cấp thiết của đề tài: Cũng như Ai Cập và Lưỡng Hà, Ấn Độ là đất nước có một nền văn hóa lâu đời, phát triển rực rỡ bậc nhất thế giới. Ấn Độ là xứ sở của những khám phá vĩ đại, là nơi cuốn hút hàng trăm nhà khảo cổ học khắp thế giới. Ấn Độ là một đất nước sở hữu nền tôn giáo lớn và đặc sắc của toàn nhân loại. Nói đến Ấn Độ là người ta nghĩ ngay đến một quốc gia của tôn giáo và tín ngưỡng. Đi dọc khắp Đất nước này, ta có thể nhìn thấy những công trình kiến trúc ngệ thuật mang đậm tính tôn giáo như Thánh đường hồi giáo hay Tháp Chăm… Nó có sức ảnh hưởng không những trong khu vực, mà còn tới cả nhiều quốc gia khác trên thế giới. Đông Nam Á với vị trí địa lí cũng như lịch sử hình thành , đã trở thành một khu vực tiếp thu khá nhiều nét đặc sắc từ tôn giáo Ấn Độ. Mà Việt Nam chính là một quốc gia điển hình. Tôn giáo Ấn Độ, theo dòng chảy lịch sử đã du nhập vào Việt Nam, mang lại nhiều giá trị phong phú và đặc sắc cho dân tộc Việt. Những ảnh hưởng trực tiếp của tôn giáo Ấn Độ từ xa xưa vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay, tác động không nhỏ tới đời sống tâm linh, tín ngưỡng của người dân Việt. Việc nhận thức những giá trị ảnh hưởng từ tôn giáo Ấn Độ tới đời sống, xã hội con người Việt là vấn đề quan trọng, vì vậy, tôi đã chọn “Ảnh hưởng của tôn giáo Ấn Độ đến Việt Nam” là đề tài tiểu luận của mình. 2, Mục đích nghiên cứu: Khi tìm hiểu về tôn giáo Ấn Độ, ta biết rằng đây là nơi sản sinh ra nhiều tôn giáo như: Ấn Độ giáo, Phật giáo, Đạo Jaina, và đạo Sikh. Những tôn giáo này tuy được sinh ra tại Phương Đông, nhưng sau đó đã vượt ra khỏi biên cương Ấn Độ và du nhập sang các nước khác, trong đó có Việt Nam. Ngoài ra, tôn giáo Ấn Độ cũng được chia theo 2 dòng như sau: Dòng tôn giáo bản địa Dòng tôn giáo ngoại lai Tôn giáo Ấn Độ du nhập vào Việt Nam đã góp phần lớn vào việc hình thành nền tảng của tôn giáo Việt. Nếu như không tìm hiểu về tôn giáo Ấn Độ thì chưa chắc ta có thể hiểu về bắt nguồn của tôn giáo nước ta. Sự liên kết giữa tôn giáo Ấn – Việt cùng với những ảnh hưởng của nó chính là nguồn tri thức mà mỗi cá nhân cần nắm được khi tìm hiểu về tôn giáo. Trong số những tôn giáo của Ấn Độ thì Phật giáo chính là tôn giáo nổi bật, ảnh hưởng lớn nhất đối với nước ta. Do vậy, việc nghiên cứu đề tài nhằm cung cấp một số hiểu biết, thông tin về sự ảnh hưởng của tôn giáo Ấn Độ tới xã hội, đời sống, văn hóa của người Việt. Từ đó ta có thể rút ra những kinh nghiệm, biện pháp để bảo tồn, phát huy giá trị tốt đẹp, cũng như phương hướng để khắc phục thiếu sót trong sự tiếp thu, giao thoa tôn giáo này. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu: Hệ thống các vấn đề lí luận liên quan đến sự ảnh hưởng của tôn giáo Ấn Độ tới Việt Nam, cụ thể ở đây là Phật Giaso, và một số tôn giáo khác. Mô tả, phân tích thực trạng của sự ảnh hưởng đó. Một số đề xuất, biện pháp.

A.Phần Mở Đầu 1, Tính cấp thiết của đề tài: Cũng như Ai Cập và Lưỡng Hà, Ấn Độ là đất nước có một nền văn hóa lâu đời, phát triển rực rỡ bậc nhất thế giới Ấn Độ là xứ sở của những khám phá vĩ đại, là nơi cuốn hút hàng trăm nhà khảo cổ học khắp thế giới Ấn Độ là một đất nước sở hữu nền tôn giáo lớn và đặc sắc của toàn nhân loại Nói đến Ấn Độ là người ta nghĩ ngay đến một quốc gia của tôn giáo và tín ngưỡng Đi dọc khắp Đất nước này, ta có thể nhìn thấy những công trình kiến trúc ngệ thuật mang đậm tính tôn giáo như Thánh đường hồi giáo hay Tháp Chăm… Nó có sức ảnh hưởng không những trong khu vực, mà còn tới cả nhiều quốc gia khác trên thế giới Đông Nam Á với vị trí địa lí cũng như lịch sử hình thành , đã trở thành một khu vực tiếp thu khá nhiều nét đặc sắc từ tôn giáo Ấn Độ Mà Việt Nam chính là một quốc gia điển hình Tôn giáo Ấn Độ, theo dòng chảy lịch sử đã du nhập vào Việt Nam, mang lại nhiều giá trị phong phú và đặc sắc cho dân tộc Việt Những ảnh hưởng trực tiếp của tôn giáo Ấn Độ từ xa xưa vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay, tác động không nhỏ tới đời sống tâm linh, tín ngưỡng của người dân Việt Việc nhận thức những giá trị ảnh hưởng từ tôn giáo Ấn Độ tới đời sống, xã hội con người Việt là vấn đề quan trọng, vì vậy, tôi đã chọn “Ảnh hưởng của tôn giáo Ấn Độ đến Việt Nam” là đề tài tiểu luận của mình 2, Mục đích nghiên cứu: Khi tìm hiểu về tôn giáo Ấn Độ, ta biết rằng đây là nơi sản sinh ra nhiều tôn giáo như: Ấn Độ giáo, Phật giáo, Đạo Jaina, và đạo Sikh Những tôn giáo này tuy được sinh ra tại Phương Đông, nhưng sau đó đã vượt ra khỏi biên cương Ấn Độ và du nhập sang các nước khác, trong đó có Việt Nam Ngoài ra, tôn giáo Ấn Độ cũng được chia theo 2 dòng như sau: - Dòng tôn giáo bản địa - Dòng tôn giáo ngoại lai 1 Tôn giáo Ấn Độ du nhập vào Việt Nam đã góp phần lớn vào việc hình thành nền tảng của tôn giáo Việt Nếu như không tìm hiểu về tôn giáo Ấn Độ thì chưa chắc ta có thể hiểu về bắt nguồn của tôn giáo nước ta Sự liên kết giữa tôn giáo Ấn – Việt cùng với những ảnh hưởng của nó chính là nguồn tri thức mà mỗi cá nhân cần nắm được khi tìm hiểu về tôn giáo Trong số những tôn giáo của Ấn Độ thì Phật giáo chính là tôn giáo nổi bật, ảnh hưởng lớn nhất đối với nước ta Do vậy, việc nghiên cứu đề tài nhằm cung cấp một số hiểu biết, thông tin về sự ảnh hưởng của tôn giáo Ấn Độ tới xã hội, đời sống, văn hóa của người Việt Từ đó ta có thể rút ra những kinh nghiệm, biện pháp để bảo tồn, phát huy giá trị tốt đẹp, cũng như phương hướng để khắc phục thiếu sót trong sự tiếp thu, giao thoa tôn giáo này 3 Nhiệm vụ nghiên cứu: - Hệ thống các vấn đề lí luận liên quan đến sự ảnh hưởng của tôn giáo Ấn Độ tới Việt Nam, cụ thể ở đây là Phật Giaso, và một số tôn giáo khác - Mô tả, phân tích thực trạng của sự ảnh hưởng đó - Một số đề xuất, biện pháp 2 Phần B Ảnh hưởng của tôn giáo Ấn Độ tới Việt Nam Chương I: Khái quát chung về tôn giáo: 1 Khái niệm tôn giáo: Tôn giáo hay đạo (tiếng Anh: “religion” và “religion” lại xuất phát từ thuật ngữ “legere” (Tiếng Latinh) có nghĩa là thu lượm thêm sức mạnh siêu nhiên - xét trên một cách thức nào đó, đó là một phương cách để giúp con người sống và tồn tại với sức mạnh siêu nhiên từ đó làm lợi ích cho vạn vật và con người), đôi khi đồng nghĩa với tín ngưỡng, thường được định nghĩa là niềm tin vào những gì siêu nhiên, thiêng liêng hay thần thánh, cũng như những đạo lý, lễ nghi, tục lệ và tổ chức liên quan đến niềm tin đó Những ý niệm cơ bản về tôn giáo chia thế giới thành hai phần: thiêng liêng và trần tục Trần tục là những gì bình thường trong cuộc sống con người, còn thiêng liêng là cái siêu nhiên, thần thánh Đứng trước sự thiêng liêng, con người sử dụng lễ nghi để bày tỏ sự tôn kính, sùng bái và đó chính là cơ sở của tôn giáo Trong nghĩa tổng quát nhất, có quan điểm đã định nghĩa tôn giáo là kết quả của tất cả các câu trả lời để giải thích nguồn gốc, quan hệ giữa nhân loại và vũ trụ; những câu hỏi về mục đích, ý nghĩa cuối cùng của sự tồn tại Chính vì thế những tư tưởng tôn giáo thường mang tính triết học Số tôn giáo được hình thành từ xưa đến nay được xem là vô số, có nhiều hình thức trong những nền văn hóa và quan điểm cá nhân khác nhau Tuy thế, ngày nay trên thế giới chỉ có một số tôn giáo lớn được nhiều người theo hơn những tôn giáo khác Đôi khi từ "tôn giáo" cũng có thể được dùng để chỉ đến những cái gọi đúng hơn là "tổ chức tôn giáo" – một tổ chức gồm nhiều cá nhân ủng hộ việc thờ phụng, thường có tư cách pháp nhân "Tôn giáo" hay được nhận thức là "tôn giáo" có thể không đồng nhất với những định nghĩa trên đây trong niềm tin tối hậu nơi mỗi tôn giáo (tức là khi một tín hữu theo một tôn giáo nào đó, họ không có cái gọi là ý niệm "tôn giáo" nơi tôn giáo của họ, tôn giáo chỉ là 3 một cách suy niệm của những người không có tôn giáo bao phủ lấy thực tại nơi những người có tôn giáo) 2 Lịch sử tôn giáo: Nếu không kể những chứng tích khảo cổ học cho thấy niềm tin tôn giáo về cuộc sống sau khi chết có từ rất xa xưa, khi mà người ta chôn đồ tùy táng cùng với người chết thì ít nhất cách đây 40.000 năm, tổ tiên con người đã có niềm tin tôn giáo và tham gia các nghi lễ tôn giáo Trong các xã hội săn bắn và hái lượm, phổ biến là thuyết vật linh, cho rằng vật thể trong thế giới tự nhiên được phú cho nhận thức và tác động đến đời sống con người Biển cả, núi cao, gió và thậm chí cả cây cối cũng có thể được coi là những thế lực có tính chất thần thánh sinh ra và chi phối đời sống con người Xã hội săn bắn, hái lượm có tổ chức chưa phức tạp nên đời sống tôn giáo chủ yếu tồn tại trong gia đình Địa vị pháp sư (shaman) có thể được trao cho một người như là lãnh tụ tôn giáo nhưng hoạt động này không phải chiếm toàn bộ thời gian của người đó Sang đến giai đoạn xã hội trồng trọt và chăn nuôi, niềm tin thần thánh là nguyên nhân hình thành thế giới dần dần được phát triển Một hệ thống văn hóa đạo đức được ủng hộ bằng việc công nhận thần thánh đồng thời tôn giáo vượt qua khỏi phạm vi gia đình và thường gắn chặt với chính trị, lãnh tụ xã hội thường được xem là vua và tăng lữ như các Pha-ra-ông Ai Cập Trước Cách mạng công nghiệp, tôn giáo đã rất phát triển và là thể chế xã hội vô cùng quan trọng ở khắp các lục địa Đây cũng là lúc các tôn giáo có xung đột với nhau: Kito giáo với Hồi giáo qua nhiều cuộc Thập tự chinh; Ấn Độ giáo xung đột với Phật giáo và về cơ bản đã loại trừ tôn giáo này ra khỏi miền đất phát tích của nó vào thế kỷ 13; người Hồi giáo chinh phục và truyền bá tôn giáo của mình đến những vùng khác Từ khi Cách mạng công nghiệp nổ ra, những tiến bộ của khoa học kỹ thuật đã khiến cho ảnh hưởng của tôn giáo không còn mạnh mẽ như trước, tôn giáo dần bị tách rời khỏi nhà nước Trong đời sống xã hội, khoa học cũng dần 4 thay thế cho tôn giáo, chẳng hạn một người khi gặp bệnh tật tìm đến bác sỹ nhiều hơn là tu sỹ Tuy vậy, thậm chí ngay cả cho đến nay, nhiều phong trào tôn giáo mới vẫn tiếp tục phát triển 3 Tôn giáo ở Ấn Độ: Người ta nói “Địa linh sinh nhân kiệt,” quả không sai Đất nước Ấn Độ có một vị thế địa lý rất đặc biệt: lưng dựa vào dãy Hy Mã Lạp Sơn hùng vĩ nhất thế giới, mặt nhìn ra Ấn Độ Dương biển cả mênh mông, lại còn có 2 con sông lớn là Ấn Hà và Hằng Hà như hai dòng sữa tươi nuôi một bình nguyên bao la và cũng là cái nôi của nền văn minh nông nghiệp định cư vào thời cổ đại Chính ở chốn địa linh nhân kiệt đó nhiều vĩ nhân ra đời như đức Phật Thích Ca Mâu Ni, Thánh Mahatma Gandhi, hiền triết Jiddu Krishnamurti, v.v… và các tôn giáo, trường phái triết học lớn và lâu đời nhất thế giới được hình thành như Vệ Đà, Áo Nghĩa Thư, Ấn Độ Giáo, Phật Giáo, Kỳ Na Giáo, Đạo Sikh, v.v… Như đã nói ở trên thì có 4 tôn giáo được khai sinh ngay trên đất Ấn, mang trong mình những nét đặc trưng phổ biến nhất đối với nền tôn giáo Ấn Độ Ấn Độ Giáo, Phật Giáo, Kỳ Na Giáo và Đạo Sikh cùng có một số quan điểm chính về nghi lễ và văn học, nhưng được diễn dịch khác nhau theo từng nhóm và cá nhân Chẳng hạn, lễ quán đảnh thì quan trọng trong 3 truyền thống nổi bật này, ngoại trừ Đạo Sikh (trong Phật Giáo cũng thực hiện với Kim Cang Thừa) Những nghi lễ khác đáng ghi nhớ là lễ hỏa táng, lễ thoa thần son lên đầu bởi những phụ nữ có chồng, và nhiều nghi lễ hôn nhân khác Trong văn học, nhiều chuyện cổ tích và cổ sử được kể theo thể cách mới gồm có các tác phẩm thuộc Ấn Độ Giáo, Phật Giáo hay Kỳ Na Giáo Tất cả 4 truyền thống đều có các khái niệm về nghiệp, pháp, luân hồi, giải thoát và nhiều thể thức thiền định và Yoga khác nhau Dĩ nhiên, các phạm trù khái niệm này có thể được nhận thức khác nhau theo các tôn giáo khác nhau Thí dụ, đối với người Ấn Giáo, pháp là bổn phận của ông/bà ấy Đối với người Kỳ Na Giáo, pháp là điều đúng mà ông/bà ấy thực hiện Đối với Phật tử, pháp 5 thường được hiểu như là giáo pháp của đức Phật dạy Tương tự như thế, đối với người Ấn Giáo, yoga là sự dừng lại của tất cả tư tưởng/hành động của tâm Đối với người theo Kỳ Na Giáo, yoga là tổng hợp tất cả hoạt động thân thể, lời nói và tinh thần Điều đó cũng dễ hiểu bởi vì lịch sử các tôn giáo tại Ấn Độ khởi nguyên với tôn giáo Vệ Đà, sự thực hành tôn giáo của người Ấn gốc Aryan sơ khai, được thâu thập và biên soạn thành bộ Samhita (thường được biết tới như là Vệ Đà), gồm 4 tập hợp văn bản của các bài thánh ca hay thần chú được soạn theo tiếng Phạn cổ Những văn bản này là những bài tụng chính của Ấn Độ Giáo Vệ Đà phản ảnh các lễ nghi của Thời Đại Hậu Đồ Đồng tới Thời Đại Tiền Đồ Sắt của người Ấn nói tiếng Indo-Aryan Các tôn giáo tại Ấn Độ được phân ra làm 2 loại: hữu thần và vô thần Các tôn giáo hữu thần tin vào quyền năng sáng tạo vũ trụ và con người của Thượng Đế mà đại biểu là Ấn Độ Giáo Trong khi đó, các tôn giáo vô thần không tin vào quyền năng sáng thế của Thượng Đế mà chỉ tin vào khả năng tự tạo của con người gồm Phật Giáo và Kỳ Na Giáo Đến kỷ thứ 15 sau công nguyên tại khu vực Punjab thuộc miền bắc Ấn Độ xuất hiện Đạo Sikh dựa trên giáo lý của Đạo Sư Nanak và 9 vị đạo sư kế thừa khác Tín đồ Đạo Sikh tin vào Thần Vahiguru Đó là giới thiệu tổng quát về 4 tôn giáo chính của Ấn Độ, nhưng còn lịch sử hình thành và phát triển, tư tưởng chủ đạo, ảnh hưởng của mỗi tôn giáo đối với xã hội Việt Nam thì thế nào? Tuy có tới 4 tôn giáo nhưng Việt Nam chịu ảnh hưởng nhiều nhất, sâu sắc nhất từ Phật giáo 6 Chương II: Ảnh hưởng của Phật giáo tới Việt Nam 1: Khái quát về Phật giáo: 1.1 Nguồn gốc, sự ra đời: Đạo Phật mang tên người sáng lập là Đà ( hay buddha ) Sau khi ra đời ở ấn Độ vào thế kỷ thứ 9 đến thế kỷ thứ 6 TCN,đạo Phật được lưu hành rộng rãi ở các quốc gia trong khu vực Á-Phi,gần đây được truyền bá tới các nước ÂuMỹ Trong qúa trình truyền bá của mình,Đạo Phật đã kết hợp với tín ngưỡng,tập tục dân gian,văn hoá bản địa để hình thành rất nhiều tông phái và học phái,có quốc gia Buddha vốn là một thái tử tên là Tất Đạt Đa ( Siddhartha ),con trai của Trịnh Vạn Vương ( Suddhodana ) vua nước Trịnh Phạn,một nước nhỏ thuộc bắc ấn Độ,sinh ra vào khoảng năm 623 TCN Do lòng dạ người không lúc nào thanh thản, Hoàng tử đã rời cung,trở thành nhà tu hành.Thoạt đầu,Hoàng tử đi lang thang đây đó,sống theo kiểu khổ hạnh,sau đó ngài vào rừng tu Hình ảnh phác thảo Đức phật ngồi dưới gốc Bồ đề Khi Siddhartha 35 tuổi,một hôm ngài đến ngồi dưới gốc cây bồ đề ở ngoại vi thành phố Gaia, ngồi thiền định và nguyện sẽ không đứng dậy nếu không tìm ra sự giải thoát về điều bí ẩn của sự đau khổ đau suốt 49 ngày đêm Siddhartha đã hoàn toàn giác ngộ và trở thành Buddha (đấng giác ngộ ).Sau 7 đó, nghe theo lời khuyên của Thượng đế Brahma, thì Đức Phật rời khỏi gốc cây bồ đề đi đến khu vườn Lộc Uyển gần Varanasi để giảng bài thuyết pháp đầu tiên cho năm người bạn tu khổ hạnh của mình Giáo pháp mới lạ của Đạo phật đã gây ấn tượng mạnh đối với năm nhà tu,họ nhanh chóng trở thành những môn đồ đầu tiên của Đức phật.Sau vài ngày số môn đồ của Phật đã tăng lên 60 người.Theo thời gian số môn đồ Đạo phật ngày càng tăng và các tổ chức tăng gia đã ra đời 1.2 Sự du nhập của Phật giáo vào Việt Nam: Ngày nay, căn cứ vào các tài liệu và các lập luận khoa học của nhiều học giả,giới nghiên cứu hầu hết đều đồng ý rằng Đạo phật được truyền vào Việt Nam rất sớm,từ cuối thế kỷ thứ II đến đầu thế kỷ thứ III Tây lịch qua hai con đường Hồ Tiêu và Đồng Cỏ: 1.2.1 Phật giáo du nhập qua con đường Hồ Tiêu: Con đường Hồ Tiêu tức là đường biển,xuất phát từ các hải cảng vùng Nam ấn qua ngõ Srilanca,Indonexia,Việt Nam Lợi dụng được luồng gió thổi định kỳ vào hai lần một năm phù hợp với hai mùa mưa nắng ở khu vực Đông Nam Á, những thương nhân Ấn đã tới các vùng này để buôn bán bằng những con thuyền buồm Trong các chuyến đi viễn dương này, các thương nhân thường cung thỉnh một hay hai vị tăng để cầu nguyện cho thủy thủ đoàn và các vị tăng này nhờ đó mà đến truyền bá Đạo Phật vào các dân tộc ở Đông Nam Á Giao Châu tiêu biểu bấy giờ là trung tâm Luy Lâu, là nơi tụ điểm nghỉ chân giao lưu của các thương thuyền Lịch sử chính thức xác nhận năm 240 trước Tây lịch, Mahoda-con vua A dục (Asoka) đã đưa Đạo Phật vào Việt Nam Tư liệu trong Lĩnh Nam Chính Quái cho biết một dữ kiện chứng tỏ sự có mặt của Đạo Phật vào đời Hùng Vương thứ 3 (triều đại thứ 18 Vua Hùng kể từ trước công nguyên 2879-258) Đó là câu chuyện công chúa Tiên Dung, con gái vua Hùng Vương thứ 3 lấy Đồng Tử Chuyện kể rằng Đồng Tử và Tiên Dung lập phố xá buôn bán giao thiệp với người nước ngoài Một hôm 8 Đồng Tử theo một khách buôn ngoại quốc đến Quỳnh Viên và tại đây Đồng Tử đã gặp một nhà sư Ấn Độ ở trong một túp lều.Nhờ đó mà Đồng Tử và Tiên Dung đã biết đến Đạo Phật Qua dữ kiện này ta thấy sự hiện diện của Phật Giáo do các tăng sĩ Ấn Độ truyền vào Việt Nam khá lâu trước Tây lịch 1.2.2 Phật Giáo du nhập qua con đường Đồng Cỏ: Con đường Đồng Cỏ tức là đường bộ, hay còn gọi là con đường tơ lụa, con đường này nối liền Đông Tây, phát xuất từ vùng Đông Bắc Ấn Độ, Assam hoặc phía Trung Á, một nhánh của đường tơ lụa đi từ Châu Âu qua các vùng thảo nguyên và vùng sa mạc ở Trung Á tới Lạc Dương bằng phương tiện lạc đà Cũng có thể các thương nhân và tăng sĩ qua vùng Tây Tạng và các triền sông Mekong, sông Hồng, sông Đà mà vào Việt Nam Cuốn Lịch sử Phật Giáo Việt Nam (Hà Nội, 1988) có nói rõ: "Các thương nhân xuất phát từ Trung Ấn có thể dùng tuyến đường bộ ngang qua đèo Ba Chùa và theo sông Kanburi mà xuống Châu Thổ Mênam, bằng tuyến đường hiện nay vẫn nối liền cảng Moulmein với thành phố Raheng, nằm trên một nhánh của con sông Mênam (…) chính tuyến đường này dẫn tới vùng Bassak ở trung lưu sông Mekong, địa bàn của vương quốc Kambijan Vương quốc này có thể là do những di dân Ấn Độ thành lập trước công nguyên Rất có thể các tăng sĩ Ấn Độ vào đầu công nguyên đã theo con đường này mà đến đất Lào, rồi từ đây vượt Trường Sơn sang Thanh Hóa hay Nghệ An" 2 Gía trị và hạn chế của Phật giáo: 2.1 Gía trị: Ngay từ đầu Phật giáo đã đặt ra mục đích giải quyết vấn đề cơ bản của triết học một cách biện chứng và duy vật.Phật giáo đã gạt bỏ vai trò sáng tạo thế giới của các “Đấng tối cao” và cho rằng bản thể của thế giới tồn tại khách quan và không do vị thần nào sáng tạo ra cả.Các bản thể ấy chính là sự thường hằng trong vận động của vũ trụ,là muôn ngàn hình thức của vạn vật trong vận động,nó có mặt trong vận động nhưng nó không dừng lại ở bất cứ 9 hình thức nào,nó muôn hình vạn trạng nhưng lại tuân thủ nghiêm ngặt theo luật nhân quả Phật giáo góp phần hình thành nên những di tích và danh lam thắng cảnh nổi tiếng khắp nơi trên đất nước ta Nếu không có Phật giáo sẽ không có chùa Hương rộn ràng,nhộn nhịp trong ngày trẩy hội đầu xuân, không có chùa Tây Phương vời vợi, không có chùa Yên Tử mây mù, chùa Keo bề thế, chùa Thiên Mụ soi mình trên dòng sông Hương Và cũng không có những câu chuyện dân gian đầy tính nhân bản như Tấm Cám Chùa Thiên Mụ bên dòng sông Hương thơ mộng 2.2 Hạn chế: Ngoài những giá trị nêu trên,Phật giáo cũng có những hạn chế như: Phật giáo chỉ thấy cá nhân con người mà không thấy xã hội con người,chỉ thấy con người nói chung mà không thấy con người của giai cấp đối kháng nhau trong xã hội trước đây,không thừa nhận đấu tranh giai cấp trong xã hội,do đó không thấy được nguyên nhân khổ ải của con người,không thấy cần thiết phải chống áp bức,bóc lột.Vì thế quan niệm từ bi bác ái trong một số trường hợp bất lợi cho đấu tranh giai cấp,chống áp bức Phật giáo không bàn tới lĩnh vực chính trị vì thế mỗi khi nhà sư bước sang lĩnh vực chính tri-xã hội phải sử dụng các tư tưởng Nho hay Lão Trang Hạn chế lớn nhất của Phật giáo là quan điểm duy tâm thần bí.Quan điểm này không hướng người ta vào hiện thực mà hướng vào quả báo,hướng vào 10 nghiệp,vào thần linh để mong được phù hộ,độ trì.Và một khi tư duy như vậy thì không cần khám phá,tìm tòi,sáng tạo và hành động Trình độ văn hóa nói chung và việc tu học giáo lý còn nhiều hạn chế.Đội ngũ tăng ni am hiểu kinh pháp chưa nhiều,số lượng tăng ni còn thiếu và yêú.Một vài nơi trong các chức sắc và Ban tại sự Phật giáo tỉnh thành thiếu sự gắn bó giáo lý giữa các sơn môn,pháp phái,thiếu đoàn kết và thống nhất trong hoạt động của giáo hội Ở vài chùa chiền diễn ra không ít các tệ nạn mê tín.Nhiều chùa tăng phần trai đàn,cầu siêu,cúng sao giải hạ,cầu an,cúng cô hồn thậm chí cả sắc quẻ,bói toán,tăng thùng công đức… để kinh doanh 3 Những ảnh hưởng của Phật giáo tới Việt Nam 3.1 Đối với văn hóa: * Phật giáo góp phần trực tiếp hình thành các phong tục, tập quán truyền thống đậm đà bản sắc dân tộc Có thể nói rằng nếu không có văn hóa Phật giáo thì nền văn hóa của Việt Nam sẽ mất đi hơn một nửa,không còn phong phú như hiện có.Phong tục tập quán thể hiện đặc sắc và tính đặc thù về văn hóa của mỗi dân tộc Thông qua việc tìm hiểu phong tục tập quán, người ta tìm lại được những giá trị văn hóa mang bản chất truyền thống của các dân tộc Đối với người Việt Nam, những phong tục tập quán chịu ảnh hưởng phật giáo khá nhiều: - Ảnh hưởng phật giáo qua tập tục ăn chay, thờ phật, phóng sanh và bố thí: + Ăn chay và thờ phật là việc đi đôi với nhau của người Việt Nam Tục ăn chay xuất phát từ quan niệm từ bi của Phật, đó là không sát hại chúng sinh Ăn chay rất phù hợp với phong cách ăn uống Á Đông, chú trọng ăn ngũ cốc nhiều hơn thực phẩm động vật, vả lại ăn chay giúp cho cơ thể được nhẹ nhàng, trí óc được minh mẫn sáng suốt Trên tinh thần đó, nên nguời việt nam dù không phải là Phật Tử cũng thích ăn chay, và tập tục này đã ảnh hưởng sâu rộng trong mọi giai tầng xã hội Việt Nam từ xưa đến nay 11 + Cũng xuất phát từ tinh thần từ bi của đạo phật tục lệ bố thí và phóng sanh đã ăn sâu vào đời sống sinh hoạt của quần chúng Đến ngày rằm và mùng một, người Việt thường hay mua chim, cá, rùa để đem về chùa chú nguyện rồi đi phóng sanh Người Việt cũng thích làm phước bố thí và sẵn sàng giúp đỡ kẻ nghèo khó, hoạn nạn - Qua tập tục cúng rằm, mùng một, và lễ chùa: theo đúng truyền thống vào ngày rằm,mùng một,người tín đồ về chùa để tham dự lễ sám hối, cầu nguyện bỏ ác làm lành và sửa đổi thân tâm… Ngoài việc đi chùa sám hối, ở nhà vào ngày rằm và mùng một, mọi người thường sắm đèn nhang, hương hoa để dâng cúng Tam Bảo và tổ tiên Ông Bà, thể hiện lòng tôn kính, thương nhớ những người quá cố và cụ thể hóa hành vi tu tâm dưỡng tánh của họ Bên cạnh việc đi chùa sám hối vào ngày rằm, mùng một , người Việt Nam còn có tập tục khác là đi viếng chùa, lễ Phật vào những ngày hội lớn như ngày rằm tháng giêng, rằm tháng tư (Phật Đản) và rằm tháng bảy (lễ vu lan) - Qua nghi thức ma chay, cưới hỏi: + Khi trong gia đình (theo Đạo Phật) có người qua đời, thân quyến đến chùa thỉnh chư tăng về nhà để giúp đỡ phần tang lễ (thường gọi là làm ma chay) Nhìn chung, tập tục ma chay tại Việt Nam chịu ảnh hưởng sâu đậm từ những nghi thức của Phật giáo + Trước khi tiến tới hôn nhân, nhiều đôi bạn trẻ theo tín ngưỡng Phật giáo, thường đến chùa khấn nguyện với chư Phật phù hộ cho mối lương duyên của họ được thuận buồm xuôi gió Đến ngày cưới hỏi, họ được hướng dẫn về chùa để chư tăng làm lễ "hằng thuận quy y" trước khi rước dâu Đó là một lễ chúc lành ngắn gọn và được chư tăng khuyên dạy một số nguyên tắc đạo đức Phật giáo, để làm kim chỉ nam cho cuộc sống mới * Phật giáo ảnh hưởng không nhỏ đến những loại hình nghệ thuật của dân tộc: 12 Bên cạnh sự ảnh hưởng trong các phong tục tập quán của dân tộc Phật giáo còn ảnh hưởng qua các loại hình nghệ thuật như, nghệ thuật tạo hình, nghệ thuật sân khấu cải lương - Phật giáo ảnh hưởng đến nghệ thuật sân khấu (Hát bội, hát chèo, cải lương và kịch nói): Tính triết lý "nhân quả báo ứng" của Phật giáo đóng vai trò quan trọng trong các bài ca tuồng, vở diễn phù hợp với đạo lý phương đông và nếp sống truyền thống của dân tộc Ví dụ như trong các vở chèo: Quan âm thị kính, Trương Viên, Chu Mãi Thần… đều mang tính thưởng thiện phạt ác - Ảnh hưởng qua nghệ thuật tạo hình: Phật giáo để lại nhiều quần thể kiến trúc độc đáo và danh lam thắng cảnh cho nước Việt, nhiều ngôi chùa nổi tiếng như ở miền Bắc có chùa Một Cột, chùa Tây phương, chùa Hương, ở miền Trung có chùa Thiên Mụ, chùa Từ Hiếu, chùa Báo Quốc, và ở miền Nam có các chùa Giác Lâm, chùa Vĩnh Tràng Ngoài ra còn có dấu ấn của Phật giáo trên các tác phẩm điêu khắc nổi tiếng như: Tượng Quan âm nghìn mắt nghìn tay Chùa Hạ… 3.2 Đối với con người: Trong các lĩnh vực xã hội, văn hóa chính trị đặc biệt là xét trên khía cạnh hệ thống tư tưởng, thì Đạo Phật đã trực tiếp hoặc gián tiếp góp phần hình thành một quan niệm sống và sinh hoạt cho con người Việt Nam - Tinh thần chủ đạo của Đạo Phật giáo là tính nhân bản và lợi tha Đạo lý Phật giáo đã ăn sâu vào lòng người Việt Nam.Nó sớm hình thành ở tâm hồn nhân dân ta nếp sống ăn ở hiền lành,nhẫn nhịn Điều này là kết quả của lý nghiệp báo,nhân quả của Phật giáo - Phật giáo góp phần hình thành tính hướng nội của người Việt Nam khiến người Việt sống đề cao cái tâm,lối sống tình cảm giúp nhân dân ta vượt qua những thời hoạn nạn,thiên tai,địch họa nhưng nó cũng là nhân tố hạn chế sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật 13 -Phật giáo quan niệm không có cái tôi độc lập,không có thế giới tách dời cái tôi,không có cuộc sống tách dời.Tất cả đều là những tương tác chặt chẽ.Vì vây người Việt theo đạo phật thường để ý nhiều đến các mối quan hệ,chủ yếu cảm tính nên dẫn đến nhiều nhìn nhận sai lệch,có tính chủ quan duy ý chí - Đạo Phật đã thổi vào tâm hồn người Việt một làn gió mát Từ Bi Chất từ bi của nhà Phật thấm sâu vào lòng mọi người dân Ngoài đạo lý Từ Bi, người Việt còn chịu ảnh hưởng sâu sắc một đạo lý khác của đạo phật là đạo lý Tứ Ân, gồm ân cha mẹ, ân sư trưởng, ân quốc gia và ân chúng sanh Đặc biệt trong đạo lý tứ ân, ta thấy ân cha mẹ là nổi bật và ảnh hưởng rất sâu đậm trong tình cảm và đạo lý của người Việt 3.3 Đối với tư duy: Phật giáo là một tôn giáo nhưng trong đó hai yếu tố tôn giáo và triết học luôn hòa quện vào nhau,làm cơ sở luận chứng cho nhau.Ở đây chúng ta lưu ý đến yếu tố triết học,về mặt này Phật giáo đã có ảnh hưởng lớn đến tư duy của người Việt trong đó có những giá trị và hạn chế nhất định Tiếp thu Phật giáo tư duy người Việt Nam có thêm một số khái niệm về phạm trù nói lên bản thể luận là những vấn đề cơ bản của triết học.Trong thế giới quan phức hợp nhiều thành phần của người Việt Nam thì Phật giáo có ý nghĩa nhiều nhất - Phật giáo chú ý đến mặt phát triển tự nhiên của con người,đó là sinh,lão,bệnh,tử.Bốn chặng đó của cuộc đời đã nói lên sự phát triển tất yếu của con người mà nếu ai đó nhận thức được sẽ không sợ hãi trước sự thay đổi của cuộc đời thậm chí sống lạc quan,bình thản trước cái chết - Phật giáo đã đề cập đến vấn đề ngũ uẩn: sắc,thụ,tưởng,hành,thức là những vấn đề có ý thức luận sâu xa.Tuy đối tượng đó là tâm và tính chất là duy tâm nhưng trong quá trình ngũ uẩn chứa đựng một quá trình nhận thức hợp lý:Từ sự vật khách quan(sắc),con người cảm thụ được(thụ),suy nghĩ(tưởng),rồi đem thực hiện(hành) và cuối cùng là biết(thức).Ở đây nếu đem bóc thần bí ra ta thấy có những hạt nhân hợp lý 14 - Phật giáo đã đưa vào hệ tư tưởng Việt Nam những quan niệm biện chứng với các khái niệm “vô thường”, “vô ngã” cho thấy Phật giáo nhìn nhận sự vật trong sự vận động biến đổi liên tục,không có gì là trụ lại mãi mãi,không có ai là tồn tại mãi mãi.Tuy nhận thức đó chỉ nhìn thấy cái biến đổi mà không thấy cái ổn định tương đối,chỉ thấy được cái vận động mà không thấy được các hình thức vận động sẽ đi đến chiều hướng bi quan,buông xuôi.Mặt khác cũng phải thấy nhận thức được như vậy là cũng có chiều sâu,là thấy được phương diện cơ bản của sự phát triển sự vật - Phật giáo đề cập đến nhân duyên,mối quan hệ nhân quả,đến việc xét sự việc,sự vật phải từ kết quả tìm ra nguyên nhân và xem kết quả này là nguyên nhân từ kết quả khác trong mối quan hệ khác 15 Chương III: Ảnh hưởng của tôn giáo khác tới Việt Nam Trong số 3 tôn giáo còn lại của tôn giáo Ấn Độ thì Ấn Độ giáo có đôi nét ảnh hưởng đến nước ta * Nguồn gốc và sự du nhập vào Việt Nam: Ấn Độ giáo hay còn được gọi là Hindu, Bà La Môn - là đạo bản địa của người Ấn, hình thành ở Ấn Độ khoảng năm 1.500 trước Công nguyên, tức là có trước Phật giáo khoảng 10 thế kỷ Không xác định ai là giáo chủ hay người mở đạo Bậc chân sư đắc đạo hướng dẫn tâm linh cho tín đồ được gọi là guru Đạo Bà La Môn có 900 triệu tín đồ (năm 2005) Văn hóa Bà La Môn đã sớm ghi dấu ấn ở Sri Lanka và các nước Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam Tuy nhiên thì dấu ấn này không được phổ biến như Phật Giáo, mà chủ yếu ảnh hưởng đến mảnh đất của người Chăm Đạo Bà-la-môn giáo đến Champa rất sớm, vào đầu công nguyên Ban đầu người Chăm tiếp nhận Bà-la-môn cổ đại và sau này là Ấn Độ giáo, cuối cùng người Chăm đa phần ngả theo Shiva giáo Vì vậy các đền đài, tháp cổ từ Mỹ Sơn đến Bình Thuận đều là những biểu tượng thờ Shiva Từ thời Lâm Ấp đến Hoàn Vương (từ thế kỷ thứ II đến thế kỷ thứ IX) Bà-la-môn giáo là tôn giáo chính và luôn luôn được coi trọng Có thể nói ảnh hưởng của tôn giáo Ấn Độ đối với văn hóa Chăm phát huy mạnh mẽ nhất vào thế kỷ thứ VII đến hết thế kỷ thứ XV * Ảnh hưởng: Tôn giáo Bà-la-môn có ảnh hưởng sâu đậm đến đời sống tâm linh của người Chăm, tạo nên bản sắc văn hóa Chăm mang nhiều màu sắc pha trộn giữa văn hóa Tôn giáo Ấn Độ và tín ngưỡng dân gian của dân tộc Chăm Khi tôn giáo Bà-la-môn du nhập vào Champa, người Chăm cổ xây dựng các đền tháp (Kalan) để thờ các vị thần Shiva, Brahma, Vishnu là tam Thần giáo của Ấn Độ giáo Và hiện nay đang còn rất nhiều các công trình đền tháp mang đậm dấu ấn của tôn giáo Ấn Độ như: Tháp PoKlongRai ở Ninh Thuận, cum tháp Mỹ sơn, tháp PoNaGa Nha Trang Nói đến kiến trúc đền tháp 16 Chăm Pa, hiện nay đang còn lưu giữ 19 khu đền tháp với 40 kiến trúc lớn nhỏ trên dãi đất miền Trung, Tây Nguyên ngày nay, hệ thống kiến trúc đền tháp Chăm Pa chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của tôn giáo Ấn Độ Đa số các khu đền tháp đều mang hình núi Mêru( còn gọi là núi vàng nằm ở dãy HymaLaya thu nhỏ) theo như quan niệm của người theo Ấn Độ giáo thì các vị thần luôn ngự ở trung tâm thế giới trên núi Mêru, nên đền thờ vàng ở hạ giới phải thể hiện như núi vũ trụ Mêru.,không những thế kiến trúc đền tháp Chăm còn màng bố cục đậm nét của Ấn Độ giáo Khi xây các đền tháp, người Chăm luôn hướng các đền tháp trong cụm vào tâm, các trục quay ra bốn hướng, hướng mặt tiền quay về hướng đông phương mặt trời mọc, nơi nguồn gốc của sự sống Hiện nay cụm tháp cổ thể hiện nguyên vẹn được bố cục đó phải nói đền tháp Chăm PoKlongRai ở Ninh Thuận, cụm tháp ở Mỹ Sơn Đa số các cụm tháp được phân bố theo bố cục,ở trung tâm là một ngọn đền(Kalan), và xung quanh được bao quanh bởi những ngọn tháp nhỏ hoặc những công trình phụ, chính ngôi đền chính đó chính là tượng trưng cho ngọn núi Mêru trung tâm của vũ trụ của thần linh, đó chính là màu sắc của tôn giáo Ấn Độ Tuy tín đồ ở Đông Nam Á của Hindu chiếm tỷ lệ thấp nhưng do Phật giáo ( chiếm đa số trong cư dân) chịu ảnh hưởng sâu sắc của Hindu ( thuyết luân hồi, các điều giới luật v,v ) nên có thể coi cư dân Đông Nam Á chịu ảnh hưởng sâu sắc Hindu một cách gián tiếp 17 Chương IV: Phương hướng, đề xuất 1 Phương hướng: Cần chú trọng phát huy những giá trị thẩm mĩ, văn hoá mà quá trình du nhập của tôn giáo Ấn Độ đã để lại Đảm bảo cho việc sinh hoạt của các tôn giáo được diễn ra một cách lành mạnh, văn hoá Đề ra các biện pháp để giảm thiểu những sai sót, tiêu cực không đáng có mà sự ảnh hưởng của tôn giáo Ấn Độ để lại 2.Đề xuất biện pháp: - Tăng cường vai trò, công tác quản lí của Ban tôn giáo Chính Phủ Việt Nam, để Phật giáo, Ấn Độ giáo, hay các tôn giáo khác trong nước hoạt động một cách minh bạch, có tổ chức - Bảo tồn những địa điểm , khu danh lam chứa đựng dấu ấn của Tôn giáo - Chú trọng đến việc triệt tiêu những hủ tục của tôn giáo: Phật giáo đã dự phần quan trọng trong việc định hình và duy trì không ít các tập tục dân gian đậm đà bản sắc đân tộc mà chúng ta đã tìm hiểu ở trên Tuy nhiên, không phải các tập tục có sự ảnh hưởng của Phật giáo là đều tốt mà trong đó có hủ tục như: tập tục đốt vàng mã, tục coi bói, gieo quẻ… Đây là một số tập tục không lành mạnh Người Phật tử chân chính cần phải loại bỏ những loại hình mê tín này Thêm vào đó là cần tăng cường sự quản lí của cơ quan địa phương Đẩy mạnh công tác tuyên truyền để mọi người hiểu rõ về những hủ tục, những quan niệm thiên lệch… 18 Phần C: Kết luận Tôn giáo Ấn Độ thực sự có một tầm ảnh hưởng lớn tới nếp sống, sinh hoạt, suy nghĩ của người Việt ta Những nét đẹp trong các tôn giáo như Phật giáo, hay Ấn Độ giáo để lại cho Việt Nam là rất đáng để trân trọng, gìn giữ Qua việc nghiên cứu đề tài này chúng ta phần nào hiểu thêm được nguồn gốc ra đời của tôn giáo Ấn Độ, và đặc biệt là Phật giáo – một trong những tôn giáo lớn nhất thế giới Dù còn những khuyết điểm,hạn chế song chúng ta không thể phủ nhận những giá trị đạo đức to lớn mà Phật giáo hay một số tôn giáo khác đã mang lại Tinh thần Phật giáo luôn chủ trương “lấy lợi ích tập thể trên lợi ích cá nhân”,từ bi,lợi tha.Phật giáo có tác dụng tích cực đối với tâm hồn con người nói chung và với người Việt nói riêng.Đặc trưng hướng nội của Phật giáo giúp con người tự suy ngẫm về bản thân,cân nhắc cách hành động của mình để không gây ra đau khổ,bất hạnh cho người khác.Nó giúp con người sống thân ái,yêu thương nhau,xã hội yên bình.Phật giáo ảnh hưởng rộng rãi,bao trùm lên mọi lĩnh vực văn hóa,tư tưởng,đạo đức tạo cho người Việt những nét đặc trưng riêng,góp phần to lớn vào việc hình thành nền văn hóa giàu truyền thống,đậm đà bản sắc dân tộc Một thời đại mới đang mở ra cùng những thách thức của hội nhập và phát triển,lợi ích cá nhân và cộng đồng,phẩm chất vị tha và cạnh tranh thị trường đòi hỏi sự năng động của tinh thần tôn giáo, yêu cầu phát huy và dung hợp những giá trị nhân bản bền vững của văn hóa tôn giáo Việt Nam trong nền văn hóa dân tộc hiện đại 19 MỤC LỤC 20

Ngày đăng: 17/08/2016, 13:01

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan